1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kế toán: Phân tích và dự báo tài chính tại Tổng Công ty Dịch vụ Viễn Thông

119 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán: Phân Tích Và Dự Báo Tài Chính Tại Tổng Công Ty Dịch Vụ Viễn Thông
Tác giả Phạm Ngọc Ánh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hồng Thúy
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 27,24 MB

Nội dung

Trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính, tùytheo từng điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp mà các nhà lãnh đạo, các nhàquản lý thấy rõ được thực trạng tình hình hoạt động tài chính của d

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHAM NGỌC ANH

LUAN VAN THAC SY CHUYEN NGANH KE TOAN

CHUONG TRINH DINH HUONG UNG DUNG

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUONG DAI HỌC KINH TE

PHAM NGOC ANH

TS Nguyễn Thị Hồng Thúy TS Nguyễn Thị Hương Liên

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình riêng do tôi tự nghiên cứu thực hiện dưới

sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Hồng Thúy Toàn bộ số liệu, nội dung được thểhiện trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được ai công bốtrong bất cứ công trình nào khác

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!

Tác giả luận văn

Phạm Ngọc Ánh

Trang 4

LOI CAM ON

Trong quá trình hoc tập, nghiên cứu va hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận được

sự động viên, khuyến khích, tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình, đóng góp ý kiến của cácthầy cô Khoa Kế toán — Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà

Nội, đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Hồng Thúy —

Người đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tận tình giúp đỡ tôi về các hoạt động nghiêncứu khoa học, nghiên cứu tài liệu có liên quan dé hoàn thành luận văn

Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những sai

sót, tôi mong nhận được những đóng góp chân thành từ các thầy cô giáo, đồng

nghiệp, bạn bè

Tác giả luận văn

Phạm Ngọc Ánh

Trang 5

DANH MỤC VIET TÁẮTT 2-2 5£2SE+EE£EE92E2EE9E1E2E211221271717112112117171 1E cre i

DANH MỤC BANG oo .oescssssssessesssessessessecssessecsessecsvessessessesssessessessessssssessessesssesseesees iiDANH MỤC BIEU DO 0 cccccsscsscsssessesssssessesscsesssessecsecsussseesessessusssessessssseeseeseees iiiDANH MỤC SƠ DO oui ococccccsscssesssessessssssssessessvssesssessecsecsusssessessecsnessessessessseeseeseees iii

MỞ DAU 2-55-2121 2 22127121211211 2112112112111 01 1121 11 2.1 11g 4

CHƯƠNG 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VA CƠ SỞ LÝLUẬN VE PHAN TÍCH VÀ DỰ BAO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 8

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2- 2 ¿2+£++++£x++Ex++zx+zz++rxezrxezrxee 8

1.1.1 Các cơng trình nghiên COU c2 2313211311391 1 1111 111111 11k gen re 8

1.1.2 400i ca ẽẽna›š+d4 9

1.2 Cơ sở lý luận về phân tích và dự báo tài chính doanh nghiệp 10

1.2.1 Khái niệm phân tích tai chính - + 23+ 3+ 2EEEireeirrrrrrrerrrsrrree 10

1.2.2 Ý nghĩa - ¿- 5+ SE SE2EEEEEE1121121111111111211 1111.211.1111 1111 011011111111 10

1.2.3 Quy trình phân tích tài chính - - c5 +33 +33 E31EEEEErrrrrrrrrree 11

1.2.4 Các nội dung phan tích tài Chimh ce cccceceeseeseesseeseeeeeseeeseeeeeeseeseeeeeeseeees 13 1.2.5 Dur bao tai Chink 8 -ÕỮŸ11 20

Tổng kết chương 1 - 2 2 ®SE£EE£+EESEE£EEEEEEEEEEEEE1712112111171.21111 110 24CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -2¿25255s5c5cz- 25

2.1 Quy trình nghién CỨU <6 113310118311 1891 1 931 11 911 ng ng ng rưy 25

2.2 Phương pháp nghiÊn CỨU - ĩc S131 1211111111111 11111 1111 111.1 re 26

2.2.1 Phương pháp thu thập thơng tin, số liệu - 2-2 2 + £+£££Ee£xzrxerszx+2 262.2.2 Phương pháp xử lý số liệu ¿- 2-2 2 £+E£+E£EE£EESEEEEEEEEEEEEEErEerkerkrrkrree 28

2.2.3 Phương pháp phân tích tài chính - - 5 + kg ng ưkt 28 2.2.4 Phương pháp dự báo tài chính - - - - + 3311131119 111111 11 ekeree 33

Trang 6

3.1.2 Chiến lược kinh doanh sex + k9Sk+E£EE+EEEEEEEEEEEESEEEEEEEkEEkrkerxrkerkererkee 453.2 Phân tích hoạt động tài chính Tổng Công ty Dịch vụ Viễn Thông giai đoạn

ñ00 20/2010 CŒ , 45

3.2.1 Phân tích các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán . : :-: 453.2.2 Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - 2-2 sz+sz+sz 54

3.2.3 Phân tích Báo cáo lưu chuyền tiền t6 ceccecceeessesseessesseesessessessesseesesseeseeseees 62

3.2.4 Phân tích các chỉ số tải chính -::-©+++2++ttztxxtrtrrrtrtrrrrrrrrrtrrrrrrrree 66

3.2.5 So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành ¿c5 ++ssserseresss 73

3.3 Dự báo tài chính công ty giai đoạn từ năm 2022-2024 (theo phương pháp tỷ lệ

phan trăm trên doanh thu) 2 2% +E£+EE2EE£EE£EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkerkrrer 84

3.3.1 Cơ sở dự báo tài Chink 0 ee eee eeeesessecsecneceeseeeeeessessessecsessecseseeeseeseaeeaeeas 84

3.3.2 Dự báo báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh - s5 +: 853.3.3 Dự báo bang cân đối kế toán - 2 252 +E2+E‡EESEEEEEEEEEEE2E12E21 21212 cre 87

3.3.4 Du bao bao cao luu chuyén tiỀn C6 occ eecccececeececsececseceesucsesecsesecsucersecarsecersecavees 90

3.3.5 So sánh kết quả kinh doanh dự báo với thực tế đạt được năm 2022 92

3.4 Đánh giá tình hình tài chính của công ty 5S c St siseirerrererrrrres 95

3.4.1 Điểm mạnh .-: +++2E v22 2E tt ETEEBrrriirrrrrrree 953.4.2 Điểm hạn chế -: ©++++2©+++22E x22 tt Tre 96

Tổng kết chương 3 -2- 2© 2 SE SSÉEEE2EEE XE EEEE211211111112117111171.11 11111 c0 98CHUONG 4 DE XUAT GIAI PHAP NHAM CAI THIEN TINH HINH TAICHÍNH CUA TONG CONG TY DỊCH VỤ VIÊN THÔNG 99

4.1 Mục tiêu và chiến lược phát triển của công ty trong giai đoạn 2022-2024 994.2 Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Tổng Công ty Dịch vụ Viễn

Trang 7

DANH MỤC VIET TAT

Từ viết tắt Mở rộng

BCDKT Bang cân đối kế toán

BCLCTT Báo cáo lưu chuyền tiền tệ

DN Doanh nghiệp

DTT Doanh thu thuần

HDKD Hoạt động kinh doanh

NV Nguồn vốn

NĐT Nhà đầu tư

NN Nhà nước

PTTC Phan tich tai chinh

SXKD San xuat kinh doanh

TS Tai san

TSCD Tài sản cố định

TMCP Thương mại cô phần

TNHH Trach nhiệm hữu han

Trang 8

DANH MỤC BANG

Bảng 3.1 Cơ cấu tài sản của Vinaphone giai đoạn 2019-2021 - 5+ 46

Bang 3.2 Tài sản ngắn hạn của Vinaphone giai đoạn 2019-2021 . - 48

Bang 3.3 Tai sản dài han của Vinaphone giai đoạn 2019-202 l - -«- 50

Bảng 3.4 Cơ cau nguồn vốn của Vinaphone giai đoạn 2019-2021 - 52

Bảng 3.5 Chỉ số đánh giá cấu trúc nguồn vốn của Vinaphone giai đoạn 2019-202153 Bang 3.6 Tổng doanh thu của Vinaphone giai đoạn 2019-2021 -:-5- 55 Bang 3.7 Cơ cấu doanh thu của Vinaphone giai đoạn 2019-2021 - 56

Bang 3.8 Tổng chi phí của Vinaphone giai đoạn 2019-2021 -:5 5 Bảng 3.9 Cơ cau giá vốn của Vinaphone giai đoạn 2019-2021 - 59

