1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề tại việt nam

123 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề ở Việt Nam
Tác giả Đào Phương Anh
Người hướng dẫn PGSTS Nguyễn Cảnh Quý
Trường học Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Luật học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 804,23 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (8)
  • 2. Tình hình nghiên cứu (10)
  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (12)
    • 3.1. Mục đích nghiên cứu (12)
  • 4. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu (13)
    • 4.1. Cơ sở lý luận (13)
    • 4.2. Phương pháp nghiên cứu (13)
  • 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
  • 6. Những đóng góp mới của luận văn (15)
  • 7. Kết cấu của luận văn (15)
  • CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI (17)
    • 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề (17)
      • 1.1.1. Khái niệm chất thải và quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề (17)
      • 1.1.2. Đặc điểm của chất thải làng nghề (21)
      • 1.1.3. Phân loại chất thải làng nghề (21)
      • 1.1.4. Khái niệm pháp luật quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề (22)
      • 1.1.5. Đặc điểm pháp luật quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề (23)
      • 1.1.6. Nguyên tắc của pháp luật về quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề (26)
      • 1.1.7. Vai trò của pháp luật quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề (27)
    • 1.2. Nội dung và các tiêu chí của pháp luật quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề (34)
      • 1.2.1. Nội dung pháp luật quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề (34)
      • 1.2.2. Tiêu chí của pháp luật quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề (39)
    • 1.3. Pháp luật quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề ở một số nước trên thế giới và những giá trị tham khảo cho Việt Nam (43)
      • 1.3.1. Pháp luật quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề ở một số nước (43)
      • 1.3.2. Những giá trị có thể tham khảo cho Việt Nam trong xây dựng hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải trong sản xuất tại các làng nghề (49)
  • CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI TRONG SẢN XUẤT TẠI LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM (54)
    • 2.1. Quá trình phát triển của pháp luật quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề (54)
      • 2.1.1. Giai đoạn trước khi có Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 (54)
      • 2.1.2. Giai đoạn từ khi có Luật bảo vệ môi trường năm 1993 đến năm 2004 (55)
      • 2.1.3. Giai đoạn từ năm 2005- năm 2015 (57)
      • 2.1.4. Giai đoạn từ năm 2015 cho đến nay (59)
    • 2.2. Thực trạng pháp luật quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề ở Việt Nam (60)
      • 2.2.1. Những thành tựu của pháp luật quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề và nguyên nhân (60)
      • 2.2.2. Những bất cập hạn chế của pháp luật quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề và nguyên nhân (80)
  • CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI TRONG SẢN XUẤT LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM . 90 3.1. Các định hướng hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề (97)
    • 3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề cần phải đặt mục tiêu bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng nhất (97)
    • 3.1.2. Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề cần phải có sự kết hợp từ phía cơ quan chức năng và người dân (98)
    • 3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề (100)
      • 3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp lý về quy hoạch làng nghề (100)
      • 3.2.2. Hoàn thiện các quy định về đánh giá chất thải làng nghề (101)
      • 3.2.3. Hoàn thiện các quy định về kiểm soát chất thải tại các làng nghề (101)
      • 3.2.4. Hoàn thiện các quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý chất thải từ các làng nghề ở Việt Nam (106)
      • 3.2.5. Hoàn thiện quy định về quản lý nước thải tại các cơ sở sản xuất làng nghề 100 3.2.6. Hoàn thiện quy định về quản lý rác thải tại các làng nghề (107)
      • 3.2.7. Hoàn thiện quy định về quản lý khí thải tại các làng nghề (111)
      • 3.2.8. Hoàn thiện các quy định pháp luật về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề (113)
      • 3.2.9. Hoàn thiện các quy định pháp luật về tự quản đối với chất thải tại làng nghề (114)

Nội dung

Tình hình nghiên cứu Pháp luật về quản lý chất thải bảo vệ trong hoạt động sản xuất làng nghề là một trong những vấn đề môi trường nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà làm

Tình hình nghiên cứu

Pháp luật về quản lý chất thải bảo vệ trong hoạt động sản xuất làng nghề là một trong những vấn đề môi trường nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà làm luật, luật gia ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau Ở nước ta hiện nay đã có nhiều những bài viết, công trình nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án nghiên cứu về chủ đề này như:

Công trình nghiên cứu “Đánh giá sự tham gia của các tổ chức quần chúng trong BVMT làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn” (lấy làng nghề giấy Phong Khê làm ví dụ) – Đề tài NCKH cấp nhà nước của các tác giả Trần Yêm; Nguyễn Thị Hà; Nguyễn Thị Ánh Tuyết; Nguyễn Đức Tùng, ĐHKHTN, 2003

Luận án tiến sĩ với đề tài “Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường do các hoạt động của làng nghề gây ra tại Việt Nam hiện nay” của TS Lê Kim Nguyệt (Khoa Luật – ĐHQGHN, 2015) Luận án nghiên cứu vấn đề kiểm soát ô nhiễm tại các làng nghề Việt Nam nhìn dưới góc độ pháp luật; chỉ ra những bất cập trong hoạt động kiểm soát ÔNMT tại các cơ sở làng nghề; đưa ra giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật kiểm soát ÔNMT do các hoạt động của làng nghề gây ra ở Việt Nam

Luận án “Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Trần Điện, Bảo vệ tại Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2016) Luận án của tác giả đã đưa ra khái niệm cơ bản về pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề, khái niệm về thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường tại các cơ sở làng nghề đồng thời tác giả cũng phân tích thực trạng về thực thi pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng và đưa ra giải pháp hoàn thiện việc thực thi pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề Ở các cấp nghiên cứu thấp hơn, thì số lượng đề tài nghiên cứu về môi trường làng nghề là rất nhiều, tuy nhiên, có thể kể đến một vài luận văn nổi bật sau:

Luận văn thạc sĩ “Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề tại tỉnh Nam Định” của tác giả Vũ

Thị Hồng Loan (-Luận văn ThS Khoa học quản lý, ĐHKHXH&NV, 2015)

Luận văn “Đánh giá hiện trạng môi trường tại một số làng nghề chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Phương

(Luận văn ThS Khoa học môi trường và BVMT, ĐHKHTN, 2014); Luận văn

“Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước tại một số làng nghề trên địa bàn

Tỉnh Bắc Ninh và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm” tác giả Nguyễn Thị

Thắm (Luận văn ThS Khoa học môi trường và BVMT, ĐHKHTN, 2012)

Luận văn thạc sĩ với đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và thực hiện chính sách pháp luật về BVMT làng nghề tại một số tỉnh Bắc Bộ”

– Luận văn ThS Môi trường trong phát triển bền vững – Trần Duy Khánh (Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, 2012); Luận văn “Pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” của tác giả Đinh Phượng Quỳnh, Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội (2011); Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường tại Việt Nam” của tác giả Lưu Việt Hùng, Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội (2009)

Ngoài ra còn rất nhiều bài viết tạp chí, sách chuyên khảo nghiên cứu về chủ đề này như: Báo cáo môi trường Quốc gia 2017- Chuyên đề Quản lý chất thải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nxb Tài nguyên Môi trường và bản đồ Việt Nam (2017); Cuốn sách “ Làng nghề Việt Nam và Môi trường” của các tác giả Đặng Kim Chi,Nguyễn Ngọc Lâm, Trần Lê Minh, Nxb Khoa học và Kỹ Thuật (2010); Sách chuyên khảo “Pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở Việt Nam” của các tác giả Doãn Hồng Nhung, Nguyễn Thị Bình, Lưu Trần Phương Thảo, Nguyễn Hà Nhật Chi, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020; bài viết

“Pháp luật về bảo vệ về tính bền vững về môi trường tại làng nghề” của tác giả Đặng Công Cường, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Xã hội và Nhân

5 văn, Tập 130, Số 6C, 2021, Tr 249–263; bài viết “Thực trạng thực thi pháp luật bảo vệ môi trường tại các làng nghề ở Việt Nam” của tác giả Lê Kim Nguyệt, tạp chí Luật học, Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội, 2012…

Có thể thấy số lượng công trình nghiên cứu về môi trường làng nghề và pháp luật BVMT làng nghề là rất đa dạng với nhiều cách tiếp cận và nghiên cứu khác nhau Tuy nhiên, có thể thấy những công trình nghiên cứu về vấn đề pháp luật quản lý chất thải trong hoạt động sản xuất làng nghề và pháp luật BVMT làng nghề là không nhiều, chưa nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề quản lý chất thải và chưa mang tính tổng quát Vì vậy, trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm của các công trình đi trước, tác giả của đề tài sẽ nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề lý luận, phân tích sâu sắc về thực trạng các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật về quản lý chất thải trong hoạt động sản xuất làng nghề Từ đó, đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về quản lý chất thải tại các làng nghề ở Việt Nam.

Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác,- Lênin, tư tưởng chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ môi trường và pháp luật bảo vệ môi trường trong đó có pháp luật về quản lý chất thải tại các cơ sở làng nghề.

Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp cụ thể được sử dụng để giải quyết những vấn đề đặt ra trong luận văn này là:

Phương pháp phân tích – tổng hợp: nghiên cứu những mô hình lý thuyết trước đó về vấn đề pháp luật quản lý chất thải sản xuất tại các làng nghề, sau đó thực hiện phân tích và lựa chọn lý thuyết phù hợp nhất với công trình nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và phân tích vấn đề, các lý thuyết tìm hiểu được tổng hợp một cách ngắn gọn, cụ thể với nội dung chính xác Đặc biệt nắm rõ những lưu ý, ý nghĩa của đề tài một cách rõ ràng

Phương pháp lịch sử: tái hiện các dữ kiện, diễn biến trong quá khứ của pháp luật quản lý chất thải sản xuất tại các làng nghề theo đúng trình tự thời gian và không gian như đã diễn ra trong lịch sử Sử dụng các nguồn tư liệu từ quá khứ, phương pháp này nhằm phục dựng các điều kiện hình thành và quá trình diễn biến, từ đó có thể dựng lại bức tranh chân thực nhất của vấn đề

Phương pháp thu thập số liệu: thu thập và tổng hợp lại các số liệu thứ cấp từ những bài nghiên cứu hoặc khảo sát trước đó, tổng hợp và phân tích hoặc thực hiện lại trong tình hình hiện tại

Phương pháp so sánh: sử dụng các tài liệu tham khảo và các dẫn chứng thực tế so sánh và đối chiếu với nhau để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của từng luận điểm nhằm rút ra lựa chọn tối ưu nhất.

Những đóng góp mới của luận văn

Về mặt lý luận: Với những nội dung được trình bày, luận văn sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa hệ thống lý luận về pháp luật quản lý chất thải tại cơ sở làng nghề ở Việt Nam Ý nghĩa thực tiễn: Là một đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật về lĩnh vực quản lý chất thải tại các làng nghề, luận văn có giá trị tham khảo nhất định, ở góc độ pháp lý và là nguồn tham khảo hữu ích trong việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn học Luật Môi trường

Bên cạnh đó, luận văn đã chỉ ra những bất cập hạn chế về pháp luật quản lý chất thải tại cơ sở làng nghề ở Việt Nam, từ đó nghiên cứu đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải tại cơ sở làng nghề Một số kiến nghị của đề tài còn là tài liệu có giá trị tham khảo đối với các cơ quan xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và pháp luật về quản lý chất thải tại cơ sở làng nghề nói riêng.

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày gồm 03 chương với nội dung chính là:

Chương 1: Cơ sở lý luận của pháp luật về quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề ở Việt Nam

Chương 2: Pháp luật quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề ở Việt Nam Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải trong sản xuất làng nghề ở Việt Nam

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI

Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề

1.1.1 Khái niệm chất thải và quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề

Môi trường là một khái niệm có nội hàm rộng, được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau Theo nghĩa rộng thì môi trường là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết duy trì cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội Theo nghĩa hẹp thì môi trường bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người mà không xét tới tài nguyên thiên nhiên

Nhìn chung có thể hiểu môi trường là một tập hợp các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo có mối quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên Trong lĩnh vực pháp lý môi trường được hiểu như là mối liên hệ giữa con người và tự nhiên, đó là những yếu tố, hoàn cảnh và tự nhiên bao quanh con người Luật bảo vệ môi trường 2020 định nghĩa môi trường như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên”[27] Theo quy định này, môi trường được hiểu là một hệ thống các yếu tố tự nhiên nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo bao gồm những yếu tố không nhân tạo như khí quyển, đất đai, thực vật và động vật có liên quan trực tiếp đến con người, sinh vật

Tuy nhiên, với sự phát triển xã hội như hiện nay, các hoạt động sản xuất đang diễn ra rất sôi nổi khiến cho lượng chất thải ngày càng tăng cao, đặc biệt là trong một số làng nghề truyền thống, nếu không được xử lý đúng cách, chúng có thể gây nên những hậu quả và thiệt hại rất lớn cho môi trường sống và con người Chính vì lẽ đó, trong những năm qua, vấn đề quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề luôn được xem là một trong những vấn đề quan trọng đối với pháp luật bảo vệ môi trường

Hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam có rất nhiều cách hiểu khác nhau về chất thải Nhiều cơ quan, tổ chức, pháp luật của các quốc gia đã đưa ra khái niệm khác nhau về chất thải:

Theo Từ điển Anh - Việt ngành mỏ và môi trường, “chất thải (waste) là bất kỳ chất gì, rắn, lỏng hoặc khí mà cơ thể hoặc hệ thống sinh ra nó không còn sử dụng được nữa và cần có biện pháp thải bỏ”[10]

Theo Công ước Basel 1989 Về kiểm soát việc vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và việc xử lý chúng đã đưa ra định nghĩa phế thải là

“các chất hoặc đồ vật được thải bỏ nhằm mục đích tiêu hủy hoặc được yêu cầu tiêu hủy theo các quy định của luật pháp quốc gia”[26]

Khái niệm chất thải còn được đề cập trong pháp luật của khối liên kết chính trị - kinh tế Liên minh Châu Âu (EU) định nghĩa: “Chất thải có nghĩa là bất kỳ chất hoặc vật nào nằm trong danh mục phân loại tại Phụ lục I mà người giữ chúng thải bỏ hoặc có ý định thải bỏ”[15] Theo định nghĩa này, một vật sẽ là chất thải khi chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp vật chất đó không có ý định sử dụng hoặc không được tiếp tục sử dụng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học định nghĩa “Chất thải là rác thải và những đồ vật bị bỏ đi nói chung”[23] Theo cách hiểu của khái niệm

12 này, chất thải bao gồm rác là những thứ không có hoặc không còn giá trị sử dụng, không có tác dụng nên không giữ lại hoặc bị vứt bỏ, tiêu hủy

Theo khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014 định nghĩa: “Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”

Theo quy định tại Khoản 18 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì khái niệm chất thải được hiểu là “các chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác của con người, bao gồm các chất thải ở các dạng rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác” Trong đó chất thải rắn được hiểu là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải Chất thải cũng có chất thải nguy hại và chất thải thông thường Các chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác, các chất thải này phải được xử lý đúng quy trình tránh rò rỉ gây nguy hại đến sức khỏe môi trường

Như vậy, theo các quan điểm trên thì chất thải có thể hiểu là chất có thể gây ô nhiễm môi trường; làm cho môi trường suy thoái, hoặc gây ra sự cố môi trường Nguồn gốc phát sinh ra chất thải là những gì mà chủ sở hữu chúng hiện tại không sử dụng và thải bỏ[31] Chất thải (waste) là thuật ngữ bao gồm tất cả các loại vật liệu bị loại bỏ, không còn giá trị sử dụng, và có nguy cơ gây hại cho môi trường Chất thải có thể là các loại rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải y tế và các loại chất thải độc hại khác như hóa chất, thuốc trừ sâu, chất bảo quản,… Ngoài ra, chất thải cũng có thể là sản phẩm phụ hoặc quá trình phụ thuộc vào ngành công nghiệp hoặc hoạt động nhất định Đối với khái niệm làng nghề, làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa, theo nghĩa rộng nhất còn có nghĩa là nơi có dân cư đông đúc, hoạt động sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương, phong tục, tập quán riêng Làng nghề không chỉ được hiểu là làng chuyên nghề mà còn là nơi những người cùng nghề cùng

13 chung sống hợp quần thể, tạo việc làm Nền tảng của các làng nghề được xây dựng trên nguyên tắc tập thể làm ăn, phát triển kinh tế và giữ gìn bản sắc dân tộc, khu vực, thể hiện những nét cá biệt của địa phương [40] Tại Nghị định 52/2018/NĐ-CP Về phát triển ngành nghề nông thôn nêu ra định nghĩa: “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định này” [29] Theo đó, có thể hiểu làng nghề mang những đặc tính như: là một hoặc nhiều cụm dân cư sinh sống lâu đời, trong đó có một nghề truyền thống, có nhiều người dân trong làng nghề truyền thống đó, sản phẩm của nghề truyền thống mang tính đặc trưng Như vậy có thể hiểu

“Làng nghề” với một khái niệm thường được dùng để mô tả các cụm dân cư tại nông thôn tham gia cùng hoạt động hành nghề, có thể chuyên sản xuất một loại hàng hóa cụ thể, mang tính nguyên tắc đậm nét truyền thống hoặc lịch sử, gắn liền với đặc điểm văn hoá của địa phương, mang tới sự đóng góp cho việc phát triển kinh tế, xã hội Đối với khái niệm quản lý chất thải, Từ điển Sinh học Thế giới chỉ ra

“Quản lý chất thải đề cập đến các kế hoạch khác nhau để quản lý và xử lý chất thải Nó có thể bằng cách loại bỏ, tiêu hủy, xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc kiểm soát chất thải Mục tiêu chính của quản lý chất thải là giảm lượng vật liệu không sử dụng được và ngăn ngừa các nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe và môi trường [43]”

Nội dung và các tiêu chí của pháp luật quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề

1.2.1 Nội dung pháp luật quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề

Với phạm vi nghiên cứu của đề tài pháp luật về quản lý chất thải trong hoạt động tại các cơ sở làng nghề được xác định là một bộ phận trong pháp luật về quản lý chất thải bảo vệ môi trường Qua đó có thể thấy, đối tượng điều chỉnh của pháp luật quản lý chất thải trong hoạt động sản xuất làng nghề là một

