1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại công ty TNHH nhà nước một thành viên thương mại và xuất nhập khẩu Viettel

92 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty TNHH Nhà nước Một Thành viên Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel
Tác giả Đỗ Đăng Khoa
Người hướng dẫn PGS.TS. Bùi Huy Nhượng
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế
Thể loại Chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 72,62 MB

Nội dung

Nếu hiệu quả kinh doanh nói chung thể hiện trình độ sửdụng nguồn lực dé sản xuất, trình độ tổ chức và quản lí của doanh nghiệp trongtất cả các hoạt động của doanh nghiệp thì hiệu quả kin

Trang 1

NANG CAO HIỂU QUA KINH DOANH NHẬP KHẨU

TAI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN

THUONG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU VIETTEL

BO ĐĂNG KHOA

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN

CHUONG TRINH CHAT LUQNG CAO

TRƯỜNG 'ĐHKTQD.

TT.THÔNG TIN THU VIEN

CHUYEN DE THUC TAP

NANG CAO HIEU QUA KINH DOANH NHAP KHAU TẠI CONG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN

THƯƠNG M A XUÁ AP KHẨU VIETTEL

DAIHOCK.T.QD_ | 55-130

TT THONG TIN THUVIEN '_ ———“—————

PHONG LUẬN AN- TU LIEL

Sinh viên thực hiện : Đỗ Đăng Khoa

Chuyên ngành : Kinh doanh Quốc tế

Mã sinh viên : 11131969

Lớp : Kinh doanh Quốc tế CLC K55

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Bùi Huy Nhượng

HÀ NỘI - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả nêu trong chuyên đề thực tập này là do tôi tự thu thập trích dẫn, tuyệt đối không sao chép từ bất kỳ một tài liệu nào.

Hà Nội, ngày2| tháng Ôốnăm 2017

Tác giả chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Đỗ Đăng Khoa

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới toàn thể quý thầy cô

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, quý thầy cô của Viện Thương mại & Kinh tế Quốc tế đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt bốn năm học qua Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Bùi Huy Nhượng đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để em có thể hoàn thành tốtnhất Chuyên đề thực tập của mình

Em xin chân thành cảm ơn tới ban lãnh đạo và các cán bộ công nhân viên

của Công ty TNHH Một thành viên Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel

(Viettelimex) đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại Công ty và được tiếp xúc thực tế, giải đáp thắc mắc, giúp em có thêm hiểu biết về công tác kinh doanh nhập khẩu của Công ty trong suốt quá trình thực tập.

Với vốn kiến thức và kinh nghiệm còn hạn hẹp, đồng thời thời gian thực

tập tại Công ty có hạn nên em không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong

nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của quý thầy cô cùng các cán bộ công nhân viên trong Công ty TNHH Một thành viên Thương mại và Xuất nhậpkhẩu Viettel (Viettelimex) Đó sẽ là những hành trang vô cùng quý giá của em

Sau này.

Em xin chân thành cảm ơn.

Trang 5

KHẨU CUA DOANH NGHIỆP

1.1 HIỆU QUA KINH DOANH NHẬP KHAU CUA DOANH NGHIỆP 41.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu -cc5cvccvx+ 41.1.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh nhập khâu

1.13 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của

doanh nghiệp vn

12 HỆ THÓNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH

DOANH NHẬP KHẢU

1.2.1 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khâu tông hop 13

1.2.2 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu bộ phận

1.3 SỰ CAN THIẾT PHAI NÂNG CAO HIỆU QUA KINH DOANH

NHAP KHẨU CUA DOANH NGHIỆP

1.3.1 Sự khan hiếm nguồn lực sản xuất đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả kinh

doanh nhập khẩu1.3.2 Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt trong điều kiện hội nhập đòi

hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 16 1.3.3 Nâng cao hiệu quả kinh doanh giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh

thần cho người lao động1.3.4 Nâng cao sự phát triển của doanh nghiệp -::-::-:-+++cccvcvvvrrvvr 161.3.5 Đẩy mạnh nền kinh tế quốc gia s.cccccccccsssssssssssssssssssssteesesssnnnscnsscceceeeeeeeeeeee 17

Trang 6

CHUONG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUA KINH DOANH NHAP KHẨU

CUA CONG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XUÁT NHAP KHAU

VIETTEL

2.I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VE CÔNG TY TNHH THƯƠNG

MẠI VÀ XUÁT NHẬP KHẢU VIETTEL

2.1.1 Sơ lược về Công ty TNHH Thương mai và Xuất nhập khẩu Viettel 18 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

25113 Chức năng và nhiệm VỤ Của CÔNG ty sssresctesseseascecseessescesceacesseasteneeseraservcecrers 212.1.4 Co cau tổ chức bộ máy quản ly của Công ty

2.1.5 Tổng quan về hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty 24

2.2 THỰC TRẠNG HIEU QUA KINH DOANH NHẬP KHẨU CUA

CÔNG TY TNHH THUONG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU

VIETTEL GIAI DOAN 2012-2016

2.2.1 Tổng quan tình hình kinh doanh nhập kh của Công ty

2.2.2 Thực trạng hiệu quả kinh sean nhap khẩu của Công ty 4I

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VE HIEU QUA KINH DOANH NHAP

KHAU CUA CÔNG TY GIAI DOAN 2012-20162.3.1 Những kết qua đạt được trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh

nhập khẩu của Công ty giai đoạn 2012-2016

2.3.2 Những mặt hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập

khẩu của Công ty giai đoạn 2012-20162.3.3 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế

CHƯƠNG 3: MỘT SÓ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ KINH

DOANH NHAP KHẢU CUA CONG TY TNHH THUONG MẠI VA

XUAT NHAP KHAU VIETTEL

3.1 PHƯƠNG HƯỚNG VA MỤC TIEU NANG CAO HIEU QUA

KINH DOANH NHAP KHAU CUA CONG T3.1.1 Phương hướng phát triển đến năm 2020

3.1.2 Mục tiêu phát triển đến năm 202!

3.2 MỘT SO GIẢI PHAP NÂNG CAO HIỆU QUA KINH DOANH

NHAP KHAU CUA CÔNG TY.

Trang 7

3.2.1 Các giải pháp nâng cao doanh thu nhập khẩu của Công ty 653.2.2 Các giải pháp giảm thiểu chi phí nhập khẩu của Công ty 70

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

STT Chữ viết tắt Nội dung được viết tắt

1 CBCNV Cán bộ công nhân viên

2) CNTT Công nghệ thông tin

The Chicago

© = Sàn giao dịch hàng

2 CME Mercantile :

hóa Chicago Exchange

4 FTTH Fiber-to-the-Home | Internet cáp quang

5 ISP Internet Service | Nhà cung cấp dịch

Provider vụ Internet

Công nghệ phân

6 OTT Over-the-top phối các nội dung

trên Internet

Trang 9

DANH MỤC CAC BANG

Doanh thu kinh doanh nhập khẩu theo lĩnh vực kinh doanh giai đoạn

2012-2016 29

Kim ngạch nhập khâu theo hình thức giai đoạn 2012-2016 234Doanh thu và lợi nhuận sau thuế kinh doanh nhập khẩu giai đoạn2012-2016 Al

Chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suât lợi nhuận kinh doanh nhập khâu giai

đoạn 2012-2016

Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vôn lưu động - 2-5 «+ 48 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cầu tổ chức bộ máy quản lý - -. -+zz-+ 22

Hình 2.2: Doanh thu Viettelimex giai đoạn 2007-2016 - «+ +©«es+ 27

Hình 2.3: Thị phần Điện thoại di động chính hãng giai đoạn 2015-2016 30

Hình 2.4: Sự thay đổi đối với chuỗi cung ứng truyền thống ngành phân

phôi công nghệ tại Việt Nam - ¿2-56 S++terkerkrrrrrkrrkrrke 32Hình 2.5: Kim ngạch nhập khẩu theo hình thức giai đoạn 2012-2016 35

Hình 2.6: Thị phan thuê bao Internet cáp quang (FTTH) của các nhà mang

Việt Nam giai đoạn 2014-2016

Hình 2.7: Co cấu kim ngạch nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu giai đoạn

2012-2016.

Hình 2.8: Tăng trưởng lợi nhuận nhập khâu sau thuê giai đoạn 2012-2016.

