1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kế toán: Phân tích và dự báo tài chính tại Công ty cổ phần FECON

122 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích và dự báo tài chính tại Công ty cổ phần FECON
Tác giả Hà Bích Phương
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thanh Hải
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Kinh tế
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 35,19 MB

Nội dung

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Về mục đích nghiên cứu: Phân tích tình hình tài chính Công ty cổphần FECON giai đoạn 2018 — 2022 dé thấy được thực trạng, xu hướng, mức độ bi

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘI TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE

HÀ BÍCH PHƯƠNG

LUẬN VAN THAC SĨ KE TOÁN

CHUONG TRINH DINH HUONG UNG DUNG

Hà Nội - Năm 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE

HÀ BÍCH PHƯƠNG

PHAN TÍCH VÀ DỰ BAO TÀI CHÍNH TẠI

CONG TY CO PHAN FECON

Chuyên ngành: Kế toán

Mã số: 8340301

HUONG DAN KHOA HOC: TS NGUYEN THỊ THANH HAI

XAC NHAN CUA CAN BO XAC NHAN CUA CTHD

HUGNG DAN CHAM LUAN VAN

Hà Nội - Năm 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, đượcthực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Thanh Hải chưa được công bố

trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác Việc sử dụng kết

quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định Cácnội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tảitrên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của

luận văn.

Tác giả luận văn

Hà Bích Phương

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TU VIET TẮTT - 2 2SE+2E£2EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEerkkrrkerkrree i

0.9 ):80098:70 c1 ii DANH MUC HINH 0 cccccccccsscsscssssssessessssssessessessusssessessecsusssessessecsssssetsessessseeseeseees Hi

098009670008 | CHUONG 1: TONG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VE PHAN TÍCH VA DU BAO TÀI CHÍNH - 2-2 55552 5

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu - ¿- ¿ £ s+SE+EE+EE+E£+E£EeEEerxerxerxrrxrreres 5 1.2 Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp 2 ¿5 5 s52 s2 10

1.2.1 Khái niệm, mục tiêu và ý nghĩa phân tích tài chính doanh nghiệp 10 1.2.2 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiỆp 5 5 5555 <<s<+s<+s+2 13

1.3 Cơ sở lý luận về dự báo tài chính doanh nghiệp 2-2 ¿52 s2 s+£sss2 25 1.3.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp - 25

1.3.2 Khái niệm và mục đích dự báo tài chính 25555 scs‡<+++ssceesssx 26 1.3.3 Nội dung dự báo tai chính - c + 132111191111 11 9 11 111v ng ng kg rưy 28

KET LUẬN CHƯNG -2- 5£ ©522SE‡EEEEE2E2EE2E1E21211211221 71211211 xe, 35

CHƯƠNG 2 THIẾT KE VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36 2.1 Thiết kế nghiên cứu - 2-2 s+E+EE+EE£EE£EE2E12E12717117112111171711211 11.0 36

2.2 Phuong phap nghién 0à) "337 36

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu -2- 2£ 2 2£ x+E+£E£+EE+EEt£EtzE+zrezrxerxeres 36

2.2.2 Phương pháp phân tÍch - 6 + +23 23 919 TH HH ng Hưng gh ggưệp 37 2.2.3 Phương pháp so sánh càng TH TH Hà HH HH ghi 41

2.2.4 Phương pháp đồ thit cc.cceccecceccsscsscessessessecssessessesscssessessessesssessessesseesessseeseeseees 42

2.2.5Phương pháp tỷ 16 - ¿2 5£ S22S22EE2EEEEE2E22127121211221221 2121.2112 crkrei 42

2.2.6 Phương pháp Dupont - - 5 2c 12220118331 189301 131119111 1 ng ng kg ky 43

KET LUẬN CHƯNG 2 -2- 5225222 EEEEE2E2212717121121121171211 21111 re 46

CHUONG 3 PHAN TÍCH THỰC TRANG VA DỰ BAO TÀI CHÍNH TẠICÔNG TY CO PHAN FECON 22-2222 2222221222122 EEcrrrrrrrkee 41

Trang 5

3.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần FECON -2- 2 +¿+2++2+++zx++zxrzrxeee 41 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triỂn ¿- 2 2£ E+E£2E£+EE+EE+EEzEEzExerxerrerex 47

3.1.2 Lĩnh vực hoạt động chính va dia bàn kinh doanh s++-«>+<<++ss2 49

3.1.3 Cơ cau tô chức của Công ty -¿- + + ©E2E2EE2EEEEEE211221221 212111121 re, 49

3.1.4 Các công ty con và liên doannhh c6 1 31191119119 1 911g nh ng rệt 50

3.1.5 Đặc điểm kinh doanh của Công ty veccecceccscsscsssesesssssessessessessessessessssessesseseesseeee 51 3.1.6 Phân tích tong quan về công ty cỗ phần FECON c.scesscessesssessseestesseesseessees 53 3.2 Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần FECON 58 3.2.1 Phân tích kết quả kinh doa c c.cccccsccscessessessessesessesessessessessessssesessessessessease 58 3.2.2 Phân tích về tài sản của FECON eeceecccccssssesessesececsesvsececsesucacsvscecevsveusavaveeeecers 60 3.2.3 Phân tích nguồn vốn - 2-2: ©2£©5£+SE+EE£EEEEEEEEEEEE2E21122122171211211 21 xe 64 3.2.4 Phân tích về tình hình lưu chuyên tiền tệ 2 5¿©s2©++cx++zxzzsze- 69 3.2.5 Phân tích về khả năng thanh toán của FECON - 2 2 2 s+cx+c+z+zse2 72

3.2.6 Phân tích hiệu quả hoạt động của FECON - -.-7S-cccssseerssrrres 75 3.2.7 Phân tích kha năng sinh lời của FECON -5 5c sScssksseseerssrrres 77 3.2.8 Phân tích giá trị thị trường của FECOƠN - Án niên 79 3.2.9 Phân tích DupOTn( 5 5 <1 kh HT TH HH HH ngàn 81 3.2.10 Phân tích rủi ro tài chính - 221 E121 81111 533111 E235 1 key 32

3.3 Đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần FECON - 84

3.4 Dự báo tài chính công ty cô phần FECON cccccccesseessessessesseessessessesseesseeseeseees 86 3.4.1 Dự báo doanh thu thuần về bán hang va cung cấp dịch vụ - 87 3.4.2 Dự báo Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cô phan FECON 94 3.4.3 Dự báo Báo cáo Bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phan FECON 97 KET LUẬN CHƯNG 3 - 2-22 ©Sc2SS 222232 2212112112711211 21111 1 crkrrre 102

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG

TY CO PHAN FECON, - 22-25-2122 21221221 71211211221 1121121121111 crxee 103

4.1 Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần FECON -2- 25c: 103

4.2 Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần FECON 104

4.2.1 Nhóm giải pháp giảm Chi phÍ - - - - <5 + 3+3 * + EE+#EEEeeereeeeeeeeeereereeee 105

Trang 6

4.2.2 Quản ly chặt Khoản phải thu Ác 1v ng ng ng rệt 108

4.2.3 Cải thiện va nâng cao hiệu quả sử dụng tai sản - 55c s+c<<cssexss 108

KET LUẬN 2-5252 2k EE2E12E12E1271211211211 21111211211 1111211.11 1111 ye 110 TÀI LIEU THAM KHẢO -5 2525 EE£EE2EE2E1E71E711211211211 11.11 1ectxe, 112

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

STT Ky hiệu Nguyên nghĩa

1 | BCTC Bao cáo tài chính

2 | BCDKT Bảng cân đối kế toán

3 | BCKQHDKD | Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

4 |BCLCTT Báo cáo lưu chuyên tiên tệ

5 |DN Doanh nghiệp

6 |CTCP Công ty cô phân

7 | FCN Công ty cô phân FECON

8 | HTN Công ty cô phần Hưng Thịnh Incons

9 |HVH Công ty cô phân đầu tư và công nghệ HVC

10 |SXKD Sản xuất kinh doanh

11 |TSCĐ Tài sản cô định

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh của FECON 2- 2-55 2+S£+E£E££EerEerxerxersrree 58 Bang 3.2: Một số dự án lớn FCN đã trúng thầu và đang thực hiện - 60 Bảng3.3: Cơ cau tài sản của FON -s-©2+22t22k22122112711221 2112111211211 cre 61

Bang 3.4: Chénh lêch tài san qua các năm tại FCN - c5 cScsssssersserees 62

Bảng 3.5: Cơ cau nguồn vốn của FON ¿2 t+SE+EE+EE2EE2EZEEEEEEerkerkerkrree 64 Bang 3.6: Chênh lệch nguồn vốn qua các năm của ECN 5-5 s52 s2 65 Bảng 3.7: Cơ cau nợ phải trả năm 2022 của FCN -2- 2 2+5 xecx+£x+zerszsez 66 Bang 3.8: Các chỉ số đòn bảy tài chính của FCN - 2-2-2 2 s+xe£x+zzzszse2 67 Bảng3.9: Cơ cau tài sản của HTN ¿ 5-©52 2222k 2EE22112712221 2112211221211 cre 68

