Các nhân viên xã hội giúp đỡ những người đang đối mặt với các vấn đề sức khỏe tâm thần, những loại bệnh tâm phần phổ biến cụ thể tại Việt Nam là bệnh tâm thần phân liệt, bệnh động kinh,
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐẠI CƯƠNG
Mã học phần: SOW1100 Giảng viên: ThS Mai Tuyết Hạnh Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Lớp: K66 Tâm lý học CLC
Khoa: Tâm lý học
Mã sinh viên: 21030244
Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2023
Trang 2Mục lục
1 Đặt vấn đề 3
1.1 Vấn đề chung trong số những lĩnh vực của CTXH 3
1.2 Vấn đề riêng của TC - Nội dung ca 3
2 Khái niệm và lý thuyết áp dụng 4
2.1 Khái niệm trong CTXH 4
2.2 Lý thuyết áp dụng 6
3 Phương pháp can thiệp: 8
3.1 Lý thuyết trong CTXH cá nhân 8
4 Tiến trình CTXH áp dụng 11
4.1 Tiếp cận thân chủ 11
4.2 Xác định vấn đề 14
4.3 Thu thập thông tin 14
4.4 Phân tích và chẩn đoán 14
4.5 Lập kế hoạch 17
5 Vai trò của nhân viên CTXH trong việc giải quyết vấn đề 18
5.1 Lý thuyết 18
5.2 Thực hành - Áp dụng vào ca 18
6 Mối liên hệ giữa ngành CTXH và ngành học của bạn 19
7 Tài liệu tham khảo 20
Trang 31 Đặt vấn đề
1.1 Vấn đề chung trong số những lĩnh vực của CTXH
Công tác xã hội đề cập đến sự giúp đỡ và hỗ trợ cho những người đang đối mặt với khó khăn trong cuộc sống Một số vấn đề chung trong lĩnh vực công tác xã hội bao gồm:
1 Nghèo đói: Nghèo đói là một trong những vấn đề lớn nhất mà công tác xã hội phải
đối mặt Đó là nhiệm vụ của công tác xã hội để hỗ trợ những người không có đủ tài nguyên để duy trì một cuộc sống cơ bản Đối mặt với nghèo đói yêu cầu một tiếp cận toàn diện, nhìn vào tất cả các yếu tố của cuộc sống mà nghèo đói ảnh hưởng Điều này đòi hỏi sự hợp tác giữa nhiều dịch vụ xã hội và cơ quan chính phủ, cũng như sự tham gia của cộng đồng
2 Bất bình đẳng: Công tác xã hội cũng liên quan đến việc đối phó với các vấn đề bất
bình đẳng, như bất bình đẳng giới, bất bình đẳng chủng tộc, và bất bình đẳng thu nhập Giải quyết bất bình đẳng đòi hỏi một sự cam kết lâu dài và yêu cầu sự hợp tác giữa nhiều bên liên quan, bao gồm cơ quan chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, doanh nghiệp, và cộng đồng
3 Vấn đề sức khỏe tâm thần: Sức khỏe tâm thần là một lĩnh vực lớn trong công tác
xã hội Các nhân viên xã hội giúp đỡ những người đang đối mặt với các vấn đề sức khỏe tâm thần, những loại bệnh tâm phần phổ biến cụ thể tại Việt Nam là bệnh tâm thần phân liệt, bệnh động kinh, chấn thương sọ não, chậm phát triển tâm thần, mất trí tuổi già, trầm cảm, lo âu, rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên, lạm dụng rượu, lạm dụng ma túy Nhân viên công tác xã hội làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần cũng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ trên của CTXH trong các cơ sở trợ giúp những cá nhân, gia đình và nhóm
4 Bạo lực gia đình: Nhân viên xã hội làm việc với các nạn nhân của bạo lực gia đình,
bao gồm cả bạo lực hôn nhân và bạo lực đối với trẻ em, để cung cấp sự hỗ trợ, tư vấn, và giúp họ tìm kiếm sự an toàn Mỗi cộng đồng có những thách thức và nguồn lực riêng, và những chiến lược phù hợp sẽ khác nhau
