1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án tốt nghiệp Thiết kế thời trang: Thiết kế trang phục dự sự kiện cho nữ từ 25 - 35 tuổi mang phong cách lãng mạn lấy cảm hứng từ bài thơ Thu Điếu

70 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế trang phục dự sự kiện cho nữ từ 25-35 tuổi mang phong cách lãng mạn lấy cảm hứng từ bài thơ Thu Điếu
Tác giả Trần Toại Nhi
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Luyện
Trường học Trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Thiết kế Thời trang
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 13,05 MB

Nội dung

Việc nhìn phong cách ăn mặc của một người có thể giúp chúng ta phần nào phán đoán được tính cách, phong cách sống của người đó, và chính chúng ta - những người đã đang và sẽ làm việc tro

Trang 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

GVHD

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG

Tp Hồ Chí Minh, năm 2024

THIẾT KẾ TRANG PHỤC DỰ SỰ KIỆN CHO NỮ

TỪ 25-35 TUỔI MANG PHONG CÁCH LÃNG MẠN

LẤY CẢM HỨNG TỪ BÀI THƠ THU ĐIẾU

: ThS NGUYỄN THỊ LUYÊN SVTH: TRẦN TOẠI NHI

S K L 0 1 4 3 5 5

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VÀ KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG

THIẾT KẾ TRANG PHỤC DỰ SỰ KIỆN CHO

NỮ

TỪ 25-35 TUỔI MANG PHONG CÁCH LÃNG

MẠN LẤY CẢM HỨNG TỪ BÀI THƠ THU ĐIẾU

SVTH: TRẦN TOẠI NHI

MSSV: 18123030

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ LUYÊN

Trang 3

Tp Hồ Chí Minh, Năm 2024 THIẾT KẾ TRANG PHỤC DỰ SỰ KIỆN CHO NỮ

TỪ 25-35 TUỔI MANG PHONG CÁCH LÃNG MẠN LẤY CẢM HỨNG TỪ BÀI THƠ THU ĐIẾU

TRẦN TOẠI NHI

Đồ án tốt nghiệp trình độ Cử nhân ngành Thiết kế thời trang

Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Trang 4

2024 Bản quyền thuộc Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

TÁC GIẢ LUẬN VĂN TRẦN TOẠI NHI

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Th.S NGUYỄN THỊ LUYÊN

TRÌNH ĐỘ Cử nhân

CHUYÊN NGÀNH Thiết kế thời trang

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

NĂM THỰC HIỆN 2024

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế thời đại ngày càng phát triển, con người làm ra của cải vật chất, thì nhu cầu tiêu dùng và làm đẹp ngày càng tăng cao Nhu cầu ăn mặc đẹp kéo theo ngành công nghiệp thời trang phát triển Việc nhìn phong cách ăn mặc của một người có thể giúp chúng ta phần nào phán đoán được tính cách, phong cách sống của người đó, và chính chúng ta - những người đã đang và sẽ làm việc trong ngành thời trang, cũng thể hiện bản thân qua những bộ trang phục mình thiết kế hoặc sử dụng Thời trang dưới con mắt của mỗi người là rất khác Có người nhìn nhận thời trang dưới con mắt rất nghệ thuật, kỳ lạ, khác biệt Cũng có người lại có góc nhìn thời trang rất tối giản, sang trọng, tính ứng dụng cao Tôi rất thưởng thức, nể phục và tôn trọng những nhà thiết kế với những bộ trang phục đầy sáng tạo, ấn tượng, mang tính tiên phong Nhưng với cá nhân tôi thời trang là cần sử dụng được, tôi hướng đến những thiết kế ứng dụng, dễ dàng để mọi người sử dụng Thông qua đồ án tốt nghiệp này, tôi muốn thể hiện mắt thẩm mỹ, cảm nhận về vẻ đẹp đối với thời trang Tạo ra những sản phẩm được mọi người đón nhận và sử dụng

Đồ án tốt nghiệp này là một trong những cột mốc quan trọng trong cuộc sống cũng như trong hành trình làm nghề của tôi Đây là bộ sưu tập có tính định hướng con đường sắp tới mà tôi sẽ đi, là tiền đề cho sự trau dồi, học hỏi và phát triển từng ngày của tôi Vậy

Trang 5

nên, tôi đã đang và sẽ luôn nỗ lực, cố gắng học tập những kiến thức mới, áp dụng những kiến thức cũ để tiến bộ hơn.

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh đạo, Ban Giám Hiệu trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cùng với các thầy cô khoa Thời trang và Du lịch nói chung và ngành thiết kế thời trang nói riêng đã luôn giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi có những kiến thức nền tảng vững chắc để hoàn thành các đồ án nhỏ từ lúc bắt đầu học tập đến đồ án kết thúc đó là đồ án tốt nghiệp lần này

Lời tiếp theo tôi xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Luyên, giáo viên hướng dẫn đồ án tốt nghiệp của tôi Những đóng góp, nhận xét và lời khuyên tận tình của cô dành cho tôi trong quá trình thực hiện đồ án là những kiến thức, những điều bổ ích mà tôi luôn cần trong quá trình thực hiện đồ án cũng như là quá trình làm việc trong tương lai

Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt nhất, to lớn nhất đến gia đình của tôi, cha

mẹ chính là chỗ dựa vững chắc, động viên giúp tôi tiếp bước, không bỏ cuộc trong suốt năm tháng học đại học Và cũng xin cảm ơn những người bạn, những anh chị em thân thiết đã đóng góp sức lực giúp đỡ tôi ngay từ khi bắt đầu học tập đến bây giờ, những người bạn đã hỗ trợ tinh thần, cổ vũ từ xa, tiếp thêm động lực cho tôi vượt qua những giai đoạn khó khăn Xin trân trọng cảm ơn đến với tất cả mọi người đã luôn đồng hành cùng tôi trong hành trình đại học này

Trang 7

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 8

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Trang 9

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP 1

1.1 Lý do chọn đề tài: 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 2

1.3 Giới hạn đề tài: 2

1.4 Quá trình nghiên cứu đề tài: 3

1.5 Định nghĩa các thuật ngữ: 4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5