Bang 3.10: Cơ cấu tài sản của HVH o cceccecceccsssessessssssessesseessessessesseessessesseeseseeseeseees 68

Bang 3.11: Lưu chuyền tiền tệ tại FCN - ¿2-52 E2EE2EE2EE2E2EEEerEerkerkerkrree 69 Bảng 3.12: Tỷ số thanh khoản tại FCN ¿2c ESE+EE+EE£EE2EZEEEerEerkerkrrkrree 72 Bang 3.13: Tỷ số thanh khoản tại HTNN 2¿ 2 s5x+2E+2EE+EEtEEezEezreerxerrcree 72 Bang 3.14: Tỷ số thanh khoản tại HVH - 2-2 E+EE+EE+EE‡E£EEEeEEerkerkerkrree 73 Bảng 3.15: Nhóm chỉ số Hiệu quả hoạt động -2 2¿- 5¿©5+25z2£x2zxvzsesrsz 75

Bang 3.16: Nhóm chỉ số sinh lời - ¿22 2 SE9E£2EE2EE£EEEEEEEEEEEEEEEErEErEkrrkerkrrex 71 Bang 3.16: Nhóm chỉ số sinh lời ¿22 2 5E9E£2EE2EE£EESEEEEEESEEEEEEEEErEkrrkrrkrrer 79

Bảng 3.17: Các chỉ số theo phương trình Dupont -2- 2 2 2s +x+zxzs+zsz +2 81 Bang 3.18: Bảng hệ số phá sản Z SCOFe -2- ©5252 SESE‡2E2EE2EEtEECEEEEEkerkrrkrrei 83

Bảng 3.19: Bảng Doanh thu của FCN - <1 HH HH ng trên 86

Bang 3.20: Bang theo dõi tốc độ tăng trưởng doanh thu hang năm của FCN 93 Bảng 3.21 Ty trọng các khoản mục trên BCKQHDKD so với doanh thu thuần trong

r)0s(i020920/201177 94

Bang 3.22 Báo cáo kết quả kinh doanh dự báo trong giai đoạn 2023-2025 96

Bảng3.23 Dự báo các khoản mục tài sản của FECON c << c<<cc<xx 98

Bảng 3.24 Dự báo các khoản mục nguồn vốn của FECON -5: 99

ii

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Sơ đồ 2.1 Mô hình phân tích bang phương pháp Dupont - 5-5 sz5s 44 Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của FECON -+- 2 ©52222EEEEEEEE2E122171 21121121 re, 50 Hình 3.2: Các công ty con và công ty liên kết của FECON - 55-552 51 Hình 3.3: Biểu đồ cơ cau tài sản FCN giai đoạn 2018-2022 vo ccecccsssecssecseecseeseeseens 62 Hình3.4: Cơ câu nguồn vốn của FON - ¿22 5¿©2++2E+2EEt2EEC2EEEEESrkrrrkrrrerree 65 Hình 3.5: Tình hình lưu chuyên tiền tệ tại FON qua các năm -5¿ 69 Hình3.6: Tỷ số thanh khoản tại PCN -¿- 2 ¿5£ E+EE£EE+EE+EE+EEZEEEerEerkerxrrkrree 72 Hình 3.7: Nhóm chỉ số Hiệu quả hoạt động -2- 2: +¿©+2+++£x2z++zx+zrxz 75 Hình 3.8: Biểu đồ nhóm chỉ số Hiệu quả hoạt động của FCN . - 78 Hình 3.9 : Kế hoạch kinh doanh năm 2023 của FCN 2s x vcx+xerxexrxers 91

iii

Trang 10

LOI MỞ DAU

1 Tinh cấp thiết của dé tài

Phân tích tài chính là một khâu vô cùng quan trọng trong quản lý tài

chính đòi hỏi thực hiện thường xuyên, định kỳ cũng như trước khi tiến hành

một sự kiện lớn của doanh nghiệp Thông qua việc phân tích tài chính, các

chủ thể quan tâm tới doanh nghiệp có thê biết được tình hình sức khỏe tài

chính, đánh giá rủi ro và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở các khía cạnh khác nhau như: khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, từ đó đưa ra

các quyết định tai chính quan trọng của từng chủ thé Phân tích tài chính cũngchính là tiền đề cơ sở căn bản nhất cho dự báo các chỉ tiêu và báo cáo tải

chính của doanh nghiệp trong tương lai.

Toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế là xu thé tất yếu của các nền kinh tế

mở, trong đó có Việt Nam Cạnh tranh vì thế ngày càng trở nên gay gắt hơn

bởi sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp trong nước, mà

còn diễn ra khốc liệt hơn với các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trên đất

nước Việt Nam Tính chất phức tạp của đại dịch Covid-I9 đặt các doanhnghiệp vào tình thế muốn tồn tại và phát triển, buộc phải triển khai hoạt động

kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh

và có chiến lược phát triển kinh doanh lâu dài Muốn đảm bao tính hiệu qua

trong kinh doanh, phân tích tình hình tài chính là không thé thiếu nhằm hoạch

địch chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, mỗi nên kinh tế Mặc dù

vậy, việc phân tích và dự báo tài chính chưa được các doanh nghiệp thực sự

quan tâm, đầu tư đúng mức.

Công ty cô phần FECON là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng

công trình, trong đó tập trung vào chuyên ngành sâu là nền móng và công

trình ngâm.

Trang 11

FECON được thành lập ngày 18/6/2004 từ một nhóm các kỹ sư và

chuyên gia đầu ngành về xử lý và thi công nền móng công trình, có tâm huyết

với nghề, với sự năng động sáng tạo và kết hợp với đội ngũ công nhân lànhnghề, hệ thống thiết bị đồng bộ với những công nghệ hiện đại, đến nayFECON đã trở thành một trong ít doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xâydựng nền móng, công trình ngầm tại Việt Nam

Với phương châm kinh doanh “Cung cấp giải pháp toàn diện cho nềnmóng công trình”, FECON cam kết mang lại giải pháp, sản phâm và dịch vụ

thỏa mãn tối đa các yêu cầu của khách hang và chủ dau tư bắt đầu từ khâu đầu tiên là tư vấn địa kỹ thuật; khảo sát địa chất; thí nghiệm nền móng, thiết kế; cung cấp và thi công đến khâu cuối cùng là quan trắc.

FECON luôn vươn tới mục tiêu trở thành tập đoàn phát triển hạ tầnghàng đầu Việt Nam và luôn tìm kiếm lựa chọn đầu tư vào các dự án về nănglượng sạch, đô thị và hạ tầng

Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác phân tích và dự báo tài chính

tôi xin được chọn dé tài “Phân tích va duu báo tai chính tại Công ty cô phan

FECON” làm đề tài nghiên cứu cho bài luận văn nay Tôi mong muốn gópmột phần kiến thức vào việc phân tích tài chính của FECON giai đoạn 2018 -

2022 và dự báo tài chính công ty giai đoạn 2023 — 2025 thông qua đó đề xuấtmột số giải pháp cải thiện tình hình tài chính và tăng khả năng thực hiện kế

hoạch tài chính cho công ty.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Về mục đích nghiên cứu: Phân tích tình hình tài chính Công ty cổphần FECON giai đoạn 2018 — 2022 dé thấy được thực trạng, xu hướng, mức

độ biến động về tài chính của Công ty qua các năm, qua đó đưa ra dự báo tải

chính cho Công ty trong giai đoạn 2023 — 2025 và các giải pháp, kiến nghị

nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.

Trang 12

- Về nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về phân tích và dự báo tài chính

doanh nghiệp

+ Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần FECON giai đoạn 2018 —

2022 từ đó đưa ra các dự báo tài chính cho công ty giai đoạn 2023-2025

+ Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp dé cải thiện tình hình tài chính tại

công ty Cổ phần FECON

3 Câu hỏi nghiên cứu:

- Tình hình tài chính của Công ty cổ phần FECON trong giai đoạn 2018

- 2022 như thế nào?

- Tình hình tài chính của Công ty cô phần FECON được dự báo ra sao

trong giai đoạn 2023 - 2025?