Mặc dù có nhiều vấn đề chung, công tác xã hội cũng phải tùy chỉnh tiếp cận của họ để phù hợp với nhu cầu cụ thể của cộng đồng và cá nhân mà họ phục vụ Với bài tiểu luận này, sinh viên sẽ tập trung vào vấn đề sức khỏe tâm thần và công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần là một nội dung trong bộ tài liệu đào
tạo bồi dưỡng ngắn hạn nghề công tác xã hội dành cho viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH đang làm việc tại tuyến xã, phường Các nội dung sẽ giúp trang bị kiến thức về sức khỏe tâm thần, về một số rối loạn tâm thần ưu tiên tại cộng đồng gồm trầm cảm, lo âu, tâm thần phân liệt, động kinh, rối loạn trí nhớ người già; vai trò, nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng; các nội dung can thiệp CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng
1.2 Vấn đề riêng của TC - Nội dung ca
Trường hợp mô tả ca: Trầm cảm
Trang 4H.T.Q.H – nữ, sinh năm 2004, là con thứ trong một gia đình nông dân nghèo có cha mẹ, chị gái và em gái Hồi nhỏ, H từng là một cô gái năng động, tích cực và ham học hỏi H đặc biệt giỏi tiếng Anh và thích vẽ tranh nhưng bị cha mẹ phản đối và muốn hướng H theo ngành học liên quan đến tiếng Anh Chị của H là một người học rất giỏi nên H từ nhỏ cũng hay bị so sánh với chị Em gái được chiều chuộng bởi gia đình, chị gái học giỏi khiến H cảm thấy lẻ loi và không được yêu thương
Dần dần khi H lớn lên, đến trung học cơ sở, H càng ngày càng thu mình lại, ít nói đi và gặp khó khăn giao tiếp với người lạ Cha mẹ liên tục bắt ép đi học các trung tâm tiếng Anh để luyện thi và miệt thị ngoại hình H H vẫn tiếp tục giấu cha mẹ về sở thích và luyện tập vẽ tranh vào thời gian rảnh Đồng thời, H liên tục tham gia vào các cuộc thi học sinh giỏi tiếng Anh để vừa lòng cha mẹ
Trượt trong nguyện vọng thi trường chuyên Anh, đây là cú sốc đối với cô Lên trung học phổ thông, áp lực trường học ngày càng lớn, cha mẹ ngày càng thúc ép và mắng mỏ H vì ngoại hình H bắt đầu có những biểu hiện như ngủ nhiều nhưng có lúc lại không ngủ trong nhiều ngày, cảm xúc lên xuống thất thường, ăn uống không đều đặn, mệt mỏi cả ngày, khó chịu, có suy nghĩ tiêu cực và hành vi tử tự H thu mình lại với gia đình và bạn bè Đến cuối cấp thì tình trạng càng có xu hướng tệ đi, H từ đó có hành vi tự làm đau bản thân (tự cứa tay bằng dao dọc giấy)
H đã đấu tranh rất nhiều để được thi vào trường mỹ thuật Vào năm nhất, H đã cố gắng thuyết phục gia đình để đưa H đi gặp nhà tâm lý trị liệu và được cha mẹ dẫn đi để khám H
đã được chuẩn đoán là mắc chứng trầm cảm nhưng vì thấy chi phí quá đắt đỏ, cha mẹ không cho H đi điều trị và bắt đầu đổ lỗi là do H không nghe theo lời cha mẹ, cắm đầu vào vẽ tranh nên mới dẫn tới các triệu chứng hiện nay và từ chối lời đề nghị của H Tình trạng bệnh của H vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm cho đến bây giờ
2 Khái niệm và lý thuyết áp dụng
2.1 Khái niệm trong CTXH
a) Khái niệm CTXH:
Trong giáo trình “Công tác xã hội đại cương” (2014) nêu định nghĩa về công tác xã hội như sau: “Công tác xã hội là một nghề chuyên môn, một khoa học đã xuất hiện trên thế giới hàng trăm năm Tùy vào những điều kiện cụ thể về kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như nền tảng tư tưởng mà công tác xã hội tại mỗi khu vực, mỗi quốc gia trên thế giới lại có những đặc điểm riêng biệt Do đó có rất nhiều định nghĩa về công tác xã hội”
