1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận nhóm môn phân tích kỹ thuật trong Đầu tư

52 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Nhóm Môn Phân Tích Kỹ Thuật Trong Đầu Tư
Tác giả Đỗ Trà My, Đỗ Quang Linh, Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Đình Ngọc Bảo
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thanh Bình, Lê Thị Nhung
Trường học Học Viện Chính Sách Và Phát Triển
Chuyên ngành Phân Tích Kỹ Thuật Trong Đầu Tư
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 4,68 MB

Nội dung

Do đó, với yêu cầu của bài tiểu luận cùng với nền tảng kiến thức đã được học qua môn phân tích kỹ thuật trong đầu tư cũng như các môn học khác, nhóm em trên vai trò là một nhà đầu tư thị

Trang 1

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

TIỂU LUẬN NHÓM MÔN PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRONG ĐẦU TƯ

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thanh Bình, Lê Thị Nhung

Nhóm thực hiện: 14 Sinh Viên Thực Hiện:

Trang 2

M Ụ C L Ụ C

CHƯƠNG 1 PHÂN TÍCH XU HƯỚNG KỸ THUẬT CỦA THỊ TRƯỜNG VNINDEX 7

CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG PHÂN TÍCH CƠ BẢN PHÂN TÍCH CTCP VIỄN THÔNG FPT (FOX) 17

2.2 Cơ sở lựa chọn danh mục đầu tư - Phương pháp CANSLIM 24

Trang 3

2.3 Áp dụng phân tích cơ bản 29

2.3.1 Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 29

3.3.5 Đường chỉ báo RSI ( Relative Strength Index - Chỉ số sức mạnh tương đối) 48

Để có thể hoàn thành bài tiểu luận một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố

gắng của cả nhóm còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy/ Cô Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Thầy TS Nguyễn Thanh Bình – người đã trực tiếp giảng dạy học phần Phân tích kỹ thuật trong đầu tư và cô Lê Thị Nhung đã

Trang 4

hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em hoàn thành bài tiểu luận này

Do kiến thức và kỹ năng cũng như khả năng tiếp cận các nguồn tài liệu còn hạn chế nên bài tiểu luận của nhóm em không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý của Thầy để bài làm được hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, tháng 4 năm 2023 Nhóm thực hiện

Nhóm 14

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của bài tiểu luận

Trên thế giới việc ứng dụng phân tích kỹ thuật (PTKT) để dự báo xu hướng giá chứng khoán, vàng, ngoại trừ việc làm thường xuyên Nó là một trong những công cụ giúp nhà đầu tư (NĐT) đưa ra quyết định lựa chọn thời điểm đầu giá trị cũng như dự báo xu hướng của giá

Trong chứng khoán có rất nhiều người giỏi, có thể coi là cao thủ Họ cũng sở hữu những phương pháp đầu tư khác nhau, được ví như những võ công cái thế Tuy nhiên, thường được xếp vào 2 trường phái cơ bản nhất là FA (fundamental analysis) và TA (technical analysis) Bậc thầy về FA có thể kể đến Benjamin Graham, Warren Buffett Còn ở trường phái TA chắc chắn là Charles Dow, William O'Neil

Phân tích cơ bản (FA) chú trọng vào các chỉ số kinh tế vĩ mô, phân tích ngành, phân tích doanh nghiệp dựa trên các dữ liệu về tài chính, tài sản, lãnh đạo, hoạt động kinh doanh, để xác định giá trị thật của cổ phiếu Sau khi định giá bằng môhình định lượng, FA sẽ đưa ra dự báo về giá cổ phiếu trong tương lai

Phân tích kỹ thuật (TA) lại tập trung vào việc phân tích biểu đồ, dự báo hành vi thị trường trong tương lai dựa trên diễn biến giá và khối lượng lịch sử TA nghiên cứu các biến động về giá, coi đó không phải là ngẫu nhiên, mà tìm ra qui luật TA coi trọng yếu tố cung cầu, luôn xác định mọi thông tin đều được phản ánh vào biểu đồ

Luôn luôn học hỏi, tìm kiếm thông tin, kiên nhẫn, tìm tòi và sáng tạo Chỉ có tựtin, trang bị đầy đủ kiến thức, có một trái tim nóng và cái đầu lạnh, mới có thể thành công trên con đường đầy chông gai như thị trường chứng khoán Do đó, với yêu cầu của bài tiểu luận cùng với nền tảng kiến thức đã được học qua môn phân tích kỹ thuật trong đầu tư cũng như các môn học khác, nhóm em trên vai trò là một nhà đầu tư thị trường chứng khoán để phân tích khả năng sinh lời của

Cổ phiếu Công ty Cổ phần viễn thông FPT(FOX)

2.Mục tiêu nghiên cứu

- Phân tích thị trường , các chỉ số cơ bản kết hợp phân tích kỹ thuật của cty FOX

- Nhận định, đánh giá về giá thị trường của cổ phiếu trên thị trường

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu : cổ phiếu FOX

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Công ty cổ phần viễn thông FPT

Trang 6

+ Về thời gian: 2019-2022

4 Phương pháp nghiên cứu

➢ Phân tích các chỉ số tài chính như:

- Khả năng thanh toán

- Cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản

- Hiệu suất hoạt động

- Hiệu quả hoạt động

- Phân phối lợi nhuận

- Giá thị trường

➢ Tiến hành so sánh

- So sánh các chỉ số của công ty qua các năm

Phân tích kỹ thuật ➢

- Xu hướng giá thị trường

- Xu hướng giá cổ phiếu

5 Kết cấu bài làm

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài làm gồm 3 chương:

Chương 1: Phân tích xu hướng kỹ thuật của thị trường VNINDEX

Chương 2: Phân tích cơ bản phân tích Công ty Cổ phần viễn thông FPT (FOX)Chương 3: Phân tích kỹ thuật của Công ty Cổ phần viễn thông FPT (FOX)

Trang 7

CHƯƠNG 1 PHÂN TÍCH XU HƯỚNG KỸ THUẬT

CỦA THỊ TRƯỜNG VNINDEX

1 Phân tích biểu đồ TA

1.1.1 Xu hướng giá cổ phiếu

Có 3 loại đồ thị thường xuyên gặp khi phân tích kỹ thuật chứng khoán là: Đồ thịhình nến, đồ thị hình thanh và đồ thị dạng đường Cụ thể đặc điểm của từng loại

đồ thị như sau:

● Đồ thị hình nến: Đây là loại biểu đồ phân tích kỹ thuật trực tuyến đượchình thành bởi 2 trục chính là: trục dọc chứa thông tin về giá và trụcngang chứa thông tin thời gian

● Biểu đồ dạng đường: Loại biểu đồ này biểu thị giá đóng cửa của phiêngiao dịch theo một đường duy nhất và phù hợp nhất khi phân tích dài hạn

Trang 8

● Biểu đồ hình thanh: Loại biểu đồ này cung cấp các chỉ số giá mở cửa, giáđóng cửa, giá sàn, giá trần Cấu tạo của biểu đồ hình thanh gồm mộtđường thẳng đứng thể hiện phạm vi giá trong phiên giao dịch và haiđường ngang thể hiện giá đóng - mở cửa.

●Phân tích TA trong TTCK những năm gần đây

Trang 9

0 Biểu đồ nến nhật:

Phiên giao dịch đầu tiên của thị trường là ngày 10/12/2021 với điểm mở cửa là1449,40 điểm.Thị trường khá ảm đạm khi mức giá chỉ chạy loanh quanh từ 1449tới 1500 trong tháng 12 và đầu tháng 1.Chỉ sôi động trở lại sau ngày 4/1 khi tănghơn 27 điểm để thiết lập mức giá cao nhất trong ngày là 1526,69 - đây gần nhưcũng là mức cao nhất của giai đoạn 6 tháng đầu năm.Sau đó trong vòng 4 tháng(tháng 1 - 4/2022), thị trường đi ngang trong vùng 1430 - 1530, trước khi xácnhận chính thức đảo ngược ngày 18/4/2022 Từ đó đến nay, thị trường đã giảmgần 500 điểm, từ đỉnh 1530 về đến 1060, tương đương giảm hơn 30%

2 Phân tích môi trường vĩ mô

2.1 Đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô thế giới

Trước tình hình lạm phát bắt đầu có xu hướng giảm ở một số nền kinh tế như

Mỹ và EU, lộ trình tăng lãi suất của ngân hàng trung ương một số nước có xuhướng chậm lại, với mức tăng nhỏ hơn (FED tăng lãi suất lần lượt 0,5 và 0,25điểm % trong tháng 12/2022 và tháng 01/2023); áp lực tỷ giá và lãi suất trongnước theo đó cũng sẽ giảm dần; trên thực tế, lãi suất huy động và cho vay củanhiều ngân hàng thương mại đã được điều chỉnh giảm trong một vài tuần trở lạiđây Đây sẽ là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và TTCKnói riêng

Bên cạnh đó, Trung Quốc đã dần nới lỏng chính sách Zero-Covid, mở cửa trởlại kể từ ngày 8/1/2023; hoạt động thông quan xuất nhập khẩu giữa Việt Nam –Trung Quốc theo đó được cải thiện

Ngoài ra, dịch bệnh được kiểm soát tốt, các yếu tố nền tảng vĩ mô và cân đốilớn cơ bản được giữ vững, trong tầm kiểm soát, các hoạt động kinh tế, tiêu dùngnội địa và du lịch quốc tế được khôi phục

Trang 10

Ngoài ra, môi trường quốc tế cũng được dự báo có nhiều khó khăn trong năm2023; việc lạm phát vẫn duy trì ở mức cao, lãi suất gia tăng trong thời gian qua

và triển vọng kinh tế tăng trưởng chậm lại của một số nền kinh tế lớn sẽ khiếnnhu cầu tiêu dùng hàng nhập khẩu của người dân các nước này sụt giảm, nhất làtại các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam như Mỹ, EU; điều này sẽảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu

Khó khăn trên thị trường tài chính quốc tế và lo ngại về khả năng xảy ra hiệuứng dây chuyển từ sự sụp đổ của Ngân hàng Sillicon Valley (Mỹ) có thể tácđộng tiêu cực đến tâm lý của nhà đầu tư trên TTCK quốc tế nói chung Bên cạnh

đó, xung đột địa chính trị trên thế giới tiếp tục kéo dài cũng tiềm ẩn tác độngtiêu cực đến kinh tế Việt Nam nói chung và TTCK nói riêng

● Xu hướng một số nền kinh tế chủ yếu

Tăng trưởng kinh tế Mỹ được dự báo sẽ giảm từ 5,7% vào năm 2021 xuống1,6% vào năm 2022 và 1,0% vào năm 2023, trong đó kinh tế Mỹ quý IV/2022

dự báo không có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước (IMF, 2022) Tăngtrưởng năm 2022 giảm so với dự báo trước đây, phản ánh sự sụt giảm GDP thựcngoài dự kiến trong quý II/2022 Thu nhập khả dụng thực tế giảm tiếp tục ảnhhưởng đến nhu cầu của người tiêu dùng và lãi suất cao hơn đang gây ra tác độngnghiêm trọng đến chi tiêu, đặc biệt là chi tiêu cho đầu tư nhà ở

Triển vọng kinh tế EU gặp nhiều rủi do, đặc biệt cao khi cuộc chiến của Ngachống lại Ukraine tiếp diễn và khả năng nền kinh tế vẫn tiếp tục bị gián đoạn.Mối đe dọa lớn nhất đến từ những diễn biến bất lợi trên thị trường khí đốt vànguy cơ thiếu hụt nguồn cung năng lượng, đặc biệt là vào mùa Đông 2023-2024.Ngoài nguồn cung cấp khí đốt, EU vẫn trực tiếp và gián tiếp phải hứng chịunhững cú sốc tiếp theo đối với các thị trường hàng hóa khác do căng thẳng địa -chính trị gây ra Tăng trưởng kinh tế EU dự báo giảm xuống 0,59% năm 2023 sovới 3,24% năm 2022 (dự báo của nhóm nghiên cứu dựa trên mô hình NiGEM) Triển vọng kinh tế Trung Quốc có thể cải thiện trong năm 2023 nhờ các biệnpháp hỗ trợ tài khóa của Chính phủ (giảm thuế, thúc đẩy đầu tư công) và cácbiện pháp kiểm soát dịch Covid-19 được nới lỏng hơn, tốc độ tăng trưởng kinh

tế Trung Quốc năm 2023 có khả năng tăng tốc lên 4,4% so với 3,2% năm 2022(dự báo của nhóm nghiên cứu dựa trên mô hình NiGEM, tương đương với con

số dự báo của IMF đưa ra vào tháng 10/2022)

2.2 Phân tích triển vọng kinh tế vĩ mô trong nước

2.2.1 Tăng trưởng GDP

Trang 11

Có thể nói, năm 2022 tình hình thế giới và trong nước gặp khá nhiều khó khăn,

xung đột giữa Nga và Ukraine dẫn đến nhiều hệ luỵ chi phối nền kinh tế trên toàn thế giới, nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục bị đứt gãy Tuy nhiên, với

sự năng động, vượt khó của cộng đồng doanh nhân, tư duy đột phá, hành động khẩn trương, linh hoạt, đặt hiệu quả chỉ đạo lên trên hết của Chính phủ cùng với

sự đồng hành hiệu quả của Quốc hội trong ban hành chủ trương, chính sách, đã thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển GDP năm 2022 tăng 8,02%

Tốc độ tăng trưởng nhanh năm 2022 đã giúp quy mô nền kinh tế Việt Nam lần đầu tiên cán mốc trên 400 tỷ USD (Hình 2)

Hình 2: Quy mô GDP của nền kinh tế

2.2.2 Chính sách tiền tệ, lãi suất, lạm phát

· Lạm phát

Nếu lạm phát cao, đồng tiền bị mất giá nhanh, nhà đầu tư sẽ chuyển hướng sangtích trữ các tài sản không bị mất giá khác như vàng, làm cho cung cổ phiếu lớn hơn so với cầu và thị trường giảm điểm, kém thanh khoản Lúc này TTCK trở nên kém hấp dẫn hơn so với các hình thức đầu tư khác như gửi tiết kiệm do lãi

Trang 12

suất đã được tăng để đảm bảo lãi suất thực dương trên hệ thống ngân hàng, hoặc

so với đầu tư vào vàng do lúc này vàng với vai trò là “nơi trú ẩn” an toàn trong môi trường bất ổn kinh tế Những điều này càng tạo đà cho TTCK đi xuống Lạm phát tác động gián tiếp đến TTCK thông qua kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Lạm phát làm tăng chi phí đầu vào nên doanh nghiệp phải tăng giá bán sản phẩm để đảm bảo kế hoạch lợi nhuận Nếu tăng giá quá cao thì người tiêu dùng sẽ chuyển sang dùng sản phẩm thay thế khác dẫn đến sản lượng tiêu thụ giảm, làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp không đạt được kế hoạch, dẫn đến giảm lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai của doanh nghiệp, và điều này đến lượt nó sẽ gây ra biến động giá cổ phiếu niêm yết và giá trị giao dịch trên thịtrường Như vậy, lạm phát tăng cao ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến TTCK theo chiều hướng tiêu cực thông qua tâm lý của nhà đầu tư và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Lý thuyết kinh tế cũng cho thấy mối tương quan ngượcchiều giữa lạm phát và chỉ số giá chứng khoán, dựa trên cơ sở này tác giả kiểm định mối quan hệ tại TTCK VN

· Chính sách tiền tệ

Đầu tiên, chính sách thắt chặt tiền tệ có thể được tiến hành thông qua việc tăng lãi suất chính sách ví dụ như lãi suất cơ bản, dẫn đến việc tăng lãi suất thị trườngđược sử dụng để chiết khấu dòng tiền trong mô hình định giá Điều này dẫn đến giá cổ phiếu giảm đi Kênh thứ hai là thông qua tác động của CSTT đối với sự mong đợi của dòng tiền trong tương lai chẳng hạn như thu nhập của công ty CSTT thắt chặt có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và sẽ ảnh hưởng đến thunhập tiềm năng của doanh nghiệp trong tương lai Bởi vì thắt chặt CSTT làm giảm tổng cầu và chi tiêu tiêu dùng và tăng chi phí lãi vay phải trả Ngoài ra, khilãi suất thị trường tăng sẽ làm suy giảm khả năng tài chính của công ty, khiến công ty phải đối mặt với một phần bù rủi ro của nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài cao hơn Điều này buộc công ty phải hủy bỏ hoặc hoãn lại cơ hội đầu tư sinh lợi,dẫn đến làm giảm tiềm năng thu nhập trong tương lai của công ty Mặt khác, cácđiều kiện thắt chặt tiền tệ có thể ngăn chặn việc cung cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp

2.2.3 Chính sách tỷ giá và biến động tỷ giá

Khi tỷ giá tăng (FX), doanh nghiệp xuất khẩu sẽ thu được nội tệ nhiều hơn khi chuyển đổi cùng một lượng ngoại tệ có được từ xuất khẩu Ngược lại, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ tốn nhiều chi phí hơn bằng đồng nội tệ để nhập khẩu hàng hóa với cùng một lượng ngoại tệ không đổi Điều này cho thấy tỷ giá tác động khác nhau: tỷ giá tăng sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu nhưng gây ra

Trang 13

bất lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu Như vậy, tỷ giá tác động khác nhau đến kếtquả kinh doanh khi doanh nghiệp có phát sinh dòng tiền bằng ngoại tệ Do đó, ảnh hưởng của tỷ giá đến biến động giá cổ phiếu và TTCK không xác định rõ chiều hướng cụ thể mà phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

2.2.4 Chính sách tài khóa của chính phủ.

Chính sách tài khóa là các chính sách của chính phủ nhằm tác động lênđịnh hướng phát triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêuchính phủ và thuế khóa Chính sách tài khóa khác với những chính sách kinh tế

cơ bản khác như chính sách tiền tệ, đó là chính sách nhằm ổn định nền kinh tếbằng cách kiểm soát tỉ lệ lãi suất và nguồn cung tiền Hai công cụ chính củachính sách tài khóa là chi tiêu của chính phủ và hệ thống thuế Những thay đổi

về mức độ và thành phần của thuế và chi tiêu của chính phủ có thể ảnh hưởngđến các biến số của nền kinh tế như: tổng cầu và mức độ hoạt động kinh tế; kiểuphân bổ nguồn lực; phân phối thu nhập, hay nói cách khác chính sách tài khóaliên quan đến tác động tổng thể của ngân sách đối với hoạt động kinh tế.Trên cơ sở định hướng chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chính sách tài khóa đã được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời có các giải pháp tháo gỡkhó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp và người dân bị ảnhhưởng bởi đại dịch, bảo đảm kinh phí triển khai phòng, chống dịch bệnh, xử lý hậu quả thiên tai, hạn hán, bão lũ, Cụ thể:

· Thu ngân sách nhà nước:

Chính sách tài khóa được điều hành linh hoạt, ứng phó hiệu quả, kịp thời với biến động phức tạp của tình hình trong nước và ngoài nước; cân đối đảm bảo nguồn lực hỗ trợ quá trình hồi phục và phát triển kinh tế, góp phần ổn định vĩ

mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội

Thu ngân sách nhà nước năm 2022 ước đạt 1.784.8 nghìn tỷ đồng, vượt mức 26.4% so với dự toán và toán 8.1% so với năm trước, tỷ lệ động viên vào ngân sách nhà nước xấp xỉ 18%( vượt mục tiêu 15.2% GDP)

Chính phủ tiếp tục thực hiện miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền thuê đất, kịp thời

hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch bệnh theo Nghị quyết số 43/2022/QH2015, ngày 11/01/2022 của Quốc Hội và Nghị quyết số/NQ-CP, ngày 30/01/2022 của chính phủ với tổng số tiền miễn, giảm, gia hạn khoảng 233.5 tỷ đồng

· Chi ngân sách nhà nước:

Chi NSNN đảm bảo nguồn lực hỗ trợ phục hồi kinh tế, kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN và nợ công trong phạm vi Quốc hội cho phép Chi NSNN ước đạt

Trang 14

xấp xỉ 1.562,3 nghìn tỷ đồng, bằng 87,5% dự toán và tăng 8,1% so với năm trước, đảm bảo các nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước, thanh toán các khoản nợ đến hạn và khôi phục sản xuất vùng

bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh Ước cuối năm 2022, bội chi NSNN (bao gồm

cả Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội) khoảng 4% GDP; dư nợ công khoảng 43%-44% GDP; dư nợ Chính phủ khoảng 40%-41% GDP; dư nợ vay nước ngoài của quốc gia khoảng 40%-41% GDP Triển khai gói phục hồi kinh tế với quy mô 347 nghìn tỷ đồng, trong đó tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, chuyển đổi số Đã triển khai hiệu quả các chính sách, như: Hỗ trợ lãi suất

từ NSNN đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụhọc tập trực tuyến; hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động; tín dụng ưu đãi đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học dân lập, tư thục

Mặc dù thu ngân sách sụt giảm, song nhờ chủ động trong điều hành và dư địa tài khóa tích lũy được trong giai đoạn 2016 - 2019, trên cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 07-NQ/TW, ngày 18-11-2016, của Bộ Chính trị,

về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, nên cân đối ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương năm 2022 vẫn bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội quan trọng theo dự toán đã được giao

2.3 Tổng quan về thị trường VNIndex năm 2022.

VN-Index là chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam, đại diện cho giá trị trung bình của các cổ phiếu được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM

Nó là một chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe và tình trạng của thị trường chứng khoán Việt Nam

Phiên giao dịch cuối cùng trong năm 2022 kết thúc bằng một phiên giảm điểm nhẹ, VN-Index chốt năm ở mức 1.007,09 điểm, với điểm số này VN-Index kết thúc năm giảm 491,19 điểm (-32,78%), tuần cuối cùng của năm cũng kết thúc bằng một cây nến đỏ khi VN-Index giảm 13,25 điểm(-1,3%)

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2022 còn được hỗ trợ bởi những thành tựu đã đạt được trong năm 2021 Xu hướng tăng điểm vào giai đoạn cuối năm 2021, với giá trị giao dịch bình quân các tuần cũng đã tăng khoảng 2 lần so với giai đoạn đầu năm và gấp 1,5 lần so với mức bình quân năm là dấu hiệu tích cực cho sự sôi động của TTCK trong năm 2022 Định giá của TTCK Việt Nam đang ở mức khá hấp dẫn, P/E của chỉ số VN-Index bằng khoảng 17 lần vào cuối

Trang 15

năm 2021, thấp hơn 25,7% so với mức định giá tại đỉnh năm 2018 là 22,2 lần Tuy nhiên, trong thời gian qua, TTCK Việt Nam còn tiềm ẩn một số rủi ro như nguy cơ bong bóng giá tài sản; rủi ro từ dòng tiền của các nhà đầu tư cá nhân, từviệc sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty chứng khoán; nguy cơ thao túng giá trên TTCK phái sinh; hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu khi số lượng, tần suất giao dịch ở mức cao…

Kết thúc một năm giao dịch đầy biến động với kết quả kém khả quan, nhưng ở những tuần cuối năm chúng tôi nhận thấy một số tín hiệu tích cực bắt đầu hình thành để có thể hy vọng thị trường bước vào năm mới 2023 với kỳ vọng khả quan hơn đó là: Khối nhà đầu tư nước ngoài liên tục mua ròng; nhiều cổ phiếu chủ chốt đã bước vào giai đoạn tích lũy chờ thời cơ; VN-Index giữ được mốc hỗtrợ tâm lý 1.000 điểm và có thể hy vọng thị trường sẽ thoát được kênh

downtrend trong thời gian tới nếu tiếp tục vận động trên 1.000 điểm thêm một thời gian nữa

3 Phân tích PE

Thống kê trong báo cáo mới đây, Chứng khoán FPTS cho biết định giá P/E củaVNIndex đang ở mức 13,4x giảm mạnh so thời điểm cuối với quý 1/2022 (ngày31/03/2022, P/E = 16,2x) Kết quả thống kê cho thấy, định giá P/E hiện tại thấphơn so với mức định giá trung bình 10 năm (15,0x) và đang tiệm cận đường P/Etrung bình 10 năm trừ 1 độ lệch chuẩn (12,7x) Như vậy, so với các thị trườngkhu vực Đông Nam Á, mức định giá hiện tại của VNIndex đang thấp nhất

Nguồn: Bloomberg, FPTS tổng hợp

Đồng thời, đội ngũ phân tích cũng đánh thị trường chứng khoán Việt Nam cũngnhư khu vực Đông Nam Á đều giảm so với hồi đầu năm Tính từ đầu năm 2022đến ngày 17/5, VN-Index giảm mạnh nhất trong thị trường của khu vực với tỷsuất lợi giảm 21,8%, các thị trường còn lại giảm dưới 8%

Đưa ra phương pháp để lựa chọn cổ phiếu trong thời điểm này, chuyên gia phântích FPTS dựa trên 4 yếu tố chính

Trang 16

Thứ nhất về mức định giá P/E, chuyên gia FPTS cho rằng nên ưu tiên lựa

chọn các công ty kém được yêu thích, được định giá thấp trong giai đoạn thịtrường đi ngang hoặc tăng trong quý gần nhất và lựa chọn cổ phiếu tốt, định giáthấp do bị bán tháo khi thị trường giảm mạnh Công thức được đưa ra là ReturnsVnindex quý gần nhất > -7%: P/E nằm trong nhóm 40% thấp nhất ngành và nhỏhơn P/E ngành

Thứ hai về tình hình tài chính, những công ty có sức khỏe tài chính tốt, ít gặp

khó khăn trong việc trả nợ được ưu tiên, cụ thể Nợ vay/VCSH < tỷ lệ ngành Xét

về khả năng sinh lời cần lựa chọn các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanhhiệu quả với biên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh quý gần nhất > tỷ suấtngành > 0 Lựa chọn các doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả cao trong ngànhvới ROE 4 quý gần nhất > ROE 4 quý gần nhất của ngành

Thứ ba về khả năng tăng trưởng lợi nhuận, lựa chọn các doanh nghiệp có lợi

nhuận tăng trưởng tốt trong ngành, Lựa chọn các doanh nghiệp có tình hình kinhdoanh đang có xu hướng tốt lên và đảm bảo lợi nhuận chính của doanh nghiệpđến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi

Thứ tư, thanh khoản khối lượng giao dịch bình quân quý gần nhất > 2.000 cổ

phiếu/phiên Theo đó, nhà đầu tư cần loại bỏ những doanh nghiệp không có tínhthanh khoản trên thị trường

Theo đó, nhà đầu tư nên chủ động tái cơ cấu danh mục để tận dụng tốt đợt điềuchỉnh mạnh này của thị trường, tăng tỷ trọng các nhóm ngành và doanh nghiệp

có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận tốt trong thời gian tới Trong trường hợp thịtrường giảm mạnh, chuyên gia cho rằng nhà đầu tư nên đánh giá hai điều (1) ổnđịnh kinh tế vĩ mô và tiềm năng tăng trưởng và (2) định giá thị trường

Dự báo tăng trưởng lợi nhuận cho năm 2022 sẽ dao động từ mức 19% lên đến29% Do vậy, mặc dù chứng khoán thể giới điều chỉnh mạnh, "nhưng ở mứcđịnh giá này với một nền kinh tế ổn định, cổ phiếu Việt Nam đang cực rẻ", ôngPetri Deryng nhấn mạnh

Theo ông Petri Deryng, thị trường Việt Nam đang có mức tăng trưởng thu nhậptốt hơn Mỹ và giá cũng rẻ hơn Đồng thời tăng trưởng thu nhập Việt Nam thậmchí vượt qua cả dự báo của Bloomberg Việc chỉ số Vn-Index dưới 1.200 điểmvới P/E dự phóng 10,9 lần được cho là thời điểm rất hấp dẫn để mua vào

Trang 17

CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG PHÂN TÍCH CƠ BẢN PHÂN TÍCH CTCP VIỄN THÔNG FPT (FOX)

2.1 Tổng quan về doanh nghiệp

2.1.1 Sơ lược về công ty

● Lịch sử ra đời

Công ty cổ phần Viễn thông FPT, tên viết tắt là FPT telecom, được thành lập ngày 31 tháng 1 năm 1997 với tên gọi ban đầu là Trung tâm Dịch vụ Trực tuyến- trung tâm xây dựng và phát triển mạng trí tuệ Việt Nam Hơn 10 năm phát triển, giờ đây FPT telecom đã trở thành một trong những nhà cung cấp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông và dịch vụ trực tuyến với tổng số hơn 2.000 nhân viên và hàng chục chi nhánh trên toàn quốc như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ Trong tương lai,với phương châm hoạt động “ Mọi dịch vụ trên một kết nối”, FPT telecom tiếp tục đầu tư, triển khai và tích hợp ngày càng nhiều các dịch vụ giá trị gia tăng trên cùng một đường truyền Internet Bên cạnh đó, công ty mở rộng hợp tác đầu tư với các đối tác viễn thông lớn trên thế giới, xây dựng các tuyến cáp sang các nước để đưa các dịch vụ của FPT Telecom ra khỏi biên giới Việt Nam, tiếp cận với thị trường toàn cầu và nâng cao hơn nữa vị thế của một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu

● Cơ cấu tổ chức

Lấy tên chính thức là công ty cổ phần viễn thông FPT năm 2005, FPT telecom

đã hình thành lên cơ cấu tổ chức khá hoàn chỉnh và hiệu quả

Trang 18

Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần viễn thông FPT

Qua sơ đồ có thể thấy, công ty FPT telecom cùng với 5 công ty khác sẽ chịu sự quản lý của Ban Tổng Giám đốc và nhiều cơ quan quản lý nhưng FPT telecom các phòng, ban và trung tâm khác Dù có không hề rơi vào tình trạng “một cổ đôi ba tròng”, bởi các ban chỉ quản lý về mặt đường lối, không trực tiếp quản lý các yếu tố riêng, bên trong mỗi công ty Mỗi công ty chi nhánh có cơ cấu riêng, hoàn chỉnh và mang tính hệ thống Đây là mô hình tổ chức thu nhỏ so với mô hình tổ chức của công ty mẹ

Dịch vụ phát triển thị trường của FOX bao gồm:

● Cung cấp các dịch vụ viễn thông

● cung cấp và hoạt động các dịch vụ internet

● Cung cấp các dịch vụ tin nhắn, dữ liệu, thông tin giải trí trên mạngđiện thoại di động,

● Dịch vụ phim ảnh, giải trí, truyền hình cáp,

● Thiết lập hạ tầng mạng và cung cấp các dịch vụ viễn thông, internet,

Trang 19

● …….

Chấm điểm FOX theo bộ chỉ số độc quyền nhằm đưa ra bức tranh toàn diện về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp theo thang điểm 10 FOX đạt 4.0/ 10 điểm

2.1.2 Phân tích SWOT

Điểm mạnh: là doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam,

có sẵn các khách hàng là các tập đoàn, tổng công ty lớn và các bộ ngành, các cơ quan và tổ chức trong chính phủ Đội ngũ nhân viên chất lượng cao, nhân viên trẻ trung năng động, có trình độ cao, nhiệt tình và sáng tạo.FOX được đánh giá là nhà cung cấp dịch vụ Internet có chính sách Luôn được sự hỗ trợ của các công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực CNTT, cónhững đối tác kinh doanh, đối tác chiến lược Dịch vụ tốt nhất tại Việt Nam, Hiện FPT chiếm 30% thị phần Internet tại Việt Nam

Điểm yếu: Sự thay đổi kỹ thuật chưa thật nhanh so với yêu cầu của thị

trường Cơ cấu vốn đầu tư kinh doanh chưa hiệu quả, bị phân bổ nhiều và chưa hợp lý Trong lĩnh vực viễn thông mà chủ chốt là cung cấp dịch vụ internet, thì 3 đại gia là FPT telecom, Viettel Telecom và VNPT chiếm hơn 95% thị phần trong nước Trong đó thì Viettel là một đối thủ đáng gờm, đang dần vượt qua VNPT và sắp tới là FPT, trong khi đó FPT Telecom đang phải thu hẹp các hoạt động khó đem lại lợi nhuận và bỏ qua các khách hàng tiềm năng của mình Do phải tối ưu hóa ở mức tối đa việc thuê băng thông đường truyền đi quốc tế, khách hàng của FPT thường không được hưởng các dịch vụ giống như quảng cáo

Cơ hội: Tăng trưởng GDP cao và ổn định Việt Nam gia nhập WTO mở

ra cơ hội mới cho công ty xâm nhập thị trường quốc tế Lĩnh vực kinh

Trang 20

doanh mũi nhọn của FPT –lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông là một lĩnh vực rất có tiềm năng phát triển và hiện tại trong nước tương đối

ít đối thủ cạnh tranh Được sự ưu đãi về vốn của Tập đoàn công ty để đầu

tư mở rộng phân phối sản phẩm Việt Nam hiện là quốc gia đứng trong danh sách Top 20 quốc gia hấp dẫn nhất về gia công phần mềm và dịch

vụ trên thế giới, có nhiều khả năng phát triển mạnh ra thị trường quốc

tế.Công nghệ thông tin ngày được áp dụng rộng rãi, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và y tế Hiện có gần 100% các trường đại học, cao đẳng đã thực hiện kết nối internet bằng nhiều hình thức khác nhau; nhiều bệnh viện cơ

sở đã ứng dụng CNTT vào phục vụ chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân

Thách thức: Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ làm cho việc cạnh tranh

của FPT không chỉ dừng ở các công ty trong nước Tăng trưởng nhanh chóng hướng tới tự do hoá và toàn cầu hoá các dịch vụ, kết hợp với sự chậm chạp trong cải tổ bưu chính đã tạo ra sự cạnh tranh mãnh liệt trong lĩnh vực riêng về thị trường bưu chính cho cả quốc gia và quốc tế Rủi ro hoạt động trong lĩnh vực Tài Chính ngân hàng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính có những tác động tiêu cực tới sự phát triển của thị trường công nghệ thông tin toàn cầu.Cụ thể, các thị trường phần mềm và dịch vụ trên thế giới -nơi tiêu thụ các sản phẩm, giải pháp ứng dụng CNTT -sẽ bị ảnh hưởng theo hướng thu hẹp quy mô và sức tiêu thụ Nguồn nhân lực chất lượng cao còn ít và yếu kém do chương trình giảng dạy lạc hậu, thất bại về việc huấn luyện kỹ năng, đặc biệt yếu kém về trình độ ngoại ngữ Chỉ số cạnh tranh CNTT của Việt Nam so với các quốc gia trên thế giới thấp do sự thiếu minh bạch và rào cản hành chính trong đầu tư CNTT từ VN Tốc độ thay đổi công nghệ rất nhanh, đòi hỏi FPT phải nắm bắt nhanh để theo kịp sự phát triển của các đối thủ

2.1.3 Điểm nhấn đầu tư

Nhìn lại năm 2021, FOX ghi nhận doanh thu thuần đạt 12.686 tỷ đồng, tăng 10,6% so với doanh thu đạt được năm 2020, trong đó doanh thu cung cấp dịch

vụ đạt 11.800 tỷ đồng Lãi trước thuế 2.395 tỷ đồng, hoàn thành chỉ tiêu lãi đượcgiao cho cả năm (2.380 tỷ đồng) Lợi nhuận sau thuế 1.916 tỷ đồng, tăng 15,1%

so với số lãi 1.664 tỷ đồng đạt được năm 2020, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 1.820 tỷ đồng Đây là mức lợi nhuận cao nhất của FPT Telecom từ trước tới nay

Kế hoạch kinh doanh Năm 2022 với doanh thu 14.560 tỷ đồng, tăng trưởng 14,8% so với năm 2021 (trong đó doanh thu từ dịch vụ viễn thông là 13.800 tỷ đồng, tăng trưởng 14,3% và doanh thu từ dịch vụ nội dung là 760 tỷ đồng, tăng

Trang 21

trưởng 25,1%) Kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2.812 tỷ đồng, tăng trưởng 17,4%

so với năm 2021 Công ty đề xuất kế hoạch trả cổ tức năm 2022 không thấp hơn 2.000 đồng/cổ phiếu

Trong năm 2022, FPT Telecom sẽ triển khai khởi công dự án xây dựng tòa nhà văn phòng FPT Telecom Tower tại Khu chế xuất Tân Thuận, TP.HCM để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng về văn phòng làm việc Công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu, phát triển để đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu củathị trường và người tiêu dùng, triển khai các dịch vụ Multi Cloud cho khách hàng khối doanh nghiệp, tiếp tục đầu tư phát triển nội dung riêng cho mảng dịch

vụ truyền hình, đưa ra các hướng kinh doanh và sản phẩm mới để tận dụng các

ưu thế về công nghệ hiện có, tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai hạ tầng tại các tỉnh để mở rộng thị phần

Khuyến nghị cổ phiếu FOX đây là một doanh nghiệp đáng để mua khi vừa là một doanh nghiệp chất lượng tốt, vừa có động lực tăng trưởng mới và đặc biệt làđang có mức định giá khá rẻ Nhưng nên cẩn trọng về tính thanh khoản, đây không phải cổ phiếu có thể mua số lượng lớn

2.1.4 Triển vọng năm 2022 và rủi ro của ngành

Triển vọng Ngành CNTT & Viễn thông 2022: Ngành CNTT tăng trưởng ổn định và trọng tâm của ngành viễn thông là triển khai 5G.Trong năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, người dân phải chuyển sang học tập, làm việc, giải trí trực tuyến nhiều hơn, nhu cầu sử dụng internet theo đó cũng tăng cao hơn

Đây này là cơ hội thúc đẩy ngành viễn thông phát triển nhanh hơn, song cũng đặt ra nhiều thách thức cho các đơn vị cung cấp thuê bao băng rộng cố định và

di động trong nước Do đó, phát triển hạ tầng viễn thông và các dịch vụ internet băng thông rộng nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của người dùng là mục tiêu của ngành viễn thông trong năm 2022

· Đánh giá bằng trải nghiệm của người dùng

Người dùng quan tâm đến sự ổn định của mạng internet, khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng dữ liệu mạng (data) khi hoạt động trên môi trường mạng Chất lượng sóng internet, đảm bảo độ kết nối ổn định vào thời gian cao điểm, sự tương xứng giá cả chất lượng và dịch vụ, tốc độ tăng, tải dữ liệu là những vấn đề

mà người dân xem xét khi đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ băng thông rộng của các nhà mạng viễn thông.Hiện nay, nhu cầu sử dụng internet băng thông rộng cố định của người dùng cũng không còn bó hẹp trong một lĩnh vực

Trang 22

cụ thể mà đã gia tăng rõ rệt trong 3 nhóm chính là học tập, làm việc và giải trí với thời lượng tăng lên một cách đáng kể.

Trong suốt 2 năm dịch COVID-19 phát sinh, đặc biệt là nửa cuối năm 2021, quatheo dõi của công ty cổ phần viễn thông FPT trên phạm vi cả nước, nhu cầu sử dụng băng thông rộng cố định ngày càng gia tăng

Trong những đợt giãn cách xã hội diện rộng, tại nhiều địa phương, người dân chủ yếu ở trong nhà thì nhu cầu đã chuyển từ dịch vụ di động truyền thống (mobile) sang dịch v ụ internet băng thông rộng

Người dân chủ yếu sử dụng internet để gọi thoại, nhắn tin và đây trở thành phương thức chủ đạo để người dân, các thành viên trong nhiều đơn vị kết nối để đảm bảo hoạt động xã hội thường nhật, sản xuất kinh doanh Căn cứ vào tình hình thực tế, ông Hoàng Việt Anh, Tổng Giám đốc công ty cổ phần viễn thông FPT nhận định, xu thế sử dụng băng thông rộng cố định vẫn tiếp tục tăng mạnh.Đồng thời, do làm việc từ xa, nên xuất hiện xu hướng nhiều người chuyển từ thành phố lớn về quê làm việc Như vậy, tiềm năng phát triển băng thông rộng

cố định tại các tỉnh, thành phố cũng là rất lớn trong thời gian tới

● Phát triển internet băng thông rộng

Xu thế phát triển dịch vụ băng rộng cố định là tất yếu để phục vụ công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam nói chung cũng như sự gia tăng nhu cầu sử dụng intenet của người dân nói riêng, áp lực về doanh thu viễn thông đang là vấn đề khó khăn

Tỷ lệ doanh thu trung bình (ARPU) của thuê bao băng rộng cố định trong 10 tháng năm 2021 chỉ đạt khoảng 137.000 đồng (khoảng 6 USD), giảm 8% so với năm 2020 (là 149.000 đồng)

Trong năm 2021, dung lượng internet tăng trưởng nhanh, song doanh thu chỉ tăng 2%/năm Đây là áp lực lớn với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Nhìn nhận về sự phát triển của viễn thông trong thời gian tới, trên cơ sở đã trở thành hạ tầng nền tảng của mọi người trong cuộc sống hàng ngày, theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá, với số người sử dụng viễn thông tại Việt Nam là hàng trăm triệu, thì ước tính doanh thucủa ngành viễn thông có thể đạt hàng trăm ngàn tỷ đồng, lợi nhuận hàng chục ngàn tỷ đồng

Đối với băng rộng di động, cần bổ sung thêm băng tần cho mạng 4G Các doanh nghiệp viễn thông cần áp dụng thêm công nghệ mới, mở rộng quy mô thửnghiệm và đẩy nhanh việc thương mại hóa 5G

Trang 23

Năm 2022, Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cũng đặt ra mục tiêu thực hiện việc phủ sóng mạng băng rộng di động tốc độ trên 1Gb đến các khu công nghiệp, khu công nghệ cao; 100% người trưởng thành có điện thoại thông minh; 75% hộ gia đình có FTTH (internet cáp quang); 85% thuê bao băng rộng di động/100 dân; 100% người sử dụng điện thoại di động có tài khoảnMobile Money.

Đồng thời, Cục Viễn thông sẽ đề xuất, tham mưu với lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để khắc phục các điểm yếu Trong đó, Cục Viễn thông sẽ tập trung quản lý các chương trình khuyến mại phát triển thuê bao mới của doanh nghiệp viễn thông không để tình trạng các nhà mạng cạnh tranh quá mức về giá

Để phát triển đồng bộ hạ tầng viễn thông tại Việt Nam, các nhà mạng cần tăng cường việc chia sẻ dùng chung hạ tầng, ưu tiên bổ sung số lượng trạm 4G tại những địa bàn trọng yếu

Đồng thời, các nhà mạng cần đẩy mạnh việc đo kiểm, đánh giá định kỳ bằng trải nghiệm người dùng, tạo sự cạnh tranh giữa các nhà mạng viễn thông, qua đógóp phần nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông trong nước trong thời gian tới

2.1.5 Định giá cổ phiếu FOX

● Theo phương pháp P/E:

Áp dụng phương pháp định giá P/E để xác định giá mục tiêu cho FOX Định giá theo phương pháp P/E có ưu điểm là có thể dùng để định giá cổ phiếu trong nhiều trường hợp như sáp nhập, mua lại, phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, hoặc thậm chí định giá các cổ phiếu chưa được giao dịch Tuy nhiên, phương pháp P/E có phần hạn chế khi mà phương pháp định giá này phụ thuộc nhiều vào giá thị trường của cổ phiếu, trong khi giá cả của FOX phụ thuộc không nhỏ vào các yếu tố đầu cơ Điều này dẫn đến việc định giá có thể sai lệch ảnh hưởng tới kết quả tính toán Tất cả chỉ mang tính chất tham khảo

Qua tổng hợp dữ liệu trên trang café f, ta có bảng sau:

Trang 24

PE của công ty cổ phần FPT lên đến 18.71 chứng tỏ cổ phiếu FOX đang được định giá cao Đáng để xuống tiền nhưng nên để ý vì FOX có tính thanh khoản thấp.

2.2 Cơ sở lựa chọn danh mục đầu tư - Phương pháp CANSLIM

2.2.1 C - Current Quarterly Earnings Per Share

Trang 25

Như vậy, không những không sụt giảm nặng nề như những ngành nghề khác, dưới “tác động” của những làn sóng Covid, mà doanh thu của FPT vẫn tăng trưởng đều, dễ thấy nhất đó chính là việc tổng doanh thu năm 2020 là 29.830 nghìn tỷ đã tăng lên 35.657 nghìn tỷ trong năm 2021.Tổng lợi nhuận trước thuế cũng tăng từ 5.263 lên 6.337 nghìn tỷ.Tăng 19,5% và 20,4% so với cùng kỳ, đềuvượt kế hoạch đề ra từ đầu năm.

2.2.2 A - Annual Earnings Increases

EPS đạt 4.346 đồng, tăng 21,4% so với cùng kỳ

2.2.3 N - New Products, New Management, New Highs

Chuyển đổi số tiếp tục là xu hướng lớn trên toàn cầu với nhu cầu gia tăng tại mọi thị trường Doanh thu từ chuyển đổi số trong năm 2021 của FPT đạt 5.522

tỷ đồng, tăng 72% so với năm trước, tập trung vào điện toán đám mây (cloud), trí tuệ nhân tạo (AI), low code

Khối công nghệ, bao gồm dịch vụ công nghệ thông tin trong nước và dịch vụ tại nước ngoài, mang về hơn 20.700 tỷ đồng doanh thu và gần 2.800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt tăng 23,4% và 24,3% Với kết quả này, khối công nghệ đóng góp 58% doanh thu và 44% lợi nhuận trước thuế

Trang 26

Tại thị trường nước ngoài, tổng doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin đạt hơn 14.500 tỷ, tăng hơn 21%, với lợi nhuận hơn 2.400 tỷ đồng Doanh thu tăng tại mọi khu vực, đặc biệt là tại Mỹ và châu Âu Trong đó, doanh thu tại riêng thị trường Mỹ tăng 52%, đạt 4.369 tỷ đồng Năm 2021, FPT ghi nhận 19 dự án lớn tại các thị trường với giá trị trên 5 triệu USD mỗi dự án.

Tại thị trường trong nước, dịch vụ công nghệ thông tin ghi nhận gần 6.200 tỷ đồng doanh thu, tăng 29% và 377 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 34% Theo FPT, kết quả này nhờ việc chú trọng phát triển các giải pháp, nền tảng Made by FPT, cũng như hoàn thiện năng lực cung cấp dịch vụ chuyển đổi số phục vụ nhucầu của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và người dân

Mảng viễn thông mang về 12.079 tỷ đồng doanh thu, tăng 11,2% và 2.119 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 16,5% so với năm ngoái

2.2.4 S - Supply & Demand

Xu hướng mua vẫn chiếm ưu thế tại những phiên giao dịch đột biến khối lượng trong 1 năm qua khi A/D Rating đang được ghi nhận ở mức B Trong ngắn hạn, giá cổ phiếu tiếp tục tăng mạnh, KLGD vẫn duy trì trên mức trung bình đạt 35,355,890 cổ phiếu/phiên, phía cầu đang áp đảo bên cung, tạo động lực thúc đẩy giá cổ phiếu trong thời gian tới

2.2.5 L - Leader or Laggard

Fox đang nằm trong top 5 những công ty trong ngành viễn thông với vốn hóa là 18,518,35

Ngày đăng: 13/11/2024, 15:10