1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Apec ( asia pacific economic cooperation ) diễn Đàn hợp tác kinh tế châu Á – thái bình dương

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Apec (Asia-Pacific Economic Cooperation) Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á – Thái Bình Dương
Tác giả Võ Dương Trà My, Khổng Ngọc Phấn, Chung Gia Hân, Nguyễn Thị Minh Thư, Nguyễn Trần Vân Anh
Trường học Trường Đại Học Sài Gòn
Chuyên ngành Các Tổ Chức Và Diễn Đàn Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 80,29 KB

Nội dung

Gia tăng quá trình khu vực hoá cũng với sự hình thành của các khối mậu dịch khu vực lớn trên thế giới như EU, AFTA, NAFTA,… - Kinh tế khu vực: Khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Á là những

Trang 1

UBND TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

KHOA VĂN HÓA VÀ DU LỊCH

TIỂU LUẬN Ngành : QUỐC TẾ HỌC

Môn : Các tổ chức và diễn đàn quốc tế

Mã môn học : 854406

Nhóm 2 : Võ Dương Trà My – DQT1231

Khổng Ngọc Phấn – DQT1231

Chung Gia Hân – DQT1231

Nguyễn Thị Minh Thư – DQT1231 Nguyễn Trần Vân Anh – DQT1232

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 4 NĂM 2024

MỤC LỤC

Trang 2

1.1 Bối cảnh ra đời.

2.1 Bối cảnh ra đời.

3.1 Vai trò của APEC.

Trang 3

I.APEC: ( Asia-Pacific Economic Cooperation ) -Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

- APEC là diễn đàn của 21 nền kinh tế thành viên vành đai Thái Bình Dương với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị, thành lập vào năm 1989

Trong 21 thành viên đó bao gồm 16 quốc gia thuộc châu

Á và 5 quốc gia thuộc khu vực Thái Bình Dương:

Các quốc gia châu Á:

 Trung Quốc

 Đài Loan

 Hồng Kông

 Indonesia

 Nhật Bản

 Hàn Quốc

 Malaysia

 Papua New Guinea

 Philippines

 Singapore

 Thái Lan

 Việt Nam

 Nga

 Brunei

 Chile

 Peru

Các quốc gia thuộc khu vực Thái Bình Dương:

 Úc

 Canada

 Mexico

 New Zealand

 Hoa Kỳ

Lưu ý rằng một số quốc gia có thể được xem là thuộc cả hai khu vực châu Á và Thái Bình Dương, ví dụ như Trung Quốc, Nhật Bản, và Nga |

Ngoài ra, APEC còn có 2 khu vực kinh tế đặc biệt là:

 Hồng Kông (Trung Quốc)

 Đài Loan (Trung Quốc)

 APEC được thành lập vào tháng 11 năm 1989 với 12 thành viên sáng lập: Australia, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Singapore, Brunei, Indonesia, New Zealand, Canada

và Hoa Kỳ Hiện nay, APEC gồm 21 thành viên, ngoài 12 thành viên sáng lập, các thành viên khác bao gồm: Cộng hòa nhân

Trang 4

dân Trung Hoa, Hồng Kông, Đài Loan, Mexico, Papua New

Guinea, Chile, Peru, Nga và Việt Nam

1 Bối cảnh ra đời

 - Kinh tế toàn cầu:  Toàn cầu hoá ngày càng gia tăng trên tất

cả các lĩnh vực đã làm cho các quốc gia trên thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau Gia tăng quá trình khu vực hoá cũng với sự hình thành của các khối mậu dịch khu vực lớn trên thế giới như EU, AFTA, NAFTA,…

- Kinh tế khu vực:  Khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Á là những nền kinh tế năng động trên thế giới, vào nhưng chưa

có hình thức hợp tác kinh tế thương mại có hiệu quả trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương

- Chính trị: Vào cuối những năm 80, chiến tranh lạnh chấm dứt, các quốc gia lớn trên thế giới đều có sự điều chỉnh về chiến lược Đặc biệt, sự hội tụ về lợi ích kinh tế và chính trị giữa các nước lớn đã dẫn tới việc hình thành nên một cơ cấu kinh tế thương mại trong khu vực

- Các nước đang phát triển: ASEAN cũng muốn tăng cường tiếng nói trong khu vực để thúc đẩy phát triển kinh tế, nhưng vẫn có thể giữ nguyên những cơ chế hợp tác chính trị hiện đang có

2 Mục đích

Tuyên bố Seoul 1991, đã đề ra 4 mục tiêu phát triển trong APEC gồm:

 Duy trì sự tăng trưởng, phát triển của khu vực vì lợi ích chung của các dân tộc trong khu vực, và bằng cách đó đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế thế giới;

 Phát huy các kết quả tích cực đối với khu vực và nền kinh

tế thế giới do sự tuỳ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng về kinh

tế tạo ra, khuyến khích các luồng hàng hoá, dịch vụ, vốn và công nghệ;

 Phát triển và tăng cường hệ thống thương mại đa phương

mở vì lợi ích của các nước châu Á - Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác;

 Cắt giảm những hàng rào cản trở việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ và đầu tư giữa các thành viên phù hợp với các nguyên tắc của GATT/WTO ở những lĩnh vực thích hợp và không làm tổn hại tới các nền kinh tế khác

Trang 5

Tuyên bố Bogor 1994 đã xác định mục tiêu của APEC là: thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư tại Châu Á- Thái Bình Dương đối với các nền kinh tế phát triển vào năm

2010 và đối với các nền kinh tế đang phát triển là 2020

3 Hoạt động

Kể từ khi thành lập (năm 1989) cho đến nay, các thành viên APEC đều thống nhất hoạt động theo các nguyên tắc sau:

          - Nguyên tắc cùng có lợi.  Do tính đa dạng của các nền

kinh tế trong APEC  về chính trị, văn hoá, kinh tế  nên quá trình hợp tác phải bảo đảm được tất cả các nền kinh tế APEC, bất kể

sự chênh lệch mức độ phát triển, đều có lợi

          - Nguyên tắc đồng thuận. Tất cả các cam kết của APEC

phải dựa trên sự nhất trí của các thành viên.  Đây là nguyên tắc

đã được các thành viên ASEAN áp dụng và thu được nhiều kết quả

          - Nguyên tắc tự nguyện.  Tất cả các cam kết của các

thành viên APEC đều dựa trên cơ sở tự nguyện (Ví dụ như IAP).  Cùng với nguyên tắc đồng thuận,  đây là nguyên tắc khiến cho APEC trở nên khác với GATT/WTO.  Tất cả chương trình tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại của APEC không diễn ra trên bàn đàm phán mà do các nước tự nguyện đưa ra

          -  Phù hợp với nguyên tắc của WTO/GATT.  APEC cam

kết thực hiện chế độ thương mại đa phương của WTO và không phải là một liên minh thuế quan, một khu vực tự do thương mại

Các hoạt động hợp tác trong APEC tập trung vào 3 trụ cột chính gồm:

- Tự do hóa thương mại và đầu tư

- Thuận lợi hoá kinh doanh

- Hợp tác kinh tế-kỹ thuật, nâng cao năng lực, phát triển bình đẳng và bền vững

Những hoạt động chính của APEC từ khi thành lập đến nay

- Từ năm 1989 đến 1992, các nền kinh tế APEC tiến hành

các cuộc đối thoại không chính thức giữa các quan chức cấp cao và các bộ trưởng Nhằm đưa ra tầm nhìn chiến lược và định hướng hợp tác trong khu vực, cơ chế Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC được thiết lập năm 1993 và được tổ chức hằng năm

Trang 6

Các nhà lãnh đạo kinh tế APEC gặp nhau lần đầu tiên tại Blake Island ( Mỹ) năm 1993, đưa ra tầm nhìn của APEC về

ổn định, an ninh và thịnh vượng cho các thành viên

- Năm 1994, APEC đặt ra Mục tiêu Bogor về thương mại và

đầu tư tự do, cởi mở ở châu Á-Thái Bình Dương vào năm

2010 đối với các nền kinh tế phát triển và năm 2020 đối với các nền kinh tế đang phát triển

- Năm 1995, APEC thông qua Chương trình hành động

Osaka, trong đó cung cấp khuôn khổ để đáp ứng các Mục tiêu Bogor thông qua tự do hóa thương mại và đầu tư, tạo thuận lợi cho kinh doanh và các hoạt động trong nhiều lĩnh vực, được củng cố bằng các cuộc đối thoại chính sách và hợp tác kinh tế và kỹ thuật Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) được thành lập để đưa quan điểm kinh doanh vào các cuộc thảo luận của APEC và đưa ra lời khuyên về các ưu tiên trong lĩnh vực kinh doanh

- Năm 1996, Chương trình hành động Manila được thông

qua tại hội nghị ở Manila (Philippines), phác thảo các biện pháp thuận lợi hóa và tự do hóa thương mại và đầu tư cần thiết để đạt được các Mục tiêu Bogor

- Năm 2001, nhằm ứng phó những thách thức trong thế kỷ

mới, tại hội nghị ở Thượng Hải (Trung Quốc), các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC ra Tuyên bố về chống khủng bố

và cam kết tăng cường hợp tác chống khủng bố

- Năm 2002, APEC thông qua Chương trình hành động

thuận lợi hóa thương mại và Tuyên bố thực hiện các chính sách của APEC về thương mại và kinh tế kỹ thuật số Sáng kiến Thương mại an toàn trong khu vực APEC được khởi động và Tuyên bố về Thực hiện các tiêu chuẩn minh bạch của APEC đã được thông qua

- Năm 2003, các thành viên cam kết thực hiện Kế hoạch

hành động APEC về SARS và Sáng kiến an ninh y tế để giúp khu vực ngăn ngừa và ứng phó với các mối đe dọa về sức khỏe Các nhà lãnh đạo cam kết tăng cường các nỗ lực trong khu vực nhằm thúc đẩy hệ thống tài chính lành mạnh và hiệu quả cũng như khuyến khích sự phát triển của thị trường trái phiếu trong nước và khu vực

Trang 7

- Năm 2005, APEC hoàn thành việc kiểm tra tiến độ giữa kỳ

để hướng tới các Mục tiêu Bogor Kết quả thống kê cho thấy mức thuế trung bình trong khu vực APEC còn 5,5%, giảm từ mức 16,9% khi APEC được thành lập vào năm

1989 Điều này cho thấy APEC đang đi theo đúng lịch trình

để đáp ứng các Mục tiêu Bogor

- Năm 2006, tại hội nghị ở Hà Nội (Việt Nam), các nhà lãnh

đạo kinh tế APEC thông qua Kế hoạch hành động Hà Nội, trong đó xác định các hành động và cột mốc cụ thể để thực hiện các Mục tiêu Bogor

- Năm 2007, nhằm xây dựng một tương lai bền vững, tại

Sydney (Australia), các nền kinh tế thành viên APEC ra Tuyên bố về biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng và phát triển sạch Các nhà lãnh đạo cũng thông qua một báo cáo quan trọng về hội nhập kinh tế khu vực chặt chẽ hơn, bao gồm các sáng kiến cải cách cơ cấu và hoan nghênh Kế hoạch hành động tạo thuận lợi thương mại lần thứ hai của APEC nhằm mục đích giảm thêm 5% chi phí giao dịch thương mại vào năm 2010

- Năm 2008, để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính toàn

cầu, các nhà lãnh đạo kinh tế APEC thông qua Tuyên bố Lima về kinh tế toàn cầu, trong đó cam kết thực hiện tất

cả các biện pháp kinh tế và tài chính cần thiết để khôi phục ổn định và tăng trưởng, tăng cường nỗ lực thúc đẩy các cuộc đàm phán về Chương trình nghị sự phát triển Doha của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)

- Năm 2014, Tại Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC ở

Bắc Kinh (Trung Quốc), các nhà lãnh đạo APEC cam kết thực hiện một bước cụ thể hướng tới hội nhập kinh tế khu vực sâu rộng hơn bằng cách thông qua một lộ trình để biến tầm nhìn về Khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) thành hiện thực Các thành viên thực hiện

Kế hoạch tổng thể về kết nối APEC lần đầu tiên nhằm đạt được các mục tiêu về mối liên kết tốt hơn về thể chất, thể chế và giữa con người trong khu vực vào năm 2025

- Năm 2017, tại Đà Nẵng (Việt Nam), các nhà lãnh đạo các

nền kinh tế thành viên thông qua việc thành lập Nhóm Tầm nhìn APEC, thể hiện cam kết đối với một tầm nhìn chiến lược sau năm 2020, định vị APEC hướng tới các cơ

Trang 8

hội của thế kỷ 21 sau khi các Mục tiêu Bogor được thực hiện Các nền kinh tế APEC nhấn mạnh vai trò quan trọng của Diễn đàn trong việc hỗ trợ một hệ thống thương mại

đa phương dựa trên luật lệ, tự do, cởi mở, công bằng, minh bạch và bao trùm

- Năm 2019, trong vai trò chủ nhà APEC, Chile công bố

Tuyên bố của nhà lãnh đạo nền kinh tế chủ nhà, trong đó

kỷ niệm năm thứ 30 của APEC Lộ trình La Serena về phụ

nữ và tăng trưởng bao trùm được hoàn thiện, trong đó thừa nhận nhu cầu cấp thiết về việc nâng cao vai trò của phụ nữ trong nền kinh tế

- Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch hoành hành trên toàn

cầu, APEC quyết tâm vượt qua thách thức của dịch

Covid-19 và thoát khỏi khủng hoảng thông qua hành động và hợp tác Tại Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC ở Kuala Lumpur (Malaysia), các nền kinh tế hoan nghênh những tiến bộ quan trọng đạt được trong quá trình thực hiện các Mục tiêu Bogor; công bố Tuyên bố Putrajaya 2040

về Tầm nhìn APEC đến năm 2040 về một cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương mở, năng động, tự cường và hòa bình vào năm 2040, vì sự thịnh vượng của tất cả người dân và các thế hệ tương lai

- Năm 2021, các nền kinh tế APEC thực hiện nhiều biện

pháp ứng phó khủng hoảng kép, cả về kinh tế và y tế, đồng thời nỗ lực thúc đẩy phục hồi APEC tổ chức Cuộc họp không chính thức các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần đầu tiên vào tháng 7/2021, theo đề xuất của chủ nhà New Zealand Tại đây, các nhà lãnh đạo APEC thông qua Kế hoạch hành động Aotearoa triển khai Tầm nhìn Putrajaya 2040

- Năm 2022, chủ nhà APEC Thái Lan đề xuất chủ đề của

Năm APEC 2022 là “Rộng mở Kết nối Cân bằng” Theo đó, nội dung hợp tác APEC tập trung vào ba ưu tiên, gồm: Thương mại và đầu tư mở với tất cả các cơ hội; Khôi phục kết nối trên mọi phương diện; Thúc đẩy tăng trưởng cân bằng, bền vững và bao trùm trên mọi khía cạnh

4 Liên hệ với Việt Nam

Trang 9

Ngày 15/11/1998, tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) nhân Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 10

Việt Nam đã tham gia APEC với tinh thần chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm vào việc vun đắp tương lai chung về một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, sáng tạo, gắn kết và thịnh vượng

 Vai trò chủ nhà APEC: Việt Nam đã hai lần đảm nhiệm thành công vai trò chủ nhà APEC, vào các năm 2006 và 2017 Trong vai trò này, Việt Nam đã đưa ra quyết sách quan trọng, đặt nền móng cho tầm nhìn chiến lược về liên kết kinh tế toàn khu vực

 Đóng góp của doanh nghiệp Việt Nam: Doanh nghiệp của Việt Nam đã tham gia và đóng góp tích cực, đề xuất nhiều khuyến nghị lên các nhà Lãnh đạo và các Bộ trưởng APEC Năm APEC 2017, doanh nghiệp Việt Nam đã đóng góp trí tuệ, công sức và trực tiếp tham gia nhiều hoạt động, khẳng định

sự trưởng thành, năng lực hội nhập, vai trò và trách nhiệm đối với hợp tác APEC cũng như liên kết kinh tế khu vực

 Hỗ Trợ Nâng Cao Năng Lực Hội Nhập Quốc Tế: Tham gia APEC đã tạo tiền đề để Việt Nam tham gia những sân chơi rộng lớn và có mức độ cam kết lớn hơn, như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các FTA thế hệ mới

Đóng Góp trong Công Tác Điều Hành Hoạt Động của APEC: Việt

Nam đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong các ủy ban và các nhóm công tác chủ chốt của APEC Đặc biệt, Việt Nam đã chủ động tham gia dẫn dắt, điều phối quá trình xây dựng Báo cáo khuyến nghị của Nhóm Tầm nhìn APEC với tiêu đề "Người dân và thịnh vượng: Tầm nhìn APEC đến năm 2040"

II

APEC: ( Asia' Europe' Summit Meeting) - Hội nghị các nguyên thủ quốc gia về Hợp tác Á- Âu

1 Bối cảnh ra đời:

Tháng 3 năm 1996, Hội nghị các nguyên thủ quốc gia về Hợp tác Á- Âu (Asia' Europe' Summit Meeting - ASEM) lần đầu tiên

Trang 10

được tổ chức tại Băng Cốc Thái Lan với sự tham gia của các nguyên thủ quốc gia 15 nước thuộc Liên minh Châu Âu, mười nước Châu Á (bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc Hàn Quốc và bảy nước ASEAN là Brunây, Inđonêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo, Thái Lan và Việt Nam)

- Sau Hội nghị Thượng đỉnh này, Hợp tác Á – Âu đã chính thức ra đời và lấy tên của Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên (ASEM) làm tên cho chương trình hợp tác này Thực chất, hiện nay ASEM là một diễn đàn hợp tác, cơ chế phối hợp thông qua các nước điều phối viên và chưa có Ban Thư ký điều hành

- Các nước vẫn đang tiếp tục nghiên cứu thảo luận hướng phát triển của ASEM trong thời gian tới và có nhiều khả năng ASEM sẽ được nâng lên thành một tổ chức kinh tế khu vực để giải quyết vấn đề tự do hoá thương mại, đầu tư giữa Châu Á và Châu Âu

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kính tế thế giới hiện nay, Hợp tác Á - Âu có ý nghĩa hết sức to lớn, các nước châu Âu thành viên ASEM đã trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng với việc hình thành Liên minh tiền tệ Châu Âu (EMU)

và việc sử dụng đồng tiền chung EURO vào tháng l năm 1999 Liên minh châu Âu (EU) cũng đang đẩy nhanh quá trình nhất thể hóa cả về chiều rộng và chiều sâu

- Song song với EU, vai trò của châu Á ngày càng được củng cố trong hệ thống kinh tế và chính trị quốc tế với tiềm năng to lớn

về cơ hội thương mại và đầu tư Sự liên kết giữa hai khối kinh tế lớn nây thông qua ASEM sẽ tạo một động lực mới thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư giữa hai châu lục phát triển, tạo nên

Ngày đăng: 18/11/2024, 15:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w