ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYEN HUY HOI TƯ TƯỞNG VÈ ĐẠO ĐỨC NGƯỜI CÀM QUYÊN CỦA NHO GIÁO VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁN BỘ LÃNH ĐẠO Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY 2014 | PDF | 115 Pages buihuuhanh@gmail.com
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYEN HUY HOI
TƯ TƯỞNG VÈ ĐẠO ĐỨC NGƯỜI CÀM QUYÊN CỦA NHO GIÁO VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁN BỘ LÃNH ĐẠO Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY
2014 | PDF | 115 Pages buihuuhanh@gmail.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2BO GIAO DUC VA DAO TAO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYÊN HUY HỢI
TƯ TƯỞNG VÈ ĐẠO ĐỨC NGƯỜI CẢM QUYÈN CỦA NHO GIÁO VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁN BỘ LÃNH ĐẠO Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.80
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Người hướng dẫn khoa học: TS TRAN NGQC ANH
Đà Nẵng - Năm 2014
Trang 3
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cửu của riêng tối
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác
Tác giá
Nguyễn Huy Hợi
Trang 4MUCLUC
2 Mục tiêu nghiên cứu
3 Đối tượng và phạm vi nghiền cẻ
-4 Phương pháp nghiên cứu
5 Bỗ cục để
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
CHUONG 1 NHO GIAO VA QUAN NIEM CI
DAO DUC NGUOI CAM QUYEN
1.1, KHÁI QUÁT VỀ NHO GIÁO VÀ TƯ TƯỜNG CỦA NHO GIÁO
VỆ ĐẠO ĐỨC NGƯỜI CẢM QUYỀN
1.2.1 Quá trình du nhập và phát triển Nho giáo ớ Việt Nam
1 Ảnh hướng của quan niệm Nho giáo về đạo đức ngư
én ting lớp quan lại và Nho sỹ trong xã hội phong kiến Việt Nam 35
CHƯƠNG 2 ĐẠO ĐỨC NGƯỜI CÁN BỘ CÁCH MẠNG VÀ ĐẠO ĐỨC NGƯỜI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO Ở ĐÀ NÂNG HIỆN NAY 47
2.1 ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI CÁN BỘ CÁCH MẠNG
2.1.1 Vai trò của đạo đức cách mạng đổi với người cách mạng và sự
AT
nghiệp cách mạng
Trang 52.2 THUC TRẠNG ĐẠO ĐỨC NGƯỜI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO Ở ĐÀ NẴNG HIẾN NAY
3.2.1 Khái quát đôi nét về Đà Nẵng
3.3.2 Vai trò của việc xây dựng đạo đức người cán bộ lãnh đạo ở Đà
Nẵng hiển nay
2.2.3 Thực trạng đạo đức người cán bộ lãnh đạo ở Đà Nẵng
2.3 NGUYEN NHAN CUA NHUNG UU DIEM VA HAN CHE 70
CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP XÂY ĐỰNG ĐẠO ĐỨC NGƯỜI
CAN BO LANH DAO Ở ĐÀ NÀNG HIỆN NAY TẾ
Nho giáo với vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mắc - Lênin, tư tướng Hồ
Chí Minh trong xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ đức, đủ tài „8l 3.2.2 Phải có cách nhìn biện chứng vẻ kế thừa các giá trị tích cực, hạn
3
chế tiêu cực của quan niệm Nho giáo về đạo đức người cm quyền
3 Có quan điểm lịch sử - cụ thể trong việc lựa chọn các giá trị tích
„84 3.2.4 Phải nâng các giá trị đạo đức người cẩm quyển của Nho giáo lên
3.3 MOT SO GIAI PHAP CO BAN TRONG VIEC XAY DUNG DAO
ĐỨC NGƯỜI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY 86
cực về quan niệm đạo đức người cằm quyền của Nho giáo
Trang 63.3.1 Cán bộ lãnh đạo, nhất là người đứng đẫu các cơ quan, đơn vị, phải gương mẫu về đạo đức, là tắm gương cho cấp đưởi noi theo 86 3.3.2 Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng, lăng
3.4.3, Kết hợp giáo dục đạo đức với giáo dục pháp luật đổi với đội ngũ
3.3.4 Nâng cao tính tự giác, thường xuyên học tập, rèn luyện theo tắm
3.3.5 Kế thừa quan điểm “tu thân”, đề cao tính liêm sĩ, thường xuyên tự
kiểm điểm, tự phê bình trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo 96
3.3.6 Tăng cường lãnh đạo, giám sắt của các cấp ủy Đảng, các đoàn thể
và nhân dân đối với công tác cán bộ
3.3.7 Một số kiến nghị cụ thể
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIÁO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
Trang 71 Tính cấp thiết của đề tài
Trung Hoa có lịch sử văn hóa lâu đời, là chiếc nôi của nền văn minh phương Đông và nó còn hàm chứa bao giá trị tỉnh thần bí ấn, độc đáo và hữu ích Nơi đây đã sản sinh ra nhiễu học thuyết triết học lớn có ảnh hưởng đến
nến văn minh nhân loại, trong số đó phải kế đến trường phái triết học Nho giáo Việt Nam là một quốc gia chịu ảnh hưởng rất lâu đời và sâu sắc của nền
văn hoá Trung Hoa cổ đại Đặc biệt là quan niệm của Nho giáo về đạo đức
nói chung, về đạo đức cúa người cảm quyền nói riêng Luông tư tưởng ấy đã
được sử dụng chủ đạo trong kiến trúc thượng tằng xã hội thời kỳ phong kiến Đến hôm nay, nó vẫn còn tổn tại hiện hữu và tiếp tục tác động trên nhiều mặt của đời sống xã hội
Bước vào công cuộc toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và thực hiện thể chế kinh tế thị trường, nước ta đang có bước chuyển mình quan trọng Chúng ta
đã đạt được những thành tựu to lớn vẽ kinh tế, đời sống vật chất và tỉnh thin của nhân dân từng bước được nâng cao Song chúng ta cũng đang phải đổi mặt với một thực trạng đáng lo ngại về mặt đạo đức xã hội Sự xuỗng cấp về đạo đức không những ở trong nhân dân mà còn ở một bộ phận không nhỏ cán
bộ lãnh đạo, đáng viên Đáng ta đã nhận định rằng: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lỗi sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hôi chưa được ngăn chặn, đây lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp” (35 tr 173] Nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng
Công sản Việt Nam khóa XI cũng đã nhận xét: “Một bộ phận không nhỏ cán
bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo quán lý, kê cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lỗi sống với
Trang 8những biểu hiện khác nhau về sự phái nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiễn tài, kèn cựa địa vi, cục bộ,
tham những, lăng phí, tùy tiện vô nguyên tắc” [8, tr.L9] Điều đó làm giảm uy tín của Đảng, làm xối mòn lòng tin của nhân dân
Đà Nẵng là một thành phố tương đối trẻ, có một vị trí quan trọng của
khu vực miễn Trung và Tây Nguyên Đà Nẵng đang từng bước trở thành một
thành phố công nghiệp và năng động bậc nhất cúa cả nước Để có sự thành
công đó phải kể tới sự đóng góp không nhỏ của đi ngũ lãnh đạo, quản lý
Ngày nay, đội ngũ lãnh đạo, quản lý của Đà Nẵng dang có được những điều
kiện thuận lợi để phân đấu rèn luyên, công hiển trí tuệ và sức lực của mình
cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của thành phổ Nhưng họ cũng đứng trước những thử thách đòi hỏi phải có bản Tĩnh, có tâm thể vững vàng và có được những hành trang cẩn thiết đẻ đóng góp vào sự phát triển của thành phố
và cả nước trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế
Việc xây dựng đạo đức cho người cán bộ lãnh đạo ở Đà Nẵng hiện nay vừa là một nhu cẫu cấp bách vừa là nhiệm vụ quan trọng của công tác cán bộ Bởi lề nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ là góp phẩn không nhỏ vào sự: nâng cao sức chiến đấu của Đảng trên nhiều lĩnh vực như chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức cách mạng Do đó việc kể thừa những yếu tố tích cực của đạo đức Nho giáo trên lập trưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hỗ Chí Minh, kết hợp với thực tiễn của cách mạng nước ta để xây dựng đạo đức của người cán bộ lãnh đạo Đà Nẵng là vẫn
để mang ý nghĩa cấp thiết Việc chọn để tài: “7w tưởng về đạo đức người cẩm quyền của Nho giáo với việc xây dựng đạo đức cán bộ lãnh đạo ở Đà Aẵng hiện nay" cho luận văn thạc sỹ là mục đích của tác giả muốn góp một phẩn nhỏ về phương điện lý luận cho thực tiễn xây dựng và hoàn thiện công tác cán bỏ của Đà Nẵng hiện nay
Trang 9quyền và thực trạng đạo đức người cán bộ lãnh đạo ở Đà Nẵng, luận văn đề
xuất các giải pháp để vận dụng những giá trị tích cực của quan niệm Nho giáo
về đạo đức người cằm quyền vào việc xây dựng đạo đức người cán bộ lãnh
đạo ở Đà Nẵng giai đoạn hiện nay,
Đề thực hiện mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ:
~ Luận văn nghiên cứu, làm rõ những quan điểm của Nho giáo về đạo đức
È xuất các gi
việc xây dựng đao đức cho người cán bỗ lãnh đạo ở Đà Nẵng hiện nay
3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
