Quản trị an toàn giao thông Đảm bảo an ninh con người trên Địa bàn quận cầu giấy Quản trị an toàn giao thông Đảm bảo an ninh con người trên Địa bàn quận cầu giấy
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
-
NGUYỄN VĂN HẢI
QUẢN TRỊ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐẢM BẢO AN NINH CON NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)
HÀ NỘI - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
-
NGUYỄN VĂN HẢI
QUẢN TRỊ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐẢM BẢO AN NINH CON NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY
Chuyên ngành: Quản trị An ninh phi truyền thống
Mã số : 8900201.05QTD
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN HỮU PHÚC
HÀ NỘI - 2023
Trang 3CAM KẾT
Tác giả xin cam đoan, kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động của tôi thu được chủ yếu trong thời gian học và nghiên cứu; những kết quả này chưa được công bố trong bất cứ một chương trình nghiên cứu nào của người khác
Các kết quả nghiên cứu và tài liệu của người khác (trích dẫn, bảng, biểu, công thức, đồ thị, ) sử dụng trong luận văn này, được trích dẫn đầy đủ theo
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ AN TOÀN GIAO THÔNG BẢO ĐẢM AN NINH CON NGƯỜI TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 7
1.1 Một số khái niệm 7
1.1.1 An ninh phi truyền thống 7
1.1.2 Công tác quản trị an ninh phi truyền thống 10
1.1.3 An ninh con người 12
1.1.4 Mối quan hệ của an ninh con người và an ninh quốc gia 15
1.2 Đảm bảo an ninh con người trong lĩnh vực giao thông đường bộ1.2.1 Đặc điểm công tác bảo đảm an ninh con người trong lĩnh vực giao thông đường bộ 17
1.2.2 Vai trò công tác bảo đảm an ninh con người trong lĩnh vực giao thông đường bộ 18
1.3 Nội dung công tác quản trị an toàn giao thông đảm bảo an ninh con người trong lĩnh vực giao thông đường bộ 20
1.3.1 Ban hành các văn bản, chính sách về trật tự an toàn giao thông đường bộ 20
1.3.2 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về giao thông đường bộ 21
1.3.3 Tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ 22
1.3.4 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ 23
1.3.5 Xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 24
1.3.6 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ 24
Tiểu kết chương 1 25
Trang 5Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ AN TOÀN GIAO THÔNG BẢO ĐẢM
AN NINHCON NGƯỜI TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘTRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY 26
2.1 Giới thiệu khái quát về quận Cầu Giấy và CSGT quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội 26
2.1.1 Khái quát về quận Cầu Giấy 26
2.1.2 Giới thiệu chung về CSGT quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội 28
2.2 Các yếu tố tác động đến công tác quản trị an toàn giao thông trong lĩnh vực an giao thông đường bộ trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội 29
2.2.1 Về dân cư, xã hội, cơ sở hạ tầng: 29
2.3 Thực trạng công tác bảo đảm an ninh con người trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội 34
2.3.1 Những kết quả đạt được 34
2.3.2 Những hạn chế 41
2.4 Đánh giá chung công tác quản trị an toàn giao thông đảm bảo an ninh con người quận cầu giấy 45
2.4.1 Đánh giá mức độ an toàn: 46
2.4.2 Đánh giá Chi phí và các hoạt động quản trị rủi ro: 47
Tiểu kết chương 2 49
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ AN TOÀN GIAO THÔNG BẢO ĐẢM AN NINH CON NGƯỜI TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 50
3.1 Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với công tác quản trị an toàn giao thông bảo đảm an ninh con người 50
3.2 Giải pháp tăng cường quản trị an toàn giao thông bảo đảm an ninh con người trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội 52
3.2.1 Xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và an toàn cho CSGT thực hiện nhiệm vụ 52
3.2.2 Chú trọng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ 55
Trang 63.2.3 Xây dựng và hoàn thiện kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 56 3.2.4 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về trật tự an toàn giao thông đường bộ 58 3.2.5 Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách về trật tự an toàn giao thông đường bộ 61 3.2.6 Kiện toàn, đổi mới công tác cán bộ trong lực lượng Cảnh sát giao thông 63 Tiểu kết chương 3 66 KẾT LUẬN 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 PHỤ LỤC
Trang 71
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1 ANPTT An ninh phi truyền thống
6 TTATGTĐB Trật tự an toàn gia thông đường bộ
7 TTATXH Trật tự an toàn xã hội
Trang 81
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, những thách thức an ninh có ở trên 3 cấp độ: cá nhân (an ninh con người), dân tộc (an ninh quốc gia) và toàn cầu (an ninh quốc tế) Trong đó, an ninh con người đến từ nhiều mối đe dọa khác nhau như: Đe dọa về an ninh kinh tế; an ninh lương thực; an ninh y tế; an ninh môi trường; an ninh cá nhân; an ninh cộng đồng; an ninh chính trị Có thể nói chính sự ra đời của khái niệm an ninh con người đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong nhận thức của nhiều quốc gia về khái niệm “an ninh” Trong đó quan trọng nhất chính là nhận thức về hai khía cạnh, an ninh cho ai, an ninh trước các mối đe dọa nào
An toàn giao thông là đích hướng đến của các nhà quản trị, của lực lượng thực thi công vụ, trong đó có lực lượng cảnh sát giao thông nhằm đảm bảo trật tự
an toàn giao thông, ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện xâm hại đến an ninh con người trong lĩnh vực giao thông đường bộ - Đây là một trong nhiệm vụ hàng đầu đối với lực lượng cảnh sát giao thông
Tai nạn giao thông (TNGT) đã và đang là vấn đề "nhức nhối" được xã hội quan tâm sâu sắc, mang tính "thách thức" mà tất cả các quốc gia trên thế giới không phân biệt các nước phát triển, nước đang phát triển hay nước kém phát triển đều phải đương đầu Về kinh tế, TNGT và ùn tắc giao thông hàng năm làm thiệt hại từ 1% đến 3% GDP chi phí hàng năm của các nước đang phát triển, ước tính vào khoảng trên 100 tỷ USD Là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng nằm trong tình trạng đó Trong nhiều năm qua, TNGT ở Việt Nam tăng liên tục, tính nghiêm trọng ngày càng gia tăng (bình quân trên 13.000 người chết do TNGT và khoảng 29.000 ca chấn thương sọ não/năm) TNGT luôn là nỗi ám ảnh trong đời sống xã hội, là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước
Cầu Giấy là quận nội thành thành phố Hà Nội, có nhiều trục giao thông, tuyến đường quan trọng, nơi thường xuyên phải đón khách nước ngoài đến Việt Nam thăm, làm việc; nơi có mật độ giao thông cao…Cũng vì vậy, giao thông
Trang 92
đường bộ (GTĐB) hay phát sinh những rủi ro bất lợi cho xã hội, như: Ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là TNGT đang trực tiếp đe dọa tính mạng, sức khỏe của người tham gia giao thông
Mặc dù lực lượng cảnh sát giao thông trong quận còn thiếu về tổ chức biên chế, chất lượng trình độ, nghiệp vụ còn hạn chế, công cụ, phượng tiện chưa đảm bảo; hạ tầng cơ sở GTĐB chưa đầu tư đúng mức, thiếu đồng bộ nhưng Lực lượng cảnh sát giao thông quận Cầu Giấy đã nỗ lực cố gắng, duy trì tương đối tốt công tác quản trị an toàn giao thông Tuy nhiên, do công tác quản trị trật tự an toàn giao thông (TTATGT) chưa làm tốt ở một số khâu, bước, nên số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn vẫn không ngừng tăng lên và diễn biến hết sức phức tạp TNGT luôn có nguy cơ xảy ra, tính chất, mức độ, hậu quả ngày càng nặng nề, gây ảnh hưởng rất lớn đến trật tự, an toàn xã hội (TTATXH), lấy đi tương lai thế hệ trẻ, làm tăng thêm nỗi lo, gánh nặng cho mỗi gia đình, toàn xã hội và để lại nhiều hệ lụy sau này
Trước tình hình đó, để quản trị an toàn giao thông đảm bảo an ninh con người trên địa bàn quận Cầu Giấy đạt được mục đích đề ra, đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu cả về cơ sở lý luận, đánh giá đúng thực trạng công tác quản trị an toàn giao thông, tìm ra những giải pháp hiệu quả nhằm quản trị tốt an toàn giao thông, hướng đến đảm bảo an ninh con người, thiết lập lại trật tự an toàn GTĐB, ngăn ngừa vi phạm, giảm thiệt hại do vi phạm pháp luật GTĐB gây ra, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân
Từ những đòi hỏi trên, học viên lựa chọn đề tài: "Quản trị an toàn giao thông đảm bảo an ninh con người trên địa bàn quận Cầu Giấy” làm luận văn dưới góc độ chuyên ngành Quản trị an ninh phi truyền thống
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trước tầm quan trọng và tình hình phức tạp trong lĩnh vực GTĐB như hiện nay, quản trị an toàn giao thông đảm bảo an ninh con người luôn là đề tài được các nhà quản lý, nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới góc độ phương diện khác nhau, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu nghiên cứu trực diện liên quan đến
đề tài luận văn tác giả nghiên cứu như:
Trang 103
- Trần Sơn, Nguyễn Văn Chính (2013), Trật tự an toàn giao thông đường
bộ, thực trạng và giải pháp, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội Công trình đã trình
bày những nhận thức chung về trật tự an toàn giao thông đường bộ (ATGTĐB), tình hình trật tự GTĐB, những giải pháp bảo đảm trật tự ATGTĐ
- Nguyễn Quang Huy (2017), Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông (qua thực tế tỉnh Thái Nguyên), Luận văn thạc sĩ Luật
học, Đại học quốc gia, Hà Nội Luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về pháp luật và thực hiện pháp luật trong lĩnh vực GTĐB; phân tích những yếu tố ảnh hưởng và đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đảm bảo ATGTĐB; qua đó, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này; đồng thời, đưa ra quan điểm
và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đảm bảo trật tự ATGTĐB
- Vũ Thanh Nhàn (2009), Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường
Đại học Luật, Hà Nội Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận thực tiễn và thực trạng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam Từ
đó, đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này
- Vũ Ngọc Dương (2009), Thực trạng và giải pháp về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Khoa học
công nghệ và môi trường, Hải Dương Đề tài đã đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp đảm bảo an toàn trật tự giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương, góp phần nâng cao năng lực quản lý trật tự ATGTĐB cho lực lượng Công an và lực lượng Thanh tra giao thông
- Lê An Hiệp (2011), Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bến Tre, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị
- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Luận văn nghiên cứu về tình hình vi phạm hành chính, những khó khăn bất cập, vướng mắc và đề ra một số các biện pháp nhằm hạn chế tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Bến Tre nói riêng, cả nước nói chung
Trang 114
- Giao thông đường bộ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (2014) của Ngô
Xuân Thắng Công trình nghiên cứu này tiếp cận tương đối bao quát các vấn đề của giao thông Việt Nam, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp Công trình đã phác họa được bức tranh tổng thể về giao thông đường bộ ở Việt Nam Trên cơ sở tiếp cận về thực trạng giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay, tác giả đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ Các giải pháp được đề xuất chủ yếu tập trung vào các vấn đề chính, bao gồm: cơ sở hạ tầng, công tác tuyên truyền, đội ngũ thanh tra, kiểm tra
- Đổi mới quản lý nhà nước về giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập và phát triển (2016) của Nguyễn Thị Thanh Thủy Tác giả đã tiến
hành phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu về đổi mới QLNN về giao thông đô thị trong thời kỳ hội nhập và phát triển; hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của đổi mới QLNN về giao thông đô thị Công trình nghiên cứu này cũng phân tích, đánh giá thực trạng giao thông đô thị và thực trạng QLNN về giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội Từ việc luận giải căn cứ, tác giả đã đề xuất giải pháp đổi mới QLNN về giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội
- Hồ Thanh Hiền (2018), Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - Qua thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Luật học,
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Luận văn cung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB; đưa ra quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm trong lĩnh vực GTĐB
- Nguyễn Văn Minh (2018), Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học
Quốc gia, Hà Nội Nhìn chung, các công trình khoa học trên đã nghiên cứu một cách có hệ thống, giới thiệu và phân tích về hoạt động bảo đảm TTANGT nói chung
Tuy nhiên, đối với lực lượng CSGT ở quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, chưa có công trình khoa học nào đề cập nghiên cứu tập trung, chuyên sâu có hệ thống về quản trị an toàn giao thông đảm bảo an ninh con người trong lĩnh vực
Trang 125
GTĐB Vì vậy, với cách tiếp cận cụ thể, luận văn "Quản trị an toàn giao thông đảm bảo an ninh con người trên địa bàn quận Cầu Giấy” mà tác giả lựa chọn sẽ kế thừa một phần cơ sở lý luận của các đề tài nghiên cứu trên; đồng thời, phản ánh thực trạng nhằm cung cấp các luận cứ thực tiễn cho việc tăng cường quản trị an toàn giao thông đảm bảo an ninh con người trên địa bàn quận Cầu Giấy trong vực GTĐB của lực lượng CSGT nói chung Luận văn nghiên cứu không trùng với bất
cứ công trình khoa học nào đã được nghiên cứu và công bố trước đây
3 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài phân tích làm rõ cơ sở lý luận, khảo sát đánh giá thực trạng (đánh giá
ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế) nhằm đề xuất các giải pháp tăng cường quản trị an toàn giao thông đảm bảo an ninh con người trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội trong thời gian tới
4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản trị an toàn giao thông đảm bảo an ninh con người trên địa bàn quận Cầu Giấy
5 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài đi sâu nghiên cứu về quản trị an toàn giao thông đảm bảo an ninh con người trên địa bàn quận Cầu Giấy trong lĩnh vực GTĐB ở quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội theo chức năng nhiệm vụ của lực lượng CSGT
- Thời gian: từ năm 2016 đến tháng 12/2021
6 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài tiếp cận dưới góc độ chuyên ngành Quản trị an ninh phi truyền thống, luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Từ việc phân tích số liệu và kết quả khảo sát thực trạng, luận văn tổng hợp, đánh giá những kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra trong quản trị an toàn giao thông đảm bảo an ninh con người trên địa bàn Quận Cầu Giấy;
Trang 136
- Phương pháp phân tích hệ thống: Phân tích thực trạng và các nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn, đặt trong hệ thống các nội dung liên quan đến quản trị an toàn giao thông nói chung;
- Phương pháp thống kê: Thống kê số liệu từ khảo sát thực trạng để đưa ra những kết quả định lượng về thực trạng quản trị an toàn giao thông trên địa bàn Quận Cầu Giấy
7 Dự kiến kết cấu luận văn
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị an toàn giao thông đảm bảo an ninh con người trong lĩnh vực giao thông đường bộ;
Chương 2 Thực trạng quản trị an toàn giao thông bảo đảm an ninh con người trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Quận Cầu Giấy;
Chương 3 Giải pháp hoàn thiện quản trị an toàn giao thông đảm bảo an ninh con người trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Trang 147
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ AN TOÀN
GIAO THÔNG BẢO ĐẢM AN NINH CON NGƯỜI TRONG LĨNH VỰC
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 An ninh phi truyền thống
"An ninh phi truyền thống” là một thuật ngữ chính trị - pháp lý xuất hiện chưa lâu, nhưng nhận được nhiều sự quan tâm của các thể nhân, pháp nhân ANPTT là mối quan tâm lớn của các quốc gia dân tộc trên thế giới, là một trong những vấn đề quan trọng được nhiều nhà quản lý, nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, được thảo luận trên nhiều diễn đàn quốc tế, cũng như trong nhiều nội dung của các quan hệ song‟ phương và đa‟phương
Sau Chiến‟tranh lạnh, xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, xu thế hợp tác
và phát triển kinh tế là chủ yếu, đã và đang mang đến sự phồn thịnh cho các quốc gia, khu vực Song, quá trình hợp tác, hội‟nhập quốc tế cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, đe dọa đến an ninh, chủ‟quyền của các quốc gia dân tộc và cuộc sống của con người Trong bối cảnh đó, khái‟niệm an ninh phi truyền thống ra đời và được sử dụng rộng rãi, phổ biến trên nhiều diễn đàn quốc tế về các vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, xã hội, trong chiến‟lược quốc phòng, an ninh của nhiều quốc gia dân tộc
Từ năm 1994, trong “Báo cáo phát triển con người” của Chương trình phát triển Liên hợp quốc đã đưa ra tiêu đề “Lĩnh vực mới của an ninh con người” và nêu ra 7 lĩnh vực (những ý tưởng sáng tạo ban đầu về khái niệm an ninh phi truyền thống sau này) gồm: kinh tế, lương thực, sức khỏe, môi trường, con người, cộng đồng và chính trị Tiếp sau, dưới góc độ nghiên cứu và quản lý, một số nước/một
số nhà quản lý/một số nhà nghiên cứu quan niệm ANPTT bao gồm 5 lĩnh vực cơ bản: kinh tế, môi trường, xã hội, chính trị và văn hóa Một quan điểm khác lại phân chia các vấn đề ANPTT thành 6 nhóm chính: ô nhiễm môi trường, tình trạng thiếu
Trang 15vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế, tội phạm công nghệ cao
Như vậy, dựa vào những quan điểm, “thái độ” chung của các nhà nước, quốc gia, dân tộc coi an ninh con người là vấn đề hạt nhân nằm trong an ninh xã hội, an ninh cộng đồng, khái niệm ANPTT hiện nay bao gồm những vấn đề chủ yếu là: Ô nhiễm môi trường, sức khỏe, thảm họa địa chất, thiếu hụt tài nguyên, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, thiên tai dịch bệnh, biến đổi khí hậu, tội phạm khủng bố, tội phạm công nghệ cao, tội phạm kinh tế quốc tế, buôn bán ma túy, buôn bán người, buôn lậu vũ khí, tội phạm rửa tiền, cướp biển, nhập cư và di
cư trái phép v.v Khái niệm ANPTT với những nội dung cụ thể của nó, rõ ràng mang tính chất "động”, và cùng với thời gian, nội hàm của nó có thể còn tiếp tục được mở rộng hơn Do vậy, không phải ngẫu nhiên mà cách đặt vấn đề ANPTT của các quốc gia, khu vực và cộng đồng có những điểm khác nhau nhất định Việc khuôn những vấn đề cụ thể nào đó trong nội hàm của vấn đề ANPTT như các nhận thức nêu trên đều mang ý nghĩa tương đối, nhằm phục vụ cho việc hoạch định, xây dựng chính sách, pháp luật, chiến lược an ninh của đất nước và những cam kết an ninh song phương, đa phương trong hợp tác quốc tế
An ninh phi truyền thống có những đặc điểm sau
- Các vấn đề an ninh phi truyền thống được hình thành từ rất nhiều nguyên nhân, thường rất đa dạng và khó xác định
+ Nguyên nhân gây ra thường do con người, từ thiên nhiên; do tác động cộng hưởng của nhiều yếu tố chính trị, kinh tế - xã hội trong phạm vi một quốc ra, khu vực hoặc toàn cầu; từ hành động của những cá nhân, nhóm xã hội đi ngược lại định hướng chính sách, pháp luật của Nhà nước; hoặc không phải do con người tạo
Trang 16đe dọa nghiêm trọng trực tiếp đến an ninh quốc gia như:
- Vấn đề an ninh phi truyền thống có tác động đa chiều, trực tiếp đến các mặt đời sống xã hội An ninh phi truyền thống không có giới hạn trong những lĩnh vực cụ thể mà có thể tác động đến rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội cả về kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, đối ngoại và quốc phòng, an ninh
+ Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống khi xảy ra nó tác động ở nhiều tầng, nấc khác nhau, không chỉ giới hạn đối tượng bảo vệ chính là lãnh thổ, nhà nước mà còn nhấn mạnh vấn đề con người, quyền của các chủ thể là cá nhân và các cộng đồng dân cư trong xã hội
+ Vì vậy, cần có sự dự báo chính xác xây dựng các kịch bản, biện pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả với các tình huống xảy ra
- An ninh phi truyền thống có đặc trưng lan rộng, tạo phản ứng dây chuyền đối với nhiều quốc gia, khu vực, thậm chí đe dọa đến an ninh toàn cầu, an ninh khu vực và an ninh quốc gia
+ Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống khi xảy ra nó không loại trừ đối với một quốc gia nào và cũng không một quốc gia nào tự mình đủ sức để giải quyết, đẩy lùi nếu không có sự phối hợp hành động chung của các quốc gia trên thế giới Tính chất quốc tế, xuyên quốc gia, đa quốc gia, liên quan, tác động đến nhiều quốc gia, nhiều khu vực là một trong những đặc trưng cơ bản, nổi bật nhất của an ninh phi truyền thống
+ Đặc điểm này cho thấy, các mối đe dọa an ninh phi truyền thống có ảnh hưởng và tác động lan rộng đối với các quốc gia, khu vực và toàn cầu
- An ninh phi truyền thống có thể tồn tại dưới dạng bạo lực và phi bạo lực
Trang 1710
+ Phương diện mang tính chất bạo lực như: chủ nghĩa khủng bố, buôn lậu
ma tuý, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, xung đột tôn giáo, dân tộc ở phạm vi nhất định chưa bùng phát thành chiến tranh giữa các quốc gia
+ Phương diện mang tính chất phi bạo lực như: ô nhiễm môi trường, suy giảm sinh thái, khủng hoảng kinh tế, tài chính, bệnh dịch các thách thức an ninh phi truyền thống xảy ra tuy chưa bùng phát chiến tranh nhưng nó là những nguy cơ
và có sự chuyển hóa nhanh, tác động đa chiều ảnh hưởng lớn đến an ninh xã hội,
an toàn của con người, phạm vi ảnh hưởng rộng nên nó tác động rất lớn đến an ninh quốc gia
- Các vấn đề an ninh phi truyền thống có quan hệ tác động qua lại với các mối đe dọa của an ninh truyền thống, nhiều khi nó chuyển hóa lẫn nhau
+ An ninh phi truyền thống có thể gây hậu quả tác động to lớn, không chỉ đe dọa đến sự tồn vong của chế độ mà còn có thể hủy hoại tàn phá cuộc sống của con người, cộng đồng xã hội trên phạm vi rộng lớn mang tính khu vực hay toàn cầu; thậm chí có thể làm biến mất vùng đất của cả quốc gia, vùng lãnh thổ
- Như vậy, đặc điểm về an ninh phi truyền thống nói trên đã thể hiện tư duy mới và trách nhiệm cao về an ninh thế giới ngày nay của các nước đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của cộng đồng quốc tế, cần được nghiên cứu, vận dụng trong xây dựng, hoạch định chiến lược phát triển và bảo vệ an ninh của từng quốc gia, của các tổ chức hợp tác khu vực, hay tổ chức Liên hợp quốc ngày nay
Từ phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về ANPTT như sau: An ninh phi truyền thống là sự mở rộng khái niệm an ninh truyền thống trong bối cảnh mới, bao gồm các mối đe dọa mang tính bạo lực và phi bạo lực, tác động đến an ninh ổn định và sự phát triển trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, con người, có tính xuyên quốc gia, có thể do những nhân tố phi chính trị, phi quân sự gây ra, trực tiếp ảnh hưởng, uy hiếp đến sự phát triển, ổn định của một nước, khu vực và rộng hơn
là toàn cầu Các thách thức an ninh phi truyền thống trực tiếp tác động đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, sức khỏe, quyền con người
1.1.2 Công tác quản trị an ninh phi truyền thống
Trong thời gian gần đây, An ninh phi truyền thống là một khái niệm mới
Trang 1811
xuất hiện và được đề cập đến khá nhiều ANPTT trở thành một mối quan tâm lớn, một chủ đề quan trọng nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học Đã có nhiều định nghĩa và quan điểm khác nhau về ANPTT, tựu chung các vấn đề an ninh phi truyền thống hầu hết là các vấn đề xuyên quốc gia với phạm vi rộng (kinh tế, tài
nguyên - môi trường, xã hội, văn hóa, y tế ), đối lập với khái niệm an ninh truyền thống - nghĩa là không bao gồm các yếu tố liên quan đến xung đột quân sự, chính
trị và ngoại giao nhưng có thể tạo ra mối đe dọa đối với sự tồn tại và phát triển của quốc gia và nhân loại
Để xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, chúng ta cần có cái nhìn tổng quát về công tác quản trị ANPTT, từ đó đưa ra những đánh giá để phân tích, tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp An ninh con người là yếu tố quan trọng, yếu tố trung tâm của an ninh phi truyền thống, là nhân tố đe dọa chính đến an ninh cộng đồng hiện nay Điều này đã được các nhà khoa học, các chuyên gia ANPTT như Thượng tướng, TS Nguyễn Văn Hưởng, Thượng tướng, PGS, TS Bùi Văn Nam, PGS, TS Hoàng Đình Phi xây dựng và phát triển Phương trình cơ bản về quản trị an ninh phi truyền thống của một chủ thể:
Trang 19Tùy theo mục đích sử dụng trong công tác quản trị an ninh phi truyền thống, phương trình 3S-3C‟cũng có thể được nhà nghiên cứu hay quản trị lựa chọn sử dụng ở dạng rút gọn các yếu tố cho đơn giản hơn như: S = S1 - C1 hay S = (S1+S2) – (C1+C2) Phương trình 3S-3C thường được dùng kết hợp với phương pháp chuyên gia hay brainstorming để thiết kế các câu hỏi, tổng hợp dữ liệu và đánh giá kết quả công tác quản trị an ninh phi truyền thống của một chủ thể trong một khoảng thời gian là 1 năm hay 2-3-5, từ đó tìm ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm Phương trình này cũng được dùng để thiết kế các nghiên cứu, tìm kiếm dữ liệu và dự báo về các rủi ro, khủng hoảng trong một giai đoạn tương lai (5- 10 năm tới), góp phần thiết kế các chiến lược ứng phó với các rủi ro và mối nguy đe dọa an ninh phi truyền thống trong một số ngành, lĩnh vực
1.1.3 An ninh con người
Trước đây, tại Việt Nam chưa xuất hiện thuật ngữ an ninh con người mặc
dù nội hàm vẫn hiện diện với tư cách là nội dung chính trong bảo đảm an ninh quốc gia, chúng ta vẫn coi an ninh quốc gia là cơ sở cho an ninh con người Từ điển nghiệp vụ Công an (1977) đưa ra định nghĩa “an ninh quốc gia là sự yên ổn về chính trị và trật tự xã hội trong phạm vi quản lý một Nhà nước, để đảm bảo chống xâm lược và chống mọi hành vi gây rối, phá hoại, lật đổ” Thuật ngữ “an ninh quốc gia” xuất hiện chính thức tại Điều 36 Luật Tổ chức toà án nhân dân ngày 13-7-
1982 Theo Luật An Ninh Quốc gia của Việt Nam (2004), an ninh quốc gia là “sự
ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”
Trang 2013
Ngoài quan niệm truyền thống về an ninh quốc gia, nhấn mạnh chủ thể “nhà nước -quốc gia”, trên thế giới, lần đầu tiên, Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) giới thiệu khái niệm an ninh con người (Human security) tại báo cáo thường niên về Phát triển con người Tháng 12-2012, Đại hội đồng Liên hợp quốc
đã ra Nghị quyết 66/290 chấp nhận định nghĩa chung cho khái niệm này, theo đó nhấn mạnh: con người có quyền được sống trong tự do và phẩm hạnh, thoát khỏi nghèo khổ và tuyệt vọng
Như vậy có thể thấy hiện nay, các thách thức an ninh có cả trên 3 cấp độ: cá nhân (an ninh con người – human security), dân tộc (an ninh quốc gia – national security) và toàn cầu (an ninh quốc tế - international security)
Theo UNDP (1994), an ninh con người, được đánh giá qua hai tiêu chí: Một
là, an toàn không bị đe dọa bởi đói nghèo, bệnh tật và sự áp bức; hai là, được bảo
vệ khi gặp những rủi ro bất thường trong cuộc sống Hai tiêu chí này được cụ thể hóa ở bảy lĩnh vực chính:
An ninh kinh tế:,bảo đảm mức thu‟nhập cơ bản của con người (thông qua các công việc trong khu vực kinh tế tư nhân hay‟nhà nước, công việc làm công ăn lương hay từ‟phúc lợi xã hội của chính phủ) Mối đe doạ chính của an ninh kinh tế chính là tình trạng đói nghèo
An ninh lương thực: đảm bảo mọi người dân đều,được tiếp cận nguồn lương thực cơ bản để đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cho một cuộc sống hiệu quả
và‟khoẻ mạnh Nguồn lương thực sẵn có‟để cung cấp là điều cần thiết nhưng chưa phải là‟một điều kiện đủ để đảm bảo an ninh lương thực vì con người vẫn có thể chết đói vì không có khả‟năng tiếp cận đến nguồn lương thực do hệ thống phân phối‟không hiệu quả hay con người thiếu khả năng mua hàng và sản xuất cho chính bản thân họ sử dụng
An ninh y tế: đảm bảo sức khỏe‟cho mọi người dân Sức khoẻ là một trong những nhân tố quan trọng và trực‟tiếp ảnh hưởng đến an ninh Ở các nước đang phát triển, bệnh truyền nhiễm‟và ký sinh là nguyên nhân gây nên cái chết của hàng triệu người mỗi năm Bệnh tật‟ cũng gắn liền với điều kiện sống không an toàn như ảnh hưởng từ nguồn‟nước hay nguồn lương thực thiếu dưỡng chất Còn ở các
Trang 2114
nước phát triển nhân tố chính gây tử vong là ung thư và những bệnh liên quan‟đến
hệ tuần hoàn máu (liên quan đến lối sống) Mối đe doạ về bệnh tật và tổn thương sức khoẻ đặc biệt lớn hơn đối với những người nghèo, đặc biệt là phụ‟nữ và trẻ em
ở cả các nước phát triển và đang phát triển
An ninh môi trường: bảo vệ con người trước‟các mối đe doạ từ môi trường Các mối đe dọa từ môi trường được chia làm‟hai loại: thiên tai như lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần…và do con người gây ra bao gồm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất đai, ô nhiễm không khí, chặt „há rừng Hiện tượng biến đổi khí hậu‟và những thảm hoạ sinh thái bắt nguồn trực tiếp phần lớn từ hoạt động của con người
An ninh cá nhân: bảo vệ các cá nhân‟trước các hành vi bạo lực Ở các quốc gia phát triển cũng như đang phát triển,‟cuộc sống con người đều bị đe doạ bởi các hành vi bạo lực không thể dự đoán trước được Một số hình thức‟đe doạ bạo lực bao gồm: đe dọa từ nhà nước (tra tấn, lao động khổ sai); đe dọa từ các quốc gia khác (chiến tranh, xung đột vũ trang giữa các nhóm xuyên biên giới); đe dọa từ các nhóm người khác (căng thẳng và xung đột sắc tộc); đe dọa từ các cá nhân hoặc băng nhóm chống lại các cá nhân và băng nhóm khác‟(tội phạm, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, bạo lực đường phố); đe dọa trực tiếp đối với phụ nữ và trẻ
em (bạo lực trong gia đình, lạm dụng trẻ em)…
An ninh cộng đồng: Con người cảm thấy an toàn hơn khi họ là thành viên của một‟nhóm nào đó – như trong một gia đình, cộng đồng, tổ chức, nhóm sắc tộc hay dân tộc Nếu một nhóm‟hay cộng đồng được an toàn thì tạo nên an ninh của thành viên trong cộng đồng ấy Mối đe‟doạ đến an ninh cộng đồng xuất phát từ các tập quán đàn áp, trọng nam khinh nữ hay phân biệt sắc tộc, xung đột vũ trang, hay các tổ chức phiến quân
An ninh chính trị: Một trong những khía‟cạnh quan trọng của an ninh con người gắn liền với sự đảm bảo tôn trọng các quyền cơ bản của‟con người khi họ sinh sống trong một xã hội Đảm bảo an‟ninh chính trị là bảo vệ con người không phải chịu sự đàn áp, ngược đãi, đe‟doạ hay xâm hại của các lực lượng chính trị nhà nước hay của các nhà cầm quyền
Trang 2215
1.1.4 Mối quan hệ của an ninh con người và an ninh quốc gia
Có thể nói chính sự ra đời của khái niệm an ninh con người đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong nhận thức của nhiều quốc gia về khái niệm “an ninh” Trong đó quan trọng nhất chính là nhận thức về hai khía cạnh: an ninh cho ai và an ninh trước các mối đe dọa nào?
Hiện nay, trong giới học thuật đã đưa ra một số tiêu chí phân biệt an ninh con người và an ninh quốc gia
Lợi ích
Phục vụ con người, lấy con người làm trung tâm
Phục vụ nhà nước và những người trực thuộc nhà nước
Mục đích
Bảo vệ con người tránh khỏi những‟ xâm lược từ bên ngoài và các mối đe dọa‟về: ô nhiễm môi trường, các dịch bệnh, tình trạng thiếu thốn kinh tế…
Sử dụng các chiến lược răn đe để duy trì sự toàn vẹn của nhà nước
và bảo vệ quốc gia tránh khỏi những xâm lược từ bên ngoài
Phương
tiện
Tổng hợp nhiều biện pháp về chính trị kinh tế xã hội…, đặc biệt
là thông qua phát triển kinh tế và nâng cao đời sống con người
Dựa vào xây dựng sức mạnh quân
sự, quốc phòng…
Mặc dù an ninh quốc gia và an ninh con người có cách tiếp cận khác nhau, nhưng chúng không hoàn toàn đối nghịch, mà ngược lại có mối liên hệ nhất định Trong báo cáo công bố năm 2003 của mình, Ủy ban về An ninh Con người cho rằng nếu không có an ninh con người thì an ninh quốc gia sẽ không được bảo đảm
và ngược lại
Theo đó, nếu người dân của một nước không được đảm bảo về an ninh con người như nghèo đói, kém phát triển, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, tai nạn… thì
Trang 2316
sức mạnh của quốc gia đó sẽ suy giảm, làm ảnh hưởng tới khả năng tự vệ của quốc gia đó trước các nguy cơ xâm lược Ngược lại, nếu một quốc gia bị xâm lược thì quốc gia đó cũng không thể có điều kiện đảm bảo an ninh của từng cá nhân người dân trong các vấn đề liên quan đến cuộc sống thường nhật của họ Chính vì vậy, có thể nói nâng cao an ninh con người chính là góp phần đảm bảo an ninh quốc gia và ngược lại
Mặc dù còn một số tranh cãi đối với việc đưa an ninh con người vào chương trình nghị sự về an ninh của từng quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế, nhưng trên thực tế khái niệm “an ninh con người” đã được nhiều quốc gia tiếp nhận và áp dụng vào các chính sách đối nội cũng như đối ngoại của mình Ví dụ như Nhật Bản, bên cạnh các chương trình nhằm nâng cao an ninh con người của người dân trong nước như các chính sách về phúc lợi xã hội, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường, tai nạn giao thông…, Nhật Bản cũng đã đưa an ninh con người trở thành một trọng tâm trong chính sách đối ngoại của mình Theo đó, chính sách ODA của Nhật Bản ưu tiên tài trợ cho các dự án, chương trình giúp nâng cao an ninh con người của người dân ở các nước mà Nhật Bản quan tâm Điều này giải thích tại sao nhiều dự án ODA của Nhật Bản tập trung vào các lĩnh vực như xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, hay chăm sóc y tế, phòng chống dịch bệnh…
Theo PGS, TS Hoàng Đình Phi, an ninh con người = AN TOÀN + TỰ DO
• An ninh con người là một trạng thái mà ở đó con người cảm thấy an toàn
và trên thực tế con người được an toàn và tự do (cả trạng thái tâm lý và tình hình thực tế)
• Bất kỳ khái niệm an ninh nào đều lấy con người làm trọng tâm hay đối tượng có thể bị tổn thương do mất an ninh
Từ một số cơ sở lý luận trên, có thể hiểu an ninh con người là sự bảo đảm của Nhà nước và cộng đồng đối với người dân không bị đe dọa bởi đói nghèo, bệnh tật, tai nạn, thiên tai, địch họa; sự áp bức, bóc lột, bất công, được Nhà nước
