Điều quan trọng sống còn đối với cácdoanh nghiệp là nhà quản trị marketing phải nghiên cứu tìm hiểu khách hàng để pháthiện ra những đòi hỏi về các khía cạnh lợi ích khác nhau tiềm ẩn tro
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
Khoa Tài chính Ngân hàng - Quản Trị Kinh Doanh
TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ MARKETING
Đề tài: Chính sách sản phẩm của công ty Unilever
cho sản phẩm Sunsilk
Quy Nhơn, tháng 10 năm 2012
Trang 2Mục lục
Trang
Lời nói đầu 2
Chương I Cơ sở lý luận về chính sách sản phẩm của Sunsilk 3
I Khái niệm 3
1 Sản phẩm theo quan điểm marketing 3
2 Cấp độ các yếu tố cấu thành đơn vị sản phẩm 3
3 Phân loại sản phẩm 4
II Nội dung 5
A Nhãn hiệu 5
B Bao gói 6
C Dịch vụ 7
D Chủng loại và danh mục sản phẩm 7
E Thiết kế và marketing sản phẩm mới 8
F Chu kỳ sống của sản phẩm 10
Chương II Thực trạng chính sách sản phẩm của Sunsilk 12
I Khái quát doanh nghiệp 12
II Thực trạng chính sách sản phẩm Sunsilk 13
1 Quyết định về nhãn hiệu 13
2 Quyết định về bao gói và bao gói 15
3 Chủng loại và danh mục sản phẩm 18
4 Thiết kế và marketing sản phẩm mới 21
Chương III Giải pháp cho chính sách sản phẩm Sunsilk 24
Lời kết 25
Tài liệu tham khảo 26
Trang 3Lời nói đầu
Quảng cáo-Marketing luôn là công cụ rất quan trọng đối với nhà sản xuất khimuốn tung sản phẩm của mình ra thị trường Nhưng muốn điều đó được thực hiệnthành công thì các nhà sản xuất cần lập cho mình những chiến dịch marketting hợp lý
và cụ thể Việc xây dựng được Chiến lược cho sản phẩm là một công việc rất khókhăn, là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp nhằm thực hiện có hiệuquả nhất ba mục tiêu: lợi nhuận,vị thế và an toàn
Để lập được kế hoạch marketting cụ thể thì nguời lập ra kế hoạch marketingphải trả lời được các câu hỏi, như:
- Đối tượng khách hàng mà sản phẩm hướng tới là gi?
- Sản phẩm nằm ở phân khúc nào của thị trường?
- Sản phẩm có những ưu thế gì?
- Thời gian để tung sản phẩm ra thị trường là khi nào?
- Khi sản phẩm tung ra thị trường thì lụa chọn hình thức quảng cáo-Marketingnào cho phù hợp?
Và trong bài tiểu luận này thì sản phẩm mà chúng em đưa ra để lập kế hoạch làdầu gội đầu sunsilk Đây là một mặt hàng đương được ưa chuộng không chỉ ở thịtrường Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thị trường thế giới Trong một thị trườngkhốc liệt như thị trưòng về dầu gội đầu thì việc cạnh tranh là không thể tránh khỏi, đểlàm mới được mình và giành được lòng tin trong khách hàng chính là điều kiệnđể dẫntới sự thành công cuả các nhà kinh doanh Để phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu vàmong muốn của khách hàng thì sunsilk đã thiết kế và đưa ra những dòng sản phẩm tốtnhất, phục vụ cho mọi khách hàng
Trước tình hình thực tế và sau thời gian nghiên cứu, cùng những hiểu biết vềcông ty và những kiến thức đã được học, nhóm em xin thực hiện đề tài với nội dung:
“Chiến dịch đưa sản phẩm sunsilk của tập đoàn Unilever đến thị trường Việt Nam”
Đây là bản kế hoạch được lập dựa trên những gì mà chúng em được học Bàitiểu luận này nếu còn nhiều thiếu sót và chưa hợp lý thì chúng em rất mong nhận được
sự đóng góp của thầy cô và các bạn
Trang 4CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM CỦA
SUNSILK
I Khái niệm:
1 Sản phẩm theo quan điểm marketing
Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay ướcmuốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sửdụng hay tiêu dùng
2 Cấp độ các yếu tố cấu thành đơn vị sản phẩm:
Cấp độ cơ bản nhất là sản phẩm theo ý tưởng Sản phẩm theo ý tưởng có chứcnăng cơ bản là trả lời câu hỏi: về thực chất, sản phẩm này thỏa mãn những điểm lợi íchcốt yếu nhất mà khách hàng sẽ theo đuổi là gì? Và chính đó là những giá trị mà nhàkinh doanh sẽ bán cho khách hàng Những lợi ích cơ bản tiềm ẩn đó có thể thay đổitùy những yếu tố hoàn cảnh của môi trường và mục tiêu cá nhân của các khách hàng,nhóm khách hàng trong bối cảnh nhất định Điều quan trọng sống còn đối với cácdoanh nghiệp là nhà quản trị marketing phải nghiên cứu tìm hiểu khách hàng để pháthiện ra những đòi hỏi về các khía cạnh lợi ích khác nhau tiềm ẩn trong nhu cầu của họ.Chỉ có như vậy họ mới tạo ra những sản phẩm có những khả năng thỏa mãn đúng vàtốt những lợi ích mà khách hàng mong đợi
Cấp độ thứ hai là sản phẩm hiện thực Đó là những yếu tố phản ảnh sự có mặttrên thực tế hàng hóa Những yếu tố đó bao gồm: các chỉ tiêu phản ánh chất lượng, cácđặc tính, bố cục bề ngoài, đặc thù, tên nhãn hiệu cụ thể và đặc trưng của bao gói.Trong thực tế, khi tìm mua những lợi ích cơ bản, khách hàng dựa những yếu tố này
Và cũng nhờ những yếu tố này nhà sản xuất khẳng định sự hiện diện của mình trên thịtrường, để người mua tìm đến doanh nghiệp, họ phân biệt hàng hóa của hãng này sovới hãng khác
Cuối cùng là sản phẩm bổ sung Đó là những yếu tố như: tính tiện lợi cho việclắp đặt, những dịch vụ bổ sung sau khi bán, những điều kiện bảo hành và điều kiệnhình thức tín dụng Chính nhờ những yếu tố này đã tạo ra sự đánh giá mức độ hoànchỉnh khác nhau, trong sự nhận thức của người tiêu dùng, về mặt hàng hay nhãn hiệu
cụ thể Khi mua những lợi ích cơ bản của một hàng hóa bất kỳ khách hàng nào cũng
Trang 5lợi ích cơ bản mà khách hàng mong đợi lại phụ thuộc vào những yếu tố bổ sung mànhà kinh doanh sẽ cung cấp cho họ Vì vậy từ góc độ nhà kinh doanh, các yếu tố bổsung trở thành một trong những vũ khí cạnh tranh của các nhãn hiệu hàng hóa
3 Phân loại sản phẩm
3.1 Phân loại theo thời hạn sử dụng và hình thái tồn tại:
- Hàng hóa lâu bền: là những vật phẩm thường được sử dụng nhiều lần
- Hàng hóa sử dụng ngắn hạn: là những vật phẩm được sử dụng một lần haymột vài lần
- Dịch vụ: là những đối tượng được bán dưới dạng hoạt động, ích lợi hay sựthỏa mãn
3.2 Phân loại hàng tiêu dùng theo thói quen mua hàng:
- Hàng hóa sử dụng thường ngày: đó là hàng hóa mà người tiêu dùng mua choviệc sử dụng thường xuyên trong sinh hoạt
- Hàng hóa mua ngẫu hứng: đó là những hàng hóa được mua không có kế hoạchtrước và khách hàng cũng không chủ ý tìm mua
- Hàng hóa mua khẩn cấp: đó là những hàng hóa mà việc mua diễn ra lâu hơn,đồng thời khi mua khách hàng thường lựa chọn, so sánh, cân nhắc về công dụng, kiểudáng, chất lượng, giá cả của chúng
- Hàng hóa cho các nhu cầu đặc thù: đó là những hàng hóa có những tính chấtđặc biệt hay hàng hóa đặc biệt mà khi mua người ta sẵn sàng bỏ thêm sức lực, thờigian để tìm kiếm và lựa chọn chúng
- Hàng hóa cho các nhu cầu thụ động: đó là những hàng hóa mà người tiêudùng không hay biết và thường cũng không nghĩ đến việc mua chúng
3.3 Phân loại hàng tư liệu sản xuất