Công tác xã hội là một ngành khoa học ứng dụng, tập trung vào cải thiện cuộc sống và tăng cường sự phát triển xã hội thông qua việc cung cấp các dịch vụ trợ giúp, tư vấn và phát triển chính sách Ngành công tác xã hội làm việc với cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng
để giải quyết các vấn đề xã hội và cải thiện sự công bằng xã hội
b) Khái niệm về nhân viên công tác xã hội:
Nhân viên xã hội (social worker) được Hiệp hội các nhà công tác xã hội chuyên nghiệp Quốc tế – IASW định nghĩa: “Nhân viên xã hội là người được đào tạo và trang bị các kiến thức và kỹ năng trong công tác xã hội, họ có nhiệm vụ: Trợ giúp các đối tượng nâng cao
Trang 5khả năng giải quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc sống; tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận được nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân với môi trường tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn”
Tại Việt Nam, nhân viên CTXH được hiểu là những người làm việc (có biên chế, hợp đồng lao động hoặc các cộng tác viên) liên quan tới các hoạt động CTXH tại các tổ chức, đơn vị của ngành LĐ-TB&XH và các ngành khác như y tế, giáo dục, các đoàn thể… từ trung ương đến địa phương Họ làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm sức khỏe tâm thần, phòng chống HIV/AIDS, phục hồi sau thảm họa, chăm sóc người già, bạo lực gia đình, nghèo đói và nhiều vấn đề xã hội khác
Vai trò của nhân viên công tác xã hội bao gồm người tạo khả năng; người hòa giải, tạo môi trường thuận lợi, giáo dục, điều phối và kết nối dịch vụ, biện hộ, vận động và kết nối nguồn lực, tạo sự thay đổi, tham vấn tâm lý, quản lý trường hợp, nghiên cứu, đánh giá, giám sát c) Công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần:
Sức khỏe, theo Tổ chức Y tế Thế giới, là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội, không chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật Như vậy khi nói tới sức khỏe tốt thì không có nghĩa là chỉ sức khỏe thể chất tốt mà cả sức khỏe tâm thần tốt, trong đó có cả khả năng tương tác xã hội tốt của cá nhân
Sức khỏe tâm thần được định nghĩa bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) “là trạng thái hoàn toàn thoải mái mà ở đó mỗi cá nhân nhận thức rõ khả năng của mình, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường trong cuộc sống, làm việc hiệu quả và năng suất và đóng góp cho cộng đồng Nói tới sức khỏe tâm thần là nói tới trạng thái tích cực, hoạt động hiệu quả của tâm thần chứ không chỉ nói tới tình trạng trạng thái có rối loạn tâm thần
Rối loạn tâm thần được định nghĩa theo DMS5: Là hội chứng xáo trộn đáng kể về nhận thức, cảm xúc, hoặc hành vi của cá nhân, trạng thái rối loạn chức năng về tâm lý, sinh lý, rối loạn quá trình phát triển tâm thần Rối loạn tâm thần thường đi kèm với suy giảm nghiêm trọng ở cá nhân về tương tác xã hội, nghề nghiệp, hay những hoạt động quan trọng khác trong đời sống của họ
Có nhiều dạng rối loạn tâm thần, và thường được phân ra sáu nhóm chính như sau:
− Các rối loạn tâm thần thường gặp như trầm cảm, lo âu
− Các rối loạn liên quan lệ thuộc rượu bia, ma túy
− Các rối loạn tâm thần nặng như loạn thần
− Chậm phát triển tâm thần
− Các vấn đề sức khỏe tâm thần ở người già (như rối loạn trí nhớ)
− Các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em (như tự kỷ
Chăm sóc sức khỏe tâm thần (CSSKTT) bao gồm các can thiệp, trị liệu và các hoạt động đảm bảo trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần ở 5 khía cạnh cơ bản sau:
Trang 6− Khả năng cân bằng: Khả năng tạo sự cân bằng trong cuộc sống ở các khía cạnh thể chất, tâm lý, tinh thần, xã hội và kinh tế, tạo cân bằng trong cuộc sống ở mọi bối cảnh, hoàn cảnh
− Khả năng phục hồi: Khả năng vượt qua, đối phó với các tình huống khó khăn và trở lại trạng thái bình thường sau những sự kiện mất mát, đau buồn, tổn thất, đổ vỡ …về con người, tài sản, sự nghiệp
− Khả năng phát triển cá nhân: Khả năng nhận biết, nuôi dưỡng và phát triển năng lực
và sở trường của cá nhân - Biết tận hưởng cuộc sống: Đó là khả năng sống với hiện tại, và trân trọng những gì mình có; biết học hỏi, đúc kết kinh nghiệm từ quá khứ,
kể cả trải nghiệm đau buồn, tiếp tục sống có kế hoạch cho hiện tại và tương lai có hiệu quả
− Sự linh hoạt: Khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh, với các tình huống mới, có khả năng tự điều chỉnh bản thân
2.2 Lý thuyết áp dụng
Lý thuyết được áp dụng dành cho trường hợp ca này và dựa theo để xây dựng lên một chương trình thực hành là lý thuyết Tâm lý cá nhân của Alfred Adler Một số những điểm chính được áp dụng cho bài luận sẽ được trình bày dưới đây
a) Cảm nhận thua kém:
Theo Adler, cảm nhận thua kém là có ở tất cả mọi người Nó được nhìn nhận là thuộc bản chất con người, bình thường Vai trò của cảm nhận thua kém bao gồm luôn hiện hữu như một động lực thúc đẩy hành vi Sự trưởng thành là kết quả của sự bù trừ - động lực để vượt qua sự thua kém dù có thật hay không, nỗ lực để đạt được mức độ phát triển cao hơn trong đời Những người có nhận thức bình thường sẽ thừa nhận cảm nhận thua kém và dùng nó làm động lực cải thiện và hoàn thành mục tiêu
Nguồn gốc của cảm nhận thua kém xuất phát từ sự tự đánh giá sai lầm, do những khuyết điểm, bất bình đẳng và sự thất vọng của mỗi cá nhân Cảm nhận thua kém ban đầu là vào thời kỳ con người còn là trẻ sơ sinh, khi con người nhỏ bé, bất lực, hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn Nó tăng lên trong so sánh với các anh chị, bạn bè, người lớn Cảm nhận thua kém thứ hai khi đã trưởng thành, kinh nghiệm không thể đạt được mục tiêu và tưởng tượng
ra một thành công để bù đắp cho cảm giác tiêu cực đó
Khoảng cách nhận thức từ tưởng tượng đến thực tế dẫn đến cảm giác tiêu cực, gợi lại cảm nhận thua kém ban đầu và khiến cho con người có thể cảm thấy quá tải Cảm nhận thua kém có tính chủ quan, nghĩa là cái này với người này là thua kém nhưng với người khác thì không
b) Phức cảm/mặc cảm thua kém:
Nguồn gốc của mặc cảm thua kém là khi người không vượt qua được cảm nhận thua kém khiến họ kém thích ứng và mắc bệnh lý (cảm giác không hoàn hảo trở nên quá tải và khiến
cá nhân trầm cảm, không có khả năng phát triển) Mặc cảm thua kém có thể nảy sinh từ ba nguồn gốc tuổi thơ Đầu tiên là sự tự ti sinh lý/mặc cảm cơ thể Sự khiếm khuyết các bộ phận trên cơ thể có thể hình thành nhân cách, con người sẽ có nỗ lực bù trừ với khiếm khuyết đó Nếu những nỗ lực này thất bại, có thể dẫn tới mặc cảm thua kém
Trang 7Thứ hai đó là sự chiều chuộng đến từ cha mẹ Những đứa trẻ được chiều chuộng là trung tâm chú ý trong gia đình Trẻ sẽ nhận cú sốc khi bước vào trường học rằng bản thân không còn được chú ý nhiều như trước Đứa trẻ được chiều chuộng có ít cảm nhận xã hội, thiếu kiên nhẫn với người khác, không học được cách vượt qua khó khăn hay đáp ứng nhu cầu của người khác Vì vậy, khi bị cản trở khỏi sự thỏa mãn, chúng tin mình thiếu hụt điều gì
đó dẫn tới cản trở và mặc cảm hình thành
Cuối cùng là sự bỏ mặc từ cha mẹ Với những đứa trẻ có cha mẹ không quan tâm hay luôn hung hăng khiến trẻ thiếu cảm giác yêu thương và an toàn Trẻ cảm giác mình không có giá trị, giận dữ, mất niềm tin vào người khác Những đứa trẻ này sẽ đánh giá bản thân tầm thường, vô ích, không giải quyết được các yêu cầu của cuộc sống
c) Thứ tự sinh:
Adler nói về thứ tự xinh cũng một phần góp lên việc hình thành nhân cách của trẻ Thứ tự sinh bao gồm con đầu lòng, con thứ, con út, con một H.T.Q.H là con thứ nên sinh viên sẽ tập trung vào lý thuyết về con thứ
Những đứa con thứ, những người đã gây ra sự dịch chuyển trong cuộc sống của những đứa trẻ đầu lòng cũng có những vị trí duy nhất Chúng không bao giờ được biết đến vị trí quyền lực đã từng được chiếm giữ bởi những đứa trẻ đầu lòng Ngay cả gia đình có thêm những đứa trẻ khác, con thứ không chịu đựng cảm giác bị truất ngôi mà những đứa trẻ đầu lòng cảm thấy Hơn nữa vào thời gian này cha mẹ thường thay đổi thái độ và thực tiễn nuôi dưỡng con cái Đứa trẻ thứ hai không phải là một vấn đề mới như đứa trẻ thứ nhất; cha mẹ
có thể ít quan tâm và băn khoăn hơn về chính thái độ của họ và có thể có cách tiếp cận thoải mái hơn đối với con thứ
Ngay từ ban đầu, những đứa con thứ có người để ganh đua là anh chị đầu lòng Con thứ luôn coi cách cư xử của đứa trẻ đầu lòng như một hình mẫu, một sự đe doạ hay là một động lực cho sự cạnh tranh Adler là con thứ và cũng là người có một mối quan hệ canh tranh kéo dài trong cuộc sống với người anh của mình Ngay cả khi Adler trở thành một nhà phân tích nổi tiếng, ông vẫn cảm thấy bị lu mờ bởi anh trai mình
Cạnh tranh với đứa trẻ đầu có lợi cho việc thúc đẩy đứa trẻ thứ hai phát triển nhanh hơn những gì đứa trẻ đầu thể hiện Con thứ cố gắng theo kịp và vượt anh chị của mình, một mục đích khích lệ sự phát triển ngôn ngữ và thần kinh Con thứ thường bắt đầu nói sớm hơn con đầu lòng Không được biết đến quyền lực, con thứ không gắn bó với điều đó Chúng lạc quan hơn về tương lai và thích hợp cho sự cạnh tranh và tham vọng như trường hợp của Adler
Những tác động khác có thể xuất hiện từ quan hệ giữa những đứa trẻ đầu lòng và những đứa trẻ thứ hai Nếu chẳng hạn đứa trẻ lớn trội hơn về thể thao hay học đường, con thứ có thể cảm thấy rằng mình không bao giờ có thể vượt qua được anh chị mình và có thể nản chí Trong trường hợp này sự cạnh tranh sẽ không cấu thành một phần trong lối sống của đứa trẻ đầu tiên (giống với trường hợp của H.T.Q.H)
Trang 83 Phương pháp can thiệp:
Để có thể giải quyết trường hợp ca ở trên, sinh viên đã lựa chọn phương pháp can thiệp tương ứng với hướng tiếp cận làm việc chính là công tác xã hội cá nhân
3.1 Lý thuyết trong CTXH cá nhân
a) Khái niệm:
Công tác xã hội cá nhân được định nghĩa là “hệ thống giá trị và phương pháp được các nhân viên xã hội chuyên nghiệp sử dụng, trong đó các khái niệm về tâm lý xã hội, hành vi và hệ thống được chuyển thành các kỹ năng giúp đỡ cá nhân và gia đình giải quyết những vấn đề
