1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi thực hiện hoạt động đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội

114 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 40,62 MB

Nội dung

Hiện tượng thất thoát, lãng phí nguồn lực trong đầu tư diễn ra rất pho biến; quá trình giải phóng mặt bằng kéo dài, nguồn nhân lực yếu, những biến động chính sách và phát luật, hay việc

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN

KHOA DAU TƯ

Dé tài: Những thuận lợi và khó khăn của các doanh

nghiệp nhỏ và vừa khi thực hiện hoạt động đầu tư

phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội

Họ và tên sinh viên : Phùng Thị Hoài Chi MSV : 11150624

Lớp chuyên ngành : Kinh tế đầu tư 57B

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Phạm Văn Hùng

Hà Nội - 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN

KHOA DAU TƯ

CHUYEN DE THUC TAP

TOT NGHIEP

Đề tài: Những thuận lợi va khó khăn của các doanh

nghiệp nhỏ và vừa khi thực hiện hoạt động đầu tư

phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội

Họ và tên sinh viên : Phùng Thị Hoài Chỉ MSV : 11150624

Lớp chuyên ngành : Kinh tế đầu tư 57B

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Phạm Văn Hùng

| ĐẠI HỌC K.T.Q.D_

| TT THONG TIN THU VIEN

PHONG LU AN AN-TU LIEU

Hà Nội-2018

Trang 3

Chuyên dé tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Pham Văn Hùng

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TU VIET TẮTT 2 5< s£s£Es£©s£+s££s£xs£xetxztssrssersrsrse iv

)/.0:8/10/9:79i01277 v

DANH MỤC BIEU DO uo cccssssssesssssssssssessessessescsssssssssesacsacsucsecsecsessscsecsucsasesucseceecsseeneaces iv

CHƯƠNG 1: TONG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIEN QUAN DEN DE TÀI 1

1.1, Sự cần thiết của dé tài nghiên cứu <5 5< 5< ©s<+ssetsetxsexersrxersesses 1

1.2, Mục đích nghiên cứu đề tai ccccssesssssssessssesscsessscsnsencsssccascsnscsuecenseaeesnsenseneeass 2

1.3, Câu hỏi nghiên cứu dé tài - 5£ 5£ <©s£Ss£Se£x£EseEteEkeErkerkerkerkerkersrksre 2

1.4, Phương pháp nghiên cứu đề tài - se << s°5ss+s£+seexserseessersersersee 3

1.4.1, Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 5- < «<< «=e< << ss=ees 3

1.4.2, Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn s- 2s 5<ss=s=ses 3

1.5, Kết cấu đề tài nghiên cứu 25-252 %s£ s£S<£S#+szEse£xe+xerxrsrsessrscee 3

1.6, Tổng quan nghiên €ứu - 2-5 S<+s£+s#Es£ES£++£Es£Exeerxerxerserserserscesre 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYET VE THUAN LỢI VÀ KHÓ KHAN CUA CAC

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHI THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG DAU TƯ

):7 v00: 0010777 ÔỎ 9

2.1, Tong quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa - se 2 se ©sse5seess+zsezsxsecse 9

2.1.2, Điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp nhỏ và vừa khi thực hiệnhoạt động đầu tư phát triển tại doanh nghiỆp . 2 2 s52 se 5<es 16

2.2, Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa khi thực hiện hoạt

động đầu tư phat triỄn - - 2£ 2° ©s£+S£+2£+xx£E£EAeExeers+reeErseereerserseerecree 19

2.2.1, Thuận lợi của các doanh nghiệp nhỏ va VừỪa 5< se seese 19

2.2.2, Những khó khăn mà doanh nghiệp nhỏ và vừa đang phải đối mặt 23CHUONG 3: THIET KE, PHƯƠNG PHAP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 28

Sinh viên: Phùng Thị Hoài Chỉ Lóp Kinh tế Đầu tư 57B

Trang 4

Chuyên dé tốt nghiệp i GVHD: PGS.TS Pham Văn Hùng

3.1, Thiết kế nghiên cứ -«- s«°s*s*++€Ex£E+££Ee©kExerk+keserkererksrkersrrkrrkerke 28

3.1.1, Phương pháp nghiên cứu định tÍnhh =<«==<« «<< ===< s<<sesees 28

3.1.2, Phương pháp nghiên cứu định lượng - << -= << ==««ss<<sssesses 31

3.1.3, Kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng . -s<-s« 31

3.2, Quy trình thực hiện nghiên CWA s2 ccscsseessevecsesseccorecsorscvnccssescoecsonsensssseseseocecseses 32

3.2.1, Phân tích và tom tắt các nghiên cứu liên quan đến đề tài 32 3.2.2, Nghiên cứu định tinh bằng phương pháp phỏng van sâu 32 3.2.3, Thiết kế bảng hỏi cho nghiên cứu 5< s< s<ssssessessse+ssess 35 3.2.4, Thiết kế mẫu nghiên cứu và đối tượng khảo sát - -s 42

3.2.5, Thực hiện nghiên cứu định tính sơ bộ và thu thập dữ liệu từ bảng hỏi 43

3.2.6, Phân tích số liệu — thực hiện nghiên cứu định lượng 443.3, Mô hình và các giả thiết nghiên cứu - «<< se+sexeersersezrseezseee 45

3.3.1, Mô tả mẫu nghiên cứu 2 «s2 s£ s2 S2 £S£SeeS£EeEzeesesesezseszssrs 45

XVIA Tiên Tiến Ea da aaẹaaeaaaarearantweaneraaaaanraroerrndiennrnrmanr 463.3.2.1, Phân tích tần số các yếu tố nhân trắc học - s s- s52 s2css©ss 463.3.2.2, Phân tích nhân tố khám phá E,EA 2< 2s s2s25s5szsse+s 483.3.2.3, Đánh giá hệ số Cromback’s Alpha - 5-2 ©se se se ses2ssesz+szcse 533.4, Xây dựng mô hình hồi quy 2-2252 s52 s£sz£s#£zsezeesserszcssee 55

3.4.1, Mô hình hồi quy don tuyến tính của thuận lợi DNNVV 553.4.2, Mô hình hồi quy đơn tuyến tính của khó khăn DNNVV 57

CHƯƠNG 4: KET QUÁ NGHIÊN CỨU, BÌNH LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ GIẢI

PHÁP 60

4.1, Kết quả đánh giá về thuận lợi và khó khăn của DNNVV khi thực hiện hoạt

động đầu tư phát triển trên dia bàn thành phố Hà Nội -. - 60

4.1.1, Thuận lợi của DNNVV -e©2se£©xseCxeeExeerxeerrseerreeerresrrrsee 60

Sinh viên: Phùng Thị Hoài Chỉ Lớp Kinh tế Dau tư 57B

Trang 5

Chuyên dé tốt nghiệp i GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng

4.1.2, Khó khăn của DNINV V -. <-sc<+s+xstEreeEsrrerreerrserserserrserrserrssee 62 4:2, NGUy CN, MAM sasscnssrsvcessansnnnnnntessnnsoneonsnavanavoaenssnassensenavannensceunnnusavenssansexanensnenanneess 65

4.2.1, Từ phía môi trường bên ngoài DINNVV o2 c9 999558 1 se 65

4.2.2, Từ bản thân yếu kém, bất cập của DINNVV -s ss©cssccsse 65

4.3, Một số giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cũng như khắc phục khó

khăn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi thực hiện hoạt động đầu tư phát

triển trên địa bàn thành phố Hà Nội -2- 2-5 2© s2 sessevzzersseecse 66

4.3.1, Giải pháp từ phía cơ quan quản lý nhà nước - -< << «<< «ss sseses 66 4.3.2, Giải pháp từ phía ban thân doanh ng hiệp < 5< << «s<ssssesse 75

4.4, Kiến nghị chung 2° <©<€©s©Es£EteExse©E+eEserseErxeerxerrsrrxssrrrssrrrsee 83

4.4.1, Về phía Nhà nước -2- 22s ©+s+EE++£EserxeE+stExetrsersserrserrserre 83

Trang 6

Chuyên dé tốt nghiệp iv GVHD: PGS.TS Pham Van Hing

DANH MUC CAC TU VIET TAT

CBCNV_ | Cán bộ công nhân viên

CP Chinh phu

DN Doanh nghiép

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

DNNVV | Doanh nghiệp nhỏ và vừa _

HHDN Hiệp hội doanh nghiệp

NSLĐ Năng suất lao động

SMEDF | Small and Medium Enterprise Development Fund (Quỹ phát triển các

doanh nghiệp nhỏ và vừa)

TNHH Trách nhiệm hữu han

TTHC Thủ tục hành chính

VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry (Phòng Thuong mại và

Công nghiệp Việt Nam)

VN | Việt Nam

XHCN | Xã hội chủ nghĩa

Sinh viên: Phùng Thị Hoài Chỉ Lóp Kinh tế Đầu tư 57B

Trang 7

Chuyên dé tốt nghiệp V GVHD: PGS.TS Pham Văn Hing

DANH MUC BANG

Bang 2.1: Tiêu chí xác định DNNVV của Ngân hang thế giới 5-5 se: 3

Bảng 2.2: Tiêu chi phân loại DNNVV của một số quốc gia và khu vực 13

Bang 2.3: Tiểu chỉ xáo dink DNNV V của Viet Natit sssccsssnascccasassanvessecssncsnnssnanareseriees ane LS Bang 3.1: Thời gian và các phương pháp thực hiện trong quá trình nghiên cứu dé tài 31 Bang 3.2: Các câu hỏi được thiết kế nhằm đánh giá Yếu tố thuận lợi 36

Bảng 3.3: Các câu hỏi được thiết kế nhằm đánh giá Yếu tố thị trường - 37

Bảng 3.4: Các câu hỏi được thiết kế nhằm đánh giá Yếu té về thé chế - chính sách 37

Bảng 3.5: Các câu hỏi được thiết kế nhằm đánh giá Yếu tố về các ngành, dịch vụ hỗ trợ ¬— HH 37

Bảng 3.6: Các câu hỏi được thiết kế nhằm đánh giá Yếu tố về co sở hạ tang 38

Bảng 3.7: Các câu hỏi được thiết kế nhằm đánh giá Yếu tố về nhân lực 38

Bảng 3.8: Các câu hỏi được thiết kế nhằm đánh giá Nhân tố khó khăn 39

Bảng 3.9: Các câu hỏi được thiết kế nhằm đánh giá Nhân tố mặt bằng sản xuất 39

Bảng 3.10: Các câu hỏi được thiết kế nhằm đánh giá Nhân tố liên quan đến thủ tục hành chính - 2c SE 1 111221131111 1 1 1111111101110 1k ng TT ng sec 40 Bảng 3.11: Các câu hỏi được thiết kế nhằm đánh giá Nhân tố về vốn - 40

Bảng 3.12: Các câu hỏi được thiết kế nhằm đánh giá Nhân tố lao động 41

Bảng 3.13: Các câu hỏi được thiết kế nhằm đánh giá Nhân tố công nghệ 41

Bảng 3.14: Các câu hỏi được thiết kế nhằm đánh giá Nhân tố thị trường 41

Bảng 3.15: Các câu hỏi được thiết kế nhằm đánh giá Nhân tố hội nhập quốc tế 42

Bảng 3.16: Kết quả phân tích tần số Lĩnh vực hoạt động - 2 s2 +2 s+sszz 46 Biểu đồ 3.1: Biểu đồ phân bổ DNNVV theo Lĩnh vực hoạt động -¿¿ 41

Bảng 3.17: Kết quả phân tích tần số Vốnn -¿- 2c 2 k+E+EEEEEEEEEEEEEEEEEErEErrrkerree 41

Sinh viên: Phùng Thị Hoài Chi Lép Kinh tế Đầu tư 57B

Trang 8

Chuyên đề tốt nghiệp vi GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ phân bồ DNNVV theo Vốn -2 2-22 +2c++22++zxzzxezxzzes 48

Bang 3.18: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett cho Thuận lợi của DNNVV 49

Bảng 3.19: Các nhân tố mới ảnh hưởng đến thuận lợi của DNNVV 50

Bảng 3.20: Kết quả kiểm định KMO va Bartlett cho Khó khăn của DNNVV 51

Bảng 3.21: Các nhân tố mới ảnh hưởng đến khó khăn của DNNVV 52

Bảng 3.22: Chỉ số Cronbach’s Alpha của nhân tố XI - 2-22 s22 s52: 53 Bang 3.23: Kết quả phân tích độ tin cậy của nhân tố XI 2-2 22 224 53 Bảng 3.24: Chỉ số Cronbach’s Alpha của nhân tố X4 ccccccssesssessesssessesseessesstessseeeesees 54 Bảng 3.25: Kết quả phân tích độ tin cậy của nhân tố X4 -2- 52 e+xz£++szred 54 Bảng 3.26: Chỉ số Cronbach’s Alpha của nhân tố X1 cceccecseessessessseseseeseesseeseesseesseeeee 34 Bảng 3.27: Kết quả phân tích độ tin cậy của nhân tố XI -2- ¿z2 2s: 55 Bang 3.28: Bảng kết quả ước lượng mô hình hồi quy của Thuận lợi DNNVV 56

Bảng 3.29: Các hệ số hồi qui được cho trong bang Coefficients của Thuận loi DNNVV ——————————-FRRnnir- 56 Bảng 3.30: Bang phân tích phương sai ANOVA của Thuận lợi DNNVV 57

Bảng 3.31: Bảng kết quả ước lượng mô hình hồi quy của Khó Khăn DNNVV 58

Bang 3.32: Các hệ số hồi qui được cho trong bang Coefficients của Khó khăn DNNVV ¬— 58 Bang 3.33: Bảng phân tích phương sai ANOVA của Khó khăn DNNVV 59

Bảng 4.1: Các yếu tố cầu thành nhân tố XI — Thuận lợi DNNVV 60

Bảng 4.2: Các yếu tố cấu thành nhân tố X1 - Khó khăn DNNVV . : 62

Sinh viên: Phùng Thị Hoài Chỉ Lop Kinh tế Đầu tư 57B

Trang 9

Chuyên đề tốt nghiệp iv GVHD: PGS.TS Pham Van Hùng

DANH MUC BIEU DO

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ phân bổ DNNVV theo Lĩnh vực hoạt động - 47

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ phân bổ DNNVV theo V6n1 sccecsesscssessessessesssessecseesseessseeeseeeeees 48

Sinh viên: Phùng Thị Hoài Chỉ Lop Kinh tế Đầu tư 57B

Trang 10

Chuyên đề tốt nghiệp | GVHD: PGS.TS Pham Văn Hùng

CHƯƠNG 1: TONG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIEN QUAN DEN DE TÀI

1.1, Sự cần thiết của đề tai nghiên cứu

Có rất nhiều các công trình nghiên cứu khoa học, rất nhiều học giả đều đã đi sâu phân tích DNNVV, họ đều đồng ý rằng “DNNVV là nguồn lực chính của lợi thế cạnh

tranh và phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia đang phát triển” (Crossan và

Apaydin, 2009; Dess và Picken, 2000; Donner, 2007; Kotelnikov, 2007; Wang và

Ahmed, 2004) Duan và các cộng sự (2002) cho rằng “DNNVV có vai trò rất quan

trọng đối với sự ôn định kinh tế của một quốc gia” Ở Việt Nam, các DNNVV đã và

đang là lực lượng năng động đối với phát triển kinh tế, thu hút nhiều lao động ở các

nước châu Á khác và năng lực cạnh tranh trên thị trường khu vực và tạo ra những tích

lũy cần thiết Tuy nhiên ở Việt Nam vẫn chưa phát huy được tiềm năng này mặc dù có

sự đồng thuận rằng các DNNVV phải trở thành một phương tiện đặc biệt quan trọng

trong việc chuyển đổi khu vực nông thôn và tạo ra các cơ hội việc làm phi nông

nghiệp Ở khu vực thành thị, ké từ khi di mới, các DNNVV thể hiện vai trò ngày càng

quan trọng trong chuyên đổi cơ cau kinh tế và vai trò này chắc chắn sẽ còn tiếp tục

Với tiềm năng và tầm quan trọng như vậy nhưng trên thực tế ở Việt Nam vẫn chưa có

sự hiểu biết đầy đủ về đặc điểm, động thái phát triển và những rào cản đối với phát

triên khu vực này.

Trong thời gian qua, các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội gia tăng nhanhchóng cả về số lượng và sự đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương

Tuy nhiên hoạt động đầu tư phát triển của loại hình doanh nghiệp này chưa thực sự đạt

được hiệu quả như kỳ vọng Hiện tượng thất thoát, lãng phí nguồn lực trong đầu tư

diễn ra rất pho biến; quá trình giải phóng mặt bằng kéo dài, nguồn nhân lực yếu, những

biến động chính sách và phát luật, hay việc thực hiện thủ tục hành chính rườm rà phức

tạp nhưng bên cạnh đó với đặc điểm dễ khởi nghiệp với lượng vốn ban đầu ít, cấu

trúc đơn giản, DNNVV có được sự linh hoạt nhất định và khả năng ứng biến nhanh

nhạy với sự biến đổi nhanh chóng của thị trường Việc xác định chính xác những thuận

lợi và khó khăn của DNNVV không chỉ nhận diện được những vấn đề cốt lõi nhất mà

Sinh viên: Phùng Thị Hoài Chỉ Lop Kinh tế Dau tư 57B

Trang 11

Chuyên dé tot nghiệp 2 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng

DNNVV đang phải đối mặt mà còn là những căn cứ xác đáng để các nhà hoạch định

chính sách có những hướng đi đúng và trúng để hỗ trợ các DNNVV theo tinh thần

Nghị quyết 19 của Chính phủ về việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng

lực cạnh tranh Như vậy, các DNNVV đang phải đối diện với những khó khăn nào,

đồng thời những thuận lợi nào mà họ dang có dé có thé tận dụng phát triển, nâng cao

hiệu quả đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội có ý nghĩa thực tiễn quan trọng.

1.2, Mục đích nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu nhằm xác định được những thuận lợi của DNNVV khi thực hiện hoạt động đầu tư phát triển tại địa bàn thành phó Hà Nội bên cạnh đó cũng nhận diện

được những khó khăn, những rào cản, những vấn đề cốt lõi nhất mà DNNVV đang gặp

phải Xuất phát từ những cơ sở lý luận cốt lõi, tiến hành nghiên cứu thực tế để từ đó đi

đến kết luận cũng như kiến nghị các giải pháp thích hợp nhằm phát huy tối đa những

thuận lợi; khắc phục, cải thiện triệt để những khó khăn; nâng cao hiệu quả hoạt động

đầu tư phát triển bàn thành phó Hà Nội, hướng tới phát triển bền vững, góp phần vào

sự tăng trưởng chung của nền kinh tế

Đây là một mục tiêu rất thiết thực để giải quyết thực trạng hiện nay, khi sốlượng các DNNVV ngày một tăng va không thé phủ nhận sự đóng góp của loại hình

doanh nghiệp này trong quá trình tăng trưởng phát triển kinh tế Khi nhìn nhận được

những thuận lợi và khó khăn của mình, bản thân DN sẽ có những giải pháp cụ thể, phù

hợp với doanh nghiệp mình; đồng thời chính quyền địa phương nói riêng và các cơ

quan quản lý nhà nước nói chung cũng là một trong những căn cứ đề hoạch định các

chính sách.

1.3, Câu hỏi nghiên cứu đề tài

Dé giải quyết triệt dé những mục tiêu đã đề ra ở phần trên, dé tài nghiên cứu cần

làm rõ những câu hỏi nghiên cứu sau:

Thứ nhất, Định nghĩa, tiêu chi xác định loại hình DNNVV, đặc điểm và vai trò

của DNNVV trong nền kinh tế là gi?

Thứ hai, DNNVV có những thuận lợi và khó khăn gì khi thực hiện hoạt động

đầu tư phát triển?

Sinh viên: Phùng Thị Hoài Chỉ Lop Kinh tế Đầu tư 57B

Trang 12

Chuyên dé tốt nghiệp 3 GVHD: PGS.TS Pham Van Hùng

Thứ ba, DNNVV cần lam gi dé phát huy những lợi thé va giải quyết những khó khăn

đang phải đối mặt khi thực hiện hoạt động đầu tư phát triển?

1.4, Phương pháp nghiên cứu đề tài

1.4.1, Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Thực hiện nghiên cứu theo phương pháp này tức là phân tích, khái quát các

công trình nghiên cứu trong nước cũng như các công trình nghiên cứu nước ngoài về

những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện hoạt động đầu tư phát triển của DNNVV

1.4.2, Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Thực hiện nghiên cứu theo nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm:

Thứ nhất, phương pháp định lượng: Tác giả tiễn hành thu thập số liệu thông quabang hỏi, vận dụng phương pháp toán thống kê dé phân tích số liệu

Thứ hai, phương pháp định tính: Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu kết hợp cùng

phương pháp quan sát

1.5, Kết cau dé tài nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được có kết cau gồm 4 chương chính Chương thứ nhất vachương thứ hai đưa ra cái nhìn tổng quan về những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện

hoạt động đầu tư phát triển của DNNVV thông qua những công trình nghiên cứu khoa

học trong và ngoài nước Chương thứ ba nêu ra những cơ sở lý luận mà dựa vào đó tác

giả xác định, đánh giá những thuận lợi mà DNNVV có được cũng như những van dé

mà loại hình DN này đang phải đối mặt Chương thứ tư tổng kết, đưa ra nhận xét kết

luận thông qua kết quả đã phân tích nhờ quá trình thu thập và xử lý bảng hỏi, thiết lập

cái nhìn toàn diện và cụ thể hơn về những thuận lợi và khó khăn của DNNVV, sau

cùng là đề xuất giải pháp dựa trên cơ sở lý luận đã nêu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt

động đầu tư phát triển của khối DNNVV

1.6, Tông quan nghiên cứu

Trên thế giới cũng như trong nước có rất nhiều các công trình nghiên cứu khoahọc về DNNVV Ari Kokko and Fredrik Sjoholm 2004 “The internationalization of

Vietnamese SME” Stockholm School of Economics, Asian Economics

Sinh viên: Phùng Thi Hoài Chi Lớp Kinh tế Đầu tư 57B

Trang 13

Chuyên đề tốt nghiệp 4 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng

papers.Vol4.Nol Bài viết bên cạnh việc khẳng định vai trò quan trọng của DNNVV

trong nền kinh tế Việt Nam thì cũng đặt ra câu hỏi “Nhimg doanh nghiệp nhỏ và vừa ở

Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng như thế nào bởi quá trình toàn cầu hoá?” Khi có những

bước tiến nhất định trong tự do hoá thương mại, khi quá trình toàn cầu hoá được thực

hiện, DNNVV sẽ phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, bài nghiên cứu đã chỉ

ra cụ thé những khó khăn này dựa trên bộ số liệu điều tra về DN những năm

1900,1996,2002 với nhiều chi số thành phần khác nhau Bên cạnh đó, tác giả cũng

nhận định về môi trường kinh doanh nói chung và dự báo xu hướng trong tương lai cho

các nhà quản lý DN.

Panco, R., and Korn, H 1999 “Understanding Factors of Organizational

Mortality: Considering Alternatives to Firm Failure” còn chỉ ra bốn yếu tô quyết định

trực tiếp đến sự tồn tai và phát triển của DN, đó là: “ tudi DN, quy mô DN, sự thích

nghỉ của DN và mật độ dân số” Nghiên cứu nhận định rằng môi trường đầu tư của các

DNNVV khá ổn định theo thời gian, và sự phản ứng với môi trường đầu tư phụ thuộc

vào chính các đặc tinh của DN, đồng thời với đó thì các phản ứng của DN với môi

trường đầu tư ngày càng tăng Nghiên cứu này còn đề xuất một mô hình để các DN chủ

động hơn khi đưa ra các phản ứng với sự thay đổi của môi trường

Jaloni Pansiri, Zelealen T Temtime, 2010 “Linking firm and managers’

characteristics to perceived critical success factors for innovative enterperneurial

support’ Jouranl of Small Business and Enterprise Development Volume 17, issue 1.

Bài viết nhằm mục đích phân tích, nhận diện các yếu tố quan trong ảnh hưởng đến hiệu

suất thành công của các DNNVV và mối quan hệ của các nhân tố này với các đặc điểm

của công ty Nghiên cứu cũng xác định mối quan hệ phụ thuộc giữa các yếu tố quan

trọng bằng cách sử dụng các hệ số tương quan Nghiên cứu này được dựa trên việc

xem xét tài liệu, trong đó cung cấp một sự hiểu biết lý thuyết của cả hai yếu tố quan

trọng và đặc điểm công ty Lý thuyết sau đó đã được thử nghiệm bằng cách sử dụng

các dữ liệu chính được thu thập thông qua một cuộc khảo sát trong tổng số 203

DNNVV lựa chọn ngẫu nhiên từ ba thành phố ở nước Cộng hoa Botswana Phân tích

thành phần chính (PCA) với phép xoay Varimax được sử dụng để giảm các dữ liệu

Sinh viên: Phùng Thị Hoài Chỉ Lớp Kinh tế Đầu tư 57B

Trang 14

Chuyên đề tốt nghiệp 5 GVHD: PGS.TS Pham Văn Hùng

Phân tích phương sai (ANOVA) được tiến hành dé kiểm tra mối quan hệ giữa các đặc

điêm công ty và các tác động nhận thức của các yêu tô quan trọng khi lựa chọn.

Ngoài ra, Henrik Hansen, John Rand and Finn Tarp, 2002 “SME Growth and

Survival in Vietnam: Did Direct Government Support Matter?” đã di sâu nghiên cứu

hiệu quả của các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ va các hình thức tương tac khác của

Khu vực KTNN nhằm cải thiện và gia tăng hiệu quả đầu tư đài hạn của các DNNVV

tại Việt Nam trong suốt quá trình hoạt động Nghiên cứu đưa ra hai kết luận quan

trong, thir nhất yếu tố trực tiếp tạo động lực cho DN chính là quy mô DN; năng lực và

kinh nghiệm của chủ sở hữu DN; thứ hai đối với DNNVV thì các tô chức Nhà nước có

tác động rất mạnh mẽ đến bản thân DN đó Các DN, trong đó DNNN là khách hàng

chính của các DNNVV.

Các công trình nghiên cứu trong nước rất đa dạng và nghiên cứu sâu về

DNNVV Phan Ngoc Dũng 2006 “Doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

qua 20 năm đổi mới” Thông tin Khoa học xã hội, số 4 Da phân tích thực trạng các DN

công nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong 20 năm (1982-2006), bên cạnh việc ghi

nhận những đóng góp của loại hình DN này, bài viết còn chỉ ra rằng các DN này năng

lực còn thấp Trên 60% DN công nghiệp nhỏ và vừa thiếu những nguồn lực cơ bản,

khó tiếp cận với những nguồn cung ứng hỗ trợ, trình độ KHCN thấp DN công nghiệp

nhỏ và vừa mới chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí

Minh, còn ở nhiều vùng nông thôn, vùng dân tộc miền núi thì số lượng các doanh

nghiệp này không nhiều Bài viết còn chỉ ra rằng, cơ chế chưa có độ thoáng cần thiết,

hệ thống chính sách của Nhà nước đối với DN dân doanh chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ,

nhiều mặt chưa minh bạch Ở Hà Nội chủ DN sau khi đã được đăng kí kinh doanh, còn

phải thực hiện hàng loạt các thủ tục rườm rà khác như khắc dấu, lấy mã số thuế, xin

hoá đơn lần đầu Thời gian thường pahir mất 60 ngày mới được phép hoạt động, lệ phí

DN ít nhất cũng phải 3 đến 4 triệu đồng, các chỉ phí trung gian làm tăng khả năng cạnh

tranh của DN Từ đó, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp như hoàn thiện môi trường

tâm lý, pháp lý kinh doanh, phát triển DN công nghiệp nhỏ và vừa ở mọi miền đất

nước, hay bản thân chính DN cần đa dạng hoá ngành nghề, sản phẩm

Sinh viên: Phùng Thị Hoài Chỉ Lớp Kinh tế Đầu tư 57B

Trang 15

Chuyên đề tốt nghiệp 6 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng

Vương Đức Hoang Quân 2014 “Những thách thức đặt ra cho các DNNVV ở

Việt Nam” Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh Bài viết đã nhận diện

được những vấn đề cốt lõi nhất mà bất cứ DNNVV nào ở Việt Nam đang phải đối mặt,

thông qua việc sử dụng số liệu của DNNVV ở thành pho Hồ Chí Minh, tác giả đã chỉ

ra những thách thức cụ thể, bao gồm: thứ nhất, thách thức do hạn chế về tiềm lực tài

chính và khả năng tiếp cận nguồn vốn; có thé kể đến như giới hạn mức vốn được vay,

lãi suất tín dụng cao, khó khăn trong việc duy trì khoản nợ vay và giữ uy tín với ngân

hàng Thi hai, thách thức xuất phát từ nguồn lao động Số lượng việc làm được tạo ra

bởi các DNNVV là khá lớn; tuy nhiên, chủ yếu là lao động phô thông, tỷ lệ lao động

qua đào tạo rất thấp Trình độ đội ngũ nhân sự không cao ảnh hưởng rất lớn đến sự

phát triển bền vững của DNNVV 7⁄ ba, thách thức do cơ sở vật chất kỹ thuật, công

nghệ lạc hau, năng suất lao động thấp Điều kiện thiết bị công nghệ sẽ tác động trực

tiếp tối năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm Tuy nhiên, phần lớn các DNNVV

chưa ý thức được đầy đủ về tầm quan trọng của khoa học — kỹ thuật trong quá trình

cạnh tranh 77 tw, thách thức do những hạn chế về trình độ quản lý, thiếu cán bộ quan

lý có trình độ cao bởi tính đơn giản của cau trúc tổ chức, các chức năng quản trị không

được chuyên môn hóa và phân công rõ ràng Thr nam, thách thức xuất phát từ hạn chế

về khả năng tiếp cận thông tin DNNVV muốn tồn tại và phát triển cần vận hành theo

đúng xu thế thị trường Do đó, đòi hỏi DN phải nắm bắt tốt được các thông tin về

khách hang, nhu cầu tiêu dùng hiện tại, giá cả, đối thủ cạnh tranh, công nghệ sản xuất

mới, các chính sách hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước Chung quy, hạn chế lớn

nhất của các doanh nghiệp là tri thức và công nghệ, do đó những giải pháp mà bài viết

này đưa ra cũng xoay quanh việc nâng cao tri thức và trình độ công nghệ.

Nguyễn Trường Sơn, 2010, “Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp theo

thành phan kinh tế ở Việt Nam — nghiên cứu điển hình tại thành phó Da Nẵng” bài viết

đi sâu nghiên cứu, phân tích về lợi thế cạnh tranh của các DN theo thành phần kinh tế ở

Việt Nam, tác giả lần lượt trình bày những lý luận cơ bản của lợi thế cạnh tranh, đi sâu

đánh giá thực trạng lợi thế của các DN theo thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố

Đà Nẵng từ yếu tố nội sinh đến yếu tố ngoại sinh, sau cùng tác giả đề xuất các kiến

nghị, giải pháp để duy trì và phát huy lợi thế cạnh tranh của các DN theo thành phần

kinh tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Sinh viên: Phùng Thị Hoài Chỉ Lop Kinh tế Đầu tư 57B

Trang 16

Chuyên đề tốt nghiệp 7 GVHD: PGS.TS Pham Văn Hùng

Nguyễn Trường Sơn, 2014, “Phát triển DNNVV ở Việt Nam hiện nay” Đề tàinghiên cứu này đã trình bày một cách hệ thống lí luận về các DNNVV, các nghiên cứu

chuyên sâu xuất phát từ cấu trúc bên trong DN, ngoài ra còn có các nghiên cứu thông

qua việc khảo sát các DN dé lượng hoá các nhân tố trực tiếp quyết định đến quá trình

tăng trưởng và phát triển DN Trong bối cảnh hội nhập KTQT các DNNVV đồng thời

đón nhận những cơ hội và cũng phải chấp nhận những thách thức đặt ra, tác giả đi sâu

phân tích và giải quyết các vấn đề đặc thù của DN từ việc huy động các nguồn lực đầu

tư, đào tạo nguồn nhân lực đến van đề quản trị trong công ty, Hơn thế nữa, tác giả

cũng dé cập đến quản lý Nhà nước đối với DNNVV tại Việt Nam

Phí Vĩnh Tường, Trần Thị Vân Anh, Tạ Phúc Đường “Phát triển DNNVV trongbối cảnh tái cơ cấu kinh tế, kinh nghiệm quốc tế và bài hoc cho Việt Nam” Bài viết

nhận định DNNVV là chủ thể của quá trình sản xuất và là những bộ phận cấu thành

chính của nền kinh tế, DN nói chung và DNNVV nói riêng chính là những đơn vị sẽ

thực thi quá trình chuyền dich cơ cấu kinh tế Nói cách khác phát triển DNNVV là tiên

đề để thiết lập cơ cấu kinh tế mới có tính cạnh tranh cao hơn Vì vậy bài viết đi sâu vào

kinh nghiệm hỗ trợ phát triển DNNVV của một số quốc gia, trong đó tập trung chủ yếu

vào những chính sách nhằm nâng cao năng lực cho các DNNVV và rút ra bài học cho

Việt Nam trong bối cảnh tái cơ cau kinh tế

Ngoài ra, có rất nhiều những Luận án Tiến sĩ Kinh tế về DNNVV Chang hanPhat trién DNNVV ở nông thôn Thừa Thiên Huế, Tran Văn Hoà (2006); Quá trình phat

triển DNNVV ngoài quốc doanh tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997-2013 thực trạng kinh

nghiệm và giải pháp, Mẫn Bá Đạt (2008) Các Luận án Tiến kĩ này nhìn chung đều

đánh giá thực trạng phát triển của DNNVV tai địa phương đó và đề xuất những giải

pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các DN này

Như vậy, các đề tài, bài khoa học nghiên cứu trong nước cũng như các côngtrình nghiên cứu nước ngoài dựa trên nhiều quan điểm khác nhau điều kiện khác nhau

nghiên cứu về DNNVV Tuy nhiên khi đề cập đến hoạt động đầu tư phát triển trên địa

bàn thành phố Hà Nội, thì có rat ít đề tài liên quan, đặc biệt những đề tài chỉ ra cụ thể

những thuận lợi và khó khăn của DNNVV Một số nghiên cứu chỉ đánh giá phát triển

về sô lượng DNNVV, các yêu tô vê năng lực cạnh tranh DN; một sô nghiên cứu có

Sinh viên: Phùng Thị Hoài Chỉ Láp Kinh tế Dau tư 57B

Trang 17

Chuyên đề tốt nghiệp 8 GVHD: PGS.TS Pham Van Hùng

xem xét đến chính sách phát triển DN và môi trường dau tư kinh doanh nhưng chưa đề

cập cụ thé đến các lợi thé và bat lợi thế của DNNVV trong môi trường đầu tư

Sinh viên: Phùng Thị Hoài Chỉ Lop Kinh tế Dau tư 57B

Trang 18

Chuyên đề tốt nghiệp 9 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng

CHUONG 2: CƠ SỞ LY THUYET VE THUẬN LỢI VÀ KHO KHAN CUA CÁC

DOANH NGHIỆP NHỎ VA VỪA KHI THUC HIEN HOẠT DONG DAU TƯ

PHAT TRIEN

2.1, Tong quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trải qua hàng trăm năm tích tụ tư bản, ở các nước phát triển hình thành các tậpđoàn, các công ty đa quốc gia không lồ có lực lượng nhân công hàng trăm ngàn người,

có tài sản và doanh thu còn lớn hơn cả thu nhập quốc dân của một quốc gia đang phát

triển Được ra đời từ tính lợi thế nhờ quy m6, các doanh nghiệp này có trình độ quản lý

rất cao, sử dụng những kỹ thuật hiện đại nhất Song, không phải lúc nào họ cũng có

hiệu quả sản xuất cao Rõ ràng việc sản xuất những mặt hàng thông thường, không đòi

hỏi kỹ thuật cao của họ không thể hiệu quả bằng các DN có quy mô nhỏ hon Tính bat

lợi do quy mô quá lớn làm giảm NSLD của nền kinh tế Nhận thấy vai trò to lớn của

lực lượng các DN nhỏ hơn trong nền kinh tế chính phủ các nước phát triển đã có

những chính sách hỗ trợ từ những năm 50 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa (Small

and Medium Sized Enterprise) ra đời từ đó DNNVV là các cơ sở sản xuất kinh doanh

độc lập có quy mô nhỏ tương đối trong một nền kinh tế DNNVV là một lực lượng

đông đảo trong cộng đồng doanh nghiệp, vì có quy mô nhỏ nên thường gặp bất lợi

trong cạnh tranh DNNVV có tính linh hoạt cao, dễ thích nghi với môi trường biến

động và có thể len lỏi vào những phân đoạn thấp của thị trường

2.1.1, Khái niệm và tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa

Liên quan đến quy mô, các nước sử dụng các tiêu chí đa dạng khác nhau đặctrưng cho DNNVV để phân loại chúng Thường thì các tiêu chí chất lượng và số lượng

được sử dụng đồng thời, riêng rẽ hoặc tổng hợp Tuỳ theo mục đích khác nhau có thể

sử dụng các tiêu chí khác nhau Ví dụ để xác định doanh nghiệp trong nông nghiệp

(trang trại), phải sử dụng tiêu chí về quy mô ruộng đất, doanh số; nhưng xác định

doanh nghiệp nhỏ dé cho vay vốn ưu đãi tạo việc làm sẽ phải sử dụng tiêu chí lao động

là chính.

Sinh viên: Phùng Thị Hoài Chi Lop Kinh tế Dau tư 57B

Trang 19

Chuyên dé tốt nghiệp 10 GVHD: PGS.TS Pham Văn Hùng

Tiêu chí được sử dụng phải đảm bao rang tất cả các doanh nghiệp được phan

loại theo một tiêu chí quy mô nào đó phải có những đặc trưng như nhau Các đặc trưng

đó sẽ xác định các doanh nghiệp này cần được hưởng chính sách đặc biệt, biện pháp

khuyến khích, hoặc chương trình trợ giúp Nếu một tiêu chí không đủ để phân loại

doanh nghiệp, có thể sử dụng hai hoặc hơn hai tiêu chí, hoặc thêm vào các tiêu chí định

tính Khi đó sẽ có một tiêu chí chính và một hoặc một số tiêu chí bổ sung Các tiêu chí

phân loại phải rõ ràng và dé hiểu đối với các doanh nhân và dé áp dụng

2.1.1.1, Các tiêu chí định lượng

Để xác định quy mô doanh nghiệp, các nước trên thế giới thường sử dụng ba

tiêu chí định lượng chủ yếu

Thứ nhất, số lượng nhân công

Tiêu chí phân loại này là tiêu chí được sử dụng pho biến và dễ nhất Người ta

cho rằng những doanh nghiệp có số nhân công như nhau có những đặc trưng như nhau

và như vậy được đặt trong mục tiêu của các chương trình khuyến khích và trợ giúp như

nhau

Thuật ngữ “doanh nghiệp cực nhỏ” (đôi khi là doanh nghiệp “rất nhỏ”) có thể

chi các doanh nghiệp: (1) từ 1 đến 5 nhân công, (2) từ 1 đến 10 nhân công, ké cả các

chủ sở hữu Loại từ 1 đến 5 nhân công hay được sử dụng nhất Một số nước sử dụng

hai tiêu chí nhân công khác nhau: một dùng dé chỉ các doanh nghiệp cực nhỏ thuộc khu

vực thương mại và dịch vụ và một loại dùng để chỉ các DN cực nhỏ thuộc khu vực sản

xuât.

Thuật ngữ “doanh nghiệp nhỏ” có thé được sử dụng dé chỉ các doanh nghiệp sửdụng 5 đến 10 lao động cho đến từ 20 đến 25 lao động Trong một số nước công

nghiệp hoá con số này có thê lên đến 100 lao động Trong các khu vực thương mại và

dịch vụ và trong khu vực sản xuất cũng có thể sử dụng các mức độ phân loại khác

nhau.

Thuật ngữ “doanh nghiệp vừa” có thể chỉ các doanh nghiệp có số nhân công từ

20 đến 50 nhân công, thậm chí từ 300 đến 500 nhân công, tuỳ vào phương án định

Sinh viên: Phùng Thị Hoài Chỉ Láp Kinh tế Đầu tư 57B

Trang 20

Chuyên đề tốt nghiệp II GVHD: PGS.TS Pham Văn Hùng

nghĩa đã dùng cho DN nhỏ Tuy nhiên, thông thường các DN cỡ vừa có ít hơn 100

nhân công.

Thuật ngữ “doanh nghiệp lớn” được dành cho các doanh nghiệp có số nhân

công dao động từ hàng trăm hay hàng nghìn người Số lượng tối thiểu nhân công của

doanh nghiệp lớn dựa vào số lượng tối đa nhân công đã được dùng trong định nghĩa

doanh nghiệp vừa.

Số lượng nhân công thường được dùng để phân loại doanh nghiệp, nhưng điều

đó cũng có thê dân đên sự nhâm lân nêu chỉ sử dụng một tiêu chí này.

Thứ hai, giá trị tài sản cô định

Nhiều nước sử dụng tiêu chí này dé phân loại doanh nghiệp Tuy nhiên tiêu chínày không dé sử dụng như tiêu chí số lượng nhân công, vi rất nhiều doanh nghiệp

không đánh giá được chính xác giá trị tài sản có định của mình hay không muốn cung

cấp thông tin này Giá trị tài sản cố định tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của đất nước

cụ thê và của khu vực doanh nghiệp được xem xét.

Cần lưu ý có sự khác nhau trong các tiêu chí về giá trị Giá trị tài sản cố định lớn nhất và nhỏ nhất đối với một loại hình và quy mô doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào

trình độ phát triển của đất nước đó và các quy tắc kế toán áp dụng để định giá tài sản

bằng tỷ lệ giữa doanh thu trong năm và giá trị tài sản dự trữ (nguyên vật liệu, vật liệu

phụ, sản phẩm chưa hoàn thành, thành phâm, hàng hoá) Tuy nhiên tiêu chí này cần

được áp dụng riêng rẽ đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và đối với

các doanh nghiệp thuộc khu vực thương mại và dịch vụ Nó tiện ích hơn đối với các

doanh nghiệp thuộc khu vực thương mại và dich vụ do tài sản cố định ít có ý nghĩa

hơn Giá trị gia tăng cũng là một tiêu chí có thể dùng để phân loại vì có thể coi đó như

Sinh viên: Phùng Thị Hoài Chỉ Lop Kinh tế Đầu tư 57B

Trang 21

Chuyên đề tốt nghiệp 12 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng

là sự thay thế cho giá trị tài sản cố định, nhất là thay thế giá trị thiết bị đã được lắp đặt.

Đây cũng là một tiêu chí tốt để phân để phân biệt các doanh nghiệp sử dụng các kỹ

thuật sản xuất có hàm lượng lao động cao (thường là doanh nghiệp nhỏ) với các doanh

nghiệp sử dụng công nghệ có hàm lượng vốn cao (thường là các doanh nghiệp lớn).

Tuy nhiên, tiêu chí phân loại theo giá tri gia tang hay được sử dụng dé phân loại các

doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp hơn là khu vực thương mại, dịch vu, vì các

doanh nghiệp ở các khu vực thương mai dịch vụ sử dụng it trang thiết bị hơn.

2.1.1.2, Các tiêu chí định tính

Để phân loại doanh nghiệp, cũng có thể sử dụng các tiêu chí định tính khác

nhau Các chỉ số có khả năng phân chia trách nhiệm quản lý với trách nhiệm sản xuất

trong một doanh nghiệp; loại thị trường cung cấp, cho dù đó là địa phương, vùng, quốc

gia hay quốc tế; loại thiết bị sử dụng: Thống kê quốc gia sử dụng những tiêu chí này

thường không nhiều vì việc thu thập những thống kê như vậy sẽ là một việc phức tạp

và tốn chi phí rất cao Tuy nhiên, có thể tổ chức những cuộc điều tra nhằm cung cấp

thông tin bố sung cho những người liên quan đến phát triển phát triển DNNVV nhằm

mục tiêu hỗ trợ họ cải thiện việc xây dựng các chương trình hỗ trợ và dự án của họ Do

đó, tiêu chí định tính chỉ được sử dụng dé tham khảo, kiểm chứng mà ít được sử dụng

dé xác định quy mô doanh nghiệp

Tóm lại, phù hợp với từng giai đoạn phát triển mà độ lớn của các tiêu chí nàykhác nhau Cụ thể với hệ thống tiêu chí phân loại DNNVV cua tô chức Ngân hàng thế

giới như sau:

Bang 2.1: Tiêu chí xác định DNNVV của Ngân hàng thé giớiSTT Phân loại Số lao động (người) Số vốn (ty USD) |

1 |DNsiêunhỏ <10 <20 |

2 |DNnhỏ 10-200 <20 |

3 | DN vừa 200-300 <20-100 |

Nguôn: Ngân hàng thể giới

Sinh viên: Phùng Thị Hoài Chỉ Lop Kinh tế Đầu tư 57B

Trang 22

Chuyên đề tốt nghiệp 13 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng

Các quốc gia trên thế giới có các tiêu chí khác nhau để xác định DNNVV tại

quốc gia mình Việc chọn lựa tiêu chí để phân loại các loại hình DN không có định mà

sẽ linh hoạt theo ngành nghề cu thé và trình độ phát triển tương ứng Cụ thể:

Bảng 2.2: Tiêu chí phân loại DNNVV của một số quốc gia và khu vực

Quốc | Phân loại DNNVV Số lao Vốn đầu tư Doanh thu

gia/Khu dong binh

vực quân

A Nhóm các nước phát triển

Hoa Kỳ DNNVV 0-500 Không quy định | Không quy định

Nhật Bản | Ngành sản xuất 1-300 0-300 triệu yên Không quy định

| Ngành thương mại | 1-100 0-100 triệu yên

Korea DNNVV <300 Không quy định | Không quy định

Taiwan DNNVV <200 <NT$ 80 triệu <NT$ 100 triệu

B Nhóm các nước dang phát triển

Thailand | DNNVV Khong quy | <Baht 200 triệu | Không quy định

định

Malaysia | Ngành sản xuất 0-150 Không quy định | RM 0-25 triệu

Philippine | DNNVV <200 Peso 1,5-60 triệu | Không quy định

Indonesia | DNNVV Không quy | <US$ | triệu <US$ 5 triệu

dinh

Bruinei DNNVV 1-100 Không quy định | Không quy định

Sinh viên: Phùng Thị Hoài Chỉ Lop Kinh tế Đầu tu 57B

Trang 23

Chuyên đề tốt nghiệp 14 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hing

C Nhóm các nước kinh tế đang chuyền đổi

Russia DN nho 1-249 Không quy định | Khong quy định

China | DN nhỏ 50-100 Không quy định | Không quy định

Nguồn: 1) Doanh nghiệp vừa và nhỏ, APEC, 1998; 2) Định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ, UN/ECE,

1999; 3) Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ, OECD, 2000.

Bảng 2.2 cho thấy, hầu hết các quốc gia đều lấy tiêu chí số lao động bình quânlàm cơ sở quan trọng dé phân loại doanh nghiệp theo quy mô Tiêu chí này tỏ ra hợp ly

hơn trong khi các tiêu chí về vốn và doanh thu trở nên khá nhạy cảm với những biến

đổi của thị trường Do đó dé phân loại DN, có rất ít các quốc gia kết hop cả 3 tiêu chí

là lao động bình quân, vốn, doanh thu; một số quốc gia khác thì sử dụng kết hợp 2

trong 3 tiêu chí nói trên còn đa số các quốc gia đều chỉ sử dụng tiêu chí lao động bình

quân dé phân loại DNNVV Bang 2 cũng cho thấy, các quốc gia phân loại DN cũng rất

khác nhau Có quốc gia phân loại DN rất cụ thể thành DN siêu nhỏ, DN nhỏ, DN vừa

Có quốc gia chỉ phân loại thành 2 nhóm DN: DN nhỏ, DN vừa Đặc biệt số ít các quốc

gia như Hoa Ky, Philippine, Indonesia, Bruinei chỉ phân loại thành DNNVV,

Ở Việt Nam, trước năm 1998, chưa có một văn bản pháp luật chính thức nàoquy định tiêu chuẩn cụ thé của DNNVV Đề có thé định hướng mục tiêu phát triển,

mỗi tô chức thời kỳ này tự đưa ra một quan niệm khác nhau về DNNVV Chang hạn

Ngân hàng Công thương Việt Nam đưa ra tiêu chuẩn “DNNVV là những DN có giá trị

tai san dưới 10 tỷ đông, vốn lưu động dưới 8 tỷ đồng, doanh thu dưới 8 tỷ đông và số

lao động thường xuyên dưới 500 người, tổn tại dưới bất kì hình thức sở hữu nào”

Thành phố Hồ Chí Minh lại xác định “DN có vốn pháp định trên 1 tỷ đồng, doanh thu

hàng năm trên 10 tỷ đông và lao động thường xuyên có trên 100 người là những DN có

quy mô vừa, những DN dưới mức tiêu chuẩn đó là DN nhở” Tô chức UNIDO tại Việt

Sinh viên: Phùng Thị Hoài Chỉ Lóp Kinh tế Đầu tư 57B

Trang 24

Chuyên đề tốt nghiệp 15 GVHD: PGS.TS Pham Van Hùng

Nam lai đưa ra tiêu chí xác định “DN nhỏ la DN có ít hon 50 lao động, tổng SỐ vốn và

doanh thu dưới 1 tỷ đồng; DN vừa la DN có số lao động từ 51 đến 200 người, tổng số

vốn và doanh thu từ 1 đến 5 người”

Văn bản đầu tiên nêu định nghĩa về DNNVV tại Việt Nam là Công văn số681/KTN ngày 20/06/1998 của Văn phòng Chính phủ về định hướng chiến lược và

chính sách phát triển các DNNVV: “Những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ

đồng và có số lao động trung bình hàng năm dưới 200 người được coi là doanh nghiệp

nhỏ và vừa”.

Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát

triển DNNVV đánh dấu bước tiến cơ bản trong chính sách về lĩnh vực này đã đưa ra

định nghĩa về DNNVV ở Việt Nam, trong đó đưa ra hai tiêu chí để xác định như sau:

“Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh

doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao

động trung bình hàng năm không quá 300 người Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội

cụ thê của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ

giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong

hai chỉ tiêu nói trên” Về hình thức pháp lý, Nghị định 90/2001/NĐ-CP chỉ quy định

tiêu chí phân loại nhóm DNNVV để phân biệt với doanh nghiệp lớn mà không quy

định phạm vi thế nào là doanh nghiệp nhỏ, thế nào là doanh nghiệp vừa

Nghị định 38/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định

chi tiết về một số điều của Luật hỗ trợ DNNVV Cu thé theo Điều 6, chương II, quy

định rõ tiêu chí xác định DNNVV như sau:

Bang 2.1: Tiêu chí xác định DNNVV của Việt Nam STT | Quy mô Tiêu chí Lĩnh vực nông Lĩnh vực

nghiệp lâm thương mại,

nghiệp, thuỷ dịch vụ sản và lĩnh

vực công

nghiệp, xây

Sinh viên: Phùng Thị Hoài Chỉ Lop Kinh té Đầu tư 57B

Trang 25

Chuyên dé tốt nghiệp 16 GVHD: PGS.TS Pham Van Hing

dung

l Doanh Số lao động tham gia bao hiém <10 <10

nghiệp siêu | bình quân năm (người)

nhỏ Tổng doanh thư/năm (tỷ đông) <3 <10

Tổng nguồn von (ty đồng) <3 <3

2 Doanh Số lao động tham gia bao hiểm 10 - 100 10 - 50

nghiệp nhỏ | bình quân nắm (người)

Tổng doanh thu/năm (tỷ đồng) 3 - 50 10 - 100

Tổng nguồn vốn (tỷ đồng) 3-20 3-50 |

3 Doanh Số lao động tham gia bảo hiểm 100- 200 50 - 100

nghiệp vừa | bình quân năm (người)

Tổng doanh thu/năm (ty đồng) 50 - 200 100- 300

Tổng nguồn vốn (tỷ đồng) 20 -100 50 - 100

Nguồn: Nghị định 38/2018/NĐ-CP

Trong đó, Nghị định 38/2018/NĐ-CP quy định rõ “Lĩnh vực hoạt động của

DNNVV được xác định căn cứ vào quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế

và quy định của pháp luật chuyên ngành Trường hợp hoạt động trong nhiều lĩnh vực,

DNNVV được xác định căn cứ vào lĩnh vực có doanh thu cao nhất Trường hợp không

xác định được lĩnh vực có doanh thu cao nhất, DNNVV được xác định căn cứ vào lĩnh

vực sử dụng nhiều lao động nhât”.

2.1.2, Điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp nhỏ và vừa khi thực hiện hoạt

động đầu tư phát triển tại doanh nghiệp

2.1.2.1, Điểm mạnh của doanh nghiệp nhỏ và vừa

So với những doanh nghiệp lớn, DNNVV được đánh giá là khu vực doanh

nghiệp có: (i) Tính năng động cao; (ii) Khả năng sáng tạo dồi dao; (iii) Có lợi thé so

sánh trong cạnh tranh ở nhiều lĩnh vực

Sức ép của công cuộc kinh doanh và môi trường tự lập đã làm cho năng động

trở thành bản chất của DNNVV Do quy mô nhỏ nên khi phải thay đôi cơ cấu sản xuất,

cơ cau lao động, DNNVV ít gặp khó khăn hơn so với các DN lớn Những máy móc,

Sinh viên: Phùng Thị Hoài Chỉ Láp Kinh tế Đầu tư 57B

Trang 26

Chuyên đê tốt nghiệp [7 GVHD: PGS.TS Pham Van Hing

công nghệ cũ có thé dé dang bán di dé thay thế bang dây chuyền san xuất mới sản xuất

sản phẩm mới, điều này đối với các DN lớn sẽ khó thực hiện hơn nhiều, nó luôn đòi

hỏi chỉ phí lớn, thời gian đài mới có thê làm được

Khả năng sáng tạo cũng là một lợi điểm lớn của các DNNVV mặc dù tỷ trọngđầu tư cho công tác nghiên cứu, phát triển của khu vực này luôn thấp hơn so với các

DN lớn Tại Hoa Kỳ, các DNNVV đóng góp trên 50% các phát minh, sáng kiến mới

của nền kinh tế nước này Trong khi đó, các DNNVV ở Anh hàng năm đóng góp lên

đến 88% tông số doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới hay là có cải tiến về sản phẩm

Về lợi thế so sánh trong cạnh tranh, do có khả năng tận dụng tốt các nguồn lựctại chỗ, theo sát nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, khu vực DNNVV đã tạo ra

cho mình được lợi thế cạnh tranh tại nhiều phân khúc thị trường

Sự linh hoạt giúp DNNVV gần gũi hơn với khách hàng của họ DNNVV sẽ giảiquyết trực tiếp hơn với khách hàng, đường thông tin từ khách hàng đến doanh nghiệp

ngắn hơn, điều này sẽ giúp họ đáp ứng nhu cầu của khách hàng chính xác hơn và cung

cấp dịch vụ cá nhân hóa hơn và thậm chí thiết lập một số liên kết dễ hơn với khách

hàng của họ Về việc liên kết với khách hàng thì DNNVV rõ ràng có lợi thé hơn rất

nhiều so với doanh nghiệp lớn.

Trong một DNNVV các quyết định được đưa ra nhanh hơn bởi lẽ việc ra quyết

định thường sẽ rơi vào một người hoặc một nhóm nhỏ Từ đó dễ dàng nắm bắt các cơ

hội cũng như đề xuất các giải pháp kịp thời hơn các công ty lớn, nơi các quyết định

thường đòi hỏi các co chế ra quyết định phức tạp liên quan đến rất nhiều người và các

nhóm người.

2.1.2.1, Điểm yếu của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Do bản chất quy mô nhỏ, DNNVV thường gặp khó khăn trong việc huy độngnguồn lực dé dau tư kinh doanh Xuất phát từ bat lợi thế về quy mô DNNVV, ở một số

quốc gia loại hình DN này thường bị yếu thế trong các mối quan hệ với ngân hàng, với

Chính phủ Thậm chí trong quá trình bản thân DN phát triển hàng hoá, xây dựng

thương hiệu, tiếp cận tài chính, công nghé, bị phụ thuộc rất nhiều vào các DN lớn

¡_ ĐẠIHỌCK.TQ.D 1 i 21.2

TT THONG TIN THU VIEN |

Sinh viên: Phùng rip RNG LUNN AN - TỪ LIỆU | Lóp Kinh tế Đầu tư 57B

Trang 27

Chuyên đề tốt nghiệp 18 GVHD: PGS.TS Pham Văn Hùng

Bên cạnh điểm mạnh khi khởi nghiệp là chỉ cần quy mô vốn nhỏ, cấu trúc DNđơn giản thì chính các DNNVV cũng phải chịu rủi ro bị phá sản rất cao Trong thực tế

rất nhiều DNNVV có tuổi thọ DN ngắn, thậm chí là rất ngắn Các nghiên cứu về

DNNVV đã chỉ ra rằng DNNVV có tỷ lệ phá sản cao hơn khi hoạt động trong năm thứ

tư, DNNVV dưới sự điều hành quản lý cũng có tỷ lệ thất bại cao hơn so với các DN do

nữ giới điều hành.

Sự “ra đi” nhanh chóng của các DNNVV gây không ít hệ luy cho nền kinh tế,

đặc biệt trong việc làm giảm uy tin của loại hình DN này trong lòng người lao động nói

riêng và dân chúng nói chung.

Kinh nghiệm cũng như kiến thức của chủ DNNVV thường khá hạn chế Thậmchí đối với nhiều DNNVV đây chính là nguyên nhân dẫn đến phá sản Khi chủ sở hữu

chưa đủ năng lực lập kế hoạch kinh doanh, quyết định đầu tư sản xuất, không tham gia

nghiên cứu thị trường, không xác định được lợi thế cạnh tranh của DN, dẫn đến việc bỏ

lỡ các cơ hội mà thị trường đem lại, khuất mắt với những khe hở của thị trường, sau

cùng là chấm dứt sự tồn tại của DN

Chất lượng lao động của các DNNVV thường thấp do một thực tế là lợi nhuậnhoạt động của các DNNVV rất thấp chỉ cho phép họ sử dụng các lao động rẻ tiền và

không qua đào tạo Về phía người lao động, nếu được đào tạo tốt hoặc có tay nghề

cũng chỉ luôn tìm kiếm công việc ở các doanh nghiệp lớn, rất hiếm khi họ lựa chon làm

việc cho các DNNVV kể cả trong trường hợp thu nhập như nhau

DNNVV thường xuyên thiếu thông tin về thị trường đầu vào cũng như thị

trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là thị trường xuất khâu Kha năng tự tổ chức các

kênh phân phối, marketing của DNNVV cũng rất hạn chế do khó khăn về tiềm lực vốn,

nguồn nhân lực cũng như kinh nghiệm phát triển thị trường Ở các nước đang phát

triển, phần lớn các DNNVV có trình độ khoa học công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật lạc

hậu, dẫn đến chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ không cao, khả năng cạnh tranh

yếu Nguyên nhân của tình trạng DNNVV chỉ sử dụng mức độ công nghệ thấp là do

khả năng nguồn vốn của các doanh nghiệp này rất hạn chế cùng với việc sử dụng nhiều

lao động dé thay thế máy móc, dây chuyền công nghệ là rào cản quan trọng để các

Sinh viên: Phùng Thị Hoài Chỉ Lop Kinh té Đầu tư 57B

Trang 28

Chuyên đề tốt nghiệp 19 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng

DNNVV có thể đầu tư nâng cấp trình độ công nghệ hay nghiên cứu phát triển sản

phâm mới.

2.2, Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa khi thực hiện hoạt động

đầu tư phát triển

2.2.1, Thuận lợi của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Khai thác lợi thé để phát triển, phát triển trên cơ sở những lợi thé mình có luôn

là một trong những phương châm phát triển của mỗi tổ chức KTXH, các DN, các địa

phương hoặc các quốc gia Sở dĩ các lợi thế được quan tâm, được sử dụng làm căn cứ

phát triển chính là nhờ có chúng mà mỗi chủ thê - DN, địa phương hay quốc gia — có

thé phát triển một cách dé dang hon, có hiệu quả hơn, nhanh hon và đạt được kết quả

lớn hơn Từ thực tế đó khái niệm lợi thế, lợi thé phát triển cũng nhưng những khái

niệm liên quan như lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh, lợi thế tương đối, lợi thế tuyệt

đối đã được nói tới rất nhiều bởi rất nhiều chủ thể khác nhau Từ thế ki XVI, thương

mại quốc tế phát triển mạnh mẽ, lý thuyết trọng thương nghiên cứu cơ sở kinh tế cho

sự tồn tại và phát triển của những hoạt động này và xây dựng mô hình trao đổi hàng

hoá dựa trên sự khác biệt về điều kiện sản xuất Khái quát hoá thêm thực tế này,

A.Smith xây dựng lý thuyết về lợi thế tuyệt đối Về sau, các nhà kinh tế học thời công

nghiệp hoá cổ điển (điển hình là Ricardo) mở rộng nó, xây dựng lý thuyết về lợi thé

tương đối.

Về ban chat, lợi thế thé hiện sự vượt trội của một chủ thé so với một hoặc một

số chủ thể khác trên một hoặc nhiều khía cạnh Lâu nay, lợi thế được hiểu là sự “tốt

hơn” so với chủ thê khác, nhưng nó có thể được hiểu cả từ phía ngược lại “ít xấu” hơn

so với chủ thé khác Trong quá trình phát triển “mức độ lợi thế” của mỗi chủ thé cũng

khác nhau và có thể biến động theo những chiều hướng với những quy mô và tốc độ

khác nhau Việc phân tích, nhận dạng lợi thế, chiều hướng biến dong, quy mô tốc độ

biến động của chúng cũng thường gắn với việc xác định những đặc điểm như vậy Nó

sẽ giúp cho mỗi chủ thể nhận dạng được đầy đủ, chính xác, xu hướng và mức độ biến

động của những lợi thế mình có để có thể đánh giá chính xác lợi ích và hiệu quả của

việc đầu tư khai thác, hiện thực hoá lợi ích của từng lợi thế, từ đó có những chính sách,

Sinh viên: Phùng Thị Hoài Chỉ Lóp Kinh tế Dau tư 57B

Trang 29

Chuyên dé tốt nghiệp 20 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng

giải pháp hoặc chương trình thích hợp để khai thác, củng cố và phát triển các lợi thế

của mình.

Lợi thế có thể bắt nguồn từ những yếu tố khách quan (ví dụ những lợi thế do

điều kiện tự nhiên, do sự phát triển của thị trường trong nước và quốc tẾ, ) nhưng

cũng có thể là kết quả của những nỗ lực chủ quan (những lợi thế về thể chế/ cơ chế/ lợi

thế về năng suất lao động, về chất lượng sản phẩm, về uy tin và thương hiéu, ).

Những lợi thế xuất phát từ những yếu tố khách quan có thể là ngẫu nhiên, nhưng cũng

có thể là hậu quả tất yếu của những biến động kinh tế - chính trị - xã hội hoặc văn hoá,

pháp lý Tuy nhiên, dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì việc nhận biết rõ ràng điều

kiện, nhân tố tác động và căn cứ, cơ sở hoặc nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp dẫn đến

sự hình thành, biến động cũng như điều kiện khai thác, tận dụng lợi thế đều là cần thiết.

Đó cũng là những nội dung cần xem xét khi nhận dạng các lợi thế của mỗi tổ chức

KTXH, mỗi DN, mỗi địa phương

Mục tiêu của việc lựa chọn lợi thế, lợi thế so sánh luôn là tìm ra những lợi thế

mà việc khai thác chúng đem lại hiệu quả KTXH cao nhất mà chi phí cho việc hình

thành, củng cố, duy trì, phát triển và khai thác chúng là thấp nhất Về cơ bản, lợi thế so

sánh luôn được khai thác bởi những chủ thé, tức là những cơ quan, tổ chức, cá nhân cụ

thể Do vậy, để lựa chọn lợi thế cho một địa phương, một tổ chức, luôn cần phải xuất

phát từ mục tiêu, và sự lựa chọn mục tiêu của địa phương, tổ chức đó Mục tiêu được

xem xét có tính dài hạn thì các lợi thế cũng phải là những lợi thế dài hạn và ngược lại,

mục tiêu ngắn hạn sẽ đòi hỏi phải xem xét, lựa chọn những lợi thế có tính ngắn hạn.

Xuất phát từ yêu cầu phát triển bền vững của mỗi địa phương, các lợi thế cầnđược ưu tiên lựa chọn phải phục vụ cho các mục tiêu phát triển trung và dài hạn

Những tiêu chí cần xem xét, lựa chọn cũng phải được xác định theo hướng này Để

phục vụ cho các mục tiêu trên, hiện những yếu tố thường được nghiên cứu, phân tích

và so sánh như những tiêu chí xác định và lựa chọn lợi thế cạnh tranh cho một địa

phương hoặc một tô chức, một doanh nghiệp, bao gồm:

Sinh viên: Phùng Thị Hoài Chỉ Lop Kinh tế Đầu tư 57B

Trang 30

Chuyên dé tốt nghiệp 21 GVHD: PGS.TS Pham Van Hùng

Thứ nhất, yếu tô thi trường

Lợi thế hoàn toàn không thê được hiện thực hoá nếu nó không cho phép được chuyên hoá thành lợi thế của sản phẩm, dịch vụ mà địa phương cung cấp cho thị

trường Mặt khác nếu thị trường không có dung lượng đủ lớn và không thuận tiện cho

việc tiêu thụ những sản phẩm, dịch vụ được cung cấp nhờ khai thác lợi thế thì lợi thế

đó cũng không có giá trị thực tế cho địa phương/ doanh nghiệp Chính vì thế, quy mô

tính chất, đặc điểm của việc khai thác thị trường sẽ là căn cứ dé lựa chọn xem một lợi

thế có thé được địa phương/doanh nghiệp lựa chon dé khai thác hay không Hơn nữa,

xu hướng biến động của thị trường sẽ ảnh hưởng tới tính bền vững của việc lựa chọn

củng cố và phát triển lợi thế về mặt dài hạn hay không Một lợi thế có quy mô càng

lớn, dịch vụ và sản phẩm được cung cấp và sản xuất nhờ khai thác lợi thế đó sẽ càng

nhiều, đòi hỏi thị trường cho chúng cũng phải lớn tương ứng và ngược lại Một khi

chưa có được thị trường có quy mô thích hợp thì không thê đặt vấn đề khai thác và phát

triển một lợi thế tương ứng ở mức độ cao

Thứ hai, thể chế - chính sách

Thể chế - chính sách chi phối mạnh mẽ việc DNNVV có thé khai thác lợi thế

hay không, có thuận lợi hay không, từ đó ảnh hưởng tới việc khai thác chúng đem lại

hiệu quả cao hay thấp Nội dung của thể chế - chính sách không chỉ bao gồm các quy

định về đầu tư, tài chính, đất đai, công nghệ, thị trường có liên quan đến các hàng

hoá, dịch vụ do địa phương cung cấp cho thị trường, mà còn bao gồm cả việc tô chức

thực hiện, cơ chế kiểm tra, giám sát, giải quyết các vấn đề nảy sinh, xử lý các tranh cấp

có liên quan tới việc xây dựng, ban hành, thực hién/giam sát thực hiện va xử lý các

tranh chấp trong việc thực hiện các quy định cũng như mối quan hệ và cơ chế/cách

thức quan hệ giữa các cơ quan này trong quá trình ra quyết định

Thứ ba, các ngành hỗ trọ, trong đó có các ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ

về các mặt kinh tế - văn hoá — xã hội

Khi trình độ phát triển kinh té càng cao thì các DNNVV càng thực hiện chuyênmôn hoá sâu, khiến cho sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các ngành, các khu vực, các

DNNVV với nhau và giữa DNNVV với nên kinh tế càng lớn Chang han, cac chi tiét

Sinh viên: Phùng Thị Hoài Chi Lóp Kinh tế Đầu tư 57B

Trang 31

Chuyên đề tot nghiệp 22 GVHD: PGS.TS Pham Văn Hùng

và các bộ phận của một chiếc máy bay Boeing được sản xuất ở nhiều nước khác nhau

Các ngành công nghiệp/các ngành dịch vụ hỗ trợ không những tác động đến thời gian,

năng suất mà còn tác động đến giá cả của sản pham, không chi tác động tới kha năng

khai thác/sử dụng các lợi thế, mà tới cả hiệu quả khai thác/sử dụng các lợi thế.

Thứ tư, kết cau hạ tang và khả năng của chúng trong việc đáp ứng nhu cầu

của các DNNVV

Kết cầu hạ tầng bao gồm cả hạ tầng vật chất — kỹ thuật lẫn hạ tầng xã hội như hệthống giao thông, mạng lưới điện, hệ thống thông tin, hệ thống giáo dục đào tạo Nó

cho phép các DNNVV, các tô chức xã hội, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như

dân cư khai thác, sử dụng và thực hiện các biện pháp nhằm khai thacsc, củng cố va

phát triển các lợi thế so sánh của địa phương Tuy nhiên, khi xem xét tiêu chí này,

không thể chỉ nhìn nhận các chỉ số tuyệt đối mà phải xem xét các chỉ số đó trong mối

quan hệ với nhu câu mà chúng phải đáp ứng.

Thứ năm, nguồn lực

Nguồn lực nói chung, đặc biệt là nhân lực có thể khai thác, sử dụng cho việckhai thác, phát triển lợi thế Ngoài vốn và công nghệ (khả năng huy động, tiếp nhận

vốn và công nghệ) trình độ và các điều kiện về nguồn nhân lực thể hiện ở kỹ năng làm

việc, điều kiện làm việc, an toàn lao động, đầu tư cho đào tạo và cả vai trò của các tổ

chức chính trị - xã hội có liên quan Một lợi thế dù quan trọng đến đâu mà không có

nhân lực cần thiết dé khai thác, củng cố và phát triển chúng thì không thể thực hiện hoá

được.

Trong Luận án tiến sĩ kinh tế “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Namtrong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” tác giả Phạm Văn Hồng cũng chỉ ra những

thuận lợi mà DNNVV ở Việt Nam đang có, bao gồm: DNNVV dễ khởi sự, có tính linh

hoạt cao, có lợi thế trong việc duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống và có

lợi thế về sử dụng lao động Ngoài ra còn có rất nhiều các Luận án tiến sĩ kinh tế khác

dé cập đến thuận lợi của DNNVV, có thé kê đến như Luận án tiến sĩ kinh tế “Phát triển

doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Dak Lak” (Lê Thế Phiệt, 2016); Luận án tiến sĩ kinh

tê “Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nghiên cứu trên địa bàn

Sinh viên: Phùng Thị Hoài Chỉ Lóp Kinh tế Đầu tu 57B

Trang 32

Chuyên dé tốt nghiệp 23 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng

thành phố Hà Nội" (Phạm Thu Hương, 2017) Như vậy, khi nghiên cứu về những

thuận lợi của DNNVV, tiến hành phân tích nghiên cứu năm yếu tố, bao gồm: yếu tổ thị

trường, yếu tố về thé chế chính sách, các ngành hỗ trợ, trong đó có các ngành công

nghiệp, dịch vụ hỗ trợ về các mặt kinh tế - văn hoá — xã hội, kết cấu hạ tầng và khả

năng của chúng trong việc đáp ứng nhu cầu của các DNNVV và cuối cùng là nguồn

lực của DNNVV.

2.2.2, Những khó khăn mà doanh nghiệp nhỏ và vừa đang phải đối mặt

Cũng như các DN nói chung, DNNVV chịu tác động của rất nhiều nhân tố, nhóm nhân tố trong quá trình thực hiện đầu tư phát triển Tuy nhiên, qua nhiều nghiên

cứu đã thực hiện thì các nhân tô, nhóm nhân tô chủ yêu gôm

Thứ nhất, nhân tô mặt băng san xuất

Đây là một trong những nhân tố quan trọng đối với bất kỳ DN nào Mặc dùKHCN ngày càng phát triển và đã làm cho yêu cầu về mặt bằng sản xuất giảm hơn so

với trước, nhưng đây vẫn là nhân tố không thể thiếu trong bất kỳ quá trình sản xuất

kinh doanh nào Gắn với nhân tố đất đai bao gồm các điều kiện kèm theo khác liên

quan đến kết cau ha tầng: hạ tầng giao thông, hệ thống cấp thoát nước, cung cấp điện,

các dịch vụ điện thoại, internet, hệ thống xử lý mô trường

Mặt bang sản xuất vẫn luôn là một khó khăn cố hữu đối với các DN, mặc dù đã

có nhiều khu, cụm công nghiệp được đầu tư xây dựng, tuy nhiên việc thuê được một

khu đất hợp lý cho sản xuất kinh doanh đối với nhiều DNNVV dường như là vấn đề

nan giải Nguyên nhân có rất nhiều, tuy nhiên chủ yếu vẫn là vấn đề tài chính, nói cách

khác là khả năng chỉ trả của các DNNVV Điều này càng đúng đối với phần lớn các

DN mới thành lập (DN khởi sự).

Thứ hai, nhân tô liên quan dén chính sách thuê và phí

Thuế thường là nhân tố ảnh hưởng tức thời đến hoạt động của DN Các thủ tục

hành chính liên quan đến thuế như đăng ký thuế: mua hoá đơn; ấn chỉ thuế, kê khai

tính thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, thanh tra kiểm tra thuế là những

vấn đề tác động không nhỏ đến hoạt động của DN Tác động của thuế gan nhu 6 moi

Sinh viên: Phùng Thi Hoài Chi Lop Kinh tế Đầu tư 57B

Trang 33

Chuyên đề tốt nghiệp 24 GVHD: PGS.TS Pham Van Hùng

qua trinh san xuất kinh doanh của DN từ thuế sử dung đất, thuế tài nguyên, thuế nhập

khẩu nguyên vật liệu/bán thành phẩm đến thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN, thuế

thu nhập cá nhân, thuế môi trường, Đây cũng là một nhân tố mà các DN thường

không thé chú trong, nó cũng là van đề mà gần như trong mọi nghiên cứu liên quan đến

phát triển DN nói chung và DNNVV nói riêng đều đề cập

Thứ ba, nhân tô von

Được coi là mạch máu trong các hoạt động của DN, vốn là một trong những nhân tố có tác động rất lớn và thường xuyên đến hoạt động của DN Thông thường DN

phải tiến hành vay vốn từ các tổ chức tài chính tín dụng phục vụ cho các hoạt động sản

xuất kinh doanh của mình bao gồm cả vốn cho TSCĐ và vốn lưu động Liên quan đến

nhân tố vốn là van đề tiếp cận nguồn vốn của DNNVV với các tô chức tín dụng (nguồn

chính thức), hay các nguồn hỗ trợ từ Chính phủ cũng như các tô chức tài trợ khác Vì

vậy các thủ tục liên quan đến vay vốn hoặc xin hỗ trợ: hồ sơ, thế chấp, bảo lãnh tín

dụng là những hoạt động có ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn vốn của DNNVV.

Bên cạnh thực tế là nhiều DNNVV thiếu các kế hoạch phát triển kinh doanh thuyết phục và nhà cung cấp tài chính thường đưa ra các lý do dé không cho DNNVV

vay vốn như (ï) Rủi ro cao hơn (đặc biệt với các DNNVV còn non trẻ, ít có các báo cáo

tài chính), (ii) Chi phí giao dịch cao hơn so với các DN lớn hon, (iii) Thiếu tài sản thé

chap; (iv) DNNVV thường xuyên thiếu chứng từ kế toán cần thiết mà nhà cung cấp tài

chính luôn mong muốn ở người đi vay có năng lực Các khó khăn tiếp cận tài chính là

một trở ngại đối với tăng trưởng đầu tư sản xuất và việc làm Các DNNVV đặc biệt bất

lợi trong tiếp cận tài chính do chính sách hạn chế sự linh hoạt của tô chức tín dụng

trong việc định giá rủi ro khi đưa ra mức lãi suất Thiếu cơ hội huy động vốn cỗ phan

cũng là một trở ngại lớn đối với tăng trưởng và phát triển của các DNNVV năng động.

Trong nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụngcủa các DNNVV, nhóm tác giả ThS Nguyễn Hồng Hà, Huỳnh Thị Ngọc Tuyền, ThS

Đỗ Công Bình thông qua việc sử dụng phương pháp phân tích hồi quy theo mô hình

Binary logistic, đề tài đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận

vốn của các DNNVV Mô hình Binary Logistic với hai nhân tố: nhân tố năng lực tiếp

Sinh viên: Phùng Thị Hoài Chỉ Lớp Kinh tế Đầu tư 57B

Trang 34

Chuyên dé tốt nghiệp 25 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hing

cận vốn từ phía doanh nghiệp và nhân tố cơ chế chính sách tín dụng của ngân hàng Cụ

thể “DNNNVV có nguồn vốn hoạt động còn rất hạn chế, trình độ quản lý chưa cao,

nên khi tiếp cận với nguồn vốn tin dụng ngân hang thì không phải doanh nghiệp nào

cũng đủ điều kiện vay vốn Với quy mô vốn nhỏ, tài sản đảm bảo ít, khả năng lập dự án

còn yếu, thông tin thiếu minh bach, đã làm cho các ngân hàng chưa thật sự tin tưởng

vào khả năng trả nợ và sự phát triển của doanh nghiệp dẫn đến việc tiếp cận vốn của

ngân hàng là rất khó khăn Ngoài những nguyên nhân cơ bản xuất phát từ chính bản

thân của các DNN&V thì một số nguyên nhân từ cơ chế chính sách tín dụng của ngân

hàng như lãi suất, thủ tục vay vốn, thời hạn cho vay và thời gian xem xét cho vay cũng

góp phần tăng thêm khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn”

Thứ tư, nhân tô lao động

Đây là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành công của DN trong môi trường kinh doanh thời đại công nghệ thông tin Con người là nhân tố có tác động

đến mọi nhân tố khác trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Liên quan

đến nhân tố con người bao gồm trình độ đào tạo, kỹ năng của các nhà quản lý cũng như

người lao động trong DN, các vấn đề về hệ thống pháp luật về lao động, đặc biệt là quy

định liên quan đến hợp đồng lao động, giải quyết tranh chấp lao động và các chế độ đối

với người lao động, các chính sách phát triển thị trường lao động như liên quan đến

vấn đề dao tao, day nghề và hỗ trợ đào tạo day nghề của Nhà nước và các tổ chức phi

chính phủ khác, chính sách thu hút và giữ chân các nhân tài và đào tạo nâng cao trình

độ người lao động của DN

Kỹ năng lao động và quan hệ lao động đang nổi lên như một yếu tổ cản trở tăngtrưởng đầu tư Quy định và chính sách về lao động thiếu nhất quán và rõ ràng đang gây

nhiều khó khăn cho các DN, đặc biệt DNNVV Thêm vào đó, với bất lợi từ quy mô

trong việc thu hút các lao động có tay nghề, kỹ năng cao nên với nguồn lao động có

trình độ đào tao hạn chế sẽ khiến cho các DNNVV khó có thé thuê được những lao

động lành nghề, lao động có kỹ năng Các hạn chế trong Luật lao động và việc thiếu hệ

thống tín chỉ kỹ năng quốc gia đã hạn chế sự linh hoạt của thị trường lao động Kết quả

là không tối ưu hoá được đầu tư và tạo việc làm, giảm cơ hội của người lao động trong

việc chuyên san các việc làm có năng suât cao hon.

Sinh viên: Phùng Thị Hoài Chỉ Lop Kinh tế Đầu tw 57B

Trang 35

Chuyên đề tốt nghiệp 26 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng

Thứ năm, nhân tô công nghệ

Nhân tô này bao gôm các vân đê như: nghiên cứu và phát triên, quyên sở hữu trí

tuệ về sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ chuyền giao công nghệ,

vân dé hồ trợ đào tạo chuyên giao công nghệ, việc khuyên khích ứng dụng công nghệ

cao của Chính phủ.

Thứ sáu, nhân tô thị trường

Nhân tố này bao gồm các khía cạnh liên quan đến hoạt động xúc tiến thương mại, thông tin thị trường, hỗ trợ xuất khẩu, thủ tục hải quan, DNNVV, do hạn chế về

vốn, về khả năng quản trị, về quan hệ với các cơ quan chức năng, hạn chế về thông

tin, rất khó để thâm nhập thị trường thế giới Các nỗ lực của chính quyền từ trung

ương đến địa phương thông qua tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư, cung

cấp thông tin, hỗ trợ việc tiếp xúc khách hàng sẽ tạo cho DN có cơ hội tốt để tìm

kiếm và mở rộng thị trường Hoạt động hướng dẫn và cải cách các thủ tục hải quan sẽ

giúp các DN xoá bỏ các mặc cảm về thủ tục hành chính, tạo điều kiện giúp DN xuất

khẩu sản phẩm khi có cơ hội và có điều kiện Nhân tố thị trường trong tình huống

nghiên cứu chú trọng đến việc phát triển thị trường kề cả trong và ngoài nước cho các

DNNVV Sự tác động tích cực và cùng chiều của nhân tố này đến sự tăng trưởng và

phát triển của DN là khá rõ ràng

Thứ bảy, nhân tô môi trường kinh doanh

Đây là nhân tố liên quan đến sự phát triển của các DN nói chung và DNNVVnói riêng Trong nhân tố này thì việc cải cách thủ tục hành chính là một trong những

van dé trong tâm, trong đó có cải cách hệ thống đăng kí kinh doanh, điều kiện kinh

doanh, đăng ký mã số thuế và hoá đơn VAT là những vấn đề đáng lưu tâm khi phân

tích về môi trường kinh doanh.

Môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn với phần lớn các DN,đặc biệt là DNNVV khi phải đối mặt với những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng

tài chính toàn cầu, khủng hoảng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp Khó khăn lại càng gấp

bội đối với các DNNVV tham gia xuất khẩu do thị trường quốc tế bị co lại khá nhiều

Thêm vào đó, với vai trò là bộ phận trong chuỗi sản xuat (là các nhà thâu phụ) nên khi

Sinh viên: Phùng Thị Hoài Chỉ Lop Kinh tế Đầu tư 57B

Trang 36

Chuyên dé tốt nghiệp 27 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng

khủng hoảng xảy ra nhiều tập đoàn đa quốc gia phải cắt các hợp đồng với DN bên

ngoài từ đó làm thu hẹp thị trường đối với nhiều DNNVV

Trên cơ sở đưa ra những nhân tố này, việc hỗ trợ đối với các DNNVV sẽ được

thực hiện thông qua các chính sách có liên quan như chính sách hỗ trợ mặt băng sản

xuất, chính sách thuế, chính sách về tiếp cận tín dụng, chính sách phát triển nguồn nhân

lực, chính sách cải thiện môi trường kinh doanh, chính sách hỗ trợ phát triển thị

truong,

Khi ban về những khó khăn mà DNNVV dang phải đối mặt khi thực hiện hoạtđộng đầu tư phát triển, ông Phạm Ngọc Hân - Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hiệp

hội Doanh nghiệp Công nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (VASMIE) cũng đã nhận định

rằng: “Các DNNVV ngoài phải chịu tác động khách quan từ tình hình kinh tế suy

giảm, thị trường tiêu thụ giảm, biến động về lãi suất, thì một phần do những yếu kém

nội tại trong bản thân mỗi DNNVV Khối DNNVV tư duy và năng lực chủ động, sáng

tạo, thích ứng trong hội nhập quốc tế chưa cao; tính liên kết nội bộ và liên kết với các

đối tác kém, chưa hình thành mạng kinh doanh hữu hiệu Khả năng tiếp cận tài chính

yếu, khả năng tiếp cận thông tin hạn chế, kỹ năng lao động chưa đáp ứng, năng lực

công nghệ và năng lực quản lý ở trình độ thấp, các doanh nghiệp hoạt động mang tính

đơn lẻ, tự phát ” Như vậy, khi phân tích nghiên cứu những khó khăn của DNNVV, ta

quan tâm đến bảy nhân tố, bao gồm: nhân tố mặt bằng sản xuất, nhân tố liên quan đến

chính sách thuế, phí và lệ phí; nhân tố vốn; nhân tố lao động; nhân tố công nghệ, nhân

tố thị trường và nhân tố liên quan đến môi trường kinh doanh

Sinh viên: Phùng Thị Hoài Chỉ Lóp Kinh tế Đầu tư 57B

Trang 37

Chuyên đề tốt nghiệp 28 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng

CHƯƠNG 3: THIET KE, PHƯƠNG PHÁP VA MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1, Thiết kế nghiên cứu

3.1.1, Phương pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều loại hình (xây dựng

lý thuyết — grounded theory, nghiên cứu tình huống — case study, nghiên cứu nhân

chủng học — ethnography, nghiên cứu hành động — action research) và nhiều phương

pháp thu nhập dữ liệu khác nhau (phỏng van, thảo luận nhóm, quan sát).

Ta có thé định nghĩa như sau “Nghiên cứu định tính hay phương pháp định tính(Qualitative Method) là nghiên cứu nhằm phát hiện hoặc đề xuất các luận điểm khoa

học mà không sử dụng các công cụ thống kê toán, kinh tế lượng hay công cụ có thể

giúp lượng hóa mối quan hệ giữ các nhân tố” Như vậy, trước hết nghiên cứu định tính

cũng là nghiên cứu khoa học Vì vậy nó vẫn phải đảm bảo ba yếu tố cơ bản của một

nghiên cứu, đó là: hướng tới vấn đề mang tính quy luật, kế thừa tri thức cũ và phát hiện

tri thức mới và được tiến hành một cách có hệ thống, chặt chẽ Nghiên cứu định tính

cũng đòi hỏi có câu hỏi nghiên cứu, có cơ sở lý thuyết, có đữ liệu được thu thập và

phân tích một cách hệ thống Những bài viết đơn thuần dựa trên nhận định “cảm tính”

hoặc kinh nghiệm cá nhân không phải là nghiên cứu định tính Thứ hai, dữ liệu chủ yếu

cho nghiên cứu định tính thông thường không phải là con số mà là lời nói, câu chuyện,

diễn biến quá trình, Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu định tính cũng có thể sử dụng các

con số với mục đích minh hoạ ý tưởng Các dữ liệu “số hoá” này không phải là cơ sở

chính của nghiên cứu định tính (Ngược lại, nhiều khi các dữ liệu định tính vẫn có thể

được sử dụng cho nghiên cứu định lượng nếu chúng được mã hoá thành những con số

và đưa vào các phân tích định lượng) Thứ ba, điểm phân biệt rõ nhất giữa nghiên cứu

định tính và định lượng chính là ở công cụ phân tích Nghiên cứu định lượng sử dụng

các công cụ lượng hoá mối quan hệ giữa các nhân tố Nghiên cứu định tính nhằm phát

hiện các quy luật đăng sau những câu chuyện, lời nói, diễn biến quá trinh,

Trong cuốn Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, TS Nguyễn

Dinh Thọ chỉ rõ: “Nghiên cứu định tinh được thực hiện khi, thir nhất, khi các nghiên

Sinh viên: Phùng Thị Hoài Chỉ Lop Kinh tế Đầu tư 57B

Trang 38

Chuyên dé tốt nghiệp 29 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng

cứu thuộc chủ đề hoàn toàn mới, hoặc đề tài được nghiên cứu trong một khung cảnh

mới, tac gia sẽ gap khó khăn trong việc vận dụng các luận điểm và kết quả nghiên cứu

trước, lúc này tác giả sẽ áp dụng nghiên cứu định tính dé xây dung lý thuyết — mô hình

dé phục vụ cho nghiên cứu của mình Thi? hai, khi đề tài nghiên cứu của tác giả khó có

thể lượng hoá như cảm xúc trải nghiệm cá nhân hay thậm chí là sự khác biệt trong

quan niệm ngầm giữa các đối tượng về một vấn đề nào đó, lúc nào nghiên cứu định

tính sẽ giúp tác giả hiéu sâu hơn bản chất của van đề Ti? ba, khi tác giả vận dụng mô

hình dựa trên lý thuyết và nghiên cứu được tiến hành ở các quốc gia khác, rất có thể

mô hình đó không phù hợp với khung cảnh nghiên cứu cụ thê của tác giả, phương pháp

này sẽ giúp tác giả kiểm định sơ bộ sự phù hợp của mô hình và/hoặc thước đo Vì vậy

các nhà nghiên cứu hoàn toàn có thể tiến hành nghiên cứu định tính trước nhằm xác

định mức độ phù hợp của mô hình và tiến hành các điều chỉnh nếu cần thiết Thi? tar,

khi những kết quả của nghiên cứu định lượng quá trừu tượng, các nhà nghiên cứu

thường sử dụng phương pháp này để giải thích cho các kết quả nghiên cứu định lượng,

từ đó giúp người đọc có thê liên hệ ý nghĩa của các con sô với thực tiên cuộc sông”.

Khi đi sâu phân tích nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, TS Nguyễn

Đình Thọ cũng phân tích “Trong nghiên cứu định lượng dựa cơ bản vào quyền năng

của các con số thì nghiên cứu định tính là một quá trình tìm hiểu bản chất và ý nghĩa

của vấn đề Bởi lẽ bản thân các con số không thể thể hiện hết bản chất phức tạp của

thực tiễn khách quan Nghiên cứu định tính chịu ảnh hưởng của các chuẩn mực gia tri

trong khi nghiên cứu định lượng, với việc sử dụng các thước đo bằng số và các công cụ

thống kê thường tách rời khỏi các chuẩn mực giá trị Ở một góc độ nào đó có thé coi

việc chịu ảnh hưởng của các chuẩn mực giá trị là tính chủ quan của nghiên cứu định

tính Song ở góc độ khác, chuân mực giá trị chính là một phần của thực tiễn xã hội và

việc nhận thức các chuẩn mực đó sẽ giúp giải thích thực tiễn xã hội một cách sâu sắc

hơn Trong nghiên cứu định tính, quá trình thu thập, phân tích, giải thích dữ liệu gắn

chặt với nhau Nhà nghiên cứu thường phải suy nghĩ về ý nghĩa của vấn dé sau mỗi lần

phỏng vấn hoặc sau mỗi lần điều tra khảo sát Từ đó, họ sẽ phải tiếp tục điều chỉnh quá

trình thu thập dit liệu để khai thác các ý tưởng mới nảy sinh Như vậy, nhà nghiên cứu

chính thường phải trực tiếp tham gia vào quá trình thu thập dữ liệu (phỏng vấn, hướng

dẫn thảo luận nhóm, quan sát hành vi, ) vi đây chính là quá trình khảm phá bản chất

Sinh viên: Phùng Thị Hoài Chỉ Lóp Kinh tế Dau tư 57B

Trang 39

Chuyên dé tốt nghiệp 30 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng

và ý nghĩa của van đề Nghiên cứu định tính thường lộn xộn, rủi ro và khó dự đoán kết

quả hơn nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng, khi đã có khung lý thuyết và

câu hỏi nghiên cứu cụ thể, thường có quy trình nghiên cứu rõ ràng và kết quả cũng

đóng theo hướng liệu các giả thuyết nghiên cứu có được dữ liệu ủng hộ hay không

Nghiên cứu định tính, ngược lại, thường có câu hỏi và khung lý thuyết tương đối mở

Vì vậy, kết quả nghiên cứu có độ mở cao hơn Ngoài ra, quá trình nghiên cứu định tính

là quá trình luôn điều chỉnh, trong đó nhiều khi nhà nghiên cứu điều chỉnh mẫu nghiên

cứu và câu hỏi phỏng vân tuỳ theo kêt quả của những phỏng vân trước”.

Người ta thường sử dụng ba phương pháp thu thập dữ liệu định tính Thứ nhất,

phỏng van là phương pháp rat phù hợp dé khám phá quan điểm và suy nghĩ của các đối

tượng nghiên cứu Tuy nhiên, để làm được điều này, cách thức phỏng vấn là hết sức

quan trọng Những câu hỏi đóng hoặc có lựa chọn thường không có tác dụng trong việc

khám phá sâu hơn quan điểm và suy nghĩ của mọi người Như Doughlas đã từng viết

“ “Tôi sớm nhận ra rằng các cuộc phỏng vấn, nếu được thực hiện theo cách truyền thống,

sẽ không có ý nghĩa gì Chắc chắn sẽ có nhiều câu trả lời sáo rỗng, qua loa Kỹ thuật

đặt câu hỏi — câu trả lời (nói tới các câu hỏi có lựa chọn định trước) có chút tác dụng

trong việc xác định loại xà phòng hay kem đánh răng nào được ưa thích, song không có

tác dụng gi trong việc khám pha và hiểu rõ mỗi con người.” 7# hai, thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm thường được áp dụng khi thu thập đữ liệu về cảm xúc, ý kiến và quan

điểm của một nhóm người liên quan đến vấn đề nghiên cứu Dưới sự hướng dẫn của

người điều khiển — thường là đại diện nhóm nghiên cứu — các đối tượng chia sẽ ý kiến

cảm xúc và phản ứng của họ về vấn đề nghiên cứu Thảo luận nhóm kết hợp cả phỏng

vấn và quan sát Một mặt, các ý kiến của nhóm đối tượng được chia sẻ và ghi chép đầy

đủ Mặt khác, thái độ và phản ứng của họ cũng cần được quan sát cân thận 7# ba,

nghiên cứu tình huống Nghiên cứu tình huống là việc nghiên cứu sâu vấn đề ở một số

trường hợp điền hình, cụ thé dé từ đó rút ra quy luật chung Nghiên cứu tình huống có

thể là sự kết hợp của phỏng van, quan sát, thảo luận nhóm, , nhưng giới han ở một

hoặc một số trường hợp cụ thể Mỗi nghiên cứu tình huống đều có hai mục tiêu Song

song: một là nghiên cứu sâu và hiểu rõ về tình huống cụ thể, hai là rút ra bài học chung

từ nghiên cứu tình huống đó, thiếu một trong hai mục tiêu đó thì nghiên cứu tình huống

sẽ trở nên không hoàn chỉnh.

Sinh viên: Phùng Thị Hoài Chỉ Lép Kinh tế Dau tư 57B

Trang 40

Chuyên dé tốt nghiệp 31 GVHD: PGS.TS Pham Văn Hùng

3.1.2, Phương pháp nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng là quá trình lượng hoá mối quan hệ giữa các nhân tốthông qua việc sử dụng các công cụ thống kê toán, kinh tế lượng hoặc toán học đơn

thuần Nói cách khác, đó là quá trình xác định hệ số tương quan của các nghiên cứu và

kiểm định liệu hệ số đó có thực sự khác 0 với một mức ý nghĩa thống kê phù hợp

(thường là mực sai số dưới 5%) Từ đó, nhà nghiên cứu có thé tính toán nếu các nhân

tố tác động (biến độc lập) tăng một đơn vị thì nhân tố mục tiêu (hay biến phụ thuộc) sẽ

thay đổi như thế nào

Như vậy, kể dit liệu ban đầu dưới dang gi (số lao động, giới tính, sở hữu doanh

nghiép, ), khi đưa vào mô hình định lượng, các dữ liệu đó phải được “số hoá” Ké cả

các nhân to thuần định tính (niềm tin giữa các đối tác kinh doanh, sự gắn bó của người

lao động, tài năng nhà quản trị ) cũng cần được thé hiện bằng các con số trong

nghiên cứu định lượng.

3.1.3, Kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng

Đề tài nhằm giải quyết 2 mục tiêu chính: đầu tiên là chỉ ra được những thuận lợi

của DNNVV và những khó khăn mà loại hình DN này đang phải đối mặt khi thực hiện

hoạt động đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội, sau đó nghiên cứu sẽ đo

lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến DNNVV Xét 2 phương pháp nghiên

cứu định tính và định lượng, mỗi phương pháp có ưu điểm, nhược điểm riêng, do đó

việc kết hợp cả hai phương pháp không chỉ giúp tận dụng ưu điểm của phương pháp

này và khắc phục nhược điểm của phương pháp kia, mà còn giúp chúng ta có cái nhìn

rõ hơn bức tranh tông thé của hiện tượng cần nghiên cứu

Dưới đây là thời gian nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu mà tác giả thực

hiện dé thu nhập sé liệu:

Bang 3.1: Thời gian va các phương pháp thực hiện trong quá trình nghiên cứu dé tài

Quá trình Phương pháp Hoạt động Thời gian

thực hiện nghiên cứu thực hiện

Bước Ï Phương pháp định | Nghiên cứu các dé tài liên quan, | 05/10 — 12/10

tính tìm kiếm cơ sở lý luận, tiến hành

Sinh viên: Phùng Thị Hoài Chỉ Lép Kinh tế Đầu tu 57B

Ngày đăng: 17/11/2024, 23:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w