TÀI LIỆU THAM KHẢO...22LỜI MỞ ĐẦU Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một phàm trù lịch sử, biến đổi và phát triển không ngừng cả về nhận thức và thực hành trong từng giai đoạn phát triển của xã
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO ĐẠOĐẠI HỌC DUY TÂN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC-POS 351 AI
Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Trang 2MỤC LỤC
A.LỜI MỞ ĐẦU 3
B.NỘI DUNG 5
CHƯƠNG I Cơ sở lý luận chung 5
1 Khái quát quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lenin về dân chủ 5
2 Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 5
2.1 Bản chất chính trị 6
2.2 Bản chất kinh tế 6
2.3 Bản chất tư tưởng - văn hóa- xã hội 6
CHƯƠNG II Thực trạng phát huy dân chủ và xây dựng nhà nước pháp quyền
1 Những kết quả đạt được 7
1.1 Dân chủ trong Đảng 7
1.2 Dân chủ trong Nhà nước 7
1.3 Dân chủ trong xã hội 8
2 Hạn chế 8
2.1 Dân chủ trong Đảng… 9
2.2 Dân chủ trong Nhà nước 9
2.3 Dân chủ trong xã hội… 10
3.Nguyên nhân của mọi hạn chế 11
CHƯƠNG III Giải pháp xây dựng, hoàn thiện, phát triển 11
1.Giải pháp xây dựng hoàn thiện, phát triển nhà nước pháp quyền XHCN.12 2.Nâng cao chất lượng hoạt động và kiện toàn tổ chức quốc hội ta 14
3.Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương 17
4 Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương 17
5 Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức 18
6 Đẩy mạnh cải cách tư pháp 18
7 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước 20
Trang 3C KẾT LUẬN 21
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
LỜI MỞ ĐẦU
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một phàm trù lịch sử, biến đổi và phát triển không ngừng cả về nhận thức và thực hành trong từng giai đoạn phát triển của xã hội loài người.Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, dân chủ là một phương tiện tất yếu để con người đạt tới tự do, giải phóng toàn diện những năng lực vốn có của mỗi cá nhân, tức quyền con người được bảo đảm và thực hiện đầy đủ; để khi ấy, con người sẽ từ “vương quốc tất yếu” sang “vương quốc tự do” Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin thường sử dụng khái niệm dân chủ trên nhiều phương diện khác nhau của xã hội Khái niệm dân chủ như một hình thức nhà nước hay một chính thể dân chủ; dân chủ là vấn đề quyền lợi của nhân dân theo nghĩa rộng; dân chủ là nguyên tắc trong quản lý - tổ chức; dân chủ là khái niệm về tư tưởng, tinh thần dân chủ Với quan niệm dân chủ nghĩa là dân là chủ và dân làm chủ, Hồ Chí Minh không chỉ đặt nhân dân lên vị thế chủ thể xã hội, mà còn nói rõ mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời giữa vị thế chủ thể xã hội của nhân dân với hành động làm chủ xã hội của nhân dân Người khẳng định: “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân”, là lợi ích thiết thực của nhân dân, là động lực thúc đẩy nhân dân hành động vì đất nước, vì dân tộc Với Hồ Chí Minh, dân chủ là động lực không chỉ cho những thành công của cách mạng giải phóng dân tộc, mà cả cho những thành công trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất cầm quyền là một lẽ đương nhiên Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản Việt Nam không có tam quyền phân lập mà có sự thống nhất, phân công và phối hợp kiểm soát giữa ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền vì Hiến pháp và pháp luật là tối thượng Cơ chế vận hành thể chế chính trị của Việt Nam dựa trên nền tảng thống nhất giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội; Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ Việt Nam chủ trương xây
Trang 4dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tức là nền dân chủ mà ở đó tất cả quyền lực của Nhà nước thuộc về nhân dân; pháp luật của Nhà nước vì lợi ích của nhân dân Trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các nguyên tắc pháp quyền có vai trò cực kì quan trọng.