và cộng đồng bảo vệ khi gặp những rủi ro bất thường trong cuộc sống
An ninh con người đó‟là sự bảo đảm của xã hội với các thành viên; là thể hiện quyền con người, tính‟nhân văn, nhân đạo và hướng tới tiến bộ, công bằng xã
Trang 2417
hội Sự bảo vệ này được thực hiện thông qua các biện pháp công cộng Mục đích của sự bảo vệ này nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản, trực tiếp giúp đỡ các thành viên của xã hội trước những biến cố, những “rủi ro xã hội” dẫn đến bị giảm hoặc mất thu nhập
1.2 Đảm bảo an ninh con người trong lĩnh vực giao thông đường bộ 1.2.1 Đặc điểm công tác bảo đảm an ninh con người trong lĩnh vực giao thông đường bộ
An ninh con người trong‟lĩnh vực giao thông đường bộ là trạng thái xã hội được điều chỉnh bằng hệ‟thống quy phạm pháp luật bắt buộc mọi chủ thể tham gia giao thông phải tuyệt đối tuân theo và xử sự có văn hóa nhằm bảo đảm an toàn cho người và‟tài sản khi tham gia giao thông; hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, giao thông được tiện lợi, thông suốt, an toàn, có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu mỹ quan giao thông, chống ô nhiễm môi trường
An ninh con người trong lĩnh vực giao‟thông đường bộ là việc các đối tượng tham gia giao thông thực hiện nghiêm‟chỉnh các quy định pháp luật về GTĐB do Nhà‟nước ban hành nhằm bảo đảm GTĐB được thông suốt; người, hàng hóa, phương tiện tham gia giao thông không bị xâm hại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa và nhu cầu đi lại của‟nhân dân, góp phần ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm trên các tuyến đường và ở từng địa bàn
An ninh con người trong lĩnh vực giao thông đường bộ được bảo đảm thể hiện: mọi hoạt động giao thông‟được tiến hành nhanh chóng, thuận tiện; bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm và trật tự, an toàn vệ‟sinh môi trường, mỹ quan đô thị Trật tự
an toàn GTĐB là vấn đề xã hội gắn‟liền với cuộc sống con người, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của con người
Xã hội càng hiện đại, văn minh, yêu cầu về An ninh con người trong lĩnh vực giao thông đường bộ càng cao Nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường, khi
mà độ an toàn, chi phí trong lưu thông vận chuyển đã kết tinh thành giá cả hàng hóa Nếu An ninh con người trong lĩnh vực giao thông đường bộ được đảm bảo sẽ góp phần giữ gìn trật tự ATGT một cách ổn định và theo đó mọi hoạt động của xã
Trang 25Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2021, trên địa bàn cả nước xảy ra 11.454
vụ tai nạn giao thông, bao gồm 7.370 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 4.084 vụ va chạm giao thông, làm 5.739 người chết, 3.889 người bị thương
và 4.109 người bị thương nhẹ
So với năm 2020, số vụ tai nạn giao thông giảm 23,6% (số vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên giảm 14,5%; số vụ va chạm giao thông giảm 35,9%); số người chết giảm 16,4%; số người bị thương giảm 15% và số người bị thương nhẹ giảm 37,6% Bình quân 1 ngày trong năm 2021, trên địa bàn cả nước xảy ra 31 vụ tai nạn giao thông, gồm 20 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 11 vụ va chạm giao thông, làm 16 người chết, 11 người bị thương và 11 người bị thương nhẹ Đó là những con số vô cùng nhức nhối đòi hỏi các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị phải vào cuộc để góp phần giảm thiểu thiệt hại xảy
ra
Thứ hai, việc đảm bảo an ninh con người trong lĩnh vực giao thông đường
bộ cần được thể hiện ở công tác quản lý trên 3 lĩnh vực chính là: người tham gia giao thông, phương tiện tham gia giao thông và kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ Ngoài việc‟tác động đến ý thức người tham gia giao thông, tăng cường công tác quản lý‟điều kiện tham gia giao thông của các phương tiện như đăng kiểm,
Trang 2619
giấy phép… cơ quan quản lý nhà nước cần‟nâng cao chất lượng, điều kiện kết cấu
hạ tầng để tạo điều kiện cho‟người tham gia giao thông Chính vì vậy, các công trình như đường quốc lộ, đường cao tốc, cầu, cống, công trình giao thông bên cạnh việc phục vụ giao thông còn được coi là bộ mặt của đất nước, là tiêu chí để đánh giá sự phát triển của đất nước Năm 2014, tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)‟có báo cáo xúc tiến thương mại toàn cầu (Enabling Trade Index – ETI) thực hiện tại
138‟nước cho thấy, mức hữu dụng và chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam năm 2014 tăng 16 bậc, đứng thứ 74 so với vị trí 90 năm 2012 và 103 năm
2010
Thứ ba, bảo đảm an ninh con người trong lĩnh vực giao thông đường bộ có
ý nghĩa quan trọng trong việc từ thực tiễn xây dựng cơ sở lý luận và tạo cơ sở pháp
lý để hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác này trên thực tế Các nhà nghiên‟cứu, nhà quản lý, nhà khoa học‟căn cứ vào thực tiễn công tác này để xây dựng hệ thống cơ sở lý luận đối với công tác đảm bảo trật tự ATGT nhằm tạo hành‟lang, cơ chế nhằm phát triển bền vững, có định hướng cụ thể, có sự nối tiếp trong quá trình hoàn thiện từ tổ chức bộ máy, điều kiện đảm bảo đến công tác dự báo, đề xuất giải pháp, phương hướng trong giai đoạn 5 năm, 10 năm và lâu dài hơn nữa
Thứ tư, đảm bảo an ninh con người trong lĩnh vực giao thông đường bộ đòi hỏi nâng cao hiệu quả QLNN về trật tự an toàn GTĐB, được tiến hành trên các lĩnh vực: ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về trật tự an toàn GTĐB; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về GTĐB; quản lý quy tắc GTĐB; quản lý kết cấu HTGT đường bộ; quản lý phương tiện tham gia GTĐB; quản lý người điều khiển phương tiện GTĐB; quản lý vận tải đường bộ; TTKS, XLVP giao thông, thanh tra, kiểm tra; chỉ huy điều khiển giao thông và điều tra, xử lý TNGT Cụ thể:
Về phương tiện tham gia GTĐB: điều kiện tham‟gia giao thông của xe cơ giới; cấp, thu hồi đăng ký và biển số xe cơ giới; bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới‟tham gia GTĐB; điều kiện tham gia giao thông của‟xe thô sơ; điều kiện tham gia giao thông của xe‟máy chuyên dùng
Trang 2720
Về người điều khiển phương tiện tham gia‟GTĐB: điều kiện của người lái
xe cơ giới tham gia giao thông; GPLX; tuổi và sức‟khỏe của người lái xe; đào tạo lái xe, sát hạch để cấp GPLX; điều kiện của‟người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông; điều kiện của người điều khiển xe thô sơ tham gia giao thông
Về quy tắc GTĐB: gồm các‟quy tắc chung, hệ thống báo hiệu đường bộ, chấp hành báo hiệu đường bộ, tốc độ‟và khoảng cách giữa các xe, sử dụng làn đường, quy định vượt xe; chuyển hướng xe; lùi xe; tránh vượt xe; dừng xe; đỗ xe trên đường trong và ngoài đô thị; quyền ưu‟tiên của một số xe; qua phà; qua cầu phao; nhường đường tại những nơi giao‟nhau; đi trên đoạn đường giao với đường sắt; giao thông trên‟đường cao tốc; giao thông trong hầm đường bộ; bảo đảm tải trọng
và khổ giới‟hạn của đường bộ; xe kéo và xe kéo rơ moóc; người điều khiển người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy; người điều khiển và người ngồi trên xe đạp, người‟điều khiển xe thô sơ khác, người đi bộ; người tàn tật, người già yếu tham gia giao thông; người điều khiển, dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ; các hoạt động‟khác trên đường bộ; sử dụng đường phố đô thị; tổ chức giao thông và điều‟khiển giao thông; trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra TNGT
1.3 Nội dung công tác quản trị an toàn giao thông đảm bảo an ninh con người trong lĩnh vực giao thông đường bộ
1.3.1 Ban hành các văn bản, chính sách về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về TTATGTĐB là quá trình tạo lập hành lang pháp lý phục vụ cho công tác QLNN về TTATGTĐB Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về TTATGTĐB thuộc thẩm quyền lập quy của các CQHCNN, nhằm cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và các chính sách, pháp luật của Nhà nước cho phù hợp với địa phương mình Các CQNN sẽ tiến hành xây dựng các thể chế quản lý phù hợp, tạo lập hành lang pháp lý cho những quan hệ ấy phát triển theo đúng định hướng của Nhà nước
Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về TTATGTĐB là khâu quan trọng, có tính chất quyết định đối với hai khâu còn lại của quy trình QLNN
Trang 2821
về TTATGTĐB, đó là tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về TTATGTĐB và xử lý vi phạm pháp luật về TTATGTĐB Bởi lẽ, xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về TTATGTĐB sẽ tạo lập cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện pháp luật về TTATGTĐB và xử lý vi phạm pháp luật về TTATGTĐB
Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về TTATGTĐB là hoạt động‟lập quy của các CQNN có thẩm quyền Nhà nước quy định thẩm quyền cho‟từng cơ quan trong việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các‟quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực TTATGTĐB Nhà nước quy định‟quy tắc TTATGTĐB, các điều kiện bảo đảm TTATGTĐB liên quan đến kết cấu‟hạ tầng, phương tiện và người tham gia GTĐB, hoạt động vận tải đường bộ;‟quy định cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra, tuần tra, kiểm soát, xử lý
vi phạm‟trong việc chấp hành pháp Luật GTĐB; quy định‟về khiếu nại; khởi kiện với‟những quyết định, biện pháp xử lý, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật GTĐB
1.3.2 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về giao thông đường bộ
Quy hoạch, kế hoạch trong lĩnh vực TTATGTĐB nhằm xác định những mục tiêu trước mắt, lâu dài và triển khai các giải pháp thích hợp, tập trung nỗ lực của cơ quan QLNN vào việc hoàn thành mục tiêu đề ra, tiết kiệm các nguồn lực của cơ quan QLNN; là cơ sở để thực hiện chức năng kiểm soát, kiểm tra kết quả mức độ đạt được những mục tiêu đề ra
Quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch về TTATGTĐB, bao gồm các giai đoạn cơ bản như: xác định mục tiêu về TTATGTĐB đường bộ trong từng giai đoạn; xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện mục tiêu, thực chất là xây dựng các bước đi cụ thể của từng giai đoạn; tổng kết, đánh giá mức độ hoàn thành quy hoạch, kế hoạch về TTATGT đường bộ
Nội dung quy hoạch, kế hoạch thể hiện ở nhiều phương diện như quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường, quy hoạch cơ sở hạ tầng giao thông đường
bộ, quy hoạch sử dụng đất phát triển giao thông đường bộ…
Trang 2922
Quy hoạch TTATGTĐB được lập trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế, đồng bộ với quy hoạch ngành, lĩnh vực; gắn kết chặt chẽ với quy hoạch các chuyên ngành giao thông vận tải khác Bộ Giao thông vận tải lập quy hoạch GTĐB trong phạm vi cả nước, liên kết vùng, vùng; quy hoạch quốc lộ, đường cao tốc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố có liên quan UBND tổ chức lập, trình HĐND cùng cấp quyết định quy hoạch GTĐB do địa phương quản lý, trước khi trình HĐND cùng cấp quyết định phải có ý kiến của Bộ Giao thông vận tải
Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch về TTATGTĐB phải kết hợp đồng bộ với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội khác Cùng với công tác xây dựng quy hoạch thì UBND cũng tiến hành xây dựng các kế hoạch về phát triển GTĐB Kế hoạch này sẽ định hướng cho hoạt động QLNN cũng như việc đảm bảo TTATGTĐB
1.3.3 Tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Chủ thể thực hiện hoạt động QLNN về TTATGTĐB là các CQNN, CBCC Các chủ thể này chịu trách nhiệm ban hành các văn bản, tổ chức thực hiện và thanh tra kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật Chất lượng của các chủ thể này
sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả QLNN về TTATGTĐB
Trên địa bàn thành phố Hà Nội thì UBND thành phố thực hiện thống nhất QLNN về TTATGTĐB Sở Giao thông vận tải là chủ thể tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện QLNN về TTATGTĐB Ngoài ra còn có Ban ATGT cũng tham mưu giúp UBND thành phố Bên cạnh đó UBND thành phố cũng tiến hành phân cấp cho UBND cấp quận, huyện trong công tác QLNN này
Có thể nói việc thực hiện QLNN về TTATGTĐB do nhiều chủ thể khác nhau, mỗi cơ quan thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ theo pháp luật quy định hoặc được phân công, phân cấp Ngoài tổ chức bộ‟máy thì đội ngũ nhânsự cũng‟là một yếu tố cấu thành hoạt động QLNN về‟TTATGTĐB Đội ngũ nhân sự sẽ trực tiếp triển khai thực hiện các quy định pháp luật Các CQNN phải xây dựng đội ngũ
Trang 3023
nhân sự để thực hiện chức năng QLNN về TTATGTĐB Đội ngũ nhân sự này bao gồm lực lượng công chức của sở Giao thông vận tải, Ban An toàn giao thông thành phố, lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự
1.3.4 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách trong lĩnh vực trật tự
an toàn giao thông đường bộ
Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chính sách là một hoạt động thường xuyên, cơ bản của Nhà nước đối với công dân Tuyên truyền phổ biến là hoạt động nhằm làm cho các CQNN, CBCC và các cá nhân tổ chức trong xã hội hiểu biết đầy
đủ và chính xác về các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực TTATGTĐB
Giáo dục, tuyên‟truyền, phổ biến‟pháp luật về TTATGTĐB cho mọi đối tượng tham gia giao thông để mọi người tự giác chấp hành là biện pháp‟quan trọng hàng đầu; yêu cầu tất cả các CQNN, chính‟quyền các cấp, các tổ chức chính trị -
xã hội, các đoàn thể, các cơ‟quan thông tin, báo chí phải đặc biệt quan tâm, thực‟hiện thường xuyên, kiên trì và liên tục
Tuyên truyền, giáo‟dục pháp luật về TTATGTĐB là sự tác động một cách
có hệ thống, mục đích và thường‟xuyên tới nhận thức của người dân cùng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN nhằm trang‟bị cho họ những kiến thức pháp luật nhất định, những thông tin cần‟thiết để từ đó họ có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử sự theo pháp luật
Nội dung tuyên truyền về TTATGTĐB thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau Tuỳ thuộc vào từng đối tượng mà nội dung tuyên truyền, phổ biến có thể khác nhau Một số nội dung tuyên truyền, phổ biến chủ yếu như tuyên truyền các quy định pháp luật về TTATGTĐB, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, lợi ích và trách nhiệm của các chủ thể trong việc đảm bảo TTATGTĐB,…
Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về TTATGTĐB sẽ được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau như in ấn, phát hành tờ rơi, tập san để tuyên truyền pháp luật; phổ biến pháp luật thông qua các cuộc họp tổ dân phố, các phương tiện thông tin đại chúng
Trang 3124
1.3.5 Xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
Để đảm bảo an toàn và phát triển giao thông đường bộ thì UBND cũng cần chú trọng việc đầu tư xây dựng kết cấu, hạ tầng giao thông Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phục vụ cho việc đảm bảo TTATGTĐB Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cũng góp phần trực tiếp bảo đảm an ninh con người khi tham gia giao thông, giảm thiểu tai nạn, giảm thiều thời gian tham gia giao thông
Hạ tầng giao thông đường bộ thể hiện khá đa dạng như hệ thống đường xá, bến xe, các phương tiện vận tải, các phương tiện hỗ trợ quản lý giao thông đường
bộ Cùng với việc xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ thì các CQNN cũng phải tiến hành quản lý hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ Việc quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng này nhằm đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định pháp luật của nhà nước
1.3.6 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ
Việc QLNN đối với TTATGTĐB không thể tách rời cơ chế thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về TTATGTĐB nhằm phòng ngừa, phát hiện và
xử lý các vi phạm trong TTATGTĐB; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động QLNN đối với TTATGTĐB; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân
Kiểm tra, giám sát nhằm thiết lập kỷ cương pháp luật đối với TTATGTĐB, ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm pháp luật, chính sách của Nhà nước, bảo vệ lợi ích của người dân
Nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm việc thực hiện các quy định của pháp luật về TTATGTĐB, việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến TTATGTĐB Đồng thời, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật khi phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật trong đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ Chủ thể tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra về TTATGTĐB bao
Trang 32Thanh tra, kiểm soát, xử phạt vi phạm hành chính về TTATGTĐB chủ yếu
là áp dụng các biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện các hành vi vi phạm về TTATGTĐB để xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân và tổ chức có hành vi
cố ý hoặc vô ý vi phạm quy định về TTATGTĐB, các điều kiện đảm bảo TTATGT của kết cấu hạ tầng GTĐB, phương tiện và người tham gia GTĐB, hoạt động vận tải đường bộ và các hành vi vi phạm khác về TTATGTĐB mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính
Tiểu kết chương 1
Với tư cách là chương về cơ sở lý luận, phần nội dung này được tác giả làm
rõ vấn đề an ninh phi truyền thống và quản trị an ninh phi truyền thống, gắn với yếu tố đảm bảo an ninh con người, đặc biệt là công tác bảo đảm an ninh con người trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Nội dung chương 1 cũng được phân tích về công tác bảo đảm an ninh con người trong lĩnh vực giao thông đường bộ gắn với nội dung quản lý nhà nước Đây
là cơ sở lý luận để luận văn tiếp tục đánh giá ở chương 2, 3
Trang 3326
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ AN TOÀN GIAO THÔNG BẢO ĐẢM AN NINH
CON NGƯỜI TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY 2.1 Giới thiệu khái quát về quận Cầu Giấy và CSGT quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
2.1.1 Khái quát về quận Cầu Giấy
Quận Cầu Giấy nằm ở phía tây trung tâm thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý: Phía đông giáp quận Ba Đình và quận Đống Đa với ranh giới là sông Tô Lịch
Phía tây giáp quận Nam Từ Liêm
Phía nam giáp quận Thanh Xuân
Phía bắc giáp quận Tây Hồ và quận Bắc Từ Liêm
Quận có diện tích 12,44 km², dân số năm 2020 là 292.536 người, mật độ dân số đạt 23.516 người/km²
Quận Cầu Giấy có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 8 phường: Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Trung Hòa, Yên Hòa
Trên địa bàn quận Cầu Giấy có đến hơn 80 cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ Một số trường Đại học và Viện nghiên cứu lớn là: Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Quốc phòng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội, Học viện Múa Việt Nam, Đại học Thương mại, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Trường Đại học Lao động - Xã hội, Trường đại học Ngoại ngữ, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (trước đây là trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội),Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự, Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân, Trung tâm nhiệt đới Việt- Nga Các trường THPT nổi tiếng: Trường Trung học phổ thông Chuyên
Hà Nội - Amsterdam,Trường Trung học phổ thông chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Trung học phổ thông Chuyên Ngoại ngữ, Trường Trung học phổ
Trang 3427
thông Lương Thế Vinh, Trường Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành, Trường Trung học phổ thông Yên Hòa, Trường Trung học phổ thông Cầu Giấy, Trường THPT Lý Thái Tổ, Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trường THPT Nguyễn Siêu
Về bệnh viện: Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, Bệnh viện 19-8
Bộ Công an, Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội, Bệnh viện E
Về công sở: Trên địa‟bàn quận có nhiều cơ quan nhà nước như: Bộ Tài nguyên Môi‟trường, Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Tổng cục Đường bộ, Tổng cục Dân số, Tổng cục Hải quan, Ban Tôn giáo Chính phủ, Hội Nông‟dân Việt Nam, Cục Hàng hải, Cục Đường sông, Cục Đăng kiểm, Sở Công thương Hà nội
Về hạ tầng kỹ thuật: Các khu đô thị Dịch‟Vọng; khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính; Khu tập thể Nghĩa‟Tân; Khu đô thị Yên Hòa; Khu đô thị Trung Yên; Khu đô thị Nam Trung Yên; Khu đô thị Cầu‟Giấy; Khu đô thị Nghĩa Đô; Khu đô thị An Sinh Hoàng Quốc Việt; Khu đô thị Constrexim Complex Dịch Vọng; Khu
đô thị Đông Nam Trần‟Duy Hưng; Khu đô thị Vimeco II; Khu đô thị Mai Dịch; Khu đô thị Mandarin Garden
Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn quận là các tuyến số 3 (Sơn Tây - Nhổn - Yên Sở), tuyến số 4 (Liên Hà - Bắc Thăng Long), tuyến số 5 (Hồ Tây - An Khánh), tuyến số 8 (An Khánh - Dương Xá), trong đó tuyến số 3 đoạn Nhổn - Ga
Hà Nội (một phần của tuyến Sơn Tây - Nhổn - Yên Sở) hiện đang được thi công; tuyến số 5 hiện đang được đầu tư xây dựng
Về hệ thống xe buýt
Điểm đầu cuối và trung chuyển:
ĐTC Cầu Giấy (07, 20A, 24, 26, 27, 34, 38, 49, 55A, 55B, 90, 105, CNG05)
ĐTC Hoàng Quốc Việt (07, 14, 27, 53A, 38)
Bến xe Mỹ Đình (09B, 16, 21B, 22B, 30, 34, 44, 46, 53B, 64, 103A, 103B,
109, CNG 01, E01)
Công viên Nghĩa Đô (07, 12, 39, 85, 96, 97)
Trang 3528
Công viên Cầu Giấy (61)
Học viên Tư pháp (51)
2.1.2 Giới thiệu chung về CSGT quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Lực lượng CSGT quận Cầu Giấy ra đời, chiến đấu và trưởng thành gắn liền với sự ra đời và trưởng thành của lực lượng cảnh sát nhân dân, qua các thời kỳ đều
có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt
CSGT- TT- Công an quận Cầu Giấy là Đội nghiệp vụ trực thuộc Công an quận có chức năng đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị trên địa bàn quận Ban đầu được thành lập mới chỉ có 5 đến 6 CBCS nhưng đến nay đã có tổng số 39 cán bộ chiến sỹ (trong đó có 03 chỉ huy Đội), 2/3 cán bộ chiến sỹ có trình độ đại học, đa số là cán bộ trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong công tác Qua từng năm lực lượng CSGT, TT quận Cầu Giấy ngày càng trưởng thành và phát triển cả về số lượng CBCS, chất lượng, hiệu quả công tác, luôn khắc phục khó khăn gian khổ, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao
Cầu Giấy là quận nội thành thành phố Hà Nội, có nhiều trục giao thông, tuyến đường quan trọng, nơi thường xuyên phải đón khách nước ngoài đến Việt Nam thăm, làm việc; nơi có mật độ giao thông cao…Cũng vì vậy, giao thông đường bộ (GTĐB) hay phát sinh những rủi ro bất lợi cho xã hội, như: Ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là TNGT đang trực tiếp đe dọa tính mạng, sức khỏe của người tham gia giao thông.Thực hiện chỉ đạo của Công an Thành phố Hà Nội, Công an quận Cầu Giấy đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao Triển khai thực hiện toàn diện các mặt công tác như: tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, chỉ huy, điều khiển, chống ùn tắc giao thông, đăng ký quản lý phương tiện Do đó trong những năm qua tình hình trật tự
an toàn giao thông trên địa bàn quận luôn được đảm bảo ổn định, ý thức của người tham gia giao thông được nâng cao, tai nạn giao thôngcó chiều hướng giảm, trực tiếp góp phần bảo đảm an ninh con người trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Trang 3629
2.2 Các yếu tố tác động đến công tác quản trị an toàn giao thông trong lĩnh vực an giao thông đường bộ trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
2.2.1 Về dân cư, xã hội, cơ sở hạ tầng:
Cùng với lực lượng CSGT của thành phố, trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn Thành phố đã đăng ký mới 145.718 phương tiện, bao gồm 41.423 ô tô, 101.248
mô tô, 3.047 xe máy điện Tổng số phương tiện đang quản lý là 7.654.081, trong
đó, có 1.029.347 ô tô, 6.446.531 mô tô, 178.203 xe máy điện Ngoài ra, Phòng Cảnh sát giao thông cũng đang quản lý 80 xe xích lô, 70 ô tô điện Riêng công tác đăng ký xe trên Cổng dịch vụ công quốc gia, tính đến ngày 14/6, lực lượng Cảnh sát giao thông Thủ đô đã giải quyết thủ tục đăng ký đối với 3.040 phương tiện, trong đó, Phòng Cảnh sát giao thông giải quyết 2.984 phương tiện (2.981 xe ô tô, 3
xe mô tô), Công an các quận, huyện, thị xã giải quyết đăng ký 56 phương tiện, 26
xe ô tô, 30 xe mô tô Đồng thời, đơn vị đã cấp đổi, gia hạn 36 biển nghiệp vụ cho các đơn vị chức năng; cấp đổi 17.188 biển vàng cho xe ô tô kinh doanh vận tải, giải quyết 1.645 trường hợp sang tên xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người Phòng Cảnh sát giao thông đã bố trí lực lượng, chủ động tham mưu, tổ chức phối hợp cùng các lực lượng tăng cường phòng, chống đua xe, cổ vũ đua xe trái phép trên địa bàn Thành phố Các tổ công tác 141 đã bắt giữ 413 phương tiện với 674 đối tượng có các hành vi vi phạm như trên, bàn giao cho Công an các phường sở tại để điều tra, xác minh, củng cố hồ sơ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật
Xử lý 515 trường hợp, phạt gần 1,88 tỷ đồng đối với các tổ chức, cá nhân không làm thủ tục đăng ký sang tên theo quy định
Trong thời gian qua, tình hình trật tự, an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn Thành phố được duy trì ổn định trong trạng thái “bình thường mới”; các lực lượng chức năng đã tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi nổi cộm, là nguyên nhân chính, trực tiếp dẫn đến ùn, tắc và tai nạn giao thông Các
Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã đã chủ động triển khai các kế hoạch, giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, ATGT trên toàn Thành phố gắn liền với tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu
Trang 3730
quả dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban ATGT Quốc gia, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân trước, trong và sau các dịp Lễ, Tết và các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, thể thao quan trọng trên địa bàn Thành phố, đặc biệt là SEA Games 31 vừa qua Với vai trò cơ quan thường trực Ban ATGT Thành phố, Sở Giao thông vận tải (GTVT) đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã, các tổ chức chính trị-xã hội trên địa bàn tổ chức 22 hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông và văn hóa giao thông cho trên 6.500 người tham gia; đăng 126 tin bài trên website của Sở, cung cấp 1.871 thông tin để cảnh báo các sự cố gây mất ATGT, hướng dẫn phân luồng từ xa; tiếp nhận, xử lý
161 sự cố gây mất ATGT qua phản ánh của kênh VOV giao thông…
Sở GTVT tiếp tục chỉ đạo Ban duy tu các công trình hạ tầng giao thông thường xuyên theo dõi và kịp thời báo cáo nếu có bất cập về tổ chức giao thông trong quá trình triển khai đối với 04 điểm đen TNGT (dự án của các quận, huyện) Đối với 18 điểm đen TNGT phát sinh năm 2022, hiện đang phối hợp cùng Công an Thành phố và các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng phương án giải quyết
Mặc dù, tai nạn giao thông trong thời gian trên địa bàn Thành phố giảm 02 tiêu chí (số vụ, số người bị thương) nhưng số người chết tăng cao so với cùng kỳ năm 2021 Do đó, từ nay đến hết năm 2022, Sở GTVT, UBND các quận, huyện, thị xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác duy tu, duy trì, sữa chữa đảm bảo an toàn giao thông; tập trung xử lý và kiến nghị xử lý kịp thời các điểm đen về tai nạn giao thông, các điểm ùn tắc giao thông; không để xảy ra tai nạn giao thông có nguyên nhân do bất cập trong hạ tầng và tổ chức giao thông
Bên cạnh đó, Sở GTVT, Công an Thành phố, UBND các quận, huyện, thị
xã cũng sẽ tiếp tục tăng cường tuần tra kiểm soát, tập trung xử lý các chuyên đề, hành vi vi phạm là nguyên nhân chính, trực tiếp dẫn đến tai nạn và ùn tắc giao thông, như: vi phạm về nồng độ cồn, chất ma túy; vi phạm tải trọng phương tiện, kích thước thành, thùng xe; vi phạm tốc độ;… Lực lượng chức năng huy động tối
đa lực lượng, phương tiện tham gia làm nhiệm vụ chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn,
Trang 3831
phân luồng bảo đảm TTATGT trên địa bàn, nhất là trong các khung giờ cao điểm, các vị trí, tuyến đường tiềm ẩn nguy cơ xảy ra ùn, tắc giao thông
2.2.2 Về nhân lực quản lý và quản trị an toàn giao thông
Trong thời gian Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã
bố trí lực lượng, chủ động tham mưu, tổ chức phối hợp cùng các lực lượng tăng cường phòng, chống đua xe, cổ vũ đua xe trái phép trên địa bàn thành phố Các tổ công tác 141 đã bắt giữ 413 phương tiện với 674 đối tượng có các hành vi vi phạm như trên, bàn giao cho Công an các phường sở tại để điều tra, xác minh, củng cố
hồ sơ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, trong đó CSGT quận Cầu Giấy
đã bắt giữ 79 phương tiện với 97 đối tượng Trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn thành phố xảy ra 408 vụ tai nạn giao thông, làm 223 người chết, 242 người bị thương So sánh với cùng kỳ năm 2021, giảm 11 vụ, tăng 52 người chết, giảm 30 người bị thương, trong đó ở quận Cầu Giấy tai nạn giao thông làm 07 người chết,
24 người bị thương
Cầu Giấy là một trong những quận nội thành của thành phố Hà Nội, với số dân đông, kinh tế phát triển nơi đây là mảnh đất màu mỡ để chúng ta thực hiện nhiều dự định trong tương lai Tuy nhiên tình hình giao thông tại đây rất phức tạp
và luôn thường trực những bất an về tai nạn thương tâm có thể xảy ra bất kỳ lúc nào
Với vai trò là cửa ngõ phía Tây của thành phố nên vấn đề giao thông rất được chú trọng đầu tư, song tình hình giao thông không cho kết quả khả quan Đến những khung giờ cao điểm, tại đây có hàng vạn phương tiện lưu thông trong khu vực đặc biệt là số lượng ô tô lớn, nhất là xe buýt Tại quận Cầu Giấy luôn xuất hiện các dòng phương tiên lưu thông từ đường Láng lên, đường Bưởi xuống, quận Cầu Giấy và trong nội thành gây nên tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên và kéo dài hàng giờ Tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn quận vẫn còn một số tồn tại, hạn chế Đó là tình trạng người điều khiển mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định trên các tuyến phố, các khu đô thị khi vắng lực lượng chức năng Xe tải chở hàng quá khổ, quá tải, xe đi vào đường cấm, giờ cấm; vi phạm trong hoạt động vận tải hành khách; lấn chiếm lòng đường,
Trang 3932
hè phố để kinh doanh buôn bán và trông giữ phương tiện sai quy định đặc biệt trên địa bàn quận Cầu Giấy còn nhiều công trình, dự án đã gây cản trở, ách tắc giao thông, phải mất nhiều năm mới bị cưỡng chế, thí dụ: Công trình nhà điều hành dự án của Tổng Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Việt Nam (Constrexim), hình thành từ năm 2006 Công trình nằm trên đất hành lang an toàn giao thông tại ngõ 6 đường Dương Đình Nghệ, nhiều năm gây cản trở, ách tắc giao
và phải tới cuối tháng 6/2022 công trình mới bị cơ quan chức năng cưỡng chế
Công trình này là nhà điều hành dự án của Tổng Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Việt Nam (Constrexim), hình thành từ năm 2006 Tuy nhiên, sau khi hoàn thành xây dựng các công trình thuộc Khu đô thị mới Cầu Giấy, Constrexim đã không tiến hành dỡ bỏ nhà điều hành dự án mà vẫn để tồn tại Công trình là nhà tạm khung sắt, có kết cấu 2 tầng, nằm trên đất hành lang an toàn giao thông tại ngõ 6 đường Dương Đình Nghệ, gây cản trở, ách tắc giao thông, che khuất tầm nhìn quan sát giao thông khi ra, vào ngõ 6 Dương Đình Nghệ - đã được người dân khu vực phản ánh nhiều lần
Từ năm 2015, UBND phường Yên Hòa đã phối hợp với Công an quận Cầu Giấy, Thanh tra Xây dựng quận Cầu Giấy (nay là Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Cầu Giấy) lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu chủ đầu tư tự phá
dỡ công trình xây dựng sai quy hoạch, song chủ đầu tư chưa tự tháo dỡ công trình
Năm 2020, UBND quận Cầu Giấy đã ban hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả Tuy nhiên, Công ty TNHH Constrexim số
3 (thành viên của Tổng công ty Constrexim) là đơn vị đang trực tiếp quản lý, sử dụng công trình nhà tạm nêu trên đã có công văn xin giữ lại nhà điều hành để phục
vụ công tác bảo trì, sửa chữa các hạng mục chưa được bàn giao; đặc biệt, Tổng công ty chuẩn bị triển khai dự án tại ô đất E2 Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Yên Hòa
2.2.3 Về chính sách, quản lý nhà nước trên địa bàn
Thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 2/3/2022 của Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý đô thị và trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố, UBND phường đã phối
Trang 40đó, thời lượng pha đèn xanh kéo dài chỉ có 20 giây khiến cho các phương tiện đi từ khu đô thị ra đường Hồ Tùng Mậu không kịp di chuyển Hơn nữa, đoạn đường này
có trường học, nhiều xe đưa đón học sinh nên tình trạng ùn tắc càng nghiêm trọng
Không chỉ nút giao thông nói trên, quận Cầu Giấy còn nhiều điểm ùn tắc nghiêm trọng khác cũng đã được các cơ quan chức năng “điểm danh” như: Nút giao Nguyễn Khang - cầu 361 (quận Cầu Giấy)… Nguyên nhân ở đây là quá tải hệ thống hạ tầng; xung đột tại một số nút giao thông có mật độ cao; tiến độ một số dự
án giao thông trọng điểm còn chậm so với yêu cầu, tiến độ mở rộng mặt đường còn chậm, ít cầu vượt, điều chỉnh tổ chức giao thông… điều chỉnh đèn tín hiệu giao thông theo lưu lượng phương tiện chưa hợp lý; chưa tăng cường lực lượng phân luồng, hướng dẫn giao thông trong giờ cao điểm, trong đó phân công rõ trách nhiệm của UBND cấp quận, phường; việc cung cấp thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình ùn tắc để người dân chủ động việc di chuyển chưa thường xuyên Việc xén hè mở rộng tối đa mặt đường chưa được thực hiện; dự án xây dựng cầu vượt tại một số nút giao thông quan trọng chậm tiến độ; việc nghiên cứu cho các phương tiện rẽ phải liên tục, cấm rẽ trái tại một số nút giao thông để hạn chế xung đột phương tiện chưa được lắp đặt Chưa phân vùng hoạt động của
xe máy phù hợp với năng lực vận tải hành khách công cộng và triển khai thu phí phương tiện cơ giới theo khu vực Đang có tình trạng mất cân bằng giữa hai chiều lưu thông vào và ra khỏi trung tâm thành phố trong các khung giờ cao điểm sáng
và chiều Vì vậy có thể nghiên cứu thử nghiệm dải phân cách giữa di động, hoặc