1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông Đường bộ từ thực tiễn tại thành phố cần thơ

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - Từ thực tiễn tại thành phố Cần Thơ
Tác giả Đặng Hồng Thu
Người hướng dẫn Ths Đặng Hoàng Minh
Trường học Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ
Chuyên ngành Khoa học xã hội
Thể loại Bài tập học phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,89 MB

Nội dung

Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều bất cập về hoạt động xử phạt vi phạm về an toàn giao thông, nguyên nhân cơ bản là do tình trạng pháp chế trong lĩnh vực giao thông đường bộ còn nhiều hạ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ CẦN THƠ

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

-HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

HỌC KỲ PHỤ 2024 – 2025

ĐỀ TÀI:

XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - TỪ THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY

Họ tên: Ths ĐẶNG HOÀNG MINH

Cần Thơ, tháng 8 năm 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ CẦN THƠ

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

-HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

HỌC KỲ PHỤ 2024 – 2025

ĐỀ TÀI:

XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - TỪ THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Đặng Hồng Thu, MSSV: LUAT2211022

Cần Thơ, tháng 8 năm 2024

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ CẦN THƠ

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

-Cần Thơ, ngày 22 tháng 8 năm 2024

NHẬN XÉT

GIẢNG VIÊN

Ths ĐẶNG HOÀNG MINH

MỤC LỤC

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 1

2.1 Mục đích của đề tài 1

2.2 Nhiệm vụ của đề tài: 1

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 2

5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu 2

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2

1 Pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 2

1.1 Vi phạm hành chính 2

1.2 Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 3

1.3 Đặc điểm của vi phạm hành trong lĩnh vực giao thông đường bộ 3

2 Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 3

2.1 Vai trò của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 3

2.2 Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 4

2.3 Đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 4

2.4 Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 4

2.5 Thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 6

1 Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại thành phố Cần Thơ 6

2 Thực trạng hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 7

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ VÀ RÚT RA MỘT SỐ BÀI HỌC 9

1 Nguyên nhân của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 9

2 Giải pháp, kiến nghị về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 10

3 Bài học rút ra từ hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 10

KẾT LUẬN 11

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thực tiễn cho thấy, trong nền kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia thì giao thông đường bộ được coi là một lĩnh vực quan trọng, là một bộ phận trong kết cấu hạ tầng quốc gia Do tầm quan trọng của giao thông đường bộ, nên việc đầu tư phát triển lĩnh vực này đã trở thành điều kiện tiền đề tiên quyết cho sự phát triển quốc gia Việt Nam cũng không ngừng hoàn thiện pháp luật về giao thông đường

bộ, trong đó có nội dung quan trọng là xử phạt vi phạm hành chính

Cần Thơ, thành phố đang tích cực và trên đà phát triển trong nhiều lĩnh vực Trong những năm gần đây, Cần Thơ đã và đang đang tích cực triển khai và thực hiện tốt pháp luật về giao thông đường bộ và đã đạt được những thành tựu nhất định tình hình trật tự an toàn giao thông phần nào được cải thiện Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều bất cập về hoạt động xử phạt vi phạm về an toàn giao thông, nguyên nhân cơ bản là do tình trạng pháp chế trong lĩnh vực giao thông đường bộ còn nhiều hạn chế như triển khai thực hiện luật chưa quyết liệt, phát hiện vi phạm chậm, xử phạt thiếu tính răn đe nghiêm túc, hệ thống quy phạm pháp luật chưa hoàn thiện chưa phù hợp với thực tiễn…

Để góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của tình hình xử phạt áp dụng quy định giao thông đường bộ của cơ quan có thẩm quyền liên quan và tìm

ra một số giải pháp tối ưu nhất tác giả chọn đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - qua thực tiễn tại thành phố Cần Thơ” làm

đề tài tiểu luận kết thúc học phần

2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

2.1.Mục đích của đề tài

Nghiên cứu lý luận về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua thực tiễn tại thành phố Cần Thơ trên cơ sở đó tìm ra những bất cập trong pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật đề đưa ra các giải pháp tối ưu

2.2.Nhiệm vụ của đề tài:

Nghiên cứu những vấn đề lý luận về hệ thống các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ của các cơ quan có thẩm quyền liên quan tại Cần Thơ

