1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị công nghiệp và xây dựng của Công ty TNHH Starex Việt Nam

70 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Nhập Khẩu Thiết Bị Công Nghiệp Và Xây Dựng Của Công Ty TNHH Starex Việt Nam
Tác giả Trần Thúy Quỳnh
Người hướng dẫn PGS.TS Tạ Văn Lợi
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 15,64 MB

Nội dung

Khái niệm về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp là một phạm trù kinhphản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, trình độ tổ chức, và quản lý hoạtđộ

Trang 1

TRUONG DAI HỌC KINH TE QUOC DANVIEN THUONG MAI VA KINH TE QUOC TE

CHUYEN DE THUC TAP

DE TAI: NANG CAO HIEU QUA KINH DOANH NHAP KHAU

THIET BI CONG NGHIEP VA XAY DUNG CUA CONG TY

TNHH STAREX VIET NAM

Sinh viên thực hiện : Tran Thuý QuynhNgành : Kinh đoanh quốc tế 61A

HÀ NOI, 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂNVIỆN THUONG MẠI VÀ KINH TE QUOC TE

CHUYEN DE THUC TẬP

DE TAI: NANG CAO HIEU QUA KINH DOANH NHAP KHAU

THIET BI CONG NGHIEP VA XAY DUNG CUA CONG TY

TNHH STAREX VIET NAM

Sinh vién : Trần Thuy QuynhNgành : Kinh đoanh quốc tế

Lớp : Kinh đoanh quốc tế 61A

Mã sinh viên : 11194522

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Tạ Văn Lợi

HÀ NỘI, 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đề tài “Nang cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHHStarex Việt Nam” là nội dung em chon dé nghiên cứu và làm chuyên đề thực tậptốt nghiệp sau khoảng thời gian theo học chuyên ngành Kinh doanh quốc tế tạitrường Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đề hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện chuyên đề thực tập này,lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn vô cùng sâu sắc tới PGS.TS Ta Văn Lợi làgiảng viên thuộc Viện Thương mại & Kinh tế quốc tế trường Đại học Kinh TếQuốc Dân Thay đã tận tình chi bao và hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiêncứu đề em hoàn thiện chuyên đề thực tập này Ngoài ra, em xin chân thành cảm

ơn các thầy, các cô của Viện Thương mại & Kinh tế quốc tế nói chung, Bộ mônKinh doanh quốc tế nói riêng đã truyền đạt cho em các kiến thức nền móng đầutiên cũng như những kiến thức chuyên sâu về ngành Kinh doanh quốc tế Đồngthời, em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thé anh chi tại Công tyTNHH Starex Việt Nam đã tận tình hướng dẫn và cung cấp tài liệu dé em có théhoàn thành tốt chuyên đề thực tập của mình

Do thời gian thực tập không nhiều cũng như kiến thức của em còn nhiềuhạn chế nên chuyên đề chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Vì thế, emmong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô dé em hoàn thiện tốt côngviệc học tập và trang bị kiến thức thực tế phục vụ cho công việc sau này

Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 2023

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Em xin được cam đoan chuyên đề thực tập này là công trình nghiên cứu

của riêng em, được thực hiện dưới sự chỉ dẫn của PGS TS Tạ Văn Lợi cùng sự

hỗ trợ số liệu từ các anh chị tại Công ty TNHH Starex Việt Nam Các số liệu,kết quả trong chuyên đề là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị

Trang 5

MỤC LỤC

LOT CAM ON eesssssssssssssssssscsssssssesssssssosssssssesssssssssssssssecssssssessessssesessssssssssssssosssssseees iLOT CAM DOAN osssssssssssssssssesssssssesssssssessssssseossssssessssssnesssssssssssssnscsssssnesessssseeses iiDANH MUC TU VIET TẮTT 2- s- << s2 s2 s2 se s£Ss£ss£sess£seEsezsessessese viIJ.9J:810/9:7 9062177 viiDANH MỤC HỈÌNH - 5£ 5£ s£ 2s SsES£ SE se EsEEsESsEssesstsseserserserse viiiLOT MO DAU wissssssssssssssssssssssecssssssesssssssesssssssesssssssesssssssesssssssesssssssesssssssesesssssesecs 1

CHUONG 1: LY LUAN CHUNG VE NANG CAO HIEU QUA KINH

DOANH NHẬP KHẨU CUA DOANH NGHIỆP - 5-5 s©s<e 4

1.1 Cơ sở lí luận về nhập khẩu va đặc trưng kinh doanh nhập khau 4

1.1.1 Khái niệm nhập khẩu - 2-22 5¿+++2E++£x++Ex++EEvrxeerxesrxersree 41.1.2 Đặc trưng cơ bản của nhập khẩu 6 Set kEvEkeEeEkeErkerkrkerkes 41.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh nhập khau của doanh nghiệp 5

1.2.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh nhập khâu - 51.2.2 Ý nghĩa, vai trò về hiệu quả kinh doanh nhập khâu - 61.2.3 Các nội dung nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 7

1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập

1.2.5 Các nhân tố tác động đến hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanhnhập khẩu -¿- 2-52 2+2 EEE1E112112112112111711121111 1111.1111111 re 12CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO, HIỆU QUÁ KINH DOANHNHAP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH STAREX VIET NAM 17

2.1 Khái quát về Công ty TNHH Starex Việt Nam -.« <«- 17

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty 2-2 2552 17

2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty - - 5s ++ssxs++sksseereeeesrse 17

2.1.3 Cơ cầu tô chức bộ máy quản lý - 2 2 2+s£+xezxerxeEerzrezes 182.1.4 Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2020-2022 - 192.2 Thực trạng kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH Starex Việt

Nam giai đoạn 2()24()-22()22, 0< 5s s9 9.9.9 0.0600 0006 19

2.2.1 Kim ngạch nhập khẩu mặt hang theo giai đoạn - - 19

1H

Trang 6

2.2.2 Cơ cau mặt hàng nhập khâu máy móc xây dựng của công ty giai đoạn

"202200001088 20

2.2.3 Thị trường nhập khâu -¿- +¿©+++++x++Ext2EEvrxrerxesrxrrrrees 212.3 Nội dung hiệu quả kinh doanh nhập khẩu Công ty TNHH Starex Việt

NAM G5 5G 4 9 0 99.00 0000.04.0940 90090090.0 22

2.3.1 Hiệu quả sử dụng vốn - ¿- ¿2£ ©t+SE#EE+EE2EE2EE2EEEEEEEEEEEEkrrkrrrrex 23

2.3.2 Nâng cao hiêu quả sử dụng lao động - +5 <<++<+<sss2 24

2.3.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị ¿5-5 s+cs+czez 272.4 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty

TNHH Starex Việt Nam giai đoạn 2()2()-2022 co s56 9995 28

2.4.1 Hệ thống các chỉ tiêu tổng hợp - 2-22 2 s+cxezxzEezrxerxersee 282.4.2 Hệ thống chỉ tiêu bộ phận - - + 2 2 £+E£+E££E££EeEEeExerszrszes 342.5 Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công

ty TNHH Starex Việt Nam giai đoạn 2(02(0-2(022 <s=es sesssesse 40

2.5.1 Nhân tô khách quan 2-2 5¿+x£+2++EE+£EESExEEEtrkrerkesrkrrrrres 402.5.2 Các nhân tố chủ quan + ¿2£ + ©+EE+EE+EE£E££E££EeEEeEEerxrrsrreres 432.6 Đánh giá chung về hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công

ty TNHH Starex Việt Nam giai đoạn 2()2()-2()22 o «so ssss s24 44

2.6.1 Ưu điểm trong hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khâu

của Công ty TNHH Starex Việt Nam giai đoạn 2020-2022 - 44

2.6.2 Nhược điểm trong hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh nhậpkhâu của công ty -:- + + St+SE2EE2E211212122121071211211211 211111111111 c0 452.6.3 Nguyên nhân hạn chế trong hoạt động hiệu quả kinh doanh nhậpkhẩu của Công ty TNHH Starex Việt Nam 2¿©2+©cx++csccxees 46CHƯƠNG 3: MỘT SÓ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNGKINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH STAREX VIỆTNAM DEN NAM 2026 csssesssssssssssssssscsssssssscsssssssossssssssesssnscsssssnsssssssnsssssssnsesesssses 48

3.1 Định hướng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh va nâng cao hiệuquảkinh doanh nhập khẩu của công ty đến năm 2026 .- 48

3.1.1 Định hướng mục tiêu phát trién kinh doanh của công ty đến năm

IV

Trang 7

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công tyTNHH Starex Việt Nam đến năm 2026 .-s- 2-2 s2 se se =sessess 49

3.2.1 Giải pháp VỚI CONG ẦY - càng HH HH ng nưệp 49

3.2.2 Kiến nghị đối với nhà nước . :- + +2s++:x++zx+zx++rx+zrxzrxee 51000.907 53DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -s- 5° s2 ©ssessesse=ssesse 54

