Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng nhà nước pháp quyền NNPQ là xu thé phat triển tắt yếu của thời đại, phù hợp với những tư tưởng chính trị tiến bộ của nhân loại, đó là công bằng, hiện
Trang 1TU TUONG PHAP QUYEN PHUONG TAY CAN DAI
VOI VIEC XAY DUNG NHA NUOC PHAP QUYEN
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.NGƯT LÊ HỮU ÁI
Đà Nẵng - Năm 2015
Trang 2
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và
chưa từng được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác
'Tác giả luận văn
Nguyễn Hùng Vương
Trang 3MO DAU
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận van
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6 Bố cục của luận văn
7 Tổng quan tài liệu
CHUONG 1: KHÁI LƯỢC VẺ TƯ TƯỞNG PHÁP QUYỀN PHƯƠNG
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN LŠ 1.1.1 Khái niệm nhà nước pháp quyền 15 1.1.2 Cơ sở hình thành nhà nước pháp quyền sien) 1.2 NHUNG NOI DUNG CO BAN CỦA TƯ TƯỞNG PHAP QUYEN
PHƯƠNG TÂY CẬN ĐẠI nT
1.2.3 Về phân chia quyền lực nhà nước seed
1.24 Giá trị và han chế cơ bản của tư tưởng pháp quyền phương Tây
TIEU KET CHUONG 1 3 cone AS
CHƯƠNG 2: VAN DE XAY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XA HOI CHU NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY 47 2.1 BOL CANH HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 2sssc « ¬-
Trang 4
2.3 MOT SO VAN DE DAT RA TRONG XAY DUNG NHA NUGC PHAP
QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 64
2.3.1 Vai trò lãnh đạo của Đăng trong nhà nước pháp quyên 64
2.3.3 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật seeeei.ĐTT 2.3.4 Phân công, phối hợp và kiểm soát quyển lực nhà nước 8
CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG PHÁP QUYÊN PHƯƠNG TÂY CẬN ĐẠI NHẢM HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHAP QUYEN XA HOL CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY sD 3.1, NGUYEN TAC VAN DUNG sscsssssssssistttnninisiinnnseniinT2
2 3.1.2 Xây dựng nhà nước pháp quyén XHCN trén nén tang lién minh 3.1.1, Théng nhất giữa lý luận với thực tiễn
công ~ nông - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng 73
3.1.3 Thống nhất giữa phân công, phối hợp và kiểm soát thực thi
quyền lực nhà nước s° "` sevens TS
3.2.1 Tăng cường vai trò lãnh dao cila Dang ener TB
3.2.2 Từng bước thực hiện phân quyền xã hội chủ nghĩa gắn liền với
quá trình cải cách, đổi mới tổ chức vả hoạt động của bộ máy nhà nước 81
3.2.3 Phát huy dân chủ trong xây dựng nhà nước và quản lý xã hội 95
Trang 5tham nhũng
TIEU KET CHUONG 3
KẾT LUẬN
QUYẾT ĐỊNH GIÁO ĐÈ TÀI (bản sao)
101
102
104
106
Trang 6: Đại biểu Quốc hội
: Đảng Công sản Việt Nam : Hội đồng nhân dân
: Ủy ban nhân dân
: Viện kiểm sát nhân dân : Xã hội chủ nghĩa
Trang 71 Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng nhà nước pháp quyền (NNPQ) là xu thé phat triển tắt yếu của
thời đại,
phù hợp với những tư tưởng chính trị tiến bộ của nhân loại, đó là công bằng,
hiện qua sự đám bảo cho nhà nước được tổ chức và hoạt động
dân chú, tự do vả quyền con người Mô hình tổ chức nhà nước theo NNPQ
được coi là mô hình nhà nước lý tưởng của mọi thời đại
Ở Việt Nam, yêu cầu xây dựng NNPQ được Đảng ta chính thức đưa vào Văn kiện Đại hội VIL Từ đó cho đến nay, lý luận về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (NNPQ XHCN) không ngừng được bổ sung và hoàn thiên Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã khẳng định: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng là nhiệm vụ số một, bao trùm, chỉ phối các nhiệm
vụ khác”, là một trong những nhiệm vụ mang tính chiến lược trong quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế — xã hội (KT ~ XH) Đây chính là quyết tâm chính trị của Đảng trong việc tiền hành đẩy mạnh công tác cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, đánh dấu một bước phát triển mới của sự nghiệp xây dựng nhà nước kiểu mới ~ một nhả nước của dan, do dân và vì dân Đại hội X và Đại hội XI của Đảng đã chủ trương tiếp tục hoàn thiện NNPQ XHCN trên cơ sở xây dựng cơ chế vận hành
nhà nước, bảo đâm nguyên tắc tất cá quyền lực thuộc về nhân dân, nâng cao
năng lực quản lý và điều hành của nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp
chế xã hội chủ nghĩa (XHCN)
Sau gần 30 năm đổi mới, bên cạnh những thảnh tựu đáng ghi nhận về
lý luận và thực tiễn trong xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam, thì những nam
gần đây đã bộc lộ nhiều vấn đề cần phải được tiếp tục nghiên cứu và giải
Trang 8lực nhà nước, vai trò lãnh đạo của Đảng trong NNPQ XHCN của dân, do dân,
chính trị, tư tưởng pháp quyền giữ vị trí quan trọng và được trình bảy trong
một số tác phẩm như: “Khảo luận thứ hai vẻ chính quyền ~ Chính quyển đân sự” (689), “Tình thẩn pháp luật” (1748), “Khế ước xã hội” (1162) Những giá trị và ảnh hưởng sâu rộng của tư tưởng pháp quyền thời kỳ này đã
thôi thúc nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều thể hệ trên thể giới khai thác và tìm cách luận giải để vận dụng trong quá trình tạo lập nhà nước hợp lý, có hiệu quả Nó đã trở thành cơ sở nền tảng trong nghiên cứu lý luận để xây dựng 'NNPQ hiện đại
'Tuy nhiên, là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp, luôn không ngừng biến đổi, cho nên những trì thức, sự hiểu biết về chính trị, nhà nước vẫn chưa bao giờ được xem là đây đủ, hoàn bị Việc tạo lập một nhà nước thật sự hợp lý, có
hiệu quả vẫn luôn là sự tìm tòi, thể nghiệm của các lực lượng cằm quyền và cũng là đòi hỏi, mong muốn của các cộng đồng dân cư ở mỗi quốc gia trong thể giới đương đại
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “7e đưởng pháp quyền phương Tây cận đại với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” làm đỗi tượng nghiên cứu của luận văn thạc sĩ triết học của mình.
Trang 9“Trên cơ sở nghiên cứu những giá trị của tư tưởng pháp quyền phương
Tây cận đại, từ thực tiễn hoạt động của NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay,
luận văn xây dựng các giải pháp nhằm phát huy những yếu tổ tích cực của tư tưởng pháp quyền phương Tây cận đại nhằm hoàn thiện NNPQ XHCN ở Việt
Nam hiện nay
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn sẽ
Thứ nhất, phân tích những nội dung cơ bản cúa tư tướng pháp quyền phương Tây cận đại
Thứ hai, phân tích thực trạng xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay Thứ ba, xây dựng các giải pháp nhằm hoàn thiện NNPQ XHCN ở Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1 Đấi tượng nghiên cứu
Từ mục đích và nhiệm vụ của đề tài đã quy định phạm vi, đối tượng
nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của để lả
~ Những nội dung tư tưởng, quan điểm pháp quyền phương Tây cận đại
~ Vấn đề xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay
3.2 Pham vi nghiên cứu
Đề tải tập trung nghiên cứu những quan điểm pháp quyền phương Tây cận đại thông qua một số đại biểu tiêu biểu và vấn đẻ xây dựng NNPQ XHCN
ở nước ta hiện nay
4 Cơ sỡ lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
4.1 Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa
Trang 104.2 Phương pháp nghỉ:
cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên những nguyên tắc phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu
khác nhau như: phương pháp thống nhất giữa lôgic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn đã góp phần phân tích làm rõ những tư tưởng, quan điểm
pháp quyền phương Tây cận đại, chỉ ra những giá trị tư tướng trong lịch sử tư
tưởng nhân loại và những hạn chế về thời đại lịch sử cần khắc phục
6 Bố cục của luận văn
Ngoài Phân Mở đầu và Danh mục tải liệu tham khảo, luận văn được thực hiện gồm 3 chương (7 tiết)
7 Tong quan tài liệu
“Trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng, vấn đẻ xây dựng chính quyền
và hoàn thiện mô hình nhà nước kiểu mới, nhà nước của dân, do dan va vi dan
ở Việt Nam luôn là mối quan tâm hàng đầu, là nhiệm vụ trọng tâm của Dang
và Nhà nước ta Vì tính cắp thiết của vấn đề nên trong những năm qua, vấn đề
Trang 11Ở trong nước, có rất nhiều công trình nghiên cứu về vẫn đề này cả về phương diện lý luận và thực tiễn Nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình
nghiên cứu, chúng tôi tạm phân chia thành các hướng nghiên cứu cơ bản như sau:
Hướng nghiên cứu thứ nhất tập trung vào các vẫn đề lý luận chung về
NNPQ Trong hướng nghiên cứu này đã tập trung vào hai nội dung chính Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu lịch sử tư tướng pháp quyền, trọng tâm là tư tưởng pháp quyền thời kỳ phương Tây cận đại Trong nhóm này bao gồm nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau,
cụ thể như sau: Trong cuỗn “?ziết học đại cương” của tập thể tác giả: Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh (Nhà xuất bản (Nxb) Thời đại, Hà Nội, 2013), Trong phần nghiên cứu về triết học Tây Âu cận đại, tác giả trình bày một số đại diện tiêu biểu của thời kỳ này, trong đó Locke là một đại diện có nhiều tư tưởng chính trị, pháp quyền Cuốn sách đã nêu rõ những quan điểm của Locke
về con người và nhà nước, về bản chất và quyền tự do của con người, sự phân biệt giữa con người trong trạng thái tự nhiên và con người trong xã hội công
dân, quan điểm vẻ khể ước xã hội — phương thức chuyển sang xã hội công dân, các hình thức cằm quyền nhà nước, quyển công dân Cuốn sách đã khái quát được tư tưởng của Locke về vấn đẻ xã hội công dân và nhà nước, tuy
chưa trực tiếp đề cập đến khái niệm “pháp quyên”, nhưng những tư tưởng của Locke đã thẻ hiện các tư tưởng về pháp quyền
Trong cudn, “/fảnh trình khám phả thế giới triết học phương Tây” của
'Wiliam E, Lawhead (Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2012), William F
Lawhead đã trình bảy rõ hơn những quan điểm của J Locke về trạng thái tự
nhiên của con người, về giới hạn của chính quyên hay luật tự nhiên và nhân quyén Samuel Enoch Stumpf con để cập rộng hơn vấn đề quyền tư hữu, mục
Trang 12Giáo trình giảng dạy ở các trường cao đăng và đại học ở nước ta hiện
Pham Hồng Thái, biên soạn, Nxb Thành phó Hồ Chí Minh ấn hành năm 1997 Công trình nghiên cứu này đã khái quát được những nét cơ bản các học thuyết chính trị pháp lý từ thời cỗ đại cho đến học thuyết chính trị pháp lý Mác -
Nguyễn Văn Động, “Học (huyết vẻ nhà nước pháp quyển: một số vẫn đề trong lịch sử hình thành và phát triển” (Tạp chí Nghiên cửu lập pháp, số 10/2002)
Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu và khảo sát lý luận và thực tiễn xây dựng NNPQ ở các nước trên thể giới Các công trình nghiên cứu này hướng đến việc tìm ra những nguyên tắc, những giá trị chung của NNPQ và kinh nghiệm cho Việt Nam Có một số công trình tiêu biểu sau:
én xã hội chủ
“Trung Quốc với việc xây dựng Nhà nước pháp q
nghĩa" do Đỗ Tiến Sâm làm chủ biên, Nxb Khoa học xã hội Ấn hành năm
2008 Trong công trình nảy, Đỗ Tiến Sâm đã làm rõ quan điểm của Đảng
Cộng sản Trung Quốc về NNPQ bên cạnh quá trinh nhận thức vẻ tính tắt yếu
và sự cần thiết phải xây dựng NNPQ, nhận thức về những đặc trưng cơ bản của NNPQ XHCN Ngoài những vấn đẻ lý luận, công trình này đã trình bảy
khả rõ thực tiễn xây dựng NNPQ XHCN ở Trung Quốc qua các giải pháp mà
Trang 13máy hảnh chính nha nước và thực hiện hành chính theo pháp luật, cải cách, hoàn thiện thể chế tư pháp vả thực hiện tư pháp công bằng trong tiến trình xây
dựng NNPQ XHCN, nâng cao vai trò lãnh đạo của đảng cảm quyền Đây là những giải pháp mang tính thực tiễn cao khi Trung Quốc đưa ra và thực hiện
từ Đại hội XV (1997) của Đảng Cộng sản Trung Quốc đến nay, đã gặt hái
được nhiều thành công nhất định Đặc biệt với các chủ trương đỗi mới, cải cách bộ máy hành chính, thể chế tư pháp và phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong NNPQ XHCN mang lại nhiều giá trị lý luận và thực tiễn cho Việt Nam Cuốn sách có nhiều điểm gợi ý mả trong quá trình thực hiện luận văn chúng tôi đã tiếp cận và kế thừa để xây dựng các giải pháp nhằm hoàn thiện NNPQ XHCN ở Việt Nam
Bên cạnh đỏ, cuốn sách “Chế độ tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
và sự hình thành Nhà nước pháp quyển Mỹ” của tác giả Nguyễn Tắt Đạt, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2013 Cuốn sách đã phác họa một cách có hệ thống về quá trình hình thành, tổn tại và phát triển của chế độ Tổng thống tại Hoa Kỳ qua các giai đoạn phát triển với nhiều đặc điểm nỗi bật đặc trưng vẻ chính trị của nhà nước Mỹ Đồng thời, cuốn sách là một công,
trình nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn của sự ra đời NNPQ Hoa Kỳ Trong các nội dung tác giả đề cập đến, thì vấn đẻ vai trỏ pháp luật
trong NNPQ Hoa Kỳ và đặc điểm của chế độ tổng thống ở Hoa Kỳ mang lại
nhiều giá trị thực tiễn trong kiểm soát quyền lập pháp, hảnh pháp và tư pháp cũng như sự gợi ý của tác giả đối với việc phân công nhiệm vụ trong NNPQ ở
Việt Nam hiện nay
Trong cuốn sách “Thé ché chinh trị các nước châu Âu" của tập thê các
tác giả Thái Vĩnh Thắng, Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Chu Dương, (Nxb
Trang 14hoạt động nhà nước và thẻ chế chính trị các nước châu Âu Đó là hiến pháp, các hình thức nhả nước, hệ thống tư pháp, chính quyền địa phương, về đáng
chỉnh tri Phần thứ hai, các nhà nghiên cứu đã tập trung phân tích và luận
giải các thể chế chính trị của các quốc gia ở châu Âu như: Anh, Pháp, Italia,
Ba Lan, Phần Lan, Rumani
Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu liên quan như: “?ziết học
jp
phân nghiên cứu hiển pháp và nhà nước pháp quyển ” (2005, Nxb Tư pháp)
pháp quyền của Lão Tứ" của Bùi Ngọc Sơn, (2007, Nxb Tư pháp), “
của Bùi Ngọc Sơn, “7hể chế tư pháp trong nhà nước pháp quyền” (2004, Nxb Tư pháp) do Nguyễn Đăng Dung làm chủ biên
Qua nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả Lý luận về NNPQ được làm sáng tỏ hơn Thực tiễn vả các vấn để đặt ra, những khó khăn, những khuyết tật trong quá trình xây dựng NNPQ trên thé giới sẽ giúp Việt Nam có được nhiều hơn kinh nghiệm tiếp tục hoàn thiện hơn nữa mô hình NNPQ XHCN hién nay
- Hướng nghiên cứu thứ hai tập trung vào tìm hiểu những tác phẩm
kinh điển của các nhà tư tưởng, nhà triết học bàn về vấn để nhà nước và pháp
trớc xã hội” của Jean Jacques Rousseau da durge gido su Hoang Thanh Bam dich sang tiếng Việt, Nxb Lý luận Chính trị Ấn hành năm 2004, hiện nay được Nxb Tri thite ấn hành bán mới (2013) do Dương Văn Hóa dịch Đây là một trong
những tác phẩm có ảnh hưởng to lớn đến nên triết học phương Tây, được đánh
quyền Cụ thể có các công trình nghiên cứu sau: tác phẩm “Ban vé khe
giá là một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong lịch sử triết học phương Tây cận đại Tác phẩm đã thẻ hiện tư tưởng pháp quyền của Rousseau qua việc
mô tả con người cùng nhau đi đến một thỏa thuận từ bỏ trạng thái tự nhiên để
Trang 15
các nguyên tắc để chung sống với nhau Trong tác phẩm, Rousseau đã bảy tỏ
quan điểm quyền con người, mục đích vả nhiệm vụ của nhà nước Từ việc
bênh vực quyền tự đo, quyền sống, quyền bình đẳng của con người, tình trạng
bắt công và lý giải sự bất bình đăng trái với quy luật tự nhiên và trạng thái tự
nhiên của con người Rousseau lý giải mục đích ra đời của nhà nước vả các
biện pháp để ngăn chặn tỉnh trạng lạm quyền và cướp quyền
'Việc nghiên cứu tư tưởng của Rousseau có nhiễu giá trị, đặc biệt trong
nghiên cứu lý luận nhằm xây dựng chế độ xã hội công bằng, bình đẳng cho mọi công dân như ở Việt Nam hiện nay
Cuỗn sách: “Bản vẻ tính thẩn pháp luật” của Montesquieu đã được Hoang Thanh Đạm dịch sang tiếng Việt (Nxb Giáo dục và Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 1996) Qua tác phâm, Montesquieu đã
để cao pháp luật, chỗng lại mọi sự độc đoán tùy tiện trong nhà nước chuyên chế phong kiến, bảo vệ sự tự do cho mỗi cá nhân Tự do, theo đó là quyền mà
cá nhân được làm tất cả những gì mà pháp luật cho phép và làm điều ngược lại đều là không tự do Qua đó, Montesquieu bày tỏ tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước Theo đó, quyển lực nhà nước phải được phân chia thành lập
pháp, hành pháp và tư pháp và tắt cả sự phân chia ấy đều xuất phát từ lợi ích
của nhân dân Chỉ có như vậy mới đảm bảo được sự tự do của mỗi con người
và ngăn ngừa được sự lạm quyền từ nhà nước
Ngoài các tác phẩm kinh điển về thời kỳ phương Tây cận đại, còn
nhiều tác phẩm bản về nhà nước vả pháp quyền khác được dịch như: “Khảo luận thứ hai về chính quyên — Chính quyền dân sự” do Lê Tuấn Huy dịch và giới thiệu đã được Nxb Tri thức ấn hành năm 2007, “Cóng hỏa” của Plato (Nxb Thế giới, 2013), “Chính trị luận ” của Aristotle (Nxb Thế giới, 2013),
Trang 16“Chính thể đại điện ” và “Bàn về ye do” của John Stuart Mill (Nguyén Van
Trọng, Bui Van Nam Sơn dịch, Nxb Tri thức, 2008, 2012)
Những công trình nghiên cứu này đã góp phần giúp hiểu rõ hơn những
tư tưởng pháp quyền trong lịch sử nói chung và tư tướng pháp quyền thời kỳ
phương Tây cận đại nói riêng Qua các tác phẩm kinh điển của các nhà triết
học, vấn đề quyền tự do cá nhân, nhà nước và pháp luật được luận giải rõ rằng
và minh bạch, tránh những nghỉ ngờ về tính xác thực của các tư tưởng pháp
quyền phương Tây thời kỳ cận đại, khi tiễn hành thực hiện để tài
~ Hướng nghiên cứu thứ ba tập trung vào vẫn đề lý luận và thực tiễn về NNPQ XHCN ở Việt Nam Trong hướng nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu tập trung làm rõ các vấn đề lý luận về NNPQ XHCN Việt Nam vả phân tích thực trạng quá trình xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân và vì dân ở nước ta Bên cạnh chỉ ra được những thành tựu và hạn chế, nhiễu nhà nghiên cứu đã nêu lên các vấn để đang đặt ra và góp phần xây dựng hệ thống các giải pháp đáp ứng yêu cầu của thực tiễn Một số công trình nghiên cứu thuộc nhóm này như: Nguyễn Duy Quý và Nguyễn Tắt Viễn với: “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Liệt Nam của dân, do dân, vì dân ~ lý luận và thực
tiễn” do Nxb Chỉnh trị Quốc gia Hà Nội ấn hảnh năm 2008 Cuốn sách đã
khái quát về lịch sử hình thành và phát triển các học thuyết NNPQ từ phương,
Tây đến phương Đông Quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ
Chỉ Minh, ĐCSVN về NNPQ, những đặc trưng của NNPQ của dân, do dan va
vì dân, những vấn đề đặt ra trong xây dựng NNPQ ở Việt Nam Qua đó, tác
giả trình bảy các giải pháp về đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, xây dựng hệ thống luật pháp, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Đây
lä một công trình nghiên cứu có giá trị lớn về thực tiễn, với việc chí ra được
các yếu tố chỉ phối trong quá trình xây dựng NNPQ, căn cứ vào lý luận, thực tiễn và các vấn đề đặt ra, tác giả xây dựng các giải pháp nhằm khắc phục
Trang 17những hạn chế trong quá trình xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN ở nước
ta hiện nay,
Cuỗn sách: “Một số vấn để vẻ phân công, phối hợp và kiểm soát quyài
lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của
Trần Ngọc Đường làm chủ biên (Nxb Chính trị Quốc gia, Hả Nội, 2011) Công trình đã đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong các kiểu nhà nước xuất hiện trong lịch sử và ở Việt Nam Theo đó, ở nước ta vẫn đề phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà
nước được thể hiện trong các bản Hiến pháp Đỏ là sự phân công quyền lực nhà nước giữa nhân dân và nhà nước, giữa Đảng và nhà nước Qua nghiên cứu và tình hình phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta qua các thời kỳ lịch sử, tác giả để xuất các giải pháp và phương hướng nhằm tiếp tục hoàn thiện việc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam Cơ bản như: phải phân định quyền thực hiện chức năng chính trị của Đảng và quyền thực hiện chức năng lập pháp của nhà nước, phân định rõ quyền lãnh đạo và quyền quản
lý, thể chế hóa quyền lãnh đạo của Đảng trong quan hệ với quyền lực nhà
nước, đôi mới công tác bầu cử Cuốn “Hình thức nhà nước và vấn đề xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chú nghĩa Việt Nam” của tác giả Mai Thị Thanh (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012) Qua nghiên cứu, tác giả cho
rằng, xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam là một tất yếu không chỉ về mặt lý luận mà cỏn bắt nguồn từ nhu cầu, đòi hỏi của sự nghiệp phát triển đất nước,
xây dựng CNXH trong điều kiện mới Trong quá trình xây dựng NNPQ
XHCN ở Việt Nam đã tồn tại một số yếu kém, hạn chế, đã và đang đặt ra một
số vấn đề cần xem xét và nghiên cứu như: đảm bảo tính tối thượng của hiến pháp, pháp luật với việc đảm bảo và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
nhả nước và xã hội, tính phức tạp và mới mẻ của việc xây dựng NNPQ với
Trang 18
dé KT — XH
Qua dé, tac giả đưa ra một số phương hướng vẻ đổi mới tô chức và hoạt động nhận thức hạn chế của lý luận, sự bất cập trong một số
phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhả nước, đổi mới phương thức
lãnh đạo của Đảng trong NNPQ XHCN Việt Nam Cuốn “Xáy đựng Nhả
nước pháp quyền Việt Nam theo quan điểm Aáexít” của Trương Quốc Chính (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013) Cuồn sách trình bày sáng tỏ những quan điểm Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, quá trình
nhận thức và xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam Tác giả đã trình bày quan điểm và giải pháp trong xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam phủ hợp với quá trình đổi mới hiện nay Theo đó, nhất thiết phải thực hành dân chủ XHCN, đa dạng hóa các hình thức dân chủ trong tổ chức xây dựng và hoạt động nhà nước, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước, phương thức hoạt động của các cơ quan của nhà nước hướng đến nâng cao chất lượng và kiện toàn tổ chức quốc hội, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách thể chế nhà nước Đặc biệt, tác giả chủ trương chọn lọc và kế thừa các phương thức
tổ chức và hoạt động của nhà nước ở các nước trên thế giới để xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam
Công trình nghiên cứu: “Xây dựng Nhà nước pháp quyển xã hội chủ nghĩa Việt Nam - lý luận và thực tiễn ” của Nguyễn Văn Mạnh (Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2010) Đây là một công trình nghiên cứu sâu sắc vấn đẻ
xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam từ lý luận cho đến thực tiễn Trong công trình nghiên cứu này, tác giả Nguyễn văn Mạnh đã trình bày cụ thể vẻ những
quan điểm, tư tưởng về NNPQ XHCN, đồng thời tác giả còn khái quát tư
tưởng pháp quyền trong lịch sử nhân loại Bên cạnh đó, tác giả nghiên cứu
làm rõ quá trình nhận thức của ĐCSVN về NNPQ thời kỳ đỗi mới và những
đặc trưng của NNPQ XHCN Thực trạng NNPQ XHCN ở Việt Nam và những giải pháp để tiếp tục hoàn thiện NNPQ của dân, do dân và vi dan
Trang 19nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta" (KX.04.04), “Xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyên xã hội chú
nghĩa của dân, do dân, vì dân " (KX.04.05),
lý luận, tạp chí Triết học, tạp chí Tư phái
Và các bài báo trên các tạp chí
pháp quyên ” (Tạp chí Khoa học: Kinh tế - Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, số 4/2002) của F.B William Kelly; do Phạm Trọng Nghĩa dịch, “
vấn để lj luận cơ bản về quyền tr pháp trong nhà nước pháp quyển ” (Tạp chỉ
“Sự độc lập của tư pháp: Hạt nhân của nhà nước
số cách tiếp cận nhà nước pháp quyên " (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số
4/2006) của Đỗ Minh Khôi, “Bản vẻ xã hội dan se” (Tap chi Nha nude va
Pháp luật, số 11/2006) của Hoàng Ngọc Giao, “Một sổ tư tưởng triết học chính trị của G.Lốc cơ: thực chất và ý nghĩa lịch sử” (Tạp chí Triết học, số 1/2007)
của Đình Ngọc Thạch, “Tie ting trị nước của Pháp gia và vai trỏ của nó
ứ" (Tạp chỉ khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 3/2008)
của Nguyễn Thị Kim Bình, “Khái niệm nhà nước pháp quyén từ góc nhìn triết học ” (Tạp chí Triết học, số 11/2009) của Trần Ngọc Liêu
Ngoài ra, hiện nay vấn để NNPQ cũng được nhiều nhà khoa học ở
trong lịch s
ngoài nước quan tâm nghiên cứu Trong nhiều công trình nghiên cứu bằng
Trang 20tiếng Anh hiện nay, có thể liệt kê một số công trình như sau: Cuốn sách: “n
the Rule of Law — History, Politics, Theory” (tạm địch: Trên nguyên tắc của luật pháp — Lịch sử, học thuyết, chỉnh trị) của giáo sư Brian Z Tamanaha (Đại học Luật Sỉ John's, New York ~ Hoa Kỳ, Nxb Cambridge Universit
Press, 2004) Trong cuốn sách nảy, Brian Z Tamanaha cho rằng, tắt cả những
quy định của pháp luật đều là những lý tưởng chính trị quan trọng, nhưng
thực tế vẫn còn rất nhiều khó khăn để thực hiện được lý tưởng đó Qua việc
nghiên cứu các học thuyết chính trị, pháp lý trong lịch sit, Brian Z Tamanaha nêu lên những giả trị trong tư tưởng về pháp luật và nhả nước, đại biểu cụ thể
là Thomas Hobbes, Montesquieu, Locke về vai trò của nhà nước trong việc
bảo vệ các quyền tự nhiên của con người Kết quả của việc nghiên cứu này
nhằm khẳng định vai trò của pháp luật đối với cá nhân trong đời sống xã hội dân sự Ngoài ra, Brian Z Tamanaha còn có bài nghiên cứu mang tên “4 concise guide to the rule of law” (tam địch: Con đường ngắn nhất để đến nhà nước pháp quyển), hay cuỗn “Erom the Laws oƒ Rulers to the Rule of Law —
Inquiries into the Crossbreeds of Civilizations” (Tit phdp tri dén phép quyền
— Yéu cdu phat triển của nền van minh), ciia Erik Cornell, “Transitions to the rule of law” cua Francis Fukuyama, “Objectivity and the Rule of Law” cita Matthew Kramer, “The Rule of Law and the Challenges to Jurisprudence” của Erankfurtam Main và nhiều công trình nghiên cứu khác
Tổng quan các tài liệu, các công trình nghiên cứu cho thấy: lý luận và thực tiễn xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam là một lĩnh vực nghiên cứu liên
ngành, thu hút nhiều nhả chính trị học, sử học, luật học, triết học, được tiếp cận dưới nhiều khía cạnh khác nhau vả cũng còn nhiều điều cẩn phải tiếp tục hoàn thiện về mặt lý luận từ thực tiễn phát triển của nó Đây là nguồn tải liệu quan trọng cho tham khảo, tiến hành thực hiện thành công đề tải
Trang 21CHUONG |
KHAILUQC VE TU TUONG PHAP QUYEN PHUONG TAY
CAN DAIL 1,1, LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NHA NUOC PHAP QUYEN
1.1.1 Khái niệm nhà nước pháp quyền
Trong tiền trình phát triển của lịch sử, nhân loại luôn đặt ra những câu hỏi rằng: quyền lực nhà nước đã cỏ nguồn gốc từ đâu, con người đã làm gi dé quyền lực nhà nước không bị tha hóa, làm cách nào để tìm được một hình thức tổ chức và hoạt động nhà nước tốt nhất nằm đáp ứng được sự phát triển của xã hội Thực tế, nhân loại đã tim ra câu trả lời cho vấn đề nêu trên, đó là phải tổ chức nhà nước dưới hình thức NNPQ
Vậy, NNPQ là gì ? Khái niệm này có được hiểu và sử dụng một cách nhất quán trong xây dựng nhà nước của các quốc gia hay không ?
Có thể nói rằng, “Nhà nước pháp qtọ
là một thuật ngữ luật học
xuất phát đầu tiên từ những học giả Đức, bắt nguồn từ các học thuyết của chủ
nghĩa tự do ở Đức trong thời kỳ sơ khai, đó là việc họ đặt luật pháp của nhà nước trên nền tảng của lý trí Theo ngôn ngữ của Đức, Rech có nghĩa là luật pháp, còn S/aar có nghĩa là nhả nước, nên Rechtsstaat c6 thé hiểu là nhà mước luật pháp [108]
Nam 1829, Robert Von Mohl đã dùng khái niệm “Miả nước iuật
pháp” trong cuốn sách Luật học mang tên “Staatsrecht des Kởnigsreich
Wirtemberg ” (Nhà nước và pháp luật của Königsreich W0rtemberg) Kế từ đây, khái niệm “hd nước luật pháp ” chính thức được các nhà nghiên cứu sử
dụng phô biến ở Đức Về sau các học giả ở Đức vẫn tiếp tục nghiên cứu và bổ sung cho khái niệm theo hướng chú trọng về hình thức của luật pháp Trong
đó, Otto Mayer đã đưa ra định nghĩa NNPQ như sau: “Nhà nước pháp quyền
Trang 22là một nhả nước có được một hệ thống luật hành chính được quy định chặt
chẽ, lấy hiến pháp làm cơ sở” [108]
Trong khi đó, ở nước Anh không có khái niệm “Nhà nước pháp chỉ được gọi là Rule of law (phap quyền), phạm trù “nhd nước
quy
dường như không hiện diện ở đây Nó được hiểu ngắn gọn là pháp iuật vẻ quyên Theo đó, luật pháp đứng ở địa vị cao nhất, mọi công dân đều được bình đẳng trước pháp luật Ở Hoa kỳ cũng có những quan niệm tương tự, NNPQ (due process of law) cia nguoi Mỹ được đề cập trong Hiến pháp thứ
14 (1868) Theo đó, NNPQ không phải chỉ là việc buộc chính quyển phải tôn trọng đúng thể thức khi áp dụng luật, mà còn buộc phải xem xét luật pháp về
Nhà nước pháp quyền lả loại hình nhà nước có nhiều khả năng nhất
trong việc chống lại xu hướng độc quyền về quyền lực và xu hướng quan liêu hóa bộ máy quyền lực” [99, tr.205-230],
Với cách hiểu như trên, NNPQ là nhà nước bị hạn chế quyền lực cá nhân, nhả nước ấy đối lập với nhả nước độc tải, chuyên chế, là nhà nước đảm
Trang 23bảo cho mọi công dân có được nhiều quyền nhất
Đối với Trần Ngọc Liêu:
“Nhà nước pháp quyền lả khái niệm dùng đẻ chí xã hội tổ chức theo cách quyền lực của nhân dân được thể chế hóa thành pháp luật và được
đảm bảo thực thi bằng bộ máy nhà nước cũng như các thiết chế chính
trị — xã hội khác nhằm mang lại quyền lợi cho nhân dân” [50, tr.70] Theo tác giả, đẩu tiến cần phải hiểu NNPQ tổn tại với tư cách là một
khái niệm, nó tôn tại trong tư duy, là sản phẩm của tư duy, không nên đồng nhất nó với một nhà nước nào đang hiện hữu 7hứ hai, nhà nước với tính cách nội dung khách quan được phản ánh trong khái niệm NNPQ là sự thống nhất giữa xã hội được tổ chức theo một cách thức xác định với bộ máy nhà nước Thứ ba, bàn chất của NNPQ được phản ánh trong khái niệm nói trên là
“quyền lực của nhân dân được thể chế hoá thành pháp luật và đảm bảo thực thi bằng bộ máy nhà nước cũng như các thiết chế chính trị — xã hội khác nhằm mang lại quyền lợi cho nhân dân” Đây chính là nội hàm căn bản nhất của
khái niệm “Nhà nước pháp quyền”
Tóm lại, có thể khẳng định rằng, NNPQ là mô hình nhà nước gắn liền
với nền dân chủ, là nhả nước hoạt động dựa trên quyền lực của nhân dân Nó
không phải là mô hình nhà nước lý tưởng, mà chỉ là một công cụ, một phương tiện tổ chức, quản lý xã hội sao cho mối tương quan giữa nhà nước và pháp luật, nhà nước và công đân, pháp luật và công đân cân bằng và hiệu quả
nhất Và như thể, tính pháp quyển của nhả nước không phụ thuộc vào chế độ
chính trị mà chỉ phụ thuộc vào nền dân chủ và trình độ dân trí Thế nên, nó
Nó không phải lả “cái đơn nhất ” của nhà nước tư bản chủ nghĩa (TBCN), mà
nhà nước XHCN cũng có thê xác lập cho mình một mô hình NNPQ thích hợp
Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ĐCSVN và Chủ tịch Hỗ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin vào
Trang 24thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam Đồng thời, nghiên cứu tiếp thu có chọn lọc các giá trị tỉnh hoa của nhân loại, trong đó có tư tưởng về NNPQ, về cách thức tổ chức quyền lực trong nhả nước vảo xây dựng và củng cố nhà nước
kiểu mới của dân, do dân, vì dân Nhưng thuật ngữ “Nhả nước pháp quyên”
chỉ được sử dụng kể từ bải phát biểu của Tổng Bí thư Đỗ Mười tại Hội nghị
lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (29/11/1991)
Bắt đầu từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đến nay “là thời kỳ thể hiện sự tập trung nhất sự phát triển các quan điểm và đường lỗi của Đáng
ta về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” [77, tr.109] Đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (1994) lần đầu tiên Đảng ta chính
thức sử dụng thuật ngữ “hả nước pháp quyên ” và nêu khá cụ thể, toàn diện
những quan điểm, nguyên tắc, nội dung xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam với nội dung chủ yếu là:
“Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam Đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nhà nước pháp quyền Việt Nam được
xây dựng trên cơ sở tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức làm
nên tảng, do Đảng ta lãnh dao” [18, tr.56]
Đây là lần đầu tiên trong Văn kiện của Đảng chính thức nêu cụ th,
,, nguyên tắc, nội dung xây dựng NNPQ Việt Nam Điều
này chứng tỏ tư tưởng về NNPQ Việt Nam đã có bước phát triển rõ nét và toàn diện quan đi
Trang 25dựng NNPQ XHCN luôn được khẳng định và xem đây là chú trương lâu dài
có tính chiến lược Gần đây nhất, Đại hội XI (1/2011) đã làm sâu sắc thêm nhận thức về xây dựng NNPQ XHCN và khăng định phải tiếp tục “đẩy mạnh
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” (28, tr.52], bảo đảm Nhà nước ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng lãnh đạo,
thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội, giải quyết đúng mỗi quan hệ giữa nhả nước với các tổ chức khác trong hệ thông chính trị, với nhân dân, với thị trường
Nghiên cứu và luận giải sáng tỏ khái niệm về NNPQ và NNPQ XHCN
'Việt Nam là việc làm cân thiết, góp phần làm rõ nội dung, nguyên tắc, mục
đích trong xây dựng nhà nước vì sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh Từ những luận điểm trên, có thể đưa ra khái niệm mang tính tổng quát về NNPQ như sau:
Nhà nước pháp quyển là tô chức quyền lực công khai trong hệ thắng chính trị của xã hội công dân, được xây dựng trên nên tảng các tư tưởng pháp
lý tiến bộ của nhân loại như: công bằng, nhân đạo, dân chủ và pháp chế,
nhằm đảm bảo những giá trị xã hội được thừa nhận chung của nên văn minh thể giới — sự tôn trọng và bảo vệ các quyên tự do của con người, sự ngự trị,
tính tối cao của luật pháp trong các lĩnh vực sinh hoạt của xã hội, trong các
lĩnh vực hoạt động nhà nước, sự phân công quyển lực và quyển làm chủ của
nhân dân
1.1.2, Cơ sở hình thành nhà nước pháp quyền
Nhìn trong toàn bộ lịch sử của loài người, “nhà nước chứa một đầu ngoặc đơn của lịch sử” Vì rằng, xã hội loài người đã trải qua hang triệu năm,
song nha nude thi mới xuất hiện chỉ có máy nghìn năm Nhưng ngay từ khi xuất hiện nhà nước lại là một tiêu điểm về sự quan tâm của con người và các cộng đồng người Lịch sử các tư tưởng triết học qua các thời kỳ, cỏ lẽ nỗi rõ nhất vẫn là
Trang 26triết học phương Tây, từ thời cô đại đến thời cận đại đã phản ánh trong đó những
tri thức chung nhất của nhân loại về nguồn gốc, bản chất và các loại hình 16 chức
nhà nước
~ Cơ sở lý luận
“Trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, do những đòi hỏi cúa lịch sử xuất
phát từ khát vọng về tự do, dân chủ, bình đẳng và quyển con người của nhân dân, đã có hai thời kỳ xuất hiện nhiều tư tưởng, quan điểm tích cực và tiến bộ
về NNPQ Đó là thời kỳ Hy Lạp, La Mã cỗ đại và thời kỳ cận đại ở châu Âu
“Trong thời kỳ cô đại ở phương Tây, những tư tưởng tích cực, tiến bộ về
NNPQ được thể hiện khá rõ nét gắn liền với quá trình phát triển của xã hội
chiếm hữu nô lệ và nền cộng hoa dân chủ ở Aten và La Mã, với các nhả tư
tưởng tiêu biểu như Xolon, Pithagore, Heraclite, Democrite, Socrate, Platon,
Aristotle
Củng với sự thể chế hóa nền dân chủ chủ nô, những mầm mống pháp quyền bắt đầu xuất hiện từ những cải cách của Xolon (638 — 559 trước Công nguyên (tr.CN) Chứng kiến tính chất quân chủ chuyên chế của nhà nước Hy Lập đương thời, Xolon cho rằng: “luật pháp giống như cái mạng nhện; chúng
lâm cho kẻ yếu đuối sợ sệt, còn kẻ mạnh thì phá tan chúng” [85, tr.29] Ông
chủ trương cải cách triệt để nhà nước thành bang Hy Lạp và yêu câu quyền lực phải được đặt ngang hàng với pháp luật, cả hai đều là phương tiện để đạt
đến tự do và công bằng Ông nói: "chỉ có pháp luật mới thiết lập được trật tự
vả tạo nên sự thống nhất” [68, tr.220] Đến giữa thế kỹ thứ VI, Pithagore (580
~ 500 trCN) đòi phải thực hiện mệnh lệnh của nhà nước, tức là phải tuân thủ pháp luật Pháp luật phải đứng cao hơn các phong tục, tập quán truyền thống Trên quan điểm duy vật biện chứng, Herodotes (480 ~ 425 tr.CN) được xem
như người cha của chính trị học, ông lả người đầu tiên đặt ra và so sánh ba hình thức cai trị cơ bản của thế giới cổ đại (quân chủ - quý tộc - dân chủ)
Trang 27Ông khẳng định, quyền lực trong xã hội không thuộc vẻ tay người đứng đầu
mà phải là của nhân dân, xã hội phải được quản lý công bằng trước pháp luật
Còn đối với Democritus (460 — 370 tr.CN) thì cho ring:
“Nhà nước và pháp luật là sản phẩm của cuộc đấu tranh lâu dài của con người nhằm liên kết với nhau thành cộng đồng Nha nude 1a su thé
hiện quyền lực chung của công dân Tự do của công dân nằm trong sự tuân thủ pháp luật” [77, tr.13]
Các nhà tư tưởng đã tiến thêm những bước dải khi tìm thấy được sự
khác nhau giữa quyền tự nhiên và luật pháp của thị quốc Trong số đó phải kể đến Socrates (469 ~ 399 tr.CN), ông đã xác định lý trí là bản nguyên của cả tự nhiên lẫn luật pháp, đạo đức và chính trị, thậm chí đồng nhất cái hợp lý, cái công bằng và cái hợp lệ Socrates cho ring không thể có dân chủ nếu không
có pháp luật hoặc nếu có pháp luật nhưng pháp luật đã trở nên bất lực Ông đánh giá thấp sự sáng suốt chính trị của Hội nghị nhân dân qua tuyên bố;
*Chẳng lẽ bạn không thấy xấu hỗ trước những người bán len dạ, những nông dân, những thương gia, và những kẻ chợ, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến mỗi một việc là làm sao mua rẻ bán đất đó sao? Thế mà hội nghị nhân dân lại hỉnh thành từ những hạng người ấy” [104, tr.50]
Có thể nói rằng, Socrates là người đã thực hiện bước ngoặt từ triết học
tự nhiên sang triết học đạo đức, từ chủ nghĩa duy vật sang chủ nghĩa duy tâm
Sự lý tưởng hóa các quan hệ chính trị, thoát ly khỏi mảnh đất hiện thực, trần
tục cũng chính là biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm về chính trị Tuy nhiên,
những phê phán của Socrates đối với sự tha hỏa nhân cách của các thế lực núp
bóng dân chủ để mưu lợi cho cá nhân luôn có ý nghĩa lịch sử tích cực
Plato (427 — 347 tr.CN) va Aristoteles (384 — 322 trCN) là những tên
tuổi lớn của thế giới cỗ đại đã suy nghĩ về bước phát triển mới của xã hội, về
hệ thống phân loại các hình thức tỏ chức đời sống cộng đồng, quản lý xã hội
Trang 28Tư tưởng của Plato về nhà nước, chính trị, pháp luật được đề cập trong các
trước tác như: Phaedo (Đối thoại), The Republic (Công hỏa), Laws (Luật
pháp) Plato đã lập luận rằng:
“những hệ thống chỉnh trị thông thưởng (chế độ dân chủ, chế độ quân chủ, chế độ đầu sỏ, chế độ độc tải) vốn đã đồi bại, và nhà nước phải
được cai trị bởi một giai cấp ưu tú gồm những nhà triết học được giáo
dục từ nhỏ để trở thành người cai trị và được tuyển chọn trên cơ sở
năng lực” 45, tr.140]
Đối với chế độ dân chủ, Plato đã không nêu lên hình thức xuyên tac cua dân chủ, mà cho
cai trị tôi tệ nhất từ tất cả các hình thức hiện tồn
Trong khi liệt kê ra hình thức cai trị hiện có và phê phán chế độ dân chủ Athens, Plato chủ trương xây dựng một thể chế nhà nước mới mà theo
1g bản thân nó, một nén dân chủ thuần túy, đã là hình thức
ông sẽ đảm bảo sự bình đăng và công bằng trong xã hội Trong nhà nước lý tung cua Plato, tinh bên vững và nghiêm minh của định chế luật pháp được chú trọng đặc biệt Ong nhìn thấy sự sụp đỗ nhanh chóng của các nhả nước
mà ở đó pháp luật không được để cao và nằm dưới quyền lực của một ai đó
Ông cho rằng, “ở đâu có pháp luật được định ra, thì ở đó mới có chế độ nhà
cá thể khác nhau vẻ chức phận, về tỉnh trạng của cải, phẩm chất đạo đức, địa
vị, trình độ học vấn Thẻ chế chính trị là một trật tự lâm cơ sở cho sự phân
chia quyển lực nhà nước và đảm bảo cho sức mạnh của luật pháp Luật pháp
không từ trên trời rơi xuống mà được xây dựng trên những giá trị truyền
Trang 29thống, phong tục, tập quán lâu đời và vỉ thể luật pháp có tính chat
n vững
và thiêng liêng
Nếu như thời kỳ cô đại, tư tưởng triết học chính
đựng nhiều yếu tố tiến bộ thì sang thởi kỳ Trung cỗ, kéo dải hon 10 thé ky
¡ nảy nở và chứa
nhưng tư tưởng triết học chính trị dường như tiền rất chậm chạp, đôi khi còn thụt lùi so với thời kỳ cỗ đại Thời kỳ Trung cỗ nỗi lên tư tưởng chủ yếu của
hai vị Thánh — Augustine va Thomas d’Aquinas Augustine (354 - 430) -
người bảo vệ trung thành những tín điều Ki-tô, ông chống lại tư tưởng “zn
phân ” của người Hy Lạp cỗ đại và cho rằng, công dân cần phải tuân theo lệnh
của chính quyển và chiến đấu trong các cuộc chiến tranh chính nghĩa chit
'ÿ lại” vào nhà nước Ông còn cho rằng, nhà
tinh” như các thành
không nên “/óng chờ” hoặc
nước của mọi công dân không phải li “Thanh quéc
là động vật có tính xã hội và chính trị, có ước vọng được sống trong xã hội
nên con người tắt yêu sẽ tìm ra những nguyên tắc để cai trị Ông cho rằng:
“Trat tự pháp luật đem đến cho mỗi người, cái thuộc về họ và làm cho
họ có thể đạt tới sự đổi đào về vật chất và tỉnh thần, xã hội công dân trước sau cũng thay thế xã hội thần dân” [84, tr.91]
Như vậy, công lao của các nhả tư tưởng cổ đại Hy Lạp là đã xác lập và
sử dụng trong các cuộc tranh luận học thuật vẻ nhiều tư tưởng vả học thuyết chính trị, củng nhiều khái niệm, ma nhở đó những thời đại sau xác định, đánh giá và tìm hiểu các hiện tượng chính trị Các phạm trủ triết học chính trị cơ bản là tự do, bình đẳng, công bằng, dân chủ, độc tải, bất công, quyền lực
Trang 30được đề cập như một phần không thể thiếu trong tranh luận triết học Bên cạnh đó, người Hy Lạp đã bước đầu tạo nên những mầm mống của những quan niệm về pháp quyền tự nhiên và nguồn gốc khế ước của nhả nước theo những cách hiểu khác nhau Hơn mười thế kỷ trong *đềm trưởng trưng e
xã hội phát triển đi lên trong những bước nặng nề, chậm chạp và trì trệ Tuy
nhiên, mạch ngằm những tư tưởng vẫn len lỏi tuôn chảy, làm suy yếu dần cơ
chế xã hội nặng nề răn đe hơn là kích thích tính độc đáo của cá nhân, tất cả chúng sẽ đạt đến hình thức hoàn thiện trong các hệ thống triết học vả tư tưởng
chính trị — xã hội cận đại
Ở phương Đông, tư tưởng pháp quyền ít có điểu kiện để nảy mầm và phát triển Thay vào đỏ là những tư tưởng chính trị đạo đức của Nho giáo tồn
tại dai dẵng trong xã hội phong kiến Ngoài ra, tư tưởng pháp trị cũng có một
thời kỳ thịnh trị, giúp nhà Tần thống nhất Trung Hoa Vì vậy, nhiễu nhà nghiên cứu vẫn cho rằng ở phương Đông chỉ có tư tưởng pháp trị chứ chưa có
tư tưởng pháp quyền Hiện nay, tất cả tư tưởng chính trị đó đều mang nhiều
giá trị cả về lý luận và thực tiễn cho nghiên cứu vả áp dụng trong xây dựng nhà nước văn mình
~ Cơ sở thực tiễn
Phong trào phục hưng văn hóa đã mở đầu cho một thời đại mới, đó là
sự kết thúc đây ý nghĩa của lịch sử Tây Âu trung đại, mở đầu cuộc hảnh trình tìm về với những giá trị xưa cũ và cũng đặt cơ sở cho sự vận đông tiến lên
phía trước Phong trào phục hưng là phong trào văn hóa tỉnh thần, diễn ra vào
cuối thể kỷ XIV và phổ biến rộng rãi vào thế kỷ XV — XVI tại nhiều quốc gia
ở Tây Âu, đặc biệt là tại Italia, mà trung tâm là Florence, nhằm khôi phục, kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa và khoa học của người Hy Lạp và La Mã
cỗ đại đã từng bị lăng quên dưới thời trung cô, trong đó có tư tưởng về pháp quyền Lênin cho rằng, trong thời kỳ trung cổ “chủ nghĩa kinh viện và chủ
Trang 31nghĩa thầy tu Trung cô đã làm cho con người bị lạc lối” [49, tr.390] Xét từ
góc độ nhân sinh, thời kỳ Phục hưng xứng đáng được xem như thời đại con
người đã trở về với chính mình sau một cuộc hành trình đầy gian khổ suốt
hơn mười thế kỷ
Tư tưởng nhân văn đã trở thành trảo lưu xuyên suốt trong sinh hoạt tỉnh thần Phục hưng, nó đã trở thành ngọn cờ tập hợp các lực lượng xã hội tiền bộ
trong cuộc đấu tranh chống lại thần quyền và tự do tín ngưỡng và khoan dung
tôn giáo, mớ đường cho khoan dung văn hóa, thể hiện đúng những tâm trạng,
khát vọng của con người và gợi lên ở họ ý chí sáng tạo tự do Trong thời kỳ này, chủ nghĩa nhân văn đã ngợi ca những giá trị đích thực của con người, lẫy hình ảnh con người đấu tranh cho tự do và hướng đến xã hội lý tưởng, thay sự thống trị của Thượng để bằng sự thống trị của con người
Về đạo đức, chủ nghĩa thầy tu khổ hạnh bị lên án quyết liệt vì mọi
người đã nhận ra rằng nó trái ngược với tỉnh thần của Jesus Thay vi phụng sự Chúa mà quên đi ban than minh, Ficino (1433 — 1499) cho rằng phụng sự con người cũng chính là phụng sự Chúa, bởi vì con người được tạo ra như hình hài của Chúa và theo tượng Chúa, đồng thời được Chúa ban quyền cai quản mọi tạo vật không phải con người Ông ngợi ca người lao động và những giá trị do người lao động tao ra Ficino còn cho rằng con người còn đáng quý hơn
cả thiên thần, bởi vì họ đạt được hạnh phúc và sự no đủ bằng mồ hôi của mình, bằng lao động vất vả suốt cả cuộc đời, trong khi các thiên thần chỉ biết
rong chơi
Bên cạnh đó, các khám phá, phát minh khoa học, tiêu biểu Li Thuyết
Nhật tâm của Copernic để xưởng, được Kepler, Galilei, Bruno bảo vệ, bổ sung, hoàn thiện đã phế bỏ Thuyết Địa tâm của Aristoteles vả Ptolemei, làm
lung lay nền chuyên chế tinh thần của nhà thờ, mở ra triển vọng khám phá vũ
Trang 32trụ không dựa vào uy quyền mà dựa vào ánh sảng của lý trí khoa học Ăngghen nhận định;
“Đó là cuộc đảo lộn tiến bộ lớn nhất mà từ xưa đến nay, nhân loại đã trải qua; đó là một thời đại cẩn có những con người khổng lễ vả đã sản sinh ra những con người không lồ; khổng lồ về năng lực suy nghĩ, về
nhiệt tình và tỉnh cách, khổng lồ về mặt có lắm tai, lắm nghề về học thức sâu rộng” [54, tr.459-469]
Sự bùng nỗ văn hóa vả sự sáng tạo khoa học kỹ thuật thời phục hưng
đã tác động mạnh mẽ vả làm thay đổi cơ cấu xã hội và nhận thức chính trị
Phong trào cải cách tôn giáo đã trở thành đòn bẩy tạo ra những đột phá quan trọng Chống lại mọi tham vọng của tỏa thánh Vatican về tính phổ quát, bao trùm và duy nhất của nó ở mọi quốc gia, những người theo đạo Tìn Lành đã đưa ra nguyên tắc mà theo đó mọi người có quyển tự giải quyết vấn dé hình thức thể hiện đức tin
Về kinh tế, thời kỳ này ở Tây Âu đã hình thành các công trường thủ
công thay thế cho nền kinh tế tự nhiên kém phát triển, công cụ lao động được
cải tiến, năng suất lao động tăng lên, thúc đây sản xuất phát triển mạnh mẽ Những cuộc phát kiến địa lý với việc tìm ra châu Mỹ và những miễn đất mới
đã tạo nhiễu điều kiện để hình thành nên sản xuất TBCN
Bat dau tir thé ky XV dén thé ky XVII, chế độ phong kiến ở Tay Au
bước vào thời kỳ tan rã Sự phát triển của phương thức sản xuất TBCN đã trở
thành một xu thế không gì ngăn cản nỗi Giai cấp tư sản từng bước lớn mạnh
và không chịu khoan nhượng với chế độ chuyên chế phong kiến, họ đỏi xóa
bỏ đẳng cấp phong kiến, đòi tách vấn đề nhà nước, pháp quyền ra khỏi tôn giáo để thiết lập sự bình đẳng, bảo vệ quyền con người, xây dựng nền tang của thể chế chính trị dân chủ tư sản Trong cuộc đấu tranh chống lại các nền
quân chủ chuyên chế, các nhà tư tưởng tư sản đã nêu lên các học thuyết,
Trang 33những tư tưởng về pháp quyền tự nhiên, về chủ nghĩa tự do Cùng với sự
thành công của các cuộc cách mạng tư sản đã làm cơ sở nẻn tảng hình thành thể chế chính trị dân chủ tư sản và NNPQ tư sản ra đời
Tóm lại, NNPQ với tính cách là những giá trị phô biến, là biêu hiện của một trình độ phát triển dân chủ NNPQ gắn liền với một nên dân chú, tuy
không phải là một kiểu nhà nước được xác định theo lý luận về hình thái KT ~
XH, nhưng không thể xuất hiện trong một xã hội phi dân chủ Bên cạnh đó,
để NNPQ ra đời thì xã hội loài người cần phải đạt đến một trình độ nhất định Chính vì vậy mà, cho dù những tư tưởng về NNPQ xuất hiện rất sớm từ thời
cổ đại, nhưng phải chờ đến khi các cuộc cách mạng tư sản nỗ ra và thành công, với sự xuất hiện của nền dân chú tư sản, NNPQ mới từ nhà nước ý
tưởng dẫn trở thành nhà nước hiện thực
1.2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CÚA TƯ TƯỜNG PHÁP QUYỀN
PHƯƠNG TÂY CAN DAT
Trong những năm cuối cùng của thé ky XVII, một trật tự mới đã thực
sự bắt đầu Sự phát triển của các yếu tổ TBCN đến lúc đòi hỏi sự xác lập một cách chính thức các quan hệ sản xuất TBCN dựa trên cơ sở các quan hệ pháp
lý tư sản Học thuyết về NNPQ tư sản từng bước hình thành, nhà nước tư sản cũng từng bước được thiết kế theo mô hình NNPQ dựa trên cơ sở thể giới
quan mới của giai cấp tư sản đang lên — thể giới quan pháp lý Đó là sự phục hồi, kế thừa các giả trị tư tưởng về NNPQ thời cô đại và đưa các giá trị đó lên
tầm cao hơn phủ hợp với đòi hỏi mới của lịch sử
1.2.1 Về nguồn gốc và vai trò của nhà nước
“Trong các xã hội có giai cấp, nhả nước được xem là một nhãn tố cơ bản
của xã hội Các nhà tư tưởng trong các thời kỳ lịch sử không thể không bàn
đến vấn để nhà nước Trong lịch sử tư tưởng phương Tây thời kỳ cận đại, các
Trang 34nhả tư tưởng đã cắt nghĩa những vấn đề về nhà nước dưới nhiều góc cạnh
khác nhau
“Trong tác phẩm “háo luận thứ hai vẻ chính quyên - Chính quyên dân
", Loeke (1632 ~ 1704) đã nêu lên luận điểm vẻ hai trạng thái xã hội Trong
trạng thai tự nhiên, con người được hoàn toản tự do, “la chúa tế tuyệt đối của
cá nhân mình và tài sản của riêng mình, bình đẳng với người vĩ đại nhất và không phục tùng đối với một ai” [S1, tr.173], khi đó con người luôn bình đẳng, dân chủ và có quyền tư hữu Ông khăng định: con người được sinh ra
*Với một địa vị tự do hoản hảo và sự thụ hưởng không bị kiểm soát đối
với tất cả các quyển và những ân huệ của luật tự nhiên, một cách bình đẳng như bắt kỳ ai khác hay như với tất cả lượng người có trên thể giới này” [51, tr.124-125]
Đây được xem là quyền lực tự nhiên khi con người sống trong trạng thái tự nhiên Nhưng cũng theo ông, mặc dù trong trạng thái tự nhiên con người chung sống với nhau bằng tình hữu ái và hòa bình, nhưng khi bước vào
xã hội công dân thì mọi người phải rời bỏ “quyền lực tự nhiên của mình và trao vào tay cộng đồng” để thành lập nên nhà nước Vì thể, Locke khẳng định:
“mục đích cao quý và chủ yếu trong việc hợp nhất của con người thảnh công đồng quốc gia và đặt chính họ dưới một chính quyên, là sự bảo toàn đối với sở hữu của họ” [ŠI, tr.174]
Theo Locke, con người sống trong trạng thái tự nhiên sẽ thiếu vắng
ba thứ:
Aột là, thiếu luật pháp được thiết định để điều chỉnh hành vi của mọi người theo những chuẩn mực chung
Hai là, thiểu quan tòa được mọi người biết đến và có tính trung lập
Ba la, thiếu quyền lực để hậu thuẫn và ủng hộ cho bản án đúng đắn và đem lại cho nó sự thi hành đích đáng.
Trang 35Ba nhược điểm ấy làm cho con người sống trong trạng thái tự nhiên không còn an toàn và họ “thực hiện không cỏ quy tắc và không chắc chắn cái quyền lực mả mỗi người có trong việc trừng phạt sự vi phạm pháp luật của
bảo toàn sở hữu của mọi người
“Trong khi đó, Montesquieu (1689 ~ 1755) coi sự ra đời của nhà nước là
có tính lịch sử, đó là quá trình vận động và phát triển của xã hội loài người đến một trình độ nhất định Tiếp thu tư tưởng của Aristoteles, Montesquieu đưa ra quan điểm xác định bản chất của chính quyển bằng việc căn cứ vào số lượng người cằm quyển Theo đó, chính thể nhà nước được chia làm ba loại chính thể chuyên chế, chính thể quân chủ và chính thé dan chủ Nói về về bản
chất của ba chính thể này, Montesquieu viết:
“Chinh thể dân chủ là chính thể mà dân chúng hoặc một bộ phân dân chúng có quyền lực tối cao Chính thể quân chủ là một người cai trị,
nhưng cai trị bằng pháp luật và được thiết lập hẳn hoi Trong chính thể
chuyên chế thì trái lại, chỉ một người cai trị mà không luật pháp gì hết,
chỉ theo ý chí và sở thích của hắn ta thôi” [67, tr.47]
Ngoài ra, Montesquieu còn bản đến chính thể quý tộc, ông xem nó cùng với chính thể dân chủ là hai hình thức của nha nước cộng hòa Ông cũng
là người kịch liệt lên án chỉnh thể chuyên chế vả bảy tỏ sự ủng hộ của mình
đối với kiểu nhả nước quân chủ, trong đó quyền lực của một người được thực
hiện trên cơ sở của luật pháp.
Trang 36Nếu như Montesquieu dựa vào tư tưởng đại diện của nhân dân thì Rousseau (1712 ~ 1778) dựa vào tư tưởng chủ quyền nhân dân Rousseau cho
rằng, xã hội công dân nảy sinh cùng chế độ tư hữu và nhả nước được thiết lập sau đó Theo ông, “Người ta sinh ra tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũng sống trong xiểng xích” [78, tr52] Con người cần phải xóa bỏ áp bức, bất
công bằng cách phải thiết lập một khế ước xã hội vì lợi ích chung của cộng
đồng Việc con người hướng đến một thóa thuận như vậy là cơ sớ của việc
thành lập một chính quyền hợp pháp, thể hiện thông qua “khế ước xã hội” Rousseau đã nhận thấy những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội là sự bắt bình đăng về giàu nghèo, sang hèn, kẻ đi tước đoạt và người bị tước đoạt, kẻ giàu
có sẽ nắm quyền lực Trong tác phẩm “Luận về khoa học và nghệ thuật”
(1750), Rousseau tuyển bố: “gidu cé kia gây ra nghèo khổ nay
thiểu số những người đã sử dụng thành qua van minh dé làm giàu trên nỗi đau khổ của nhân dân Tác phẩm “Luận về nguồn gốc và bản chất của sự bắt bình đẳng giữa người với người” (755) đã đánh dẫu bước phát triển mới về những quan điểm vẻ chính trị Rousseau Có hai điểm đáng lưu ý mà Rousseau
đã đề cập là:
Thứ nhất, Rousseau đã phân biệt ba cấp độ của bắt bình đăng Đầu tiên
đó là những bất bình đăng về tài sản và sở hữu Cấp độ tiếp theo là bất bình đăng trong phân phối thu nhập Cuối cùng, bắt bình đẳng đạt đến cắp độ cực
đoan, khi mọi người trở thành nạn nhân của những kẻ chuyên quyền, những nhà độc tài
Thứ hai, Rousseau đưa ra quan niệm về khế ước xã hội và sự tuyệt vọng của quần chúng trước kẻ phá hoại khế ước, thâu tóm quyền lực vả tạo ra tình trạng tha hóa phổ biến
Để giải quyết vấn đề này, Rousseau cho rằng con người hãy trở về với trạng thái tự nhiên ~ một biểu hiện của chủ nghĩa bi quan lịch sử Thay vi cần
Trang 37phải cải tạo xã hội, Rousseau lại chú trương chối bỏ các giá trị do con người
tao ra Chính vì vậy, trong “Kể ước xã hội”, Rousseau da bay tỏ sự ủng hộ
đối với thể chế cộng hòa, coi đó lả hình thức cằm quyền tốt nhất, trong đó,
các quan chức đều do nhãn dân bầu ra “Khể ước xã hội ” là một học thuyết mang tính cách mạng Theo đó, một khi nhà nước được thiết lập theo khế ước
thì chế độ dân chủ được bảo đảm, mọi người đều được tự do Ngược lại, khi
nha nước bị lạm quyền thì nhân dân chính là người bãi bỏ nhà nước đó để thành lập một nhả nước mới Theo thuyết này, con người vốn dĩ có các quyền
tự nhiên, nhưng các quyển đó thường xuyên bị xâm phạm, vì thế, con người
đã đấu tranh với nhau để bảo vệ các quyền của bản thân mình Tắt yếu của điều này đã làm xuất hiện cái gọi là quyền lực xã hội Quyền lực xã hội là kết quả của việc mỗi cá nhân mang một phẩn quyển của mình giao cho các cơ quan quyền lực xã hội nhằm mục đích điều chinh các hoạt động chung của con người và xã hội Ở quan điểm này, Locke đã có sự tương đồng khi ông bàn về quyển lực chính trị Theo đó, quyền lực chính trị là quyền lực mà mỗi người khi tham gia vào xã hội đã ủy thác hoặc ngằm ấn hoặc công khai cho các nhà cai trị Mục đích của quyển lực chính trị là nhằm bảo toàn sinh mạng, tự do
và tài sản của các thành viên trong xã hội Theo Locke, “căn nguyên của quyền lực này chỉ là từ sự giao ước và thỏa thuận, từ sự đồng thuận hỗ tương của những người đã làm nên cộng đồng” [S1, tr.231]
Rousseau cho rằng, nhà nước là một hiện tượng vĩnh viễn đi cùng với
xã hội loài người và không bao giờ tiêu vong Quan điểm này đã phần nào
khắc phục được cách giải thích thần bí, siêu tự nhiên về nguồn gốc của nhà nước, nhưng vẫn "bề tắc khi lý giải nhả nước chỉ như một kết quả của ý chỉ chung của con người, là một hiện tượng vĩnh cứu, và điều đó đã phần nảo đó làm sai lệch bản chất của nhà nước” [8, tr.I§]
Tom Iai, Rousseau giai thích sự hình thành xã hội và nha nước trên
Trang 38quan điểm của thuyết quyền tự nhiên và thỏa thuận xã hội Sự tự do và bình đẳng của những người tham gia khế ước là cái bảo đảm sự liên kết nhân dân vào một thực thể, và thực thể này không thể đi ngược với những quyền lợi của từng cá nhân Con người liên kết qua khế ước và từ bỏ quyền tự do sống theo cảm xúc cá nhân Khế ước xã hội giúp con người chồng lại những nguy
cơ bị áp bức, bóc lột bởi những kẻ mạnh hơn Nhà nước ra đời trên cơ sở khế
ước xã hội với mục đích, nhiệm vụ là bảo vệ vả bảo dam các quyền tự do,
bình đẳng đó,
1.2.2 Các quyền tự nhiên của con người
Quyển tự nhiên là khái niệm dùng để chỉ những quyển con người nảy sinh từ chính bản chất tự nhiên của loài mà không phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nào Đó là quyển được sống, quyển tự do, quyền
tư hữu Tuyên ngôn nhân quyển năm 1948 của Liên hiệp quốc cũng khẳng định rằng: “Quyền con người là quyền bẩm sinh vốn có, bình đẳng ở tất cả mọi người, Nó không thể bị tước đoạt hay hạn chế tùy tiện bởi bất cứ ai, nhà nước nào” [14, tr.62-69]
Trong thời kỳ cận đại ở châu Âu, các nhà tư tưởng đều thừa nhận quan
điểm về quyền tự nhiên của con người và lấy nó làm xuất phát điểm tư tưởng của mình Lý thuyết pháp quyền tự nhiên ra đời đầu tiên do các nhà triết học
Ha Lan là B Spinoza (1632 ~1677) va H Grotius (1583 — 1645) sáng lập dựa
trên cơ sở lý luận pháp quyền tự nhiên đã có từ thời cô đại Lý thuyết này tuyên bố tính độc lập của pháp quyền tự nhiên Nhà nước và pháp luật không
phải do Chúa tạo ra mã là do sự thỏa thuận giữa con người với nhau phù hợp
với quyền tự nhiên vốn có của mình và phi hop voi “guy luật tự nhiên ” Nhà nước tốt nhất không phải là nhà nước quân chủ mà đó phải là nhả nước dân
chủ
Tiếp tục lý luận về pháp quyền tự nhiên, Locke cho rằng: “tình trạng tự
Trang 39nhiên ban đầu của con người là tự do và bình đẳng” [29, tr247], mọi người đều bình đẳng với nhau và điều đó là do tự nhiên mang lại Ông nói
“Không có gì hiển nhiên hơn là những sinh vật của cùng một loài và
một hạng, được sinh ra một cách ngẫu nhiên với củng những thuận lợi
tự nhiên, sử dụng cùng những năng lực, cũng phải là những sinh vật
bình đẳng với nhau mà không có sự lệ thuộc hay khuất phục Sự bình
đẳng này của con người là do tự nhiên đem lại [51, tr.33-34]
Theo Locke, binh đẳng có hai loại, bình đẳng tuyệt đối và bình đẳng tương đối Bình đăng tương đối xảy ra khi chúng ta so sánh giữa những cá nhân với nhau về một số yếu tố như tuổi tác, tài sản, đức hạnh, tài năng, phẩm chat, dong doi tao cho họ sự khác biệt tương đối, buộc người nảy phải tuân thủ hoặc kính trọng người kia Còn bình đẳng tuyệt đối “là cái quyền ngang nhau mà mỗi người đều có đối với sự tự do đương nhiên có của mình, mà không phải khuất phục trước ý chí hay quyền uy của bắt cứ ai khác” [51, tr.91] Loại bình đẳng này không căn cứ vào bắt cứ điều gì cả, mà chỉ vì tư cách con người là cùng đồng loại nên bình đẳng với nhau Điều này được Locke ban dén trong tae phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyển — Chính
quyên dân sự ” Ông cho rằng: quyền tự do của con người là một quyền thiên bam Ong khăng định và để cao quyền sở hữu của con người như là một quyền tự nhiên bất khả xâm phạm, xét theo lẽ phải tự nhiên con người “có quyền bảo toàn đối với bản thân họ, và do đó, ăn, uống vả những việc khác
tương tự như thể, là những nỗ lực tự nhiên cho sự tn tại của họ” [S1, tr61]
Tư tưởng về sở hữu của Locke, đặc biệt là sở hữu đất đai đã góp phân tôn
vinh lao động của con người và đã kích thích sự siêng năng, cần củ, sáng tạo
của con người trong lao động Tư tưởng nảy được William Petty (1723 —
1790) kế thừa, nâng lên và khăng định rằng: “đắt đai là mẹ của mọi của cải”
Khi bàn về các quyền tự nhiên bất khả xâm phạm của con người,
Trang 40Montesquieu cho rằng, trong trạng thái tự nhiên, con người sinh ra đã bình đăng, con người mắt bình đẳng khi con người bước vào xã hội công dân, và
¡ bình đẳng khi có luật pháp”[67, tr87] Quan điểm này của
Montesquieu đã có sự thống nhất với sự bình đẳng trong trạng thái tự nhiên
“chỉ trở
của Hobbes, Loeke và cả Rousseau sau này Nhưng khác với họ, những quan
niệm về bình đẳng mới sẽ được tạo lập bằng việc mọi người ký kết với nhau một khế ước xã hội, còn Montesquieu lại cho rằng bình đăng mới chỉ có được
khi có luật pháp, bình đẳng phải dựa trên luật pháp, được đảm bảo bằng luật pháp
Montesquieu “đã xây dựng một lý luận hiện thực hóa sự tự do thành một quyển căn bản của con người” [44, tr.109] Ông cho rằng, bình đẳng, tự
do không thể thuộc về chế độ quân chủ hay chế độ chuyên chế, mà nó luôn đồng nhất với chính thể dân chủ, và “quyển của nhân dân” cũng chính là “tự
do của nhân dân” [67, tr.99], và “Tự do, với ý nghĩa triết học là được thực hiện ý chí của mình, hoặc ít ra là được nói lên quan niệm vẻ thực hiện ý chí ấy" [67, tr.119] Montesquieu đã dẫn lại lời của Cicero (106 — 103 trCN), khi ông nói:
“That ra trong các nước dân chủ nhân dân có vẻ là làm được điều mình muốn, Nhưng tự do chính trị tuyệt đối không phải là muốn làm gì thì làm Trong một nước có luật pháp, tự đo chỉ có thê là được lảm những cái nên làm và không bị ép buộc làm điều không nên làm” Ông nói rõ rằng: “Tự do là quyền được làm tit cả những điều mà luật pháp cho phép” [67, tr.99]
Trong tự do chính trị của công dân, Montesquieu nói rằng nó đã bao
hàm cả sự an ninh của công dân Đây là điểm đồng thuận nhất quán hết sức
cao, từ Hobbes, Locke, dén Montesquieu, Rousseau, và cá những người khai sáng sau nảy trong quan niệm về an ninh, an toàn của con người trong trạng