Hình 2.9: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu nhập khẩu giai đoạn 2012-2016 45

Hình 2.10: Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí nhập khẩu giai đoạn 2012-2016

Hình 2.11: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn nhập khẩu giai đoạn 2012-2016 47

Hình 2.12: Số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu giai đoạn 2012-2016 49

Hình 2.13: Thời gian 1 vòng quay vốn lưu động nhập khẩu giai đoạn

2012-2016

Hình 2.14: Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động nhập khẩu giai đoạn 2012-2016 51

Hình 2.15: Doanh thu nhập khẩu bình quân 1 lao động giai đoạn 2012-2016 S2

Hình 2.16: Mức sinh lời nhập khẩu 1 lao động giai đoạn 2012-2016

Hình 2.17: Tỷ giá hối đoái trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ giai

oan 2012-2016 2 63

Trang 11

LOI MO DAU

1 Lí do chọn đề tài

Quá trình tự do hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang phát triển ngày

càng nhanh và mạnh mẽ về cả tốc độ lẫn quy mô Động lực chính của toàn cầuhóa chính là lợi ích mà các lực lượng tham dự có thể thu được nhờ vào sự mởrộng hoạt động kinh tế đối ngoại và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Vì vậy,với xuhướng phát triển của toàn cầu hóa trên thế giới, bên cạnh việc tận dụng nguồnvốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), hoạt động kinh tế đối ngoại mà ngoạithương giữ một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế hiện nay, cho dù đó là ởmột nước phát triển hay đang phát triển Ngoại thương tạo điều kiện cho mỗinước tranh thủ tận dụng nguồn lực bên ngoài kết hợp với nội lực để tạo thànhđộng lực tăng trưởng nền kinh tế nước nhà

Với việc chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới

(WTO), cùng sự tham gia và hoàn tất đàm phám 12 hiệp định thương mại tự do

(FTA) song phương và đa phương tính đến hết năm 2015, Việt Nam đã đánh dấunhững bước ngoặt to lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo ra thế vàlực phát triển mới cho đất nước Các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang khôngngừng tận dụng tối đa cơ hội mà hội nhập kinh tế đem lại đẻ có thể đứng vững vàvươn lên trong môi trường cạnh tranh toàn cầu ngày càng khóc liệt Trong đó đặcbiệt phải kể đến các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu vì môi trường kinhdoanh của các công ty này không chỉ giới hạn quốc gia mà còn chịu ảnh hưởngcủa các yếu tố quốc tế

Là một trong những Công ty thành viên trực thuộc Tập đoàn Viễn thôngQuân đội (Viettel) và có uy tín lâu năm trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối

các sản phẩm và thiết bị viễn thông, Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhậpkhẩu Viettel (Viettelimex) cũng không đứng ngoài xu thế hội nhập đó Quá trìnhthực tập tại công ty đã giúp em có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về những thuận lợicông ty đạt được, cũng như những khó khăn mà công ty đã và đang phải đối mặttrong bối cảnh hiện nay Qua hơn 20 năm hoạt động, công ty đã không ngừng xây dựng và đổi mới nhằm duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh, phát huylợi thế cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày một tốt hơn Tuy nhiên,van còn nhiều vấn đề mà Công ty cần phải t6 chức nghiên cứu và giải quyết đểgóp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, cũng như tăng cường nănglực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng khóc liệt của hội nhập

Trang 12

kinh tế quốc tế Vì vậy, hiểu được tính thiết thực của đề tài, đồng thời tìm hiểu vềthực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH Thương mại vàXuất nhập khẩu Viettel, từ đó có thể đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm

nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Em đã quyết định lựa

chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty TNHH Mộtthành viên Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel” làm chuyên đề khóa luận tốtnghiệp của mình.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty

để phân tích, đánh giá quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Từ đó đềxuất một số giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanhnhập khẩu của Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu giải quyết 3 vấn đề cơ bản như sau:

- Lam rõ lí luận chung về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu và sự cần thiết

phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp

- Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của

Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel

- Từ đó, rút ra những ưu điểm và hạn chế để đề xuất những giải pháp,

kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khâu của Công ty TNHHThương mai và Xuất nhập khâu Viettel

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là hiệu quả kinh doanh nhập khẩucủa Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Pham vi về thời gian: Giai đoạn 2012-2016

ePhạm vi về không gian: Công ty TNHH Thương mai và Xuất nhậpkhẩu Viettel

Trang 13

4 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương phápnghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong chuyên đề.

5 Kết cấu của chuyên đề

Ngoài các phần mở đầu, danh mục chữ viết tắt, danh mục các bảng, danh

mục các hình, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề được chia làm

Trang 14

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VE HIỆU QUA

KINH DOANH NHẬP KHẨU CUA DOANH NGHIỆP

1.1 HIEU QUA KINH DOANH NHAP KHẨU CUA DOANH NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

Khi nghiên cứu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, về cơ bản nội dung cũng

tương tự như nghiên cứu hiệu quả kinh doanh nhưng ở đây có sự khác biệt về

phạm vi nghiên cứu Nếu hiệu quả kinh doanh nói chung thể hiện trình độ sửdụng nguồn lực dé sản xuất, trình độ tổ chức và quản lí của doanh nghiệp trongtất cả các hoạt động của doanh nghiệp thì hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là một

phạm trù cũng phản ánh những nội dung tương tự trên, chỉ khác là phạm vi được

thu hẹp lại chỉ trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp

Ngoài ra, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu còn được định nghĩa là đạilượng phản ánh mối tương quan giữa sự vận động của kết quả của hoạt động kinhdoanh nhập khẩu với những chỉ phí tạo ra kết quả đó Trong đó, kết quả của hoạtđộng kinh doanh nhập khẩu là toàn bộ những thành quả và lợi ích mà doanhnghiệp thu được sau một quá trình kinh doanh như: sản lượng, doanh thu tiêu thụhàng nhập khẩu Còn chỉ phí của hoạt động kinh doanh nhập khẩu là tất cả cáckhoản chi cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu dé tạo ra doanh thu nhập khâucủa doanh nghiệp như: chỉ phí giá vốn hàng bán, chỉ phí tiền lương, chỉ phí quản

li, chi phí bán hang, chi phí giao dich

Từ kết quả và chi phí của hoạt động kinh doanh nhập khẩu, các doanhnghiệp thương mại có thể tính toán và đưa ra chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhậpkhẩu nhằm phân tích, so sánh và đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của

doanh nghiệp, từ đó làm cơ sở dé lựa chon các phương án kinh doanh nhập khẩu

tối ưu nhất

Xét trên giác độ doanh nghiệp: hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thể hiệntrình độ khả năng sử dụng các yếu tố nguồn lực cần thiết phục vụ cho quá trìnhkinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp Cũng như hiệu quả kinh doanh nói

chung, hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao

nhất khi kết quả mà chủ thể kinh doanh nhập khẩu đạt được là tối đa với chỉ phí

bỏ ra là tối thiểu

Trang 15

ôi: hiệu quả kinh doanh nhập khẩu chỉ có thể đạtXét trên giác độ xã

được khi chỉ phí bỏ ra để sản xuất những hàng hóa dịch vụ này trong nước thấphơn tổng lợi ích xã hội nhận được từ hàng hóa dịch vụ nhập khẩu Điều này thểhiện ở việc hoạt động nhập khẩu góp phần nâng cao hiệu quả lao động xã hội,tăng chất lượng và giảm giá thành sản phẩm, từ đó nâng cao phúc lợi xã hội.

1.1.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

1.1.2.1 Dựa vào phương pháp tính hiệu quả

+ Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tuyệt đối

Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tuyệt đối là là hiệu quả được tính toán chotừng phương án cụ thể, từng thời kì kinh doanh, từng doanh nghiệp bằng cáchxác định mức lợi ích thu được với lượng chỉ phí bỏ ra Hiệu quả kinh doanh nhậpkhẩu tuyệt đối thể hiện ở mức lợi nhuận thu được từ một đồng chỉ phí sản xuấthoặc từ một đồng vốn bỏ ra

Lợi nhuận = YKét quả - YChi phi

4 Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tương đối

Hiệu quả kinh doanh tương đối là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng cácnguồn lực sản xuất của doanh nghiệp

Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tương đối được xác định bằng cách sosánh các đại lượng thể hiện kết quả và chỉ phí

Công thức trên phản ánh suất hao phi của các chỉ tiêu đầu vào, nghĩa là dé

có một đơn vị đầu ra thì hao phí hết bao nhiêu đơn vị chỉ phí

Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tương đối và hiệu quả kinh doanh nhập

khẩu tuyệt đối là 2 phạm trù hiệu quả kinh doanh độc lập với nhau nhưng lại có

mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bỗ sung cho nhau và có thé làm căn cứ cho nhau

Trên cơ sở của hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tuyệt đối, người ta sẽ so sánh các

hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tương đối để đưa ra phương án tối ưu nhất

Trang 16

1.1.2.2 Dựa vào phạm vi tính toán hiệu qua

4 Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tổng hợp

Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tổng hợp phản ánh một cách tổng hợphiệu quả kinh doanh nhập khâu được tính trong phạm vi toàn bộ doanh nghiệp déđưa ra những phương án, giải pháp tối ưu, khắc phục hạn chế cũng như phát huynâng cao điểm mạnh dé nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.

+ Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu bộ phận

Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu bộ phận là hiệu quả kinh doanh được tínhđối với từng bộ phận, từng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp,từng yếu tố sản xuất đầu vào một cách cụ thể, rõ ràng và chỉ tiết, phân tích bổsung các chỉ tiêu tổng hợp ở từng mặt hoạt động, hiệu quả sử dụng từng yếu tốsản xuất nhằm tìm nguyên nhân giải pháp tối đa hóa chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh

nhập khẩu tổng hợp

Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tổng hợp và hiệu quả kinh doanh nhập

khẩu bộ phận không phải lúc nào cũng có mối quan hệ thuận chiều, chỉ có chỉtiêu tng hợp mới đánh giá toàn diện hiệu quả kinh doanh một cách chính xáccũng như các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận chỉ phản ánh hiệu quả từngmặt và làm rõ nhân tố ảnh hưởng

1.1.2.3 Dựa vào thời gian mang lại hiệu quả

Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu trước mắt

+ Xem xét, đánh giá trong một khoảng thời gian ngắn

+ - Hiệu quả mang lại ngay khi chúng ta thực hiện hoạt động kinh doanh

nhập khẩu

+ Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu lâu dài

+ _ Xem xét, đánh giá trong một khoảng thời gian dài.

* _ Hiệu quả mang lại sau khi thực hiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu

một khoảng thời gian nhất định

1.1.3.4 Dựa vào đối tượng xem xét hiệu quả

» - Hiệu quả do chính việc thực hiện hoạt động kinh doanh đó mang lại.

» _ Hiệu quả do một hoạt động kinh doanh khác mang lại.

Trang 17

1.1.3.5 Dựa vào khía cạnh khác nhau của hiệu quả

+ Hiệu quả tài chính

* Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp về khía cạnh kinh tế tài

chính, biểu hiện mối quan hệ lợi ích mà doanh nghiệp nhận được trong kinhdoanh và chỉ phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được lợi ích đó

4 Hiệu quả chính trị - xã hội

* Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp về khía cạnh chính trị - xã hội môitrường, sự đóng góp của nó vào việc phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế,tăng năng suất lao động xã hội, tích lũy ngoại tệ, tăng thu cho ngân sách, giảiquyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tác động đến môi trường sinh thái và tốc độ đô thị hóa

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của

doanh nghiệp

1.1.3.1 Các nhân t6 bên ngoài doanh nghiệp

+ Môi trường kinh tế

Hoạt động trong môi trường kinh doanh quốc tế đòi hỏi doanh nghiệptham gia nhập khẩu phải nghiên cứu các yếu tố kinh tế tác động đến hoạt độngkinh doanh của mình như: Các quan hệ kinh tế quốc tế, sự phát triển của nềnsản xuất trong và ngoài nước, sự biến động của thị trường, sự biến động tỷ giáhối đoái, hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàngtài chính

* Các quan hệ kinh tế quốc tế

Các liên kết kinh tế quốc tế hiện là một xu hướng tất yếu trong nền kinh tếthế giới với sự xuất hiện của ngày càng nhiều các tổ chức và cộng đồng kinh tếquốc tế như: WTO, APEC, AEC, TPP Sự phát triển của các liên kết kinh tế nàytác động đến các nhà kinh doanh nước ngoài theo hai hướng Một mặt các doanhnghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và khai thác những nguồn lực có lợi chosản xuất kinh doanh mà không phải đối mặt với những rào cản thương mại Cácnhà sản xuất kinh doanh mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, còn cácdoanh nghiệp nhập khẩu sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều nhà cung cấp hơn Mặtkhác, nó tạo nên môi trường kinh doanh bat lợi cho các doanh nghiệp ở các quốcgia ngoài khói liên kết so với doanh nghiệp ở các quốc gia trong khối.

Trang 18

* Sự phát triên của nên sản xuất trong và ngoài nước

Hoạt động nhập khẩu chịu sự tác động trực tiếp của tình hình sản xuất trongnước và quốc tế Khi nền sản xuất trong nước phát triển sẽ tạo ra sức cạnh tranhmạnh mẽ với hàng hóa nhập khẩu và có thể làm giảm nhu cầu nhập khẩu Tráilại, một nền sản xuất trong nước yếu kém sẽ thức đẩy nhu cầu nhập khẩu hànghóa bổ sung hoặc thay thế từ nước ngoài Trong khi đó, sự phát triển sản xuất quốc tế sẽ góp phần tạo ra nhiều sản phẩm với giá trị sử dụng cao, mẫu mã đẹp

và giá thành hạ.

* Sự biến động của thị trường trong nước và quốc tế

Thị trường chủ yếu tác động đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là thịtrường sản phẩm và thị trường nguyên liệu đầu vào

Sự biến động của thị trường sản phẩm cho thấy sự biến động trong nhu cầutiêu dùng của khách hàng Khi nhu cầu về một sản phẩm nào đó của người tiêu

dùng trong nước tăng lên thì nhu cầu nhập khẩu mặt hàng đó của doanh nghiệp

cũng thường tăng theo và ngược lại.

Thị trường nguyên liệu đầu vào phụ thuộc vào sự biến động của thị trườngsản phẩm Nhu cầu về sản phẩm càng lớn thì càng cần nhiều nguyên liệu đầu vào

và ngược lại Đồng thời thị trường nguyên liệu đầu vào cũng tác động mạnh mẽđến thị trường sản phẩm Nếu nguyên liệu đầu vào của sản phẩm nào đó trở nênkhan hiếm thì thị trường sản phẩm sẽ biến động về giá cả, lượng hàng cung ứng,thậm chí cả về chất lượng hàng hóa đó Còn nguyên liệu trong nước dồi dào thìnhu cầu nhập khẩu nguyên liệu sẽ giảm, giá thành sản phẩm sẽ thấp hơn

Bat kỳ thị trường nào biến động cũng đều ảnh hưởng đến hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Để duy trì và phát triển, các nhà quản trị cần liên tụctheo dõi, phân tích xu hướng biến động của thị trường để có thẻ kịp thời đề ra cácphương án nhập khẩu hợp lý

+ Sự biến động tỷ giá hối đoái

Hoạt động kinh doanh nhập khẩu luôn có sự tham gia của ngoại tệ Do vậy

sự biến động về tỷ giá hối đoái có thé tác động tích cực hoặc tiêu cực đến chỉ phí

và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Tỷ giá hối đoái tăng tức là đồng nội tệ mat giá so với đồng ngoại tệ, khiếncho hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt hơn vì người nhập khẩu phải bỏ ra nhiều nội

tệ hơn dé mua cùng một lượng hàng hóa Khi đó các nhà nhập khẩu thường phải

Trang 19

tăng giá bán hàng nhập khẩu trong nước dé bù đắp chi phí phát sinh, khiến chonhu cầu về hàng hóa nhập khẩu giảm xuống, người tiêu dùng chuyển sang cácmặt hàng thay thế hàng nhập khẩu Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệptrong việc tiêu thụ hàng nhập khẩu, từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp.

Ngược lại tỷ giá hối đoái giảm, đồng nội tệ tăng giá so với đồng ngoại tệ.làm cho hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn trước, kích thích nhu cầu tiêu dùnghàng nhập khẩu Khi đó các doanh nghiệp chỉ phải bỏ ra ít nội tệ hơn để muacùng một lượng hàng hóa như trước, tức là chi phí nhập khẩu của doanhnghiệp giảm xuống

* Hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc

Đặc điểm nổi bật của hoạt động kinh doanh nhập khẩu là sự cách biệt vềmặt không gian Vì vậy có thể nói kinh doanh nhập khẩu không thể tách rời hệ

thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc

Ngày nay rất nhiều sản phẩm đã được tiêu chuẩn hóa, do vậy việc cungcấp hàng hóa đầy đủ, nhanh chóng, chính xác chính đã trở thành một trong những nhân tố quyết định đến khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Lựa chọn phương thức vận tải đáp ứng được nhu cầu trên với giá thành thấp

sẽ giúp doanh nghỉ vừa giảm bớt được chi phí, vừa nâng cao năng lực cạnh

tranh trên thị trường.

Sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo ra những bước ngoặt trongphương thức liên lạc trên toàn cầu Thay vì phải đến tận nơi dé tìm kiếm, liên hệ nhà cung cấp và khách hàng với chỉ phí ăn ở, đi lại tốn kém, doanh nghiệp chỉ cần ngồi tại công ty và sử dụng điện thoại hoặc internet để kết nối với bất cứ nơinào trên thế giới

Hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc tốt sẽ cho phép mọi doanh nghiệp có thể tận dụng được cơ hội kinh doanh, rút ngắn thời gian nhập khẩu, giảm bớt các chỉ phí, làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhậpkhẩu Ngược lại, hoạt động nhập khẩu phát huy được tính hiệu quả sẽ góp phầnlàm cho sản xuất trong nước phát triển, tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước,tạo điều kiện dé đầu tư, cải tao, nâng cap hệ thống giao thông vận tải và thông tinliên lạc phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế đất nước.

Trang 20

* Hệ thống tài chính ngân hang

Hệ thống tài chính ngân hàng có vai trò quan trọng trong quản lý, cung cấpvốn và thanh toán nên nó can thiệp tới tất cả các hoạt động của tất cả các doanhnghiệp trong nền kinh tế, dù doanh nghiệp đó lớn hay nhỏ hay ở bất cứ thànhphần kinh tế nào Hệ thống ngân hàng cung cấp vốn, giúp các doanh nghiệp trongnghiệp vụ thanh toán quốc tế và các cảnh báo cho doanh nghiệp khi thực hiệnhợp đồng nhập khẩu Các mối quan hệ, uy tín, nghiệp vụ thanh toán liên ngânhàng của ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vàohoạt động nhập khẩu đảm bảo được lợi ích của mình

Khi hoạt động nhập khẩu phát triển sẽ góp phần làm tăng doanh thu cho cácngân hàng, ngoài ra nó còn tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng có thực tiễnkiểm chứng chất lượng hoạt động của mình, từ đó có các biện pháp tích cực đểkhông ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

+ Môi trường luật pháp

Hoạt động kinh doanh nhập khẩu với đặc điểm là các chủ thể tham giathường ở các quốc gia khác nhau nên doanh nghiệp không những phải tuân thủluật pháp của nước mình mà còn phải tuân thủ luật pháp quốc tế Nếu các vănbản pháp luật rõ ràng, công bằng và phù hợp sẽ góp phan tạo ra môi trường pháp

ién hành hoạt động

lý lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp

kinh doanh mà không gặp phải các vướng mắc hay rủi ro về mặt pháp lý Ngược

lại, các quy định pháp luật không rõ ràng sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

trong quá trình kinh doanh, dẫn đến tinh trạng lợi dụng kẽ hở pháp luật để kinhdoanh phạm pháp như hàng lau, hang giả ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu,

uy tín, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tức là làm giảm hiệu quả kinh

doanh nhập khẩu

* Thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu là một loại thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu, theo đóđối tượng nộp thuế phải nộp cho cơ quan hải quan nước có hàng hóa nhập khẩu

đi qua một khoản tiền

Mục đích của việc đánh thuế nhập khẩu trước hết là để góp phần vào việcphát triển và bảo hộ sản xuất do có xu hướng làm tăng giá hàng nhập khẩu trênthị trường nội địa Thuế nhập khâu cũng góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách

và là công cụ quan trọng trong đàm phán quốc tế, thúc đây tự do hóa thương mại

Trang 21

Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp tham gia kinh doanh nhập khẩu thìthuế nhập khẩu lại làm tăng chỉ phí đầu vào, làm cho giá bán đầu ra tăng lên dẫntới nhu cầu về hàng nhập khẩu giảm đi.

* Hạn ngạch nhập khẩu

Hạn ngạch nhập khâu được hiểu là quy định của nhà nước về số lượng còngiá trị của mặt hàng hoặc một nhóm hàng được phép nhập khẩu từ một thị trường nhất định trong một thời gian nhất định Chính sách này được dùng để bảo hộ sản xuất trong nước, bảo hộ nguồn lực trong nước, cải thiện cán cân thanh toán quốc

tế, để thực hiện chiến lược thay thế hàng nhập khẩu, bảo hộ sản xuất nội địa vàthực hiện các chính sách khác Hạn ngạch không chỉ hạn chế số lượng nhập khẩu

mà đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến giá trị nội địa của hàng hoá

Hạn ngạch nhập khẩu làm cho lượng hàng nhập khẩu của doanh nghiệp bịhạn chế, do đó không thé đáp ứng được yêu cầu của thị trường đầu ra Do có mộtlượng hàng hoá nhất định đựoc nhập khẩu nên các doanh nghiệp sẽ phải tăengchi phí để lấy được hạn ngạch có quy mô vừa đủ dé bù đắp chi phí, giữ dược thị

trường và có lãi Hạn ngạch chặt chẽ sẽ làm cho doanh nghiệp có nguy cơ tạm

dừng kinh doanh mặt hàng nhập khẩu bị hạn chế Kinh doanh bị gián đoạn.

* Hàng rào phi thuế quan

Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế do chính phủ một sốquốc gia đặt ra để bảo vệ hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu không vượt quá sốlượng đã ấn định, giới hạn hàng nhập khẩu để bảo vệ doanh nghiệp (DN)

trong nước.

Có thể nói, không một nước nào trên thế giới lại từ bỏ việc áp dụng các biện pháp phi thuế - một công cụ để bảo hộ sản xuất trong nước hay để đạt đượcmột số mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định Theo quy định của WTO, các nước sẽphải dần dan xóa bỏ một số hàng rào phi thuế, đặc biệt là các biện pháp hạn ché định lượng Tuy nhiên, cùng với tiến trình đó, việc tạo ra và sử dụng các công cụphi thuế mới, tỉnh vi hơn là điều không thể tránh khỏi Trong quá trình mở cửa,hội nhập càng cần phải hiểu rõ các hàng rào phi thuế quan dé vừa day mạnh đượcxuất khẩu, vừa bảo hộ hiệu quả các ngành sản xuất non trẻ trong nước

1.1.3.2 Các nhân t6 bên trong doanh nghiệp

Nguồn nhân lực

Con người là chủ thể sáng tạo sử dụng các nguồn lực khác đề đạt được mục tiêu của doanh nghiệp là nhân tố cơ bản quyết định sự thành bại của doanh

Trang 22

nghiệp Người lao động nếu có trình độ và kỹ năng, thành thạo các nghiệp vụxuất nhập khẩu, am hiểu về thị trường thì sẽ có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệmđược chỉ phí về thời gian, tiền bạc, sức lao động v.v cũng như giảm bớt rủi rotrong quá trình kinh doanh, đồng thời giúp cho việc tiêu thụ hàng hóa được thuậnlợi Hiện nay xu thế toàn cầu hóa đã tạo ra môi trường cạnh tranh vô cùng gaygắt, đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng được đội ngũ lao động có trình độ cao

để nâng cao lợi thế cạnh tranh.

* Nguôn von

Vốn là một yếu vô cùng cần thiết đối với hoạt động kinh doanh của mọi doanhnghiệp Các doanh nghiệp nhập khẩu thường phải vay vốn để đặt cọc, ký quỹ hoặcthanh toán hàng nhập khâu Nếu nguồn vốn hạn hẹp, doanh nghiệp sẽ bị bỏ lỡ các

cơ hội kinh doanh, hay khi tiến hành cùng lúc nhiều hợp đồng, khả năng thanh toán

của doanh nghiệp là rất thấp Doanh nghiệp cần xác định cho mình cơ cấu vốn hợp

lý để có thể tăng hiệu quả sử dụng vốn, từ đó đem lại tích lũy cho doanh nghiệp

* Cơ sở vật chất kĩ thuật

Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh nhập khẩu bao gồm hệ thốngkho bãi, phương tiện vận chuyền, thiết bị bảo quản hàng hóa v.v Néu được trang

bị cơ sở vật chất đầy đủ, doanh nghiệp sẽ giảm bớt được chi phí thuê mượn, chủ

động trong kinh doanh Ngược lại, những doanh nghiệp không có điều kiện trang

bị cơ sở vật chat sẽ bị tăng chi phi đầu vào, dé mắt cơ hội kinh doanh, ảnh hưởngđến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy doanh nghiệp phải cải tiến,nâng cấp cơ sở vật chất để giảm bớt chỉ phí, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạtđộng kinh doanh.

* Trình độ quản lí của doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp xây dựng được cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp với tỷ lệ chỉphí lao động gián tiếp thấp mà vẫn đảm bảo vận hành doanh nghiệp một cách nhịpnhàng sẽ góp phần giảm chỉ phí quản lý trong giá thành sản phẩm Chính sách nhậpkhâu đúng đắn có thé sẽ mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp Ngược lại quyếtđịnh thiếu chính xác có thé sẽ gây ra những tổn that không gì bù đắp nổi Do đó, nhàquản lý cần có kiến thức về quản trị, nhạy bén để nắm bắt nhu cầu và xu hướng biếnđộng của thị trường, biết huy động và sử dụng tốt các nguồn lực sẵn có để thực hiệnmục tiêu, chiến lược doanh nghiệp Ngoài ra nhà quản lý còn cần biết sử dụng cácphương pháp và công cụ quản lý đẻ kích thích sự sáng tạo của người lao động, saocho họ đóng góp nhiều hơn vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 23

* Hệ thống trao đổi và xử li thông tin

Thông tin là cơ sở để các nhà quản trị đưa ra các quyết định kinh doanh.Doanh nghiệp nào có được nhiều thông tin chính xác, kịp thời thì khả năng raquyết định đúng càng cao, nhờ đó doanh nghiệp có thẻ lập được kế hoạch hayphương án nhập khẩu hiệu quả Điều cần thiết là doanh nghiệp phải tổ chức hệthống thu thập và xử lý thông tin một cách khoa học, chính xác, cập nhật về thịtrường, giá cả, đối thủ cạnh tranh v.v nhằm tăng doanh thu và giảm chỉ phí,nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2 HE THONG CÁC CHỈ TIEU DANH GIÁ HIỆU QUA KINH DOANHNHAP KHAU

1.2.1 Chỉ tiêu phan ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tong hợp

Lợi nhuận nhập khẩu

* Lợi nhuận nhập khẩu = Doanh thu nhập khẩu — Chỉ phí nhập khẩu

Lợi nhuận nhập khẩu là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình kinhdoanh nhập khẩu Nó phản ánh các mặt số lượng và chất lượng hoạt động nhập khẩucủa doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất nhưlao động, vật tư, tài sản cố định v.v Tuy nhiên chỉ tiêu lợi nhuận chưa cho biết hiệuquả kinh doanh nhập khẩu được tạo ra từ nguồn lực nào, loại chỉ phí nào

Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu

* Ty suất Lợi nhuận trên doanh thu (Pa)

P, = Loi nhuận nhap khẩu

a Tổng doanh thu nhap khẩu:

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu từ kinh doanh nhập khẩu thìthu được bao nhiêu đồng về lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ khảnăng sinh lợi của vốn càng lớn, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệpcàng cao và ngược lại

* Tỷ suất Lợi nhuận trên chi phí (Pcp)

P.= Lợi nhuận nhập khẩu

°®` Tổng chỉ phí nhập khẩu

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chỉ phí bỏ vào kinh doanh nhập khẩu thì

có bao nhiêu đồng lợi nhuận thu về Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quảkinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại.

Trang 24

° Ty suất Lợi nhuận trên tổng vốn (Pv)

_ Loi nhuận nhập khẩu

y Tổng von

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn bỏ vào kinh doanh nhập khẩu thì

có bao nhiêu đồng lợi nhuận thu về Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốn càng cao, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp càng,

lớn và ngược lại.

1.2.2 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu bộ phận

+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

+ Số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu (Sua)

Doanh thu thuần nhập khẩu

Sua= — :

Von lưu động nhập khâu

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn lưu động bỏ vào hoạt động kinhdoanh nhập khẩu thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu hay vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng trong một kỳ kinh doanh nhập khẩu Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho kinh doanh nhập khẩu của doanh

nghiệp càng lớn và ngược lại.

* Thời gian I vòng quay vốn lưu động nhập khẩu (T\)

Thời gian của kỳ phần tích

Taz : :

Ÿ Số vong quay von lưu đông nhập khẩu

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để vốn lưu động cho kinh doanh nhập khẩu quay được 1 vòng Thời gian quay vòng vốn lưu động càng ngắn chứng tỏ tốc độ luân chuyển càng lớn, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu càng cao

ngược lại.

+ Hệ số đảm nhiệm von luw động nhập khẩu (Ayia)

Vốn lưu đông nhập khẩu bình quan

4đ” Tầng đoanh thu nhập khẩu

Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra 1 đồng doanh thu nhập khẩu cần bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả

sử dụng vốn lưu động nhập khẩu càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều

và ngược lại.

Trang 25

3 Hiệu quả sử dụng lao động nhập khẩu

* Mức sinh lời 1 lao động nhập khẩu (D)

_ Loi nhuận nhập khẩu

Số lao đồng

Chỉ tiêu này phản ánh một lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ

tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ phân tích Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ

hiệu quả sử dụng lao động càng cao.

* Doanh thu bình quân I lao động (W)

_ Tổng đoanh thu nhập khẩu

Số lao đông

Chỉ tiêu này phản ánh một lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh có

thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ phân tích Chỉ tiêu càng lớn chứng

tỏ hiệu quả sử dụng lao động càng cao.

1.3 SỰ CAN THIẾT PHAI NANG CAO HIỆU QUA KINH DOANH NHẬPKHAU CUA DOANH NGHIỆP

1.3.1 Sự khan hiếm nguồn lực sản xuất đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

Các nguồn lực sử dụng trong sản xuất kinh doanh không phải là vô hạn.Chính vì vậy, nếu sử dụng nguồn lực không hợp lý sẽ dẫn đến sự lãng phí và cạnkiệt nguồn lực Mọi doanh nghiệp khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanhđều phải nghiên cứu, xem xét tính hiệu quả của từng phương án kinh doanh, sosánh và lựa chọn ra phương án mang lại kết quả mong muốn với chỉ phí thấpnhất Nâng cao hiệu quả kinh doanh là để nâng cao khả năng sử dụng các nguồnlực sản xuất có hạn mang lại kết quả tối ưu

Nguồn lực mà các doanh nghiệp tham gia nhập khâu sử dụng là thời gian,lao động, ngoại tệ Sự khan hiếm các nguồn lực này đặt ra yêu cầu doanh

nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu bằng cách áp dụng những

tiến bộ khoa học kỹ thuật vào kinh doanh Việc tiết kiệm nguồn lực giúp doanhnghiệp giảm chỉ phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm

Trong bối cảnh đất nước ta còn nghèo thì việc nâng cao hiệu quả kinhdoanh nhập khẩu nhằm sử dung tiết kiệm các nguồn lực đầu vào càng trở nên cầnthiết Điều này giúp tiết kiệm lượng ngoại tệ dé ra nước ngoài trong khi cán cânthương mại của Việt Nam luôn ở tình trạng nhập siêu trong những năm gần đây.

Trang 26

Như vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh không chỉ mang lại lợi ích cho doanh

nghiệp mà còn là lợi ích chung của của quốc gia

1.3.2 Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt trong điều kiện hội nhập đòihỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt như

hiện nay, các doanh nghiệp phải tự đưa ra những quyết định tác động trực tiếp

đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mình Doanh nghiệp càng kinhdoanh có hiệu quả thì lợi ích thu được càng lớn Ngược lại những doanh nghiệpkhông khai thác tốt các nguồn lực sẽ mắt đi khả năng cạnh tranh và không thể

đứng vững trên thị trường Trong hoàn cảnh mà mọi doanh nghiệp đều đặt ra

mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận tối đa, doanh nghiệi nào không tìm cách vươn lênnâng cao hiệu quả kinh doanh thì đồng nghĩa với việc đã tự loại bỏ mình

1.3.3 Nâng cao hiệu quả kinh doanh giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh

thần cho người lao động

Hiệu quả kinh doanh được nâng cao thì kết quả thu được ngày càng tăng,

doanh nghiệp có cơ hội mở rộng phát triển, như vậy ngoài việc tạo thêm việc làm

mới còn giúp tăng thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp, cải thiện và

nâng cao đời sống của họ Khi được đảm bảo về thu nhập, người lao động sẽ cóđiều kiện chăm lo cho đời sống bản thân và gia đình, đồng thời có động lực để

làm việc hăng say, giúp tăng năng suất lao động, dẫn đến tăng hiệu quả hoạt

động nhập khẩu của doanh nghiệp

1.3.4 Nâng cao sự phát triển của doanh nghiệp

Quá trình nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhập khẩu có ý nghĩaquan trọng đói với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp muốn

phát triển mạnh mẽ và bền vững, khẳng định vị thế trên thị trường cũng như mở

rộng thị trường buôn bán luôn cần nâng cao sản xuất kinh doanh không chỉ trongnhập khẩu mà còn đối với xuất khẩu Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tạo

ra doanh thu, lợi nhuận lớn để công ty có điều kiện chỉ trả các chỉ phí cho doanhnghiệp và các hoạt động kinh doanh của mình Đối với một doanh nghiệp kinhdoanh xuất nhập khẩu, việc đẩy mạnh nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhậpkhẩu là một quá trình lâu dài Nó có ý nghĩa đến sự tồn tại và phát triển của công

ty Hiệu quả mang lại rất lớn khi doanh nghiệp có thể có nhiều khách hàng hơn,

mở rộng thị trường trong và ngoài nước, chiếm lĩnh được thị trường và sự tin cậycủa người tiêu dùng Các doanh nghiệp vì vậy luôn cần năng động hơn trong quá

trình mở rộng kinh doanh, nhất là đối với hoạt động xuất nhập khẩu

Trang 27

Muốn tham gia cạnh tranh và thắng thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp

kinh doanh thương mại phải trả lời được các câu hỏi: Kinh doanh cái gì? Kinh

doanh như thế nào? Khách hàng là ai? Muốn trả lời được những câu hỏi nàydoanh nghiệp phải tiến hành hết sức thận trọng, có sự tính toán kỹ lưỡng và chắcchắn vì hầu hết các nguồn lực của doanh nghiệp, của xã hội là có hạn, mà nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ ngày càng tăng, chất lượng sản phẩm hàng hóa

dich vụ ngày càng cao.