~ Đối tượng nghiền cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các quan niệm của Nho giáo về đạo đức người cằm quyền
~ Phạm vỉ nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu một số giá trị tích cực trong quan niệm của Nho giáo về đạo đức người cầm quyễn và trên cơ sở đó phát huy những giá trị tích cực của nó vào việc xây dựng đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính quyền ở,
Đà Nẵng hiện nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cửu như: Lịch sử - 16 gic,
phân tích - tổng hợp, qui nạp - diễn dịch, đối chiếu, so sánh Nhưng phương
pháp xuyên suốt của cá đề tài vẫn là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Trang 10Chương 2 Đạo đức người cán bộ cách mạng và đạo đức người cán bộ
lãnh đạo ở Đà Nẵng hiện nay
Chương 3 Các giải pháp xây dựng đạo đức người cán bộ lãnh đạo ở Đà Nẵng hiện nay,
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trung Quốc là quê hương của những tư tưởng đặc sắc, uyên thâm và bí
ẩn mà cho đến nay, nhân loại vẫn đây ngưỡng mộ và khâm phục Vì vậy, vẫn
để văn hóa Trung Hoa cổ đại nói chung, triết lý Nho giáo nói riêng đã thu hút
sự quan tâm nghiên cứu của nhiễu học giả trên thể giới cũng như ở Việt Nam Nhiều nhà nghiên cửu đã đi sâu tìm hiểu về Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam Các công trình nghiên cứu có thể theo những phương diện khác nhau, Nhưng chúng ta có thể phân định thành một số nhóm vẫn để sau đây: Nhám thử nhất ¡ sâu luận giải nguồn gốc nội dung và những yêu cẫu đạo đức của Nho giáo, để từ đó thấy được sự ảnh hưởng của Nho giáo ở nước
ta Nội dung trên được đăng tải ở các tạp chí chuyên ngành như tạp chí Công sản, tạp chí Nghiên cứu lý luận, tạp chí Triết học hay trong các sách chuyên
Châu đã phân tích những tư tướng cơ bản trong quá trình hình thành và phát triển của Nho giáo Các tác giả đều để cao những nhân tổ tích cực của Nho
giáo và cho rằng đạo đức Nho giáo có vai trò to lớn trong việc giáo dục đạo đức con người và ôn định trật tự xã hội Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Viện,
trong cuỗn “Bàn vẻ đạo Nho" đã nêu những mặt tích cực cũng như hạn chế
Trang 11Nhóm thử hai, đã có quan điểm trái ngược với nhóm trên khi đổ
xu hưởng ca ngợi mặt tích cực của Nho giáo Một số công trình như "Nho giáo xưa và nay” của Quang Đạm, "Nho giáo đại Việt Nam" của Lê Sỹ
“Thắng, đều đề cập đến nội dung cơ bản của đạo đức Nho giáo như Tam
cương, Ngũ thường, Ngũ luân Mặc dù, có những lập luân và kiến giải khác
nhau Nhưng nhìn chung, các tác giá phê phán đạo đức Nho giáo là khất khe,
trồi buộc con người đặc biệt đối với phụ nữ Bên cạnh đó các tác giá cũng đã
lập với
đặt vẫn đề kế thừa một số mặt tích cực của đạo đức Nho giáo Tác giả Đào
Duy Anh đã viết “Khổng giáo phê bình tiêu luận " cho rằng đề đánh giá đúng
Nho giáo cần có thái độ khách quan khoa học Ông phê phán một số trí thức Trung Quốc và Việt Nam đã phủ nhận hoàn toàn vai trò của Nho giáo, cho rằng nó là vô dụng, Ông đã nghiên cứu, phân tích nội dung cơ bản của Nho giáo và đã dua ra nhận định đúng mức về vai trò của Nho giáo “dẫu nó không thích hợp nữa ở đời nay, mà công dụng nó sự nghiệp nó vẫn trọn vẹn trong lịch sử, không ai có thể chối cãi hay xoá bỏ di được” [1, tr 150]
Nhóm thứ ba, xuất phát từ kinh nghiệm của một số nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo nhưng vẫn đạt được một sổ kết quả khả quan vẻ ôn định xã bội
và phát triển kinh tế do biết phát huy những yếu tổ tích cực của Nho giáo Nhiễu nhà nghiên cửu đã đi sâu nghiên cứu về Nho giáo ở Việt Nam và nêu
rõ ảnh hưởng cửa nó trong các lĩnh vực đạo đức, chính trị, xã hội, văn hoá,
giáo dục Liên quan đến vấn để này có các tác giả như Vũ Khiêu với “Nho giáo và đạo đức"; “Nho giáo và sự phát triển ở Việt Nam", Nguyễn Tài Thư với “Nho học và Nho học ở Việt Nam: một số vẫn để lý luận và thực tiển”,
Nguyễn Đăng Duy với “Nho giáo với văn hoá Việt Nam”, Nguyễn Hùng Hậu
Bên cạnh việc phê phần những
với “Triết lý trong vẫn hoá phương Đông
Trang 12ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo nói chung và đạo đức Nho giáo nói riêng,
các tác giả còn đặt ra vẫn đề kế thừa và phát triển những giá trị tích cực của
nó nhằm khắc phục những mặt tiêu cực góp phần xây dựng đạo đức mới ở nước ta hiện nay Nghiên cứu vẻ đạo đức cán bộ, vẻ ảnh hưởng của đạo đức phong kiến đổi với cán bộ lãnh đạo, quản lý của Việt Nam hiện nay được thể hiện ở một số công trình của các tác giả như Trần Phúc Thăng, Nguyễn Thể Kiệt, Trần Sỹ Dương trong “Ánh hưởng của đạo đức phong kiến trong cần bộ lãnh đạo, quản lý của Việt Nam hiện nay” Đề tài cấp bộ năm 2002 - 2003
của Viện Triết học Học viên chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: “Đạo đức người
cắn bộ lãnh đạo chính trị trong điều kiện kinh tẻ thị trường ở Việt Nam hiện
nay - thực trạng và xu hướng biển động" do PGS.TS Nguyễn Thể Kiệt làm
chủ nhiệm đã tập trung làm rõ thực trạng và xu hưởng biển động của đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính trị nước ta hiên nay, đưa ra phương hướng và những giái pháp nhằm nẵng cao phẩm chất đạo đức cho đổi ngũ cán bộ lãnh đạo chính trị theo nội dung và yêu cầu về đạo đức của đội ngũ này
Nhóm thứ te, là các luận án tiễn sỹ cũng để cập đến một số khía cạnh của Nho giáo về con người và đạo đức, sự ảnh hướng của nó ở Việt Nam như luận án “Vấn để con người trong Nho học sơ kỳ” của Nguyễn Tài Thư: luận
án "Ảnh hưởng của Nho giáo đổi với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyễn thống" của Trần Thị Hồng Thuỷ; luận án“Âfột số mội dung cơ bản của tư tướng Nho giáo Việt Nam théi Trần” của Vũ Văn Vinh; luận án "Quan niệm của Nho giáo nguyễn thuỷ về con người qua các quan hệ: thân, nhà, nước, thiên hạ" của Trần Đình Tháo; luận án ®Quan niệm của Nho giáo về giáo dục: cơn người và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục con người Việt Nam trong } công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của Nguyễn Thị Nga đã nghiên cửu tìm hiểu những nội dung như đối tượng giáo dục, tính người, phương pháp giáo dục của Nho giáo để vận dụng vào giáo dục con người Việt Nam hiện
Trang 13kỹ XIX)" đã phân tích Nho giáo với tính cách là học thuyết chính trị xã hội
Tác giả đã bàn đến những vấn để của Nho giáo như con người, vai trò của con người, xã hội lý tưởng, đề cập đến nhân, lễ, chính danh, những chuẩn mực
đạo đức dui cdi nhìn ở góc độ chính trị - xã hội
Ngoài ra liên quan đến để tài luận văn còn có nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ triết học, các bài viết trên các tạp chí gẫn đây bàn vẻ Nho giáo và ảnh hướng của nó ở Việt Nam như: “?ruyễn thẳng Nho giáo và việc xây dựng
con người trong giai đoạn mới” của GS Nguyễn Tài Thư: "Từ quan niệm phẩm chất kẻ trị dân của Không Mạnh đến tư tưởng về đạo đức người cắn bộ
tủa PGS.TS Nguyễn Thị Nga: "Phuyết Đức trị của Không Tứ và ảnh hưởng của nó với phương thức quản lý xã hội ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Quốc Đoàn:“Bàn thêm tư tưởng về Nhân của Khẳng Tứ qua Luận Ngữ" của Trần Ngọc Ánh: “Đường lỗi đức trị của Nho giáo - Từ Không Tử đến Mạnh Ti" của Nguyễn Thị Kim Bình
Bên cạnh đó, khi nghiên cứu về đội ngũ cán bộ và công tác cần bộ của thành phố Đà Nẵng đã có các bài viết nghiên cứu như: “Công tác cán bộ trẻ của Thành ủy Đà Nẵng” của Lê Văn Rì; “Đà Nẵng - Đột phá vẻ công tác cán bộ" của Anh Quân; "Công tác cán bộ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thành phổ Đà Nẵng” của Đặng Công Ngữ, "Đà Nẵng nâng cao hiệu
quả học tập và làm theo tắm gương đạo đức Hỗ Chí Minh" của Trần Thọ,
cách mạng của Hỗ Chí Minh"
Qua các công trình nghiên cứu nêu trên, chúng ta thấy các nhà khoa học
đã có nhiều đóng góp quý giá trong việc khẳng định những giá trị to lớn của Nho giáo: những ảnh hướng của Nho giáo ở Việt Nam Do đó, góp phần làm
cơ sở cho các công trình nghiên cứu tiếp tục sau này và cũng là cơ sở khoa học cho việc nghiền cửu của luận vẫn này
Trang 14CHUONG 1
NHO GIAO VA QUAN NIEM CUA NHO GIAO
VE DAO ĐỨC NGƯỜI CÀM QUYEN
1.1, KHÁI QUÁT VẺ NHO GIÁO VÀ TƯ TƯỞNG CỦA NHO GIÁO 'VỀ ĐẠO ĐỨC NGƯỜI CẢM QUYEN