- Vật tư và chi tiết: đó là những hàng hóa được sử dụng thường xuyên và toàn
bộ vào cấu thành sản phẩm được sản xuất ra bởi nhà sản xuất
- Tài sản cố định: đó là những hàng hóa tham gia toàn bộ, nhiều lần vào quátrình sản xuất và giá trị của chúng được dịch chuyển vào giá trị sản phẩm do doanhnghiệp sử dụng chúng tạo ra
- Vật tư phụ và dịch vụ: đó là những hàng hóa dùng để hỗ trợ cho quá trình kinhdoanh hay hoạt động của các tổ chức và doanh nghiệp
Trang 6II Nội dung:
- Tên nhãn hiệu: đó là một bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể đọc được
- Dấu hiệu của nhãn hiệu: (Bao gồm biểu tượng, hình vẽ, màu sắc hay kiểu chữđặc thù ) Đó là một bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể nhận biết được, nhưngkhông thể đọc được
- Dấu hiệu hàng hóa: là toàn bộ nhãn hiệu hay một bộ phận của nó được đăng
ký tại cơ quản quản lý nhãn hiệu và do đó được bảo vệ về mặt pháp lý
- Quyền tác giả: là quyền độc chiếm tuyệt đối về sao chụp, xuất bản và bán nộidung và hình thức của một tác phẩm văn học, âm nhạc hay nghệ thuật
2 Các quyết định có liên quan đến nhãn hiệu:
- Có gắn nhãn hiệu cho sản phẩm của mình hay không?
- Có nên mở rộng giới hạn sử dụng tên nhãn hiệu hay không?
- Sử dụng một hay nhiều nhãn hiệu cho các sản phẩm hoặc chủng loại sản phẩm
có những đặc tính khác nhau?
Trong những tình huống trên có thể có bốn cách đặt tên cho nhãn hiệu:
- Tên nhãn hiệu riêng biệt được sử dụng cho cùng mặt hàng, nhưng có đặc tínhkhác nhau ít nhiều
- Tên nhãn hiệu đồng nhất cho tất cả các sản phẩm được sản xuất bởi công ty
- Tên thương mại của công ty kết hợp với tên nhãn hiệu riêng biệt của sản phẩm
- Tên nhãn hiệu tập thể cho từng dòng sản phẩm do công ty sản xuất
Trang 7 Nhưng dù lựa chọn cách nào khi đặt tên cho nhãn hiệu sản phẩm cũngphải đảm bảo 4 yêu cầu:
- Phải hàm ý về lợi ích của sản phẩm
Bao gói đang dần trở thành công cụ đắc lực của hoạt động marketing:
- Sự phát triển của hệ thống cửa hàng tự phục vụ, tự chọn ngày càng tăng
- Mức giàu sang và khả năng mua sắm của người tiêu dùng càng tăng
- Bao bì góp phần tạo ra hình ảnh về công ty và nhãn hiệu
- Tạo ra khả năng và ý niệm về sự cải tiến sản phẩm
Để tạo ra bao gói có hiện quả cho một sản phẩm, nhà quản trị marketingphải thông qua hàng loạt quyết định kế tiếp nhau:
- Xây dựng quan niệm về bao gói: bao bì phải tuân thủ nguyên tắc nào? Nóđóng vai trò như thế nào đối với một mặt hàng cụ thể? Nó phải cung cấp những thôngtin gì về sản phẩm?
- Quyết định về các khía cạnh: kích thước, hình dáng, vật liệu, màu sắc, nộidung trình bày và có gắn nhãn hiệu hay không? Khi thông qua các quyết định này phảigắn với các công cụ khác của marketing
- Quyết định về thử nghiệm bao gói bao gồm: thử nghiệm về kỹ thuật, thửnghiệm về hình thức, thử nghiệm về kinh doanh, thử nghiệm về khả năng chấp nhậncủa người tiêu dùng
- Cân nhắc các khía cạnh lợi ích xã hội, lợi ích của người tiêu dùng và lợi íchcủa bản thân công ty
- Quyết định về các thông tin trên bao gói Tùy vào những điều kiện cụ thể màcác nhà sản xuất bao gói quyết định đưa thông tin gì lên bao gói và đưa chúng như thếnào? Thông thường những thông tin chủ yếu được thể hiện qua bao gói là:
Thông tin về sản phẩm
Thông tin về phẩm chất sản phẩm
Trang 8Thông tin về ngày, người, nơi sản xuất và các đặc tính của sản phẩm.
Thông tin về kỹ thuật an toàn khi sử dụng
Thông tin về nhãn hiệu thương mại và các hình thức hấp dẫn để kíchthích tiêu thụ
Các thông tin do luật qui định
C Dịch vụ
Các nhà quản trị marketing phải quyết định bốn vấn đề liên quan đến việc cungcấp dịnh vụ cho khách hàng:
- Nội dung hay các yếu tố dịch vụ mà khách hàng đòi hỏi và khả năng công ty
có thể cung cấp là gì? Tầm quan trọng tương đối tương đối từng yếu tố dịch vụ đó
- Chất lượng dịch vụ và công ty phải đảm bảo chất lượng dịch vụ cho kháchhàng đến mức độ nào so với các đối thủ cạnh tranh
- Chi phí dịch vụ
- Lựa chọn hình thức cung cấp dịch vụ: công ty tự tổ chức lực lượng cung cấpdịch vụ, dịch vụ được cung cấp bởi các trung gian buôn bán, dịch vụ do tổ chức độclập bên ngoài công ty cung cấp
D Chủng loại và danh mục sản phẩm
1 Khái niệm chủng loại sản phẩm:
Chủng loại sản phẩm là một nhóm sản phẩm có liên quan chặt chẽ với nhau dogiống nhau về chức năng hay do bán chung cho cùng một nhóm khách hàng, haythông qua cùng những kiểu tổ chức thương mại, hay trong khuôn khổ cùng một dãygiá
2 Quyết định về bề rộng của chủng loại sản phẩm:
Bề rộng của chủng loại sản phẩm là sự phân giải về số lượng các mặt hàngthành phần theo một tiêu thức nhất đinh, ví dụ như theo kích cỡ, công suất
Hiện tại, các công ty đều gặp phải vấn đề đặt ra là mở rộng và duy trì bề rộngcủa những loại sản phẩm bằng cách nào? Giải quyết vấn đề này thường có hai hướnglựa chọn:
- Phát triển chủng loại:
Phát triển hướng xuống dưới
Phát triển hướng lên trên
Phát triển theo cả hai hướng trên
Trang 9- Bổ sung mặt hàng cho chủng loại sản phẩm Việc bổ sung xuất phát từ nhữngmục đích sau:
Mong muốn có thêm lợi nhuận
Để lấp chỗ trống trong chủng loại hiện có
Tận dụng năng lực sản xuất dịch vụ dư thừa
Mưu toan trở thành công ty chủ chốt với chủng loại đầy đủ
3 Quyết định về danh mục sản phẩm:
Danh mục sản phẩm là tập hợp tất cả các chủng loại sản phẩm và các đơn vị sảnphẩm do một người bán cụ thể đem chào bán cho người mua Danh mục sản phẩmđược phản ánh qua bề rộng, mức độ phong phú, bề sâu và mức độ hài hòa của nó
- Bề rộng của danh mục sản phẩm là tổng số các chủng loại sản phẩm do công
E Thiết kế và marketing sản phẩm mới
1 Khái quát sản phẩm mới:
Theo quan niệm marketing, sản phẩm mới có thể là những sản phẩm mới vềnguyên tắc, sản phẩm mới cải tiến từ các sản phẩm mới hiện có hoặc những nhãn hiệumới do kết quả nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm của công ty Nhưng dấu hiệu quantrọng nhất đánh giá sản phẩm đó là sản phẩm mới hay không phải là sự thừa nhận củakhách hàng
2 Các giai đoạn thiết kế và marketing sản phẩm mới:
a Hình thành ý tưởng:
Việc tìm kiếm ý tưởng có thể căn cứ vào các nguồn tin sau:
- Từ phía khách hàng
- Từ các nhà khoa học
Trang 10- Nghiên cứu những sản phẩ thành công hoặc thất bại của đối thủ cạnh tranh
- Nhân viên bán hàng và những người của công ty thường tiếp xúc với kháchhàng
- Những người có bằng sáng chế phát minh, các trường đại học, các nhà nghiêncứu marketing
Ý tưởng về sản phẩm mới thường hàm chứa những tư tưởng chiến lược tronghoạt động kinh doanh và hoạt động marketing của công ty Với mỗi ý tưởng thường cókhả năng, điều kiện thực hiện và ưu thế khác nhau Vì vậy phải chọn lọc ý tưởng tốtnhất
c Soạn thảo và thẩm định dự án sản phẩm mới:
Ý tưởng là những tư tưởng khái quát về sản phẩm, còn dự án là sự thể hiện tưtưởng khái quát đó thành các phương án sản phẩm mới với các tham số về đặc tính haycông dụng hoặc đối tượng sử dụng khác nhau của chúng
Sau khi đã có dự án về sản phẩm, cần phải thẩm định dự án Thẩm định dự án làthử nghiệm quan điểm và thái độ của nhóm khách hàng mục tiêu đối với các phương
án sản phẩm được mô tả
d Soạn thảo chiến lược marketing cho sản phẩm mới:
Chiến lược marketing sản phẩm mới gồm các phần:
- Mô tả qui mô, cấu trức thị trường và thái độ của khách hàng trên thị trườngmục tiêu, dự kiến xác lập vị trí sản phẩm, chỉ tiêu về khối lượng bán, thị phần và lợinhuận trước mắt
- Trình bày quan điểm chung về phân phối sản phẩm và dự đoán chi phímarketing cho năm đầu
- Trình bày những mục tiêu tương lai về các chỉ tiêu: tiêu thụ, lợi nhuận, quanđiểm chiến lược lâu dài về các yếu tố marketing – mix
e Thiết kế sản phẩm mới.
f Thử nghiệm trong điều kiện thị trường.
Trang 11g Triển khai sản xuất hàng loạt và quyết định tung sản phẩm mới ra thị
trường
Trong giai đoạn này công ty phải thông qua bốn quyết định:
- Khi nào thì tung ra sản phẩm mới chính thức vào thị trường?
- Sản phẩm mới sẽ được tung ra ở đâu?
- Sản phẩm mới trước hết phải tập trung bán cho đối tượng khách hàng nào?
- Sản phẩm mới được tung ra bán như thế nào? Với những hoạt động hỗ trợ nào
để xúc tiến việc bán?
F Chu kỳ sống của sản phẩm
1 Định nghĩa
Chu kỳ sống của sản phẩm là thuật ngữ mô tả sự biến đổi của doanh số tiêu thụ
kể từ khi sản phẩm được tung ra thị trường cho đến khi nó phải rút lui khỏi thị trường.Chu kỳ sống của sản phẩm có thể được xem xét cho từng mặt hàng cụ thể, từng nhómchủng loại, thậm chí từng nhãn hiệu sản phẩm
2 Các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm
a Giai đoạn tung ra thị trường
Hướng chiến lược của hoạt động marketing trong giai đoạn này:
- Tập trung nỗ lực bán vào nhóm khách hàng có điều kiện sẵn sàng mua nhất
- Động viên khuyến khích các trung gian marketing
- Tăng cường quảng cáo và xúc tiến bán
b Giai đoạn phát triển
Trong giai đoạn này, các công ty có thể thực hiện các chiến lược sau:
- Giữ nguyên giá hoặc giảm chút ít để thu hút khách hàng
- Giữ nguyên hoặc tăng chi phí kích thích tiêu thụ
- Tiếp tục thông tin mạnh mẽ về sản phẩm cho công chúng
- Nâng cao chất lượng sản phẩm tạo cho nó tính chất mới, sản xuất nhữngmẫu mã mới
- Xâm nhập vào những phần thị trường mới
- Sử dụng kênh phân phối mới
- Thay đổi đôi chút về thông điệp quảng cáo để kích cầu khách hàng
c Giai đoạn bão hòa
