1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Dạy học tích hợp kết hợp Định hướng nghề nghiệp tương lai từ gdpt 2006 Đến Đổi mới gdpt 2018 chủ Đề nguyên tử và nguyên tố hóa học chuyên gia dinh dưỡng

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dạy học tích hợp kết hợp định hướng nghề nghiệp tương lai theo GDPT 2018. Chủ đề: Nguyên tử và nguyên tố hóa học chuyên gia dinh dưỡng khối 10
Tác giả Phạm Hùng Cường, Đỗ Thanh Dũng, Phạm Thị Oanh, Đỗ Thị Hoa, Vũ Thị Thảo
Trường học Trường THPT Bình Minh
Chuyên ngành Hóa học
Thể loại Sáng kiến
Năm xuất bản 2023
Thành phố Ninh Bình
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Tên sáng kiến DẠY HỌC TÍCH HỢP KẾT HỢP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP TƯƠNG LAI THEO GDPT 2018

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến

DẠY HỌC TÍCH HỢP KẾT HỢP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP TƯƠNG

LAI THEO GDPT 2018

CHỦ ĐỀ: NGUYÊN TỬ VÀ NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

CHUYÊN GIA DINH DƯỠNG

KHỐI 10

Đồng tác giả

1 PHẠM HÙNG CƯỜNG Giáo viên

2 ĐỖ THANH DŨNG Giáo viên

3 PHẠM THỊ OANH Giáo viên

5 VŨ THỊ THẢO Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Bình Minh

Ninh Bình, tháng 05 năm 2023

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng sáng cấp Sở

Chúng tôi gồm:

Số

TT

Họ và tên Ngày tháng

năm sinh

Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)

Chức danh Trình

độ chuyên môn

Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo

ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả (nếu có)

1 Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng

Là đồng tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:

DẠY HỌC TÍCH HỢP KẾT HỢP ĐỊNH HƯỚNG

NGHỀ NGHIỆP TƯƠNG LAI THEO GDPT 2018

CHỦ ĐỀ: NGUYÊN TỬ VÀ NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

CHUYÊN GIA DINH DƯỠNG

KHỐI 10

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục

4 Nội dung sáng kiến

4.1 Giải pháp cũ

Trang 3

Theo phương pháp cũ thì việc xây dựng tiến trình bài dạy với những phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực Nội dung của giáo án được GV trích dẫn hay giảng giải từ nội dung của sách giáo khoa (SGK), khi lên lớp GV cứ việc tuân theo giáo án mà thực hiện từ đầu đến kết thúc Đặc biệt GV ít khi lồng ghép kiến thức liên môn, nếu có cũng không định hướng nghề nghiệp cho các các em khi tốt nghiệp THPT

Thông thường giáo án soạn theo phương pháp cũ được GV xây dựng theo cấu trúc của một giờ học gồm các bước như sau:

- Kiểm tra bài cũ

- Giới thiệu bài mới

- Dạy bài mới

- Luyện tập, củng cố kiến thức hình thành ở học sinh (HS)

- Hướng dẫn HS làm việc ở nhà

Cấu trúc một theo phương pháp truyền thống ở trên cho thấy sự sắp xếp một cách công thức, cứng nhắc, chi tiết, đầy đủ những việc làm của GV và HS theo một trình tự nhất định

Các phương pháp GV thường sử dụng trong bài dạy là:

- Phương pháp thuyết trình nêu vấn đề

- Làm việc với sách giáo khoa

- Phương pháp đàm thoại (vấn đáp)

Hiện nay, việc thực hiện chương trình và SGK mới đã góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa HS SGK đã được thiết kế cho GV dễ dàng tổ chức các hoạt động học tập Các tình huống có vấn đề, các câu hỏi tìm tòi cũng được đặt ra, mặc dù chưa nhiều nhưng đã mang tính gợi ý giúp cho GV định hướng phương pháp Khi dự giờ một số GV, chúng tôi thấy phương pháp chủ đạo của đa số GV khi giảng dạy là nêu vấn đề, thuyết trình kết hợp với đàm thoại để

Trang 4

làm rõ từng vấn đề, cuối cùng là làm bài tập củng cố Phương pháp dạy học trên về ưu điểm đã tạo được sự hứng thú cho HS khi bắt đầu bài học bằng cách nêu vấn đề HS được GV giảng giải kĩ lưỡng từng vấn đề cùng với một số câu hỏi phát vấn cũng phần nào phát huy được tính tích cực của các em trong hoạt động học tập HS nắm được một số kiến thức cơ bản của bài Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng những phương pháp như

đã nêu trên thì cũng có những hạn chế nhất định như đối với PP thuyết trình, HS sẽ dễ rơi vào tình trạng thụ động, phải cố gắng nghe để hiểu, ghi nhớ và không có cơ hội trình bày ý kiến riêng của mình dẫn đến thói quen thụ động chờ đợi ý kiến giải thích của GV Hay PP làm việc với SGK thì kiến thức trong SGK chỉ hạn chế trong lượng kiến thức của môn học, chưa đề cập được hết tất cả các kiến thức, tình huống mà HS

sẽ gặp trong cuộc sống Đối với PP đàm thoại, nếu vận dụng không khéo sẽ dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng đến kế hoạch lên lớp, biến vấn đáp thành cuộc đối thoại giữa

GV và một vài HS, không thu hút toàn lớp tham gia vào hoạt động chung Nếu câu hỏi đặt ra chỉ đòi hỏi nhớ lại tri thức một cách máy móc thì sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy lôgic, tư duy

4.2 Giải pháp mới

Nhận thấy được vai trò của dạy học tích hợp liên môn, nhóm tác giả minh họa một số bài dạy trong chương trình lớp 10

Nội dung chính của giải pháp mới là vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học 10 có sự kết hợp với nhiều phương pháp dạy học tích cực (kĩ thuật giao nhiệm

vụ, làm việc nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn…) để nâng cao hiệu quả giảng dạy và phát triển năng lực HS, tránh sự nhàm chán cho môn học, khắc phục lối truyền thụ kiến thức một chiều

Tùy vào từng bài, từng nội dung cụ thể của môn lớp 10 mà GV vận dụng kiến thức liên môn cho phù hợp nhằm phát huy các năng lực của HS, để việc giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề nảy sinh trong dạy học được sâu sắc hơn Đồng thời phối kết hợp với các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất trong dạy và học, phát huy tối đa năng lực của HS Điều này đòi hỏi GV phải chuẩn bị kĩ từ khâu nghiên cứu bài học, tìm tài liệu, lên kế hoạch dạy học, thiết kế tiến trình dạy học, đưa

Trang 5

ra hệ thống các câu hỏi phù hợp, logic để trên cơ sở đó HS tự tìm ra kiến thức bài học

GV cần phải nắm được lý thuyết về các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và phải sử dụng linh hoạt, phù hợp đối với mỗi nhiệm vụ học tập đề ra cho HS

Ngành Công nghiệp thực phẩm từ lâu đã được Nhà nước và xã hội quan tâm, đây được coi là nhiệm vụ liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội, bảo vế sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng đến tiến trình hội nhập của Việt Nam

Trong đó ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ và mang lại nhiều cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp trong và ngoài nước Chế biến thực phẩm hiện là một trong những ngành công nghiệp được Việt Nam ưu tiên phát triển nhằm nâng cao sản lượng và giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến.Mặc dù được xác định là một trong những ngành công nghiệp chủ lực, phục vụ xuất khẩu, nhưng hiện nay mức độ đầu tư vào ngành chế biến thực phẩm của Việt Nam vẫn còn khá hạn chế

Chính vì những yếu tố này chúng tôi đã cùng nhau xây dựng ý tưởng cũng như một số nội dung để tiến hành định hướng cho HS thấy được tầm quan trọng cũng như tương lai phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm.Từ đó giúp các em định hướng nghề nghiệp hướng đến ngành thực phẩm cũng như các vấn đề về dinh dưỡng, thực phẩm

Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực GV có thể vận dụng đó là:

1 PP dạy học nhóm

a) Các năng lực có thể hình thành qua phương pháp này

Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ có tác dụng phát triển năng lực giao tiếp, tăng cường sự tự tin cho HS; năng lực hợp tác làm việc nhóm; năng lực sáng tạo, tự lực và tính trách nhiệm của HS

b) Cách tiến hành:

Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học, hoặc cũng có thể tìm hiểu một chủ đề mới Được triển khai theo cách sau:

Trang 6

PHỤ LỤC I

DẠY HỌC TÍCH HỢP KẾT HỢP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP TƯƠNG

LAI

CHỦ ĐỀ: NGUYÊN TỬ VÀ NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

CHUYÊN GIA DINH DƯỠNG

KHỐI 10 1.Mục tiêu dạy học

1.1.Kiên thức

VẬT LÝ

Bài 2: Thuyết electron, định luật bảo toàn

điện tích – Vật lý 11

- Trình bày được nội dung thuyết electron

- Nội dung định luật bảo toàn điện tích

- Lấy được ví dụ về các cách nhiễm điện

- Biết cách làm nhiễm điện các vật

1

HOÁ HỌC

Bài 1 Thành phần nguyên tử - Hoá học

10

• - Học sinh nêu được thành phần nguyên tử gồm: vỏ nguyên tử và hạt nhân

• - Chỉ ra được kích thước, khối lượng và điện tích của các hạt tạo thành nguyên tử

Bài 2 Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học, đồng vị - Hóa học 10

BÀI 1 – 1 BÀI 2 – 2

Trang 7

• Học sinh nêu được điện tích của hạt nhân,

Số khối của hạt nhân nguyên tử Nguyên tử khối

• Cách tính nguyên tử khối Định nghĩa nguyên tố hoá học trên cơ sở đthn số hiệu ngyên tử Kí hiệu nguyên tử

SINH HỌC

Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng (Sinh học 11)

- Nêu được các khái niệm: nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu, nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng

- Trình bày được vai trò đặc trưng nhất của các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu

- Liệt kê được các nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây, dạng phân bón cây hấp thụ được

Bài 4: Các nguyên tố hóa học và nước (Sinh học 10)- Mục I

- Học sinh nắm được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào

- Nêu được vai trò của nguyên tố đa lượng và

vi lượng

BÀI 4(LỚP 10) – ½ BÀI 4 (LỚP 11) – ½

Trang 8

HƯỚNG

NGHIỆP

- Hiểu được chuyên gia dinh dưỡng là gì?

- Hiểu được vitamin, giá trị và lợi ích trong từng thực phẩm

- Công việc chuyên gia dinh dưỡng làm gì?

- Học nghề chuyên gia dinh dưỡng ở đâu

1

1.2 Kỹ năng

- Hợp tác để giải quyết các nhiệm vụ học tập

- Tìm kiếm, chọn lọc, xử lý và lưu giữ được thông tin cần thiết trên Internet và sử dụng môi trường tương tác trên mạng

- Quan sát, mô tả được một số biểu hiện thiếu nguyên tố khoáng của cây

- Định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT

1.3 Thái độ

- Trình bày được lý do vì sao học về cấu tạo nguyên tử, thuyết electron, định luật bảo toàn điện tích và vai trò của các nguyên tố hóa học với sự sống

- Vận dụng được văn hóa và pháp luật tôn trọng bản quyền trí tuệ trong xã hội tin học hóa Đề xuất được cách sống hòa nhập cộng đồng: tôn trọng, đoàn kết

và tích cực tham gia các hoạt động tập thể

- Ý thức được ý nghĩa của việc bón phân hợp lí và bảo vệ môi trường Xây dựng

ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng, các chất dinh dưỡng đối với cơ thể con người

- Tạo hứng thú học Vật lý, Sinh học, Hoá học, Hướng nghiệp cho học sinh

- Cẩn thận, trung thực, hợp tác trong các hoạt động

Trang 9

- Hướng nghiệp cho học sinh yêu thích môn khoa học tự nhiên từ đó tạo hứng thú để chọn các trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp sau khi tốt nghiệp

THPT

2 Năng lực hướng tới

- Năng lực tự học, sáng tạo và giải quyết vấn đề: đưa ra phán đoán trong quá trình tìm hiểu các hiện tượng trong các thí nghiệm mô phỏng

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ nói và viết: nói và giải thích đúng các thuật ngữ khoa học như: nguyên tử, hạt nhân, elctron, proton, nơtron, nguyên tử khối, số khối, nguyên tố hóa học, đồng vị, nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng

- Năng lực hợp tác và giao tiếp: kỹ năng làm việc nhóm và đánh giá lẫn nhau

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: soạn thảo trình bày báo cáo kết quả hoạt động và báo cáo sản phẩm học tập

3.Đối tượng dạy học

Trường THPT Bình Minh –

Kim Sơn – Ninh Bình

10

4 Thiết bị dạy học và học liệu

4.1 Thiết bị dạy học

- Máy chiếu

- Phòng học bộ môn

- Vi deo, hình ảnh liên quan đến các nguyên tố học học, đa lượng, vi lượng có trong thực phẩm

Trang 10

4.2 Học liệu

4.2.1 Thành phần cấu tạo của nguyên tử Kích thước, khối lượng nguyên tử

a) Thành phần cấu tạo của nguyên tử

a.1 Lớp vỏ

Gồm các hạt mang điện âm gọi là electron (hay điện tử) Khối lượng của các

electron đều bằng nhau và xấp xỉ bằng 1/1840 khối lượng của nguyên tử hiđro là nguyên tử nhẹ nhất, tức là bằng: me = 9,1095.10-31 kg hay bằng 0,00055 đơn vị Cacbon (đv.C)

Điện tích của các electron đều bằng nhau và bằng -1,6.10-19 Culông

Đó là điện tích nhỏ nhất, vì vậy được gọi là điện tích nguyên tố

* Hạt nhân nguyên tử gồm các hạt proton và nơtron

Proton Proton có điện tích đúng bằng điện tích của electron nhưng ngược dấu tức

là bằng +1,6.10-19 Culông

Như vậy proton và electron cùng mang một điện tích nguyên tố, có dấu ngược

nhau Để thuận tiện, người ta quy ước lấy điện tích nguyên tố làm đơn vị, coi điện tích của electron là 1- và điện tích của proton là 1+

Nơtron Hạt nơtron không mang điện, có khối lượng xấp xỉ bằng khối lượng của

proton và bằng:

mp = mn = 1,67.10-27 kg hay xấp xỉ bằng 1 đv.C

b) Kích thước, khối lượng của nguyên tử

Trang 11

THÔNG TIN HỎI ĐÁP:

Liên hệ dịch vụ viết thuê sáng kiến kinh nghiệm

giúp sớm nhất

Ngày đăng: 13/11/2024, 21:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w