Bang 3.10 Tổng lợi nhuận của Vinaphone giai đoạn 2019-2021 - 61

Bang 3.11 Bảng phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Vinaphone giai đoạn "0 20/2000Ẽ0108 7 63

Bang 3.12 Đánh giá kha năng thanh toán của Vinaphone giai đoạn 2019-2021 66

Bang 3.13 Đánh giá hiệu suất hoạt động của Vinaphone giai đoạn 2019-2021 67

Bang 3.14 Đánh giá kha năng sinh lời cua Vinaphone giai đoạn 2019-2021 70

Bảng 3.15 Kết quả hoạt động của 4 công ty cùng ngành giai đoạn 2019-2021 80

Bang 3.16 Tốc độ tăng trưởng doanh thu giai đoạn 2018-2021 - 85

Bang 3.17 Doanh thu dự kiến giai đoạn 2022-2024 2 2 2+s+x+£x+£z£szxe2 85 Bảng 3.18 Dự báo kết quả HDKD giai đoạn 2022-2024 2 5¿5s2©5+2552 86 Bảng 3.19 Dự báo Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2022-2024 - 88

Bang 3.20 Dự báo Báo cáo LCTT giai đoạn 2022-20224 5 «+ <+sxsssses 90

Bang 3.21 So sánh dự báo Báo cáo kết quả HĐKD và Báo cáo kết quả HDKD thực

tẾ năm 2022 2222++2222111111222T 11 1 1 HH re 92

Bang 3.22 So sánh Báo cáo kết quả HDKD năm 2021 và 2022 5: 93

Trang 9

DANH MỤC BIEU DO

Biểu đồ 3.1 Cơ cau tài sản của Vinaphone giai đoạn 2019-2021 - 46

Biểu đồ 3.2 Cơ cấu nguồn vốn của Vinaphone giai đoạn 2019-2021 52

Biéu đồ 3.3 Cơ cau doanh thu của Vinaphone giai đoạn 2019-2021 55

Biéu đồ 3.4 Cơ cau chi phí của Vinaphone giai đoạn 2019-2021 58

Biéu đồ 3.5 Cơ cau doanh thu — chi phí — lợi nhuận của Vinaphone giai đoạn 2019-Biểu đồ 3.6 Lưu chuyền tiền thuần từ hoạt động kinh doanh giai đoạn 2019-2021.64 Biểu đồ 3.7 Lưu chuyên tiền thuần từ hoạt động đầu tư giai đoạn năm 2019-2021.64 Biểu đồ 3.8 Lưu chuyền tiền thuần từ hoạt động tài chính giai đoạn 2019-2021 65

Biéu đồ 3.9 Tiền và tương đương tiền cuối kỳ giai đoạn năm 2019-2021 65

Biéu đồ 3.10 Tỷ suất sinh lời trên DTT của Vinaphone giai đoạn 2019-2021 72

Biểu đồ 3.11 Vòng quay tổng tài sản của Vinaphone giai đoạn 2019-2021 72

Biểu đồ 3.12 Don bay tài chính của Vinaphone giai đoạn 2019-2021 73

Biểu đồ 3.13 Tổng doanh thu ngành Dịch vụ Viễn thông giai đoạn 2018-2022 75

Biéu đồ 3.14 So sánh doanh thu của 4 công ty giai đoạn 2019-2021 81

Biéu đồ 3.15 So sánh giá vốn hang bán trên doanh thu của 4 công ty giai đoạn 2019-U10 5® 82

Biểu đồ 3.16 So sánh tỷ suất lợi nhuận gộp biên của 4 công ty giai đoạn 2019-2021 83

Biểu đồ 3.17 Doanh thu giai đoạn 2018-2024 - - 2-2 s+5z+E++E2Ec£Eerxerxersrree 86

DANH MỤC SƠ DO

Sơ đồ 2.1 Quy trình nghiên CứU 2- 2E E£+E£+EE+EE£EE£EEE2EEEEEEEEEErEkrrkrrkerreee 25

Sơ đồ 3.1 Cơ cau tổ chức của Vinaphone - 2 + ¿+ x+EE+E++E£E£Eerkerxerxrresrs 42

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Sự can thiết của dé tài nghiên cứu

Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản không thé thiếu thuộchoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đó cũng là vấn đề quan tâm cốtyêu không chỉ riêng của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà

nước mà còn bao gồm cả các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như các nhà đầu tư,các chủ nợ, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, các đối tác kinh doanh mỗi

đối tượng sử dụng thông tin tài chính với những mục đích khác nhau Dé nắm được

tính hình tài chính của doanh nghiệp thì việc phân tích tình hình tài chính thông qua

các báo cáo tài chính là rất quan trọng Trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính, tùytheo từng điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp mà các nhà lãnh đạo, các nhàquản lý thấy rõ được thực trạng tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp

mình mà từ đó có cách ứng xử riêng và lựa chọn phương pháp quản lý tài chính phù

hợp, đạt hiệu quả cao nhất đồng thời có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao tìnhhình tài chính cũng như chất lượng của doanh nghiệp Bên cạnh đó, việc phân tíchbáo cáo tài chính trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào doanh nghiệp đóng vai tròrất quan trọng, giúp các chủ đầu tư tính toán khả năng lợi ích mà mình nhận được

và các rủi ro có thê xảy ra trong quá trình đầu tư

Nền kinh tế đất nước đang trên đà phát triển, vai trò của ngành Viễn thôngđược xác định tại điều 1 Pháp lệnh Bứu chính Viễn thông số 43/2002/PL-UBTVQH

ký ngày 25/05/2002: “Nhà nước xác định Bưu chính Viễn thông là ngành kinh tế,

kỹ thuật, dịch vụ thuộc kết cấu ha tầng của nền kinh tế quốc dân Phát triển Bưuchính Viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế xã hội, góp phầnnâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và đảm bảo quốc phòng an ninh”

Viễn thông được gọi là cơ sở hạ tầng quan trọng của đất nước, cần phải phát triển

nhanh, vững chắc hiện đại và bao phủ khắp cả nước, ké cả vùng sâu, vùng xa, biêngiới hải đảo đồng thời góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng Do đó, nhu cầu vềdịch vụ Viễn thông là tất yếu

Trang 11

Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông là một trong những công ty dịch vụ viễnthông lớn nhất của Việt Nam có 100% vốn đầu tư nhà nước và chưa được niêm yết

trên san chứng khoán, do đó, công việc phân tích tai chính chưa thực sự được quan

tâm nhiều Nắm bắt được điều này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phân tích và dự báotài chính tại Tổng Công ty Dịch vụ Viễn Thông” để giúp ban lãnh đạo công ty vàcác đối tượng bên ngoài quan tâm đến tình hình tài chính của công ty hiểu rõ hơn về

hoạt động tài chính và khả năng sinh lời của công ty trong tương lai.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghién cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu, phân tích tình hình tài chính nhằm đưa ra góc nhìn khách quan vềcác hoạt động tài chính và dự báo tải chính tại Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

-Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phân tích tài chính Tổng

Công ty Dịch vụ Viễn thông, xây dựng khung phân tích áp dụng vào phân tích tình

hình tải chính của doanh nghiệp.

- Phân tích thực trạng tài chính của Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông Từ đóđưa ra các nhìn khách quan về những biến động tình hình tài chính trong tương lai

của doanh nghiệp mà giúp các đối tượng quan tâm tới báo cáo tài chính của doanh

nghiệp có thê đưa ra các quyết định thích hợp

- Thực hiện đánh giá và so sánh vị thế của công ty với đơn vị khác cùng ngành

để có cái nhìn chung về công ty

- Dự báo tải chính của công ty trong 3 năm tới giai đoạn 2022 — 2024.

- Đề xuất các giải pháp thực tế nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý

tài chính tại doanh nghiệp.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động tài chính tại Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông

Trang 12

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình tài chính tại Tổng Công ty Dịch vụ Viễn

thông trong giai đoạn từ năm 2019 — 2021 và dự đoán tinh hình tài chính từ năm 2022-2024.

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp qua các báo cáo tài chính, tài liệu của công ty

4.2 Phương pháp xử lý số liệu

Phân tích các số liệu thực tế thông qua các báo cáo, tài liệu của công ty

- Sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp phân tích dọc, phương pháp tỷ

lệ và phương pháp Dupont.

