1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Thuyết minh dự Án khu trang trại chăn nuôi heo, bò kết hợp trồng cỏ và trồng nguyên liệu chăn nuôi| www.duanviet.com.vn |0918755356

84 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 6,64 MB

Nội dung

"Dự Án Việt"cung cấp dịch vụ tư vấn toàn diện cho các dự án đầu tư, bao gồm:  Lập dự án tiền khả thi và báo cáo đầu tư: Phân tích tính khả thi và chuẩn bị báo cáo đầu tư chi tiết.  Đánh giá tác động môi trường (ĐTM, GPMT): Đảm bảo dự án tuân thủ các quy định về môi trường.  Thiết kế quy hoạch 1/500: Tạo ra các bản vẽ quy hoạch chi tiết và tối ưu hóa không gian.  Thiết kế phần mềm, app các loại: cung cấp dịch vụ giải pháp về công nghệ và chuyển đổi số, giúp doanh nghiệp giảm chi phí về nhân sự và tăng hiệu quả kinh tế.  Thiết Kế Hồ Sơ Năng Lực Chuyên Nghiệp - Khẳng Định Thương Hiệu Cùng DAV.Chúng tôi hiểu rằng hồ sơ năng lực không chỉ là tài liệu giới thiệu doanh nghiệp mà còn là bộ mặt thương hiệu, giúp khẳng định vị thế và sự uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.  Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn  Hotline: 0918755356  www.duanviet.com.vn  www.lapduan.com.vn  www.lapduandautu.vn #lapduan #dịchvulapduan

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 6

I GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ 6

II MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN 6

III SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 7

3.1 Chiến lược phát triển chăn nuôi heo của Nhà nước 7

3.2 Chiến lược phát triển chăn nuôi bò thịt tại Việt Nam 8

3.3 Thực trạng chăn nuôi bò thịt tại Việt Nam 10

IV CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ 12

V MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 14

5.1 Mục tiêu chung 14

5.2 Mục tiêu cụ thể 14

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN 16

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 16

1.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án 16

1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án 18

1.3 Điều kiện tự nhiên xã Ea Sô 19

II ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 20

2.1 Thị trường bò thịt 20

2.2 Thị trường thịt heo tại Việt Nam 21

2.3 Thị trường thức ăn chăn nuôi 23

2.4 Dự báo, triển vọng 27

III QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 28

3.1 Các hạng mục xây dựng của dự án 28

3.2 Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư (ĐVT: 1000 đồng) 30

Trang 4

IV ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 34

4.1 Địa điểm xây dựng 34

4.2 Hình thức đầu tư 34

V NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.34 5.1 Nhu cầu sử dụng đất 34

5.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án 35

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 36

I PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 36

II PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 37

2.1 Kỹ thuật chăn nuôi bò 37

2.2 Kỹ thuật chăn nuôi heo thịt 44

2.3 Các loại cỏ thích hợp trồng làm thức ăn chăn nuôi 49

CHƯƠNG IV CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN 54

I PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 54

1.1 Chuẩn bị mặt bằng 54

1.2 Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: 54

1.3 Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật 54

II PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 54

2.1 Các phương án xây dựng công trình 54

2.2 Các phương án kiến trúc 56

III PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN 57

3.1 Phương án tổ chức thực hiện 57

3.2 Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý 57

CHƯƠNG V ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 59

I GIỚI THIỆU CHUNG 59

II CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG 59

Trang 5

III NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI

VỚI MÔI TRƯỜNG 61

3.1 Giai đoạn thi công xây dựng công trình 61

3.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 62

IV PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 66

V BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG 66

5.1 Giai đoạn xây dựng dự án 66

5.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 72

VI KẾT LUẬN 74

CHƯƠNG VI TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 75

I TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN 75

II HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN 77

2.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án 77

2.2 Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án: 77

2.3 Các chi phí đầu vào của dự án: 77

2.4 Phương ánvay 78

2.5 Các thông số tài chính của dự án 78

KẾT LUẬN 81

I KẾT LUẬN 81

II ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 81

PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 82

Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án 82

Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm 83

Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm 84

Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm 85

Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án 86

Trang 6

Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn 87

Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu 88

Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) 89

Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) 90

Trang 7

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU

I GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ

Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY TNHH

Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký đầu tư, gồm:

Họ tên: MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN

Tên dự án:

“Khu trang trại chăn nuôi heo, bò kết hợp trồng cỏ và trồng nguyên liệu chăn

nuôi”

Địa điểm thực hiện dự án: tỉnh Đắk Lắk.

Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 980.000,0 m2 (98,00 ha).

Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác

Tổng mức đầu tư của dự án: 70.007.376.000 đồng

(Bảy mươi tỷ, không trăm linh bảy triệu, ba trăm bảy mươi sáu nghìn đồng)

Trong đó:

+ Vốn tự có (15%) : 10.501.106.000 đồng

+ Vốn vay - huy động (85%) : 59.506.269.000 đồng

Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:

Chăn nuôi bò thịt cao sản 50,0 con/năm

Chăn nuôi bò thịt vỗ béo 175,0 con/năm (50 con/lứa) Chăn nuôi heo thịt 500,0 con/năm (200 con/lứa)

Trồng nguyên liệu chăn nuôi

I SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ

I.1 Chiến lược phát triển chăn nuôi heo của Nhà nước

Chăn nuôi heo là một trong những ngành quan trọng, góp phần cung cấplượng lớn thực phẩm cho nước ta

Theo Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn

2045, định hướng phát triển chăn nuôi của nước ta đến năm 2030 với tổng đàn

Trang 8

heo có mặt thường xuyên quy mô từ 29 đến 30 triệu con, trong đó, đàn heo nái

từ 2,5-2,8 triệu con; đàn heo được nuôi trang trại, công nghiệp chiếm trên 70%.Đồng thời, phát triển chăn nuôi heo với các giống cao sản theo hướng trang trạicông nghiệp, mở rộng quy mô đàn heo chăn nuôi theo hướng hữu cơ, truyềnthống với các giống heo bản địa, heo lai giữa giống cao sản và giống bản địa

Nhằm đạt được các mục tiêu cũng như để phát triển bền vững ngành chănnuôi heo, theo Cục Chăn nuôi, trong thời gian tới, toàn ngành sẽ tập trung triểnkhai nhiều giải pháp cụ thể, mang tính tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi heotăng sức cạnh tranh Theo đó, triển khai rà soát quy mô đàn heo, đánh giá chấtlượng, năng suất đàn heo nái tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương để tổchức chỉ đạo sản xuất phù hợp theo Chiến lược phát triển chăn nuôi và quyhoạch kinh tế - xã hội của từng địa phương, từng vùng sinh thái

Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi bằngviệc phối hợp hợp lý trong khẩu phần và kiểm soát tốt chất lượng nguyên liệuthức ăn chăn nuôi trong sản xuất, nhập khẩu và bảo quản Khuyến khích cácdoanh nghiệp đầu tư phát triển mạnh việc áp dụng công nghệ cao, công nghệsinh học nhằm sản xuất nhanh các loại hóa chất, chế phẩm sinh học làm nguyênliệu thức ăn chăn nuôi heo, thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu và sử dụnghiệu quả các nguyên phụ liệu có sẵn tại địa phương

Một giải pháp không thể không kể đến, đó là đẩy mạnh công tác kiểmsoát dịch bệnh, nhất là bệnh dịch tả lợn Châu Phi Đồng thời, chỉ đạo triển khai

áp dụng rộng rãi mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh

Đặc biệt, theo Cục Chăn nuôi, toàn ngành sẽ chỉ đạo xây dựng ngànhhàng thịt lợn theo các chuỗi liên kết Phấn đấu đến năm 2025 Việt Nam có 10-12chuỗi sản xuất liên kết lớn Cùng với đó, hỗ trợ khuyến khích đầu tư phát triểnchăn nuôi lợn theo chuỗi giá trị gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm; xây dựngcác tổ hợp chăn nuôi quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao với vai trò của doanhnghiệp làm trọng tâm trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Tổ chức sảnxuất ngành chăn nuôi theo chuỗi sản phẩm gắn với vùng sản xuất nguyên liệu antoàn dịch bệnh, an toàn sinh học và xây dựng thương hiệu sản phẩm, an toànthực phẩm Hỗ trợ và phát triển chế biến và đa dạng hóa sản phẩm thịt lợn, tạo

cơ chế và hành lang pháp lý để gắn kết các tác nhân trong chuỗi, giữa sản xuấtvới thị trường

Trang 9

Ngoài ra, tăng cường chuyển đổi số trong ngành chăn nuôi nói chung vàchăn nuôi lợn nói riêng Trong đó, khẩn trương triển khai xây dựng cơ sở dữ liệuquốc gia về chăn nuôi; xây dựng và áp dụng các phần mềm để đảm bảo cậpnhật, quản lý, khai thác các dữ liệu chăn nuôi trên phạm vi cả nước Trên cơ sởphân tích dữ liệu tổng hợp có thể đưa ra nhận định, đánh giá sát thực tế và dựbáo năng lực sản xuất và cung - cầu thị trường chăn nuôi, giúp điều tiết sản xuấtcủa các doanh nghiệp và người chăn nuôi.

Về sản xuất giống, tăng cường năng lực cho các cơ sở nuôi giữ giống;quản lý và sản xuất giống theo tháp giống, tăng tỷ lệ chọn giống, nâng cao năngsuất sinh sản của đàn nái hiện có Đồng thời, tăng cường năng lực sản xuấtgiống tại chỗ để có con giống với giá thành hạ, an toàn dịch bệnh Xây dựng và

sử dụng các công thức lai giống phù hợp cho từng vùng sản xuất, phương thứcchăn nuôi và phân khúc thị trường, bảo đảm có số lượng sản phẩm đủ lớn vàđồng nhất về chất lượng đáp ứng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

I.2 Chiến lược phát triển chăn nuôi bò thịt tại Việt Nam

Định hướng phát triển chăn nuôi bò thịt của Việt Nam

Luật Chăn nuôi (2018) đã mở ra hành lang pháp lý để phát triển ngànhchăn nuôi hướng khai thác lợi thế so sánh, an toàn thực phẩm, hội nhập quốc tế

và bảo vệ môi trường

Nhằm thúc đẩy chăn nuôi bò thịt thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn đã ban hành nhiều chính sách Trong đó, về chính sách đất đai,

sẽ dành quỹ đất để phát triển chăn nuôi bò thịt, ưu tiên giao đất, thuê đất cho các

cơ sở giống, cơ sở chăn nuôi trang trại tập trung

Đồng thời sẽ chuyển phần lớn diện tích ở những nơi phù hợp và một phầndiện tích đất nông nghiệp hiệu quả thấp sang thâm canh trồng cỏ và cây thức ănchăn nuôi Tổng diện tích đất các loại cho nhu cầu này từ 0,5 đến 1 triệu ha

Về chính sách tài chính và tín dụng, Ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ xâydựng cơ sở hạ tầng, bao gồm đường, điện, nước và xử lý môi trường cho cơ sởsản xuất giống, cơ sở giết mổ Nhà nước cũng đầu tư hạ tầng cơ sở xây dựng cáctrung tâm hội chợ, trung tâm đấu giá, chợ đầu mối giới thiệu, tiêu thụ các sảnphẩm bò thịt

Trang 10

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các ngânhàng thương mại tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân vay vốn theo chính sáchchính sách ưu đãi của nhà nước để đầu tư con giống, trang trại, đổi mới côngnghệ.

Ngoài ra, Bộ cũng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng chợđầu mối, trung tâm đấu giá, sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm thúc đẩythương mại bò thịt và thịt bò

Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn

2045 (QĐ 1520/QĐ-TTg) ngày 6 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng chính phủ

đã vạch ra định hướng cho ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò thịt pháttriển theo hướng an toàn sinh học, an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng,phát triển bền vững

Định hướng chi tiết phát triển ngành chăn nuôi bò thịt (theo QĐ 1520)

 Đàn bò thịt ổn định ở quy mô từ 6,5 đến 6,6 triệu con, trong đó khoảng30% được nuôi trong trang trại

 Chuyển đất nông nghiệp hiệu quả thấp sang thâm canh trồng cỏ và câythức ăn chăn nuôi Tổng diện tích đất các loại cho nhu cầu này từ 0,5 đến 1,0triệu ha

 Tiếp tục chương trình cải tiến nâng cao tầm vóc đàn bò; phát triển nhanhmạng lưới thụ tinh nhân tạo và sử dụng bò đực giống tốt đã qua chọn lọc chonhân giống

 Khuyến khích phát triển các mô hình chế biến các loại thức ăn chăn nuôihữu cơ bằng công nghệ, thiết bị nghiền trộn nhỏ và cơ động phù hợp với loạihình chăn nuôi nông hộ, hợp tác xã;

 Phát triển mô hình thâm canh trồng cỏ, ngô dầy, lúa chín sáp kết hợpcông nghệ chế biến thức ăn thô xanh hỗn hợp (TMR) để chăn nuôi và vỗ béo cácloại gia súc ăn cỏ

 Tăng cường giám định, bình tuyển, loại thải và thay thế đàn giống vậtnuôi trong sản xuất

 Hỗ trợ thông qua con giống cho phát triển chăn nuôi đối với vùng sâu,vùng xa, vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn;

 Tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gắn với các chuỗi liênkết;

Trang 11

 Khuyến khích phát triển hoạt động giết mổ tập trung, công nghiệp; tăngcường các biện pháp quản lý đối với công tác giết mổ;

 Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo nâng cao năng lực quản lýcho cán bộ chăn nuôi, thú y các cấp;

 Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, đào tạo vàthương mại về chăn nuôi, thú y với các nước, vùng lãnh thổ có tiềm năng vềkhoa học công nghệ và thị trường với Việt Nam

I.3 Thực trạng chăn nuôi bò thịt tại Việt Nam

Theo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê (TCTK), tổng số trâu của cảnước tính đến thời điểm cuối tháng ba năm 2023 là 2,23 triệu con, giảm 2,4%,tổng số bò là 6,41 triệu con, tăng 1,9% so với cùng thời điểm năm 2022; sảnlượng thịt trâu hơi xuất chuồng quý I ước đạt 32,8 nghìn tấn, giảm 2,4%; sảnlượng thịt bò hơi xuất chuồng quý I ước đạt 130,5 nghìn tấn, tăng 2,8%; sảnlượng sữa bò tươi quý I ước đạt 323,5 nghìn tấn, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm2022

Hiện cả nước có 2,33 triệu hộ nuôi bò thịt và 1,23 triệu hộ nuôi trâu Trên90% số lượng bò thịt được nuôi theo phương thức nhỏ, tập quán chăn nuôitruyền thống, có gần 2,2 triệu hộ nuôi dưới 5 con/hộ, chiếm 93,12% tổng số hộchăn nuôi bò thịt của cả nước; có trên 132 ngàn hộ nuôi từ 6-10 con/hộ, chiếm5,67%; có trên 23 ngàn hộ nuôi từ 11-20 con/hộ, chiếm 1% tổng số hộ chăn nuôi

Thuận lợi trong phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam

1 Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp với nguồn phụ phẩm rất lớn(sản lượng rơm ước khoảng 43 triệu tấn, hàng trăm ngàn tấn phụ phẩm ngànhchế biến rau quả), chế biến thức ăn TMR, FTMR và áp dụng quy trình vỗ béo

Trang 12

trước khi giết mổ cho tất cả quy mô -> đây là nguồn thức ăn rất lớn cho chănnuôi bò thịt.

2 Luật Chăn nuôi đã quy định áp dụng Phúc lợi động vật (điều 69 đếnđiều 72), đây chính là cơ sở để hài hoà hoá các quy định quốc tế, mở đường chongành chăn nuôi bò thịt phát triển

3 Chính phủ Việt Nam khuyến khích phát triển chăn nuôi bò thịt để tăng

cơ cấu thịt bò trong tiêu dùng hiện nay (chỉ mới đạt 7-10%)

4 Nhu cầu tiêu dùng thịt bò của Việt Nam đang tăng mạnh Giá bò thịt vàthịt bò ở Việt Nam khá ổn định

Khó khăn trong phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam

1 Chăn nuôi gia súc ăn cỏ, đặc biệt là chăn nuôi bò thịt phụ thuộc chặtchẽ vào nguồn thức ăn thô xanh, trong khi nước ta thiếu đồng cỏ, bãi chăn thả tựnhiên

2 Tổ chức sản xuất chăn nuôi theo chuỗi liên kết còn chiếm tỷ trọng thấp;liên kết chưa hoàn chỉnh đến khâu cuối cùng của chuỗi là giết mổ, chế biến vàkết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm…

3 Công tác thanh tra, kiểm tra về sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi cònnhiều tồn tại, nhất là tại các địa phương

4 Chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán còn chiếm tỷ lệ cao ảnh hưởng tới việc ápdụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi và công tác kiểm soát dịch bệnh và antoàn thực phẩm

5 Tình hình nhập lậu vật nuôi sống đặc biệt là bò thịt và sản phẩm chănnuôi từ nước ngoài qua đường bộ biên giới phía Tây, Tây Nam, có nguy cơ lâylan dịch bệnh và bất ổn thị trường trong nước

Thách thức trong phát triển chăn nuôi bò thịt Việt Nam

Bệnh truyền nhiễm: Việt Nam vẫn chưa kiểm soát hoàn toàn các bệnhtruyền nhiễm (LMLM, viêm da nổi cục) nên chăn nuôi bò thịt vẫn tiềm ẩn rủi rotương đối cao

Cạnh tranh quốc tế: Các hiệp định tư do thương mại của Việt Nam với cácnước, nhất là hiệp định CPTPP và EVFTA đã được ký kết sẽ làm cho thịt bòtrong nước gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với thịt bò nhập khẩu

Trang 13

Thiếu hụt nguồn thức ăn: Chăn nuôi gia súc ăn cỏ phụ thuộc nhiều vàonguồn thức ăn thô xanh nhưng nước ta thiếu đồng cỏ, bãi chăn thả tự nhiên …Việc khai thác, sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi chưa hiệuquả

Hiện nay, chăn nuôi trâu bò trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang phát triểnmạnh, tuy nhiên, chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, tận dụng lao độngphụ, nhàn rỗi và tập quán chăn nuôi chủ yếu chăn thả tự do, phụ thuộc vào đồng

cỏ tự nhiên và một phần phụ phẩm nông nghiệp nhưng chưa đáp ứng được nhucầu về thức ăn xanh cho trâu, bò Mặt khác, bà con trồng cỏ chăn nuôi theohướng quảng canh, chưa đầu tư phù hợp nên năng suất chất xanh thu được thấp,chưa đáp ứng đủ thức ăn thô xanh cho chăn nuôi số lượng trâu, bò lớn, đặc biệtthiếu thức ăn về mùa khô hạn Giá cả nông sản tăng cao, người nông dân dànhđất cho việc trồng cây hàng năm như: cà phê, bắp, cây ăn quả diện tích cỏ tựnhiên gần như không còn, quỹ đất để trồng cỏ rất ít gây khó khăn trong việc pháttriển chăn nuôi đại gia súc Song song với đó, tâm lý và tập quán của bà conchăn nuôi vẫn thường cho rằng cây cỏ không cần phải chăm sóc kỹ lưỡng, dễsống nên không quan tâm đến năng suất chất lượng; đa số bà con đang dùng cácgiống cỏ chưa đảm bảo năng suất, chất lượng hay giống cỏ đang sử dụng đã bịthoái hóa

Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Khu trang trại chăn nuôi heo, bò kết hợp trồng cỏ và trồng nguyên liệu chăn nuôi”tại Xã Ea Sô, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắknhằm phát huy được tiềm năngthế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạtầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ chongànhchăn nuôi của tỉnh ĐắkLắk

 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Trang 14

 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của QuốcHộinước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 củaQuốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thunhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;

 Nghị định số 31/2021/NĐ-CPngày 26 tháng 03 năm 2021Quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổsung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

 Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 03 tháng 04 năm 2023 của Chính phủsửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;

 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chiphí đầu tư xây dựng;

 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm

2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanhnghiệp;

 Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xâydựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạchxây dựng;

 Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xâydựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tạiPhụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXDngày 31 tháng 08 năm 2021 của

Bộ Xây dựngban hành định mức xây dựng;

 Quyết định 510/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 19 tháng 05 năm 2023

về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộphận kết cấu công trình năm 2022

III MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN

III.1 Mục tiêu chung

Phát triển dự án “Khu trang trại chăn nuôi heo, bò kết hợp trồng cỏ và trồng nguyên liệu chăn nuôi” theohướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản

phẩm chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trịsản phẩm ngành nông nghiệp, đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm,

Trang 15

phục vụ nhu cầu trong nước, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quảkinh tế địa phương cũng như của cả nước. 

 Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái củakhu vực tỉnh Đắk Lắk

 Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế củađịa phương, của tỉnh Đắk Lắk

 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định chonhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoámôi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án

III.2 Mục tiêu cụ thể

 Phát triển mô hình chăn nuôi bò và heo thịt thương phẩm kết hợp trồng cỏthâm canh và trồng nguyên liệu chăn nuôi góp phần đảm bảo và duy trì đượcnguồn thức ăn trong chăn nuôi, giảm thiểu chi phí, gia tăng năng suất cũng nhưchất lượng thịt, đáp ứng nhu cầu về chất lượng thịt ngày càng cao của thị trường

 Cung cấp bò thịt và heo thịt thương phẩm cho khu vực tỉnh Đắk Lắk vàkhu vực lân cận

 Trồng cỏ và trồng nguyên liệu chăn nuôi nhằm tự chủ nguồn thức ăn chănnuôi, phát triển chăn nuôi bò và chăn nuôi heo theo hướng bền vững, cung cấp

cỏ và nguồn thức ăn chăn nuôi cho các trang trại chăn nuôi quanh khu vực, đápứng nhu cầu thị trường

 Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:

Chăn nuôi bò thịt cao sản 50,0 con/năm

Chăn nuôi bò thịt vỗ béo 175,0 con/năm (50 con/lứa) Chăn nuôi heo thịt 500,0 con/năm (200

Trang 17

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN

Bản đồ hành chính tỉnh Đăk Lăk

Đăk Lăk là tỉnh có đường biên giới dài 70 km chung với nướcCampuchia, trên đó có quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước rất thuậnlợi cho việc phát triển kinh tế vùng biên kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng

Trang 18

Địa hình

Đại bộ phận diện tích của tỉnh nằm ở phía Tây Trường Sơn, có hướngthấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc Địa hình đa dạng đồi núi xen kẽ bìnhnguyên và thung lũng, khái quát có thể chia thành các dạng địa hình chính sau:

Địa hình vùng núi gồm: vùng núi cao Chư Yang Sin có nhiều dãy núi caotrên 1.500 m, địa hình hiểm trở và vùng núi thấp, trung bình Chư Dơ Jiu: nằm ởphía Tây Bắc của tỉnh, độ cao trung bình 600 - 700 m

Địa hình cao nguyên chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh, địa hìnhbằng phẳng, đường Quốc lộ 14 gần như là đỉnh phân thuỷ, cao ở giữa và thấpdần về hai phía, địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, có 2 caonguyên lớn là: cao nguyên Buôn Ma Thuột và cao nguyên M'Drăk (cao nguyênKhánh Dương)

Địa hình bán bình nguyên Ea Súp là vùng đất rộng lớn nằm ở phía Tâytỉnh, tiếp giáp với các cao nguyên Bề mặt ở đây bị bóc mòn, có địa hình khábằng phẳng, đồi lượn sóng nhẹ, độ cao trung bình 180m

Địa hình vùng bằng trũng Krông Pắk - Lắk nằm ở phía Đông - Nam củatỉnh, giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và dãy núi cao Chư Yang Sin, độ caotrung bình 400 - 500 m

Khí hậu

Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng khí hậu Vùng phía TâyBắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô; Vùng phía Đông có khí hậumát mẻ, ôn hòa Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24°C, tháng nóng nhất và lạnhnhất chênh lệch nhau chỉ hơn 5°C

Nhìn chung đặc điểm khí hậu vừa bị chi phối của khí hậu nhiệt đới giómùa, vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên với nhiệt độ ôn hoà gần như quanhnăm, đã tạo ra các vùng sinh thái nông nghiệp thích hợp với nhiều loại câytrồng, nhất là các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như càphê, tiêu, cao su, điều, bông vải…

Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.312,5 nghìn ha Đất Đắk Lắk đượcchia thành các nhóm đất chính sau: đất xám (Acrisols) 579.309 ha (44,1%) hầuhết ở các huyện, trên dạng địa hình có độ dốc, đất đỏ (Ferralson) 311.340 ha

Trang 19

(23,7%) tập trung tại các khối bazan Buôn Ma Thuột, phần lớn có độ dốc thấp,tầng đất mịn dày khả năng giữ và hấp thu nước tốt Nhóm đất này thích hợp vớicác loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, dâu tằm , Đất nâu(Lixisols) 146.055 ha (11,1%) ở địa hình ít dốc , ngoài ra còn Đất phù sa(Fluvisols) 14.708 ha (1,1%); Đất Gley (Gleysols) 29.350 ha( 2,2%), Đất thanbùn (Histosols), Đất đen (Luvisols), Đất nâu thẫm (Phaeozems), Đất có tầng sétchặt, cơ giới phân dị (Planols) ký hiệu (PL), Đất mới biến đổi (Cambisols) kýhiệu CM; Đất xói mòn trơ sỏi đá (Leptosols); Đất nứt nẻ (Vertisols).

Chất lượng của một số loại đất như nhóm đất đỏ, phần lớn nằm trên địahình tương đối bằng phẳng rất phù hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngàynhư cà phê, cao su, v.v cho năng suất cao và chất lượng tốt Ngoài ra còn cónhiều loại đất khác như đất xám, đất nâu, đất nâu thẫm, thích nghi với nhiều loạicây trồng khác nhau như cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và một số câylâu năm khác

I.5 Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án

Kinh tế

Tổngsản phẩm(GRDP)6 tháng đầunăm 2023 trên địa bàntoàn tỉnh (giásosánh2010) ướcđạt 24.933,6tỷ đồng,đạt 39,58% kế hoạch,tăng 4,01% sovớicùng kỳnăm trước Trong đó,khu vực nônglâm nghiệp vàthủy sảnđạt7.051,2tỷ đồng,đạt31,66%kế hoạch,tăng 4,49%,đóng góp 1,26điểm phầntrămvào tốc độ tăng chung; Khu vực công nghiệp –xây dựng đạt 4.397,4tỷđồng,đạt40,25% so kế hoạch,tăng 2,09%, đónggóp 0,38điểm phầntrăm; Khuvựcdịch vụ đạt 12.294,8tỷ đồng,đạt 45,20kế hoạch,tăng 4,30%, đónggóp2,11điểm phần trăm; Thuế sản phẩm trừtrợ cấpsản phẩm đạt 1.190,2tỷđồng, đạt45,78% kế hoạch, tăng 5,49%,đóng góp 0,26điểm phần trăm vào tốc độtăng trưởng chung

Dân cư

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Đắk Lắk đạt1.869.322 người, mật độ dân số đạt 135 người/km² Trong đó dân số sống tạithành thị đạt 462.013 người, chiếm 24,7% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nôngthôn đạt 1.407.309 người, chiếm 75,3% dân số Dân số nam đạt 942.578 người,trong khi đó nữ đạt 926.744 người Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địaphương tăng 0,75 ‰ Đây cũng là tỉnh đông dân nhất vùng Tây Nguyên với hơn1,8 triệu dân Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2023 đạt 25,76%

Trang 20

I.6 Điều kiện tự nhiên xã Ea Sô

Địa lý

Xã Ea Sô nằm ở phía đông bắc huyện Ea Kar, có vị trí địa lý:

Phía bắc giáp tỉnh Gia Lai

Phía đông giáp tỉnh Phú Yên và huyện M'Drắk

Phía tây giáp xã Ea Sar và huyện Krông Năng

Phía nam giáp xã Ea Tih và thị trấn Ea Knốp

Theo thống kê năm 2019, xã Ea Sô có diện tích 321,07 km², dân số là4.300 người, mật độ dân số đạt 13 người/km²

Là một xã vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn nhưng Ea Sô cũng cómột số tiềm năng và lợi thế như: diện tích đất rộng và đặc biệt là hơn 24.000 harừng thuộc khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô

Trang 21

II ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG

I.7 Thị trường bò thịt

Năm 2022, sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 7,05 triệu tấn, song sảnlượng thịt bò mới chỉ có 474 nghìn tấn, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với thịt lợn và giacầm, chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng

Có nhiều lý do để bò nhập khẩu được tiêu thụ mạnh tại Việt Nam Đó là donhu cầu dùng thịt bò trong dân còn lớn Hiện trong khẩu phần ăn của người Việt,thịt trâu bò chỉ mới chiếm 7,3 kg/người/năm trong khi con số trung bình của thếgiới là 23% Trong đó, sản xuất trong nước mới đáp ứng được khoảng 40% sảnlượng thịt bò tiêu thụ, còn lại 60% nhập khẩu từ các nước khác

Yếu tố quan trọng không kém là giá cả và chất lượng thịt Giá thịt bò tại Úc

và nhiều nước rẻ hơn rất nhiều so với ở Việt Nam

Giá thịt bò trong nước và nhập khẩu (theo khảo sát tại một hệ thống phía Bắc

của báo Tuổi Trẻ)

Trong chiến lược phát triển sản xuất và thị trường thịt bò 10 năm tới, ViệtNam đặt mục tiêu đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ, đặc biệt là bòthịt để đến năm 2030 đạt trên 10% thịt bò trong tổng sản lượng thịt các loại(hiện là 7,4%) Cùng đó, số lượng và giá trị thương mại thịt bò trên thế giới

Trang 22

những năm tới có xu hướng tăng Đây là cơ hội để chăn nuôi bò thịt trong nước

Trong đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi mới đây, Bộ Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn xác định sẽ đẩy mạnh chăn nuôi bò thịt làm lợi thế để tăng giátrị gia tăng trong nông nghiệp

I.8 Thị trường thịt heo tại Việt Nam

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, các năm 2021 và 2022, Việt Namđều đứng thứ 6 trong số các nước có thị phần sản lượng thịt heo cao nhất thếgiới, chiếm 2,4% (2021) và 2,5% (2022) tổng sản lượng thịt heo toàn cầu

Trong số 10 nước tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới thì Việt Nam đứng thứ

6 với tỷ lệ tiêu thụ thịt heo/sản xuất là 105,4%, nghĩa là sản xuất thịt heo trongnước mới đáp ứng được 95% nhu cầu tiêu thụ thịt heo

Với hơn 3,1 triệu tấn thịt xẻ quy đổi năm 2022 cùng với 114 nghìn tấn thịt

xẻ nhập khẩu thì lượng thịt heo xẻ bình quân đầu người của Việt Nam khoảng32kg thịt heo xẻ/người/năm (năm 2021 khoảng 30kg thịt heo xẻ/người/năm)

Về giá thịt heo, từ đầu năm 2021, giá heo thịt thế giới chững lại và giảm

do sự tăng trưởng nguồn cung của các nước và khu vực có tăng trưởng mạnhnhư Trung Quốc, EU và Brazil

Tại Việt Nam, từ tháng 1/2021 đến tháng 10/2021 giá heo hơi xuấtchuồng giảm 30 - 50%, duy trì ở mức thấp 41.000 - 46.000 đồng/kg; đến tháng11/2021 tăng nhẹ và có xu hướng tăng dần đến tháng 6/2022, trong đó, mức caonhất quanh 54.000 - 57.000 đồng/kg; từ tháng 7/2022 đến tháng 9/2022 giá tăngcao đỉnh điểm 61.000 - 68.000 đồng/kg, cá biệt có nơi đạt 73.000 đồng/kg

Sau đó giảm dần đến đầu năm 2023 ở mức từ 50.000 - 52.000 đồng/kg.Giá heo thịt hơi xuất chuồng của 3 miền biến động khá thống nhất, không có

Trang 23

chênh lệch lớn giữa các vùng, tuy nhiên, do khả năng cung ứng khác nhau, giữacác tỉnh có sự chênh lệnh nhất định.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, chăn nuôi gia súc, gia cầm mặc dù pháttriển ổn định về số lượng đầu con nhưng giá các loại sản phẩm chăn nuôi củacác đối tượng vật nuôi heo, gà, trâu, bò, dê thấp hơn giá thành sản xuất trongthời gian dài đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận người chăn nuôi, khả năng táiđàn và tốc độ tăng trưởng các đàn vật nuôi

Cụ thể, giá thịt heo hơi xuất chuồng tháng 1 và 2 dao động trung bình51.000 - 52.000 đồng/kg và sang tháng 3 giảm xuống trung bình còn 49.000đồng/kg, giá tăng trở lại vào cuối tháng 4, sang tháng 5 giá trung bình 55.300đồng/kg; giá heo hơi trung bình tháng 6 đạt 59.000 đồng/kg

Giá thành sản phẩm thấp hơn giá thành sản xuất từ tháng 1 đến tháng 5 đãtác động đến tốc độ tăng trưởng số lượng đàn heo của cả nước (giảm đều từ10,4% tháng 1 xuống còn 2,5% tháng 6/2023), đặc biệt là những hộ chăn nuôiquy mô nhỏ

Đồ thị diễn biến giá thịt heo hơi xuất chuồng năm 2022 - 2023 (ĐVT: nghìn

đồng/kg - Nguồn Cục Chăn nuôi tổng hợp)

Trang 24

Giá heo hơi tiếp tục tăng trong tháng 6/2023, dao động trong khoảng58.000 - 63.000 đồng/kg, tăng từ 1.000 - 4.000 đồng/kg so với tháng 5/2023 tùykhu vực.

Như vậy, đến cuối tháng 6/2023, giá heo hơi trên cả nước tăng khoảng12% so với tháng đầu năm 2023 và tăng khoảng 5% so với cùng kỳ năm 2022

Ông Phạm Kim Đăng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông Nghiệp

và Phát triển nông thôn) - đánh giá, chăn nuôi chuyển dịch mạnh theo xu hướnggiảm chăn nuôi nhỏ lẻ ở hộ gia đình, tăng mạnh các hộ chăn nuôi chuyên nghiệp

và trang trại quy mô lớn

Trong 5 năm vừa qua, tỷ lệ chăn nuôi nông hộ giảm từ 5 - 7%/năm, riêngnăm 2019, 2022, cơ sở chăn nuôi nhỏ quy mô nông hộ giảm 15 - 20% Hiện naysản lượng heo sản xuất trong nông hộ nhỏ lẻ giảm còn 35 - 40%; sản lượng heosản xuất trong hộ chuyên nghiệp và trang trại đạt chiếm 60 - 65%

Cơ cấu nguồn cung thịt heo năm 2022 cho thấy, doanh nghiệp nội chỉchiếm 19%, hộ chăn nuôi chiếm 38%, doanh nghiệp FDI chiếm 43% (theo báocáo của Chứng khoán Vietcombank -VCBS)

Hiện, trong cơ cấu tiêu thụ thịt của người Việt, thịt heo chiếm tới 73,3%,thịt gia cầm là 17,5% và chỉ 9,2% còn lại là thịt đỏ (bò, trâu, dê, cừu…), ôngPhạm Kim Đăng nhận định, ngành chăn nuôi heo Việt Nam có một thị trườngnội địa rộng lớn gần 100 triệu dân với khách du lịch quốc tế ngày càng tăng saukhi các hoạt động du lịch, hoạt động văn hóa, lễ hội được tổ chức lại

Hơn nữa, thịt heo là loại thực phẩm được yêu thích và là một trong nhữngloại thực phẩm chính sử dụng hàng ngày của người Việt Nam Đây là nhữngthuận lợi cho phát triển ngành chăn nuôi heo trong thời gian tới Nhận định vềgiá heo hơi thời gian tới, ông Phạm Kim Đăng cho rằng, giá heo hơi có thể tăngnhưng sẽ không tăng đột phá

Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn - nhận định, ngành chăn nuôi sau thời gian dài đứng ở mức giá thấp, thậmchí thấp hơn giá thành thì hiện giá thịt heo đã có chuyển biến tích cực Giá heohơi nói riêng và giá thực phẩm có xu hướng tăng

I.9 Thị trường thức ăn chăn nuôi

Trong năm 2022, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao, dịch bệnh và yếu

tố đầu ra không ổn định là những khó khăn mà các doanh nghiệp trong chuỗi

Trang 25

ngành chăn nuôi tại Việt Nam đã phải đối mặt Tuy vậy, theo báo cáo từ Cụcchăn nuôi (Bộ NN&PTNT), giá trị sản xuất chăn nuôi trong năm 2022 ước tínhvẫn ghi nhận mức tăng trưởng 5,93% so với năm 2021 Tính đến nay, Việt Nam

đã lọt top 10 thế giới về sản lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản Cục Chăn nuôicũng đặt mục tiêu năm 2023, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi sẽ tiếp tục đà tăng

từ 4,5% đến 5,0%

Mặc dù là nước nông nghiệp nhưng thực tế Việt Nam lại phải nhập khẩuphần lớn nông sản làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN) Cácloại nguyên liệu này chiếm tới trên 60% giá TĂCN thành phẩm nên chỉ cần thịtrường nông sản thế giới biến động thì sẽ tác động ngay tức thì đến toàn bộchuỗi chăn nuôi trong nước"

Ngô, đậu tương, khô đậu tương và lúa mì là những loại nông sản chính màcác doanh nghiệp Việt Nam phải chi hàng tỷ USD để nhập về hàng năm Hiệnnay, Việt Nam đang là nước nhập khẩu khô đậu tương lớn thứ 3 và nhập khẩungô lớn thứ 6 trên thế giới

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã nhập khẩu 9,57 triệu tấnngô trong năm 2022 với kim ngạch đạt 3,33 triệu USD; giảm 4,5% về khốilượng nhưng tăng 15,6% về giá trị so với năm 2021 Nhập khẩu đậu tương năm

2022 đạt 1,84 triệu tấn với giá trị đạt 1,28 tỷ USD, giảm 8,9% về lượng nhưngtăng 7,9% về giá trị so với năm 2021

Trong lĩnh vực chăn nuôi, giống và thức ăn được xem là 2 điều kiện cơ bản

và quan trọng nhất quyết định tính cạnh tranh trong ngành Để cạnh tranh vớicác doanh nghiệp ngoại với nguồn lực tài chính dồi dào cùng công nghệ tiêntiến, các nhà máy và hộ sản xuất vẫn cần giải pháp dài hạn cho mắt xích nguồnnguyên liệu

Trang 26

Theo dữ liệu từ MXV, giá ngô và đậu tương thế giới đang duy trì ở mứccao do đà tăng từ cuối năm ngoái, được thúc đẩy bởi tình hình hạn hán nghiêmtrọng tại Argentina Dự báo sản lượng đậu tương của nước này trong niên vụ2022/23 đã bị Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) cắt giảm tới 8,5 triệu tấn so với mức

kỳ vọng 49,5 triệu tấn được đưa ra vào đầu niên vụ

Tuy nhiên, tính cả 3 quốc gia sản xuất lớn ở Nam Mỹ gồm Brazil,Argentina và Paraguay thì tổng sản lượng đậu tương đạt mức 204 triệu tấn, tăng14,8% so với năm ngoái Trong thời gian tới, trọng tâm của thị trường nông sản

sẽ dần chuyển sang mùa vụ sắp được gieo trồng tại Mỹ

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu nhómhàng thức ăn gia súc và nguyên liệu về Việt Nam tháng 6/2023 tăng 2,7% so vớitháng 5/2023 nhưng giảm 29,6% so với tháng 6/2022, đạt 405,63 triệu USD.Tính chung trong 6 tháng năm 2023 nhập khẩu nhóm hàng này đạt trên 2,34 tỷUSD, giảm 10,7% so với 6 tháng năm 2022

Trang 27

Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 6 tháng năm 2023 (Theo số liệu công

bố ngày 12/7/2023 của TCHQ)

Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu nhiều nhất từ thị trườngAchentina, chiếm 25,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cảnước, đạt gần 592,82 triệu USD, giảm 20,9% so với 6 tháng năm 2022; trong đóriêng tháng 6/2023 đạt 113,86 triệu USD, tăng mạnh 37,5% so với tháng 5/2023nhưng giảm 43% so với tháng 6/2022

Đứng thứ 2 là thị trường Ấn Độ chiếm tỷ trọng 15%, đạt 352,85 triệuUSD, tăng mạnh 111% so với cùng kỳ năm 2022; riêng tháng 6/2023 nhập khẩu

từ thị trường này đạt trên 16,25 triệu USD, giảm 70,6% so với tháng 5/2023 vàgiảm 22,5% so với tháng 6/2022

Tiếp đến thị trường Mỹ trong tháng 6/2023 nhập khẩu tăng 33,7% so vớitháng 5/2023 và tăng 39,3% so với tháng 6/2022, đạt gần 62,94 triệu USD; cộng

Trang 28

chung cả 6 tháng năm 2023 nhập khẩu từ thị trường này tăng nhẹ 6,4% so với 6tháng năm 2022; đạt 343,83 triệu USD, chiếm 14,7% trong tổng kim ngạch.

Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ thị trường Đông Nam Átrong 6 tháng năm 2023 giảm 19,7% so với 6 tháng năm 2022, đạt 155,36 triệuUSD

Hiện nay, tổng nhu cầu thức ăn tinh (ngô, khô dầu đậu tương, cám, bộtcá…) của toàn ngành chăn nuôi của Việt Nam khoảng 33 triệu tấn/năm, chủ yếudùng cho chăn nuôi lợn và gia cầm Để đáp ứng nhu cầu này, nước ta cần sốlượng rất lớn nguyên liệu thức ăn tinh, trong khi trong nước chỉ cung cấp đượckhoảng 13 triệu tấn/năm (chiếm khoảng 35% tổng nhu cầu), số còn lại từ nguồnnhập khẩu (chiếm khoảng 65%)

Đối với chất phụ gia và thức ăn bổ sung (vitamin, axit amin), Việt Namphải nhập khẩu tới 80% do nước ta không có công nghệ sản xuất, thị trường tiêuthụ nhỏ không thu hút được đầu tư, mà chỉ sản xuất được một lượng nhỏ thức ăn

bổ sung khoáng, chế phẩm vi sinh và thảo dược

Nhìn chung, khó khăn lớn nhất là năng lực sản xuất nguyên liệu thức ănchăn nuôi trong nước hạn chế, phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu

I.10 Dự báo, triển vọng

Xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi sẽ thuận lợi hơn trước đây do các nướctham gia Hiệp định CPTPP và EVFTA bắt buộc phải mở của thị trường đối vớinhiều sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là các sản phẩm đã qua chế biến Theo dựbáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), giá thịt gia cầm và cá dự kiến sẽ tăng 5 -6%, thịt bò tăng 7,5 - 8,5%, thịt heo tăng 7 - 8%

FAO và OECD từng nhấn mạnh rằng châu Á và Thái Bình Dương là khuvực duy nhất trên thế giới mà tỷ lệ tiêu thụ thịt bò được dự báo sẽ tăng khôngngừng cho đến năm 2030 bởi xét đến cái nền so sánh thấp trước đó

Nhu cầu tiêu thụ thịt bò tại Trung Quốc đặc biệt tăng cao Các tổ chứctrên dự báo rằng lượng thịt bò tiêu thụ tại Trung Quốc được dự báo tăng 8% từnay cho đến năm 2030 sau khi tăng 35% trong thập kỷ qua

Nhu cầu đối với thịt bò ở Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng5-6%/năm Hiện mức tiêu thụ thịt bò trung bình của người Việt đạt 3,15 kg thịtxẻ/người/năm và sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới

Trang 29

Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi một số yếu tố ở trong nước, baogồm quy mô dân số gần 100 triệu người, GDP của nền kinh tế tăng và quá trình

đô thị hóa ngày càng nhanh chóng, dẫn đến nhu cầu cao hơn của người tiêudùng đối với sản phẩm thịt

Năm 2022, sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 7,05 triệu tấn, song sảnlượng thịt bò mới chỉ có 474 nghìn tấn, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với thịt lợn và giacầm, chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng

Theo Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam, trong nước hiện mới sảnxuất, cung cấp được 40-45% nhu cầu tiêu dùng thịt bò, số còn lại khoảng 55-60% phải nhập khẩu từ nước ngoài Do vậy, việc phát triển các dự án về chănnuôi bò thịt là rất cần thiết

III QUY MÔ CỦA DỰ ÁN

III.1 Các hạng mục xây dựng của dự án

Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau:

Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị

Trang 30

III.2 Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư(ĐVT: 1000 đồng)

Ghi chú: Dự toán sơ bộ tổng mức đầu tư được tính toán theo Quyết định 510/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 19 tháng 05 năm

2023 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2022, Thông tư

số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng và Phụ lục VIII về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.

Trang 31

IV ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

IV.1 Địa điểm xây dựng

Dự án“Khu trang trại chăn nuôi heo, bò kết hợp trồng cỏ và trồng nguyên liệu chăn nuôi” được thực hiệntại tỉnh Đắk Lắk.

Vị trí thực hiện dự án

IV.2 Hình thức đầu tư

Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới

V NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO V.1 Nhu cầu sử dụng đất

Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất

V.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án

Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địaphương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện làtương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời

Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sửdụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương Nên cơ bản thuận lợi choquá trình thực hiện

Vị trí thực hiện dự án

Trang 32

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG

NGHỆ

I PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình

II PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ I.11 Kỹ thuật chăn nuôi bò

I.11.1 Kĩ thuật chăn nuôi bò thịt

a) Công nghệ chăn nuôi bò thịt

Chọn giống bò tốt

Chọn giống bò lai Sind hoặc bò Italia màu trắng, chọn những con có thểchất khỏe mạnh; ngoại hình cân đối, lông óng mượt da mềm; đầu cổ linh hoạt,mặt ngắn chán rộng mắt sáng, mõm bẹ bộ răng còn tốt; lưng dài, thẳng, ngựcsâu, rộng bụng tròn gọn; mông nở, đuôi dài, gốc đuôi to; chân thẳng, bước đivững trãi, chắc chắn, móng khít; yếm rộng, bao da rốn phát triển

Chế độ ăn cho bò

Trang 33

Để cho bò phát triển khỏe mạnh và năng suất nhất cần phải đảm bảo nguồnnăng lượng cao được ăn vào hàng ngày là 2,5% trọng lượng cơ thể Đơn giảnnhư nếu trọng lượng cơ thể bò là 200kg thì cần phải cung cấp khoảng 5kg vậtchất khô trong một ngày, còn với thức ăn thô xơ khoảng 15 – 20 kg.

Khẩu phần ăn hợp lý cho bò nhốt chuồng bao gồm: các loại thức ăn thôxanh, phụ phẩm, thức ăn tinh, thức ăn bổ sung chất khoáng và vitamin

Thức ăn thô xanh: Gồm các loại cỏ băm nhỏ, thức ăn băm nhỏ ủ chua, phụphẩm nông nghiệp băm nhỏ, phụ phẩm công nghiệp ( bã bia, rượu, rỉ mật, bãmía, bã đậu, vỏ hoa quả…) chiếm từ 55 – 60% vật chất khô có trong khẩu phầnăn

Thức ăn tinh tổng hợp: Các loại sắn nghiền nhỏ, ngô bắp nghiền, khô dầulạc, bột keo dậu…Thức ăn tinh tổng hợp chiếm khoảng 40 – 45% vật chất khôtrong khẩu phần ăn của bò

Giai đoạn 1 - 5 tháng tuổi

Từ khi bê sơ sinh đến 30 ngày tuổi: Cho bê bú sữa đầu càng sớm càng tốt.Nuôi bê cạnh bò mẹ, tại chuồng, không chăn thả (bê bú sữa mẹ); Luôn giữ ấm,tránh gió lùa, cho bê nằm chỗ khô sạch

Từ tháng thứ 2 - 3: Tập cho bê ăn cỏ xanh phơi khô được nắng Cỏ tươi rửasạch để ráo, cho bê ăn thức ăn xanh và thức ăn tinh (thức ăn tinh 0,6 - 0,7kg/con/ngày đảm bảo mức dinh dưỡng 100g protein, năng lượng trao đổi 2.800Kcal/kg

Từ tháng thứ 4 - 5: Lượng thức ăn thô khoảng 5 - 7 kg cỏ/con/ngày, thức ăntinh 0,6 - 0,8 kg/con/ngày; Tập cho bê ăn thêm ít thức ăn củ quả như khoai lang,

bí đỏ… Trời nắng ấm tập cho bê vận động tự do dưới ánh nắng để bê có đủVitamin D3, tạo cho bộ xương cứng cáp

Giai đoạn 6 - 20 tháng tuổi

Khi bê được 6 tháng tuổi tiến hành cai sữa và cho bê ăn thức ăn thô xanhvới lượng 10 kg/con/ngày; Bê 7 - 12 tháng tuổi cần 15 kg/con/ngày; Bê 13 - 20tháng tuổi cần 30 kg/con/ngày, lượng thức ăn tinh 0,8 - 1 kg/con/ngày (đảm bảomức dinh dưỡng tối thiểu 100g protein và năng lượng trao đổi 2.800 Kcal/kg).Lưu ý: Nếu bê ở giai đoạn này nuôi nhốt cần cho bê vận động 2 - 4 giờ/ngày

Giai đoạn vỗ béo

Trang 34

Cung cấp thức ăn tinh 1,5 - 2,5 kg/con/ngày (đáp ứng mức protein tối thiểu100g và năng lượng 2.800 Kcal/kg thức ăn), kết hợp cho bò ăn thức ăn thô xanh

30 kg/con/ngày

Cho bò uống nước đầy đủ 50 - 60 lít/con/ngày Luôn có nước sạch trongmáng uống trong thời gian vỗ béo Nên bổ sung 20 - 30 g muối ăn vào nướcuống cho bò mỗi ngày

Thường xuyên tắm chải để kích thích bò ăn uống Mùa hè tắm 2 lần/ngày.Mùa đông chải khô 2 lần/tuần bằng bàn chải Kết hợp tắm nắng 2 giờ/ngày,giảm nhiệt độ và cường độ ánh sáng chuồng nuôi Trong thời gian vỗ béo bò cầnnuôi nhốt hoàn toàn, giảm vận động, tăng cường cho bò ăn các loại thức ăn giàudinh dưỡng, năng lượng

Kiểm tra tăng trọng của bò bằng cách đo hoặc cân Khi bò đã béo đúng tiêuchuẩn, quan sát vùng võng (vùng lưng) đã béo thì xuất bán Ghi chép về tìnhtrạng sức khỏe và tiêu tốn thức ăn của bò để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp

Phòng bệnh

Thường xuyên theo dõi sức khỏe của bò để kịp thời phát hiện các dấu hiệunhằm đưa ra những biện pháp trị bệnh kịp thời

Thức ăn, nước uống phải đảm bảo sạch sẽ, đạt yêu cầu

Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại Máng ăn, máng uống phải được dọn sạch trướckhi cho ăn, cho uống hàng ngày Chất thải rắn như phân, rác, thức ăn thừa phảiđược dọn ngày 2 - 3 lần ngay trước lúc cho ăn và phải chuyển ra đúng nơi quyđịnh để xử lý

Định kỳ 2 lần/tháng phun sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi bằngBenkocid, Cloramin 3 - 5% Tiêu diệt côn trùng (chuột, ruồi, muỗi, ve…) lànhững vật trung gian truyền bệnh Sau mỗi đợt nuôi dùng nước vôi 20% quéttoàn bộ khu vực chuồng nuôi

Tuân thủ nghiêm ngặt lịch tiêm phòng vaccine Đối với bệnh lở mồm longmóng, tụ huyết trùng tiêm lần 1 vào tháng 2 - 3 hàng năm, sau 6 tháng tiêm nhắclại lần 2 Định kỳ tẩy giun đũa cho bê vào tháng thứ nhất, tháng thứ 3 và thángthứ 9 (bằng Piperazin với liều 2 - 3 g/10kg trọng lượng)

Ngoài ra, nếu bò hoặc bê bị bệnh cần phải cách ly triệt để, điều trị dứt điểmkhi khỏi hẳn mới cho nhập đàn nuôi

Trang 35

b) Xây dựng chuồng trại

Chuồng trại chăn nuôi bò thịt được xây dựng ở nơi cao ráo, sạch sẽ.Chuồng nên xây theo hướng Đông Nam hoặc Nam để đảm bảo thoáng mát vềmùa hè, ấm áp về mùa đông

Diện tích chuồng bình quân 3 m2/con, giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi; 13 - 24tháng, bình quân 4 m2/con; Có thể ngăn thành các ô rộng để nuôi nhốt 5 - 7 concùng 1 chuồng hoặc dùng ống kẽm hàng cũi để nuôi nhốt riêng thành từng con.Nền chuồng phải chắc chắn (lát gạch hay bê tông), dễ dọn vệ sinh; Có độ dốc 2 -3% về phía rãnh thoát Phải có tường chuồng, hàng rào bao quanh khu vực nuôi

Rãnh thoát nước

Rãnh thoát nước là một trong những bộ phận cần thiết nhất, giúp đảm bảochuồng nuôi bò được khô ráo và sạch sẽ cũng như giúp khâu dọn vệ sinh chuồngđơn giản hơn rất nhiều Cách tốt nhất là bạn nên bố trí rãnh ở cả phía trước vàsau với độ dốc vừa đủ và nối liền với cống rãnh thoát nước nói chung Rãnhthoát nước tiểu có độ dốc 0,2 – 0,5% là hợp lý nhất

Máng ăn, uống:

Thông thường, chất liệu sử dụng để làm máng ăn, máng uống là xi măng,

bê tông, tuy nhiên cũng có thể sử dụng chất liệu là gỗ để làm máng ăn, uống chovật nuôi Đáy máng thường phải cao hơn nên 0.2m để thuận tiện cho vật nuôi cóthể ăn uống Ngoài ra, nên chú ý đến việc thiết kế lòng máng trơn láng để thuậnlợi cho quá trình vệ sinh sau này

Tường chuồng:

Tường chuồng có thể tận dụng các vật liệu có sẵn như tre, nứa, hoặc nếu cóđiều kiện bạn có thể sử dụng chất liệu tốt như kim loại, inox để tăng độ bền chochuồng nhưng tốt nhất vẫn là gạch vì gạch có thể giữ ấm cho vật nuôi vào mùalạnh Tuy nhiên, chuồng trại nên có cửa vững chắc và kín để có thể che chănmưa gió cũng như thời tiết lạnh vào những ngày mùa đông

Trang 36

nhất của mái chuồng là vừa đến nơi có rãnh thoát nước, điều này đảm bảo chochỗ ở của vật nuôi luôn được khô ráo, thoáng mát.

Chất liệu để làm mái chuồng tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi hộ giađình Có nhiều loại chất liệu có thể sử dụng làm mái che như tấm fibro, tôn thaythậm chí chỉ là mái tranh Tuy nhiên, tốt hơn cả là gạch ngói vì gạch ngói có khảnăng chống nóng tốt nhất cho vật nuôi nhưng chi phí rất cao

Hố phân:

Về cơ bản, hố phân thường được xây dựng ngay gần chuồng để thuận tiệncho việc vận chuyển Khi xây dựng hố phân cần lát gạch, tráng xi măng và bắtbuộc phải có nắp đậy đầy đủ để đảm bảo vệ sinh môi trường

Nhà kho chứa thức ăn:

Trong chăn nuôi gia súc nhai lại nói chung và bò thịt nói riêng kho chứa cỏkhô và rơm khô rất quan trọng Nhà kho cần xây ở vị trí thuận lợi và gần vớichuồng trại để thuận lợi cho việc cho ăn

I.11.2 Kỹ thuật nuôi bò thịt vỗ béo

Làm chuồng

Chuồng nuôi nhốt bò cần đảm bảo ấm áp về mùa đông, thoáng mát vềmùa hè, nền chuồng không trơn trượt, có độ dốc để thoát nước, luôn khô ráo

Trang 37

đảm bảo thuận tiện trong khâu chăm sóc quản lý nuôi dưỡng Máng ăn và uốngcủa bò nên làm bằng xi măng, đặt theo chiều dài hành lang chuồng để tiện choviệc phân phối thức ăn Cần làm lưới che cho bò không bị ruỗi muỗi quấy phánhất là vào mùa mưa, nếu không tận dụng phân bò làm hầm Bioga có thể chiachuồng bò thành 2 khu riêng biệt Một bên nuôi bò và một bên chứa phân tươi

để bán

Vệ sinh chuồng bò vào mỗi buổi sáng sớm để đảm bảo bò luôn được sạch

sẽ và lưu ý trong nuôi bò vỗ béo tránh để bò di chuyển nhiều khi dọn vệ sinhđồng thời cố định vị trí mỗi con bò, hạn chế di chuyển bò

Chọn giống

Giống là một trong những vấn đề quan trọng nhất, giống khác nhau thì tốc

độ sinh trưởng phát triển tích lũy thịt, mỡ cũng khác nhau Hiện nay trên thế giớinhiều giống bò có tỉ lệ thịt sẻ tới 70%, tỉ lệ thịt tinh trên 50%, giá trị dinh dưỡngthịt rất cao và thơm ngon Do đó ngoài các giống bò chuyên thịt cũng nên chọnlọc những con bê đực khỏe mạnh đưa vào nuôi dưỡng với một chế độ thích hợp

để vỗ béo tăng lượng thịt chất lượng cao góp phần nâng cao thu nhập

Trang 38

Bò đực lai sind rất thích hợp cho chăn nuôi vỗ béo.

Chăm sóc

Vỗ béo là dùng biện pháp dinh dưỡng, chăm sóc, nuôi dưỡng làm chokhối lượng con vật tăng nhanh và phẩm chất thịt được cải thiện Thời gian vỗbéo tùy thuộc vào phương thức vỗ béo, thức ăn, giống, độ béo của bò Thời gian

vỗ béo quá ngắn thì thịt sẽ nhiều nước, ngược lại thời gian vỗ béo thích hợp thìchất lượng sẽ cao hơn Do đó trong khẩu phần thức ăn vỗ béo cho bò phải đảmbảo giàu đạm và nhiều sắt thì thịt bò sẽ đỏ đậm Khẩu phần thức ăn có nhiều bộtbắp thì mỡ bò sẽ vàng, thịt thơm ngon và khẩu phần thức ăn có tỉ lệ các phụphẩm công nghiệp thì thịt bò sẽ có thớ lớn và nhiều mỡ dắt, mỡ giữa các lớpthịt

Nguồn thức ăn chủ yếu của bò là cỏ tươi, rơm rạ, cỏ khô, thức ăn xanh thô

và củ quả Dự án tận dụng đất để trồng cỏ, đặc biệt là cỏ Va06, cỏ sả và cỏMulato vì các loại cỏ này có hàm lượng chất dinh dưỡng cao phù hợp cho nuôi

bò vỗ béo Việc trồng cỏ để đảm bảo nguồn thức ăn và cung cấp đầy đủ lượngdinh dưỡng cần thiết cho bò còn giúp tiết kiệm được thời gian công sức Bòđược vỗ béo sẽ tăng được lượng thịt góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tăngthu nhập cho người chăn nuôi, ngoài ra nên cho bò ăn thêm thức ăn tinh

Thức ăn tinh cho bò vỗ béo gồm các loại cám gạo, bỗt mì, cám bắp, cámhỗn hợp, bã khô dầu, bã đậu Lương thức ăn tinh của mỗi con bò là khoảng 5kg/ngày, thường cho ăn vào buổi sáng Tùy theo từng giai đoạn nếu là bò cái đang

có chửa hoặc cho con bú thì nên bổ sung thêm 30-40g bột xương

Lúc đầu cho bò ăn nhiều thức ăn thô xanh, ít thức ăn tinh để bò làm quenvới khẩu phần năng lượng cao Nếu ngay từ đầu bò ăn nhiều thức ăn tinh có thể

sẽ bị chết do ngộ độc axit axiroxit, thức ăn thô xanh cần sử dụng kết hợp vớithức ăn tinh để tạo ra một khẩu phần ăn hoàn chỉnh Với khẩu phần ăn là cỏ tươichúng tôi dùng máy phay nhỏ để bò ăn hết thức ăn tránh lãng phí

Thức ăn luôn đảm bảo sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh máng ăn, mánguống để đảm bảo sức khỏe cho bò

Luôn đảm bảo nước uống cho bò, đặc biệt là vào mùa khô hanh luôn đảmbảo cho bò có nước sạch và cho uống không hạn chế Nếu thiếu nước sẽ ảnhhưởng tới quá trình trao đổi chất và dẫn đến giảm khối lượng cơ thể Nước uốngcủa bò cần phải đảm bảo vệ sinh, nên pha thêm muối vào nước cho bò uống để

bổ sung muối cho bò với tỉ lệ cứ 20 lít nước pha với 100g muối hạt

Trang 39

Vệ sinh chuồng trại là việc nên làm vào mỗi buổi sáng sớm vì ngoài việcđảm bảo cho chuồng nuôi luôn sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát thì vệ sinh chuồngtrại chính là biện pháp giúp phòng tránh bệnh cho bò Bên cạnh đó trong phòngbệnh cho bò cũng cần lưu ý làm lưới che bao quanh chuồng để hạn chế ruồimuỗi Nếu vào mùa mưa có nhiều côn trùng có thể phun thuốc xịt muỗi đảm bảonguồn thức ăn nước uống luôn sạch sẽ, thường xuyên kiểm tra đàn bò định kỳtẩy ký sinh trùng cho bò.

Thời gian nuôi vỗ béo bò của dự án là 3,5 tháng (khoảng 100-105 ngày)

Như vậy trong quá trình kỹ thuật nuôi bò vỗ béo cần thực hiện tốt các quy trình sau:

 Chuồng nuôi phải đảm bảo khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùađông

 Nền chuồng cao ráo, không trơn trượt, có độ dốc để thoát nước

 Phải làm lưới che để tránh côn trùng, ruồi muỗi

 Chọn con giống khỏe mạnh có bộ khung to

 Thức ăn cho bò phải đảm bảo đủ cả thức ăn thô xanh và thức ăn tinh

 Bổ sung muối cho bò trong nước uống

 Thường xuyên kiểm tra và tẩy trùng chuồng trại, tẩy ký sinh trùng đểphòng tránh bệnh cho bò

Thời gian nuôi bò vỗ béo thời gian nuôi bò vỗ béo của dự án là 3,5 tháng(khoảng 100-105 ngày)

II.1 Kỹ thuật chăn nuôi heo thịt

II.1.1 Chuồng trại và con giống

Chọn địa điểm cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát, có rèm che lúc mưa gió Nênxây dựng chiều dài chuồng theo hướng Đông - Tây để tránh bức xạ mặt trời.Nền chuồng làm bằng xi măng, có độ dốc khoảng 2%, không tô láng (để tránhhiện tượng heo bị trượt)

Đối với heo thịt nên chọn nuôi heo lai 3 máu để phát huy ưu thế lai (heomau lớn, khả năng chống bệnh cao, tỷ lệ nạc nhiều…)

II.1.2 Thức ăn và cách cho ăn

1 Thức ăn

Trang 40

Thức ăn là yếu tố quan trọng nhất trong chăn nuôi heo thịt, thức ăn tốtgiúp heo mau lớn, lãi suất cao, nâng cao phẩm chất quầy thịt Tùy theo điều kiện

Tỷ lệ tối đa của các loại nguyên liệu

- Khoai mì: Có chứa HCN rất độc, nên sử dụng nguyên liệu đã qua chếbiến

- Đậu nành phải được rang chín, nếu cho ăn sống dễ gây tiêu chảy, nhưngkhông nên rang cháy

- Bột cá: Sử dụng bột cá loại tốt, không nên để lẫn sạn, cát…

- Premix: Là chế phẩm bổ sung thêm axit amin, vitamin, khoáng vilượng… Premix có nhiều loại khác nhau Aminoaxit (Mỹ), Vitamin (Nhật),Embavit (Anh), premix cho các loại heo số 1-4 (Bayer), Polypac (Đại học Nônglâm Tp HCM) Liều lượng theo lời chỉ dẫn

- Một số công thức trộn thức ăn heo thịt:

Ngày đăng: 18/11/2024, 09:07

w