1 Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2020, Hà Nội, 2021, trang

28 khái niệm rộng lớn, đa dạng, điều chỉnh các quan hệ xã hội trong quá trình tác động giữa xã hội, con người và môi trường Cụ thể, nội dung điều chỉnh của pháp luật quản lý chất thải tại các cơ sở sản xuất làng nghề gắn liền bảo vệ môi trường là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý, khai thác, sử dụng, tái chế, ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu do hoạt động sản xuất của con người tại cơ sở làng nghề và thiên nhiên gây ra cho môi trường làng nghề

Chất thải làng nghề được tập hợp bởi nhiều các thành tố, bao gồm: chất thải, nước thải, khí thải, âm thanh, chất thải thông thường, chất thải rắn từ các khu dân cư, khu sản xuất, các hình thái vật chất khác… Vì vậy, pháp luật về quản lý chất thải trong hoạt động sản xuất cơ sở làng nghề bảo vệ môi trường không những là việc quản lý, khắc phục ô nhiễm môi trường, các sự cố có thể xảy ra, mà còn phải giới hạn, quy định cách thức, tiêu chuẩn các hành vi của con người khi quản lý, khai thác, sử dụng, tái chế chất thải, tài nguyên trong hoạt động sản xuất làng nghề để không để lại hậu quả bất lợi đối với môi trường làng nghề và môi trường sống của cộng đồng Trong phạm vi và đối tượng điều chỉnh cụ thể trong từng văn bản pháp luật, các quan hệ pháp luật về quản lý chất thải trong hoạt động sản xuất làng nghề đã ngày càng hoàn chỉnh, hài hoà

Hệ thống pháp luật về quản lý chất thải trong hoạt động sản xuất tại các làng nghề ở nước ta bao gồm các quy định pháp luật trong Luật BVMT 2020, Nghị định Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật BVMT như Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019: sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường; Nghị định số 08/2022/NĐ-

CP ngày 10/1/2022: Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường 2020, Nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường; Các Thông tư hướng dẫn Luật BVMT của Bộ tài nguyên và Môi Trường như Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/1/2022 và một số bộ ngành khác như Bộ Tài

29 chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn… đã tạo lên hàng lang pháp lý nhằm bảo vệ hiệu quả môi trường và các thành tố của nó, đồng thời, Nhà nước cũng ban hành các quy định giới hạn hành vi, xác định nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong quá trình quản lý, khai thác, sử dụng, tái chế chất thải, nguồn thải, sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong quá trình lao động sản xuất của các làng nghề Nghiên cứu các quy định pháp luật, có thể xác định nhóm các quan hệ xã hội mà các quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường điều chỉnh, bao gồm:

Thứ nhất, nhóm các quy định pháp luật về cơ cấu, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước về quản lý chất thải trong hoạt động sản xuất tại các làng nghề Đây là nhóm quy định đóng vai trò quan trọng trong pháp luật quản lý chất thải tại các cơ sở làng nghề Việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước tạo lên một cơ chế thi hành pháp luật hiệu quả hơn Quy định rõ chức năng, thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động quản lý chất thải trong hoạt động sản xuất làng nghề, đảm bảo người dân, cơ sở sản xuất làng nghề phải tuân thủ và chấp hành nghiêm túc quy định của pháp luật

Thứ hai, các quy định pháp luật về quản lý nước thải và khí thải trong hoạt động sản xuất tại các làng nghề Đây là một trong những nội dung quan trọng của pháp luật về quản lý chất thải tại cơ sở làng nghề Thực tế cho thấy hoạt động sản xuất tại cơ sở làng nghề việc thải nước thải công nghiệp chưa qua xử lý ra môi trường là rất phổ biến Vì vậy, một trong những vấn đề pháp luật về quản lý chất thải tại các cơ sở làng nghề cần phải hoàn thiện đó chính là xử lý nước thải Trong quá trình sinh hoạt cũng như sản xuất, kinh doanh hoặc các hoạt động khác, các tổ chức, cá nhân tại các cơ sở làng nghề phải đề cao trách nhiệm trong việc bảo vệ các

30 nguồn tài nguyên nước cũng như không khí, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, khí thải, công trình vệ sinh, thực hiện các quy định về vệ sinh ở khu vực làng nghề, có các thiết bị kỹ thuật hiện đại để xử lý chất thải, nước thải, bảo đảm tiêu chuẩn môi trường, thực hiện triệt để các biện pháp nhằm phòng, chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường

Thứ ba, nhóm quy định về quản lý, phân loại, thu gom, tái chế chất thải tại các làng nghề

Quản lý chất thải sản xuất tại cơ sở làng nghề có vai trò quan trọng trong việc phòng chống tác động xấu từ hoạt động sản xuất của các cơ sở làng nghề đến môi trường Chất thải tại các cơ sở làng nghề phải được phân loại rõ ràng như: chất thải sinh hoạt, chất thải rắn, chất thải thông thường, chất thải nguy hại việc phân loại chất thải được quy định rất cụ thể, bởi đây là bước quan trọng trong việc xử lý, thu gom, tiêu hủy, tái chế các chất thải tại các cơ sở làng nghề

Pháp luật về quản lý chất thải tại cơ sở làng nghề quy định việc thu gom chất thải phải đảm bảo đúng quy trình, cụ thể chất thải phải được phân loại tại nguồn trước khi thu gom phân loại chất thải, rác thải nào tái chế được, loại nào không tái chế được và vận chuyển tới nơi tập kết chất thải Việc đặt các điểm tập trung, bãi chứa, nơi xử lý, vận chuyển rác thải và chất thải cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật và quy định của chính quyền địa phương Đối với nước thải có chứa chất độc hại, chất thải nguy hại, chất thải chất dễ cháy, dễ nổ, các chất thải không phân huỷ được phải có biện pháp xử lý riêng biệt theo quy trình xử lý chất thải, đủ điều kiện tiêu chuẩn mới được xả thải ra môi trường

Thứ tư, các quy định về xử lý vi phạm về quản lý chất thải trong hoạt động sản xuất của các cơ sở làng nghề

- Xử lý hành chính: Việc thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát về thực hiện pháp luật quản lý chất thải tại các cơ sở làng nghề phải có sự phối hợp chặt chẽ giữ cơ quan, tổ chức, các nhân có thẩm quyền từ cấp cơ sở đến cấp có thẩm quyền khác Pháp luật quy định rõ thẩm quyền xử phạt, mức phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý chất thải Cụ thể tùy vào mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm mà chủ thể hành vi gây ra sẽ bị xử lý bởi các chế tài phù hợp như bị xử phạt vi phạm hành chính, bị yêu cầu áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, khôi phục hiện trạng, buộc di dời công trình, máy móc, bồi thường thiệt hại Theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì mức phạt về một số hành vi gây ô nhiễm môi trường, thải chất nguy hại ra môi trường có thể bị phạt tiền tối đa đến 1.000.000.000 đồng với cá nhân và 2.000.000.000 đồng với tổ chức

- Xử lý dân sự: Đây là hình thức xử lý ở mức độ nhẹ hơn so với hai hình thức xử lý còn lại Xử lý dân sự thường yêu cầu chủ thể gây ra ô nhiễm môi trường phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra, bao gồm thiệt hại về về sức khỏe con người, về tài sản và về môi trường Đặc biệt, Điều 602 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định rằng kể cả chủ thể không có lỗi nhưng gây ra ô nhiễm môi trường thì chủ thể đó vẫn phải bồi thường theo đúng quy định của pháp luật Quy định này cho thấy những nhà làm luật đã đề cao tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, miễn là chủ thể gây ô nhiễm môi trường thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại

- Xử lý hình sự: Đây là hình thức xử lý có mức độ cao nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, áp dụng đối với các vi phạm mà hậu quả mà nó gây ra từ mức nghiêm trọng trở lên, cần phải điều chỉnh bằng các chế tài hình sự để đảm bảo tính răn đe của pháp luật Từ điều 235 đến điều 236 Bộ luật hình sự 2015 đã quy định rất rõ về chế tài cho tội gây ô nhiễm môi trường, tội vi phạm các quy định về quản lý, xử lý rác thải nguy hại Chế tài để điều chỉnh

32 các hành vi này khá khắc nghiệt khi bao gồm cả phạt tiền lẫn phạt tù đối với cá nhân, cấm hoạt động kinh doanh đối với pháp nhân thương mại Mức phạt tiền nhẹ nhất là 10.000.000 đồng cho đến 10.000.000.000 đồng, phạt tù nặng nhất lên đến 07 năm, cấm hoạt động kinh doanh trong vòng từ 01 đến 10 năm

Thứ năm, các quy định về giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại do chất thải của các làng nghề gây ra

Pháp luật quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề ở một số nước trên thế giới và những giá trị tham khảo cho Việt Nam

1.3.1 Pháp luật quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề ở một số nước 1.3.1.1 Pháp luật quản lý chất thải tại các làng nghề ở Nhật Bản

Khi nhắc đến các làng nghề của người Nhật Bản, thế giới không khỏi khâm phục kỹ thuật tinh xảo của quá trình chế tác cũng như sự tinh tế trong hình dáng của mỗi sản phẩm, ví dụ như Dao rèn Sakai, rượu lâu đời của Osaka, Quạt xếp truyền thống Miyawaki Bai Senan, Để có được những sản phẩm độc đáo này, người Nhật bản đã khổ công rèn luyện và sáng tạo trong một quá trình lịch sử lâu dài cách đây hàng trăm năm để tạo ra những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc[48] Trong thời kỳ đầu, vấn đề BVMT và quản lý sử dụng chất thải sản xuất tại các làng nghề chưa được quan tâm tại Nhật Bản đã gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng tới đời sống, sức khoẻ của người dân Đối mặt với tình thế cấp bách, năm 1967, Nhật Bản đã ban hành Luật cơ bản về kiểm soát ô nhiễm môi trường Theo đó, luật này đề ra những chính sách và các nguyên tắc chung nhằm kiểm soát ô nhiễm, bên cạnh đó khuyến khích việc làm sạch môi trường Đồng thời nêu rõ trách nhiệm của

37 chính phủ và chính quyền địa phương, các công ty, nhà máy, đặt ra quy định những tiêu chuẩn chất lượng môi trường, vạch ra các chương trình kiểm soát ô nhiễm và giúp đỡ nạn nhân những mắc các căn bệnh do ô nhiễm gây nên [1] Năm 1974, Luật phát triển làng nghề thủ công truyền thống quy định một số vấn đề về bảo vệ môi trường tại các làng nghề, đánh dấu bước ngoặt đáng kể Điểm mới nhất trong quy định pháp lý của quốc gia này về vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề chính là Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm của làng nghề Bộ tiêu chuẩn này với các tiêu chí như kiểm soát ô nhiễm môi trường, sử dụng vật liệu tiết kiệm, thân thiện, đã thúc đẩy các làng nghề đầu tư vào việc quản lý chất thải và hướng tới sản xuất sạch, tái sử dụng nguyên liệu, nhằm thay cho việc nộp phí môi trường[4] Chính phủ Nhật đã có chính sách hỗ trợ các làng nghề với điều kiện đạt chuẩn, chỉ hỗ trợ cho các sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên nhằm thúc đẩy các làng nghề đưa tới các sản phẩm chất lượng đảm bảo thân thiện, an toàn cho môi trường làng nghề nói riêng và môi trường sống chung nói chung

Mô hình “mỗi làng một sản phẩm” (One village one product - OVOP) được khởi xướng lần đầu tiên tại Nhật Bản vào năm 1979 với mục đích phát huy thế mạnh của các làng nghề và tiếp sức cho các sản phẩm trong nước có cơ hội vươn ra toàn cầu [3] Phong trào này diễn ra như làm sống lại sự phát triển của các làng nghề và thúc đẩy vấn đề bảo vệ môi trường, quản lý chất thải ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, được nhiều tầng lớp nhân dân ủng hộ

Có thể thấy, vấn đề bảo vệ môi trường và quản lý chất thải tại các làng nghề luôn được Chính phủ Nhật Bản quan tâm đặc biệt và kịp thời Các vấn đề này được quy định trong các văn bản pháp luật mà còn có đạo luật riêng quy định các tiêu chuẩn phù hợp Chính sách ưu đãi và bộ đánh giá của nước này được coi như một điểm sáng trong công tác quản lý sản xuất tại các làng nghề,

38 tôn trọng ý kiến của các cấp chính quyền địa phương, từ đó tạo nên những giải pháp phù hợp cho các vấn đề cấp thiết

1.3.1.2 Pháp luật quản lý chất thải tại các làng nghề ở Trung Quốc

Luật bảo vệ môi trường 1979, sửa đổi bổ sung 1989 của Trung Quốc được xem là văn bản quan trọng, quy định những vấn đề khái quát, cốt lõi về bảo vệ môi trường Từ “luật khung” này, Trung Quốc ban hành các Luật riêng quy định chi tiết các thành phần môi trường như: Luật ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước 1969, Luật ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường 1995, Luật ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn 1996, Luật ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn sửa đổi 2004, và một số chỉ tiêu kỹ thuật môi trường về nước thải và khí thải được Hội đồng Nhà nước và Bộ xây dựng soạn thảo và ban hành[50]

Một trong những điểm tiêu biểu của Trung Quốc chính là vấn đề thu thuế bảo vệ môi trường, theo đó, nước này đang có 4 đạo luật là Thuế tài nguyên, thuế mua các phương tiện giao thông, thuế đối với các phương tiện giao thông, tàu bè và thuế tiêu thụ Kể từ năm 2018, để thay thế cho gần 40 năm thực hiện chế độ thu phí bảo vệ môi trường, Trung Quốc đã áp dụng Luật Thuế bảo vệ môi trường, với tư cách là luật thuế đầu tiên mang tính chất độc lập trong hệ thống thuế xanh, đóng vai trò quan trọng đối với việc giảm ô nhiễm, xây dựng môi trường trong sạch, bền vững Đối tượng mà luật này nhắm đến không chỉ có các chất ô nhiễm trong khí quyển mà còn các chất ô nhiễm nước, chất thải rắn và tiếng ồn Về cơ bản, có thể thấy tinh thần chung của việc thu thuế tại quốc gia này hướng tới việc phát triển bền vững, khai thác tiết kiệm tài nguyên

[6] Bất kể loại hàng hoá nào được sản xuất từ các làng nghề đều bị áp dụng thu thuế 5%

Trung Quốc đã đi từ nhận thức của nhân dân để góp phần hiệu quả trong việc thực hiện các quy định Một số chính sách như: ưu đãi thuế để khuyến

39 khích người dân sử dụng tiết kiệm năng lượng ở các làng nghề, khuyến khích tái sử dụng chất thải và phế liệu trong sản xuất, ưu đãi thuế giá trị gia tăng đối với một số mặt hàng sử dụng năng lượng sạch, miễn thuế thu nhập với những cơ sở sản xuất ở làng nghề có công nghệ chuyển giao công nghệ bảo vệ môi trường hay công nghệ tiết kiệm nguồn tài nguyên…hay các chính sách khuyến khích áp dụng các công nghệ phát triển sạch trong sản xuất tại làng nghề, điển hình có thể kể tới mô hình thí điểm “phân loại, tập trung ủ phân, thống nhất bón trên ruộng” được tổ chức lần đầu tại thành phố Du Thụ vào năm 2006 đã nhận về nhiều tích cực và triển khai trên quy mô rộng hơn Mô hình này có cả sự kết hợp của nhân dân và chính quyền địa phương trong việc thu gom, xử lý các chất thải, đồng thời đi kèm sẽ là các buổi tập huấn, tuyên truyền phổ biến được chỉ đạo bởi Sở Bảo vệ môi trường và Sở Nông nghiệp

Có thể thấy, Trung Quốc là quốc gia đã kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường làng nghề nói chung và quản lý chất thải nói riêng Mặc dù trong thực tế còn nhiều bất cập, song vẫn không thể phủ nhận sự tiến bộ của quốc gia này khi đã nhìn nhận ở cả góc độ nhận thức của người dân, nâng cao vai trò của chính quyền địa phương để kịp thời sát sao, xử lý những trường hợp tiêu cực nhằm hướng tới môi trường làng nghề phát triển bền vững

1.3.1.3 Pháp luật quản lý chất thải tại các làng nghề ở Singapore

Năm 1999, Singapore ban hành Luật quản lý và bảo vệ môi trường, được xem là đạo luật khung Từ đó, hàng loạt các văn bản liên quan tới vấn đề pháp luật môi trường được ban hành như: Luật không khí sạch, Luật hệ thống thoát nước, Luật Môi trường và sức khỏe cộng đồng, Luật chất thải nguy hại, Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà quốc gia này được mệnh danh là đất nước xanh và sạch hàng đầu thế giới, bởi lẽ Chính phủ Singapore đã có những kế hoạch và chiến lược quản lý môi trường phù hợp Chiến lược bảo vệ môi trường ở

Singapore bao gồm 4 yếu tố: phòng chống, thực thi, giám sát, giáo dục Mặt khác, Singapore cũng đề ra các biện pháp cưỡng chế như hình sự, dân sự, hành chính nhằm xử lý các vi phạm Đối với biện pháp xử lý hình sự, có thể thấy, chế tài hình sự là công cụ cơ bản để thực thi, áp dụng đối với người bị kết án phạt tiền, phạt tù, bắt bồi thường và phạt cải tạo lao động bắt buộc (áp dụng với những người đủ 16 tuổi trở lên và đủ tiêu chuẩn y tế)

(i) Hình phạt tiền là công cụ hữu hiệu trong việc tăng cường hiệu lực của pháp luật về bảo vệ môi trường, mang tính phổ biến nhất trong các đạo luật môi trường tại Singapore Chánh án của Singapore trong vụ vụ việc về đổ rác nơi công cộng vi phạm đạo luật về môi trường và sức khỏe cộng đồng Chadrakumar đã tuyên bố rằng việc áp dụng rộng rãi hình phạt tiền sẽ làm tăng hiệu quả trong việc trừng trị kẻ vi phạm và phòng ngừa các hành vi tương tự, phạt tiền có độ chính xác cao, tỉ mỉ cao, để thay đổi và vì thế càng trở nên có hiệu quả [41] Mức độ phạt tiền được quy định tuỳ vào các đạo luật và dựa vào mức độ nguy hiểm mà hành vi gây nên Ví dụ như trong trường hợp đổ rác nơi công cộng và bị Toà án kết tội, mức phạt cao nhất 1000$-3000$ cho người vi phạm lần đầu và có thể lên tới 10.000$ và 20.000$ với trường hợp tái phạm [44] Bên cạnh đó, các đạo luật về môi trường tại nước này cũng quy định hình phạt tiền một cách linh hoạt, nhất là trong trường hợp của các hành vi vi phạm ít nghiêm trọng, đó là cho phép người vi phạm được trả một khoản tiền thích hợp cho Bộ môi trường để kết thúc vụ việc thay vì đưa ra Toà Án Singapore

(ii) Hình phạt tù có thể xem là chế tài nghiêm khắc nhất với mục đích trừng phạt, răn đe những người vi phạm ngoan cố, khi các hành vi phạm tội vì mục đích lợi nhuận, đem lại khoản tiền lớn nếu không bị phát hiện và hình phạt tiền không ngăn chặn được các hành vi mà người vi phạm đó gây ra Ví dụ, Đạo luật về môi trường sức khoẻ cộng đồng và Đạo luật kiểm soát ô nhiễm của

Singapore quy định những người vi phạm lần đầu bị buộc tội về hành vi đưa chất thải hoặc các chất độc hại vào nguồn nước ngầm có thể bị phạt tù đến 12 tháng, đối với những người tái phạm thì có thể bị phạt tù với chế độ khắc nghiệt từ 1 đến 12 tháng

(iii) Tạm giữ và tịch thu được quy định nhằm tạm giữ và tịch thu các công cụ, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội Ví dụ, theo Đạo luật về môi trường và sức khỏe cộng đồng và Đạo luật về mua bán thực phẩm, các thực phẩm không phù hợp cho con người có thể bị tịch thu và tiêu huỷ (iv) Lao động cải tạo bắt buộc là biện pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn các vi phạm nhỏ, những người vi phạm đã bị áp dụng hình phạt lao động cải tạo bắt buộc ít khi lặp lại hành vi đã vi phạm, đặc biệt rất ít người tái phạm

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI TRONG SẢN XUẤT TẠI LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM

Quá trình phát triển của pháp luật quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề

2.1.1 Giai đoạn trước khi có Luật Bảo vệ môi trường năm 1993

Trước Cách mạng tháng Tám 1945, các làng nghề truyền thống của Việt Nam đã có lịch sử phát triển lâu đời, nhưng việc quản lý chất thải chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và thói quen dân gian Pháp luật thời phong kiến ít có quy định cụ thể về môi trường và chất thải, do đó, các làng nghề tự quản lý vấn đề này một cách phi chính thức Sau Cách mạng tháng Tám và trong suốt thời kỳ chiến tranh, việc quản lý môi trường nói chung và chất thải trong sản xuất làng nghề nói riêng không được chú trọng Pháp luật giai đoạn này tập trung vào các vấn đề chính trị và xây dựng nền kinh tế tập trung, trong khi môi trường và ô nhiễm môi trường chưa được coi là vấn đề cấp bách Trước những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế thị trường tại Việt Nam chưa có sự tiến triển tuy nhiên vấn đề về môi trường đã bị ảnh hưởng rất lớn từ những cuộc chiến tranh Ngay từ khi Pháp khai thác thuộc địa, vấn nạn ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên và cảnh quan môi trường bị phá vỡ đã xuất hiện Đặc biệt từ năm 1961 đến 1971, trong cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, Việt Nam đã hứng chịu hàng triệu tấn vũ khí các loại chỉ Trong vòng 10 năm, Mỹ đã thực hiện 19905 vụ phun, rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học chứa 61% chất độc màu da cam, xuống 26000 thôn, bản của nước ta với tổng diện tích 3,06 triệu héc-ta Chất độc da cam mà Mỹ đã rải không chỉ làm hại sức khoẻ của người dân mà còn làm môi trường nước ta bị ô nhiễm nặng nề, gây đảo lộn cả hệ sinh thái [30]

Trong giai đoạn này, Việt Nam đang trong thời kỳ tập trung bao cấp với lực lượng sản xuất trình độ thấp, công cụ sản xuất lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ

48 và phân tán, do đó hoạt động sản xuất phụ thuộc hầu như vào điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên sẵn có Tại giai đoạn này pháp luật bảo vệ môi trường nói chung và pháp luật quản lý chất thải tại các làng nghề nói riêng chưa được đề cập trong các văn bản quy phạm pháp luật

Tại Đại hội đảng lần thứ VI năm 1986, Đảng ta khẳng định: “Tài nguyên của đất nước chưa được khai thác tốt, lại bị sử dụng lãng phí, nhất là đất nông nghiệp và tài nguyên rừng; môi trường sinh thái bị phá hoại” [12] Tuy nhiên, do tình hình đất nước còn nhiều khó khăn, vấn đề bảo vệ môi trường chưa thực sự được quan tâm đặc biệt Giai đoạn đổi Mới năm 1986 đã đánh dấu bước chuyển đổi kinh tế, mở cửa và phát triển kinh tế đa dạng, bao gồm sự phát triển mạnh mẽ của các làng nghề

Hoà chung tinh thần của lịch sử bảo vệ môi trường thế giới được ghi nhận bắt đầu từ những năm 1960, Hiến pháp Việt Nam 1980 đã bắt đầu ghi nhận các quy định về môi trường, cho thấy sự coi trọng chính sách bảo vệ môi trường Hiến pháp năm 1992 cũng đã có những quy định mang tính nguyên tắc về bảo vệ môi trường Tuy nhiên, mặc dù đã nhận được sự quan tâm của nhà nước, có thể thầy luật môi trường xuất hiện muộn ở Việt Nam Trước khi Luật Bảo vệ môi trường được xây dựng với tư cách là một đạo luật độc lập, các văn bản pháp luật về môi trường và quản lý chất thải ở các làng nghề ở Việt Nam chỉ có các quy định liên quan đến một số khía cạnh, chủ yếu là xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước mà chưa trực tiếp hướng tới bảo vệ các yếu tố của môi trường Các quy định hầu như nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật và mang tính đơn lẻ Trong giai đoạn này, vấn đề quản lý chất thải chưa nhận được sự quan tâm đặc biệt

2.1.2 Giai đoạn từ khi có Luật bảo vệ môi trường năm 1993 đến năm 2004

Trước yêu cầu của việc bảo vệ môi trường, thực hiện sự phân công của Ủy ban thường vụ Quốc hội, năm 1993, Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường đã chịu trách nhiệm chủ trì thẩm tra Dự thảo Luật bảo vệ môi trường

Ngày 27/12/1993, Luật Bảo vệ môi trường chính thức được Quốc Hội ban hành, cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với công tác bảo vệ môi trường Ngày 18/10/1994, Chính phủ ban hành Nghị định 175/CP về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 Tháng 6 năm 1991, Chính phủ thông qua Kế hoạch Quốc gia về môi trường và phát triển bền vững 1991 -

2000 Ðây là văn bản có tính chiến lược đầu tiên đề cập đến tất cả các lĩnh vực môi trường và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước [39]

Năm 1993 đánh dấu với sự phát triển của các làng nghề trong giai đoạn mới Tuy nhiên, luật bảo vệ môi trường chưa đề cập tới pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề, mà chỉ đề cập tới các vấn đề chung Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 đã đặt nền móng cho việc hình thành hệ thống pháp luật về môi trường ở nước ta, khi lần đầu tiên, các khái niệm cơ bản về môi trường, bảo vệ môi trường được định nghĩa một cách rõ ràng, quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân được quy định cụ thể

Qua hơn 10 năm thực hiện, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực, hệ thống chính sách, thể chế từng bước được xây dựng và hoàn thiện, ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội được nâng lên, mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế, công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học đạt được nhiều tiến bộ Tuy nhiên, trước tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với sự diễn biến toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Luật Bảo vệ môi trường đã bộc lộ những hạn chế, bất cập [8] Đối với vấn đề quản lý chất thải tại các làng nghề, Luật chưa đề cập và chưa thể hiện rõ sự quan tâm Nhân dân ở các làng nghề lúc này hầu như vẫn sử dụng và tuân theo hương ước - văn bản quy phạm xã hội quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân, giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn

50 hóa trên địa bàn làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý nhà nước bằng pháp luật, hay thường được hiểu một cách nôm na, dân dã là lệ làng[17] Đây được xem như “văn bản pháp lý” đầu tiên tại các làng xã với lối hành văn bình dị, dân gian nên các quy định của hương ước đi vào đời sống một cách rất tự nhiên, khiến người dân trong làng dễ nhớ, dễ thực hiện

2.1.3 Giai đoạn từ năm 2005- năm 2015

Trong giai đoạn này, vấn đề bảo vệ môi trường luôn được Đảng và nhà nước ta quan tâm chú trọng Tại Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 3-6-2013, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã khẳng định quan điểm chung trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là “Coi công tác bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành; là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững”[52] Trong đó, Đảng nhấn mạnh trách nhiệm của tất cả các chủ thể trong bảo vệ môi trường (từ hệ thống chính trị đến toàn xã hội, mọi công dân) Chú trọng kiểm soát ô nhiễm môi trường; khai thác sử dụng tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu… Về cơ bản, các quan điểm này có sự phát triển qua từng giai đoạn và được thể chế vào các quy định của pháp luật [9]

Luật bảo vệ môi trường 2005 ra đời tiếp tục hoàn thiện, bổ sung những bất cập thiếu sót của luật bảo vệ môi trường 1994 Trong đó thể hiện quan điểm xuyên suốt trong việc BVMT của Đảng và nhà nước ta là coi Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, khuyến khích người dân sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi

51 trường nghiêm trọng; phục hồi môi trường ở các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái; chú trọng bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư[45]

Bảo vệ môi trường làng nghề và pháp luật về quản lý chất thải tại môi trường làng nghề cũng được các nhà làm luật quan tâm Các quy định về bảo vệ môi trường làng nghề tiếp tục được quy định cụ thể và hoàn thiện Các hành vi chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi quy định, thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường đều là các hành vi bị pháp luật bảo vệ môi trường nghiêm cấm Vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề luật bảo vệ môi trường 2005 cũng quy định rõ các cơ sở làng nghề phải đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường bao gồm: Có hệ thống xử lý nước thải tập chung; Có khu tập kết chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, bố trí thiết bị đáp ứng yêu cầu thu gom chất thải và phù hợp với việc phân loại tại nguồn phục vụ cho việc xử lý tập trung; Nước thải phải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải; Chất thải rắn phải được phân loại tại nguồn và chuyển về khu tập kết chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải; trường hợp chất thải rắn có yếu tố nguy hại thì phải được phân loại, thu gom, lưu giữ, xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại

Các quy định về chất thải nguy hại như Thông tư số 39/2008/ TTLT - BTC ngày 19/5/ 2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/ 2007 về phí BVMT đối với chất thải độc hại; Nghị định số 38/2015/ NĐ

Thực trạng pháp luật quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề ở Việt Nam

2.2.1 Những thành tựu của pháp luật quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề và nguyên nhân

2.2.1.1 Những thành tựu của pháp luật quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề

Thứ nhất, nhóm quy định pháp luật về cơ cấu, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan Quản lý nhà nước về hoạt động quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề

Thành tựu đầu tiên có thể kể đến là việc Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong hoạt động quản lý chất thải tại các khu vực sản xuất, bao gồm các làng nghề Cụ thể, theo Điều 159 và 160 của luật này, các cơ quan như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh, và Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có nhiệm vụ xây dựng các chính sách, kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến xả thải Các cơ quan này cũng có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất trong việc áp dụng công nghệ xử lý chất thải hiện đại và phù hợp

Ngoài ra, việc phân cấp quản lý theo từng cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương cũng là một điểm tích cực Theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường, các cơ quan từ trung ương đến địa phương đều có vai trò và chức năng cụ thể trong việc giám sát, quản lý chất thải từ hoạt động sản xuất tại các làng nghề Điều này tạo ra sự phân công rõ ràng, đảm bảo rằng mọi cấp quản lý đều tham gia vào việc giám sát và xử lý vi phạm môi trường

Bên cạnh đó, thành tựu đáng chú ý khác là các quy định về trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý đã được mở rộng không chỉ ở việc giám sát mà còn ở việc xử lý vi phạm và thi hành các biện pháp khắc phục Các cơ quan quản lý nhà nước có quyền kiểm tra, thanh tra định kỳ và đột xuất đối với các cơ sở sản xuất tại làng nghề để đảm bảo các quy chuẩn về xả thải được tuân thủ Các biện pháp chế tài cũng được quy định rõ ràng, giúp tăng cường tính răn đe và nâng cao hiệu quả quản lý

- Quy định rõ nguồn lực bảo vệ môi trường bao gồm: nhân lực, vật lực và trí lực Trong đó, xác định rõ bảo vệ môi trường là trách nghiệm của toàn dân, Nhà nước và xã hội Về nguồn tài chính bảo vệ môi trường không những được hình thành từ Ngân sách nhà nước, mà còn được hình thành từ vốn của tổ

55 chức, cá nhân để phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình Theo đó, mỗi cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất trong môi trường làng nghề phải có nghĩa vụ bảo vệ môi trường, có trách nhiệm trong việc quản lý, xử lý chất thải, nước thải, tái chế chất thải trong quá trình hoạt động sản xuất tránh gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường làng nghề cũng như môi trường

- Quy định cụ thể, chi tiết về bảo vệ môi trường đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, làng nghề sản xuất Luật Bảo vệ môi trường 2020 khuyến khích sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm, hàng hoá ít gây ô nhiễm môi trường, dễ phân huỷ trong tự nhiên; sử dụng chất thải để sản xuất năng lượng sạch; sản xuất, nhập khẩu, sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông dùng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo

Việc thiết lập và mở rộng hệ thống các công cụ pháp lý về xử lý chất thải như Nghị định số 155/2016/NĐ-CP và Nghị định số 40/2019/NĐ-CP đã giúp hoàn thiện hơn hệ thống quy định pháp luật trong việc quản lý chất thải làng nghề Các cơ quan quản lý có quyền yêu cầu các cơ sở sản xuất lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, sử dụng công nghệ xử lý chất thải hiệu quả và thường xuyên báo cáo về tình trạng xả thải

Nhìn chung, thành tựu lớn nhất của nhóm quy định này là sự hình thành và phát triển của một cơ chế quản lý đa cấp, đồng bộ và có hiệu lực cao, từ việc hoạch định chính sách, giám sát cho đến việc xử lý các vi phạm trong hoạt động xả thải của các làng nghề Những quy định này đã tạo nền tảng pháp lý vững chắc để đảm bảo rằng các làng nghề phải chịu trách nhiệm với hoạt động xả thải của mình, từ đó góp phần bảo vệ môi trường bền vững

Thứ hai, nhóm các quy định về quản lý nước thải và khí thải trong hoạt động sản xuất tại làng nghề

Hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý chất thải trong hoạt động sản xuất tại các cơ sở làng nghề đã quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, cũng như quyền và nghĩa vụ cơ bản của mỗi cá nhân, tổ chức trong việc khai thác, sử dụng, quản lý chất thải và bảo vệ môi trường Cụ thể, Điều 86 Luật BVMT nêu rõ các yêu cầu đối với hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp và làng nghề Bên cạnh đó, Nghị định 08/2022/NĐ-CP tại Điều 65 yêu cầu các cơ sở sản xuất làng nghề phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, đồng thời phải tuân thủ quy định về hệ thống thoát nước và xử lý nước thải theo Điều 79 Việc quản lý chất thải rắn, nước thải và tái chế chất thải công nghiệp cũng được hướng dẫn trong Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường về nước thải và chất thải rắn công nghiệp, tạo cơ sở pháp lý cho việc xác định trách nhiệm của các chủ thể liên quan Ngoài ra, Nghị định 40/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 08/2022/NĐ-CP) quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc quản lý làng nghề và tổ chức hệ thống thu gom, xử lý chất thải, giúp đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường Các quy định pháp luật này đã góp phần tạo ra một khung pháp lý chặt chẽ, giúp nâng cao ý thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường tại các làng nghề, nơi mà hoạt động sản xuất truyền thống tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cũng quy định các điều kiện bảo vệ môi trường đối với các làng nghề, cơ sở sản xuất làng nghề cũng như trách nhiệm của các ban ngành liên quan trong việc bảo vệ môi trường làng nghề Cụ thể, Điều 56 Luật BVMT về Bảo vệ môi trường làng nghề quy định làng nghề phải có phương án bảo vệ môi trường, tổ chức bảo vệ môi trường tự chủ và cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường (bao gồm cả cơ sở hạ tầng thu gom nước thải, chất thải rắn) Các cơ sở sản xuất, hộ gia đình trong các làng nghề phải xây

57 dựng và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; thực hiện các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bụi, bức xạ nhiệt, khí thải, nước thải và xử lý ô nhiễm tại chỗ; thu gom, phân loại chất thải rắn theo quy định của pháp luật, lưu giữ và xử lý[33]

- Quy định cụ thể, chỉ tiết về bảo vệ môi trường làng nghề đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các cơ sở sản xuất làng nghề phải có hệ thống xử lý nước thải, địa điểm tập kết rác thải, bùn thải Cụ thể theo khoản 3 Điều 33 Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều Luật BVMT

2020 quy định về nội dung của phương án bảo vệ môi trường làng nghề, bao gồm: Thông tin chung về làng nghề; Loại hình, quy mô sản xuất của làng nghề; Tình trạng phát sinh khí thải, nước thải, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; các công trình bảo vệ môi trường của làng nghề; Kế hoạch xây dựng, triển khai, vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường: xử lý khí thải, nước thải, khu vực tập kết chất thải rắn, khu xử lý chất thải rắn (nếu có) và các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

Cuối cùng, những quy định này đã góp phần hình thành một cơ chế quản lý môi trường chặt chẽ hơn, với sự tham gia của nhiều bên liên quan từ chính quyền địa phương đến cộng đồng Các cơ sở sản xuất tại làng nghề ngày càng ý thức được vai trò của mình trong việc bảo vệ môi trường và giảm thiểu ô nhiễm Như vậy, nhóm quy định pháp luật về quản lý nước thải và khí thải trong hoạt động sản xuất tại làng nghề đã tạo ra những bước tiến quan trọng trong việc xây dựng một môi trường sản xuất bền vững, đồng thời bảo vệ sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cộng đồng