- Phân tích đưa ra những nhận định, đánh giá về tình hình thực tế, những khó

khăn tổn tại và dự báo được tình hình tài chính công ty

5 Câu hỏi nghiên cứu

Thực trạng tình hình tài chính của Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông đang

diễn ra như thé nào?

Dự báo tài chính của Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông từ năm 2022-2024 sẽdiễn ra như thé nào?

Tình hình tài chính của Tổng Công ty có những điểm mạnh và điểm yếu nào?Giải pháp dé khắc phục các điểm yếu và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là gi?

6 Đóng góp của đề tài nghiên cứu

Thực hiện nghiên cứu đề tài “Phân tích và dự báo tài chính tại Tổng Công

ty Dịch vụ Viễn thông” nhằm:

Thứ nhất, đưa ra cơ sở lý luận về phân tích và dự báo tài chính tại Tổng

Công ty Dịch vụ Viễn Thông.

Thứ hai, đánh giá thực trạng tình hình tài chính của Tổng Công ty Dịch vụ Viễn

thông trong những năm 2019-2021.

Thứ ba, dự báo tài chính của Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông trong giai

đoạn năm 2022-2024 thông qua các Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt

Trang 13

Thứ tư, đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính và nâng caohiệu quả kinh doanh của Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông.

7 Kết cầu của luận van

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của luận văn được chia thành 4

chương như sau:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về phân tích và dự

báo tài chính của doanh nghiệp

Chương 2 Phương pháp nghiên cứu

Chương 3 Phân tích thực trạng tình hình tài chính và dự báo tài chính của

Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông

Chương 4: Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Tổng

Công ty Dịch vụ Viễn thông.

Trang 14

CHUONG 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ

LUẬN VE PHAN TÍCH VA DỰ BAO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Các công trình nghiên cứu

Hiện nay, ở Việt Nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu về phân tích báo cáo tàichính, cụ thé là một sô các công trình nghiên cứu sau:

Luận văn Thạc sĩ "Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cé phan dau tưphát triển công nghệ điện tử viễn thông" (2017) của tác giả Vũ Thị Thư, Đại họcLao động — xã hội Luận văn này đã đưa ra phân tích được những ưu và nhược điểmtình hình tài chính của công ty Đề tài được phân tích dựa trên việc kết hợp nhiềuphương pháp phân tích khác nhau như phương pháp chiều ngang, chiều dọc, hệ só,

xu hướng và phương áp mô hình Dupont Từ đó giúp các nhà quản trị đánh giá

được sức mạnh tài chính và đưa ra các quyết định hiệu quả.

Luận văn Thạc sĩ của tác giả Trần Đình Duy (2018), "Hoàn thiện phân tíchbáo cáo tài chính tại Ngân hàng TMCP Tiên phong", Học Viện Tài Chính Bài viếtđưa ra lý thuyết chung về phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng thương mại,

nghiên cứu thực trạng phân tích báo cáo tài chính, qua đó đưa ra các giải pháp hoàn

thiện phân tích báo cáo tai chính, hiệu quả hoạt động của ngân hang đề phù hợp với

hoạt động hiện tại và định hướng của ngân hàng trong tương lai Tuy công trình nêu

trên được nghiên cứu và vận dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong nhiều khác biệt

so với hệ thống ngân hàng TMCP có Nhà nước năm giữ (trong đó có Ngân hàng

TMCP Ngoại thương Việt Nam) về cơ cầu nguồn vốn, tô chức hoạt động

Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Huyền Nga (2019) “Phân tích báo

cáo tài chính Công Ty Cổ Phan Tư van và Xây dựng Công trình Mai Linh”, Dai học

Lao động — Xã hội Luận văn này, tác giả đi sâu vào phân tích và đánh giá thực

trạng tài chính của Công Ty Cổ Phần Tư vấn và Xây dựng Công trình Mai Linhtrong giai đoạn 2016 — 2018, bằng phương pháp phân tích so sánh kết hợp với

phương pháp loại trừ, vận dụng mô hình tai chính Dupont và phương pháp liên hệ

Trang 15

cân đối Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công Ty

Cổ Phần Tư vấn và Xây dựng Công trình Mai Linh

Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Tuyến (2019) “Phân tích và dự báo

tài chính Công ty Cổ phần Cáp treo Núi Bà Tây Ninh”, Đại học Kinh Tế

-DHQGHN Luận văn này, tác giả đi sâu vào phân tích và đánh giá thực trạng tai

chính của Công Ty trong giai đoạn 2014 — 2018, băng phương pháp phân tích sosánh kết hợp với phương pháp Dupont Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiệntình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cáp treo Núi Ba Tây Ninh

Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Phương Anh (2021), "Hoàn thiện phân

tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam", Đại học

Công Đoàn Luận văn này đã đưa ra lý thuyết chung về phân tích báo cáo tài chính

tại Ngân hàng, di sâu vào thực trạng phân tích báo cáo tai chính tại Ngân hàng

Ngoại Thương Việt Nam từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tải

chính Bên cạnh đó, đề tài được phân tích dựa trên việc kết hợp nhiều phương phápphân tích khác nhau như phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp đồ

thị và phương áp mô hình Dupont Từ đó giúp các nhà quản trị đánh giá được sức mạnh tải chính và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

1.1.2 Khoảng trong của dé tài

Như vậy, các công trình liên quan đến phân tích và dự báo tài chính đã nghiên

cứu ở trong và ngoài nước chưa có công trình nào đề cập đề cập đến nội dung phân

tích tài chính tại Tổng Công ty Dich vụ Viễn Thông giai đoạn 2019 - 2021.

Tổng Công ty Dịch vụ Viễn Thông là một trong những đơn vị kinh doanh dịch

vụ mạng viễn thông di động lớn nhất tại Việt Nam nhưng Ít ai biết được chính xáctình hình tài chính của công ty ra sao Luận văn này sẽ đi sâu vào phân tích sự biến

động của doanh thu, lợi nhuận, chi phí và khả năng sinh lời của công ty trong giai

đoạn 2019-2021 để từ đó chỉ ra được những điểm mạnh và điểm yếu trong tài chínhcủa Công ty và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính của công

ty Bên cạnh đó, tác giả cũng sẽ tiến hành dự báo tài chính của Công ty trong giaiđoạn năm 2022-2024 thông qua tỷ lệ phần trăm doanh thu của các năm đã phân tích

Trang 16

1.2 Cơ sở lý luận về phân tích và dự báo tài chính doanh nghiệp.

1.2.1 Khái niệm phân tích tài chính

Theo tác giả Trần Thị Thanh Tú, 2020 “ Phân tích tài chính là một quá trìnhkiểm tra, xem xét các số liệu tài chính hiện tại và trong quá khứ nhăm mục đích

đánh giá tình hình tài chính hiện tại trong tương quan với các doanh nghiệp khác

cùng ngành sản xuất kinh doanh, dự báo rủi ro và tiềm năng phát triển của doanhnghiệp, từ đó nhà phân tích đưa ra các quyết định tài chính nhằm hoạch định kếhoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp”

Quy trình thực hiện phân tích tài chính ngày càng được áp dụng rộng rãi trong

mọi đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội, tập thể, các cơ quan và các tô chức côngcộng Đặc biệt, sự phát triển của các doanh nghiệp, của các ngân hàng và của thịtrường vốn đã tạo nhiều cơ hội để chứng tỏ phân tích tài chính thực sự có ích và cầnthiết Những người phân tích tài chính ở những cương vị khác nhau nhằm các mục

tiêu khác nhau.

1.2.2 Ý nghĩa

Phân tích tài chính cung cấp số liệu phân tích và đưa ra lời khuyên có giá trịcho doanh nghiệp và các nhà đầu tư

Phân tích tài chính cung cấp những cơ sở mang tính hệ thống và hiệu quả

trong phân tích các hoạt động kinh doanh.

Phân tích tài chính cũng giúp kết nối và có van đầu tư cho chính doanh nghiệpcủa mình thông qua sự phân tích và đánh giá các dự án hay kế hoạch

Kết quả của phân tích tài chính sẽ góp phan tích cực vào sự phát triển củadoanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát huy được những điểm mạnh và khắc phụcnhững điểm yếu trong hoạt động của mình

Phân tích tài chính doi với nhà quản triCác nhà quản trị doanh nghiệp có thông tin đầy đủ và hiểu rõ về doanh nghiệp

nên họ có nhiều lợi thé dé phân tích tài chính doanh nghiệp một cách day đủ nhất.

Phân tích tài chính doanh nghiệp trên giác độ quản trị nhăm vào nhiều mục tiêu:

Trang 17

- Tạo thành chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh quá khứ,tiến hành cân đối tài chính, đánh giá khả năng thanh toán, khả năng sinh lời cũng

như các rủi ro của doanh nghiệp.

