1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo thực tập tên Đề tài phân chia di sản thừa kế theo pháp luật

23 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Chia Di Sản Thừa Kế Theo Pháp Luật
Tác giả Giáp Thu Trang
Người hướng dẫn Cô Vũ Thị Hằng, Luật Sư Nguyễn Trung Tiệp
Trường học Trường Đại Học Thăng Long
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 62,16 KB

Nội dung

Khái niệm về di sản thừa kế Xét về ngữ nghĩa, thừa kế là thừa hưởng gia sản của người đi trước một cách kếtục, theo nghĩa này, từ điển Tiếng Việt đã định nghĩa ‘‘thừa kế là hưởng của ng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

BÁO CÁO THỰC TẬP

TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN CHIA DI SẢN

THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

Họ và tên sinh viên : Giáp Thu Trang

Trang 2

STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng các thầy cô Trường Đại họcThăng Long đã tạo điều kiện cho em có cơ hội được tham gia và hoàn thành kỳ thựctập này Đặc biệt, em cảm ơn cô Vũ Thị Hằng đã giúp đỡ, hướng dẫn tận tình và giảiđáp thắc mắc cho em trong suốt quá trình thực tập Những kiến thức, kỹ năng mà emhọc được từ các thầy cô trong suốt quá trình học tập đã giúp em rất nhiều trong việcthực hiện tốt công việc tại đơn vị thực tập

Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo và toàn thể các anh chị tạiCông ty luật TNHH Thuận Thiên, luật sư Nguyễn Trung Tiệp đã tận tình hướng dẫn,chỉ bảo em trong suốt thời gian thực tập, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu giúp em

có thể tiếp cận công việc thực tế và hiểu rõ hơn về công việc trong ngành

Quá trình thực tập, em đã học hỏi được rất nhiều điều, từ cách phân tích vụ việc,nghiên cứu pháp lý cho đến kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giải quyết vấn đề thực

tế Những kinh nghiệm quý báu này sẽ là hành trang quan trọng trong quá trình pháttriển sự nghiệp của em sau này

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ, độngviên em trong suốt thời gian học tập và thực tập

Do kiến thức, kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian đi thực tập còn ngắn cũng nhưviệc thu thập, tiếp cận các tài liệu còn ở những giới hạn nhất định, nên bài làm của emkhông tránh khỏi một vài thiếu sót Em rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý từ thầy

cô để báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Mục đích thực tập tại cơ sở (mục đích chuyên môn, rèn luyện kỹ năng, định hướng nghề nghiệp,…) 1

1.1.1 Mục đích chuyên môn 1

1.1.2 Mục đích rèn luyện kỹ năng 1

1.1.3 Mục đích định hướng nghề nghiệp 1

1.2 Khái quát công việc được thực hành tại cơ sở thực tập 2

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

3 2.1 Di sản thừa kế và phân chia di sản thừa kế theo pháp luật 3

2.1.1 Khái niệm về di sản thừa kế 3

2.1.2 Khái niệm về phân chia di sản thừa kế 3

2.1.3 Xác định di sản thừa kế 3

2.2 Căn cứ phân chia di sản thừa kế theo pháp luật 4

2.3 Nguyên tắc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật 5

2.4 Những trường hợp thừa kế theo pháp luật 5

2.4.1 Trường hợp không có di chúc 5

2.4.2 Trường hợp di chúc không hợp pháp 6

2.4.3 Trường hợp những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế 6

2.4.4 Trường hợp những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản 7

2.4.5 Trường hợp những người nhận di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc 7

2.5 Ý nghĩa của phân chia di sản thừa kế theo pháp luật 7

PHẦN 3 THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH THUẬN THIÊN 9

Trang 5

3.1 Thống kê những vụ việc về chia di sản thừa kế theo pháp luật tại Công ty Luật TNHH Thuận Thiên 9 3.2 Tóm tắt nội dung, nêu nhận định pháp lý để giải quyết 9 3.3 Một số khó khăn trong việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật 13 3.4 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật 13

NGHỊ15

4.1 Nhận xét về kết quả thực tập 15 4.2 Kiến nghị 16 PHẦN 5 KẾT LUẬN 17

Trang 6

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 Mục đích thực tập tại cơ sở (mục đích chuyên môn, rèn luyện kỹ năng, định hướng nghề nghiệp,…)

Thời gian thực tập tại Công ty luật TNHH Thuận Thiên là một chặng đường đầy

ý nghĩa, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng từ giảng đường đại học sang môitrường làm việc thực tế Đây chính là cơ hội để em được áp dụng những kiến thức lýthuyết đã học vào thực tiễn, đồng thời khám phá và được trải nghiệm một góc nhìnmới về nghề luật sư, qua đó để chuẩn bị tốt hơn cho con đường nghề nghiệp trongtương lai Thực tập là một điều kiện, một học phần không thể thiếu trong quá trình đàotạo của sinh viên ngành Luật, giúp chúng ta gắn kết giữa lý thuyết và thực tiễn pháp lý.Đây là cơ hội để em không chỉ củng cố kiến thức chuyên môn mà còn rèn luyện các kỹnăng nghề nghiệp cần thiết

1.1.1 Mục đích chuyên môn

Khi bắt đầu thực tập, về mặt chuyên môn, mục đích của em là hiểu sâu hơn vềcác quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực mà công ty chuyên trách, đặc biệt lànhững vấn đề về hình sự, dân sự,…Mặc dù chương trình học cung cấp nhiều kiến thức

lý thuyết phong phú, nhưng việc trực tiếp tham gia vào quá trình xử lý các vụ việcpháp lý thực tế sẽ giúp em hiểu hơn về quy trình và cơ chế thực hiện pháp luật Bằngcách làm việc tại một công ty luật chuyên về lĩnh vực này, em mong muốn được tiếpcận với những vụ việc thực tế, có thể áp dụng những kiến thức lý thuyết vào công việcthực tiễn, từ đó cũng có thể củng cố kiến thức và học hỏi để bù đắp những lỗ hổngtrong chuyên môn

1.1.2 Mục đích rèn luyện kỹ năng

Trong đợt thực tập này, em mong muốn trau dồi và phát triển các kỹ năng mềm,bao gồm kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng đàm phán và xử lý tình huốngthông qua việc làm việc với các luật sư và khách hàng Em muốn bản thân sẽ tự tinhơn, tăng cường khả năng thích nghi với môi trường mới, chịu được những áp lực củacông việc và đặc biệt rèn luyện được tinh thần trách nhiệm và kỷ luật Những kỹ năngnày là đặc biệt cần thiết trong môi trường làm việc pháp lý, nơi mà sự tương tác giữaluật sư, khách hàng và các bên liên quan đóng vai trò then chốt trong việc đưa ra cácgiải pháp pháp lý hiệu quả

Mỗi công ty luật sẽ có những quy trình làm việc riêng biệt, được thực tập trongmột môi trường chuyên nghiệp, em mong muốn có cơ hội được gặp gỡ và kết nối vớicác chuyên gia trong ngành, từ đó mở rộng mạng lưới quan hệ và giúp em tự tin hơntrên con đường nghề nghiệp trong tương lai

1

Trang 7

1.1.3 Mục đích định hướng nghề nghiệp

Hơn nữa, mục đích quan trọng hơn tất cả là giúp em có cái nhìn tổng quan vềngành nghề, đánh giá được mức độ phù hợp của bản thân, giúp em định hướng rõ rànghơn về con đường sự nghiệp của mình Được trải nghiệm đa dạng môi trường thực tập

sẽ giúp em xác định được năng lực của bản thân và biết được mình sẽ phù hợp để pháttriển trong công việc nào

1.2 Khái quát công việc được thực hành tại cơ sở thực tập

Ngay từ những ngày đầu tiên, em đã được hoà mình vào không khí làm việcchuyên nghiệp và năng động của công ty Trong thời gian thực tập tại nơi đây (Công tyluật TNHH Thuận Thiên), em được giao thực hiện nhiều các công việc đa dạng baogồm cả nghiên cứu, phân tích, soạn thảo các văn bản pháp lý như đơn khởi kiện, đơnkháng cáo, hợp đồng,…và tham gia vào các vụ việc thực tế cùng với đội ngũ luật sưtại công ty Đặc biệt, em đã có cơ hội tham gia trực tiếp vào các buổi họp tư vấn vớikhách hàng, lắng nghe và ghi chép lại các yêu cầu pháp lý của khách hàng, đồng thời

hỗ trợ các luật sư trong việc đưa ra các giải pháp pháp lý phù hợp Chính những điều

đó đã giúp em có thêm kinh nghiệm trong việc giao tiếp và xử lý tình huống phát sinhtrong thực tiễn, đồng thời học hỏi được cách thức làm việc chuyên nghiệp và tinh thầntrách nhiệm cao trong nghề luật sư Việc được trực tiếp tham gia vào quá trình giảiquyết các vụ việc pháp lý đã giúp em hiểu hơn về quy trình làm việc của một luật sư,

từ khâu tiếp nhận thông tin của khách hàng, phân tích pháp luật cho đến việc thực hiệncác giải pháp tư vấn phù hợp

Không chỉ dừng lại ở các nhiệm vụ mang tính chuyên môn, em còn có cơ hộitham gia vào các hoạt động ngoại khoá, các buổi hội thảo chuyên đề do công ty tổchức Đây là cơ hội để em có thể học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia trong ngành

và nâng cao kỹ năng mềm như thuyết trình, đàm phán,…

Một trong những trải nghiệm đáng nhớ nhất là khi em được tham gia vào mộtphiên toà thực tế Việc được chứng kiến các luật sư bào chữa cho khách hàng, tranhluận giữa các bên đã giúp em hiểu rõ hơn về vai trò của một luật sư trong việc bảo vệquyền và lợi ích của khách hàng Đồng thời, em cũng học hỏi được cách ứng xửchuyên nghiệp, cách trình bày vấn đề một cách logic và thuyết phục

2

Trang 8

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO

PHÁP LUẬT 2.1 Di sản thừa kế và phân chia di sản thừa kế theo pháp luật

2.1.1 Khái niệm về di sản thừa kế

Xét về ngữ nghĩa, thừa kế là thừa hưởng gia sản của người đi trước một cách kếtục, theo nghĩa này, từ điển Tiếng Việt đã định nghĩa ‘‘thừa kế là hưởng của ngườichết để lại cho’’, do vậy ‘‘di sản thừa kế’’ có thể được hiểu là toàn bộ tài sản thuộcquyền sở hữu của người chết để lại cho người còn sống

Điều 612 BLDS 2015 quy định: ‘‘di sản bao gồm tài sản riêng của người chết,phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác’’ Như vậy, điều 612chỉ xác định ‘‘di sản’’ còn ‘‘di sản thừa kế’’ thì BLDS hiện hành chưa quy định Tuynhiên, chúng ta có thể hiểu một cách tổng quan, ‘‘di sản thừa kế được hiểu là tài sản,các quyền tài sản mà người chết có được một cách hợp pháp, không bao gồm cácnghĩa vụ tài sản của người đó để lại cho người hưởng thừa kế’’1

2.1.2 Khái niệm về phân chia di sản thừa kế

Đích cuối cùng của tranh chấp thừa kế giữa các bên chủ thể là xác định và phânchia di sản thừa kế đúng để đảm bảo quyền, lợi ích của những người được hưởng thừa

kế Trong quan hệ thừa kế nếu chỉ có một người có quyền hưởng di sản thì họ là sởhữu duy nhất của khối tài sản Vì lẽ đó mà việc phân chia di sản thừa kế đặt ra có ítnhất hai người trở lên có quyền thừa kế đối với khối tài sản của người chết để lại

Do đó, phân chia di sản thừa kế là tập hợp các hoạt động nhằm xác lập quyền sởhữu đối với phần di sản cho từng người một có quyền hưởng thừa kế trong khối di sảnchung sau khi đã thực hiện nghĩa vụ tài sản từ di sản

2.1.3 Xác định di sản thừa kế

Theo Điều 612 BLDS 2015 thì di sản mà người chết để lại bao gồm: ‘‘Tài sảnriêng của người chết, phần tài sản của người đó trong tài sản chung với người khác’’

Thứ nhất, tài sản riêng của người chết: Là phần tài sản không bị chi phối về mặt

pháp lý, không phải chịu sự ràng buộc với các chủ thể khác trong việc chiếm hữu, sửdụng và quyền định đoạt Như vậy để xác định tài sản của một cá nhân không nằmtrong khối tài sản chung với người khác, không nằm trong khối tài sản chung hợp nhấtcủa vợ, chồng mà được xác định là: Độc lập trong sở hữu chung theo phần, độc lậptrong sở hữu chung hợp nhất được căn cứ theo Khoản 1 Điều 43 LHNGĐ 20142

1

Lê Văn Minh (2012), ‘‘Phân chia di sản thừa kế theo BLDS 2015’’ Luận văn thạc sĩ Dân sự, Đại học Quốc gia

Hà Nội, Hà Nội

thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định

3

Trang 9

Thứ hai, tài sản riêng của người chết trong khối tài sản chung với người khác: Di

sản của người chết không chỉ có tài sản riêng của người đó để lại mà còn cả tài sảntrong khối tài sản chung với người khác Có nhiều trường hợp tài sản là tài sản chungcủa nhiều người do được tặng cho chung hoặc thừa kế chung,… Do đó, khi một đồngchủ sở hữu chết thì phần tài sản thuộc sở hữu của người đó có khối tài sản chung đượcxác định là di sản Có hai hình thức sở hữu chung, tài sản chung của vợ chồng thuộc sởhữu chung hợp nhất và tài sản chung với người khác là sở hữu chung theo phần

Thứ ba, di sản thừa kế là các quyền tài sản của người chết để lại: Khi người còn

sống họ tham gia vào các giao dịch dân sự như mua bán, cho vay nhưng người muachưa trả hết tiền gây thiệt hại ngoài hợp đồng …thì khi chết, những người thừa kế cóquyền yêu cầu những người khác phải thực hiện nghĩa vụ tài sản3 Có nghĩa là nhữngngười thừa kế có quyền hưởng những quyền tài sản do người chết để lại Các quyềnnày được gọi là tài sản quy định tại Điều 105 BLDS

2.2 Căn cứ phân chia di sản thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho nhữngngười còn sống theo diện thừa kế, hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do phápluật quy định

Thứ nhất, quan hệ hôn nhân: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì ‘‘hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn’’ Vợ và chồng thuộc diện thừa

kế theo pháp luật của nhau khi quan hệ hôn nhân của họ tính đến thời điểm mở thừa kếcủa người vợ hoặc người chồng được xác định là hôn nhân hợp pháp

Thứ hai, quan hệ huyết thống: Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa những người

có cùng dòng máu về trực hệ hoặc bàng hệ được xác định thông qua sự kiện sinh đẻ.Trước hết phải kể đến mối quan hệ giữa con và cha mẹ Quyền thừa kế theo pháp luậtcủa con không phụ thuộc vào hình thức hôn nhân của cha, mẹ đẻ

Thứ ba, quan hệ nuôi dưỡng: Diện thừa kế được xác định trên cơ sở quan hệ nuôi

dưỡng bao gồm quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại, và trường hợpcon riêng với bố dượng, mẹ kế nếu đáp ứng điều kiện nhất định

Hàng thừa kế là những nhóm, người thừa kế được pháp luật xếp trong cùng mộthàng Việc chia hàng thừa kế có ý nghĩa thiết thực, đảm bảo để những người thừa kếcùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau Những người ở hàng thừa kế sau chỉđược hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó BLDS hiện hành quyđịnh ba hàng thừa kế theo pháp luật tại Điều 651

tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng

3 Phan Văn Nghĩa (2015), ‘‘Xác định và phân chia di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam hiện nay’’, Luận văn thạc sĩ Dân sự, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

4

Trang 10

Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,

con đẻ, con nuôi của người chết Những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhấtdựa trên cả ba mối quan hệ gồm quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệnuôi dưỡng

Hàng thừa kế thứ hai bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị

ruột, em ruột của người chết; chái ruột của người chết mà người chết là ông nội, bànội, ông ngoại, bà ngoại Hàng thừa kế thứ hai còn bao gồm anh, chị, em ruột củangười chết Anh ruột, chị ruột, em ruột là anh, chị, em cùng mẹ hoặc cùng cha Quan

hệ thừa kế này được hình thành theo một căn cứ duy nhất là quan hệ huyết thống

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột,

cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bácruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụnội, cụ ngoại

2.3 Nguyên tắc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật

Khi phân chia di sản thừa kế theo pháp luật phải tuân theo các nguyên tắc sau:

Chia hết cho những người ở hàng thừa kế trước: Di sản sẽ được chia thành

những phần bằng nhau và cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất Nếu khi chia thừa

kế mà không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất vì bất cứ lý do gì thì lúc này di sản mớiđược chia cho những người thừa kế thuộc hàng thứ hai Tương tự như ở hàng thừa kếthứ hai thì di sản được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ ba Nếu không có

ai trong hàng thừa kế thứ ba (người này không có họ hàng thân thích, con cháu, sống

cô độc…) thì di sản sẽ thuộc về nhà nước4

Chia đều bằng nhau cho những người thừa kế cùng hàng: Nguyên tắc này được

cụ thể hoá tại khoản 1 Điều 3 của BLDS 2015, đó là sự bình đẳng giữa các chủ thểtrong quan hệ pháp luật dân sự khi xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.Những người cùng thuộc một hàng thừa kế được hưởng phần di sản như nhau5

2.4 Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

Căn cứ điều 650 BLDS 2015, thừa kế theo pháp luật bao gồm các trường hợpsau:

Trang 11

Một là người có di sản lập di chúc nhưng sau đó lại tự huỷ bỏ di chúc đó Việc

huỷ bỏ di chúc là một quyền của người lập di chúc Với quy định về thời điểm có hiệulực của di chúc là: di chúc phát sinh hiệu lực từ thời điểm người lập di chúc chết

Hai là người có di sản lập di chúc nhưng tại thời điểm phân chia di sản thì di

chúc bị thất lạc, do đó không có cơ sở, căn cứ để thực hiện ý nguyện của người để lại

di sản trước khi họ chết

Ba là người để lại di sản có lập di chúc nhưng di chúc đã bị hư hỏng đến mức

không thể đọc được, do đó không thể xác định được một cách chính xác ý nguyện màngười chết để lại trong việc dịch chuyển tài sản

Bốn là nội dung trong di chúc được hiểu theo nhiều nghĩa, bản di chúc đó bắt

buộc phải được những người thừa kế theo di chúc cùng nhau giải thích lại nội dungdựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người để lại di sản Trong trường hợpnhững người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc thì có quyền yêu cầuToà án giải quyết Đây cũng có thể được xem xét là một trong những trường hợpkhông có di chúc và giải quyết phân chia di sản thừa kế theo pháp luật

2.4.2 Trường hợp di chúc không hợp pháp

Để di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật thì điều kiện đầu tiên đáp ứng là di chúcphải hợp pháp Các điều kiện để di chúc được coi là hợp pháp bao gồm: người lập dichúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; người lập di chúc không bị lừa dối, đedoạ, cưỡng ép trong việc lập di chúc; nội dung của di chúc không vi phạm điều cấmcủa luật; không trái đạo đức xã hội; hình thức của di chúc không trái quy định phápluật6

Tuy nhiên, có những trường hợp di chúc dù đảm bảo được tính hợp pháp theoquy định của pháp luật nhưng có thể rơi vào những trường hợp không thể phân chia disản thừa kế theo di chúc đó Cụ thể: người được chỉ định trong di chúc không còn sốngvào thời điểm mở thừa kế; hoặc di sản được chỉ định trong di chúc không còn tồn tạivào thời điểm di chúc phát sinh hiệu lực (thời điểm người lập di chúc chết hoặc bịtuyên bố là đã chết) Nhưng ngược lại, khi di chúc vi phạm một trong các điều kiện đểđược coi là hợp pháp, thì di chúc có thể bị coi là vô hiệu Tuỳ thuộc vào sự vi phạmđiều kiện nào mà di chúc có thể vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần

2.4.3 Trường hợp những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng

thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo

di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặcsinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người chết

6

Ngày đăng: 16/11/2024, 16:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w