1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nhà nước và vấn đề nâng cao vai trò của nhà nước trong điều kiện nước ta hiện nay

23 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhà Nước và vấn đề nâng cao vai trò của nhà nước trong điều kiện nước ta hiện nay
Tác giả Nguyễn Văn A
Trường học Trường Đại học Ngoại Thương
Chuyên ngành Triết học MáC - Lê-nin
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 3,52 MB

Nội dung

Đây được xem là một trong những “mắtxích” quan trọng để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến kỷniệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2030 và tầm nhìn đế

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA: KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN Môn: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Đề tài: NHÀ NƯỚC VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY Ở NƯỚC TA

Hà nội, tháng 12 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

1 Tổng quan về nhà nước 3

1.1 Khái niệm nhà nước 3

1.2 Nguồn gốc của nhà nước 4

1.3 Bản chất của nhà nước……… 6

1.3.1 Tính giai cấp……… 7

1.3.2 Tính xã hội 8

1.4 Đặc trưng cơ bản của nhà nước……… 8

1.5 Chức năng cơ bản của nhà nước……… 9

2 Vấn đề nâng cao vai trò nhà nước giai đoạn hiện nay…… 11

2.1 Tình hình xây dựng nhà nước trong thời gian qua và những yêu cầu đặt ra trong thời kì mới………

11 2.2 Chủ trương và nhiệm vụ……… 13

2.2.1 Thực trạng cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước trong thời gian qua………

13 2.2.2 Một số giải pháp tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước………

14 KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Sự nghiệp đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam là một quá trìnhcách mạng sâu sắc, toàn diện, có ý nghĩa lịch sử to lớn, đưa đất nước ta từ mộtnền kinh tế tập trung, bao cấp, kém hiệu quả sang một nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, có bước phát triển vượt bậc, hội nhập sâu rộng vớithế giới Sự nghiệp đó của Đảng bắt đầu từ Đại hội VI của Đảng (tháng 12 năm1986), với chủ trương đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế hoạch, bước đi vữngchắc, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam Quá trình đổi mới đã trải qua nhiềugiai đoạn, với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử

Tổng kết 35 năm đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta xác định: “Xây dựng

và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh,tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triểncủa đất nước Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, kiểmsoát quyền lực gắn với siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của Nhànước và của cán bộ, công chức, viên chức Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng,chống tham nhũng, lãnh phí, quan liêu, tội phạm và tệ nạn xã hội” Đây là mộttrong mười hai định hướng lớn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đếnnăm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được khẳng định rõ trong Văn kiện Đại hộiXIII của Đảng Sự khẳng định đó cho thấy, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quantâm đến nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Namtrong tiến trình đổi mới toàn diện đất nước, hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả

và phát triển kinh tế - xã hội bền vững Đây được xem là một trong những “mắtxích” quan trọng để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến kỷniệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2030) và tầm nhìn đếnGiáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhàxuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2008 kỷ niệm 100 năm thành lập nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(năm 2045)

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công cuộc đổi mới của đấtnước ta vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế Nhận thấy sự quan trọng của vấn đề

nhà nước trong giai đoạn hiện nay, tôi lựa chọn đề tài “Nhà Nước và vấn đề nâng cao vai trò của nhà nước trong điều kiện nước ta hiện nay” làm bài tiểu

luận của mình với mục đích làm rõ hơn khái niệm “Nhà Nước” và từ đó phântích một số khía cạnh của vấn đề phát huy vai trò nhà nước XHCN Việt Namtrong giai đoạn hiện nay

Trang 4

NỘI DUNG

1 Tổng quan về nhà nước

1.1 Khái niệm nhà nước

Tư tưởng về nhà nước có một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống lý luậncủa V.I.Lê-nin, bởi nó không thuần túy là những lý thuyết khoa học mà gắn bó chặt chẽ với quan điểm chính trị; nó không đơn giản là những suy tư tinh thần

mà gắn liền với những hoạt động thực tiễn sinh động của ông Chính vì vậy, tìmhiểu những tư tưởng của V.I.Lê-nin về nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chúng ta trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

Những đóng góp to lớn của V.I.Lê-nin đối với lý luận về nhà nước không chỉ

ở việc làm sáng tỏ những quan điểm căn bản của C.Mác và Ph.Ăng-ghen về nhànước, đem lại vũ khí lý luận sắc bén cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, giành lấy, tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước, cũng như đấu tranh chống lạimọi âm mưu hòng xuyên tạc, bẻ cong và nhằm bác bỏ lý luận mác-xít về nhà nước; mà còn thể hiện ở việc đi sâu, phát triển lý luận mác-xít về nhà nước trên một số phương diện, phù hợp với trình độ phát triển mới của thực tiễn Nghiên cứu quan điểm của V.I.Lê-nin về nhà nước đặc biệt quan trọng đối với việc xây dựng mô hình nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, bởi lẽ những quan điểm ấy đã được hiện thực hóa, trở thành một thực thể sống động trong thực tiễn đời sống

Nhất quán với tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăng-ghen, V.I.Lê-nin tiếp tục khẳng định rằng, nhà nước là một hiện tượng lịch sử, sự tồn tại và tiêu vong của

nó là tùy thuộc vào những điều kiện cụ thể; “nhà nước chỉ là một tổ chức thống trị của một giai cấp” và “bất cứ nhà nước nào cũng là một bộ máy để một giai cấp này trấn áp giai cấp khác”.

Đối với V.I.Lê-nin, khái niệm “nhà nước” là để chỉ bộ máy nhà nước trong xã

hội có giai cấp Ông viết: “đặc trưng của nhà nước là sự tồn tại của một giai cấp đặc biệt, tập trung quyền lực trong tay Dĩ nhiên, không ai có thể dùng hai tiếng nhà nước để gọi một cộng đồng, trong đó tất cả mọi thành viên đều thay phiên nhau quản lý “tổ chức của trật tự”” Chính sự tập trung

Trang 5

quyền lực chính trị trong tay một giai cấp đặc biệt là đặc trưng để phân biệt nhà

nước với mọi hình thức tổ chức xã hội khác V.I.Lê-nin vạch rõ: “Nếu quyền lực chính trị trong nước nằm trong tay một giai cấp có quyền lợi phù hợp với quyền lợi của đa số, thì mới có thể thực hiện việc điều khiển công việc quốc gia thực sự theo đúng nguyện vọng của đa số Nhưng nếu quyền lực chính trị nằm trong tay một giai cấp có quyền lợi khác với quyền lợi của đa

số, thì việc điều khiển công việc quốc gia theo nguyện vọng của đa số không khỏi trở thành một sự lừa gạt, hoặc đưa đến chỗ đàn áp đa số ấy” Ông giải thích: “Quyền chính trị là gì, nếu không phải là cách diễn đạt, là việc ghi nhận so sánh lực lượng?” Đây chính là sự phát triển quan điểm: quyền lực

chính trị, theo đúng nghĩa của nó, là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn

áp một giai cấp khác của C.Mác và Ph.Ăng-ghen

Về bản chất giai cấp của nhà nước, V.I.Lê-nin khẳng định: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được Bất cứ đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì nhà nước xuất hiện Và ngược lại: sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được”.

Nếu như xã hội đã từng tồn tại không cần có nhà nước, thì cùng với sự phát triển của sản xuất, xã hội loài người sớm muộn cũng sẽ đạt tới trình độ loại bỏ

nhà nước V.I.Lê-nin viết: “Mục đích cuối cùng mà chúng ta theo đuổi, là thủ tiêu nhà nước, nghĩa là thủ tiêu mọi bạo lực có tổ chức và có hệ thống, mọi bạo lực, nói chung, đối với con người Chúng ta không mong có một chế độ xã hội mà trong đó nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số sẽ không được tuân theo Nhưng khi hướng đến chủ nghĩa xã hội, chúng ta tin chắc rằng chủ nghĩa xã hội sẽ chuyển thành chủ nghĩa cộng sản, và do đó, nói chung sẽ không còn cần thiết phải dùng bạo lực đối với con người, không cần thiết phải buộc người này phục tùng người khác, bộ phận dân cư này phục tùng bộ phận dân cư khác, vì người ta sẽ quen tuân theo những điều kiện thông thường của đời sống tập thể, mà không cần có bạo lực và không cần có phục tùng” Nghĩa là, khi đó nhà nước sẽ tự tiêu vong.

1.2 Nguồn gốc của nhà nước

Lịch sử cho thấy không phải khi nào xã hội cũng có nhà nước Trong xã hộinguyên thủy, do kinh tế còn thấp kém, chưa có sự phân hóa giai cấp, cho nênchưa có nhà nước Đứng đầu các thị tộc và bộ lạc là các tộc trưởng (hay tộc

Trang 6

chủ) do những người dân ở đó bầu ra, quyền lực của những người đứng đầuthuộc về uy tín và đạo đức, việc điều chỉnh các quan hệ xã hội được thực hiệnbằng những quy tắc chung, những tập quán trong cộng đồng Trong tay họkhông có và không cần một công cụ cưỡng bức đặc biệt nào

 Sự ra đời của nhà nước:

Ph Ăng-ghen đã mô tả sự ra đời của nhà nước trên cơ sở sự tan rã của chế

độ thị tộc Theo đó xã hội loài người qua quá trình phát triển đã dẫn đến sựphát triển không ngừng của lực lượng sản xuất Vào thời cổ đại đã diễn ra balần phân công lao động xã hội

Lần phân công thứ nhất, chăn nuôi đã trở thành một ngành kinh tế độc lập

và tách ra khỏi trồng trọt, từ đây mầm mống của chế độ tư hữu phát triển và

"gia đình cá thể đã trở thành một lực lượng đang đe dọa thị tộc"

Lần phân công thứ hai, thủ công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp, lần phâncông này dẫn đến hình thành bước đầu chế độ nô lệ với số lượng nô lệ ngàycàng tăng và họ bị đẩy đi làm việc ở ngoài đồng ruộng và trong xưởng thợ,thành từng đoàn mười người, người hai người một điều đó cho thấy sự phânhóa xã hội, phân tầng xã hội sâu sắc

Lần phân công thứ ba, sản xuất tách bạch với trao đổi dẫn đến sự xuất hiệncủa tầng lớp thương nhân, lần đầu tiên xuất hiện một giai cấp tuy không thamgia sản xuất một tý nào nhưng lại chiếm toàn bộ quyền lãnh đạo sản xuất vàbắt những người sản xuất phụ thuộc vào mình về mặt kinh tế… và bóc lột cảhai, một giai cấp mà lịch sử loài người trước đó chưa hề biết đến

Qua ba lần phân công lao động này cho thấy lực lượng sản xuất phát triểndẫn đến năng suất lao động tăng, của cải làm ra ngày càng nhiều, và dẫn đến

có của cải dư thừa kèm theo đó là sự tích trữ, đồng thời xuất hiện một bộ phậnchiến đoạt của cải dư thừa đó (do nắm quyền quản lý, cai quản) hoặc giàu lênnhờ tích trữ, đầu cơ từ đây đã có sự phân hóa giàu nghèo, giữa người có của vàngười không có của, sự phân hóa giàu nghèo này dẫn đến hiện tượng phântầng xã hội, phân chia thành các tầng lớp khác nhau từ đó dẫn đến phân chia

Trang 7

giai cấp đồng thời và kéo theo xuất hiện mâu thuẫn giai cấp và điều khôngtránh khỏi là đấu tranh giai cấp, lúc này nhà nước đã có tiền đề rõ ràng cho sự

ra đời của mình

Theo Ph Ang-ghen: “Cái tập quán giao cho những chức vụ của thị tộc cho một số gia đình nhất định đã biến thành một cái quyền không thể chối cãi của những gia đình đó được đảm nhiệm chức vụ ấy, bằng những gia đình ấy còn mạnh vị giàu có nữa, họ bắt đầu tập hợp nhau lại bên ngoài thị tộc của họ thành một giai cấp riêng biệt, có đặc quyền, rằng nhà nước vừa mới ra đời đã thừa nhận những tham vọng ấy của họ”

Lực lượng sản xuất phát triển đã dẫn đến sự ra đời chế độ tư hữu và từ đó xãhội phân chia thành các giai cấp đối kháng và cuộc đấu tranh giai cấp khôngthể điều hoà được xuất hiện Điều đó dẫn đến nguy cơ các giai cấp chẳngnhững tiêu diệt lẫn nhau mà còn tiêu diệt luôn cả xã hội, tạo ra một tình trạngloạn lạc hỗn độn Xã hội lúc này đòi hỏi phải có một tổ chức mới đủ sức dậptắt cuộc xung đột công khai giữa các giai cấp ấy, hoặc cùng lắm là để làm chocuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, dưới một hình thức gọi

là hợp pháp và để thảm hoạ đó không diễn ra, một cơ quan quyền lực đặc biệt

đã ra đời và đó chính là nhà nước Từ nhu cầu phải kiềm chế sự đối lập của cácgiai cấp, làm cho cuộc đấu tranh của những giai cấp có quyền lợi về kinh tếmẫu thuẫn nhau đó không đi đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xãhội… và giữa cho sự xung đột đó năm trong vòng trật tự

Và như vậy là Nhà nước đã xuất hiện một cách khách quan, nó là sản phẩmcủa một xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, nó không phải là mộtquyền lực từ bên ngoài áp đặt và xã hội mà là một lực lượng nảy sinh từ xãhội, một lực lượng tựa hồ như đứng trên xã hội, có nhiệm vụ làm dịu bớt sựxung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng trật tự Nhà nước đầu tiêntrong lịch sử là nhà nước Chiếm hữu nô lệ, xuất hiện trong cuộc đấu tranhkhông điều hoà giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ Tiếp đó là Nhà nướcPhong kiến, Nhà nước Tư sản và sau cùng là Nhà nước Xã hội chủ nghĩa

Trang 8

1.3 Bản chất của nhà nước

Hiện nay có rất nhiều khái niệm vè nhà nước Có thể hiểu cơ bản: nhà nước

là tổ chức chính trị, xã hội; có giai cấp, có lãnh thổ, chính quyền và dân cư độclập Nhà nước có quyền lực, luật pháp để thực hiện các chức năng quản lýnhằm duy trì trật tự trong vùng lãnh thổ nhất định

Bản chất của nhà nước là những thứ bên trong nhà nước; thể hiện những đặctính, giá trị cốt lõi của nhà nước; gắn liền với quá trình hình thành và pháttriển của nó

Bản chất của nhà nước có hai thuộc tính: tính xã hội và tính giai cấp cùngtồn tại trong một thể thống nhất không thể tách rời và có quan hệ biện chứngvới nhau Tính giai cấp là thuộc tính cơ bản, vốn có của bất kỳ nhà nước nào

V.I.Lê-nin viết: “ Theo Mác, nhà nước là một cơ quan thống trị giai cấp,

là một cơ quan áp bức của một giai cấp này đối với một giai cấp khác; đó

là sự kiến lập của một “trật tự”, trật tự này hợp pháp hóa và củng cố sự

áp bức kia bằng cách làm dịu xung đột giai cấp”.

Nói một cách khác, nhà nước là tổ chức chính trị của giai cấp thống trị vềkinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của giai cấp

khác “Nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy của giai cấp này dùng để

trấn áp một giai cấp khác” ( Ph Ăng-ghen )

1.3.1 Tính giai cấp

Khi của cải trong xã hội ngày càng nhiều, kéo theo đó là xuất hiện các tầnglớp giai cấp; đến một giai đoạn nhất định nào đó; các tầng lớp không thể dunghòa được với nhau và xảy ra mâu thuẫn giai cấp

Những mâu thuẫn không thể giải quyết được giữa những giai cấp; đã sinh ranhu cầu nắm giữ quyền lực để cai quản, thống trị xã hội mâu thuẫn xã hội đòihỏi giai cấp đó phải trở thành giai cấp thống trị và Nhà nước ra đời

Nhà nước sinh ra và tồn tại trong một xã hội có giai cấp; nên tính giai cấpđược thể hiện một cách sâu sắc nhất Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc

Trang 9

biệt; là công cụ để quản lý và duy trì trật tự trong xã hội; bảo vệ lợi ích cho cácgiai cấp đặc biệt là giai cấp thống trị; thực hiện các mục đích của giai cấp thốngtrị đề ra.

Nhà nước quản lí xã hội bằng cách áp đặt hệ tư tưởng của mình; là hệ tưtưởng thống trị đối với xã hội thông qua pháp luật

Như vậy có thể hiểu bản chất giai cấp của nhà nước thể hiện ở chỗ nhà nước

là giai cấp thống trị và chủ yếu phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị

Ngoài ra bản chất giai cấp của Nhà nước còn được thể hiện qua việc duy trì

sự ổn định và bảo vệ sự an toàn và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khỏi bị xâm

phạm

1.3.2 Tính xã hội

Bản chất xã hội của nhà nước thể hiện trong mục đích, chức năng của nhànước; là đảm bảo lợi ích chung, thể hiện ý chí chung của xã hội Nhà nước sẽkhông thể tồn tại nếu; nhà nước chỉ bảo vệ lợi ích của duy nhất giai cấp cầmquyền; mà không quan tâm đến việc bảo vệ lợi ích cơ bản của của các giai cấpkhác trong xã hội

 Bản chất xã hội của nhà nước thể hiện thông qua các mặt sau:

Nhà nước có nhiệm vụ duy trì, quản lý và xử lý các vấn đề phát sinh trong xãhội; để bảo vệ lợi ích, phục vụ nhu cầu của xã hội Những vấn đề mang tính chấtchung phải có sự quản lý nếu không dễ gây ra tình trạng hỗn loạn

Bản chất xã hội của nhà nước thể hiện qua các hoạt động của nhà nước; đểgiải quyết những vấn đề chung của xã hội như thiên tai, sản xuất, ổn định trật tự

xã hội,…

Nhà nước phải tiến hành thực hiện giúp cho những lĩnh vực trong xã hội;được hoạt động bình thường và phát triển, thực hiện các công việc chung đểphát triển xã hội như; xây đường xá, bệnh viện, trường học, giải quyết các tệnạn xã hội,… vì lợi ích phát triển chung của cả cộng đồng

Nhà nước còn đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chứcvề; tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tải sản

Trang 10

1.4 Đặc trưng cơ bản của nhà nước

Nhà nước là một tổ chức chính trị đặc biệt, có quyền lực công cộng, được tổ

chức và hoạt động trên một lãnh thổ nhất định, nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấpthống trị và toàn xã hội

Đặc trưng thứ nhất: chủ quyền quốc gia Nhà nước có chủ quyền tối cao trêntoàn bộ lãnh thổ quốc gia, có quyền lực cao nhất trong phạm vi lãnh thổ đó,không chịu sự chi phối của bất kỳ một chủ thể nào khác

Đặc trưng thứ hai: quyền lực công cộng Nhà nước có quyền lực công cộng,

là quyền lực được tổ chức và bảo đảm bằng pháp luật, được sử dụng để quản lý,điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ lợi ích của nhà nước và xã hội Đặc trưng thứ ba: có một hệ thống các cơ quan quyền lực chuyên nghiệpmang tính cưỡng chế với mọi thành viên trong xã hội Hệ thống đó bao gồmquân đội vũ trang đặc biệt ( đó là quân đội nhà nghề, cảnh sát vũ trang, tòa án,nhà tù, pháp luật…), bộ máy chính quyền quan liêu thực hiện chức năng cai trị

Đặc trưng thứ tư: Nhà nước đặt ra chế độ thuế khóa – một chế độ đóng góp

có tính cưỡng bức để nuôi sống bộ máy cái trị, Trong xã hội có giai cấp, chínhquần chúng lao động buộc phải đóng góp của cải để nuôi sống bộ máy áp bức

mình Ph Ăng-ghen viết: “Nắm được quyền lực công cộng và quyền thu thuế, bọn quan lại, với tư cách là những cơ quan của xã hội, được đặt lên trên xã hội” Nhà nước sống được là nhờ sự chu cấp của nhân dân bằng cưỡng bức hay

tự nguyện hoặc phối hợp cả hai

1.5 Chức năng cơ bản của nhà nước

Trang 11

Bản chất giai cấp của nhà nước được thể hiện ở các chức năng của nó Tùytheo góc độ khác nhau, chức năng của nhà nước được phân chia khác nhau.Dưới góc độ tính chất của quyền lực chính trị, nhà nước có chức năng thống trịchính trị của giai cấp và chức năng xã hội Dưới góc độ phạm vi tác động củaquyền lực, nhà nước có chức năng đối nội và chức năng đối ngoại Trong cácyếu tố của kiến trúc thượng tầng, nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng, cótác dụng quyết định năng lực hiện thực hóa của một nền kinh tế vì nó là lựclượng vật chất có sức mạnh kinh tế.

“Bạo lực [quyền lực nhà nước] cũng là một lực lượng kinh tế”

( Ph Ăng-ghen )

* Chức năng thống trị và xã hội

Chức năng thống trị chính trị của giai cấp (hay chức năng giai cấp) là chứcnăng nhà nước làm công cụ chuyên chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sựthống trị giai cấp đó đối với toàn thể xã hội Chức năng giai cấp của nhà nướcbắt nguồn từ lý do ra đời của nhà nước và tạo thành bản chất chủ yếu của nó.Chức năng xã hội của nhà nước là chức năng nhà nước thực hiện sự quản lýnhững hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội, thỏa mãn một số nhu cầu chungcủa cộng đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của nhà nước

Trong hai chức năng đó thì chức năng thống trị chính trị là cơ bản nhất có vaitrò chi phối chức năng xã hội phải phụ thuộc và phục vụ cho chức năng thốngtrị chính trị Giai cấp thống trị bao giờ cũng biết giới hạn kiện toàn cách thựchiện chức năng xã hội trong khuôn khổ lợi ích của mình Song, chức năng xãhội lại là cơ sở cho việc thực hiện chức năng giai cấp, bởi vì chức năng giai cấpchỉ có thể được thực hiện thông qua chức năng xã hội và cũng chỉ thực hiện tốtchức năng xã hội thì vai trò, tư cách đại biểu, đại diện cho xã hội, toàn thể cộngđồng mới có hiệu lực nhất Ph Ăng-ghen viết:

Ngày đăng: 03/08/2024, 13:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w