1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề Tài Chứng Minh Sức Lao Động Là Một Hàng Hóa Đặc Biệt. Vận Dụng Đến Việc Học Tập Của Bản Thân Sau Khi Tốt Nghiệp Ra Nhập Thị Trường Sức Lao Động Thuận Lợi.pdf

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 3,39 MB

Nội dung

Giá trị hàng hóa sức lao động do các bộ phận sau đây hợp thành: - Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất lao động - Phí tổn đào tạo người lao động - Giá trị những tư liệu si

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI - 🙞🙜🕮🙞🙜 -

BÀI THẢO LUẬN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

ĐỀ TÀI: Chứng minh Sức lao động là một hàng hóa đặc biệt Vận dụng đến

việc học tập của bản thân sau khi tốt nghiệp ra nhập thị trường sức lao động

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

1.1 KHÁI NIỆM SỨC LAO ĐỘNG 4

1.2 PHÂN BIỆT SỨC LAO ĐỘNG VÀ LAO ĐỘNG 4

1.3 THUỘC TÍNH CỦA HÀNG HOÁ SỨC LAO ĐỘNG 4

PHẦN 2: SỨC LAO ĐỘNG LÀ HÀNG HOÁ ĐẶC BIỆT 6

2.1 ĐIỀU KIỆN ĐỂ SỨC LAO ĐỘNG TRỞ THÀNH HÀNG HOÁ 6

2.2 SỨC LAO ĐỘNG LÀ HÀNG HOÁ ĐẶC BIỆT 7

2.2.1 Giá trị hàng hoá sức lao động 7

2.2.2 Giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động 8

PHẦN 3: VẬN DỤNG ĐẾN VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐỂ CÓ THỂ GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG THUẬN LỢI SAU KHI TỐT NGHIỆP 9

3.1 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM 9

3.2 THỰC TRẠNG CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY 10

3.2.1 Vị trí của sinh viên trong thị trường lao động Việt Nam 10

3.2.2 Ưu điểm và hạn chế của sinh viên 12

3.3 NHỮNG ĐIỀU SINH VIÊN CẦN CHUẨN BỊ NGAY TRÊN GHẾ NHÀ TRƯỜNG ĐỂ GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG THUẬN LỢI 14

3.3.1 Phát huy ưu điểm và khắc phục hạn chế 14

3.3.2 Phát triển các yếu tố dựa trên mô hình ASK 18

3.3.3 Xây dựng lộ trình phát triển bản thân 20

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Kinh tế chính trị là một trong ba bộ phận cấu thành của lý luận Mác – Lênin, làkhoa học nghiên cứu về quan hệ sản xuất trong mối liên hệ và sự tác động lẫn nhau vớilực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng; nghiên cứu quan hệ giữa người với ngườitrong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng của cải vật chất trong xã hội.Mặc dù ra đời tương đối muộn hơn so với các môn khoa học khác như triết học, sửhọc…, nhưng kinh tế chính trị có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội Hệ thống lýluận kinh tế chính trị Mác-Lênin được trình bày dưới hình thức các học thuyết lớn nhưhọc thuyết giá trị, học thuyết giá trị thặng dư, học thuyết tích lũy, học thuyết về lợinhuận, học thuyết về địa tô, trong đó có vấn đề về hàng hóa sức lao động và “Sức laođộng” được coi là một “hàng hóa đặc biệt” Lý luận hàng hoá sức lao động là một trongnhững nội dung quan trọng trong học thuyết kinh tế của C.Mác

Hiện nay, thị trường lao động đang có sự phát triển không đồng đều, dẫn tới sựchênh lệch về tỷ suất cung-cầu trong thị trường ở mỗi ngành nghề và mỗi vùng khácnhau Theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê, năm 2021 do ảnh hưởng dịch covid, tỷ

lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ước tính là 3,22%, còn tỉ lệ thiếu việc làm là3,37% Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta đang có xu hướng tăng.Điều này đồng nghĩa với hiện nay trong thị trường lao động, cung đang lớn hơn cầu.Mặt khác, Việt Nam hiện nay có khoảng 240 trường đại học, với khoảng 1,7 triệusinh viên, bình quân từ 2019 – 2021 cho thấy, cả nước có khoảng 240.000 sinh tốtnghiệp hàng năm, trong đó có đến 40% sinh viên thất nghiệp sau 3 tháng tốt nghiệp.Nguyên nhân của tình trạng này là do sự mất cân đối về cung - cầu lao động Nguồn laođộng quá lớn trong điều kiện các ngành sản xuất chưa thể tạo ra đủ việc làm Thêm nữa,người lao động chưa qua đào tạo hoặc tay nghề thấp quá nhiều, trong khi số người laođộng có trình độ, chuẩn mực lại quá ít Điều này càng chứng minh, sinh viên cần có tráchnhiệm hơn trong việc học tập và rèn luyện kỹ năng ngay khi còn ngồi trên ghế nhàtrường

Để hiểu rõ lý thuyết cũng như thực trạng của vấn đề nghiên cứu, nhóm nghiên cứuvấn đề “Chứng minh Sức lao động là một hàng hóa đặc biệt Vận dụng đến việc học tậpcủa bản thân sau khi tốt nghiệp ra nhập thị trường sức lao động thuận lợi”

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 KHÁI NIỆM SỨC LAO ĐỘNG

Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần tồn tạitrong cơ thể trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khisản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó

1.2 PHÂN BIỆT SỨC LAO ĐỘNG VÀ LAO ĐỘNG

Lao động được hiểu là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thayđổi các vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của con người

Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất, trí tuệ và tinh thần tồn tại trongmột cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khisản xuất ra một giá trị thặng dư nào đó

Khác với sức lao động, Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tácđộng, biến đổi các vật chất tự nhiên thành những vật phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu sinhtồn của con người

1.3 THUỘC TÍNH CỦA HÀNG HOÁ SỨC LAO ĐỘNG

Hàng hóa sức lao động gồm 2 thuộc tính: Giá trị và Giá trị sử dụng

 Giá trị của hàng hóa sức lao động do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất

và tái sản xuất ra sức lao động quyết định

Sức lao động chỉ tồn tại như năng lực con người muốn tái sản xuất ra năng lực đóngười tiêu dùng phải tiêu dùng một lượng tư liệu sản xuất nhất định

Giá trị hàng hóa sức lao động do các bộ phận sau đây hợp thành:

- Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất lao động

- Phí tổn đào tạo người lao động

- Giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi con của người lao động

 Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của

Trang 5

khi sử dụng nó, không những giá trị của nó được bảo tồn mà còn tạo ra được lượng giá trịlớn hơn Đây chính là chìa khóa chỉ nguồn gốc của giá trị lớn hơn giá trị thặng dư nêutrên do hao phí sức lao động mà có Như vậy, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động

có chất đặc biệt, nó là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức là nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơngiá trị của bản thân nó

=> Đây chính là chìa khóa để giải thích mâu thuẫn công thức chung của tư bản Chínhđặc tính này đã làm cho sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động trở thành điều kiện đểtiền tệ chuyển hóa thành tư bản

Trang 6

PHẦN 2: SỨC LAO ĐỘNG LÀ HÀNG HOÁ ĐẶC BIỆT

2.1 ĐIỀU KIỆN ĐỂ SỨC LAO ĐỘNG TRỞ THÀNH HÀNG HOÁ

Trong bất cứ nơi đâu, xã hội nào lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất.Nhưng không phải trong bất cứ điều kiện nào, sức lao động cũng là hàng hóa Thực tiễnlịch sử đã cho thấy sức lao động của người lao động của người nô lệ không phải là hànghóa vi bản thân người nô lệ thuộc sở hữu của chủ nô nên họ không có quyền bán sức laođộng của mình Người thợ gốm được tự do sử dụng sức lao động của mình, nhưng sứclao động của anh ta không phải hàng hóa vì anh ta có tư liệu sản xuất để làm ra sản phẩm

để nuôi sống chứ chưa phải là bán sức của mình để duy trì cuộc sống Từ đó, ta có thểthấy được có một số điều kiện nhất định để thỏa mãn:

Điều kiện 1: Người lao động được tự do về thân thể

Người lao động được tự do dùng sức lao động của mình để duy trì cuộc sống và sửdụng nó như một hàng hóa trong thời gian nhất định Trong xã hội xưa những người nô lệ

và nông nô không thể bán sức lao động được vì bản thân họ đã thuộc quyền sở hữu củachủ nô hay chúa phong kiến Do đó, việc biến sức lao động trở thành hàng hoá đòi hỏiphải thủ tiêu chế độ nô lệ và nông nô

Điều kiện 2: Người lao động không có đủ tư liệu sản xuất cần thiết để kết hợp với các sức lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán.

Khi người lao động là vô sản, họ không có đủ tư liệu sản xuất để tự xây dựng vớisức lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán, cho nên họ phải bán sức lao động củamình

=> Hai điều kiện trên buộc phải song hành cùng nhau nếu một trong hai không thỏa mãnthì hàng hóa đó sẽ vi phạm và không được coi là hàng hóa sức lao động

Sức lao động biến thành hàng hóa là điều kiện quyết định để tiền biến thành tư bản.Tuy nhiên, để tiền biến thành tư bản thì lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ phải pháttriển tới một mức độ nhất định

Trong các hình thái xã hội trước chủ nghĩa tư bản chỉ có sản phẩm lao động mới làhàng hóa Chỉ đến khi sản xuất hàng hóa phát triển đến một mức độ nhất định nào đó cáchình thái sản xuất xã hội cũ bị phá vỡ, thì mới xuất hiện những điều kiện để cho sức laođộng trở thành hàng hóa, chính sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động đã làm cho sảnxuất hàng hóa trở lên có tính chất phổ biến và đã báo hiệu cho sự ra đời của một thời đạimới - thời đại của chủ nghĩa tư bản

Trang 7

Ví dụ: Một cá nhân sở hữu một số nhà xưởng máy móc và trang thiết bị để sản xuất

vẫn có thể đi làm cho một tổ chức, một công ty nào đó, như vậy người đó vẫn gọi là bánsức lao động vì họ làm việc và tạo ra thặng dư cho người khác và sức lao động này là mộthàng hóa

2.2 SỨC LAO ĐỘNG LÀ HÀNG HOÁ ĐẶC BIỆT

Thị trường lao động là thị trường đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Cácdịch vụ lao động được mua bán trao đổi dựa trên số lượng lao động, thời gian và mức tiềnlương Để từ đó tạo đà và thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng tích cực Trong đó,hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt Chúng có những đặc thù riêng và gắn nềnvới sự tăng trưởng, tiến bộ của nền kinh tế

Giống như bất kỳ loại hàng hoá nào trên thị trường, hàng hoá sức lao động cũng cóhai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng Ở mỗi thuộc tính này, hàng hoá sức lao độngđều tồn tại những yếu tố khác biệt, quyết định hàng hoá sức lao động trở thành loại hànghoá đặc biệt:

2.2.1 Giá trị hàng hoá sức lao động

Giá trị hàng hoá sức lao động của do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất

và tái sản xuất sức lao động quyết định Như đã biết, sức lao động chỉ tồn tại như mộtnăng lực trong con người sống Điều kiện để tái sản xuất sức lao động là bản thân ngườilao động phải được đáp ứng trong việc tiêu dùng, sử dụng một lượng tư liệu sinh hoạtnhất định Bên cạnh đó, người lao động buộc phải được thỏa mãn về những nhu cầu cơbản nhất định của gia đình và con cái của họ

Để nêu được giá trị của sự biến đổi của giá trị sức lao động trong một thời kì nhấtđịnh cần nghiên cứu tác động lẫn nhau của hai xu hướng Một là sự tăng nhu cầu trungbình xã hội về hàng hóa dịch vụ, về học tập và trình độ do đó làm tăng năng suất laođộng Trong điều kiện tư bản hiện đại, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - kỹthuật và những điều kiện khác, sự khác biệt về trình độ nghề nghiệp, về phức tạp của laođộng và mức độ sử dụng tư duy và tinh thần của họ tăng lên Tất cả những điều kiện đókhông ảnh hưởng tới giá trị lao động

Do đó, yếu tố quyết định giá trị của hàng hoá sức lao động là thời gian lao động xãhội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sẽ được quy đổi ra thành thời gian lao động xãhội cần thiết để tạo ra các tư liệu để thoả mãn cho nhu cầu cơ bản tất yếu của người laođộng và gia đình anh ta Như vậy, chỉ khi được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu kia thì sứclao động mới được sản xuất và tái sản xuất một cách liên tục và có hiệu quả

Trang 8

Ngoài ra, hàng hoá sức lao động là loại hàng hoá đặc biệt vì bản thân nó khác vớibất kỳ loại hàng hoá nào khác Bên cạnh các yếu tố về vật chất, hàng hoá sức lao độngcòn bao hàm cả tinh thần và lịch sử Để tồn tại và phát triển, việc đáp ứng đầy đủ yếu tốvật chất là chưa đủ, con người cần phải được thoải mái về tinh thần Nhu cầu đó, cả vềkhối lượng lẫn cơ cấu những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho công nhân không phải lúc nào

và ở đâu cũng giống nhau Tuỳ thuộc và điều kiện của mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi quốc gianhất định, các nhu cầu này sẽ được thỏa mãn một cách khác nhau

Đối với một nước nhất định và trong một thời kỳ nhất định thì quy mô những tư liệusinh hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng nhất định do đó có thể xác địnhnhững bộ phận sau đây hợp thành: một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để duytrì sức lao động của bản thân người công nhân; hai là, phí tổn học việc của công nhân; ba

là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho gia đình người công nhân Như vậy, giá trịsức lao động bằng giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết để tái sảnxuất sức lao động cho người công nhân và nuôi sống gia đình của người đó

2.2.2 Giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động

Có thể thấy, với bất kỳ một loại hàng hoá nào, giá trị của nó đều được biểu hiệntrong quá trình lao động của người công nhân Tuy nhiên, hàng hoá sức lao động lại cómột điểm đặc biệt mà không một loại hàng hoá thông thường nào có được Với hàng hoásức lao động, giá trị của hàng hoá sức lao động được biểu hiện trong quá trình sử dụng làgiá trị của nó không những được bảo tồn mà đồng thời tạo ra một giá trị mới lớn hơn giátrị của bản thân hàng hóa sức lao động Trong khi đó, giá trị sử dụng của hàng hoá thôngthường sẽ mất đi sau quá trình tiêu dùng, sử dụng

Giá trị sử dụng mà hàng hoá sức lao động mang lại luôn là khát khao của bất kỳ mộtnhà tư bản nào Họ đã xác định được cái giá trị mới tạo ra kia chính là giá trị thặng dư dongười lao động tạo ra, nó lớn hơn giá trị sức lao động và việc nhà tư bản sử dụng laođộng Phần mới tạo ra đó sẽ bị tư bản chiếm đoạt Do đó, có thể thấy, điểm đặc biệt củahàng hoá sức lao động là giá trị sử dụng chính là nguồn gốc để tạo ra giá trị, vì những giátrị mới mà nó tại ra đều lớn hơn giá trị của bản thân nó Như vậy, hàng hoá sức lao động

sẽ tạo ra giá trị thặng dư khi được đem vào sử dụng và chỉ có hàng hoá sức lao động mới

có thể tạo ra giá trị thặng dư

Con người là chủ thể của hàng hóa sức lao động vì vậy việc cung ứng sức lao độngphụ thuộc vào những đặc điểm về tâm lý, kinh tế, xã hội của người lao động Đối với hầuhết các thị trường khác thì cầu phụ thuộc vào người với những đặc điểm cá nhân của họ,

Trang 9

nhưng đối với thị trường lao động thì con người lại có ảnh hưởng quyết định tới nguồncung.

PHẦN 3: VẬN DỤNG ĐẾN VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐỂ CÓ THỂ GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG THUẬN LỢI SAU KHI TỐT

NGHIỆP 3.1 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Thị trường lao động Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề do tác động của đạidịch Covid-19 Đó là sự gia tăng mất cân đối cung - cầu lực lượng lao động cục bộ cũngnhư tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm Từ đầu năm 2021, đại dịch COVID-19 đã ảnhhưởng tiêu cực tới thị trường lao động trong nước khi số người có việc làm giảm sâu, thunhập bình quân tháng của người lao động sụt giảm nghiêm trọng so với quý trước vàcùng kỳ năm ngoái Theo quý III/2021 ghi nhận 4,7 triệu lao động bị mất việc làm; 14,7triệu lao động tạm nghỉ hoặc tạm ngừng sản xuất, kinh doanh; hơn 10 triệu lao động giảmgiờ làm, tạm dừng việc làm Nguồn cung lao động cũng bị suy giảm Cụ thể, lực lượnglao động có 49,1 triệu lượt người, giảm 22 triệu lượt người so với cùng kỳ năm 2020,trong đó lao động có việc làm là 47,2 triệu người, giảm 2,7 triệu người

Đại dịch COVID-19 đã khiến thị trường lao động bị chia cắt cục bộ giữa các vùng,các địa phương, gây ra tình trạng thiếu hụt lao động cho sản xuất kinh doanh Mỗi nơithực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cho nên việc đi lại giao lưu giữa các vùngcũng khó khăn hơn, gia tăng sự mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ, gây ra áp lực vềgiải quyết việc làm cho người lao động

Sự chuyển dịch cơ cấu việc làm từ lĩnh vực nông, lâm, thủy sản sang lĩnh vực dịch

vụ, công nghiệp cũng bị đảo chiều Số lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản đạt 14,5triệu người, cao hơn 479 nghìn người so với cùng kỳ năm trước Lao động có việc làmngành công nghiệp và xây dựng là 15,7 triệu người, giảm 960 nghìn người so với cùng

kỳ Trong khi đó, lao động có việc làm trong ngành dịch vụ là 17,1 triệu người, giảm 2-3triệu người so với cùng kỳ năm 2020

Bên cạnh đó, thị trường lao động của Việt Nam vẫn bộc lộ không ít bất cập Hệthống văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách được xây dựng chưa bao phủ đầy đủcác chủ thể trên thị trường lao động Thị trường lao đô šng Viê št Nam nhìn chung vẫn là

mô št thị trường dư thừa lao đô šng; chất lượng việc làm chưa cao; phát triển không đồngđều, mất cân đối nghiêm trọng về cung-cầu lao động giữa các vùng, khu vực, ngành nghề

Trang 10

kinh tế Lao động phi chính thức, lao động phổ thông vẫn chiếm chủ yếu; lao động đã quađào tạo có chứng chỉ, bằng cấp còn thấp, mới đạt 24,5% năm 2021, cơ cấu lao động đãqua đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu thực tiễn Các định chế trung gian, chính sách ansinh và bảo hiểm của thị trường lao động còn yếu, độ bao phủ thấp, chưa đạt hiệu quảcao Lao động phi chính thức, lao động phổ thông vẫn chiếm chủ yếu trong khi lao động

đã qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp còn thấp, mới đạt 24,5% trong năm 2021 Như vậy, cần phải triển khai có hiệu quả các giải pháp đồng bộ, ngoài việc nângcao chất lượng của người lao động thì cũng cần phải ưu tiên kiểm soát được dịch bệnh,người lao động phải được an toàn, sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất

3.2 THỰC TRẠNG CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

3.2.1 Vị trí của sinh viên trong thị trường lao động Việt Nam

Nếu cánh cổng đại học mở ra cho những tân sinh viên một bầu trời với những ước

mơ, hoài vọng về một tương lai xán lạn thì tấm bằng tốt nghiệp và những bước chân đầutiên bước đi lập nghiệp lại đưa bạn tới những câu hỏi: Làm gì và ở đâu? Theo những cuộckhảo sát thực trạng việc làm ở Việt Nam, có tới khoảng 70% sinh viên lo lắng về vấn đềviệc làm khi mới bước chân ra khỏi cánh cổng trường đại học

Thực trạng hiện nay, phần lớn sinh viên tốt nghiệp ra trường gặp nhiều khó khăntìm kiếm việc làm ổn định, phù hợp, chưa định hướng được mức nghề nghiệp - việc làm,

số sinh viên chọn ngành học chưa phù hợp với năng lực sở trường, xu hướng phát triểnthị trường lao động Việt Nam hiện nay có khoảng 240 trường đại học, với khoảng 1,7triệu sinh viên (SV), bình quân từ 2019 – 2021 cho thấy, cả nước có khoảng 240.000 SVtốt nghiệp hàng năm, trong đó có đến 40% sinh viên thất nghiệp sau 3 tháng tốt nghiệp.Theo khảo sát Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực thông tin thị trường lao động TP HồChí Minh thuộc sở lao động thương binh xã hội TP Hồ Chí Minh nhu cầu tìm việc làm cả200.000 sinh viên từ 2010 - 2016, có khoảng 80% sinh viên sau tốt nghiệp có việc làm,20% khó khăn trong vấn đề tìm việc làm, phải chuyển đổi ngành học làm công việc thấptrình độ đào tạo Trong tổng số sinh viên tìm việc làm có 50% có việc làm phù hợp vớinăng lực, trình độ; 50% phải làm việc trái ngành và có thu nhập thấp, việc làm không ổnđịnh

Trang 11

Bảng số liệu sinh viên không có việc làm năm 2019

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2019

Sở dĩ có điều này vì hiện nay, các doanh nghiệp quan tâm đến những sinh viên tốtnghiệp kiến thức ngoại ngữ, có kinh nghiệm, có kỹ năng mềm, hiểu biết môi trường vănhóa doanh nghiệp tác phong làm việc công nghiệp Nhiều doanh nghiệp lớn cho biết: “Kỹnăng của sinh viên mới ra trường là chưa hình thành nếu không muốn nói là không có”.Sinh viên ra trường hiện nay có kiến thức nhưng thiếu kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năngcần thiết để làm việc Một số bạn trẻ còn cho rằng, các nhà tuyển dụng chỉ cần tuyểnngười có năng lực chuyên môn, tin học văn phòng thành thạo, có chứng chỉ ngoại ngữIELTS, TOEFL… Chính vì thế, họ đổ xô rủ nhau đi học bằng này bằng kia, khóa học nàykhóa học kia, nhưng các bạn không hề biết rằng, các chủ doanh nghiệp và công ty, nhất làcác công ty nước ngoài luôn chú trọng đến các kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, ứng

xử, kỹ năng làm việc theo nhóm, khả năng lập kế hoạch mục tiêu, xử lý nhanh những khókhăn trong tình huống bất ngờ Đó chính là sự hạn chế trong phần lớn sinh viên mới ratrường là đa số chưa có định hướng cụ thể để chọn ngành chuyên môn phù hợp với khảnăng Và đó, cũng chính là lý do để sinh viên mới ra trường mất dần đi những hình tượngtốt đẹp từ các nhà tuyển dụng

Tuy nhiên, khi đáp ứng được đầy đủ các kỹ năng, những yêu cầu mà nhà tuyểndụng đưa ra sẽ được sự “săn đón nồng nhiệt” đến từ các nhà tuyển dụng, các doanhnghiệp lớn trong nước và nước ngoài ngay cả khi đang ngồi trên ghế trường Thậm chí,

họ sẽ ra một mức lương cao, những đãi ngộ tốt,… để có giành được những tài năng thật

sự hợp tác, gắn bó lâu dài với họ trong tương lai Trong mắt nhiều nhà tuyển dụng, nhữngsinh viên mới ra trường cũng được họ rất yêu thích: bởi lòng nhiệt huyết, đam mê, những

ý tưởng mang tính đột phá cao,…

Trang 12

3.2.2 Ưu điểm và hạn chế của sinh viên

 Ưu điểm

Khả năng nắm bắt xu hướng và công nghệ

Người trẻ có khả năng học hỏi tốt và nhanh hơn rất nhiều so với người đã đi làm lâunăm Và họ cũng chủ động cập nhật đón đầu xu hướng và công nghệ mà không cần sựyêu cầu nào từ sếp Rõ ràng, nắm bắt xu hướng phát triển và công nghệ thông tin chính làyếu tố quyết định sự thành công và phát triển của doanh nghiệp

Luôn có tinh thần học hỏi và đổi mới

Không phải ai cũng chấp nhận cái mới, thay đổi cái cũ – thói quen của mình, đặcbiệt là những người đã làm việc nhiều năm Các bạn trẻ mới ra trường hoàn toàn ngượclại Sự đổi mới khiến họ cảm thấy thú vị và hào hứng hơn với công việc Đôi khi, họ cũngchủ động đề xuất thay đổi cái này hoặc cái khác với sếp

Không có nhu cầu quá cao về lương bổng

Rất ít nhà tuyển dụng sinh viên thừa nhận nhưng cũng không mấy trong số đó phủnhận rằng một phần lý do họ thích các sinh viên mới ra trường là vì mức lương Đặc biệt

là với những bạn sinh viên làm việc trong lĩnh vực IT hay thiết kế, sáng tạo bởi trongngành này ý tưởng chính là tiền mà người trẻ thì lúc nào cũng tràn trề sáng kiến Sinh viên mới ra trường thường không đòi hỏi nhiều, không yêu cầu cao về lương,thưởng hay những chế độ an sinh khác Họ còn trẻ, còn khỏe lại có những ưu điểm vềnhiệt huyết, sự sáng tạo và tính năng động kể trên, nên họ hoặc chưa phải lo âu nhiều vềcơm – áo – gạo – tiền hay những đòi hỏi hơn thiệt, hoặc họ tự mình tìm được nhiều cáchkhác nhau để giải quyết vấn đề đó Chưa kể tới việc các bạn này luôn sẵn sàng làm việc ởchế độ multi-task mà không đòi hỏi gì nhiều

Dễ đào tạo và quản lý

Sinh viên mới ra trường không bị ảnh hưởng bởi văn hóa xấu hay những mâu thuẫn,cạnh tranh thường gặp trong chốn công sở Mối quan tâm duy nhất của họ là bằng mọigiá phải hoàn thành công việc được giao

Ngoài ra, sinh viên thường hào hứng và thích nghi khi công ty có sự thay đổi Họcòn trẻ nên khả năng tiếp thu sẽ nhanh hơn so với nhân viên lớn tuổi, tự tin trong cáchsuy nghĩ, dám thực hiện Và cũng vì ít va chạm nên họ không ngại rủi ro, dám thử sức

Ngày đăng: 20/11/2024, 17:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w