- Làm cơ sở cho các dự báo tài chính như lập kế hoạch đầu tư, kế hoạch ngân

quỹ

- Cung cấp thông tin cho các quyết định của giám đốc tài chính cũng như ban

giám đốc, đồng thời là công cụ kiểm soát các hoạt động quản lý

Phân tích tài chính đối với nhà dau tw

Mục tiêu chính của các nhà đầu tư là gia tăng giá trị tài sản, giá trị doanh

nghiệp vì họ đã bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp và có thé phải chịu nhiều rủi ro.Các cổ đông và các nhà đầu tư khi đầu tư vào doanh nghiệp quan tâm tới khả năng

sinh lời, rủi ro, diễn biến giá của cô phiếu, do đó khi phân tích tài chính họ tập trung

vào các nội dung này.

Phân tích tài chính đối với cho vay

Khi cho vay, các chủ nợ quan tâm đến khả năng trả nợ của khách hàng Tuy

nhiên vay dài hạn và dài hạn có đặc điểm khác nhau, do đó khi phân tích tài chínhcũng cần phải sử dụng các kỹ thuật khác nhau Phân tích tài chính có một vai tròkhá quan trọng trong việc cung cấp thông tin giúp cho việc ra các quyết định khôngchỉ các quyết định kinh doanh mà cả các quyết định quản lý Phân tích tài chính tuykhông trực tiếp ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh nhưng nó có tầm ảnh hưởng tớitoàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, nhất là trong môi trường day biến động củakinh tế thị trường

1.2.3 Quy trình phán tích tài chính

Mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá khả năng

xảy ra rủi ro phá sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện là khả năng thanhtoán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạt động cũng như khả năng sinh lời của

doanh nghiệp Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa

ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng củadoanh nghiệp trong tương lai Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để dự báo

Trang 18

tài chính Phân tích tài chính có thể được ứng dụng theo nhiều hướng khác nhau:

Với mục đích tác nghiệp (chuẩn bị các quyết định nội bộ), với mục đích nghiên cứu,

thông tin hoặc theo vi tri của nhà phân tích (trong doanh nghiệp hoặc ngoài doanh

nghiệp) Tuy nhiên, trình tự phân tích và dự báo tài chính đều phải tuân theo các

nghiệp vụ phân tích thích ứng với từng giai đoạn dự báo.

1.2.3.1 Thông tin thu thập trong phân tích tai chính

— Thông tin bên trong

Việc thu thập thông tin từ bên trong doanh nghiệp được thực hiện chủ yếu dựavào hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp Day là những báo cáo quan trọng

nhất cung cấp thông tin về quá trình hoạt động của một doanh nghiệp và là mộttrong những cơ sở quan trọng giúp thực hiện quá trình phân tích tài chính Hệ thống

báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả

kinh doanh, Báo cáo lưu chuyền tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính

— Thông tin bên ngoai

Thu thập thông tin từ bên ngoài doanh nghiệp bao gồm nhiều nguồn khácnhau: Thu thập từ nền kinh tế và từ ngành kinh doanh Căn cứ vào nguồn thông tinbên ngoài, doanh nghiệp có thê đánh giá khái quát tình hình của nền kinh tế nóichung và tình hình của ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nói riêng, từ đó cùng vớinhững kết quả phân tích báo cáo tài chính dé bổ sung và hoàn thiện cho quá trình dự

báo và ra quyết định của các nhà đầu tư hay các nhà lãnh đạo doanh nghiệp

1.2.3.2 Xử ly thông tin

Giai đoạn tiếp theo của quá trình phân tích tài chính là quá trình xử lý thông

tin đã thu thập được Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở các góc độ

nghiên cứu, ứng dụng khác nhau có các phương pháp xử lý thông tin khác nhau

phục vụ mục tiêu phân tích đã đặt ra Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông

tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá vàxác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt được, phục vụ cho quá trình dự báo và

ra quyết định

Trang 19

1.2.4 Các nội dung phan tích tài chính

Dữ liệu quan trọng nhất trong phân tích tài chính doanh nghiệp đó là báo cáotài chính Trong giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, đối tượng nghiên cứu phântích chính là mỗi loại báo cáo tài chính - là những cơ sở quan trọng cung cấp thôngtin tính ra các chỉ số kinh tế khác nhau, đưa phân tích báo cáo tài chính dưới góc độ

cụ thê:

1.2.4.1 Phân tích bảng cân đối kế toán

a Phân tích cơ cấu tài sản

Phân tích cơ cấu tài sản là phân tích đánh giá tình hình tăng, giảm và biếnđộng kết cấu của tài sản của doanh nghiệp Qua phân tích tình hình tài sản sẽ chothấy tài sản của doanh nghiệp nói chung, của từng khoản mục tài sản thay đổi như

thế nào giữa các năm

Phân tích sự biến động và tình hình phân bồ tài sản là để nhận biết tình hìnhtăng giảm tài sản, tình hình phân bồ tài sản, để từ đó đánh giá việc sử dụng vốn của

doanh nghiệp có hợp lý hay không Với ý nghĩa đó các nhà phân tích thường sử

dụng phương pháp so sánh dé phân tích hình biến động và cơ cấu phân bồ tài sảncủa doanh nghiệp Qua đó, nhận biết được sự biến động về quy mô kinh doanh,

năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.

Giá trị của từng bộ phận isan 100%

Ty trong của từng bộ phận TS trong tông TS = Tả ng tài sản

(Nguon: Tác giả tổng hop)

Trang 20

b Phân tích cơ câu nguồn vốn

Phân tích cơ cấu nguồn vốn là đánh giá tình hình tăng, giảm, kết cấu và biến

động kết cau và biến động kết cấu của nguồn vốn của doanh nghiệp Các khoản mục

chủ yếu trong nguồn vốn bao gồm:

- Nợ phải trả: là khoản tài chính có được từ nguồn bên ngoài của doanhnghiệp, không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và doanh nghiệp có trách

nhiệm phải hoàn trả lại Khi tăng nợ phải trả sẽ làm tăng gánh nặng tài chính của

doanh nghiệp Nợ phải trả bao gồm ng ngan han va ng dai han

- Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn được góp từ các cô đông của doanh nghiệp

hoặc để lại từ hoạt động có lãi từ kết quả kinh doanh, thuộc quyền sở hữu của doanhnghiệp Chỉ tiêu này càng cao cho thấy khả năng độc lập về mặt tài chính của doanh

nghiệp càng cao.

Phân tích cơ cau nguồn vốn của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách so sánh

sự biến động về ty trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tông nguồn vốn

, aay ˆ TA 2 _ Gia trị của từng bộ phận NV

Tỷ trọng của từng bộ phận NV trong tông NV = Tổng NV x 100%

(Nguôn: Tác giả tổng hợp)

Qua phân tích cơ cấu nguén vốn giúp đánh giá sự biến động các loại nguồnvốn, tình hình huy động và sử dụng các loại nguồn vốn; khả năng tự tải trợ về mặttài chính của doanh nghiệp là sử dụng nguồn vốn của bản thân hay khai thác huy

động từ bên ngoài hoặc những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc

khai thác nguồn vốn Khi nguồn vốn của doanh nghiệp cao thé hiện năng lực tài

chính tự có của doanh nghiệp cao, doanh nghiệp không bị phụ thuộc nhiều vào

các bên thứ ba.

c Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Hệ số cơ cấu nguồn vốn: thông qua hệ số này các nhà quản lý doanh nghiệpcũng như các nhà đầu tư, các bên thứ ba có thể đánh giá được mức độ độc lập vềmặt tài chính của doanh nghiệp đồng thời có thể đánh giá được các rủi ro về mặt tài

chính của doanh nghiệp Các chỉ tiêu sau được sử dụng:

Trang 21

Tổng nợ phải trả

° ° Tông tai san °

Von chu so hitu

Ty suất đầu tu tài sản dai hạn = Toe aise

(Nguon: Tác giả tổng hop)

Bên cạnh hệ số cơ cau tài sản cho thấy mức độ đầu tu của chủ doanh nghiệp

vào các tài sản khác nhau thì để đánh giá được mức độ hợp lý của chính sách đầu tưnày thì còn phải dựa vào đặc điểm riêng biệt của từng ngành nghề vì mỗi ngànhnghề khác nhau sẽ cần các tỷ suất tài sản khác nhau

