1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển vốn từ cho trẻ 3 4 tuổi qua trò chơi học tập trong chủ đề giao thông khóa luận tốt nghiệp đại học

119 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi qua trò chơi học tập trong chủ đề giao thông
Tác giả Đặng Thị Thu Sang
Người hướng dẫn Th.S Vũ Thị Minh Trang
Trường học Trường Đại học Quảng Nam
Chuyên ngành Giáo dục Mầm non
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2020
Thành phố Quảng Nam
Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 1,89 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do ch ọn đề tài (12)
  • 2. M ục đích nghiên cứ u (13)
  • 3. Đối tượ ng và khách th ể nghiên c ứ u (13)
  • 4. Phạm vi nghiên cứu (13)
  • 5. Nhi ệ m v ụ nghiên c ứ u (14)
  • 6. Phương pháp nghiên cứ u (14)
  • 7. Lịch sử vấn đề nghiên cứu (15)
  • 8. Đóng góp của đề tài (18)
  • 9. C ấ u trúc t ổ ng quan c ủa đề tài (18)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LU Ậ N C Ủ A VI Ệ C T Ổ CH ỨC TRÒ CHƠI HỌ C (19)
    • 1.1 Các khái ni ệm liên quan đến đề tài (19)
      • 1.1.1. Tổ chức (19)
      • 1.1.2. Trò chơi (19)
      • 1.1.3. Trò chơi họ c t ậ p (20)
      • 1.1.4. Phát triển (21)
      • 1.1.5. V ố n t ừ (21)
      • 1.1.6. Phát tri ể n v ố n t ừ (21)
      • 1.1.7. Ch ủ đề Giao thông (22)
    • 1.2. Từ và vốn từ Tiếng Việt (22)
      • 1.2.1. T ừ (22)
      • 1.2.2. V ố n t ừ Ti ế ng Vi ệ t (23)
      • 1.2.3. T ừ lo ạ i Ti ế ng Vi ệ t (24)
    • 1.3. Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ 3 – 4 tuổi (24)
      • 1.3.1. Đặc điể m phát tri ể n ngôn ng ữ nói chung c ủ a tr ẻ 3 - 4 tu ổ i (24)
      • 1.3.2. Đặc điể m v ố n t ừ c ủ a tr ẻ 3 – 4 tu ổ i (25)
      • 1.3.3. Nhiệm vụ phát triển vốn từ 3 - 4 tuổi (26)
      • 1.3.4. N ộ i dung phát tri ể n v ố n t ừ 3 - 4 tu ổ i trong ch ủ đề Giao thông (27)
    • 1.4. Trò chơi họ c t ậ p c ủ a tr ẻ 3 – 4 tu ổ i (28)
      • 1.4.1. C ấ u trúc (28)
      • 1.4.2. Phân lo ạ i (30)
      • 1.4.3. Trò chơi họ c t ậ p phát tri ể n v ố n t ừ cho tr ẻ 3 - 4 tu ổ i trong ch ủ đề Giao thông 20 1.5. Vai trò c ủ a vi ệ c t ổ ch ức trò chơi họ c t ập đố i v ớ i s ự phát tri ể n v ố n t ừ cho tr ẻ 3 - (31)
    • 1.6. Ý nghĩa củ a vi ệ c phát tri ể n v ố n t ừ đố i v ớ i hi ệ u qu ả chơi trò chơi họ c t ậ p c ủ a tr ẻ (33)
    • 1.7. Tiểu kết chương 1 (34)
  • CHƯƠNG 2. THỰ C TR Ạ NG VI Ệ C T Ổ CH ỨC TRÒ CHƠI HỌ C T Ậ P PHÁT (35)
    • 2.1. Vài nét về cơ sở mầm non (35)
      • 2.1.1. C ở s ở v ậ t ch ấ t (35)
      • 2.1.2. Tình hình đội ngũ cán bộ , giáo viên (35)
      • 2.1.3. Tình hình phát triển số lượng trẻ (36)
    • 2.2. Khảo sát thực tiễn về tổ chức trò chơi học tập phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi (36)
      • 2.2.1. M ục đích điề u tra (36)
      • 2.2.2. Nội dung điều tra (36)
      • 2.2.3. Khách th ể, đối tượ ng và th ời gian điề u tra (36)
      • 2.2.4. Phương pháp điề u tra (37)
    • 2.3. Các tiêu chí và thang đánh giá (37)
      • 2.3.1. Tiêu chí đánh giá (37)
      • 2.3.2. Thang đánh giá (38)
    • 2.4. K ế t qu ả điề u tra (39)
      • 2.4.1 Kết quả điều tra thực trạng nhận thức của giáo viên về tổ chức trò chơi học tập phát tri ể n v ố n t ừ cho tr ẻ 3- 4 tu ổ i trong ch ủ đề giao thông (39)
      • 2.4.2. K ế t qu ả điề u tra th ự c tr ạ ng bi ện pháp mà giáo viên đã sử d ụ ng trong t ổ ch ứ c trò chơi họ c t ậ p phát tri ể n v ố n t ừ cho tr ẻ 3 – 4 tu ổ i (44)
      • 2.4.3. Những khó khăn mà giáo viên thường gặp phải trong tổ chức trò chơi học tập phát tri ể n v ố n t ừ cho tr ẻ 3 – 4 tu ổ i (46)
      • 2.4.4. K ế t qu ả kh ả o sát m ức độ phát tri ể n v ố n t ừ c ủ a tr ẻ 3 – 4 tu ổi qua trò chơi họ c (47)
      • 2.4.5. Nguyên nhân thực trạng (49)
    • 3.1. Cở sở đề xuất biện pháp tổ chức trò chơi học tập phát triển vốn từ về chủ đề (52)
    • 3.2. Bi ệ n pháp t ổ ch ức trò chơi họ c t ậ p phát tri ể n v ố n t ừ cho tr ẻ 3 – 4 tu ổ i trong ch ủ đề giao thông (53)
      • 3.2.1. Bi ện pháp 1: Sưu tầm trò chơi họ c t ậ p có n ộ i dung phát tri ể n v ố n t ừ cho tr ẻ 3 – 4 tu ổ i trong ch ủ đề giao thông (53)
      • 3.2.2. Bi ệ n pháp 2: Xây d ự ng k ế ho ạ ch l ồng ghép trò chơi họ c t ậ p vào các ho ạ t động (57)
      • 3.2.3. Bi ệ n pháp 3: Xây d ựng môi trường chơi hấ p d ẫ n phù h ợ p v ớ i n ộ i dung giúp (60)
      • 3.2.4. Biện pháp 4: Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, tranh ảnh trong chủ đề giao thông kết hợp sử dụng phương pháp dùng lời (62)
      • 3.2.5. Bi ệ n pháp 5: Ph ố i h ợ p v ớ i ph ụ huynh h ọc sinh để t ổ ch ức trò chơi họ c t ậ p phát tri ể n v ố n t ừ t ại gia đình trẻ (65)
    • 3.3. Thực nghiệm sư phạm (68)
    • 3.4 K ế t qu ả th ự c nghi ệm sư phạ m (71)
      • 3.4.1 So sánh m ức độ phát tri ể n v ố n t ừ c ủ a tr ẻ 3 – 4 tu ổi qua trò chơi họ c t ậ p trong (71)
      • 3.4.2 So sánh khả năng phát triển vốn từ của trẻ 3 – 4 tuổi trong chủ đề Giao thông (75)
    • 3.5. K ế t lu ậ n chung v ề k ế t qu ả th ự c nghi ệ m (80)
    • 3.6. Tiểu kết chương 3 (81)
    • 2. Khuy ế n ngh ị (83)

Nội dung

Lý do ch ọn đề tài

1.1 Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo Mục tiêu giáo dục mầm non nước ta hiện nay là “giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời”

1.2 Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách, ngôn ngữ có vai trò là một phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh

Ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ và lời nói của người lớn trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh, trẻ hiểu những đặc điểm, tính chất, công dụng của các sự vật cùng với từ tương ứng với nó Vốn từ được xem là nền móng để phát triển ngôn ngữ, nhất là đối với trẻ 3 - 4 tuổi Nhờ có vốn từ mà trẻ mẫu giáo dễ dàng chiếm lĩnh được tri thức, vốn kinh nghiệm sống, giúp trẻ dễ hòa nhập với cuộc sống một cách mạnh dạn, tự tin và thành công hơn và giúp trẻ nắm vững từ và cách sử dụng từ theo ý mình, giúp trẻ phát âm các từ, các cụm từ rõ ràng, chính xác, sử dụng các từ, các câu đơn giản để trả lời câu hỏi khi giao tiếp, giúp trẻ biết biểu đạt hiểu biết, tình cảm, nhu cầu của bản thân, biết sử dụng các từ chỉ lễ phép khi nói chuyện với người lớn, thân thiện khi nói chuyện với bạn bè, mạnh dạn, hồn nhiên trong giao tiếp, biết thể hiện sự diễn cảm trong khi đọc thơ, kể chuyện

1.3 Đặc điểm tâm lí của lứa tuổi mẫu giáo là “học bằng chơi, chơi mà học”

Vì vậy, sử dụng trò chơi để giáo dục, phát triển vốn từ cho trẻ là một con đường vô cùng thuận lợi Trò chơi học tập là loại trò chơi đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhận thức, cung cấp, củng cố và làm giàu vốn từ cho trẻ Đối với trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi, trò chơi học tập đóng vai trò đặc biệt quan trọng vì đây là giai đoạn phát triển ngôn ngữ mạnh mẽ của trẻ.

4 tuổi, khả năng chơi loại trò chơi này của trẻ còn thấp, do đặc điểm tâm lý, nhận thức, vốn kinh nghiệm, kĩ năng của trẻ còn hạn chế Tuy nhiên, không thể bác bỏ vai trò quan trọng của trò chơi học tập đối với việc phát triển vốn từ cho trẻ

1.4 Các nội dung giáo dục trẻ ở trường mầm non được lựa chọn và tích hợp vào những chủ đề gần gũi với cuộc sống của trẻ như chủ đề Bản thân, gia đình, trường mầm non Trong số các chủ đề giáo dục được thực hiện ở trường mầm non, chủđề "Giao thông" là chủđềđược trẻ em rất yêu thích Những nội dung xoay quanh các phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không, cùng với các nội dung kiến thức, kĩ năng đảm bảo an toàn giao thông… đã được nhà trường chuyển tải, thực hiện ở các hoạt động học, hoạt động chơi khác nhau của trẻ Đối với trẻ 3 - 4 tuổi, các nội dung giáo dục về chủ đề Giao thông được chọn lọc sao cho phù hợp khảnăng và đặc điểm nhận thức còn hạn chế của trẻ Đó là những lý do chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “ Phát tri ể n v ố n t ừ cho tr ẻ 3 - 4 tu ổ i qua trò chơi họ c t ậ p trong ch ủ đề Giao thông ”

M ục đích nghiên cứ u

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi qua trò chơi học tập trong chủđề giao thông góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đáp ứng mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện nhân cách trẻ ngay từgiai đoạn đầu tuổi mẫu giáo.

Đối tượ ng và khách th ể nghiên c ứ u

Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi qua trò chơi học tập trong chủ đề giao thông

Quá trình phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi qua trò chơi học tập trong chủ đề giao thông

Nhi ệ m v ụ nghiên c ứ u

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc ư phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi qua TCHT trong chủđề giao thông

Nghiên cứu này khám phá tình trạng phát triển vốn từ của trẻ 3-4 tuổi thông qua hình thức kể chuyện theo chủ đề giao thông tại trường Mẫu giáo Điện Trung Phân tích thực trạng cho thấy sự phát triển vốn từ ở mức thấp, chủ yếu ở mức nhận biết và tái hiện Cần có các biện pháp can thiệp kịp thời để cải thiện, đảm bảo trẻ có đủ vốn từ phục vụ nhu cầu giao tiếp và học tập.

- Đề xuất và thực nghiệm sư phạm một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ

3 - 4 tuổi qua TCHT trong chủđề giao thông.

Phương pháp nghiên cứ u

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Thu nhập, đọc sách, báo và hệ thống hóa tài liệu lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra viết: Sử dụng phiếu điều tra (anket) cho giáo viên mầm non nhằm tìm hiểu, thu nhập các thông tin liên quan về đề tài nghiên cứu và đánh giá nhận thức, thái độ, thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi qua trò chơi học tập trong chủ đề giao thông

- Sử dụng phương pháp đàm thoại nhằm giao lưu với giáo viên mầm non để tìm hiểu về cách tổ chức các trò chơi học tập giúp phát triển vốn từ vựng cho trẻ 3-4 tuổi trong chủ đề giao thông Đồng thời, trao đổi với trẻ để đánh giá mức độ phát triển vốn từ vựng của trẻ, qua đó thu thập thông tin có liên quan đến đề tài.

- Phương pháp quan sát: Dự giờ, quan sát một số hoạt động như: Khám phá khoa học, giờ chơi tự do trong lúc đón trẻ, trả trẻ, hoạt động vui chơi ở các góc để tìm hiểu về các biện pháp tổ chức trò chơi học tập phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi trong chủ đề Giao thông Đồng thời, quan sát biểu hiện mức độ phát triển vốn từ của trẻqua trò chơi học tập trong chủđề Giao thông

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi qua trò chơi học tập trong chủđề giao thông nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất

Để đảm bảo tính chính xác và toàn diện của nghiên cứu, chúng tôi đã tham khảo ý kiến chuyên sâu từ các giáo viên Tiểu học - Mầm non và Nghệ thuật, cũng như các giáo viên tại Trường Mẫu giáo Điện Trung Quá trình này giúp chúng tôi định hình định hướng nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu thực tế và hoàn thiện nội dung nghiên cứu một cách hiệu quả.

6.3 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng các phép tính thống kê toán học: tính tỉ lệ phần trăm, tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị kiểm định… xử lý số liệu thu được trong quá trình khảo sát và thực nghiệm sư phạm, định lượng kết quả nghiên cứu.

Lịch sử vấn đề nghiên cứu

7.1 Nghiên cứu về sự phát triển vốn từcủatrẻ

- Các nghiên cứu ở nước ngoài

Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của loài người nói chung và của trẻ em nói riêng Do đó, trên thế giới đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về ngôn ngữ và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, tuy nhiên mỗi tác giả cũng đều nghiên cứu đến đặc điểm, hình thức phát triển ngôn ngữ của trẻ, các phương pháp và biện pháp giúp phát triển ngôn ngữ:

Nhà tâm lý học L.X.Vưgôtxki cũng đã nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này Ông cho rằng bản chất xã hội các chức năng cao cấp của nguyên nhân phát triển lời nói và việc trẻ học ngôn ngữ là do sự tác động qua lại giữa sự chín muồi bản thân với những kích thích trải nghiệm xã hội

Triết học Mac - Lenin cũng đưa ra luận điểm về ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc xác định hệ thống các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ [5]

- Các nghiên cứu ở trong nước Ở Việt Nam vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻđã được nhiều nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu Có nhiều luận án, luận văn nghiên cứu quá trình phát triển ngôn ngữ, phát triển vốn từ cho trẻ Bên cạnh đó, còn có một số khóa luận tốt nghiệp đại học, các tác phẩm, bài báo, nghiên cứu, tiểu luận đã nghiên cứu về các vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo

Tác giả Nguyễn Thị Phương Nga với công trình nghiên cứu “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non” cũng đưa ra các mặt phát triển ngôn ngữ, tác giảđã dựa trên cách nghiên cứu của tác giảngười nước ngoài (V.I.Loginova) và tác giảđưa ra nguyên tắc khi dạy tích cực hóa vốn từ cho trẻ: từ dễđến khó, từ gần đến xa, từ việc dạy trẻ biết sử dụng từ đúng đến trẻ biết dùng từ mang tính biểu cảm…[17]

Trong tác phẩm “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” của tác giả Nguyễn Xuân Khoa cũng đã đề cập đầy đủ các mặt phát triển của ngôn ngữ, đồng thời tác giả cũng đưa ra được các phương pháp và biện pháp hướng dẫn cụ thể: dạy trẻ nghe và phát âm đúng, phương pháp phát triển từ ngữ, phương pháp dạy trẻđặt câu, phương pháp phát triển lời nói mạch lạc, cho trẻ làm quen tác phẩm văn chương, chuẩn bị cho trẻ học đọc học, viết…[14]

Trong luận văn của mình, tác giả Đinh Thanh Tuyến đã đánh giá cao khả năng tích lũy vốn từtượng thanh của trẻ 5-6 tuổi và đưa ra một số biện pháp phát triển vốn từtượng thanh cho trẻ thông qua hoạt động đọc và dạy trẻ kể lại chuyện [25]

Tác giả Đinh Hồng Thái được biết đến là chuyên gia có nhiều đóng góp trong nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ mẫu giáo Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài báo được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín trong và ngoài nước, cũng như tham gia nhiều hội thảo, tọa đàm về giáo dục trẻ em Những đóng góp của ông đã giúp nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, góp phần phát triển toàn diện trẻ em.

Từ năm 2005 đến 2017, tác giả Đinh Hồng Thái đã cho xuất bản nhiều công trình nghiên cứu giá trị về phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non (MG) Các công trình này cung cấp cái nhìn toàn diện về phương pháp phát triển ngôn ngữ, phương pháp hình thành khả năng đọc viết ban đầu, ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ MG Những công trình của tác giả Đinh Hồng Thái đóng vai trò tiền đề và định hướng quan trọng cho các nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực này.

7.2 Nghiên cứu về trò chơi học tập

- Các nghiên cứu ở nước ngoài

Trong tác phẩm “Trò chơi trẻ em” nhà giáo dục học P.G.Xamarukova cho rằng trò chơi học tập (TCHT) là phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ, nhưng nhiệm vụ chủ yếu là phát triển trí tuệ toàn diện của trẻ Công trình nghiên cứu này bà khẳng định: Trong quá trình chơi các TCHT, các quá trình tâm lý nhận thức được hoàn thiện ngôn ngữ thực hiện các tư duy, so sánh, tổng hợp, phân loại…” [9]

Quan điểm của K.Đ.Ushinski khẳng định rằng trò chơi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tính cách và hướng đi của trẻ Những trải nghiệm trong trò chơi, chẳng hạn như vị trí chỉ huy hay sự phụ thuộc vào người khác, sẽ ảnh hưởng đến hành vi và thái độ của trẻ trong cuộc sống thực Trò chơi không chỉ là hoạt động giải trí mà còn có tác động sâu sắc đến sự hình thành nhân cách của trẻ.

Tác giả A.I.Xorokina cho rằng TCHT thực hiện chức năng của hoạt động thực hành, nó tạo điều kiện cần thiết để ứng dụng và kết hợp các kiến thức thúc đẩy hoạt động trí tuệ Tác giả cũng khẳng định TCHT đẩy mạnh sự phát triển năng lực và là phương tiện rất tốt nhằm khắc phục nhiều mặt trong hoạt động tư duy của trẻ [19]

- Các nghiên cứu ở trong nước Ở Việt Nam, với mục đích làm cho trò chơi học tập thực sự trở thành một trong những phương tiện quan trọng để hình thành và phát triển các năng lực trí tuệ góp phần quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ mẫu giáo, một số tác giả như Nguyễn Thị Phương Nga, Nguyễn Luyến… đã quan tâm nghiên cứu, biên soạn một sốtrò chơi và trò chơi học tập cho trẻ

“Tuyển tập bài tập trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non” của Nguyễn Thị Phương Nga đã sưu tầm biên soạn các trò chơi, các câu nói có vần có điệu… nhằm gợi ý, giúp các cô giáo và phụ huynh sử dụng trong việc dạy trẻ phát âm đúng, phát triển thính giác ngôn ngữ, củng cố vốn từ, luyện cho trẻ nói đúng ngữ pháp… kích thích sự phát triển vùng chức năng ngôn ngữ của vỏ não, đồng thời chuẩn bị cho trẻ học chữđược thuận lợi hơn [18]

“Trò chơi học tập - phương tiện để giáo dục tính tích cực cho trẻ mầm non” của tác giả Nguyễn Luyến cho rằng TCHT có ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục và phát triển nhân cách nói chung và trí tuệ của trẻ mẫu giáo nói riêng [16] Bên cạnh đó, còn có các công trình nghiên cứu khác đề cập đến trò chơi học tập:

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục - Đinh Thu Hà: “Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học theo chủđề cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi” [9]

Đóng góp của đề tài

Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về tổ chức trò chơi học tập phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi trong chủđề Giao thông

- V ề th ự c ti ễ n Đề tài giúp giáo viên mầm non hiểu được vai trò cũng như cách lồng ghép có hiệu quả về việc tổ chức trò chơi học tập phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi trong chủ đề giao thông Đánh giá được thực trạng việc tổ chức trò chơi học tập phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi trong chủ đề giao thông ở trường mầm non Đề xuất một số biện pháp và bước đầu kiểm nghiệm được tính khả thi của các biện pháp tổ chức trò chơi học tập phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi trong chủ đề giao thông.

C ấ u trúc t ổ ng quan c ủa đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, danh mục các bảng, biểu đồ… thì khóa luận gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc tổ chức trò chơi học tập phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi trong chủđề Giao thông

Chương 2: Thực trạng việc tổ chức trò chơi học tập phát triển vốn từ cho trẻ

3 - 4 tuổi trong chủđề Giao thông

Chương 3: Biện pháp tổ chức trò chơi học tập phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi trong chủ đề Giao thông và thực nghiệm sư phạm.

CƠ SỞ LÝ LU Ậ N C Ủ A VI Ệ C T Ổ CH ỨC TRÒ CHƠI HỌ C

Các khái ni ệm liên quan đến đề tài

Trong Từđiển Tiếng Việt, “tổ chức” là sắp xếp các bộ phận cho ăn nhịp với nhau để toàn bộ là một cơ cấu nhất định [31]

Có thể hiểu rằng, tổ chức là việc sắp xếp và bố trí các công việc, tiến hành một hoạt động nào đó một cách hợp lý trong các điều kiện nhất định để hoạt động đạt được hiệu quả cao nhất Bao hàm trong tổ chức còn cả sự hướng dẫn, chỉ bảo, dẫn dắt cho biết phương hướng, cách thức tiến hành một hoạt động cụ thể.

1.1.2 Trò chơ i Đối với trẻ mẫu giáo, đang ở độ tuổi hoạt động vui chơi là chủ yếu Trò chơi có ý nghĩa rất to lớn trong sự hình thành nhân cách và giáo dục toàn diện cho trẻ

Có rất nhiều nghiên cứu nhìn nhận trò chơi dưới nhiều khía cạnh khác nhau như:

Theo Uxova A.P: “Chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong quá trình chơi chứ không phải nằm trong hiệu quả hoạt động, khi chơi trẻ không chú tâm vào một lợi ích thiết thực nào cả, trong trò chơi các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và với xã hội được mô phỏng lại, chơi mang lại cho trẻ trạng thái tinh thần vui vẻ, phấn chấn, dễ chịu” [28]

Trò chơi là hoạt động chủ đạo, là cuộc sống của trẻ và gắn bó mật thiết với các hoạt động khác, chẳng hạn như học tập và lao động ở lứa tuổi mẫu giáo Hoạt động chơi được đánh giá là phương tiện giáo dục, giúp trẻ hình thành và phát triển những kĩ năng toàn diện Các nhà giáo dục cho rằng trò chơi đóng vai trò trung tâm trong chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo, là hình thức tổ chức cuộc sống của trẻ.

Từ những quan điểm trên, ta có thểđịnh nghĩa trò chơi như sau: Trò chơi là một hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thỏa mãn những nhu cầu của con người Trò chơi được xem như là con đường giáo dục toàn diện đối với việc hình thành nhân cách con người Nó mang lại trạng thái thư giãn, vui vẻ và dễ chịu… cho mỗi cá nhân khi tham gia vào trò chơi.

1.1.3 Trò chơi học tập Ởtrường mầm non, giáo viên dạy trẻ thông qua các hoạt động, phương pháp và phương tiện khác nhau Trong đó, đối với trẻ mẫu giáo, trò chơi học tập được coi là một phương tiện không thể thiếu trong quá trình giúp trẻ hình thành, phát triển các năng lực trí tuệ Đồng thời, bồi dưỡng và phát triển các khả năng: chú ý, ghi nhớ và tưởng tượng Việc sử dụng hợp lí biện pháp tổ chức TCHT phù hợp với nhu cầu vui chơi của trẻ sẽ có tác dụng nâng cao hứng thú và khả năng chú ý có chủ định, phát triển tính tích cực của trẻ trong học tập TCHT đẩy mạnh sự phát triển của năng lực trí tuệ, là phương tiện khắc phục những mặt khó khăn trong hoạt động tư duy của từng trẻ Trong quá trình tổ chức các TCHT, quá trình tâm lí, nhận thức của trẻ được hoàn thiện thêm Trò chơi với những bức tranh và trò chơi bằng ngôn ngữ giúp trẻ thực hiện, hoàn thiện các thao tác tư duy như: so sánh, tổng hợp, khái quát Có thể nói, hầu hết các TCHT hướng tới việc hệ thống hóa kiến thức, hình thành tri thức mới, được coi là một phương tiện tổ chức hoạt động học cho trẻ mẫu giáo và tham gia vào thành phần của tiết học [12]

Tác giả Trần Thị Sinh và Điền Thị Sinh cho rằng: “TCHT là loại trò chơi có luật tiêu biểu Nó gián tiếp giải quyết các nhiệm vụ của trí dục: lĩnh hội kỹnăng về ngôn ngữ, chính xác hóa các biểu tượng, các khái niệm đơn giản ” [23]

Nhóm tác giả Trần Thị Trọng, Nguyễn Thị Mai Hà, Trần Thị Tuất, Trần Thị Thanh cũng cho rằng: “TCHT là trò chơi có luật được đặt ra nhằm mục đích củng cố những kiến thức mà cô đã dạy cho trẻ” [25]

Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết cho rằng “TCHT thực chất là trò chơi rèn trí tuệ Đó là những trò chơi nhằm phát huy trí tuệ của trẻ em, dạy cho các cháu biết quan sát, tính toán Có khi chỉ là bài đồng dao, trẻ em ngồi quây quần với nhau cùng hát, cùng đối thoại để giới thiệu các sự vật xung quanh mình, tiếp thu tri thức về cuộc sống Có khi lại là một trò chơi bày cách tính toán hẳn hoi, như trò chơi “Ô ăn quan” tập cho trẻ biết cách làm phép trừ, phép cộng hoặc như trò chơi “Chuyền thẻ” rõ ràng đây là một bài học đếm từ 1 đến 10, giúp phát triển trí tuệ cho trẻ” [26]

Từ những điều trên, các nhà nghiên cứu về trò chơi, đặc biệt là về sự phân loại trò chơi của trẻ em mẫu giáo cho phép khẳng định, trò chơi học tập thuộc nhóm trò chơi có luật, thường do người lớn nghĩ ra cho trẻchơi và dùng nó vào mục đích giáo dục và dạy học, hướng tới việc phát triển hoạt động trí tuệ cho trẻ

Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là quá trình thống nhất giữa phủđịnh các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong hình thái của sự vật, hiện tượng mới

Theo từ điển Hoàng Phê thì “phát triển” được hiểu là: biến đổi hoặc làm cho biến đổi từít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp

Vốn từ là tập hợp các từ trong một ngôn ngữ mà người đó quen thuộc (biết tới) Vốn từ vựng thường xuyên tăng lên theo tuổi tác và là công cụ cơ bản và hữu dụng trong giao tiếp và thu nhận kiến thức [32]

Phát triển vốn từđược hiểu như một quá trình lâu dài của việc lĩnh hội vốn từ mà con người đã lĩnh hội được trong lịch sử Nó bao gồm hai mặt: tích lũy số lượng (tăng dần số từ tích cực) và nâng cao chất lượng (lĩnh hội dần dần nội dung xã hội tích luỹ trong từ, nó là sự phản ánh kết quả của nhận thức) [20]

Tác giả Nguyễn Thị Phương Nga cho rằng: “PTVT cho trẻ là hoạt động có chủđích, có kế hoạch, nhằm giúp trẻlĩnh hội vốn từ có hiệu quả” [1-17]

PTVT cho trẻđược hiểu như là một quá trình lâu dài trẻtích lũy vốn từ, hiểu nghĩa của từ và hình thành cách sử dụng từ trong các ngữ cảnh giao tiếp khác nhau

Trẻlĩnh hội nghĩa của từ khi từđược sử dụng trong câu, trong lời nói

Từ và vốn từ Tiếng Việt

Cho đến nay, đã có khoảng 300 định nghĩa về Từ Các nhà khoa học đứng trên những phương diện nghiên cứu khác nhau đã đưa ra những quan điểm xem xét

Từ trên phương diện ngữ pháp học (phối hợp mặt ngữ âm và mặt ngữ nghĩa) được chấp nhận hơn cả

Dưới góc độ ngôn ngữ học, các nhà ngôn ngữ học đã định nghĩa về Từ Tiếng

Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất, bao gồm một âm hoặc một nhóm âm có ý nghĩa Từ có khả năng hoạt động độc lập, có thể xuất hiện tự do trong lời nói và đóng vai trò như một thành phần cấu tạo câu.

Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, bao gồm hình thức âm thanh ổn định và hoàn chỉnh vềý nghĩa Hai phần này liên quan mật thiết và hỗ trợ cho nhau để biểu hiện ý nghĩa của con người Từ không chỉ biểu thị các sự vật hiện tượng đơn lẻ mà biểu thị cả một nhóm sự vật hiện tượng tập hợp lại theo một dấu hiệu nhất định, do đó từ có tính chất khái quát cao

Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: “Từ của Tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cốđịnh, bất biến về hình thức ngữ âm theo các quan hệ hình thái học (như quan hệ về số, về giống, ) và cú pháp trong câu, nằm trong một kiểu cấu tạo nhất định, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, sẵn có đối với mọi thành viên của xã hội Việt Nam, lớn nhất trong hệ thống

Tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu”.

Trong cuốn Đại từ điển tiếng Việt, tác giả Nguyễn Như Ý giải thích “Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất, có nghĩa hoàn chỉnh và cấu tạo ổn định, dùng để tạo câu.[31]

Trong Sách giáo khoa ngữvăn 6, tập 1 có nêu định nghĩa về từnhư sau: “Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng đểđặt câu”.[]

Tóm lại, dựa trên những góc độ, phương diện nghiên cứu khác nhau mà các nhà ngôn ngữ học đã đưa ra những định nghĩa về từ khác nhau Trong phạm vi của khóa luận, chúng tôi thống nhất với khái niệm về từ trong Sách giáo khoa Ngữvăn

6 tập 1 làm khái niệm công cụ trong quá trình thực hiện đề tài

Vốn từ hay còn gọi là từ vựng là tập hợp các từ trong một ngôn ngữ mà người đó quen thuộc Vốn từ thường xuyên tăng lên theo tuổi tác, và là công cụ cơ bản, hữu dụng trong giao tiếp và thu nhận kiến thức.[32]

Kho tàng từ vựng của một ngôn ngữ cực kỳ phong phú Kho tàng từ vựng ấy không tĩnh tại mà luôn vận động, phát triển "Kho tàng từ vựng của một ngôn ngữ" có nghĩa là "tổng số và hệ thống toàn bộ các từ và cụm từ cố định trong ngôn ngữ đó" Mỗi ngôn ngữ phát triển đều có khối lượng từ vựng dồi dào, có thể lên tới hàng chục vạn từ Kho tàng từ vựng của một ngôn ngữ bao gồm nhiều lớp từ, nhiều nhóm từ không đồng nhất, mang những đặc trưng khác nhau Trong kho tàng từ vựng của bất kỳ ngôn ngữ nào cũng luôn có sự tồn tại của những từ mới và những từ cũ, những từ phổ biến chung và những từ địa phương, những từ chuẩn mực và những từ vay mượn, từ chuyên môn.

Với mỗi cá nhân, vốn từ không tỷ lệ thuận với vốn từ trong ngôn ngữ chung của cả cộng đồng mà nó phụ thuộc vào sự phát triển trí tuệ, nhận thức, văn hoá của mỗi cá nhân

Theo tác giả Lê Hữu Tỉnh “Vốn từ của cá nhân là toàn bộ các từ và đơn vị tương đương từ của ngôn ngữđược lưu giữ trong trí óc của cá nhân và được cá nhân đó sử dụng trong hoạt động giao tiếp”.[23] Đối với trẻ mầm non, vốn từ tích cực là những từ trẻ hiểu được và biết vận dụng trong các tình huống giao tiếp Còn vốn từ thụ động là những từ trẻchưa hiểu ý nghĩa hoặc có hiểu nhưng không biết vận dụng trong giao tiếp (không nói ra được) Như vậy, phát triển vốn từ cho trẻ không chỉ là mở rộng vốn từ, khả năng hiểu nghĩa, đồng thời làm giàu vốn từ về mặt số lượng mà phải tích cực hoá vốn từ trong giao tiếp Đó là nhiệm vụ hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ mầm non giúp trẻ có thể giao tiếp mạch lạc, phù hợp trong ngữ cảnh khác nhau.[33]

Từ loại là thành quả nghiên cứu từ vựng dưới góc độ ngữ pháp, là những tập hợp từ có chung đặc điểm về mặt ngữ pháp Các đặc điểm đó được dùng làm chuẩn mực để nhóm hợp và phân loại từ.

Vốn từ Tiếng Việt chia thành hai loại lớn, đó là thực từvà hư từ:

Thực từ: gồm các từ loại danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ

Hư từ: gồm các loại từđịnh từ, phó từ, kết từ, tình thái từ

Tóm lại: Từ là đơn vị cơ bản để xây dựng câu, không có từ thì không có ngôn ngữ Trẻ mẫu giáo được tiếp xúc thường xuyên với ngôn ngữ Tiếng Việt sẽcó cơ hội được hình thành khái niệm về từ, hiểu được ý nghĩa của từ và tập sử dụng vốn từ Tiếng Việt trong các tình huống giao tiếp một cách chủ động, tích cực, góp phần vào quá trình củng cố và phát triển Tiếng Việt

Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ 3 – 4 tuổi

1.3.1 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ nói chung của trẻ 3 - 4 tuổi

Trẻ 3 đến 4 tuổi có thể sử dụng ngôn ngữ để thể hiện sự hiểu biết, cảm xúc, ấn tượng của mình Sự phát triển ngôn ngữ gắn liền với sự mở rộng giao lưu của trẻ với thế giới xung quanh, với con người, với đồ vật và thiên nhiên

Mở rộng phạm vi tiếp xúc sẽ giúp trẻ linh hoạt trong khả năng nhận thức của mình, giúp trẻ tăng khả năng tiếp nhận ngôn ngữ, hình thành vốn từ vựng phong phú, bao gồm nhiều loại từ.

Bước tiến mới trong quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ từ 3 đến 4 tuổi thể hiện ở vốn từ vựng phong phú, bao gồm nhiều loại từ như tính từ, đại từ, trạng từ Trẻ hiểu được ý nghĩa của các từ loại này và sử dụng chúng để diễn đạt mối quan hệ giữa các sự vật, sự việc về thời gian, không gian, số lượng, nguyên nhân, kết quả Câu nói của trẻ cũng phát triển hơn, số câu nói đúng ngữ pháp tăng lên, các thành phần trong câu hoàn thiện Do đó, khả năng giao tiếp của trẻ từ 3 đến 4 tuổi có bước tiến đáng kể so với trẻ dưới 3 tuổi.

1.3.2 Đặc điểm vốn từ của trẻ 3 – 4 tuổi

Theo tác giả Đinh Hồng Thái, ngôn ngữ trẻ 3 - 4 tuổi phát triển rất nhanh, vốn từ của trẻtrong giai đoạn này tăng gấp nhiều lần so với trẻởnăm thứ 2 Cụ thể:

- Số lượng từ: Số lượng từ của trẻ 3 tuổi khoảng gần 500, phần lớn là danh từ, động từ Trẻ 4 tuổi có thể nắm được xấp xỉ 700 từ, ưu thế vẫn thuộc về danh từ và động từ Hầu hết các loại từđã xuất hiện trong vốn từ của trẻ

- Khả năng nắm bắt các từ loại: Khả năng sử dụng từ loại trong vốn từ của trẻ là tiêu chí để đánh giá chất lượng vốn từ Trẻ 3-4 tuổi, về cơ bản trong vốn từ của trẻđã có đủ các từ loại Tuy nhiên, tỉ lệ danh từ và tính từcao hơn nhiều so với các từ loại khác: danh từ chiếm 38%, động từ chiếm 32%, còn lại là tính từ chiếm 6,8%, đại từ chiếm 3,1%, phó từ 7,8%, tình thái từ 4,7%, quan hệ từ 1,7%, số từ 2,5% Trẻ sử dụng danh từ, động từ để chỉ tên gọi cỏ cây, hoa lá xung quanh, hoặc những việc làm của trẻ, những hành động của con người, con vật, cỏ cây, hoa lá Sự tăng giảm của các từ loại trong vốn từ của trẻ là phù hợp với nhận thức của trẻ từng giai đoạn

Trẻ em lứa tuổi mầm non có 5 mức độ hiểu nghĩa từ Ở độ tuổi nhà trẻ, trẻ chủ yếu hiểu nghĩa biểu danh (mức độ 0) Trẻ 3-4 tuổi đã hiểu được nghĩa của từ ở mức độ 1 (ý nghĩa biểu niệm ở mức thấp, tên gọi chung của các sự vật, hiện tượng cùng loại) và mức độ 2 (khái quát hơn như quả cam, táo, xoài; cây bóng mát, ăn quả).

Vốn từ tích cực và thụ động: Trẻ mẫu giáo lĩnh hội vốn từ ngữ chỉ là bước đầu nên không phải tất cả các từ chúng tiếp nhận và sử dụng ngay được Đối với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi, do kinh nghiệm sống, tri thức của trẻ còn hạn chế, nên vốn từ tích cực và từ thụđộng còn nghèo nàn, có lúc trẻ hiểu nghĩa của từ nhưng lại không nói được Do vậy, quá trình tích cực hóa vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi nói riêng và trẻ mẫu giáo nói chung là rất cần thiết nhằm chuyển vốn từ thụ động của trẻ sang vốn từ tích cực

1.3.3 Nhiệm vụ phát triển vốn từ 3 - 4 tuổi

Vốn từ không phải là yếu tố duy nhất để giao tiếp, nhưng là đơn vị cấu tạo nên câu Trong giao tiếp hằng ngày, các câu được sử dụng nhiều và đa dạng nếu không có từ ngữ thì chắc chắn việc giao tiếp sẽ không có hiệu quả Con người phát triển là nhờ hoạt động giao tiếp, chính trong giao tiếp trẻ mới phát triển về mọi mặt Phát triển vốn từ cho trẻ tập trung vào các nhiệm vụ sau:

Để trẻ tích lũy được lượng từ vựng đủ dùng cho giao tiếp, cha mẹ cần cung cấp cho trẻ những từ ngữ liên quan đến môi trường xung quanh, đời sống cá nhân, sinh hoạt, học tập và vui chơi của trẻ.

Chú ý về mặt cơ cấu từ loại: Theo đặc điểm phát triển vốn từ thì trẻ 3 – 4 tuổi vềcơ bản đã có đầy đủ các từ loại Tuy nhiên, giữa các từ loại có sự chênh lệch nhau khá rõ rệt Danh từ là từ loại xuất hiện sớm nhất, sau đó là các từ loại động từ, tính từ, các từ loại khác xuất hiện muộn hơn.

Chính vì thế cần hình thành đủ các từ loại tiếng việt cho trẻ với tỉ lệ thích hợp Số lượng từ bao nhiêu càng tạo điều kiện cho trẻ diễn đạt thuậ lợi bấy nhiêu

Nếu cơ cấu từ loại quá ít và không hợp lý thì việc trẻ diễn đạt một cách rõ rang là rất khó khăn.

- Giúp trẻ hiểu nghĩa của từ: Giúp trẻ nắm được ý nghĩa của từtrên cơ sởđối chiếu với các đồ vật ở xung quanh Giúp trẻ hiểu được ý nghĩa khái quát của từ, trên cơ sở phân biệt được những dấu hiệu đặc trưng của sự vật, hiện tượng

- Giúp trẻ tích cực hóa vốn từ cho trẻ: đây là quá trình biến những từ thụ động thành những từ chủ động Trong quá trình giao tiếp trẻ dần lĩnh hội được ý nghĩa của từ Việc sử dụng một từ trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp sẽ làm cho từ ngữđó được tích cực hóa trong hoạt động của trẻ Các tiêu chí đánh giá từ ngữ tích cực: trẻ phát âm đúng, trẻ hiểu nghĩa của từ, sử dụng từ chính xác trong ngữ cảnh khác nhau.[20]

1.3.4 Nội dung phát triển vốn từ 3 - 4 tuổi trong chủ đề Giao thông

Vốn từ về chủ đề Giao thông cần cung cấp cho trẻ xoay quanh các vấn đề như phương tiện giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy, phương tiện giao thông đường sắt và phương tiện giao thông đường hàng không, cùng với các nội dung về luật giao thông đường bộđơn giản Cụ thểnhư sau:

- Tên gọi một số PTGT đường bộ quen thuộc như xe máy, xe đạp, ô tô, xe khách

- Tên gọi, người điều khiển các PTGT đường bộ

Trò chơi họ c t ậ p c ủ a tr ẻ 3 – 4 tu ổ i

Xét về cấu trúc thì trò chơi học tập bao giờ cũng có một cấu trúc rõ ràng và xác định khác hẳn với các dạng trò chơi khác và sự luyện tập Cấu trúc của trò chơi học tập gồm ba thành tố: nhiệm vụ nhận thức (nội dung chơi), các hành động chơi (thao tác chơi) và luật chơi (quy tắc chơi)

Nội dung chơi (Nhiệm vụ nhận thức): Đây chính là nhiệm vụ học tập, nó có tính chất như một bài toán mà trẻ phải dựa trên những điều kiện đã cho Nội dung chơi là thành phần cơ bản của trò chơi học tập, nó khêu gợi hứng thú sinh động của trẻ, kích thích tính tích cực và nguyện vọng chơi của trẻ

Hành động chơi: Là những hành động trẻlàm trong lúc chơi, những động tác này rất đa dang, muôn màu muôn vẻ phụ thuộc vào luật chơi Hành động chơi càng đa dạng, phong phú bao nhiêu thì thu hút được nhiều trẻ tham gia bấy nhiêu và bản thân trò chơi càng lý thú, hấp dẫn

Trong trò chơi học tập của trẻ 3 - 4 tuổi, nội dung những hành động chơi th- ường đơn giản như di chuyển, sắp xếp lại, thu thập các đồ vật, so sánh chúng và lựa chọn theo màu sắc, kích thước hoặc bắt chước các hành động chơi…

Luật chơi: là yếu tốcơ bản của trò chơi học tập, nó quy định người chơi phải làm gì, làm như thế nào trong một trò chơi và vạch rõ nội dung của trò chơi Luật chơi có vai trò to lớn: xác định tính chất, phương thức hành động, tổ chức và điều khiển hành vi cùng mối quan hệ giữa trẻ với nhau trong khi chơi Những luật chơi nào cũng là tiêu chuẩn đánh giá hành động chơi đúng hay sai Việc trẻlĩnh hội các luật chơi, tuân theo các luật chơi đó có tác dụng giáo dục tính độc lập, khả năng tự kiểm tra và kiểm tra lẫn nhau trong khi chơi.[18]

Trong trò chơi học tập, giữa nhiệm vụ nhận thức, các hành động chơi và luật chơi có mối liên hệ rất mật thiết Nhiệm vụ nhận thức xác định tính chất của các hành động chơi Luật chơi giúp cho việc thực hiện các hành động chơi và giúp giải quyết các nhiệm vụ chơi Nhiệm vụ chơi và những hành động chơi tạo nên nội dung trò chơi

Còn trong trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ hành động chơi không có nhiệm vụ cung cấp từ mới mà có nhiệm vụthúc đẩy việc sử dụng vốn từ đã có Đồng thời hành động chơi tạo nên hoàn cảnh chơi và thông qua luật chơi hư- ớng trẻ vào việc thực hiện nhiệm vụ một cánh gián tiếp Hành động chơi thực hiện nhiệm vụ luyện tập, sử dụng đúng, thành thạo các từ nói lên bản chất của sự vật, đồ vật và nó thúc đẩy tư duy phát triển

Những thành tố trên kết hợp, gắn bó chặt chẽ với nhau và dù chỉ thiếu một trong những yếu tốđó thì trò chơi học tập không thể tiến hành được

* Tên gọi của mỗi trò chơi học tập thường phản ánh nội dung chơi và khêu gợi hứng thú của trẻđến với trò chơi.

* Trò chơi học tập bao giờ cũng có kết quả nhất định ở phần kết thúc cuộc chơi, chẳng hạn, việc đoán ra một câu đố hay thể hiện sự nhanh nhẹn… và trẻ cảm thấy như một thành công nhất định Kết quả đó phải được thể hiện trong việc giải quyết nhiệm vụchơi cũng như việc đem lại niềm vui, sự thoả mãn cho những người tham gia chơi.

Kết quả của trò chơi phản ánh nỗ lực của trẻ em trên hành trình lĩnh hội kiến thức thông qua tư duy, tìm hiểu và sáng tạo Ngoài ra, trò chơi còn bộc lộ tinh thần cộng đồng của các em nhỏ trong quá trình làm việc nhóm.

Trong trò chơi học tập, luôn tồn tại mối quan hệ qua lại giữa cô và trẻ, và giữa trẻ với nhau Quan hệ này do nhiệm vụchơi, hành động chơi hay luật chơi quy định Cô có thể là người tổ chức trẻ chơi, có thể là người tham gia cùng với trẻ, trong mọi trường hợp, trò chơi phụ thuộc vào cô giáo – người tổ chức, điều khiển trò chơi

Tính tự lập và sáng kiến của trẻ được thể hiện trong quá trình trẻ thực hiện các thao tác chơi, hành động chơi Trẻ tự lựa chọn các phương thức hành động trong việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo những hiểu biết của mình để giải quyết nhiệm vụ chơi một cách có hiệu quả

Trò chơi học tập ở trẻ mẫu giáo vô cùng phong phú và đa dạng Người ta có thể phân loại trò chơi theo những cách khác nhau tuỳtheo phương diện mà người ta quan tâm

Dựa vào đặc điểm của các vật liệu chơi, đồchơi được sử dụng trong trò chơi, các trò chơi học tập có thểđược chia thành:

+ Trò chơi học tập với các đồ vật (gồm đồ chơi, đồ dùng, nguyên vật liệu thiên nhiên, phế liệu…).

+ Trò chơi học tập với các tranh in ấn, gồm: Trò chơi so tranh, so hình; Trò chơi lô tô; Trò chơi chắp tranh (ghép tranh)…

+ Trò chơi học tập bằng lời

Dựa trên phương diện phát triển các chức năng tâm lý cho trẻ, trò chơi học tập có thể chia thành:

Trò chơi học tập đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển giác quan trẻ thơ Các trò chơi này thông qua hoạt động lý thú giúp trẻ rèn luyện sự tinh nhạy của đôi mắt, sự thính nhạy của đôi tai và sự nhạy cảm của đôi tay Nói cách khác, trò chơi học tập thúc đẩy trẻ phát huy khả năng cảm nhận của mình, góp phần phát triển nhận thức toàn diện ở trẻ.

+ Trò chơi học tập nhằm phát triển khảnăng chú ý.

+ Trò chơi học tập nhằm rèn luyện trí nhớ

+ Trò chơi học tập nhằm phát triển các thao tác tư duy Những trò chơi này thường đòi hỏi trẻphân tích, so sánh, khái quát… các sự vật, hiện tượng

Ý nghĩa củ a vi ệ c phát tri ể n v ố n t ừ đố i v ớ i hi ệ u qu ả chơi trò chơi họ c t ậ p c ủ a tr ẻ

Phát triển ngôn ngữđặc biệt phát triển vốn từ luôn là vấn đề quan trọng trong việc giáo dục trẻ ở trường mầm non Ở trẻ, mọi hoạt động đều cần sử dụng đến ngôn ngữ, ngôn ngữ chính là cơ sở của mọi sự suy nghĩ và là công cụ của tư duy

Trẻ em có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thức thế giới xung quanh Trong quá trình nhận thức những sự vật và hiện tượng, các em phải sử dụng từ ngữ để phân biệt được vật này với vật khác, biết được tên gọi, màu sắc, hình dáng, công dụng và những thuộc tính cơ bản của vật,… (ví dụ: Trẻ làm quen với xe đạp, trẻ biết đặc điểm, cấu tạo, công dụng…của xe đạp và nói được từ“xe đạp”) Khi người lớn đưa ra các câu hỏi, câu trả lời hay khi đàm thoại trực tiếp với trẻ thì cũng đồng thời ngay lúc đó trẻlàm quen được với các sự vật, hiện tượng có ở môi trường xung quanh, và trẻ hiểu được những đặc điểm, tính chất, công dụng của các sự vật cùng với các từ tương ứng với nó thông qua các từ ngữđó.

Ngôn ngữ còn là công cụ giúp trẻ hoạt động vui chơi và nhận thức thế giới xung quanh một cách phong phú hơn Bởi chơi là phương tiện mở rộng, củng cố chính xác hóa biểu tượng của trẻ về cuộc sống xung quanh Khi chơi, trẻ học cách dựa vào những biểu thượng những biểu tượng đã có và dung lời nói giải quyết nhiệm vụ trong những hoàn cảnh mới Khi tham gia vào trò chơi, trẻ dùng ngôn ngữ để giải quyết nhiệm vụ chơi một cách tốt nhất, trẻ phải có trình độ phát triển ngôn ngữ nhất định

Việc phát triển vốn từ cho trẻ thông qua trò chơi học tập đã tạo cho trẻ khả năng giải quyết nhiệm vụ nhận thức nhẹ nhàng, không áp đặt, nâng cao hứng thú, phát triển khả năng tập trung chú ý, hành động có định hướng phù hợp với lời chỉ dẫn của giáo viên và đảm bảo cho trẻ việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng một cách tốt nhất.

Tiểu kết chương 1

Phát triển ngôn ngữ nói chung và phát triển vốn từ nói riêng là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục MG Đối với trẻ tuổi, 3 – 4 tuổi từ ngữ chính là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi Trẻ 3 tuổi đã có một vốn từ nhất định, khoảng 700 từ Tốc độ tăng vốn từ ở các độ tuổi khác nhau, chậm dần theo độ tuổi Về cơ bản trong vốn từ của trẻ đã có đủ các loại từ nhưng ưu thế vẫn thuộc về danh từvà động từ Vốn từ của trẻ MG có khối lượng nhỏhơn rất nhiều so với số lượng vốn từ của người lớn Vì khối lượng tri thức của chúng còn quá hạn hẹp Vì thế mở rộng vốn từ phải dựa vào sự mở rộng nhận thức cho trẻ

Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua các TCHT giúp trẻ tiếp thu, củng cố những tri thức và kĩ năng một cách nhẹ nhàng không có chủ định như một giờ học

Trẻ có cảm giác chơi nhưng thực chất là học Thông qua các trò chơi trẻ phải điền thêm các từ còn thiếu, hoặc phát âm những từ cho phù hợp với nội dung của trò chơi hay sự vật, hiện tượng được sử dụng trong trò chơi Từđó góp phần làm phong phú thêm vốn từ cho trẻ

Tất cả nội dung được nêu ở chương 1 là những cơ sở quan trọng giúp chúng tôi tiến hành đi sâu phân tích nội dung ở các chương sau của đề tài nghiên cứu.

THỰ C TR Ạ NG VI Ệ C T Ổ CH ỨC TRÒ CHƠI HỌ C T Ậ P PHÁT

Vài nét về cơ sở mầm non

Chúng tôi tiến hành khảo sát, tìm hiểu thực trạng tại trường mẫu giáo Điện Trung thuộc xã Điện Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam Trường mẫu giáo Điện Trung được thành lập năm 1985 Trong công tác xây dựng trường đạt chuẩn

Quốc gia, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã và các tổ chức đoàn thể xã hội cùng với Ban đại diện hội cha mẹ học sinh thực hiện tốt chủ trương

“Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân” nên luôn quan tâm và hỗ trợ cho nhà trường về nhiều mặt

Trường có 7 phòng học Mỗi phòng đều có đầy đủ thiết bị máy tính, ti vi hỗ trợ cho việc giảng dạy Hiện nay cơ sở vật chất của trường đảm bảo phục vụ tốt cho công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo Cảnh quan môi trường khang trang, thoáng mát, sạch đẹp, đảm bảo theo yêu cầu công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 theo thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08/02/2014 của BGDĐT.

2.1.2 Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên không ngừng phát huy sức mạnh đoàn kết, vượt khó vươn lên, luôn phấn đấu không ngừng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ trong từng năm học Hiện nay, toàn trường có tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 24 người Trong đó:

Về trình độ chuyên môn của giáo viên trong trường:

2.1.3 Tình hình phát triển số lượng trẻ

Năm học 2019 - 2020, trường Mẫu giáo Điện Trung có tổng số 07 lớp mẫu giáo, tổng số 196 trẻ theo học, độ tuổi từ3 đến 5 tuổi, cụ thểnhư sau:

Lớp Số lớp Tổng số trẻ

Toàn bộ 07 lớp đều được tổ chức bán trú tại trường Trẻ có sức khỏe tốt, tâm lý phát triển bình thường, đảm bảo tham gia tốt các hoạt động học tập, vui chơi do nhà trường tổ chức.

Khảo sát thực tiễn về tổ chức trò chơi học tập phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi

4 tuổi trong chủ đề Giao thông

Khảo sát thực trạng tổ chức trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3

Nghiên cứu này nhằm xác định cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp tổ chức trò chơi học tập phát triển vốn từ cho trẻ mầm non (3-4 tuổi) thông qua chủ đề Giao thông Bằng cách nghiên cứu phương pháp và nội dung dạy học theo chủ đề Giao thông, đánh giá vốn từ của trẻ và phân tích các trò chơi học tập hiện có, bài viết này sẽ giúp thiết kế các trò chơi học tập phù hợp với đặc điểm nhận thức và khả năng ngôn ngữ của trẻ mầm non, góp phần phát triển vốn từ và kỹ năng ngôn ngữ của các em một cách hiệu quả.

Khảo sát nhận thức giáo viên về tổ chức trò chơi học tập phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi trong chủđề giao thông

Khảo sát thực trạng việc thực hiện các biện pháp tổ chức trò chơi học tập phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi trong chủđề giao thông

Khảo sát mức độ phát triển vốn từ của trẻ 3 - 4 tuổi khi tham gia trò chơi học tập trong chủđề giao thông

Trong quá trình tổ chức trò chơi học tập phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi trong chủ đề giao thông, các giáo viên thường gặp phải một số khó khăn nhất định Thứ nhất, việc lựa chọn trò chơi phù hợp với độ tuổi và khả năng nhận thức của trẻ là thách thức Thứ hai, việc tạo ra không gian học tập hấp dẫn và kích thích trí tưởng tượng của trẻ là điều cần thiết nhưng cũng gặp nhiều khó khăn Bên cạnh đó, việc quản lý lớp học và đảm bảo sự tham gia tích cực của tất cả trẻ cũng đòi hỏi sự khéo léo và kỹ năng quản lý lớp học hiệu quả.

2.2.3 Khách thể, đối tượng và thời gian điều tra

Khách thể: Được tiến hành với 14 giáo viên của trường mẫu giáo Điện Trung và

51 trẻ của 02 lớp bé: Bé 1, Bé 2 ởtrường Mẫu giáo Điện Trung Đối tượng: Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi qua TCHT trong chủ đề giao thông

Thời gian điều tra: Tiến hành từ tháng 5/2020 đến tháng 6/2020

Trong quá trình điều tra, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với giáo viên về việc tổ chức trò chơi học tập phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi trong chủđề giao thông

- Phương pháp quan sát: Quan sát quá trình tổ chức trò chơi học tập của giáo viên nhằm phát triển vốn từ cho trẻ

- Phương pháp nghiên cứu giáo án về tổ chức trò chơi của giáo viên nhằm tìm hiểu về việc phát triển vốn từ cho trẻ

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phiếu hỏi trong điều tra nhằm tìm hiểu những vấn đềliên quan đến đề tài

- Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng các công thức toán học thống kê, phần mềm tính toán Excel với các hàm thống kê nhằm xử lý số liệu trong quá trình điều tra.

Các tiêu chí và thang đánh giá

Chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ phát triển vốn từ của trẻ 3 - 4 tuổi ở 02 lớp Bé dựa trên việc sử dụng bài tập ở phần phụ lục 2

Chúng tôi khảo sát 28 từ sau đây:

STT Từ STT Từ STT Từ

1 Đèn đỏ 10 Đứng lại 21 Ngược chiều

2 Đèn vàng 11 Chuẩn bị 22 Hiệu lệnh

3 Đèn xanh 12 Được đi 23 Bim bim

4 Ô tô 13 Biển báo cấm 24 Xình xịch

5 Tàu hỏa 14 Nối đuôi 25 Bíp bíp

6 Xe máy 15 Mũ bảo hiểm 26 Kinh coong

7 Xe đạp 16 Trẻ em 27 Nguy hiểm

8 Vỉa hè 17 Đi bộ 28 Đi thẳng

2.1.1.1 Tiêu chí 1: Phát âm đúng

Yêu cầu tiêu chí này là trẻphát âm đúng, rõ ràng, mạch lạc, đầy đủ các thành phần, không nói ngọng, nói lắp

Mức độ 1 (3đ): trẻ phát âm đúng 23 – 28 từ

Mức độ 2 (2đ): trẻphát âm đúng 17 – 22 từ

Mức độ 3 (1đ): trẻphát âm đúng 11 – 16 từ

Mức độ 4 (0đ): trẻphát âm đúng 0 – 10 từ

2.1.1.1 Tiêu chí 2 : Khảnăng hiểu nghĩa của từ

Trẻ nghe, hiểu nghĩa của từ trong lời hướng dẫn của cô

Mức độ 1 (3đ): trẻ hiểu đúng 23 – 28 từ

Mức độ 2 (2đ): trẻ hiểu đúng 17 – 22 từ

Mức độ 3 (1đ): trẻ hiểu đúng 11 – 16 từ

Mức độ 4 (0đ): trẻ hiểu đúng 0 – 10 từ

2.1.1.2 Tiêu chí 3: Khảnăng sử dụng vốn từ trong giao tiếp của trẻ

Trẻ trả lời chính xác, nói rõ ràng, mạch lạc các yêu cầu của giáo viên

Mức độ 1 (3đ): Trẻ trả lời chính xác 6 câu hỏi

Mức độ 2 (2đ): Trẻ trả lời chính xác 4 – 5 câu

Mức độ 3 (1đ): Trẻ trả lời chính xác 2 – 3 câu

Mức độ 4 (0đ): Trẻ trả lời chính xác 0 – 1 câu

Với cách tính điểm như trên thì số điểm tối đa của mà mỗi trẻ đạt được là 12 điểm và thấp nhất 0 điểm Dựa vào kết quả (tính bằng điểm số) của mỗi trẻ, chúng tôi phân loại trẻ theo các mức độ phát triển vốn từnhư sau:

Loại khá : Trẻ đạt 5 < điểm ≤ 7

Loại trung bình : Trẻđạt 2 < điểm ≤ 5

Loại yếu : Trẻđạt 0 ≤ điểm ≤ 2 điểm.

K ế t qu ả điề u tra

2.4.1 Kết quả điều tra thực trạng nhận thức của giáo viên về tổ chức trò chơi học tập phát triển vốn từ cho trẻ 3- 4 tuổi trong chủ đề giao thông

2.4.1.1 Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc tổ chức TCHT phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi

Thông qua quá trình điều tra bằng phiếu hỏi chúng tôi thu được kết quảnhư sau: Điều tra bằng phiếu hỏi được tiến hành qua 14 giáo viên của trường mẫu giáo Điện Trung Kết quảthu được trong bảng 2.1

Bảng 2.1 Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc tổ chức TCHT phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi (Căn cứ vào câu 1 phụ lục 1)

STT Ý kiến của giáo viên Sốlượng (người) Tỉ lệ (%)

Quan sát kết quả trên bảng chúng ta có thể thấy tỷ lệ giáo viên đánh giá việc phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua TCHT ở mức rất cần thiết không cao, chỉ chiếm có 28.6% Đa số giáo viên, chiếm 57.2% đánh giá ở mức cần thiết Ngoài ra có 14.2% giáo viên có ý kiến khác như có thể phát triển vốn từ thông qua nhiều hoạt động khác nhau như kể chuyện, đọc thơ, ca hát , không nhất thiết phải sử dụng trong TCHT Như vậy, có thể thấy rằng một số GV vẫn chưa nhận ra lợi thế việc tổ chức TCHT phát triển nhận thức của trẻ nói chung và phát triển vốn từ nói riêng

2.4.1.2 Nhận thức của giáo viên về nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua TCHT

Về mục đích phát triển vốn từ cho trẻ thông qua TCHT của giáo viên trường

Mẫu giáo Điện Trung được thể hiện ở bảng 2.2 cụ thểnhư sau:

Bảng 2.2 Nhận thức của giáo viên về các nhiệm vụ cần thực hiện khi phát triển vốn từ cho trẻ thông qua TCHT ( Căn cư vào câu 2 phụ lục 1)

STT Ý kiến Sốlượng Tỷ lệ %

1 Giúp trẻ nâng cao khảnăng hiểu nghĩa của từ

2 Cung cấp thêm từ mới cho trẻ 12 85.7%

3 Giúp trẻ biết lựa chọn và sử dụng từ trong quá trình giao tiếp

4 Cung cấp cho trẻ nhiều từ loại khác nhau

5 Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp

Việc phát triển vốn từ cho trẻ thông qua TCHT nhằm hướng tới nhiều mục đích và đa phần các giáo lớn giáo viên của trường Mẫu giáo Điện Trung đều nhận thức được điều đó Cụ thể là có 14/14 giáo viên, chiếm 50% cho rằng việc phát triển vốn từ cho trẻ nhằm hướng tới cảnăm mục đích mà trong phiếu khảo sát đã nêu ra; 35.7% giáo viên cho rằng giúp trẻ nâng cao khả năng hiểu nghĩa của từ; 85.7% giáo viên cho rằng nhiệm vụ là cung cấp vốn từ mới cho trẻ; 57.1% giáo viên cho rằng nhiệm vụ là nhằm giúp trẻ biết lựa chọn và sử dụng từ trong quá trình giao tiếp; 42.8% giáo viên cho rằng cung cấp cho trẻ nhiều từ loại khác nhau; 50% giáo viên cho rằng nhiệm vụ là giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp Điều đó chứng tỏ về cơ bản các giáo viên đều đã nhận thức được những nhiệm vụ của việc phát triển vốn từ cho trẻnhưng vẫn chưa vẫn chưa hiểu một cách sâu sắc

2.4.1.3 Việc sử dụng TCHT vào các hoạt động để phát triển vốn từ cho trẻ 3- 4 tuổi

Bên cạnh đó việc áp dụng TCHT thường xuyên trong những hoạt động học tập ở trường Mẫu giáo Điện Trung Kết quả được miêu tả trong bảng sau:

Bảng 2.3: Thời điểm sử dụng TCHT để phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi (Căn cứ vào câu 3 phụ lục 1)

Stt Ý kiến Sốlượng Tỷ lệ %

1 Làm quen môi trường xung quanh 14 100.0%

5 Làm quen tác phẩm văn học 4 28.6%

7 Hoạt động vui chơi ở góc 0 0.0%

9 Hoạt động chiều 0 0.0% Ở tất cả cả hoạt động giáo viên đều có thể sử dụng TCHT nhằm phát triển vốn từ cho trẻ Song không phải giờ hoạt động nào giáo viên cũng có thể áp dụng thường xuyên mà việc áp dụng còn phải tùy thuộc vào mục đích, đặc trưng của mỗi hoạt động Theo các giáo viên tham gia khảo sát thì phát triển vốn từ cho trẻ thông qua TCHT chỉ nên thường xuyên áp dụng vào các hoạt động chính đó là hoạt động làm quen tác phẩm văn học có 4/14 giáo viên chiếm 28.6% giáo viên cho rằng vì giờ hoạt động hoạt động làm quen tác phẩm văn học trẻ được trải nghiệm với nội dung câu chuyện, nội dung bài thơ, bài ca dao…điều đó sẽ giúp trẻ hứng thú hơn, trẻ sẽ tự kể lại chuyện hay đóng vai các nhân vật trong truyện, hay tự tìm các từ phù hợp điền vào các chỗ trống trong các bài thơ, bài ca dao… nhờđó mà vốn từ của trẻ sẽtăng nhanh

Hoạt động làm quen môi trường xung quanh có 14/14 giáo viên chiếm 100% giáo viên cho rằng ở hoạt động làm quen môi trường xung quanh trẻ sẽ được tiếp xúc với nhiều biểu tượng mới của môi trường xung quanh gần gũi với cuộc sống hằng ngày của trẻdo đó việc tổ chức trò chơi phát triển vốn cho trẻ dễ vì vậy mà tỷ lệ giáo viên tổ chức trò chơi phát triển vốn từ ở giờ hoạt động khám phá khoa học chiếm cao nhất Đối với các hoạt động còn lại, tỉ lệ xuất hiện TCHT phát triển vốn từ quá ít cụ thể như: hoạt động làm quen với toán chiếm 14.3%, hoạt động âm nhạc, hoạt động tạo hình, thể chất và hoạt động vui chơi ở góc hay hoạt ngoài trời, hoạt động chiều hầu như không có Qua bảng 2.3 cho ta thấy mức độ tần suất về việc tổ chức TCHT để phát triển vốn từchưa được GV lồng ghép vào các hoạt động của trẻ

2.4.1.4 Nguồn tài liệu TCHT phát triển vốn từmà giáo viên thường dùng

Hệ thống các trò chơi hỗ trợ phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo hiện nay khá phong phú và đa dạng Giáo viên có thể dễ dàng tìm kiếm được các trò chơi này trên Internet, giáo trình, hoặc ngay trong chương trình dạy học Tuy nhiên, nhiều giáo viên tại Trường Mẫu giáo Điện Trung chưa tận dụng hết các nguồn tài liệu tham khảo này khi thiết kế trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ.

Bảng 2.4: Nguồn tài liệu TCHT phát triển vốn từ mà giáo viên thường dung ( Căn cứ vào câu 4 phụ lục 1)

Stt Ý kiến Sốlượng Tỷ lệ %

1 Sưu tầm từ các tài liệu tham khảo khác nhau như sách, báo

2 Trò chơi có sẵn trong sách hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục MG

3 Trò chơi tự thiết kế 2 14.2%

Quan sát bảng 2.5, chúng ta thấy 8/14 giáo viên chiếm 57.2% giáo viên của trường Mẫu giáo Điện Trung sử dụng TCHT có sẵn trong chương trình giáo dục

MG dành cho lứa tuổi MG bé Tỷ lệ giáo viên sưu tầm các trò chơi từ trong các giáo trình hay các nguồn tài liệu tham khảo khác chưa nhiều, chỉ có 5/14 giáo viên chiếm 35.7%; Đặc biệt là chỉ có 2/14 giáo viên là sử dụng trò chơi do mình tự thiết kế và có 7/14 giáo viên sử dụng trò chơi trên internet Như vậy, nguồn TCHT phát triển vốn từ được giáo viên sử dụng chủ yếu là TCHT có sẵn trong chương trình giáo dục

MG dành cho lứa tuổi MG bé và cho rằng là cách thông dụng và hiểu qua bởi không bị mất nhiểu thời gian và công sức chuẩn bị Việc tự thiết TCHT phát triển vốn từ còn hạn chế Điều này cho thấy đa phần các giáo viên chủ yếu bám sát vào sách hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục MG Trên thực tế, giáo viên có thể tìm hiểu và tham khảo các TCHT nhằm phát triển vốn từ cho trẻ từ các giáo trình về giáo dục MG hay tra cứu trên Internet vềcác TCHT để phát triển vốn từ cho trẻ

Sau đó giáo viên có thể thiết kế thay đổi, điều chỉnh trò chơi một cách sáng tạo sao cho phù hợp với từng chủđề của bài học và phù hợp với trình độ của học sinh

2.4.1.5 Những loại trò chơi học tập mà giáo viên thường tổ chức cho trẻ

Những loại trò chơi mà giáo viên thường áp dụng để phát triển vốn từ cho trẻ được thể hiện cụ thểở bảng 2.5:

Bảng 2.5: Những loại TCHT mà giáo viên thường tổ chức cho trẻ(Căn cứ vào câu 5 phụ lục 1)

STT Hình thức trò chơi Sốlượng Tỷ lệ %

1 TCHT với đồ vật, đồ chơi, tranh ảnh… 14 100.0%

3 TCHT ứng dụng công nghệ thông tin 5 35.7%

Ưu tiên hàng đầu của giáo viên vẫn là trò chơi với đồ vật, đồ chơi và tranh ảnh do chúng kích thích các giác quan, tăng hứng thú học tập và dễ dàng tận dụng các đồ dùng học tập sẵn có Tuy nhiên, trò chơi bằng lời chỉ được sử dụng ở mức độ vừa phải trong khi trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin ít phổ biến hơn do khó thiết kế và đòi hỏi cơ sở vật chất phù hợp.

2.4.2 Kết quả điều tra thực trạng biện pháp mà giáo viên đã sử dụng trong tổ chức trò chơi học tập phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi

Với mục đích tìm hiểu về việc sử dụng các biện pháp mà giáo viên sử dụng để phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua TCHT Chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu trưng bày ý kiến giáo viên ở câu hỏi số5 và thu được kết quảở bảng 2.6 như sau:

Bảng 2.6: Các biện pháp mà giáo viên thường sử dụng để phát triển vốn từ cho trẻ MG 3 - 4 tuổi (Căn cứ vào câu 6 phụ lục 1)

STT Biện pháp Mức độ

SL TL SL TL SL TL

1 Sưu tầm, thiết kế trò chơi học tập có nội dung phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi trong chủđề

2 Xây dựng kế hoạch lồng ghép trò chơi học tập phát triển vốn từ vào các hoạt động

3 Xây dựng môi trường chơi hấp dẫn phù hợp với nội dung giúp trẻ phát triển vốn từ

4 Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, tranh ảnh liên quan đến chủđề giao thông

5 Phối hợp với phụ huynh học sinh để tổ chức trò chơi học tập tại gia đình trẻ

Qua số liệu ở bảng 2.5 chúng tôi nhận thấy nhìn chung giáo viên đã sử dụng tất cả các biện pháp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua TCHT trong chủ được sử dụng nhiều nhất là biện pháp thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, tranh ảnh trong chủđề giao thông chiếm 83.3% Qua trao đổi với giáo viên về mức độ sử dụng các biện pháp cụ thểnhư sau:

Biện pháp sưu tầm, thiết kế trò chơi học tập có nội dung phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi trong chủđề giao thông: thường xuyên sử dụng 5/14 giáo viên (chiếm 35.7%), thỉnh thoảng có 6/14 giáo viên (chiếm 42.9%), không sử dụng 3/14 giáo viên (chiếm 21.4%) Phần lớn giáo viên chỉ sử dụng TCHT đã có trong tài liệu, dựa vào bài soạn gợi ý trong chương trình

Trong hoạt động giáo dục, việc lồng ghép các trò chơi học tập phát triển vốn từ đang được các giáo viên sử dụng với tần suất khác nhau Theo kết quả phiếu điều tra, có 6 trên 14 giáo viên (42,9%) sử dụng biện pháp này thường xuyên, 6 giáo viên (42,9%) thỉnh thoảng sử dụng và 2 giáo viên (14,3%) không sử dụng Một số giáo viên cho rằng việc lồng ghép trò chơi có thể ảnh hưởng đến mức độ tiếp thu kiến thức của trẻ, vì các hoạt động giáo dục khác thường tập trung vào việc cung cấp kiến thức.

Cở sở đề xuất biện pháp tổ chức trò chơi học tập phát triển vốn từ về chủ đề

đề Giao thông cho trẻ 3 –4 tuổi

Dựa vào nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ 3 –4 tuổi: Phát triển vốn từ cho trẻ cần thực hiện những nhiệm vụ: Tích lũy số lượng cần thiết, chú ý về mặt cơ cấu từ loại, giúp trẻ hiểu nghĩa của từ, tích cực hóa vốn từ cho trẻ Mỗi TCHT khi đưa vào sử dụng sẽ đồng thời thực hiện nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhau Tuy nhiên, trong đề tài nghiên cứu khóa luận, một nguyên tắc cần được đảm bảo là nhằm vào nhiệm vụ phát triển vốn vốn từ cho trẻ Đó là cơ sở để người dạy lựa chọn, sử dụng trò chơi phù hợp, giúp trẻ phát triển vốn từ Công tác phát triển vốn từ cần bắtđầu từ dễ đến khó, những từ quen thuộc gắn liền với cuộc sống của trẻ và dạy trẻ biết sử dụng từ đúng đến biết dùng từ mang tính biểu cảm, biết sử dụng từ ngữ trong hoàn cảnh giao tiếp Khi phát triển vốn từ cần gắn liền với các phương tiện trực quan, giúp trẻ dễ dàng hiểu nghĩa

Để thiết kế trò chơi học tập hiệu quả cho trẻ, cần đa dạng hóa và đổi mới các trò chơi Cần tạo ra những hình thức mới dựa trên nội dung cũ, tránh trùng lặp để tăng sức hấp dẫn và cơ hội cho trẻ vận dụng kiến thức, tư duy giải quyết vấn đề trong các tình huống chơi phong phú Đối với trẻ 3-4 tuổi, sử dụng trò chơi phát triển vốn từ phải gắn liền với các đặc điểm tâm lý, khả năng trí tuệ và giáo dục tình cảm, đạo đức của trẻ.

Việc chú trọng phát triển nhận thức hơn là vốn từ ở trẻ mầm non Điện Trung khiến vốn từ vựng của trẻ chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến tình trạng vốn từ ở mức thấp, mức độ trung bình và yếu ở mức cao, trong khi mức độ tốt và khá còn hạn chế.

Giáo viên cần vận dụng các trò chơi trong hệ thống đa dạng, phong phú Có thể tạo ra những hình thức mới cho một nội dung đã cũ, cần làm tăng độ mới lạ, hấp dẫn, tránh rập khuôn, trùng lặp hình thức của những trò chơi cũ nhằm tăng cơ hội phát triển vốn từ cho trẻ, sự tập trung chú ý khi tham gia vào trò chơi.

Bi ệ n pháp t ổ ch ức trò chơi họ c t ậ p phát tri ể n v ố n t ừ cho tr ẻ 3 – 4 tu ổ i trong ch ủ đề giao thông

Từcơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, chúng tôi có đề xuất một số biện pháp khi tổ chức TCHT phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi trong chủ đề giao thông như sau:

3.2.1 Biện pháp 1: Sưu tầm trò chơi học tập có nội dung phát triển vốn từ cho trẻ

3 – 4 tuổi trong chủ đề giao thông

Sưu tầm TCHT có nội dung phát triển vốn từ cho trẻ trong chủ đề giao thông có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó làm thỏa mãi vui chơi và học tập của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ vận dụng kiến thức và khả năng tư duy của mình trong các lĩnh vực học và không gây sự nhàm chán và mất hứng thú ở trẻ

* Cách thực hiện Để sưu tầm TCHT phát triển vốn từ trong chủ đề giao thông một cách đa dạng và phong phú GV cần phải:

Khai thác, tìm kiếm từ tài liệu tham khảo: tuyển tập trò chơi cho trẻ lứa tuổi

MG 3 – 4 tuổi, các trò chơi phát triển vốn từ và phát triển tư duy trí tuệ cho trẻ… Đây là tài liệu cung cấp dồi dào về TCHT phát triển vốn từ trong chủđề giao thông cho trẻ Vì vậy, việc làm phong phú thêm nguồn TCHT trong dạy học phải được giáo viên tận dụng tối đa trong các tài liệu tham hảo

Khai thác từ bạn bè, đồng nghiệp: giáo viên thường xuyên thay đổi, tham khảo, lấy ý kiến của đồng nghiệp về TCHT phát triển vốn từ trong chủ đề giao thông nói riêng và trong tất cả các chủ đề nói chung Qua đó, GV vừa nắm được ý tưởng, vừa có thể cộng tác đểsưu tầm thêm những trò chơi phù hợp

Các nguồn thông tin qua mạng Internet như phần mềm trò chơi dành cho trẻ mầm non (MG) từ 3-4 tuổi là nguồn tài nguyên điện tử phong phú để giáo viên sưu tầm tài liệu, trò chơi trực tuyến (TCHT) Những TCHT này không chỉ giúp trẻ phát triển vốn từ trong chủ đề giao thông mà còn rất sinh động về nội dung, hình ảnh động hấp dẫn, kích thích hứng thú chơi cùng trẻ Trong đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã sưu tầm một số TCHT phù hợp nhằm giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển vốn từ trong chủ đề giao thông từ đa dạng các nguồn tài liệu đã nêu trên.

Nhà trường và giáo viên cần đặc biệt quan tâm và đầu tư vào việc sưu tầm và sử dụng các Tài nguyên chuyên môn hỗ trợ phát triển vốn từ vựng cho học sinh mẫu giáo trong chủ đề giao thông.

Cung cấp đầy đủ tài liệu cho GV

Cập nhật và ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học và hướng dẫn làm quen với công nghệ thông tin

* Một sốTCHT sưu tầm được áp dụng vào khóa luận

Trò chơi 1: Nói nhanh nói đúng

- Trẻ gọi được tên va đặc điểm các phương tiện như : xe đạp, xe máy, xe ô tô

- Trẻ hiểu được yêu cầu của cô

- Trẻ phát âm chính xác và rõ ràng

- Tranh về các hình ảnh phương tiện: xe đạp, xe máy, xe ô tô

- Trong tay cô có rất là nhiều bức tranh về các loại phương tiện khi cô đưa hình phương tiện nào các con cùng đọc to tên phương tiện đó.

*Luật chơi: Bạn nào trảđúng và nhanh nhất sẽ chiến thắng

- Giúp trẻ biết được tên gọi, tiếng kêu của tàu hỏa

- Rèn luyện khảnăng chú ý của trẻ

- Trẻ hiểu được yêu cầu của cô

- Cô giáo vạch 2 đường thẳng song song với nhau và một lá cờ màu xanh

- Cô cho trẻ sếp thành hàng dọc, tay đặt lên vai nhau làm đoàn tàu hỏa đi trong 2 đường thẳng song song mà cô đã kẻ

- Khi cô giáo giơ lá cờ xanh, trẻ di chuyển làm thành đoàn tàu, miệng kêu:

- Khi cô giáo nói "tàu lên dốc" thì tất cả phải đi bằng gót chân và miệng kêu

- Khi cô giáo nói "tàu xuống dốc" thì tất cả phải đi bằng mũi chân và miệng kêu "tu tu”

Trẻ phải xuất phát và ngừng lại theo đúng hiệu lệnh của cô Trẻ nào thực hiện đúng theo hiệu lệnh sẽ nhận được một ngôi sao may mắn

Trò chơi 3: Ai thông minh nhất?

- Trẻ gọi được tên các phương tiện : máy bay, tàu thủy và đặc điểm của các phương tiện

- Trẻ hiểu được yêu cầu của cô đưa ra

- Rèn luyện sự nhanh nhạy, ghi nhớ có chủđịnh của trẻ

Hình ảnh phương tiện: máy bay, tàu thủy

Cô sẽ phát cho mỗi bạn một rỗ các hình ảnh về các phương tiện giao thông mà chúng mình đã học Khi cô đọc câu hỏi thì các con nhanh chóng chọn hình đúng

*Luật chơi: Bạn nào chọn đúng và nhanh nhất sẽ chiến thắng

- Giúp trẻ tập trung lắng nghe, phát triển ghi nhớ có chủđịnh ở trẻ

- Trẻ gọi được tên các phương tiện giao thông đường không và đường thủy

- Trẻ hiểu được yêu cầu của cô

Bông hoa để phát cho trẻ trả lời đúng

Khi người hướng dẫn hô "trên không", trẻ em phải nhanh chóng kể tên hai loại phương tiện giao thông trên không (ví dụ: máy bay, tên lửa) Khi người hướng dẫn hô "dưới nước", trẻ em phải nhanh chóng kể tên hai loại phương tiện giao thông đường thủy mà chúng biết.

*Luật chơi: Trẻ trả lời đúng sẽđược phát 1 bông hoa

Trò chơi 5: Ô số bí mật

- Giúp trẻ nắm vững luật đi đường và củng cố một số hiểu biết về luật giao thông đường bộ

- Trẻ hiểu được yêu cầu của cô đưa ra

- Phát triển vốn từ cho trẻ

- Phát triển khảnăng mạnh dạn, tự tin trả lời khi đứng trước đám đông

- Các câu hỏi về luật lệ ATGT, tranh trên sile powerpoint

- Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội, mỗi đội cô sẽ mời một bạn lên chọn ô số

Cô có 3 ô số, trong mỗi ô số sẽ có một câu hỏi về câu chuyện “ Thỏ con đi học” và các con cùng thảo luận để trả lời câu hỏi của cô Cô cho từng đội lên chọn ô số và câu hỏi trong các ô số là

+Lời dặn dò của Thỏ mẹ với Thỏ con trước khi đi học là gì?

+Bác Gấu đã dặn dò Chó con như thế nào?

+ Chó con đã nhận ra điều gì sau lời Bác Gấu dặn dò và bài học của cô giáo?

- Đội nào trả lời đúng đội đó sẽđược thưởng 1 phần quà

Trò chơi 6: Đèn hiệu giao thông

-Giúp trẻ gọi được tên, ý nghĩa của đèn hiệu giao thông

-Trẻ hiểu được yêu cầu của cô

-Rèn luyện phản xạ nhanh nhạy, chú ý cho trẻ

- 10 đèn đỏ, 10 đèn xanh , 10 đèn vàng bằng xốp hoặc bìa có tay cầm

-Cô phát cho mỗi trẻ một đèn tín hiệu xanh , đỏ hoặc vàng

+ Cách 1: Khi cô hô được đi Những trẻ có đèn xanh sẽ giơ cao và cả lớp cùng nói “đèn xanh” Tương tự : Chuẩn bị –“đèn vàng” Dừng lại –“đènđỏ”

+ Cách 2: Chơi ngược lại : Khi cô giơ đèn xanh trẻ nói “được đi” Đèn đỏ–

“Đứng lại” Đèn vàng – “Chuẩn bị”

-Bạn nào trả lời nhanh nhất và chính xác sẽdành được một bông hoa

3.2 2 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch lồng ghép trò chơi học tập vào các hoạt động

Việc lựa chọn và sử dụng TCHT để giúp trẻ phát triển vốn từcũng cần phải được tiến hành một cách tích hợp và tự nhiên bắt đầu từ những ý tưởng, kinh nghiệm gần gũi và có ý nghĩa đối với trẻ nhằm tác động đến đứa trẻ một cách đồng bộ, toàn diện Việc giáo viên linh hoạt trong việc lựa chọn, sử dụng TCHT và linh hoạt trong việc lồng ghép trò chơi giao thông vào tất cả các hoạt động Nội dung giáo dục an toàn giao thông có thể tổ chức qua các môn học khác như: làm quen văn học, khám phá môi trường xung quanh, hoạt động ngoài trời, sẽ càng làm tăng thêm hứng thú cho trẻ, trò chơi càng trở nên hấp dẫn, lôi cuốn trẻ, kích thích trẻ chơi tích cực, giúp trẻ phát triển vốn từ một cácg tích cực

* Cách tiến hành Để xây dựng kế hoạch cho một hoạt động giáo viên phải căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ nội dung phát triển vốn từ trên cơ sở phân tích khả năng và mức độ phát triển của trẻ mà tiến hành xây dựng kế hoạch lồng ghép Cách tiến hành xây dựng kế hoạch lồng ghép trò chơi vào hoạt động giáo dục theo các bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu của biện pháp là phát triển vốn từ cho trẻ

Việc vận dụng các TCHT cho trẻ 3 – 4 tuổi lồng ghép vào hoạt động giáo dục cần được xác định mục tiêu thiết yếu là phát triển vốn từ cho trẻ Từ mục tiêu này, giáo viên thiết kế kế hoạch, lựa chọn các trò chơi và hoạt động phù hợp đểđạt hiệu quả cao nhất

Bước 2: Sưu tầm, lựa chọn TCHT và hoạt động phù hợp

Giáo viên sưu tầm sách báo, tạp chí viết vềcác trò chơi và lựa chọn, sáng tạo được nhiều dạng TCHT khác nhau để hạn chế sự trùng lặp, tạo sự mới mẻ, hấp dẫn, thu hút trẻ

Thực nghiệm sư phạm

*Mô t ả th ự c nghi ệm sư phạ m

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm nhằm thử nghiệm và kiểm nghiệm hiệu quả của những biện pháp đã đề xuất đến giả thuyết khoa học đã đề ra

Tổ chức TN các biện pháp đề ra khi sử dụng các TCHT đã được lựa chọn với mục đích cho trẻ phát triển vốn từ

Các biện pháp giáo dục được tiến hành cùng với sựgiúp đỡ trực tiếp của các giáo viên tại trường MG:

Biện pháp 1: Sưu tầm trò chơi học tập có nội dung phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi trong chủđề giao thông

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch lồng ghép trò chơi học tập vào hoạt động giáo dục

Biện pháp 3: Xây dựng môi trường chơi hấp dẫn phù hợp với nội dung giúp trẻ phát triển vốn từ trong chủ đề giao thông

Biện pháp 4: Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, tranh ảnh trong chủ đề giao thông kết hợp sử dụng phương pháp dùng lời

Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh học sinh để tổ chức trò chơi học tập tại gia đình trẻ

- Thời gian và địa bàn thực nghiệm

Thời gian thực nghiệm: 11/05/2020 đến 06/06/2020 Địa bàn thực nghiệm: Trường mẫu giáo Điện Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh

- Đối tượng thực nghiệm Đối tượng TN là trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mẫu giáo Điện Trung, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam

Với số lượng trẻ như sau:

+ Số trẻ lớp thực nghiệm: 25 trẻ

+ Số trẻ lớp đối chứng: 25 trẻ

- Lượng hóa kết quả bằng phương pháp thống kê toán học

X là giá trị trung bình biểu hiện mức độ phát triển của trẻ là điểm số của X tại điểm i n là tổng số trẻ của lớp

* Công thức tính độ lệch chuẩn

S là kí hiệu độ lệch chuẩn

X là kí hiệu của điểm thô là là ký hiệu trung bình cộng n là số các điểm trong phân số

- T iến hành thực nghiệm sư phạm

Chúng tôi lấy lại điểm khảo sát thực trạng ởchương 2 làm điểm khảo sát đầu vào để đánh giá Chúng tôi chọn 2 lớp được chia đều ngẫu nhiên về giới tính và nhận thức

Chúng tôi chọn 2 lớp bé và chia làm 2 nhóm:

Nhóm ĐC: 25 trẻ ( lớp bé 1 )

Nhóm TN: 25 trẻ ( lớp bé 2 )

Chúng tôi tổ chức TCHT phát triển vốn từ trong chủ đề giao thông cho 25 trẻ bằng 5 biện pháp đã đề xuất và tổ chức ở lớp TN Riêng nhóm ĐC thì vẫn tham gia hoạt động giáo dục như các tiết bình thường trên lớp

Kế hoạch thực nghiệm với lớp TN:

STT Tuần Trò chơi Thời điểm

Chủ đề nhánh: Bé với phương tiện đường bộ và đường sắt

Thứ 4 ngày 13/05/2020 Lồng ghép vào hoạt động ngoài trời

Chủđề nhánh: Bé với phương tiện đường hàng không và đường thủy

Lồng ghép vào hoạt động khám phá khoa học Trò chơi 4:

Chủđề nhánh: Bé với luật đi đường

Trò chơi 5: Ô cửa bí mật

Lồng ghép vào hoạt động làm quen văn học

Trò chơi 6: Đèn hiệu giao thông

Thứ 4 ngày 27/05/2020 Hoạt động chiều

Chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ PTVT cho trẻ ở 2 lớp TN và ĐC Dựa vào các tiêu chí và thang đo đã đưa ra ởchương 2.

Thời gian khảo sát là 11/05/2020 đến 06/06/2020

STT Thời gian khảo sát Lớp khảo sát

1 Sáng 03/06: từ8h30 đến 9h Bé 1 12 Đặng Thị Thu Sang

2 Chiều 03/06: từ14h30 đến 15h Bé 2 12 Đặng Thị Thu Sang

3 Sáng 04/06: từ8h30 đến 9h Bé 1 13 Đặng Thị Thu Sang

4 Chiều 04/06: từ14h30 đến 15h Bé 2 13 Đặng Thị Thu Sang

K ế t qu ả th ự c nghi ệm sư phạ m

3.4.1 So sánh mức độ phát triển vốn từ của trẻ 3 – 4 tuổi qua trò chơi học tập trong chủ đề Giao thông của hai nhóm ĐC và TN ( trước thực nghiệm)

Chúng tôi không tổ chức khảo sát mà lấy lại điểm khảo sát chương 2, cụ thể như sau

3.4.1.1 So sánh khảnăng phát âm đúng của hai nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm

Bảng 3.1 So sánh khảnăng phát âm đúng của hai nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm (Căn cứ PL 4a,4b) Đối tượng khảo sát

Tiêu chí 1: Phát âm đúng

Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4

SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ

Dựa vào sốlượng ở bảng 3.1 ta có biểu đồ

Biểu đồ 3.1 So sánh khả năng phát âm đúng của hai nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm

Dựa vào bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 ta có thể thấy mức độ phát âm đúng của trẻ 3 – 4 tuổi qua trò chơi học tập trong chủ đề giao thông tại 2 lớp TN và ĐC tương đương nhau và đều chưa cao Như vậy, mức độ phát âm đúng của trẻ ở mức độ trung bình Các trẻ phát âm chưa rõ ràng hay sai ở những từ “ ô tô” đọc thành “ô chô”, “đứng lại” đọc thành “chứng lại”… Chính vì vậy, dẫn đến kết quả thấp và hiệu quả hoạt động không cao

3.4.1.2 So sánh khả năng hiểu nghĩa của từ của hai nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm

Bảng 3.2 So sánh khả năng hiểu nghĩa của từ của hai nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm (Căn cứ phụ lục 4a, 4b) Đối tượng khảo sát

Tiêu chí 2: Khảnăng hiểu nghĩa của từ

Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4

SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ

Dựa vào sốlượng ở bảng 3.2 ta có biểu đồ

Tốt Khá Trung bình Yếu

Biểu đồ 3.2 So sánh khả năng hiểu nghĩa của từ của hai nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm

Kết quả khảo sát của bảng 3.2 và biểu đồ 3.2 cho ta thấy rằng mức độ hiểu nghĩa của từ của trẻ hai lớp còn thấp, chủ yếu ở mức độ 3, mức độ 4 và không chênh lệch nhiểu Khi thực hiện bài khảo sát thì trẻ thường hiểu sai nghĩa các từ

3.4.1.3 So sánh khảnăng sử dụng vốn từ trong giao tiếp của trẻ của hai nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm

Bảng 3.3 So sánh mức độ khảnăng sử dụng vốn từ trong giao tiếp của trẻ của hai nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm (Căn cứ PL 4a, 4b) Đối tượng khảo sát

Tiêu chí 2: Khảnăng sử dụng vốn từ trong giao tiếp

Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4

SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ

Dựa vào sốlượng ở bảng 3.3 ta có biểu đồ

Tốt Khá Trung bình Yếu

Biểu đồ 3.3 So sánh khả năng sử dụng vốn từ trong giao tiếp của trẻ của hai nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm

Từ bảng 3.3 và biểu đồ 3.3 chúng ta có thể thấy rằng: khảnăng sử dụng vốn từ trong giao tiếp của trẻ của 2 nhóm còn rất thấp, tuy có chênh lệch nhưng không đáng kể Đa số trẻ còn nhút nhát và không giao tiếp và nhờ khá nhiều vào sựgiúp đỡ của giáo viên Trẻ chỉ trả lời được câu hỏi như: Trong bức tranh những ai? Những câu hỏi khác thì trẻchưa trả lời được Từ biểu đồ, ta có thể kết luận khảnăng sử dụng vốn từ trong giao tiếp của trẻ hai nhóm chưa cao, tập trung ở mức độ mức độ 4

3.4.1.4 So sánh khả năng phát triển vốn từ của trẻ 3 – 4 tuổi trong chủ đề giao thông của hai nhóm ĐC và TN ( trước thực nghiệm)

Bảng 3.4 So sánh khảnăng phát triển vốn từ của trẻ 3 – 4 tuổi trong chủ đề giao thông của hai nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm Đối tượng khảo sát

Tốt Khá Trung bình Yếu

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

Dựa vào sốlượng ở bảng 3.4 ta có biểu đồ

Biểu đồ 3.4 So sánh kha năng phát triển vốn từ của trẻ 3 – 4 tuổi trong chủđề giao thông của hai nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm

Qua kết quả trên chúng tôi thấy mức độ phát triển vốn từ của trẻ 3 – 4 tuổi thông qua TCHT trong chủ đề giao thông giữa hai nhóm TN và ĐC trước thực nghiệm tương đối ngang nhau, có sự chênh lệch không đáng kể, kết quả kiểm tra cho thấy mức độ của trẻ còn thấp Đa số trẻở hai nhóm đạt điểm ở 2 mức độ trung bình và yếu khá cao, số trẻđạt mức độ giỏi và khá chiểm tỉ lệ nhỏ Cụ thể: trẻ nhóm

Theo khảo sát, có đến 56% trẻ trong nhóm trẻ tự nhiên (TN) đạt mức độ yếu và 28% đạt trung bình, trong khi chỉ 8% đạt mức giỏi và khá Ngược lại, nhóm trẻ có sự hỗ trợ của đồ dùng dạy học (ĐC) có 8% trẻ đạt mức tốt, 16% đạt mức khá, trong khi đến 60% đạt mức trung bình và yếu So sánh hai nhóm, sự chênh lệch về kết quả thực hiện bài khảo sát là không đáng kể.

Nhìn chung, cả hai nhóm đối chứng (ĐC) và thực nghiệm (TN) đều đạt điểm trung bình khá thấp, với ĐC là 2,52% và TN là 2,32% Mặc dù độ lệch chuẩn giữa hai nhóm có sự chênh lệch (2,24 với ĐC và 2,22 với TN), nhưng sự chênh lệch này không đáng kể.

3.4.2 So sánh khả năng phát triển vốn từ của trẻ 3 – 4 tuổi trong chủ đề Giao thông của hai nhóm TN và ĐC ( sau thực nghiệm)

Chúng tôi tiến hành khảo sát trên từng tiêu chí như sau:

Tốt Khá Trung bình Yếu

3.4.2.1 So sánh khảnăng phát âm đúng của hai nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm

Bảng 3.5 So sánh khả năng phát âm đúng của hai nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm ( Căn cứ vào PL 5a, 5b) Đối tượng khảo sát

Tiêu chí 1: Phát âm đúng

Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4

SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ

Dựa vào bảng 3.5 ta có biểu đồnhư sau:

Biểu đồ 3.5 So sánh khảnăng phát âm đúng của hai nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm

Sau khi thực nghiệm, trẻ lớp TN đã có tiến bộ, trẻphát âm đúng hơn, tỷ lệ trẻ ở mức độ 1 và 2 tăng Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn và chú ý nói theo mẫu của cô hơn Ở mức độ 4 giảm đáng kể chiểm 4% với 1 trẻ Ở nhóm ĐC, số lượng trẻ phát âm ở mức độ 4 còn cao Trẻ còn sai các từ như “ ô chô”, “chàu xủy” Khi phát âm trẻ chưa mạnh dạn, còn rụt rè,…

Tốt Khá Trung bình Yếu

3.4.2.2 So sánh khảnăng hiểu nghĩa của từ của hai nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm

Bảng 3.6 So sánh khả năng hiểu nghĩa của từ của hai nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm Đối tượng khảo sát

Tiêu chí 2: Khảnăng hiểu nghĩa của từ

Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4

SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ

Dựa vào số lượng ở bảng 3.6 ta có biểu đồ

Biểu đồ 3.6 So sánh khảnăng hiểu nghĩa của từ của hai nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm Ở tiêu chí 2, trẻở nhóm thực nghiệm tăng chủ yếu ở mức độ 2 và giảm mức độ 4, đa số trẻđã nhận biết được tiếng kêu và đặc điểm của các loại phương tiện từ đó chọn đúng thẻ theo câu hỏi của cô, Ví dụ trẻ đã chọn đúng phượng tiện “vượt sóng” ra khơi là tàu thủy và trả lời đúngkhi “đi bộ” trên vỉa hè là an toàn

Tốt Khá Trung bình Yếu

3.4.2.3 So sánh khảnăng sử dụng vốn từ trong giao tiếp của trẻ của hai nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm

Bảng 3.7 So sánh khảnăng sử dụng vốn từ trong giao tiếp của trẻ của hai nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm (Căn cứ vào PL 5a, 5b) Đối tượng khảo sát

Tiêu chí 3: Khảnăng sử dụng vốn từ trong giao tiếp

Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4

SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ

Dựa vào sốlượng ở bảng 3.7 ta có biểu đồ

Biểu đồ 3.7 So sánh khả năng sử dụng vốn từ trong giao tiếp của trẻ của hai nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm

Sau khi tiến hành TN, số trẻđạt loại Giỏi của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC là 4% Số trẻ đạt loại Khá của nhóm TN và nhóm ĐC bằng nhau Số trẻ đạt loại khá của nhóm TN thấp hơn nhóm ĐC là bằng nhau Số trẻ loại Yếu ở nhóm TN thấp hơn nhóm ĐC Nhìn chung ở tiêu chí này, tỷ lệ trẻ 2 nhóm không chênh lệch nhau quá ví đây tiêu chí khá khó so với tuổi mẫu giáo bé

3.4.2.4 So sánh khả năng phát triển vốn từ của trẻ 3 – 4 tuổi trong chủ đề giao thông của hai nhóm ĐC và TN (sau thực nghiệm)

Bảng 3.8 So sánh khảnăng phát triển vốn từ của trẻ 3 – 4 tuổi trong chủ đề giao thông của hai nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm ( Căn cứ PL 5a, 5b) Đối tượng khảo sát

Dựa vào số lượng ở bảng 3.8 ta có biểu đồ

Biểu đồ 3.8 So sánh khả năng phát triển vốn từ của trẻ 3 – 4 tuổi trong chủđề giao thông của hai nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm

Mức độ phát triển vốn từ của trẻ 3 – 4 tuổi thông qua trò chơi học tập trong chủ đề giao thông của hai nhóm ĐC và TN có sự chênh lệch rõ ràng Mức độ phát triển vốn từ của trẻ 3 – 4 tuổi thông qua trò chơi học tập trong chủ đề giao thông của nhóm ĐC tập trung ở mức độ trung bình và yếu, trẻở mức khá va tốt còn thấp

Tốt Khá Trung bình Yếu

Kết quả thu được qua khảo sát cho thấy, nhóm TN sau khi tham gia chương trình dạy tiếng Anh qua chủ đề giao thông đạt kết quả học tập tốt và khá cao hơn so với kết quả trước khi tham gia.

K ế t lu ậ n chung v ề k ế t qu ả th ự c nghi ệ m

Thông qua kết quả trên có thể thấy được rằng những biện pháp tôi đưa ra đã mang tính khảthi, tác động trực tiếp đến việc tham gia TCHT phát triển vốn từ cho trẻ Có thể thấy được rằng mức độ phát âm, hiểu nghĩa của từ và khả năng sử dụng vốn từ trong giao tiếp của trẻnhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Đa số trẻ ở nhóm TN rất hứng thú, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi tham gia TCHT, thể hiện sự nhanh nhẹn, mạnh dạn, tựtin khi đưa ra kết quả và diễn đạt ý rất rõ ràng, và biết lắng nghe ý kiến người khác Điều này chứng tỏ tính tích cực hiệu quả của biện pháp tổ chức TCHT nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua chủ đề giao thông tại trường mẫu giáo Điện Trung Kết quả thử nghiệm đã chứng minh giả thuyết khoa học của đề tài là đúng và khẳng định tính khả thi của biện pháp đã được xây dựng trong đề tài.

Tiểu kết chương 3

Trong nghiên cứu này, thí nghiệm thực nghiệm (TN) đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm chứng tính hiệu quả của các phương pháp mà luận văn đề xuất khi sử dụng mô hình TCHT để hỗ trợ trẻ từ 3-4 tuổi phát triển vốn từ Đồng thời, TN cũng giúp xác thực tính chính xác của giả thuyết khoa học đã đưa ra.

Qua quá trình TN vận dụng 5 biện pháp khi sử dụng TCHT giúp trẻ 3 – 4 tuổi ở trường MG Điện Trung phát riển vốn từ, chúng tôi nhận thấy: sau TN, khả năng sở hữu và sử dụng vốn từ của trẻcao hơn trước TN, cao hơn hẳn so với trẻở nhóm ĐC Như vậy, thực nghiệm đã chứng minh các biện pháp tổ chức TCHT nhằm PTVT cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua chủđềgiao thông được đề xuất là khảthi và ý nghĩa

Trong quá trình thử nghiệm, chúng tôi sử dụng các biện pháp đan xen vào nhau, mỗi biện pháp đều đóng một vai trò cụ thể và hỗ trợ lẫn nhau để đạt được mục tiêu chung.

Biện pháp 1: Sưu tầm trò chơi học tập có nội dung phát triển vốn từ cho trẻ 3 –

4 tuổi trong chủđề giao thông

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch lồng ghép trò chơi vào hoạt động giáo dục

Biện pháp 3: Xây dựng môi trường chơi hấp dẫn phù hợp với nội dung giúp trẻ phát triển vốn từ trong chủđề giao thông

Biện pháp 4: Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, tranh ảnh trong chủđề giao thông và kết hợp sử dụng phương pháp dùng lời

Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh học sinh để tổ chức trò chơi học tập tại gia đình trẻ

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận

Phát triển vốn từ là một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục MG

Việc phát triển vốn từ cho trẻ có thểđược tiến hành thông qua nhiều hoạt động khác nhau trong đó có TCHT Trò chơi học tập là một dạng trò chơi có luật, giúp tăng hứng thú cho trẻ khi chơi Và trò chơi học tập đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhận thức của trẻ Và dạng trò chơi học tập bằng lời cũng giúp cho vốn từ của trẻ phát triển rất tốt Do đó, việc thiết kếcác trò chơi học tập giúp trẻ phát triển vốn từ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện, khả năng nói và hiểu từ của trẻ sẽ tăng cao và hiệu quả hơn Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua các TCHT trong chủ đề giao thông giúp trẻ tiếp thu, cũng cố những tri thức và kĩ năng về phương tiện, luật lệ ATGT một cách nhẹ nhàng Tuy nhiên, tổ chức các TCHT để phát triển vốn từ cho trẻ, giáo viên phải chú ý đến nội dung, biện pháp tổ chức sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 3 – 4 tuổi

Hiện nay, đa số giáo viên của trường MG Điện Trung đã nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc phát triển vốn từ thông qua TCHT Giáo viên của trường cũng đã thiết kế một số loại TCHT nhằm phát triển vốn từ cho trẻ, trong đó loại trò chơi được đa số các giáo viên thường sử dụng vẫn là loại trò chơi với đồ vật, tranh ảnh Các loại trò chơi khác vẫn được sử dụng xen kẽnhưng không thường xuyên Kết quả phát triển vốn từ của trẻ thông qua các tiêu chí và thang đo cụ thể đã cho thấy trẻ 3 – 4 tuổi trường MG Điện Trung qua ba tiêu chí còn thấp Trẻ phát âm chưa chính xác các từ trong các trò chơi, số trẻ nói ngọng, nói lắp và khảnăng nhận biết từ, hiểu nghĩa từ và rất nhiều trẻchưa chủđộng, mạnh dạn, tự tin sử dụng từ vào trong hoạt động giao tiếp

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, chúng tôi đề xuất một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ MG 4 – 5 tuổi thông qua TCHT đó là:

Biện pháp 1: Sưu tầm trò chơi học tập có nội dung phát triển vốn từ cho trẻ 3 –

4 tuổi trong chủđề giao thông

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch lồng ghép trò chơi học tập vào hoạt động giáo dục

Biện pháp 3: Xây dựng môi trường chơi hấp dẫn phù hợp với nội dung giúp trẻ phát triển vốn từ trong chủ đề giao thông

Biện pháp 4: Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, tranh ảnh trong chủđề giao thông và kết hợp sử dụng phương pháp dùng lời

Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh học sinh để tổ chức trò chơi học tập tại gia đình trẻ

Kết quảTN đã khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất nhằm giúp trẻ 3 – 4 tuổi phát triển vốn từ thông qua TCHT trong chủđề giao thông.

Khuy ế n ngh ị

Để tổ chức TCHT nhằm PTVT cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua chủ đề giao thông đạt được hiệu quả tốt hơn chúng tôi mạnh dạn đưa ra một kiến nghị như sau:

Vềcơ sở vật chất và trang thiết bị, đồ dung dạy học: Nên đầu tư cơ sở vật chất cho trường MG Các phòng học cần phải rộng rãi, thoáng mát để tạo một không gian học tập thoải mái, giáo viên có thể dễ dàng tổ chức được nhiều trò chơi đa dạng Số lượng trẻ của một lớp không nên quá đông vì như vậy giáo viên sẽ khó quản lý và cũng khó tổ chức nhiều trò chơi nhóm nhỏ do không đủ thời gian Đồ dùng học tập cần phải được trang bị đầy đủ, phong phú và đa dạng, đặc biệt là phải phù hợp với nội dung, mục tiêu giáo dục trẻ ở từng độ tuổi

Về giáo viên mầm non: Phải yêu trẻ, nhẫn nại và chịu khó thiết kế sưu tầm và học hỏi cách tổ chức TCHT phát triển vốn từ trong chủđề giao thông cho trẻ Khi sử dụng các biện pháp cần đan xen với nhau để có thể giúp trẻ phát triển vốn từ tốt nhất

Và tạo nhiều cơ hội cho trẻ giao tiếp, được nói lên ý kiến của mình, tôn trọng mong muốn, ý tưởng của trẻ,… Như vậy, vốn từ của trẻ sẽ phát triển một cách toàn diện

Vềgia đình trẻ: Nhà trường kết hợp với phụ huynh để hỗ trợ cho công tác phát triển vốn từ của trẻ, bằng cách: giáo viên có thể dán thông báo về nội dung phát triển vốn từ trong một chủ đề cụ thểở bảng thông tin, giới thiệu một số TCHT để phụ huynh có thể tổ chức và theo dõi hơn về vốn từ phát triển cho trẻ Khuyến khích phụ huynh trò chuyện nhiều hơn với trẻ về các từ có trong nội dung của bảng thông tin khi trẻở nhà

1 Phạm Thị Vân Anh (2011), “Hình thành khả năng tự đánh giá cho trẻ trong hoạt động vui chơi”, Tạp chí Giáo dục Số 257 (Kì 1 - tháng 3/2011)

2 BộGD&ĐT (2002), Ngữvăn 6 tập 1, NXB Giáo dục

3 Bộ GD&ĐT (2009), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac - Lenin, NXB Chính trị quốc gia

4 BộGD&ĐT (2016), Chương trình giáo dục mầm non, NXB Giáo dục

5 Bộ GD&ĐT (2009), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac - Lenin, NXB Chính trị quốc gia

6 Nguyễn Thị Ngọc Châu (2018), “Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động khám phá thế giới thực vật”, Tạp chí Giáo dục số 438 (Kì

7 Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh (2008), Giáo dục học mầm non, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

8 Phạm Thụy Kim Châu (2013), Thiết kế một sốtrò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học

Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

9 Đinh Thu Hà (2008), Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, Luận văn Thạc sĩ KHGD Trường Đại học Sư phạm

10 Nguyễn Thị Hòa (2009), Tổ chức hoạt động giáo dục ở trường mầm non theo hướng tích cực –chuyên đề cao học, Luận văn Thạc sĩ KHGD Trường Đại học

11 Nguyễn Thị Hòa (2011), Giáo trình giáo dục học mầm non, NXB Đại học Sự

12 Nguyễn Thị Hương (2003), Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập, Luận văn Thạc sĩ KHGD Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

13 Nguyễn Thị Hương, Lục Thị Trung Hải (2018), “Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 5-6

14 Nguyễn Xuân Khoa (1999), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

15 Nguyễn Ngọc Linh, Nguyễn Minh Thu (2019), “Một số yêu cầu sư phạm đối với đồ chơi trẻ em”, Tạp chí Giáo dục Sốđặc biệt tháng 7/2019, tr.173-176

16 Nguyễn Luyến (2017), “Trò chơi học tập – phương tiện để giáo dục tính tích cực cho trẻ mầm non”, Tạp chí Giáo dục Sốđặc biệt (kỳ 2 tháng 8/2017)

17 Nguyễn Thị Phương Nga (2006), Giáo trình phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, NXB Giáo dục

18 Nguyễn Thị Phương Nga ( 2006), Tuyển tập bài tập trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, NXB Giáo dục

19 Hoàng Thị Hải Quế (2011), Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi học tập nhằm giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khám phá thiên nhiên vô sinh, Luận văn Thạc sĩ

KHGD Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

20 Đinh Hồng Thái (2012), Giáo trình Phát triển Ngôn ngữ tuổi mầm non, NXB Đại học Sư Phạm

21 Phạm Tiến Thành (2017), “Thiết kế trò chơi học tập trong nội dung hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng phát triển năng lực quan sát”, Tạp chí Giáo dục Sốđặc biệt (Kì 1 - tháng 8/2017), tr.13-16

22 Quàng Thị Tiên (2012), Một số biện pháp phát triển vốn từ Tiếng Việt cho trẻ dân tộc Thái 5-6 tuổi qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh,

Luận văn Thạc sĩ KHGD Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

23 Lê Hữu Tỉnh (2001), Hệ thống bài tập rèn luyện năng lực từ ngữ cho học sinh

Tiểu học, Luận án tiến sỹ Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội

24 Bùi Kim Tuyến, Nguyễn Thị Cẩm Bích, Lưu Thị Lan, Vũ Thị Hồng Tâm, Đặng Thu Quỳnh (2015), Các hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non, NXB

25 Đinh Thanh Tuyến (2015), Phát triển vốn từ tượng hình, tượng thanh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động đọc và dạy trẻ kể chuyện trong trường mầm non, Luận văn Thạc sĩ KHGD trường Đại học Sư phạm Hà Nội

26 Nguyễn Ánh Tuyết (2005), Giáo dục mầm non những vân đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Sư phạm

27 Nguyễn Ánh Tuyết (2008), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB Đại học

28 Uxova A.P (1997), Dạy học ở mẫu giáo, Nxb Giáo dục

29 Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành, Trần Hữu Thành (2000), Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

30 Đinh Văn Vang (2009), Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non, NXB

31 Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa - Thông tin, Thành phố Hồ Chí Minh

32 https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB_v%E1%BB%B1ng

33 http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-thiet-ke-mot-so-tro-choi-hoc-tap-nham- phat-trien-von-tu-cho-tre-mau-giao-4-5-tuoi-74307/

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN VỀ VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI

HỌC TẬP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ 3 – 4 TUỔI TRONG CHỦĐỀ

GIAO THÔNG TẠI TRƯỜNG MẤU GIÁO ĐIỆN TRUNG

Chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu vềcác trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ từ 3 – 4 tuổi, được biết cô đã có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng trò chơi giúp trẻ phát triển vốn từ Vì vậy, chúng tôi kính gửi đến cô phiếu này nhằm xin một vài ý kiến về việc tổ chức trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi hiện nay Chúng tôi hi vọng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp đầy quý báu của cô về vấn đề này

Xin chân thành cảm ơn!

Trung cấp Cao đẳng Đại học

Xin cô vui lòng đánh dấu X vào ô cô chọn hoặc trả lời ngắn gọn

Câu 1: Theo cô, việc tổ chức trò chơi học tập phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi trong chủđề giao thông có cần thiết không ?

Câu 2: Theo cô việc tổ chức TCHT phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi cần thực hiện những nhiệm vụ gì?

1 Giúp trẻ nâng cao khả năng hiểu nghĩa của từ

2 Cung cấp thêm từ mới cho trẻ

3 Giúp trẻ biết lựa chọn và sử dụng từ trong quá trình giao tiếp

4 Cung cấp cho trẻ nhiều từ loại khác nhau

5 Giúp trẻ mạnh dạn tự tin giao tiếp

Câu 3: Cô thường tổ chức trò chơi học tập phát triển vốn từ cho trẻ trong chủ đề giao thông qua các hoạt động nào ?:

STT Hoạt động học tập Chọn

1 Làm quen với môi trường xung quanh

5 Làm quen tác phẩm văn học

7 Hoạt động vui chơi ở góc

Câu 4: Cô thường lấy các TCHT phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi trong chủ đề giao thông từ nguồn tài liệu nào?

STT Nguồn tài liệu Chọn

1 Sưu tầm từ các tài liệu tham khảo khác nhau như sách, báo

2 Trò chơi có sẵn trong sách hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục MG

3 Trò chơi tự thiết kế

Câu 5: Cô thường sử dụng loại trò chơi học tập nào sau đâyđể phát triển vốn từ cho trẻ ?

STT Hình thức tổ chức TCHT Chọn

1 Trò chơi học tập với đồ vật, đồchơi, tranh ảnh

2 Trò chơi học tập bằng lời

3 Trò chơi học tập ứng dụng công nghệ thông tin

Câu 6: Những biện pháp dạy học mà cô thường áp dụng để phát triển vốn từ cho trẻ thông qua TCHT

1 Sưu tầm, thiết kế trò chơi học tập có nội dung phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi

2 Xây dựng kế hoạch lồng ghép trò chơi vào các hoạt động

3 Xây dựng môi trường chơi hấp dẫn phù hợp với nội dung giúp trẻ phát triển vốn từ trong chủđề

4 Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, tranh ảnh liên quan chủđề gao thông

5 Phối hợp với phụ huynh học sinh để tổ chức trò chơi học tập tại gia đình trẻ

Câu 7: Những khó khăn cô gặp phải trong quá trình sử dụng tổ chức trò chơi học tập phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi trong chủđề giao thông?

1 Sốlượng trẻ trong lớp đông

2 Không đủ thời gian quan sát, đánh giá phát triển vốn từ cho từng trẻ qua TCHT

3 Công việc trong lớp quá nhiều

4 Đồ dùng đồ chơi để tổ chức TCHT còn hạn chế

5 Nguồn tài liệu TCHT phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi còn ít

6 Trẻ ít hứng thú, ít tập trung chú ý

7 Mức độ phát triển của trẻ không đồng đều

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của cô!

HỆ THỐNG BÀI TẬP ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN VỐN TỪ THÔNG QUA TRÒ CHƠI HỌC TẬP CHO TRẺ 3 – 4 TUỔI TRONG

Dựa vào tiêu chí, tôi xây dựng hệ thống bài tập như sau:

1 Tiêu chí 1: Trẻphát âm đúng

Trò chơi 1: Gọi là gì nhỉ? a Mục đích Đánh giá khảnăng phát âm đúng của trẻ theo mức độ b Chuẩn bị

Một số hình ảnh trong trò chơi c Cách tiến hành

STT Hình ảnh Từ Trẻ phát âm đúng

Tiếng kêu của ô tô như thế nào? Ô tô

Tiếng kêu của xe đạp như thế nảo?

Khi xe máy phải lưu ý điều gì?

Tiếng kêu xe máy như thế nào?

Các toa tàu như thế nào với nhau?

Tiếng kêu của toà lửa như thế nào?

Mẹ và bé đang làm gì?

6 Đèn gì đây? Đèn đỏthì chúng ta như thế nào? Đèn gì đây? Đèn vàng thì chúng ta như thế nào?

Còn đây là đèn gì?

Khi đèn xanh thì như thế nào? Đèn đỏ Đèn vàng Đèn xanh Đứng lại

Máy bay thì như thế nào trên bầu trời?

8 Đây là phương tiện gì?

Tàu thùy di chuyển như thế nào?

Câu 1: Biển báo nào là biển báo cấm?

Câu 2: Khi gặp biển báo cấm đi ngược chiều thì ta không được đi như thế nào?

Câu 1: Đâu là biển báo nguy hiểm?

Câu 2: Khi thấy biển báo thì chúng ta cần chú ý ai khi tham gia giao thông?

Câu 1: Biển báo nào là biển báo hiệu lệnh?

Câu 2: Khi gặp biển báo này chúng ta đi như thế nào?

Hiệu lệnh Đi thẳng d Cách đánh giá trẻ :

Mức độ1 (4đ): trẻphát âm đúng 23 – 28 từ

Mức độ 2 (3đ): trẻ phát âm đúng 17 – 22 từ

Mức độ3 (2đ): trẻphát âm đúng 11 – 16 từ

Mức độ4 (1đ): trẻphát âm đúng 0 – 10 từ

2 Tiêu chí 2: Trẻ hiểu nghĩa của từ

Trò chơi 2: Ai thông minh nhất? a Mục đích

-Trẻ nhớ chính xác về tên gọi, đặc điểm của các phương tiện giao thông

- Tăng cường vốn từ, rèn luyện khảnăng tư duy, ghi nhớ có chủđịnh b Nội dung

-GV chuẩn bị các thẻ hình và câu hỏi tương ứng với những PTGT và luật lệ GT

- Đặt hình trong rổ và phát cho trẻsau đó hỏi trẻ, cho trẻ miêu tả lại đặc điểm c Cách tiến hành

Câu hỏi Câu trả lời đúng

Hãy chọn cho cô biển báo cấm đi ngược chiều?

Biển báo cấm ngược chiều

2 Nguy hiểm Hãy chọn cho cô biển báo nguy hiểm phía trước có trẻ em

Biển báo nguy hiểm phía trước có trẻ em

3 Hiệu lệnh Hãy chọn cho cô biển báo hiệu lệnh đi thẳng

Biển báo hiệu lệnh đi thẳng

4 Bíp bíp Phương tiện gì có tiếng kêu

5 Bim bim Phương tiện gì có tiếng kêu

6 Kính coong Phương tiện gì có tiếng kêu

7 Vượt sóng Phương tiện nào “vượt sóng” ra khơi?

8 Bay Phương tiện nào “bay” trên bầu trời?

9 Nối đuôi Phương tiện nào có đặc điểm là

“nối đuôi” nhau thành hàng dài?

10 Đi bộ Chúng ta nên “đi bộ” ở đâu? Vỉa hè

11 Dừng lại Tín hiệu đèn nào khi tham gia giao thông chúng ta phải “dừng lại” Đèn đỏ

12 Được đi Tín hiệu đèn nào khi bật lên thì chúng ta “được đi”? Đèn xanh

13 Chuẩn bị Tín hiệu đèn nào bật lên thì chúng ta “chuẩn bị” đi? Đèn vàng d Cách đánh giá trẻ

Mức độ1 (4đ): trẻ hiểu đúng 23 – 28 từ

Mức độ2 (3đ): trẻ hiểu đúng 17 – 22 từ

Mức độ3 (2đ): trẻ hiểu đúng 11 – 16 từ

Mức độ4 (1đ): trẻ hiểu đúng 0 – 10 từ

3 Tiêu chí 3: Khảnăng sử dụng vốn từ trong giao tiếp của trẻ

Trò chơi 3: Ai đúng? Ai sai? a Mục đích:

- Trẻ biết sử dụng vốn từ diễn đạt được ý kiến, nói rõ ràng, nhớđược một số luật khi tham gia giao thông

- Trẻ biết được hành ni nào đúng hành vi nào sai khi tham gia giao thông b Nội dung

- Hình ảnh về các hành vi khi tham gia giao thông c Cách tiến hành

Bức tranh thứ nhất : Mẹcùng bé qua đường

Bức tranh thứ hai: Các bạn chơi đá bóng dưới lòng đường

Stt Câu hỏi của cô Câu trả lời của trẻ Đạt yêu cầu

Bức tranh thứ nhất: Mẹcùng bé qua đường

1 Trong bức tranh có những gì? Trẻ kểđược các nhân vật, phương tiện và đèn tín hiệu giao thông

2 Mẹ và bé đang làm gì? Mẹ và bé đi bộ qua đường

3 Khi muốn qua đường thì phải như thế nào?

Có người lớn đi cùng và đi trên vạch trắng

Bức tranh thứ hai: Các bạn chơi dưới lòng đường

4 Các bạn đang chơi đá bóng ở đâu?

5 Nếu chơi đá bóng dưới lòng đường sẽnhư thế nào?

6 Chúng ta nên vui chơi ở đâu cho an toàn?

Sân bóng, khu vui chơi d Cách đánh giá trẻ :

Mức độ 1 (4đ): Trẻ trả lời chính xác 6 câu hỏi

Mức độ 2 (3đ): Trẻ trả lời chính xác 4 – 5 câu

Mức độ 3 (2đ): Trẻ trả lời chính xác 2 – 3 câu

Mức độ 4 (1đ): Trẻ trả lời chính xác 0 – 1 câu

PHỤ LỤC 3 PHIẾU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CỦA TRÒ CHƠI

HỌC TẬP THÔNG QUA CHỦĐỀ GIAO THÔNG CHO TRẺ 3 – 4 TUỔI

- Từ…….giờ…… phút đến …… giờ……phút

1 Tiêu chí 1: Trẻ phát âm đúng

Trò chơi 1: Trò chơi: Gọi là gì nhỉ?

STT Hình ảnh Từ Trẻ phát âm đúng

Tiếng kêu của ô tô như thế nào? Ô tô

Tiếng kêu của xe đạp như thế nảo?

Khi xe máy phải lưu ý điều gì?

Tiếng kêu xe máy như thế nào?

Các toa tàu như thế nào với nhau?

Tiếng kêu của toà lửa như thế nào?

Mẹ và bé đang làm gì?

6 Đèn gì đây? Đèn đỏthì chúng ta như thế nào? Đèn gì đây? Đèn vàng thì chúng ta như thế nào?

Còn đây là đèn gì?

Khi đèn xanh thì như thế nào? Đèn đỏ Đèn vàng Đèn xanh Đứng lại Chuẩn bị Được đi

7 Đây là phương tiện gì?

Máy bay thì như thế nào trên bầu trời?

8 Đây là phương tiện gì?

Tàu thùy di chuyển như thế nào?

Câu 1: Biển báo nào là biển báo cấm?

Câu 2: Khi gặp biển báo cấm đi ngược chiều thì ta không được đi như thế nào?

Biển báo cấm Ngược chiều

Câu 1: Đâu là biển báo nguy hiểm?

Câu 2: Khi thấy biển báo thì chúng ta cần chú ý ai khi tham gia giao thông?

Câu 1: Biển báo nào là biển báo hiệu lệnh?

Câu 2: Khi gặp biển báo này chúng ta đi như thế nào?

Tổng số từphát âm đúng:……… Điểm tiêu chí 1:………

2 Tiêu chí 2: Trẻ hiểu nghĩa của từ

Trò chơi 2: Ai thông minh nhất?

Câu hỏi Câu trả lời đúng

Hãy chọn cho cô biển báo cấm đi ngược chiều?

Biển báo cấm ngược chiều

2 Nguy hiểm Hãy chọn cho cô biển báo nguy hiểm phía trước có trẻ em

Biển báo nguy hiểm phía trước có trẻ em

3 Hiệu lệnh Hãy chọn cho cô biển báo hiệu lệnh đi thẳng

Biển báo hiệu lệnh đi thẳng

4 Bíp bíp Phương tiện gì có tiếng kêu

5 Bim bim Phương tiện gì có tiếng kêu

6 Kính coong Phương tiện gì có tiếng kêu

7 Vượt sóng Phương tiện nào “vượt sóng” ra khơi?

8 Bay Phương tiện nào “bay” trên bầu trời?

9 Nối đuôi Phương tiện nào có đặc điểm là

“nối đuôi” nhau thành hàng dài?

10 Đi bộ Chúng ta nên “đi bộ” ở đâu? Vỉa hè

11 Dừng lại Tín hiệu đèn nào khi tham gia giao thông chúng ta phải “dừng lại” Đèn đỏ

12 Được đi Tín hiệu đèn nào khi bật lên thì chúng ta “được đi”? Đèn xanh

13 Chuẩn bị Tín hiệu đèn nào bật lên thì chúng ta “chuẩn bị” đi? Đèn vàng

Tổng số từ trẻ trả lời đúng:……… Điểm tiêu chí 2:………

3 Tiêu chí 3: Khảnăng sử dụng vốn từ trong giao tiếp của trẻ

Trò chơi 3: Ai đúng? Ai sai?

Bức tranh thứ nhất : Mẹ cùng bé qua đường

Bức tranh thứ hai: Các bạn chơi đá bóng dưới lòng đường

STT CÂU HỎI CỦA CÔ CÂU TRẢ LỜI CỦA

Bức tranh thứ nhất: Mẹ cùng bé qua đường

1 Trong bức tranh có những gì? Trẻ kểđược các nhân vật, phương tiện và đèn tín hiệu giao thông

2 Mẹvà bé đang làm gì? Mẹvà bé đi bộqua đường

3 Khi muốn qua đường thì phải như thế nào?

Có người lớn đi cùng và đi trên vạch trắng

Bức tranh thứ hai: Các bạn chơi dưới lòng đường

4 Các bạn đang chơi đá bóng ở đâu?

5 Nếu chơi đá bóng dưới lòng đường sẽnhư thế nào?

6 Chúng ta nên vui chơi ở đâu cho an toàn?

Sân bóng, khu vui chơi

Tống số câu trẻ trả lời đúng: ……… Điểm tiêu chí 3: ………

Tổng số điểm:……… Xếp loại: ………

KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐẦU VÀO MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CỦA

TRẺTHÔNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG CHỦĐỀ GIAO THÔNG

CỦA HAI NHÓM THỰC NGHIỆM VÀ ĐỐI CHỨNG

Phụ lục 4a Kết quả khảo sát đầu vào mức độ phát triển vốn từ của trẻ thông trò chơi học tập trong chủđề giao thông của nhóm thực nghiệm

STT HỌ VÀ TÊN Giới tính Điểm TỔNG ĐIỂM XẾP LOẠI

1 Thái Lê Kiều Trang Nữ 1 3 1 4 Khá

2 Trần Ngọc Bảo Ngân Nữ 1 1 2 4 Trung bình

3 Phạm Thị Hải Yến Nữ 0 0 0 0 Yếu

4 Nguyễn Tam Bảo Nam 1 2 0 3 Trung bình

5 Phạm Phú Khôi Nam 1 0 0 1 Yếu

6 Phan Thế Trân Nam 0 0 0 0 Yếu

7 Đỗ ThịBích Phượng Nữ 2 1 2 5 Khá

8 Nguyễn Anh Tuấn Nam 1 0 0 1 Yếu

9 Huỳnh Thiên Ân Nam 0 1 0 1 Yếu

10 Phạm Thị Ngọc Hà Nữ 1 1 2 4 Trung bình

11 Nguyễn Minh Thư Nữ 1 1 1 3 Trung bình

12 Hồ Thị Ngọc Tú Nữ 0 2 1 3 Trung bình

13 Lại Thành Kiên Nam 0 0 0 0 Yếu

14 Trần Ngọc Hiệu Nam 1 0 1 2 Yếu

16 Hồ Kiều Diễm Nữ 0 0 0 0 Yếu

17 Trần Anh Kiệt Nam 1 0 2 3 Trung bình

18 Phan Thế Khải Nam 0 0 0 0 Yếu

19 Lại Thành Lễ Nam 3 1 3 7 Tốt

20 Trần Thương An Nữ 1 0 0 1 Yếu

21 Trần Khôi Nguyên Nam 1 0 0 1 Yếu

22 Lại Hoàng Hải Dương Nam 0 0 0 0 Yếu

23 Thái Văn Hoàng Anh Nam 1 0 0 1 Yếu

24 Phạm Phú Công Vinh Nam 1 0 1 2 Yếu

25 Nguyễn Huỳnh Như Ý Nữ 2 1 0 3 Trung bình

Phụ lục 4b Kết quả khảo sát đầu vào mức độ phát triển vốn từ của trẻ thông trò chơi học tập trong chủ đề giao thông của nhóm đối chứng

STT HỌ VÀ TÊN Giới tính ĐIỂM TỔNG ĐIỂM

1 Trương Kim Ngân Nữ 1 0 0 1 Yếu

2 Nguyễn Văn Thành Nam 1 0 0 1 Yếu

3 Đỗ Thế Chân An Nam 1 0 1 2 Yếu

4 Nguyễn Tam Điệp Nam 1 1 0 2 Yếu

5 Lê Trần Trúc Ly Nữ 1 3 1 4 Khá

6 Trần Quốc Bảo Nam 2 3 3 8 Tốt

7 Nguyễn Văn Trường Nam 1 0 0 1 Yếu

8 Lê Quang Long Nam 1 1 1 3 Trung bình

10 Huỳnh Văn Khánh Nam 0 0 0 0 Yếu

11 Trần Văn Phúc Nam 0 0 0 0 Yếu

12 Phạm Võ Thu Hiền Nữ 3 2 2 7 Tốt

13 Hồ Thị Phương Nữ 1 0 0 1 Yếu

14 Phạm Bảo Ngọc Nữ 2 1 0 3 Trung bình

15 Phạm Thảo Uyên Nữ 1 0 0 1 Yếu

16 Nguyễn Đình Trọng Nam 1 2 0 3 Trung bình

17 Nguyễn Ánh Tuyết Nữ 0 1 1 2 Yếu

18 Lê Thảo Nguyên Nữ 2 0 1 3 Trung bình

19 Phạm Võ Kiều Oanh Nữ 3 1 2 6 Khá

20 Phan Nhật Nam Nam 3 1 1 5 Khá

21 Nguyễn Hồng Ngọc Nữ 1 0 1 2 Yếu

22 Phạm Hoàng Phúc Nam 0 0 0 0 Yếu

23 Đỗ Thị Hoài Thương Nữ 1 0 1 2 Yếu

24 Phạm Văn Khang Nam 0 0 0 0 Yếu

25 Phạm Phú Thái Hưng Nam 0 0 0 0 Yếu

KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐẦU RA MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CỦA

TRẺTHÔNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG CHỦĐỀ GIAO THÔNG CỦA

HAI NHÓM THỰC NGHIỆM VÀ ĐỐI CHỨNG

Phụ lục 5a Kết quả khảo sát đầu ra mức độ phát triển vốn từ của trẻ thông trò chơi học tập trong chủđề giao thông của nhóm thực nghiệm

STT HỌ VÀ TÊN Giới tính Điểm TỔNG ĐIỂM XẾP LOẠI

1 Thái Lê Kiều Trang Nữ 3 1 1 5 Khá

2 Trần Ngọc Bảo Ngân Nữ 1 0 0 1 Yếu

3 Phạm Thị Hải Yến Nữ 2 1 0 3 Trung bình

4 Nguyễn Tam Bảo Nam 2 2 1 5 Khá

5 Phạm Phú Khôi Nam 2 3 2 7 Tốt

6 Phan Thế Trân Nam 2 2 3 7 Khá

7 Đỗ ThịBích Phượng Nữ 3 1 3 7 Tốt

8 Nguyễn Anh Tuấn Nam 2 2 1 5 Khá

9 Huỳnh Thiên Ân Nam 1 2 1 4 Trung bình

10 Phạm Thị Ngọc Hà Nữ 2 1 2 5 Khá

11 Nguyễn Minh Thư Nữ 2 2 1 5 Khá

12 Hồ Thị Ngọc Tú Nữ 3 2 1 6 Khá

13 Lại Thành Kiên Nam 1 1 1 3 Trung bình

14 Trần Ngọc Hiệu Nam 2 1 2 5 Khá

16 Hồ Kiều Diễm Nữ 1 0 0 1 Yếu

17 Trần Anh Kiệt Nam 2 0 1 3 Trung bình

18 Phan Thế Khải Nam 1 0 1 2 Yếu

19 Lại Thành Lễ Nam 3 3 1 7 Tốt

20 Trần Thương An Nữ 1 2 1 4 Trung bình

21 Trần Khôi Nguyên Nam 0 0 1 1 Yếu ạ22 i H Hoàng Hải Dương Nam 3 1 1 4 Khá

23 Thái Văn Hoàng Anh Nam 3 2 0 5 Khá

24 Phạm Phú Công Vinh Nam 3 2 1 6 Khá

25 Nguyễn Huỳnh Như Ý Nữ 2 2 1 5 Khá

Phụ lục 5b Kết quả khảo sát đầu ra mức độ phát triển vốn từ của trẻ thông trò chơi học tập trong chủđề giao thông của nhóm đối chứng

STT HỌ VÀ TÊN Giới tính ĐIỂM TỔNG ĐIỂM XẾP LOẠI

1 Trương Kim Ngân Nữ 2 1 0 3 Trung bình

2 Nguyễn Văn Thành Nam 1 0 0 1 Yếu

3 Đỗ Thế Chân An Nam 1 0 1 2 Yếu

4 Nguyễn Tam Điệp Nam 1 1 2 4 Trung bình

5 Lê Trần Trúc Ly Nữ 3 2 1 6 Khá

6 Trần Quốc Bảo Nam 2 3 3 8 Tốt

7 Nguyễn Văn Trường Nam 1 0 0 1 Yếu

8 Lê Quang Long Nam 2 1 1 4 Trung bình

10 Huỳnh Văn Khánh Nam 1 1 0 2 Yếu

11 Trần Văn Phúc Nam 1 0 0 1 Yếu

12 Phạm Võ Thu Hiền Nữ 3 3 2 8 Tốt

13 Hồ Thị Phương Nữ 0 1 0 1 Yếu

14 Phạm Bảo Ngọc Nữ 2 2 1 5 Khá

15 Phạm Thảo Uyên Nữ 0 1 0 1 Yếu

16 Nguyễn Đình Trọng Nam 1 3 1 4 Khá

17 Nguyễn Ánh Tuyết Nữ 3 1 2 6 khá

18 Lê Thảo Nguyên Nữ 2 0 1 3 Trung bình

19 Phạm Võ Kiều Oanh Nữ 1 2 0 3 Trung bình

20 Phan Nhật Nam Nam 2 2 1 5 Khá

21 Nguyễn Hồng Ngọc Nữ 1 0 1 2 Yếu

22 Phạm Hoàng Phúc Nam 1 0 1 2 Yếu

23 Đỗ Thị Hoài Thương Nữ 2 0 0 2 Yếu

24 Phạm Văn Khang Nam 2 1 1 4 Trung bình

25 Phạm Phú Thái Hưng Nam 1 1 0 2 Yếu

MỘT SỐ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG

CHỦĐỀ NHÁNH: BÉ VỚI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘVÀ ĐƯỜNG SẮT

HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦĐÍCH: QUAN SÁT XE ĐẠP

TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: CHUYỂN HÀNG

CHƠI TỰDO: XÍCH ĐU, VÁN TRƯỢT…

- Trẻ nhận biết và gọi tên đúng, nhận biết được một sốđặc điểm của xe đạp, xe máy (Màu sắc, hình dạng, ích lợi )

- Trẻ biết được xe đạp, xe máy là giao thông đường bộ

- Trẻ biết được một số luật đi đường

- Trẻ hứng thú và chơi tốt trò chơi

- Luyện kỹnăng quan sát, ghi nhớ và tư duy cho trẻ

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ

- Trẻ biết giữgìn phương tiện

- Trẻ biết thực hiện tốt luật an toàn giao thông

- Trật tự trong giờ học

- Nhạc bài hát “Bác đưa thư vui tính”

- Tranh các các phương tiện giao thông

- Chóp, rổ, tranh các phương tiện

3 Phương pháp thực hiện và nội dung tích hợp

- Phương pháp trực quan minh họa

- Phương pháp sử dụng đồdùng đồchơi.

- Âm nhạc bài hát “Bác đưa thư vui tính”.

4.1 Hoạt động 1: Ổn định – gây hứng thú

- Các con ơi! Hôm nay cô thấy thời tiết rất đẹp đấy! các con có muốn được dạo chơi ngoài trời không?

- Bây giờ cô cùng các con cùng ra sân đểvui chơi nhé! Trước khi đi ra sân thì các con hãy nhớ đi thẳng hàng, đi theo cô, không được chạy nhảy đùa nghịch mà dễ xảy ra tai nạn đấy

- Cô cho trẻ ra sân vừa đi vừa hát bài “Bác đưa thư vui tính”

- Cô và trẻ cùng làm động tác hít thở không khí trong lành

- Cho trẻ quan sát thiên nhiên cây cối trong sân trường

- Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, cô cùng các con chơi một trò chơi nhé Trò chơi có tên là “Nói nhanh nói đúng”

Ngày đăng: 02/08/2024, 16:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ph ạ m Th ị Vân Anh (2011), “Hình thành khả năng tự đánh giá cho trẻ trong ho ạt độ ng vui chơi”, Tạp chí Giáo dục Số 257 (Kì 1 - tháng 3/2011) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hình thành khả năng tự đánh giá cho trẻ trong hoạt động vui chơi
Tác giả: Ph ạ m Th ị Vân Anh
Năm: 2011
3. B ộ GD&amp;ĐT (2009), Giáo trình Nh ững nguyên lý cơ bả n c ủ a ch ủ nghĩa Mac - Lenin, NXB Chính tr ị qu ố c gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac - Lenin
Tác giả: B ộ GD&amp;ĐT
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2009
4. B ộ GD&amp;ĐT (201 6), Chương trình giáo dụ c m ầ m non, NXB Giáo d ụ c Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục mầm non
Nhà XB: NXB Giáo dục
5. B ộ GD&amp;ĐT (2009), Giáo trình Nh ững nguyên lý cơ bả n c ủ a ch ủ nghĩa Mac - Lenin, NXB Chính tr ị qu ố c gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac - Lenin
Tác giả: B ộ GD&amp;ĐT
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2009
6. Nguy ễ n Th ị Ng ọc Châu (2018), “Phát triể n v ố n t ừ cho tr ẻ m ẫ u giáo 3 – 4 tu ổ i thông qua ho ạt độ ng khám phá th ế gi ớ i th ự c v ật”, T ạ p chí Giáo d ụ c s ố 438 (Kì 2 - tháng 9/2018), tr23-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động khám phá thế giới thực vật”, "Tạp chí Giáo dục số 438 (Kì 2 - tháng 9/2018)
Tác giả: Nguy ễ n Th ị Ng ọc Châu
Năm: 2018
7. Ph ạ m Th ị Châu, Nguy ễ n Th ị Oanh, Tr ầ n Th ị Sinh (2008), Giáo d ụ c h ọ c m ầ m non, Nxb Đạ i h ọ c Qu ố c gia Hà N ộ i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học mầm non
Tác giả: Ph ạ m Th ị Châu, Nguy ễ n Th ị Oanh, Tr ầ n Th ị Sinh
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2008
8. Ph ạ m Th ụ y Kim Châu (2013), Thi ế t k ế m ộ t s ố trò chơi họ c t ậ p nh ằ m phát tri ể n v ố n t ừ cho tr ẻ m ẫ u giáo 4-5 tu ổ i, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Sư phạ m Thành ph ố H ồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế một sốtrò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
Tác giả: Ph ạ m Th ụ y Kim Châu
Năm: 2013
9. Đinh Thu Hà (2008), S ử d ụng trò chơi họ c t ậ p trong d ạ y h ọ c theo ch ủ đề cho tr ẻ m ẫ u giáo l ớ n 5-6 tu ổ i, Lu ận văn Thạc sĩ KHGD Trường Đạ i h ọc Sư phạ m Hà N ộ i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi
Tác giả: Đinh Thu Hà
Năm: 2008
10. Nguy ễ n Th ị Hòa (2009), T ổ ch ứ c ho ạt độ ng giáo d ụ c ở trườ ng m ầ m non theo hướ ng tích c ự c – chuyên đề cao h ọ c, Luận văn Thạc sĩ KHGD Trường Đại học Sư phạ m Hà N ộ i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động giáo dục ở trường mầm non theo hướng tích cực –chuyên đề cao học
Tác giả: Nguy ễ n Th ị Hòa
Năm: 2009
11. Nguyễn Thị Hòa (2011), Giáo trình giáo d ụ c h ọ c m ầ m non, NXB Đại học Sự Ph ạ m Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình giáo dục học mầm non
Tác giả: Nguyễn Thị Hòa
Nhà XB: NXB Đại học Sự Phạm
Năm: 2011
12. Nguyễn Thị Hương (2003), M ộ t s ố bi ệ n pháp nâng cao hi ệ u qu ả giáo d ụ c trí tu ệ cho tr ẻ m ẫ u giáo 5-6 tu ổi thông qua trò chơi họ c t ậ p, Lu ận văn Thạc sĩ KHGD Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập
Tác giả: Nguyễn Thị Hương
Năm: 2003
13. Nguy ễ n Th ị Hương, Lụ c Th ị Trung H ả i (2018), “ M ộ t s ố bi ệ n pháp t ổ ch ứ c trò chơi họ c t ậ p nh ằ m nâng cao hi ệ u qu ả giáo d ụ c trí tu ệ cho tr ẻ m ẫ u giáo 5-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề:
Tác giả: Nguy ễ n Th ị Hương, Lụ c Th ị Trung H ả i
Năm: 2018
14. Nguy ễ n Xuân Khoa (1999), Phương pháp phát triể n ngôn ng ữ cho tr ẻ m ẫ u giáo, NXB Đạ i h ọ c Qu ố c gia Hà N ộ i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
Tác giả: Nguy ễ n Xuân Khoa
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
15. Nguy ễ n Ng ọ c Linh, Nguy ễn Minh Thu (2019), “Mộ t s ố yêu c ầu sư phạm đố i v ớ i đồ chơi trẻ em”, T ạ p chí Giáo d ụ c S ố đặ c bi ệ t tháng 7/2019, tr.173-176 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số yêu cầu sư phạm đối với đồ chơi trẻ em”, "Tạp chí Giáo dục Sốđặc biệt tháng 7/2019
Tác giả: Nguy ễ n Ng ọ c Linh, Nguy ễn Minh Thu
Năm: 2019
16. Nguy ễ n Luy ế n (2017), “Trò chơi họ c t ậ p – phương tiện để giáo d ụ c tính tích cực cho trẻ mầm non”, T ạ p chí Giáo d ụ c S ố đặ c bi ệ t (k ỳ 2 tháng 8/2017) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trò chơi học tập – phương tiện để giáo dục tính tích cực cho trẻ mầm non”
Tác giả: Nguy ễ n Luy ế n
Năm: 2017
17. Nguy ễ n Th ị Phương Nga (2006), Giáo trình phương pháp phát triể n ngôn ng ữ cho tr ẻ m ầ m non, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp phát triển ngôn ngữcho trẻ mầm non
Tác giả: Nguy ễ n Th ị Phương Nga
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
18. Nguy ễ n Th ị Phương Nga ( 2006), Tuy ể n t ậ p bài t ập trò chơi phát triể n ngôn ng ữ cho tr ẻ m ầ m non, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập bài tập trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Nhà XB: NXB Giáo dục
19. Hoàng Th ị H ả i Qu ế (2011), Sưu tầ m và thi ế t k ế m ộ t s ố trò chơi họ c t ậ p nh ằ m giúp tr ẻ m ẫ u giáo 5-6 tu ổ i khám phá thiên nhiên vô sinh, Luận văn Thạc sĩ KHGD Trường Đạ i h ọc Sư phạ m Hà N ộ i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi học tập nhằm giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khám phá thiên nhiên vô sinh
Tác giả: Hoàng Th ị H ả i Qu ế
Năm: 2011
20. Đinh Hồng Thái (2012), Giáo trình Phát tri ể n Ngôn ng ữ tu ổ i m ầ m non, NXB Đạ i h ọc Sư Phạ m Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phát triển Ngôn ngữ tuổi mầm non
Tác giả: Đinh Hồng Thái
Nhà XB: NXB Đại học Sư Phạm
Năm: 2012
21. Phạm Tiến Thành (2017), “Thiết kế trò chơi học tập trong nội dung hình thành bi ểu tượ ng v ề hình d ạ ng cho tr ẻ m ẫ u giáo 5-6 tu ổi theo hướ ng phát tri ển năng lực quan sát”, T ạ p chí Giáo d ụ c S ố đặ c bi ệ t (Kì 1 - tháng 8/2017), tr.13-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế trò chơi học tập trong nội dung hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng phát triển năng lực quan sát”, "Tạp chí Giáo dục Sốđặc biệt (Kì 1 - tháng 8/2017)
Tác giả: Phạm Tiến Thành
Năm: 2017
w