Nho giáo nguyên thủy hay còn gọi Nho giáo thời kỳ “Không - Mạnh” Nho giáo được Không Từ lập ra thời Xuân Thu Học thuyết của ông được Mạnh Tử và Tuân Từ tiếp tục hoàn thiện ở thời Chiến Quốc và nó chỉ thực sự trở thành tư tưởng thống trị phải kế từ Đồng Trọng Thư trở đi Không Tử
Mạnh
Từ cũng được tôn xưng là bậc “nhị thánh" của Nho giáo Trãi qua nhiều nỗ
được các học trò tôn xưng là bậc “chí thánh tiên sư, vạn thể sư bi
lực của giai cắp thông trị và sĩ phu thời Hán, tư tưởng Nho gia của Không Tir mới trở thành tư tưởng chính thông cho nhà nước phong kiến Trung Hoa Từ
đây, “tư tưởng Không - Mạnh” mới hình thành nên hai khái niệm Nho giáo va
Nho gia Nho gia mang tính học thuật Còn Nho giáo ít nhiều có tính chất tôn
giáo Ở Nho giáo, văn miếu trở thành thánh đường và Khổng Từ trở thành
giáo chủ, giáo lý chính là các tín điểu mà các nhà Nho cần phải thực hành
Trang 15học và Trung dung được gộp vào Lễ ký Hán Vũ Đề đưa Nho giáo lên làm quốc giáo và dùng nó làm công cụ thống nhất đất nước vẻ tư tưởng Vĩ vậy,
Nho giáo thời kỳ này còn được gọi là Hán nho Điểm khác biệt so với Nho
giáo nguyên thủy là Hán nho để cao quyền lực của giai cấp thống trị Thiên
Từ là con trời, thực hiện dùng "lễ trị" để che đậy “pháp trị" Nho giáo truyền
đến cuối đời Đông Hán, bể ngoài thì rất thịnh mà bên trong thì thật là suy Các học giả chí chăm chú về lối chương cú, chia ra chỉ nọ phái kia Mỗi phấi
học theo một lỗi, rồi cãi nhau vẻ nghĩa từng câu, từng chữ
Trong giai đoạn Tổng nho các nhà vua rất sùng bái Nho học vì thể Không Tử và Mạnh Từ rất được tôn trọng Vào đời nhà Tổng, Đại học và
“Trung dung được tách ra khỏi LỄ ký và cùng với Luận ngữ và Manh Tử tạo nên bộ Tứ Thư Từ đó, Tử thư và Ngũ kinh là sách gối đầu giường của các nhà Nho Nho giáo thời kỳ này được gọi là Tổng Nho, với các tên tuổi như Chu Hy, Trình Hạo và Trình Di Trong giai đoạn Tổng Nho, Nho giáo cũng được chia thành nhiễu phái khác nhau Trong khi về đường học vấn có phái lý học phát triển thì về đường chính trị chia làm hai phái là Tân Đáng và Cựu Đảng Hai bên đều lấy cái chủ nghĩa Nho giáo mà công kích nhau kịch liệt
“Tân Đảng thì muốn theo thời mà sửa đổi, nhằm cho binh cường nước mạnh Cựu Đảng thì cho rằng việc trị nước cần theo chế độ đời trước, cốt làm cho
a, lúc thoái,
dân chúng được an cư lạc nghiệp Hai bên tranh giành nhau lúc
mãi đến cuối đời Nam Tổng mới kết thúc cuộc tranh giành
Trong giải đoạn đời nhà Nguyên, Nho giáo tuy so với đời trước thì không bằng, nhưng cũng rất thịnh đạt Những học giả như Triệu Phục Hứa
Hành và Hứa Khiêm đều là người có đức hạnh, rất xứng đáng là danh nho một thời Tuy nhiễn, Nho học trong thời Nguyên chỉ bó hẹp trong phạm vỉ
Trang 1610
‘Trinh Chu mà thôi, bởi ai cũng cho rằng Nho học đến đó là cùng cực rồi Bởi vậy, Nho học thời Nguyên chỉ nhằm giữ lấy cái danh tiết cho trong sạch chứ không ai phát triển thêm được điều gì cao minh hơn nữa
Trong giai đoạn đời nhà Minh - Thanh, Nho giáo có nhiều bước phát
triển mạnh mẽ Vào thời kỳ đầu đời nhà Minh, các học giả vẫn còn theo lối học của nhà Nguyên, chưa ai để xướng ra học thuyết nào mới cả Kế từ đời vua Nhân Tông đến vua Mục Tông, Nho giáo thịnh hành hơn trước và có nhiều học giả lừng danh Nhưng xét đến cùng, Nho học đời Minh không ra
ngoài phạm vỉ Tống học và "cái học ấy từng chía ra chỉ nọ phái kia nhưng
kết cục vẫn theo cái tôn chỉ thiên địa vạn vật nhất thể và về đường thiết thực
vẫn cổ giữ cái khí tiết của học giả” |46 tr 669] Vào thời nhà Thanh, nhất là
đời vua Khang Hy, không những các phái như Hán học và Tổng học đều thịnh bành mà phái Tây học cũng có thế lực Nho học đời nhà Thanh tuy là rất thịnh nhưng đa số các học giả đều làm sách vỡ, nghiên cứu tưởng tân theo phương pháp khoa học Nén “Thanh nho chỉ có cái tư cách khoa học mà không có cái tinh thân triết học Những danh nho trong khoảng ba thé ky đó đều là người bác học, song không có mẫy người hiểu biết chỗ uyên thâm của Nho giáo như đời Tổng và đời Minh” [46 tr 720]
“Trong thời kỳ hiện đại, Nho giáo đã được đẻ cặp rất nhiều bởi những giá trị tiểm tàng của nó đã, đang và sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên
ảo bàn về Nho
giáo được tổ chức nhiều ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapo,
cứu văn hoá trên phạm vi cả thế giới Đã có nhiễu cuộc Hội t
Việt Nam Tựu trung lại, mục tiêu của việc này là nhằm đánh giá một cách khách quan hơn vai trò của Nho giáo trong các học thuyết triết hoc Trung Hoa
với quá trình phát triển nhân loại trong quá khứ, hiện tại và tương lai
Ngày nay, chúng ta tìm hiểu những triết lý của Nho giáo không chí để
thấy được sự vĩ đại của các triết gia mà còn để “coi trọng giáo dục đạo lý làm
Trang 17người, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa
xã hội, đạo đức, lỗi sống, nếp sống có văn hoá, lịch sử dân tộc và bản sắc dân
ươn lên vì tương lai của mỗi người và tiền đỗ của đất nước, bồi
tộc, ý cÍ
dưỡng ý thức và năng lực phát huy giá trị văn hoá dân tộc, tiếp thu tỉnh hoa
văn hoá nhân loại” [33, tr.55] trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.2 Tư tưởng cơ bản của Nho giáo về đạo đức người cầm quyền
a Đường lỗi đức trị và mẫu người cằm quyểm
Nho giáo về thực chất là một học thuyết chính trị đạo đức mà biểu hiện của nó tập trung ở đưởng lối “đức trị" Đó là một đường lối của giai cấp
phong kiến Trung Quốc chủ trương dùng "đức trị” để quản lý xã hội Hệ thống các phạm trù, nguyên lý, chuẩn mực, quy phạm đạo đức trong học thuyết Nho giáo không chỉ phản ánh các quan hệ đạo đức mà còn phản ánh
à con người Những nguyễn tắc đạo đức của Nho giáo như nhân lễ, nghĩa, trí, tín vừa là chuẩn mực để điểu chỉnh hành vi của con người, vừa là những biên pháp để bảo đảm cho chính trị, nhân nghĩa được thực hiện Khổng Tử quan niệm: “Làm chính trị mà dùng đức thì như sao Bắc Đẫu ở một nơi mà các ngôi sao khác hướng về cả” [49, tr 37] Trước sau ông vẫn tin rằng: “Dùng chính lệnh để dẫn dắt dân dùng hình phạt để bắt dan vào khuôn phép, dân tránh khỏi tôi nhưng không biết hỗ thẹn Dùng đạo đức để đất dẫn dân, dùng lễ giáo để đặt dân vào khuôn phép, dân biết hỗ then
mà lại theo đường chính” [49, tr 39] Với Nho giáo, người làm chính trị phải chú trọng tu đường nội tâm, có phẩm chất cao thượng đề dẫn dắt người khác
Về sau, Mạnh Tử cũng kế thừa và nâng cao tư tưởng đức trị bằng phạm
trù “nhân nghĩa” Mạnh Tử đã nói: "Nếu người bậc trên mà vui với sự vui của
dân thì dân cũng vui với sự vui cúa mình; nếu mình buồn với sự buồn của
dân, thì dân cũng buổn với sự buổn của mình Bậc quốc trưởng mà chia vui với thiên hạ, chia buổn với thiên hạ thi thé nao nẻn cai trị của mình cũng có
Trang 18
12
bể hưng vượng vay” (20, tr S1] Với các nhà cằm quyền, theo Mạnh Tử chí
có một phương pháp nền theo là “dân muốn việc gì, nhà cằm quyền nên cung cấp cho họ Dân ghét việc gì nhà cảm quyền đừng thi thố cho họ" [21, tr 19]
Có thể khẳng định "đức trị” là nguyên tắc tối cao của Nho giáo Bởi vì, Nho giáo coi đạo đức là công cụ, phương tiện chủ yếu nhất, hữu hiệu nhất để: đạt được những mục đích chính trị và nhân sinh Nho giáo coi đạo đức, lễ
giáo không chỉ là mục đích mà còn là công cụ, phương tiện chú yếu, có vai
trò quyết định trong việc củng cố, duy trì địa vị quyền lợi của giai cấp thống
trị trong việc trị nước, quán lý xã hội Như vậy, học thuyết "đức trị" đã chứa đựng hầu hết các giá trị tỉnh hoa của Nho giáo và ngày nay vẫn cần được chúng ta tiếp tục nghiên cứu sâu dé tim trong đó nhiễu bài học bổ ích
Nghiên cứu về học thuyết "đức trị” của Nho giáo, chúng ta thấy nó đóng một vai trò rất quan trọng chính sách *trị nước, an dân" trong lịch sử Bởi vi, đối với các xã hội phong kiến Á Đông, đường lỗi "đức trị” luôn là đường lối trị nước duy nhất trong hơn hai nghìn năm lịch sử Trong quan niệm của Nho giáo, tư tưởng đức trị có vai trò là cơ sở, căn cứ để định hướng và chỉ đạo việc thực hiện đường lỗi cai trị, quan lý xã hội bằng những chuẩn mực, quy phạm đạo đức Các phạm trù đạo đức căn bán của Nho giáo là những chuẩn mực đạo đức cn có và là phương tiện dé hoàn thiện nhân cách đạo đức của con người trong xã hội Tư tưởng “đức trị" trong Nho giáo còn là công cụ có tính chính trị để ràng buộc con người, cai trị và quản lý xã hội nhằm đáp ứng
