Ngược lại, độc quyền, nếu không được kiểm soát chặt chẽ, có thể tạo ra những rào cản, làm giảm tính đa dạng của thị trường và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững.Trong bối cảnh Việt Nam
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH -o0o -
BÁO CÁO THẢO LUẬN HỌC PHẦN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
Đề tài
CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Nhóm sinh viên thực hiện: 01 Lớp học phần: 241_RLCP1211_12 Giảng viên hướng dẫn: Tống Thế Sơn
Hà Nội, 2024
Trang 2MỤC LỤC
BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 1 2
BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 2 3
LỜI MỞ ĐẦU 4
Phần I: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường 5
1.1 Khái quát cạnh tranh 5
1.1.1 Khái niệm: 5
1.1.2 Phân loại cạnh tranh: 5
1.1.3 Vai trò của cạnh tranh: 6
1.1.4 Quy luật cạnh tranh 6
1.2 Khái quát về độc quyền 7
1.2.1 Khái niệm 7
1.2.2 Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền 7
1.2.3 Tác động của độc quyền đối với nền kinh tế thị trường 8
1.3 Quan hệ cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường 10
Phần II: Liên hệ với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 10
2.1 Thực trạng cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay 10
2.1.1 Kết quả đạt được 11
2.1.2 Hạn chế 12
2.1.3 Nguyên nhân của các hạn chế 12
2.2 Một số giải pháp duy trì và chống ảnh hưởng tiêu cực trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay 14
2.2.1 Một số giải pháp duy trì cạnh tranh trong nền kinh tế 14
2.2.2 Một số giải pháp chống độc quyền cho nền kinh tế 15
LỜI TỔNG KẾT 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 3CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***
Hà Nội, ngày 23 tháng 09 năm 2024 BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 1
Thời gian: 22h00 ngày 23, tháng 09, năm 2024.
Địa điểm: Zalo.
Thành viên tham gia cuộc họp: Tất cả thành viên nhóm 1.
Trang 4CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2024 BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 2
Thời gian: 20h00 ngày 10, tháng 10, năm 2024.
Địa điểm: Zalo.
Thành viên tham gia cuộc họp: Tất cả thành viên nhóm 1.
Nội dung:
- Nhóm trưởng đánh giá quá trình, tiến độ làm bài của nhóm.
- Cả nhóm cùng xem lại bản Word và PowerPoint, đóng góp và sửa đổi.
Người làm biên bản Nhóm trường: Trần Ngọc Anh
Trang 5LỜI MỞ ĐẦUCạnh tranh và độc quyền là hai yếu tố quan trọng tồn tại song song và có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của nền kinh tế thị trường Cạnh tranh không chỉ thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới, tối ưu hóa sản xuất, mà còn mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng khi họ có nhiều sự lựa chọn hơn về sản phẩm và dịch vụ Ngược lại, độc quyền, nếu không được kiểm soát chặt chẽ, có thể tạo ra những rào cản, làm giảm tính đa dạng của thị trường và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững.
Trong bối cảnh Việt Nam đang tiếp tục hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt kể từ sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nền kinh tế thị trường của chúng ta ngày càng mở cửa với sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước Việc nghiên cứu sâu về cạnh tranh và độc quyền, cũng như cách mà chúng tác động đến thị trường Việt Nam, là điều cần thiết để có thể xây dựng các chính sách phù hợp và thúc đẩy
sự phát triển kinh tế bền vững
Nhóm chúng em đã chọn đề tài “Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường” nhằm phân tích những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn liên quan đến hai yếu tố này, từ đó rút ra các bài học cho Việt Nam Trong quá trình nghiên cứu, chúng em xin gửilời cảm ơn chân thành tới giảng viên hướng dẫn Tống Thế Sơn đã nhiệt tình giúp đỡ và giải đáp các thắc mắc của chúng em Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế, bài thảo luận chắc chắn không tránh khỏi những sai sót Chúng em mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn từ thầy để bài thảo luận được hoàn thiện hơn
Trang 6Phần I: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường.
1.1 Khái quát cạnh tranh
- Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh quyết liệt giữa những người sản suất, kinhdoanh hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hànghóa, để thu được lợi nhuận cao nhất
- Cạnh tranh còn có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc dànhmột nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trườnghướng đến mục tiêu kinh doanh cụ thể như lợi nhuận doanh số hoặc thị phần, v.v
=> Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những chủ thể kinh tế với nhau nhằm có được
ưu thế về sản xuất cũng như tiêu thụ và thông qua đó thu được lợi ích tối đa.
1.1.2 Phân loại cạnh tranh:
Trong nền kinh tế thị trường, nhìn chung, không chỉ tồn tại sự cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh nhỏ và vừa mà còn có thêm các loại cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền Đó là:
- Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền và doanh nghiệp ngoài độc quyền thường diễn raqua nhiều hình thức khác nhau Các tổ chức độc quyền cố gắng chi phối và thôn tính các doanh nghiệp bên ngoài bằng các biện pháp như độc quyền mua nguyên liệu đầu vào, độcquyền phương tiện vận tải, và độc quyền tín dụng Mục tiêu là loại bỏ các đối thủ yếu thế hơn ra khỏi thị trường, qua đó củng cố vị thế của mình
- Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền cũng có nhiều hình thức Chẳng hạn, các tổ chứcđộc quyền trong cùng một ngành có thể cạnh tranh gay gắt, thường kết thúc bằng một sự thỏa hiệp hoặc dẫn đến sự phá sản của một bên Ngoài ra, sự cạnh tranh cũng diễn ra giữa các tổ chức độc quyền thuộc các ngành khác nhau nhưng có liên quan đến nhau qua nguồn lực đầu vào
- Cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền cũng không thể bỏ qua Những doanh nghiệp tham gia các tổ chức độc quyền có thể cạnh tranh với nhau để giành lợi thế trong
Trang 7hệ thống Các thành viên trong các tổ chức này có thể đấu tranh để chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối, từ đó có quyền quyết định trong việc phân chia lợi ích và chiếm ưu thế hơn.Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, cạnh tranh và độc quyền thường song hành cùng nhau Mức độ khốc liệt của cạnh tranh và sự độc quyền hóa phụ thuộc vào bối cảnh cụ thểcủa mỗi nền kinh tế, điều này có thể tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển và hoạt động của thị trường.
1.1.3 Vai trò của cạnh tranh:
Có thể nói, cạnh tranh là yếu tố cần có để tạo động lực phát triển, đi lên cho chủ thểtrong các lĩnh vực khác nhau
Đối với doanh nghiệp
Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh
- Đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển công tác marketing bắt đầu từ việc nghiên cứu thịtrường để xác định được nhu cầu thị trường từ đó ra các quyết định sản xuất kinh doanh
để đáp ứng các nhu cầu đó
- Buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn để đáp ứngđược nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng
Đối với nền kinh tế
Được coi như là “linh hồn” của nền kinh tế, vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tếquốc dân thể hiện ở những mặt sau:
- Là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thịtrường, góp phần xoá bỏ những độc quyền, bất hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh
- Cạnh tranh bảo đảm thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân công lao động
xã hội ngày càng xâu sắc
-Thúc đẩy sự đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, kích thíchnhu cầu phát triển, làm nảy sinh những nhu cầu mới, góp phần nâng cao chất lượng đờisống xã hội và phát triển nền kinh tế
- Làm nền kinh tế quốc dân vững mạnh, tạo khả năng cho doanh nghiệp vươn ra thịtrường nước ngoài
- Giúp cho nền kinh tế có nhìn nhận đúng hơn về kinh tế thị trường, rút ra được những bàihọc thực tiễn bổ sung vào lý luận kinh tế thị trường của nước ta
1.1.4 Quy luật cạnh tranh
Quy luật cạnh tranh là quy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa các chủ thế trong sản xuất và trao đổi hàng hóa Quy luật cạnh tranhyêu cầu, khi đã tham gia thị trường, các chủ thể sản xuất kinh doanh, bên cạnh sự hợp tác,luôn phải chấp nhận sự cạnh tranh
Trang 8Ý nghĩa của quy luật cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh được xem là linh hồn của thị trường Nhờ cócạnh tranh, với sự thay đổi liên tục về nhu cầu và với bản tính tham lam của con người mànền kinh tế thị trường đã đem lại những bước phát triển nhảy vọt mà loài người chưa từng
có được trong các hình thái kinh tế trước đó, cạnh tranh trở thành động lực của sự pháttriển
- Thứ nhất, quy luật cạnh tranh có vai trò điều phối các hoạt động kinh doanh trên thịtrường
- Thứ hai, quy luật cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
- Thứ ba, quy luật cạnh tranh đảm bảo cho việc sử dụng các nguồn lực kinh tế một cáchhiệu quả nhất
- Thứ tư, quy luật cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹthuật trong sản xuất, kinh doanh
- Thứ năm, quy luật cạnh tranh kích thích sự sáng tạo, là nguồn gốc của sự đổi mới liêntục trong đời sống kinh tế – xã hội
1.2 Khái quát về độc quyền
1.2.1 Khái niệm
Độc quyền:
-Theo nghiên cứu của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, C.Mác dự báo rằng: “tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất đihnh, lại dẫn tới độc quyền”
=> Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả nawg thâu tóm việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao
-Trong nền kinh tế thị trường, độc quyền có thể được hình thành một cách tự nhiên, cũng
có thể được hình thành bởi ý chí của nhà nước tạo ra một tổ chức độc quyền
1.2.2 Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trong nền kinh tế thị trường các nước tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện các tổ chức độc quyền Sự xuất hiện các tổ chức độ quyền đánh dấu chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn phát triển mới I giai đoạn chủ nghĩa tư bản độcquyền
Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện do những nguyên nhân chủ yếu sau:
Trang 9- Đầu tiên, sự phát triển của lực lượng sản xuất được thúc đẩy bởi tiến bộ khoa học kỹthuật đã tạo ra những ngành sản xuất mới với quy mô lớn Điều này đã đòi hỏi những hìnhthức kinh tế tổ chức mới như các xí nghiệp lớn và sản xuất lớn có ưu thế rõ rệt so với sảnxuất nhỏ Mặt khác, sự phát triển này cũng dẫn đến tăng năng suất lao động và sản xuấtgiá trị thặng dư tương đối, mở rộng khả năng tích lũy tư bản, thúc đẩy sự phát triển sảnxuất lớn và tăng tích tụ tư bản.
- Thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong 30 năm cuối của thế kỷ XIX, bao gồm sản lượnglớn gang thép với chất lượng cao từ lò luyện kim mới Betsơme, Máctanh, Tômát, v.v.;phát hiện ra hoá chất mới như axít sunphuaric (H2S04), thuốc nhuộm, v.v.; cùng với đó là
sự ra đời của các máy móc mới như động cơ điêzen, máy phát điện, máy tiện, máy phay,v.v và phát triển những phương tiện vận tải mới như xe hơi, tàu thuỷ, xe điện, máy bay,v.v và đặc biệt là đường sắt Thành tựu khoa học kỹ thuật này cũng đã tạo ra nhữngngành sản xuất mới đòi hỏi quy mô lớn và dẫn đến tăng năng suất lao động, khả năng tíchlũy tư bản, thúc đẩy phát triển sản xuất lớn
- Trong bối cảnh khoa học kỹ thuật phát triển, quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản, nhưquy luật giá trị thặng dư và quy luật tích luỹ, đang ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơcấu kinh tế xã hội tư bản, dẫn đến sự tập trung sản xuất quy mô lớn Sự cạnh tranh khốcliệt buộc các nhà tư bản phải cải tiến kỹ thuật và tăng quy mô tích luỹ để cạnh tranh thànhcông Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa phá sản,trong khi các doanh nghiệp lớn tăng trưởng nhanh chóng với số tư bản tập trung và quy
mô sản xuất ngày càng to lớn Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 1873 đã khiếnhàng loạt doanh nghiệp nhỏ và vừa phá sản, thúc đẩy nhanh chóng quá trình tích tụ và tậptrung tư bản Hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa đã trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy
sự tập trung sản xuất, đặc biệt là sự hình thành của các công ty cổ phần, tạo tiền để cho sự
ra đời của các tổ chức độc quyền
1.2.3 Tác động của độc quyền đối với nền kinh tế thị trường
Những tác động tích cực:
- Độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa
học kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật
+ Độc quyền là kết quả của quá trình tích tụ, tập trung sản xuất ở mức độ cao các tổ chứcđộc quyền có khả năng tập trung được các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực về tài chínhtrong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ
kỹ thuật
+ Tuy nhiên, khả năng ấy có trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, nhất là phụ thuộc vào mục đích kinh tế của các tổ chức độc quyền trong nền kinh tế thịtrường
Trang 10- Độc quyền có thể làm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân tổ chức độc quyền.
+ Là kết quả của tập trung sản xuất và sự liên minh các doanh nghiệp lớn, độc quyền tạo
ra được ưu thế về vốn trong việc ứng dụng những thành tựu kỹ thuật, công nghệ sản xuất mới, hiện đại, áp dụng những phương pháp sản xuất tiên tiến, làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất
=> Nâng cao được năng lực cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Độc quyền tạo được sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng sản xuất lớn hiện đại
+ Với ưu thế được sức mạnh kinh tế to lớn vào mình, nhất là sức mạnh về tài chính, tạo cho độc quyền có điều kiện đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế trọng tâm, mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển theo hướng sản xuất tập trung, quy mô lớn, hiện đại + V.I.Lênin viết: “Nhưng trước mắt chúng ta cạnh tranh tự do biến thành độc quyền và tạo ra nền sản xuất lớn, loại bỏ nền sản xuất nhỏ, hay thể nền sản xuất lớn bằng một nền sản xuất lớn hơn nữa”
Những tác động tiêu cực
- Độc quyền xuất hiện làm cho cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội
+ Với sự thống trị của độc quyền và vì mục đích lợi nhuận độc quyền cao, mặc dù như
đã phân tích ở trên, độc quyền tạo ra sản xuất lớn, có thể giảm chi phí sản xuất và do đó giảm giá cả hàng hóa, nhưng độc quyền không giảm giá, mà họ luôn áp đặt giá bán hàng hóa cao và giá mua thấp, thực hiện sự trao đổi không ngang giá, hạn chế khối lượng hàng hóa tạo ra sự cung cầu giả tạo về hàng hóa, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội.+ Ví dụ : Vì độc quyền là nhà cung cấp duy nhất nên họ có thể đặt bất kỳ giá nào họ muốn Đó gọi là ấn định giá Họ có thể làm điều này bất kể nhu cầu người dùng vì họ biết người tiêu dùng không có lựa chọn nào khác Điều này đặc biệt đúng khi nhu cầu không đổi đối với hàng hóa và dịch vụ Đó là khi mọi người không có nhiều sự lựa chọn (thiệt hại cho người tiêu dùng) Xăng là một ví dụ Một số lái xe có thể chuyển sang phương tiện giao thông đại chúng hoặc xe đạp, nhưng hầu hết không thể (phần này nói miệng)
- Độc quyền có thể kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự phát triển kinh tế, xãhội
+ Độc quyền tập trung được các nguồn lực lớn, tạo ra khả năng nghiên cứu, phát minh các sáng chế khoa học, kỹ thuật Nhưng vì lợi ích độc quyền, hoạt động nghiên cứu, phát minh, sáng chế chỉ được thực hiện khi vị thế độc quyền của chúng không có nguy cơ bị lung lay
+ Mặc dù có khả năng nghiên cứu, phát minh các sáng chế khoa học, kỹ thuật, nhưng các
tổ chức độc quyền không thích thực hiện các công việc đó độc quyền đã ít nhiều kìm hãm thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội
- Khi độc quyền nhà nước bị chi phối bởi nhóm lợi ích cục bộ hoặc khi độc quyền tư
nhân chi phối các quan hệ kinh tế, xã hội sẽ gây ra hiện tượng làm tăng sự phân hóa giàu nghèo