1.2.4.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Dựa trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thé so

sánh, phân tích sự biến động các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của doanhnghiệp Từ đó cho biết tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang có kết quả tốthay xấu, xu hướng thuận lợi hay khó khăn Việc phân tích kết quả hoạt động kinhdoanh được thực hiện bằng việc so sánh các khoản chi phí (chi phi bán hàng, chi phíquan lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, các chi phí khác) với doanh thu thuần Trên

cơ sở các đữ liệu đó, nhà quản trị doanh nghiệp có thể biết được đề thu về 1 đơn vị

doanh thu thuần thì cần mat bao nhiêu đơn vị chi phí tương ứng

Ngoài ra, khi phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần chú trọngđến việc so sánh các khoản lợi nhuận (lợi nhuận gộp lợi nhuận kế toán trước thuế,lợi nhuận kế toán sau thuế) với doanh thu thuần

Trang 22

1.2.4.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiễn tệ

Dòng tiền của doanh nghiệp được thé hiện qua Báo cáo lưu chuyền tiền tệ,

phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ, được chia thànhdòng tiền vào và dòng tiền ra đối với từng hoạt động Phân tích dòng tiền cần tiễnhành so sánh từng khoản mục tiền vào và chi ra của từng hoạt động dé thay duoctiền tao ra chủ yếu từ hoạt động nào, hoạt động nao thu được nhiều tiền nhất, hoạt

động nào sử dụng ít nhất Bao gồm:

- Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh

- Dòng tiền từ hoạt động đầu tư

- Dòng tiền từ hoạt động tài chính

Phân tích dòng tiền rất quan trọng vì nó quyết định đến dòng tiền thực sử dụng

để đảm bảo khả năng thanh toán của một doanh nghiệp chứ không đơn thuần dựatrên lợi nhuận kế toán

1.2.4.4 Phân tích tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ số tài chính

a Phân tích khả năng thanh toán

- Kha năng thanh toán hiện hành

^ kaye» ota TA Tài sản ngắn hạn

Hệ sô khả năng thanh toán hiện hành = N M

ợ ngăn hạn

(Nguồn: Tác giả tổng hop)

Hệ số này phản ánh khả năng chuyền đổi tài sản thành tiền dé thanh toán chocác khoản nợ dai hạn, hay thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ dài

hạn của doanh nghiệp.

Thông thường, hệ số này thấp (đặc biệt là khi < 1) thể hiện khả năng trả nợ

của doanh nghiệp là yếu, là dấu hiệu báo hiệu khó khăn tiềm ấn về tài chính màdoanh nghiệp có thê gặp phải

Hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng chỉ trả cho các khoản nợ

đến hạn Tuy vậy, trong một số trường hợp, hệ số này quá cao chưa chắc đã tốt, dé

đánh giá chính xác hơn, cần xem xét thêm tình hình của doanh nghiệp

- Kha năng thanh toán nhanh

Trang 23

Hàng tồn kho

Nợ ngăn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản dài hạn —

(Nguồn: Tác giả tổng hop)

Hệ số này đánh giá chặt chẽ hon khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Hệ số cho biết: khả năng thanh toán nợ dài hạn của doanh nghiệp mà không

cần phải thanh lý khan cấp hàng tồn kho (do: hàng tồn kho là tài sản có tính thanh

khoản thấp hơn)

- Kha năng thanh toán tức thời

Tiên và khoản tương đương tiên

b Chỉ số hiệu suất hoạt động

Nhóm chỉ số này được sử dụng để đánh giá năng lực quản lý, sử dụng tài sản

hiện có trong doanh nghiệp.

- Vong quay hàng tồn kho

Giá vốn hàng bán

Hàng tôn kho bình quân

Vòng quay hàng tồn kho =

(Nguon: Tác giả tổng hop)

Hệ số này phan ánh: 1 đồng vốn hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng

Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp, thé hiện: doanh nghiệp có thé dự trữ vật

tư quá mức, dẫn đến ứ đọng hàng tồn kho hoặc tình hình tiêu thụ sản phẩm chậm

Trang 24

Từ số vòng quay hàng tồn kho, ta tính được số ngày trung bình thực hiện 1

vòng quay hàng tồn kho:

365 Vòng quay hàng tôn kho

Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho =

(Nguon: Tác giả tổng hop)Chỉ số này đo lường mức độ nhanh chóng mà một doanh nghiệp sử dụng hếtlượng hàng tồn kho trung bình Nếu một doanh nghiệp đang hoạt động tốt, thìdoanh nghiệp đó sẽ báo cáo chỉ số này thấp Điều này cho thấy rằng công ty chỉ cầnmột thời gian dai dé giải phóng hàng tồn kho

- Vong quay các khoản phải thu

Doanh thu thuần

Các khoản phải thu bình quân

Vòng quay các khoản phải thu =

(Nguôn: Tác giả tổng hợp)

Hệ số này phản ánh: trong kỳ, nợ phải thu luân chuyên được bao nhiêu vòng?Phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp

365

Vòng quay các khoản phải thu

Kỳ thu tiền bình quân =

Giá vốn hàng bán + Hàng tồn kho bình quân

Khoản phải trả bình quân Vòng quay các nợ phải trả =

(Nguôn: Tác giả tổng hợp)

Vòng quay khoản phải trả thé hiện tiềm lực tài chính để chi trả nợ dai hạn của

một doanh nghiệp cho các nhà đầu tư của họ trong một khoảng thời gian nhất định

Với tỷ số này các nhà đầu tư sẽ biết một doanh nghiệp có thé thanh toán các khoảnphải trả chính xác bao nhiêu lần mỗi kỳ

Trang 25

Số ngày vòng quay nợ phải trả = Võng quay các khoán ng phat mã

(Nguồn: Tac gia tong hop)

Chi số này phản ánh thời gian doanh nghiệp phải trả tiền nhà cung cấp trung

bình quân trong 1 năm.

- Vong quay tong tài sản

Doanh thu thuần

Tông tài sản bình quân

Vòng quay tổng tài sản =

(Nguồn: Tác giả tổng hop)

Hệ số vòng quay tổng tài sản đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tai sản của

công ty, cho thấy mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra.Hệ

số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công ty

vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả

c Chỉ số hiệu quả hoạt động

- Ty suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu

Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuân

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) =

(Nguôn: Tác giả tổng hợp)Chỉ số này thê hiện: tạo ra 1 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp thu về bao

nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất lợi nhuận này phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinhdoanh, chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp

- Ty suất lợi nhuận sau thuế trên tông tài sản

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tông tài sản (ROA) = Tổng tài sản bình quân

(Nguồn: Tác giả tổng họp)Chỉ số này dùng để đánh giá mức độ hiệu quả khi sử dụng vốn của các công

ty, doanh nghiệp.

+ Chỉ số này cao giúp nhà đầu tư xem xét được doanh nghiệp đó đang khai

thác tài sản hiệu quả đê tạo ra lợi nhuận.

Trang 26

+ Chỉ số này thấp phản ánh các nguồn lực của doanh nghiệp chưa thai khác

hiệu quả.

- Ty suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

Lợi nh th

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) = ee ni a

(Nguon: Tác giả tổng hop)

Chỉ số này cho thấy những lợi nhuận được nhận từ số vốn đã góp thông quahình thức sở hữu cô phiếu của doanh nghiệp Dé làm các nhà đầu tư, cổ đông yêntâm, hài lòng, doanh nghiệp cần tạo ra giá trị ROE cao hơn Điều này đồng nghĩavới việc lợi tức từ những khoản đầu tư sẽ có rủi ro thấp hơn

Khi so sánh chỉ số ROE của doanh nghiệp cùng chỉ số ROE trung bình củangành, nhà đầu tư sẽ xác định dé dàng lợi thế cạnh tranh

+ ROE càng lớn, thì lợi nhuận mà các doanh nghiệp nhận được cảng nhiều

+ Chỉ số ROE thấp có nghĩa bạn lãnh đạo không phát triển tốt công ty, khôngsinh lời tốt

1.2.5 Dự báo tài chính

1.2.5.1 Khái niệm du bdo tài chính doanh nghiệp

Dự báo tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét thời kỳ trong quá khứ,

nhìn nhận tình hình tài chính hiện tại và ước định ở tương lai đặt trong một viễn

cảnh nhất định nao do

Dự báo tài chính có ý nghĩa đối với nhiều chủ thé quan tâm đến thông tin tài

chính của doanh nghiệp, cụ thể:

- Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: xác định rõ ràng mục tiêu tài chính màdoanh nghiệp hướng tới trong tương lai, từ đó cân nhắc tính khả thi của các quyếtđịnh đầu tư hay tài trợ; là công cụ giúp nhà quản lý thực hiện tốt việc điều hành cácHDKD - tài chính của doanh nghiệp và chuẩn bị các phương án dé chủ động ứng

phó với các biến động trong kinh doanh

- Đối với doanh nghiệp: giúp doanh nghiệp có phương hướng, mục tiêu rõràng cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong tương lai, đồng thời cung cấp

Trang 27

cơ sở đề đánh giá, phân tích, kiêm chứng các hoạt động tài chính của doanh nghiệptheo mục tiêu đã đề ra, đảm bảo cho doanh nghiệp luôn ở trạng thái cân bằng tài

chính, cải thiện sự 6n định và phát triển của doanh nghiệp.

