BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN PHÒNG TRỌ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Giảng viên hướng dẫn:
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý thuyết
Phòng trọ sinh viên là loại hình chỗ ở dành cho sinh viên xa nhà, thường gần các trường đại học hoặc khu vực có nhiều trường học Đây là lựa chọn phổ biến cho sinh viên vì phòng trọ thường có mức giá phù hợp với khả năng tài chính của họ, đồng thời đáp ứng các nhu cầu cơ bản về sinh hoạt như chỗ ở, nơi học tập và sinh hoạt cá nhân Phòng trọ sinh viên có nhiều loại khác nhau như phòng đơn, phòng ở ghép, phòng trọ trong căn hộ hoặc ký túc xá và có mức độ tiện nghi đa dạng, từ phòng trọ đơn giản đến phòng trọ đầy đủ tiện nghi với nội thất và dịch vụ kèm theo như điện, nước, Internet,
"Quyết định thuê trọ" trong nghiên cứu này được hiểu là quá trình ra quyết định của sinh viên khi chọn nơi ở (phòng trọ, ký túc xá, căn hộ cho thuê, v.v.) dựa trên sự đánh giá của họ về các yếu tố liên quan Quyết định này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống học tập, sinh hoạt của sinh viên Thông qua quyết định này, sinh viên sẽ chọn ra được nơi ở thích hợp nhất với nhu càu của bản thân Quyết định thuê trọ không chỉ là lựa chọn về không gian sống mà còn thể hiện sự cân nhắc về các khía cạnh khác như giá cả, sự tiện nghi, và sự phù hợp với sinh viên.
2.1.1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuê trọ
“Yếu tố ảnh hưởng" là những yếu tố tác động và làm thay đổi sự lựa chọn của sinh viên trong việc quyết định thuê trọ Những yếu tố này có thể là những yếu tố chủ quan (như sở thích cá nhân) hoặc yếu tố khách quan (như giá thuê, vị trí địa lý) Trong
6 nghiên cứu này, các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: giá thuê,loại hình phòng trọ, vị trí địa lý, cơ sở vật chất, an ninh, và môi trường sống xung quanh.
2.1.2 Các vấn đề lý thuyết liên quan
Các nghiên cứu chỉ ra rằng có một số yếu tố chính tác động đến quyết định chọn phòng trọ của sinh viên:
Loại hình phòng trọ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi ở của sinh viên Theo nghiên cứu của Smith và cộng sự (2016), các loại hình phòng trọ khác nhau mang đến cho sinh viên sự lựa chọn đa dạng dựa trên nhu cầu và ngân sách cá nhân, từ phòng trọ truyền thống, ký túc xá đến căn hộ mini và phòng ở ghép Nghiên cứu của Nguyễn và Trần (2020) chỉ ra rằng sinh viên thường ưu tiên lựa chọn loại hình phòng trọ đáp ứng đủ nhu cầu về tiện nghi, quyền riêng tư và an toàn. Đồng thời, lý thuyết hành vi người tiêu dùng (Kotler & Keller, 2012) cho rằng quyết định lựa chọn loại hình nhà ở phụ thuộc vào sự tương thích giữa nhu cầu của người tiêu dùng và đặc điểm của sản phẩm.
Việc lựa chọn loại hình phòng trọ cũng chịu ảnh hưởng từ các yếu tố xã hội và kinh tế Theo thuyết nhu cầu của Maslow (1943), sinh viên có xu hướng chọn loại hình phòng trọ phù hợp với mức độ tài chính và cảm giác an toàn, từ đó đáp ứng nhu cầu cơ bản trước khi tiến đến các nhu cầu nâng cao khác.
Nghiên cứu của Agha (2013) cho thấy giá cả là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên khi lựa chọn nơi ở, bởi sinh viên thường có ngân sách hạn chế và dễ bị tác động bởi chi phí thuê Giá cả hợp lý giúp sinh viên duy trì mức sống ổn định trong suốt thời gian học tập và có thể chi trả cho các nhu cầu khác như học phí, ăn uống và giải trí.
Vị trí địa lý của phòng trọ đóng vai trò quan trọng trong quyết định của sinh viên, đặc biệt là khoảng cách đến trường, khu vực tiện ích, và dịch vụ công cộng TheoHoàng và cộng sự (2020), sinh viên thường ưu tiên các phòng trọ ở gần trường hoặc có giao thông thuận tiện, giúp họ tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển, từ đó có nhiều thời gian hơn cho việc học tập và các hoạt động ngoại khóa.
Tiện nghi của phòng trọ, bao gồm cơ sở vật chất như giường, bàn ghế, internet, và khu vực bếp chung, là yếu tố quan trọng đối với sinh viên (Brownetal, 2017) Tiện nghi không chỉ ảnh hưởng đến sự thoải mái hàng ngày mà còn hỗ trợ sinh viên duy trì lối sống và thói quen học tập Nghiên cứu của Hoàng (2020) đã chỉ ra rằng sự hài lòng về tiện nghi có tác động tích cực đến sự hài lòng chung của sinh viên với nơi ở.
An ninh là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sinh viên thuê trọ, đặc biệt là ở các khu vực đông dân cư hoặc có tỷ lệ tội phạm cao (Abolghasemietal., 2014) Theo nghiên cứu của Nguyễn và Phạm (2018), sinh viên cảm thấy an toàn khi sống ở những khu vực có an ninh tốt, từ đó giảm thiểu căng thẳng và tăng cường hiệu suất học tập.
2.1.2.6 Các yếu tố xã hội và môi trường xung quanh
Yếu tố xã hội và môi trường xung quanh, bao gồm cộng đồng sinh viên, không gian sống, và mức độ thân thiện của hàng xóm, cũng có tác động đáng kể đến quyết định của sinh viên (Smith & Price, 2018) Sinh viên thường có xu hướng lựa chọn những khu vực yên tĩnh, thân thiện, và có cộng đồng hỗ trợ, tạo điều kiện cho sự phát triển cá nhân và học tập hiệu quả.
Kết quả nghiên cứu trước đó
Tổng hợp từ các bài nghiên cứu trước cho thấy, các nhân tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến việc sinh viên đưa ra quyết định thuê nhà chủ yếu là giá cả, vị trí, cơ sở vật chất, an ninh và chất lượng dịch vụ Tuy nhiên, đó không hoàn toàn là tất cả những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên Theo bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuê nhà trọ của sinh viên trường học viện Institut Bandung (ITB) tại bang Bandung Indonesia” của Afma, Rahadi và Mayangsari đã chỉ ra ngoài 1
5 yếu tố trên còn có yếu tố Quan hệ xã hội cũng ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên Theo nghiên cứu “ Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê nhà trọ của sinh viên tại TP Hồ Chí Minh” của Huỳnh Quang Minh và Nguyễn Thị Thơ quyết định thuê trọ của sinh viên sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi giá cả cảm nhận, tiếp theo là các yếu tố như chất lượng dịch vụ, an ninh và vị trí cũng là những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định lựa chọn một phòng trọ của sinh viên Cuối cùng là các yếu tố như cơ ở vật chất, môi trường sống, quan hệ xã hội cà các khuyến mãi kèm theo khi thuê trọ cũng có vai trò trông quyết định của sinh viên nhưng ít quan trọng hơn
Một vài nghiên cứu khác như nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuê nhà trọ của sinh viên trường Đại học Trà Vinh” 3 hay nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đên quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh học tập ở trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh” nhận thấy 5 yếu tố chính ảnh 4 hưởng đến quyết định của sinh viên bao gồm Giá cả, Vị trí, An ninh, Cơ sở vật chất và Môi trường sống xung quanh Tóm lại, các bài nghiên cứu trước khá đồng nhất về kết luận nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định thuê trọ của sinh viên là giá cả, tiếp đến là các yếu tố như an ninh, cơ sở vật chất, vị trí, tiện nghi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định của sinh viên Cuối cùng là các yếu tố tâm lý, quan hệ xã hội hay truyền thông sẽ tác động một phần nhỏ đến quyết định cuối cùng của sinh viên Ngoài ra, các bài nghiên cứu trước vẫn còn tồn đọng một vài hạn chế chung như: (1) Hạn chế về phạm vi nghiên cứu, (2) Hạn chế về cỡ mẫu cũng ảnh hưởng đến tính chính xác đến kết quả của bài nghiên cứu, (3) Sự hạn chế về một số yếu tố như thời gian, mẫu câu hỏi định tính, câu hỏi định lượng hoặc sự bó hẹp về kinh tế, văn hóa và xã hội khác nhau Các nghiên cứu trước đây cũng đưa ra được một vài phương hướng nghiên cứu mới trong tương lai về phương pháp nghiên cứu mới, sự mở rộng sâu hơn về khu vực,phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu; thực hiên nghiên cứu dài hạn hay tích hợp thêm các ứng dụng công nghệ, khoa học kĩ thuật vào viêc điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu Cuối cùng, mỗi bài nghiên cứu trước đây đều đưa ra được những kiến nghị mới cho nhà đầu tư và chủ trọ nhằm cải thiện định hướng kinh doanh tốt hơn,đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống cho sinh viên thuê trọ.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung phiếu điều tra
Phiếu điều tra gồm 3 phần chính:
+ Phần giới thiệu: Nội dung này gồm phần giới thiệu mục đích, ý nghĩa của cuộc nghiên cứu và lời mời tham gia trả lời cuộc điều tra cùng với lời cam kết bảo mật thông tin.
+ Phần thông tin thống kê: Phần này người tham gia khảo sát sẽ được hỏi để cung cấp các thông tin cá nhân nhằm xác định chính xác người trả lời là đúng đối tượng, các thông tin khác giúp cho việc thống kê, mô tả, giải thích rõ thêm các vấn đề nghiên cứu. Đối với các biến phân loại khác như: giới tính, năm học, khoa đang học đối với người trả lời được đo lường bằng các thang đo định danh hoặc thứ bậc phụ thuộc vào bản chất của dạng dữ liệu phản ánh chung.
+ Phần nội dung chính: Gồm các câu phát biểu được thiết kế theo mô hình và các thang đo đã được nghiên cứu Người được hỏi sẽ đánh dấu vào câu trả lời phù hợp nhất với mức độ ý kiến của họ cho những phát biểu đó Các câu hỏi trong bảng hỏi chủ yếu được thiết kế theo dạng câu hỏi đóng để thuận lợi cho các đáp viên trong quá trình trả lời (nhanh, dễ trả lời) đồng thời giúp cho việc nhận và xử lý dữ liệu cũng như phân tích các kết quả nghiên cứu của tác giả thuận lợi hơn Loại thang đo được sử dụng cho đo lường các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu là thang đo Likert 5 điểm xoay quanh 6 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên bao gồm:loại hình phòng trọ, giá cả, vị trí, an ninh, cơ sở vật chất và môi trường.
Phương pháp chọn mẫu
Mẫu nghiên cứu: tổng thể nghiên cứu là toàn bộ sinh viên của đang theo học ở trường đại học Thương Mại thuộc tất cả các khoa.
Việc điều tra tổng thể với quy mô là toàn bộ sinh viên của trường đại học Thương Mại là việc làm bất khả thi, khó có thể thực hiện với phần lớn nghiên cứu nên cách điều tra chọn mẫu là phù hợp hơn cả Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, trong điều kiện hạn chế về nguồn lực tài chính, thời gian và không có đầy đủ thông
1 tin về tổng thể nên nhóm lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất là chọn mẫu tiện lợi Lựa chọn phương pháp này vì nhóm không có danh sách cụ thể của tổng thể chung, đồng thời với điều kiện nhóm phải thực hiện khảo sát online mà không tiến hành khảo sát trực tiếp đối tượng nghiên cứu Tuy nhiên, để đảm bảo tính đại diện của mẫu nghiên cứu, nhóm đã cố gắng lựa chọn các đơn vị mẫu học tập ở các khóa và các khoa khác nhau.
Theo như Quy tắc nhân 5 theo Bollen (1989) quy định rằng số biến đo lường nhân với 5 sẽ cho ra cỡ mẫu tối thiểu Như vậy ở trong đề tài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phòng trọ sinh viên đại học Thương Mại thì thang đo có tất cả 19 biến quan sát nên cỡ mẫu tối thiểu là: 19*5
Phương pháp nghiên cứu và thu thâp dữ liệu
a) Phương pháp nghiên cứu định lượng
Mục đích của nghiên cứu định lượng: Kiểm định thang đo mà nhóm xây dựng sau khi kế thừa của các tác giả thông qua bảng hỏi khảo sát và loại bỏ các biến không phù hợp.
- Phương pháp thu thập dữ liệu thông qua phiếu khảo sát online trên Google Forms. b) Phương pháp nghiên cứu định tính
Kiểm định và đánh giá sơ bộ về mô hình nghiên cứu Phương pháp định tính được thực hiện qua các cuộc phỏng vấn, các câu hỏi được xây dựng dựa trên thang đo mà nhóm đã kế thừa trước đó Kiểm tra sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến việc lựa chọn phòng trọ của sinh viên đại học Thương Mại, mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Nhóm tiến hành phỏng vấn trên các đối tượng sinh viên đại học Thương Mại thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp.
- Phương pháp thu thập dữ liệu: tổng hợp ghi lại trên Google Docs.
Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu
- Đối tượng phỏng vấn: sinh viên thuộc trường Đại học Thương mại.
- Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu trực tiếp các bạn sinh viên thuộc trường Đại học Thương mại để thu thập dữ liệu, xác định, điều chỉnh thang đo lý thuyết phù hợp với nghiên cứu này.
- Số người được phỏng vấn: 10
- Phương pháp xử lý: Sử dụng phương pháp xử lý tại bàn với dữ liệu thu được từ các cuộc phỏng vấn, thực hiện tổng hợp và mã hoá dữ liệu theo nhóm thông tin.
+ Mã hoá dữ liệu: Nhận dạng các dữ liệu, mô tả dữ liệu và tập hợp các dữ liệu nhằm xác định mối quan hệ giữa các dữ liệu sau này.
+ Tạo nhóm thông tin: Nhằm phân tích mối quan hệ giữa các nhóm thông tin. + Kết nối dữ liệu: Nhằm so sánh được kết quả quan sát với kết quả được mong đợi cũng như giải thích được khoảng cách nếu có giữa hai loại kết quả này.
Tiến hành nghiên cứu qua gửi link Google Forms đến các học sinh trường đại học Thương Mại trên các ứng dụng tin nhắn Zalo, Messenger…Thu về 108 sinh viên đại học Thương Mại điền mẫu khảo sát trong đó phân loại được: 101 bạn sinh viên có đang thuê trọ, 7 bạn sinh viên không thuê trọ.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phân tích kết quả nghiên cứu định tính
Sau khi thực hiện phỏng vấn đề tài “ Yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên” kết quả thu được cho thấy hầu hết người tham gia là nữ (59.6%) Đa số người trả lời phỏng vấn là sinh viên năm nhất của các trường đại học (66%) trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Khi được hỏi về việc mọi người thường xuyên tìm trọ qua kênh nào, phần lớn mọi người thường tìm trọ qua mạng xã hội( Facebook, Tik Tok,…), sau đó sẽ nhờ người thân, bạn bè mà mình quen biết Qua đó, cho thấy được sự phổ biến rộng rãi của các phương tiện truyền thông , sự phụ thuộc của mọi người vào nó vì bây giờ là thời đại của công nghệ nên hầu hết sinh viên đều làm việc trên mạng và tìm kiếm những gì mình cần qua đó. Đối với loại hình phòng trọ mà sinh viên đang thuê, chiếm phần lớn là chung cư mini, sau đó là nhà chung với chủ Điều này cũn có lợi và có hại với chính sinh viên khi ở chung chủ sẽ được giám sát, hỗ trợ tốt hơn nhưng cũng gây nhiều vấn đề về quyền riêng tư trong học tập và sinh hoạt cá nhân Đa số các bạn sinh viên thuê trọ với diện tích 20-30 m vuông, giá từ 1,5-4 riệu đồng và có 2 người ở, điều này cho thấy nhu cầu lớn về sự thoải mái, rộng rãi khi chung sống và phản ánh được khả năng tài chính của gia đình.
Về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê trọ của sinh viên như loại hình phòng trọ có khép kín hay không hay các trang thiết bị của phòng trọ có được chủ nhà cung cấp đầy đủ hay không thì phần lớn các sinh viên đánh giá quan trọng vì khép kín sẽ riêng tư, thuận tiện trong việc sinh hoạt và học tập hàng ngày Các trang thiết bị như phòng cháy rất quan trọng vì nó giúp sinh viên có thể bảo vệ chính mình và người khác trong nhũng trường hợ cần thiết.
Khi được phỏng vấn về mức độ ảnh hưởng của yếu tố “Vị trí phòng trọ” đến quyết định thuê trọ của sinh viên, một phần lớn các sinh viên cho rằng nó quan trọng và một phần khác thì cho rằng nó bình thường Đây là yếu tố hàng đầu mà hầu hết sinh viên đều xem xét khi chọn nơi ở Khoảng cách gần giúp tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển, đặc biệt là đối với sinh viên không có phương tiện cá nhân Khoảng cách lý tưởng thường được nhắc đến là từ 5 đến 15 phút đi bộ hoặc đi xe đạp đến trường Điều này cũng giúp sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa hoặc lớp học có lợi hơn. Các tiện ích xung quanh nơi trọ như siêu thị, chợ, nhà thuốc, nhà ăn và quán cà phê là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự lựa chọn của sinh viên Những tiện ích này giúp sinh viên dễ dàng đáp ứng các nhu cầu hàng ngày mà không phải chuyển quá xa, từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí Môi trường xung quanh liên quan đến không gian sống, Chế độ yên tĩnh và chất lượng không khí Những nơi yên tĩnh, ít ồn ào, và không có nhiều hàng quán hoạt động về đêm thường được các sinh viên ưu tiên, nhất là những người không cần gian học tập và yên tĩnh yên tĩnh Ngoài ra, nhiều sinh viên còn quan tâm đến cây xanh hoặc khu vực gần công viên để thuận tiện cho việc rèn luyện sức khỏe.
Về mức độ ảnh hưởng của yêu tố “ Giá cả phòng trọ” đến quyết định thuê trọ của sinh viên, đa số các sinh viên đều cảm thấy quan trọng và thậm chí rất quan trọng. Hầu hết sinh viên có thu nhập hạn chế, chủ yếu dựa vào hỗ trợ từ gia đình hoặc việc làm thêm Do đó, họ thường có một giới hạn ngân sách cố định hàng tháng cho việc thuê trọ Mức giá trung bình mà sinh viên chấp nhận thường phụ thuộc vào thành phố họ sinh sống (chẳng hạn như ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM thường có mức giá cao hơn) Qua đó, sinh viên thường ưu tiên các nơi ở có mức giá nằm trong khả năng chi trả của mình.Khi xem xét giá cả, sinh viên cũng quan tâm đến việc số tiền bỏ ra có tương xứng với chất lượng chỗ ở hay không Các yếu tố như diện tích phòng, tiện nghi (điều hòa, wifi, máy nước nóng), mức độ vệ sinh, và dịch vụ kèm theo (như bảo vệ 24/24, dịch vụ dọn dẹp) đều ảnh hưởng đến đánh giá của sinh viên về chất lượng nơi ở Qua nghiên cứu, có thể thấy sinh viên sẵn sàng trả giá cao hơn cho một nơi ở đầy đủ tiện nghi và sạch sẽ, hơn là chọn những nơi có giá rẻ nhưng thiếu thốn điều kiện sống Ngoài giá thuê chính, sinh viên còn phải tính đến các khoản chi phí phát sinh như điện, nước, phí dịch vụ vệ sinh, phí gửi xe và phí quản lý Nghiên cứu định tính cho thấy sinh viên đánh giá cao những chỗ trọ công khai rõ ràng các khoản phí và có mức phí hợp lý Trong một số trường hợp, sinh viên có thể lựa chọn một nơi ở có giá thuê cao hơn nếu các khoản chi phí phát sinh được tính gộp vào giá thuê và không có thay đổi thất thường.
Yếu tố “ An ninh” cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quyết định thuê trọ của sinh viên Phần lớn các sinh viên vô ùng quan tâm và cảm thấy quan trọng về yếu tố này Sinh viên thường ưu tiên những khu vực được đánh giá an toàn và ít xảy ra các vấn đề như trộm cướp, bạo lực hoặc các công việc gây rối trật tự công cộng. Thông qua các phản hồi của sinh viên, có thể thấy rằng nhiều bạn thường tham khảo thông tin từ người quen hoặc các đánh giá trên mạng xã hội để tìm hiểu về tình hình an ninh của khu vực Những nơi có tiếng là an toàn, gần trụ sở công an, hoặc có cộng đồng dân cư ổn định thường được ưu tiên Một số sinh viên đặc biệt quan tâm đến các biện pháp bảo vệ như camera an ninh, cửa khóa chắc chắn và có bảo vệ trực tuyến 24/24 Những nơi có hệ thống camera giám sát và cổng ra vào được quản lý chặt chẽ thường được sinh viên đánh giá cao vì tạo ra cảm giác Yên tâm hơn Nông chí, một số bạn sẵn sàng trả giá cao hơn một chút nếu có các biện pháp đảm bảo an ninh tốt Cơ sở vật chất cũng đóng vai trò quan trọng trong công việc đánh giá an ninh Những nơi có cửa chính và cửa sổ chắc chắn, có khóa an toàn, lối thoát rõ ràng, phòng cháy chữa cháy thường được ưu tiên sinh viên Những phòng trọ có cửa sổ nhỏ hoặc có song, chắn và có cửa ra vào làm bằng chất liệu hiển thị cũng được xem là các yếu tố an toàn giúp phá cướp trộm.
Với các vấn đề khác như “ số người ở cùng bạn, chủ trọ và hàng xóm xung quanh” thì phần lớn sinh viên cảm thấy khá quan tâm, cũng cảm thấy quan trọng về vấn đề này.
Về số lượng người ở cùng sẽ ảnh hưởng đến cảm giác thoải mái trong không gian sống Các thành viên sinh viên thường cho rằng việc ở chung với ít người sẽ giúp tạo ra không gian riêng tư và giảm bớt tiếng ồn, phù hợp cho việc học tập và nghỉ ngơi Tuy nhiên, một số sinh viên cũng cho rằng ở chung với nhiều người có thể vui vẻ và đơn giản hơn, tạo cơ hội giao lưu và kết nối bạn.Ở ghép giúp chia sẻ chi phí thuê trọ, giảm gánh nặng tài chính cho sinh viên Việc chia sẻ các chi phí tiện ích như điện,nước, wifi cũng giúp sinh viên tiết kiệm hơn Tuy nhiên, số lượng người ở chung càng nhiều thì nguy cơ xảy ra tranh luận về chia sẻ chi phí, bảo vệ sinh học và phân công việc nhà càng lớn.Sinh viên thường mong muốn ở cùng với những người có đường sống và tính cách tương đồng để dễ hòa hợp và tránh tình trạng bất ổn Những yếu tố như giờ giấc sinh hoạt, thói quen bảo vệ sinh hoạt và cách cư xử trong không gian chung đều ảnh hưởng đến trải nghiệm của sinh viên khi ở chung.
Khi phải chung sống với chủ trọ thì một chủ trọ thân thiện, sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ khi sinh viên gặp khó khăn thường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc quyết định thuê trọ Sinh viên thường có cảm giác an toàn và được hỗ trợ hơn khi ở trọ trọ mở và dễ dàng Ngược lại, những phản hồi tiêu cực về chủ trọ khó tính, hay kiểm tra bất ngờ hoặc yêu cầu quá trình có thể tạo thành viên e bóc khi thuê trọ.Sinh viên đánh giá cao các trọ trọ minh bạch về các khoản chi phí, điều khoản hợp đồng và quy định sinh hoạt Nhiều bạn biết các nhà trọ có sự đồng thuận rõ ràng, không tăng giá bất ngờ hoặc có thái độ công bằng trong quá trình xử lý tranh chấp thường nhận được ý tưởng cao hơn từ sinh viên.Các chủ trọ có chính sách linh hoạt, như được phép thanh toán theo tháng, miễn giảm chi phí trong các trường hợp khẩn cấp, hoặc không ép buộc sinh viên phải thuê dài hạn, được sinh viên đánh giá rất cao tích cực Sự linh hoạt này đặc biệt có ý nghĩa với những sinh viên phải thay đổi nơi thường xuyên làm yêu cầu học tập hoặc thực tập.
“ Hàng xóm” cũng là một yếu tố mà các bạn sinh viên cảm thấy quan tầm và quan trọng.Hàng xóm có tác động lớn đến môi trường sống và sự yên tĩnh của khu trọ. Sinh viên đánh giá cao những hàng xóm văn minh, tôn trọng sự riêng tư, ít gây ồn ào và không tổ chức các hoạt động gây phiền hà Những khu trọ có hàng xóm thân thiện, hòa đồng, sẵn sàng giúp đỡ cũng tạo cảm giác an toàn và gần gũi cho sinh viên.Hàng xóm thân thiện và quan tâm đến nhau giúp sinh viên có cảm giác thuộc về cộng đồng, đặc biệt là đối với sinh viên ở xa nhà Việc có những hàng xóm giúp đỡ khi cần, chia sẻ thông tin hữu ích, hoặc thậm chí cùng tham gia các hoạt động chung như tập thể dục hoặc dọn dẹp khu vực xung quanh giúp tạo ra môi trường sống tích cực hơn.
Với mong muốn có một phòng trọ tốt nhất, phần lớn các sinh viên mong muốn được cải thiện về giá cả, anh ninh và cơ sở vật chất Nghiên cứu cho thấy một trong những yếu tố cần cải thiện lớn nhất là giá thuê không hợp lý Sinh viên thường cảm thấy giá thuê cao so với chất lượng và tiện nghi mà họ nhận được, đặc biệt là khi không có sự cải thiện đáng kể về cơ sở vật chất hay dịch vụ Việc tăng giá thuê không có lý do rõ ràng hoặc không có sự nâng cấp tương xứng về chất lượng sống là một vấn đề mà nhiều sinh viên phàn nàn An ninh là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sinh viên khi quyết định thuê trọ Nghiên cứu cho thấy có một số khu vực mà sinh viên cảm thấy thiếu an toàn, đặc biệt là vào ban đêm hoặc khi vắng người Những khu vực này thường thiếu ánh sáng, vắng vẻ, hoặc có các vụ việc trộm cắp xảy ra Cải thiện hệ thống an ninh như lắp đặt thêm đèn đường, camera giám sát, hoặc tăng cường tuần tra an ninh là yêu cầu phổ biến từ sinh viên Cơ sở vật chất của các phòng trọ là yếu tố cần cải thiện rõ ràng theo ý kiến của sinh viên Một số sinh viên cho rằng các phòng trọ
4 thiếu các tiện nghi cơ bản như điều hòa, máy nước nóng, wifi ổn định, và nội thất cũ kỹ Việc cung cấp các tiện nghi cơ bản này có thể giúp sinh viên có một môi trường sống thoải mái và thuận tiện hơn Ngoài ra, nhiều sinh viên cũng đề cập đến việc cần cải thiện chất lượng giường, bàn học, và tủ đựng đồ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và học tập.
Phân tích kết quả nghiên cứu định lượng
Mẫu được thu thập dưới hình thức bảng câu hỏi khảo sát trên Google Form Số lượng bảng câu hỏi Google Form dước phát là 150 phiếu Sau khi tiến hành lọc phiếu, nhóm thu được 108 phiếu trả lời mang kết quả hợp lệ và 42 phiếu mang kết quả không hợp lệ Vì vậy chỉ có 108 phiếu trả lời được nhóm đưa vào phân tích định lượng.
4.2.1 Phân tích thống kê mô tả với các biến
1 Biến về yếu tố quan trọng khi chọn phòng trọ
Bảng 1: Bảng số liệu khảo sát nhan tố vị trí phòng trọ
Từ kết quả khảo sát ta thấy rằng vị trí vẫn là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định thuê trọ cuả sinh viên, gần một nửa sinh viên cam thấy quan trọng và rất quan trọng(45%) Điều này thể hiện rằng sinh viên rất quan tâm tới vấn đề đi lại, phương tiện giao thông và chi phí mỗi lần nếu đi xa Các ý kiến thiết kế của bạn bè, người quen sống ở khu vực đó có thể hợp tác mạnh mẽ để quyết định thuê trọ của sinh viên Trải nghiệm tích cực về môi trường, an ninh và tiện ích có thể khiến sinh viên tự tin có lợi hơn khi quyết định chọn trọ.
Bảng 2: Bảng số liệu khảo sát nhân tố giá cả
Với kết quả khảo sát này ta thấy giá cả và chi phí dịch vụ, đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất (75%) với phần lớn sinh viên đánh giá mức độ "quan trọng" và "rất quan trọng" khi lựa chọn phòng trọ Điều này thể hiện rằng sinh viên chú trọng đến khả năng chi trả phù hợp với điều kiện tài chính của mình Mặc dù sinh viên mong muốn một nơi thuận tiện và chất lượng, nhưng nhiều bạn sẵn sàng thỏa hiệp về một số tiêu chuẩn để chọn phòng trọ có giá thuê rẻ hơn , nhắm giảm tài chính nặng nề Trong những trường hợp này, sinh viên thường có sẵn phòng ở xa trung tâm hơn, phòng có diện tích nhỏ hơn hoặc phòng không đủ tiện nghi.
Bảng 3: Bảng số liệu khảo sát yếu tố an ninh
Từ biểu đồ khảo sát ta thấy an ninh, sinh viên cũng đánh giá cao yếu tố an ninh, với tỉ lệ cao chọn mức "rất quan trọng" (45%) Các yếu tố an ninh như hệ thống camera, quan tâm của chủ nhà đến an toàn và điều kiện phòng cháy chữa cháy đều được xem là cần thiết Sinh viên có xu hướng đánh giá cao những khu trọ có mối quan hệ cộng đồng tốt, nơi mà các cư dân quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau Điều này thường thấy ở các khu trọ hoặc chung cư nhỏ, nơi sinh viên có thể cảm thấy như một phần của cộng đồng và có thể nhờ cậy sự trợ giúp khi cần thiết Những mối quan hệ cộng đồng tốt cũng tạo nên sự an toàn, vì sinh viên cảm thấy mình được quan tâm và bảo vệ bởi những người xung quanh.
Bảng 4: Bảng số liệu khảo sát các yếu tố khác
Từ biểu đồ này ta thấy các yếu tố khác như thái độ của chủ trọ, số người ở cùng, và mối quan hệ với hàng xóm cũng được xem xét nhưng với mức độ quan trọng khác nhau Số liệu cho thấy thái độ của chủ trọ và mối quan hệ với hàng xóm có ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên (40%), nhưng không quan trọng bằng yếu tố an ninh và chi phí Những yếu tố như số người ở cùng, chủ trọ và hàng xóm đều có ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng và trải nghiệm của sinh viên khi thuê trọ Sinh viên cân nhắc kỹ thuật cân bằng về số người ở chung để đảm bảo sự thoải mái thoải mái và tiết kiệm chi phí, mong muốn một chủ trọ thân thiện, minh bạch, có hỗ trợ tốt, và tìm kiếm hàng xóm văn minh, yên tĩnh Những yếu tố này cho thấy không chỉ các yếu tố chất mà cả yếu tố xã hội và tâm lý đều quan trọng khi sinh viên chọn nơi ở.
Biến về các yếu tố cần cải thiện trong dịch vụ phòng trọ
Bảng 5: Bảng số liệu khảo sát các yếu tố cần được cải thiện trong các dịch vụ phòng trọ
Kết quả điều tra khảo sát cho thấy giá cả, khoảng 72% sinh viên cho rằng giá cả cần được cải thiện Đây là yếu tố được lựa chọn nhiều nhất, cho thấy sự mong muốn có mức giá thuê hợp lý hơn.An ninh và cơ sở vật chất, cả hai yếu tố này đều có tỷ lệ khoảng 61%, cho thấy sinh viên cũng mong muốn cải thiện các yếu tố này để đảm bảo môi trường sống an toàn và tiện nghi.Vị trí và môi trường xung quanh, mặc dù ít quan trọng hơn so với các yếu tố trên, vẫn có một tỷ lệ sinh viên cho rằng hai yếu tố này cần được cải thiện, phản ánh sự mong đợi có được không gian sống thuận lợi hơn.
3.Biến về kênh tìm kiếm phòng trọ
Bảng 6: Bảng số liệu khảo sát kênh thông tin tìm kiếm phòng trọ
Kết quả điều tra khảo sát cho thấy rằng mạng xã hội, đây là kênh tìm kiếm phổ biến nhất với 73% sinh viên lựa chọn Các nền tảng như Facebook, TikTok, và Threads được xem là kênh hiệu quả để tìm phòng trọ, nhờ vào tính tiện lợi và thông tin phong phú.Qua bạn bè, người quen, khoảng 57% sinh viên tìm kiếm phòng qua người quen, cho thấy vai trò quan trọng của các mối quan hệ cá nhân trong việc tìm phòng trọ.Website thuê phòng trọ và môi giới nhà đất, mặc dù có sinh viên sử dụng các kênh này, nhưng tỷ lệ khá thấp, chỉ khoảng 23% và 5%, có thể do thiếu độ tin cậy hoặc chi phí môi giới cao.
4 Biến về loại hình phòng trọ hiện tại
Hình 2: Cơ cấu loại hình phòng trọ
Từ biểu đồ ta thấy nhà chung với chủ, là loại hình phòng trọ phổ biến nhất, chiếm 38% Điều này có thể do loại phòng này có giá thuê hợp lý và chủ nhà có thể hỗ trợ sinh viên trong sinh hoạt hàng ngày.Phòng trọ tập thể, chiếm 32%, cho thấy một phần lớn sinh viên chọn ở chung để tiết kiệm chi phí.Ký túc xá và chung cư mini, với tỷ lệ lần lượt là 22% và 8%, những loại hình này có thể ít phổ biến hơn do hạn chế về không gian hoặc giá thuê cao hơn.
Biến về giá thuê phòng trọ hiện tại
Hình 3: Cơ cấu giá thuê phòng trọ
Từ biếu đồ về giá thuê phòng trọ ta thấy rằng từ 1.5 triệu đến 3 triệu, phần lớn sinh viên chọn mức giá này, chiếm 69% Đây là mức giá trung bình phù hợp với khả năng tài chính của nhiều sinh viên.Dưới 1.5 triệu và từ 3 triệu đến 5 triệu, tỷ lệ sinh viên chọn hai mức giá này là 15% và 13%, cho thấy một số sinh viên vẫn có khả năng tìm phòng giá thấp hơn hoặc sẵn sàng trả thêm cho tiện nghi tốt hơn.Trên 5 triệu, rất ít sinh viên chọn mức giá này, phản ánh khả năng chi trả hạn chế của sinh viên.
Biến về diện tích phòng trọ hiện tại
Hình 4: Cơ cấu diện tich phòng trọ
Dựa vào biểu đồ thống kê khảo sát ta thấy từ 20-30 m², đa số sinh viên chọn mức diện tích này, chiếm 69% Điều này cho thấy nhu cầu về một không gian đủ rộng cho sinh hoạt hàng ngày.Dưới 20 m², chiếm 20%, cho thấy một số sinh viên vẫn chấp nhận không gian nhỏ hơn để tiết kiệm chi phí.Trên 30 m², chỉ chiếm 11%, phản ánh diện tích lớn không phổ biến do có thể liên quan đến giá thuê cao hơn.
Biến về số người ở trong phòng hiện tại
Hình 5: Cơ cấu về số lượng người sống chung phòng
Thông qua biểu đồ khảo sát ta thấy rằng phòng trọ 2 người, phổ biến nhất với 44% sinh viên, cho thấy sinh viên thường chia phòng với một người khác để giảm chi
6 phí.3 người và hơn 3 người, chiếm 36% và 8%, cho thấy một số sinh viên chấp nhận ở ghép với nhiều người để tiết kiệm.1 người, chỉ có 12% chọn ở một mình, phản ánh việc thuê phòng riêng là khá đắt đỏ.
Từ việc phân tích nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, thống kê mô tả với các biến ta nhận thấy rằng, sinh viên đặc biệt quan tâm đến vị trí, giá cả, an ninh và cơ sở vật chất Đây có thể xem là những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định thuê trọ của sinh viên Với sự phát triển mạnh mẽ của phương tiện thông tin đại chúng, sinh viên hiện nay thường tìm kiếm phòng trọ gián tiếp qua các trang mạng xã hội như Facebook, Tik Tok, Threads,…Để tiết kiệm chi phí thì phần lớn sinh viên sẽ chọn thuê nhà chung với chủ hay phòng trọ tập thể vì những phòng này sẽ rẻ hơn, được quan sát hỗ trợ từ chính chủ nhà nhưng cũng gây ra nhiều vấn đê về quyền riêng tư, cá nhân.Mức giá thuê phổ biến nhất là 1.5-3 triệu đồng, với diện tích từ 20-30m vuống điều này cho thấy nhu cấu về một chỗ ở rộng rãi, đầy đủ cơ sở vật chất cũng như tiềm lực tài chính ổn định của gia đình.