Thứ nhất, các nguyên tắc pháp quyền đóng vai trò là những tư tưởng chủ đạo xuyên suốt trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Thứ 2, các nguyên tắc pháp quyền đóng vai trò là tư tưởng chỉ đạo trong quản trị quốc gia đồng thời là tiêu chí để đánh giá trình độ pháp quyền trong quản lý nhà nước của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Thứ ba Các nguyên tắc pháp quyền đóng vai trò là tư tưởng chủ đạo trong quan hệ quốc tế ngày càng sâu rộng.
Trang 5
B.NỘI DUNG
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA VIỆC PHÁT HUY DÂN CHỦVÀ XÂY DỰNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM.
1.Khái quát quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ.
CN Mác – Lenin kế thừa những nhân tố hợp lý, những hoạt động thực tiễn và nhận thức của nhân loại về dân chủ Đặc biệt tán thành quan điểm: Dân chủ là một nhu cầu khác quan của nhân dân lao động, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân Khi XH có giai cấp và nhà nước – tức là một chế độ dân chủ thể hiện chủ yếu qua nhà nước thì khi đó không có dân chủ chung chung, phi giai cấp, siêu giai cấp, “ dân chủ thuần túy” Trái lại, mỗi chế độ dân chủ gắn liền với nhà nước đều mang bản chất giai cấp thống trị XH Nên dân chủ trong XH có giai cấp nó mang tính giai cấp, gắn liền với các giai cấp đã thiết lập nên nền dân chủ đó, như: Dân chủ nô lệ, dân chủ TS, dân chủ VS ( dân chủ XHCN )
Do đó, từ khi có chế độ dân chủ thì dân chủ luôn luôn tồn tại với tư cách một phạm trù lịch sử, phạm trù chính trị.Từ khi có nhà nước dân chủ, thì dân chủ còn với ý nghĩa là một hình thức nhà nước, trong đó chế độ bầu cử, bãi miễn các thành viên của nhà nước, có quản lý XH theo pháp luật nhà nước và thừa nhận ở nước đó “quyền lực thuộc về nhân dân” (còn dân là ai thì do giai cấp thống trị quy định) gắn liền với một hệ thống chuyên chính của giai cấp thống trị xã hội.Với một chế độ dân chủ và nhà nước tương ứng đều do một giai cấp thống trị cầm quyền chi phối tất cả các lĩnh vực của toàn XH, do vậy, tính giai cấp thống trị cũng gắn liền và chi phối tính dân tộc, tính chính trị, kinh tế, văn hóa, XH…ở mỗi quốc gia, dân tộc cụ thể.
2.Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 2.1 Bản chất chính trị
Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ: Bản chất chính trị của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân thông qua đăng của nó đối với toàn xã hội, nhưng không chỉ thực thi quyền lợi riêng cho giai cấp công nhân mà chủ yếu là quyền lợi của đại đa số nhân dân; dù đây là nền dân chủ rộng rãi nhất trong lịch sử cho đến nay nhưng vẫn mang ban chất giai cấp và giai cấp đại diện cho xã hội chủ nghĩa là giai cấp công nhân bản chất chính trị của xã hội XHCN mà Việt Nam xây dựng là xã hội của dân, do dân, vì dân và quyền lực thuộc về Nhân dân Mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân là chủ Hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về Nhân dân, do Nhân dân và phục vụ lợi ích của Nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có Xây
Trang 6dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện.
Trong chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích Đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của Nhân dân, lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu Sự khác nhau giữa Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà nước pháp quyền tư sản là: “pháp quyền dưới chế độ tư bản chủ nghĩa về thực chất là công cụ bảo vệ và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản, còn pháp quyền dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân, bảo đảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số Nhân dân” Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về Nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam.
2.2 Bản chất kinh tế
Bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện chế độ phân phổi lợi ích theo kết quả lao động là chủ yếu, tức là phải đảm bao quyền làm chủ của nhân dân đối với tư liệu sản xuất chủ yếu bằng cách xác lập được chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, đảm bảo quyền làm chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối, phai coi lợi ích kinh tế của người lao động chính là động lực cơ bản thúc đẩy sự phát triển kinh tế Mở rộng hơn, để có sự ra đời của nền kinh tế dân chủ xã hội chủ nghĩa mà cơ sở của nó là chế độ công hữu, phân phối theo kết quả lao động là kết quả của quá trình kế thừa và phát triển những thành tựu mà nhân loại đã tạo ra trong lịch sử, ở đây kể thừa là kế thừa có chọn lọc, kế thừa những hạt nhân hợp lý, đồng thời là phải lọc bỏ những cái nhân tố lạc hậu, tiêu cực, kim hãm sự phát triển của kinh tế, của các chế độ kinh tế trước đó Như vậy nói về bản chất là dựa trên chế độ công hữu thi đi cùng với nó là phải xóa bỏ cái chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, thông qua đó để xóa bỏ được áp bức, bóc lột, bất công.
Bản chất kinh tế của nền dân chủ tư sản dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, duy trì sự bất bình đẳng, áp bức, bóc lột, bất công và quyền làm chủ trong quá trình sản xuất, kinh doanh, không thuộc về người lao động mà thuộc về thiểu số trong xã hội Đó là giai cấp tư sản, hẹp hơn là những tập đoàn tư bản dùng đằng sau sẽ chỉ phối, lũng đoạn Còn nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là nhân dân, cụ thể nhân dân lao động phải là người làm chủ những tư liệu
Trang 7sản xuất chủ yếu, quyết định quá trình sản xuất, phân phối, đặt lợi ích kinh tế của người lao động là động lực cơ bản.
2.3 Bản chất tư tưởng-văn hóa-xã hội.
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng Mác - Lênin - hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, làm chủ đạo đối với mọi hình thái ý thức xã hội khác trong xã hội mới Đồng thời nó kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc; tiếp thu những giá trị tư tưởng - văn hóa, văn minh, tiến bộ xã hội mà nhân loại đã tạo ra ở tất cả các quốc gia, dân tộc Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân được làm chủ những giá trị văn hoá tinh thần; được nâng cao trình độ văn hoá, có điều kiện để phát triển cá nhân Dưới góc độ này dân chủ là một thành tựu văn hoá, một quá trình sáng tạo văn hoá, thể hiện khát vọng tự do được sáng tạo và phát triển của con người.
Trong nền dân chủ xã bội chủ nghĩa có sự kết hợp hài hòa về lợi ích giữa cá nhân, tập thể và lợi ích của toàn xã hội Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ra sức động viên, thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực xã hội của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới.
CHƯƠNG II Thực trạng phát huy dân chủ và xây dựng nhà nước pháp quyền 1 Những kết quả đạt được
1.1 Dân chủ trong Đảng
Việc thực hiện dân chủ trong các mặt hoạt động của Đảng, như công tác lý luận, công tác tạ tưởng, công tác tổ chức và cán bộ, công tác kiểm tra, v.v đã có nhiều chuyển biến tích cực Cụ thể
Thứ nhất, những thành tựu có ý nghĩa lịch sử của đội mới trong 30 năm qua là kết quả của việc thực hiện các chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng Sở dĩ có các chủ trương, đường lối đúng đắn là do có dân chủ thảo luận và Đang biết lắng nghe ý kiến đóng góp của hàng triệu cán bộ, đảng viên, của các nhà khoa học và của nhân dân.
Thứ hai, về công tác tư tưởng Đảng ta đã thưởng xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng các hoạt động tuyên truyền, thuyết phục và vận động quần chúng Trong thực tế, kết quả của công tác tư tưởng thể hiện ở chỗ: Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, người dân ngày càng được biết nhiều hơn về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Thứ ba, công tác tổ chức, cán bộ đã có nhiều chuyển biến tích cực: Các cơ quan Đảng, Nhà nước và các đoàn thể được sắp xếp lại, kiện toàn theo hướng tỉnh
Trang 8gọn, nâng cao hiệu quả Nhiều chủ trương, quan điểm, giải pháp về công tác cán bộ được thể chế hóa, cụ thể hóa thành các quy chế quy định Đảng đã triển khai tương đối đồng bộ các khâu đánh giá, tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ Công tác tổ chức, cán bộ chuyển hướng theo hướng dân chủ hóa.
1.2 Dân Chủ Trong Nhà Nước.
Dân chủ trong Đảng gắn liền với dân chủ trong Nhà nước Nói về những thành tựu và hạn chế của việc thực hành dân chủ trong Đảng cũng tức là nói về thành tựu và hạn chế của việc thực hành dân chủ trong Nhà nước Tuy nhiên, dân chủ trong Nhà nước cũng có những nét đặc thù bước thứ nhất trong cách mạng công nhân là giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị là giành lấy dân chủ” V.I.Lênin, từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa Xã hội ở nước Nga Xô viết đã coi chính quyền Xô viết là một kiểu Nhà nước chuyên chính vô sản, một chế độ dân chủ ưu việt gấp triệu lần so với chế độ Việc thực hiện dân chủ trong các mặt hoạt động của Đảng, như công tác lý luận, công tác tư tưởng, công tác tổ chức và cán bộ, công tác kiểm tra, v.v đã có nhiều chuyển biến tích cực Cụ thể
tư sản: “Chế dộ dân chủ vô sản so với bất kỳ chế độ dân chủ tư sản nào cũng dân chủ hơn gấp triệu lần; chính quyền Xô viết so với nước cộng hoà dân chủ nhất thì cũng gấp triệu lần
1.3 Dân chủ trong xã hội
Dân chủ xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu
Đây là đặc trưng về phương diện kinh tế của chủ nghĩa xã hội Mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng con người trên cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội phát triển mà xét đến cùng là trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất Chủ nghĩa xã hội là xã hội có nền kinh tế phát triển cao, với lực lượng sản xuất hiện đại, quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, được tổ chức quản lý có hiệu quả, năng suất lao động cao và phân phối chủ yếu theo lao động V.I.Lênin cho rằng: “từ chủ nghĩa tư bản, nhân loại chỉ có thể tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, nghĩa là chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất và chế độ phân phối theo lao động của mỗi người
2.Hạn Chế
2.1 Dân chủ trong đảng
Trang 9Công tác tư tưởng còn thiếu sắc bén, thiếu sức thuyết phục, tính chiến đấu còn hạn chế, chưa sâu sát thực tế, chưa linh hoạt Tình trạng suy thoái của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống một phần là do công tác tư tưởng chưa làm tốt chức năng, nhiệm vụ giáo dục chính trị và tư tưởng Các thông tin chưa được cung cấp thường xuyên để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra Chưa thật sự mở rộng dân chủ trong tự do ngôn luận, lắng nghe các ý kiến khác biệt Vẫn tồn tại tình trạng nói nhiều, làm ít hoặc nói nhưng không làm
Công tác tổ chức, cán bộ vẫn chậm được đổi mới, còn một số biểu hiện trì trệ, yếu kém, bất cập Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị có quá nhiều đầu mối, trách nhiệm tập thể và cá nhân không rõ ràng, chất lượng hoạt động và hiệu quả thấp Bộ máy còn cồng kềnh, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của nhiều cơ quan còn chồng chéo; cơ chế vận hành và nhiều quan hệ còn bất hợp lý Chưa thực sự lắng nghe ý kiến của nhân dân về tuyển chọn, đào tạo, sắp xếp, sử dụng và đánh giá cán bộ Chưa thực hành dân chủ trong công tác tổ chức, cán bộ, chưa thực hiện cơ chế lựa chọn có số dư cho việc tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ, đặc biệt là chưa mở rộng dân chủ thực sự để tạo ra môi trường cho tài năng được phát huy Chưa thực hiện công khai hóa, minh bạch hóa các khâu trong công tác cán bộ để nhân dân được biết và có điều kiện theo dõi, giám sát quá trình triển khai thực hiện
Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là chưa thực hành đầy đủ dân chủ trong công tác này Hầu hết các vụ tham nhũng, tiêu cực không phải do cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan kiểm tra phát hiện được mà chủ yếu do nhân dân phát hiện, tố cáo hoặc báo chí nêu Vì vậy, phải xây dựng đầy đủ, đồng bộ cơ chế, chính sách để nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng và đảng viên, vì không có cơ chế, chính sách cụ thể, đồng bộ thì nhân dân không thể giám sát, kiểm tra được
Trong Đảng vẫn còn tệ gia trưởng, độc đoán, dân chủ hình thức, đồng thời vô tổ chức, vô kỷ luật Nhiều việc đưa ra tập thể cấp ủy bàn bạc, nhưng chỉ cốt để hợp thức hóa ý đồ của cá nhân người đứng đầu Vì người đứng đầu không thật sự mở rộng dân chủ, không tôn trọng lắng nghe ý kiến trái với mình, thậm chí thành kiến, trù dập
một cách khôn khéo, nên cấp dưới không dám nói thẳng, nói thật Nguyên tắc “tập thể
lãnh đạo, cá nhân phụ trách” trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức, do không xác
định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa tập thể và cá nhân, khi sai sót, khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm
2.2 Dân chủ trong Nhà nước
Trang 10Dân chủ trong Nhà nước vẫn còn những hạn chế nhất định Trong chế độ dân chủ và pháp quyền thì quyền lực nhà nước không phải là quyết định tự có của Nhà nước, mà quyền lực đó được nhân dân ủy quyền, giao quyền Quyền lực nhà nước là của nhân dân giao cho các cơ quan nhà nước, giao cho những con người cụ thể, mà ở con người cụ thể khi các dục vọng, thói quen nổi lên thì khả năng sai lầm trong việc thực thi quyền lực càng lớn Không thể khẳng định người được ủy quyền luôn làm đúng, làm đủ những gì mà nhân dân ủy quyền Vì vậy, phải kiểm soát quyền lực nhà nước để hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền Muốn kiểm soát quyền lực nhà nước thì phải thực hành dân chủ rộng rãi Nhưng dân chủ chưa được thực hành rộng rãi nên vẫn còn sự lộng quyền, lạm quyền, vẫn còn tình trạng quan liêu, cửa quyền, phiền hà đối với nhân dân, chưa khắc phục được bệnh tham ô, lãng phí, v.v
Nhà nước còn chậm thể chế hóa các chủ trương của Đảng về dân chủ thành pháp luật, thành quy chế, nên các chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống rất chậm làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
2.3 Dân chủ trong xã hội
Thực hành dân chủ trong xã hội ở nước ta còn một số hạn chế sau đây:
Thứ nhất, nhận thức về dân chủ trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân
dân còn nhiều hạn chế, nên thiếu trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Thứ hai, nhiều chủ trương về thực hành dân chủ trong xã hội chưa được thể chế
hóa, nên chủ trương thì đúng và hay, nhưng thực tế thực hành dân chủ trong xã hội chưa tốt, quyền làm chủ của nhân dân chưa được tôn trọng và phát huy đầy đủ, thậm chí quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi, trên một vài lĩnh vực còn bị vi phạm Việc thực hành dân chủ còn mang tính hình thức; có tình trạng lợi dụng dân chủ để gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.
Thứ ba, việc giải quyết yêu cầu phát huy dân chủ, tự do ngôn luận, lắng nghe
các ý kiến khác biệt, tư duy phản biện trong xã hội với việc giữ vững kỷ luật, kỷ cương, phép nước còn nhiều bất cập Tình trạng tách rời, thậm chí đối lập giữa dân chủ và kỷ cương, dân chủ và pháp luật còn xuất hiện ở không ít người Trong xã hội còn không ít hiện tượng vừa chuyên quyền, độc đoán, mất dân chủ hay dân chủ hình thức, lại vừa dân chủ quá trớn, cực đoan.
Thứ tư, chưa có cơ chế bảo đảm để nhân dân thực hiện vai trò chủ thể của
quyền lực, trên thực tế, quyền lực vẫn thuộc về các cơ quan nhà nước Việc nhân dân giám sát chính quyền cũng chưa có cơ chế rõ ràng, trên thực tế, việc giám sát này còn
Trang 11rất mờ nhạt Tình trạng quan liêu của bộ máy hành chính làm cho yêu cầu quản lý các quá trình kinh tế - xã hội và phát huy quyền làm chủ của nhân dân chưa thật nhanh, nhạy và hiệu quả cao Trong nhiều trường hợp, “hành chính” trở thành “hành dân là chính”.
Thứ năm, trong hơn 30 năm qua, hệ thống pháp luật Việt Nam đã có nhiều đổi
mới, Nhà nước đã cố gắng xây dựng, ban hành pháp luật và đưa pháp luật trở thành công cụ quan trọng trong quản lý đất nước, thực hành dân chủ trong xã hội Tuy nhiên, nhìn chung, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa đồng bộ, không thống nhất, hay thay đổi gây khó khăn cho các cơ quan thi hành pháp luật và nhân dân, ảnh hưởng đến việc thực hành dân chủ trong xã hội.
3 Nguyên nhân của mặt hạn chế về dân chủ ở nước ta
Thứ nhất, vấn đề dân chủ ở nước ta còn chưa được giải quyết tốt cả về lý luận
lẫn thực tiễn, nhiều vấn đề đặt ra chưa được giải quyết rõ ràng Điều đó gây khó khăn cho việc thực hành dân chủ Cụ thể như việc chúng ta chưa làm sáng tỏ cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ Mặc dù Đảng đề ra cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ nhưng chưa phân rõ chức năng lãnh đạo với chức năng quản lý nên vẫn có sự chồng chéo lên nhau; nhân dân làm chủ như thế nào vẫn chưa rõ và chưa có cơ chế rõ ràng.
Bên cạnh đó, mặc dù chúng ta coi dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực, nhưng chưa có lộ trình để đạt mục tiêu đó và vẫn coi nhẹ thực hành dân chủ với tư cách là một động lực của sự phát triển xã hội nên chưa phát huy được động lực này Chúng ta cũng chưa có nhận thức đầy đủ về mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ cương nên cả hai đều thực hiện chưa tốt, dân chủ chưa được phát huy, kỷ cương không được xiết chặt, cả dân chủ lẫn kỷ cương đều vừa thiếu lại vừa yếu.
Thứ hai, việc thực hành dân chủ trong Đảng và trong Nhà nước của chúng ta
chưa tốt nên ảnh hưởng đến thực hành dân chủ trong xã hội, Đảng chưa nêu được tấm gương về thực hành dân chủ.
Thứ ba, Nhà nước pháp quyền đang trong giai đoạn hình thành cho nên việc thể
chế hóa các chủ trương của Đảng về dân chủ chưa kịp thời Mặt khác, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội chưa thực hiện triệt để vai trò giám sát và phản biện xã hội Chúng ta còn né tránh và chưa cho phép xây dựng các thiết chế xã hội để giảm sát và phản biện các vấn đề xã hội Điều này ảnh hưởng to lớn tới việc thực hành dân chủ trong xã hội.