Cùng với sự thoái trào của chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới là một sốhạn chế, yếu kém trong quá trình cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩacòn lại, sự phát triển, “điều c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-
-ĐỀ TÀI THẢO LUẬNHỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đề tài:
NHẬN DIỆN VÀ PHÊ PHÁN LUẬN ĐIỂM SAI TRÁI
VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CHO RẰNG: CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI LÀ ẢO TƯỞNG, KHÔNG THỂ TRỞ THÀNH HIỆN THỰC; CHỦ NGHĨA TƯ BẢN MỚI
LÀ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CUỐI CÙNG
Trang 2MỤC LỤCDANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3
MỞ ĐẦU 4CHƯƠNG 1 NHẬN DIỆN VÀ PHÊ PHÁN LUẬN ĐIỂM: “CHỦ NGHĨA XÃHỘI LÀ ẢO TƯỞNG, KHÔNG THỂ TRỞ THÀNH HIỆN THỰC” 51.1 NHẬN DIỆN LUẬN ĐIỂM 51.2 PHÊ PHÁN LUẬN ĐIỂM 61.2.1 Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời trên những điều kiện kinh tế - xã hộihiện thực 61.2.2 Chủ nghĩa xã hội hiện thực ra đời từ thắng lợi Cách mạng tháng MườiNga (1917) và trở thành hệ thống thế giới, đạt được nhiều thành tựu to lớn 71.2.3 Sự sụp đổ chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô không phải là sự sụp đổCNXH với tư cách là một học thuyết khoa học, cách mạng 81.2.4 Triển vọng của CNXH hiện thực (Việt Nam, Trung Quốc) 9CHƯƠNG 2 NHẬN DIỆN VÀ PHÊ PHÁN LUẬN ĐIỂM: “CHỦ NGHĨA TƯBẢN MỚI LÀ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CUỐI CÙNG TRONGLỊCH SỬ” 132.1 NHẬN DIỆN LUẬN ĐIỂM 132.2 PHÊ PHÁN LUẬN ĐIỂM 132.2.1 Thừa nhận sự điều chỉnh của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa,khẳng định chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng để phát triển 132.2.2 Cơ sở lý luận để phê phán luận điểm: Học thuyết hình thái kinh tế - xãhội của chủ nghĩa Mác - Lênin 152.2.3 Những mâu thuẫn cơ bản trong lòng chủ nghĩa tư bản 162.2.4 Khẳng định: Hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa chỉ là một nấcthang trong tiến trình tiến hóa của lịch sử nhân loại và sớm muộn sẽ bị thay thếbởi hình thái kinh tế - xã hội, cao hơn là hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủnghĩa 20CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ VÀ PHÊ PHÁN LUẬN ĐIỂM: “CHỦ NGHĨA XÃHỘI LÀ ẢO TƯỞNG, KHÔNG THỂ TRỞ THÀNH HIỆN THỰC; CHỦNGHĨA TƯ BẢN MỚI LÀ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CUỐI CÙNGTRONG LỊCH SỬ” 23
Trang 33.1 ĐÁNH GIÁ 23
3.2 PHÊ PHÁN 24
KẾT LUẬN 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
DANH SÁCH NHÓM 6 29
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 30
Trang 5MỞ ĐẦUChủ nghĩa xã hội là một hệ thống xã hội, kinh tế và chính trị được xây dựngdựa trên nền tảng của sự sở hữu tập thể và quản lý công bằng các tư liệu sản xuất
Đó là chủ nghĩa hướng đến một xã hội không có giai cấp, không có áp bức bóc lột,
và mọi người đều được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ bình đẳng Trải qua hơn haithế kỷ phát triển, chủ nghĩa xã hội tuy đã đạt được những thành tựu to lớn nhưngđồng thời vẫn phải đối mặt với nhiều nghi ngờ và thách thức Từ đó, xuất hiện mộttrong những luận điểm sai trái phổ biến nhất về chủ nghĩa xã hội khi cho rằng chủnghĩa xã hội là ảo tưởng, không thể trở thành hiện thực
Mặc dù đã có rất nhiều bằng chứng cho thấy sự thành công của chủ nghĩa xãhội nhưng luận điểm sai trái cho rằng chủ nghĩa xã hội là ảo tưởng, không thể trởthành hiện thực vẫn lan truyền rộng rãi, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức củanhiều người về chủ nghĩa xã hội Nhiều người cho rằng chủ nghĩa xã hội vi phạmbản chất tự nhiên của con người là ích kỷ và tham lam, và do đó không thể tồn tạilâu dài Họ cũng cho rằng chủ nghĩa tư bản mới là hình thái kinh tế - xã hội cuốicùng trong lịch sử, và con người không thể vượt qua nó Tuy nhiên, luận điểm này
đã được thực tiễn lịch sử và các nghiên cứu khoa học bác bỏ Có thể thấy, chủnghĩa tư bản vẫn còn nhiều hạn chế như bất bình đẳng, bóc lột, khủng hoảng kinhtế,…và vì thế, cần phải tìm kiếm một mô hình xã hội mới tốt đẹp hơn Chủ nghĩa
xã hội chính là lựa chọn thay thế phù hợp nhất
Từ những hiểu biết được trau dồi từ bộ môn chủ nghĩa xã hội khoa học, chúng
em nhận thức rằng những luận điểm trên là sai trái và sự cần thiết của việc lên án,phê phán luận điểm ấy Chính vì thế, nhóm thảo luận chúng em quyết định thựchiện đề tài: “Nhận diện và phê phán luận điểm sai trái về chủ nghĩa xã hội cho rằng:chủ nghĩa xã hội là ảo tưởng, không thể trở thành hiện thực; chủ nghĩa tư bản mới
là hình thái kinh tế - xã hội cuối cùng trong lịch sử” Trong quá trình thảo luận, dù
đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của Giảng viên nhưng sản phẩm của nhómchúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong Cô và các bạn đưa ra ý kiếnnhận xét để bài thảo luận của nhóm được hoàn thiện hơn
Nhóm xin chân thành cảm ơn!
Trang 6CHƯƠNG 1NHẬN DIỆN VÀ PHÊ PHÁN LUẬN ĐIỂM: “CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LÀ ẢO
TƯỞNG, KHÔNG THỂ TRỞ THÀNH HIỆN THỰC”
1.1 NHẬN DIỆN LUẬN ĐIỂM
Ngay từ khi mới ra đời cũng như suốt quá trình tồn tại, chủ nghĩa Mác-Lêninnói chung và lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng đã bị các lực lượng thùđịch chống phá quyết liệt Đặc biệt, sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa
xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, không ít học giả trong và ngoài nước đã tung hô
về “cái chết” của chủ nghĩa Mác – Lênin, “sự cáo chung” của chủ nghĩa cộng sảndựa trên học thuyết Mác
Cùng với sự thoái trào của chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới là một sốhạn chế, yếu kém trong quá trình cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩacòn lại, sự phát triển, “điều chỉnh”, “thích nghi” của chủ nghĩa tư bản hiện đại càng làm cho những luận điệu chống phá, bác bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung,chủ nghĩa xã hội hiện thực nói riêng có “mảnh đất" để phát triển cả về nội dung vàhình thức Họ đưa ra nhiều căn cứ phủ định chủ nghĩa xã hội và cho rằng: chủnghĩa xã hội chỉ là ảo tưởng không bao giờ thực hiện được
Theo ý kiến của một số người, chủ nghĩa xã hội là không tưởng, bởi:
Thứ nhất, nó được “dựng” nên từ “một hệ thống triết học tư biện” chứ khôngphải từ hiện thực khách quan; "Lý luận của Mác về lý luận chủ nghĩa xã hội vẫnchỉ là những tư biện triết học, không thể căn cứ vào đó xây dựng thành một cươnglĩnh chính trị cải tạo xã hội” Họ cho rằng chủ nghĩa Mác hạn chế ngay ở cách thức
cụ thể mà Mác đã sử dụng để luận giải về sự ra đời của chủ nghĩa xã hội đó là:
“khởi đầu từ những hiện tượng có thực, trong những hiện tượng có thực ấy, rút ramột số thuộc tính nào đó được coi là quan trọng nhất rồi căn cứ vào đó đầy đến tậncùng hậu quả của chúng” Cùng với luận điểm này, có người cho rằng, khi nghiêncứu chủ nghĩa tư bản, Mác đã “triết học hóa tư bản”, “triết học hóa lao động”, “triếthọc hóa các mâu thuẫn” Tựu trung, theo họ, cơ sở lý luận học thuyết của Mác đều
là sự trừu tượng hóa, triết học hóa chứ không phải từ hiện thực khách quan.Thứ hai, sẽ không thể có một xã hội hoàn hảo như chủ nghĩa Mác - Lênin đặt
ra Luận điểm này cho rằng “Chủ nghĩa Mác là một giấc mơ về xã hội không tưởng
Nó đặt niềm tin vào một xã hội hoàn hảo, không có khổ cực, đau buồn, bạo lực vàmâu thuẫn” Xã hội tương lai của Mác, theo họ là một xã hội tốt đẹp nhưng khôngthể thực hiện được vì trong thực tế cuộc sống có nhiều bất trắc, rủi ro không thểlường hết được: “Tính chất lãng mạn, hùng tráng, hoà hợp và hoàn hảo của cái thếgiới tương lai rất khó có thể được xem là một cương lĩnh khả thi cho bất cứ lựclượng chính trị nào muốn phát khởi sự nghiệp của mình từ cuộc sống trần tục đầybất trắc, khó lường là cái thế giới mà chúng ta đang sống”
Trang 7Thực chất, luận điểm này đã đồng nhất một số phác thảo của các nhà kinhđiển về xã hội tương lai với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản phát triển đầy đủ.1.2 PHÊ PHÁN LUẬN ĐIỂM
1.2.1 Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời trên những điều kiện kinh tế - xãhội hiện thực
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời trong bối cảnh của cuộc cách mạng côngnghiệp ở châu Âu vào thế kỷ 18 và 19 Điều kiện kinh tế - xã hội trong thời kỳ này
đã tạo ra nền tảng cho sự phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học
Cụ thể, các điều kiện kinh tế - xã hội bao gồm:
- Cách mạng công nghiệp: Sự chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp truyềnthống sang nền kinh tế công nghiệp đã thay đổi cơ bản cách thức sản xuất và tổchức xã hội Sự gia tăng về công nghệ, sản xuất hàng loạt, và việc sử dụng laođộng trong các nhà máy đã tạo ra những bất bình đẳng mới và sự phân chia trong
xã hội Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thống trị ở hầu hết các nước châu
Âu, đặc biệt là Anh và Pháp Nước Anh đã trở thành cường quốc tư bản chủ nghĩalớn nhất với lực lượng công nghiệp hùng mạnh Cuộc cách mạng công nghiệp ởPháp đang được hoàn thành
- Bất công xã hội: Cùng với quá trình phát triển cả nền đại công nghiệp, sự rađời của hai giai cấp cơ bản, đối lập về lợi ích, nhưng nương tựa vào nhau: giai cấp
tư sản với giai cấp công nhân Giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị về chínhtrị trên thế giới ngày càng thể hiện bản chất bóc lột Sự bất công và bất bình đẳngtrong xã hội thời đó, trong đó tầng lớp lao động phải làm việc trong điều kiện laođộng tồi tệ, với lương thấp và không có quyền lợi lao động cơ bản, đã làm nổi lênnhiều phong trào xã hội và lý luận về sự cần thiết của sự công bằng và dân chủ.Nhiều cuộc khởi nghĩa, phong trào đấu tranh đã bắt đầu có tổ chức và quy mô rộngkhắp, có thể kể đến như: Phong trào Lyon (1831, 1834), Phong trào Hiến chương(1836- 1848), Phong trào Xi-lê-di (1844) Giai cấp công nhân đã xuất hiện như mộtlực lượng chính trị độc lập
- Sự gia tăng về tri thức và khoa học: Thời kỳ này cũng chứng kiến sự pháttriển của tri thức và khoa học, với sự bùng nổ của cuộc Cách mạng Khoa học ởchâu Âu Sự phát triển của khoa học và tri thức đã làm cho một số người nhìn nhậnrằng các vấn đề xã hội cũng có thể được giải quyết thông qua phương pháp khoahọc và lý luận
Dưới sự ảnh hưởng của các điều kiện này, chủ nghĩa xã hội khoa học đã nảysinh, nhấn mạnh vào việc sử dụng lý luận và phương pháp khoa học để nghiên cứu
và giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế và chính trị Điều kiện kinh tế - xã hội ấykhông chỉ đặt ra yêu cầu đối với các nhà tư tưởng mới của giai cấp công nhân mà
Trang 8Chủ nghĩa xã hội hiện thực (hay còn gọi là chủ nghĩa xã hội khoa học) ra đờisau Cách mạng tháng Mười Nga vào năm 1917 tại Nga và sau đó lan rộng đến cácquốc gia khác, đặc biệt là trong thế kỷ 20 Hệ thống chủ nghĩa xã hội hiện thực đã
có những thành tựu to lớn như sau:
Một là, chế độ XHCN đã từng bước đưa nhân dân lao động lên làm chủ xã hội,thúc đẩy trào lưu đấu tranh cho quyền tự do, dân chủ trên toàn thế giới Sự ra đờicủa chế độ XHCN cũng có nghĩa là chế độ dân chủ XHCN được thiết lập, dân chủgấp triệu lần dân chủ tư sản (theo V.I.Lênin) Từ bản chất giai cấp của nó, chế độdân chủ XHCN, chế độ dân chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân lao động, thực hiệnngày càng đầy đủ những quyền dân chủ, ngăn ngừa và trấn áp những hành vi xâmphạm quyền tự do dân chủ của nhân dân Chế độ XHCN không chỉ bảo đảm quyềnlàm chủ trên thực tế cho nhân dân mà hơn thế nữa còn thúc đẩy trào lưu đấu tranhcho dân chủ, nhân quyền ở các nước TBCN và trên toàn thế giới
Hai là, trong hơn 70 năm xây dựng CNXH, Liên Xô và các nước XHCN khác
đã đạt được sự phát triển mạnh mẽ về tiềm lực kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất củaCNXH trên quy mô lớn với trình độ hiện đại, bảo đảm ngày càng tốt hơn đời sốngvật chất và tinh thần của nhân dân Nước Nga trước Cách mạng Tháng Mười so vớicác nước tư bản phát triển khác bị lạc hậu từ 50 đến 100 năm Khi bắt tay vào xâydựng CNXH, thu nhập quốc dân tính theo đầu người chỉ bằng 1/22 của Mỹ cùngthời Nhưng, chỉ sau một thời gian ngắn, Liên Xô đã trở thành một trong hai siêucường của thế giới Năm 1985, thu nhập quốc dân của Liên Xô bằng 66% của Mỹ,sản lượng công nghiệp bằng 85% của Mỹ
Với công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, Liên Xô đã trở thành một nước cótrình độ học vấn cao, thu được những thành tựu đáng kể trong việc chăm sóc sứckhỏe, phát triển y tế và bảo đảm phúc lợi xã hội cho nhân dân lao động TrướcCách mạng Tháng Mười, 3/4 nhân dân Nga mù chữ, chỉ sau 20 năm, nạn mù chữ
đã được xóa bỏ Vào cuối năm 1980, Liên Xô là một trong những nước có trình độhọc vấn cao nhất thế giới (164 triệu nguời có trình độ trung học và đại học, sốlượng các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực cũng đứng vào hàng đầu thế giới) Liên
Xô và các nước XHCN khác trước đây đã đạt được những bước tiến lớn trong lĩnhvực nghiên cứu khoa học, chinh phục vũ trụ, có tiềm lực quân sự và công nghiệpquốc phòng hùng mạnh Trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học và côngnghệ cũng có những thành tựu rất to lớn
Trang 9Ba là, với sự lớn mạnh toàn diện, CNXH có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sốngchính trị thế giới, đóng vai trò quyết định đối với sự sụp đổ hệ thống thuộc địa củachủ nghĩa đế quốc, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và thời đạiquá độ lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới Chế độ XHCN được thiết lập khôngchỉ mở ra một xu thế phát triển tất yếu cho các dân tộc là con đường XHCN, màbằng sự giúp đỡ tích cực, có hiệu quả về nhiều mặt, các nước XHCN đã góp phầnthúc đẩy mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc Năm 1919, các nước thuộc địa
và nửa thuộc địa chiếm 72% diện tích và 70% dân số thế giới, tới những năm cuốicủa thế kỷ XX chỉ còn 0,7% diện tích và 5,3% dân số thế giới
Bốn là, sức mạnh của CNXH hiện thực đóng vai trò quyết định đẩy lùi nguy
cơ chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới; là sức mạnh vật chất, tinh thần, cổ vũ cho
sự nghiệp cải cách, đổi mới vì CNXH
1.2.3 Sự sụp đổ chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô không phải là sựsụp đổ CNXH với tư cách là một học thuyết khoa học, cách mạng
Bắt đầu từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Liên Xô và các nước xã hội chủnghĩa ở Đông Âu đi vào thời kì khủng hoảng Từ tháng 4/1989 đến tháng 9/1991,chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô lần lượt sụp đổ, tạo nên "cơn chấnđộng" chính trị lớn nhất trong lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.Cho đến nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiêncứu về hiện tượng lịch sử này, đưa ra nhiều nguyên nhân cả sâu xa và trực tiếp, cảbên trong và bên ngoài để cắt nghĩa, lí giải về sự khủng hoảng và sụp đổ của chế
độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu
Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu chính là sự sụp
đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội - mô hình chủ nghĩa xã hội tập trung, quanliêu, bao cấp, hành chính, mệnh lệnh, xa rời quần chúng nhân dân, với nhiều hạnchế, sai lầm, mà không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội nói chung Sự sụp đổ
ấy có nguyên nhân khách quan và chủ quan, bên trong và bên ngoài, sâu xa và trựctiếp Chính những sai lầm, thiếu sót của mô hình chủ nghĩa xã hội đó không đượcphát hiện và khắc phục kịp thời, tồn tại kéo dài, tích tụ lại đã đẩy xã hội Xô Viếtđến bờ vực của sự sụp đổ Sự sụp đổ này xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếusau đây:
Một là, do Đảng và Nhà nước Liên Xô cũng như Đông Âu duy trì quá lâuđường lối quản lý hành chính tập trung quan liêu, bao cấp, mệnh lệnh, đóng cửatrên cả phương diện đối nội và đối ngoại,… nên không phát huy được tính năngđộng của nền kinh tế - xã hội, làm mất dân chủ cả trong và ngoài Đảng
Hai là, nội bộ chính quyền của Đảng Cộng sản ở Liên Xô và các nước Đông
Âu có nhiều bất đồng, không thống nhất về đường lối, chủ trương và chính sách,gây nên mất đoàn kết nội bộ Một số người lãnh đạo cấp cao còn bị dao động vềlập trường tư tưởng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, phản bội Đảng và nhân dân
Trang 10Ba là, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng có nhiều điểm không hợp
lý, quá chủ quan, nóng vội, duy ý chí trong việc xác định vấn đề sở hữu, các bước
đi, giải pháp trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội Không phát triển nền kinh tếhàng hóa – tiền tệ, kinh tế thị trường mà cũng không nắm bắt được và không biết
áp dụng những thành tựu hiện đại của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất,dẫn tới tình trạng mất cân đối giữa các ngành kinh tế ở Liên Xô và Đông Âu kéodài quá lâu
Bốn là, những vấn đề dân tộc chậm được giải quyết hoặc chỉ được giải quyếttheo lối tư duy cũ khiến cho những vấn đề này ngày càng trở nên bức xúc, dần dầntrở thành một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự suy thoái và sụp đổ của chế độchủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu
Năm là, do sức ép của việc phải chạy đua vũ trang và luôn bị chống phá bởicác âm mưu, chiến lược của các thế lực thù địch trong và ngoài nên chế độ chủnghĩa xã hội Liên Xô và các nước Đông Âu dễ dàng bị đẩy vào tình thế nào khônggiải quyết hay cải cách sẽ trở nên khủng hoảng, sụp đổ
Từ những nguyên nhân kể trên, kết hợp với bối cảnh của các nước lúc bấy giờ,
có thể tiếp tục suy ra nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa ởLiên Xô và các nước Đông Âu chính là do những hạn chế, thiếu sót trong bản thânnền kinh tế - xã hội tồn tại lâu dài Bởi lẽ, một mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hộitheo kiểu cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường, kế hoạchhóa cao độ tuy đã có những phù hợp nhất định trong thời kỳ đặc biệt trước đây,song sẽ không còn phù hợp trong bối cảnh cần hiện đại, sáng tạo và năng động hơn.Việc cố gắng giữ lại mô hình này đã bộc lộ sự thiếu tôn trọng các quy luật pháttriển khách quan về kinh tế - xã hội, chủ quan, duy ý chí, làm nảy sinh tình trạngthụ động xã hội, thiếu dân chủ và công bằng, vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa;
từ đây gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ tới kinh tế, chính trị và còn ảnhhưởng đến cả văn hóa - xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu Và vì thế, việc chế
độ chủ nghĩa xã hội khủng hoảng không được cải cách, chuyển hướng tích cực bịsụp đổ có thể được coi là điều tất yếu trong bối cảnh ở Liên Xô và các nước Đông
Âu cũng như tình hình thế giới tại thời điểm đó
1.2.4 Triển vọng của CNXH hiện thực (Việt Nam, Trung Quốc)
Gần ba thập niên sau sụp đổ, hiện nay sự phát triển của Trung Quốc, ViệtNam, Cu Ba và một số nước khác đang chứng minh CNXH không sụp đổ, khôngmất đi mà đang có những triển vọng thực sự Có thể khái quát về triển vọng củaCNXH hiện thực trên một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, CNTB không phải là tương lai của xã hội loài người
Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đãtừng đánh giá rất cao vai trò lịch sử của giai cấp tư sản và CNTB: "giai cấp tư sản
Trang 11đã đóng vai trò hết sức cách mạng trong lịch sử"; song các ông cũng dự báo vàchứng minh những dự báo của mình: “sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và sự thắnglợi của chủ nghĩa xã hội là tất yếu như nhau”
Thực tế đã chứng minh, CNTB có vai trò to lớn đối với lịch sử phát triển củanhân loại Trong mấy thập kỷ qua, do biết “tự điều chỉnh và thích ứng” đồng thời
sử dụng triệt để những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ, các nướcTBCN đã vượt qua được một số cuộc khủng hoảng và vẫn còn khả năng thích ứng
và phát triển Song, với bản chất của chế độ TBCN, chế độ xã hội luôn tồn tại mâuthuẫn không điều hòa được giữa quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu tư nhân TBCNvới lực lượng sản xuất xã hội hóa ngày càng cao, biểu hiện về mặt xã hội là mâuthuẫn không thể điều hòa được giữa giai cấp tư sản và vô sản, bởi vậy, cách mạngXHCN tất yếu sẽ nổ ra và sự thay thế CNTB bằng CNXH là tất yếu khách quan.Tuy nhiên, do còn có điều kiện tồn tại và phát triển, CNTB cùng với quá trìnhthích nghi đã đồng thời tạo ra những điều kiện vật chất kỹ thuật, kinh nghiệm quản
lý để giai cấp công nhân kế thừa trong xây dựng xã hội mới Đại hội IX của ĐảngCộng sản Việt Nam, trong khi khẳng định tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá
độ lên CNXH, cũng đồng thời chỉ ra những hạt nhân hợp lý của CNTB, để CNXH
kế thừa trong xây dựng xã hội mới: “Con đường đi lên của nước ta là sự phát triểnquá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xáclập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa,nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tưbản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượngsản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”
Thứ hai, chủ nghĩa xã hội - tương lai của xã hội loài người
Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ không có nghĩa là sự cáo chungcủa CNXH Sau sự kiện Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, các thế lựcchống CNXH ra sức rêu rao về “cái chết của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Mác -Lênin” Song, cả trên phương diện lý luận và thực tiễn đã khẳng định, sự sụp đổcủa Liên Xô và Đông Âu chỉ là sự sụp đổ của mô hình CNXH không phải là sự cáochung của CNXH với tư cách là mục tiêu, lý tưởng, là hình thái kinh tế - xã hội màloài người đang vươn tới Tương lai của loài người vẫn là CNXH, đó là quy luậtphát triển khách quan của lịch sử Cương lĩnh năm 1991 của Đảng đã khẳng định:
“Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là cuộc đấu tranh giai cấp
và dân tộc gay go, phức tạp của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc,dân chủ và tiến bộ xã hội Chủ nghĩa xã hội hiện đứng trước nhiều khó khăn, thửthách Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co; song loài người cuốicùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hóa của lịch sử”.Các nước XHCN còn lại tiến hành cải cách, mở cửa, đổi mới và ngày càng đạtđược những thành tựu to lớn Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu
Trang 12đã có tác động mạnh mẽ đến các nước XHCN còn lại, nhưng với sự kiên định conđường XHCN, các nước này không những đứng vững mà còn thực hiện đổi mớithành công Trên cơ sở vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác Lênin vào điềukiện cụ thể, Trung Quốc và Việt Nam, Cuba đã từng bước định hình và định lượng
mô hình CNXH và con đường đi lên CNXH phù hợp
Đảng Cộng sản Trung Quốc trong cải cách, mở cửa “xây dựng chủ nghĩa xãhội mang đặc sắc Trung Quốc” kiên trì phương châm: “cầm quyền khoa học, cầmquyền dân chủ, cầm quyền theo pháp luật; “tất cả vì nhân dân”; “tất cả dựa vàonhân dân” và thực hiện 5 nguyên tắc (5 kiên trì) Đại hội XIX (2017) với chủ đề:
“Quyết thắng xây dựng toàn diện xã hội khá giả, giành thắng lợi vĩ đại chủ nghĩa
xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới’’, đã khẳng định: Xây dựng Trung Quốctrở thành cường quốc hiện đại hóa XHCN giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa,tươi đẹp vào năm 2050; “Nhân dân Trung Quốc sẽ được hưởng sự hạnh phúc vàthịnh vượng cao hơn, và dân tộc Trung Quốc sẽ có chỗ đứng cao hơn, vững mạnhhơn trên trường quốc tế”
Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng vàlãnh đạo từ Đại hội VI đã thu được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử ĐảngCộng sản Việt Nam không chỉ thành công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc mà còn có những đóng góp to lớn vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác -Lênin:
- Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là một tính quy luật của cách mạng ViệtNam, trong điều kiện thời đại ngày nay;
- Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổimới kinh tế làm trung tâm, đồng thời đổi mới từng bước về chính trị, đảm bảo giữvững sự ổn định chính trị, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để đổi mới và pháttriển kinh tế, xã hội; thực hiện gắn phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm và xâydựng Đảng là khâu then chốt với phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội,tạo ra ba trụ cột cho sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững;
- Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tăngcường vai trò kiến tạo và quản lý của Nhà nước Giải quyết đúng đắn mối quan hệgiữa tăng trưởng, phát triển kinh tế với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội Xâydựng phát triển kinh tế đi đôi với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo
vệ môi trường sinh thái;
- Phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN; đổimới và hoàn thiện hệ thống chính trị, từng bước xây dựng và hoàn thiện nền dânchủ XHCN, bảo đảm toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân;
- Mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh củamọi giai cấp và tầng lớp nhân dân, mọi thành phần dân tộc và tôn giáo, mọi công
Trang 13Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhân tố quan trọng hàng đầu bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, hội nhập vàphát triển đất nước.
Trang 14CHƯƠNG 2NHẬN DIỆN VÀ PHÊ PHÁN LUẬN ĐIỂM: “CHỦ NGHĨA TƯ BẢN MỚI
LÀ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CUỐI CÙNG TRONG LỊCH SỬ”2.1 NHẬN DIỆN LUẬN ĐIỂM
Luận điểm nhằm lợi dụng xuyên tạc, công kích và phủ định chủ nghĩa MácLênin, trong đó có chủ nghĩa xã hội Họ cho rằng sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô
và Đông Âu là một tất yếu lịch sử vì nó bắt nguồn từ “sự lạc hậu, lỗi thời của bảnthân chủ nghĩa Mác - Lênin”; và bởi, “chủ nghĩa xã hội mà Mác nêu ra chỉ là một
lý tưởng, một chủ nghĩa xã hội “không tưởng”, không bao giờ thực hiện được” Họcũng cho rằng CNXH khoa học mà các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã xây dựngchỉ là một học thuyết “viển vông”, “ảo tưởng” nên áp dụng vào thực tiễn chỉ có thểsinh ra những “quái thai của lịch sử” Những luận điệu đó được tung ra khắp nơitrên thế giới với các hình thức, diễn đàn khác nhau nhằm phủ nhận bản chất khoahọc và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin Cũng từ đây, ở một số nước phươngTây đã làm hình thành những trào lưu chống Mác Từ thập niên 90 của thế kỷ XX
đã bùng nổ các bài viết, các công trình phê phán chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Lênin,bác bỏ từng phần hay toàn bộ học thuyết này
Trong khi các học giả phương Tây do mâu thuẫn đối kháng về lập trường tưtưởng, họ luôn bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản và tìm mọi cách để luận chứngcho sự “tồn tại hợp lý” của chế độ TBCN thì các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác lạikhẳng định loài người nhất định sẽ tiến lên chủ nghĩa cộng sản Sau sự sụp đổ củaCNXH ở Liên Xô và Đông Âu, các phần tử cơ hội thuộc các đảng cộng sản đã mạodanh là những người mácxít - mặc dù lên tiếng ủng hộ học thuyết hình thái kinh tế
- xã hội nhưng thực chất là vịn vào sự thoái trào của hệ thống các nước XHCN để
đi xét lại chủ nghĩa Mác Họ cho rằng mô hình xây dựng CNXH ở một nước riêng
lẻ có trình độ phát triển lạc hậu bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa màV.I.Lênin đặt nền móng ở nước Nga là một biểu hiện của sự “chệch hướng khỏicác nguyên lý mác xít cơ bản"
Thuyết kỹ trị là một học thuyết tuyệt đối hóa vai trò của khoa học - kỹ thuậtđối với sự phát triển của xã hội loài người Trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển,các nhà kỹ trị hiện đại cho rằng đã đến lúc cần xem xét lại quan điểm của C.Mác
về vai trò, vị trí trung tâm, có ý nghĩa quyết định của người lao động trong sản xuấtvật chất
2.2 PHÊ PHÁN LUẬN ĐIỂM
2.2.1 Thừa nhận sự điều chỉnh của phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa, khẳng định chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng để phát triển
Trang 15Sản xuất tư bản chủ nghĩa, hay còn gọi là chủ nghĩa tư sản, là một hệ thốngsản xuất kinh tế trong đó các phương tiện sản xuất như máy móc, công cụ và vậtliệu được sở hữu bởi tư bản và được sử dụng để tạo ra hàng hóa với mục đích thulợi nhuận Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, hệ thống này cũng phải trải quanhững điều chỉnh để phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội và chính trị hiện tại.Một số điều chỉnh cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bao gồm:
- Tăng cường quản lý và kiểm soát: Với sự phát triển của công nghệ và quy
mô sản xuất, việc quản lý và kiểm soát quá trình sản xuất trở nên quan trọng hơnbao giờ hết Các doanh nghiệp tư bản ngày nay thường có các bộ phận quản lý chấtlượng, quản lý nguồn lực và quản lý sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm vàhiệu suất sản xuất cao nhất
- Đa dạng hóa sản phẩm: Với sự tăng trưởng của thị trường và nhu cầu ngàycàng đa dạng của người tiêu dùng, các doanh nghiệp tư bản cũng phải đa dạng hóasản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu của thị trường Điều này cũng là một cách
để tăng doanh số và lợi nhuận
- Sử dụng công nghệ tiên tiến: Sự tiến bộ của công nghệ đã tạo ra những cơhội mới cho các doanh nghiệp tư bản để tăng cường hiệu quả sản xuất và tiết kiệmchi phí Việc sử dụng công nghệ tiên tiến như tự động hóa và robot hóa đã giúptăng năng suất lao động và giảm chi phí sản xuất
- Tập trung vào bảo vệ môi trường: Trong một thế giới ngày càng ô nhiễm vàvới những tác động tiêu cực của thay đổi khí hậu, việc bảo vệ môi trường trở nênquan trọng hơn bao giờ hết Các doanh nghiệp tư bản ngày nay cần phải tập trungvào các hoạt động sản xuất và kinh doanh Chủ nghĩa tư bản đã trải qua nhiều sựđiều chỉnh và cải tiến để đáp ứng các thách thức và nhu cầu của xã hội Các chínhsách và quy định được thiết lập để kiểm soát và điều chỉnh hoạt động của thịtrường tư nhân, nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến xã hội và môi trường.Ngoài ra, chủ nghĩa tư bản cũng đang trải qua sự đổi mới và cải tiến để phùhợp với các xu hướng mới, chẳng hạn như sự phát triển của công nghệ và nhu cầucủa thị trường Các doanh nghiệp và nhà đầu tư đang thúc đẩy các hoạt động kinhdoanh bền vững và xã hội hóa, cũng như chú trọng đến trách nhiệm xã hội và môitrường của mình
Do đó, chủ nghĩa tư bản vẫn còn tiềm năng để phát triển và cải tiến trongtương lai Tuy nhiên, việc điều chỉnh và cải tiến chủ nghĩa tư bản phải đi đôi vớiviệc đảm bảo quyền lợi và sự công bằng cho mọi người trong xã hội, giảm thiểubất bình đẳng và tạo ra những giá trị đích thực cho cộng đồng
Trang 162.2.2 Cơ sở lý luận để phê phán luận điểm: Học thuyết hình thái kinh tế
-xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin
Học thuyết đã chỉ ra tính tất yếu của sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội tưbản chủ nghĩa bằng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, đó là quá trìnhlịch sử, tự nhiên Sự thay thế này được thực hiện thông qua cách mạng xã hội chủnghĩa xuất phát từ hai tiền đề vật chất quan trọng nhất là sự phát triển của lựclượng sản xuất và sự trưởng thành của giai cấp công nhân Học thuyết cung cấpnhững tiêu chuẩn thực sự duy vật, khoa học cho sự phân kỳ lịch sử, trong đó có sựphân kỳ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa C.Mác cho rằng: "Giữa xãhội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ quá độ chính trị
và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cáchmạng của giai cấp vô sản" Khẳng định quan điểm này, V.I.Lenin cho rằng: "Về lýluận, không thể nghi ngờ gì được rằng giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản,
có một thời kỳ quá độ nhất định"
Về xã hội của thời kỳ quá độ, C.Mác cho rằng đó là xã hội vừa thoát thai từ xãhội tư bản chủ nghĩa, xã hội chưa phát triển trên cơ sở của chính nó còn mangnhiều dấu vết của xã hội cũ để lại Sau này từ thực tiễn nước Nga, V.I.Lenin chorằng, đối với những nước chưa có chủ nghĩa tư bản phát triển cao "cần phải có thời
kỳ quá độ lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội" Ông cũng nhấn mạnhlại học thuyết hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời và có quá trìnhphát triển qua các giai đoạn, từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn Ông cho rằng
"giai đoạn thấp" là xã hội chủ nghĩa (hay chủ nghĩa xã hội), "giai đoạn cao" là xãhội cộng sản chủ nghĩa (hay chủ nghĩa cộng sản), đặc biệt là phát triển lý luận về
"thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội"
Theo Mác - Lênin, lịch sử phát triển qua các hình thái kinh tế xã hội khácnhau: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xãhội chủ nghĩa Mỗi hình thái mới ra đời trên cơ sở phủ định hình thái cũ, khi mâuthuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phát triển đến đỉnh điểm Họcho rằng chủ nghĩa tư bản là giai đoạn cuối cùng của phát triển xã hội trước khi xãhội chuyển sang chủ nghĩa xã hội Họ lập luận rằng chủ nghĩa tư bản không thểgiải quyết các mâu thuẫn xã hội, bất công và khủng bố kinh tế mà nó tạo ra Chủnghĩa tư bản mới, dù có cải thiện so với chủ nghĩa tư bản trước đây, vẫn tồn tạimâu thuẫn nội tại, dẫn đến khủng hoảng kinh tế, bất bình đẳng xã hội Theo họ, chủnghĩa tư bản tạo ra sự phân hoá giai cấp và tập trung quyền lực và tài nguyên vàotay một số ít người giàu có và quyền lực
Tuy nhiên, có một số quan điểm và phê phán đối với quan điểm này Một sốtriết gia và nhà khoa học xã hội đã đặt câu hỏi về tính khách quan và tuyệt đối củaquá trình phát triển xã hội và xem xét khả năng có các hình thái kinh tế-xã hội mớiphát triển sau chủ nghĩa tư bản