những yêu cầu và mục đích chính trị của giai cấp phong kiến Ngoài ra Nho giáo còn khăng định đạo đức và việc thì hành đạo đức còn là biện pháp tốt nhất để loại trữ tình trạng phi đạo đức trong xã hội, là phương tiện đề duy trì
trật tự ký cương và ôn định xã hội Nhưng để đạt được mục đích này, các nhà
Nho khẳng định rằng điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là mọi người trong thiên hạ, đặc biệt là người cằm quyền phải tận tâm tu dưỡng đạo đức
Trang 19Vậy vì sao phải dùng đức trị 2 Lý giải cầu hỏi này góp phần giúp chúng
ta hiểu về nguyên nhân xuất hiện tư tưởng *đức trị" của Nho giáo Đường lối
lên Mạnh Tứ thì
đường lỗi “đức trị" mới được phát triển tương đối hoàn chính và trở thành
đường lỗi “nhân chính” Thời đại của Không Từ sống là thời đại “vương đạo”
suy vi, "bá đạo" nôi lên lẫn át "vương đạo" chế độ tông pháp nhà Chu bị đảo lộn, đạo lý nhân luân suy đổi Không Tứ nói rằng đó là thời kỹ "quân bắt quân, thần bất thần, phụ bất phụ tử bất tử" |48, tr 483] Những cuộc chiến
tranh đều nhằm mục đích tranh bá, tranh vương Mạnh Tứ nối rằng: “đánh nhau giành đất, giết người thấy chất đầy đẳng, đánh nhau giành thành, giết
người thay chat day thành” [23, tr 26-27 Đứng trước tình hình đó các Nhà nho luôn có hoài bão về một chế độ phong kiễn có kỹ cương, một xã hội hòa bình, ôn định, trật tự và thịnh vượng Khổng Tử luôn phản đối nhà cằm quyền dùng pháp chế, hình phạt trị din ma cha trương thực hiện nhân trị Theo Không Tử, nguyên nhân khiển cho xã hội loạn lạc là do xã hội đã xa rời đạo
lý nhân nghĩa kỹ cương phép nước bị đảo lộn Để ồn định trật tự xã hội Nho giáo chủ trương giáo dục chính trị đạo đức là “chính danh, định phận” Không
Từ quan niệm đạo đức là gốc của con người nói đến con người trước hết là
nói đến đạo đức: “Làm người có nết hiểu để thì ít ai dám xúc phạm bê trên
Không thích xúc phạm bề trên mà thích làm loạn thì chưa từng có Người
quân tử chăm chú vào việc gốc, gốc mà vững thì đạo đức sinh ra Hiểu để là cái gốc của đức nhân " [49, tr 26| Đức với Không Tứ là lởi nói đi đôi với
Trang 20l4
Để thực thỉ đường lối “đức trị", Nho giáo đã đưa ra quan niệm về một mẫu người cảm quyền thích hợp Đó là *người quân tứ" với những tiêu chuẩn
về tài đức xứng đáng được nắm quyền trị dân Ở đời nhà Chu, quan niệm vẻ
người quân tử đã lưu hành rộng rãi Tuy nhiên, từ “quân tử” ở thởi Chu chỉ
được dùng để chỉ địa vị xã hội Quân tử là người có chức phận cao, cai trị dân, dù có đức hay không có đức, còn những người dân thường, hạng bị trị tắt thay déu là tiểu nhân Khi xây dựng mẫu người lý tưởng cho xã hội, Không
Tứ cũng sử dụng lại phạm trù này nhưng đã bỗ sung cho nó những nội dung
mới Ông nhắn mạnh yếu tổ tư cách Người quãn tử là những người có đức
đỡ người khác thành đạt (Phù nhân giá, kỷ dục lập nhĩ lập nhân, ký dục đạt nhỉ đạt nhân)" [50, tr 108] Quân tứ chỉ cầu ở mình mà không cầu ở người,
“quân tử cầu chư kỷ, tiểu nhân cầu chư nhân” [14 tr 176] Nghĩa là người quân tứ luôn xác định tự mình tạo lập sự nghiệp cho bản thân trên cơ sở sự rèn luyện, tu dường đạo đức, tài nding
Đức quan trọng thứ hai của người quân tử là Nghĩa Nho giáo không đưa
ra một định nghĩa kinh điển nào về "nghĩa", Tùy từng hoàn cánh, đối tượng
mà việc giảng vẻ “nghĩa” có khác nhau Nhưng tựu trung lại “nghĩa” là bao gôm những cái cao thượng chính trực, tốt đẹp và phù hợp với nhãn và lễ
Trang 21
Người quân tứ còn phái là người có Trí Trí là trí tuệ, tài năng, kiển thức,
là khả năng suy nghĩ, xết đoán mọi việc một cách sáng suốt Không Tử còn
xem “nhân, trí, đăng” là ba đức cực kỳ quan trọng của người quân tử Dũng là
sự can đảm, dũng cảm, nghĩa liệt đề có thể chiến thẳng bản thân, chiến thắng hoàn cảnh và sẵn sàng giúp đỡ người khác Ba đức “nhân, trí, đũng" luôn song hành với nhau, hơn nữa, nhân còn bao hầm cả trí và dũng Người quân
tử còn phải biết trọng chữ tín Nho giáo quan niệm đã là người quân tử thì phải tỏ rõ cái đức sáng ngày càng rộng, càng cao mà chung quy lại có 5 điều
là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín Cốt lãi của con đường trở thành người quân tử là "tụ thân” Nho giáo chủ trương tử thiên tử đến thử dân phải lẫy tự sửa mình làm sốc, “tu thiên tử dĩ chí ư thứ dân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bản” [50, tr 166]
“Tu thân nghĩa là luôn nghiêm khắc với bán thân, sửa chữa những thiểu sót, không bảo thủ để nhận rõ những hạn chế của mình để ngày càng hoàn thiện Sau khi tu thân, người quân tử có bổn phận hành đạo, đem cái đạo, cái đức, cái chí của mình ra giúp đời, vừa vinh thân hiển gia, vừa an bình thiên hạ
‘Theo Nho giáo, người cảm quyền là những ngưởi tài đức vẹn toàn Và
những phẩm chất tốt đẹp bên trong đó sẽ bộc lộ ra ngoài qua tướng mạo, hành
vi, ngôn ngữ Nho giáo cho rằng, người quân tử phải luôn giữ cho tưởng mạo.
Trang 2216
thật khiêm cung, “khi trông thì để ý để thấy cho minh bạch, khi nghe thi Ling
tai nghe cho rõ; sắc mặt thì giữ cho ôn hòa; diện mạo thì giữ cho đoan trang;
nổi năng thì giữ cho trung thực; làm thì giữ cho kính cắn; có điều nghỉ hoặc thi hỏi han; khi giận thì phải nghĩ tới hậu quả tai hại sẽ xảy ra; thấy mỗi lợi thì
phải nhớ đến điều nghĩa” (50 tr 339] Tư cách người quản tử là "lo không đạt
đạo chứ không ló nghèo”, "hòa hợp nhưng không a dua", "thư thái mà không
kiêu căng" Tài năng kiến thức của người quân tử “không phải như một đồ dùng", tức là phải hiểu rộng, biết nhiều làm được nhiễu việc và nhất là phải có
“tài trí đủ để trị dân 'gười quân tứ còn phải “thận trọng vẻ lời nói, mau mẫn
về việc làm”, thờ vua phải trung nhưng là trung một cách sáng suốt "không nên lửa gạt vua, nhưng không ngại xúc phạm vua” [49 tr 24]
Ngoài ra, người cằm quyển cần phải coi trọng nêu gương sử sách Nêu gương trung thần, phê phán loạn thần, nghịch thần, nịnh thẫn đúc kết các bài học về nguyên nhân của thịnh suy trong lịch sử Bởi vì, người cầm quyền có làm gương cho người dưới thì mới dạy bảo được người dưới và mới cai trị được thiên hạ Không Tử nói: “Như người nào đã sứa trị lẫy mình thì đứng ra cai trị có khó gì ? Nhược bằng mình chẳng có thể sửa trị lẫy mình, làm sao cai trị dân cho được” [22, tư 204-
chi dạy dân, trị đân mà còn Lam cho dan tin, Lam cho dân tỉn vào bậc cằm quyền là điều khó nhất và quan trọng nhất trong trị nước Khi trả lởi Tử Công,
Người làm quan làm gương cho dân không
trong ba thử quan trọng của nhà cảm quyền gồm lương thực, binh lực và dân tin điểu gì quan trọng nhất thì Không Tử trả lời là dân ún Theo ông, “dân không tin nhà câm quyền thì chính quyền sẽ sụp đổ" [22, tr 184-185] Như vậy, bậc câm quyền tự sửa mình làm gương cho dân thì việc trị nước cũng trở nên đễ dàng hơn Vì “nếu nhà cằm quyền tự mình giữ theo chính đạo, chẳng đợi ra lệnh, dân cũng ăn ở trúng phép; còn như tự mình chẳng giữ theo chính đạo, dầu có ra lệnh buộc dân theo họ cũng không theo” [22, tr 200-201]
Trang 23Như vậy, mẫu người cằm quyền theo quan niệm của Nho giáo là mẫu người lý tưởng cả về phẩm chất đạo đức và tư cách Là người nằm được thời mệnh, sống theo mệnh tới, nỗ lực chăm lo tu dưỡng đạo đức, khiêm tốn, cẩn
trọng Họ có trách nhiệm kính trên nhường dưới, có hoài bão cao đẹp, luôn
luôn hướng thiện, cố gắng tiễn đức tu nghiệp, theo đạo và tu đạo, lo sao cho hoàn thiện bản thân mình; Sáng suốt, ham học hỏi, biết thức thời, nói ít làm
nhiều, thương yêu giúp đỡ mọi người, sống thân ái, hòa đồng với mọi người
Người quân tử luôn trau đổi tâm thân, ở thì ở chỗ quảng đại của thiên hạ,
đứng thì đứng vào địa vị chính đáng của thiên hạ đi thì đi trên con đường lớn
của thiên hạ, đắc trí thì cùng với nhân dân noi theo đạo nghĩa
không làm siêu lòng, nghèo hèn không làm thay đối lòng, vũ lực không khuất phục được chí lớn, khôn cùng không làm nhụt chí anh hùng
b, Những chuẩn mực và yêu cầu đạo đức của người cằm quyền
sang
Người cằm quyền phái cá Nhân, Lễ, Chính danh