Thứ ba, nhóm các quy định pháp luật về quản lý, phân loại, thu gom, tái chế chất thải tại các làng nghề

Luật Bảo vệ Môi trường 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định 08/2022/NĐ-CP, Thông tư 02/2022/TT-BTNMT đã quy định một

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI TRONG SẢN XUẤT LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM 90 3.1 Các định hướng hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề

Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề cần phải đặt mục tiêu bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng nhất

Việc xây dựng pháp luật về quản lý chất thải sản xuất tại làng nghề cần phải đặt mục tiêu bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng nhất, tuyệt đối không vì lợi ích kinh tế mà đánh đổi sự phát triển của môi trường làng nghề Việc khuyến khích phát triển làng nghề rõ ràng có ý nghĩa rất lớn trong công tác phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội Tuy nhiên không phải vì mục đích kinh tế mà chúng ta sẵn sàng đánh đổi sự phát triển của môi trường làng nghề, đồng nghĩa với việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường phải luôn song hành với nhau Nhằm đạt được mục tiêu này, việc xây dựng pháp luật về quản lý chất thải sản xuất tại làng nghề cần hướng tới:

(i) Sự kết hợp hài hoà, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh tại các làng nghề, cùng với đó cần đặt ra những yêu cầu bắt buộc họ thực hiện các nghĩa vụ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường làng nghề và quản lý chất thải sản xuất một cách nghiêm chỉnh

(ii) Định hướng về xây dựng, thực hiện quy hoạch nhằm bảo vệ môi trường làng nghề Các ngành nghề có nguy cơ xả chất thải gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường làng nghề cần được di dời ra khỏi khu vực đông dân cư và thực hiện ở khu vực sản xuất tập trung

(iii) Trong trường hợp các ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm lớn, xả ra các chất thải với lượng cực nhiều và khó xử lý bằng khoa học công nghệ hoặc điều kiện công nghệ, kỹ thuật chưa đáp ứng được nhu cầu, nhà nước cần có

91 biện pháp tạm dừng ngành nghề, chấp nhận tạm thời không phát triển ngành nghề đó nữa và có phương án tạo ra công việc mới cho người dân

(iv) Xây dựng các chính sách ưu đãi với các cơ sở sản xuất các ngành nghề thân thiện với môi trường, các ngành nghề có biện pháp xử lý và sử dụng chất thải hiệu quả Bên cạnh đó cần xây dựng các chế tài nghiêm minh đối với các cơ sở xả chất thải trái phép tại các làng nghề

(v) Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn nhằm hướng tới bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và hoạt động dựa trên các nguyên tắc cơ bản liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng tái chế, quay vòng sản xuất, chế biến và sử dụng nguồn tài nguyên một cách tiết kiệm, hiệu quả [34], đồng thời giảm thiểu và triệt tiêu các loại chất thải gây ô nhiễm môi trường làng nghề.

Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề cần phải có sự kết hợp từ phía cơ quan chức năng và người dân

Hiện nay, hiệu quả thực thi các quy định pháp lý về vấn đề môi trường nói chung và quản lý chất thải làng nghề nói riêng còn chưa cao, còn bộc lộ nhiều bất cập khi đi vào thực tiễn Nguyên nhân chủ yếu có thể kể tới là việc hạn chế trong công tác ban hành, thực thi pháp luật của các cơ quan chức năng và ý thức của người nhân Do đó, việc xây dựng pháp luật cần hướng tới: (i) Về phía cơ quan chức năng, các quy định pháp lý, văn bản hướng dẫn cần ban hành một cách nhanh chóng, kịp thời, quá trình soạn thảo cần tham khảo ý kiến nhân dân nhằm hướng tới lợi ích của người dân

(ii) Đẩy mạnh công tác giải thích pháp luật nhằm hướng tới hiệu quả thực thi Bên cạnh đó cần quy định chi tiết thay vì chỉ quy định chung chung, tuyên truyền phổ biến cho người dân tại các làng nghề để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện

(iii) Nâng cao ý thức chấp hành của người dân tại các làng nghề Có thể thấy hiện nay, một số bộ phận nhân dân chưa hiểu rõ tầm quan trọng của ý thức trách nhiệm của bản thân, do đó làm hạn chế tính hiệu quả trong thực thi Do vậy, các địa phương cần hướng tới việc xây dựng các khu sản xuất làng nghề có ý thức thượng tôn pháp luật, từ đó xây dựng một cộng đồng văn minh, trong lành

Có thể thấy, bên cạnh việc khắc phục các nguyên nhân như: cơ sở hạ tầng, công nghệ kỹ thuật kém, tài chính cho việc bảo vệ môi trường làng nghề chưa được chú trọng, việc xây dựng pháp luật về quản lý chất thải sản xuất làng nghề cần hướng tới kết hợp cả trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền từ trung ương tới địa phương và nhân dân - những người trực tiếp tham gia sản xuất Có như vậy, công tác thực thi mới thực sự hiệu quả và pháp luật mới dễ dàng đi vào thực tiễn

3.1.3 Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề cần hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Trong lĩnh vực sản xuất tại các làng nghề, sự phát triển mạnh mẽ của các làng nghề đi liền với nhiều vi phạm về môi trường như: xả trực tiếp chất thải ra môi trường; nhiên liệu sử dụng làm sản sinh các loại khí nhà kính, Đối mặt với nhiều thách thức, thực tiễn nước ta đang diễn ra hàng loạt mâu thuẫn nảy sinh giữa vấn đề tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, điều này gây ra những tác động mạnh tới việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề nói chung và pháp luật về quản lý chất thải sản xuất tại làng nghề nói riêng, đòi hỏi những giải pháp mang tính phát triển bền vững Do đó, khi tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội như sản xuất tại làng nghề, các chủ thể buộc phải tìm hiểu pháp luật, có ý thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, điều chỉnh các hành vi của mình nằm trong khuôn khổ của pháp luật, bảo đảm các hành vi được pháp luật cho phép và trong trường hợp cần thiết có

93 thể sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Trong môi trường làng nghề, pháp luật là công cụ quan trọng để quản lý môi trường, sâu hơn là quản lý chất thải, tạo ra sự phối hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, cho thấy sự hiểu biết và thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quản lý chất thải sản xuất tại làng nghề chính là yếu tố bảo đảm phát triển bền vững cho cả thể hệ hiện tại và tương lai[49].

Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải trong sản xuất tại làng nghề

3.2.1 Hoàn thiện các quy định pháp lý về quy hoạch làng nghề

Có thể thấy, sự phát triển của các làng nghề tại Việt Nam chưa có định hướng rõ ràng, cụ thể mặc dù sự phát triển này đã đem lại không ít lợi ích kinh tế cho người dân, góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Các làng nghề đang thực hiện quy mô nhỏ, tự phát, không có các cơ sở đầu mối cung cấp nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm nên nguồn vốn không ổn định, khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ mới Do vậy, việc thúc đẩy các làng nghề phát triển bền vững đòi hỏi khâu quy hoạch phải được thực hiện tốt[55]

Thứ nhất, cần ban hành các quy định trong Luật bảo vệ môi trường 2014 và các văn bản liên quan, quy định rõ nội dung quy hoạch trong việc bảo vệ môi trường làng nghề và quản lý các chất thải tại các làng nghề Các quy định cần đặt ra rõ các nội dung, đối tượng, phạm vi và yêu cầu, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy hoạch

Thứ hai, cần bổ sung các quy định về việc kết nối, liên hệ trao đổi giữa các địa phương trong quá trình quy hoạch, khắc phục tính cục bộ, nâng cao sự phối hợp, liên kết giữa các chủ thể nhà nước với nhân dân để có công tác quy hoạch hợp lý nhằm kiểm soát chất thải, phòng tránh những ô nhiễm tại làng nghề

Thứ ba, bổ sung các quy định nhằm tạo ra hành lang pháp lý nhằm nâng cao cơ chế và vai trò quy hoạch để giúp người dân hiểu được tầm quan trọng của quy hoạch Bên cạnh đó cần bổ sung các chính sách khuyến khích các chủ thể thực hiện nghiêm túc công tác quy hoạch gắn với hoạt động quản lý chất thải làng nghề, hỗ trợ tài chính và khuyến khích người dân di dời tới khu vực sản xuất tập trung

Thứ tư, bổ sung các quy định về loại hình quy hoạch nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể lựa chọn dựa vào tình hình thực tế, phù hợp với địa phương Tác giả đề xuất các loại hình là: quy hoạch tập trung theo quy mô nhỏ, quy hoạch phân tán tại chỗ và quy hoạch phân tán kết hợp tập trung

3.2.2 Hoàn thiện các quy định về đánh giá chất thải làng nghề

Việc đánh giá chất thải cần được thực hiện trước khi ngành nghề đi vào hoạt động Pháp luật cần quy định rõ các trường hợp để tránh tình trạng các cơ sở trốn tránh nghĩa vụ Trong trường hợp các cơ sở thiếu báo cáo đánh giá chất thải làng nghề do họ đã hoạt động trước khi có quy định hoặc trong trường hợp có sự thay đổi về đối tượng phải lập báo cáo thì cần có quy định các cơ sở này phải lập đề án bảo vệ môi trường, trong đó nêu rõ các phương pháp đánh giá và quản lý chất thải Trong trường hợp các cơ sở thiếu báo cáo do họ cố tình không lập, cố tình vi phạm các quy định pháp luật, nhà nước cần đưa ra chế tài xử phạt và răn đe, từ đó thúc đẩy thực hiện báo cáo để nâng cao hiệu quả thực thi

3.2.3 Hoàn thiện các quy định về kiểm soát chất thải tại các làng nghề

Thứ nhất, các quy định, hướng dẫn về quản lý chất thải nguy hại đối với khu vực làng nghề

Mặc dù việc quản lý chất thải đã được nhà nước quan tâm từ các khâu như thu gom, vận chuyển, xử lý nhưng trên thực tế việc kiểm soát chất thải tại các làng nghề vẫn tồn tại rất nhiều hạn chế có thể kể tới như: phát sinh chất thải nguy hại từ chủ nguồn thải nhỏ hoặc các địa phương ở vùng xa, chỉ thu gom

95 được một phần chất thải, số còn lại lưu giữ tại nơi phát sinh, được các làng nghề thu gom, tái chế chưa đảm bảo yêu cầu về môi trường hoặc thậm chí bị đổ lẫn vào chất thải sinh hoạt và chôn lấp chung tại bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt; nhiều chủ nguồn thải chất thải nguy hại trốn tránh việc chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vị có chức năng xử lý phù hợp để cắt giảm chi phí xử lý; một số trường hợp khi chuyển giao chưa sử dụng chứng từ chất thải nguy hại đúng quy định; một số trường hợp khác tự xử lý bằng công nghệ không đảm bảo yêu cầu về Bảo vệ môi trường và chưa được Sở Tài nguyên và Môi trường cho phép Hầu hết các cơ sở xử lý chất thải nguy hại do khối tư nhân đầu tư, xây dựng và vận hành nên dẫn đến tình trạng đầu tư phân tán, nhỏ lẻ, chưa có cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung, quy mô lớn Bên cạnh đó, việc ký hợp đồng vận chuyển, xử lý rác thải với các cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng, đã được cấp phép gặp khó khăn do giá thành vận chuyển và xử lý thường cao hơn dẫn tới chi phí thực hiện công tác quản lý chất thải rất lớn, từ đó dễ dẫn đến tình trạng chủ các nguồn thải tại làng nghề chỉ ký hợp đồng để hợp lệ thủ tục theo quy định Do đó, cần bổ sung các quy định, hướng dẫn về quản lý chất thải nguy hại đối với khu vực làng nghề nhằm tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc, buộc các chủ thể phải tuân thủ; đồng thời bổ sung các quy định về trách nhiệm thanh tra kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý chất thải tại các làng nghề [18]

Thứ hai, đối với hợp đồng dịch vụ quản lý chất thải nguy hại

Theo quy định, khi chủ nguồn thải chất thải nguy hại muốn chuyển giao cho các chủ thể kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại thì bắt buộc phải thiết lập hợp đồng dịch vụ quản lý chất thải nguy hại để chuyển giao trách nhiệm quản lý, được xác lập bằng văn bản và ký kết giữa chủ nguồn thải và chủ thể cung ứng dịch vụ Hợp đồng dịch vụ quản lý chất thải nguy hại là cơ sở quan trọng để các bên ràng buộc lẫn nhau về quyền và nghĩa vụ cũng như các trách nhiệm sau khi chuyển giao, để giải quyết tranh chấp và yêu cầu bồi thường

96 thiệt hại khi có tranh chấp và thiệt hại xảy ra trên thực tế Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề pháp lý bất cập liên quan đến việc điều chỉnh loại hợp đồng này

Về hình thức, pháp luật không quy định hướng dẫn rõ ràng về hình thức, biểu mẫu của hợp đồng dịch vụ quản lý chất thải nguy hại, dẫn đến tình trạng không tạo được sự thống nhất về mặt hình thức, gây khó khăn cho các chủ thể trong việc tiếp cận, xây dựng các hợp đồng dịch vụ quản lý, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát loại hợp đồng này do các chủ thể giao kết hợp đồng sử dụng rất nhiều loại mẫu hợp đồng khác nhau

Về nội dung, mặc dù về cơ bản các bên được quyền tự do thỏa thuận các nội dung điều khoản liên quan bên trong hợp đồng nhưng nếu không có sự quy định hướng dẫn cụ thể sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng các nội dung được thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ quản lý chất thải nguy hại đôi khi lại không đầy đủ hoặc thậm chí thỏa thuận sai quy định pháp luật Để khắc phục những điểm bất cập trong hợp đồng kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại, cần thiết phải ban hành một văn bản quy phạm pháp luật quy định hướng dẫn các biểu mẫu hợp đồng dịch vụ dành riêng cho hoạt động quản lý chất thải nguy hại Theo tác giả, hợp đồng dịch vụ quản lý chất thải nguy hại cần được chia thành ba loại giống như hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, gồm: hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại; hợp đồng dịch vụ thu gom và vận chuyển chất thải nguy hại; hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải nguy hại Tương ứng với từng loại hợp đồng sẽ có một biểu mẫu hướng dẫn cụ thể thống nhất về mặt nội dung, hình thức

Về nội dung biểu mẫu hợp đồng, pháp luật có thể sử dụng kinh nghiệm của Luật Thương mại năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015 Cụ thể, trong nội dung của hợp đồng chuyển giao trách nhiệm quản lý chất thải nguy hại cần phải

97 có các điều khoản điều chỉnh các vấn đề về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng như: Trách nhiệm giao chất thải nguy hại và chứng từ liên quan; địa điểm, thời hạn giao chất thải nguy hại; thời điểm chuyển rủi ro; trách nhiệm của các bên trong việc phân loại, bảo quản, lưu giữ chất thải nguy hại trước và sau khi chuyển giao; trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại khi giao không đúng loại chất thải nguy hại đã được quy định trong hợp đồng; trách nhiệm của chủ xử lý chất thải nguy hại đối với chủ nguồn thải khi không đảm bảo điều kiện để hành nghề quản lý chất thải nguy hại, hoặc không đảm bảo đúng quy trình, kỹ thuật trong quá trình quản lý chất thải nguy hại gây ra hậu quả về môi trường… Đặc biệt, cần bắt buộc phải quy định cụ thể trong hợp đồng về thời gian tiếp nhận chất thải nguy hại và xử lý chất thải nguy hại sau khi chuyển giao để tránh trường hợp chủ cung ứng dịch vụ không thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại đúng theo yêu cầu, dẫn đến tình trạng chất thải nguy hại không được xử lý, ứ đọng lại gây nguy hiểm cho môi trường và con người Đồng thời, trong hợp đồng cũng cần phải quy định rõ chủ nguồn thải có quyền giám sát quá trình xử lý chất thải nguy hại của bên cung ứng dịch vụ, bởi do hiện nay pháp luật không còn quy định trách nhiệm giám sát của chủ nguồn thải chất thải nguy hại sau khi chuyển giao chất thải nguy hại Việc quy định như vậy sẽ điều chỉnh hợp đồng một cách chi tiết hơn mà không sợ bị chồng lấn giữa các quy định pháp luật, từ đó góp phần giảm thiểu các rủi ro pháp lý và những tranh chấp không đáng có có thể phát sinh, cũng như giúp đạt được mục đích quản lý chất thải nguy hại một cách có hệ thống, an toàn, tránh được tình gian dối trong quá trình xử lý Ngoài ra pháp luật cần phải quy định rõ trong hợp đồng phải có các điều khoản về vấn đề đảm bảo quyền lợi của bên sử dụng dịch vụ quản lý chất thải nguy hại khi bên cung cấp dịch vụ có sự điều chỉnh hoặc cấp lại giấy phép theo quy định của pháp luật

Thứ ba, trách nhiệm giám sát của chủ nguồn thải sau khi ký hợp đồng dịch vụ quản lý chất thải nguy hại

Tại hông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 30 tháng 06 năm 2015 về quản lý chất thải nguy hại đã bỏ trách nhiệm giám sát hoạt động quản lý chất thải nguy hại của chủ nguồn thải sau khi thực hiện chuyển giao Việc bỏ đi quy định này đã tạo được sự tinh giản, khả thi trong việc ràng buộc trách nhiệm đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại Mặc dù vậy, trên nguyên lý người sản sinh chất thải phải chịu trách nhiệm tới cùng đối với chất thải phát sinh [11], trách nhiệm tiếp tục giám sát quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại đóng vai trò cực kì quan trọng Trong trường hợp chủ nguồn thải không thực hiện việc kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý chất thải nguy hại sau khi chuyển giao sẽ rất dễ xảy ra tình trạng các chủ thể cung ứng dịch vụ không thực hiện theo đúng yêu cầu quản lý đặt ra, gây nguy hiểm cho môi trường và con người nếu chất thải nguy hại không được xử lý đúng theo quy trình kỹ thuật Chính vì lẽ đó, cần thiết phải xây dựng điều khoản trong hợp đồng về việc tiếp tục giám sát quá trình xử lý của bên cung ứng dịch vụ nhằm đảm bảo hoạt động xử lý chất thải nguy hại đạt yêu cầu, không để lại tác động xấu tới môi trường xung quanh

Ngày đăng: 14/11/2024, 15:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w