- Đối với nhà đầu tư: Dự báo tài chính giúp các nhà đầu tư có cơ sở dé đánhgiá khả năng tài chính trong tương lai của nhà đầu tư, từ đó đưa ra các quyết địnhđầu tư hợp lý

1.2.5.2 Nội dung dự báo tài chính doanh nghiệp

Dự báo tai chính được thực hiện sau khi tiến hành phân tích hoạt động kinh

doanh, tình hình tài chính doanh nghiệp và có những đánh giá chung về doanh nghiệp

Đề dự báo tài chính doanh nghiệp, ta cần tập trung vào dự báo: Bảng kết quả hoạt độngsản xuất kinh doanh; Bảng cân đối kế toán và bảng Lưu chuyền tiền tệ

Doanh nghiệp cần vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh Một trongnhững chỉ tiêu thé hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chính là Doanh thuthuần (doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc doanh thu thuần hoạt độngkinh doanh) Nhu cầu về vốn của doanh nghiệp chính là số vốn cần thiết để doanhnghiệp có thé kinh doanh hoạt động với từng quy mô hoạt động Vì vậy, khi doanhthu thay đổi thì tất nhiên việc thay đổi về vốn là điều tất yếu Do vậy, trong thựctiễn quản lý tài chính luôn nảy sinh nhu cầu về dự báo tài chính

a Quy trình lập dự báo tải chính doanh nghiệp

Quy trình lập dự báo tài chính có thê chia làm 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Thu thập và phân tích thông tin Thông tin được lay từ các nhân

tố bên ngoài cũng như các nhân tố bên trong doanh nghiệp

—Giai đoạn 2: Soạn thao dự báo Trên cơ sở tải liệu thông tin, sử dụng những

phương pháp nhất định tiến hành và xác định dự báo về tài chính của doanh nghiệp

Giai đoạn 3: Hoàn chỉnh báo cáo tài chính dự báo, bao gồm các công đoạn:

+ Xem xét kết quả tài chính dự tính với mục tiêu ban đầu

+ Xem xét mức độ hợp lý của những giả thiết kinh tế được dùng để dự đoán,phát hiện những sai sót trong những thông tin hoặc những khiếm khuyết trong các

hoạt động.

Trang 28

b Những căn cứ chủ yếu lập dự báo tài chính doanh nghiệp

Kết quả phân tích đánh giá tình hình tài chính kỳ trước.

Các chiến lược hay định hướng tài chính của doanh nghiệp

-Các chính sách, chế độ tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp, và

những vấn đề liên quan trực tiếp đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp như

các luật thuế, chế độ khấu hao tài sản cố định, các thé lệ và quy chế vay vốn

-Những xu hướng diễn biến thay đổi trong môi trường kinh doanh mà trựctiếp là môi trường tài chính như sự biến động của lãi suất, của thị trường chứngkhoán, sự phát triển của các Công ty cho thuê tài chính

c Phương pháp dự báo tài chính doanh nghiệp

Phương pháp dự báo tài chính doanh nghiệp thường được sử dụng là phương

pháp dự báo theo tỷ lệ phần trăm doanh thu: Phương pháp này được thực hiện trên

cơ sở giả định các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính thay đổi theo một tỷ lệ nhất định so

với mức doanh thu đạt được của doanh nghiệp Doanh thu thay đôi kéo theo sự thayđổi của chi phí kinh doanh và lợi nhuận, từ đó làm thay đổi vốn chủ sở hữu và cáctài sản cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần bảođảm vốn cho nhu cầu các tài sản cần thiết cho hoạt động kinh doanh, vì vậy việcthay đổi cho nhu cau các tai sản cần thiết cho hoạt động kinh doanh, vì vậy việc

thay đối quy mô tài sản và quy mô vốn chủ sở hữu sẽ dẫn tới việc thay đôi nhu cầu

vốn bồ sung cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Nhu cầu vốn bồ sung = Tài sản dự báo — Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả dự báoQuy trình dự báo tài chính theo phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu

được thực hiện theo các bước cơ bản sau:

Bước 1: Xác định tỷ lệ tăng trưởng doanh thu.

Bước 2: Dự báo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Bước 3: Dự báo bảng cân đối kế toán

Bước 4: Dự báo báo cáo lưu chuyên tiền tệ

Đề dự báo tài chính doanh nghiệp, ta cần tập trung vào dự báo Bang cân đối

Trang 29

thống báo cáo này thể hiện mục tiêu tài chính mà doanh nghiệp cần đạt tới trong

tương lai.

Các báo cáo tài chính cung cấp thông tin để người sử dụng đánh giá tình hình

tài chính của doanh nghiệp hiện tại và dự báo tình trạng tài chính trong tương lai.

Muốn thực hiện được mục tiêu đó người ta phải thông qua các báo cáo tài chính,như vậy, dự báo các báo cáo tài chính cần thiết không chỉ đối với các nhà quản trịdoanh nghiệp mà còn cần thiết đối với cả những người sử dụng thông tin ngoài

doanh nghiệp.

Trang 30

Tổng kết chương 1

Trong chương | tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích tài chính và

dự báo tài chính doanh nghiệp.

Những vấn đề cơ bản trong phân tích tài chính và dự báo tài chính doanh nghiệp:Khái niệm tài chính doanh nghiệp, phân tích tài chính doanh nghiệp; tìm hiểu vaitrò của phân tích tài chính doanh nghiệp đối với mỗi loại đối tượng quan tâm đếntình hình tài chính của doanh nghiệp như các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu

tư, ngân hàng thương mại, nhà cung cấp, người lao động và các bên có liên quankhác; mục tiêu của phân tích tài chính để có thé trở thành công cụ đắc lực giúp cácbên đưara quyết định một cách chính xác, đúng đắn nhất trong chiến lược kinh

doanh của mình.

- Tổng quát những nội dung chủ yếu trong phân tích tài chính doanh nghiệp

như: Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn, phân tích khả năng thanh toán, phân tích

khả năng hoạt động tài chính, phân tích khả năng sinh lời, phân tích diễn biến nguồnvốn và hiệu quả sử dụng vốn, phân tích kết quả kinh doanh

- Trình bày về khái niệm, vai trò của dự báo tài chính, các yếu tố ảnh hưởngđếnkết quả dự báo tài chính, quy trình và phương pháp dự báo tài chính

Việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích và dự báo tài chính

doanh nghiệp đã tạo tiền đề khoa học để tiếp tục nghiên cứu tình hình tài chính tại

Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông

Trang 31

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Quy trình nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn của tác giả được thê hiện qua sơ đô sau:

Tìm kiếm, thu thập và tổng hợp

các tài liệu thứ cấp

Dự báo và đưa ra quyết định

So đồ 2.1 Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả thiết kếBước 1: Xác định rõ tính cấp thiết của đề tài, ý nghĩa khoa học từ đó nắm

được yêu cầu của dé tai

Tác giả chỉ thu thập thông tin dữ liệu thứ cấp, chủ yếu dựa trên hệ thống báo

cáo tài chính của doanh nghiệp Đây là những báo cáo quan trọng nhất cung cấpthông tin về quá trình hoạt động của một doanh nghiệp và là một trong những cơ sở

quan trọng giúp thực hiện quá trình phân tích tài chính Ngoài ra, tác giả còn dựa

vào những thông tin đã nghiên cứu từ giáo trình, tài liệu tham khảo, đề tài nghiên

cứu khác, từ đó đưa ra được cơ sở lý luận về phân tích và dự báo tài chính DN

Bước 2: Đây là giai đoạn thực hiện các công việc đã được xác định từ trước:

Sưu tầm tài liệu: Dé thực hiện giai đoạn này, đầu tiên cần phải thu thập, tổng

Trang 32

+ Báo cáo tài chính và báo cáo quản trị theo chế độ kế toán hiện hành đã

được kiểm toán: Bảng báo cáo lưu chuyền tiền tệ, bảng cân đối kế toán, thuyết

minh báo cáo tài chính, bảng báo cáo kết quả HDKD

+ Các tài liệu khác: các bài nghiên cứu, phân tích và dự báo ngành

Tính toán các chỉ tiêu đã được xử lý, áp dụng các phương pháp, kỹ thuật détiễn hành phân tích và dự báo

Bước 3: Dựa trên những phân tích, đánh giá tình hình tài chính DN, từ đó

lập báo cáo dự báo tài chính của DN trong giai đoạn tiếp theo và đưa ra các giải

pháp, phương hướng nâng cao tình hình tài chính của DN.

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

Thu thập thông tin, dữ liệu là quá trình tập hợp văn bản, tài liệu theo những

tiêu chi cụ thé nhằm làm rõ những van đề, nội dung liên quan đến lĩnh vực nhấtđịnh Đó cũng là quá trình xác định nhu cầu thông tin, tìm nguồn thông tin, thựchiện tập hợp thông tin theo yêu cầu nhằm đáp ứng mục tiêu đã được định trước

Bên cạnh đó, thu thập thông tin, dữ liệu có tính đa dạng về phương pháp vàcách thức Tùy theo yêu cầu về thông tin, nguồn lực mà có thé áp dụng các phương

pháp và cách thức thu thập thông tin cho phù hợp Mỗi kênh thông tin có ưu điểm

và nhược điểm riêng, phù hợp với mỗi loại thông tin cần thu thập Việc lựa chọn

được nguồn thông tin thích hợp sẽ bảo đảm hiệu quả quá trình thu thập thông tin vàchất lượng của thông tin

Thu thập tải liệu là một trong những công việc quan trọng của hoạt động

nghiên cứu khoa học, đây là điểm khởi đầu cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu

khoa học của mình Do đó, mục đích của việc thu thập tài liệu nhằm:

+ Giúp các nhà nghiên cứu hiểu về các phương pháp và cách thức áp dụng

được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây

+ Làm rõ chủ đề nghiên cứu và có thêm kiến thức, hiểu biết sâu hơn về lĩnh

vực mình đang nghiên cứu

Trang 33

+ Tránh trùng lặp với nghiên cứu trước đó đề tiết kiệm thời gian, công sức và

tiền bạc cho việc điều tra các nội dung cần thiết

Cụ thé, đối với luận văn này, tác gia đã thu thập các tài liệu của Tổng Công ty

Dich vụ Viễn thông các năm từ 2019 — 2021 qua nhiều nguồn khác nhau va cùngvới việc vận dụng những kiến thức đã được học để tính toán và đánh giá được tình

hình tai chính của công ty.

Thông tin thu thập dé làm nghiên cứ được tìm thấy từ các nguồn tài liệu sau:

+ Những nội dung khái niệm, lý luận và bằng chứng khoa học có thé được tìm

thấy trong sách giáo trình, tài liệu chuyên ngành, luận văn, các nghiên cứu khoa

học

+ Các tài liệu, văn bản pháp luật, chính sách thu thập từ các cơ quan quản lý

Nhà nước do Quốc hội, Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế ban hành hay các cơ quan

quản lý khác ban hành.

+ Những thông tin được đăng trên các trang báo mạng chính thống hay website

chính thức của công ty.

Cu thé, đối với luận văn này, tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập thôngtin từ các nguồn dữ liệu thứ cấp Tiêu biểu là việc thu thập báo cáo tài chính cácnăm từ 2019-2021 và các tài liệu liên quan đến thông tin công ty đều do phía TổngCông ty Dịch vụ Viễn thông cung cấp trực tiếp

Ngoài ra, những định nghĩa, khái niệm, công thức tính được tác giả thu thập từ

các nguồn tài liệu chính thống như “Giáo trình Phân tích tài chính” của tác giả TrầnThị Thanh Tú, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2021; “Giáo trình Tài chính doanhnghiệp” của tác giả PGS.TS Lưu Thị Hương và PGS.TS Vũ Duy Hào đồng chủbiên, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2013; “Giáo trình Phân tích báo cáo tài

chính” của tác giả Nguyễn Năng Phúc, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2013;

“Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính” của tác giả GS.TS Nguyễn Văn Công, NXB Dai học Kinh tế Quốc dân, 2019

Trang 34

2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý thông tin là hoạt động phân tích, phân loại thông tin theo những nguyên

tắc và phương pháp nhất định, hoạt động này bao gồm quá trình đối chiếu, chọn lọc,

chỉnh lý, biên tập thông tin theo mục đích, yêu cầu xác định Đây là công việc nhằm

nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng thông tin, tránh sự trùng lặp, nhiễu thông tin.

Xử lý thông tin là việc sắp xếp, phân tích các đữ liệu có được theo yêu cầu,tiêu chí cụ thể một cách khoa học, chính xác, khách quan nhằm cung cấp những cơ

sở dé xem xét, giải quyết van đề

Cu thé, đối với dé tài ma tác giả đang nghiên cứu này, các dữ liệu thu thập

được cần phải kiểm tra lại để đảm bảo tính chính xác, hợp lý, đầy đủ và minh bạchcủa bộ báo cáo tài chính của công ty giai đoạn từ 2019 — 2021 bao gồm bốn loại báo

cáo cơ bản: Bang cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển

tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính với mục tiêu cuối cùng là đưa ra các giảipháp, phương án khuyến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính của Tổng Công ty

+ Phân tích sự thay đổi qua thời gian 2 đến 3 năm cả về số tuyệt đối và số

tương đối của các chỉ tiêu trong Báo cáo tài chính

+ Phân tích xu hướng dài hạn, trên cơ sở so sánh số liệu của các năm sau so vớinăm gốc.

Từ đó đưa ra nhận định về chiều hướng, tốc độ, khuynh hướng/xu hướng của

các khoản mục/chỉ tiêu qua các năm so với năm gốc

Ưu điểm của phương pháp so sánh là đơn giản, dé vậndụng, có thé rút ra được tinh xu thé của các chỉ tiêu; tuy nhiên hạn chế của phươngpháp này là không đánh giá được chất lượng của thông tin sử dụng dé phân tích

Trang 35

Phương pháp so sánh được chia làm 2 phương pháp: So sánh theo chuỗi thời

điểm và so sánh chéo thời gian và so sánh theo thời điểm

—_ Phương pháp so sánh theo thời gian

Phương pháp so sánh theo thời gian là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu của

doanh nghiệp tính tại thời điểm phân tích so sánh với chính chỉ tiêu đó trong q uákhứ theo năm hoặc theo tháng Việc lựa chọn các thời điểm để so sánh phụ thuộc

vào mục đích phân tích báo cáo tài chính của các nhà phân tích.

— Phương pháp so sánh chéo theo thời điểm

Trong phương pháp này, người ta thường xuyên sử dụng kết quả các chỉ tiêu

tỷ số của doanh nghiệp đang xem xét để so sánh với chính chỉ tiêu đó của trung bìnhngành hoặc của doanh nghiệp cạnh tranh tại cùng một thời điểm

dụng dé phân tích Do là các ty số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu

khác Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày

càng được bổ sung và hoàn thiện Bởi lẽ, thứ nhất, nguồn thông tin kế toán và tài

chính được cải tiến và được cung cấp đầy đủ hơn Đó là cơ sở dé hình thành những tỷ

lệ tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ số của một doanh nghiệp hay một nhóm

doanh nghiệp; thứ hai, việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dt liệu và thúc

đây nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ số; thứ ba, phương pháp phân tích nàygiúp nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thốnghàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn

Về nguyên tắc, với phương pháp tỷ số, cần xác định được các ngưỡng, các tỷ

số tham chiếu Dé đánh giá tình trạng tài chính của một doanh nghiệp cần so sánhcác tỷ số của doanh nghiệp với các tỷ số tham chiếu Như vậy, phương pháp so sánh

Trang 36

luôn được sử dụng kết hợp với các phương pháp phân tích tài chính khác Khi phân

tích, nhà phân tích thường so sánh theo thời gian (so sánh kỳ này với kỳ trước)

dé nhận biết xu hướng thay đôi tình hình tài chính của doanh nghiệp, theo không

gian (so sánh với mức trung bình ngành) để đánh giá vị thế của doanh nghiệp

trong ngành.