1.3.5 Đẩy mạnh nền kinh tế quốc gia

Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả tạo ra nguồn thu cho ngân sách thôngqua thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất nhập khẩu, làm giảm gánh nặng cho

xã hội do tạo ra công ăn việc làm cho người lao động.

Trong giai đoạn kinh tế thị trường như này nay, đối với các công ty kinhdoanh nhập khẩu, xuất khẩu thì việc bán hàng hay mua hàng luôn là vấn đề quyết

định cho sự tồn tại của công ty Công ty tồn tại, phát triển tốt, nền kinh tế quốc

dân cũng tăng thu nhập, phát triển vững mạnh hơn Từ đó nhà nước có điều kiện

chỉ cho các lĩnh vực khác như an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, y tếgiáo dục và tác động trở lại các công ty, doanh nghiệp tăng cường hợp tác kinh tế

với các nước trên khu vực và thế giới Các công ty, doanh nghiệp có sự lớn mạnhtrong phát triển, nền kinh tế nước nhà cũng có khả năng phát triển tốt hơn, theokịp với các cường quốc trên thế giới

55 -420

“¬— =a

ĐẠI HỌC K.TQ.D |

TT THONG TIN THUVIEN | hs fi bi on "ý ae

PHONG LUẬN AN -TULIEU |

Trang 28

CHUONG 2: THUC TRẠNG HIỆU QUA KINH

DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH

THUONG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU VIETTEL

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUAT VE CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VAXUAT NHAP KHAU VIETTEL

2.1.1 Sơ lược về Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel

> Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH Nha nước Một thành viên.

> Quyết định thành lập: Số 11/2006/QD-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc

> Vốn điều lệ (thời điểm hiện tại): 1.410,8 tỷ VNĐ

> Đại diện pháp luật: Tran Thanh Tịnh

* Địa chỉ giao dich

> Trụ sở chính: Số 1, phố Giang Văn Minh, phường Kim Ma, quận Ba

Đình Hà Nội

> Văn phòng giao dịch:

Trang 29

- Tại Hà Nội: Tòa nhà Mapple, số 11 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, CầuGiấy, Hà Nội

- Tại Hồ Chí Minh: Lô IV5 - IV6, đường số 3, KCN Tân Bình, phường TâyThanh, quận Tân Phú, Hồ Chí Minh

vận tải: dịch vụ giao nhận hàng hóa, đại lý giao nhận hàng hóa

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Thương mại và Xuất nhập khẩu

Viettel là Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên hạch toán độc lập thuộc Tậpđoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) Thành lập ngày 10/04/1997, trải qua 20 nămxây dựng và phát triển, Công ty TM & XNK Viettel đã có những bước tiến vượtbậc trong công tác kinh doanh và quốc phòng, đóng góp không nhỏ cho sự pháttriển không ngừng của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel

* Ngày 10/04/1997: Thành lập Phòng Xuất nhập khẩu trực thuộc Công ty

Điện tử Viễn thông Quân đội (nay là Tập đoàn Viễn thông Quân đội)

* Năm 1999: Tổ chức Phòng Xuat nhập khẩu thành Trung tâm Xuất nhập khẩu

* Tháng 04/2005: Chuyển đổi Trung tâm Xuất Nhập khẩu thành Công ty

Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel (Viettelimex).

* Tháng 05/2006: Thành lập Ban Kinh doanh điện thoại di động (Trung tâm

bán lẻ ngày nay).

Trang 30

* Ngày 03/05/2006: Khai trương Siêu thị điện thoại Viettel đầu tiên tại Toà

nhà Trung tâm Thương mại VKO, Ngọc Khánh, Hà Nội.

* Ngày 31/10/2006: Khai trương hệ thống bán lẻ điện thoại Viettel (01 siêu

* Tháng 04/2010: Thành lập Trung tâm Phân phối Viettel, phân phối cácsản phẩm công nghệ thông tin (CNTT)

* Tháng 12/2011: Thành lập Trung tâm Kinh doanh Sản phẩm Mới (cung cấp các sản phẩm, các linh kiện cho điện thoại )

* Ngày 07/02/2013: Thành lập Trung tâm Thương mại Quốc tế, xuất nhập

khẩu hàng hóa từ Việt Nam đi các nước và ngược lại, xuất nhập khẩu chéo giữa

bị viễn thông phục vụ việc xây dựng mạng lưới, hệ thống trạm thu phát sóng diđộng (BTS), truyền dẫn, cáp quang, hoạt động kinh doanh thương mại quốc tếvới các mặt hàng gạo, gỗ, hóa chất, hoạt động kinh doanh in

Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel là “ngôi nhà chung” của gần 4.000 cán bộ nhân viên đều là những cán bộ trẻ, nhiệt huyết, có

Trang 31

chuyên môn cao Với triết lý kinh doanh: Mỗi khách hàng là một con người —

một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm, lắng nghe,thấu hiểu và phục

vụ một cách riêng biệt, Viettelimex liên tục đổi mới, cùng khách hàng sáng tao ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo Viettelimex hiểu rõ nền tang cho một

doanh nghiệp phát triển là xã hội, Viettelimex cam kết tái đầu tư cho xã hội

thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã

hội và hoạt động nhân đạo.

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

2.1.3.1 Chức năng của Công ty

+ Công ty Viettelimex có trách nhiệm tham mưu cho Dang ủy, Ban Tổnggiám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) về định hướng chiến lược công,tác xuất nhập khẩu thuộc lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin

+ Quản lý, điều hành, tổ chức triển khai các hoạt động xuất nhập khâutheo nhiệm vụ mà Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) giao phó

2.1.3.1 Nhiệm vụ của Công ty

* Nhiệm vụ quốc phòng

Công ty TM & XNK Viettel chịu trách nhiệm phối hợp với các đơn vị, cơ

quan trong Tập đoàn tìm nguồn hàng, đối tác quốc tế mua bán, xuất khẩu thiết bị

đồng bộ cho các công trình thông tin phục vụ quốc phòng, phục vụ các công trình trọng điểm của Tập đoàn và các ngành kinh tế quốc dân như công trình điện thoại đường dài trong nước và quốc tế, các tổng đài công cộng, tổng đài cơ quan, viba,

hệ thống thiết bị và cáp cho công trình cáp quang đường trục Bắc-Nam, công

trình xây dựng hệ thống dịch vụ Internet, công trình xây dựng hệ thống thông tinmạng điện thoại di động GSM, các loại thiết bị điện, điện tử, viễn thông, côngnghệ thông tin, đo lường, tự động hóa, phát thanh, truyền hình

+ Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh

- Quản ly, điều hành hoạt động kinh doanh bán lẻ tại Công ty và các Siêuthị, Cửa hàng trên phạm vi toàn quốc đảm bảo các chỉ tiêu được Tập đoàn giao

- Thực hiện kinh doanh thương mại quốc tế trong các lĩnh vực được Tập

đoàn giao.

Trang 32

- Xây dựng hệ thống kênh phân phối các sản phẩm của Viettel và các sảnphẩm, ngành hàng theo định hướng của Đảng ủy, Ban Giám đốc Tập đoàn trên

phạm vi toàn quốc

- Ủy thác nhập khẩu thiết bị viễn thông theo phân cấp của Tập đoàn Viễn

thông Quân đội.

- Xây dựng, ban hành các quy trình nghiệp vụ tài liệu và chương trình đàotạo phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh toàn Công ty

- Xây dựng, phát triển nguồn nhân lực; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chođội ngũ cán bộ công nhân viên để đáp ứng được yêu cầu của Công ty, Tập đoàn

2.1.4 Cơ cấu té chức bộ máy quản lý của Công ty

Giám đốc công ty

|

k | |

| Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc

Khối cơ quan

~P Tài chinl

~ P Chính trị Trung tâm Trung || Trung Chỉ

- P Tổ chức Lao động Trung tâm kinh tâm tâm nhánh

~P Pháp chế tâm phân doanh NXK thương Nam

-P Chiến lược bán phối sản Thiết mại

(Nguén: Tổng hop từ dit liệu của phòng Tổ chức lao động)

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Trang 33

+ Tổ chức bộ máy của Công ty

Ban Giám đốc Công ty: Gồm Giám đốc và các Phó giám đốc

Đứng đầu Công ty là Giám đốc, sau đó là 3 Phó giám đốc Giám đốc cónhiệm vụ chỉ huy, điều hành, quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh điệnthoại cầm tay của Công ty Phó giám đốc phụ trách kinh doanh chịu trách nhiệmtrước Giám đốc công ty về công tác tổ chức và quản lý các hoạt động mang tínhchiến lược kinh doanh của Công ty Phó giám đốc phụ trách bán hàng chịu tráchnhiệm trước Giám đốc công ty về công tác tổ chức và quản lý các hoạt động kinhdoanh điện thoại cam tay, phụ kiện của các Siêu thị trực thuộc Hệ thống Siêu thịTrung tâm Trưởng phòng và các đại diện là những người trực tiếp chỉ huy hoạt

động của Công ty.

Khối Phòng ban chức năng Công ty gồm 8 đơn

* Khối kinh doanh Bán lẻ

Trung tâm Bán lẻ: Kinh doanh bán lẻ (bán lẻ thiết bị di động máy tính xáchtay, máy tính để bàn và các loại phụ kiện của điện thoại và máy tính thông qua hệthống bán lẻ Viettel Store với 313 siêu thị trải rộng trên toàn quốc, xuống tận cáchuyện, thị xã).

* Khối Kinh doanh Quốc tế

Trung tâm thương mại Quốc tế: Kinh doanh thương mại (chuyên kinhdoanh vật tư và vật liệu, kinh doanh dự án).

Trang 34

+ Khối kinh doanh, dịch vụ khác

Trung tâm Xuất nhập khẩu Thiết bị Viễn thông: Kinh doanh xuất nhập khẩu(chuyên xuất nhập khẩu ủy thác các thiết bị viễn thông cho Tập đoàn Viettel,kinh doanh vận tại quốc tế, kinh doanh dung môi và hóa chất)

Trung tâm Kinh doanh Sản phẩm mới: Chuyên kinh doanh điện thoại di

động thương hiệu Viettel, linh phụ kiện dùng cho điện thoại cùng hệ thống bảo

hành trên toàn quốc.

Trung tâm phân phối: Phân phối các loại máy tính xách tay (Acer, Lenovo,HP), máy tính để bàn, máy chủ, thiết bị mạng, thiết bị lưu trữ, thiết bị bảo mật vàcác loại phần mềm

+ Nhà máy sản xuất gạo

* Chỉ nhánh Nam, 63 Chỉ nhánh tỉnh/thành phố và các Chỉ nhánh tại

nước ngoài

2.1.5 Tổng quan về hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty

Về hoạt động kinh doanh nhập khẩu, Công ty TNHH TM & XNK Viettelhiện kinh doanh ở 4 lĩnh vực gồm:

~ Kinh doanh bán lẻ (bán lẻ thiết bị di động, máy tính xách tay, máy tinh

để bàn và các loại phụ kiện của điện thoại và máy tính thông qua hệ thống bán

lẻ Viettel Store với 313 siêu thị trải rộng trên toàn quốc và xuống tận các

huyện, thị xã).

- Kinh doanh phân phối (bán buôn các sản phẩm phần cứng, máy tínhxách tay của các hãng Acer, Lenovo, HP , máy tinh để bàn, máy chủ, thiết bịmạng, thiết bị lưu trữ, thiết bị bảo mật và các loại phần mềm công nghệ thông tincủa các hãng nồi tiếng trên thé giới)

- Kinh doanh nhập khẩu ủy thác (thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu ủy thácthiết bị viễn thông phục vụ việc xây dựng mạng lưới, hệ thống trạm thu phátsóng di động (BTS), truyền dẫn, cáp quang, thiết bị vật tư Điện, Điện tử Viễnthông, công nghệ thông tin, Do lường điều khiển và trang thiết bị dung cụ dâychuyền sản xuất phục vụ Quốc phòng, sản xuất kinh doanh của Công ty và các hợp đồng kinh tế cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) và các đơn vị trực

thuộc Tập đoàn).

Trang 35

- Kinh doanh xuất nhập khẩu và thương mại (chuyên kinh doanh logisticquốc tế, kinh doanh dung môi và hóa chat, kinh doanh dự án, kinh doanh vật tư

và vật liệu).

Về phạm vi hoạt động, Công ty TM & XNK Viettel sở hữu hệ thống siêu thị bán lẻ di động ViettelStore với 313 siêu thị trải rộng trên toàn quốc và xuống tận các huyện, thị xã Đồng thời, hệ thống phân phối của Công ty cũng phân bố rộng khắp cả nước với việc bố trí các chỉ nhánh và văn phòng nằm tại cả 3 thành phố lớn bao gồm Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh Hiện tại, Công ty TM & XNK Viettel đang nghiên cứu việc mở rộng, phát triển thị trường và thực hiện hoạt động đầu tư nước ngoài tại Lào và Campuchia.

Xuất phát từ đặc điểm lĩnh vực kinh doanh cũng như phạm vi hoạt độngcủa Công ty TM & XNK Viettel, Công ty quyết định phục vụ các đối tượngkhách hàng mục tiêu bao gồm:

- Tập đoàn Viễn thông Quân đội và các đơn vị trực thuộc

- Bộ Quốc phòng, Bộ Truyền thông & thông tin, các cơ quan đơn vị thuộc

Bộ Quốc phòng

- Các Bộ ngành, cơ quan nhà nước.

- Các doanh nghiệp, hệ thống các siêu thị, hệ thống các chuỗi bán lẻ thiết

bị công nghệ viễn thông

- Người tiêu dùng cuối cùng

Trải qua hơn 20 năm thành lập chính thức và phát triển, công ty đã đạt những thành tựu nhất định và có một số ưu thé sau:

- Hệ thống bán lẻ hang đầu Việt Nam với 313 siêu thị trên toàn quốc.

- Hệ thống kênh phân phối sâu rộng, phủ rộng toàn quốc

- Nhà phân phối chính của các thương hiệu hàng đầu: Lenovo, Oppo, HP,

Autodesk, Vmware, Fujitsu

- Cung cấp các sản phẩm vỏ hộp, tem nhãn cao cấp, thẻ cào bảo mật với 2 nhà máy in đặt tại Hà Nội và Hồ Chi Minh.

- Hệ thông máy in hàng đầu Việt Nam, hiện đại, đồng bộ khép kín.

- Có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ, logistics, xuất nhập khẩu, phân phối in án, OEM, công nghệ thông tin.

Trang 36

Về các kết quả kinh doanh đạt được trong năm 2015, doanh thu của Công

ty hoàn thành 113% kế hoạch Tập đoàn giao, tăng 28,5% so với năm 2014; lợinhuận trước thuế hoàn thành 120,24% kế hoạch Tập đoàn giao, tăng 74% so với

năm 2014; năng suất lao động trong danh sách hoàn thành 109,6% kế hoạch Tậpđoàn Giao, tăng 47,2% so với năm 2014 Về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộcông nhân viên (CBCNV), Công ty đã tổ chức các lớp đào tạo CBCNV Siêu thị,

đào tạo Giám déc siêu thị, nhân viên, kỹ năng chăm sóc khách hàng, mở các lớpđào tạo về chuyên môn cho CBCNV trong từng lĩnh vực đặc thù như xuất nhậpkhẩu, kinh doanh Tính đến hết năm 2015, tổng quân số của Công ty là 3986

CBCNV với thu nhập bình quân người lao động năm 2015 vào khoảng 11,57

2.2.1 Tổng quan tình hình kinh doanh nhập khẩu của Công ty

2.2.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu giai đoạn 2012-2016

Theo số liệu thống kê từ phòng Tài chính của Viettelimex, doanh thu đạt

được từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu đóng góp trung bình tới trên 90% tổng

doanh thu hàng năm của Công ty, chủ yếu nằm tại 3 lĩnh vực:

- Kinh doanh bán lẻ (bán lẻ thiết bị di động, máy tính xách tay, máy tính để

bàn và các loại phụ kiện của điện thoại và máy tính thông qua hệ thống bán lẻ

Viettel Store với 313 siêu thị trải rộng trên toàn quốc, xuống tận các huyện, thị xã).

- Kinh doanh phân phối (bán buôn các sản phẩm phần cứng, máy tính

xách tay của các hãng Acer, Lenovo, HP , máy tính để bàn và các loại phầnmềm công nghệ thông tin của các hãng nỏi tiếng trên thé giới).

Trang 37

- Kinh doanh nhập khẩu ủy thác (thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu ủy thácthiết bị viễn thông phục vụ việc xây dựng mạng lưới, hệ thống trạm thu phátsóng di động (BTS), truyền dẫn, cáp quang, thiết bị vật tư Điện, Điện tử Viễnthông, công nghệ thông tin, Do lường điều khiển và trang thiết bị dụng cụ dâychuyền sản xuất phục vụ Quốc phòng, sản xuất kinh doanh của công ty và cáchợp đồng kinh tế cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) và các đơn vịtrực thuộc Tập đoàn).

Để đánh giá một cách khái quát về tình hình kinh doanh nhập khẩu củaCông ty, trước hết ta cần xem xét kết quả kinh doanh của Công ty thông qua sự tăng trưởng hàng năm của tổng doanh thu.

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Doanh thu (ty đồng)

(Nguôn: Phòng Tài chính — Kế toán)

Hình 2.2: Doanh thu Viettelimex giai đoạn 2007-2016Nhìn vào hình 2.2, ta có thể thấy rằng doanh thu của Công ty trong giaiđoạn 2007-2016 tăng trưởng qua các năm với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ Năm

2007, doanh thu của Công ty mới chỉ đạt 1.031 tỷ thì đến năm 2016, doanh thu

đã là 22.450 tỷ đồng, tức là tăng 2.077,5% với tốc độ tăng trưởng doanh thu kép

Trang 38

(CAGR) trung bình trong giai đoạn này đạt 40.81% Tuy nhiên, giai đoạn

2007-2011 chứng kiến sự tăng trưởng không ổn định khi doanh thu tăng lần lượt quacác năm từ năm 2007 đến năm 2009, đạt 6.016 tỷ đồng trước khi giảm đột ngột

vào năm 2010, dat von vẹn 3.150 ty đồng Nguyên nhân lí giải điều này là do

cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng thành khủng hoảng

kinh tế toàn cầu năm 2008 với những hệ lụy kéo dài theo nhiều năm sau đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Viettelimex.Doanh thu của Công ty chỉ thực sự tăng trưởng én định trở lại trong giai đoạn2012-2016 Năm 2012, doanh thu đạt 3.925 tỷ đồng thì đến năm 2016, con sốnày đã tăng một cách chóng mặt lên tới 22.450 tỷ đồng, tức là tăng 472% Điều này cho thấy doanh nghiệp đã biết nắm bắt cơ hội rất tốt khi đây là giai đoạn bùng nỗ công nghệ thông tin viễn thông nói chung và kỉ nguyên công nghệ số, công nghệ thông minh nói riêng tại một trong những thị trường tiềm năng như

'Việt Nam.

Đối với kinh doanh nhập khẩu ủy thác của Công ty, giai đoạn 2012-2016chứng kiến sự phát triển vượt bậc của cơ sở hạ tầng viễn thông mạng di động(trạm thu phát sóng BTS 2G, 3G, 4G) và hệ thống truyền dẫn Internet cáp quang(FTTH), cùng với đó là sự bùng nổ của thiết bị thông minh (smartphone, tablet,smart TV), các ứng dụng giải trí, nhu cầu xem TV, video, kết nối, chia sẻ trênnền tảng Internet Chính những xu hướng công nghệ này đã khiến Tập đoàn Viettel đầu tư mạnh mẽ vào xây dựng hệ thống cơ sở hạ tang viễn thông (trạmphát sóng BTS, truyền dẫn, cáp quang ) tại Việt Nam, gián tiếp góp phần tăngtrưởng doanh thu của Viettelimex trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu ủy thác

Đối với kinh doanh bán lẻ, sự phát triển và bùng nỗ của thị trường bán

lẻ thiết bị di động Việt Nam giai đoạn 2012-2016 với tốc độ tăng khá nhanhcủa số lượng siêu thị thuộc hệ thống chuỗi bán lẻ Viettel Store (tính đến hếtnăm 2016, hệ thống Viettel Store có tổng cộng 313 siêu thị trên toàn quốc)góp phần không nhỏ vào tăng trưởng doanh thu của Công ty trong giai đoạnnày Thêm vào đó, Công ty cũng không ngừng phát triển hệ thống Siêu thị tại

2 thành phố lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh và phân bố rộng khắp trên 61 tỉnh thành khác, phát triển hệ thống sâu rộng đến cả tuyến huyện, thị trấn, thị xã để cóthể mang sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, phục vụ ngày càng tốt hơnđối với mọi tầng lớp khách hàng

Đối với kinh doanh phân phối, giai đoạn 2012-2016 chứng kiến sự tăngtrưởng ôn định về doanh thu của Viettelimex với tốc độ tăng trưởng bình quân

Trang 39

hàng năm từ 30% đến 40% trong lĩnh vực này Với hoạt động phân phối Công tyđịnh hướng kinh doanh đa dạng hóa các ngành hàng, không chỉ dừng lại ở kinh doanh máy tính xách tay, điện thoại di động mà còn kinh doanh thêm cả máy

chủ, thiết bị bảo mật, thiết bị lưu trữ, phần cứng, phần mềm công nghệ thông tin

của các nhà cung cấp các sản phẩm, dịch vụ CNTT lớn trên thế giới như Acer,Lenovo, HP, Fujitsu Công ty phấn đấu đến năm 2017 sẽ trở thành nhà phânphối máy tính hàng đầu Việt Nam

Bảng 2.1: Doanh thu kinh doanh nhập khẩu theo lĩnh vực giai đoạn 2012-2016

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012-2016)

Từ bảng 2.1, ta có thể thấy doanh thu từ hoạt động kinh doanh bán lẻ(chuỗi hệ thống bán lẻ Viettel Store) và hoạt động kinh doanh phân phối lànhững phần doanh thu quan trọng và chiếm phần lớn, tỉ trọng trung bình của 2hoạt động này khoảng trên 91% doanh thu kinh doanh nhập khẩu hàng năm của

Công ty trong giai đoạn 2012-2016 Trong khi đó, phần còn lại của doanh thuđến từ hoạt động nhập khẩu ủy thác và kinh doanh lĩnh vực khác với tỉ trọngthấp trung bình dưới 9% Cụ thé, giai đoạn 2012-2016 chứng kiến sự tăng

Trang 40

trưởng doanh thu kinh doanh nhập khẩu hàng năm của Công ty đến từ sự tăngtrưởng của 2 lĩnh vực kinh doanh chủ lực: kinh doanh bán lẻ và kinh doanh phânphối Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng doanh thu kinh doanh nhập khẩu lại giảmdần qua các năm trong giai đoạn này Mức tăng trưởng cao nhất đạt được tại năm

2013 khi doanh thu tăng từ 3.689 tỷ đồng tại năm 2012 lên 9.292 tỷ đồng tại năm

2013, tức tăng 151,9% Sau đó, tốc độ tăng trưởng của doanh thu giảm dan qua

các năm còn lại và cuối cùng chỉ đạt 12,5% vào năm 2016 tại mức doanh thu19.756 tỷ đồng, tức so với con số 17.560 tỷ đồng đạt được trong năm 2015 Vàmột lần nữa, những diễn biến này được lí giải cụ thể dựa trên 2 lĩnh vực kinhdoanh nhập khẩu chủ lực sau đây:

Trên phương diện kinh doanh bán lẻ, năm 2012, doanh thu lĩnh vực nàyđạt 1.662 tỷ đồng thì đến năm 2016, con số này đã tăng lên tới 7.050 tỷ đồng vớitốc độ tăng trưởng doanh thu kép CAGR đạt 43,5% Tuy nhiên, trên thực tế, giaiđoạn này chứng kiến tốc độ tăng trưởng không ổn định của hoạt động kinh doanhbán lẻ, khi đỉnh điểm doanh thu trong lĩnh vực này tăng cao nhất từ 1.662 tỷđồng năm 2012 lên 3.446 tỷ đồng năm 2013, tức tăng 107,3% Sau đó, tốc độtăng trưởng đạt 30% và 31,9% lần lượt vào các năm 2014, 2015 trước khi giảmxuống còn 19,3% vào năm 2016 Điều này được lí giải bởi sự yếu thế của Viettel

Store trong việc cạnh tranh với các thương hiệu bán lẻ di động hàng đầu khácnhư Thế giới di động, FPT Shop, Viễn thông A , sự trỗi dậy của những thươnghiệu mới nổi như VinPro+, cùng với đó là việc nắm giữ lượng thị phần tương đốilớn của các cửa hàng nhỏ lẻ truyền thống (mom and pop) khi thị trường bán lẻ diđộng bắt đầu chững lại vào năm 2016.

2015-2016

(Nguén: Số liệu từ GfK do Thế giới Di động công bồ 2016)

Hình 2.3: Thị phần Điện thoại di động chính hãng giai đoạn 2015-2016

Ngày đăng: 18/11/2024, 00:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN