1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài báo cáo thực tế kiến thức ngành (Đồng bằng sông cửu long)

105 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Tế Kiến Thức Ngành (Đồng Bằng Sông Cửu Long)
Tác giả Lê Minh Trọng, Nguyễn Thị Thủy, Thị Thủy Tiên, Bùi Hoài Bảo, Trịnh Thị Anh Thư
Người hướng dẫn Nguyễn Phúc Hùng
Trường học Trường Đại Học Văn Hóa TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Du Lịch
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 7,58 MB

Nội dung

Do có khí hậu ôn hòa quanh năm, tàinguyên thiên nhiên giàu có cộng với bản sắc văn hóa sông nướcđặc biệt khiến miền Tây Nam Bộ trở thành vùng có tiềm năngphát triển du lịch cao, và khi

Trang 1

DBỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ TP HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: THỰC TẾ KIẾN THỨC NGÀNH (ĐỒNG BẰNG SÔNG

CỬU LONG) TÊN ĐỀ TÀI: BÁO CÁO THỰC TẾ KIẾN THỨC NGÀNH (ĐỒNG

BẰNG SÔNG CỬU LONG)

Nhóm Thực Hiện: Nhóm 4 xe 3 Sinh viên thực hiện: LÊ MINH TRỌNG, D21DL235

NGUYỄN THỊ THỦY, D21DL247 QUẢNG THỊ THỦY TIÊN, D21DL237

BOI HOÀI BẢO, D21DL296 TRỊNH THỊ ANH THƯ, D21DL315

Lớp: 21DLH3 Niên khóa: 2021-2025 GVHD: NGUYỄN PHÚC HÙNG

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 4

MỞ ĐẦU 6

I.KHÁI QUÁT VÙNG DU LỊCH TÂY NAM BỘ 8

1.1 Vị trí địa lý 8

1.2 Khí Hậu 8

1.3 Thiên nhiên 9

1.4 Dân cư và Dân tộc 10

II Tiềm năng tài nguyên du lịch của vùng du lịch Tây Nam Bộ 11

2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 11

2.2 Tài nguyên du lịch văn hóa 14

III Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch: 20

3.1 Cơ Sở Hạ Tầng 20

3.2 Cơ sở vật chất, kỹ thuật 21

3.2.1 Cơ sở lưu trú: 22

3.2.2 Cơ sở ăn uống 22

3.2.3 Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải 23

3.2.4 Khu du lịch - vui chơi - giải trí 24

3.2.5 Hoạt động của doanh nghiệp lữ hành 24

IV KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THÔNG QUA SỐ LIỆU GẦN NHẤT 26

4.1 Thực trạng hoạt động du lịch của Đồng Bằng Sông Cửu Long 26

4.1.1 Thực trạng khách và doanh thu du lịch Đồng bằng sông Cửu Long theo số liệu gần nhất cụ thể là 9 tháng đầu năm 2022 26

4.1.2 Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài ở Đồng bằng sông Cửu Long theo số liệu gần nhất 26

4.2 Các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch tiêu biểu của Đồng Bằng Sông Cửu Long 26

4.2.1 Các loại hình du lịch của Đồng bằng Sông Cửu Long trong những năm gần đây 26

4.2.2 Sản phẩm du lịch tiêu biểu của Đồng bằng Sông Cửu Long trong những năm gần đây 27

4.3 Các tuyến du lịch và các địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu của Đồng Bằng Sông Cửu Long 28

Trang 3

4.3.1 Các tuyến du lịch phổ biến đến với Đồng bằng sông Cửu

Long 28

4.3.2 Các địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu 29

V MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH ĐÃ KHẢO SÁT 30

5.1 Khái quát về tuyến khảo sát 30

5.1.1 Tp Hồ Chí Minh – Đồng Tháp – Tx Châu Đốc 30

5.1.1.1 Mekong Rest Stop 30

5.1.1.2 Chùa Vĩnh Tràng 30

5.1.1.3 Khu Di Tích Xẻo Quýt 31

5.1.1.4 Khu du lịch sinh thái Mỹ Phước Thành 31

5.1.1.5 Khu di tích Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc 32

5.1.1.6 Thánh đường Hồi Giáo An Giang Masjid Al 32

5.1.1.7 Làng Chăm Đa Phước 33

5.1.1.8 Châu Đốc Hội Quán 33

5.1.1.9 Miếu Bà Chúa Sứ Núi Sam Châu Đốc 34

5.1.1.10 Lăng Thoại Ngọc Hầu 34

5.1.1.11 Chùa Tây An 35

5.1.1.12 Khách sạn Bến Đá Núi Sam 36

5.1.2 Châu Đốc – Hà Tiên 36

5.1.2.1 Rừng Tràm Trà Sư 36

5.1.2.2 Quán Cơm Hiền 36

5.1.2.3 Lăng Mạc Cửu 37

5.1.2.4 Thạch Động 37

5.1.2.5 Cửa Khẩu Hà Tiên 37

5.1.2.6 Khu du lịch Mũi Nai 37

5.1.2.7 Visuha Hotel 38

5.1.3 Hà Tiên – Phú Quốc 38

5.1.3.2 Chùa Sắc Tứ Tam Bảo 38

5.1.3.3 Nhà thùng nước mắm Hồng Đức 1 38

5.1.3.4 Cơ sở sản xuất rượu sim Bảy Gáo 39

5.1.3.4 Cơm Niêu Việt Xưa 39

5.1.3.5 Castaways 39

5.1.3.6 Dinh Cậu 40

5.1.3.7 Đền Thờ Nguyễn Trung Trực 40

5.1.3.8 Grand World 40

5.1.3.9 Happy Bông 41

Trang 4

5.1.4 Phú Quốc – Rạch Giá 41

5.1.4.1 Ngọc Trai Quốc An 41

5.1.4.2 Nhà Tù Phú Quốc 41

5.1.4.3 Bãi Sao 42

5.1.4.5 Ngọc Giàu Hotel 42

5.1.4.6 Nhà Hàng Năm Nhỏ 43

5.1.5 Rạch Giá – Cà Mau 43

5.1.6.1 Nhà hành Đại Cát 43

5.1.5.2 Nhà Hàng Như Ý Đất Mũi 43

5.1.5.3 Điểm Cực Nam Đất Mũi 44

5.1.5.4 Khách sạn Quốc tế 44

5.1.6 Cà Mau – Bạc Liêu – Sóc Trăng – Cần Thơ 44

5.1.6.1 Nhà thờ Tắc Sậy: 44

5.1.6.2 Nhà Công tử Bạc Liêu 45

5.1.6.3 Nhà hát Nón Lá 45

5.1.6.4 Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu: 46

5.1.6.5 Nhà Hàng Gạo Tẻ Sóc Trăng 47

5.1.6.6 Chùa Kleng 47

5.1.6.7 Khách sạn Holiday One Cần Thơ (Holiday Cần Thơ) 48

5.1.7 Cần Thơ – TP.HCM 49

5.1.7.1 Chợ Nổi Cải Răng 49

5.1.7.2 Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam 49

5.1.7.3 Đình Bình Thủy 50

5.1.7.4 Nhà Cổ Bình Thủy 51

5.1.7.5 Cồn Sơn 52

5.2 Phân tích cụ thể một số điểm du lịch nổi bật 53

5.2.1 Lăng Mạc Cửu 53

5.2.2 Chùa Sắc Tứ Tam Bảo 56

5.2.3 Nhà tù Phú Quốc 58

5.2.4 Nhà Tắc Sậy 61

5.2.5 Chợ nổi Cái Răng 62

5.2.6 Khu Di Tích Xẻo Quýt 66

KẾT LUẬN 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

PHỤ LỤC 75

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Lời nói đầu tiên cho phép chúng em được trân trọng gửi lờicảm ơn đến Trường Đại Học Văn Hóa Thành Phố Hồ Chí Minh vàKhoa Du Lịch đã tạo điều kiện, tạo nên một chuyến tour thực tếMiền Tây vô cùng bổ ích cho sinh viên chúng em, giúp chúng emkhông chỉ học trên những trang sách vở với những dòng chữ khôkhan mà còn được tiếp thu kiến thức qua những hình ảnh chânthật, tận mắt nhìn thấy những hình ảnh mà chúng em đã đượchọc Câu nói “trăm nghe không bằng một thấy” quả không sai,khi được quan sát, nghe thuyết minh trực tiếp đã tạo nên nhữngkiến thức thực tế về các điểm du lịch, tuyến du lịch, các dịch vụ từnhà hàng đến khách sạn giúp chúng em vẽ nên bức tranh cơ bản

về ngành nghề mà bản thân sẽ theo đuổi sau này Cảm ơn ThầyNguyễn Phúc Hùng giáo viên hướng dẫn đã đồng hành cùngchúng em trong chuyến hành trình này cảm ơn những lời thúcdục của thầy để chúng em có thể hoàn thành chương trình tourmột cách thuận lợi không chậm trễ Trân trọng gửi lời cảm ơn trânthành đến các anh, chị Hướng dẫn viên Trước là anh Thống, cảm

ơn anh vì những kiến thức vô cùng chân thật, những chia sẻ vềcác kinh nghiệm của anh trong công việc mà anh phải đánh đổibằng mồ hôi và nước mắt của anh, cảm ơn về những chia sẻ vềgóc khuất của nghành du lịch giúp em có góc nhìn khái quát hơnnghành học của mình Cảm ơn Anh Thành với những kiến thức bổích mà anh mang đến, những câu chuyện, những kiến thức màanh chia sẻ thật sự rất hay và bổ ích Cảm ơn chị Thu là nữ hướngdẫn viên duy nhất trong chuyến hành trình của chúng em đãmang đến một nguồn năng lượng, mang đến động lực theo đuổinghành nghề cho các bạn phái nữ Cảm ơn anh Nam khi nhờ anh

mà chúng em đã có góc nhìn thực tế về du lịch quốc tế Inbound

Trang 6

Cảm ơn anh Tấn đã mang đến những kiến thức vô cùng bổ íchtrong việc xây dựng một tour Oubound như nào, cách một nhàđiều hành có thể vận hành một tour Outbound sao cho hợp lýcũng như những tình huống có thể xảy ra trong một tour và cáchgiải quyết cũng như những điều cần chuẩn bị khi thiết kế một tour

và vận hành chúng như thế nào Gửi lời cảm ơn chân thành đếnhai anh tài xế - anh Chiến và anh Thắng đã đưa chúng em đi đếnnơi về đến chỗ một cách an toàn, các anh là những người trựctiếp tạo nên sự thuận lợi cho chuyến tour miền tây của chúng em.Xin gửi lời cảm ơn đến hai anh Trí của bộ phận Media đã bắt gọntừng khoảnh khắc thanh xuân của chúng em, lưu giữ được nhữngkhoảnh khắc kỷ niệm không thể quên trong hành trình này Cuốicùng xin cho phép chúng em được gửi lời cảm ơn cho công tyImage Travel khi đã phối hợp một cách tốt nhất với khoa để mangđến cho chúng em một chuyến tour thực tế vô cùng thực tế và bổích, cảm ơn công ty khi đã hoàn thành và giúp chúng em có cơhội được tham gia một chuyến tour Miền Tây có lẽ là “duy nhất”trong cuộc đời của chúng em, sẽ không có một chuyến tour tương

tự như thế này nữa trong tương lai, khi đi cùng chúng em khôngphải là các cô các thầy các người bạn của mình mà có lẽ là nhữngkhách hàng những vị khách trong tương lai

Xin trân trọng cảm ơn

Trang 7

MỞ ĐẦU

Mục đích và ý nghĩa chuyến đi:

Du lịch là một trong những nghành nghề mũi nhọn của ViệtNam trong tương lai, thế nên có thể nói tiềm năng để phát triểncủa ngành nghề này là vô cùng lớn, đồng thời sự thành công củanhững con người công tác trong lĩnh vực này cũng vô cùng to lớn

Đi đôi với nó là sự cạnh tranh khốc liệt của những người làm tronglĩnh vực này và một điểm đặc trưng của con người làm trong lĩnhvực du lịch là kinh nghiệm tour, tuyến điểm du lịch, nhà hàng,khách sạn Đó không phải chỉ là kiến thức trên sách vở mà còn cảnhững kinh nghiệm thực tế, đặt biệt đối với một người làm điềuhành những kinh nghiệm này lại càng vô cùng quan trọng Vàchuyến tour thực tế Miền tây này dã thực sự góp công lao to lớntrong việc củng cố kinh nghiệm, xây dựng khả năng nhận diệntrên thực tế, phân tích tiềm năng du lịch và sự phân hóa củachúng theo lãnh thổ có thể nhận diện được một số tuyến và điểm

du lịch cụ thể Hình thành năng lực quan sát và phân tích cáchoạt động kinh doanh du lịch, các loại hình và sản phẩm du lịch,các dịch vụ du lịch và tác động của hoạt động du lịch đến môitrường tự nhiên, kinh tế, văn hóa- xã hội trên một lãnh thổ cụ thể.Tạo điều kiện hình thành kỹ năng vận dụng kiến thức lý thuyếtthuộc khối kiến thức ngành vào thực tiễn Quản trị dịch vụ du lịch

và lữ hành Hiểu biết bước đầu về đạo đức nghề nghiệp; lòng yêuthiên nhiên, đất nước và con người Việt Nam Thực tế chuyến tourMiền Tây này đã mang đến rất nhiều lợi ích cũng nhưu ý nghĩasâu sắc trong quá trình học tập và chuần bị cho ngành nghề củamình trong tương lai sẽ được rèn luyện các kỹ năng tổ hợp kiếnthứ đã học trên mọi phương diện Cũng cổ, nâng cao kiến thứcthực tiễn, thực hành trên tour Làm quen với việc của một hướng

Trang 8

dẫn viên thực thụ cũng như tích lũy kinh nghiệm để có thể điềuhành một tour như thế nào, Rèn luyện được tính tự chủ và tinhthần trách nhiệm trong công việc,Tạo cho mình một nền tảngkiến thức vững vàng cho việc bắc đầu ra trường làm việc cúngnhư củng cố hiểu biết một cách tổng quát, thực tế về nghề du lịchbằng cách tham quan, tìm hiểu các điểm tham quan trên tuyếnđường Miền Tây Tạo ra phong cách làm việc tự tin, năng động.Tham quan và nắm vững các yếu tố nghiệp vụ có thể tìm hiểumột cách chân thật về văn hóa, địa lý, lịch sử của Miền Tây Có sựtrải nghiệm thực tế về dịch vụ du lịch, tiếp cận nghiệp vụ hướngdẫn nghiệp vụ điều hành để đánh giá và nắm được cách sắp xếpdịch vụ phù hợp cho đoàn khách Cũng cố kiến thức tại các điểmthăm quan, từ hướng dẫn viên và bạn bè, từ đỏ rút ra kinhnghiệm cho chính bản thân mình Học hỏi, rút ra nhiều kinhnghiệm trong việc hướng dẫn khách, khắc phục những điểm yếu

và thấy được thế mạnh của bản thân trong nghề để không ngừng

nỗ lực phát huy

Thời gian nghiên cứu:

Chuyến đi 7 ngày 6 đêm diễn ra từ ngày 2/1/2023 - 8/1/2023Địa bàn nghiên cứu thực tế:

Chuyến hành trình tour này đã đi qua đi bàn 11 tỉnh miềntây Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, SócTrăng, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hà Tiên, Rạch Giá, Kiên Giang đãnghiên cứu các tuyến đường, các tuyến du lịch trên địa bàn cáctỉnh nêu trên và cả những điểm du lịch có trong các tỉnh địa bàn

đã đi qua

Trang 9

I.KHÁI QUÁT VÙNG DU LỊCH TÂY NAM BỘ

Miền Tây Nam Bộ hay Đồng Bằng Sông Cửu Long nổi bật vớikênh rạch chằng chịt, sông ngòi dày đặc nên được gọi là Miền TâySông Nước Nó có nguồn nước từ sông Cửu Long, cung cấp phù sacho việc trồng trọt của người dân Do đó hình thành nền văn hóasông nước và mệt vườn cho vùng Miền Tây Nam Bộ Con ngườimiền Tây cũng giống như mảnh đấy này, hào phóng, giản dị,chân chất và giàu tình cảm

1.1 Vị trí địa lý

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 13 tỉnh, thành phố

là Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, CàMau và thành phố là Cần Thơ Tây Nam Bộ chiếm 19% tổng dân

số cả nước, 12% diện tích quốc gia, có thế mạnh trong phát triểnnông nghiệp của Việt Nam Vùng Tây Nam Bô hay Đồng BằngSông Cửu Long nằm gần đường giao thông hàng hải và hàngkhông quốc tế giữa Nam Á, Đông Nam Á, châu Úc và các quầnđảo khác trong Thái Bình Dương, một vị trí rất quan trọng tronggiao lưu quốc tế Với 330 km biên giới với Campuchia, vùng ĐôngBằng Sông Cửu Long đã hình thành các cửa khẩu quốc tế và quốcnội, tạo ra mối liên kết thuận lợi giữa vùng Đồng Bằng Sông CửuLong với thị trường Campuchia, Thái Lan, Myanmar Vị trí thuậnlợi cho việc giao thương cũng tạo điều kiện tích cực thu hút khách

du lịch đến với Việt Nam

1.2 Khí Hậu

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long hay miền Tây Nam Bộ cókhí hậu ổn định và ôn hòa quanh năm Mức nhiệt trung bình hàngnăm của miền Tây dao động trong khoảng 28 độ C Thời tiết ở

Trang 10

đây cũng mưa thuận gió hòa quanh năm và ít bị ảnh hưởng củabão lũ, thiên tai, Cụ thể hơn, khí hậu miền Tây Nam Bộ đượcchia ra thành 2 mùa rõ rệt đó là mùa khô và mùa mưa Mùa mưakéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm Thời gian còn lạitháng 12 đến tháng 4 là thời điểm của mùa khô Đặc biệt, ở miềnTây còn có một mùa gọi là mùa nước nổi Mùa này là thời điểm vôcùng lý tưởng dành cho những chuyến du lịch khám phá miền Tâysông nước Giai đoạn này bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11 dươnglịch hàng năm hoặc khoảng tháng 9, tháng 10 hàng năm tùy từngtỉnh và tùy từng năm.

1.3 Thiên nhiên

Vùng đồng bằng sông Cửu Long có lượng phù sa dồi dào từcác dòng sông bồi đắp nên rất thuận lợi để phát triển nôngnghiệp Nghề chính ở khu vực này là nông nghiệp, cụ thể là gắnvới cây lúa nước Ngoài sản xuất nông nghiệp thì đất ở khu vựcnày còn được sử dụng để sản xuất vật liệu xây dựng Ngoài ra,nhiều nơi ở đây còn có nguồn than bùn dồi dào để sản xuất chấtđốt hay gạch ngói,

Về hệ sinh thái của đồng bằng sông Cửu Long: Do nhữngảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường biển và sông hồ, từ lâu miềnTây Nam Bộ đã hình thành và phát triển hệ sinh thái tự nhiên rấtđộc đáo và đa dạng Những hệ sinh thái ở khu vực này là:

Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển: Vườn quốc gia U MinhThượng, vườn quốc gia U Minh Hạ,

Hệ sinh thái rừng ngập nước ngọt: Rừng tràm Trà Sư, Đồng ThápMười, vườn quốc gia Tam Nông,

Hệ sinh thái nông nghiệp

Trang 11

Quan sát trên bản đồ, chúng ta có thể thấy rằng khu vựcđồng bằng sông Cửu Long sở hữu rất nhiều con sông lớn nhỏ, tạothành một hệ thống sông ngòi chằng chịt Mạng lưới này phân bốkhá đồng đều ở các tỉnh thành Trong đó, sông Tiền và sông Hậu

là hai nhánh sông chính lớn của dòng sông Mê Kông chảy vàonước ta và đổ ra biển Đông Các con sông ở đồng bằng sông CửuLong cũng như các con sông khác, có mực nước lên xuống theomùa Vào mùa mưa, mực nước sông dâng cao Đến mùa khô thìmực nước lại hạ thấp xuống Tuy nhiên, các con sông ở khu vựcđồng bằng sông Cửu Long chưa bao giờ rơi vào tình trạng khôhạn, thiếu nước Lượng sông ngòi dày đặc như vậy nên miền TâyNam Bộ có lượng đất phù sa tích tụ rất màu mỡ, tươi xốp Cũng vìvậy mà người ta thường gọi khu vực này là khu vực đồng bằngchâu thổ sông Cửu Long Do có khí hậu ôn hòa quanh năm, tàinguyên thiên nhiên giàu có cộng với bản sắc văn hóa sông nướcđặc biệt khiến miền Tây Nam Bộ trở thành vùng có tiềm năngphát triển du lịch cao, và khi được khai thác hợp lý vùng đồngbằng sông cửu long sẽ là vùng nổi bật thu hút khách trong nước

và quốc tế

1.4 Dân cư và Dân tộc

Tính đến 01/4/2019, dân số của 13 tỉnh Đồng bằng sông CửuLong là 17,3 triệu dân (chiếm 18,0% dân số cả nước), tỉnh có dân

số cao nhất trong vùng là An Giang (1,9 triệu dân) và thấp nhất làHậu Giang (733 nghìn dân) Dân tộc sinh sống chủ yếu ở vùng dulịch Tây Nam Bộ hay Đồng Bằng Sông Cửu Long là bốn dân tộcKinh, Chăm, Khmer, Hoa

Trang 12

II Tiềm năng tài nguyên du lịch của vùng du lịch Tây Nam Bộ

Khái niệm: Tiềm năng du lịch là những điều kiện tự nhiên và

di sản lịch sử thuận lợi cho việc xây dựng những cơ sở du lịch củaquốc gia đó Tiềm năng du lịch có thể chia thành ba nhóm cơ bản,

đó là tiềm năng du lịch tự nhiên, tiềm năng du lịch nhân văn vàtiềm năng du lịch xã hội Về tiềm năng du lịch tự nhiên, các thànhphần của tự nhiên có tác động mạnh nhất đến tiềm năng du lịchchính là địa hình, khí hậu, nguồn nước và đặc điểm động thực vật

Về địa hình, đối với hoạt động du lịch, điều quan trọng nhất là đặcđiểm hình thái địa hình có khả năng khai thác du lịch Khách dulịch thường ưa thích những nơi có phong cảnh đẹp

Từ lâu, miền Tây Nam Bộ đã được xem là vùng đất trù phú,vùng sông nước hữu tình quyến rũ không đâu sánh bằng Là khuvực có tiềm năng rất lớn về du lịch bởi là một trong số ít nơi cònlưu giữ được nét hoang sơ của thiên nhiên, với những thảm thựcvật phong phú đặc trưng của vùng đất ngập nước; nơi đây cũng lànơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau như Kinh, Hoa, Khmer,Chăm, tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng với các lễ hội, làngnghề, di tích lịch sử văn hóa độc đáo

Với người dân thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền trung,miền bắc hay du khách nước ngoài đều xem du lịch tây nam bộ làmột trong những điểm thăm quan lý tưởng Đến với miền Tây, họcảm thấy như một một làn gió mới, có thể có một cuộc sống hoàmình vào tự nhiên, với những cảnh đẹp hoang dã, những ngườidân hiền lành, chất phác, yêu mến du khách

Nếu không kể năm 2020 và 2021 ngành du lịch bị suy giảm

do đại dịch Covid-19, năm 2019 là bức tranh khá trung thực về

Trang 13

hiện trạng ngành du lịch ở miền Tây Nam Bộ Theo thống kê, năm

2019 miền Tây đón 47 triệu lượt du khách Đây là con số rất đáng

kể của 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm tới gần một nửa

so với tổng lượng khách du lịch hơn 103 triệu lượt của 63 tỉnh,thành trên cả nước Qua con số ấn tượng đó cho thấy tiềm năng

du lịch miền Tây Nam bộ thực sự đã được đánh thức

2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Khí hậu: Không giống với hai khu vực miền Trung và miềnBắc, Đồng bằng Sông Cửu Long có khí hậu ôn hòa với nhiều nắng

và gió Những đặc điểm khí hậu này đã tạo ra một nguồn lực rấtthuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật, tạo ra mộtthảm thực vật và một quần thể động vật phong phú đa dạngchính là tiềm năng lớn để phát triển du lịch khám phá, đáp ứngnhu cầu chiêm ngưỡng khám phá về thảm thực vật cũng nhưquần thể động vật vô cùng phong phú Đồng thời, điều này rấthấp dẫn với khách du lịch ngoại quốc nhất là những du khách đến

từ những quốc gia có khí hậu lạnh và rất lạnh ở Châu Âu Vớinhững du khách xứ lạnh, Tây Nam bộ được xem là huyền thoạivới sông Mê Kông được xem là một trong những con sông đẹpnhất thế giới Cụ thể, nhiệt dộ trung bình hàng năm vùng 24 – 27

độ C, biên dộ nhiệt trung bình năm 2 – 30 0C, chênh lệch nhiệt độngày và đêm thấp, ít có bão hoặc nhiễu loạn thời tiết Có 2 mùamưa tập trung từ tháng 5 – 10 Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đếntháng 4 năm sau, hầu như không có mưa Hằng năm,vào mùamưa, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về các tỉnh ở đồngbằng sông Cửu Long, góp phần phát triển loại hình du lịch “Mùanước nổi” ở vùng Đến tham quan miền Tây mùa nào cũng cónhững điều thú vị riêng

Trang 14

Là khu vực có tiềm năng rất lớn về du lịch với quan cảnhsinh thái đặc trưng là đồng bằng và biển đảo, một vùng sôngnước hữu tình quyến rũ, trái cây bốn mùa trĩu quả Với vị trí địa lý

là sông nước, dòng sông Mê Kông bồi đắp phù sa màu mỡ chođồng bằng sông Cửu Long với hai nhánh sông chính là sông Tiền

và sông Hậu, hệ thống kênh rạch chằng chịt cùng với núi rừngbiển đảo đã hình thành một vùng sinh thái đa dạng, tạo nênnhững cảnh quan đặc sắc hùng vĩ chứa bao nhiêu điều kỳ thú mờigọi du khách gần xa, như rừng dừa Bến Tre cho trái xum xuê,tràm chim Tam Nông, làng nghề chợ nổi Sa Đéc (Đồng Tháp), chợnổi Cần Thơ, biển đảo Hà Tiên và Phú Quốc (Kiên Giang) với hàngtrăm đảo nhỏ nhấp nhô giữa biển khơi, phong cảnh hữu tình củaThất Sơn Bảy Núi (Kiên Giang ), rừng đước Năm Căn Đặc biệt vớinhững cánh đồng lúa vàng mênh mông như thảm lụa hòa quyệnvới một không gian sông nước ngút ngàn thơ mộng

+ Nét độc đáo nhất của vùng là kênh rạch đan xen chằnchịt, tại đây có các vườn quốc gia, sân chim, vườn cò rộng lớn:vườn quốc gia Tràm Chim, vườn cò Tháp Mười (Đồng Tháp), VườnQuốc Gia Phú Quốc ( Kiên Giang), Sân chim vàm hồ (Bến Tre), sânchim Bạc Liêu, vườn quốc gia U Minh Thượng và U Minh Hạ, rừngđước Năm Căn (Cà Mau) là nơi cư trú của gần 250 loài thực vật,gần 200 loài chim, 26 loài thú và 260 loài cá Tại Tràm chim ĐồngTháp có loài sếu cổ đỏ lưu trú-một loài sếu hết sức quý hiếm cònsót lại trên thế giới

+ Ở vùng Tây Nam Bộ, nhà vườn với cây ăn trái xum xuêhiện diện khắp nơi là một nét sinh thái rất độc đáo, nơi đây khôngchỉ là vựa lúa lớn nhất mà còn là vựa trái cây lớn nhất của nước

ta Ở Cù lao An Bình – Bình Hòa Phước tỉnh Vĩnh Long là bạc ngànnhững nhãn vườn và bưởi năm roi, tại thành phố Cần Thơ các nhà

Trang 15

vườn bao quanh cả bốn phía ngoại ô, ở vườn quốc gia Cái Bè tỉnhTiền Giang có trên 15000 hecta vườn cây trái nổi tiếng bởi cácloại sầu riêng, bưởi năm roi, cam, xoài, măng cụt, chôm chôm, sa

pô chê, Vườn cây đã trở thành những điểm du lịch sinh thái rấthấp dẫn du khách

+ Cảnh quan thiên nhiên, sinh thái đa dạng, cụ thể có: Haihệ sinh thái điển hình là đất ngập nước và rừng ngập mặn dọcsông Mê Kong và các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, các sânchim với nhiều loài chim và đặc biệt có một số loài chim có têntrong sách đỏ ở Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, những khu rừng quốcgia với hệ thực vật phong phú như rừng ở Mũi Cà Mau, U MinhThượng, U Minh Hạ, Tràm Chim và vườn quốc gia Phú Quốc, vớitổng diện tích lên tới trên 93.500ha Bốn khu bảo tồn tự nhiên (ấpCanh Điền - Bạc Liêu, Hòn Chông - Kiên Giang, Láng Sen - Long

An, Thạnh Phú Bến Tre) Ba khu bảo tồn loài (Lung Ngọc Hoàng Hậu Giang, Sân chim Đầm Dơi - Cà Mau, Vườn chim Bạc Liêu) Bảy khu bảo vệ sinh cảnh: Gò Tháp - Đồng Tháp; Núi Sam, ThoạiSơn, Trà Sư, Tức Dụp - An Giang Một khu rừng nghiên cứu thựcnghiệm khoa học là trung tâm nghiên cứu ứng dụng rừng ngậpmặn Minh Hải (Cà Mau)

-Trong hệ sinh thái: Các vùng đất ngập nước là một trongnhững hệ sinh thái tự nhiên phong phú nhất Nổi bật là hệ sinhthái rừng ngập mạn: Môi trường nước ở dây xanh trong, in rõdáng hình của những bộ rễ cây cam sâu vào lòng đất Ven bãi nổibật lên màu vàng của những bãi cát trải rộng vẫn giữ được nhữngnét đẹp hoang sơ, thơ mộng được bao bọc bởi những cánh rừngngập trong nước Những điều kiện trên rất thuận lợi để Tây Nam

Bộ phát triển tuyến du lịch sinh thái biển và rừng ngập mặn.Ngoài ra, tây Nam bộ còn nổi tiếng với khu rừng tràm Trà Sư (xã

Trang 16

Văn Giáo, huyện Tịnh Biên) Đây cũng là khu rừng ngập nước tiêubiểu cho vùng miền Tây, Đến đây, du khách sẽ được di chuyểnbăng xuống máy, lướt trên mặt béo, tận hưởng cảnh thiên nhiênhoang sơ bao la, với nhiều loại động, thực vật hoang dã (11 loàithú, 70 loài chim, 22 loài bò sát, 23 loài cá và có đến 140 loàithực vật) Du khách sẽ thích thú hơn khi khu rừng bộc lộ hết vẻđẹp thiên nhiên tiềm ẩn "Những ngày thường, mực nước trungbình nơi đây là 1m nhưng vào mùa nước nổi này, mực nước lên tới3m Lên xuống di vào rừng giống như di thám hiểm

Cảnh quan sông nước, miệt vườn: khách du lịch đi thamquan các cù lao dọc theo sông Tiền, sông Hậu, tận hưởng khônggian yên tĩnh và thoáng mát, xanh tươi của nhà vườn Du kháchvừa dạo chơi vừa nếm thử những loại trái cây theo mùa, đủ loạihương vị, đi thuyền trên sông ngắm cảnh hai bên bờ

Trải nghiệm các hoạt động, trò chơi gắn liền với thiên nhiênmiền Tây Nam Bộ ở các khu du lịch: chèo thuyền trên sông, đicầu khỉ, trượt cỏ, câu cá sấu, chơi xe trượt cỏ, đạp xe quanh cùlao, tự tay làm các loại bánh miền quê (bánh lá dừa, bánh rau mơ,bánh da lợn, bánh chuối, ), được hóa thân là nông dân và chơicác trò chơi thú vị như tát mương bắt cá, bóng nước, đạp xe đạpqua cầu khỉ,

2.2 Tài nguyên du lịch văn hóa

Bên cạnh những đặc trưng du lịch của miền sông nước, dulịch miền Tây Nam Bộ đã và đang khai thác nét văn hóa thể hiệnqua sinh hoạt cuộc sống thường ngày của người dân Nhu cầu của

du khách ngày càng tăng, không chỉ dừng ở chỗ thưởng ngoạnthiên nhiên mà còn muốn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, khám phácuộc sống của con người trong khung cảnh thiên nhiên đó Theo

Trang 17

các nhà khảo cổ, vùng đất này có tuổi đời khoảng 8000 năm, nơiđây là quê hương của văn hóa Óc Eo được hình thành và pháttriển từ thế kỷ I-IV sau công nguyên Óc Eo là một nền văn hóalớn trong kho tàng văn hóa Việt Nam có mối quan hệ mật thiếtvới lịch sử Đông Nam Á cổ, để lại đến nay trên vùng đất này nhiều

di tích kiến trúc điêu khắc mỹ nghệ hết sức độc đáo và tinh xảo

Di tích văn hóa, lịch sử, di tích cách mạng: tìm hiểu các ditích danh nhân như mộ cụ Phó bảng, đền anh hùng Nguyễn TrungTrực, Nguyễn Đình Chiểu, các di tích chiến tranh xưa như HònĐất, Rạch Gầm - Xoài Mút, lăng Trương Định (Tiền Giang), VănMiếu ở Vĩnh Long, những ngôi nhà cổ, về nơi cực Nam - mũi CàMau, Do là địa bàn quan trọng trong hai cuộc kháng chiếngiành độc lập tự do cho đất nước, hầu hết các tỉnh miền Tây đều

có những khu căn cứ cách mạng đặc trưng cho địa bàn sôngnước Ngày nay, hầu hết những nơi này đều trở thành những khu

di tích lịch sử cách mạng và là những điểm tham quan du lịch vànghiên cứu thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước.Chẳng hạn, tại tỉnh Bến Tre, có khu di tích và đền thờ cụ NguyễnĐình Chiểu, một nhân sĩ, một nhà thơ lớn thế kỷ XVII, tuy bị mùnhưng vẫn rất nổi tiếng về lòng yêu nước thiết tha

Các loại hình nghệ thuật dân gian Nam Bộ - nét văn hóa độcđáo trong đời sống tinh thần của người dân miền Tây: đờn ca tài

tử, hò Nam Bộ, cải lương, nghệ thuật hái bội, hát dù kê, ca cổ, Khu lưu niệm Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ CaoVăn Lầu luôn là điểm đến mà nhiều du khách lựa chọn mỗi khi códịp ghé thăm Bạc Liêu Không chỉ để bày tỏ tình cảm với vị nhạc

sĩ tài hoa, mà còn là cách để những người yêu thích môn nghệthuật Đờn ca tài tử Nam Bộ tìm hiểu sâu hơn những giá trị của

Trang 18

môn nghệ thuật được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phivật thể

Cuộc sống dân dã và ẩm thực Nam Bộ: du khách cư trú ởnhà dân, được phục vụ các món ăn chế biến theo phong cách địaphương, thưởng thức những đặc sản độc đáo của vùng, tìm hiểuthêm về văn hóa, con người miền Tây Nam Bộ qua khung cảnhthiên nhiên, đời sống sinh hoạt thường ngày của người dân haykhám phá thêm văn hóa sông nước miệt vườn ở miền Tây quacách thức hội họp ở các phiên chợ (chợ nổi), qua cách di chuyển ởvùng nhiều nước (đi lại chủ yếu là xuồng ghe); tại đây, du khách

sẽ có dịp được thưởng thức nhiều món ăn truyền thống được chếbiến từ nhiều loại thủy hải sản mang đậm nét độc đáo của mộtvùng kênh rạch sông nước như cá nướng trui, cá kho tộ, lẩu rắn,lẩu cá với hoa điên điển, chuột đồng nướng lu, Hiện tại, vănhóa ẩm thực cũng là một trong những sản phẩm du lịch đượcnhiều doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ du lịch ở các địa phương khaithác hiệu quả, coi đây là điểm nhấn không thể thiếu trong hànhtrình về thăm vùng đất Tây Nam Bộ

Được mệnh danh là vùng đất Chín Rồng, có con nước lớntràn bờ, nước ròng vơi bãi, có ghe thuyền xuôi ngược ngày đêm,

vì thế chợ nổi cũng là một trong những nét văn hóa rất tiêu biểu,độc đáo Đồng bằng sông Cửu Long hiện có trên 10 chợ nổi hoạtđộng góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương,trong đó chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) là một trong những chợ nổinhộn nhịp, thu hút nhiều khách tham quan nhất Chợ nổi CáiRăng thường họp từ mờ sáng tới khoảng 8 đến 9h thì tan Trênmỗi chiếc ghe dựng cây bẹo treo các mặt hàng mà chủ ghe bán

để người mua dễ nhận biết Không chỉ còn là hình thức chợ đầumối, các mặt hàng bày bán hiện tại đã đa dạng hơn Các ghe bán

Trang 19

trái cây, thức ăn sáng, cà phê, vật dụng thường ngày, quà lưuniệm… bắt đầu xuất hiện để đáp ứng nhu cầu của du khách Hiệnnay đa số khách tham quan, đặc biệt là khách nước ngoài khi đếnCần Thơ đều chọn tuyến Ninh Kiều - Chợ nổi Cái Răng mở đầu chochuyến du lịch miệt vườn Theo báo cáo của ngành du lịch, bìnhquân mỗi ngày có từ 500 - 700 du khách đến với chợ nổi CáiRăng, đa số là khách tham quan, trong đó không ít người ngoài dulịch thưởng ngoạn, du lịch sinh thái còn muốn tìm hiểu thêm vềnét đẹp văn hóa và tính nhân văn của chợ nổi miền Tây Do đó,chính quyền địa phương và các ngành chức năng rất quan tâmđến công tác quản lý, bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng, mộtchợ nổi đã đi vào lịch sử từ lâu đời

Tiếp thu thêm kiến thức nông nghiệp, nghề nông, quy trìnhsản xuất: câu cá, tát mương bắt cá, dệt chiếu, trại nuôi ong, chèoxuồng trong kênh rạch, tìm hiểu về chế biến, nuôi trồng và đánhbắt thủy hải sản ở các tỉnh ven biển, tìm hiểu quy trình trồng lúa,

tự mình hái trái cây, tìm hiểu công việc làm vườn, công việc nhànông, khám phá quy trình làm muối, cách làm các loại bánh dângian, sản xuất nước mắm, làm các sản phẩm thủy sản như khô,mắm,

Các làng nghề thủ công truyền thống, những cơ sở chế biếncác đặc sản địa phương như: chế tác hàng thủ công mỹ nghệ làm

từ cây dừa, lò kẹo dừa và các sản phẩm từ dừa khác (Bến Tre),hàng thêu may, đan, rượu, bánh, làm rượu sim, nước mắm (PhúQuốc), làm muối biển (Bạc Liêu, Kiên Giang), bánh pía, bánhphồng, bánh tráng, nem (Sóc Trăng, Đồng Tháp, Tiền Giang, VĩnhLong), nghề đan lưới, làm khô, làm mắm, nghề đan lát lục bình,chế biến thốt nốt (An Giang) Được biết, cây dừa di thực từMalaysia, Philippines đến Việt Nam từ thế kỷ XIX, được trồng phổ

Trang 20

biến vào đầu thế kỷ XX, chủ yếu ở các tỉnh Trung Bộ và Nam Bộđặc biệt là Bến Tre Dừa gắn bó mật thiết với người dân, góp phầnquan trọng tạo nên dáng đứng Bến Tre Với đôi bàn tay khéo léocộng với trí sáng tạo phong phú, từ cây dừa, người Bến Tre đã tạo

ra trên 500 sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, những vật dụngphục vụ sinh hoạt làm bằng dừa cũng rất phong phú, có giá trịthẩm mỹ rất cao Đây không chỉ là hàng hóa đơn thuần mà trởthành sản phẩm văn hóa có tính nghệ thuật cao của địa phươngkhiến nhiều khách du lịch yêu thích

Ngoài ra, những sản phẩm từ cây lục bình (miền Bắc gọi làcây bèo tây) cũng rất phong phú: giỏ lục bình, túi xách lục bình,nón, hộp đựng đồ, thảm,… trở thành những mặt hàng lưu niệmrất hấp dẫn đối với các du khách Qua đó, bên cạnh ghé thămquan khu du lịch, làng nghề truyền thống, thường các du khách

sẽ có xu hướng mua thêm các món đồ lưu niệm đặc trưng củavùng đất, quốc gia mình đã tới Việc này có ý nghĩa phần nào giúptạo việc làm cho cư dân địa phương, tăng doanh thu cho hoạtđộng du lịch và tạo dấu ấn riêng, lan tỏa nhiều hơn hình ảnh vềđiểm đến

Tín ngưỡng, phong tục và lễ hội: đồng bằng sông Cửu Long

là vùng đất đa tộc người nên cũng là vùng đất phong phú về tínngưỡng và tôn giáo cho nên có nhiều đền chùa ở khắp mọi nơi Cóthể kể qua một số ngôi chùa nổi tiếng như chùa Bà Chúa Xứ ởChâu Đốc, An Giang, các chùa Khmer ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, TràVinh, các đình miếu, lăng cá Ông ở các đảo, làng ven biển, v.v Lễhội ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng rất đa dạng: lễ hội Kỳ Yên,

lễ hội Nghinh Ông, lễ hội tưởng nhớ các anh hùng dân tộc, lễ hộivía Bà Chúa Xứ, lễ hội Ok Om bok, lễ hội đua bò (An Giang), lễ hộiđua ghe ngo, Ngoài ra còn có các lễ hội du lịch nhằm giới thiệu

Trang 21

những sản vật, văn hóa địa phương như Lễ hội bánh dân gianNam Bộ, lễ hội trái cây, lễ hội dừa Bến Tre, liên hoan đờn ca tài tửNam Bộ, lễ hội Đất Phương Nam, lễ hội ẩm thực Nam Bộ, Ngàyhội Sen Đồng Tháp,… Đôi nét về Lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam, Lễhội Bà Chúa Xứ còn gọi là Vía Bà được diễn ra ở miếu bà tọa lạctại chân Núi Sam, thành phố Châu Đốc, An Giang Hằng năm lễđược tổ chức vào ngày 23/4 - 27/4 âm lịch nhưng ngày Vía Bàchính là ngày 25/4 vì đây là ngày phát hiện ra tượng bà lễ hộimang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc và còn là di tích lịch sử vàkiến trúc quan trọng của tỉnh và cả khu vực Năm 2001, lễ hội Vía

Bà Chúa Xứ Núi Sam được Bộ Văn hóa Thông tin và Tổng cục Dulịch Việt Nam công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia

Một nét văn hóa níu kéo du khách trong những chuyến đi

về miền tây là được thăm các di tích nhà cổ trên các cù lao sôngnước như điểm nhà cổ của ông Tám trên cù lao Thới Sơn ở TiềnGiang Ngôi nhà cổ xưa tiêu biểu có hàng cột gỗ căm xe, mỗi máiđều có chín cây đòn tay bố trí theo luật phong thủy Cách bố trítrong căn nhà cũng theo phong cách cổ với chiếc tủ thờ xà cừ,tràng kỷ chạm trổ tinh xảo, đôi liễn chạm, câu đối sơn son thiếpvàng Chung quanh nhà là vườn cây hoa cảnh với nhiều bon-saiđược trồng tỉa công phu Ðến đây, người dân Thới Sơn còn giớithiệu với du khách về văn hóa ẩm thực với các món ăn: cá nướng,lẩu cá kèo, cá lóc hấp bầu, cá tai tượng chiên xù Một công trìnhkiến trúc cổ nổi tiếng khác là biệt thự của công tử Bạc Liêu – BạcLiêu Ngôi biệt thự được xây dựng năm 1919 khi công tử Bạc Liêu– Trần Trinh Huy mơí 19 tuổi, lúc đó đây là căn nhà to đẹp nhấtNam Kỳ lục tỉnh Ngôi nhà này được thiết kế và xây dựng bởi mộtkiến trúc sư người Pháp Tổng thể khu nhà gồm 2 tầng kiến trúcvới màu sơn chủ đạo là màu trắng vô cùng sang trọng và lộng lẫy

Trang 22

Những ngôi nhà cổ mang trong mình những câu chuyện và dấutích lịch sử, là sự kết tinh của trí tuệ và công sức lao động củanhiều thế hệ Từ chỗ chỉ là những ngôi nhà đơn lẻ làm nơi cư trúcủa con người, theo thời gian, ngôi nhà cổ đã trở thành điểm dulịch Miền Tây hấp dẫn là di sản văn hóa, thể hiện bản sắc văn hóacủa vùng đất miền Tây

Với những tiềm năng từ cảnh quan thiên nhiên đến các hoạtđộng văn hóa đặc trưng kể trên, nếu biết khai thác tốt nhất định

du lịch miền Tây Nam Bộ sẽ phát triển nhanh, trở thành ngànhkinh tế mũi nhọn, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội củavùng và cả nước

Trang 23

III Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch:

Phát biểu khai mạc Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2022 –

2027, ông Trần Việt Phường, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCLcho biết, trong nhiệm kỳ vừa qua, giai đoạn 2016-2019 dulịch ĐBSCL phát triển khá mạnh, toàn ngành tập trung đầu

tư, xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển sản phẩm, mởrộng liên kết hợp tác và đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch,

đã đưa du lịch ĐBSCL từng bước phát triển với mức tăngtrường bình quân trên 15%/năm Tuy nhiên giai đoạn 2020-

2021 dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạtđộng du lịch cả nước, trong đó có ĐBSCL Nhiều doanhnghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, khu vui chơi, giải trí phải đóngcửa hoặc tạm dừng hoạt động Người lao động mất việc làm,doanh thu giảm sút nghiêm trọng Năm 2020 giảm 47% Năm

2021 giảm trên 80%

Trong nhiệm kỳ 2022-2027, Hiệp Hội Du lịch ĐBSCL xác địnhđây là nhiệm kỳ tăng cường liên kết, hợp tác, đẩy nhanh xúctiến, quảng bá du lịch, phục hồi và phát triển du lịch ĐBSCLsau dịch bệnh COVID-19 Theo đó, phối hợp với các địaphương và doanh nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh kích cầu du lịchnội địa để thu hút khách đến ĐBSCL trong điều kiện bìnhthường mới, vừa phòng chống dịch vừa phát triển du lịch.Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình hợp tác, liên kếtphát triển du lịch của 2 cụm phía Tây và phía Đông ĐBSCL.Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượngdịch vụ tại các cơ sở du lịch và tăng cường xúc tiến quảng bá

du lịch toàn vùng

3.1 Cơ Sở Hạ Tầng

Trang 24

Qua tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 21-NQ/

TW của Bộ Chính trị khoá IX về phát triển Đồng bằng sôngCửu Long thời kỳ 2001-2020 cho thấy, nhờ sự quan tâm củaĐảng và Nhà nước, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vùngĐồng bằng sông Cửu Long đã có sự thay đổi rõ rệt Hệ thốngđường bộ đang được đầu tư với chiều dài khoảng 2.688km,tăng 52% so với năm 2002; 100% các xã có đường ô tô đếntrung tâm xã Đặc biệt, chương trình xóa "cầu khỉ” đã đượcđẩy mạnh trong suốt thời gian qua với nhiều nguồn vốn khácnhau

Hệ thống cảng thủy nội địa và nâng cấp luồng lạch cáctuyến sông chính hiện đã hoàn thành nâng cấp 6 tuyến vậntải thủy chính kết nối Thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam

Bộ với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nâng cấp giai đoạn 1kênh Chợ Gạo

Hạ tầng cảng biển đã và đang được đầu tư theo nhu cầuvận tải của khu vực, hoàn thành việc đầu tư, nâng cấp cảngCần Thơ, Hòn Chông và các cảng nằm dọc trên tuyến vận tảichính của sông Tiền, sông Hậu

Về hàng không, cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, PhúQuốc; cảng hàng không Cà Mau, Rạch Giá đã được nâng cấpvới tổng công suất 7,45 triệu khách/năm và 12.000 tấn hànghóa/năm

Về đường sắt, hiện đang triển khai lập báo cáo nghiêncứu tiền khả thi tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh-MỹTho-Cần Thơ, dự kiến kêu gọi đầu tư bằng nguồn vốn ngoài

Trang 25

ngân sách nhằm tăng cường kết nối Tp Hồ Chí Minh với cácđịa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.1

3.2 Cơ sở vật chất, kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng vai trò hết sức quantrọng trong quá trình tạo ra và sử dụng các sản phẩm du lịchcũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch Vìvậy, dựa vào thực trạng phát triển của cơ sở vật chất kỹthuật trong du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long cũng có thểđánh giá phần nào sự phát triển của du lịch và sự phát triểnkinh tế của cả vùng Những năm gần đây, hệ thống cơ sở vậtchất kỹ thuật ở đồng bằng sông Cửu Long đang không ngừngđược hoàn thiện và nâng cấp hơn.2

3.2.1 Cơ sở lưu trú:

Cơ sở lưu trú là một tiện nghi quan trọng không thểthiếu ở mỗi điểm du lịch và thường chiếm tỉ trọng lớn vốn đầu

tư Cơ sở lưu trú rất đa dạng và phong phú về loại hình, quy

mô nhằm đáp ứng nhu cầu của các thị trường khách du lịchkhác nhau Việc phát triển các loại hình cơ sở lưu trú khôngnhững tạo nên nét độc đáo cho khu du lịch mà còn nâng caohiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư

1 Tạp chí Xây dựng & Đô thị, Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trong bối cảnh mới, (https://moc.gov.vn/vn/tin-tuc/1145/67369/he-thong-ha-tang-ky-thuat-do-thi nong-thon-tai-vung-dong-bang-song-cuu-long-trong-boi-canh-moi.aspx, ngàytruy cập 11/1/2023)

2 Nguyen Minh Lau, Nguyen Thi Bich Thu, Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành du lịch đồng bằng sông Cửu Long,

nho-va-vua-nganh-du-lich-dong-bang-song-cuu-long-84916.htm, ngày truy cập

(https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-hoat-dong-cua-cac-doanh-nghiep-11/1/2023)

Trang 26

Hệ thống cơ sở lưu trú ở đồng bằng sông Cửu Long đãphát triển với tốc độ nhanh, không ngừng được nâng cấp, xâymới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ cho du khách.

Theo quy hoạch tổng thể Phát triển du lịch vùng ĐBSCLđến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, du lịch ĐBSCL đượcchia thành 2 cụm Cụm phía Đông gồm các tỉnh Đồng Tháp,Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre; cụm phíaTây gồm TP Cần Thơ và các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng,

An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang

ĐBSCL hiện có 42 điểm du lịch tiêu biểu cấp đồng bằng,

12 điểm du lịch đang xây dựng, khoảng 53.000 khách sạn,trong đó có 15% khách sạn đạt chuẩn 3 sao trở lên Phấn đấuđến năm 2030 có khoảng 100.000 buồng khách sạn, trong đó

tỷ lệ buồng đạt tiêu chuẩn từ 3 sao đến 5 sao chiếm khoảng30%.3

3.2.2 Cơ sở ăn uống

Cùng với sự gia tăng nhanh khách du lịch và các cơ sởlưu trú ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, hệ thống các cơ sở ănuống nơi đây rất đa dạng và phong phú Năm 2018, toànVùng có khoảng 2.000 cơ sở ăn uống đã được khai thác, phục

vụ tốt cho du lịch Các cơ sở này nằm trong và ngoài các cơ

sở lưu trú, tập trung chủ yếu tại các trung tâm thành phố Cụthể, số lượng nhà hàng của một số tỉnh Đồng Bằng Sông CửuLong như sau: Cà Mau (45 nhà hàng), Bạc Liêu (35 nhà hàng),Cần Thơ (52 nhà hàng), Tiền Giang (25 nhà hàng tập trung ở

Mỹ Tho), An Giang (44 nhà hàng), Bến Tre (44 nhà hàng),…

3 Vi Phong, Ðồng bằng sông Cửu Long phấn đấu đón 6,5 triệu khách quốc tế vào năm

2030, (https://vietnamtourism.gov.vn/post/30203, ngày truy cập 12/1/2023)

Trang 27

Bên cạnh đó, còn có hàng trăm cơ sở ăn uống chưa được khaithác tốt hoặc mới được khai thác một phần nằm rải rác tạicác tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.4

3.2.3 Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải

Theo ông Vuko Kralj – Tổng quản lý khu nghỉ dưỡngAzerai Cần Thơ, trước khi đại dịch Covid-19 diễn ra, bên cạnh

10 đường bay nội địa, sân bay quốc tế Cần Thơ còn phục vụ 4đường bay quốc tế kết nối trực tiếp với các cửa ngõ giaothông của khu vực gồm Bangkok, Kuala Lumpur, Seoul và ĐàiBắc Về đường bộ, các tuyến cao tốc đang được triển khainhư đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận, và ở giai đoạn sau sẽ kếtnối đến Cần Thơ sẽ giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ TP

Hồ Chí Minh đến Cần Thơ chỉ còn hai giờ Việc triển khai các

dự án cải thiện hạ tầng giao thông sẽ giúp khu vực đồngbằng sông Cửu Long mở rộng khả năng tiếp cận thị trườngkhách quốc tế và nội địa, từ đó nâng cao sức cạnh tranh củavùng trên bản đồ du lịch Việt Nam

Với vị trí địa lý thuận lợi nằm giáp ranh TP Hồ Chí Minh,Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều ưu thế trong việc tiếp cậnnguồn khách đa dạng khi khu vực tập trung nhiều cửa ngõgiao thông lớn của cả nước

Trước đại dịch Covid, cảng hàng không quốc tế Tân SơnNhất đón hơn 7,7 triệu lượt khách quốc tế đến (2019), đây

4 Nguyen Minh Lau, Nguyen Thi Bich Thu, Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành du lịch đồng bằng sông Cửu Long,

nho-va-vua-nganh-du-lich-dong-bang-song-cuu-long-84916.htm, ngày truy cập

(https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-hoat-dong-cua-cac-doanh-nghiep-11/1/2023)

Trang 28

cũng là một nguồn khách tiềm năng cho khu vực Đồng bằngsông Cửu Long.5

3.2.4 Khu du lịch - vui chơi - giải trí

Toàn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện có khoảnghơn 300 khu, điểm du lịch được đưa vào đầu tư khai thác,kinh doanh phục vụ tham quan, vui chơi giải trí của du khách.Tiêu biểu, có thể kể đến như: Khu du lịch Nhà Mát, điểm dulịch sinh thái Hồ Nam, khu lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu(Bạc Liêu); di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Mahatup - ChùaDơi (Sóc Trăng); khu lăng miếu Núi Sam, bao gồm lăng ThoạiNgọc Hầu và miếu Bà Chúa Xứ (thị xã Châu Đốc, tỉnh AnGiang); điểm du lịch Cồn Phụng (Bến Tre); di tích lịch sử địađiểm Nhà tù Phú Quốc và điểm du lịch Mũi Nai (Kiên Giang);cụm du lịch sinh thái Thới Sơn (Tiền Giang) và làng du lịch MỹKhánh (Cần Thơ); rừng ngập mặn Năm Căn (Cà Mau); khu dulịch Vinh Sang (Vĩnh Long),… Nhìn chung, đa số khu du lịch,vui chơi, giải trí ở đây thường có quy mô nhỏ, đơn điệu,… Cáckhu du lịch và khu vui chơi giải trí tổng hợp có quy mô lớnvẫn còn ít và chưa đồng bộ 6

3.2.5 Hoạt động của doanh nghiệp lữ hành

Theo thống kê từ các sở Vvăn hóa - Thể thao và Du lịchcác tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 2108, trên địa

5 Thái Linh, Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long: Cơ hội làm mới mình sau đại dịch, (https://bvhttdl.gov.vn/du-lich-dong-bang-song-cuu-long-co-hoi-lam-moi-minh-sau- dai-dich-20210828184719737.htm, ngày truy cập 12/1/2023)

6 Nguyen Minh Lau, Nguyen Thi Bich Thu, Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành du lịch đồng bằng sông Cửu Long,

nho-va-vua-nganh-du-lich-dong-bang-song-cuu-long-84916.htm, ngày truy cập

(https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-hoat-dong-cua-cac-doanh-nghiep-11/1/2023)

Trang 29

bàn toàn vùng có 312 công ty du lịch lữ hành Trong số đó, cóhơn 80% công ty trong nước,đa số là các công Trách NghiệmHữu Hạn, còn có một số Cồn ty cổ phần nhưng chủ yếu là cácchi nhánh của các công ty tại TP Hồ Chí Minh Các công tynày phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch của

du khách gần xa tới vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và đặcbiệt là du lịch homestay để cảm nhận được văn hóa địaphương tại đây.7

IV KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA ĐỒNGBẰNG SÔNG CỬU LONG THÔNG QUA SỐ LIỆU GẦN NHẤT

7 Nguyen Minh Lau, Nguyen Thi Bich Thu, Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành du lịch đồng bằng sông Cửu Long,

nho-va-vua-nganh-du-lich-dong-bang-song-cuu-long-84916.htm, ngày truy cập

(https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-hoat-dong-cua-cac-doanh-nghiep-11/1/2023)

Trang 30

4.1 Thực trạng hoạt động du lịch của Đồng Bằng Sông Cửu Long

4.1.1 Thực trạng khách và doanh thu du lịch Đồng bằng sông Cửu Long theo số liệu gần nhất cụ thể là 9 tháng đầu năm 2022

Theo Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long thông tin,thì ước tính 9 tháng đầu năm 2022 tổng số khách du lịch đếnvùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 32 triệu lượt khách, trong đóchủ yếu là khách du lịch trong nước, tuy lượng khách du lịch đếnĐồng bằng sông Cửu Long tăng lên 68,24% so với cùng kỳ năm

2021, nhưng nếu so với năm trước khi đại dịch xảy ra thì lượngkhách du lịch đến Đồng bằng sông Cửu Long vẫn giảm 6,4% sovới cùng kỳ năm 2019 , và lượng khách du lịch quốc tế đến đâyvẫn còn thấp, ước chỉ đạt được190 ngàn lượt, bằng 7,23% so vớicùng kỳ năm 2019 Và theo như thông tin của Hiệp hội Du lịchĐồng bằng sông Cửu Long thì doanh thu du lịch nơi đây trong 9tháng đầu năm 2022 ước đạt 23.800 tỷ đồng, tăng 72,05% so vớicùng kỳ năm 2021 Tuy không tăng nhiều được so với các nămtrước đại dịch, nhưng nhìn chung với những con số trên ta thấyrằng du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nóichung đang dần hồi phục và sẽ có những bước nhảy vọt lớn trongtương lai

4.1.2 Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài ở Đồng bằng sông Cửu Long theo số liệu gần nhất

Tính đến tháng 8/2021, vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện

có 1.825 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đầu

tư đăng ký gần 33,5 tỷ USD, chiếm 8,4% tổng vốn đăng ký đầu tưcủa cả nước và xếp thứ 4 trong 6 vùng của cả nước

Trang 31

4.2 Các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch tiêu biểu của Đồng Bằng Sông Cửu Long

4.2.1 Các loại hình du lịch của Đồng bằng Sông Cửu Long trong những năm gần đây

Với sự ưu ái của tự nhiên ban tặng cho vùng Tây Nam Bộ ,cũng như có kho tàng văn hóa giàu bản sắc của nền văn minhsông nước miệt vườn và các dân tộc sinh sống ở vùng , là nhữngđiều kiện thuận lợi giúp cho vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long cóthể khai thác rất nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái, dulịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh, du lịch biểnđảo, du lịch văn hóa-lịch sử, du lịch MICE,…Tuy các loại hình dulịch đó đang diễn ra tại các tỉnh Tây Nam Bộ, nhưng thật sự mànói thì nơi đây chưa khai thác hiệu quả, cách làm du lịch vẫn cònthiếu chuyên nghiệp, còn mang tính tự phát, các liên kết giữa cácđiểm du lịch giữa các vùng bị ngắt khúc, chưa có sự liên kết vớinhau Đồng thời, nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, hạ tầng giaothông du lịch vẫn còn một số hạn chế

4.2.2 Sản phẩm du lịch tiêu biểu của Đồng bằng Sông Cửu Long trong những năm gần đây

Theo như Trần Việt Phường -Chủ tịch Hiệp hội Du Lịch ĐồngBằng Sông Cửu Long thì nơi đây chia làm hai không gian du lịch làkhông gian du lịch phía Đông và không gian du lịch Phía Tây.Trong đó, không gian du lịch phía Đông gồm năm tỉnh là Long An,Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh có định hướng khaithác các sản phẩm du lịch đặc trưng gồm nghiên cứu đời sốngsông nước, miệt vườn, tham quan làng nghề, tham quan các ditích lịch sử cách mạng, hay lưu trú tại nhà dân

Trang 32

Còn đối với không gian du lịch phía Tây gồm 8 tỉnh, thànhphố là Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, SócTrăng, Bạc Liêu và Cà Mau Trong đó, Cần Thơ và đảo Phú Quốc(Kiên Giang) được xác định là trung tâm du lịch, có nhiệm vụ điềuphối khách cho toàn vùng Theo như Trần Việt Phường thì địnhhướng chung dành cho không gian du lịch phía Tây chính là khaithác sản phẩm du lịch đặc trưng, bao gồm nghỉ dưỡng trảinghiệm, đời sống sông nước, chợ nổi, nghiên cứu tìm hiểu vănhóa di tích lịch sử, lễ hội nơi đây.

Và bên trong hai không gian du lịch phía Đông và phía Tâycủa Đồng bằng sông Cửu Long thì còn chia thành 4 cụm du lịch.Trong đó, cụm trung tâm gồm thành phố Cần Thơ, An Giang, KiênGiang và Hậu Giang với sản phẩm du lịch nổi trội là du lịch thamquan vùng sông nước, du lịch lễ hội, du lịch với mục đích thươngmại, nghỉ dưỡng biển cao cấp Về cụm bán đảo Cà Mau gồm cáctỉnh là Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng với các sản phẩm du lịch gồmtham quan điểm cực Nam của Tổ quốc, du lịch sinh thái tại cáckhu rừng ngập mặn và du lịch văn hóa, lễ hội gắn với văn hóa dântộc Khmer tại Sóc Trăng

Đối với cụm duyên hải phía Đông gồm các tỉnh Tiền Giang,Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh với các sản phẩm du lịch chủ đạonhư du lịch sông nước, miệt vườn, nghỉ tại nhà dân, tham quanlàng nghề, di tích lịch sử cách mạng Cuối cùng là cụm ĐồngTháp Mười gồm hai tỉnh Long An và Đồng Tháp với các sản phẩm

du lịch đặc trưng là du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụngngập nước nội địa Đồng Tháp Mười

Cũng theo ông Trần Việt Phường thì sản phẩm du lịch đặctrưng nhất nơi đây chính là "Thế giới sông nước Mê Công" Đây là

Trang 33

sản phẩm du lịch gắn với giá trị cảnh quan sông nước, văn hóabản địa, du lịch sinh thái, …

Nhìn chung, các sản phẩm du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Longvẫn có sự trùng lặp giữa các tỉnh với nhau, và các sản phẩm dulịch ấy vẫn còn đơn điệu chưa thu hút khách lắm

4.3 Các tuyến du lịch và các địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu của Đồng Bằng Sông Cửu Long

4.3.1 Các tuyến du lịch phổ biến đến với Đồng bằng sông Cửu Long

Tuyến du lịch có tên gọi là "Nhịp sống Mê Kông" theo hànhtrình từ Hồ Chí Minh - Long An - Tiền Giang - Vĩnh Long - Cần Thơ -Hậu Giang - Sóc Trăng - Bạc Liêu – Cà Mau trong vòng 6 ngày

Tuyến du lịch có tên gọi "Sông nước Cửu Long" theo hànhtrình Hồ Chí Minh - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng -Cần Thơ - Bạc Liêu - Cà Mau trong vòng 4 ngày

Tuyến du lịch có tên gọi là "Điểm hẹn vùng biên" theo hànhtrình từ Hồ Chí Minh - Long An - Đồng Tháp - An Giang - KiênGiang trong vòng 4 ngày

Những nẻo đường phù sa từ Thành phố Hồ Chí Minh - Long

An Tiền Giang Vĩnh Long Cần Thơ Hậu Giang Sóc Trăng Bạc Liêu - Cà Mau

-Tuyến du lịch hành lang ven biển phía Nam mang tên là Nonnước hữu tình từ Thành phố Hồ Chí Minh - Tiền Giang - Bến Tre -Trà Vinh - Cần Thơ - Bạc Liêu - Cà Mau

Tuyến du lịch theo hướng biên giới phía Tây tiếp giápCampuchia có tên là Sắc màu vùng biên từ Long An - Đồng Tháp -

An Giang - Kiên Giang

Trang 34

4.3.2 Các địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu

Theo số liệu gần nhất của các địa phương vùng Đồng bằngsông Cửu Long, 9 tháng năm 2018 vùng đồng bằng sông CửuLong đã đón hơn 30 triệu lượt khách đến tham quan du lịch, tăng12% so với cùng kỳ năm 2017 Và địa bàn có tỷ lệ tăng ấn tượngbao gồm Trà Vinh,Bến Tre,Sóc Trăng,Hậu Giang,An Giang

Trang 35

V MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH ĐÃ KHẢO SÁT

5.1 Khái quát về tuyến khảo sát

5.1.1 Tp Hồ Chí Minh – Đồng Tháp – Tx Châu Đốc

5.1.1.1 Mekong Rest Stop

Địa chỉ tại ấp Long Thạnh, xã Long An, Châu Thành, TiềnGiang Thực đơn đa dạng; chọn món hủ tiếu: có vị nấu bìnhthường để phù hợp với cả những du khách ở vùng khác đến dovậy không thật sự đậm chất phong vị miền Tây Không gian rộngrãi, thoáng đãng, nhiều cây xanh, cảnh quang xung quanh nhìnchung rất đẹp thiết kế theo kiểu làng quê Nam bộ Trang phụcnhân viên phục vụ chỉnh chu, tuy nhiên nét mặt không được vui

vẻ lắm (có thể do phục vụ đông khách)

5.1.1.2 Chùa Vĩnh Tràng

Chùa Vĩnh Tràng (Vĩnh Trường) hay còn gọi là Tổ đình VĩnhTràng, cư ngụ tại ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho,được ông Bùi Công Đạt - vị quan dưới triều vua Minh Mạng (1820– 1840) xây dựng từ đầu thế kỷ 19 Kiến trúc thiết kế của ngôichùa Vĩnh Tràng vô cùng độc đáo ở Nam Bộ Ngôi chùa này gồmbốn hạng mục nối tiếp nhau: tiền đường, chánh điện, nhà tổ, nhàhậu với diện tích lên đến hơn 14.000m² Hầu hết các nguyên vậtliệu được dùng để xây dựng nên chùa Vĩnh Tràng là xi măng và

gỗ quý, nền đúc cao 1m Riêng mặt trước của ngôi chùa đặc biệtnày được xây dựng theo lối kiến trúc hài hòa của Âu – Á với nhữnghàng cột thanh mảnh, vòm cong và thiết kế hoa văn nhiều màusắc Cổng tam quan đặc sắc với nghệ thuật ghép bằng nhiềumảnh sành, sứ qua bàn tay khéo léo tinh tường của các nghệnhân xưa đã có các quy tắc sự xắp xếp xắp đặt hoàn hảo thànhnhiều bức tranh minh họa các sự tích nhà Phật, điển tích dân

Trang 36

gian, đề tài tứ linh, tứ quý, hoa lá, mây trời… với sự hòa sắc tuyệtvời như tranh vẽ Chính những nét độc đáo đó, nên ngôi chùa cổnày đã và đang ngày càng thu hút được nhiều du khách đến thamquan, nghiên cứu và hành hương Mỗi ngày, ngôi chùa đón tiếpgần 1.000 khách tham quan; trong đó có khoảng 300 khách quốc

tế Vào những ngày rằm, ngày Tết thì du khách có mức tăng lênđột biến Đây cũng là một trong những điểm viếng thăm khôngthể thiếu và bỏ sót được trong các tour, tuyến du lịch của cáccông ty lữ hành Quần thể Chùa Vĩnh Tràng được chỉnh trangcúng như được tu sửa và nâng cấp bảo tồn trở thành trung tâmHội Phật giáo cảu tỉnh Tiền Giang Nơi đây vừa là điểm du lịch tâmlinh hấp dẫn du khách thập phương với những kiến trúc, phongcảnh đẹp, trang nghiêm; đồng thời chùa Vĩnh Tràng còn là mộtđịa chỉ văn hóa, lịch sử gắn liền với quá trình hình thành và pháttriển của vùng đất Tiền Giang qua bao thế hệ, trường tồn mãi vớithời gian