- Giải pháp giúp Công ty cổ phần FECON cải thiện điểm mạnh, điểm yếutrong giai đoạn tiếp theo là gì?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Phân tích và dự báo tài chính Công ty cổ phan

FECON

Pham vi nghiên cứu:

- Phạm vi về không gian: Công ty cô phần FECON

- Phạm vi về thời gian: Giai đoạn từ năm 2018 — 2022

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu đó là tập hợp các tài liệu liên quan nhưbáo cáo tài chính, báo cáo giao ban, báo cáo quản lý vốn và các báo cáo kháccủa Công ty cé phần FECON, thông qua Website, và các tài liệu liên quan

khác

- Phương pháp phân tích, tổng hợp hợp số liệu nhằm đánh giá dựa trên

các số liệu thu thập được

Trang 13

6 Ý nghĩa của nghiên cứu

- Vệ mặt lý luận: Dé tai nghiên cứu sẽ hệ thông hóa cơ sở lý luận vê phân tích tài chính trong doanh nghiệp

- Về mặt thực tiễn: dé tai sẽ giúp các bên liên quan, những người quantâm có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinhdoanh của Công ty Cé phần FECON từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn.Ngoài ra, những phân tích trong dé tài nay sẽ có giá trị thực tiễn đối với các

doanh nghiệp khác cùng ngành

7 Ket cau của luận văn

Phần mở đầuChương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận về phân tích

và dự báo tài chính doanh nghiệp

Chương 2: Thiết kế và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Phân tích thực trạng và dự báo tải chính tại Công ty cổ phần

Trang 14

CHƯƠNG 1: TỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VE PHAN TÍCH VÀ DU BAO TÀI CHÍNH

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Phân tích tài chính cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanhnghiệp là chủ yếu đưa ra các quyết định theo những mục tiêu khác nhau

Với tư cách là công cụ của quản lý, phân tích tài chính có mục đích chính

là giúp người sử dụng thông tin đánh giá chính xác sức mạnh tai chính, khả

năng sinh lợi và triển vọng của doanh nghiệp; từ đó, lựa chọn phương án kinh

doanh tối ưu Mỗi một nhóm người có những nhu cầu thông tin khác nhau và

do vậy, mỗi nhóm có xu hướng tập trung vào những khía cạnh riêng trong bức

tranh tai chính của một doanh nghiệp Tuy nhiên, tùy thuộc vao tính chất vàmức độ rủi ro của quyết định ban hành (quyết định mua hàng, bán hàng, chovay, di vay, góp vốn ) cũng như cương vị của chủ thé ra quyết định mà cácchủ thể ra quyết định có những mối quan tâm khác nhau về đối tác

Các nhà đầu tư của doanh nghiệp bao gồm nhiều đối tượng: Các cé đông mua cô phiếu, các công ty góp vốn liên doanh Khi phân tích báo tài chính

họ quan tâm trực tiếp đến giá trị của doanh nghiệp khả năng sinh lời của vốn,

cách thức phân chia lợi nhuận Trong các doanh nghiệp kinh doanh thường sử

dụng vốn vay thích hợp dé góp phan tăng trưởng vốn chủ sở hữu Do vậy vốnvay thường chiếm tỷ trọng tương đối cao để đáp ứng các nhu cầu cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh Trong nên kinh tế thị trường xuất hiện nhiều loạihình kiểm toán như kiểm toán độc lập, kiểm toán Nhà nước, kiểm toán nội bộ

Các loại kiểm toán đều dựa trên các thông tin phân tích tài chính để xác minh

tính khách quan về tình hình tài chính của một tổ chức hoạt động

Bên cạnh đó, dự báo tính hình tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng

đối với hoạt động của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp xác định được

Trang 15

hướng đi, và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp dé đạt được mục tiêu

đề ra Với những thông tin công bố của một doanh nghiệp cũng những thông

tin về ngành và những giả thiết hợp lý, nhà quản lý doanh nghiệp cũng nhưnhà đầu tư cũng có thê thiết lập dự báo tài chính cho doanh nghiệp, từ đó cócái nhìn sâu hơn, chỉ tiết hơn vào năng lực hiện tại cũng như tiềm năng kinhdoanh của doanh nghiệp Ngoai ra đây cũng là những thông số rất tốt cho cácphân tích mở rộng về doanh nghiệp, cụ thé hơn là về cô phiếu, trái phiếu của

doanh nghiệp.

Phân tích và dự báo tai chính ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm

nhiều hơn Tuy nhiên, trong thời gian trước, các doanh nghiệp thường chú

trọng tới công tác phân tích tài chính, từ đó dé ra giải pháp khắc phục hạn chế,

phát huy ưu điểm Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng làm cho quá trìnhcạnh tranh trong nền kinh tế ngày càng gay gắt, yêu cầu dự báo tài chính do

đó cũng trở nên cấp thiết hơn

Sau khi tập hợp và nghiên cứu một số tài liệu liên quan đến phân tích và

dự báo tai chính, tôi xin đưa ra vai điểm chính của một số luận văn đã thực

hiện nghiên cứu về đề tài này:

Luận văn “Hoan thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cô phầnbóng đèn phích nước Rạng Đông” của tác giả Nguyễn Hoàng Lộc (2015) tácgiả đã hệ thống được cơ sở lý luận về công tác phân tích tài chính của doanh

nghiệp tuy nhiên tác giả mới chỉ dừng lại ở việc phân tích báo cáo tai chính

mà chưa dé phân tích được tình hình tài chính công ty dưới góc độ người chovay hoặc nhà đầu tư

Luận văn “Phân tích tài chính Công ty cô phần xây dung Cotec”, của tácgiả Đoàn Thị Thanh Huyền (2016) đã tiến hành phân tích, đánh giá tình hìnhtài chính tai Công ty c6 phần xây dựng Cotec và đưa ra các giải pháp nhằm

cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh của Cotec trong thời gian tới Bên

Trang 16

cạnh đó tác giả cũng đưa ra các dự báo về tình hình tài chính của công ty tuy

nhiên các chỉ tiêu dự toán còn ít.

Luận văn “Phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phan đầu tư hạ tangIntracom”, của tác giả Nguyễn Đặng Cường (2017) đã tiến hành phân tích tàisản và hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn, khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp và đánh giá điểm mạnh và hạn chế trong tình hình tài chính thông quaviệc sử dụng phương pháp so sánh với một số công ty cing ngành Tác giả

cũng đã dự báo tài chính của công ty vào năm 2018 bằng phương pháp tỷ lệ phần trăm của các chỉ tiêu trên doanh thu và đưa ra một số giải pháp giúp

Intracom nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Tuy nhiên tác giả chưa phân tích được môi trường kinh doanh và tác động của môi trường kinh doanh

đối với doanh nghiệp đồng thời việc dự báo tài chính còn chưa có căn cứ cụthể và cơ sở xác đáng dé đưa ra số liệu dự báo

Luận văn “Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty TNHH thương mại Phú

Sơn” của tác giả Nguyễn Thị Loan (2018) đã phân tích Báo cáo tài chính củacông ty TNHH thương mại Phú Quân dưới nhiều góc độ Nhưng việc so sánh

Phú Quân với các công ty cùng ngành còn hạn chế nên tác giả đã không làm

rõ được lợi thế cạnh tranh của công ty trên thị trường.

Luận văn “Phân tích và dự báo tài chính Công ty cổ phần Traphaco” củatác giả Đào Thu Giang (2019) đã sử dụng phương pháp so sánh, thống kê mô

tả để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp Tuy nhiên tác giả chưa

làm rõ được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và cũng chưa phân tích được

một số chỉ tiêu tài chính mà các nhà đầu tư và cho vay quan tâm mà mới chỉ

dừng lại ở việc phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty, một số chỉ

số tiêu biéu Bên cạnh đó luận văn cũng đã đưa ra được dự báo tài chính và

các thách thức doanh nghiệp có thé gặp phải trong thời gian tới từ đó đề xuấtmột số giải pháp cho công ty

Trang 17

Luận văn “Phân tích và dự báo tài chính tại công ty cô phần y tế QuangMinh” của tác giả Nguyễn Thị Thúy (2020) đã đánh giá được tình hình tài

chính của công ty giai đoạn 2017 — 2019, dự báo tình hình tài chính của công

ty năm 2020 — 2022 từ đó tác giả cũng đưa ra các giải pháp dé cải thiện tình

hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên tác giả chưa nhận định rõ các khó khăn doanh nghiệp sẽ gặp phải trong thời gian tới nên dự báo và các giải pháp tác giả đưa ra còn chung chung và chưa thật sự hiệu quả.

Luận văn “Phân tích và dự báo tài chính tại Tổng Công ty Thương mại Hà

Nội”, của tác giả Lê Quý Luyện (2021) đã hệ thống hóa được các cơ sở về lýluận, phân tích môi trường kinh doanh từ đó đánh giá điểm mạnh điểm yếu

của doanh nghiệp Tác giả cũng đã phân tích tài chính doanh nghiệp qua các

chỉ tiêu: tình hình tài sản, tình hình nguồn vốn, tình hình lưu chuyển tiền tệ,các chỉ số tài chính qua đó dự báo tình hình tài chính của công ty trong cácnăm 2021 — 2023 va đưa ra một số giải pháp tăng hiệu quả hoạt động của

công ty Tuy nhiên tác giả chưa nêu ra được những rủi do tài chính mà công

ty có thê gặp phải trong thời gian tới

Luận văn “Phân tích và dự báo tài chính Công ty Cổ phần Viễn thôngFPT”, tác giả Nguyễn Mỹ Lộc (2021) đã khái quát hóa những vấn đề lý luận

về phân tích báo cáo tài chính và dự báo tài chính; đánh giá được thực trạngtình hình tài chính của Công ty Cổ phần Viễn thông FPT giai đoạn 2017-2019; đưa ra dự báo tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Viễn thông FPT

giai đoạn 2020 -2021; đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Viễn thông FPT trong thời gian tới Tuy nhiên, các giải

pháp mà tác gia đưa ra còn chưa thực sự bam sát với thực trạng của công ty,

dự báo còn chưa có tính cập nhật.

