Nắm bắt được xu thế từ sớm, Honda trở nên nổi bật với những chiến lược kinh doanh quốc tế thành công, đặc biệt là việc thâm nhập vào thị trường Việt Nam trong những năm gần đây.. Giấc mơ
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
TÊN ĐỀ TÀI
“PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KINH
DOANH QUỐC TẾ CỦA HONDA KHI XÂM
NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM”
GVHD : Th.S Tiêu Vân Trang
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Thạc sĩ Tiêu Vân Trang, người
đã dành thời gian và tâm huyết để truyền đạt những kiến thức bổ ích cho chúng
em Những kiến thức mà Cô đã chia sẻ không chỉ giúp chúng em mở rộng vốn kiến thức mà còn khơi gợi niềm đam mê và tinh thần nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế
Chúng em cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đến Khoa Quản trị Kinh Doanh, vì
đã sắp xếp và tổ chức môn học này một cách hợp lý và khoa học Nhờ môn học này, chúng em đã được trang bị thêm nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng, từ cách tiếp cận vấn đề đến cách xây dựng chiến lược kinh doanh toàn cầu
Cô và Khoa chính là nguồn động viên và định hướng quan trọng trong hành trình học tập và phát triển cá nhân của chúng em Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM
Tên Sinh viên MSSV Phần trăm
đóng góp
Phần phụ trách
1.Phan Thị Hồng Phấn 2121006812 100%/100% Phân tích chiến lược kinh
doanh quốc tế, đề xuất chiến lược sản xuất quốc tế
2 Đinh Công Thanh 2121010859 100%/100% Phân tích phương thức
thâm nhập thị trường quốc
tế, đề xuất chiến lược marketing quốc tế
3 Võ Anh Kiệt 2121012287 100%/100% Phân tích môi trường kinh
doanh, đề xuất chiến lược nhân sự quốc tế
4 Phạm Văn Mãnh 2121001841 100%/100% Phân tích cơ cấu tổ chức, đề
xuất chiến lược tài chính quốc tế
5.Nguyễn Lê Nam Sơn 2021007938 100%/100% Chương 1
Trang 4DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Logo Honda 2 Hình 2: Cơ cấu tổ chức của Honda 12
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 5MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA HONDA 2
1.1 Tổng quan về công ty đa quốc gia Honda 2
1.2 Lịch sử hình thành 3
1.3 Lĩnh vực kinh doanh 4
1.4 Tình hình kinh doanh 4
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ 6
2.1 Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh 6
2.1.1 Môi trường vĩ mô 6
2.1.2 Môi trường vi mô 7
2.2 Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của Honda 8
2.2.1 Giai đoạn trước năm 1996: Chiến lược quốc tế 8
2.2.2 Giai đoạn 1996 đến nay: Chiến lược xuyên quốc gia 8
2.3 Phân tích phương thức thâm nhập thị trường Việt Nam của Honda 11
2.4 Phân tích cơ cấu tổ chức bộ máy 12
2.4.1 Toàn cấu theo chức năng 12
2.4.2 Cấu trúc ma trận toàn cầu 13
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC CHỨC NĂNG THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 15
3.1 Chiến lược nhân sự quốc tế 15
3.2 Chiến lược sản xuất quốc tế 16
3.2.1 Tự sản xuất 16
3.2.2 Mua hoặc thuê ngoài 17
3.2.3 Liên minh chiến lược 17
3.3 Chiến lược marketing quốc tế 17
3.3.1 Chiến lược sản phẩm 17
3.3.2 Chiến lược giá 18
3.3.3 Chiến lược phân phối 18
3.3.4 Chiến lược chiêu thị 19
3.4 Chiến lược tài chính quốc tế 19
3.4.1 Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro: 20
Trang 63.4.6 Mua bảo hiểm tài chính: 21 KẾT LUẬN 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại kinh tế số và sự liên kết toàn cầu ngày càng chặt chẽ, việc mở rộng
và thâm nhập vào các thị trường quốc tế đang trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp đa quốc gia Các công ty như Unilever, SamSung,… với sức mạnh tài chính, kỹ thuật và thương hiệu, đã tỏ ra vô cùng thành công trong việc quản trị chiến lược kinh doanh quốc tế
Trong lĩnh vực xe máy và ô tô, một trong những thị trường đang thu hút sự quan tâm lớn, nhất là thị trường Việt Nam Với tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kể và sự gia tăng về nhu cầu di chuyển cá nhân, thị trường này trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà sản xuất xe hơi và xe máy hàng đầu trên thế giới Nắm bắt được xu thế từ sớm, Honda trở nên nổi bật với những chiến lược kinh doanh quốc tế thành công, đặc biệt là việc thâm nhập vào thị trường Việt Nam trong những năm gần đây
Nhóm chúng em quyết định nghiên cứu đề tài này để hiểu rõ hơn về những bí quyết
và chiến lược mà Honda đã áp dụng để thành công trên thị trường Việt Nam Chúng em
hy vọng rằng việc tìm hiểu này sẽ mang lại những bài học quý giá và bổ ích cho các doanh nghiệp khác trong việc thâm nhập và phát triển trên các thị trường mới trong tương lai
Trang 8CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA HONDA
1.1 Tổng quan về công ty đa quốc gia Honda
Là nhà sản xuất xe máy, ô tô lớn nhất thế giới, với độ rộng khắp 60 quốc gia kể cả Việt Nam, tập đoàn Honda (Honda Motor Co., Ltd.) là một trong những công ty đa quốc gia có sự thành công lớn trong lĩnh vực xe máy và thiết bị điện trên thế giới hiện nay Với tôn chỉ “Thực hiện ước mơ di chuyển của mọi người” - “How we move you” hay slogan đi theo trong từng mẫu quảng cáo của Honda - “Power of Dream” Giấc mơ đó
đã và đang trở thành hiện thực khi trong những năm đầu hoạt động, Honda luôn là nhà máy sản xuất xe máy, động cơ lớn nhất thế giới, và tới thời điểm hiện tại vẫn còn là thương hiệu đứng vững trong thị trường động cơ đầy cạnh tranh này
Ngày thành lập: 24 tháng 9 năm 1948
Trụ sở: Minato City, Tokyo, Japan
Nhà sáng lập: Soichiro Honda
Dịch vụ: Sản xuất, lắp ráp, mua bán và cho thuê xe máy và xe ô tô, cung cấp dịch
vụ bảo hành, sửa chữa, bảo dưỡng và dịch vụ sau bán hàng cho xe ô tô và xe máy
Logo Honda:
(Nguồn: Công ty Honda)
Tại Việt Nam, tôn chỉ của Honda được giữ vững từ những năm đầu khi thâm nhập thị trường với nền tảng của bao gồm: Tôn trọng con người và Ba niềm vui, từ đó Honda xác định sứ mệnh của công ty khi hoạt động tại Việt Nam là “Duy trì quan điểm toàn cầu, chúng tôi nỗ lực hết mình cung cấp các sản phẩm có chất lượng tốt nhất, với giá cả hợp lý nhằm thỏa mãn khách hàng trên toàn thế giới.”
Hình 1: Logo Honda
Trang 9 Năm 1947 động cơ A- Type lần đầu tiên được khắc tên Honda, được hoàn thiện
Năm 1948, Honda Motor Co., Ltd được thành lập với 34 nhân viên, vốn 1 triệu yên, với một nhà máy nhỏ ở Hamamatsu
Năm 1953: Bắt đầu kinh doanh các sản phẩm điện, động cơ nông nghiệp như máy xới đất,
Năm 1958: ra mắt chiếc xe máy thành công nhất mọi thời đại, gây tiếng vang lớn về một nhãn hiệu từ Nhật Bản bền bỉ, thân thiện, Super Cub
Năm 1959: Mở rộng sang thị trường Bắc Mỹ với công ty con American Honda Motor Co , Inc được thành lập tại Los Angeles
Năm 1960: Công ty TNHH Honda R&D thành lập Begins như một đơn vị độc lập với Honda, để tự do tập trung vào nghiên cứu và phát triển
Năm 1962: Hoạt động sản xuất đầu tiên ở nước ngoài của Honda bắt đầu tại Bỉ
Năm 1963: Honda lấn sân sang sản xuất ô tô, trình làng xe tải mini T360 và xe thể thao S500
Năm 1982, Honda là nhà sản xuất ôtô Nhật Bản đầu tiên xây dựng nhà máy sản xuất xe hơi ở Mỹ
Năm 1986: Honda bắt đầu nghiên cứu máy bay nhỏ gọn và động cơ phản lực máy bay
Năm 2015: HondaJet - máy bay cỡ nhỏ bắt đạt được chứng nhận của Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ (FAA) và bắt đầu giao hàng cho khách hàng
Năm 2020: Honda ra mắt xe điện mới “Honda e”
Trang 101.3 Lĩnh vực kinh doanh
Xe máy: Hoạt động kinh doanh ban đầu của Honda, xe máy, đã phát triển công ty thành nhà sản xuất hàng đầu thông qua hoạt động sản xuất sâu rộng ở mỗi quốc gia
và khu vực, với doanh số hàng năm xấp xỉ 20 triệu chiếc
Ô tô: Hoạt động kinh doanh ô tô của Honda bắt đầu với khẩu hiệu này vào năm
1963 và hiện đã đạt doanh số khoảng 5 triệu xe trên toàn cầu mỗi năm
Sản phẩm điện: Honda đã và đang cung cấp nhiều loại sản phẩm như động cơ đa dụng, máy xới đất, máy phát điện, máy ném tuyết, máy cắt cỏ, máy bơm và động
cơ gắn ngoài trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm động cơ của mình và những sản phẩm này đã được khách hàng tại hơn 50 quốc gia lựa chọn Gần đây, Honda cũng đang mở rộng lĩnh vực của mình bằng cách giới thiệu pin di động và các dịch vụ mới cho tương lai
Động cơ cho hàng hải: Honda bắt đầu bán động cơ phía ngoài để cung cấp năng lượng cho những chiếc thuyền nhỏ vào năm 1964
Hàng không: Honda bắt đầu nghiên cứu và phát triển động cơ phản lực từ năm 1986 Năm 2013, Động cơ Turbofan HF120 đã đạt được Chứng nhận Loại từ Cục Hàng không Liên bang (FAA) Hoa Kỳ Và vào năm 2015, HondaJet đã được ra mắt
Động cơ hydro: Với tư cách là nhà cung cấp động cơ lớn nhất thế giới, Honda luôn thực hiện một cách tiếp cận nghiêm túc trong việc giải quyết các thách thức nhằm giảm lượng khí thải CO2 và đạt được mức phát thải CO2 bằng 0 Honda bắt đầu nghiên cứu cơ bản về công nghệ pin nhiên liệu vào nửa cuối những năm 1980, sau
đó là nghiên cứu và phát triển xe chạy pin nhiên liệu
1.4 Tình hình kinh doanh
Doanh số bán hàng với hoạt động kinh doanh ngoài nước của Honda trong năm vừa qua cũng rất phát triển Tổng sản lượng xuất khẩu xe máy nguyên chiếc (CBU) của HVN năm tài chính 2023 đạt 228.801 xe (Tháng 3/2023 đạt 21.199 xe) Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 402,2 triệu đô la Mỹ bao gồm cả xuất khẩu xe nguyên chiếc và phụ tùng, tăng 23,4% so với năm tài chính 2022
Trong năm vừa qua, tổng lượng xe máy được bán ra bởi các thành viên trong Hiệp hội VAMM đạt khoảng 2,8 triệu xe, tăng 13,4% so với kỳ trước Trong đó, doanh số
Trang 11của các dòng xe máy Honda đạt mức 2,3 triệu xe (Doanh số tháng 3/2023 đạt 156.404 xe), tăng 13,8% so với năm tài chính 2022 Có thể thấy tính trong VAMM, thị phần xe máy của Honda đã chiếm hơn 80%, tăng 0.3% so với năm 2022 (Honda Việt Nam, 2023)
Ngoài ra, các mẫu xe mới hoặc các phiên bản sửa chữa, cải tiến các dòng xe cũ trong năm qua Honda đã có sự phát triển mạnh mẽ Cụ thể nhắm với nhiều nhóm đối tượng tiêu dùng khác nhau, đặc biệt là người trẻ, Honda đã giới thiệu 21 mẫu xe và phiên bản mới, trong đó nổi bật là Honda Air Blade 160 hay Honda Vario 160, đều dẫn đầu xu thế với động cơ 160cc eSP + 4 lần đầu tiên có mặt trong các sản phẩm xe máy tại Việt Nam Hơn nữa, Honda cũng giới thiệu các phiên bản xe hoàn toàn mới CB500F, CB500X & CBR500R, với khả năng vận hành vượt trội, những khối động cơ mạnh mẽ, các mẫu xe thế hệ mới được bổ sung và thay đổi màu sắc đậm chất uy lực và cá tính
Năm 2023 cũng là năm đánh dấu 796 Cửa hàng Bán xe và Dịch vụ do Honda ủy nhiệm (HEAD) trên toàn quốc và 03 Cửa hàng xe Phân khối lớn Honda tại thành phố
Hồ Chí Minh & Hà Nội phân phối các dòng xe Mô tô Honda nhập khẩu có dung tích động cơ lớn Cùng với sự tín nhiệm từ người dân trên khắp cả nước, thương hiệu Honda
đã và đang dần trở thành một sự bảo đảm cho chất lượng và giá cả trong các dòng xe máy, xe ô tô, động cơ,
Trang 12CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ
2.1 Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh
2.1.1 Môi trường vĩ mô
❖ Yếu tố về văn hóa xã hội
Việt Nam là quốc gia có dân số đông đúc thuộc top đầu của thế giới Có số lượng lớn người dân có tâm lý ưa chuộng hàng ngoại, có thương hiệu lâu năm Chính vì thế, thương hiệu xe Honda đã có tên tuổi từ nước ngoài thâm nhập vào Việt Nam sẽ nhận được sự quan tâm và ủng hộ nhiều từ người dân trong nước
❖ Yếu tố về địa lý
Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài, giáp với Biển Đông là tuyến giao thương hàng hải lớn của thế giới, do đó giao thông đường biển là một yếu tố vô cùng thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, linh kiện, máy móc để xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam
Với hệ thống mạng lưới giao thông đường bộ dày đặt, cơ sở hạ tầng giao thông khang trang, kết nối hầu hết các khu vực trong nước từ, tạo điều kiện cho việc vận chuyển, giao thương sản phẩm đến tất cả các tỉnh thành tại Việt Nam
Trang 13❖ Yếu tố về công nghệ
Xe máy là loại phương tiện rất phổ biến và được ưa chuộng tại Việt Nam, phần lớn người dân đều thể sử dụng xe máy để đi lại, di chuyển vì tính tiện lợi và độ bền của nó Chính vì thế Việt Nam chính là một thị trường tiềm năng để một công ty sản xuất xe như Honda có thể xâm nhập vào
2.1.2 Môi trường vi mô
Cạnh tranh nhỏ từ các cơ sở sản xuất trong nước
Một số sản phẩm của các công ty nước ngoài khác có mặt tại Việt Nam thông qua con đường nhập khẩu
❖ Sức ép từ nhà cung cấp: không đáng kể
❖ Sức ép từ khách hàng: Tại thị trường Việt Nam, đa số người tiêu dùng đã có
sự so sánh về một số đặc tính chuyên biệt của sản phẩm so với các dòng sản phẩm của đối thủ khác, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp khi ra quyết định mua hàng
❖ Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: với một thị trường được nhận định là rất tiềm
năng, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là rõ ràng như Renault, Peugeot, Citroen, Panhard, Berliet, Hotchkiss,
❖ Sản phẩm thay thế: Rõ ràng vào thời điểm khi Honda xâm nhập thị trường
Trang 142.2 Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của Honda
2.2.1 Giai đoạn trước năm 1996: Chiến lược quốc tế
Với những thành công rực rỡ khi thâm nhập vào các thị trường Mỹ, Âu, Canada vào những năm 1960 và những lần phá đảo thị trường khu vực Đông Nam Á, Honda tiếp tục
mở rộng kinh doanh tại thị trường Việt Nam vào cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 Khi ấy, Đảng thực hiện những cuộc cải tổ kinh tế nhằm đẩy lùi khủng hoảng và suy thoái kinh tế, Honda đã bước đầu thâm nhập thị trường Việt Nam Công ty tiến hành xuất khẩu trực tiếp xe thông qua các công ty thương mại nhập khẩu và phân phối sản phẩm trong nước với quy mô ngày càng mở rộng (Webike, 2016) Tuy nhiên, việc nhập khẩu xe máy và ô tô vào Việt Nam cũng đã vấp phải nhiều hạn chế thông qua các rào cản thương mại và chính sách thuế quan trong giai đoạn đó Ở thời điểm này khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam, Honda đã sử dụng chiến lược quốc tế - International Strategy, đưa những sản phẩm có sẵn lợi thế riêng biệt phù hợp với hầu hết các đối tượng
và mục đích sử dụng Đồng thời, do tình hình kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ vẫn còn vấp phải nhiều khó khăn, khả năng và trình độ để có thể tự sản xuất ra các mặt hàng xe máy đáp ứng được nhu cầu hiện tại còn rất yếu Tận dụng được lợi thế về sản phẩm và sự ưu
ái của người tiêu dùng Việt dành cho Honda từ trước những năm 1960, Honda đã thành công bước “một chân” vào thị trường Việt
2.2.2 Giai đoạn 1996 đến nay: Chiến lược xuyên quốc gia
Lần này Honda chính thức mở Công ty liên doanh với tên gọi là Honda Việt Nam và chuyển sang chiến lược xuyên quốc gia
❖ Về sức ép giảm chi phí:
Vào những năm đầu hoạt động, Honda đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xe máy với dòng xe Dream II và Super Dream, đồng thời mở rộng mạng lưới các đại lý, đại lý phân phối và các trung tâm dịch vụ để phục vụ khách hàng tốt hơn
Việc Honda Việt Nam đầu từ nhà máy sản xuất xe cũng là một phần trong chiến lược chi phí thấp vì được nhận các ưu đãi của chính phủ lúc bấy giờ, và hạn chế các thuế khi nhập khẩu xe vào Việt Nam
Năm 2001, những chiếc Dream Việt lúc này được bán giá 24,5 triệu đồng vẫn đang
ở mức khá cao so với thu nhập của đa số người dân Việt Nam lúc bây giờ Dưới áp lực
Trang 15cạnh tranh từ hàng nội địa, những chiếc Dream buộc phải giảm giá, đồng thời Honda đã phải thực hiện cuộc chạy đua chi phí thấp Năm 2002, Honda cho ra mắt dòng Wave Alpha với giá chỉ 11,2 triệu đồng, rẻ hơn cả xe Trung Quốc và các dòng xe của Honda lúc trước, nó ngay lập tức thu hút sự chú ý của người tiêu dùng Việt nhờ vào mức giá cạnh tranh Sự kết hợp của giá cả và chất lượng cao đã tạo nên một làn sóng mạnh mẽ, nâng cao tên tuổi của dòng Wave Alpha và mở lại thời kì phục hưng cho Honda, mà không cần chi phí quảng cáo đáng kể
Honda nhận thấy rằng Việt Nam là một thị trường tiềm năng - là một miếng bánh lớn chưa có quá nhiều đối thủ lớn nên quyết định tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất của mình để đạt được các lợi thế sản xuất nhờ quy mô Trong năm 2006, Honda khánh thành nhà máy ô tô và thành công đưa dây chuyền sản xuất ô tô vào Việt Nam, chỉ sau hơn 1 năm, Honda Việt Nam đã xây dựng thành công nhà máy, mạng lưới đại lý, các chương trình đào tạo bán hàng, dịch vụ, lái xe an toàn cho nhân viên các đại lý và ra mắt mẫu
xe đầu tiên là Honda Civic vào tháng 8 năm 2006 Hơn nữa, Honda còn đầu tư xây dựng thêm nhà máy xe thứ 2 (2008), thứ 3 (2011) Đến nay, Honda đã có 3 nhà máy sản xuất
xe máy, 1 nhà máy sản xuất ô tô, 2 phân xưởng xe máy và nhiều cửa hàng phân phối trên khắp cả nước, chiếm gần 80% thị phần xe gắn máy và là thương hiệu xe máy bán chạy nhất Việt Nam Việc mở rộng quy mô sản xuất trực tiếp tại Việt Nam đã giúp cho Honda tiết kiệm không ít các chi phí về nhập khẩu và vận chuyển Hơn nữa, việc kết hợp với việc tối ưu hóa quy trình sản xuất và tích hợp công nghệ tiên tiến, và tận dụng nguồn nhân công rẻ có sẵn tại thị trường Việt Honda có thể sản xuất sản phẩm hàng loạt tại thị trường tiêu dùng và tạo ra lợi thế cạnh tranh chi phí thấp
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn buộc Honda phải càng đầu tư nghiên cứu phát triển, mở rộng hợp tác nhằm tạo ra đa dạng các sản phẩm phù hợp với giá cả cạnh tranh
❖ Về khả năng đáp ứng tại địa phương:
Nhận ra được ưu thế của mình tại thị trường Việt Nam vào trước những năm 1996,
kể từ những bước đầu thâm nhập, Honda đã có cho mình những phương án riêng nhằm