1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hệ thống thanh Điệu trong tiếng việt

22 10 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hệ thống thanh điệu trong tiếng Việt
Tác giả Lê Phương Nghi, Nguyễn Thị Hoài Ngọc, Nguyễn Thị Thảo, Lại Phan Yến Nhi, Nguyễn Ngọc Tuyết Nhi, Trần Thảo Nhi
Trường học Trường Đại học Đồng Nai
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Báo cáo thảo luận
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Phân loại Việc phân loại dựa vào các tiêu chí sau: - Dựa vào đường nét âm điệu + Thanh có âm điệu bằng phẳng thanh ngang, thanh huyền +Thanh có âm điệu không bằng phẳng thanh ngã, hỏi,

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI BÁO CÁO THẢO LUẬN

BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC

THÀNH NHIỆM VỤ (%)

25 Lê Phương Nghi Nội dung khái niệm, nội dung cơ

bản của vấn đề chính âm,tìm kiếm hình ảnh

âm tiếng Việt.Tổng hợp, kiểm tra nội dung

100%

29 Nguyễn Ngọc

Tuyết Nhi Nội dung vấn đề chính âm trong nhà trường phần yêu cầu và phương

pháp thực hiện Thiết kế word và photo

90%

30 Trần Thảo Nhi Nội dung thanh điệu trong các vần

thơ Thiết kế canva,làm bìa

100%

Trang 3

I Hệ thống thanh điệu trong tiếng việt

I.1 Khái niệm

Thanh điệu là sự biến đổi cao độ của âm tiết tạo ra âm tiết khác Trong tiếng việt âm chính cùng với thanh điệu không thể vắng mặt Yếu tố âm thanh gắn với toàn bộ âm tiết Khi bắt đầu phát âm âm tiết đã có sự xuất hiện của thanh điệu khi kết thúc âm tiếtthanh điệu mới kết thúc

Cũng như âm vị đoạn tính (giải thích âm vị đoạn tính là gì), thanh điệu có chức năng nhận diện tiếng của mỗi tập hợp âm thanh các âm tiết khác nhau ở thanh điệu

Âm vị đoạn tính là những âm vị được thể hiện riêng rẽ hoặc kế tiếp nhau theo thời gian.Nguyên âm,phụ âm,bán nguyên âm/bán phụ âm là những âm vị đoạn tính.Thanh điệu có chức năng nhận diện tiếng của mỗi tập hợp âm thanh của các âm tiết khác nhau ở thanh điệu

Ví dụ: hai, hài, hái, hải, hãi, hại

I.2 Phân loại

Việc phân loại dựa vào các tiêu chí sau:

- Dựa vào đường nét (âm điệu)

+ Thanh có âm điệu bằng phẳng (thanh ngang, thanh huyền)

+Thanh có âm điệu không bằng phẳng (thanh ngã, hỏi, sắc, nặng)

- Dựa vào âm vực (cao hay thấp)

+Thanh cao (ngang, ngã, sắc)

+Thanh thấp (huyền, hỏi, nặng)

Trang 4

Âm vực là quãng âm từ nốt thấp → cao

I.1 Miêu tả

- Thanh ngang (không dấu): thanh có âm vực cao, âm điệu bằng phẳng (đường nét thanh điệu không thay đổi từ khi mở đầu đến kết thúc

- Thanh huyền: âm vực thấp, âm điệu bằng phẳng, đi xuống thoai thoải bắt đầu ở

âm vực thấp từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc Điểm đồng nhất giữa thanh huyên với thanh ngang là ở tiêu chí âm điệu (có đường nét băng phẳng) Nét khu biệt của hai thanh này là ở tiêu chí âm vực (cao/thấp) (lang bổng hơn làng)

- Thanh ngã: bắt đầu ở âm vực thấp (cao hơn với điểm xuất phát của thanh huyềnmột chút) đi xuống, sau đó đột ngột đi lên và kết thúc ở âm vực cao (hơn độ cao thanh ngang)

- Thanh hỏi: xuất phát ở độ cao gần ngang thanh huyền, từ từ đi xuống rồi lại đi lên và kết thúc ở độ cao ngang với độ cao điểm khởi đầu Giống thanh ngã, thanh hỏi là thanh gãy có đường nét đổi hướng phức tạp Tính chất phức tạp của thanh ngã và thanh hỏi là nguyên nhân khiến trẻ em khó phát âm Khi phát

âm các âm tiết có hai thanh này, trẻ thường phát âm sang thanh điệu có đường nét đơn giản hơn: thanh ngã → sắc, như ngã → ngá; thanh hỏi → nặng: lả → lạ Nét khu biệt của thanh hỏi với thanh ngã là ở âm vực: hỏi thấp, ngã cao

- Thanh sắc: bắt đầu ở độ cao ngang với thanh ngang, sau đó lên cao và kết thúc

ở độ cao cao hơn điểm xuất phát

- Thanh nặng: là thanh thuộc âm vực thấp, nó bắt đâu từ độ cao khởi đầu của thanh huyền, sau đó đột ngột đi xuống và kết thúc ở độ cao thấp hơn điểm xuất phát Giống thanh sắc, thanh nặng có đường nét không bằng phẳng nhưng đơn giản: đi xuống không có sự đổi hướng như thanh ngã, thanh hỏi

Trang 5

 Chiều hướng biến đổi của thanh điệu

Kí hiệu âm vị của thanh điệu được ghi bằng các chữ số đặt trong dấu xiên đứng (trongbảng trên) Sự thể hiện trên chữ viết của thanh điệu là dấu thanh Thanh huyền /2/ được ghi bằng dấu ( ), thanh ngã /3/: dấu (~), thanh hỏi /4/: dấu (⸌ ⸴), thanh sắc /5/: dấu ( ), thanh nặng /6/: dấu (.) Riêng thanh ngang /1/ được viết không dấu.⸍

II Sự phân bố của thanh điệu trong âm tiết

II.1 Sự phân bố của thanh điệu trong âm tiết phụ thuộc vào âm cuối

Với những âm tiết có âm cuối là âm vô thanh (kết thúc âm tiết là các phụ âm /p/, /t/, /k/) chỉ xuất hiện thanh sắc và thanh nặng

II.2 Thanh điệu trong các từ láy

Các thanh điệu trong từ láy Tiếng Việt bao giờ cũng kết hợp với nhau theo các quy luật nhất định, phổ biến là cùng âm vực Quy luật này đc chia thành 2 nguyên tắc cụ thể như sau

a Nguyên tắc " Ngang sắc hỏi"

Trang 6

Trong nguyên tắc này âm tiết mang thanh ngang có thể kết hợp với âm tiết mang âm sắc , hỏi hoặc ngược lại Như vậy tổng cộng có 3 kiểu kết hợp với 6 trường hợp xảy ra.

Ngang - sắc : na ná, chăm chú, be bé,

Sắc- ngang: nhớ nhung, khát khao, chứa chan,

Ngang- Hỏi: nho nhỏ, hối hả, rôm rả

Hỏi- Ngang : nở nang, nhỏ nhen

Huyền - Hỏi : bền bỉ, hùng hổ, sành sỏi

Ngang- Ngã: dân dã, trơ trẽn

Nặng- Sắc: lạng lách, cục súc

Sắc- Nặng: khít khịt, tuốt tuột

Ngang - Huyền : bơ phờ

Sắc- Huyền : ngấm ngầm , cuống cuồng

2 Quy luật biến âm

a Quy luật biến đổi thanh điệu

Trang 7

Hiện tượng biến đổi thanh điệu xảy ra ở các từ láy hoàn toàn mà từ láy ấy được tạo ra bởi số lần lặp lại tính từ đơn âm tiết mang thanh trắc Thường là biến đổi âm tiết đứngtrước, trường hợp âm tiết sau sẽ rất ít.

a1 Biến đổi thanh điệu của âm tiết đứng trước

Nếu tiếng gốc mang thanh sắc và thanh hỏi sau khi lặp thanh điệu của âm tiết thứ nhất

sẽ biến đổi thành thanh ngang

Ví dụ: con- cỏn con, dưng- dửng dưng,

a2 Biến đổi thanh điệu của âm tiết đứng sau

Các dạng biến đổi thanh điệu của âm tiết đứng sau gồm: "huyền hóa", "nặng hóa",

"ngang hóa"

- Huyền hóa nghĩa là thanh điệu của âm tiết đứng sau biến đổi thành thanh huyền Hiện tượng này xảy ra ở những từ láy có tiếng gốc đơn âm tiết mà vẫn không chứa âmmũi

Ví dụ: cuống- cuống cuồng

- Nặng hóa nghĩa là thanh điệu của âm tiết đứng sau biến đổi thành thanh nặng, điều này chỉ xảy ra khi thanh điệu của thanh gốc là thanh sắc và vần chứa âm cuối là âm tắc

Trang 8

 Sự khác nhau trong phương ngữ 3 miền

Phương ngữ miền bắc đầy đủ 6 thanh

Phương ngữ miền trung gồm 5 thanh, thanh hỏi và thanh ngã bị lẫn lộn

Phương ngữ miền nam gồm 5 thanh, thanh hỏi và thanh ngã trùng làm một

sử dụng, có một số đặc trưng riêng về cấu trúc, chủ yếu là cấp độ ngữ âm và từ vựng

Ví dụ: 1 Thanh điệu ở Thổ Ngữ Lý Sơn (Quãng Ngãi) thanh hỏi và thanh ngã đã nhập lại thành 1 Hệ thống thanh điệu này tương tự với hệ thống năm 5 của phương ngữ Nam Nhưng về sự đối lập trong âm vực lại đáng kể, độ cao trong giọng nam và

nữ ở người trưởng thành có sự chênh lệch ví dụ ở Thanh ngang độ cao âm nam bắt đầu 142hz và kết thúc 121hz nhưng ở nữ bắt đầu ở 218hz và kết thúc ở 191hz

2 So sánh thanh điệu trong thổ ngữ Nghi Xuân, Hà Tĩnh

Hệ thống thanh điệu ở thổ ngữ Nghi Xuân, Hà Tĩnh có sự khác biệt so với hệ thống thanh điệu tiếng Việt ở Vùng Bắc Trung Bộ

-Về số lượng thanh điệu: Thổ ngữ Nghi Xuân chỉ gồm 4 hoặc 5 thanh điệu Điều này

là điểm khác biệt so với hệ thanh điệu ở khu vực Bắc bộ là 6 thanh vị cũng như so với

hệ thanh điệu phương ngữ Bắc Trung Bộ là 5 thanh vị

-Về đặc điểm ngữ âm,âm vị học

Sự đối lập của các thanh theo tiêu chí đường nét: thanh đi lên với thanh có đường nét

đi xuống hoặc là sự đối lập trong âm vực thanh cao, thanh thấp Ngoài ra, thức tạo thanh tắc, thanh môn cũng là một kiểu tạo thanh đặc trưng cho quá trình phát âm thanh điệu ở khu vực này

IV Vấn đề chính âm và chính âm trong nhà trường

Trang 9

b.Nội dung:

-Nội dung của chính âm bao gồm nhiều vấn đề nhưng cơ bản là những vấn đề sau: + Trước hết là việc xác định phổ biến hệ thống âm chuẩn của ngôn ngữ dân tộc Chẳng hạn khi bàn về hệ thống ngữ âm của Tiếng Việt, chúng ta lấy hệ thống ngữ âm của vùng phương ngữ nào làm chuẩn? Hệ thống ngữ âm của vùng phương ngữ được lựa chọn có những ưu điểm và hạn chế gì? Cần bổ sung và xử lý như thế nào cho thỏađáng, … Việc xác định hệ thống âm chuẩn là một vấn đề khoa học thuộc lĩnh vực lí luận, nên được coi là nội dung quan trọng của chính âm

+ Một nội dung khác của chính âm là xác lập hình thức ngữ âm chưa thống nhất cho một số hình vị và một số từ Chẳng hạn, trong Tiếng Việt vẫn còn tồn tại nhiều hình thức ngữ âm chưa thống nhất cho một số hình vị và từ Vấn đề này chúng ta cần phải

xử lí thống nhất như thế nào?

Ví dụ: ta nói “nề nếp” hay “nền nếp” “cách mạng”, hay “cách mệnh” “chính nghĩa”,

hay“chánh nghĩa” “tài chính”, hay“tài chánh” “chính đạo”, hay“chánh đạo”, …

1.2.Sự hình thành hệ thống âm chuẩn

Ở một số nước trên thế giới, hệ thống âm chuẩn của một ngôn ngữ thường là hệ thốngngữ âm của thủ đô: tiếng Anh ở London, tiếng Nga ở Moskva, tiếng Pháp ở Paris, tiếng Trung Quốc ở Beijing, tiếng Nhật ở Tokyo…

Nói chung trong những trường hợp này, yếu tố chính trị là yếu tố quyết định

• Ở Pháp, đến cuối thế kỉ XV, giọng Paris (Ile de France) mới được coi là tiêu biểu, do

uy thế của giai cấp quý tộc, thượng lưu thuộc triều đình Pháp đóng ở Paris chi phối

Từ đó, giọng Paris được sử dụng trong các buổi lễ long trọng, trước công chúng, đượcdạy trong các trường học và được nghiên cứu, phân tích để đại diện cho tiếng Pháp

• Ở Tây Ban Nha, quân sự là yếu tố quyết định khiến cho một tiếng địa phương (không phải là thủ đô) trở thành tiêu biểu cho ngôn ngữ toàn dân

• Ở Ý, yếu tố quyết định lại là văn hóa Giọng nói vùng Florence được nâng lên thành giọng nói tiêu biểu cho tiếng

Nhận xét:

- Hệ thống âm chuẩn của một ngôn ngữ được hình thành từ một tiếng địa phương, tiếng địa phương đó thường (nhưng không nhất thiết) là của thủ đô và do yếu tố chínhtrị quyết định

Trang 10

- Hệ thống âm chuẩn được xác lập qua một quá trình tự nhiên, lâu dài hàng thế kỉ

 Hệ thống âm chuẩn của tiếng Việt

-Sai biệt địa phương: Tiếng Việt là ngôn ngữ chung của toàn dân tộc Việt Nam.

Nhưng cũng như các ngôn ngữ khác, do sự phát triển theo chiều lịch sử từ xưa đến nay, ngữ âm tiếng Việt không phải là hoàn toàn thống nhất từ Bắc chí Nam.-Hiện nay tiếng Việt có ba phương ngữ: miền Bắc (ở Bắc Bộ và Thanh Hoá), miền Trung (từ Nghệ An đến Huế) và miền Nam (từ Quảng Nam trở vào)

 Về phương ngữ Bắc:

(a) Không phân biệt s với x, r với d, tr với ch

+ (con) sâu # xâu; (cá) sấu # xấu; (hoa) sen # xen; (chim) sẻ # xẻ; sâu sắc xâu xắc, + rau # dau; (chòm) râu # dâu; rể # dể; rễ (cây) # dễ; ruộng (lúa) # duộng, + (bức) tranh ÷ chanh; (buổi) trưa # chưa; trái # chái,

(b) Không phân biệt, lẫn lộn giữa L với N

+ lá (cây) ná; lời (nói) # nời; lòng lợn # nòng nợn; luộc # nuộc; làm # nàm, + (uống) nước # lước; nắng # lắng; Hà Nội # Hà Lội; non nước # lon lước,

 Về phương ngữ Trung:

(a) Chỉ có 5 thanh Đa phần thanh hỏi và thanh ngã bị lẫn lộn.

Ví dụ: (lên) xã → (lên) xả, (nước) lã → (nước) lả, bã (trầu) → bả (trầu), hoặc (tất) cả

+ Không có phụ âm /v/, thay bằng /w/

Ví dụ: văn hóa → văng woá, vá → já, vệ quốc → vệ wók,

+ Âm đệm /-w-/ đang dần biến mất: luật → lục, toàn → tàu, nuốt → núc,

Trang 11

+ Cách đọc: nguyên âm hơi dài so với bình thường, để phân biệt với âm ngắn (bùn: u hơi dài, phân biệt với u ngắn trong bùng (nố)).

+ Một số vần đặc trưng khác: -ênh → -inh như bệnh → bịnh, lệnh → lịnh, kênh → kinh; vần -inh → -anh như chính (sách) → chánh (sách), chính (quyền) → chánh (quyền), (hành) chính → (hành) chánh, ; vần -ân ơn, như: nhân → nhơn, nhân (quyền) → nhơn (quyền), nhân (ái) → nhơn (ái); vần -ing → iêng như kính → kiếng,

 So sánh ngữ âm trong phương ngữ ba vùng lãnh thổ Việt Nam:

Trang 12

Hệ thống âm chuẩn của tiếng Việt

- Số lượng thành phần âm vị trong trọng kết cấu âm tiết ở dạng đầy đủ nhất là 4 (chưa

kể thanh điệu) Bao gồm: Âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối

- Số lượng thanh điệu là 6 Bao gồm: thanh ngang, thanh huyền, thanh ngã, thanh hỏi,thanh sắc, thanh nặng

- Có hệ thống phụ âm đầu (đối lập với hệ thống phụ âm cuối): 22 phụ âm

Trang 14

- Hệ thống phụ âm cuối (có các âm /n/, /t/ đối lập với /ŋ/, /k/): 6 phụ âm.

Ký hiệu trong bảng phiên âm Chữ viết thể hiện

IV.2 Vấn đề chính âm trong nhà trường

IV.2.1 Yêu cầu:

- Phát âm đúng (cả âm lẫn thanh)

- Chú ý phân biệt các dấu hỏi, ngã, nặng

Ví dụ: Mạn tính hay Mãn tính Nghĩ ngơi hay nghỉ ngơi buồn bả, , hay buồn bã,

- Chú ý phân biệt các cặp phụ âm đầu: tr/ch, x/s, l/n, v/d; các cặp phụ âm cuối: n/ng, t/c.

Ví dụ: Trưng bày hay Chưng bày bệnh xá, hay bệnh sá vô, hay dô, tất bật hay tắc bật,

tan hoang hay tang hoang,

- Chú ý phân biệt vần âu/iu, ây/ay, iêu/ươu, iu/ưu

Ví dụ: Đầy tớ hay Đày tớ riệu , hay rượu, …

IV.2.2 Phương pháp thực hiện:

- Phối hợp luyện tập thường xuyên và lâu đài về chính âm,với sự rèn luyện ngôn ngữ +Nắm vững cách ghép vần, tức là cấu tạo âm tiết, bởi vì nhiều khi nắm vững chính

âm nhưng vẫn viết sai chính tả, khi gặp những vần khó

Ví dụ: Viết ngoẵn ngoèo thành ngẵn nghèo khuếch đại, thành khuyếch đại quanh co, thành quoanh co

+ Nắm được chắc vỏ ngữ âm của từ,nếu không sẽ viết sai chính tả

Ví dụ: phân biệt những từ đồng âm khác nghĩa và những từ kiểu khắc nghiệt - khác nghiệt, xán lạn - sáng lạng.

Trang 15

+ Hiểu biết về chữ cái,dấu thanh và về quan hệ giữa âm và chữ.

Ví dụ: phân biệt c, k, g được ghi khác nhau trong những trường hợp nào

- Dùng chữ viết: theo hệ thống ngữ âm được phản ánh trên chữ viết,từ đó điều chỉnh cách phát âm trên cơ sở giọng địa phương

Cụ thể: phân biệt được sự sai lệch của hệ thống âm địa phương với âm chuẩn.Uốn nắn cách phát âm của học sinh bằng việc miêu tả các cặp âm thanh mà họ hay lẫn(ví dụ: 1, n, -ng .), cung cấp cho học sinh vốn từ có cặp âm tiết chứa các cặp âm thanh hay lẫn và chỉ rõ cách biểu hiện của chúng trên chữ viết

- Phân biệt sự phát âm trong những phạm vi khác nhau để có thể đặt ra yêu cầu cao thấp khác nhau

 Mở rộng:

1.Thanh điệu trong các vần thơ (gieo vần) :

 Vần bằng: Các vần có thanh ngang, thanh huyền

 Vần trắc: Các vần có thanh ngã, thanh hỏi, thanh sắc và thanh nặng

1.1 Thơ truyền thống:

- Thơ lục bát: Gieo vần bằng ở tiếng thứ 6 của câu lục Tiếng này sẽ vần với tiếng thứ

6 của câu bát và tiếng thứ 8 của câu bát sẽ vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo Tiếp tục lặp lại cách gieo vần như vậy cho đến hết đoạn thơ hoặc bài thơ

Ví dụ:

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm mai

- Thơ song thất lục bát: Gieo vần trắc ở tiếng thứ 7 câu thất trên Tiếng này sẽ vần

với tiếng 5 câu thất dưới Tiếng thứ 7 câu thất dưới vần với tiếng thứ 6 câu lục Tiếng thứ 6 câu lục vần với tiếng thứ 6 câu bát Và tiếng thứ 8 câu bát vần với tiếng thứ 5 (đôi khi là tiếng thứ 3) của câu thất tiếp theo Tiếp tục gieo vần cho đến hết đoạn thơ hoặc bài thơ

Trang 16

Ví dụ:

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi

Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên

Xanh kia thăm thẳm từng trên

Nào ai gây dựng cho nên nỗi này

(trích Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)

- Thơ Đường luật: Cả bài thơ chỉ hiệp theo một vần (còn gọi là độc vận), vần gieo ở cuối câu thơ đầu và cuối các câu chẵn, vần được sử dụng thường là vần bằng Riêng chữ cuối ở câu thứ nhất, đặc biệt là ở câu ngũ ngôn thì có thể gieo vần hoặc không

+Tứ tuyệt Đường luật: Các câu 1, 2, 4 hoặc câu 2 và 4 sẽ hiệp vần bằng với nhau ở

tiếng cuối

Ví dụ: Ở thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật gieo vần câu 2 và 4

“Đoạt sáo Chương Dương độ,

Cầm Hồ Hàm Tử quan

Thái bình tu nỗ lực,

Vạn cổ thử gian san.”

(Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải)

Ví dụ: Ở thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật câu 1,2 và 4

“Nam quốc sơn hà Nam Đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”

(Nam quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt)

Trang 17

+Bát cú Đường luật: Các tiếng ở cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8 sẽ hiệp vần bằng với

nhau

Ví dụ: Ở thơ ngũ ngôn bát cú Đường luật

Đồng thị Trung Quốc hữu,

Nhân tình phân lãnh nhiệt,

Tự cổ thuỷ đông lưu

(Các báo: Hoan nghênh Uy-ki Đại hội – Hồ Chí Minh)

Ví dụ: Ở thơ thất ngôn bát cú Đường luật

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng, mười mưa, dám quản công

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không!”

(Thương vợ – Trần Tế Xương)

Ngày đăng: 19/11/2024, 17:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w