2.2.3.3 Phương pháp đô thị

Phương pháp đồ thị là phương pháp biéu diễn các chỉ tiêu tài chính thông qua

các loại biéu dé, dé thị Từ việc nhìn nhận trực quan hình dáng đồ thị đường thanghoặc đồ thị hình cột có thé đánh giá xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu

Hoặc có thê đánh giá tỷ trọng các bộ phận cấu thành nên chỉ tiêu tổng thé có hợp lýhay không thông qua việc nhìn nhận đồ thị hình tròn

Bài luận văn có sử dụng phương pháp đồ thị đường thắng và đồ thị cột trongviệc mô tả biêu diễn sự thay đổi của các chỉ tiêu tài sản, tài sản ngắn hạn, tài sản dàihạn, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí, dòng tiền, của doanh nghiệp

qua các thời kỳ hoặc các thời điểm Từ đó cho người đọc cái nhìn tổng quan về xu

hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu này

2.2.3.4 Phương pháp phân tích tách đoạn

Phương pháp phân tích tách đoạn (còn gọi là Mô hình Dupont) là kỹ thuật có

thé được sử dụng dé phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng cáccông cụ quản lý hiệu quả truyền thống Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố củaBáo cáo kết quả kinh doanh với Bảng cân đối kế toán Với phương pháp này, cácnhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấutrong hoạt động của doanh nghiệp Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ sốtổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA),thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số cómỗi quan hệ nhân quả với nhau Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ

số đó đối với tỷ số tổng hợp

Công thức tính mô hình Dupont:

% Phân tích ROA:

Trang 37

Loi nhuận sau thuê Lợi nhuận sau thuê

ROA Tổng tai sản bình quân Doanh thu thuần

_ Doanh thu thuần

Tông tải sản bình quân

Hay ROA = ROS x Vòng quay tổng tài sản

Phương trình tách ROA của Dupont cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tàisản phụ thuộc hai yếu tố:

Quy mô lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ mỗi đồng doanh thu thuần, thé hiệnqua hệ số ROS Như đã phân tích ở trên, hệ số này gián tiếp thé hiện khả năng quan

lý chi phí và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp quản lý chỉ

phí tốt thì có thể làm tăng ROS và từ đó cải thiện tỷ suất sinh lời trên tài sản Ngược

lại, một doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động thấp, quan lý chi phí kém thi ROS sẽ

thấp, từ đó làm giảm tỷ suất sinh lợi trên tài sản

Quy mô doanh thu thuần được tạo ra từ mỗi đồng vốn đầu tư vào tong tai sản,thé hiện qua hệ số vòng quay tổng tài sản (còn gọi là hiệu suất sử dụng tông tài sản)

Hệ số này phản ánh hiệu qua và tần suất khai thác tổng tài sản của doanh nghiệp

Như vậy, nếu doanh nghiệp có thé tăng hiệu quả khai thác tài sản thì cũng sẽ cải

thiện được ROA.

+ Phân tích ROE:

ROE= Lợi nhuận sau thuế _ Loi nhuận sau thuế

= VCSH binh quan = Téng Tai san binh quan x

Téng Tai san binh quan

Trang 38

Dựa vào mô hình Dupont, ta thay rằng có ba yếu tố có thể làm thay đổi chi sốROE doanh nghiệp bao gồm tỷ suất lợi nhuận ròng, vòng quay tài sản và đòn bay

tài chính.

Các giải pháp để tăng ROE bao gồm:

+ Tăng lợi nhuận ròng biên, điều này yêu cầu doanh nghiệp phải có một lợi thếcạnh tranh nhất định trong ngành Có thé bằng cách tiết giảm chi phi, tăng giá

bán

+ Nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn hoặc tăng hiệu suất

sử dụng các tài sản sẵn có của doanh nghiệp, nhằm nâng cao vòng quay tài sản

+ Nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn đề đầu tư.Ứng dụng mô hình Dupont:

+ Mô hình có thé được sử dụng bởi bộ phận thu mua và bộ phận ban hàng dé

khảo sát hoặc giải thích kết quả của ROA

+ So sánh với những hãng khác cùng ngành kinh doanh.

+ Phân tích những thay đổi thường xuyên theo thời gian.

+ Cho thấy sự tác động của việc chuyên nghiệp hóa chức năng mua hàng

Các bước tiễn hành trong phương pháp Dupont:

+ Thu nhập số liệu trong báo cáo tài chính

+ Tính toán (sử dụng các công thức tính).

+ Đưa ra kết luận

+ Nếu kết luận xem xét không chân thực, kiểm tra số liệu và tính toán lại

Ưu điểm của việc sử dụng phương pháp Dupont:

+ Tính toán đơn giản Đây là một công cụ rất tốt để cung cấp những thông tin

và đánh giá cơ bản giúp tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

+ Có thé dé dàng kết nối với các chính sách đãi ngộ đối với nhân viên

+ Có thé được sử dụng dé thuyết phục cấp quản lý thực hiện một vai bước cải

tổ nhằm chuyên nghiệp hóa chức năng thu mua và bán hàng Đôi khi điều cần làm

trước tiên là nên nhìn vào thực trạng của doanh nghiệp, thay vì tìm cách thôn tính

Trang 39

doanh nghiệp khác nhằm tăng thêm doanh thu và hưởng lợi thế nhờ quy mô, dé bùđắp khả năng sinh lợi yếu kém.

Hạn chế của phương pháp phân tích Dupont:

+ Dựa vào số liệu kế toán cơ bản nhưng có thể không đáng tin cậy

và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

2.2.4 Phương pháp dự báo tài chính

Dé dự báo báo cáo tài chính doanh nghiệp, các nhà phân tích có thé dựa vàokết quả mà doanh đã đạt được trong quá khứ kết hợp với tình hình hiện tại và đưa racác phương hướng hoạt động trong tương lai để dự báo tài chính của doanh nghiệp

trong tương lai.

Các nhà phân tích có thé áp có rất nhiều phương pháp dé dự báo báo cáo

tài chính

Phương pháp dựa vào quá khứ: là phương pháp nghiên cứu những chỉ tiêu tài

chính phản ánh kết quả hoạt động đã diễn ra theo thời gian trong quá khứ, để tìm ramối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả Mối quan hệ này được biểu diễnthành phương trình hồi quy, từ đó các nhà phân tích có thể dự báo được các chỉ số

tài chính của DN.

Phương pháp dựa vào giả thiết trong tương lai: là phương pháp dự báo các chỉtiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh sẽ đạt được trong tương lai trên cơ sởnhững sự kiện được biết trước hoặc các giả thiết được đặt ra phù hợp với tình hình

của DN.

Trang 40

Có nhiều phương pháp dự báo báo cáo tài chính, tuy nhiên, trong luận văn, tácgiả sử dụng phương pháp dự báo tài chính theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu để

nghiên cứu, dự báo tài chính cho Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông

Quy trình dự báo tài chính theo phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu

được thực hiện theo các bước cơ bản sau:

Bước 1: Dự báo doanh thu

Dé xác định tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cho các kì tới, nhà phân tích căn cứ

chủ yếu vào tỷ lệ tăng trưởng doanh thu trong các kì trước, cùng với việc phân tích

môi trường kinh đoanh và chiến lược kinh doanh của DN

Phân tích môi trường và chiến lược kinh doanh là điểm xuất phát quan trọng

của việc đánh giá hoạt động kinh doanh và dự báo tài chính cho DN Phân tích môi

trường và chiến lược kinh doanh là phân tích về ngành nghề kinh doanh và phantích chiến lược cạnh tranh của DN đặt trong bối cảnh của nền kinh tế

Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cũng như khả năng sinh

lời bình quân của một ngành bao gồm:

+ Mức độ cạnh tranh giữa các DN hiện tại

+ Mỗi de doa từ việc tham gia vào thị trường của các DN mới

+ Mối đe dọa từ các sản phẩm thay thé

+ Khả năng thương lượng của các DN ngành với những khách hàng và nhà

cung cấp

Trong các yếu tố này, việc xem xét tốc độ tăng trưởng của ngành và tốc độtăng trưởng bình quân của DN trong quá khứ là các yếu tố mang tính quyết định tớiviệc dự báo tốc độ tăng trưởng doanh thu của DN trong những kì tới

Bước 2: Xác định các chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu

Do việc dự báo chỉ tiêu trên báo cáo tai chính được thực hiện theo tỷ lệ phần

trăm so với doanh thu nên nhà phân tích cần xác định các chỉ tiêu biến đổi theodoanh thu và dự báo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu của các chỉ tiêu đó Đối với cácchỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh, giá vốn hàng bán và chi phí bán hang và

Ngày đăng: 22/11/2024, 16:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN