1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài thảo luận học phần kinh tế chính trị mác lê nin Đề tài thị trường và các chủ thể tham gia thị trường

18 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thị trường và các chủ thể tham gia thị trường
Tác giả Nhóm 2
Người hướng dẫn GV. Đặng Thị Hoài
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mác Lê Nin
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,36 MB

Nội dung

Một trong những vấn đề cốt lõi của lý thuyết này là sự hình thành và phát triển của thị trường, cũng như sự tác động qua lại giữa các chủ thê tham gia thị trường như nhà nước, doanh ngh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

ĐÈ TÀI THẢO LUẬN HOC PHAN KINH TE CHINH TRI MAC-LE NIN

De tai:

THI TRUONG VA CAC CHU THE THAM GIA THI TRUONG

Người hướng dẫn: GV.Đặng Thị Hoài Lớp học phần: 241 RLCP1211_09

Ha Noi, Thang 10 nam 2024

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU HH HH HH nà nh ng n tt tt n2 g1 n1 ng 0 tt go 5

CHƯƠNG 1: CO SO Li THUYET VE THI TRUONG VA CAC CHỦ THẺ THAM GIA THỊ

1.1 Thị trường và vai trỏ của thị trường

1.1.1 Khái niệm của thị tường:

1.1.2 Vai trò của thị trường:

1.2 Chủ thê kinh tế và vai trò của các chủ thê tham gia thị trường

1.2.1 Người sản xuẤt

1.2.2 Người tiêu dùng

1.2.3 Các chủ thể trung gian trong thị trường

1.2.4 Nhà nước

CHƯƠNG 2: THUC TIEN VAI TRO CUA THI TRUONG VA CAC CHU THE THAM GIA

2.1 Thực trạng phát triển thị trường ở VN 8

2.2 Thực trạng hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường ở VN Nhà nước: -s-c<-5 9

2.3 Những kết quả và hạn chế trong quá trình phát triển thị trường và sự tham gia của các chủ thê

trên thị trường 11

2.3.1 Những kết quả trong quá trình phát trién thị trường 1

2.3.2 Hạn chế trong phát triển kinh tế thị trường s5 St ST E21 HH ng nà ng He gen 13

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN TH] TRUONG VA PHAT HUY VAI TRO CUA CAC CHU

TH THAM GIA THỊ TRƯỜNG 5S c2 n n1 11111211 12211 0112111111021 rêu 14

Chương 3 Giải pháp phát triển thị trường và phát huy vai trò của các chủ thê tham gia thị trường 14

3.1 Những giải pháp phát triển thị trường ở Việt Nam trong thời gian tới -« ssscsscssessssess 14

3.2 Những giải pháp phát huy vai trò của các chủ thê tham gia thị trưỜng: -s s- sssssssss>s 15

Iz0000) 0205757 1U 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 5 221222221 111211222111 102 2121 n2 1121211112 ng 17

BÁNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN 5G SH HH nọ nọ ni 18

Trang 3

LOI MO DAU

Kinh tế chính trị Mác-Lênïn là một học thuyết khoa học có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phân tích các quy luật kinh tế và xã hội, từ đó làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các thành

phần kinh tế trong xã hội Một trong những vấn đề cốt lõi của lý thuyết này là sự hình thành

và phát triển của thị trường, cũng như sự tác động qua lại giữa các chủ thê tham gia thị trường như nhà nước, doanh nghiệp, và người tiêu dùng Thị trường không chỉ là nơi diễn ra các giao dịch hàng hóa và dịch vụ, mà còn phản ánh bản chất của các mối quan hệ kinh tế và

xã hội trong mỗi giai đoạn phát triển

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt khi đất nước đang chuyền đổi và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc nghiên cứu về thị trường và các chủ thê tham gia thị trường theo quan điểm của kinh tế chính trị Mác-Lênin trở nên vô cùng thiết thực Việt Nam, từ một nền kinh tế tập trung, đã từng bước hội nhập với nên kinh tế toàn cầu

và áp dụng các cơ chế thị trường nhăm thúc đây tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, trong quá trình này, vấn phải giữ vững vai trò chủ đạo của nhà nước nhăm đảm bảo mục tiêu phát triển bên vững và công băng xã hội

Bài tiểu luận này sẽ tập trung phân tích khái niệm thị trường và các chủ thể tham gia thị trường theo quan điểm của kinh tế chính trị Mác-Lênin, từ đó đối chiếu với thực tiễn phat triển của nền kinh tế Việt Nam Thông qua việc nghiên cứu và áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, bài viết sẽ làm rõ những thách thức và cơ hội mà Việt Nam đang gặp phải trong quá trình xây dựng nên kinh tế thị trường hiện đại, từ đó rút ra các bài học có giá trị cho sự phát trién kinh tế xã hội trong tương lai

Trang 4

CHƯƠNG I1: CƠ SỞ LÍ THUYÉT VẺ THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC CHỦ THẺ THAM

GIA THI TRUONG

1.1 Thị trường và vai trò của thị trường

1.1.1 Khái niệm của thị trường:

Nghĩa hẹp: Thị trường là nơi diễn ra hành vì trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các chủ thể kinh tế với nhau Tại đó, người có nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ sẽ nhận được thử mả mình cần và ngược lại, người có hàng hóa, dịch vụ sẽ nhận được một số tiền tương ứng Thị trường có biểu hiện đưới hình thái là chợ, cửa hàng, quầy hàng lưu động, văn phòng giao dịch hay siêu thị

Nghĩa rộng: Thị trường là tổng hòa các mỗi quan hệ liên quan đến trao đôi, mua bán hàng hóa trong xã hội, được hình thành do những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội nhất định Theo nghĩa này, thị trường là tông thê các mối quan hệ kinh tế gồm cung, cầu, giá cả, quan

hệ hàng - tiền, quan hệ giá trị, giá trị sử dụng, quan hệ hợp tác, cạnh tranh, quan hệ trong nước, ngoài nước Cùng với đó là các yếu tố kinh tế như nhu cầu (người mua hàng), người bán, tiền - hàng, dịch vụ mua bản Tất cả các quan hệ và yếu tố kinh tế này được vận động theo quy luật của thị trường

1.1.2 Vai trò của thị trường:

Một là, thị trường thực hiện giá trị hàng hóa, là điều kiện, môi trường cho sản xuất phát triển Sản xuất hàng hóa càng phát triển, cảng sản xuất ra nhiều của cải, dịch vụ thi công đòi hỏi thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn Sự mở rộng thị trường đến lượt nó lại thúc đây trở

lại sản xuất phát triển Vì vậy, thị trường là môi trường kinh doanh, là điều kiện không thế

thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh Thị trường là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng Thị trường đặt ra các nhu cầu sản xuất cũng như nhu cầu tiêu ding Vi vậy, thị trường

có vai trò thông tin, định hướng cho mọi nhu cầu sản xuất kinh doanh

Hai là, thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội, tạo ra cách thức phân bố nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế Thị trường thúc đây các quan hệ kinh tế không ngừng phát triển Do đó, đòi hỏi các thành viên trong xã hội phải không ngừng nỗ lực, sáng tạo đề thích ứng được với sự phát triển của thị trường Sự sáng tạo được thị trường chấp nhận, chủ thể sáng tạo sẽ được thụ hưởng lợi ích tương xứng Khi lợi ích được đáp ứng, động lực cho sự sáng tạo được thúc đây Cứ như vậy, kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội

Ba là, thị trường gắn kết nền kinh tế thành một chính thế, săn kết nền kinh tế quốc gia

với nền kinh tế thế giới

Xét trong phạm vi quốc gia, thị trường làm cho các quan hệ sản xuất lưu thông, phân phối, tiêu dùng trở thành một thể thống nhất Thị trường không phụ thuộc vào địa giới hành chính Thị trường gắn kết mọi chủ thê giữa các khâu, giữa các vùng miễn vào một chính thê thống nhất Thị trường phá vỡ ranh giới sản xuất tự nhiên, tự cấp, tự túc để tạo thành hệ thống nhất định trong nền kinh tế

Trang 5

Xét trong quan hệ với nền kinh tế thế giới, thị trường làm cho kinh tế trong nước gắn liền với nền kinh tế thế giới Các quan hệ sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng không chỉ bó hẹp trong phạm vi nội bộ quốc gia, mà thông qua thị trường, các quan hệ đó có sự kết nối, liên thông với các quan hệ trên phạm vi thế giới Với vai trò này, thị trường góp phân thúc đây sự găn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thé giới

1.2 Chủ thể kinh tế và vai trò của các chủ thế tham gia thị trường

1.2.1 Người sản xuất

Người sản xuất hàng hóa là những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, địch vụ ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội Bao gồm các nhà sản xuất, đầu tư, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ Họ là những người trực tiếp tạo ra của cải vật chất, sản phẩm cho

xã hội để phục vụ tiêu dùng Người sử dụng các yêu tô đầu vào để sản xuất, kinh đoanh và thu lợi nhuận Nhiệm vụ của họ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội, mà còn tạo ra và phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai với mục tiêu đạt lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực có hạn

Vì vậy, người sản xuất luôn phải quan tâm đến việc lựa ch sản xuất hàng hóa nào, số lượng bao nhiêu, sản xuất với các yếu tô nào sao cho có lợi nhất Người sản xuất cần phải có trách nhiệm đối với con người, trách nhiệm cung cấp thông tin, thu hồi sản phẩm bị lỗi và cung cấp những hàng hóa địch vụ không làm tốn hại tới sức khỏe và lợi ích của con người trong xã hội

1.2.2 Người tiêu dùng

Người tiêu dùng là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường đề thỏa mãn nhu cầu tiêu đùng Sức mua của người tiêu đùng là yếu tô quyết định sự thành bại của người sản xuất Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là động lực quan trọng của sự phát triển sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất

Việc phân chia người sản xuất, người tiêu dùng chỉ có tính chất tương đối đề thấy được chức năng chính của các chủ thê này khi tham gia thị trường Do trên thực tế, doanh nghiệp hiện đóng vai trò vừa là người mua còn vừa là người bán

=> Người tiêu dùng có vai trò rất quan trọng trong định hưởng sản xuất Do đó, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng cùng ngoài việc thỏa mãn nhu cầu của mình, cần phải có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội

> Người tiêu dùng có trách nhiệm kiểm tra hàng hóa trước khi nhận, lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tôn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác, thực hiện chính xác, đây đã hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ

> Thong tin cho co quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, hành vi của tô chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, địch vụ xâm phạm đến quyên, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng

1.2.3 Các chủ thể trung gian trong thị trường

Trang 6

Dưới tác động của phân công lao động xã hội, làm cho sự tách biệt tương đối giữa sản xuất và trao đổi ngày càng sâu sắc Trên cơ sở đó xuất hiện những chủ thê trung gian trong thị trường, với vai trẻ dé kết nói, thông tin trong các quan hệ mua, bán

Nhờ vai trò của các trung gian này mà nên kính tế thị trường trở nên sống động, linh hoạt hơn Hoạt động của các trung gian trong thị trường làm tăng cơ bội thực hiện giá trị của hàng hóa cũng như thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng - Làm tăng khả năng sôi động, linh hoạt của thị trường tăng sự kết nối giữa hai bên sản xuất và tiêu dùng

1.2.4 Nhà nước

Vai trò kính tế, nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đồng thời

thực hiện những hiện pháp để khắc phục những khuyết tật của thị trường Nhà nước thực

hiện quản trị phát triển nền kinh tế thông qua việc tạo lập môi trường kinh tế tốt nhất cho các chủ thê kinh tế phát huy sức sáng tạo của họ

Việc tạo ra các rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh từ phía nhà nước sẽ làm kim hãm động lực sáng tạo của các chủ thể sản xuất kinh doanh Các rào căn như vậy phải được loại bỏ Mỗi cá nhân có trách nhiệm trong bộ máy quản lý nhà nước cần phải nhận thức được trách nhiệm của mình là thúc đây phát triển, không gây cản trở sự phát triển của nền kinh tế thị trường Nhà nước sử dụng các công cụ kinh tế để khắc phục các khuyết tật của nền kinh tế thị trường, làm cho nền kinh tế thị trường hoạt động hiệu quả

Tóm lại, trong nên kinh tế thị trường, mọi quan hệ sản xuất và trao đổi, các hoạt động của các chủ thế đều chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan của thị trường, đồng thời chịu sự điều tiết, can thiệp của nhà nước qua việc thực hiện hệ thống pháp luật vả các chính sách kinh tế Mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước ở từng nước, từng giai đoạn có thê khác nhau tùy thuộc vào mức độ can thiệp của chính phủ đối với thị trường, song tất cả các mô hình đều có điểm chung là không thê thiếu vai trò kinh tế của nhà nước

CHƯƠNG 2: THỰC TIỀN VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC CHỦ THẺ THAM GIA THỊ TRƯỜNG

2.1 Thực trạng phát triển thị trường ở VN

a, Trình độ phát triển kinh tế thị trường của nước ta còn ở mức độ sơ khai: Nền kinh tế đang trong quá trình chuyên đôi từ một nền kinh tế kém phát triển sang nền kinh tế hàng hóa đa thành phân, vận hành theo cơ chế thị trường Điều này phản ánh thực trạng yếu kém của nên kinh tế khi chuyên đôi sang kinh tế thị trường Biểu hiện cụ thé:

- Co sé vat chat va ky thuật còn ở trình độ thấp Mặc dù một số ngành và cơ sở kinh tế

đã được trang bị công nghệ hiện đại, nhưng vẫn còn nhiều ngành sử dụng máy móc cũ

kỹ, lạc hậu, với tỷ lệ lao động thủ công lớn Điều này dẫn đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất thấp so với khu vực và thế giới

- - Kết câu hạ tầng như giao thông, bến cảng, và hệ thống thông tin liên lạc còn lạc hậu, chưa phát triển Điều này gây ra sự chia cắt, cô lập giữa các vùng, địa phương, làm hạn chế khai thác tiềm năng vả thế mạnh của các khu vực

- Sự phát triển chậm chạp trong phân công lao động và chuyên dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn lực lượng lao động (khoảng 70%) nhưng chỉ đóng góp khoảng 26% vào GDP, trong khi các ngành công nghệ cao vẫn có tỷ trọng thấp

Trang 7

- _ Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp còn yếu, cả trong nước và quốc tế Nguyên nhân chính là do cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp, dẫn đến khối lượng hàng hóa ít, chủng loại không phong phú, chất lượng chưa cao, và giá thành cao, làm giảm khả năng cạnh tranh

b, Thị trường dân tộc thống nhất đang trong quá trình hình thành nhưng chưa đông bộ:

- Ha tang giao thông vận tải kém phát triển, chưa kết nỗi được toàn bộ các vùng trong nước vào một mạng lưới lưu thông thống nhất Thị trường hàng hóa và dịch vụ đã

xuất hiện nhưng còn hạn chế, với nhiều hiện tượng tiêu cực như hàng giả, hàng nhập

lau, va hang nhai

- _ Thị trường lao động mới hình thành, với cung lao động có tay nghề thấp hơn cầu, trong khi lao động giản đơn thì vượt quá cầu, dẫn đến tỉnh trạng thất nghiệp Thị trường tiền tệ và vốn đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn về thủ tục và quy trình Thị trường chứng khoán đã ra đời nhưng số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia còn hạn chế

- Qua trình hình thành thị trường trong nước gắn liền với việc mở rộng kinh tế đối ngoại

và hội nhập vào thị trường khu vực, quốc tẾ, trong bối cảnh trình độ khoa học kỹ thuật của nước ta còn thua kém nhiều quốc gia khác

- Toàn cầu hóa và khu vực hóa về kinh tế đang đặt ra những thách thức lớn cho các nước, bao gồm cả Việt Nam Tuy nhiên, đây là xu hướng tất yêu khách quan, và chúng ta cần chủ động hội nhập, chuẩn bị kỹ lưỡng đề tham gia vào quá trình nảy

- Cần thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa kinh tế đối ngoại, tận dụng ngoại lực dé phát huy nội lực, thúc đây công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế theo định hướng

tiến lên CNXH

2.2 Thực trạng hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường ở VN Nhà nước:

Nhà nước vẫn đóng vai trò then chốt trong việc định hướng và điều tiết thị trường Các chính sách kinh tế được xây đựng nhằm thúc đây tăng trưởng bền vững, phát triển cơ sở

hạ tầng và cải thiện môi trường đầu tư Trong những năm gần đây, chính phủ tập trung vào cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt các rào cản pháp lý cho doanh nghiệp, khuyến khích đầu tư nước ngoài và thúc đây các ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo và nông nghiệp công nghệ cao Tuy nhiên, sự can thiệp của nhà nước cũng gặp phải một số vấn đề như tham nhũng, chính sách chưa đồng bộ, và tình trạng thiếu minh bạch trong một số lĩnh vực nhất định Các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tuy được đây mạnh nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả trong việc đưa các doanh nghiệp này vươn ra thị trường quốc tế

2.2.1 Người sản xuất (doanh nghiệp):

Người sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước, đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các công ty nước ngoài, vốn có ưu thê về nguôn lực tài chính, công nghệ và thị trường Nhiều đoanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn von vay ưu đãi, công nghệ hiện đại, cũng như các cơ hội thương mại quốc tê

Trang 8

Sự gia tang của các hiệp định thương mại tự do (FTA) như CPTPP hay EVFTA mở ra

cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khâu, nhưng cũng đòi hỏi họ phải cải tiến về chất lượng sản phẩm và quản lý chuỗi cung ứng Trong khi đó, nhiều ngành công nghiệp truyền thống như đệt may, da giày, và nông sản vẫn gặp phải thách thức về năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất cao, và sự biến động của giá nguyên liệu

2.2.2 Người tiêu dùng:

Người tiêu dùng Việt Nam đang trở nên thông thái hơn, với những yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phâm và dịch vụ Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu kéo theo sự bùng nỗ của các ngành hàng tiêu đùng cao cấp, từ thực phẩm sạch, thời trang, đến du lịch và giải trí Đồng thời, sự phát triển của công nghệ thông tin và thương mại điện tử đã thay đôi hành vi mua sam của người tiêu dùng, với sự ưu tiên cho mua sắm trực tuyến và thanh toán không tiền

mặt

Tuy nhiên, một bộ phận lớn người tiêu dung vẫn rất nhạy cảm với giá cả, khiến các doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng trong việc thiết lập giá và chất lượng sản phẩm Ngoài

ra, nhận thức về môi trường và sức khỏe cũng thúc đây xu hướng tiêu đùng xanh, khuyến khích các doanh nghiệp phải chuyền đổi sang các mô hình sản xuất bền vững

2.2.3 Ngân hàng và các tô chức tài chính:

Hệ thống ngân hàng và các tô chức tài chính tại Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyên đổi lớn với sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ tài chính số va công nghệ tài chính (Fintech) Các ngân hàng truyền thông đã không ngừng đầu tư vào số hóa các dịch vụ như thanh toán trực tuyến, vay vốn trực tuyến, và quản lý tài khoản qua điện thoại Cac Fintech

và ví điện tử như MoMo, ZaloPay cũng đang phát triển mạnh mẽ, cung cấp những dịch vụ tiện ích và dễ tiếp cận hơn cho người tiêu dùng

Tuy nhiên, ngành ngân hàng vẫn đối mặt với một số rủi ro như nợ xấu, sự kiểm soát long léo về tín dụng, và nguy cơ an ninh mạng Thị trường tài chính Việt Nam, dù có tiềm năng phát triên mạnh, nhưng vẫn cần được củng cô về khung pháp lý và quản lý rủi ro để đảm bảo an toàn cho các giao dịch và hệ thống tín dụng

2.2.4 Lực lượng lao động:

Lực lượng lao động Việt Nam là một trong những điểm mạnh của nền kinh tế, với số lượng lớn và tính thần làm việc chăm chỉ Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất hiện nay là thiếu hụt kỹ năng và trình độ chuyên môn, đặc biệt trong các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao và tự động hóa Điều này dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp phải đầu tư dao tao lại nhân lực hoặc thuê chuyên gia nước ngoài

Bên cạnh đó, sự dịch chuyên của lao động từ nông thôn lên thành thị cũng gây ra nhiều vấn đề xã hội như tỉnh trạng thiếu việc làm, nhà ở, và địch vụ xã hội cho người lao động Chính phủ đang nỗ lực triển khai các chương trình giáo dục nghề và đào tạo lại kỹ năng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời thúc đây hợp tác giữa doanh nghiệp và các trường đại học, trung tâm đảo tạo

Trang 9

2.2.5 Các chủ thể trung gian khác:

Các chủ thể trung gian bao gồm các đại lý, nhà phân phối, các công ty dịch vụ logistics và các tô chức hỗ trợ thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa nhà sản xuất và nguoi tiêu dùng Ngành logistics Viét Nam dang phat trién nhanh chong nhung van con nhiéu bat cap về cơ sở hạ tầng và chi phi vận chuyền

Việc thiếu các hệ thống quản lý chuỗi cung ứng hiện đại cũng là một rào cản lớn đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh Các chủ thê trung gian khác như công ty tư vẫn, kiếm toán, và dich vụ pháp lý đang đần trở nên chuyên nghiệp hơn và đóng vai trò không thể thiếu trong việc hỗ trợ các đoanh nghiệp vận hành hiệu quả, tuân thủ quy định và giảm thiểu rủi ro 2.3 Những kết quả và hạn chế trong quá trình phát triển thị trường và sự tham øia của các chủ thế trên thị trường

2.3.1 Những kết quả trong quá trình phát triển thị trường

Phát triển thị trường ở Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong suốt hơn 30 năm đổi mới :

- _ Kinh té thi trường góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân:

Kinh tế thị trường đã tạo ra những thay đối lớn trong việc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam Việc chuyên đổi sang nền kinh tế nhiều thành phần đã giúp huy động mọi nguồn lực xã hội, từ đó tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân, đặc biệt là ở khu vực nông thôn Trước đây, người nghèo chủ yếu làm nông với mức thu nhập thấp, cuộc sống khó khăn Nhưng nhờ phát triển kinh tế thị trường, họ có thê tham gia vào các lĩnh vực như công nghiệp, địch vụ,

từ đó nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống

Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới, từ năm 1986, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong giảm nghèo, với hơn 30 triệu người thoát khỏi đói nghèo trong hai thập kỷ Tỷ lệ

hộ nghèo của cả nước đã giảm từ 50,8% xuống còn 8,38% vào cuối năm 2016 Thu nhập binh quân ở khu vực nông thôn cũng tăng đáng kẻ, đạt 24.4 triệu đồng/người/năm (2015), tăng gần gấp đôi so với năm 2010 Đây là minh chứng cho sự thành công của Việt Nam trong việc giảm nghèo, trở thành một trong những quốc gia có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất Đông Nam A

- Kinh té thi trường là nên kinh tế mang tính cạnh tranh:

Cạnh tranh là yếu tô then chốt trong nền kinh tế thị trường, là động lực thúc đây sự phát triển sáng tạo và nâng cao hiệu quả sản xuất Kinh tế thị trường mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng đặt ra thách thức lớn khi phải liên tục thích ứng với nhu cầu thay đổi của thị trường Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng tìm cách cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài

nước

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong xuất khâu lương thực, đặc biệt là gạo Tuy nhiên, để duy trì thị trường, Việt Nam phải cạnh tranh với các quốc gia xuất khâu gạo lớn như Thái Lan và Campuchia Gạo của Việt Nam trước đây bị đánh giá có chất lượng thấp hơn do việc sử dụng giống ngắn ngày Do đó, dé duy trì và mở

Trang 10

rộng thị phần, Việt Nam cần đầu tư vào chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu bền vững

- _ Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất:

Việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại đã gop phan nang cao nang suat lao déng, cai thiện chất lượng sản pham và giảm chi phí sản xuất Điều này mang lại lợi ích lớn cho các doanh nghiệp và người dân khi có thể sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao hơn, từ đó gia tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế

Một ví dụ điển hình là việc ứng dụng công nghệ UHT (Ultra High Temperafture) trong ngành chê biên thực phâm, giúp nâng cao chất lượng sản phâm và kéo dài thời hạn sử dụng Ngoài ra, cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 với sự kết nội giữa các hệ thông thông minh đã thúc đây quá trình tự động hóa sản xuât, tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh và các quy trình vận hành, giúp nâng cao hiệu qua san xuat va quản lý

- _ Cho phép đào tạo đội ngũ có năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển:

Kinh tế thị trường không chỉ đòi hỏi sự phát triển về công nghệ mà còn cần một đội ngũ nhân lực có trình độ cao để đáp ú ứng nhu cầu ngày cảng phức tạp của thị trường Việc dao tao nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận, chuyền giao và ứng dụng công nghệ tiên tiến là yếu tô quan trong dé phat triển kinh tế

Tỷ lệ lao động qua dao tao của Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt ở khu vực thành thị va những ngành đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao Tỷ lệ lao động có trình độ đại học và cao hơn đã tăng từ 5,7% năm 2010 lên 6,9% năm 2013 Chính phủ cũng đã đây mạnh các chính sách thu hút và trọng đụng nhân tải, tập trung vào cả chất lượng nhân lực chung và các ngành nghề còn thiếu hụt

- Kinh té thị trường vận hành theo quy luật cung câu, cạnh tranh, giá trị:

Kinh tế thị trường vận hành theo các quy luật cơ bản như cung cầu, cạnh tranh, và giá trị Quy luật cung cầu chỉ phối hoạt động sản xuất và tiêu đùng, tạo ra sự điều tiết tự nhiên trên thị trường Khi cung vượt cầu, giá cả giảm, từ đó kích thích tiêu dùng: ngược lại, khi cầu vượt cung, giá cả tăng và các nhà sản xuất sẽ gia tăng sản xuất đề đáp ứng nhu cầu

Quy luật cạnh tranh thúc đây sự phát triển của thị trường bằng cách tạo ra áp lực cho các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành và cải tiến quy trình sản xuất để giữ vững vị thế trên thị trường Cạnh tranh là yếu tổ quyết định đề thị trường phát triển một cách lành mạnh và bền vững

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản, chỉ phối giá cả của hàng hóa trên thị trường Giá trị của hàng hóa được xác định dựa trên lượng lao động cần thiết để sản xuất ra nó Khi giá cả của một mặt hàng dao động quanh giá trị thực của nó, quy luật giá trị sẽ tự điều chỉnh, đảm bảo rằng tông giá trị hàng hóa trên thị trường luôn băng tông giá trị của lượng lao động

xã hội đã bỏ ra

2.3.2 Hạn chế trong phát triển kinh tế thị trường

10

Ngày đăng: 20/11/2024, 18:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w