1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận về diễn đàn hợp tác kinh tế châu á thái bình dương apec

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 17,74 KB

Nội dung

Đến năm 1980, Nhật Bản và Australia tiếp tục giành nhiều nỗ lực vàbước đầu xây dựng thành công một thể chế hợp tác kinh tế khu vực đầu tiên mang tên Hộiđồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dươ

Trang 1

TIỂU LUẬN VỀ DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

(APEC)

I Quá trình hình thành và phát triển của APEC.

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ( ASIA - PACIFIC ECONOMIC COOPERATION ) là tổ chức kinh tế của các quốc gia nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế chính trị

Ý tưởng về một tổ chức liên kết kinh tế khu vực châu á - Thái Bình Dương đã được hình thành từ những năm 1960 bởi một số học giả người Nhật, mà tiêu biểu là Kojima và Kurimoto với đề xuất thành lập Khu vực mậu dịch tự do Thái Bình Dương (1965), gồm 5 quốc gia công nghiệp phát triển là Mỹ, Nhật Bản, New Zealand, Canada và Australia, mở cửa cho một số thành viên liên kết là các nước đang phát triển ở khu vực lòng chảo Thái Bình Dương Tuy nhiên, đề xuất này chỉ nhận được sự ủng hộ hạn chế của một vài quốc gia Đến năm 1980, Nhật Bản và Australia tiếp tục giành nhiều nỗ lực và bước đầu xây dựng thành công một thể chế hợp tác kinh tế khu vực đầu tiên mang tên Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (Pacific Economic Cooperation Council - PECC) Cùng năm đó, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Hajime Tamura lại đưa ra gợi ý thành lập một diễn dàn hợp tác mang tính chất kỹ thuật vì mục tiêu phát triển kinh tế,

và ngay lập tức nhận được sự quan tâm của Thủ tướng Australia Bob Hawke, trong khi Hoa Kỳ tỏ ra thờ ơ với gợi ý này vì đang tập trung thúc đẩy tiến triển vòng đàm phán Uruguay và chuẩn bị thiết lập Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ Tháng 1 năm 1989, tại Seoul (Hàn Quốc), Thủ tướng Bob Hawke đã đề xuất việc xây dựng một diễn đàn tư vấn kinh tế cấp Bộ trưởng ở châu Á - Thái Bình Dương, với mục đích phối hợp hoạt động của các chính phủ để thúc đẩy sự phát triển của hệ thống thương mại đa phương

10 tháng sau đó, trong Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế khu vực Châu Á

- Thái Bình Dương diễn ra tại Canberra (Australia), quyết định thành lập Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã được chính thức thông qua bởi 12 thành viên sáng lập bao gồm: Australia, Mỹ, Nhật, Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Brunei, New Zealand, Indonesia, Hàn Quốc và Canada 3 nền kinh tế Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan được phê chuẩn gia nhập APEC vào tháng 11 năm 1991 và năm 1993 APEC lại đón nhận thêm hai thành viên mới là Mexico và Papua New Guinea Năm 1994 APEC kết nạp thêm Chile nâng tổng số các thành viên lên 18 nước và vùng lãnh thổ kinh

tế và quyết định giữ nguyên con số này trong 3 năm để chấn chỉnh tổ chức Tháng 11 năm

1997, Hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra tại Vancouver (Canada) ra quyết định kết nạp

Trang 2

thêm Việt Nam, Peru và Nga vào tháng 11 năm 1998 Hiện tại, APEC bao gồm 21 nền kinh tế thành viên và vẫn còn 8 nước đang chờ gia nhập APEC là: Lào, Campuchia, Mianma, Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka, Mông Cổ và Colombia,