Đề ra các giải pháp hoàn thiện về pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật, thực tiễn thi hành pháp luật trong xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Trang 6

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1.Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Là những quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ, thực tiễn

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại thành phố Cần Thơ

3.2.Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Về không gian,đề tài tiến hành nghiên cứu hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trong phạm vi thành phố Cần Thơ

Về thời gian, đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này từ năm 2022 đến hết năm 2023

Về nội dung, đề tài nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, thực tiễn tại thành phố Cần Thơ

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu trên cở sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ Phương pháp thống kê, phương pháp đánh giá, tổng kết thực tiễn phương pháp so sánh và dự báo, phương pháp phân tích, tổng hợp…

5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung, hoàn thiện lý thuyết về Luật Hành chính Những kết quả nghiên cứu, các kết luận khoa học về thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã trực tiếp cung cấp luận cứ quan trọng cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạch định, thực thi và hoàn thiện chính sách, pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

1 Pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

1.1.Vi phạm hành chính

Trang 7

Hiện nay khái niệm này được thể hiện rõ tại Khoản 1, Điều 2, Luật xử lý vi

phạm hành chính 2012, cụ thể như sau: "Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi

do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt

vi phạm hành chính” 1

1.2.Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là những hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường

bộ một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính

1.3.Đặc điểm của vi phạm hành trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Khách thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực giao thông đường bộ được bảo vệ bởi các quy phạm pháp luật hành chính

Đặc trưng của cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường

bộ thường là sử dụng kết cấu trực tiếp Việc xác định vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tập trung và chủ yếu ở văn bản chuyên ngành về giao thông đường bộ, chứ không theo lối kết cấu dẫn chiếu như một số lĩnh vực khác – nơi mà việc xác định vi phạm thường phải căn cứ vào các văn bản pháp luật chuyên ngành khác, ví dụ như lĩnh vực bảo vệ môi trường Tính chất và mức độ hậu quả của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phụ thuộc chủ yếu vào những thiệt hại thực tế và hành vi đó gây ra hoặc có thể gây ra cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác và của chính chủ thể vi phạm

2 Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

2.1.Vai trò của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đảm bảo phát triển bền vững kinh tế - xã hôi Phát triển giao thông đường bộ là điều kiện và tiền đề cho phát triển kinh tế Với nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì vận tải, giao thương giữa các vùng, miền, các dân tộc càng gia tăng, do đó, giao thông vận tải luôn phát triển là một quy luật tất yếu

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có tác dụng bảo đảm trật tự an toàn xã hội trật tự an toàn xã hội đảm bảo vững chắc là cơ sở,

1 Luật số 15/2012/QH13 của Quốc hội : luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, khoản 2 điều 2

Trang 8

điều kiện để giữ trật tự an toàn giao thông đường bộ, củng cố phát huy tính pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng Sự phát triển về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của mỗi địa phương, tỉnh, thành phố là tiền đề cho việc đảm bảo an ninh quốc phòng Bởi lẽ một hệ thống đường bộ thông suốt, an toàn, trật tự, thuận lợi là mục tiêu nhà nước, đồng thời nó cũng là một cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng cho an ninh, quốc phòng

2.2.Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là hoạt động của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt

vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả, các biện pháp ngăn chặn

vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ

2.3.Đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Thứ nhất: Xử phạt vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có vi phạm hành chính xảy ra Cơ sở để xử phạt hành chính là hành vi vi phạm hành chính mà ở đây là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Thứ hai, xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động áp dụng pháp luật do các cá nhân có thẩm quyền quản lý hành chính thực hiện đối với những hành vi vi phạm

Thứ ba: Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động cưỡng chế nhà nước do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành và được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước Thứ tư: Mục đích của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính là nhằm truy cứu trách nhiệm hành chính của hành vi vi phạm và quan trọng hơn là giáo dục, ngăn chặn những hành vi vi phạm

2.4.Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Các hình thức phạt chính

Cảnh cáo: là hình thức xử phạt được áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện

Trang 9

Phạt tiền: Là hình thức xử phạt có tính chất nghiêm khắc hơn hình thức phạt cảnh cáo, bởi lẽ hình thức xử phạt này gây thiệt hại về vật chất với người bị xử phạt