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIET TAT

STT Ky hiéu Cum tir

1 B2B Business to Business- Doanh nghiệp với doanh nghiệp

Comprehensive and Progressive Agreement for

Trans-2 CPTPP Pacific Partnership -hiệp định đối tác toàn diện va tiến bộ

xuyên Thái Bình Dương

3 EU European Union - Liên minh châu Âu

4 EUR Đồng tiền chung châu Âu

5 FTA Free Trade Area- hiệp định thương mai tự do

Trang 9

DANH MỤC BANG

Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu mat hang theo giai đoạn 2020-2022 19Bảng 2.2: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu máy móc xây dựng của Công ty TNHH

Starex Việt Nam giai đoạn 2020-222 - ¿5+ +: + St *+ 3E EEEErrrrrrrrrrre 20

Bảng 2.3: : Các thị trường nhập khâu chính của Công ty TNHH Starex Việt Nam

ạt) /20//2000ẼẺẼẼ- +1+ 21

Bang 2.4: Kết qua kinh doanh Công ty TNHH Starex Việt Nam giai doan 22

"202/2 Ẻ1010Ẽ08® A.-: 22

Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn của hoạt động kinh doanh nhập khẩu Công ty

TNHH Starex Việt Nam giai đoạn 2020-2022 - 3c S2 vEvrssrrrssrresses 23

Bảng 2.6 Số lao động ở mảng kinh doanh nhập khẩu Công ty TNHH Starex 25

Việt Nam giai đoạn 2020-222 - - 5 1t k1 19 1191011911 11 911 HH HH kh 25

Bảng 2.7: Chất lượng nguồn nhân lực mảng kinh doanh nhập khẩu Công ty

TNHH Starex Việt Nam giai đoạn 2020-2022) -. 5 5c +++*++ksskEsererrsse 26

Bảng 2.8: Trang thiết bị mảng kinh doanh nhập khâu của Công ty TNHH Starex

M8) 08›i)03(i02/202022001ẼẼ757 - 27

Bảng 2.9: Chỉ tiêu tổng hợp hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH

Starex Vidt Nam 011277 29

Bang 2.10: Chỉ tiêu hiệu qua sử dung vốn lưu động nhập khâu của Công ty

TNHH Starex Việt Nam - - - -GĂ- 1111111222311 11 111 231111111199 1 11g vn 34

Bảng 2.11: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động trong hoạt động nhập khẩu Công

ty TNHH Starex Viét L.;:i0HỶỔ 38

vil

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Starex Việt Nam năm 2020-202218Hình 2.2: Tổng số lao động của Công ty TNHH Starex Việt Nam năm 2020-

"027 24

Hình 2.3: Chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh nhập khâu của Công ty TNHH Starex

Việt Nam năm 2020-222 -:- +: ++t +1 **1 133111115151 111 11 11 11 11 11111 11kg rret 28

Hình 2.4: Tỷ suất sinh lời của doanh thu nhập khâu của Công ty TNHH Starex

0 1 30

Hình 2.5: Ty suất lợi nhuận nhập khâu theo chi phí của Công ty TNHH Starex

\M o0 0202)2020 00m5 31

Hình 2.6: tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo vốn chủ sở hữu Công ty TNHH

Starex Việt Nam năm 2020-2Ö22 - - - + + + 2E 3E +21 83 23111 21 21 111 egxrre 32

Hình 2.7: Tỷ suất lợi nhuận nhập khâu theo tổng tài sản Công ty TNHH Starex

Việt Nam năm 2020-2222 - - - +1 ++tE+3 121 11911 11 H1 HH ng HT ng ng 33

Hình 2.8: Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động Công ty TNHH Starex Việt Nam giai

Goan 2020-2022 00010108787 35

Hình 2.9: Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động Công ty TNHH Starex Việt Nam giai

hi2š82/2020/22 010070777 .14 36

Hình 2.10: Chu kì vốn lưu động nhập khẩu của Công ty TNHH Starex Việt Nam

Giai 010A) 20/2 NMđdi.ŨỔ 37

Hình 2.11: Năng suất lao động Công ty TNHH Starex Việt Nam ty TNHH Starex

\Mo8y 08t) 03(i020/2020220077ee7 57 39

Hình 2.12: Tỷ suất sinh lời của lao động Công ty TNHH Starex Việt Nam giai

đoạn 2020-22/22 - - - 5 + s12 991191 91 11 1 1h Thu TH HH HH HH hi 40

Vili

Trang 11

đề luôn được đặt lên hàng đầu của các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệpxuất nhập khẩu nói riêng, đó là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mình Nhất

là trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt sắp tới, van dé nâng cao hiệu quảhoạt động lại càng trở lên cấp thiết, bởi vì chỉ có hiệu quả hoạt động tốt thì doanhnghiệp mới có thể tồn tại, đứng vững và phát triển được

Công ty TNHH Starex Việt Nam được thành lập từ năm 2018, là một

trong những doanh nghiệp có nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa Khi thương mạiquốc tế ngày càng mở rộng, sự canh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoàinước càng trở nên khốc liệt hơn, thì Công ty luôn cố gắng trau dồi, đào tạo độingũ cán bộ công nhân viên nham nâng cao hiệu quả nghiệp vu nhập khẩu của

Công ty Tuy nhiên, bên cạnh những thành công mà Công ty đã đạt được thì vẫn

còn tồn tại những hạn chế khiến cho hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu chưađược tối ưu nhất Chính vì vậy, sau quá trình thực tập tại Công ty, em đã quyếtđịnh lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị côngnghiệp và xây dựng của Công ty TNHH Starex Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu

cho khóa luận của em.

2 Tổng quan các công trình liên quan

“Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu vật tư, thiết bị ngành xây dựngtại Công ty Cổ phần kinh doanh Vinaconex” chuyên đề tốt nghiệp, Nguyễn ThịMén, 2011, Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề tập trung nghiên cứ về hiệu

Trang 12

quả kinh doanh nhập khâu mặt hàng vật tư, thiết bị ngành xây dựng của công tytrong giai đoạn 2007-2011 và tầm nhìn đến hết năm 2020.

“Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khâu tại công ty xuất nhập khâu KimLong”, Phạm Thị Quỳnh, 2011, Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề tập trungxem xét các nhân tố ảnh hưởng và phân tích, đánh giá thực trạng nâng cao hiệuquả kinh doanh của công ty rồi đề xuất những định hướng, giải pháp nhằm nângcao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng inox của công ty tới năm 2015

“Nâng cao hiệu quả kinh doanh than nhập khẩu tại Công ty cổ phần Xuấtnhập khẩu than Vinacomin”, Trần Việt Thành, 2012, Đại học Kinh tế Quốc dân.Chuyên đề tập trung nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh than nhập khẩu của công

ty nhập khẩu than Vinacomin, đánh giá thực trạng về hiệu quả kinh doanh, đưa racác chỉ tiêu đánh giá và thông qua đó đề xuất các giải pháp dé nâng cao hiệu qua

này.

“Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH TM&XNKNhat Lâm”, Nguyễn Thị Hiền, 2013, Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên dé tậptrung nghiên cứu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hoá của công ty trong giaiđoạn 2008-2012 và đề xuất giải pháp đến năm 2015

“Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại công ty TNHH Công nghệ

và Thương mại Minh Quân”, Hoàng Chí Công, 2015, Đại học Kinh tế Quốc dân.Chuyên đề phân tích hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu củacông trong lĩnh vực nhập khâu thiết bị, máy móc xây dựng từ năm 2012-2014 vàhướng giải pháp đến năm 2018

3 Đối tượng và phạm vi

Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả kinh doanh nhập khâu của Công ty

TNHH Starex Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu; Tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh doanh nhập khâuthiết bị công nghiệp và xây dựng của Công ty TNHH Starex Việt Nam từ năm

2020 đến năm 2022 và tầm nhìn đến năm 2026

4 Mục tiêu và nhiệm vụ

Tìm hiểu thực trạng hiệu quả kinh doamh nhập khẩu của Công ty TNHH

Starex Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh

của công ty.