2.1 Cơ sở lý luận: 5

2.1.1 Tìm hiểu về tác phẩm Thu Điếu của tác giả Nguyễn Khuyến: 5

2.1.1.1 Đôi nét về nhà thơ Nguyễn Khuyến: 5

2.1.1.2: Phân tích bài thơ Thu Điếu: 6

2.1.2 Nghiên cứu phong cách lãng mạn cho trang phục ứng dụng sự kiện: 11

2.2 Cơ sở thực tiễn: 16

2.2.1 Đối tượng khách hàng: 16

2.2.2 Xu hướng xử lý chất liệu, phom, bảng màu thời trang Xuân Hè 2025: 17

2.3 Những ảnh hưởng đến đề tài: 18

2.3.1 Bộ sưu tập có ảnh hưởng: 18

2.3.2 Nhà thiết kế có ảnh hưởng: 19

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ 23

3.1 Phương án thiết kế mẫu: 23

3.1.1 Phát triển mẫu: 23

3.1.2 Bộ sưu tập mẫu thiết kế (20 mẫu màu): 25

3.2 Phương án thực hiện: 27

3.2.1 Thử nghiệm phom: 27

3.2.2 Thử nghiệm xử lý chất liệu: 28

CHƯƠNG 4: VẬN DỤNG 32

4.1 Quá trình thực hiện mẫu 1: 32

4.1.1 Ý tưởng: 32

4.1.2 Mẫu phác thảo màu: 32

4.1.3 Bảng vẽ kỹ thuật: 33

4.1.4 Quá trình thực hiện: 33

4.1.5 Sản phẩm hoàn thiện: 34

4.2 Quá trình thực hiện mẫu 2: 34

4.2.1 Ý tưởng: 34

4.2.2 Mẫu phác thảo màu: 35

4.2.3 Bảng vẽ kỹ thuật: 35

4.2.4 Quá trình thực hiện: 36

4.2.5 Sản phẩm hoàn thiện: 36

Trang 10

4.3 Quá trình thực hiện mẫu 3: 36

4.3.1 Ý tưởng: 36

4.3.2 Mẫu phác thảo màu: 37

4.3.3 Bảng vẽ kỹ thuật: 37

4.3.4 Quá trình thực hiện: 38

4.3.5 Sản phẩm hoàn thiện: 39

4.4 Quá trình thực hiện mẫu 4: 39

4.4.1 Ý tưởng: 39

4.4.2 Mẫu phác thảo màu: 40

4.4.3 Bảng vẽ kỹ thuật: 40

4.4.4 Quá trình thực hiện: 41

4.4.5 Sản phẩm hoàn thiện: 41

4.5 Quá trình thực hiện mẫu 5: 42

4.5.1 Ý tưởng: 42

4.5.2 Mẫu phác thảo màu: 42

4.5.3 Bảng vẽ kỹ thuật: 43

4.5.4 Quá trình thực hiện: 43

4.5.5 Sản phẩm hoàn thiện: 44

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 54

5.1 Kết luận: 54

5.2 Kiến nghị: 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

Trang 11

DANH MỤC HÌNH ẢNH

1 Hình 1: Tranh vẽ thuyền câu nhỏ giữa ao nước 6

2.Hình 2: Ảnh chụp con thuyền trong ao nước 6

3 Hình 3: Hình ảnh và tranh vẽ mặt nước gợn sóng 7

4 Hình 4: Tranh vẽ cành lá chuyển động 7

5 Hình 5: Tranh vẽ khung cảnh mây vờn quanh ao 8

6 Hình 6: Ảnh chụp và tranh vẽ cây tre trúc theo lối Thuỷ mặc 8

7 Hình 7: Tranh thuỷ mặc vẽ cảnh ao/hồ nước và người câu cá 9

8 Hình 8: Các kiểu bóng thường gặp 11

9 Hình 9: Các kiểu trang phục theo phong cách lãng mạn 12

10 Hình 10: Các dạng cổ áo trong trang phục phong cách lãng mạn 12

11 Hình 11: Chất liệu mang tính chất lãng mạn 13

12 Hình 12: Đường may, nếp gấp không có mặt cắt sắc nhọn 13

13 Hình 13: Các kỹ thuật xử lý chất liệu, xử lý bề mặt tạo cảm giác lãng mạn 14

14 Hình 14: Các tông màu trung tính và loang nhẹ mờ ảo, bay bổng, lãng mạn 14

15 Hình 15: Một số loại phụ kiện nhẹ nhàng, nữ tính 15

16.1 Hình 16.1: BST UMA WANG S/S 2016 19

16.2 Hình 16.2: BST UMA WANG S/S 2016 19

16.3 Hình 16.3: BST UMA WANG S/S 2016 19

17 Hình 17: Các thiết kế của Peng Tai áp dụng kỹ thuật nhuộm tự nhiên 20

18 Hình 18: Một số hình tranh vẽ theo lối thuỷ mặc 23

19 Hình 19: Mẫu thiết kế từ 1 đến 5 25

20 Hình 20: Mẫu thiết kế từ 6 đến 10 26

21 Hình 21: Mẫu thiết kế từ 11 đến 15 26

22 Hình 22: Mẫu thiết kế từ 16 đến 20 27

23 Hình 23: Một số hình ảnh thử phom chân váy xòe 27

24 Hình 24: Dập ly tay mẫu thử để kiểm tra hiệu ứng dập ly khi lên mẫu 28

25 Hình 25: Hình ảnh các bước thực hiện nhuộm tự nhiên lên mẫu vải thử 28

26 Hình 26: Hình ảnh các bước thực hiện nhuộm eco-printing lên mẫu vải thử 29

27 Hình 27: Smocking trên mẫu thử 30

28 Hình 28: 5 mẫu chọn thực hiện 30

29 Hình 29: Mẫu thiết kế số 1 32

30.1 Hình 30.1: Hình ảnh quá trình nhuộm eco-printing 33

30.2 Hình 30.2: Hình ảnh quá trình nhuộm eco-printing 34

31 Hình 31: Ảnh chụp sản phẩm hoàn thiện bộ 1 34

32 Hình 32: Mẫu thiết kế số 2 35

33 Hình 33: Hình ảnh thực hiện may và vẽ tranh trên mẫu chân váy đã may 36