Các hình thức phạt bổ sung

Hình thức thứ nhất: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề Hình thức thứ hai: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính

Và các biện pháp khắc phục hậu quả - Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã

bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình, phần công xây dựng trái phép - Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra - Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất phương tiện Pháp luật còn quy định những biện pháp trách nhiệm hành chính mang tính chất khôi phục những quyền, lợi ích hợp pháp bị vi phạm hành chính xâm hại Điều 4 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định Các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính

2.5.Thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP - Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt: Điều 80 Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

Thủ tục xử phạt đơn giản

Thủ tục đơn giản là xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hay phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000đồng Người có thẩm quyền xử phạt quyết định xử phạt tại chỗ Việc xử phạt tại chỗ không phải lập biên bản, trừ trường hơp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ

Thủ tục xử phạt có lập biên bản phạm vi hành chính

Khi phát hiện vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt đang thi hành công vụ phải đình chỉ ngay hành vi vi phạm, lập biên bản về vụ vi phạm Việc lập biên bản phải tuân thủ quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và theo mẫu được ban hành kèm theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP Xem xét và gia quyết định xử phạt: Việc ra quyết định xử phạt thực hiện theo Điều 67 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 Chấp hành quyết định xử phạt: Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười

Trang 10

ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ THỰC

TIỄN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

1 Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại thành phố Cần Thơ

Theo Ban An toàn giao thông (ATGT) TP Cần Thơ, trong 10 tháng năm 2022, toàn thành phố xảy ra 65 vụ TNGT, làm chết 61 người, bị thương 12 người So với cùng kỳ năm 2021, tăng 16 vụ TNGT, tăng 22 người chết, giảm 18 người bị thương Thông tin từ Ban An toàn giao thông (ATGT) TP Cần Thơ cho biết, tính đến ngày 14.9, trên địa bàn TP đã xảy ra 56 vụ tai nạn giao thông, làm chết 56 người, bị thương 2 người; tăng cả về số vụ lẫn số người chết so với cùng kỳ

2Nguyên nhân dẫn tới tai nạn giao thông (TNGT) là do người dân thiếu quan sát, không làm chủ tay lái, đi không đúng làn đường, vượt không đúng quy định và không giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông.3

Theo đó, tổ chức tuần tra kiểm soát trật tự ATGT đường bộ được 10.916 cuộc, 43.945 lượt đồng chí tham gia, phát hiện lập biên bản 23.630 trường hợp vi phạm, xử phạt 20.894 trường hợp (cảnh cáo 293 trường hợp), nộp kho bạc trên

43 tỷ đồng, tước 4.182 giấy phép lái xe, tạm giữ 5.065 phương tiện Tính từ ngày 15/12/2022 đến ngày 14/6/2023, trên địa bàn TP xảy ra 29 vụ tai nạn giao thông, làm 29 người chết, 01 người bị thương, so với cùng kỳ năm 2022, giảm

05 vụ, giảm 14,7% (29/34); giảm 02 người chết, giảm 6,5% (29/31); người bị

Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông thành phố Cần Thơ Mai Minh Ngoan cho biết: Năm 2023, thành phố xảy ra 103 vụ tai nạn giao thông làm chết 83 người, bị thương 25 người So với cùng kỳ số vụ tăng hơn 32%, số người chết

Nguyên nhân tai nạn giao thông tăng do người sử dụng phương tiện vi phạm các quy tắc giao thông còn khá phổ biến như: sử dụng rượu bia khi lái xe, chạy quá tốc độ quy định, vượt đèn đỏ, thiếu chú ý quan sát, lấn làn, vượt ẩu

Tại các nút giao trọng điểm trên địa bàn quận Ninh Kiều có xu hướng ngày càng gia tăng do lưu lượng phương tiện cá nhân tham gia giao thông tăng, trong

2

Báo lao động, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam “Nổ lực kéo giảm tai nạn giao thông ở Cần Thơ”

3

Báo Cần Thơ, Báo điện tử cần Thơ, Tai nạn giao thông – Nỗi đau còn đó

4 Báo Kinh tế Đô thị, Cần Thơ: Thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp đảm bảo an toàn giao thông

5 Báo Nhân Dân điện tử, Cần Thơ khắc phục các điểm mất an toàn giao thông

Ngày đăng: 21/11/2024, 18:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w