1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng kế hoạch phát triển bản thân để thích ứng với môi trường giáo dục đại học trên phương diện học tập nghiên cứu khoa học hoạt động chính trị

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng kế hoạch phát triển bản thân để thích ứng với môi trường giáo dục Đại học
Tác giả Nguyễn Thị Xuân Mai
Người hướng dẫn Vũ Thị Quỳnh
Trường học Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Chuyên ngành Sinh Viên Đại Học
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

PHẦN 1: MỞ ĐẦU Học đại học là một trải nghiệm để khám phá, trải nghiệm và phát triển bản thân đối với mỗi sinh viên.. Ý thức được vấn đề này, ngay từ những buổi đầu tiên bước chân vào mô

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

(Bìa chính)

BÀI TẬP LỚN (Thay thế bài thi kết thúc học phần) MÔN: SINH VIÊN ĐẠI HỌC

Họ tên (in hoa ): NGUYỄN THỊ XUÂN MAI

Lớp: NNA D2021C

Mã SV: 221001386

Học kì: I ; Năm học:2021

Người dạy: Vũ Thị Quỳnh

Hà Nội, tháng…12…/2021

1

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

( Bìa lót )

BÀI TẬP LỚN (Thay thế bài thi kết thúc học phần)

MÔN: SINH VIÊN ĐẠI HỌC

Họ tên ( in hoa NGUYỄN THỊ XUÂN MAI ):

Lớp: NNA D2021C

Mã SV: 221001386

Học kì: I ; Năm học: 2021

Người dạy: Vũ Thị Quỳnh

2

Trang 3

Hà Nội, tháng …12…/2021

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU……… 4 PHẦN 2: NỘI DUNG……….……… 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

I Khái niệm phát triển bản thân và kế hoạch phát triển bản thân…… 5

II Lí do thiết lập kế hoạch phát triển bản thân………6

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

I Xây dựng kế hoạch phát triển bản thân trên phương diện học tập… 7

II Xây dựng kế hoạch phát triển bản thân trong nghiên cứu KH…… 11 III Xây dựng kế hoạch phát triển bản thân trong hoạt động CT–XH… 13

IV Xây dựng kế hoạch phát triển bản thân trong hoạt động LĐSX……14

PHẦN 3: KẾT LUẬN………15

3

Trang 4

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

Học đại học là một trải nghiệm để khám phá, trải nghiệm và phát triển bản thân đối với mỗi sinh viên Khi theo học tại bậc phổ thông thì tất cả học sinh đều theo học một chương trình học như nhau và được bao bọc trong sự quan tâm, thúc giục học tập của gia đình và nhà trường Nhưng khi lên Đại học và Cao đẳng thì đã số các bạn trẻ sẽ phải rời xa cha mẹ để đến với với các thầy cô và ngôi nhà mới để theo đuổi ước mơ và công việc tương lai của bản thân Trong môi trường mới này không ai ép buộc hay thúc giục sinh viên trong mỗi buổi học mà bản thân họ phải tự tổ chức việc học của mình Bên cạnh đó, những giờ học không chỉ đơn thuần là lên lớp nghe giảng mà còn là những giờ làm bài tập, thuyết trình Điều đó yêu cầu sinh viên phải tự nhận thức được sự cần thiết của việc chủ động nghiên cứu, tự tìm kiếm các tài liệu

bổ trợ cần thiết cho việc học Ngoài ra việc học của sinh viên không ngừng lại

ở những giờ học chính thống mà còn bao gồm các hoạt động ngoại khóa Ở trong một môi trường năng động như vậy, không ít sinh viên thấy khó khăn trong việc thích ứng với môi trường giáo dục đại học

Ý thức được vấn đề này, ngay từ những buổi đầu tiên bước chân vào môi trường Đại học, bản thân em đã xây dựng cho mình kế hoạch phát triển bản thân để có thể thích ứng với môi trường giáo dục Đại học – môi trường vừa thuận lợi vừa thách thức khả năng phát triển khả năng của bản thân Chính vì

thế, em xin chọn đề tài “ Xây dựng kế hoạch phát triển bản thân để thích ứng với môi trường giáo dục Đại học trên phương diện học tập, nghiên cứu khoa học, hoạt động chính trị, hoạt động chính trị xã hội, hoạt động lao động sản xuất”.

4

Trang 5

PHẦN 2: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

I Khái niệm phát triển bản thân và kế hoạch phát triển bản thân:

- Phát triển bản thân là hoạt động nhằm nâng cao kiến thức và hình ảnh bản

thân, phát triển tài năng và khả năng, tích lũy tài sản và sự nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống và làm sáng tỏ những ước mơ và hoài bão Phát triển bản thân không bắt buộc mỗi người phải nỗ lực và cố gắng đấu tranh để trở thành người giỏi nhất hay người có năng lực nhất mà phát triển bản thân chú trọng đến hành trình hướng đến và phấn đấu để đạt được phiên bản của chính mình tốt hơn ngày hôm qua

- Kế hoạch phát triển bản thân là một bản kế hoạch hành động dựa trên sự

nhận thức, trải nghiệm, sự đánh giá, mục tiêu và phương hướng cho sự phát triển bản thân xét trong lĩnh vực nghề nghiệp, giáo dục, mối quan hệ hoặc việc tự hoàn thiện

Kế hoạch phát triển bản thân gọi là PDP viết tắt của cụm từ personal development plan trong tiếng Anh còn được gọi là IDP (individual

development plan) hay PEP (personal enterprise plan) PDP của một người thường có thêm hai phần: phần mô tả của ai đó về nguyện vọng, sở trường, khả năng, quá trình giáo dục và thực tập và phần lộ trình (các bước) thực hiện

kế hoạch Bản kế hoạch phát triển bản thân cũng có thể bao gồm trật tự ưu tiên về nghề nghiệp và sở thích, các vị trí mong muốn, các phân tích về cơ hội

và nguy cơ, có thể gồm cả kế hoạch dự phòng (Plan B) và một bản hồ sơ quá trình việc làm

Trong giáo dục tiến bộ, PDP kèm theo một bản hồ sơ năng lực tổng hợp các kết quả chứng minh khả năng qua quá trình làm việc quá khứ Theo quan điểm trong giáo dục đào tạo, bản hồ sơ năng lực sẽ hỗ trợ cho việc hình thành những người tự định hướng nhu cầu học tập, những người có xu hướng bước

5

Trang 6

lên cấp độ cao hơn Bản hồ sơ năng lực làm việc cá nhân (portfolio) cũng được sử dụng trong quản lý nguồn nhân lực

II Lí do thiết lập kế hoạch phát triển bản thân.

- Việc thiết lập kế hoạch phát triển bản thân nhìn chung xuất phát từ nhu cầu

phát triển bản thân của con người Đối với vấn đề này thì đã có rất nhiều ý kiến được đưa ra – một trong số đó là lý thuyết hiện thực hóa bản thân (self-actualization) của Abraham Maslow

Maslow (1970) cho rằng tất cả các cá nhân đều có nhu cầu phát triển bản thân, xảy ra thông qua một quá trình với tên gọi tự thực hiện háo (self-actualization) Khả năng phát triển của mỗi người phụ thuộc vào những nhu cầu nhất định được đáp ứng – những nhu cầu này tạo thành hệ thống phân cấp Chỉ khi mức độ nhu cầu được thỏa mã thì mức độ cao hơn mới có thể xuất hiện Tuy nhiên, khi sự thay đổi xảy ra trong suốt cuộc đời, mức độ nhu cầu thúc đẩy hành vi của một người tại bất kỳ thời điểm nào cũng sẽ thay đổi

Maslow ( 1970, trang 383) cho rằng tất cả cá nhân đều có nhu cầu nhận thấy bản thân là người có năng lực tự chủ, rằng mỗi người đều có tiềm năng phát triển vô hạn Tự thực hiện hóa (self-actualization) là mong muốn “trở thành

6

Trang 7

mọi thứ mà họ có khả năng trở thành” Nói cách khác, thuật ngữ này đề cập đến mong muốn hoàn thiện bản thân và nhu cầu phát huy hết tiềm năng như một con người duy nhất (Maslow, A H (1970), Động lực và Tính cách, (Tái bản lần thứ 20), Harper& Row, New York)

- Việc cá nhân có nhu cầu thiết lập kế hoạch phát triển bản thân do lợi ích của việc lập kế hoạch định hướng mang lại:

 Tự nhận thức về bản thân (self-awareness): Giúp bạn xác định được chính xác giá trị của bản thân để đặt ra những mục tiêu phát triển dài hạn và ngắn hạn

 Ý thức về phương hướng: Xác định những yếu tố quan trọng giúp bạn

đi đúng hướng với tốc độ nhanh và hiệu quả nhất

 Cải thiện sự tập trung: Hiểu rõ và ý thức sâu sắc hơn việc sắp xếp thứ

tự ưu tiên trong quá trình phát triển bản thân

 Thêm động lực: Thấy rõ được lợi ích của mục tiêu trước mắt, bạn sẽ xác định được những hành động cần thiết để đạt mục tiêu đó

 Đạt được kết quả mà mình mong muốn

 Sẵn sàng ứng phó với những thay đổi của yêu cầu khách quan

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

I Xây dựng kế hoạch phát triển bản thân trên phương diện học tập

1 Nhận diện bản thân và điều kiện thực hiện:

* Điểm mạnh:

- Có khả năng tự chủ trong học tập

- Có khả năng điều chỉnh thời gian học tập linh hoạt

- Biết tìm kiếm tư liệu thông tin bổ trợ cho việc học

* Điểm yếu: Chưa có khả năng thuyết trình

2 Mục tiêu:

a Mục tiêu dài hạn:

7

Trang 8

- Mong đạt được kết quả học tập cao nhất mà khả năng mình có thể (một tấm bằng loại khá là thấp nhất)

- Hoàn thành thời gian tốt nghiệp đúng thời hạn

- Đạt ít nhất 6.5 IELTS để đạt chuẩn đầu ra

b Mục tiêu ngắn hạn:

- Đi học đầy đủ và đúng giờ (tích lũy điểm chuyên cần)

- Cố gắng không có môn học nào phải thi lại

3 Cách thức thực hiện:

Nội dung

công việc

Thời gian

thực hiện

Nguồn lực thực hiện

Dự kết quả và KTĐG

Ghi chú

Học IELTS Từ kì 2

năm nhất

(học ngoài

giờ chính

khóa trên

trường)

- Tài liệu:

Collins for IELTS, English vocabulary

in Use,…

- Mua khóa học online trên mạng

Đạt 7.0 Thời gian học

tối thiểu 15 tiếng/tuần

Làm việc

nhóm

Khi có bài

tập nhóm

được giảng

viên giao

- Tài liệu: tài liệu được giảng viên cung cấp, tài liệu mượn ở thư viện

- Các thành viên trong nhóm

Đạt 8đ cho mỗi bài làm việc nhóm

8

Trang 9

Học môn

chuyên

ngành và

đại cương

- Trước khi

lên lớp

- Trong giờ

chính khóa

- Tài liệu:

được giảng viên cung cấp, tài liệu thư viện

Hiểu được ít nhất 70% bài học

- Nghiên cứu tài liệu trước khi lên lớp và

tự đặt câu hỏi cho bài học (hiểu ít nhất 50% bài)

- Dành thời gian học ngoài giờ chính khóa

3 tiếng/ ngày

4 Tổ chức thực hiện:

* Học IELTS: Chia thành 2 giai đoạn:

 Giai đoạn 1: Luyện IELTS theo dạng bài

 Giai đoạn 2: Luyện đề từng phần

* Làm việc nhóm:

9

Trang 10

Tổ chức làm việc nhóm theo kỹ thuật mảnh ghép

Bước 1: Bắt đầu chia nhóm, chọn trưởng nhóm, rồi đưa ra nhiệm vụ cho trưởng nhóm đó

Bước 2 : Tiến hành thảo luận theo 2 vòng:

- Vòng 1: nhóm chuyên gia:

+ Cách phân công: Các nhóm lớn bắt đâu tiếp tục chia thành các nhóm nhỏ khác nhau, mỗi nhóm nhỏ sẽ được phân công làm một nội dung khác nhau trong nhiệm vụ

+ Cách thảo luận: mọi người làm việc độc lập trong khoảng vài phút, sau đó bàn luận với nhau rồi đưa ra ý kiến đúng nhất

- Vòng 2: Ghép mảnh nhóm:

+ Cách phân công: Sau khi hết thời gian bàn luận Bắt đầu hình thành nhóm nhỏ mới được gọi là mảnh ghép nhóm

+ Cách bàn luận câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau

Bước 3 : Tổng kết và nhận xét

* Học môn chuyên ngành và đại cương:

- Trước khi có tiết trên lớp:

10

Trang 11

 Dành thời gian đọc trước tài liệu để hiểu được tổng quan bài học có những gì

 Note lại những nội dung chính

 Tự đặt câu hỏi cho phần chưa hiểu để lên lớp trao đổi với giảng viên

- Trong tiết học trên lớp:

 Trao đổi với giảng viên về nội dung bài học (có thể được cộng điểm chuyên cần)

 Hỏi lại giảng viên những phần mình chưa hiểu để nắm chắc bài học hơn (ít nhất là 70% bài học)

II Xây dựng kế hoạch phát triển bản thân trong nghiên cứu khoa học.

1 Nhận diện bản thân và điều kiện thực hiện:

* Điểm mạnh: Có khả năng làm việc nhóm tốt

* Điểm yếu: Chưa được làm quen với hoạt động nghiên cứu KH

2 Mục tiêu:

- Được xét học bổng về học tập

- Được xét cộng điểm hoặc miễn thi môn học có liên quan

3 Tổ chức thực hiện:

* Tìm kiếm tài liệu:

 Tập trung vào những vấn đề trọng tâm nhất và phù hợp nhất cho bài báo cáo

 Lọc và loại bỏ những tài liệu không cần thiết những hướng đi không khả thi khi triển khai bài

 Lưu trữ và sắp xếp trật tự, rõ ràng, ghi chú thông tin tham khảo đầy

đủ để tiện dụng về sau

 Thời gian: dao động từ 3 – 6 tuần

* Đọc và chọn lọc tài liệu:

 Đọc để chọn lọc lại tài liệu đã có

11

Trang 12

 Đánh dấu những ý quan trọng.

 Ghi chú tóm tắt một cách hệ thống

 Sắp xếp theo trật tự phù hợp với ý tưởng trình bày của bản thân

 Thời gian: Khoảng 2 tuần

* Viết đề cương nghiên cứu/tổng quan tài liệu:

 Xác định mục đích và phạm vi nghiên cứu, đối tượng và các phương pháp chuyên ngành sẽ sử dụng, những kết quả cần đạt được và thời gian dự kiến cho từng giai đoạn tiếp theo

 Thời gian: Khoảng 2 tuần

* Triển khai nghiên cứu:

 Nếu cần có giai đoạn triển khai sơ bộ: Kiểm tra những vấn đề và phương pháp đề ra Những kết quả sơ bộ này có thể giúp để điều chỉnh, cập nhật phần tổng quan tài liệu cho phù hợp hơn với thực tế

 Nếu đề tài không cần nghiên cứu sơ bộ: tiến hành thẳng các giai đoạn nghiên cứu đã vạch ra

 Các số liệu cần được thu thập đầy đủ và xử lí theo đúng phương pháp của từng chuyên ngành Các vấn đề đã đặt ra, giả thuyết đã xây dựng trong phần tổng quan tài liệu/đề cương nghiên cứu sẽ được kiểm chứng thông qua các kết quả thu được trong giai đoạn này

 Thời gian: kéo dài bao lâu tuỳ thuộc chuyên ngành và cấp độ của đề tài

* Viết báo cáo kết quả nghiên cứu:

 Tìm thêm tài liệu mới và chuyên sâu hơn để bổ sung cho các khía cạnh quan trọng trong đề tài

 Phân tích, thảo luận kết quả nghiên cứu và đưa ra các kết luận, xác nhận hay bác bỏ những giả thuyết đã đặt ra, gợi những vấn đề cần nghiên cứu tiếp, v.v

 Tập hợp các nội dung thành một bài viết hoàn chỉnh theo yêu cầu của cấp quản lí chuyên môn

12

Trang 13

 Thời gian: Vài tuần.

* Trình bày/bảo vệ kết quả nghiên cứu:

 Trình bày ngắn gọn, cô đọng trong khoảng 15-20 phút Sau đó, các thành viên hội đồng sẽ phản biện, chất vấn và nhận xét về chất lượng đề tài

 Thời gian chuẩn bị: từ vài ngày đến 1 tuần

III Xây dựng kế hoạch phát triển bản thân trong hoạt động CT – XH.

1 Nhận diện bản thân và điều kiện thực hiện:

* Điểm mạnh: Bản thân hoạt động tích cực trong hoạt động văn hóa do khoa tổ chức

* Điểm yếu: Chưa sắp xếp được nhiều thời gian cho việc tham gia các hoạt động tình nguyện hay thiện nguyện

2 Mục tiêu:

- Hình thành được những quan niệm, chuẩn mực đạo đức phấn đấu trở thành đoàn viên xuất sắc

3 Tổ chức thực hiện:

- Tham gia phong trào thiện nguyện:

+ Tham gia Chi hội Thanh niên vận động hiến máu 08/5:

13

Trang 14

 Tham gia hiến máu ít nhất 2 lần/ năm.

 Chia sẻ về trang fb cá nhân những đợt vận động hiến máu chuẩn

bị và đang được tổ chức để tuyên truyền bạn bè trong lớp hay trong trường cùng tham gia

- Tham gia vào các hoạt động do khoa, trường tổ chức:

 Quay video làm thiệp để tri ân thầy cô trong ngày 20/11

 Gây quỹ từ thiện cho chương trình “Những vòng tay nhân ái”

- Tham gia học tuần giáo dục chính trị công dân cho sinh viên

- Tham gia phong trào cộng đồng:

 Giờ Trái Đất: hưởng ứng tự tắt điện và các thiết nị không liên quan đến sinh hoạt trong vòng 60 phút

 Lối sống xanh: Phân loại rác thải sử dụng trong gia đình, sử dụng

đồ dùng thân thiện môi trường như gỗ, tre; kiểm soát lượng nước sinh hoạt

 An toàn giao thông: Thực hiện tốt luật an toàn giao thông khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường, có bằng lái xe khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông

IV Xây dựng kế hoạch phát triển bản thân trong hoạt động LĐSX

1 Nhận diện bản thân và điều kiện thực hiện:

* Điểm mạnh: Bản thân đã từng làm part time song song với việc học khi theo học tại THPT

* Điểm yếu: Khả năng giao tiếp với đồng nghiệp còn kém

2 Mục tiêu:

- Lương cứng: 4 triệu/ tháng

3 Cách thức thực hiện:

Nội dung công

việc

Thời gian thực hiện

Nguồn lực thực hiện

Ghi chú

14

Trang 15

Làm tutor

Speaking

Theo lịch trung tâm Làm tutor

Listening

Theo lịch trung tâm

Thiết bị laptop

4 Tổ chức thực hiện:

- Ts

Bình

Minh

(5-6pm)

- Tlis

Bình

Minh

(7:30-9pm)

- Tlis Hải Ninh (5-6:30pm)

- Ts Vân Trang (7:30-9pm)

- Tlis Ngọc Chi (10-11pm)

- Tlis Minh Anh (7:30-9pm)

- Tlis Trọng Hiếu (10-11am)

- Ts Thái Trường (9-10pm)

* Chú ý: Lịch có thể điều chỉnh theo thời gian rảnh phù hợp

PHẦN 3: KẾT LUẬN

Thời gian mỗi sinh viên có là như nhau (24h mỗi ngày), nhưng có người

sử dụng quỹ thời gian hiệu quả, có người làm không làm được gì nhiều với khoảng thời gian đó Việc lập kế hoạch phát triển sẽ giúp sinh viên biết được những việc cần ưu tiên làm từ đó có thể tập trung vào các công việc học tập và những thứ khác cần ưu tiên Trên thực tế, ngoài việc học ra sinh viên còn có thể và cần có những khoảng thời gian để tham gia nhiều các hoạt động có ích khác, như hoạt động xã hội và đoàn thể, làm thêm, giao tiếp bạn bẻ… Do đó, hầu hết luôn cảm thấy “thiếu thời gian” và thời gian học tập thường bị co kéo, cắt xén Với việc lập kế hoạch, bằng cách

15

Ngày đăng: 16/08/2024, 18:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w