về nội tâm lý, quan hệ giữa các cá nhân, kinh tế xã hội và môi trường thông qua các mối hệ một-một” (Farley O W, 2000)
Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp của CTXH nhằm hỗ trợ cá nhân tăng cường năng lực tự giải quyết vấn đề của mình thông qua tiến trình giúp đỡ khoa học và chuyên nghiệp Trong tiến trình này, nhân viên xã hội vận dụng nền tảng kiến thức khoa học của tâm lý học, xã hội học và các khoa học xã hội liên quan khác Đồng thời sử dụng các kỹ năng, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trong việc hỗ trợ thân chủ tự giải quyết vấn đề của mình và có khả năng vượt qua những vấn đề khác có thể xảy ra trong tương lai (Nguyễn Thị Thái Lan, 2018)
Nhân viên xã hội có vai trò chủ yếu là tạo điều kiện và hỗ trợ cá nhân trong việc đánh giá, xác định vấn đề, khám phá tiềm năng và năng lực tự giải quyết vấn đề Họ giúp thân chủ tự nhận biết, phân tích vấn đề của mình, phát huy những điểm mạnh cá nhân và khắc phục những điểm yếu, nhằm cải thiện cuộc sống của họ Tùy vào hoàn cảnh cụ thể và nhu cầu của thân chủ, nhân viên xã hội có thể đóng nhiều vai trò khác nhau Họ có thể là nhà giáo dục, giúp thân chủ học hỏi và nắm vững kiến thức cần thiết; là người biện hộ, đại diện và bảo vệ quyền lợi cho thân chủ; hoặc là người môi giới, kết nối thân chủ với các nguồn lực
và dịch vụ cần thiết
b) Các nguyên tắc hành động của CTXH cá nhân:
Nguyên tắc chấp nhận thân chủ không chỉ đơn thuần là chấp nhận hoàn cảnh của họ, mà còn mọi phẩm chất tốt và xấu của thân chủ, những điểm mạnh và điểm yếu, không xem xét đến hành vi của họ Nhân viên xã hội cần phải tôn trọng, hiểu và thực sự nghe những gì thân chủ đang trải qua Việc thực hiện nguyên tắc chấp nhận thân chủ là một phần quan trọng trong việc tạo dựng lòng tin và sự hợp tác giữa nhân viên công tác xã hội và thân chủ Khi thân chủ cảm nhận được sự chấp nhận và tôn trọng từ nhân viên công tác xã hội, họ sẽ cảm thấy an tâm hơn để chia sẻ thông tin cá nhân, cảm xúc và vấn đề mà họ đang đối mặt Nguyên tắc thứ hai là tạo điều kiện để thân chủ tham gia giải quyết vấn đề Nguyên tắc
"Cho cần câu chứ không cho xâu cá" là một trong những nguyên tắc cốt lõi trong công tác
xã hội Ý tưởng chính ở đây là thay vì chỉ đơn thuần cung cấp giải pháp hoặc hỗ trợ cho thân chủ, nhân viên công tác xã hội nên làm việc cùng họ để phát triển các kỹ năng và chiến lược giúp họ giải quyết vấn đề hiện tại và những vấn đề tương lai Việc này không chỉ giúp thân chủ trở nên độc lập và tự lực hơn, mà còn giúp họ có thêm niềm tin vào khả năng của chính mình Hơn nữa, nó còn giúp thân chủ cảm thấy mình không chỉ là người nhận hỗ trợ,
mà còn là một phần quan trọng trong việc tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của mình
Trang 9Nguyên tắc tiếp theo là tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ Nó ám chỉ nhân viên xã hội không quyết định thay thân chủ Quyền quyết định lựa chọn giải pháp nào tuỳ thuộc vào thân chủ Nhân viên xã hội cần tôn trọng quyết định thân chủ đưa ra, không áp đặt ý kiến
cá nhân trong việc lựa chọn giải pháp Với những trường hợp đặc biệt mà thân chủ không thể tự quyết định, nhân viên xã hội cần phải tôn trọng quyền lựa chọn của thân chủ, đồng thời tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người bảo trợ của họ để đưa ra quyết định tốt nhất Việc thực hiện nguyên tắc này không chỉ giúp thân chủ tự tin hơn trong việc đưa ra quyết định,
mà còn giúp nhân viên xã hội hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của thân chủ, từ đó có thể hỗ trợ họ một cách hiệu quả hơn
Nguyên tắc thứ tư là đảm bảo tính khác biệt của mỗi trường hợp Nó nhằm nhấn mạnh việc mỗi thân chủ và mỗi tình huống đều có những đặc điểm riêng biệt, không thể áp dụng một cách tiếp cận chung cho tất cả Nguyên tắc này yêu cầu nhân viên xã hội nhận thức được
sự đa dạng và tôn trọng sự khác biệt này Khi nhân viên xã hội hiểu rõ và tôn trọng sự đa dạng này, họ sẽ có thể thiết kế và thực hiện các chiến lược can thiệp cụ thể, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của thân chủ Qua đó, nguyên tắc này cũng giúp nhân viên xã hội nâng cao kỹ năng ứng phó linh hoạt của mình, khắc phục được tư duy cứng nhắc, bảo thủ và quan liêu trong công việc, tạo ra những phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề phù hợp
và hiệu quả hơn
Với nguyên tắc đảm bảo tính riêng tư, kín đáo các thông tin về trường hợp của thân chủ, nhân viên xã hội cần phải tôn trọng và giữ bí mật cho các thông tin cá nhân của thân chủ, trừ khi có sự cho phép từ họ hoặc khi thông tin này liên quan đến sự an toàn của chính họ hoặc người khác Ngoài ra, nguyên tắc còn thể hiện ở việc bảo mật lưu trữ hồ sơ Nhân viên
xã hội cần lưu trữ hồ sơ của thân chủ cẩn thận Tuy nhiên trong một số trường hợp sẽ có ngoại lệ với nguyên tắc này nếu như những hành vi của thân chủ đe doạ tính mạng của bản thân họ hay của những người khác thì nhân viên xã hội có quyền trao đổi thông tin với những người có thẩm quyền Việc đảm bảo bí mật thông tin của thân chủ sẽ giúp cho thân chủ tin tưởng vào nhân viên xã hội, từ đó họ sẵn sàng chia sẻ và hợp tác Bên cạnh đó việc đảm bảo bí mật của thân chủ còn là yêu cầu mang tính nhân văn trong quan hệ con người
và quan hệ nghề nghiệp
Nguyên tắc thứ sáu là tự ý thức về bản thân Nó nói lên tầm quan trọng của việc nhân viên
xã hội phải hiểu rõ vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình trong mối quan hệ chuyên nghiệp với thân chủ Phục vụ thân chủ là trách nhiệm của nhân viên xã hội, vì vậy cần tránh lạm dụng quyền lực, vị trí công việc để mưu lợi cá nhân Nó cũng liên quan đến việc nhận thức
rõ về khả năng chuyên môn của mình và giới hạn của nó Khi gặp trường hợp quá phức tạp
và vượt quá giới hạn khả năng cá nhân thì nhân viên xã hội chuyển giao trường hợp đang thụ lý cho nhân viên xã hội khác giúp đỡ
Nguyên tắc cuối cùng là đảm bảo mối quan hệ của nghề nghiệp Nó chú trọng việc xây dựng và duy trì mối quan hệ chuyên nghiệp giữa nhân viên xã hội và thân chủ Điều này có nghĩa là nhân viên xã hội phải tôn trọng thân chủ, giá trị và quan điểm của họ, cũng như tuân theo nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp Không lợi dụng cương vị công tác để đòi hỏi
sự biết ơn hoặc nhận lợi ích từ thân chủ là một phần quan trọng của nguyên tắc này Mọi hành động hoặc quan hệ cá nhân ngoài phạm vi công tác, như quan hệ tình cảm, đều nên được tránh để đảm bảo tính chuyên nghiệp và khách quan Đồng thời, mối quan hệ giữa
Trang 10nhân viên xã hội và thân chủ cần được xây dựng dựa trên sự thân thiện và tương tác hai chiều, đồng thời đảm bảo khách quan và tuân theo các yêu cầu chuyên môn
c) Các bước tiến trình:
Tiến trình Công tác xã hội cá nhân bao gồm 7 bước chính:
(1) Tiếp cận thân chủ: thông qua các trường hợp như thân chủ tự tìm đến nhân viên xã
hội, nhân viên xã hội tìm đến thân chủ; giao ca hoặc chuyển ca Trong nhiệm vụ tiếp cận thân chủ, nhân viên xã hội cần giới thiệu; đánh giá nhu cầu khẩn cấp cần được
hỗ trợ; nói về vai trò, mục tiêu can thiệp và nói đến nguyên tắc bảo mật Đây cũng
là bước nhân viên xã hội mở hồ sơ Nếu nhân viên xã hội tạo được ấn tượng tốt với thân chủ thì những bước sau sẽ thuận lợi hơn
(2) Xác định vấn đề: Nhân viên xã hội tìm hiểu những mối quan tâm và vấn đề ban đầu
mà đối tượng chia sẻ, bộc lộ; tìm hiểu qua thông tin cung cấp từ hồ sơ thân chủ và
từ những phản hồi của người có liên quan đến thân chủ Cách thức để thâm nhập, tìm hiểu vấn đề là tách rời vấn đề và thân chủ (Coi vấn đề như một thực thể riêng biệt với thân chủ Tìm một tên gọi khác gọi thay cho vấn đề của TC) và đối đầu với thân chủ trong một số trường hợp bằng cách đặt câu hỏi ngược lại
(3) Thu thập thông tin: Mục đích là để nhân viên xã hội có được những dữ kiện đầy
đủ nhất liên quan thân chủ của mình Trên cơ sở đó lập được kế hoạch trị liệu phù hợp Các nguồn có thể thu thông tin: Bản thân thân chủ, Gia đình và những người quan trọng đối với thân chủ, Các tổ chức địa phương, cơ quan, cộng đồng nơi thân chủ sinh sống, Hồ sơ lưu trữ Nhân viên xã hội cần chuẩn bị đề cương thu thập thông tin Phương pháp thu thông tin (quan sát, vấn đàm, phân tích tài liệu,…) Nhân viên
có thể thực hiện vãng gia (đến thăm nơi thân chủ sống) để tìm hiểu môi trường sống của thân chủ
(4) Chuẩn đoán: Nhân viên xã hội trong bước này sẽ sàng lọc thông tin; sắp xếp thứ tự
ưu tiên trong các vấn đề thân chủ gặp phải; phân tích hiện trạng và nguyên nhân của vấn đề Nhân viên xã hội dựa trên những thông tin thu thập được xác định: các vấn
đề của thân chủ gặp phải, xác định nguyên nhân nảy sinh những vấn đề trên, xác định vấn đề ưu tiên và sắp xếp theo trình tự, xác định nguồn lực và yếu tố tác động thông qua phân tích sơ đồ phả hệ và sơ đồ sinh thái của thân chủ và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ Đặc biệt là những điểm mạnh để vận động và phát huy trong quá trình lập kế hoạch và can thiệp cụ thể
(5) Lập kế hoạch trị liệu: Nhân viên xã hội cùng thân chủ lập kế hoạch can thiệp, xác
định mục tiêu trị liệu và các mục tiêu cụ thể để đạt được mục đích Nhân viên xã hội giúp thân chủ phân tích vấn đề, nhưng không quyết định giải pháp thay cho thân chủ Thân chủ là là người chủ động trong lựa chọn giải pháp Một bản kế hoạch can thiệp được có các mục như: Mục tiêu hỗ trợ: bao gồm mục tiêu lớn – nhỏ được sắp xếp trình tự; hoạt động thực hiện: được thành lập dựa trên mục tiêu; thời gian thực hiện: thời gian bắt đầu và kết thúc; kết quả mong đợi: những kỳ vọng của thân chủ
và nhân viên xã hội, về kết quả đạt được; hình thức lượng giá: đưa ra các chỉ số hoặc tiêu chí đánh giá; lượng giá có thể diễn ra trong suốt tiến trình; người đảm nhiệm hoặc tham gia cùng đối tượng; kết quả