Trong tư tưởng "đức trị" nói riêng và học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo nói chung thì các tiêu chuẩn về đạo đức Nhân, Lễ, Chính danh là những phạm trù trung tâm và cơ bản nhất trong quan niệm về đạo đức của người cằm quyển Các phạm trù đạo đức đó thông nhất với nhau Trong đó Nhân là nội dung, là hạt nhân của Lễ Còn LỄ là hình thức thé hiện của Nhân
và trên bình diện chính trị sự thông nhất của Nhân và Lễ là Chính danh Nhân là pham trù đạo đức đầu tiên, cơ bắn nhất trong đạo “cương thường” Từ "đức nhân” mà phát ra các đức khác, và các đức khác lại quy tụ
về với “đức nhân”, là biêu hiện của "đức nhân” Theo các Nhà nho, nhân cách
lý tưởng của bậc quân từ phải là sự thông nhất và bố sung lẫn nhau của “ngũ đức" (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín) Như thế “nhân” đồng nghĩa với người có mọi đức tính tốt, có thể hiểu là "toàn đức” Nhân là đạo làm người, là cách cư xử
của mình với người, là yêu người bác ái Theo Không Tử, “kẻ có nhân là
Trang 2418
người tình cảm chân thật, hết lòng vì nghĩa, cho nên có nhân thì bao giờ cũng
hiểu đẻ, lễ nghĩa, trung thực Kẻ bất nhãn thì đầy những trí thuật, rất khôn
khéo, linh lợi mà tình cảm đơn bạc không thành thực, chỉ vì lợi mà không có
lễ nghĩa, đối trá, gian ác, phản loạn, lửa trên gạt dưới” [17, tr 64] Ông luôn coi “nhân" là đức căn bản nhất của con người cả về xử thể lẫn tu thân Với Không Từ, điều quan trọng nhất trong tư tưởng về “nhân” là biểu hiện về mặt
Nhân phải gắn liễn với “nghĩa”, bởi vì “nghĩ
đức nhân, vừa là một trong nim chuẩn mực của ngũ thường, Nếu nhân thể hiện trong các mỗi quan hệ với người khác thì nghĩa là sự thể hiện trong tự
vừa là một biểu hiện của
vấn lương tâm mình Lòng hỗ the là đầu mỗi cúa nghĩa Nghĩa tức là điễu nên nói, việc nên làm, là lẽ đương nhiên Theo Không Từ, người ta hành động phải dựa vào nghĩa, phải vì nghĩa, có nghĩa là điểu gì nên làm thì làm điểu không nên làm thì không làm Ngoài ra, nghĩa còn là cách cư xử với mọi người theo công bằng và lẽ phải Trong thử thách đạo làm người của Nho giáo thì chữ nghĩa giúp cho con người ta biết phân mính việc phải trái, làm việc tối, việc thiện ở đời và hành xử công bằng theo lẽ phải
Một biểu hiện quan trọng nữa của đức nhân đó là Trí Trong học thuyết Nho giáo, Trí được hiểu là trí tuệ, sự hiểu biết, phân biệt được đúng sai, phải trái, đánh giá con người và tình huồng, qua đó xác định cho mình cách ứng xử
cho phải đạo Để có trí, Nho giáo khuyên con người cần phải học tập Mạnh
“Tử cho rằng, “học chẳng chán là trí, dạy dỗ không mỏi là nhân”, học để cố
Trang 25gắng hoàn thiện sự hiểu biết và nhân cách của mình Chữ "trí" trong Nho giáo:
giúp con người ta luôn luôn phấn đấu học tập để hoàn thiện bản thân mình Trí là biết người, là dùng người trực, bô kẻ gian và biết được một cách đúng đắn, rõ ràng, phái trái mọi vẫn để xảy ra trong cuộc sống
Đức Tin cũng là một biểu hiện của nhân và là đức tính thứ năm trong
ngũ thường Tín ở đây có nghĩa là lời nói và việc làm phải thông nhất với
nhau Tín còn là lòng tin cậy giữa người với người Chữ tín theo Nho giáo là
lòng thật thà, niềm tin đức tính giữ lời hửa hẹn giữ đúng, làm đúng những điều đã nói ra Chữ tín trong đạo đức Nho giáo hướng con người đến sự ngay
thẳng, chân thật trong hành xử, trong đổi nhân xử với bằng hữu thì phải làm cho người ta tỉn có như vậy tình bạn mới bền vững được Đôi với
người cẳm quyển thi chữ tín càng đặc biệt quan trọng bởi họ là những người
có nghĩa vụ cai trị dân, giáo hoá dân, cảm hoá dân Muốn được dân tin thì người cằm quyền phái thành thực, phải thận trọng trong lời nói, lời nói phái
nhân Vì vậy, người cằm quyền phải giữ lễ: “Vua khiến bể tôi phải giữ lễ, be
tôi thở vua phải trung" |49, tr 65] Vua phải yêu thương bẻ tôi bể tôi phải tận
Trang 2620
tụy với vua Cha mẹ phải yêu thương con cái, con cái phải hiểu kính đổi với
cha mẹ Con người thì hành lễ là để rèn luyện, tu tâm dưỡng tính, tạo cho con người có điều kiện thực hiện đức nhân và có những hành vi đúng mực Lễ là
một trong những biện pháp chính trị cơ bản nhất đề thi hành đường lỗi đức trị
“Trong Nho giáo, lễ có tác dụng rất lớn, bao tràm hết tất cá các hành vi
của con người và xã hội, là khâu chủ yếu của đạo làm người và được cụ thể hóa thành những nguyên tắc đạo đức để đánh giá đạo đức con người Vì vậy,
lễ chỉ quan trọng khi gắn bó với điểu nhân, là biểu hiện của nhân Nếu tách roi nhân thì lễ chỉ là vô nghĩa Khổng Tử quan niệm, “người không có đức
nhân thì lễ mà làm gì ?* [49, tr 56] Nhà cằm quyển không có đức nhân thì lễ
chỉ càng làm thủ cựu, càng làm nghiệt ngã và tàn khốc Dù lễ được nhìn nhận
với nhiều nội dung như thế nào đi chăng nữa, song điều cơ bản mà Nho giáo
quan tâm là mọi người, mọi giai cấp phải tôn trọng, giữ gìn và hành động theo 1Š Có như vậy, con người mới có nhân, xã hội mới có trật tự, kỷ cương Pham trù đạo đức thứ ba của Nho giáo mà người cẩm quyển còn phải tu dưỡng và thực biện là “chính đanh” Trong “đức trị” chính danh là yêu cẫu mỗi người cần phải có một phẩm chất tương xứng với địa vị xã hội của mình
và phải suy nghĩ hành động đúng với địa vị ấy không được tranh giành địa
vị, bôn phận của người khác, giai cấp khác, nếu không xã hội sẽ rồi loạn Xuất phát từ việc dùng “lễ” để thực hành “đức nhân”, Khổng Tử chủ trương việc thực hành đúng lễ vừa là biểu hiện của nhân, đồng thời cũng th hiện con người phải làm đúng bỗn phận, thân phận của mình, tức là phải chính danh Chính danh được xem như một phát kiến của ông, khi có sự biến đổi trật tự của xã hội Trung Hoa cỗ đại “vương đạo suy vi, bá đạo lắn át", vua không ra vua, tôi không ra tôi, cha không ra cha, con không ra con, giới cằm quyền sa đọa, chính sự rồi ren, quy tắc lễ lỗi bị phá vỡ Do vậy, Không Từ chủ trương lập lại trật tự, kỷ cương của xã hội bằng việc thực hiện “chính danh"
Trang 27Không Tử cho rằng, mỗi vật, mỗi người sinh ra điều có một địa vị, công dụng nhất định Ứng với mỗi đi
nào, người nào trong thực tại điều có danh hợp với nó, nễu không danh sẽ
không hợp với thực Ông cho rằng, sở dĩ xã hội loạn lạc là do danh không phù hợp với thực, từ đó dẫn đến làm cho kỷ cương phép tắc đảo lộn Muốn én
định trật tự xã hội thì phải thực hiện giáo hoá đạo đức và thực hiện chủ nghĩa
“chính danh, định phận” Danh và phân của mỗi người trước hết hết do xã hội quy định Nho giáo đã quy tất cả các quan hệ xã hội thành năm mỗi quan hệ
cơ bản (ngũ luân) là: Vua - Tôi, Cha - Con, Chỗng - Vợ, Anh - Em, Bạn - Bè
Trong năm quan hệ đó nhắn mạnh ba quan hệ đầu là cơ bản nhất (tam cương)
là: Vua - Tôi Cha - Con Chỗng - Vợ Năm mỗi quan hệ trên đã nói rõ danh
, công dụng đó là "danh" nhất định Vật
phân của từng người về sau phái phục tùng về trước
Vậy chính danh là gì ? Khổng Tử giải thích như sau: Chính danh là làm cho mọi việc ngay thing Chính danh thì người nào có địa vị, bổn phận chính
giáo mà còn là yêu cầu về mặt đạo đức của con người, làm cho con người ý'
thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong các mỗi quan hệ xã hội
Tóm lại, mặc dù có những quan niệm khác nhau, nhắn mạnh đức tính
này hay đức tính khác, nhưng các nhà Nho đều cho rằng con người đặc biệt
là người cẩm quyền cần phải có những phẩm chất đạo đức là nhân, lễ, nghĩa
Trang 28" 8
trí, tín và phải chính danh Bởi vì, không có lòng nhân, những kẻ cầm quyền
có thể chỉ là những kẻ bạo tàn Không có nghĩa, kẻ
có cái lợi cho cá nhân mà thôi Kẻ đó chỉ có thế lạm quyền thể, tham lam hối
16 vor vét cua dan, làm giàu trên xương máu của đồng bào Không có chữ tín, chính quyển chỉ là một bọn láo khoét, hứa một đưởng làm một nẻo, khiến cho
dân chán ghét, mất hết lòng tin Người cằm quyển mà không có nhân, nghĩa,
lễ, trí, tín thì thật là một tai họa cho những người bị trị vậy Vì nó là những
im quyền chỉ nhìn thấy
chuẩn mực đạo đức để điều chinh hành vĩ của con người: đồng thời nó cũng
là cái đích để con người hướng tới trong quá trình rèn luyện bản thân
Người cẩm quyển phải thường xuyên tu dường đạo đức, nêu gương vẻ
đạo đức
Trong tư tưởng "đức trị” của Nho giáo thì sự tu dưỡng đạo đức của nhà vua, người cẳm quyền còn được thể hiện bằng tắm gương đạo đức của họ Nho giáo coi nhà vua nêu gương trong việc tu dưỡng đạo đức và thì hành đạo đức là yếu tổ quyết định thành công đường lối đức trị Nho giáo khẳng định rằng, để làm tròn trách nhiệm là “cha mẹ của dân”, “thay trời trị dân, giáo hóa dan”, thi điều quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định nhất là nhà vua, người cằm quyễn phải có và luôn luôn tu dưỡng đạo đức Đó là triết lý điển hình về việc tu dưỡng, tền luyện bản thân của người quân tử trong xã hội Nho giáo Thực cị
mình, tu dưỡng bản thân, hoàn thành tốt công việc của mình Nho giáo mong
có một xã hội tốt đẹp, nhưng không phải bằng cách làm điểu lợi, bỏ điều hại kinh doanh, phú cường mà bằng cách làm cho mọi người đều nỗ lực tu dưỡng đạo đức để tắt cá đều thiện Nho giáo cho rằng, bản thân mình có tốt, có hiểu biết, sống có nhân nghĩa nói có tín thực và giao tiếp có đúng lễ thì mới làm gương cho mọi người noi theo, mới có khả năng lãnh đạo gia đình và đất
it cia “tu thân” là ra sức bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, là tự sửa
nước Con người tu thân tốt là con người có đầy đủ năm phẩm chất nhãn,
Trang 29nghĩa, lễ, trí, tín Người cai trị cẩn có đủ năm phẩm chất trên thì mới có thẻ làm cho nhân dân nghe theo Chính vì thế, bỏn phận của vua, quan là phải tu
thân, sửa mình, làm gương cho dân, lo cho dân, giáo hóa dân Mỗi cá nhân
phải ra sức tu đưỡng lòng nhân ái tình yêu thương đối với tắt cả mọi người Không Tử gọi đó chính là “ái nhân” Người quân tử thấy lợi thì hiểu được nghĩa, tiểu nhân thấy lợi thì quên nghĩa Không Tử cho rằng:
lấy nghĩa làm đầu, kẻ tiểu nhân lấy lợi làm đầu (Quân tứ dụ ư nghĩa, tiểu nhân
dụ ư lợi)” [L4, tr 17], “người quân từ phải trọng nghĩa (cứ hợp nghĩa thi làm):
lấy nghĩa làm gốc (Quân tử nghĩa dĩ ví chất)" (50 tr 238] Quần tử muốn
giàu sang nhưng giầu sang phải hợp đạo nghĩa Tiêu nhân nói đến giàu sang thì không cẵn nói đến đạo lý Giàu sang ai cũng thích nhưng nếu dùng biện pháp vô đạo để kiểm lời ng
giữ lễ đến cùng, tiểu nhân đến cùng thì bỏ lễ Quân tử coi thường danh lợi, không tranh giành Người quân tử có phẩm giá cao, có hoc vin rong Quan tir phải có trí để biết mệnh trời mà hành đạo Các phẩm chất đạo đức nhân, trí, dũng gắn liễn với nhau Dũng được hiểu không chí có tài trí, đũng cảm có sức mạnh để làm điểu nhãn mà còn luôn tự chủ, giữ được liêm sĩ, thẳng vật dục vũng vàng trước mọi cám đổ Quân từ phải giữ chữ tín làm đầu
Để có những phẩm chất trên đây, Nho giáo yêu cầu người quân tử phải
ra sức tu thân, bỗi dưỡng phẩm chất đạo đức của mình Để tu thân thành công, Nho giáo đồi hỏi mỗi cá nhân phải hằng ngày tự kiểm điểm bản thân, nghiêm
từ bäc thiên tử, dưới đến thứ dân, ai ai cũng phải tự kiêm điểm mà đôi mới,
tiến bộ Kiểm điểm bản thân giúp cho mọi người gạt bỏ được thói hư, tật xấu,
xây dựng nhân cách mới tốt đẹp hơn Nhân cách con người dẫn được hoàn thiện lòng nhân ái tinh thần thượng nghĩa, đức hiếu kính cũng như khiêm
Trang 3024
nhường được nâng cao khi thực hiện phương châm “muốn đi đến chỗ xa trước phái bắt đầu tử chỗ gẫn, ai cũng hiểu rằng muốn sửa phong tục người đời, trước hết phái sửa lầy mình"
Tu thân là biến con người từ chỗ sai lẫm khiếm khuyết đến chỗ đúng đắn, tốt đẹp Tu thân đòi hỏi phái có học vấn giáo dục để mở mang trí tuệ phát triển óc suy tư, nhận biết được cái gì đúng, cái gì sai, giữ lấy cái đúng, cái tốt và hành động theo những tiêu chuẩn đúng và tốt đó Khi cá nhân được
tu sửa con người trở nên tốt và đúng, thì người ta có thể dùng ảnh hướng tốt của mình cộng thêm những kiến thức mình đã học hỏi được để dùng vào việc:
sắp đặt lo lắng cho gia đình được yên ẩm, trên dưới có ngăn nắp có trật tự Lo
cho gia đình yên ốn được rồi thì có thể đem tài đức của mình phụng sự cho quốc gia, g6p phn dung nước và trị dần
“Trong tu thân, sự học là rất quan trọng, học tập chính là phương pháp để
“tu thân”, học tập để rèn luyện phẩm chất đạo đức Các đức tính nhân, nghĩa, 1Š, trí, tín, dũng phái học tập rèn luyện mới có Vi vậy, học để nhận thức đúng, tránh sai Kim, khong bị che lấp, Ngoài ra, Nho giáo yêu cấu cá nhân phải không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết bằng việc chịu khó học tập trong nhà trường lẫn ngoài xã hội Trong học tập mỗi người cẩn phải suy xét suy nghĩ
và cần tránh “không tư ý, không chắc trước, không cố chấp, không vì riêng mình” nên phải “thành ý, chánh tâm, trí trí, cách vật” Thành ý là lòng thành thật, thành thật nhận thây mình biết hay không biết, hiểu hay không hiểu, và
thành thật muỗn học hôi Muốn học hà
phải nhận biết tình trạng của mình và có tâm lòng thành muốn học hỏi thật sự
Đó là điều kiện cần phải có cho việc học Nhưng thành ý chỉ mới là điều kiện cần chưa phải là điều kiện đủ Chánh tâm mới là điều kiện đủ Chánh tâm là lòng mình phải ngay thẳng Làm cho lòng mình ngay thẳng có nghĩa là phải đứt bó mọi định kiến, mọi hiểu biết sai lẫm đã có tử trước vì tất cả những cái
cho đến nơi đến chốn thì trước hết
Trang 31đó có thể làm cho cái nhìn của mình thiên lệch, thiếu vô tư, đễ dẫn dến sự
tu biết nông nỗi, không chính chắn Làm cho lòng mình ngay
nhận xét hay
thâng chính chắn để có được cái nhìn trung thực, chính chắn về moi su, moi vật Đó là điều kiên đủ để cho sự học hỏi có kết quả thực sự
Có thể khẳng định “tu thân" trong Nho giáo đóng một vai trò đặc biệt
quan trọng, bởi "đã tu tập lấy được mình thì mới sắp đặt nhà cửa cho chỉnh
tề Nhà cửa đã sắp đặt cho chỉnh tẻ, thì nước mới sửa trị được Nước đã sửa
trị, thiên hạ mới bình an” |24, tr 9| Mạnh Tử cũng từng nói:
nói “thiên hạ, nước nhà" Gốc của thiền hạ là nước: gốc của nước là nhà: gốc
của nhà là cá nhân” (47, tr 498] Như vậy, mục đích của tiến trình tu thân không chỉ bó gọn trong phạm vi phát triển nhân cách của mỗi cá nhân, mà còn liên quan chặt chẽ đến sự tạo dựng bền vững các mỗi
với nhau, với xã hội và thế giới Thông qua tiến trình tu thân không ngừng,
'Người ta luôn
n hệ giữa con người
con người học được cách tao dựng gia đình yên ấm, quốc gia én định và thiên
hạ bình an Hơn nữa,
trình tu thân không chỉ bó hẹp trong sự phát triển luân lý đơn thuẫn, mà còn
được hiểu như một quá trình "xã hội hóa” của cá nhân con người nhằm mục
về bản chất, vì con người là một tồn tại xã hội nên quá
đích đạt đến sự toàn thiện của bản tính con người
Người cằm quyền phải yêu thương dân, đường dân, giáo hóa đân và thu
phục lòng dâm
Trong quan niệm của Nho giáo, phạm trù “dân” còn dùng để chỉ bể tôi
tức thần dân trãm họ trong thiên hạ đi
dân bao gồm cà thần và đân, quan và đân, là trăm họ, là cả thiên hạ đối lập
với vua, và chỉ có vua là không thuộc phạm trù dân Tuy nhiên, phạm trù dân không phải lúc nào cũng được nhân thức như vậy Dân với ý nghĩa là thần dân
trăm họ được thể hiện và xuất hiện trong quan niệm của Nho giáo tiên Tân là chỉ trong những hoàn cánh điều kiện nhất định cụ thẻ, Vai trò của dân trong
ip với nhà vua Theo ý nghĩa này,
Trang 32hạ và ngồi vị của mình, triều đại và chế độ chính trị mới tổn tại và phát triển
Nho giáo luôn quan tâm đến dân và đặc biệt là vai trò của dân Các nhà
Nho đều coi “dân là gốc của nước", không có dãn thì không có nước, không
có vua Dân không chí là những người nuôi dưỡng, phụng dưỡng mà còn là lực lượng bảo vệ nhà vua, người cằm quyền Bởi vậy, Nho giáo khuyên nhà
cắm quyền phái coi trọng dân, coi đây là điểu quan trong nhất
"dân tín”, coi đó là điều
Vua, ngườ
trong phép trị nước Nếu Khổng Tử hết sức coi trọn;
quan trọng nhất không thể bỏ được trong phép trị nước, thì Mạnh Tử nhận thức một cách sâu sắc rằng: "Kiệt và Trụ mắt thiên hạ tức mắt ngôi thiên tử ấy
vì mắt dân chúng hễ được dân chúng tự nhiên sẽ được thiên hạ hỄ được lòng dân tự nhiên sẽ được dân chúng” [21, tr 19] Mạnh Tử cho rằng, "dân vì quý, xã tắc thứ chỉ, quân vi khinh” nghĩa là trong nước nhân dân là quan trọng nhất, thử đến mới là quốc gia, vua là thứ bậc xem nhẹ nhất Bởi dân vốn là sốc nước, có dân mới có nước, có nước mới có vua, ý dân là ý trởi Như vấy,
Khổng Tữ, “dân vi q Mạnh Từ đã thể hiện dân là một trong ba điểu quan trọng nhất đối với nhà
vai trò của dân trong tư tưởng "đân vi bá
vua, nó có ảnh hướng trực tiếp tới sự thịnh suy, hưng vong của cả một chế độ Việc khẳng định dân là gốc của nước, là nên tảng, là cơ sở của xã hội,
của nền chính trị, Nho giáo không những đưa ra chủ trương phái gíữ được dân, phải làm cho dân tin, dân ủng hộ Mà còn khẳng định nhà vua, người
cẩm quyển phải thuận theo lòng dân, ý dân đặc biệt là phải “dưỡng dân" Nó
Trang 33trở thành cân cứ của việc hình thành nên những thái độ cũng như trách nhiệm,
nghĩa vụ của người cằm quyển đổi với dân “Dưỡng dân” là khái niệm của Nho giáo chỉ rõ trách nhiệm của người cằm quyền đối với dân là phái chăm
sóc dân, nuôi dưỡng dân Nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu trong chính sách dưỡng
dân là người cảm quyền phải châm lo đời sống vật chất của dân, để dân khong
bị đối, bị rét: người cảm quyền phải có trách nhiệm dạy dân cấy gặt, trồng
dâu, nuôi tằm, dệt vải nhằm tạo ra nhiều của cái vật chất Phân chia ruộng đắt hợp lý và khuyến khích làm giàu cho dân Không Tử coi trọng việc dưỡng dân còn hơn cả việc bảo vệ xã tắc, nhưng mới dửng lại ở những nguyên tắc có
tính đường lỗi Đến Mạnh Tử đã quan tâm nhiều hơn các biện pháp kinh tẾ cụ thể nhằm tạo ra cho dân một sản nghiệp no đủ Ông đã để xuất một đường hướng kinh tế khá hoàn chỉnh nhằm hướng đến cải thiện đời
Mạnh Tử đòi hỏi bậc mình quân phải "chế định điền sản mà chia cho dân cày cấy, cốt khiến cho họ trên đủ phụng dưỡng cha me, dưới đủ nuối sống vợ con,
ông của dân
nhằm năm trúng mùa thì mãi mãi no đủ, phái năm thắt ngặt thì khỏi nạn chết đói” [20, tr 38], và "Thánh nhân cai trị thiên hạ, phải làm cho dân có đậu thóc nhiều như nước lửa, khi đậu thóc nhiễu như nước lửa thì dân chẳng còn ai bắt nghĩa nữa” [18 tr 246] Với Mạnh Tứ việc giảm bớt tô thuế là một trong những tiêu chuẩn của người trị dân theo đường lối nhân chính
Trong chính sách dưỡng dân, Nho giáo còn yêu cấu người cẩm quyển phải là người bảo hộ dân, không ham giết người, giết dân, phải giảm hình
là một chính
phạt nếu dân phạm tội Nho giáo coi việc giảm hình phạt pl
sách của đức trị Theo Mạnh Tứ cần phải nhẹ hình phạt bới nếu "dẫn khở khao mà phạm luật nước, đó không phải là tội của họ, mà chính là tội của nhà cằm quyền chẳng biết giữ gìn, giáo hoá họ” [20 tr.79] Mạnh Từ cũng chú trương phải xây dựng một chế độ “bảo dân” mà ở đấy nhà vua hòa mình cùng
công viếc lao động của dân, chia sẻ vui huổn với họ đó chính là đi vào thu
Trang 34
28
phục dân tâm Vua phải giữ được đân có vậy mới nắm được thiên hạ, giữ được ngôi vị của mình Mạnh Tử đã nói: *Vì thế, được dân chúng mễn mộ
ủng hộ thì có thể làm thiên tử; được thiên tir tin dùng thì có thé làm vua chư
hẳu” [10, tr 74] Ông đã nêu điều kiện thực hiện cho người cai trị giúp dân
giàu để có lòng tín của dân Trong đó chủ trương phải thi hành chế độ điền địa là quan trong hang dau “Phải nói rằng ồng là người đâu tiên trong lịch sir
Á Đông thấy được tẩm quan trọng của người cày có ruông, thấy được sức lao động kết hợp với mộng đất là nguễn gốc của ẩm no, hạnh phúc, là cơ sở đẻ
ràng buộc lòng tin của người dân lúc bay giờ với triều đình” 52, tr 136]
Để thu phục được lòng dân, bên cạnh chính sách "dưỡng dân”, Nho giáo còn để xuất chính sách giáo dục, giáo hoá dân Ở Nho giáo, dưỡng dân và giáo dục, giáo hoá dân gắn chat với nhau, bổ sung cho nhau trong đường lỗi trị dân, trị nước của người câm quyền Bên cạnh dưỡng đân Không Tử còn đồi hỏi nhà cằm quyền nêu cao việc giáo hóa đân Ông luôn coi trọng va gin như giành gần hết cuộc đời mình vào việc giáo hóa dân Không Từ dỗn nhiều tâm huyết cho việc dạy dân vì trước hết đạy dân là một cách yêu dân Mặt khác một khi đân được giáo hóa thì dễ bé sai bảo, để trị, làm tốt việc giáo hóa thì không cần cm quyển mà nước cũng trị Không Tử không chỉ nêu vai trò của giáo hóa dân mà còn nêu ra cách thức thực hiện giáo hóa dân Cách thức tốt nhất để giáo hóa dân là người trị dân phải có đức, trị dân qua đạo đức chứ không dùng bạo lực Nhà cim quyền cẩn ý thức tự tu dưỡng bản thân từ đó dan mới nhìn vào mà tuân theo phép tắc, mới tự giác theo mình thì nền cai trị mới bền Không Tử nói: "Nếu người trên chuồng lễ, thì đân chẳng ai dám bắt kính Người trên chuộng nghĩa, thì dân chẳng ai đầm bắt phục Nếu người trên chuộng chữ tín, thì dân chăng ai dám không phật lòng Được như vậy dân ở
bốn phương sẽ địu con mà theo về" [10, tr 69] Và ngược lại "tự mình không
đúng đắn, thì dẫu ra lệnh, dân cũng không theo" [10 tr 69) Sự tu dưỡng ấy là
Trang 35liên tục, không kể thời gian, hodn canh Ngoai ra, day dan cdn 1a céch chi bio
cho con em sống trong nhà thì hiểu thảo với cha mẹ ra ngoài thì biết kính bậc lớn tuổi, lời nói phải giữ gìn, có ý tứ, thành thật và biết yêu thương mọi người Vì vậy, cần chú trọng đào tạo những người hội tụ đủ đức đủ tài Không
Từ luôn nhẫn mạnh chủ trương “đức trị" không thích dùng hình vì dùng hình chi là cách dành cho “có hạng hạ ngu, không giáo hóa được” [65, tr 176) Mạnh Tứ cũng xem trọng giáo hoá như Khổng Từ, nhưng cái mới ở ông
là rất quan tâm đến việc quảng bá giáo dục thông qua việc xây dựng hệ thống
trường học rộng khắp Ông chủ trương hình thành một mạng lưới trường học
từ làng xã đến kính đô, từ trường hương học đến trường quốc học Mạnh Tử
8 cao trách nhiệm của người trị dân là phải dạy dân cấy gặt, chăn nuôi trồng
dâu nuôi tắm, đệt vải nhằm tạo ra nhiễu của cải vật chất Ông chỉ rõ: “Vua
‘Thuan da cho ông hậu tắc việc dạy dân cấy gặt và gieo trồng năm giống lúa chín, nhân đân nhờ đó mà sống” (21, tr 169] Nho giáo cho rằng mục đích của giáo dục là để người dân có được cái “đạo làm người" của mình; để xây dựng một xã hội thịnh trị, có trật tự, kỷ cương và tạo ra những con người có đạo đức Nho giáo coi việc giáo dục giáo hóa là nhiệm vụ chính trị cơ bản
nhất của người cằm quyển
Tám lại, từ việc nhận thức được vai trò và sức mạnh của dân, Nho giáo luôn yêu cầu nhà vua, người cằm quyền phải thật sự coi dân là gốc nước, phải
có chính sách và hành đông thiết thực quan tâm và chăm lo đời sống vật chất của dân, phải bảo vệ dân, giáo hóa dân bằng đạo đức, bằng những tắm gương đạo đức của mình và bằng việc thi hành đường lỗi “nhân trị", “nhân nghĩa" đổi với dân Đông thời, Nho giáo cũng yêu cầu nhà vua, người câm quyền phải luôn từ đường đạo đức, thì hành các biện pháp mang nội dung đạo đức phải coi nhiệm vụ dưỡng dân và giáo dân là nhiệm vụ cơ bản, hàng đầu Đó là
tư tưởng xuất phát tử dân, lẫy dân làm gốc trong phép trị nước
Trang 3630
1.2, ANH HUONG CUA TU TUONG DAO DIC NGUOLCAM QUYEN TRONG NHO GIAO DOI VOI TANG LOP QUAN LAI VÀ NHO SY
TRONG XA HOI PHONG KIÊN VIỆT NAM
1.2.1 Quá trình du nhập và phát triển Nho giáo ở Việt Nam
Nho giáo vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau Song về cơ bản, có thể nói nó du nhập vào nước ta bằng con đường xâm lược và đô hộ của phương Bắc Nho giáo ở Việt Nam đã từng có vị trí độc tôn ở thể kỷ XV
và có những vai trò đáng kể đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội: đồng thời đáp ứng được những yêu cầu nhằm xây dựng và báo vệ chế độ
phong kiến trung ương tập quyền ở Việt Nam Với lỗi tư duy có chọn lọc
người Việt từ xưa đã biết tiếp nhận những giá trị tích cực của nho giáo và biển
chuyển những tư tưởng ấy cho phù hợp với mình Quá trình du nhập và phát
lich sử dẫn tộc
triển Nho giáo ở Việt Nam gắn liễn với quá trình phát tr
a Nho giáo trong thời kỳ Bắc thuộc
Nho giáo vào Việt Nam từ thể kỹ I TCN, khi ở Trung Quốc nhà Tây Hán
đã đánh bại tập đoàn phong kiển ho Triệu và giành lẫy quyển thống trị đất Giao Châu Vào cuối đời Tây Hán và đầu đời Đông Hán cùng với chính sách cai trị và “Hán hóa” vùng đất cỗ Việt Nam thời đó gọi là Giao Chỉ Cửu Chân 'Văn hóa Hán bắt đầu được truyền bá vào Việt Nam từ tên tuổi hai tên quan là
“Tích Quang và Nhâm Diên Ngô Sĩ Liên đã ghi nhận là “Văn phong của đất Linh Nam bit du tir hai thái thú dy” (37, tr 89] Nhưng sự hiện diện tương đối rõ nét của Nho giáo ở nước ta chỉ bắt đầu vào cuối thời Đông Hán với vai trò của Sĩ Nhiếp Ngô Sĩ Liên đã từng bình luận trong sách “Đại Việt sử kí toàn thư" vẻ vai trò của Sĩ Nhiếp là “thông thi thư, tập lễ nhạc” Thời Bắc thuộc, "Nho giáo chỉ được coi là một trong những vũ khí lợi hại, được nhà
nước phong kiến Trung Quốc sử dụng để đồng hóa và nô dịch nhân dân ta Không ai phủ nhận rằng để có thẻ truyền bá, quan lại đô hộ phải mớ trường và
Trang 37dạy chữ nhưng mục đích tối cao và bao trùm của Trung Quốc lúc bấy giờ vẫn
coi Nho giáo là một thứ công cu nô dịch” (69, tr 52] Thời kỳ này, chỉ một số
người thuộc tằng lớp trên của xã hội mới được tiếp xúc với Nho giáo,
Trải qua hơn một ngàn năm Bắc thuộc Nho giáo chỉ bước đâu xác lập được một vị trí hết sức khiêm tốn trong doi
ig tư tưởng của xã hội nước ta
Ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam còn rất hạn chế, chưa vượt khỏi phạm
vi của các thị trần đê đến với các vùng dân cư rộng lớn của đồng bằng trung
du Bắc bộ và Bắc Trung bộ Ở Việt Nam lúc bấy giờ, Nho giáo là công cụ thống trị của chính quyền đô hộ và phục vụ cho chính quyền đô hô Mặt khác,
sử truyền bá Nho giáo cùng với việc phổ biến chữ Hán đã đưa tới Việt Nam một kho ting tri thức về xã hội và tư nhiên, đó là nễn văn học, sử học, triết học, thiên văn học và y học của người Trung Hoa cổ đại
b Nho giáo thời kỳ độc lập
Vào thế kỷ thứ X, nhất là sau chiến thắng Bạch Đẳng vĩ đại của Ngô Quyển năm 938, Việt Nam bude sang ky nguyên độc lập, tư chủ và thực sự bất tay vào xây dựng nên văn mình Đại Việt Trong khuôn khổ của một nhà nước phong kiến quân chủ tập quyển, xã hội Việt Nam lúc này mới đặt ra những yêu cầu đối với sự tổn tại và phát triển của Nho giáo Như vậy, “trong
kỉ nguyên độc lập, tự chủ và thống nhất, Nho giáo được coi là hệ thông trì thức quan trọng nhất của xã hội VỀ sau, Nho giáo còn được coi là một hệ thống những bậc thang danh vọng, những quy phạm vẻ đạo đức và những định chế của pháp luật Người ta đường như quên đi nguồn gốc ngoại lai và những nội dung truyền bá vừa hạn hẹp vừa mang tính áp đặt thô bạo của Nho giáo trong thời kì Bắc thuộc trước đó" [69, tr 52] Nho giáo đã tự tìm cho mình một con đường thâm nhập vào xã hội Việt Nam có vé chậm chạp nhưng khá chắe chắn Đó là con đường đi tử chiếm lĩnh dẫn địa hạt giáo dục, tiến tới chiếm lĩnh địa hạt chính trị và tư tưởng
Trang 388
Ngay từ thởi Lý (1010 - 1225), Nho học đã thể hiện rõ vai trò của một
nền giáo dục có cơ chế bài bản và đẩy sức sống Dưới thời mình, “vua Lý Thánh Tông cho lập Văn miễu, làm tượng thờ Chu Công, Khổng Tử, bay mươi hai tiên hiển (1070) [44, tr 99] Ngay sau khi xây văn tiểu, Thái tử đã đến học tập, mở đầu quá trình rèn luyện trước khi lên ngồi chí tôn Và đến
*vua Lý Nhân tông mở khoa thi dau tiên tên là Tam trường (1075), Lê Văn
“Thịnh đậu thủ khoa; mở Quốc tử giám (1076): lập Hàn lâm viện (1086) tuyến Mạc Hiển Tích làm hàn lâm học sĩ” |44, tr.01] Tử đây lich sir thi cử Nho giáo ở nước ta chính thức khai sinh Tắt cả sự kiện này đánh dấu một bước phát triển có ý nghĩa lịch sử đối với vai trò của Nho giáo trong đời
hóa, giáo dục ở Việt Nam Ở thời Lý có các danh nho tiêu biểu như Mạc Đĩnh
, Phạm Sư Mạnh, Hàn Thuyên Đến thời Trần (1225-1400), giáo dục Nho học được đây mạnh, số người tiến thân bằng con đường cử nghiệp ngày càng nhiều, giới Nho sỹ đông đảo
Chỉ Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán
hơn trước Nhà Trắn đã đặt ra những học vị cao cấp của Nho học Cụ thể:
“Vua Trần Thái Tông mở khoa thì Thái học sinh (1232); khoa Tam giáo (1247) và mỡ khoa Tam khôi (1247) tuyến trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa Vua còn mở Quốc học viện (1253) giảng Tứ thư, Ngũ kinh” [44 tr 124] Đến đời Trần Duệ Tông “khoa thì Thái học xinh được đổi thành Tiến sĩ (1374)" |4, tr 124] Đến năm 1304 nhà Trần thêm một học vị mới là Hoàng Giáp Năm 1304, thì kẻ sĩ trong nước, có tắt cả 44 người đỗ Thái học sinh và lắn đầu tiên triểu đình phong kiến đã tôn vinh cả về mật học vấn lẫn danh dự cho những thí sinh trúng tuyển bằng việc cho “dần ba người đỗ đầu ra cửa Long Môn của Phượng Thành đi du ngoạn đường phố ba ngày” [27, tr 88] Đến thời Trần, Nho học đã thực sự phát triển, chỉ phối giáo dục, khoa cử phong kiến, tạo nên đội ngũ trí thức đông đảo, thúc đây sự phát triển của học vấn nước nhà tạo ra nền văn hóa mang dấu ấn Nho giáo
Trang 39chùa chiểm hữu
Lê Văn Hưu đã đứng trên lập trường của nhà Nho để lên án việc
tiêu phí tiền của, sức lực của nhân dân vào việc xây dựng chùa chiền và cho
đó là "khơi vết máu mỡ của dân” [77, tr 368] Trong khi công kích, bài xích
Phật giáo, các Nho sỹ cũng đề cao Nho giáo, giành lấy trận địa tư tướng cho
jéu ruộng đất, tiêu phí nhiều tiền của, tăng ni chiếm quá
nửa dân số
Nho giáo Trương Hán Siêu cho rằng, "ngày nay thánh hiển muỗn mở mang
giáo hóa để sứa đổi phong tục đồi bại Dị đoan đáng phải truất bỏ chính đạo phái được phục hưng Đã là kế sĩ đại phu, không phải đạo Nghiêu Thuần không bày tô trước vua; không phải đạo Không - Mạnh không trước thuật" (77,18 749] Vi vay, vio cudi nha Trin, giới Nho sỹ ngày càng có vị trí đáng
ó đủ uy lực chẳng những đề dám công khai phản đối một
số đặc quyền đặc lợi của quý tộc, mà còn công khai tiến công vào Phật giáo lúc Phật giáo còn là tôn giáo của nhà vua" [36, tr 69] Cuộc đấu tranh công kích Phật giáo nhằm khẳng định địa vị cho Nho giáo trong đời sống văn hóa
tư tưởng; đồng thời báo hiệu sự sa sút của Phật giáo không chỉ trong thực tễ,
mà còn trong lĩnh vực tư tưởng và hình thái ý thức xã hội Tứ đây, Nho giáo
dan tiễn đến nằm giữ vị trí chủ đạo trong sinh hoạt tư tướng của nhân dân ta
'Vào thời nhà Lê (1428-1788), các nhà vua thời Lê sơ đã tử bỏ chính sách
kể trong xã hội v
khoan dùng Tam giáo đẳng nguyên trước đây, chuyển sang chính sách “độc tôn Nho giáo và Nho học” Nhà Lê chủ động đưa Nho giáo trở thành quốc giáo Chính quyền phong kiến lấy Nho giáo làm mẫu mực cho việc trị dân, lâm "khuôn vàng, thước ngọc” cho việc xây dựng các thiết chế xã hội, “các vua Lê từ Lê Thái Tổ trở đi rất sùng đạo Nho, dùng đường lối này làm tư
tướng chính thắng để cai trị quốc gia" [76, tr 342] Năm 1428, vừa lên ngôi,
Lê Thái Tổ đã hạ chiếu cho dựng nhà học, dạy giỗ nhân tài Khoa cử thúc.
Trang 4034
đây, hình thành tằng lớp nho sỹ đông đảo Đến đời mình, Lê Thánh Tông dua Nho giáo lên vị trí hàng đầu trong đời sống vân hóa tỉnh thẫn của thời đại
Ông đã tìm cách "làm sáng tỏ đạo thánh khiến muôn người tin theo [76,
tr 343, 348] Trong giáo dục và thi cử, Nho giáo chiếm nội dung chủ yếu Vào thời cuối thời Lê sơ, chế độ phong kiến Việt Nam lầm vào khủng hoáng trầm trọng Những cuộc chiến tranh giành quyền lực kéo dài giữa Lê và Mạc, Trịnh và Nguyễn, kéo theo sự suy giảm của Nho giáo Trong thời kỷ nội chiến, Nho giáo gặp một số trở ngại lớn, đó là sự phục hưng mạnh mẽ của
Phật giáo, Đạo giáo sự truyền bá của Thiên Chúa Giáo vào nước ta đặc biệt
là những cuộc khởi nghĩa của nông dân tấn công vào nên tảng tư tưởng của
giai cấp thông trị là Nho giáo Thời kỳ này, có nhiễu nhà Nho xuất chúng như Nguyễn Binh Khiêm, Lê Quý Đôn, Phùng Khắc Khoan Phạm Công Trứ, Nguyễn Gia Thiều, Lê Hữu Trác, Nguyễn Thiếp Phạm Quý Thích Ngõ Sĩ Liên Tuy nhiên, những cố gắng của các bậc chân Nho cũng không đủ để
vực dậy một nên Nho học đã bắt đâu mục rỗng, suy tàn
Dưới thời nhà Nguyễn, Nho giáo được chắn hưng Từ khi nhà Nguyễn thành lập 1802, đến khi Pháp xâm lược 1858 là thời kỳ nhà Nguyễn củng cố quyền lực không chỉ bằng biện pháp hành chính mà cá về hệ tư tưởng mang
tính ý thức hệ dựa trên nên tảng của Nho giáo nhằm thiết lập và duy trì trật tự
xã hội Đây là nguyên nhân căn bản của sự độc tôn Nho giáo của vương triều Nguyễn Nho giáo thời Nguyễn bao hàm nhiễu xu hướng khác nhau, trong đó
nỗi bật nhất là ba xu hướng là Hán nho, Đường nho và Tổng nho Vào cuối thời Nguyễn, Nho giáo bắt đầu bộc lộ những tiêu cực, lỗi thời và bất lực trước
những thách thức của lịch sử Các nhà cải cách ở Việt Nam đứng đầu là
Nguyễn Trường Tỏ đã phê phần những mặt lạc hậu và yếu kém của Nho giáo
không những trên phương diện chính trị mà cá trên phương diện kinh tế, tài
chính, nhất là trên phương diện văn hoá, giáo dục.