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương ra đời nhằm tạo ra sự liên kết giữa những khu vực kinh tế năng động nhất trên thế giới (Đông Á và Bắc Mỹ); giữa những nền kinh tế siêu cường (Mỹ, Nhật) với các nền kinh tế đang hùng mạnh (Canada, Trung Quốc, Australia, Hàn Quốc…) và cả những nền kinh tế đang phát triển (ASEAN) với những nét đặc thù đa dạng về kinh tế - chính trị - xã hội; trên cơ sở đó đưa khu vực châu Á - Thái Bình Dương trở thành động lực cạnh tranh mạnh mẽ của thế giới Trải qua gần 20 năm hoạt động, với những lĩnh vực và nội dung hoạt động ngày càng được mở rộng, với rất nhiều nỗ lực thúc đẩy tự do hóa, thuận lợi hóa mậu dịch và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên dựa trên các nguyên tắc của WTO nhằm hướng đến sự phát triển thịnh vượng và bền vững, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương ngày nay

đã trở thành một liên kết kinh tế - thương mại khu vực hùng mạnh và gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng

II Mục tiêu hoạt động của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)

Mục tiêu chiến lược dài hạn của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương được xác định là: thông qua việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy hợp tác kinh tế - kỹ thuật và nâng cao ý thức cộng đồng, APEC hướng đến những lợi ích ngày càng gia tăng do sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng chặt chẽ giữa các nền kinh tế thành viên và tạo ra sự thịnh vượng cho cộng đồng khu vực Ngay trong hội nghị APEC lần thứ nhất diễn ra tại Canberra (Australia) năm 1989, mục tiêu dài hạn kể trên đã được xác định và cụ thể hóa bằng ba nội dung: phát triển và củng cố hệ thống thương mại đa phương; tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau và sự thịnh vượng của các nền kinh tế thành viên; và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững Tại các kỳ hội nghị chính thức tiếp theo của APEC, định hướng chiến lược kể trên luôn được tái khẳng định và trở thành nền tảng cho mọi hoạt động của Diễn đàn Bên cạnh đó, lộ trình đạt tới mục tiêu dài hạn còn được chia thành các giai đoạn bao gồm những mục tiêu ngắn hạn phù hợp với trình độ phát triển của các nền kinh tế thành viên và thích ứng với những chuyển biến về kinh tế -chính trị - văn hóa diễn ra trên thế giới và khu vực:

Tuyên bố của các nhà lãnh đạo APEC tại hội nghị năm 1993, Blake Island, Hoa

Kỳ thể hiện rõ quyết tâm đối mặt với mọi thách thức để thúc đẩy thương mại tự do trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên phạm vi toàn cầu Biện pháp được đề xuất là

Trang 3

xây dựng Chương trình giáo dục APEC nhằm cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao hiểu biết lẫn nhau giữa các nền kinh tế thành viên

Đặc biệt, tuyên bố về các mục tiêu Bogor tại Hội nghị APEC 1994 (Indonesia) là một trong những tài liệu quan trọng hàng đầu góp phần cụ thể hóa hướng đi của Diễn đàn Các mục tiêu Bogor xoay quanh:

+ Thúc đẩy thương mại và đầu tư tự do và mở trong khu vực, có tính đến trình độ phát triển kinh tế khác biệt của các nền kinh tế APEC, "với các nền kinh tế đã công nghiệp hóa cần phải đạt được mục tiêu thương mại và đầu tư tự do và mở không muộn hơn năm 2010

và các nền kinh tế đang phát triển không muộn hơn năm 2020"

+ Đảm bảo rằng cộng đồng Châu Á - Thái Bình Dương luôn san sẻ những lợi ích có được

từ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định; chú trọng công tác giáo dục và đào tạo; liên kết chặt chẽ thông qua những thành tựu về vận tải và viễn thông; sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài

nguyên

Năm 1998, tình hình kinh tế thế giới trở nên đặc biệt u ám do tác động nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính Châu Á Trước tình hình đó, Hội nghị APEC tại Kuala Lumpur, Malaysia đã xác định mục tiêu "Củng cố nền móng cho sự tăng trưởng"; vạch ra những thách thức mới đe dọa tiến trình tự do hóa - thuận lợi hóa thương mại và đầu tư và hợp tác kinh tế - kỹ thuật; đồng thời nhận định thương mại và đầu tư mở là một trong những nhân tố thiết yếu giúp khôi phục kinh tế khu vực và toàn cầu

Năm APEC - Việt Nam 2006 không chỉ đề ra các mục tiêu ngắn hạn nhằm từng bước hướng tới các mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư, mà còn nhấn mạnh vào mục tiêu cải thiện an toàn đời sống cho cộng đồng dân cư khu vực, cũng như xây dựng châu Á - Thái Bình Dương trở thành một cộng đồng kinh tế hài hòa và năng động

Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 16 vừa khép lại tại Lima, Peru vào năm

2008, với "Cam kết mới cho sự phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương" Cam kết này đề cập đến những thách thức mới về biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng trên phạm vi toàn cầu và khẳng định những nỗ lực trong tương lai nhằm đối phó với các vấn đề đó; bên cạnh việc cải thiện an ninh lương thực, thúc đẩy cải tổ cơ cấu và tăng cường hội nhập liên kết kinh tế khu vực

Tóm lại, APEC được thành lập với tầm nhìn dài hạn là thắt chặt quan hệ trong cộng đồng khu vực châu Á -Thái Bình Dương, tạo đà cho sự tăng trưởng thịnh vượng và sự phát triển bền vững của khu vực và thế giới Các hoạt động hiện tại của APEC chủ yếu xoay quanh nội dung thúc đẩy thương mại và đầu tư tự do, với những nỗ lực cắt giảm thuế quan

Trang 4

và các rào cản thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu và cải cách cơ cấu nhằm xây dựng các nền kinh tế hiệu quả Bên cạnh đó, APEC cũng đang phấn đấu tạo dựng một môi trường thông thoáng để lưu chuyển an toàn và hiệu quả các dòng hàng hóa, dịch vụ và con người trong khu vực bằng các chính sách hợp tác về kinh tế - kỹ thuật

III Đánh giá thành tựu và thất bại của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC)

3.1 Thành tựu của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC)

Thứ nhất, thúc đẩy hội nhập kinh tế và thương mại khu vực APEC đã phát triển trở thành động lực tăng trưởng kinh tế năng động và là một trong những diễn đàn khu vực quan trọng nhất ở châu Á - Thái Bình Dương 21 nền kinh tế thành viên của nó là nơi sinh sống của khoảng 2,95 tỷ người và chiếm khoảng 62% GDP thế giới và 48% thương mại thế giới vào năm 2021

Nhờ hoạt động của APEC, tốc độ tăng trưởng đã tăng vọt trong khu vực, với GDP thực tế tăng từ 19 nghìn tỷ USD năm 1989 lên 52,8 nghìn tỷ USD vào năm 2021 Trong khi đó, người dân ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chứng kiến thu nhập bình quân đầu người của họ tăng gần gấp 4 lần, nâng hàng triệu USD lên hàng triệu USD thoát nghèo và tạo ra tầng lớp trung lưu ngày càng tăng trong khoảng ba thập kỷ Đưa khu vực đến gần nhau hơn, giảm bớt các rào cản thương mại và xoa dịu những khác biệt trong các quy định đã thúc đẩy thương mại, từ đó dẫn đến sự thịnh vượng gia tăng đáng kể Thuế quan trung bình giảm từ 17% năm 1989 xuống còn 5,3% vào năm 2021 Trong cùng khoảng thời gian đó, tổng thương mại hàng hóa của khu vực APEC đã tăng hơn 9 lần -vượt xa phần còn lại của thế giới với hơn 2/3 tổng thương mại này diễn ra giữa các nền kinh tế thành viên APEC thực hiện nhiều sáng kiến khác nhau nhằm giúp hội nhập các nền kinh tế trong khu vực và thúc đẩy thương mại đồng thời giải quyết vấn đề bền vững và công bằng xã hội