Trong luận văn “ Phân tích và dự báo tình hình tài chính công ty cô phan Thủy điện Leader Nam Tiến” tác giả Đỗ Thi Trang Linh (2021), đã thực hiện

8

Trang 18

phân tích tình hình tài chính công ty cé phần Thủy điện Leader Nam Tiến,đánh giá các kết quả đạt được, chỉ ra những điểm tốt và chưa tốt trong hoạtđộng tài chính của Công ty CP Thủy điện Leader Nam Tiến Luận văn còn

đưa ra dự báo báo cáo tài chính cho giai đoạn 2021-2023 và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty CP Thủy điện Leader

Nam Tiến Tuy nhiên, điểm còn tổn tại của luận văn là còn thiếu bối cảnhthực tiễn của nền kinh tế nên công tác dự báo chưa thực sự thuyết phục.

Luận văn “ Phân tích và dự báo tài chính tại Công ty cổ phần thiết bị xử lý

nước SETFIL” của tác giaTran Thu Hằng (2022), đã phân tích và đánh giáđược những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến

tình hình tài chính của công ty cô phần thiết bị xử lý nước SETFIL Trên cơ

sở đó, tác giả của luận văn đưa ra dự báo tài chính của công ty năm 2021 Bài

luận văn còn đánh giá kết quả dự báo tài chính của công ty năm 2022 so với thực tế tính đến thời điểm tác giả Trần Thu Hằng bảo vệ chính thức Do đó, giá trị bài viết tốt hơn Song, trong bối cảnh diễn biến của đại dịch Covid-19 vẫn khó

lường, tình hình kinh tế vẫn chưa 6n định, công tác dự báo còn chưa giúp íchnhiều cho hoạt động của Công ty cô phần thiết bị xử lý nước SETFIL

Tóm lại Ưu điểm chung mà các công trình nghiên cứu trên làm được là đã

đề cập đến những vấn đề lý luận về phân tích tài chính, phân tích thực trạng

hoạt động tài chính của các công ty, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao

hiệu quả hoạt động tài chính, tập trung vào phân tích các nhóm hệ số tài chính

của doanh nghiệp Song hạn chế chung của các công trình đều chưa nghiên

cứu chú trọng vào công tác dự báo tài chính doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, do tính chất đặc thù của ngành nghề kinh doanh nên cácdoanh nghiệp khác nhau trong nền kinh tế sẽ có những điểm riêng biệt về quy

mô hoạt động, về cơ cau von, vê yêu tô con người

Trang 19

Thêm vào đó các công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào các

doanh nghiệp cụ thể, chưa đi sâu vào việc phân tích và so sánh số liệu với các

đối thủ cạnh tranh trên thị trường và qua tìm hiểu của tác giả thì chưa có côngtrình nghiên cứu nảo về phân tích và dự báo tài chính công ty Cổ phần

FECON trong giai đoạn 2018-2022 FECON là doanh nghiệp hoạt động lâu

năm với đa ngành nghé, tạo dựng được uy tín vững chắc trên thị trường Công

ty đã được niêm yết trên sàn chứng khoán (Mã cổ phiếu: FCN), các số liệu tài

chính của Công ty đã được kiểm toán và các thông tin về doanh nghiệp được công khai rộng rãi trên Website của công ty và các Website về lĩnh vực tài chính Do đó tác giả lựa chọn FECON là đối tượng nghiên cứu và nôi dung của luận văn của tác giả sẽ hướng đến lấp đầy những khoảng trống nghiên

cứu trên bằng cách phân tích tài chính tại Công ty cổ phần FECON giai đoạn

năm 2018 - 2022 và dự báo tai chisnhc ua công ty giai đoạn năm 2023-2025.

1.2 Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm, mục tiêu và ý nghĩa phân tích tài chính doanh nghiệp

- Khái niệm:

Tài chính doanh nghiệp là các mối quan hệ phân phối dưới hình thức

giá trị găn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp

trong quá trình kinh doanh Về hình thức, tài chính doanh nghiệp phản anh sựvận động và chuyền hóa các các nguồn lực tài chính trong quá trình phân phối đểtạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc hoạt dộng tai chính của doanh nghiệp

Quá trình vận động và chuyền hóa các nguồn lực tài chính trong tiến trìnhphân phối để tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính củadoanh nghiệp diễn ra như thế nào, kết quả kinh tế tài chính của sự vận động

và chuyên hóa ra sao, có phù hợp với mục tiêu mong muốn của các đối tượng

quan tâm đến tài chính của doanh nghiệp là đối tượng nghiên cứu cụ thể của

phân tích tài chính doanh nghiệp.

10

Trang 20

Kết quả kinh tế tài chính thuộc đối tượng nghiên cứu của phân tích tài

chính doanh nghiệp, có thê là kết quả của từng khâu, từng bộ phận, từng quan

hệ kinh tế, cũng có thé là kết qua tổng hợp của cả quá trình vận động vachuyển hóa các nguồn lực tài chính doanh nghiệp Thông thường mọi hoạtđộng kinh tế của mọi đối tượng đều có mục tiêu, kế hoạch cụ thẻ, vì vậy phântích tài chính doanh nghiệp hướng vào việc kết quả thực hiện các mục tiêu, kếhoạch đặt ra hoặc là kết quả đã đạt được ở các kỳ trước đồng thời xác định kết

quả có đạt được trong tương lai hay không.

Phân tích tài chính là việc chuyển các dữ liệu tài chính trên báo cáo tàichính thành những thông tin hữu ích Quá trình này có thê thực hiện theo nhiều

cách khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu của nhà phân tích Việc phân tích sẽ tạo

ra các chứng cứ có tính hệ thống và khoa học đối với các nhà quản trị

Phân tích tài chính là quá trình kiểm tra, đối chiếu số liệu, so sánh sốliệu về tài chính thực có của doanh nghiệp với quá khứ để định hướng trongtương lai Qua phân tích có thể đánh giá đầy đủ điểm mạnh, điểm yếu trong

công tác quản lý doanh nghiệp và tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và còn là căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán,

dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân tích tài chính là tổng thê các phương pháp được sử dụng đề đánh giá

tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra được

quyết định quan lý chuẩn xác và đánh giá được các hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, từ đó giúp cho các đối tượng quan tâm đi tới những

dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có các quyết

định phù hợp với lợi ích củ chính họ.

Như vậy phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình sử dụng các

phương pháp, công cụ thích hợp dé thu thập và xử lý thông tin kế toán và các

thông tin khác nhằm đánh giá tình hình tài chính, cũng như khả năng và tiềm

11

Trang 21

lực của doanh nghiệp, giúp cho người sử dụng thông tin đưa ra những quyết

định tài chính, quyết định quản lý phù hợp với thực trạng hoạt động sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp.

- Mục tiêu của phân tích tài chính Mục tiêu của phân tích tài chính là ứng dụng các kỹ thuật áp lên báo

cáo tài chính đề phân tích hoạt động của doanh nghiệp Và phân tích năng lực

vị thế của doanh nghiệp, từ đó đánh giá và dự báo năng lực tài chính của DN

trong tương lai.

Phân tích tài chính tao ra gia trị “không 16” cho các nhà đầu tư, cungcấp số liệu phân tích và đưa ra lời khuyên đầu tư cho doanh nghiệp và các nhà

đầu tư.

Phân tích tài chính làm giảm bớt các nhận định chủ quan, dự đoán và

những trực giác trong kinh doanh, góp phần làm giảm bớt tính không chắc

chắn cho các hoạt động kinh doanh mỗi đối tượng sẽ quan tâm tới một khía

cạnh khác nhau về tình hình tài chính của doanh nghiệp

- Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng:

Đối với nhà đầu tư: Bản thân mỗi nhà đầu tư trước khi đưa ra quyết

định tham gia vào một dự án nào đó của doanh nghiệp, sẽ phải tính toán khả năng lợi ích mà mình nhận được Thông qua phân tích tình hình tài chính giúp

họ biết được doanh nghiệp đang sử dụng vốn của mình như thế nào, những rủi

ro nao phải chịu trên đồng vốn mình bỏ ra, lợi nhuận thực nhận khi dự án kếtthúc lời hay lỗ Nếu không thực hiện phân tích, nhà đầu tư sẽ đưa ra quyếtđịnh sai lầm, dự đoán và đánh giá khả năng sinh lời kém, từ đó rủi ro cao

Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp: Bản thân họ là nhà quản trị trực tiếp, quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh nên cần nhiều thông tin phục vụ

cho công việc Thông qua phân tích báo cáo tài chính giúp tạo ra chu kỳ đánh

giá hiệu quả tất cả hoạt động của doanh nghiệp Đồng thời hỗ trợ thực hiện

các nguyên tắc về quản lý tài chính, lợi nhuận và khả năng giải quyết rủi ro,

12

Trang 22

thanh khoản, Căn cứ vao những thông tin trong quá trình phân tích giúp

nhà quản trị kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý, dự đoán tài chính trong

công ty hiệu quả hơn.

Đối với tổ chức tín dụng Trong hoạt động doanh nghiệp, việc sử dụng

đòn bay tai chính là một trong những chiến lược được áp dụng thường xuyên.

Lúc nay, doanh nghiệp cần đi vay vốn từ các tổ chức tin dụng Nếu trong quátrình phân tích tài chính tổ chức tín dung thấy răng khả năng trả nợ của doanhnghiệp kém thì ho sẽ hạn chế cho vay Thông thường, với các khoản vay ngănhạn thì tô chức tập trung phân tích khả năng thanh toán Nếu là khoản vay đàihạn thì phân tích và thâm định hiệu quả tài chính của dự án đầu tư

1.2.2 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.2.1 Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn

a Phân tích khái quát tình hình biến động tài sản

Là phân tích đánh giá tình hình tăng, giảm và biến động kết cấu của tài

sản của doanh nghiệp Qua phân tích tình hình tài sản sẽ cho thấy tài sản của

doanh nghiệp nói chung, của từng khoản mục tài sản thay đổi như thế nào

giữa các năm.

* Phân tích tài sản ngắn hạn:

Xem sự sự biến động của giá tri cũng như kết cầu các khoản mục trong

tài sản ngắn hạn Trong đó có thé phân tích một số khoản mục chủ yếu như:

- Tiền và các khoản tương đương tiền: So sánh tỷ trọng và số tuyệt đốicủa các tài sản tiền, qua đó thấy được tình hình sử dụng các quỹ, xem xét sự

biến động các khoản tiền có hợp lý hay không.

- Các khoản phải thu: Xem xét tỷ trong và số tuyết đối cuối năm so với đầu năm và các năm trước dé thấy được mức độ bị chiếm dụng vốn cũng như

chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp.

- Hàng tồn kho: Phân tích hàng tồn kho giúp cho doanh nghiệp có kế

hoạch dự trữ thích hợp trong quá trình sản xuất kinh doanh.

13

Trang 23

* Phân tích tài sản dài hạn:

Tài sản dài hạn là nguồn lực được sử dụng để tạo ra thu nhập hoạt độngtrong một thời gian dai hơn một chu kỳ kinh doanh Loại tài sản phổ biến nhất

là tài sản hữu hình, chăng hạn như bắt động sản, nhà máy và thiết bị Tài sảndai hạn vô hình như bản quyền, thương hiệu, bằng phát minh sáng chế, lợi théthương mại và các nguồn tự nhiên khác Ngoài ra còn có khoản mục đầu tư tài

chính dài hạn và các tài sản dài hạn khác.

Đánh giá sự biến động về giá tri và kết cấu của các khoản mục cấu

thành tài sản dài hạn dé đánh giá tình hình đầu tư chiều sâu, tinh hình cơ sở

vật chất kĩ thuật, thé hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của

danh nghiệp.

b Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn

Là đánh giá tình hình tăng, giảm, kết cấu và biến động kết cấu và biếnđộng kết cau của nguồn vốn của doanh nghiệp Khoản mục chủ yếu bao gồm:

- Nợ phải trả: Là các khoản nghĩa vụ tài chính không thuộc quyền sở

hữu của doanh nghiệp, sự gia tăng khoản mục trong nợ phải trả sẽ làm gia

tăng gánh nặng tài chính của doanh nghiệp Nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn

và nợ đài hạn.

- Vốn chủ sở hữu: là vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, bao

gồm vốn góp của chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hìnhthành từ kết quả kinh doanh Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng càng lớn càng

chứng tỏ mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp đó.

1.2.2.2 Phân tích biến động kết quả kinh doanh

Là việc so sánh, phân tích sự biến động các chỉ tiêu phản ánh kết quảkinh doanh của doanh nghiệp Từ đó cho biết tình hình kinh doanh của doanhnghiệp đang có kết quả tốt hay xấu, xu hướng thuận lợi hay khó khăn Các

khoản mục thường sử dụng là:

14

Trang 24

a Doanh thu

Là các khoản thu nhập mà doanh nghiệp nhận được qua hoạt động sản

xuất kinh doanh của mình Doanh thu bao gồm:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là doanh thu về bán sảnphẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ thuộc những hoạt động sản xuất kinh

doanh chính của doanh nghiệp Doanh thu càng cao phản ánh quy mô của quá

trình tái sản xuất, phản ánh trình độ tô chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp.

- Doanh thu tài chính: là doanh thu từ các hoạt động tài chính như tiền thu

từ đầu tư chứng khoán, đầu tư công ty liên doanh liên kết, thu từ tiền gửi,

- Thu nhập khác: bao gồm các khoản thu nhập không thường xuyên củadoanh nghiệp: tiền phạt vi phạm hợp dong, tiền được bồi thường, thanh lý tàisản có định,

b Phân tích chi phí

Là những ton that, hao mòn mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá trìnhthực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh Khi phân tích cần xem xét mức độtăng giảm các loại chi phí trong doanh nghiệp dé đánh giá khả năng trình độ

quản tri chi phí.

Chi phí của doanh nghiệp bao gồm:

- Giá vốn hàng bán: là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị muahàng hóa của doanh nghiệp thương mại, hay giá thành sản xuất sản phẩm,

dịch vụ đã bán của doanh nghiệp.

- Chi phí bán hàng: là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ

Trang 25

- Chi phí tài chính: bao gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi

phí hoạt động liên doanh, chi phí đầu tư vào tài sản tài chính phát sinh

trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.

- Chi phí khác: bao gồm các khoản chi bất thường của doanh nghiệp:chỉ bồi thường, chi phạt vi phạm hợp đồng, chi thanh lý tài sản

c Phân tích lợi nhuận

Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuấtkinh doanh Có thé đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thông quamột số chỉ tiêu lợi nhuận như: Lợi nhuận gộp Lợi nhuận hoạt động tài chính,Lợi nhuận thuần hoạt động sản xuất kinh doanh, Lợi nhuận trước thuế TNDN

và Lợi nhuận sau thuế TNDN.

1.2.2.3 Phân tích biến động của dòng tiễn

Dòng tiền của doanh nghiệp được thê hiện qua Báo cáo lưu chuyền tiền

tệ, qua đó phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ, được chia thành dòng tiền vào và dòng tiền ra đối với từng hoạt động Phân tích dòng tiền trước hết cần tiễn hành so sánh lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt

động sản xuất kinh doanh với các hoạt động khác Đồng thời, so sánh từngkhoản mục tiền vào và chỉ ra của từng hoạt động dé thay duoc tién tao ra chu

yếu từ hoạt động nào, hoạt động nào thu được nhiều tiền nhất, hoạt động nào

sử dụng ít nhất

Bao gồm:

- Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh: bao gồm dòng tiền thực

thu và thực chi liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm và

dịch vụ chính của doanh nghiệp.

- Dòng tiền từ hoạt động dau tư: bao gồm dong vào và ra liên quan đếnviệc mua bán tài sản cố định va các khoản vốn góp vào công ty con, các

khoản đầu tư tài chính.

- Dòng tiền từ hoạt động tài chính: bao gồm khoản thu và chi liên quan

đến vốn góp của doanh nghiệp, vay nợ và thuê tài chính.

16

Trang 26

Phân tích dòng tiền rất quan trọng vì nó quyết định đến dòng tiền thực

sử dụng dé đảm bảo khả năng thanh toán của một doanh nghiệp chứ không

đơn thuần dựa trên lợi nhuận kế toán

1.2.2.4 Phân tích tài chính thông qua các chỉ số tài chỉnh

a Phân tích hệ số nợ cơ cấu tài sản

- Hệ số cơ cau nguồn vốn: cho phép chủ doanh nghiệp cũng như chủ nợ

và các nhà đầu tư có thé đánh giá được mức độ độc lập về tài chính và mức độ

sử dụng đòn bay tài chính, rủi ro tài chính có thé gặp phải của doanh nghiệp Khi phân tích hệ số cơ cầu nguồn vốn ta thường quan tâm tới các chỉ tiêu như:

a Tổng nợ phải trả

Hệ so nợ = =

Tong nguon von

(Ngô Kim Phượng và Lê Hoang Vinh, 2021, trang 253)

¬ Vốn chủ sở hữu

Hệ số vốn chủ sở hữu = ———————

Tong nguồn von

(Ngô Kim Phượng và Lê Hoang Vinh, 2021, trang 254)

Hệ số vốn chu sở hữu hay tỷ suất tự tai trợ này càng cao càng thé hiện khả năng tự chủ cao về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp tốt.

