1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Pháp luật về kiểm soát hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và thực tiễn thực hiện tại việt nam

23 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về kiểm soát hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và thực tiễn thực hiện tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Hồ Quỳnh Giang, Nguyễn Phan Huyền Linh, Hồ Mạnh Hưng
Người hướng dẫn ThS. Trần Thị Tâm Hảo
Trường học Trường Đại học Gia Định
Chuyên ngành Luật Kinh Doanh
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 90,63 KB

Nội dung

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI – NGÔN NGỮPHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI VIỆT NAM TIỂU LUẬN MÔN LUẬT CẠNH TRANH Chuyên ngành: Luật Kinh Doa

Trang 1

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI – NGÔN NGỮ

PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH

VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN

TẠI VIỆT NAM

TIỂU LUẬN MÔN LUẬT CẠNH TRANH

Chuyên ngành: Luật Kinh Doanh

Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNHKHOA KHOA HỌC XÃ HỘI – NGÔN NGỮ

PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH

VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN

TẠI VIỆT NAM

TIỂU LUẬN MÔN LUẬT CẠNH TRANH

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 7

LỚP: K15LKD01 GVGD: ThS TRẦN THỊ TÂM HẢO

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM ST

T Họ và tên MSSV Ghi chú

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Xin cam đoan tiểu luận “Pháp luật về Kiểm soát hành vi thỏa thuận

hạn chế cạnh tranh và thực tiễn thực hiện tại Việt Nam” do chính nhóm tác

giả thực hiện và được tiến hành công khai, minh bạch Các số liệu và kết quảnghiên cứu được thực hiện một cách trung thực, các thông tin trích dẫn được ghi

rõ nguồn gốc

Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 12 năm 2023

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại học Gia

Định đã đưa bộ môn “Luật Cạnh tranh” vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên bộ môn – ThS Trần Thị Tâm Hảo.

Trong thời gian vừa qua được học lớp của thầy, chúng em đã được tiếp cận với nhiều kiến thức bổ ích và rất cần thiết cho quá trình học tập, làm việc sau này của chúng em.

Bộ môn “Luật Cạnh tranh” là một môn học thú vị và vô cùng bổ ích Tuy

nhiên, những kiến thức về môn học này của chúng em vẫn còn nhiều hạn chế.

Do đó, bài tiểu luận của chúng em khó tránh khỏi những sai sót Kính mong thầy cô xem xét và góp ý giúp bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2

LỜI CAM ĐOAN 3

LỜI CẢM ƠN 4

MỤC LỤC 5

DANH MỤC VIẾT TẮT 7

PHẦN MỞ ĐẦU 8

1 Lý do chọn đề tài 8

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 9

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 9

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 9

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

3.1 Đối tượng nghiên cứu 10

3.2 Phạm vi nghiên cứu 10

4 Phương pháp nghiên cứu 10

PHẦN NỘI DUNG 12

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH 12

1 Hành vi hạn chế cạnh tranh 12

1.1 Khái niệm 12

1.2 Đặc điểm của hành vi hạn chế cạnh tranh: 12

1.3 Các dạng hành vi hạn chế cạnh tranh 13

2 Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 13

2.1 Khái niệm 13

2.2 Đặc điểm của hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 14

2.3 Phân loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 16

CHƯƠNG 2 KIỂM SOÁT HÀNH VI THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH 16

1 Pháp luật về kiểm soát TTHCCT 16

2 Quy định pháp luật về kiểm soát TTHCCT ở Việt Nam 17

3 Những thành tựu của pháp luật về kiểm soát TTHCCT của Việt Nam 18

4 Những hạn chế của pháp luật về kiểm soát TTHCCT của Việt Nam 19

KẾT LUẬN 21

Trang 7

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 8

DANH MỤC VIẾT TẮT ST

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh mở cửa thị trường và hội nhập nền kinh tế quốc tế, việctạo dựng và duy trì môi trường kinh doanh bình đẳng, kiểm soát độc quyền,chấm dứt hạn chế cạnh tranh, bảo vệ quyền và lợi ích người tiêu dùng là mộttrong những nhiệm vụ quan trọng của nền kinh tế thị trường Để đạt được nhữngmục tiêu nêu trên, Nhà nước – với tư cách là người quản lý xã hội, song songvới các chính sách phát triển kinh tế cần phải xây dựng và ban hành các chínhsách pháp luật về cạnh tranh Ở Việt Nam, sự ra đời của Luật Cạnh tranh nhằmtạo lập, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền thươngmại là biểu hiện tích cực của nỗ lực quản lý xã hội của đất nước và cũng là mộtbước đi về mặt thể chế Nội dung nghị quyết Đại hội IX Đảng Cộng sản TrungQuốc: “Cơ chế thị trường đòi hỏi hình thành môi trường cạnh tranh lành mạnh,hợp pháp, văn minh” Nhà nước tạo môi trường pháp lý tốt đẹp, bình đẳng chodoanh nghiệp cạnh tranh, hợp tác và phát triển…” Trong quá trình phát triểnkinh tế xã hội, việc đưa ra các quy định nhằm hạn chế cạnh tranh không lànhmạnh là vô cùng cần thiết Ngoài ra, cạnh tranh chắc chắn là một trong nhữngquy luật phát triển của kinh tế thị trường Việt Nam đang phát triển nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và cần phải chấp nhận những quy luậtnày, trong đó có quy luật về cạnh tranh Trong bối cảnh hiện nay, càng thấy rõ

sự cạnh tranh trên các lĩnh vực nhìn chung ngày càng khốc liệt và quyết liệt hơn

Vì vậy, việc thiết lập hành lang pháp lý là cần thiết để đảm bảo cạnh tranh lànhmạnh Bằng cách này, không chỉ cần tăng cường chỉ đạo mà còn phải bảo đảmxây dựng, củng cố hệ thống pháp luật phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế,

xã hội khu vực và thế giới hiện nay

Một điều dễ dàng nhận thấy chính là yêu cầu về nâng cao hiệu quả hợptác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏiNhà nước với tư cách là chủ thể có quyền và trách nhiệm quản lý kinh tế – xãhội phải đảm bảo sự lành mạnh của thị trường Trên thực tế, Luật Cạnh tranh

2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với hành vi thỏa thuận và các vấn

đề pháp lý liên quan Trên cơ sở đó, các quy định cụ thể đã được bổ sung đểđảm bảo doanh nghiệp tham gia thị trường một cách lành mạnh Trên cơ sở đóbảo đảm sự tham gia lành mạnh của doanh nghiệp vào thị trường Đồng thời,các quy định này cũng đáp ứng phần nào nhu cầu bảo vệ pháp lý của nền kinh

tế cơ chế thị trường, môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì trong thực tế ở Việt Namtrong giai đoạn hiện nay việc xảy ra hiện tượng về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Trang 10

cạnh tranh đã gặp nhiều hạn chế trong thực tế Hàng loạt vụ việc về thỏa thuậnhạn chế cạnh tranh được phát hiện Điều này có thể cho thấy rằng mặc dù LuậtCạnh tranh và hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành đã được ban hànhnhưng trong cộng đồng kinh doanh vẫn chưa có được sự thấu hiểu chặt chẽ vềcác khái niệm liên quan Nguyên nhân xuất phát trừ những hạn chế, bất cập,chưa bảo đảm sự thích ứng với môi trường kinh doanh cũng như chưa đáp ứngđược yêu cầu trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế Do đó chúng tôi lựa chọn đềtài: “Pháp luật về Kiểm soát hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và thực tiễnthực hiện tại Việt Nam” để làm đề tài tiểu luận nghiên cứu với mong muốn sẽgóp một phần nhỏ tìm ra những nguyên nhân của bất cập trong các quy định củapháp luật cạnh tranh nói chung, pháp luật về kiểm soát hành vi thỏa thuận hạnchế cạnh tranh của các doanh nghiệp nói riêng ở nước ta hiện nay nhằm thể hiện

sự tâm huyết đối với đề tài này

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ các vấn đề lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng có mụcđích nghiên cứu là phân tích rõ nguyên nhân của các ưu và khuyết điểm, rút racác bài học kinh nghiệm, từ đó xác định quan điểm và giải pháp bảo đảm thihành pháp luật về kiểm soát TTHCCT ở Việt Nam hiện nay để bảo vệ cạnhtranh, bảo vệ môi trường kinh doanh, bảo vệ quyền tự do kinh doanh và cạnhtranh, thông qua đó góp phần xây dựng nền KTTT định hướng XHCN và thựchiện chủ trường hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tiểu luận có những nhiệm vụ sau đây:

Thứ nhất, xây dựng khái niệm thực hiện pháp luật về kiểm soát TTHCCT;

làm sõ nội dung, hình thứ, chủ thể, vai trò và các điều kiện đảm bảo thực hiệnpháp luật về kiểm soát TTHCCT; nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để tìm ranhững giá trị cần học tập về thực hiện pháp luật về kiểm soát TTHCCT

Thứ hai, phân tích những ưu điểm, hạn chế của pháp luật về kiểm soát

TTHCCT hiện nay, phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cậptrong thực hiện pháp luật về kiểm soát TTHCCT ở Việt Nam, đồng thời chỉ rõnguyên nhân của những hạn chế và bất cập đó, rút ra các bài học kinh nghiệm

Trang 11

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề thực hiệnpháp luật về kiểm soát TTHCCT ở Việt Nam dưới góc độ của chuyên ngành LuậtKinh doanh

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu thực hiện pháp luật về kiểm soátTTHCCT từ khi Luật Cạnh tranh 2018 có hiệu lực thi thành từ ngày 01/07/2019đến nay

- Về mặt không gian: Đề tài Pháp luật về Kiểm soát hành vi TTHCCT vàthực tiễn thực hiện tại Việt Nam từ đó rút ra bài học kinh nghiệm

- Về mặt nội dung: Do Luật Cạnh tranh 2018 không chỉ điều chỉnhTTHCCT theo chiều ngang mà còn theo chiều dọc nên đề tài nghiên cứu về thựchiện pháp luật về kiểm soát TTHCCT với các TTHCCT theo chiều ngang lẫnchiều dọc

4 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các mục đích nghiên cứu đặt ra, trong quá trình nghiên cứuluận án đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:

Thứ nhất, phương pháp phân tích, bình luận, diễn giải được sử dụng chủ

yếu trong toàn bộ bài luận, khi nghiên cứu tổng quan những vấn đề pháp luật vềhành vi kiểm soát hạn chế cạnh tranh và thực tiễn hiện tại tại Việt Nam, khiphân tích, bình luận, diễn giải các quy định pháp luật về kiểm hành vi TTHCCT

Thứ hai, phương pháp so sánh – đối chiếu, trong quá trình nghiên cứu đề

tài sử dụng phương pháp so sánh nhằm đối chiếu các quy định pháp luật trongLuật Cạnh tranh 2018 để xem xét, đánh giá các nội dung pháp luật

Thứ ba, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê, v.v… được sử dụng

trong một số nội dung của bài luận khi tìm hiểu thực trạng mô hình cơ quancạnh tranh quốc gia, khi bình luận, diễn giải các quy định pháp luật Việt Nam vàtrong việc kiểm soát hành vi TTHCCT…

Ngoài những phương pháp chủ yếu nêu trên, luận án còn sử dụng cácphương pháp nghiên cứu chung bao gồm: (i) Phương pháp nghiên cứu liênngành, được sử dụng trong quá trình nghiên cứu kết hợp các học thuyết kinh tế

và pháp lý nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận về hành vi hạn chế cạnh tranh vàpháp luật kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, (ii) Phương pháp luận nghiêncứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin;

Trang 12

Chí Minh về xây dựng Nhà nước và pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Trang 13

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI THỎA THUẬN HẠN

Khoản 1 Điều 81 Hiệp ước Rome nghiêm cấm mọi thỏa thuận giữa cácdoanh nghiệp, mọi quyết định của hiệp hội doanh nghiệp và mọi hành động phốihợp có khả năng ảnh hưởng đến trao đổi thương mại giữa các quốc gia thànhviên và có mục đích hoặc hệ quả phản cạnh tranh

Hành vi HCCT được giải thích tại khoản 2 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018

như sau: “Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác động hoặc có khả

năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền”.

So với Luật Cạnh tranh năm 2004 loại bỏ các hành vi tập trung kinh tế vàđịnh nghĩa của tác giả Garner trong từ điển Black, theo nguyên tắc hành viHCCT, hành vi HCCT thường là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm Xét đến lợiích các bên và lợi ích công cộng, định nghĩa trong Luật Cạnh tranh 2018 có phầnhạn hẹp

1.2 Đặc điểm của hành vi hạn chế cạnh tranh:

* Về chủ thể:

- Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận cùng trên thị trường liên quan;

- Các doanh nghiệp phải hoạt động độc lập với nhau và không có ngườiliên quan theo quy định của Luật Doanh nghiệp, không cùng một tập đoàn kinhdoanh hoặc không cùng là thành viên của tổng công ty Do tính chất của tậpđoàn kinh tế nêu trên, việc hành xử thống nhất của một công ty, một tập đoànkinh tế hoặc công ty mẹ, công ty con dù có nhiều thành viên nhưng cũng chỉ làmột thực thể thống nhất và do đó không được coi là một thỏa thuận theo phápluật cạnh tranh

Trang 14

hiện trong quá trình kinh doanh Chủ thể thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranhchính là các chủ thể kinh doanh, tham gia cạnh tranh trên thị trường Chủ thểthực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh có thể là chủ thể có cơ cấu tổ chức chặtchẽ, tồn tại dưới các loại hình doanh nghiệp khác nhau, cũng có thể là các hộkinh doanh cá thể hay một cá nhân nào đó, miễn là chủ thể đó có thực hiện hoạtđộng kinh doanh Trong một số trường hợp đặc biệt, các chủ thể như “hiệp hộingành nghề” hay cơ quan Nhà nước cũng có thể trở thành chủ thể thực hiệnhành vi hạn chế cạnh tranh.

* Về hậu quả:

Hành vi hạn chế cạnh tranh là trái với lợi ích công cộng Hành vi hạn chếcạnh tranh gây ra tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh, gây tổn hại đếnlợi ích của nhiều chủ thể xã hội, trong đó có cả người tiêu dùng, là hành vi viphạm pháp luật và đi ngược lại lợi ích công cộng

Sự thống nhất ý chí gắn kết các doanh nghiệp độc lập với nhau, tạo nênsức mạnh chung trong mối quan hệ với khách hàng hoặc trong mối quan hệ cạnhtranh với các doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận Vì vậy, tác động đầu tiêncủa sự liên kết tới thị trường là loại bỏ sự cạnh tranh giữa các công ty tham gia.Khi nội dung thỏa thuận được hình thành thì các tiêu chuẩn chung sẽ được thiếtlập về giá cả, công nghệ, kỹ thuật, điều kiện kết giao hợp đồng,… Các doanhnghiệp là đối thủ cạnh tranh sẽ không còn cạnh tranh với nhau Thông quaquyền lực chung (nếu sự liên kết tạo ra sức mạnh thị trường) và bằng cách thựchiện hành vi hạn chế cạnh tranh, các doanh nghiệp tham gia có thể mang lại lợiích cho khách hàng bằng cách đặt ra các điều kiện giao dịch không công bằnggây bất lợi cho họ

- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh;

- Lạm dụng vị trí thống lĩnh vị trí độc quyền

Trang 15

2 Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

2.1 Khái niệm

Căn cứ vào Khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 quy định như sau:

“Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi

hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.”

2.2 Đặc điểm của hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Các quy định của pháp luật về hành vi HCCT chỉ mang tính chất tương đối

và luôn được bổ sung bởi sự linh hoạt và sáng tạo của chủ thể kinh doanh Tuynhiên, xét theo phương diện kinh tế học về TTCT và TTHCCT được liệt kê trongLuật Cạnh tranh 2018, có thể thấy hành vi TTHCCT có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, chủ thể tham gia TTHCCT là các doanh nghiệp hoạt động độc lập.

Theo quy định tại Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018 về TTHCCT bị cấm thìTTHCCT diễn ra giữa các doanh nghiệp Ở Điều 2 Luật Cạnh tranh quy định vềdoanh nghiệp bao gồm tổ chức, cá nhân kinh doanh

Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận phải hoạt động độc lập với nhau vàhoàn toàn độc lập về tài chính Hành vi thống nhất của các đơn vị thành viênhạch toán phụ thuộc trong một công ty không được coi là thỏa thuận theo phápluật cạnh tranh vì trên thực tế công ty nêu trên chỉ là một đơn vị thống nhất dùbao gồm nhiều thành viên hạch toán phụ thuộc Mặt khác, nếu doanh nghiệp bịbuộc phải làm một việc gì đó thì ý chí của doanh nghiệp tham gia thỏa thuậnphải là ý chí độc lập của chính doanh nghiệp đó, độc lập và không bị ảnh hưởngbởi bất kỳ ai Việc ra quyết định buộc công ty con phải tuân thủ không được coi

là TTHCCT TTHCCT có thể xảy ra giữa các doanh nghiệp cạnh tranh hoạtđộng trên cùng một thị trường liên quan hoặc giữa các doanh nghiệp không phải

là đối thủ cạnh tranh

Thứ hai, thoả thuận hạn chế cạnh tranh chỉ được hình thành khi có sự

thống nhất về ý chí của các bên tham gia thoả thuận Sự thống nhất cùng hànhđộng giữa các doanh nghiệp tham gia thoả thuận được thể hiện công khai hoặckhông công khai

Dấu hiệu quan trọng nhất của TTHCCT là sự thông nhất ý chí cùng hànhđộng của các bên tham gia thỏa thuận để gây HCCT về các vấn đề như: ấn địnhgiá, phân chia thị trường tiêu thụ, hạn chế nguồn cung,… Các hành vi giốngnhau của các doanh nghiệp chưa đủ để chứng minh là đã có thỏa thuận giữa họvới nhau

Để xác định được các hành vi của doanh nghiệp độc lập cấu thành thỏathuận HCCT, cơ quan có thẩm quyền phải có đủ bằng chứng kết luận giữa họ có

Ngày đăng: 13/11/2024, 20:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w