Thứ hai, giúp giao dịch xuyên biên giới dễ dàng hơn: Năm 1994, các nhà lãnh đạo APEC cam kết đạt được Mục tiêu Bogor về thương mại và đầu tư tự do và cởi mở vào năm 2020 thông qua việc giảm bớt các rào cản thương mại trong khu vực và thúc đẩy dòng chảy tự do của hàng hóa, dịch vụ và vốn giữa các nền kinh tế APEC Kể từ đó, các thành viên đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc đạt được các mục tiêu này Kế hoạch hành động tạo thuận lợi Thương mại của APEC bao gồm hợp lý hóa các thủ tục hải quan

đã đạt được mục tiêu giảm 5% chi phí tại cửa khẩu trên toàn khu vực từ năm 2004 đến

Trang 5

năm 2006 Mức giảm thêm 5% đã đạt được từ năm 2007 đến năm 2010, giúp các doanh nghiệp ở châu Á- Thái Bình Dương tổng cộng 58,7 tỷ USD Kể từ khi ra mắt Mục tiêu Bogor vào năm 1994, dòng chảy thương mại và đầu tư trong APEC đã tăng trưởng vượt bậc kể từ năm 1994 Thuế quan đã giảm đáng kể, thương mại dịch vụ được mở rộng hơn nữa và các chính phủ đang tiến hành nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư chung Ngoài ra, khu vực APEC đã có những tiến bộ đáng kể trong tạo thuận lợi thương mại với các thủ tục được đơn giản hóa và cải thiện về chất lượng logistics Ngược lại, các biện pháp phi thuế quan ngày càng gia tăng, mức thuế trung bình đối với sản phẩm nông nghiệp vẫn ở mức cao và các loại hạn chế dịch vụ mới ngày càng phổ biến, chẳng hạn như sự xuất hiện của các hạn chế đối với luồng dữ liệu xuyên biên giới Theo thời gian, chương trình nghị sự của APEC đã mở rộng trọng tâm nhằm giải quyết các rào cản phía sau biên giới như cải thiện các thông lệ pháp lý và môi trường kinh doanh địa phương

Thứ ba, giúp việc kinh doanh trở nên dễ dàng hơn APEC đã đưa ra Kế hoạch Hành động về Thuận lợi Kinh doanh vào năm 2009, với mục tiêu làm cho việc kinh doanh trong khu vực trở nên rẻ hơn, dễ dàng hơn và nhanh hơn Từ năm 2009 đến năm 2013, các nền kinh tế thành viên đã cải thiện mức độ thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương thêm 11,3% trên tất cả các lĩnh vực của sáng kiến, bao gồm khởi nghiệp kinh doanh, tiếp cận tín dụng hoặc xin giấy phép Ví dụ, APEC đã đẩy nhanh thời gian cần thiết để một công ty xây dựng một nhà máy hoặc tòa nhà văn phòng mới Ngày nay, giấy phép xây dựng được cấp với tốc độ nhanh hơn, giảm 18,7% từ 169 ngày xuống còn 134 ngày trong bốn năm qua, trong đó APEC đứng đầu bảng xếp hạng toàn cầu về thời gian cấp phép ngắn nhất Việc thành lập công ty ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng đơn giản hơn với số lượng thủ tục giảm 20,2% kể từ năm 2009

Thứ tư, giúp thủ tục hải quan nhanh hơn Tại biên giới, các nền kinh tế APEC đã tập trung hóa các quy trình xuất nhập khẩu trực tuyến, đẩy nhanh thời gian vận chuyển hàng hóa qua biên giới Được biết đến rộng rãi với tên gọi “Một cửa”, hệ thống ảo này liên kết tất cả các cơ quan chính phủ tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu, cho phép các công ty gửi tài liệu điện tử một lần từ bất cứ đâu Đã qua rồi vô số hình thức, xếp hàng dài và đến thăm nhiều cơ quan, trong khi hàng hóa hư hỏng trong kho Kể từ khi Tiểu ban Thủ tục và Hải quan APEC (SCCP) đưa ra sáng kiến ”Một cửa” vào năm 2007, các hội thảo nâng cao năng lực của APEC đã cung cấp đào tạo về mã hóa phần mềm hoặc các vấn đề pháp lý để giúp các thành viên APEC triển khai hệ thống Một cửa của riêng họ Đến năm 2013, 14

Trang 6

nền kinh tế APEC đã áp dụng các giai đoạn khác nhau của hệ thống Một cửa, với mục tiêu tất cả 21 thành viên sẽ tham gia vào năm 2020

Ngoài ra, để cải thiện các rào cản thương mại sau biên giới, APEC đã và đang nỗ lực thúc đẩy tính minh bạch, cạnh tranh và các thị trường hoạt động tốt hơn ở khu vực châu Á

- Thái Bình Dương thông qua cải cách quy định, cải thiện khu vực công và quản trị doanh nghiệp cũng như tăng cường cơ sở hạ tầng pháp lý Từ năm 2004, APEC đã triển khai các thông lệ quản lý minh bạch và có thể dự đoán được trên toàn khu vực Ví dụ, các thành viên APEC đã có những bước tiến lớn trong việc đảm bảo các luật mới của chính phủ được phổ biến rộng rãi và chi phí cũng như lợi ích của chúng được đánh giá một cách phù hợp

APEC cũng đang nỗ lực kết nối khu vực thông qua việc cải thiện các kết nối cơ sở hạ tầng vật chất, khả năng di chuyển của người dân và các mối quan hệ thể chế trên khắp châu Á-Thái Bình Dương Kế hoạch chi tiết kết nối của APEC vạch ra các sáng kiến từ cải thiện công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng giao thông đến giúp sinh viên, doanh nhân và khách du lịch đi lại trong khu vực dễ dàng hơn Bằng cách giúp các doanh nhân đi lại đơn giản hơn, APEC đang giúp họ tiến hành hoạt động kinh doanh, thương mại và đầu tư dễ dàng hơn Hơn 340.000 khách du lịch sử dụng Thẻ đi lại doanh nhân APEC, thẻ này cung cấp cho các khách doanh nhân thường xuyên được phê duyệt trước thủ tục xin thị thực và nhập cảnh nhanh chóng qua các làn đường đặc biệt của APEC tại các sân bay quốc tế lớn trong khu vực 19 thành viên APEC tham gia đầy đủ vào chương trình này với Hoa Kỳ và Canada là thành viên chuyển tiếp APEC cũng đang cải thiện mạng lưới hậu cần và vận tải để cho phép các bộ phận cấu thành và hàng hóa cuối cùng đi qua nhiều biên giới, góp phần tạo nên chuỗi cung ứng khu vực hiệu quả hơn Để nâng cao hiệu quả, APEC đang giải quyết 8 'điểm nghẽn' từ các trở ngại pháp lý đến thủ tục hải quan và các nút thắt về cơ sở hạ tầng với mục tiêu cải thiện 10% hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng trên toàn APEC về thời gian, chi phí và tính không chắc chắn vào năm 2015 APEC đã đạt được tiến bộ hướng tới việc đạt được mục tiêu này Ví dụ, từ năm 2009 đến năm 2013, thời gian nhập khẩu hàng hóa giảm trung bình 25% trong khi thời gian xuất khẩu giảm 21% trong khu vực, theo đánh giá của Đơn vị Hỗ trợ Chính sách APEC

Trong một thỏa thuận mang tính bước ngoặt, APEC đang khuyến khích phát triển công nghệ sạch và tăng trưởng xanh hơn trên toàn khu vực bằng cách giảm thuế đối với

Trang 7

hàng hóa môi trường Năm 2012 tại Vladivostok, Nga, các nhà lãnh đạo APEC đã đồng ý giảm thuế áp dụng đối với 54 mặt hàng môi trường xuống còn 5% hoặc ít hơn vào cuối năm 2015 Danh sách 54 sản phẩm của APEC - từ tấm pin mặt trời đến tuabin gió - chiếm khoảng 600 tỷ USD trong thương mại Thế giới Các nền kinh tế thành viên APEC hiện đang tiến tới thực hiện danh sách này Năm 2011, các nền kinh tế thành viên cam kết giảm cường độ năng lượng trong khu vực xuống 45% vào năm 2030 Năm 2014, các thành viên

đã nhất trí nỗ lực hướng tới tăng gấp đôi tỷ lệ năng lượng tái tạo vào năm 2030 trong cơ cấu năng lượng của APEC, bao gồm cả sản xuất điện Các thành viên cũng cam kết hợp lý hóa và loại bỏ dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch kém hiệu quả, khuyến khích tiêu dùng lãng phí Nhiều dự án của Nhóm Công tác Năng lượng APEC giúp các thành viên đạt được những mục tiêu này Được tài trợ bởi một dự án kéo dài nhiều năm thuộc Nhóm Công tác Năng lượng APEC, APEC đã giúp các nhà quy hoạch đô thị phát triển các quy hoạch thị trấn kiểu mẫu ít carbon cho một loạt thành phố trên khắp châu Á-Thái Bình Dương Các thành phố này đang giảm lượng khí thải carbon bằng cách áp dụng một loạt mục tiêu giảm phát thải carbon và các sáng kiến tiết kiệm năng lượng từ tấm pin mặt trời đến xe điện Các dự án của APEC cũng hỗ trợ phát triển lưới điện thông minh cho phép các nguồn năng lượng sạch được kết nối liền mạch với các công trình hiện có và phân phối đến các cộng đồng nông thôn

Nuôi dưỡng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của họ là những yếu tố quan trọng trong chương trình nghị sự của APEC Trong những năm qua, APEC đã đưa ra nhiều sáng kiến giúp kích thích sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực Năm 2005, Trung tâm Đổi mới SME APEC được thành lập tại Hàn Quốc để giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các SME trong khu vực thông qua tư vấn kinh doanh thực tế Mạng lưới tăng tốc khởi nghiệp APEC được ra mắt vào năm 2013 nhằm thúc đẩy tinh thần kinh doanh và đổi mới bằng cách kết nối các công ty khởi nghiệp công nghệ với nguồn tài trợ

và cố vấn Năm 2014, Chương trình Tăng tốc Khởi nghiệp đã tài trợ cho sáu công ty khởi nghiệp châu Á-Thái Bình Dương cạnh tranh trong Cuộc thi Thử thách Toàn cầu Intel và Diễn đàn Liên doanh Mới của Siemens tại Thung lũng Silicon, Hoa Kỳ, giành được thành công cả giải thưởng và lãi vốn đầu tư mạo hiểm

Từ năm 2011, APEC đã nỗ lực nâng cao đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe Đến năm 2014, sáng kiến của

Trang 8

APEC đã giúp khoảng 60 hiệp hội công nghiệp dược phẩm sinh học và thiết bị y tế cùng các công ty thành viên của họ từ 19 nền kinh tế trên khắp châu Á-Thái Bình Dương thông qua và thực hiện các quy tắc đạo đức, đại diện cho hơn 14.000 công ty Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng dễ bị tổn thương hơn trước thảm họa khi nhiều công ty phá sản sau thảm họa và tàn phá chuỗi cung ứng toàn cầu Để cải thiện khả năng phục hồi sau thảm họa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, APEC đã đào tạo hơn 250 chuyên gia khu vực để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ lập kế hoạch kinh doanh liên tục nhằm giảm thiểu sự gián đoạn

do thiên tai Ngoài việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, APEC đang nỗ lực đảm bảo tất cả các thành viên của khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể tham gia vào nền kinh tế đang phát triển Trung tâm Cơ hội Kỹ thuật số APEC được thành lập năm 2004 để cung cấp đào tạo kỹ năng máy tính cho các cộng đồng thành thị và nông thôn dễ bị tổn thương Với hơn một trăm trung tâm tại 10 nền kinh tế APEC cung cấp đào tạo về công nghệ thông tin (CNTT), Trung tâm Cơ hội Kỹ thuật số APEC (ADOC) tập trung vào việc chuyển đổi các khoảng cách số thành các cơ hội số Trong thập kỷ qua, các trung tâm này đã đào tạo hơn nửa triệu người trên khắp khu vực APEC và gần một nửa là nữ Nhiều nam giới và phụ nữ được đào tạo kỹ thuật số này đã tìm được việc làm hoặc bắt đầu kinh doanh riêng, cải thiện sinh kế và thu nhập cho gia đình họ

3.2 Thất bại của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC)

Nhìn bao quát toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của APEC từ 1989 đến nay có thể thấy nó đã đạt được những thành tựu đáng kể cả về cơ cấu tổ chức lẫn nội dung hoạt động và đang lôi cuốn sự tham gia của các nước trong khu vực CA-TBD Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều thách thức

Thứ nhất, cho đến nay APEC đã thành công trong việc đề ra được "chương trình hành động" chung của tổ chức và "chương trình hành động" riêng lẻ của từng nước thành viên, tiến tới tự do hoá thương mại và đầu tư trong từng nước thành viên để rồi tiến tới tự

do hoá thương mại và đầu tư trong khu vực vào năm 2020 Tuy nhiên, việc thực hiện còn gặp khó khăn và thử thách do :tính đa dạng và phức tạp của khu vực với các nước có cơ cấu kinh tế cũng như trình độ phát triển rất khác nhau Vì vậy, những ưu tiên phát triển kinh tế cũng như cách đề cập đối với các lĩnh vực hợp tác của các nước thành viên cũng khác nhau Do tính chất không bắt buộc của các cam kết nên trong quá trình thực hiện tự

do hoá thương mại và đầu tư, hợp tác kỹ thuật, sẽ nảy sinh những khó khăn và bất đồng Các yếu tố phi kinh tế như văn hoá, lịch sử, môi trường, an ninh cũng sẽ có những tác

Trang 9

động nhất định đến hợp tác kinh tế giữa các nước cũng như tiến trình tự do hoá thương mại và đầu tư ở khu vực Những yếu tố này có tác động qua lại với nhau và làm cho APEC tiến triển chậm hơn so với thời gian qua Do đó vấn đề quan trọng đặt ra hiện nay là các nước thành viên phải nỗ lực hết sức để xây dựng lòng tin trong quá trình hợp tác và thực hiện các cải cách tự nguyện nhằm nâng cao tính hiệu quả của nền kinh tế của mình và từng bước phá bỏ hàng rào quan thuế và phi quan thuế, tiến tới đạt được mục tiêu của Tuyên bố Bogor (1994)

Thứ hai, hiện nay các nước thành viên vẫn chưa hoàn toàn nhất trí về chiều hướng phát triển tiếp theo của APEC Mỹ muốn APEC phát triển thành một tổ chức chặt chẽ, thực dụng hơn đáp ứng lợi ích của Mỹ Đồng thời các nhà lãnh đạo của Mỹ như Tổng thống Clinton và cựu Ngoại trưởng Christopher đều nói đến viễn cảnh một ngày nào đó APEC sẽ không chỉ bao hàm các yếu tố kinh tế mà cả các yếu tố an ninh, chính trị Quan điểm này trùng hợp với ý tưởng của Australia và Canada Trung Quốc, ngược lại công khai nhấn mạnh chỉ duy trì APEC ở mức Diễn đàn, không thể chế hoá APEC thành một tổ chức, không đưa thêm các vấn đề chính trị, an ninh vào nội dung vận động Trung Quốc

đề cao hợp tác kinh tế, kỹ thuật bao gồm phát triển nguồn lực, thiết lập mạng thông tin, hợp tác về tiêu chuẩn hoá và nghiên cứu khoa học Lần đầu tiên trong lịch sử 25 năm, Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) đã kết thúc mà không ra được tuyên bố chung Nguyên nhân được cho là do bất đồng trong nhiều vấn đề giữa Mỹ và Trung Quốc Trung Quốc và Mỹ đã không thể đồng ý với nhau về một vài câu từ trong dự thảo tuyên bố chung Papua New Guinea cho rằng vấn đề tranh cãi là

Mỹ yêu cầu các lãnh đạo APEC ra tuyên bố phản đối Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và kêu gọi cải tổ toàn diện tổ chức này, trong khi với Trung Quốc, đây là đòi hỏi quá mức Do đó, thay vì ra một Tuyên bố chung như tất cả các hội nghị APEC trước đây,

sẽ chỉ có một tuyên bố từ Chủ tịch APEC là Thủ tướng nước chủ nhà Papua New Guinea APEC 2018 diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc và Mỹ đang vướng vào cuộc chiến thương mại với những đòn ăn miếng trả miếng áp thuế cao lên hàng hóa trị giá hàng tỷ USD của nhau suốt nhiều tháng qua Chính quyền của Tổng thống Donald Trump liên tục cáo buộc Trung Quốc hành xử không công bằng trong thương mại để giải thích cho các mức thuế cao áp lên số hàng hóa trị giá 250 tỷ USD Mâu thuẫn và xung đột giữa hai nền kinh tế lớn nhất APEC Mỹ và Trung Quốc chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc Hội nghị Cấp cao APEC lần đầu tiên trong lịch sử không ra được Tuyên bố chung Chính vì sự

Trang 10

khác biệt về nhận thức, quan điểm giữa các nước thành viên nên "phương cách APEC" ngày càng được nhấn mạnh trong hoạt động của APEC Điều đó sẽ làm cho APEC không thể phát triển nhanh như một số nước phát triển của APEC mong muốn

Tóm lại, diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương đang đối mặt với nhiều thách thức tuy nhiên không thể phủ nhận rằng các cuộc họp thường kỳ của các quan chức,

bộ trưởng và lãnh đạo cấp cao khu vực của APEC cung cấp các kênh thông tin liên lạc có giá trị với các thành viên khu vực Thông qua đó, các nhà hoạch định chính sách có nhiều khả năng lựa chọn các phương án tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập khu vực và tránh những tác động bất lợi không cần thiết đối với các nền kinh tế khác Đặc biệt, các cuộc họp thường niên của các nhà lãnh đạo APEC cung cấp một diễn đàn thường xuyên để xác định các cơ hội mới cho các thỏa thuận hợp tác các bên cùng có lợi Những cuộc chạm trán này cũng có thể xoa dịu những căng thẳng tiềm tàng trong quan hệ thương mại hoặc đầu tư, vì chúng có nhiều khả năng được xem xét trong bối cảnh các mối quan hệ tổng thể, chính trị cũng như kinh tế APEC vẫn được xem là một tổ chức, là nơi giúp các thành viên trong khu vực có thể nắm bắt cơ hội để hiện thực hóa lợi ích chung

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Asia pacific economic cooperation; 2023; Achievements and Benefits;

(https://www.apec.org/about-us/about-apec/achievements-and-benefits#:~:text=Average

%20tariffs%20fell%20from%2017,trade%20occurring%20between%20member

%20economies.)

2 EUAN MOYLE; 2018; COOPERATION OR CONFRONTATION? THE FAILURE OF APEC 2018;

https://foreignbrief.com/cooperation-or-confrontation-the-failure-of-apec-2018/)

3 Viện chiến lược và chính sách tài chính; 2011; Lịch sử hình thành và phát triển của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC);

https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=BTC34281

4 Tài chính quốc tế; 2018; Mỹ - Trung chia rẽ sâu sắc; APEC 2018 không ra được tuyên bốchung;https://cafef.vn/my-trung-chia-re-sau-sac-apec-2018-khong-ra-duoc-tuyen-bo-chung-20181119114718627.chn

Ngày đăng: 25/06/2024, 15:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w