- Hệ số cơ cấu tài sản: phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản củadoanh nghiệp, bao gồm tai sản cô định, tài sản lưu động và tài sản đài hạn khác

oe am ¬ 4 Tài sản ngắn hạn

Tỷ suất đầu tư tài sản ngắn han = ——=———ry—z—— x 100

Tong tài san

(Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Co, 2015, trang 159)

¬ ¬ Tài sản dài hạn

Tỷ suất dau tư tài sản dài hạn = ——————— x 100

Tổng tài sản

(Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ, 2015, trang 159)

Căn cứ vào các tỷ suất từng loại tài sản và đặc điểm ngành kinh doanh, tìnhhình kinh doanh cụ thé có thé đánh giá được mức độ hợp lý của chính sáchđầu tư trong doanh nghiệp, từ đó có những điều chỉnh phù hợp

17

Trang 27

b Phân tích kha năng thanh toán

Khả năng thanh toán là một chỉ số tài chính vô cùng quan trọng, đặcbiệt với các nhà đầu tư và các chủ nợ của doanh nghiệp Việc phân tích khảnăng thanh toán của doanh nghiệp sẽ cho biết doanh nghiệp có khả năngchuyên đổi các loại tài sản thành tiền dé thanh toán cho các khoản phải trả haykhông Nhóm hệ số này bao gồm:

- Khả năng thanh toán tong quát:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản

Nợ phải trả (Ngô Kim Phượng và Lê Hoàng Vinh, 2021, trang 233)

Hệ số này cho biết tổng tài sản của doanh nghiệp có thể thanh toán

được bao nhiêu lần nợ phải trả.

- Khả năng thanh toán hiện thời:

¬ Ny 2s | , Tài sản ngắn han

Hệ số khả năng thanh toán hiện thoi = ————————

Nợ ngăn hạn

(Ngô Kim Phượng và Lê Hoàng Vinh, 2021, trang 234)

Chỉ tiêu này phản ánh kha năng chuyên đổi thành tiền dé trang trải các khoản

nợ ngắn hạn hay thể hiện mức độ đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợngắn hạn của doanh nghiệp

- Khả năng thanh toán nhanh:

Hệ số thanh toán nhanh thê hiện quan hệ giữa các loại tai sản lưu động

có khả năng chuyền nhanh thành tiền dé thanh toán các khoản nợ cần chi trảnhanh trong cùng thời điểm Hàng tồn kho là tài sản khó hoán chuyền thànhtiền nên hàng tồn kho không được xếp vào loại tài sản lưu động có khả năngchuyên nhanh thành tiền

Trang 28

- Khả năng thanh toán bằng tiền hay khả năng thanh toán tức thời:

a way ie ,_ Tiền và tương đương tiền

Hệ so khả năng thanh toán tức thời = ————————

Nợ ngắn han

(Trần Thị Thanh Tú, 2021, trang 128)

Tỉ số này phan ánh 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu tiền

- Khả năng thanh toán lãi vay:

“y Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Hệ so khả năng thanh toán lãi vay = ————=————-—x

Lãi vay phải trả

(Trần Thị Thanh Tú, 2021, trang 128)

Tỷ số này phản ánh lợi nhuận trước lãi vay và thuế của doanh nghiệp

có thê thanh toán được bao nhiêu lần số lãi vay phải trả trong kỳ Nhìn chung

khi các tỷ số thanh toán lớn hơn hoặc bang 1 chứng tỏ doanh nghiệp đảm bảo

được khả năng thanh toán các loại nợ bằng tài sản của mình Tuy nhiên để

đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp có hợp lý hay không còn cần

xem xét trong các trường hợp cụ thê.

c Phân tích hiệu suất hoạt động

Các hệ sé hoạt động kinh doanh có tác dung đo lường năng lực quản lý và

sử dụng vốn hiện có của doanh nghiệp Thông thường có các chỉ số như sau:

- Vòng quay toàn bộ vốn:

Doanh thu thuần

Tổng tài sản bình quân

(Tran Thị Thanh Tú, 2021, trang 93)

Chỉ tiêu này cho biết trong năm tài sản của Công ty quay được bao nhiêu lần

Số vòng quay của tổng tài sản =

Hệ sô này thường chịu sự ảnh hưởng của đặc điêm ngành kinh doanh, chiên

lược kinh doanh và trình độ quản ly sử dụng tai san von của doanh nghiệp.

- Hiệu suât sử dụng vôn cô định và vôn dài hạn khác:

: : Doanh thu thuần

Hiệu suất sử dung von l

cố định ~ VCD va von dai han binh quan (lan)

trong ky

(Tran Thi Thanh Tu, 2021, trang 93)

19

Trang 29

Chỉ tiêu này được sử dụng đê đo lường việc sử dụng tài sản cô định như thê nao,ti sô này càng cao thì càng tot Vì khi đó hiệu suât sử dụng tai sản cô định cao cho thây công suât sử dụng tải sản cô định cao.

- Hiệu suât sử dụng vôn lưu động:

Hiệu suất sử dụng vốn Doanh thu thuần đà

= (LG)

lưu động Von lưu động bình quân trong ky

(Tran Thị Thanh Tú, 2021, trang 92)

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ vốn ngắn hạn của doanh nghiệp quay được

bao nhiêu vòng.

- Vòng quay hàng tồn kho: Cho biết một đồng vốn hàng tồn kho góp phần tao ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

Số và hàng tồn kh Doanh thu thuần

ny6ng0ay ang n6 Hàng tồn kho bình quân trong kỳ

(Trần Thị Thanh Tú, 2021, trang 91)

- Ki thu tiền bình quân: Chỉ tiêu này được dùng dé đo lường khả năng thu hồi vốn trong thanh toán tiền — hàng của doanh nghiệp, cho thấy khi tiêu thụ thi bao lâu thu được tiền.

Khoản phải thu bình quân x 365

Doanh thu thuần

(Tran Thị Thanh Tú, 2021, trang 92)

Ky thu tién binh quan =

Nếu ki thu tiền bình quân thấp thì vốn của Công ty ít bi ứ dong trong khâu

thanh toán, đồng thời nó phản ánh chính sách tín dụng thương mại của

Trang 30

- Doanh lợi tiêu thụ hay Hệ số lãi ròng (ROS): Phản ánh mức sinh lời trên doanh thu, tỉ số này phản ánh cứ một trăm đồng doanh thu thuần thì hàm

chứa bao nhiêu đồng lợi nhuận

Lợi nhuận ròng

Doanh thu thuần

(Ngô Kim Phượng và Lê Hoang Vinh, 2021, trang 246)

- Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAe):

(Ngô Kim Phượng và Lê Hoàng Vinh, 2021, trang 250)

- Doanh lợi tai sản (ROA): Chỉ tiêu nay đo lường hiệu qua sử dụng va

quản lý nguồn tài sản của Công ty, phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ

tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Lợi nhuận ròng + Chỉ phí lãi vay đã khấu trừ

Vốn chu sở hữu bình quân

(Ngô Kim Phượng và Lê Hoàng Vinh, 2021, trang 252)

e Phân tích hệ số giá trị thị trường

Áp dụng với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, thông qua việc tính toán đánh giá các chỉ tiêu hệ số giá trị thị trường các nhà đầu tư

có thê đánh giá diém mạnh, điêm yêu về tài chính và triên vọng chứng khoán

21

Trang 31

của doanh nghiệp trên thị trường, từ đó có quyết định hợp lý về mua hay bánchứng khoán của công ty Các hệ số thường sử dụng bao gồm:

- Thu nhập trên một cô phan (EPS): Chỉ tiêu này phản ánh mỗi cổ phan

thường của công ty trong năm thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế.

ˆ nw , an me

Lợi nhuận sau thuế — Cổ tức cổ phiếu ưu đãi EPS = TT TT TT

Số lượng cổ phiêu pho thông đang lưu hành

(Ngô Kim Phượng và Lê Hoàng Vinh, 2021, trang 262)

- Hệ số giá trên thu nhập (P/E):

Giá thị trường mỗi cổ phiếu Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)

(Ngô Kim Phượng và Lê Hoàng Vinh, 2021, trang 264) P/E =

Chỉ tiêu nay cho biết nhà đầu tu hay thi trường trả bao nhiêu cho một đồng thu nhập của công ty.

