1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

4 bài báo cáo dự Án khởi nghiệp ismart

50 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 3,71 MB

Nội dung

Hiện các quy định pháp lý điều chỉnh lĩnh vực fintech nằm rải rác trong các văn bản quy phạm pháp luật, như Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, Nghị định số 27/2007/NĐ-CP n

Trang 1

TỈNH ĐOÀN NGHỆ AN BCH ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ỨNG DỤNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN ISMART

Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Ngân, Lê Tiến Tú, Nguyễn Đức Ngọc,

Hồ Thị Diễm Phương, Nguyễn Phương Anh Chi đoàn: Trường Kinh tế, Trường Đại học Vinh

Nghệ An, tháng 4, năm 2024

Trang 2

PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ THI

I Thông tin tác giả ý tưởng/dự án

Trang 3

II Thông tin ý tưởng/dự án

1 Tên ý tưởng/dự án: Ứng dụng quản lý đầu tư cá nhân iSmart

2 Lĩnh vực: Fintech

3 Triển khai thực tế: Đang triển khai demo, chưa code

◻ Đã triển khai thực tế ◻ Chưa triển khai thực tế

4 Tổng mức đầu tư:

5 Thời gian thực hiện:

6.Các giải thưởng về khởi nghiệp đã từng nhận được (nếu có):

………

Vinh, ngày 8 tháng 4 năm 2024

Cá nhân hoặc trưởng nhóm dự án

(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Ngân

Trang 4

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: THÔNG TIN CHUNG 1

1.1 Khái quát dự án 1

1.2 Phân tích thị trường 1

1.3 Mô tả dự án 18

1.3.1 Mục tiêu 18

1.3.2 Sản phẩm 19

CHƯƠNG 2: KẾ HOẠCH KINH DOANH 29

2.1 Đầu tư cho dự án 29

2.2.1 Huy động và sử dụng vốn 29

2.2.2 Chi phí hoạt động kinh doanh 29

2.2 Bộ máy nhân sự 30

2.3 Lập kế hoạch marketing 31

2.3.1 Mục tiêu 31

2.3.2 Đối tượng 31

2.3.3 Kế hoạch marketing 31

2.4 Lập kế hoạch tài chính 32

CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG 36

3.1 Tổ chức kinh doanh 36

3.2 Chiến lược giá 36

CHƯƠNG 4: ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU 38

4.1 Tầm nhìn thương hiệu 38

4.2 Bảo hộ sở hữu trí tuệ thương hiệu 38

4.3 Định vị thương hiệu 38

4.4 Đầu tư phát triển thương hiệu 39

CHƯƠNG 5: Ý NGHĨA TÁC ĐỘNG XÃ HỘI 41

5.1 Ý nghĩa kinh tế 41

5.2 Ý nghĩa xã hội 41

Trang 5

1

CHƯƠNG 1: THÔNG TIN CHUNG 1.1 Khái quát dự án

Lĩnh vực: Fintech (công nghệ tài chính)

Sản phẩm: Ứng dụng quản lý đầu tư cá nhân iSmart

• Triển khai thực tế: Đã demo, đang triển khai thực tế theo sự hỗ trợ chuyên

môn của CTCP DATX Việt Nam

Tổng mức đầu tư:

Thời gian thực hiện:

1.2 Phân tích thị trường

1.2.1 Phân tích bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội

Fintech là viết tắt của từ Financial Technology (công nghệ tài chính), được sử dụng chung cho tất cả các công ty sử dụng internet, điện thoại di động, công nghệ điện toán đám mây và các phần mềm mã nguồn mở nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động ngân hàng và đầu tư

Các công ty fintech được chia thành 2 nhóm:

Nhóm thứ nhất là các công ty phục vụ người tiêu dùng, cung cấp các công cụ

kỹ thuật số để cải thiện cách các cá nhân vay mượn, quản lý tiền bạc, tài trợ vốn cho các startup

Nhóm còn lại là các công ty thuộc dạng “back-office” hỗ trợ công nghệ cho các định chế tài chính