Trang 12Khi nhịp độ tăng mức tiêu thụ bắt đầu chững lại, việc tiêu thụ sản phẩm bướcvào giai đoạn chín muồi Sản phẩm tiêu thụ chậm có nghĩa là chúng tràn đấy trên cáckênh lưu thông, điều đó hàm chứa cuộc cạnh tranh gay gắt Để cạnh tranh, các đối thủdùng một số thủ thuật như: bán hạ giá, bán giá thấp, tăng quảng cáo Tình hình đódẫn đến sự giảm sút của lợi nhuận Để tiếp tục tồn tại, các nhà quản trị marketing cócác phương án sau:
- Cải biến thị trường, tìm thị trường mới cho sản phẩm
- Cải biến sản phẩm
- Cải biến công cụ marketing – mix
d Giai đoạn suy thoái
Giai đoạn này xuất hiện khi mức tiêu thụ các loại sản phẩm hoặc nhãn hiệu sảnphẩm giảm sút Khi mức tiêu thụ giảm sút, dẫn đến lợi nhuân giảm sút, một số công ty
có thể rút khỏi thị trường, số còn lại có thể thu hẹp chủng loại sản phẩm chào bán, từ
bỏ phần thị trường nhỏ, những kênh thương mại ít hiệu quả Nhưng việc giữ lại sảnphẩm đã suy thoái có thể gây ra khó khăn cho công ty, giảm uy tín cho toàn côngty.Để hạn chế ảnh hưởng xấu của hiện tượng này công ty cần quan tâm tới các khíacạnh:
- Luôn theo dõi để phát hiện những sản phẩm bước vào giai đoạn suy thoái
- Đối với từng mặt hàng phải nhanh chóng thông qua quyết định tiếp tục lưugiữ hay thải loại chúng ra khỏi danh mục sản phẩm công ty
Trang 13CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM CỦA SUNSILK
I Khái quát về doanh nghiệp:
Unilever là một công ty đa quốc gia, thành lập năm 1931 Unilever là tập đoàncủa Anh và Hà Lan chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, hóa chấtgiặt tẩy, kem đánh răng, dầu gội, thực phẩm Đối thủ cạnh tranh chủ yếu củaUnilever là hãng Procter & Gamble, Nestlé, Kraft Foods, Mars Incorporated, ReckittBenckiser và Henkel Công ty này sở hữu nhiều công ty sản xuất hàng tiêu dùng, thựcphẩm, sản phẩm giặt tẩy, mỹ phẩm của thế giới Unilever sử dụng khoảng 180.000nhân công và có doanh số gần 40 tỷ Euro hay hơn 62 tỷ Euro năm 2011 Ngoài mặthàng chủ yếu buổi ban đầu là xà phòng, Unilever đã mở rộng nhiều chủng loại sảnphẩm như trà, kem, dầu gội đầu, kem đánh răng, nước giải khát, phụ gia thực phẩm…với các nhãn hiệu được “cả thế giới tin dùng” như Lipton, Hellman’s, Ragu, Rama,Magnum, Bertolli, Knorr, Bird’Eyes, Slim-Fast, Dove, Pond, Signal, Close-up, Surf vàOmo Và đó cũng chỉ là một con số nhỏ trong tổng số các nhãn hiệu của tập đoàn
Ngay sau khi đi vào hoạt động, năm 1995 đầu tư vào Việt Nam, các sản phẩmnổi tiếng của Unilever như Sunsilk, Omo, Dove, Pond’s cùng các nhãn hiệu truyềnthống của Việt Nam như Viso, P/S đã được giới thiệu rộng rãi và với ưu thế về chấtlượng hoàn hảo và giá cả hợp túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam nên các nhãn hiệunày đã nhanh chóng trở thành hàng hóa được tiêu dùng nhiều nhất trên thị trường ViệtNam và cùng với nó công ty Unilever đã nhanh chóng có lãi và thu được lợi nhuậnkhông nhỏ trên thị trường Việt Nam
Sunsilk là một trong số những sản phẩm tiêu biểu của Unilever, đóng góp mộtphần không nhỏ để tạo nên “tiếng tăm” của Unilever ngày hôm nay Sunsilk lần đầutiên ra đời vào năm 1954 tại Vương Quốc Anh Tới năm 1959 thì các sản phẩm củaSunsilk đã có mặt trên 18 quốc gia khác trên thế giới.Sunsilk là một trong những sảnphẩm chăm sóc tóc hàng đầu thế giới, là một trong 10 thương hiệu chăm sóc tóc tạiHoa Kỳ và chiếm tới 40% thị phần của phân khúc này tại châu Á & Mỹ La tinh Bâygiờ thì các sản phẩm này có thể tìm ra trên hơn 50 quốc gia, bao gồm nhiều danh mụcsản phẩm phong phú, đa dạng như dầu gội, dầu xả, kem ủ tóc, kem dưỡng tóc, keo xịttóc, thuốc nhuộm tóc…- đáp ứng được tất cả nhu cầu làm đẹp và chăm sóc tóc của tất
cả chị em phụ nữ trên toàn thế giới
Trang 14Sunsilk là nhãn hiệu chăm sóc tóc dành riêng cho phái nữ, với nhiều chủng loạikhác nhau, đáp ứng nhiều nhu cầu chăm sóc tóc khác nhau nhưng tất cả các sản phẩmcủa Sunsilk đều chung một đặc điểm, đó là sự trẻ trung, năng động nhưng cũng khôngkém phần nữ tính - toát lên từ chính những sản phẩm của Sunsilk cũng như nhữngchiến dịch marketing độc đáo của doanh nghiệp này.
II Thực trạng chính sách sản phẩm của công ty Unilever cho sản phẩm Sunsilk:
1 Quyết định về nhãn hiệu sản phẩm:
Nhãn hiệu là một trong những vai trò quan trọng để làm nên thành công của bất
kì một sản phẩm nào Công ty Unilever cũng đã có những quyết định quan trọng liênquan đến nhãn hiệu cho sản phẩm Sunsilk, làm nên nét hấp dẫn của sản phẩm nàytrong lòng khách hàng
Trước hết, về việc gắn nhãn hiệu: Unilever quyết định gắn nhãn hiệu cho toàn
bộ sản phẩm Sunsilk Tại thị trường Việt Nam, công ty này có 3 nhãn hiệu sản phẩmchăm sóc tóc là Dove, Clear và Sunsilk Việc gắn nhãn cho sản phẩm vừa có thể giúpkhách hàng có thể dễ dàng phân biệt giữa 3 nhãn hiệu sản phẩm trên của Unilever, vừagiúp công ty có thêm lòng tin của khách hàng vào nhà sản xuất, bởi khách hàng tin vàocông ty thông qua sự hiện diện công khai của nhãn hiệu trên thị trường
Mỗi sản phẩm Sunsilk khi được đưa ra thị trường, ngoài tên nhãn hiệu được intrực tiếp trên bao bì còn có tên của chính công ty Unilever được in phía đằng sau mỗisản phẩm, nhằm cung cấp thêm cho khách hàng về chủ nhãn hiệu sản phẩm, vừa tạothêm uy tín cho nhãn hiệu Sunsilk, bởi Unilever là một công ty lớn đã có chất lượng từlâu đời Khách hàng khi được cung cấp thông tin Sunsilk là nhãn hiệu sản phẩm thuộcUnilever sẽ cảm thấy yên tâm hơn về chất lượng của sản phẩm này, từ đó có thể tácđộng trực tiếp tới tâm lý muốn mua hàng của họ
Unilever đã ghi một dấu ấn khá sâu sắc với khách hàng bằng cái tên Sunsilk.Tên này dễ đọc, dễ nhớ với mọi đối tượng, đồng thời cách đọc tên này khá “vui tai”bởi tên sản phẩm được ghép từ hai chữ có bắt đầu bằng âm S là “Sun” (mặt trời) và
“Silk” (lụa) Nếu như “Sun” gợi cho người dùng về hình ảnh một mái tóc bóng, sángđẹp lấp lánh thì “Silk” lại cho khách hàng cảm nhận được về một mái tóc mềm mại,sóng sánh, óng ả như nhung lụa Đó là tất cả những gì mà Sunsilk muốn đem đến chongười sử dụng, như một lời “cam kết” với khách hàng về chất lượng và công dụng củasản phẩm này