- Hệ số tỷ suất cô tức:

Cô tức trên một cô phiếu

Hệ số tỷ suất tô chức =

Giá thị trường

(Ngô Kim Phượng và Lê Hoàng Vinh, 2021, trang 265)

Tỷ suất cô tức là tỷ suất sinh lợi mà bạn có thé nhận được từ cổ tức nếu mua cô phiếu ở mức giá hiện tại.

g Phân tích hệ thông đòn bay

- Don bay kinh doanh (đòn bây hoạt động): thé hiện ở tỷ trọng sử dụngtài sản chi phí cố định trong tổng chi phí của doanh nghiệp, với mục tiêu giatăng tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản hay lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Mức độ sử dụng đòn bây kinh doanh:

Sự thay doi của EBIT DOL Fit

Su thay doi doanh thu hay san lượng

22

Trang 32

- Don bay tài chính: thé hiện ở việc tăng cường sử dụng các nguồn vốn

có chi phí cô định trong nỗ lực gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của

Sự thay đổi ROE

Sự thay doi cua EBIT

DFL =

h) Phân tích rủi ro tài chính

Rui ro tài chính là các rủi ro liên quan đến nguy cơ tồn that tài chính doanh nghiệp Rui ro tài chính có thé phát sinh từ các yếu tố bên ngoài, như do sự biến động của thị trường làm giảm giá tài chính; hoặc phát sinh từ các quyết định tài chính bên trong doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến khả năng gánh vác nợ và kiêm soát dòng tiền (Nguyễn Văn Công, 2019)

Rủi ro tài chính có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trên thực tế, phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường đều ngại rủi ro Vì thế khi xem xét tác động của rủi ro tài chính, mặt tác

động tiêu cực của rủi ro thường được các doanh nghiệp quan tâm xem xét, đánh giá

đầy đủ hơn Bởi nếu rủi ro quá lớn, không khắc phục được, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng suy thoái, mất khả năng thanh toán và có thê bị phá sản.

Một trong những công cụ phô biến nhất dé để đánh giá rủi ro tài chính bang cach phát hiện nguy cơ phá sản là chỉ số Z (Z score) Hệ số này giúp do lường sức

khỏe tải chính và dự đoán tình trạng khó khăn của doanh nghiệp Từ đó, giúp nhà

đầu tư đánh giá khả năng phá sản của một công ty sản xuất giao dịch công khai trên

thị trường.

23

Trang 33

Chỉ số Z bao gồm 5 chỉ số XI, X2, X3, X4, X5:

XI = Tỷ số vốn lưu động trên tông tài sản (Working Capitals/Total Assets).

X2=Ty số lợi nhuận giữ lại trên tổng tai sản (Retain Earnings/Total Assets)

X3 = Ty số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản (EBIT/Total Assets)

X4 = Giá trị thị trường của vốn chủ sỡ hữu trên giá tri số sách của tổng nợ (Market

Value of Total Equity / Book values of total Liabilities)

X5 = Ty số doanh số trên tông tài san (Sales/Total Assets

Từ một chỉ số Z ban đầu, Giáo Sư Edward I Altman đã phát triển ra Z’ va

Z'' dé có thé áp dụng theo từng loại hình và ngành của doanh nghiệp, như sau:

e_ Đối với doanh nghiệp đã cô phan hoá, ngành sản suất:

Z = 1,2*XI + 1,4*X2 + 3,3*X3 + 0,64*X4 + 0,999*X5

Nếu Z > 2,99 DN nam trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản Nếu 1,8<Z<2,99 DN nằm trong vùng cảnh báo, có thé có nguy cơ phá

sản

Nếu Z< 1,8 DN năm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao

© Đối với doanh nghiệp chưa cỗ phan hoá, ngành sản suất:

Z’ = 0,717*X1 +0,847*X2 + 3,107*X3 + 0,42*X4 + 0,998*X5

Nếu Z’ >2,9 DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

Nếu 1,23 <Z’ <2,9 DN năm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản Nếu Z’ < 1,23 DN năm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao

© Đối với các doanh nghiệp khác:

Chỉ số Z’’ dưới đây có thé được dùng cho hau hết các ngành, các loại hình

doanh nghiệp Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 đã được đưa

ra Công thức tính chỉ số Z’’ được điều chỉnh như sau:

Z”'=6,56*XI + 3,26*X2 + 6,72*X3 + 1,05*X4

Nếu Z”’ > 2,6 DN năm trong vùng an toàn, chưa có nguy co phá sản Nếu 1,2<Z’’<2,6 DN năm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản Nếu Z’”’ <1,1 DN nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ phá sản cao

24

Trang 34

1.3 Cơ sở lý luận về dự báo tài chính doanh nghiệp

1.3.1 Những nhân tổ ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp

- Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp: mỗi doanh nghiệp tồn tạidưới một hình thức pháp lý nhất định về tổ chức doanh nghiệp Những loạihình doanh nghiệp khác nhau ảnh hưởng lớn đến tài chính doanh nghiệp như:phương thức hình thành và huy động vốn, việc chuyển nhượng vốn, phân phốilợi nhuận và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp

- Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật ngành kinh doanh: mỗi ngành kinh doanh

có ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp thông qua ty trọng vốn cố định, vốn lưu động, tốc độ chu chuyển vốn, chu kỳ sản xuất và kinh doanh,

- Môi trường kinh doanh bao gồm:

+ Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế: nền kinh tế có cơ sở hạ tầng phát triểnthì giảm bớt nhu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiệncho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong kinh doanh

+ Tình trạng nền kinh tế: nền kinh tế tăng trưởng thì có nhiều cơ hộicho doanh nghiệp đầu tư phát triển, đòi hỏi doanh nghiệp có biện pháp tích cực huy động vốn Ngược lại nền kinh tế đang suy thoái thì doanh nghiệp khó

có thé tìm được cơ hội tốt dé đầu tư.

+ Lãi suất thị trường: ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư, chi phí sử dụng vốn

và cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp

+ Lạm phát: nên kinh tế có lạm phát cao thì việc tiêu thụ sản pham cuadoanh nghiệp khó khăn, nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng lên và tinh hìnhtài chính không 6n định

+ Chính sách kinh tế và tài chính nhà nước đối với doanh nghiệp: chínhsách khuyến khích đầu tư, chính sách thuế, xuất nhập khẩu, khấu hao tài sản

cô định

+ Mức độ cạnh tranh: doanh nghiệp hoạt động trong ngành có mức

25

Trang 35

cạnh tranh cao thì đòi hỏi đầu tư đổi mới thiết bị nhiều hơn, công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm dé tăng năng lực cạnh tranh.

+ Thị trường tài chính và hệ thống trung gian tài chính: nếu thị trường

và trung gian tài chính phát triển thì các công cụ và hình thức huy động vốn

đa dạng hơn, doanh nghiệp có thể huy động vốn và tăng khả năng sinh lời thông qua đầu tư vốn nhàn rỗi, từ đó dé dang hơn trong thực hiện đầu tư dai

hạn gián tiếp

1.3.2 Khái niệm và mục đích dự báo tài chính

Dự báo là một môn khoa học hết sức rộng lớn, nhìn chung, nó đề cậpđến việc xem xét thời kỳ đã qua, nhìn nhận hiện tại và ước tính tương lai củamột chủ thể khi được đặt trong một viễn cảnh nhất định

- Khái niệm: Dự báo báo cáo tài chính là quá trình thiết lập các chỉ tiêu

dự đoán cho các báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong tương lai dưới dạng

định lượng hoặc tường minh, nhằm định hướng và kiểm chứng cho tình hình

và hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong một tương lai xác định” (Ngô

Thế Chi và Nguyễn Trọng Co, 2015, trang 311)

- Mục dich dự báo tài chính: Lập kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch tài chính của công ty hàng năm là một công việc quan trọng đối với hầu hết

những nhà quản trị doanh nghiệp Thậm chí, kết quả cuối cùng của kế hoạchtài chính này đôi khi lại không quan trọng bằng quá trình ta thực hiện việctính toán và dự báo Bởi, trong quá trình chuẩn bị kế hoạch này người thựchiện cũng tự nhận thức được những vấn đề có thể sẽ đối mặt trong tương lai

và xác định cho mình một lộ trình đề đi tiếp Sự cần thiết và tầm quan trọngcủa việc lập dự báo tải chính thê hiện ở những khía cạnh:

+ Giúp cho người lãnh đạo, nha quản tri doanh nghiệp xác định rõ mục

tiêu tài chính cần đạt tới trong một khoảng thời gian xác định Từ đó cân nhắctính khả thi, hiệu quả của các quyết định đầu tư hay tài trợ

26

Trang 36

+ Là công cụ giúp người lãnh đạo, quản lý thực hiện tốt việc điều hành

hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hơn hết là chủ động ứng phó vớicác biến động trong kinh doanh so với dự kiến, từ đó điều chỉnh kịp thời cáchoạt động dé đạt được mục tiêu đề ra

+ Là căn cứ quan trọng dé doanh nghiệp thu hút nguồn vốn từ các tôchức tín dụng hoặc các nhà đầu tư bỏ vốn vào doanh nghiệp

- Nội dung chủ yếu của dự báo trong doanh nghiệp là tập trung vào các

báo cáo tài chính quan trọng, bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh va Báo cáo nhu cầu vốn bằng tiền Bởi đây chính là tài liệu thé

hiện những mục tiêu quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần hướng tới trong

tương lai.

- Những diéu can lưu y khi thực hiện dự báo:

+ Khó có bản dự báo nảo là hoàn toàn chính xác đối với doanh nghiệpbởi tương lai luôn hàm chứa sự không chắc chăn của rất nhiều yếu tố Vì vậyviệc đặt ra là doanh nghiệp cần đề ra được các biện pháp dé thực tế hóa dự

báo tài chính càng gần với kế hoạch đặt ra càng tốt, trong những điều kiện có

thé được

+ Tránh việc tầm thường hóa dự báo, thực hiện dự báo một cách máy móc.+ Thực hiện dự báo đòi hỏi có tầm nhìn, phân tích và nhận định sắcxảo, phán đoán tình huống và kịch bản có thể xảy ra, biến việc dự báo thànhbản kế hoạch mang tính linh hoạt

- Căn cứ dé thực hiện dự báo:

+ Tình hình tài chính của doanh nghiệp kỳ trước: thông qua việc phân

tích có thé đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu trong tài chính của don vị Từ

đó lên kế hoạch dé phát huy điểm mạnh và đề ra biện pháp hạn chế điểm yeu

cua doanh nghiép.

+ Chính sách, chiến lược của công ty: công ty có mục tiêu hay mục

27

Trang 37

đích gì về tài chính trong giai đoạn sắp tới: chính sách đầu tư, chính sách huy

động vốn, chính sách cô tức, sản xuất sản phẩm mới, chiếm lĩnh thị phần

+ Các nhân tố ảnh hưởng từ môi trường kinh doanh đến hoạt động củadoanh nghiệp: tình hình kinh tế, tự nhiên, xã hội, chính trị, tác động đến

doanh nghiệp, các chính sách của nhà nước,

1.3.3 Nội dung dự báo tài chính

Tùy theo thời gian dự báo mà ta có thê chia dự báo tài chính thành 2 loại:

- Dự báo tài chính đài hạn: kế hoạch tài chính thông thường được lập từ

3 — 5 năm, mang tính chất chiến lược của doanh nghiệp.

- Dự báo tài chính ngắn hạn: là kế hoạch tài chính dự kiến trong khoảng

thời gian dưới | năm.

Có nhiều phương pháp thực hiện dự báo tài chính, tuy nhiên trong bàiluận văn này tác giả đề cập đến phương pháp dự báo tài chính phổ biến nhấttrong thực tế, đó là phương pháp Dự báo tai chính thông qua tỷ lệ phần trăm

so với doanh thu Phương pháp dự báo này được thực hiện qua 3 bước sau:

- Bước 1: Xác định mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính với doanhthu thuần Tùy theo mối quan hệ giữa các chỉ tiêu với doanh thu thuần tiêu

thụ, các nhà phân tích sẽ tiến hành xem xét phân định thành các nhóm khác

nhau: nhóm những chỉ tiêu thay đổi cùng chiều với doanh thu thuần, nhữngchỉ tiêu không thay đổi hoặc thay đôi không rõ ràng khi doanh thu thuần thayđổi Dé phân định cần dựa trên số liệu của nhiều kỳ trong quá khứ

- Bước 2: Xác định trị số của các chỉ tiêu tài chính: trên cơ sở doanh

thu thuần dự báo và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu với doanh thu thuần, nhàphân tích tiến hành xác định trị số của các chỉ tiêu đó

- Bước 3: Xác định nhu cầu vốn bo sung thừa hoặc thiếu: ứng với

mức doanh thu thuần khác nhau đòi hỏi doanh nghiệp phải huy động mức vốn

tương ứng để cân bằng giữa nhu cầu đầu tư và quy mô hoạt động Doanh

28

Trang 38

nghiệp cần xác định lượng vốn thừa hoặc thiếu này để có biện pháp sử dụng

và huy động vốn hợp lý.

1.3.3.1 Dự bdo doanh thu ban hàng và cung cấp dịch vụ

Dự báo doanh thu là vẫn đề vô cùng quan trọng nhưng lại phức tạp nhấttrong việc dự báo tài chính Có dự báo doanh thu một cách tương đối chính xác thìmới có thể dự báo đúng các thông số tài chính còn lại của doanh nghiệp

Đề dự báo được doanh thu của doanh nghiệp, ta cần căn cứ vào các tài liệu:

- Doanh thu các kỳ trước của doanh nghiệp, thông qua phân tích quy

luật biến đổi doanh thu và ty lệ tăng trưởng doanh thu trong quá khứ dé dự

đoán doanh thu trong kỳ phân tích.

- Chiến lược kinh doanh trong kỳ phân tích: doanh nghiệp hướng tớichiến lược nào, chang hạn giảm giá bán hoặc tăng cường chiếm lĩnh thị phan,hay duy trì tỷ lệ ôn định doanh thu và thị phần đã đạt được, sẽ ảnh hưởnglớn đến doanh thu của đơn vị

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng của môi trường kinh doanh như:

+ Triển vọng của nén kinh tế+ Vị thế, thị phần và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

+ Chính sách giá cả của doanh nghiệp + Chính sách Marketing và chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp

+ Yếu tố lam phát

Như vậy, việc xem xét tốc độ tăng trưởng của ngành, tốc độ tăngtrưởng bình quân của DN trong quá khứ, chiến lược kinh doanh của doanhnghiệp và các điều kiện biến động trên thị trường là các yêu tố mang tinh

quyết định tới việc dự báo tốc độ tăng trưởng doanh thu của DN trong những

kì tới.

29

Trang 39

1.3.3.2 Dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh

- Đối với các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh: căn cứ vào tình

hình hiện tại của doanh nghiệp và số liệu phản ánh trên báo cáo KQKD quagiai đoạn trước tiễn hành xem xét mối quan hệ của doanh thu với các chỉ tiêu.Bao gồm:

+ Nhóm 1: những chỉ tiêu có quan hệ cùng chiều với doanh thu thuần

và chiếm một tỷ lệ nhất định so với doanh thu thuần Bao gồm: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi

nhuận gộp bán hàng và cung cấp dich vụ, chi phí bán hàng, Ngoài ra tùy vào

từng doanh nghiệp có thé có doanh thu hoạt động tài chính, chi phí tài chính, chi

phí lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp, có thé xếp vào nhóm nay

+ Nhóm 2: những chỉ tiêu không thay đổi hoặc thay đổi không rõ ràngkhi doanh thu thuần thay đôi, bao gồm: thu nhập khác, chi phí khác, lợi nhuậnkhác, và một số chỉ tiêu khác tùy vào doanh nghiệp cụ thê

+ Nhóm 3: những chỉ tiêu được xác định trên cơ sở các chỉ tiêu nhóm 1

và nhóm 2 Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận, thuế,

- Sau khi xác định được mối quan hệ các chỉ tiêu với doanh thu thuần,

ta tiền hành xác định trị số các chỉ tiêu:

+ Đối với chỉ tiêu nhóm 1:

Trị số dự báo từng Doanh thu thuần Ty lệ từng chỉ tiêu nhóm 1

chỉ tiêu nhóm 1 tiêu thụ du bảo so với doanh thu thuần

+ Đối với chỉ tiêu nhóm 2: do sự không thay đôi hoặc thay đổi không rõ ràng khi doanh thu thuần thay đổi nên rất khó dự báo Vì vậy các chỉ tiêu này được giữ nguyên trị số kỳ trước trong BC KQKD kỳ này.

+ Đôi với các chỉ tiêu nhóm 3: được xác định trên công thức:

30

Trang 40

T ong lợi nhuận kế

toan trước thuê

Lợi nhuận thuần từ

1.3.3.3 Dự báo các chỉ tiêu trên bảng cân đổi kế toán

- Xác định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán vớidoanh thu thuần tiêu thụ: trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu

trên bảng cân đối kế toán và doanh thu thuần có thé chia làm hai loại:

+ Nhóm 1: Những chỉ tiêu có khả năng thay đổi cùng chiều với

doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ và thường chiếm một tỷ lệ nhất định so với doanh thu thuần theo thời gian Bao gồm Các khoản mục thuộc tài sản như Tiền và các khoản tương đương tiền, Phải thu khách

hàng, Trả trước cho người bán, Thuế GTGT được khấu trừ, Hàng tồnkho, Các khoản mục thuộc Nguồn vốn như Phải trả người bán, Ngườimua trả tiền trước, Thuế và các khoản phải nộp nhà nước, Phải trả người

lao động, Lợi nhuận chưa phân phối, "

31

Ngày đăng: 08/10/2024, 11:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w