1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

mối quan hệ giữa nhà nước xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và những giải pháp cơ bản để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay

23 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Đây là một trong những luận điểm khái quát cốt lõi về bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng như mối quan hệ giữa Nhà nước và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.2.Mụ

Trang 1

KHOA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

TIỂU LUẬN

MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NỀNDÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢNĐỂ XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

Trang 2

Hà Nội – 2021

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 5

1 Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 5

1.1 Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 5

1.1.1 Khái niệm cơ bản 5

1.1.2 Sự ra đời và phát triển 5

1.1.3 Đặc trưng cơ bản 7

1.1.4 Bản chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 8

1.2 Nhà nước xã hội chủ nghĩa 9

1.2.1 Khái niệm cơ bản 9

1.2.2 Bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa 9

1.2.3 Chức năng nhà nước xã hội chủ nghĩa 10

1.3 Mối quan hệ giữa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa 12

1.4 Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 14

1.4.1 Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 14

1.4.2 Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 16

2 Những phương pháp cơ bản xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩaở Việt Nam 17

2.1 Các phương pháp cơ bản 17

2.2 Trách nhiệm của sinh viên trong việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 18

KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 4

MỞ ĐẦU 1 Lí do nghiên cứu đề tài

Ở Việt Nam, các phần tử phản động tìm cách phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản trong quá trình Cách Mạng, đặc biệt là trong quá trình đổi mới đất nước hiện nay Trong bối cảnh như vậy, nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác–Lênin, trong đó có nghiên cứu về học thuyết “Mối quan hệ giữa Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa”, luận giải nó một cách khoa học trong tình hình hiện nay có ý nghĩa thời sự sâu sắc Trên cơ sở đó để chúng ta có cơ sở khoa học, có niềm tin vào con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn Đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Phát triển lý luận và thực tiễn về dân chủ xã hội chủ nghĩa là một trong những thành tựu to lớn của Đảng ta qua 35 năm đổi mới, góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển đường lối đổi mới của Đảng vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đáp ứng được khát vọng của nhân dân, phù hợp với quy luật khách quan và thực tiễn Việt Nam Tổng kết về vấn đề này, khẳng định: “Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Xây dựng nền dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ thực sự thuộc về nhân dân là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam” Đây là một trong những luận điểm khái quát cốt lõi về bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng như mối quan hệ giữa Nhà nước và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

2.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài: Từ việc nghiên cứu các chế độ dân chủ trong lịch sử và thực tiễn lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm

Trang 5

xác định bản chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa nói chung, ở Việt Nam nói riêng từ đó đề ra những giải pháp hữu ích để xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay

Nhiệm vụ: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến lý luận chung về khái niệm, nội dung của chủ đề; chỉ ra các căn cứ khách quan và nhân tố chủ quan trong quá trình hình thành và xây dựng xã hội chủ nghĩa; Khẳng định bản chất tiến bộ của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa; làm rõ các khía cạnh về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sau cùng đưa ra những phương pháp xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: mối quan hệ giữa nhà nước xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin

Phạm vi nghiên cứu: mối quan hệ giữa nhà nước xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được nghiên cứu trong các tác phẩm kinh điển của C Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin, trong lịch sử và thực tiễn quá trình hình thành, phát triển các nền dân chủ quốc tế cũng như của Việt Nam cả thời kỷ trước và giai đoạn hiện nay

4.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa nhà nước xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật với các phương pháp như: thống nhất logic và lịch sử, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và hệ thống hóa.

5.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Trang 6

Ý nghĩa lý luận: Đề tài góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa nhà nước xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa từ đó có thể liên hệ đến những giải pháp để xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay

Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài giúp mọi người phân tích những vấn đề thực tiễn liên quan đến xây dựng nền chủ nghĩa xã hội, nhà nước xã hội chủ nghĩa nói chung và ở Việt Nam nói riêng và từ nhận thức đi đến thực hiện vai trò, trách nhiệm bản thân trong công cuộc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Trang 7

NỘI DUNG

1 Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa

1.1 Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

1.1.1 Khái niệm cơ bản

Là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ có trong lịch sử nhân loại, là nền dân chủ mà ở đó mọi quyền lục thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ; dân chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng, được thực hiện bởi nhà nước xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản [1.tr.134]

1.1.2.Sự ra đời và phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Từ thời xã hội công xã nguyên thủy đã xuất hiện hình thức dân chủ sơ khai Để tồn tại loài người đã biết thực hiện các hoạt động tập thể, có tính cộng đồng, mọi thành viên đều có vai trò riêng và được bình đẳng tham gia vào các hoạt động chung của xã hội Trong quá trình thực hiện những công việc chung trong xã hội ấy, việc bầu ra người đứng đầu hay phế truất những người không đúng quy định đều do các thành viên thực hiện, có điểm tương đồng với xã hội hiện đại Như vậy, từ buổi sơ khai, hình thức dân chủ đã xuất hiện, được hiểu là nhân dân nắm quyền làm chủ.

Tuy nhiên, khi chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất ra đời, tính dân chủ trong xã hội dần biến mất Thay vào đó là sự ra đời của những tổ chức chính trị với các hình thức bạo lực, cưỡng chế để nắm quyền điều chỉnh các hoạt động của xã hội, giai cấp và công dân

Sau hàng ngàn năm lịch sử, các giai cấp chúa đất phong kiến và giai cấp tư sản đã bằng mọi cách tiếp tục chiếm đoạt quyền lực của nhân dân lao động dân chủ xã hội chủ nghĩa được phôi phai từ thực tiện đấu tranh giai cấp

Trang 8

ở Pháp và Công xã Pari năm 1871, tuy nhiên chỉ sau cách mạng Tháng Mười Nga ( 1917 ), nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mới chính thức được xác lập.

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đánh dấu bước phát triển hoàn toàn mới về chất của dân chủ Quá trình phát triển của nền dân chủ từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện Trong đó có sự kế thừa của nền dân chủ trước đó, đồng thời bổ sung và làm sâu sắc hơn những giá trình của nền dân chủ mới [1,tr.71]

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có nguyên tắc cơ bản là luôn không ngừng mở rộng dân chủ, người dân lao động cũng dần được giải phóng, họ trực tiếp tham gia vào các vấn đề mang tính quyết định, tham gia quản lý xã hội.Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đã trải qua những giai đoạn: Thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội, các điều kiện, tiền đề của chủ nghĩa cộng sản được từng bước xác lập và củng cố Một xã hội mang tính tự quản dần xuất hiện và dần lam tiêu vong thể chế nhà nước Theo V.I.Lenin, tính chính trị của dân chủ sẽ dần mất đi trên cơ sở không ngừng mở rộng dân chủ với nhân dân Tuy nhiên chủ nghĩa Mac Lenin cũng lưu ý rằng đây là một quá trình lâu dài, khi xã hội đạt đến một trình độ phát triển rất cao, xã hội không còn sự phân chia giai cấp đó là xã hội cộng sản [1,tr.72]Tuy nhiên, cho đến nay sự ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mới là một thời gian ngắn Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lại chủ yếu chỉ xuất hiện ở các nước kém phát triển hoặc đang phát triển Đối với các nước phát triển trên thế giới lại là nền dân chủ tư sản

Để chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thực sự hoàn thiện còn đòi hỏi rất nhiều yếu tố thuộc về pháp luât, dân trí, điều kiện vật chất thực thi dân chủ và quan trọng hơn cả vẫn là yếu tố giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua Đảng cộng sản

Trang 9

1.1.3 Đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ mang tính lịch sử: Cũng như nhiều nền dân chủ khác, nó ra đời dưới điều kiện những biến động trong mối quan hệ của cơ sở kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời là tính tất yếu khi giai cấp công nhân đứng lên đấu tranh dành quyền lực chính trị về tay và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản.

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ mang bản chất của giai cấp công nhân đồng thời là nền dân chủ đại chúng, dân chủ cho đại đa số nhân dân lao động: Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, khối liên minh giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động ngày càng đông đảo, gắn kết và phát triển mạnh mẽ trở thành nòng cốt và động lực chủ yếu để nền dân chủ xã hội chủ nghĩa phát triển, thủ tiêu chủ nghĩa tư bản để tiến tới chủ nghĩa cộng sản.

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ có tính chất dân tộc, đồng thời mang tính chất nhân loại: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa xây dựng dưới các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lenin, phản ảnh đúng đắn, khách quan sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân Vì vậy từ khi ra đời ở các quốc gia, nó đã là nền dân chủ mang tính phổ biến, tính nhân loại, được xây dựng trên cơ sở nhiều lĩnh vực văn hóa, xã hội của từng quốc gia, dân tộc.

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cuối cùng trong lịch sử, là nền dân chủ tự tiêu vong: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là kết quả của cuộc cách mạng giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, trong nền dân chủ ấy giai cấp công nhân và nhân nhân lao động nắm quyền lực chính trị và tham gia trực tiếp vào việc quản lý nhà nước, nó tồn tại như

Trang 10

một thể chế, một chế độ tức là mất đi tính chính trị, không còn phân chia giai cấp và cũng dần tiêu vong.

1.1.4 Bản chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thực chất là thủ tiêu tình trạng áp bức giai cấp, giải phóng con người một cách triệt để, toàn diện, thực hiện quyền tự do, bình đẳng con người Đảm bảo quyền lực thuộcc về nhân dân Bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa thể hiện rõ ở các khía cạnh:

- Bản chất chính trị: Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân có sự lãnh đạo về chính trị thông qua đảng đối với toàn xã hội Nhưng quyền lực chính trị không chỉ nằm trong tay của riêng giai cấp công nhân mà quyền lực chính trị thuộc về tay toàn thể nhân dân lao động Điều đó được thể hiện rõ qua việc sự lãnh đạo trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là Đảng Cộng sản, mà Đảng Cộng sản là đại biểu cho lợi ích, trí tuệ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân là chủ về quyền lực chính trị, họ được phép tham gia vào công tác quản lý xã hội bằng cách giới thiệu các đại biểu tham gia vào bộ máy chính quyền nhà nước V.I Lê Nin cũng từng nhấn mạnh “ Chế độ dân chủ vô sản so với bất kì chế độ dân chủ tư sản nào, cũng dân chủ hơn gấp triệu lần”

- Bản chất kinh tế: Khác với nền dân chủ tư sản, bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện chế độ phân phối lợi ích theo kết quả lao động là chủ yếu.[1,tr.139] Qua một quá trình phát triển ổn định về chính trị, nâng cao đời sống, sản xuất, dưới sự lãnh đạo của đảng Mác – Lenin, kết hợp với sự giúp đỡ và quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhân dân được làm chủ về tư liệu sản xuất, làm chủ trong quá trình sản xuất, kinh doanh, quản lý, phân phối Nền kinh tế của xã hội chủ nghĩa là kế thừa trên nền tảng các nền

Trang 11

kinh tế đã được tạo ra trước đó đồng thời loại bỏ tiêu cực, lạc hậu đối với đa số nhân dân.

- Bản chất tư tưởng – văn hóa – xã hội: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng Mác – Lênin là hệ tư tưởng chủ yếu đối với mọi hình thái ý thức của xã hội trong xã hội mới Đồng thời, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa kế thừa và phát triển những tinh hoa văn hóa của nhân loại, nhân dân có quyền tự do sáng tạo, xây dựng và phát triển những giá trị văn hóa riêng và chung của cộng đồng, xã hội.

1.2 Nhà nước xã hội chủ nghĩa

1.2.1 Khái niệm cơ bản

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu nhà nước mà ở đó, sự thống trị chính trị thuộc về giai cấp công nhân, do cách mạng xã hội chủ nghĩa sản sinh ra và có sứ mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội trong một xã hội phát triển cao – xã hội xã hội chủ nghĩa[1,tr.143]

1.2.2 Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước mới, có bản chất khác với các nhà nước đã từng tồn tại trong lịch sử, nhà nước xã hội chủ nghĩa mang tính tích cực, hoàn thiện hơn thể hiện qua nhiều mặt:

- Bản chất chính trị: Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân Giai cấp công nhân thống trị quyền lực chính trị trong xã hội, nhưng sự thống trị này khác biệt với sự thống trị của giai cấp bóc lột trước đây Giai cấp công nhân thống trị về quyền lực chính trị nhưng đại diện cho lợi ích chung của đại đa số nhằm giải phóng do giai cấp của mình và tất cả các tầng lớp nhân dân lao động khác Nhân dân là chủ thể quyền lực của

Trang 12

nhà nước, một nhà nước của dân, do dân, vì dân và nằm dưới sự lãnhd dạo của Đảng Cộng sản.

- Bản chất kinh tế: Bản chất kinh tế của xã hội chủ nghĩa là chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất Trong nhà nước xã hội chủ ngjĩa không còn tồn tại những quan hệ bóc lộc mà thay vào đó là hình thành một bộ máy quản lý nhà nước có tính cưỡng chế, vừa quản lý các mặt từ kinh tế - xã hội vừa là bộ máy chính trị, hành chính Mục tiêu chính của nhà nước xã hội chủ nghĩa là nâng cao, đảm bảo lợi ích chung cho toàn thể nhân dân lao động.

- Bản chất văn hóa – xã hội: Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước được xây dựng trên nền tảng tinh thần là lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, chứa đựng những tinh hoa văn hóa của nhân loại nhưng cũng mang những bản sắc riêng của mỗi dân tộc Mỗi công dân tromg nhà nước xã hội chủ nghĩa đều bình đẳng về quyền tiếp cận, thụ hưởng, phát triển văn hóa, sự phân hóa giai cấp ngày một thu hẹp.

1.2.3 Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Là những phương diện hoạt động cơ bản của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp, ý nghĩa xã hội, mục đích và nhiệm vụ của nhà nước trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, được xét dưới nhiều góc độ:

a) Căn cứ vào phạm vi tác động quyền lực của nhà nước

- Chức năng đối nội: + Đảm bảo ổn định chính trị, an ninh, an toàn xã hội bảo vệ các quyền lợi, lợi ích cơ bản của công dân: Thông qua hình thức cưỡng chế dưới bộ máy quản lý nhà nước dựa trên khuôn khổ pháp luật, nhà nước luôn cố gắng duy trì sự ổn định về chính trị, bảo vệ trật tự an toàn xã hội ngăn ngừa vi phạm và tội phạm, đảm bảo quyền lợi và lợi ích công dân, tạo mọi điều kiện để công dân phát triển quyền tự do của mình.

Ngày đăng: 20/04/2024, 08:09

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w