Trang 13

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập — thống kê — tong hợp số liệu: cần phải có những sốliệu ít nhất trong 3 năm gần đây, được thu thập từ báo cáo, tài liệu của cơ quanthực tập, các thông tin trên internet Sau đó tiễn hành thống kê, tổng hợp lại cho

có hệ thống dé phân tích

Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu dựa trên việc

so sánh với một chỉ tiêu cơ sở, qua đó xác định xu hướng biến động của chỉ tiêucần phân tích Tuỳ theo mục đích phân tích, tính chất và nôi dung của các chỉ tiêukinh tế mà ta có thể sử dụng các kỹ thuật so sánh thích hợp như so sánh tươngđối, so sánh tuyệt đối

Phương pháp liên hệ: để lượng hoá các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh

tế Có nhiều cách liên hệ như liên hệ cân đối, liên hệ tuyến tính, liên hệ phi

tuyến .ẻ

6 Kết cấu chuyên đề

Chương 1: Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh nhập khẩuChương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị công nghiệp

và xây dựng của Công ty TNHH Starex Việt Nam giai đoạn 2020-2022

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhậpkhâu thiết bị công nghiệp và xây dựng của Công ty TNHH Starex Việt Nam đến

năm 2026

Trang 14

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VE NÂNG CAO HIỆU

QUÁ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Cơ sở lí luận về nhập khẩu và đặc trưng kinh doanh nhập khẩu

1.1.1 Khái niệm nhập khẩu

Nhập khẩu là qua trình nhận hoặc đưa hang hóa từ nước ngoài vao nội địathông qua đường biên giới quốc gia Sự trao đối hàng hóa này được thực hiệndựa trên nguyên tắc trao đối ngang giá mà tiền tệ được dùng làm môi giới Đây làhoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế, không phải dạng buôn bán riêng lẻ

mà được điều hành đưới một hệ thống, bao gồm cả các tô chức bên trong lẫn bên

ngoài quốc gia nhập khẩu

Những hàng hóa này có thể được nhập bởi các cá nhân, công ty hoặcchính phủ từ các tổ chức kinh tế hay công ty nước ngoài và được sử dụng làmnguyên liệu đầu vào cho sản xuất trong nước, hoặc bán lại cho người tiêu dùngcuối cùng, hoặc tái xuất cho quốc gia khác

Xét trên giác độ pháp luật: “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa đượcđưa vào lãnh thé Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnhthổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”

Mục tiêu là sử dụng có hiệu quả nguồn ngoại té dé nhap khẩu vật tư, thiết

bị kỹ thuật và dịch vụ phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng, nâng cao năngsuất lao động, tăng giá trị ngày công, giải quyết sự khan hiếm hàng hóa, vật tư

trên thị trường nội địa.

Thực chat, kinh doanh nhập khẩu là nhập khẩu từ các tổ chức kinh tế, cáccông ty nước ngoài, tiễn hành tiêu thụ hàng hóa, vật tư ở thị trường nội địa hoặctái xuất với mục tiêu lợi nhuận và nối liền sản xuất giữa các quốc gia với nhau

1.1.2 Đặc trưng cơ bản của nhập khẩu

Hoạt động nhập khâu diễn ra trên phạm vi bên ngoài quốc gia nên phứctạp hơn rất nhiều so với việc kinh doanh trong nước Dưới đây là một số đặcđiểm nỗi bật của hoạt động nhập khẩu:

Thứ nhất, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp có hoạt động nhậpkhẩu sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức hơn do chịu sự ảnh hưởng củanhiều nhân tố khác nhau như môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp văn hóa -

xã hội, của các quốc gia khác nhau Các doanh nghiệp nhập khẩu cần đặc biệtphải quan tâm đến những tập quán buôn bán quốc tế, hệ thống pháp luật, cácchính sách về thuế, hạn ngạch, các văn bản, quy định về các mặt hàng nhập khâu

Trang 15

của chính quốc và các quốc gia đối tác dé từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh phù

hợp với công ty mình.

Thứ hai, thị trường diễn ra hoạt động nhập khẩu bao gồm thị trường quốc

tế và trong nước Thị trường quốc tế đóng vai trò là đầu vào của doanh nghiệp, cóvai tro cung cap hang hóa cho toàn bộ hoạt động kinh doanh nhập khẩu; còn thịtrường trong nước với vai trò đầu ra, nơi tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu Nhờ cónhiều nguồn hàng nhập khẩu mà các doanh nghiệp có sự lựa chọn phong phú và

đa dạng hơn về mức giá cả, chất lượng, mẫu mã sản phẩm

Thứ ba, các phương thức thanh toán trong kinh doanh nhập khâu rất đadang dé phủ hợp với yêu cầu của từng doanh nghiệp như nhờ thu, hàng đổi hàng,thư tin dụng L/C, giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro khi hợp tác kinh doanh vớiđối tác nước ngoài Ngoài ra, tiền tệ được dùng trong thanh toán thường là ngoại

tệ mạnh và có sức chuyền đổi cao như JPY, USD, EUR, Chính vì thế, doanhnghiệp nên cập nhật liên tục xu hướng biến động của tỷ giá để hạn chế rủi rotrong thanh toán quốc tế

Thứ tư, phương thức vận chuyền hàng hóa nhập khâu là đa dạng và chỉ phícao Hàng hóa nhập khâu được vận chuyền giữa các quốc gia thông qua đườngbiển, đường bộ, đường hàng không hoặc vận tải đa phương thức Do khoảng cáchđịa lý giữa các quốc gia, việc vận chuyền hàng hóa thường tốn kém nguyên liệu,chi phí vận tải cao và thời gian giao hàng lâu Tuy nhiên, nhờ có sự phát triểnngày càng lớn mạnh của Logistics cùng với các liên minh kinh tế trên thế giớidần được hình thành, thời gian vận chuyển hàng hóa đã được rút ngắn lại dambảo giao hàng nhanh chóng mà vẫn đáp ứng được chất lượng sản phẩm

Như vậy nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc

tế Nó là một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nên kinh tế có tổ chức cảbên trong và bên ngoài của một quốc gia

1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp là một phạm trù kinhphản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, trình độ tổ chức, và quản lý hoạtđộng nhập khẩu của doanh nghiệp dé thực hiện ở mức độ cao nhất các mục tiêukinh tế xã hội, với chi phí nhập khẩu thấp nhất

Có thể hiểu hiệu quả kinh doanh nhập khâu của doanh nghiệp là mộtphạm trù phản ánh chất lượng của hoạt động kinh doanh nhập khẩu trong phạm

vi doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu phản ánh mối quan hệ giữa sự

Trang 16

vận động của kết quả kinh doanh nhập khẩu với chi phí bỏ ra dé đạt được kết qua

đó Kết quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu là toàn bộ những thành quả mà

doanh nghiệp thu được sau một quá trình kinh doanh như: sản lượng, giá tri hàng

hóa, doanh thu hàng nhập khau, Còn chi phí của hoạt động kinh doanh nhậpkhẩu là biểu hiện bằng tiền của tất cả các khoản chi cho hoạt động nhập khâu củacông ty như: giá vốn hàng bán, chi phí tiền lương, thuê mặt bang kinh doanh, chiphí giao dịch, chi phí bán hàng, Do đó, hoạt động kinh doanh nhập khâu củadoanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất khi họ tối đa hóa kết quả thu được đồng thờitối thiểu hóa chỉ phí bỏ ra, trong thời gian ngắn nhất

1.2.2 Ý nghĩa, vai trò về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, cùng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu đóng vai trò, ý nghĩa vô cùng to lớn:

Thứ nhất, đây là cơ sở cơ bản dé đảm bảo sự tồn tai và phát triển củadoanh nghiệp trên thị trường quốc tế Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, môitrường hoạt động kinh doanh ngày càng được mở rộng, đồng nghĩa cơ hội kinhdoanh rất lớn, các thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt cũng không nhỏ Tat

cả các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khâu của mình mới

có thể tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế Điều đó giúp các doanh nghiệptồn tại, đứng vững và phát triển

Thứ hai, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là nhân tố thúc đây sự cạnh tranh

và tiến bộ trong kinh doanh Chính việc thúc đây cạnh tranh yêu cầu các doanh

nghiệp phải tự tìm tòi, đầu tư tạo nên sự tiễn bộ trong nhập khẩu Chấp nhận cơ

chế thị trường là chấp nhận sự cạnh tranh Trong khi thị trường đặc biệt là quốc

tế ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn Sự cạnh tranh lúc này không còn là cạnhtranh về mặt hàng mà cạnh tranh cả về chất lượng, giá cả và các yếu tố khác.Trong khi mục tiêu chung các doanh nghiệp đều là phát triển thì cạnh tranh làyếu tố làm các doanh nghiệp mạnh lên nhưng ngược lai cũng có thé làm cácdoanh nghiệp không tôn tại được trên thị trường

Thứ ba, mục tiêu bao trùm, lâu dai của doanh nghiệp là tối đa hóa lợinhuận Đề thực hiện mục tiêu này doanh nghiệp phải tiến hành hoạt động kinhdoanh nhập khẩu dé tạo ra sản phẩm cung cấp cho thị trường Doanh nghiệp càngtối ưu được các nguồn lực sẽ càng có cơ hội dé thu được nhiều lợi nhuận Hiệuquả kinh doanh nhập khẩu là phạm trù phản ánh tính tương đối của việc sử dụngtiết kiệm các nguồn lực nên là điều kiện để thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dàicủa doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu càng cao, càng phản ánh đượcdoanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm các nguồn lực Vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh

Trang 17

doanh nhập khẩu là đòi hỏi khách quan dé doanh nghiệp thực hiện mục tiêu baotrùm, lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận.

Thứ tu, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cao sẽ giúp nâng cao đời sống vậtchất và tinh thần cho người lao động trong doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh càng

cao, doanh nghiệp cảng mở rộng quy mô, sẽ tạo thêm việc làm mới cho nhân viên,

ngoài ra còn giúp tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người lao động Từ đó,tiếp thêm động lực cho người lao động, nâng cao hiệu quả công việc của họ

Thứ năm, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp luôn có tácđộng tới nền kinh tế: nền kinh tế phát triển, giúp giải quyết phần nào gánh nặngcho xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động; tiết kiệm nguồn lực,nguyên vật liệu cho xã hội, từ đó tạo điều kiện để đạt được những thành tựu khoahọc kỹ thuật tiễn bộ trên thế giới; góp phần thực hiện chiến lược công nghiệp

hóa, hiện đại hóa trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

1.2.3 Các nội dung nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

Nguồn lực của doanh nghiệp là nguồn tài sản mà mỗi doanh nghiệp đang

sở hữu và có thê khai thác để phục vụ cho các hoạt động phát triển kinh doanhnhập khẩu của doanh nghiệp Nguồn lực không chỉ khởi tao mà còn là yếu tố cốtlõi giúp cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp phát triển, đemlại giá trị lợi nhuận Chính nguồn lực cũng tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanhnghiệp trên thị trường quốc tế

1.2.3.1 Hiệu quả sử dụng vốn

Vốn được coi là yếu tố quan trọng nhất đề thành lập và duy trì sự tồn tạicủa một doanh nghiệp Tiền tệ được sử dụng vào các mục đích kinh doanh củacông ty Vì vậy, để nâng cao được hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, trước tiêndoanh nghiệp phải nang cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Trong mộtcông ty, xét theo đặc điểm của vốn, ta có hai loại vốn:

- Vốn cô định: giá trị bằng tiền của các loại tài sản cố định của doanhnghiệp, thé hiện quy mô của doanh nghiệp Tài sản cố định nhiều hay ít, chatlượng hay không chất lượng, sử dụng có hiệu quả hay không hiệu quả đều ảnhhưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp

- Vốn lưu động: vốn băng tiền, các khoản phải thu, tạm ứng Hiệu quảkinh tế của việc sử dụng vốn lưu động được biểu hiện bằng chỉ tiêu tốc độ luânchuyên của vốn lưu động Chỉ tiêu này giúp phản ánh tình hình tổ chức nhân sự,quản lý các hoạt động kinh doanh và các nguồn lực tài doanh nghiệp có hiệu quả

hay không.

Trang 18

Doanh nghiệp luôn cần tìm cách dé tăng được nguồn vốn để tăng khanăng kinh doanh như vốn từ nội bộ công ty, vốn vay, von đầu tư, vốn liên kết,chiếm dụng vốn hợp pháp từ đối tác, Khi có vốn đủ lớn cần thiết cho hoạtđộng kinh doanh, việc quản lý và sử dụng vốn hiệu quả là điều quan trọng hơn

cả Bởi điều đó quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy khiquản lý và sử dụng vốn doanh nghiệp cần lưu ý các điểm sau:

- Cần xác định số vốn lưu động cần thiết, tối thiểu trong kỳ kinh doanh.Điều đó giúp đảm bảo đủ vốn lưu động cần thiết cho quá trình sản xuất kinhdoanh được tiến hành thường xuyên, liên tục, tránh ứ đọng vốn, thúc đây tốc độluân chuyên vốn dẫn đạt hiệu quả trong sử dụng vốn

- Tổ chức khai thác tốt nguồn tài trợ vốn lưu động

- Khai thác triệt để nguồn vốn nội bộ và các khoản vốn có thể chiếm dụng

- Thường xuyên tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động thôngqua các chỉ tiêu tài chính như: vòng quay toàn bộ vốn lưu động, hiệu suất sửdụng vốn lưu động, hệ số nợ, Nhờ các chỉ tiêu này người quản lý tài chính cóthé điều chỉnh kip thời các biện pháp dé tăng mức doanh lợi

Trên thực tế van đề sử dụng vốn rất phức tạp đòi hỏi người quản lý phảicần có đầu óc thực tế và kinh nghiệm dé có thé sử dụng vốn một cách hiệu quả

1.2.3.2 Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là yếu tô chủ chốt hàng đầu của mỗi doanh nghiệp Bởinguồn nhân lực là yếu tố vận hành doanh nghiệp hoạt động kinh doanh Do đóviệc sử dụng nguồn nhân lực tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh nhậpkhâu Khi doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực hợp lý và hiệu quả sẽ giúpdoanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và thời gian kinh doanh

Theo nghĩa hẹp, hiệu quả sử dụng lao động là kết quả mang lại từ các môhình, các chính sách quản lý và sử dụng lao động Kết quả lao động đạt được là

doanh thu, lợi nhuận mà doanh nghiệp có thé đạt được từ kinh doanh và việc tổ

chức, quản lý lao động, có thé là khả năng tạo việc làm của mỗi doanh nghiệp

Trang 19

Theo nghĩa rộng, hiệu quả sử dụng lao động còn bao hàm thêm khả năng

sử dụng lao động đúng ngành, đúng nghề, đảm bảo sức khỏe, đảm bảo an toàncho người lao động, là mức độ chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động, khảnăng cải tiễn kỹ thuật ở mỗi người lao động, đó là khả năng đảm bảo công bằng

cho người lao động.

Đề sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, các doanh nghiệp cần nâng cao trình

độ quản lý nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Từ đó, doanh nghiệp

sẽ sử dụng nhân lực hiệu quả, tối ưu và phù hợp với năng lực của từng cá nhânngười lao động Nhờ vậy mà doanh nghiệp có hệ thống hợp lý, bài bản và phân

bổ nguồn nhân lực hợp lý, có thé linh hoạt trong mọi tình huống, tránh những rủi

ro sai lầm cho cá nhân, gây tôn that, hỏng hóc và các chi phí không đáng có

Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực là biện pháp quan trọng then chốt trong

lĩnh vực đảo tạo, sử dụng con người của công ty sẽ đóng góp cho hiệu quả kinh

doanh nhập khẩu

1.2.3.3 Hiệu quả sử dụng trang thiết bị

Trang thiết bị là những công cụ cơ bản dé phuc vu, quyét dinh nang luc,hoạt động sản xuất kinh doanh Hiệu qua sử dụng va quản ly trang thiết bị là mộttrong những công cụ dé các nhà quản trị thực hiện chức năng của mình, là căn cứ

để xây dựng kế hoạch cho đầu tư mua sắm sửa chữa trang thiết bị cho doanhnghiệp Dé kinh doanh hiệu qua, các trang thiết bị phải liên tục được đổi mới,

nâng cao và đáp ứng, phù hợp với mức độ hiện đại của công nghệ trong xã hội.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu, hiệu quả sử dụng trang thiết bị

đóng vai trò vô cùng to lớn, vừa giúp doanh nghiệp làm việc hiệu quả, vừa giúp

xử lý công việc nhanh chóng thông qua sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị Đặc biệt

là lĩnh vực nhập khẩu, các doanh nghiệp cần phải nâng cấp nhà kho, bến bãi, các

phương tiện vận chuyền để hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi và hiệu quả,

tránh hư hỏng, xảy ra sự cố gây phát sinh chi phí và thời gian không đáng có

1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập

khẩu

Căn cứ vào phạm vi xác định hiệu quả, hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả kinhdoanh nhập khâu được phân loại thành hệ thống các chỉ tiêu tổng hợp và hệthống các chỉ tiêu bộ phận:

- Hệ thống các chỉ tiêu tông hợp thé hiện mỗi tương quan giữa kết quả thuđược với tổng hợp tất các các loại chi phí bỏ ra dé thực hiện nhiệm vụ kinhdoanh nhập khẩu của công ty

Trang 20

- Hệ thống các chỉ tiêu bộ phận thé hiện mối tương quan giữa kết quả thuđược với chi phí của từng yếu tố cần thiết đã được sử dụng dé thực hiện nhiệm

vụ kinh doanh nhập khẩu như chỉ phí bán hàng, vốn, lao động

Vì thế, khi đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, doanh nghiệp cầnđánh giá các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp đồng thời kết hợp các chỉ tiêu hiệu quacủa từng bộ phận Điều này có ý nghĩa quan trọng giúp công ty tối ưu được chỉphí tông hợp và chi phí bộ phận, từ đó góp phan nâng cao hiệu quả kinh doanhnhập khâu của doanh nghiệp

1.2.4.1 Hệ thống các chỉ tiêu tổng hợp

* Lợi nhuận nhập khẩuLợi nhuận nhập khẩu = Doanh thu nhập khẩu — Chỉ phí nhập khẩuDoanh thu nhập khẩu là doanh thu công ty bán được hàng hóa nhập khâu

ở thị trường nội địa sau khi trừ đi các khoản giảm giá hàng bán, chiết khâu, hangbán bị trả lại, Doanh thu bán hàng nhập khẩu là chỉ tiêu quan trọng cho ta biếtquy mô hoạt động nhập khâu của công ty, ta sử dụng chỉ tiêu này để đánh giáhiệu quả bán hàng nhập khẩu

Chi phí nhập khẩu là tong giá trị những chi phí được bỏ ra cho hoạt độngnhập khâu hàng hóa của công ty từ mua hàng cho đến khi bán hàng và bảo hànhhàng hóa như chi phi mua hàng, chi phí lưu thông, chi phí nộp thuế, bảo hiểm

Khi đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của một doanh nghiệp, chỉtiêu đầu tiên và được quan tâm nhất là lợi nhuận Đây là chỉ tiêu tổng hợp vàphản ánh kết quả cuối cùng của quá trình kinh doanh, được doanh nghiệp sửdụng để duy trì hoạt động kinh doanh hay tái đầu tư, mở rộng quy mô kinh doanhcủa doanh nghiệp và đồng thời cải thiện mức sống của cán bộ nhân viên trongcông ty Lợi nhuận càng lớn thì doanh nghiệp càng có lợi thế

*Ty suất lợi nhuận nhập khẩu:

2 Als Nà 2 A 2 Lợi nhuận nhap khẩu

Ty suất sinh lời của doanh thu nhập khẩu = >=

Tổng doanh thu nhap khẩu

Chỉ tiêu này thê hiện mỗi đồng doanh thu từ hoạt động nhập khâu đem lạibao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp Doanh nghiệp kinh doanh nhậpkhâu càng hiệu quả khi lợi tức thu được từ doanh thu nhập khẩu càng lớn và

ngược lại.

> has xẻ , A 2 Loi nhuan nhap khau

Tỷ suất sinh lời chi phí nhập khâu = —————————

Tong chi phinhap khau

Chi tiêu nay cho biết với một đồng chi phí bỏ ra cho hoạt động nhập khẩutrong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏhiệu quả sử dụng chỉ phí của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại

10

Trang 21

2 4, Me 2 4 > TA Lợi nhuận nhap khẩu

Tỷ suất sinh lời của von chủ sở hữu = —————————

Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này cho biệt mỗi đông vôn mà doanh nghiệp sở hữu đâu tư vào hoạt động nhập khâu thu vê bao nhiêu đông lợi nhuận Chỉ tiêu này cảng cao chứng tỏ mức sinh lời của von chủ sở hữu cảng nhiêu và doanh nghiệp nhập khâu càng hiệu quả và ngược lại.

2 AL ye > Ậ Nà > Lợi nhuận nhap khẩu

Tỷ suất sinh lời của tông tài sản = —————————

Tổng tai san

Chi tiêu này cho biệt khả năng sinh lời trên tông tài san của doanh nghiệp Dựa vào đó mà các nha quản lý biét được với môi đông von ban dau bỏ ra đê dau

tư thì lợi nhuận đem về là bao nhiêu đông Chỉ sô này càng cao chứng tỏ hiệu quả

sử dụng vôn của doanh nghiệp cảng tôt và ngược lại.

* Ty suất ngoại tệ hàng nhập khâu

Tổng doanh thu nhập khẩu tính bằng bản tệ (VNĐ) Tổng chi phí nhập khẩu tính bằng ngoai tệ nhập

Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu =

Chỉ tiêu này cho biết số lượng bản tệ (VNĐ) mà doanh nghiệp thu đượckhi bỏ ra một đồng ngoại tệ Nếu tỷ suất ngoại tệ lớn hơn tỷ giá hối đoái (do ngân

hàng Nhà nước quy định), việc sử dụng ngoại tệ vào hoạt động kinh doanh nhập

khẩu của doanh nghiệp được coi là có hiệu quả

1.2.4.2 Hệ thống các chỉ tiêu bộ phận

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

? Aloe Nà 2 4 A A 2 Loi nhuan nhap khau

Ty suất sinh lời cua von lưu động nhập khẩu = ———D——

° Vốn lưu động nhập khẩu

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động chi cho hoạt động nhập khẩu

sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏhiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao, tạo ra nhiều lợi

nhuận và ngược lại.

Vốn lưu động thường xuyên thay đổi qua các giai đoạn của quá trình kinhdoanh Vì thế, việc đây nhanh tốc độ luân chuyên vốn lưu động sẽ giúp giải quyếtnhu cầu về vốn của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng Tốc độ luân

chuyên vôn lưu động được thê hiện qua các chỉ tiêu sau:

Tổng doanh thu nhập khẩu

Số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu =& quay ong ap Vốn lưu động nhap khẩu

Chỉ tiêu này cho biết trong một năm vốn lưu động quay được may vòng,

số vòng quay càng lớn hay tốc độ luân chuyền của vốn lưu động càng nhanh thìhiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại

Chu Kỳ kinh doanh (360 ngay)

Vòng quay von Lưu động nhập khẩu

Chu kỳ vốn lưu động nhập khẩu =

lãi

Trang 22

Chỉ tiêu này cho biết số thời gian cần thiết để vốn lưu động quay đượcmột vòng, số ngày mà vốn lưu động quay được một vòng càng ngắn thì tốc độluân chuyên vốn lưu động càng lớn, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, vốn lưu động

được sử dụng hiệu quả hơn.

* Các chỉ tiêu đánh gia hiệu qua sử dung lao động

v 4 A ` A Tổng doanh thu nhập khẩu

Năng suát lao động bình quân = ———

Tổng số lao động

Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động khi tham gia vào hoạt động kinh doanhnhập khẩu có thé tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ báo cáo; chỉ tiêunày càng cao thì chứng tỏ năng suất lao động của doanh nghiệp càng cao, tạo ranhiều doanh thu và ngược lại

> ÂU > A Lợi nhuận nhap khẩu

Tỷ suát sinh lời của lao động = ————

Tổng số lao động

Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động khi tham gia vào hoạt động kinh doanhnhập khẩu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ nghiên cứu Chỉ tiêu nàycàng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng lao động càng hiệu quả, tạo ra nhiều lợi

nhuận và ngược lại.

1.2.5 Các nhân tổ tác động đến hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanhnhập khẩu

1.2.5.1 Các nhân tổ khách quan

* Nhân to pháp luậtCác nhân tô thuộc môi trường pháp luật bao gồm luật, các văn bản quy

phạm pháp luật, các quy trình, quy phạm kỹ thuật tạo nên một hành lang pháp lý

cho các doanh nghiệp hoạt động Tất cả các hoạt động của doanh nghiệp nhưnhập khẩu hàng hóa gì, nhập khâu bằng hình thức nào, mức thuế nhập khẩu rasao, ban cho đối tượng khách hàng nào, nguồn cung ứng lấy từ đâu đều phải tuântheo các quy định của pháp luật Doanh nghiệp phải chấp hành các quy định của

pháp luật, thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước, với xã hội và với người lao động

theo luật định Mức độ hoàn thiện, sự thay đôi và thực thi pháp luật có ảnh hưởngrất lớn đến viẹc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh nhậpkhẩu của doanh nghiệp Có thé nói luật pháp vừa là nhân tố kìm hãm vừa là nhân

tố khuyến khích sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, do vậy cũng ảnhhưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp thương mai

* Nhân to kinh tếTất cả các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh trong nền kinh tế thịtrường thì đều chịu tác động của các yếu tố về kinh tế Đối với các doanh nghiệp

12

Trang 23

kinh doanh nhập khẩu thì phải chịu tác động từ hai môi trường kinh tế trong nước

và quốc tế Trong điều kiện đó, những cơ hội, thách thức đến từ nền kinh tế toàn

cầu chứ không phải chỉ đến từ một quốc gia Nó ảnh hưởng làm tăng, giảm chỉphí nhập khâu, thúc đây hay hạn chế nhập khâu tức là tác động đến doanh thunhập khẩu vì thế nên tác động đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanhnghiệp Nhóm yếu tô về kinh tế ảnh hưởng đên nâng cao hiệu quả kinh doanhnhập khẩu của doanh nghiệp bao gồm: sự biến động của tỷ giá hối đoái, các quan

hệ kinh tế quốc tế, hệ thống giao thông vận tải và liên lạc, hệ thống ngân hàng tàichính, những biến động của thị trường trong và ngoài nước

* Nhân tô văn hóa, xã hộiMôi trường văn hóa - xã hội bao gồm những chuẩn mực và giá trị đượcchấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hóa cụ thể Các khíacạnh hình thành môi trường văn hóa - xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các

hoạt động kinh doanh, như: những quan niệm về đạo đức, thâm mỹ, lối song, về

nghề nghiệp; những phong tục, tập quán, truyền thống; những quan tâm ưu tiêncủa xã hội; trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội Những nhân tố này

có ảnh hưởng nhất định tới tâm lý, thị hiểu của người tiêu dùng tại các khu vực

đó.

Những giá trị văn hóa làm nên một xã hội, vun đắp cho xã hội đó tồn tại

và phát triển Chính vì vậy, các nhân tố văn hóa thường được bảo vệ hết sức

nghiêm ngặt, đặc biệt là các nhân tố văn hóa mang giá tri tinh than Tuy vay,

chúng ta cũng không thé phủ nhận những giao thoa văn hóa của các nền văn hóakhác vào các quốc gia, điều nay sẽ làm thay đổi tâm lý tiêu dùng, lỗi sống và tạo

ra triển vọng phát triển với các ngành

Bên cạnh văn hóa, các đặc điểm về xã hội cũng là mối quan tâm của cácdoanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu thị trường Những nhân tố xã hội sẽchia cộng đồng thành các nhóm khách hàng mang những đặc điểm, tâm lý, thịhiểu và mức thu nhập khác nhau Đây là một nhân tố quan trọng tác động đếnviệc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khâu Doanh nghiệp cần phải nắm bắt và

đưa ra chiến lược kinh doanh nhập khẩu làm sao phù hợp với sức mua, thói quen

tiêu dùng, mức thu nhập bình quân của từng nhóm đối tượng khách hàng

* Nhân to môi trườngCác nhân tổ về môi trường như sự biến đổi khí hậu, thiên tai, địch bệnh, cũng có ảnh hưởng đáng kể tới nền kinh tế nói chung và hoạt động kinhdoanh nhập khẩu của các doanh nghiệp nói riêng Tác động của các điều kiệu tựnhiên đối với các quyết sách trong kinh doanh nhập khâu từ lâu đã được các

13

Trang 24

doanh nghiệp thừa nhận Trong rất nhiều trường hợp, chính các điều kiện tựnhiên trở thành một yếu tô rất quan trọng dé hình thành lợi thế cạnh tranh của cácsản phẩm và dịch vụ Do đó, cũng sẽ ảnh hưởng phan nao tới hiệu quả kinhdoanh nhập khẩu của các công ty nhập khâu.

* Nhân tô công nghệCông nghệ là một trong những yếu tố chủ động, chứa đựng nhiều cơ hội

và đe dọa đối với các doanh nghiệp Công nghệ càng lớn mạnh, doanh nghiệpcàng có nhiều cơ hội áp dụng các mô hình tiên tiễn vào sản xuất, tạo ra nhiều sảnphẩm mới lạ phục vụ đa dạng nhu cầu xã hội Từ đó, nâng cao khả năng cạnh

tranh hay khả năng tiếp cận khách hàng Ngoai ra, áp dụng công nghệ cao còn

giúp doanh nghiệp sản xuất ra những sản phâm với chất lượng và năng suất được

cải thiện hơn.

Tuy nhiên, công nghệ phát triển cũng tạo ra thách thức đối với các doanhnghiệp khi mà họ phải không ngừng đổi mới, bắt kịp xu thé để không trở nên lạchậu Điều này là khó khăn đối với các doanh nghiệp nhỏ hay mới tham gia kinhdoanh, do không đủ khả năng để tiếp nhận mọi loại công nghệ mới

* Nhân to cạnh tranhCác nhân tổ thuộc môi trường cạnh tranh có liên quan trực tiếp tới ngànhnghề và thị trường kinh doanh của doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến hoạtđộng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Sức ép của các nhân tố này lên

doanh nghiệp càng mạnh thì khả năng sinh lời của các doanh nghiệp càng bị hạn

chế

Cạnh tranh trong hoạt động nhập khâu được nhìn nhận ở hai khía cạnh, đó

là cạnh tranh với các nhà sản xuất nội địa và cạnh tranh với các công ty nhậpkhẩu cùng dòng sản phẩm trong nước Trong trường hợp sản phẩm đó đã đượcsản xuất trong nước với số lượng lớn cùng với chỉ phí thấp hơn (do không tốn chỉphí nhập khâu như vận chuyền và bảo hiểm hàng hóa) thì đây sẽ trở thành đối thủcạnh tranh trực tiếp với sản phâm mà doanh nghiệp nhập khẩu Trong trường hợpcòn lại, khi mà nhiều nhà nhập khâu trong cùng ngành nhập khẩu một dòng sảnphẩm sẽ làm tăng lượng cung của sản phẩm đó trên thị trường nội địa, lúc này déchiếm được lợi thế trong kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhậpkhẩu thì doanh nghiệp cần đưa ra được mức giá cạnh tranh so với những nhànhập khâu khác Như vậy, doanh nghiệp không những cần phải có lựa chọn lĩnh

vu kinh doanh thích hợp mà còn cần phân tích từng đối thủ cạnh tranh dé nam vàhiểu được các biện pháp phản ứng và hành động mà họ có thé áp dụng

14

Trang 25

1.2.5.2 Các nhân tổ chủ quan

* Nguồn vốnBat kỳ doanh nghiệp nhập khẩu nào muốn tiến hành các hoạt động kinhdoanh cũng cần phải có vốn Vốn được coi là nhân tố có ý nghĩa vô cùng quantrọng, quyết định trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty và được thểhiện dưới hình thái khả năng tài chính của doanh nghiệp Tiềm lực tài chínhquyết định, phản ánh quy mô của doanh nghiệp lớn hay nhỏ Đối với doanhnghiệp nhập khâu có khả năng tài chính mạnh thì sẽ đảm bảo các hoạt động kinhdoanh nhập khẩu diễn ra một cách liên tục và 6n định; đồng thời còn giúp chodoanh nghiệp nâng cao khả năng đầu tư đổi mới công nghệ từ đó làm giảm chỉphi, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm và ngược lại

Ngoài ra, khả năng tài chính của một doanh nghiệp nhập khẩu còn có ảnhhưởng trực tiếp tới uy tín, vị thế của doanh nghiệp đối với các đối tác tiêu thụtrong nước cũng như các nhà cung cấp từ nước ngoài Doanh nghiệp sở hữu mộtnguồn vốn lớn có thé nhảy vào nhiều lĩnh vực kinh doanh cùn một lúc, với quy

mô rộng và tạo sự uy tín cho đối tác Điều này cũng có tác động không nhỏ tớihoạt động kinh doanh nhập khâu của công ty, giúp tối thiểu hóa chỉ phí nhập

khẩu cũng như tối đa hóa doanh thu từ hoạt động nhập khẩu, từ đó nâng cao hiệu

quả kinh doanh nhập khẩu

* Nguồn nhân lựcNhân lực là một trong các nhân tố đầu vào quan trọng, quyết định cho mọihoạt động của doanh nghiệp nói chung cũng như doanh nghiệp nhập khâu nói

riêng Trình độ, năng lực chuyên môn và trách nhiệm của người lao động tác

động trực tiếp đến tất cả các khâu, giai đoạn của quá trình hoạt động kinh doanh,

do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Đặc biệt

là đối với doanh nghiệp hoạt động nhập khẩu, dé việc kinh doanh nhập khâu đạthiệu quả cao đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụngoại thương cao, phong cách làm việc chuyên nghiệp, ngoại ngữ tốt, nắm bắt thịtrường trong và ngoài nước, hiểu biết về văn hoá để có thể năm bắt được cơ hộikinh doanh nhạy bén Đề có được đội ngũ nhân viên lao động như vậy, doanhnghiệp cần phải quan tâm hơn nữa về việc dao tao, nâng cao trình độ lao động

Đó là mục tiêu hàng đầu để có đội ngũ lao động làm việc có năng suất cao, gópphần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

15

Trang 26

* Nhân to quản trị doanh nghiệpDoanh nghiệp là một thể thống nhất, vận hành như một xã hội thu nhỏtrong đó có đầy đủ các nhân tô về pháp lý, kinh tế, văn hóa, xã hội và ngoài racòn có một cơ cấu tô chức chặt chẽ, rõ ràng Đối với doanh nghiệp nhập khâu,hoạt động nhập khẩu là hoạt động phức tạp, chịu ảnh hưởng nhiều từ những yếu

tố khác nhau, đòi hòi doanh nghiệp phải quản lý thật chặt chẽ và hợp lí Tậndụng và sử dụng tốt năng lực của người lao động là một cách giảm chỉ phí, tiếtkiệm thời gian cho doanh nghiệp Vì vậy, kết quả và hiệu quả của hoạt động kinhdoanh nhập khẩu đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ

quản tri trong doanh nghiệp.

* Nhân to hệ thong trao đổi và xử lý thông tinTrong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, để thành công trong kinh doanh,các doanh nghiệp cần nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và kịp thời, nhất

là những biến động về cung cầu thị trường, về công nghệ kỹ thuật, về kháchhàng, về đối thủ cạnh tranh, Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần thu thập kinhnghiệm của các doanh nghiệp khác ở trong nước và quốc tế làm bài học, hay cậpnhật các thay đối trong chính sách kinh tế của quốc gia và khu vực,

Như vậy, một hệ thống trao đổi và xử lý thông tin khoa học, kịp thời vừađáp ứng nhu cầu về thông tin của doanh nghiệp, vừa đảm bảo giảm thiêu chi phí

cho qua trình thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin.

16

Trang 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRANG NANG CAO HIỆU QUA

KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH

STAREX VIỆT NAM

2.1 Khái quát về Công ty TNHH Starex Việt Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty

Nhận biết được nhu cầu sử dụng máy móc thiết bị công nghiệp và xây

dựng, Công ty TNHH Starex Việt Nam được thành lập năm 2018 đáp ứng nhu

cầu sử dụng máy móc thiết bị trong nước Trong quá trình kinh doanh và pháttriển, công ty không ngừng nâng cao, đổi mới và cải tiến nhằm thích nghi, phùhợp với môi trường kinh doanh Xuất phát từ một doanh nghiệp trẻ nhưngcông ty đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất tốt nhất, kho bãi khangtrang và showroom hiện đại Với mục tiêu: Đưa những sản phẩm quốc tế tốtnhất, với giá thành hợp lý nhất đến tay người tiêu dùng Việt Nam

Tên công ty bằng Tiếng Việt: Công ty TNHH Starex Việt NamTên công ty bằng tiếng nước ngoài: Starex Viet Nam Company limitedĐịa chỉ trụ sở chính: số nhà 25, ngách 2/27, đường Phương Canh,phường Xuân Phương, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0108439233

Điện thoại: 0912381629 Website: https://svnc.vn/

Người đại diện theo pháp luật: bà Đào Thị Hồng Vân

2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty

Công ty TNHH Starex Việt Nam là nhà nhập khẩu chuyên nghiệp thiết

bị công nghiệp và xây dựng từ các nước: Mỹ, Duc, Ý, Nhật, Trung Quốc.

Hiện tại công ty đang phân phối chính hãng cho các tập đoàn lớn như:

JINGGONG, SHANTUI, FOTON LOVOL, LUYU, JINGGONG, XIANDAI,

ADDFORCE, LUZUN, SINOTRUCK Với hệ thống phân phối & bao hànhtrên toàn quốc

Các sản phẩm nỗi bật của công ty cung cấp có thể kế đến như: Máy xúc

lật SHANTUI, FOTON LOVOL, LUYU; máy xúc đào LOVOL, JINGGONG,

May ủi Shantui, Máy xúc lật chui him XIANDAI, xe nâng hang LIUGONG,

Xe trộn tự nạp liệu ADDFORCE, LUZUN

17

Trang 28

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty

( Nguôn: Phòng hành chính nhân sự Công ty TNHH Starex Việt Nam)

Chức năng nhiệm vụ của các phòng trong công ty

- Phòng kinh doanh: bao gồm 2 ban trong nước và nước ngoài Phòngkinh doanh có nhiệm vụ tìm hiểu thị trường , nghiên cứu, xây dựng chiến lược, tổ

chức các hoạt động mua bản hàng hoá.

- Phòng kĩ thuật: xây dựng hệ thống, quy trình lắp đặt, sửa chữa thiết bị và

đào tạo nhân sự.

- Phòng hành chính nhân sự: làm công tác tuyên chọn nhân lực, tô chứcnhân sự, tiền lương, và các chế độ đối với nhân viên trong công ty

- Phòng kế toán tài chính: Có trách nhiệm thực hiện các kế hoạch taichính, lập báo cáo tài chính kế toán, chỉ đạo về công nợ và thu hồi công nợ Thựchiện trả, thanh toán lương cho nhân viên Tham mưu cho tổng giám dôc trong

18

Trang 29

viêc huy đông vôn bằngcác hình thức phù hợp với quy định hiện hành của pháp

luật nhà nước.

- Phòng quan lí kho hàng: Có trách nhiệm triển khai sắp xếp kho hàngvàphòng trung bày Lập biên bản, kiểm tra hàng hóa khi xuất nhập kho Chịutrách nhiệm từng mặt hàng sau khi về lên báo cáo kiểm kê với kế toán Chịutrách nhiệm đối chiếu hàng hóa của kho với phòng kế toán

- Phòng xuất nhập khâu: Có trách nhiệm làm các thu tuc giao dịch với cácđối tác nước ngoài, các thủ tục hải quan và các van đề liên quan đến nhập khau

máy móc.

- Phòng Marketing: Lên ý tưởng xây dựng, thực hiện các kế hoạch truyền

thông quảng cáo, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, cácchương trình, sự kiện , về hình ảnh và sản phẩm của Công ty

2.1.4 Kết quả kinh doanh của công ty TNHH Starex Việt Nam giai đoạn

2020-2022

2.2 Thực trạng kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH Starex Việt Nam

giai đoạn 2020-2022

2.2.1 Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng theo giai đoạn

Giữa năm 2021 tới đầu năm 2022, Việt Nam cũng như trên thé giới phảiđối mặt với dịch bùng phát covid 19 khiến cho nhu cầu về máy móc trong xâydựng giảm mạnh đồng thời doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình vậnchuyên hàng hoá từ nước ngoài về Việt Nam Kim ngạch nhập khẩu các loại thiết

bị máy móc được thê hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng theo giai đoạn 2020-2022

2020 2021 2022 Máy mới 7480 3532 10890

May đã qua sử dụng |12056 7265 18767

Tổng 19536 10797 29657

(Nguôn: tong hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh Công ty TNHH Starex Việt

Nam)

Nhìn vào bảng trên, có thé thay kim ngạch nhập khẩu chung giảm xuống

mạnh trong năm 2021, và tăng mạnh trở lại vào năm 2022 Năm 2021, lượng

máy móc nhập về giảm 8,739 tỷ đồng Trong đó máy mới giảm 3,948 tỷ đồng vàmáy đã qua sử dụng giảm 4,741 tỷ đồng Nhu cầu nhập khẩu máy móc giảm dotình hình phức tap của dịch bệnh Covid bùng phát nhiều nước trên thé giới khiêncho họ đóng cửa khẩu, ảnh hưởng tới xây dựng và quá trình vận chuyền hang hoa

19

Trang 30

xuyên quốc gia Thế nhưng, vào năm 2022 khi tình hình dịch bệnh được kiểmsoát, thì ngành xây dựng phát triển trở lại, do đó nhu cầu sử dụng máy móc vàocác công trình tăng vọt Trong đó máy móc mới gấp gần 3 lần so với năm 2021,gần 11 tỷ đồng và máy cũ tăng 11,502 tỷ đồng.

‘Cac mặt hàng nhập khâu của công ty phục vụ cho lĩnh vực xây dựng nêncông ty tập chung vào một số loại máy móc xây dựng chính: máy xúc lật, máy

xúc dao, máy ui, xe trộn tự nạp nhiên liệu.

2.2.2 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu máy móc xây dựng của công ty giai đoạn

2020-2022

‘Co cấu các mặt hàng nhập khâu chính của Công ty TNHH Starex ViệtNam được thê hiện chỉ tiết qua bang dước đây:

Bang 2.2: Cơ cầu mặt hàng nhập khẩu máy móc xây dựng của Công ty

TNHH Starex Việt Nam giai đoạn 2020-2022

STT Năm 2020 2021 2022

Mặthàng |Giá trị Ty Giá trị Tỷ Giá trị| Ty

(triệu | trong (triệu trọng | (triệu | trong

Năm 2021 giá trị giảm còn 3,156 tỷ đồng, và năm 2022 lại tăng mạnh lên tới

10,078 tỷ đồng, tuy nhiên tỷ trọng tăng lên không quá nhiều vẫn ở mức khoảng

37,5%

Đứng vị trí thứ hai là mặt hàng Máy xúc đào Năm 2020 giá trị nhập khẩumáy xúc đào khoảng 4,832 tỷ đồng, tỷ trọng là 29,22% Có thể thấy do đại dịchcovid 19 bùng phát mạnh mẽ ở khắp nơi trên thế giới số liệu này giảm từ 4,832 tỷđồng còn 1,980 tỷ đồng (năm 2021), khoảng 2,5 lần Tuy nhiên năm 2022 với giátrị nhập khẩu của máy xúc đào tăng mạnh 8,143 tỷ đồng với tỷ trọng là 30,32%

20

Trang 31

Mặt hàng đứng vi trí thứ ba và thứ tư lần lượt là Máy ủi và Xe trộn tự nạpnhiên liệu 2 loại mặt hàng này cũng đều thấy sự thay đổi về giá trị giỗng như 2mặt hàng trên Năm 2021 giá trị nhập khẩu của Máy ủi và Xe trộn tự nạp nhiênliệu giảm còn 1,968 tỷ đồng va 1,279 tỷ đồng (ty trọng lần lượt là 23,48% và15,25%), tăng gần 3 lần tới năm 2022 (tỷ trọng lại giảm xuống còn 18,83% và

13,32%)

2.2.3 Thị trường nhập khẩu

Trong giai đoạn 2020-2022, thị trường nhập khâu của Công ty TNHH

Starex Việt Nam chủ yếu là Nhật Bản, Trung Quốc, Đức Công ty cũng chọn một

số thị trường khác như Mỹ, Ý nhưng không rộng rãi và phô biến

Bảng dưới đây thé hiện cơ cấu, tỷ trọng giá trị các máy móc theo từngquốc gia mà công ty chủ yếu nhập khẩu:

Bảng 2.3: : Các thị trường nhập khẩu chính của Công ty TNHH Starex Việt

Nam giai đoạn 2020-2022 Thị trường 2020 2021 2022

Giá trị (triệu|Tỷ Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ trọng

Tong 19536 100% |10797 100% |29657 100%

(Nguồn: Báo cáo thực hiện nhập khẩu Công ty Cổ phan TNHH Starex Việt Nam

giai đoạn 2020-2022) Công ty ở Việt Nam luôn chọn các thị trường như là Nhật Bản, Trung

Quốc là thị trường cung cấp các máy móc thiết bị trong ngành xây dựng bởi vìchất lượng tốt hơn và chi phí rẻ hơn so với các thị trường khác Nhưng trong giaiđoạn 2020-2022, điều kiện kinh tế trì trệ, dịch Covid bùng phát khiến cho lĩnhvực xây dựng và bất động sản không phát triển thì các doanh nghiệp xây dựng

Việt Nam cũng gặp khó khăn.

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, năm 2020 các doanh nghiệp nhập

khâu các loại máy móc thiết bị trong ngành xây dựng bắt đầu thấy sự giảm nhẹ

về kim nghạch vì Trung Quốc là thị trường chính đứng thứ 2 của Công ty, nơi mà

21

Trang 32

xảy ra vấn đề dịch bệnh từ cuối năm 2019 Do đó năm 2021, lượng máy mócnhập khâu từ Trung Quốc của Công ty TNHH Starex Việt Nam giảm đột ngột từ6,283 tỷ đồng năm 2020 xuống còn 2,389 tỷ đồng Đối với thị trường đứng đầu

là Nhật Bản, thì cũng cho thấy sự sụt giảm nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị.

Năm 2020, Công ty nhập khâu 9,167 tỷ đồng từ Nhật Bản và con số này giảmcòn 5,643 tỷ đồng vào năm 2021 Kim ngạch nhập khẩu của Đức và các nướckhác cũng giảm Tuy nhiên, năm 2022, tinh đại dịch Covid 19 giảm đáng kê va

đi vào ồn định, thì các lĩnh vực phát triển trở lại, trong đó có cả ngành xây dựng.Nhu cầu sử dụng máy móc và thiết bị xây dựng tăng trở lại, vì thế kim ngạch

nhập khâu ở các thị trường nhập khâu tăng nhanh trở lại, dẫn đầu vẫn là Nhật

Bản với 13,864 tỷ đồng, Trung Quốc đứng thứ hai với 8,753 tỷ đồng, Đức với4,566 tỷ đồng và các thị trường khác là 2,474 tỷ đồng

Kết quả kinh doanh công ty trong lĩnh vực nhập khẩu máy móc và thiết bị

Các nội dung nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khâu Công ty TNHH

Starex Việt Nam giai đoạn 2020-2022

Trong giai đoạn 2020-2022, nhất là năm 2021, công ty gặp nhiều khó khăn

trong kinh doanh nhập khẩu Chính vì vậy, việc đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty là nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng dé có thé nang cao

tình hình kinh doanh nhập khẩu Dé khắc phục giai đoạn khó khăn này, Công ty

đã nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu với ba nội dung chính: Nâng caohiệu quả sự dụng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, nâng cao hiệu quả sửdụng trang thiết bị

22

Trang 33

2.3.1 Hiệu quả sử dụng vốn

Vốn có vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Dé có thé tiến hành, thực hiện các hoạt động kinh doanh, hay vận hành mộtdoanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải chi trả các chi phí nhất định Vậy dé có théchi trả cho những chi phí đầu vào của hoạt động kinh doanh doanh nghiệp cần cómột lượng vốn nhất định Mặt khác, trong quá trình tham gia hoạt động kinhdoanh nhập khâu, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh mộtcách gay gắt Dé có thé đứng vững và cạnh tranh tốt, doanh nghiệp cần phải liêntục bổ sung vốn dé tăng tài sản tương ứng với sự phát triển quy mô của doanhnghiệp Vốn chính là yếu tố giúp doanh nghiệp nâng cao, đổi mới công nghệ,nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và giành thắng lợi trướcđối thủ cạnh

tranh.

Hiện nay, các doanh nghiệp hầu như đều thực hiện hoạt động nhập khẩuthông qua vốn chủ sở hữu và vốn vay, trong đó bao gồm cả Công ty TNHHStarex Việt Nam Vì vậy ngoài vốn chủ sở hữu, thông qua các ngân hàng thươngmại, kết hợp với kế hoạch phân chia và sử dụng vốn một cách hiệu quả, nâng caovòng quay vốn lưu động từ đó rút ngắn chu kỳ xoay vòng của vốn, nâng cao hiệuqua sử dụng vốn nhằm tối đa hóa lợi nhuận

Bảng 2.5: Cơ cầu nguồn vốn của hoạt động kinh doanh nhập khẩu Công ty

TNHH Starex Việt Nam giai đoạn 2020-2022

Don vị : Triệu dong STT Chí tiêu 2020 2021 2022

1 Vốn chủ sở hữu | 15323 14023 16564

2 Nợ phải trả 9345 6232 13564

3 Tổng nguồn vốn 24668 20255 29128(Nguôn: Báo cáo thực hiện nhập khẩu Công ty Cổ phan TNHH Starex Việt Nam

giai đoạn 2020-2022

Cơ cấu nguồn vốn bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của một doanh

nghiệp sử dụng cho việc kinh doanh của doanh nghiệp Với mảng kinh doanh

nhập khâu thiết bị và máy móc xây dựng của Công ty TNHH Starex Việt Nam,

có thé thấy tổng nguồn vốn giảm từ 24,668 tỷ đồng năm 2020 xuống còn 20,255

tỷ đồng năm 2021 và tăng tới 29,128 tỷ đồng vào năm 2022 Nguyên nhân là do

sự bùng phát của Covid, doanh nghiệp này đã gặp khó khăn trong việc kinh

23

Trang 34

doanh nhập khẩu, nên công ty đã thu hẹp quy mô nguồn vốn và nợ trong việcnhập khẩu máy móc vào năm 2021.

Nhìn vào bảng cơ cấu vốn, ta có thé thấy tỉ lệ vốn chủ sở hữu và nợ phảitrả chênh lệch khá nhiều trong từng năm trong giai đoạn này Điều này phản ánhrằng doanh nghiệp đã có khả năng tự chủ về tài chính và không quá phụ thuộcnhiều vào chủ nợ Cụ thể, vốn chủ ở hữu năm 2020 chiếm 62,11%, năm 2021chiếm 69,23% và năm 2022 là 60,30% Mặc dù về tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảmvào năm 2022 nhưng về giá trị lại tăng mạnh cả về vốn chủ sở hữu và nợ chúng

tỏ môt điều năm 2022 cho thấy sự phát triển về lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu

của doanh nghiệp.

2.3.2 Nâng cao hiéu quả sử dung lao động

Nguồn lao động, hay nguồn nhân lực của công ty là yếu tố cốt lõi, yêu tốthen chốt và quý giá nhất quyết định tương lai của doanh nghiệp Vì mọi hoạtđộng kinhdoanh, mọi công việc của công ty đều do lao động, nhân lực thực hiện

và vận hành Một doanh nghiệp kin doanh nhập khẩu muốn đạt được hiệu quảcao trong kinh doanh thì phải có một nguồn lao động, hay nguồn nhân lực nội bộchuyên nghiệp và chất lượng cao Hiện nay tất cả các công ty, doanh nghiệp đềuchú trọng tập trung vào phát triển nguồn lao động, lay yếu tố con người làm trọngtâm cho sự phát triển Hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp mà cao tức làphát huy được tối đa tiềm năng của nguồn lao động hiện có của doanh nghiệp

Số lượng người lao động

60 55

50

43 40

Trang 35

(Nguôn: Báo cáo tình hình nhân sự Công ty TNHH Starex Việt Nam năm

giảm chi phí nhân công mà vẫn giữ công ty được duy trì hoạt động Tuy nhiên,

đến năm 2022, khi dịch bệnh được kiểm soát, kinh tế phát triển trở lại thì công ty

mở rộng quy mô kinh doanh, do đó cần thêm số lượng nhân công 25 người so vớinăm 2021 về kĩ thuật và kinh doanh dé đáp ứng nhu cầu thị trường

Ở mảng kinh doanh nhập khâu thiết bị và máy móc xây dựng này, bộ phận

nhân sự được thê hiện như sau:

Bang 2.6 Số lao động ở mảng kinh doanh nhập khẩu Công ty TNHH Starex

Việt Nam giai đoạn 2020-2022

5 Phong hanh chinh nhan sw 1 1 1

6 Phong quan li kho hang 1 1 1

Ngày đăng: 21/04/2024, 20:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w