Từ khởi điểm là lĩnh vực có quy mô nhỏ, lẻ mang nhiều tiềm năng ứng dụng, đến nay thị trường công nghệ tài chính (Fintech) đã và đang phát triển mạnh mẽ, toàn diện, góp phần phát triển lĩnh vực tài chính trên phạm vi toàn cầu Theo báo cáo Fintech Asean 2022, sự bùng nổ và kéo dài của đại dịch Covid-19 từ năm 2020 -

2021 cùng với cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu do xung đột Nga - Ukraine

đã tác động lớn đến các nền kinh tế thông qua việc đẩy mạnh tốc độ số hóa Không nằm ngoài xu hướng chung, ngành Fintech của Việt Nam cũng đang trên đà phát triển

Hiện các quy định pháp lý điều chỉnh lĩnh vực fintech nằm rải rác trong các văn bản quy phạm pháp luật, như Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/2/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, Thông tư số 18/2018/TT-NHNN ngày 21/8/2018 về an toàn

hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng Trong những năm qua, NHNN đã và đang chủ động trong việc tiếp cận vấn đề và đối thoại với các doanh nghiệp trong lĩnh vực Fintech để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện cho việc gia nhập thị trường của các công ty này Bên cạnh đó, ngày 16/3/2017, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 328/QĐ NHNN thành lập Ban Chỉ đạo

về lĩnh vực công nghệ tài chính Đây là một bước đi quan trọng và minh chứng cho

Trang 6

2

cách tiếp cận nghiêm túc của Chính phủ trong việc phát triển một khuôn khổ định hướng cho lĩnh vực Fintech phát triển Trong Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng 2030 cũng đã khẳng định việc cần khuyến khích hợp tác trong mối quan hệ cạnh tranh lành mạnh giữa ngân hàng và các công

ty Fintech và cần ban hành chuẩn kết nối giữa các tổ chức tín dụng với các tổ chức công nghệ tài chính

Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), đến năm 2025, nền kinh tế Việt Nam sẽ vươn lên vị trí thứ ba trong khu vực Đông Nam Á về quy mô kinh tế với GDP là 571,1 tỷ USD vì thị trường Fintech của Việt Nam sở hữu nhiều yếu tố để có thể trở thành một trong những thị trường hấp dẫn nhất ở khu vực (Trang Nhi, 2022), trong đó, dân số đông mang lại tiềm năng phát triển hấp dẫn cho thị trường này Theo Tổng cục Thống kê, trung tuần tháng 4/2023, quy mô dân số Việt Nam đạt mốc 100 triệu người, trở thành nước đông dân thứ 15 trên thế giới và gần 70% dân số thuộc

độ tuổi lao động (Mạnh Bôn, 2023) Bên cạnh đó, tỷ lệ sử dụng Internet cao và việc ứng dụng rộng rãi công nghệ vào các dịch vụ tài chính - ngân hàng cốt lõi cũng đem lại nhiều lợi thế Vào đầu năm 2023, 161,6 triệu kết nối di động đang hoạt động tại Việt Nam, tương đương với 164% tổng dân số và hơn 77,9 triệu người Việt Nam sử dụng Internet, đạt tỉ lệ 79,1% dân số, đứng thứ 13 trên thế giới (Data Reportal, 2023)

Với tốc độ tăng trưởng hiện tại, thị trường Fintech ở Việt Nam được dự báo

sẽ chạm mốc 18 tỷ USD vào năm 2024, tăng gấp bốn lần so với mức 4,5 tỷ USD năm 2016 và 93% vốn đầu tư mạo hiểm vào thị trường này tập trung vào mảng ví điện tử và thanh toán điện tử (Nhuệ Mẫn, 2023) Theo International Data Corporation (IDC), tính đến năm 2025, doanh thu của Việt Nam từ các dịch vụ tài chính kỹ thuật

số dự kiến sẽ đạt 3,8 tỉ USD (Medici, 2021)

Số lượng các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực fintech tại Việt Nam luôn tăng trưởng mỗi năm, từ 39 công ty (năm 2015) lên 44 công ty (năm 2017) và 124 công ty (năm 2019) (Vietnam fintech Report 2020) Trong giai đoạn 2017 - 2020, số lượng những công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực fintech tại Việt Nam tăng hơn 179% Trong đó, dịch vụ thanh toán vẫn là phân khúc lớn nhất, chiếm 31% số lượng các công ty khởi nghiệp fintech; tiếp đến là P2P lending (17%), blockchain (13%), POS (7,5%), quản lý tài sản (7,5% )

Mặc dù đã có những bước phát triển vượt bậc trong thời gian vừa qua, song thị trường Fintech ở Việt Nam hiện vẫn chưa thực sự phát triển So với các nước trong khu vực, quy mô thị trường Fintech tại Việt Nam dựa trên số công ty trong ngành còn khá khiêm tốn Tính đến cuối tháng 9/2022, số lượng công ty Fintech hoạt động ở Singapore là 1.580 công ty, Malaysia có 612 công ty, Thái Lan có 293 công

ty, trong khi Việt Nam chỉ có 263 công ty

Trang 7

3

Ngoài ra, thị trường Fintech Việt Nam vẫn chưa bão hòa so với các nước trong khu vực (Nextrans, 2022) Trong khi các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thanh toán của Việt Nam tiếp tục phát triển và thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu

tư, hoạt động cho vay ngang hàng (P2P lending) và không gian tiền điện tử/blockchain là hai phân khúc có mức tăng trưởng mạnh nhất Do đó, thị phần cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực fintech về quản lý tài sản còn rộng mở, đây

là tiền đề quan trọng để nhóm lựa chọn xây dựng và phát triển dự án “Ứng dụng quản lý đầu tư cá nhân iSmart”

Hiện nay, các công cụ quản lý thu chi như Spendee, Misa Money Keeper, Money Lover, Mint hay các công cụ quản lý đầu tư như Finhay, Topi, Datx đã gặt hái được nhiều thành công và có chỗ đứng trên thị trường Fintech, nhận được sự ủng

hộ từ cộng đồng

Tuy nhiên, các ứng dụng trên thường tách biệt các tính năng như thanh toán, quản lý chi tiêu, quản lý đầu tư khiến cá nhân sử dụng phải tải và dùng nhiều ứng dụng cùng lúc Các ứng dụng khác biệt nhau khiến cho người dùng khó hệ thống, đánh giá và quản lý hiệu quả Một số ứng dụng đã tích hợp quản lý tài chính và đầu

tư, tuy nhiên, các ứng dụng này đang hướng đến việc thu hút các dòng tiền nhàn rỗi

để thực hiện quản lý quỹ và quản lý danh mục đầu tư Đều này có thể xung đột lợi ích với người sử dụng hoặc không bảo vệ quyền lợi người sử dụng Do đó, dự án ứng dụng “Quản lý đầu tư cá nhân iSmart” để giúp người dùng quản lý dòng thu – chi, tích hợp tiện ích thanh toán, đặc biệt cung cấp các khuyến nghị đầu tư phù hợp với dòng thu – chi cá nhân, hiểu biết về tài chính, khẩu vị rủi ro và mục đích tài chính của từng cá nhân sẽ mang đến lợi thế cạnh tranh lớn, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dùng

1.2.2 Đánh giá về thị trường mục tiêu

Trang 8

Ngoài ra, có khoảng 70 tổ chức thực hiện thanh toán qua internet, 44 tổ chức cho thanh toán qua di động Năm 2019, số lượng công ty Fintech ở Việt Nam tiếp tục tăng lên tới 139 công ty, trong đó chiếm phần lớn vẫn là các công ty hoạt động ở mảng thanh toán, tiếp sau đó là các công ty làm trong lĩnh vực huy động vốn cộng đồng

Việt Nam trong giai đoạn này cũng có một số công ty về lĩnh vực quản lý tài sản và bảo hiểm bắt đầu ra mắt thị trường Trong số các công ty Fintech, có khoảng 70% các công ty có vốn đầu tư từ nước ngoài đổ vào Các công ty nước ngoài như Citi đã hợp tác với công ty Payoo tại Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của khách hàng Sang năm 2022, số lượng công ty Fintech ở Việt Nam đạt 176 công ty Số lượng nhà cung cấp các sản phẩm Fintech giai đoạn 2017-2022

được thể hiện ở hình 1.1

Hình 1.1: Số lượng nhà cung cấp các sản phẩm Fintech giai đoạn 2017-2022

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của Ngân hàng Nhà nước và Stastista

- Về số lượng và giá trị các giao dịch

Trang 9

5

Theo báo cáo của Solidiance, năm 2017, số vốn được đầu tư vào thị trường Fintech Việt Nam là 150 triệu USD Đến năm 2021, Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về vốn tài trợ Fintech

Thị trường Fintech tại Việt Nam đã đạt đến 10% tổng số thương vụ được chốt trong khu vực Đông Nam Á, với tổng số 15 thương vụ Số tiền tài trợ cho 15 thương

vụ này đạt 388 triệu USD Cũng trong năm 2021, 2 công ty gọi được số vốn lớn, đóng góp vào sự gia tăng nguồn đầu tư cho Fintech là VNpay với 250 triệu USD và Momo với 100 triệu USD

Sang đến năm 2022, tổng giá trị đầu tư cho các thương vụ tại thị trường Fintech Việt Nam là 294 triệu USD Các công ty khởi nghiệp đã nhận được thêm 14 khoản đầu tư cho lĩnh vực Fintech, chiếm 6% so với số giao dịch đầu tư ở khu vực Đông Nam Á Khoảng 70% các công ty khởi nghiệp Fintech của Việt Nam gần đây đều có nguồn vốn từ nước ngoài

- Về số lượng khách hàng

Giai đoạn 2017-2022, số lượng người dùng Fintech có dấu hiệu tăng lên qua từng năm Cụ thể, năm 2017, số lượng người dùng Fintech đạt khoảng 27 triệu người, con số này liên tục tăng qua từng năm do sự mở rộng tăng trưởng của thị trường Fintech Đến năm 2022, số lượng người dùng Fintech đã lên tới gần 69 triệu người, gấp gần 3 lần so với năm 2017 Số lượng khách hàng sử dụng các sản phẩm Fintech

giai đoạn 2017-2022 được thể hiện ở hình 1.2

Hình 1.2: Số lượng khách hàng sử dụng các sản phẩm Fintech

giai đoạn 2017-2022

Đơn vị: triệu người

Nguồn: Stastista

Trang 10

6

Nhìn chung, sự tăng lên của số lượng người dùng Fintech đã cho thấy Fintech ngày càng phổ biến đối với thị trường tiêu dùng tại Việt Nam

- Về đối tượng mục tiêu

Đối tượng hướng đến của ứng dụng iSmart là thế hệ trẻ ở Việt Nam (từ 18 đến

30 tuổi) Đây là thế hệ có mong muốn đầu tư sớm để đạt được tự do tài chính sớm, cũng là thế hệ có sức mua sắm và chi tiêu mạnh mẽ mà hầu hết các doanh nghiệp đang hướng đến (Netzer, 2017; Perlstein, 2017)

Nghiên cứu của The Nielsen Company (2018) dự đoán rằng thế hệ trẻ ở Việt Nam sẽ chiếm khoảng 25% dân số cả nước vào năm 2025 Đây là nhóm người có cách thức sống, học tập, giao dịch và đầu tư không giống các thế hệ trước đây Họ

có khả năng thích nghi tốt với sự phức tạp của các sản phẩm đầu tư, bởi có lợi thế về công nghệ, sẵn sàng truy cập vào kiến thức phong phú và rộng lớn bao gồm cả đầu

tư chứng khoán chỉ với chiếc điện thoại di động kết nối internet (Dauksevicuite, 2016; Rothman, 2016) Thế hệ này có lợi thế về công nghệ, khả năng tìm kiếm thông tin và kết nối cao, sớm có hiểu biết về kiến thức tài chính, sống thực tế, chủ động, đầu tư có trách nhiệm xã hội Thế hệ trẻ hơn này có khả năng quản lý tài chính thông minh hơn Tuy nhiên, sự phát triển trong lĩnh vực tài chính thế giới đã làm tăng tính phức tạp của sản phẩm tài chính và phương pháp đánh giá chúng, đặc biệt trong bối cảnh sự không chắc chắn do Covid-19 tạo ra

Một đặc điểm nổi bật của thế hệ trẻ là tính thực tế, họ có mục tiêu tài chính mạnh mẽ, rõ ràng, không mơ hồ như các thế hệ trước (Morris, 2018; Stillman & Stillman, 2017; Dorsey, 2016; Shatto & Erwin, 2016) Các mục tiêu có thể là để đáp ứng nhu cầu sống cơ bản, chi tiêu thoải mái theo sở thích mà không phải xin tiền bố

mẹ, hay khởi nghiệp kinh doanh hoặc trở nên giàu có hơn nhanh chóng Để đạt được mục tiêu tài chính, thế hệ trẻ có thể tìm đến các công cụ đầu tư trên thị trường vốn

Do đó, một công cụ hỗ trợ quản lý tài chính cá nhân, tư vấn đầu tư tài chính dựa trên công nghệ là một sản phẩm đáp ứng đặc điểm và nhu cầu của thế hệ trẻ

- Khảo sát nhu cầu thị trường

Trang 11

7

Nhóm đã thực hiện thiết kế và khảo sát đối với các khách hàng tiềm năng là thế hệ trẻ từ 18- 30 tuổi ở Việt Nam Với tổng số phiếu hợp lệ được sử dụng là 279 phiếu, trong đó 160 nam, 117 nữ và 2 giới tính khác (LGBT) (hình 1.3)

Hình 1.3: Mô tả mẫu nghiên cứu theo giới tính

Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu

Thế hệ trẻ có mong muốn quản lý tài chính cá nhân và đầu tư sớm Nhiều trong số đó đã thực hiện các kênh đầu tư Một báo cáo khác ở nước ngoài cho thấy, khác các thế hệ trước, người trẻ hiện đại rất quan tâm đến việc tiết kiệm, đầu tư từ sớm 85% thế hệ trẻ hiện nay đã bắt đầu tiết kiệm, đầu tư tiền nhàn rỗi trước 22 tuổi, trong khi chỉ 41% thế hệ trước (thế hệ X, thế hệ Y) làm được điều tương tự, 64% muốn học hỏi kế hoạch tài chính1 Kết quả nhóm nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy,

176 người đã đã tham gia các loại hình đầu tư (chiếm 63%), tuy nhiên, trong đó có 27,96% giới trẻ có mong muốn đầu tư nhưng chưa tìm được lựa chọn phù hợp (bảng 1.2)

Bảng 1.2: Thống kê loại hình đầu tư

TT Nội dung đầu tư Tần suất Tỷ trọng

3 Gửi tiết kiệm ngân hàng 28 10,04%

1 http2s://www.tinnhanhchungkhoan.vn/dau-tu-dang-dan-pho-bien-trong-gioi-tre-post339058.html

Trang 12

hoạch tiết kiệm và đầu tư 25 8,96%

Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu

Mặc dù tham gia đầu tư sớm nhưng kết quả đầu tư của thế hệ trẻ không cao,

chủ yếu ở mức thua lỗ hoặc lãi dưới 10% (bảng 1.3)

Bảng 1.3: Thống kê kết quả đầu tư

TT Biến quan sát Tần suất Tỷ trọng

Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu

Nhóm thực hiện phỏng vấn sâu và khảo sát nhu cầu tìm kiếm và sử dụng ứng dụng quản lý tài chính cá nhân và tư vấn đầu tư cá nhân của thế hệ trẻ cho thấy, có tới 89,3% người được hỏi rất mong muốn có thể tiếp cận được công cụ đáng tin cậy, giúp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn, tư vấn đầu tư phù hợp với khả năng tài chính bản thân Trong số đó, các nhu cầu cụ thể với 1 ứng dụng bao gồm:

Bảng 1.4: Thống kê nhu cầu với ứng dụng

1 Ứng dụng có khả năng quản lý tài

Trang 13

9

2

Ứng dụng có khả năng tư vấn đầu

tư phù hợp với tình hình tài chính

cá nhân

3

Ứng dụng có khả năng tư vấn đầu

tư phù hợp với khẩu vị rủi ro cá

nhân

4

Ứng dụng có khả năng tư vấn đầu

tư phù hợp với mục tiêu tài chính

cá nhân

Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu

Kết quả phỏng vấn sâu và khảo sát cho thấy, nhu cầu tìm kiếm và sử dụng ứng dụng để quản lý tài chính cá nhân, quản lý đầu tư cá nhân là rất lớn

Từ những phân tích kết quả nói trên cho thấy, ứng dụng quản lý đầu tư cá nhân rất có tiềm năng phát triển, mang đến giải pháp đáp ứng nhu cầu thực tiễn

1.2.2 Phân tích về đối thủ cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh

1.2.2.1 Ứng dụng Spendee

Spendee là một ứng dụng quản lý ngân sách với hơn 3.000.000 người dùng trên toàn thế giới, nhằm theo dõi chi tiêu và tối ưu hóa ngân sách Theo dõi tất cả các thói quen tài chính cho phép bạn bám sát các mục tiêu của mình và sắp xếp những mục tiêu quan trọng

Trang 14

10

Ưu điểm:

- Giao diện trực quan, dễ sử dụng;

- Ứng dụng cung cấp đa dạng các tính năng bao gồm:

Theo dõi thu chi: Ghi chép nhanh chóng các khoản thu chi, phân loại theo nhóm chi tiêu, ví tiền và thẻ ngân hàng Đây tính năng cơ bản nhất của một ứng dụng quản lý tài chính Ở phần mềm Spendee, ngoài việc nhập các con số hàng ngày thì bạn còn có thể thêm hình ảnh và ghi chú cho các khoản chi

Lập kế hoạch ngân sách: Đây là chức năng giúp người dùng tổng hợp, phân tích các khoản chi của mình để từ đó điều chỉnh các thói quen cũng như hành vi chi tiêu không hợp lý Ứng dụng có thể phân tích và thống kê các khoản chi theo từng tuần, từng tháng, từng quý

Báo cáo thống kê: Spendee có từng biểu đồ cho từng tháng để quan sát được thu nhập và mức tiêu của mình tăng hay giảm so với tháng trước hoặc năm trước

Hỗ trợ đa nền tảng: Spendee có sẵn trên cả iOS và Android, đồng bộ dữ liệu giữa các thiết bị

Nhược điểm:

- Chưa có tính năng ghi nợ hoặc thể hiện số tiền vay như Money lover;

- Phiên bản miễn phí giới hạn không thể tạo ngân sách cho các mục tiêu cụ thể; không có báo cáo thống kê chi tiết;

- Không hỗ trợ kết nối dữ liệu với các ngân hàng tại Việt Nam;

Trang 15

- Kết nối giao dịch ngân hàng vào ứng dụng;

- Quản lý nhiều ví, tạo ví không giới hạn cho mục đích khác nhau

Nhược điểm:

Trang 16

- Tiết kiệm chi phí: Timo cung cấp nhiều dịch vụ miễn phí hoặc có phí thấp hơn các ngân hàng truyền thống giúp người dùng tiết kiệm chi phí;

Trang 18

- Thời gian rút tiền về lâu: Do bản chất của ứng dụng là hoạt động quản lý quỹ nên thời gian rút tiền từ Finhay cần phải tuân theo một số chính sách và quy trình xử

lý nhất trong vòng tối đa 3 – 5 ngày làm việc đối với các cấu trúc theo phân bổ chứng chỉ quỹ mới; những người dùng đang còn chứng chỉ quỹ cũ, thời gian rút sẽ là 7 –

Trang 19

15

Ưu điểm:

- Giúp quản lý các khoản đầu tư và quản lý chi tiêu

- Nhà đầu tư có thể thực hiện tích luỹ, đầu tư với số vốn chỉ từ 50.000 đồng

Nhược điểm:

- Ứng dụng cũng có dấu hiệu thực hiện hoạt động quản lý danh mục đầu tư chứng khoán do đó nhà đầu tư nên cân nhắc về những điều khoản trong trường hợp xảy ra tranh chấp

1.2.2.6 Ứng dụng FireAnt

FireAnt là một ứng dụng phân tích thị trường chứng khoán và tài chính được phát triển bởi công ty chuyên về công nghệ và phân tích dữ liệu tài chính tại Việt Nam, có tên là FPT Securities Ứng dụng FireAnt cung cấp thông tin và công cụ phân tích đa dạng để hỗ trợ người dùng trong việc theo dõi và đánh giá các chỉ số chứng khoán, danh mục đầu tư, tin tức tài chính, và các công cụ phân tích kỹ thuật khác.

Trang 20

- Không có tính năng quản lý thu chi cá nhân;

- Không có tính năng khuyến nghị đầu tư phù hợp với từng đối tượng khách hàng

1.2.2.5 Phân tích về lợi thế cạnh tranh

Thị trường Fintech Việt Nam phát triển với tốc độ tốt và ổn định Các công ty tài chính, các ngân hàng truyền thống đang dần áp dụng các sản phẩm của Fintech

Trang 21

17

vào để phát triển và tiếp cận được với người tiêu dùng tại Việt Nam nhanh chóng, tiện lợi hơn Các mô hình ví điện tử như VNPay, Momo, Shopee Pay, các công cụ quản lý tài chính như Misa Money Keeper, Money Lover, Mint, Finhay, các công

cụ quản lý đầu tư như Timo, Finhay, Topi đã gặt hái được nhiều thành công và có chỗ đứng trên thị trường Fintech, nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng

Tuy nhiên, các ứng dụng trên thường tách biệt các tính năng như thanh toán, quản lý chi tiêu, quản lý đầu tư khiến cá nhân sử dụng phải tải và dùng nhiều ứng dụng cùng lúc Các ứng dụng khác biệt nhau khiến cho người dùng khó hệ thống, đánh giá và quản lý hiệu quả Một số ứng dụng đã tích hợp quản lý tài chính và đầu

tư, tuy nhiên, các ứng dụng này đang hướng đến việc thu hút các dòng tiền nhàn rỗi

để thực hiện quản lý quỹ và quản lý danh mục đầu tư Đều này có thể xung đột lợi ích với người sử dụng hoặc không bảo vệ quyền lợi người sử dụng Do đó, một ứng dụng có thể giúp người dùng quản lý dòng thu – chi, tích hợp tiện ích thanh toán, đặc biệt cung cấp các khuyến nghị đầu tư phù hợp với dòng thu – chi cá nhân, hiểu biết về tài chính, khẩu vị rủi ro và mục đích tài chính của từng cá nhân sử dụng sẽ mang đến lợi thế cạnh tranh lớn

Bảng 1.5: Ma trận SWOT

Ma trận Swot Cơ hội (O)

- Thị trường Fintech Việt Nam đã và đang thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước Những khoản đầu tư cho thị trường Fintech lên tới hàng trăm triệu USD, thậm chí lên tới hàng tỷ USD

- Mật độ dân cư cao, dân số trẻ, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao tạo điều kiện tiếp cận các ứng dụng công nghệ

- Sự tích cực kết nối, hợp tác

Thách Thức (T)

- Sự phức tạp ngày càng cao của các sản phẩm đầu tư

- Sự mất lòng tin, thận trọng khi tiếp cận của một bộ phận khách hàng đối với một số các ứng dụng công nghệ tài chính lừa đảo thời gian qua

- Cạnh tranh liên tục của các đối thủ đã, đang

và sẽ xuất hiện trên thị trường

- Hệ thống quy định pháp

Trang 22

18

của các ngân hàng, công ty tài chính, công ty chứng khoán với các công ty trong lĩnh vực Fintech

- Các chính sách ưu đãi của chính phủ dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, công nghệ

luật, pháp lý đối với thị trường Fintech tại Việt Nam còn chưa hoàn thiện, dẫn đến nhiều bất cập trong quá trình phát triển nhất là khả năng liên kết tài khoản, dữ liệu thu – chi với các ngân hàng thương mại

hoạch đầu tư và khuyến

nghị danh mục đầu tư

dựa trên dòng thu – chi,

hiểu biết tài chính, khẩu

vị rủi ro của từng người

- Nhanh chóng kết nối được nhiều đối tác, phát triển nhanh thị phần

Kết hợp ST

- Cập nhật các sản phẩm và xu hướng đầu

tư mới phù hợp với thị hiếu người sử dụng, đặc biệt là giới trẻ

- Không ngừng nâng cao chất lượng và khả năng đáp ứng của ứng dụng, tích hợp cổng tiện ích cộng đồng và phản hồi của người sử dụng để lắng nghe ý kiến người dùng

- Tăng cường mở rộng liên kết với các đối tác, thực hiện hiệu quả, sáng tạo hoạt động marketing, xúc tiến, quảng bá

thương hiệu

Trang 23

các chuyên gia giỏi

nhiều kinh nghiệm

Kết hợp WT

- Tập trung nhiều hơn vào phân khúc đối tượng khách hàng là thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên

- Học hỏi kinh nghiệm của các công ty Fintech

Trang 24

20

- Tích cực vận dụng sự hỗ trợ của đội ngũ tư vấn để tăng cường kết nối với các đối tác trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán để không ngừng mở rộng quy mô người dùng, năng lực cung cấp dịch vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm

- Tận dụng tối đa các chính sách, hỗ trợ của Nhà nước, của chính quyền địa phương trong lĩnh vực khởi nghiệp, Fintech

trong và ngoài nước, từ

đó đưa ra các chiến lược mới phù hợp cho sản phẩm của mình

1.3 Mô tả dự án

1.3.1 Mục tiêu

Ứng dụng iSmart hướng đến mục tiêu đáp ứng nhu cầu quản lý dòng thu chi

và khuyến nghị đầu tư phù hợp với từng cá nhân người sử dụng Với các tính năng:

- Quản lý các khoản chi tiêu và đầu tư trên một ứng dụng;

- Quản lý dòng tiền thu chi, đánh giá và cảnh báo hoạt động thu chi;

- Thiết lập kế hoạch đầu tư dựa trên thông tin cá nhân, dòng thu chi, hiểu biết tài chính, khẩu vị rủi ro của từng cá nhân;

- Khuyến nghị danh mục đầu tư dựa trên dòng thu chi, hiểu biết tài chính, khẩu

vị rủi ro của từng cá nhân

Về mục tiêu cụ thể:

Hiện nay, thị phần Fintech chủ yếu bên mảng dịch vụ thanh toán, các ứng dụng về quản lý đầu tư chưa nhiều nên cơ hội phát triển còn rộng mở Với dân số trung bình của Việt Nam năm 2023 là 100,3 triệu người, nhóm dân số trong độ tuổi

Trang 25

21

từ 15- 59 tuổi chiếm 63,8% Công ty Fintech có dịch vụ thanh toán có thị phần lớn nhất hiện nay với 2,5 triệu người dùng, nếu so sánh tương quan, với một ứng dụng mới thì kỳ vọng sau 1 năm sẽ có lượng người dùng là 6000 khách hàng (khoảng 0,2% thị phần), trong đó kỳ vọng tỷ lệ 15% người dùng (tương đương khoảng 900 khách hàng) sẽ sử dụng gói premium trả phí 199.000/tháng, do đó doanh thu kỳ vọng

ở năm đầu tiên là 1,279 triệu, lợi nhuận ròng 206 triệu đồng Tốc độ tăng trưởng doanh thu mục tiêu cho năm thứ 2 là 61,32%/năm với lượng người dùng kỳ vọng tăng 66.67%; Năm thứ 3 doanh thu mục tiêu là 22% với lượng người dùng tăng 30%

Ứng dụng có giao diện thân thiện, dễ gần với thế hệ trẻ, tính bảo mật cao với

mã OTP xác thực bằng vân tay và mã pin để đảm bảo an toàn giao dịch của người

sử dụng

Ngày đăng: 21/11/2024, 08:25

w