1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đổi mới phương pháp rèn luyện và phát triển kỹ năng Đọc cho học sinh lớp 2 nhằm phát triển năng lực học sinh (sách chân trời sáng tạo)

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đổi Mới Phương Pháp Rèn Luyện Và Phát Triển Kỹ Năng Đọc Cho Học Sinh Lớp 2 Nhằm Phát Triển Năng Lực Học Sinh (CTST)
Trường học Trường Tiểu Học
Chuyên ngành Giáo Dục Tiểu Học
Thể loại Báo Cáo Biện Pháp
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

BÁO CÁO BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CTST Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: …

Trang 1

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

BÁO CÁO BIỆN PHÁP

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN

KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 NHẰM PHÁT TRIỂN

NĂNG LỰC HỌC SINH (CTST)

Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: …

, ngày tháng năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP 1

1 Tên báo cáo biện pháp: 1

2 Tác giả 1

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn biện pháp 1

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2

3 Mục đích nghiên cứu 2

PHẦN NỘI DUNG 3

1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện 3

1.1 Tăng cường đổi mới trong việc rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc cho học sinh 3

1.2 Tạo tình huống mở để học sinh tìm hiểu bài đọc 8

2 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện 10

PHẦN KẾT LUẬN 12

1 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện pháp 12

2 Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn 13

* Đối với Nhà trường: 13

* Đối với các cơ quan giáo dục cấp trên: 13

Trang 3

1

THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP

1 Tên báo cáo biện pháp:

Đổi mới phương pháp rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc cho học sinh lớp

2 nhằm phát triển năng lực học sinh (CTST)

2 Tác giả

- Họ và tên:

- Trình độ chuyên môn:

- Chức vụ, đơn vị công tác:

- Điện thoại: Email:

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn biện pháp

Với bậc tiểu học, bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân thì mục tiêu, nhiệm vụ được quy định trong chương trình đổi mới GDPT 2018 là "giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên xã hội, con người, có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán,

có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật" Phương pháp giáo dục tiểu học phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng, rèn luyện kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh"

Một trong những môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình tiểu học cũng đang chuyển mình đó là môn Tiếng Việt Không chỉ là môn khoa học như các môn học khác, môn Tiếng Việt còn là môn học công cụ, là môn học

nhằm hướng dẫn cách sử dụng, cách dùng Tiếng Việt, có kỹ năng: nghe, nói, đọc,

viết thì học sinh mới có thể học tốt các môn khác Trong đó phân môn “Tập đọc”

có thể coi là môn tâm điểm vì phân môn này góp phần rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho các em

Qua thực tế dạy học, khi tiếp cận với sách giáo khoa, sử dụng sách giáo khoa

và thực hiện dạy-học một số bài tập đọc theo phiên bản mới, nhiều giáo viên có

Trang 4

2

phần lúng túng, khó khăn Đặc biệt là những bài Tập đọc được dịch từ tác phẩm nước ngoài, có những bài khi chia đoạn, chia phần chỉ ở mức độ tương đối, có đoạn tương đối dài, có đoạn lại chỉ có một câu Có những bài Tập đọc có số lượng nhân vật trong tác phẩm nhiều, đọc diễn cảm tương đối khó Hay có những bài Tập đọc khi nói về nội dung chính thì không thể tóm tắt bằng một câu ngắn gọn

mà phải diễn đạt bằng một số câu văn dài hơn mới diễn tả được hết ý được Điều này cũng có phần khó khăn cho cả người dạy và người học

Để tránh những lúng túng và khó khăn trong dạy-học phân môn Tập đọc; giúp người dạy, người học tiếp cận dễ dàng với toàn bộ chương trình tiểu học; dạy

và học sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, tôi đã lựa chọn phân

môn Tập đọc - môn học tạo đà cho mọi môn học với đề tài “Đổi mới phương pháp rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 nhằm phát triển năng lực học sinh (Chân trời sáng tạo)”

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: học sinh lớp 1… trường Tiểu học …

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chương trình sách Chân trời sáng tạo, các bài tập đọc cụ thể trong chương trình của lớp, các phương pháp

và hình thức tổ chức dạy học Tập đọc ở lớp 2

3 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích đề xuất một số giải pháp linh hoạt, sáng tạo trong thiết kế bài học Tập đọc lớp 2, góp phần tích cực vào việc giúp người dạy, người học tiếp cận dễ dàng hơn với môn học Đồng thời, qua đó góp phần nâng cao chất lượng bài học Tập đọc nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung

Trang 5

3

PHẦN NỘI DUNG

1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện

1.1 Tăng cường đổi mới trong việc rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc cho học sinh

a Đọc mẫu bằng tâm hồn văn học và âm nhạc

Đọc mẫu đòi hỏi giáo viên phải đọc đúng, rõ ràng, ngữ điệu đọc phù hợp Đó

là thể hiện giọng đọc, ngắt giọng, biểu cảm, thể hiện tốc độ, cường độ, cao độ của

âm thanh

Đọc mẫu diễn cảm là sử dụng ngữ điệu phô diễn cảm xúc của bài học Phải hòa nhập tâm hồn với nội dung bài học, với văn cảnh mới có tình cảm, cảm xúc, mới tìm thấy ngữ điệu phù hợp Văn bản quy định ngữ điệu đọc cho chúng ta chứ không phải ta áp đặt ngữ điệu đọc theo chủ quan của mình vào văn bản Bài đọc mẫu của giáo viên phải làm sao cho tình cảm sâu lắng, thấm nhập, lây truyền tới học sinh, mở ra không gian liên tưởng, tưởng tượng cho các em

b Hướng dẫn học sinh luyện tập một cách linh hoạt, khéo léo

Dạy học, hướng dẫn học sinh đọc phải vừa mang tính đại trà vừa mang tính

cá thể hóa Đặc biệt, cần sử dụng triệt để ưu thế của sách giáo khoa với mục tiêu dạy hoạt động giao tiếp cho học sinh Dùng sách giáo khoa để đọc, để quan sát tranh, phân tích tìm tòi nội dung ý nghĩa,

Bước 1: Đọc từng câu

Học sinh đọc nối tiếp từng câu, cô giáo và học sinh cả lớp theo dõi phát hiện những từ học sinh còn đọc sai (khó đọc) để luyện phát âm Yêu cầu học sinh đọc lại cả câu chứa từ đó để học sinh xác định đúng từ đó trong văn cảnh

Chẳng hạn: Bài "Danh sách tổ em" (trang 101 tiếng Việt 2 tập 1 sách Chân

trời sáng tạo)

Trang 6

4

Phần ngày sinh "15-3-2014" Học sinh đọc năm 2014 là “Năm hai không một bốn” là chưa chính xác, nếu học sinh không phát hiện thì giáo viên cần nhắc nhở

và đưa ra để các em luyện đọc cho đúng "Năm hai nghìn không trăm mười bốn", sau đó cho học sinh đọc lại cả dòng tên học sinh có năm sinh đó

Chú ý khi gặp lời thoại nếu một nhân vật nói nhiều hơn một câu thì nhắc học sinh đọc liền cho hết lời nhân vật, tránh ngắt một lời nói ra làm hai, ba câu để học sinh đọc

Trang 7

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

Bộ sách Chân trời sáng tạo

Trang 8

Bố cục biện pháp

1 Lý do chọn biện pháp

2 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện

3 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện

4 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá

trình áp dụng các biện pháp

5 Những kiến nghị, đề xuất

Trang 9

1 Lý do chọn biện pháp

Chương trình đổi mới GDPT

đặt ra nhiệm vụ phương pháp giáo dục tiểu học phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh pù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học

Môn Tiếng Việt

là công cụ, định hướng cho học sinh cách sử dụng Tiếng Việt đúng nhất với 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết

Thực tế giảng dạy

khi dạy những bài Tập đọc trong sách giáo khoa thì cả giáo viên và học sinh đều gặp 1 số khó khăn nhất định

Trang 10

Tạo tình huống mở

để học sinh tìm hiểu bài đọc

01

Tăng cường đổi mới

trong việc rèn luyện và

phát triển kỹ năng đọc

cho học sinh

02 Các giải pháp

Trang 11

1 Tăng cường đổi mới trong việc rèn luyện và phát triển

kỹ năng đọc cho học sinh

b Hướng dẫn học sinh luyện tập một cách linh hoạt, khéo léo

Bước 1: Đọc từng câu

đọc năm 2014 là “Năm hai không một

bốn” là chưa chính xác

đúng "Năm hai nghìn không trăm mười

bốn", sau đó cho học sinh đọc lại cả

dòng tên học sinh có năm sinh đó.

Trang 12

1 Tăng cường đổi mới trong việc rèn luyện và phát triển

kỹ năng đọc cho học sinh

b Hướng dẫn học sinh luyện tập một cách linh hoạt, khéo léo

Bước 2: Đọc từng đoạn trước lớp

Cần chú ý ngắt nghỉ đúng khi đọc các câu văn: “Nói rồi/ông áp tai vào cạnh/cái miệng đang khóc/của tôi.”;

“Bố nói/giấc ngủ của đứa bé/đẹp hơn/một cánh đồng”.

Trang 13

2 Tạo tình huống mở để học sinh tìm hiểu bài đọc

Bước 1: Học sinh đọc thầm, tự trả lời câu hỏi

Đây là bước để học sinh chuẩn bị trước khi cùng cả lớp tìm hiểu nội dung bài đọc; là khâu quan trọng và cần thiết để tạo cho các em thói quen tự giác, tự lực học tập.

Có thể có nhiều hình thức tổ chức hoạt động này, như là:

- Cá nhân đọc thầm, tự trả lời câu hỏi.

- Cá nhân đọc thầm, hỏi và trả lời cặp đôi với bạn.

- Cá nhân đọc thầm, trao đổi hoàn thiện nội dung và trả lời theo nhóm.

Ngày đăng: 23/11/2024, 18:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN