1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhà nước và pháp luật Đại việt thời lê sơ bài học kinh nghiệm Đối với tiến trình xây dựng nhà nước việt nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhà nước và Pháp luật Đại Việt thời Lê sơ: Bài học kinh nghiệm đối với tiến trình xây dựng nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay
Tác giả Mai Ngọc Như Quỳnh
Người hướng dẫn TS. Bùi Ngọc Hiền
Trường học Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Nhà nước và Pháp luật
Chuyên ngành Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,98 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu và làm rõ hơn về sự hình thành, tổ chức bộ máy nhà nước, pháp luật Đại Việt thời Lê sơ để rút kinh nghiệm, làm nền tảng, vận dụng cho tiến trình xây dựng nh

Trang 1

Giảng viên hướng dẫn: TS Bùi Ngọc Hiền

Sinh viên: Mai Ngọc Như Quỳnh MSSV: 212030070 Lớp: K06203A Luật

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 05/11/2022

Trang 2

1

MỤC LỤC

Lời cảm ơn……… 2

MỞ ĐẦU……… 3

1.Lý do chọn đề tài……… 3

2.Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu- ……… 3

3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu……… 3

4.Phương pháp nghiên cứu……… 4

5.Kết cấu tiểu luận……… 4

NỘI DUNG……… 5

CHƯƠNG 1: NHÀ NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ……… 5

1.Khái quát về nhà Lê sơ ……… 5

2.Sự hình thành ……… 5

3.Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ……… ……… 6

3.1.Giai đoạn đầu………… ……… 6

3.1.1.Chính quyền trung ương……… 6

3.1.2.Chính quyền địa phương……… ……… 9

3.2.Giai đoạn sau……… ……… 9

3.2.1.Chính quyền trung ương ……… 10

3.2.2.Chính quyền địa phương ……… 10

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ……… 15

1.Sự hình thành……… ………. 16

2 Nội dung ……… ……… 17

3 Ý nghĩa ……… 19

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN HIỆN NAY 20

KẾT LUẬN……… 23

Trang 3

2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài tiểu luận kết thúc học phần với đề tài “Lịch sử nhà nước và pháp luật Đại Việt thời Lê Sơ? ài học kinh nghiệm đối với tiến trình xây dựng nhà nước BViệt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay”, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành

và sâu sắc nhất tới thầy giáo Bùi Ngọc Hiền – người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện bài tiểu luận

Do trình độ và năng lực nghiên cứu còn hạn chế, khả năng tiếp cận các nguồn tài liệu còn non yếu, nên trong bài tiểu luận của tôi chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, nhược điểm Rất mong được quý thầy cô và những nguời quan tâm góp ý trao đổi thêm

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Mai Ngọc Như Quỳnh

Trang 4

3

MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài

Dân tộc Việt Nam ta đã trải qua bốn ngàn năm lịch sử đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước hào hùng, những tinh hoa văn hóa được đúc kết từ quá trình lịch

sử lâu dài và là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam Ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi triều đại, chúng ta có thể nhận thấy rõ những đặc trưng Và đặc biệt không kể đến dưới thời Lê

sơ, đã làm cho Đại Việt trở thành một quốc gia cường thịnh, phát triển, hoàng kim của chế độ phong kiến vào bậc nhất ở Đông Nam Á

Đồng thời hiểu rõ được về tổ chức bộ máy nhà nước và pháp luật thời Lê sơ để hiểu được tư tưởng tiến bộ của thời Lê Để từ đó có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm đối với tiến trình xây dựng nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay

2 Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu-

2.1 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu và làm rõ hơn về sự hình thành, tổ chức bộ máy nhà nước, pháp luật Đại Việt thời Lê sơ để rút kinh nghiệm, làm nền tảng, vận dụng cho tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay ngày càng vững mạnh

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa và giải thích về bộ máy nhà nước và pháp luật thời Lê sơ

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nhà nước và Pháp luật Đại Việt thời Lê sơ

3.2 Về phạm vị nội dung

Nhà nước và Pháp luật Đại Việt thời Lê sơ

3.3 Về phạm vi thời gian

Trang 5

4

Từ năm 1428 đến năm 1527

4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện tiểu luận: Phương pháp lịch sử, phương pháp tổng hợp, phương pháp lý thuyết, phương pháp luận, … để làm sáng

tỏ vấn đề

5 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần Mở đầu, Lời cảm ơn, phần Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo,

Phụ lục, Tiểu luận có kết cấu 3 chương:

Chương 1: Nhà nước Đại Việt thời Lê sơ

Chương 2: Pháp luật Đại Việt thời Lê sơ

Chương 3: Bài học kinh nghiệm về tiến trình xây dựng nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay

Trang 6

5

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHÀ NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ

1 Khái quát về nhà Lê Sơ

Nhà Lê sơcòn được gọi là nhà Hậu Lê là giai đoạn đầu của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê Đây là thời kỳ mà chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền trong lịch sử Việt Nam lần đầu tiên đạt đến đỉnh cao của sự phát triển cũng như suy thoái của nó Nhà Lê sơ được thành lập sau khi Lê Lợi phát động khởi nghĩa Lam Sơn đánh bại nhà Minh

Thời đại Lê sơ có 10 vị hoàng đế thuộc 6 thế hệ, đây là thời kỳ các hoàng đế nhà

Lê nắm trọn được quyền hành cũng là thời kỳ vĩ đại, hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam Đời Lê Thái Tổ (Lê Lợi) và đặc biệt là đời Lê Thánh Tông, xã hội được đi vào

ổn định, phát triển thịnh vượng một cách nhanh chóng sau kỳ chiến tranh trước đó

bị quân Lam Sơn vây trong thành Đông Quan (Hà Nội), tướng nhà Minh là Vương Thông

đề nghị lập lại con cháu họ Trần làm điều kiện giảng hòa Lê Lợi đã tìm lập Trần Cảo lập làm vua trên danh nghĩa vào cuối năm 1426

Năm 1427, quân Minh sau 2 trận thua quyết định ở Chi Lăng và Xương Giang phải rút về nước Lê Lợi đứng tên Trần Cảo là người đang làm vua trên danh nghĩa, sai sứ dâng biếu cho nhà Minh xin được phong, Minh Tuyên Tông biết Lê Lợi không có ý tôn Cảo nhưng vì bị thua mãi nên đồng ý cho Trần Cảo làm An Nam quốc vương

Ít lâu sau Trần Cảo chết Lê Lợi tự mình lên ngôi rồi sai sứ sang tâu nhà Minh rằng Trần Cảo bệnh mà chết ngày 10 tháng 1 năm 1428 Do đó Lê Lợi có danh chính để làm vua Đại Việt Minh Tuyên Tông thừa nhận Lê Lợi làm An Nam quốc vương

Trang 7

6

Nhà Hậu Lê chính thức thành lập ngày 15 tháng 3 năm 1428 Lê Lợi tự xưng làm Thuận Thiên Thừa Vận Duệ Văn Anh Vũ Đại Vương lấy hiệu là Lam Sơn Động chủ, sử gọi là Lê Thái Tổ Ông đổi quốc hiệu từ Giao Chỉ tồn tại dưới thời nhà Minh trở thành Đại việt Ông đóng đô ở Đông Quan (Thăng Long), đổi kinh thành Thăng Long trở thành Đông Kinh, Tây Đô thành Tây Kinh, Tây Kinh về sau đều gọi là Lam Kinh

3 Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ

Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ được chia làm 2 giai đoạn:

3.1 Giai đoạn đầu

Giai đoạn đầu Lê sơ bắt đầu từ năm 1428 tới năm 1459 Giai đoạn này gồm các đời vua: Lê Thái Tổ (1428-1433), Lê Thái Tông (1434-1442), Lê Nhân Tông (1453-1459), Lê Nghi Dân (1459)

Lê Thái Tổ đã cho xây dựng bộ máy nhà nước theo mô hình của nhà Trần, ban hành một số văn bản pháp luật dưới dạng các chỉ dụ, lệnh, chiếu, … thi hành các chính sách nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp cùng một số biện pháp an ninh xã hội… tạo ra

sự ổn định và hứng khởi bước đầu cho đất nước sau hơn 20 năm bị giặc Minh chiếm đóng

Trang 8

7

3.1.1.2.Tả, Hữu Tướng quốc và các quan đại thần

Trong lịch sử quan chế Việt Nam, các triều đại từ nhà Tiền Lê đã xuất hiện chức quan thực hiện công việc giống Tể tướng bên Trung Quốc nhưng không gọi là Tể tướng

mà được gọi bằng những cái tên khác nhau tùy từng thời kỳ Ở thời kỳ đầu của Lê Sơ, chức việc thực hành giống như Tể tướng được gọi là Tướng quốc bao gồm: Tả Tướng quốc và Hữu tướng quốc Tả, Hữu Tướng quốc là chức quan quan trọng trong triều, thường được gia thêm “kiểm hiệu bình chương quân quốc trọng sự” đứng đầu về mặt hành chính, giúp Vua quản lý toàn bộ đội ngũ quan lại trong nước

Các quan đại thần như Tư không, Tam thái, tam thiếu, … tiếng nói của họ rất quan trọng, là những người có công lao rất lớn với triều đình Mặc dù năng lực quản lý đôi khi rất hạn chế Ngoài ra còn chia làm hai ban văn và võ: Ban văn gồm có Đại hành khiển và Hành khiển 5 đạo đứng đầu, sau lấy chức Bộc xạ là Hành khiển; Ban võ có 6 quân ngự tiền như: Ngự tiền võ sĩ, Ngự tiền trung quân, Tả Dực thánh quân, Hữu Dực thánh quân, Tiền Dực thánh quân, Hậu Dực thánh quân

Chính sự viện: đây là cơ quan khá quan trọng được đặt vào thời đầu Lê sơ, thành viên của Chính sự viện bao gồm các quan văn võ đại thần trong triều cùng tham dự Chức năng của Chính sự viện theo như Phan Huy Chú (nhà sử học) là giữ then chốt về chính trị Nội mật viện: theo như một số nhà nghiên cứu cho rằng nếu như thành viên Chính sự viện bao gồm rộng rãi các quan đại thần văn võ thì Nội mật viện chỉ gồm những thành viên thân tín của Nhà Vua với chức năng cố vấn những việc quân cơ, đại sự cho Nhà Vua Đây là cơ quan cố vấn cho Nhà Vua cũng có quyền lực rất lớn

Trang 9

8

3.1.1.4 Các bộ

Bộ là cơ quan chuyên môn quan trọng giúp nhà Vua trong việc quản lý đất nước gồm có 3 bộ là Bộ Lại, Bộ Lễ Bộ Dân (Bộ Hộ)

3.1.1.5.Các cơ quan có chức năng văn phòng

Hàn lâm viện: có các chức năng giúp Vua soạn thảo chiếu, chế, biểu, … Hoàng môn sảnh: chỉ có chức Thị lang phụ trách Đây là cơ quan giữ bảo ấn của Vua và phụ giúp công việc cho Môn hạ sảnh

Nội thị sảnh: có các chức Đô tri, Chánh giám, Phó giám, Xá nhân các cục thân tùy

Ngự tiền tam cục: mỗi cục đều có Cục trưởng, Cục phó

Tam quán: là các giảng đường giảng dạy cho các Nho sĩ

3.1.1.6.Các cơ quan có chức năng tư pháp, giám sát

Ngũ hình viện: là cơ quan phụ trách công việc xét xử

Ngự sử đài: là cơ quan giữ phong hiến, pháp độ tức là giám sát các chức quan và các cơ quan khác trong triều, can gián nhà vua

3.1.1.7.Các cơ quan chuyên môn khác

Quốc sử viện: là cơ quan có nhiệm vụ ghi chép, biên soạn những bộ chính sử của triều đình

Quốc tử giám: là trường chuyên đào tạo Nho học cho tất cả các Nho sĩ trong nước

Thái sử viện: có chức năng trông coi, xếp đặt các bài vị trong việc cúng tế trong triều

3.1.2.Chính quyền địa phương

Trang 10

3.2.Giai đoạn sau

Giai đoạn này bắt đầu từ khi Lê Tư Thành (tức là Lê Thánh Tông: 1460-1497) lên ngôi và kết thúc năm 1527 với sự kiện Mạc Đăng Dung phế bỏ Lê Cung Hoàng lập nên nhà Mạc

Trước khi lên ngôi, Vua Lê Thánh Tông đã trải qua giai đoạn sống gần gũi với cuộc sống đời thường của dân chúng Ông đã thấy được nhuexng điểm tốt, xấu cùng tồn tại trong xã hội Khi lên ngôi Lê Thánh Tông thấy được những bất cập trong bộ máy cầm quyền, bộ máy mang nặng tính quý tộc không còn phù hợp

Đại Việt đã được mở rộng xuống phía Nam từ sau cuộc Chăm pa trước năm 1471 Chính vì thế, yêu cầu quản lý một đất nước có lãnh thổ rộng, khát vọng xây dựng Đại Việt thành một quốc gia hùng cường Do vậy, Lê Thánh Tông chủ trương xây dựng một thiết, chế quân chủ với quyền lực tập trung trong tay nhà Vua hạn chế sự tham chính của quý tộc hoàng tộc, loại bỏ khả năng lộng quyền của triều thần và khuynh hướng “thoán quyền” của các quan lại địa phương, tăng cường hiệu luật của pháp luật Lê Thánh Tông tiến hành cuộc cải cách vào năm 1471, khi cương vực vủa đất nước được mở rộng và ổn định Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ dần được hoàn thiện, đời vua Lê Thánh Tông

là hoàn chỉnh nhất:

Vua trực tiếp nắm quyền chỉ đạo mọi công việc quan trọng của nhà nước Vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các cơ quan thừa hành, các quan chức như Tướng quốc, Đại hành khiển, Tả Hữu bộc xạ… và các cơ quan trung gian gian giữa Vua và các cơ quan thừa hành như Thượng thư sảnh, Trung thư sảnh, Môn hạ sảnh, Khu mật viện

Vua Lê Thánh Tông thực hiện nguyên tắc tản quyền không để tập trung quá nhiều quyền hành vào một hay một số cơ quan mà được trao cho nhiều cơ quan để ngăn chặn sự

Trang 11

10

lạm quyền Để thực hiện được Lê Thánh Tông đã tách 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) Ngoài ra Vua còn đặt 6 tự (Thượng bảo, Đại lý, Quang lộc, Hồng lô…) phụ trách công việc phụ của 6 bộ Bộ máy nhà nước trung ương đơn giản hơn, mọi công việc trong triều đình phải được báo cáo trực tiếp với Vua và phải được bản thân Vua ra quyết định

Đề cao và tăng cường công tác thanh tra, giám sát quan lại bằng cách lập 6 khoa tương ứng với 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) để mỗi khoa cùng với Ngự sử đài giám sát hoạt động của bộ tương ứng, đàn hặc quan lại của bộ mắc lỗi

Bỏ chế độ chỉ bổ dụng các vương hầu quý tộc vào trọng trách của triều đình Những người giao trọng trách ấy phải là người đỗ đạt các kỳ thi nghiêm ngặt dù họ thuộc bất cứ thành phần nào trong xã hội (trừ người thuộc diện cấm thi) Các thân vương, công hầu… được ban cấp bổng lộc rất hậu, nhiều khi quyền lợi của họ lớn hơn các quan chức đại thần trong triều nhưng nếu không có tài năng, đỗ đạt qua khoa cử Nho học thì cũng không cử làm quan

Với các biện pháp trên Lê Thánh Tông đã xây dựng được một thiết chế quân chủ tập trung quyền lực vào tay Nhà Vua, hạn chế sự tham chính của quý tộc hoàng tộc, loại

bỏ khả năng lộng quyền của triều thần

Bộ máy nhà nước dưới thời Lê Thánh Tông được tổ chức như sau:

3.2.1.Chính quyền trung ương

Chính quyền trung ương dưới thời Lê Thánh Tông cũng giống như tất cả các triều đại phong kiến ở nước ta, nói tới chính quyền trung ương tức là nói tới triều đình Trước

đó, do sự can dự quá nhiều của các đại thần khiến cho quyền lực của vua bị sút giảm Để nắm trực tiếp quyền hành, tăng cường việc tập trung quyền lực vào tay mình, Lê Thánh Tông đã tiến hành cải tổ đối với toàn bộ bộ máy nhà nước

3.2.1.1.Các quan đại thần

Lê Thánh Tông cho bãi bỏ những chức quan và cownquan làm nhiệm vụ trung gian giữa Vua và triều đình Các chức quan như Tả, Hữu Tướng quốc (có vai trò như Tể tướng của Trung Quốc), Tam Tư (giữ vai trò Tam Công) có quyền lực rất lớn đe dọa tới

Trang 12

11

quyền lực của Vua (Lê Thánh Tông có lẽ đã học tập mô hình của nhà Minh, từ thời Minh Thành Tổ đã bỏ chức Tể tướng, quyền lực của Tể tướng bị cá nhân Hoàng đế thâu tóm) Các cơ quan đóng vai trò cố vấn cho Vua về những việc trọng đại như Chính sự viện, Nội mật viện, Trung thư sảnh khiến cho quyền lực của Nhà Vua bị chia sẻ đều bị loại bỏ

Chức Đại hành khiển lãnh đạo Hành khiển của 5 đạo được coi như chức quan đứng đầu về hành chính ở các địa phương cũng bị thay thế

Trong triều chỉ còn lại những chức quan đại thần mặc dù phẩm cao tước hậu như Tam Thái, Tam Thiếu, Thái úy, Thiếu úy là còn tồn tại Nhưng bị Lê Thánh Tông vô hiệu hóa bằng cách không cho kiêm nhiệm các công việc quan trọng

3.2.1.2.Các cơ quan có chức năng văn phòng cho nhà vua

Hàn lâm viện Cũng giống như các thời trước, Hàn lâm viện có nhiệm vụ, chức : năng là phụng mệnh Vua khởi thảo một số loại văn thư như chế, cáo, biểu, chiếu chỉ, chỉ dụ… cùng các văn bản, mệnh lệnh khác của Nhà Vua Ở nhà Lê, Hàn lâm viện chỉ đóng vai trò khiêm tốn là một cơ quan giúp vua soạn thảo các loại văn bản, giấy tờ

Đông các viện Đông các viện chuyên làm nhiệm vụ rà soát, hiệu đính, sửa chữa : các văn bản của triều đình do Hàn lâm viện chuyển qua đồng thời phụ trách việc bầu cử của triều đình Các quan chức trong Đông các viện do những người giỏi nhất của Hàn lâm viện sang phụ trách Việc thành lập ra Đông các viện chứng tỏ Nhà Vua đã có ý thức và

có sự cẩn trọng trong việc ban hành pháp luật, các mệnh lệnh của mình xuống dưới tránh những điều sai sót hoặc không hợp lòng dân

Trung thư giám Lê Thánh Tông đã cho bãi bỏ cơ quan Trung thư sảnh trước đây : thay thế thành Trung thư giám Đây là cơ quan phụ trách việc biên chép những văn bản

mà Đông các đã sữa chữa giao cho Đồng thời biên chép tờ Kim tiên (giấy sắc vàng), Ngân tiên (giấy sắc bạc) cùng sắc phong biểu, giảng từ, văn tế điện miếu

Trang 13

12

Hoàng môn sảnh Có nhiệm vụ giữ ấn cho Nhà Vua, tuy nhiên lúc này Hoàng : môn sảnh không phải kiêm nhiệm chức năng phụ giúp Môn hạ sảnh như trước nữa

Bí thư giám Đây là cơ quan lưu giữ và trông coi về thư viện của Nhà Vua Cơ : quan này chỉ xuất hiện từ thời Lê Thánh Tông

3.2.1.3.Lục bộ

Là một trong những hệ thống cơ quan cơ bản góp phần tạo nên sự hoàn chỉnh của

tổ chức chính quyền trung ương phong kiến Trung Quốc Ở Đại Việt mô hình tổ chức các

bộ đã xuất hiện từ thời nhà Lý tuy nhiên nhu cầu của tình hình thực tế nên chưa thành lập

đủ cả Lục bộ Mãi tới năm 1460, Nghi Dân mới đặt ra đủ Lục bộ bao gồm: Lại, Lễ, Hộ, Binh, Hình, Công

Bộ Lại Có nhiệm vụ tuyển bổ, thăng giáng, lựa chọn, khảo xét, phong tước các : quan lại

Bộ Hộ Có nhiệm vụ coi sóc ruộng đất, tài chính, nhân khẩu, tô thuế, kho tàng, : thóc tiền và lương của quan quân

Bộ Lễ Có nhiệm vụ phụ trách việc lễ nghi, tế tự, thết tiệc các quan và : tân khách, thi cử, học hành, đúc các ấn tín, trông coi Tư thiên giám, Thái y viện…

Bộ Binh Có nhiệm vụ coi giữ hết các việc thuộc về binh chính, đặt quan trấn thủ : nơi biên ải, tổ chức gìn giữ các nơi hiểm yếu và ứng phó các việc khẩn cấp

Bộ Hình Có nhiệm vụ trông coi về luật lệnh, hình pháp, xét lại các việc tù đày, : kiện cáo cùng các việc nghiêm cấm

Bộ Công Có nhiệm vụ trông coi về việc sữa chữa, xây dựng (như xây dựng cầu : cống, xây cất thành trì, cung điện…) và quản đốc thợ thuyền

3.2.1.4.Lục tự

Lục tự là những cơ quan thực hiện những công việc mà Lục bộ không đảm trách hết được Điều đáng lưu ý là các tự này không phải là những cơ quan cấp dưới trực tiếp

Ngày đăng: 19/11/2024, 17:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w