5.1.1.3 Khu Di Tích Xẻo Quýt

Địa chỉ tại ấp 4 thuộc địa phận xã Mỹ Hiệp và xã Mỹ Long,

Cao Lãnh, Đồng Tháp Xẻo Quýt là một trong những điểm du lịch

về nguồn ý nghĩa với diện tích khoảng 50 ha, trong đó có 20 harừng tràm nguyên sinh, thuộc 2 xã Mỹ Hiệp và Mỹ Long, huyệnCao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp Khu di tích lịch sử kết hợp khu sinhthái Xẻo Quýt sẽ mang đến cho du khách cảm giác như lạc vàorừng nguyên sinh với khung cảnh tự nhiên hoang dã.Xẻo Quýt làcăn cứ Cách Mạng (từ năm 1960-1975) của cơ quan Tỉnh ủy ĐồngTháp lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Mỹ Trong suốt hànhtrình cuộc kháng chiến, Xẻo Quýt đã phải hứng chịu rất nhiều trậnmưa bom, bão đạn của kẻ thù Nhưng với tinh thần dân tộc, lòngdũng cảm, chịu đựng hiểm nguy và tài trí thao lược, quân và dân

Trang 37

Đồng Tháp đã xoay chuyển tình thế, khắc phục khó khăn, mangchiến thắng về cho quê hương, đất nước Được công nhận di tíchlịch sử quốc gia năm 1992, Xẻo Quýt là điểm du lịch về nguồnchứa đựng muôn điều thú vị của tự nhiên hoang sơ và là nơi lưugiữ vết tích của thời kì đấu tranh gian khổ của quân dân ĐồngTháp.

5.1.1.4 Khu du lịch sinh thái Mỹ Phước Thành

Nằm ấp An Lạc, xã An Bình, huyện Cao Lãnh, tỉnh ĐồngTháp, Khu du lịch sinh thái Mỹ Phước Thành sở hữu một khônggian rộng lớn lên đến 65.000m² bao quanh bởi đầm sen và đồnglúa, mang nét đặc trưng của làng quê miền Tây Các món ăn nơidây mang phong vị miệt vườn Đồng Tháp, khá chuẩn vị miền Tây,trang trí khá đẹp mắt, có sự đầu tư ở các món bánh tráng miệngsau bữa ăn (các loại bánh dân gian đặc trung miền quê) Tuynhiên chất lượng phục vụ ngày ngày đoàn chúng tôi dừng chân

ăn trưa (2/1/2023) không được đánh giá cao do sự chậm trễ trongkhâu chuẩn bị thức ăn, nhất là món cơm và canh Dẫn đến khách

ở một vài bàn ăn không còn thời gian để đi tham quan, trảinghiệm thêm bất cứ điều gì, mặc dù cảnh quan thiên nhiên nơiđây nhìn chung rất bình yên, trong lành, thoáng đáng

5.1.1.5 Khu di tích Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc tọa lạc số 137, đường PhạmHữu Lầu, thuộc phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp,Việt Nam Đây là nơi thờ phượng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc(1862–1929) - thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh Hiện tại khu ditích được mở rộng với nhiều hạng mục: nhà trưng bày về thân thế

và sự nghiệp của cụ Nguyễn Sinh Sắc, nhà làm việc, hoa viên,phục dựng tái hiện một góc Làng Hòa An xưa (nay là phường Hoà

Trang 38

Thuận, tp Cao Lãnh) nhằm thể hiện sự tôn kính và lòng biết ơnsâu sắc đối với Cụ Sắc – một nhà nho yêu nước thương dân, mộtthầy thuốc giỏi; đồng thời giúp du khách hình dung nơi lần đầutiên cụ Sắc đặt chân đến sống và làm nghề bốc thuốc trị bệnhcho nhân dân ở đây, trong khoảng thời gian 1927 – 1929 Di tíchđược xếp hạng cấp quốc gia ngày 9 tháng 4 năm 1992 Hiện nay,Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc đã trở thành một trong những điểm

du lịch tiêu biểu của Tỉnh, một địa chỉ đỏ để tổ chức sinh hoạt vềnguồn, giáo dục truyền thống lịch sử và lòng yêu quê hương đấtnước cho thế hệ trẻ

5.1.1.6 Thánh đường Hồi Giáo An Giang Masjid Al

Tọa lạc tại làng Chăm Đa Phước, An Phú, An Giang, Thánhđường Masjid Al Ehsan là một trong những điểm du lịch tâm linhđược nhiều du khách yêu thích Bước vào làng Chăm, bạn sẽ nhưlạc vào miền đất Hồi giáo thu nhỏ đặc sắc Hình ảnh những ngườiphụ nữ quấn khăn kín mặt, đàn ông đội mũ vuông mặc xà rông sẽgây ấn tượng mạnh cho du khách Thánh Đường Al Ehsan cao và

có diện tích rộng lớn, có thiết kế đặc trưng của các Thánh đường

ở Dubai và các khu vực Trung Đông với hình dáng hình củ hànhcùng trăng khuyết đặc trưng

Tông màu chính của Thánh Đường đó là sắc trắng với nhữngđường viền trang trí xanh lục Hành lang nơi đây rất dài và rộng.Không gian hành lang là nơi nghỉ của những bô lão lớn tuổi, nơihành lễ Ngoài ra cũng là khu vực thường xuyên tổ chức tiệc ănuống khi vào những dịp lễ lớn của Đạo Hồi

5.1.1.7 Làng Chăm Đa Phước

Làng Chăm Đa Phước (quốc lộ 91C, ấp Hà Bao 2, xã ĐaPhước, huyện An Phú, tỉnh An Giang) đã đi đầu trong phát triển du

Trang 39

lịch văn hóa, mang đến những trải nghiệm thú vị cho du kháchgần xa.

Những ngôi nhà đều được xây dựng theo kiểu nhà sàn, kết nối vớinhau bằng những cầu gỗ, nhà sàn có kiến trúc khá tinh xảo mangnét đặc trưng riêng của người Chăm vùng Nam Bộ Nhà sàn củangười Chăm nhỏ nhắn, kiến trúc đẹp được dựng từ các loại gỗ có

độ bền cao, chịu được ngập mỗi khi mùa nước nổi về Mặt tiềnnhà sàn luôn có thang gỗ, cửa cái ra vào luôn thấp hơn đầu ngườivới hàm ý khi khách vào nhà phải cúi chào

Làng Chăm Đa Phước là một trong số ít ngôi làng ngườiChăm tại mảnh đất An Giang vẫn lưu giữ vẹn nguyên giá trị vănhóa - truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc của mình

Người Chăm ở Đa Phước là những “bậc thầy” dệt thổ cẩmnổi tiếng khắp nơi Trước đây, nhà nào cũng có vài khung dệt đểlàm trang phục bán cho cộng đồng người Chăm; nhưng khi vảicông nghiệp giá rẻ xuất hiện, số lượng dệt cũng theo đó mà ít dần

đi Hiện nay, chỉ còn vài nhà duy trì dệt thổ cẩm phục vụ khách

du lịch tham quan, mua sắm

Đến tham quan làng Chăm bạn đừng quên mua hàng thổcẩm từ túi xách, bóp viết,khăn choàng rất đa dạng được chínhngười dân tại đây tự dệt tay làm nên Giá các mặt hàng cũng vôcùng rẻ Mua những mặt hàng này như một cách đón góp nguồnkinh phí cho người dân tại đây vậy nên khuyến khích mọi ngườimua làm quà tặng cho gia đình, người thân, bạn bè cực kỳ ýnghĩa

Làng Chăm Đa Phước đẹp nhất vào mùa nước nổi, nước cuồncuộn từ bên kia biên giới đổ về, đâu đâu cũng mênh mang nước

Trang 40

5.1.1.8 Châu Đốc Hội Quán

Địa chỉ tại 68 Hoàng Diệu, Châu Phú B, Châu Đốc, An Giang.

Châu Đốc Hội Quán là một quán cơm ngon bạn có thể thử khi dulịch Châu Đốc Quán có diện tích rộng, chỗ ngồi thoải mái, đặcbiệt có những “tum” dành cho khách muốn có không gian riêng

Đồ ăn kiểu miền Tây, nếu bạn không quen ăn ngọt có thể yêu cầuquán nấu ít ngọt một chút Phục vụ nhanh, giá cả phải chăng

5.1.1.9 Miếu Bà Chúa Sứ Núi Sam Châu Đốc

Tọa lạc nơi chân núi Sam, trước thuộc xã Vĩnh Tế, nay thuộc

phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang Miếu Bà

Chúa Xứ Núi Sam là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng không chỉ ởmiền Tây Nam Bộ, mà ngay cả người Việt ở nước ngoài vẫn biếtđến

Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc dưới chân núi Sam thuộc phườngnúi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang Miếu Bà Chúa Xứ có rấtnhiều truyền thuyết huyền bí xung quanh hoàn cảnh ra đời củangôi miếu, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác

Với sự linh thiêng và ứng nghiệm, cầu được ước thấy khiếnMiếu Bà hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan,cúng viếng, đặc biệt vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về góp phần pháttriển ngành du lịch An Giang

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc ngày trước vốn chỉ là mộtngôi nhà gỗ vách lá đơn sơ để thờ phụng, đến nay đã trở thànhmột công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa Đôngphương

Theo truyền thuyết kẻ lại, cách đây khoảng 200 năm, ngườidân địa phương tại Châu Đốc đã phát hiện ra tượng Bà ở trên đỉnhnúi Sam và muốn đưa xuống Tuy nhiên, mấy chục thanh niên

Ngày đăng: 15/11/2024, 18:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w