34 Hình 34 : Ảnh chụp sản phẩm hoàn thiện bộ 2 36

35 Hình 35: Mẫu thiết kế số 3 37

Trang 12

36 Hình 36 : Hình ảnh các bước thực hiện nhuộm tự nhiên lên vải thật và cắt may 38

37 Hình 37: Ảnh chụp sản phẩm hoàn thiện bộ 3 39

38 Hình 38: Mẫu thiết kế số 4 40

39 Hình 39: Hình ảnh thực hiện may mẫu thật và vẽ trên chân váy đã may 41

40 Hình 40: Ảnh chụp sản phẩm hoàn thiện bộ 4 41

41 Hình 41: Mẫu thiết kế số 5 42

42 Hình 42: Một số hình ảnh quá trình may, smocking và đính kết 43

43 Hình 43: Ảnh chụp sản phẩm hoàn thiện bộ 5 44

44.1 Hình 44.1: Lookbook 1 45

44.2 Hình 44.2: Lookbook 1 46

45.1 Hình 45.1: Lookbook 2 47

45.2 Hình 45.2: Lookbook 2 48

46 Hình 46: Lookbook 3 49

47.1 Hình 47.1: Lookbook 4 50

47.2 Hình 47.2: Lookbook 4 51

48.1 Hình 48.1: Lookbook 5 52

48.2 Hình 48.2: Lookbook 5 53

Trang 13

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1 Bảng 1: Bảng nghiên cứu về bài thơ “Thu điếu" - Research Board 10

2 Bảng 2: Bảng cảm xúc của BST “Điếu tịch câu thanh” lấy cảm hứng từ bài thơ 10

“Thu điếu" - Mood Board 10

3 Bảng 3: Bảng nghiên cứu trang phục sự kiện phong cách lãng mạn - Style Board 15

4 Bảng 4: Bảng nghiên cứu khách hàng - Customer Board 16

5 Bảng 5: Bảng nghiên cứu xu hướng thời trang Xuân Hè 2025 - Trend Board 17

6 Bảng 6: Bảng concept BST Điếu tịch câu thanh - trang phục ứng dụng sự kiện cho nữ theo phong cách lãng mạn lấy cảm hứng từ bài thơ Thu điếu 21

7 Bảng 7: Bảng nghiên cứu “Ao thu" 24

8 Bảng 8: Bảng nghiên cứu cảnh quang quanh ao thu 24

9 Bảng 9: Bảng nghiên cứu vật dụng câu cá 25

10 Bảng 10: Bảng vẽ kỹ thuật bộ số 1 33

11 Bảng 11: Bảng vẽ kỹ thuật bộ số 2 35

12 Bảng 12: Bảng vẽ kỹ thuật bộ số 3 37

13 Bảng 13: Bảng vẽ kỹ thuật bộ số 4 40

14 Bảng 14: Bảng vẽ kỹ thuật bộ số 5 43

Trang 14

1

CHƯƠNG 1 DẪN NHẬP 1.1 Lý do chọn đề tài:

Bản thân tôi vốn được lớn lên với niềm say mê và hứng thú đặc biệt về văn học, nghệ thuật Điều này khiến cho dòng chảy của con chữ trong tôi được bồi đắp đủ đầy Văn học Việt Nam nói chung và bài thơ Thu Điếu của Nguyễn Khuyến nói riêng là điều

mà tôi luôn tâm đắc Bài thơ gợi lên hình ảnh làng quê Việt dưới góc nhìn của nhà thơ

Có thực tế nhưng cũng có trong đó sự mơ mộng, nhàn tản Chỉ trong 8 câu thơ ngắn gọn, súc tích xoay quanh bối cảnh ao thu và hoạt động câu cá, tác giả đã lột tả được hình ảnh làng quê Bắc Bộ đẹp một cách mộc mạc, thơ thẩn và cũng như là những suy tư, trăn trở, tình yêu nhiên, quê hương, đất nước thầm lặng đan xen trong từng hoạt động và cách nhìn cảnh vật Gửi gắm vào con chữ những nỗi niềm của một nhà nho tài năng, cốt cách thanh cao trong thời đại đất nước rối ren

Đó cũng là lý do tôi quyết định nghiên cứu và đưa những hình ảnh trong bài thơ này vào đồ án tốt nghiệp - một cột mốc quan trọng trong cuộc đời và hành trình làm thời trang của bản thân.Với mong muốn thiết kế của mình được sử dụng rộng rãi, nhiều người yêu thích và gửi gắm lòng tin sẽ tiếp cận được nhiều tệp khách hàng yêu sự bền vững, hướng về thiên nhiên, cội nguồn, tôi chọn dòng thời trang ứng dụng thay vì các dòng trang phục trình diễn hay ấn tượng khác Tôi sử dụng những trang phục có kiểu bóng và tạo dáng đơn giản, cổ điển, không lỗi thời để có thể ứng dụng được trong nhiều trường hợp và phù hợp với đại đa số người mặc Tôi nhấn mạnh vào các cách xử lý và chất liệu, cũng như là bảng màu tự nhiên để định hướng về tính bền vững, gần gũi với thiên nhiên trong bộ sưu tập.Bên cạnh đó, tôi chọn đối tượng nữ giới từ 25-35 tuổi làm khách hàng chính vì phân khúc khách hàng này khá rộng và phù hợp với định hướng trang phục nên

có thể giúp tôi khai thác được nhiều khía cạnh hơn Theo tôi, đây cũng là độ tuổi các cô gái thường đạt đến sự chín chắn, trưởng thành trong suy nghĩ và cả phong cách sống để

có thể cảm nhận những ý nghĩa mà tôi muốn truyền tải thông qua đồ án tốt nghiệp lần này

Từ những lý do đó, tôi lựa chọn và đưa vào thực hiện đồ án với đề tài: “Thiết kế

trang phục dự sự kiện cho nữ từ 25-35 tuổi mang phong cách lãng mạn lấy cảm hứng

từ bài thơ Thu điếu - Nguyễn Khuyến”

Trang 15

2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu trước mắt về học tập của tôi là nghiên cứu bài thơ Thu Điếu của tác giả Nguyễn Khuyến dưới góc nhìn và cảm nhận cá nhân Có thể học hỏi và nâng cao kiến thức về những cách xử lý chất liệu mà tôi chưa từng thử qua trước đây Đồng thời thử thách bản thân với một phong cách khác nhưng vẫn có thể ghi lại dấu ấn cá nhân Tôi mong đây sẽ là một bộ sưu tập ứng dụng sự kiện theo phong cách lãng mạn có yếu tố Á Đông, đạt được sự cân bằng giữa tính cá nhân và tính ứng dụng Không chỉ với mục tiêu ngắn hạn hiện nay, mà với mục tiêu lâu dài - nói cách khác là về nhu cầu xã hội Tôi mong muốn bộ sưu tập này sẽ được đưa ra thị trường tiêu thụ, đạt được nhiều sự yêu thích từ khách hàng, nhân rộng tiếng nói về tương lai một ngành thời trang bền vững Tinh hoa nghệ thuật Châu Á sẽ được nhiều người biết đến, tìm hiểu và thấu hiểu

1.3 Giới hạn đề tài:

Đề tài mà tôi lựa chọn là thiết kế trang phục ứng dụng cho nữ trong độ tuổi từ 25-35 tuổi lấy cảm hứng từ bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến dưới góc nhìn tưởng tượng và cảm nhận cá nhân Ở đề tài này, tôi giới hạn nghiên cứu về những hình ảnh vay mượn từ thể loại tranh thuỷ mặc đặc trưng của Phương Đông, liên quan thiên nhiên và con người Lột tả cảm xúc và những định hướng hình ảnh mà tôi muốn truyền tải đến người xem Thể loại trang phục áp dụng vào đề tài là kiểu trang phục ứng dụng sự kiện mang phong cách Romantic có yếu tố tối giản Hình dáng thiết kế chủ yếu nhấn mạnh vào kiểu bóng chữ A, chữ I, hình Oval, Empire Waist, kiểu trang phục đầm dài, bay bổng Kết hợp với các điểm nhấn xử lý chất liệu sao cho phù hợp với lứa tuổi và nhu cầu của khách hàng Những phương án mà tôi lựa chọn để đưa vào thực hiện gồm những kỹ thuật như sau: Nhuộm tự nhiên với các loại nguyên liệu thiên nhiên, in vải chuyển nhiệt, vẽ tay trên vải áp dụng kỹ thuật draping tạo hình khối trên vải để thiết kế sống động hơn Ngoài

ra còn có những kỹ thuật thêu trên vải, dập ly và smocking để trang phục có thêm những điểm nhấn đặc sắc

Đối tượng khách hàng mục tiêu mà tôi hướng đến đó là nữ giới trong khoảng độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi Đây là tệp khách hàng có độ trưởng thành, chín chắn trong suy nghĩ và phong cách sống nhất định Công việc và đời sống tương đối ổn định, thu nhập

cố định có thể chi trả cho nhu cầu về mua sắm, thời trang Họ có thể làm việc trong nhiều ngành nghề nhưng thiên về nghệ thuật hoặc có thể là trong các lĩnh vực truyền thông,

Trang 16

3

kinh doanh Họ yêu thích các sản phẩm thủ công, nghiên cứu truyền thống, du lịch, thiên nhiên, cà phê, triển lãm nghệ thuật Đối tượng khách hàng được lựa chọn có mức thu nhập hằng tháng ổn định, ít nhất là khoảng 20.000.000/tháng để có thể chi trả cho mặt hàng thời trang thiết kế Ngoài ra thì họ còn là những người có gu thẩm mỹ, yêu thời trang và

có tính cách điềm tĩnh, trưởng thành và gu thời trang thanh lịch, nhẹ nhàng, bay bổng nhưng vẫn tối giản, bền vững, chất liệu thiên nhiên, thoải mái

1.4 Quá trình nghiên cứu đề tài:

Để nghiên cứu và hoàn thành đồ án thì những bước không thể thiếu là sưu tầm tài liệu, phân tích tài liệu, tiến hành công việc sáng tạo những bản thiết kế Đối với bước đầu tiên là sưu tầm tài liệu thì những hình ảnh trong quá trình nghiên cứu đề tài được sưu tập và tham khảo từ các nguồn như: Pinterest, Vogue, Google, để bộ sưu tập mang tính thống nhất, đúng ý đồ và phong cách tôi muốn truyền tải đến người xem Về ý tưởng, tôi đọc các bài phân tích thơ từ nhiều nguồn, nhiều đối tượng để đúc kết ý nghĩa tác giả bài thơ muốn lột tả Ngoài ra tôi còn tham khảo thêm những bộ phim, những hình ảnh, tranh

vẽ mang đậm dấu ấn Việt Nam để củng cố thêm góc nhìn và cảm nhận về đề tài đa chiều hơn Những điều này nhằm mục đích tạo cảm hứng thiết kế, nâng cao góc nhìn sáng tạo, khai thác đúng theo nội dung và định hướng để tránh lạc đề Ngoài ra, việc tham khảo luận văn của những anh chị đi trước giúp tôi củng cố thêm kiến thức cần và đủ để hoàn thành BST một cách tốt nhất Sau khi sưu tầm được tài liệu, tôi áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để tìm hiểu và phân tích sâu hơn về đề tài cũng như là phong cách thiết

kế như: nghiên cứu, so sánh, tổng hợp, đánh giá từ các nguồn tài liệu khác nhau Từ những gì đã thu thập được, phân tích, rút ra những nét đặc trưng để xây dựng tư duy định hướng, cách nhìn cụ thể vấn đề, thể hiện ý tưởng và áp dụng vào thiết kế trang phục sao cho hài hòa, đúng định hướng thông qua form dáng, chất liệu và cách xử lý chất liệu.Tôi muốn cho ra những thiết kế mang tính bền vững nhưng vẫn có tính ứng dụng cao Phân tích những hình ảnh khai thác trong bài thơ theo nhiều góc độ để đưa ra những họa tiết, phương pháp xử lý chất liệu phù hợp với đề tài cũng như là phong cách của trang phục

Trang 17

4

1.5 Định nghĩa các thuật ngữ:

- Draping: Kỹ thuật tạo hình, dựng mẫu, thực hiện rập trang phục bằng vải mộc

và dùng kim định vị, ghim trực tiếp lên ma-nơ-canh Mục đích là để sáng tạo và phát triển cấu trúc trang phục

- Smocking: Kỹ thuật tạo nếp gấp, hình dạng trên bề mặt vải thủ công Đính/khâu

chỉ ở những vị trí đã xác định trên bề mặt vải và rút chỉ để tạo những nếp gấp có hình dạng và mục đích Tạo được hình dáng đa dạng từ những hình đơn giản như ô vuông, đường sọc, đường chéo cho đến những hình phức tạp như bông hoa, hình khối vuông,

- Eco-printing: Kỹ thuật in hoa văn, màu sắc, hình dạng của thực vật sang một chất liệu tự nhiên khác như vải lụa, cotton, linen hoặc thậm chí là giấy Những hình dáng

và màu sắc của vật thể được ngấm và in lên bề mặt tạo thành dạng hoạ tiết

- Layer: Từ chỉ việc kết hợp nhiều lớp trang phục lại với nhau trên cùng một chủ

thể Giúp thể hiện phong cách cá nhân, mắt thẩm mỹ của người mặc từ việc kết hợp chất liệu, cân đối tỷ lệ giữa các lớp cũng như là sáng tạo với màu sắc

Trang 18

5

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Đây là chương tập trung vào việc nghiên cứu bài thơ “Thu Điếu” của Nguyễn Khuyến dưới góc nhìn cá nhân Kết hợp giữa phong cách lãng mạn Á Đông và thể loại trang phục ứng dụng sự kiện cùng với xu hướng thời trang mới cho nhóm đối tượng khách hàng nữ giới từ 25-35 tuổi Nội dung nghiên cứu được phân tích thành các đề mục sau:

1 Cơ sở lý luận

2 Cơ sở thực tiễn

3 Những ảnh hưởng đến đề tài

2.1 Cơ sở lý luận:

2.1.1 Tìm hiểu về tác phẩm Thu Điếu của tác giả Nguyễn Khuyến:

2.1.1.1 Đôi nét về nhà thơ Nguyễn Khuyến:

Việt Nam ta từng có một thời kỳ chịu ảnh hưởng khá sâu rộng và lâu dài của Nho Giáo Nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng là một trong số những nhà thơ mang đậm tư tưởng Nho giáo trong cách sống và cả giọng văn của ông Đó là lý do tại sao những áng văn thơ của ông đa phần là về đạo đức, nét tính cách quân tử và những con người thuần hậu, chất phác Sau khi trải qua những chập chùng rối ren của chốn quan trường, Nguyễn Khuyến đã từ quan để lui về nơi làng quê thanh bình ở ẩn và tiếp tục sáng tác Chùm 3 bài thơ thu mà ông sáng tác trong giai đoạn này có thể nói là đặc trưng nhất khi thể hiện được sự hoà hợp giữa thiên nhiên và con người Bài thơ “Thu điếu" là bài thơ nổi tiếng nhất trong cả 3 bài thơ “ Thu điếu" (Câu cá mùa thu) - “Thu ẩm" (Uống rượu mùa thu) -

“Thu vịnh” (Vịnh về mùa thu)

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo Tựa gối buông cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”

Trang 19

6

2.1.1.2: Phân tích bài thơ Thu Điếu:

Hai câu đề: “ Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,/ Một chiếc thuyền câu bé tẻo

teo."

Ngay hai câu đề đầu tiên, tác giả đã gợi cho chúng ta 2 hình ảnh dù đối lập nhưng lại cân đối hài hoà với nhau “Ao thu" rộng rãi , thoáng đãng đi đôi với “chiếc thuyền câu” chỉ “bé tẻo teo" Sự đối lập về kích cỡ này càng làm rõ sự ấn tượng giữa tổng thể rộng rãi và điểm nhấn nhỏ đặc sắc Cách thức đối lập này xuất hiện nhiều trong cả văn học, hội hoạ nói chung và thời trang nói riêng

Hình 1: Tranh vẽ thuyền câu nhỏ giữa ao nước

Cảnh ao thu lãng mạn và cổ điển trong cách nhìn của người thi sĩ Mặt nước ở ao “trong veo” thấu đáy Cảnh vật không rối rắm, nhưng vẫn đậm tính truyền thống Từ đây, chúng

ta có thể phần nào hình dung ra được cảnh sắc của một chiếc ao thu đặc trưng vùng làng quê Bắc bộ Cảnh thu qua lăng kính Nguyễn Khuyến được phóng từ gần ra xa, rồi từ xa kéo lại gần một cách nhuần nhuyễn, tài tình

Hình 2: Ảnh chụp con thuyền trong ao nước

Trang 20

Hình 3: Hình ảnh và tranh vẽ mặt nước gợn sóng

“Lá vàng" rơi lại là hình ảnh và tông màu kinh điển tượng trưng mùa thu trong cả thi, ca, nhạc, hoạ Trong 2 câu đề tác giả đã cho người đọc thấy được cái tĩnh thì ở 2 câu thực ông đã cho chúng ta cảm được cái động cực kỳ khẽ khàng, và tinh tế Sự xuất hiện của cái động rất nhanh, rất khẽ, rất thoáng Tính động vẫn có tuy nhiên không hề phá vỡ đi sự tĩnh lặng Cành lá trong câu thơ có một sự mỏng manh, đung đưa, lay động Đây là một

“cái hồn dân dã", tận hưởng không gian bình dị

Hình 4: Tranh vẽ cành lá chuyển động

Trang 21

Hình 5: Tranh vẽ khung cảnh mây vờn quanh ao

Khi ta cùng nhà thơ phóng tầm mắt ra con ngõ nhỏ quanh co, rợp những hàng trúc thì sự lắng đọng, vắng vẻ này càng làm nhà thơ hướng về nội tại, tâm thế và suy tư của bản thân Phải chăng sự “lửng lơ” đó cũng là sự lửng lơ khi nghĩ về thời cuộc đất nước, bất lực khi không thể thay đổi thời thế Cành trúc hiên ngang, dẻo dai, bền bỉ, nhưng đơn độc lại đối lập với sự vắng vẻ không người đồng hành này Nguyễn Khuyến có lẽ là một nhà nho lánh đời,vẫn luôn đau đáu những nỗi niềm về đất nước khôn nguôi

Hình 6: Ảnh chụp và tranh vẽ cây tre trúc theo lối Thuỷ mặc

Trang 22

có thể kiên trì lâu để câu được một chú cá? Hay thật ra ẩn ý là người câu cá này chả mảy may thiết tha gì đến cá mà chỉ muốn được ngồi tập suy tư về những vấn đề còn dang dở, không muốn dòng suy nghĩ bị cắt ngang vì tiếng đớp mồi của cá

Hình 7: Tranh thuỷ mặc vẽ cảnh ao/hồ nước và người câu cá

Trong toàn bộ bài thơ, tác giả Nguyễn Khuyến đã sử dụng bút pháp thuỷ mặc Đường thi - dùng những nét chấm phá để nổi rõ bức tranh toàn cảnh, kết hợp với vẻ đẹp

“Thi trung hữu hoạ" đậm chất Đông Phương Những chi tiết đặc trưng mùa thu nơi xứ Bắc: ao thu, trời thu, gió thu và cành trúc được diễn đạt một cách chân thật và đầy ý thơ

Ao là một nét gần gũi không chỉ với Nguyễn Khuyến mà còn là với mỗi người Việt Nam

“Trời thu" xanh ngắt, thuần một màu xanh không pha lẫn tạp chất; hay những áng mây

Trang 23

10

lững lờ, nổi trôi giữa bầu trời thu đó; hay cả những đường nét chuyển động mềm nhẹ tinh

tế như lá vàng khẽ đưa, làn sóng hơi gợn, ngõ trúc quanh co, cá nhẹ đớp động

Bảng 1: Bảng nghiên cứu về bài thơ “Thu điếu" - Research Board

Bảng 2: Bảng cảm xúc của BST “Điếu tịch câu thanh” lấy cảm hứng từ bài thơ

“Thu điếu" - Mood Board

Trang 24

11

2.1.2 Nghiên cứu phong cách lãng mạn cho trang phục ứng dụng sự kiện:

Sự kiện là một hoạt động được tổ chức tại một địa điểm cụ thể, với nhiều mục đích và thuộc nhiều ngành nghề khác nhau Đây hoạt động thuộc về tập thể, cộng đồng, quy tụ rất nhiều người đến từ nhiều nơi và mỗi người đều sẽ có nét tính cách và vẻ đẹp hình thể riêng Vậy nên trang phục tham dự sự kiện cần phù hợp, cân bằng giữa sở thích cá nhân và mục đích sự kiện Đối với trang phục tham dự sự kiện theo phong cách lãng mạn có tính ứng dụng rất cao, phù hợp với đại đa số các sự kiện và thẩm mỹ của người mặc Trang phục được thiết kế phù hợp với đại chúng, có kiểu dáng dễ mặc và mặc được ở mọi lúc mọi nơi, nhiều trường hợp, đặc biệt đối với những sự kiện mang tính nghiêm túc và nhẹ nhàng như hội thảo, hội nghị, họp báo, triển lãm, ra mắt sản phẩm,

Dù kiểu dáng tương đối dễ mặc nhưng thể loại trang phục này vẫn có những chi tiết thiết

kế đặc sắc vừa đủ để làm điểm nhấn nổi bật cho người mặc tại sự kiện, không quá lố lăng hay dị biệt Vừa mang lại ấn tượng nhẹ nhàng, lãng mạn, nữ tính, vừa phù hợp với yêu cầu của sự kiện, gu thẩm mỹ chung của xã hội, thuần phong mỹ tục của từng vùng văn hoá

Đặc trưng của trang phục sự kiện theo phong cách lãng mạn:

- Kiểu bóng: Bản chất phong cách lãng mạn mang lại cảm giác quyến rũ, trưởng

thành, bay bổng, nhẹ nhàng, thơ mộng, đầy tính nữ Những bộ trang phục có độ phồng, bay bổng, mềm rũ, hoặc suông nhẹ đều tạo ra cảm giác lãng mạn không

hề gai góc Kiểu bóng thường gặp là form chữ A, chữ X, hình oval, hình chữ

nhật

Hình 8: Các kiểu bóng thường gặp

Trang 25

Hình 9: Các kiểu trang phục theo phong cách lãng mạn

- Chi tiết thiết kế: Áo cổ thuyền, cổ tròn, lệch vai, cổ chữ V, cổ yếm, tôn lên nét

mềm mại nữ tính

Hình 10: Các dạng cổ áo trong trang phục phong cách lãng mạn

Trang 26

13

- Chất liệu: Chất liệu được chọn sử dụng cho trang phục ứng dụng sự kiện theo

phong cách lãng mạn thông thường là những chất liệu mềm nhẹ, trong suốt, lả lướt, chất mỏng, có ánh Có thể kể đến như: Silk, cotton, satin, habotai, organza, chiffon, Trong một số trường hợp những chất liệu được chọn có thể dày hơn những chất liệu kể trên nhưng vẫn phải đảm bảo mang lại cảm giác lãng mạn ví

dụ như có độ óng ánh nhất định hoặc đủ độ mềm rủ

Hình 11: Chất liệu mang tính chất lãng mạn

- Hình dạng và đường may: Chọn sử dụng những chi tiết diềm, xếp nếp hoặc

những hình dạng dát mỏng có tính liên kết bảo đảm tổng thể trang phục mịn, mượt

mà Tránh các đường cắt hình học quá rõ ràng và gãy gọn

Hình 12: Đường may, nếp gấp không có mặt cắt sắc nhọn

Trang 27

14

- Kỹ thuật xử lý: Chi tiết thêu, đính được nhấn mạnh Nhìn chung những mẫu thêu

hoặc ren cần mang lại cảm giác mảnh mai, mềm mại, không dày cứng Ngoài ra những cách xử lý khác như dập ly, smocking, nhún vải, phải đồng nhất cho ra

được cảm giác nhẹ nhàng, bồng bềnh, đường cong vừa phải

Hình 13: Các kỹ thuật xử lý chất liệu, xử lý bề mặt tạo cảm giác lãng mạn

- Màu sắc: Những màu sắc thường được ưu ái là những tone màu sáng, nhẹ nhàng,

pastel Tuy nhiên những tone màu trung tính loang nhẹ như nâu, beige, xám nhạt

cũng mang lại hiệu quả rất tốt

Hình 14: Các tông màu trung tính và loang nhẹ mờ ảo, bay bổng, lãng mạn

- Phụ trang: Phụ kiện đi kèm là phần không thể thiếu để nâng cấp bộ trang phục

trở nên thú vị, hay ho hơn và thể hiện được màu sắc cá nhân Những phụ kiện đi

kèm cơ bản có thể kể đến như: Túi xách, giày, khăn trùm, vòng cổ, hoa tai, nhẫn,

Trang 28

15

Hình 15: Một số loại phụ kiện nhẹ nhàng, nữ tính

Bảng 3: Bảng nghiên cứu trang phục sự kiện phong cách lãng mạn - Style Board

Trang 29

16

2.2 Cơ sở thực tiễn:

2.2.1 Đối tượng khách hàng:

Đối tượng khách hàng mục tiêu mà tôi hướng đến đó là nữ giới trong khoảng

độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi, có mức thu nhập hằng tháng ít nhất là khoảng 30.000.000/tháng Đây là tệp khách hàng có độ trưởng thành, chín chắn trong suy nghĩ và phong cách sống nhất định Công việc và đời sống tương đối ổn định, thu nhập cố định có thể chi trả cho nhu cầu về mua sắm, thời trang Thói quen tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm chất lượng cao, bền vững và mang tính ứng dụng cao Họ có thể làm việc trong mọi ngành nghề nhưng thiên hướng các công việc về nghệ thuật: thiết kế, thời trang, hội họa, triển lãm nghệ thuật, hoặc có thể là trong các lĩnh vực truyền thông, kinh doanh Họ yêu thích các sản phẩm thủ công, nghiên cứu truyền thống, thiên nhiên, nghệ thuật Những nơi họ thường chọn đến có phong cảnh đẹp, không khí yên bình thư thái, thiên về nghỉ dưỡng

Có lối sống lành mạnh, lạc quan, vui vẻ, toả ra năng lượng tích cực Không quan trọng về tình trạng hôn nhân gia đình, miễn họ sống trong môi trường có thể thoải mái sử dụng những món đồ họ cảm thấy thích mà không gây khó khăn cho sinh hoạt và làm việc hằng ngày Ngoài ra họ còn là những người có gu thẩm mỹ, yêu thời trang và những gì liên quan đến thiên nhiên, môi trường Có nét tính cách điềm tĩnh, nhẹ nhàng, tinh tế, trưởng thành và gu thời trang thanh lịch, nhẹ nhàng, bay bổng nhưng vẫn tối giản, bền vững, chất liệu thiên nhiên, thoải mái

Bảng 4: Bảng nghiên cứu khách hàng - Customer Board

Trang 30

17

2.2.2 Xu hướng xử lý chất liệu, phom, bảng màu thời trang Xuân Hè 2025:

Với mong muốn đi theo hướng thời trang bền vững cùng với thể loại trang phục nên tôi không lựa chọn đưa những xu hướng quá mới lạ và khó tiếp cận vào bộ sưu tập Đầu tiên là đối với kiểu bóng trang phục, tôi muốn sử dụng những kiểu bóng có khả năng ứng dụng cao, luôn được ưu ái qua thời gian như kiểu bóng chữ A, hình chữ nhật, Đi cùng với xu hướng thời trang bền vững thì những yếu tố về chất liệu mang tính tự nhiên, thủ công cũng được hồi sinh Có thể kể đến đầu tiên là nhuộm tự nhiên, với các loại nguyên liệu như tô mộc, chàm, củ nâu, vỏ quả bơ, vỏ hành tây, lá bắp cải, bột cà phê, Những màu nhuộm tự nhiên này tương đối nhẹ nhàng và trung tính càng phù hợp với xu hướng tối giản ngày nay Ngoài ra kỹ thuật nhuộm tự nhiên ta còn có kỹ thuật thêu tay và smocking theo biểu đồ Đối với 2 kỹ thuật này được tự do làm theo ý thích, sao cho phù hợp với phong cách và ý tưởng Thêu tay tạo hình cây, lá với đường chỉ thêu mảnh, ẩn hiện trên bề mặt vải Ngoài ra, chất liệu vải đang trở thành xu hướng cho mùa Xuân Hè

2025 là những chất liệu lụa, satin, linen phù hợp với thời tiết Không thể bỏ qua xu hướng vải xuyên thấu có ánh và bóng nhẹ khi gặp ánh sáng Bảng màu tông đất trung tính là xu hướng trong năm 2024-2025, sáng sủa, nhẹ nhàng và mát mẻ luôn là tiêu chí được ưu ái vào mùa xuân hè

Bảng 5: Bảng nghiên cứu xu hướng thời trang Xuân Hè 2025 - Trend Board

Trang 31

18

2.3 Những ảnh hưởng đến đề tài:

2.3.1 Bộ sưu tập có ảnh hưởng:

Bộ sưu tập UMA WANG SPRING/SUMMER 2016 - Với màu sắc trung tính

và kiểu bóng kết hợp đường cắt đơn giản, những món đồ này sẽ vượt thời gian thay vì hợp thời trang Dù đây rõ ràng không phải là một BST mới ra mắt, thậm chí thời gian BST được trình diễn cách đây đã gần 10 năm Nhưng có thể nói những thiết kế của Uma Wang không hề lỗi thời Có thể nói việc sử dụng các form dáng gần như cơ bản, và tiết chế trong việc thiết kế đã giúp BST giữ được tính ứng dụng cao Ngoài ra việc lựa chọn những chất liệu mang tính bền vững như lụa, organza, satin, thì chính những thiết kế dễ mặc đó đã giúp BST “bền vững” theo thời gian Chính sự uyển chuyển, nữ tính, kết hợp hoàn hảo giữa chất liệu, kiểu dáng, chi tiết thiết kế đã ảnh hưởng rất nhiều đến tôi Trong BST Uma Wang dùng những kiểu bóng hình chữ A, hình chữ I, hình quả trứng, tô điểm thêm vào đó là những đường xếp nếp mềm mại Hay cả những chiếc váy suông, quần suông với phần khoác ngoài thật mềm mại, nhẹ nhàng Ngôn ngữ thiết kế độc đáo giao thoa giữa Á và Âu của riêng mình Phần hình in hoa trên vải có đường nét mảnh mai, trông như được vẽ bằng cọ và mực, một chi tiết rất Châu Á trong BST Tập trung vào những thứ cốt lõi của trang phục như chất liệu, đường may, sự thoải mái Một lần nữa BST UMA WANG S/S 2016, tôi cảm nhận đây có thể là 1 trong những BST có những thiết kế vượt thời gian, dù bao nhiêu năm trôi qua Từ màu sắc trung tính, kiểu bóng kết hợp đường cắt đơn giản, xử lý chất liệu, chi tiết thiết kế, những món đồ này sẽ vượt thời gian thay vì hợp thời trang

Trang 32

Peng Tai là một NTK đến từ Đài Loan, anh hướng về những di sản truyền thống Châu Á đặc biệt là y học cổ truyền Với bản thân Peng Tai, anh luôn tìm kiếm mối liên kết chặt chẽ và sự cân bằng giữa con người với thiên nhiên Với cách tiếp cận là kết hợp sức mạnh của y học cổ truyền vào quần áo dựa trên những kiến thức về thực phẩm, thảo dược Các

Trang 33

Hình 17: Các thiết kế của Peng Tai áp dụng kỹ thuật nhuộm tự nhiên

Có thể thấy được Uma Wang và Peng Tai đều gửi gắm những giá trị thủ công, truyền thống, thân thiện với môi trường và thiên nhiên, mang đậm tinh thần bền vững trong thời trang Cả hai nhà thiết kế đều định hướng cho tôi về những thiết kế kết hợp hài hoà giữa phong cách lãng mạn nhưng vẫn có tính Á Đông Rõ ràng việc cả hai NTK đều sử dụng những kiểu bóng cơ bản dễ tiếp cận tới khách hàng, hay việc lựa chọn cách xử lý chất liệu ít nhưng chất lượng cũng đủ gây ấn tượng với cá nhân tôi Tìm hiểu các phương pháp

xử lý chất liệu phù hợp với nhu cầu thiết kế của bản thân để đưa ra các giải pháp tốt nhất, giữ được tính thống nhất trong một bộ sưu tập và bám sát với nội dung ý tưởng ban đầu, màu sắc biến tấu theo từng sắc độ, nhịp điệu nhẹ nhàng, bên cạnh đó vẫn thể hiện được

sự tinh tế, lãng mạn trên từng trang phục

Trang 34

21

Tiểu kết chương 2:

Bảng 6: Bảng concept BST Điếu tịch câu thanh - trang phục ứng dụng sự kiện cho

nữ theo phong cách lãng mạn lấy cảm hứng từ bài thơ Thu điếu

Định hướng thiết kế:

Tên BST: “ĐIẾU TỊCH CÂU THANH”

Đề tài lấy ý tưởng từ bài thơ Thu Điếu - Nguyễn Khuyến

Bằng bút pháp tài tình, tác giả đã tả lại cảnh mùa thu câu cá cũng như là cảnh sắc thiên nhiên, làng quê dưới một góc nhìn đầy nghệ thuật Tuy tả cảnh nhưng lại ngụ tình Bài thơ không chỉ miêu tả vẻ đẹp vùng quê mà còn bộc lộ những suy tư, trăn trở của nhà thơ với vận mệnh đất nước, với thời cuộc rối reng, một tấm lòng kiên trung với đất nước nhưng phải đành thoái lui ở ẩn Bài thơ nói lên lối suy nghĩ, sự thành kính và tấm lòng yêu quê hương đất nước, sống chan hòa với thiên nhiên của người xưa Tôi muốn thông qua BST để truyền tải và lan rộng vẻ đẹp bình yên, động lòng người của nước Việt ta, để những người chưa quan tâm có thể hiểu và quan tâm hơn về đất nước nơi chúng ta sinh ra

Phong cách: Lãng mạn Á Đông Tôi muốn thuật lại bài thơ dưới góc nhìn lãng mạn hơn, hiện đại hơn và vẫn giữ được nét thanh lịch, khí chất

Form dáng: Chữ A, hình chữ nhật, hình bầu dục/ oval, có độ mềm rủ, bay bổng, dáng dài

Trang 35

Chất liệu: Silk, Linen, Satin, Organza, Chiffon,

Đối tượng khách hàng: Dành cho nữ từ 25-35 tuổi, sống ở các trung tâm thành phố lớn, có công việc ổn định, thu nhập khá, có gu thẩm mỹ, yêu thời trang, thích thủ công

mỹ nghệ truyền thống, triễn lãm nghệ thuật

Thể loại trang phục: Tham dự sự kiện Với các kiểu đồ như đầm dài, áo cúp ngực, corset,

Ngày đăng: 19/11/2024, 09:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN