điểm tương đồng và khác biệt với pháp luật cạnh tranh Việt Nam trong các quy đính về hau quả pháp lý của TTHCCT + Bồ sung những van dé sau: bd sung thêm các cơ sở dé tính hình phat tiền
Trang 1HẬU QUA PHÁP LÝ CUA THOA THUAN HAN CHE
CẠNH TRANH DƯỚI GOC ĐỘ SO SANH PHAP
LUAT VIET NAM VA PHAP LUAT CAC QUOC GIA
PHAP, UC, SINGAPORE.
KHOA LUAN TOT NGHIEP
HA NOI - 2023
Trang 2HỌ VÀ TÊN TRAN THI MINH OANH
MÃ SINH VIÊN: 452549
HẬU QUA PHÁP LÝ CUA THOA THUAN HẠN CHÉ
CẠNH TRANH DƯỚI GÓC ĐỘ SO SÁNH PHÁP
LUAT VIỆT NAM VÀ PHAP LUAT CÁC QUOC GIA
PHAP, UC, SINGAPORE.
Chuyên ngành: Luật Canh tranh và Bảo vệ quyên lợi người tiêu ding
KHÓA LUẬN TOT NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DAN:
TS Nguyễn Ngoc Quyên
HÀ NỘI - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây la công trình nghiên cứu của riêng
tôi các kết luận số liệu trong khéa luận tốt nghiệp là
trưng thực, dam bdo dé tin cậy./
Xác nhận của giảng viên hướng dẫn Tác gid khóa luân tốt nghiệp
(Kj và ghi rố ho tên)
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT
Tiếng Việt
BLHS B6 luật Hình sự
CQCT Cơ quan Cạnh tranh
HCCT Hạn chế canh tranh:
LCT Luật Canh tranh
TTHCCT Thỏa thuận hen chế cạnh tranh
UBCT Uy ban Canh tranl:
UBCTQG Ủy ban Canh tranh quốc gia
Tiếng Anh
ACCA Luật Canh tranh và N gười tiêu ding Úc 2010
(Australian Competition and Consumer Act 2010)
ACCC Uy ban Canh tranh và Người tiêu ding Uc
(Australian Competition and Consumer Commission)
CAB Ben khiéu nai canh tranh Singapore
(Competition Appeal Board of Singapore)
cccs Uy ban Canh tranh và N gười tiêu dùng Singapore
(Competition and Consumer Commission of Singapore)
CDPP Cơ quan Công tổ liên bang Úc
(Commonwealth Director of Public Prosecutions)
FCA Cơ quan Cạnh tranh Pháp
(French Competition Authority)
FCC Bo luật Thương mai Pháp
Trang 5(frenchComm ercial C ode)
SCA Luat Canh tranh Singapore 2014
(Singapore Competition Act 2014)
TFEU Hiệp ước vận hành Liên minh Châu Âu
(Treaty ơn the Finctioning of the Exropean Union)
Trang 6MỤC LỤC TRANG HH PHI ease ghuh thong g3 G68314038900)00400588031/0011380100:333E-GE070111UHgu2E018/0010020gg80 i Lời cam đoam a Danh muc các từ viết tắt „I1
Me lục 6 oe 5
PHAN MỞ DAU ie si CHƯƠNG 1: MOT S6 VAN ĐỀ LÝ LUẬN ‘VE HAU QUA PHAP LY cỦA THOA
THUAN HAN CHE CẠNH TRANBH Hìếthtãag80/30062)5:a8
1.1 Một số van đề lý luận về théa thuận hạn chế — re)
1.1.1 Khai mệm théa thuận hạn chế GR AGN ccsccigvc4sssztccgdodea me)
1.1.2 Tác động của thỏa thuận hạn 5/00 cố ẽ
1.2.3 Sự cân thiết của việc kiểm soát thỏa thudn han chế cạnh tranh — 1.2 Khái niệm hậu quả pháp lý của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 111.3 Phân lại hậu qua pháp lý của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 121.3.1 Chê tài hành chính RSE net ee : saxwe1232) GHẾ GÀ BH Se -ssgtingastroiiGiidesogitdassiltdt,koiigecusess ' seats AG
Triều Kết anew ing 1: co G220 eLEacuenlienGdLaaeassdgrldinieaudhiaau TẾCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH VỀ HAU QUA PHÁP LY CUA THOA
THUAN HAN CHE CẠNH TRANH THEO PHÁP LUAT MOT SÓ anes GIA
TREN THE GIỚI top 1
2.1 Hậu quả pháp ¥ của théa thuận hạn chế cạnh tranh theo o pháp h luật cạnh tranh
VI ớớNớẽốn 6 hố hố hố Cố hố AT
2.1.1 Quy định cam thỏa thuận han chế cạnh tranh ào sec 172.1.2 Chế tải hành chính i : ste : : 18
3:1.3.:CBinh sách khoan hãng c2 2i eg2á G10 ca cg d0 dd diá0lc12Á2.2 Hậu quả pháp lý của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo pháp luật cạnh tranh Úc
¿95
2.2.1 Quy định cam thỏa thuận han ché cạnh tranh ào 5 cccsessesceeeee.28
Trang 75515: 018 Var HAR XÃ cácoeisapbossos686003040220003G001G0n2300,40030exaxssitosokusnsaulD2BAC Mo} ER EY: Te aprender cee eee ome eae bung GGL0BS521x2AGIOSNGSituiidied,su-f)
2.3 Hậu qua pháp lý của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo pháp luật cạnh tranh
Bì 2 OBS “ n ca cac cac co
2.3.1 Quy đính cầm thỏa thuận han chế cạnh tranh 250555.2.3.2 Chế tải hành chính 22c, 36
PEP We 1) cassensogstbidirioitgtrtgtydinildiOiEiSi428/443050ã03i03/0008c032sgngipnzgzaanss136)lio ages meee cmc ss sans
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUAT “ HAU QUA PHAP LY
CỦA THOA THUAN HAN CHE CẠNH TRANH THEO PHÁP LUAT VIET NAM
42
31 1 Quy đi định cam thỏa thuận han che cạnh tranh
3.1.1 Các thöa thuận bị câm có điều kiện 02222222cStccrrrrrrrrrae 42
3.1.2 Các thöa thuận bị câm tuyệt đôi cá seeeeeriee,.443.2 Chế tài hành chính
3/9:1:HúAh phatiehinh sicscicad catch RS
33:9 HiHHABABG SAA sans ssc asencascmuspsttcneananraaisansipcicpantiartacaseanictiat easier ET3.2.3 Biện pháp khắc plvuc hậu quã 22 222022 ccerrrreee.473.3 Chế tài hình sự - 222222222222 222 eeeeeeeec.đ8
33:1: HìnH a cnc c2 2025100221300022300236006118233E3025022b:23235i0200573E422ÿ2gzza/ag:bascur2.ERS, 3/3: HINH tet 175 1) Seem ae ie nage ne ere ere or tO ene mn Tae mT mp ORO
344 Chế tài dân sự 4Ø
3.5 Chính sách khoan hồng 2 02 2222122122eeeeeeo.ỐUTiểu kết chương 3 52
Trang 8CHƯƠNG 4: SO SÁNH QUY ĐỊNH VE HẬU QUA PHÁP LY CUA THOA THUẬNHAN CHE CẠNH TRANH GIỮA PHÁP LUAT VIET NAM VỚI PHÁP LUAT CÁC
QUỐC GIA PHÁP, ÚC, SINGAPORE —
4.1 Sự tương đồng giữa pháp luật Việt Nam vớipháp hật Pháp, ức, Singapore Hess 53
4.2 Sự khác biệt giữa pháp luật Việt Nam vớipháp luật Pháp, Uc, Singapore 55
4.3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hậu quả pháp lý của thỏa thuận hạn
a et at EsoultototbasrosctssiSDsnnjssssuussosdusaSD
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 63
.66 PHU LỤC 222222 sec
Trang 9PHAN MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Sư cạnh tranh trên thị trưởng xuất hiên ngay khi thi trường xuất hiên, ngày nay, các
chủ thể kinh doanh luôn tim cách tránh phải cạnh tranh với nhau mà vẫn có thé nâng caolợi nlwan bằng cách lập thành các hiệp hội, liên minh đưa ra những thöa thuận xác định
mục tiêu chung là lợi ích kinh tê, điêu đáng nói là những thỏa thuận nay lai mang tớinhững hệ quả bat lợi với môi trường cạnh tranh Thỏa thuận hen chế canh tranh tại cácquốc gia ngày càng diễn ra phổ biên với các mức độ hạn chế canh tranh khác nhau, theothời gian, các thöa thuận đó con có xu hong phát triển xuyên biên giới Củng với đó lànhững quy định pháp luật về kiểm soát théa thuận hạn chế cạnh tranh lân lượt được xáclập nhằm giới han, thể hiện sự điều tiết của các quốc gia đôi với hién tượng kinh tê này
Có thé nói, thỏa thuận hạn chế canh tranh 14 một xu hướng phát trién tat yêu trong nênkinh tế thị trường và luôn cần có một hệ thông pháp luật hoàn chỉnh, hành lang pháp ly
đồng bô để kiểm soát thỏa thuận hen chế cạnh tranh một cách hữu hiệu nhất
Nhìn vào thực trang quy định pháp luật về kiểm soát TTHCCT, trong những nếm gan
đây, hoạt động kiểm soát TTHCCT của các quốc gia đang có xu hướng Thứ nhất, gia
tang các quốc gia ban hành pháp luật canh tranh, pháp luật chồng độc quyền cũng như
các quy định vệ kiểm soát TTHCCT; Thứ hai, mức phạt đổi với các doanh: nghiệp liên
tục tăng, Thử ba, ngày cảng có nhiêu khu vực phép lý hình sự hỏa hành vi TTHCCT đối
với các cá nhân! Những quy đính về việc kiểm soát TTHCCT lần dau xuất hiện trong
Đạo luật Sherman 1890 của Hoa Ky, dân dân đã mở réng sang Châu Âu và khu vực Châu
Á —Thái Bình Dương, trong do có Việt Nam.
Các quy định về kiểm soát TTHCCT xuất hién lân dau tại V iệt Nam trong Luật Cạnh
tranh 2004, hiện tại những TTHCCT đang chiu sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh 2018
và năm ban hành 2018 có thé coi là khá muộn so với Luật canh tranh, chông độc quyêncủa các quốc gia khác trên thé giới Bên canh đó, việc triển khai công tác kiểm soátTTHCCT tei thi trường Việt Nam van con nhiều vướng mac và chưa thực sự hiệu quả
ĐỂ có thể thực sư kiểm soát và hạn chế các hành vi TTHCCT thi các quy đính pháp luật
phải bao gồm những biên pháp nghiêm trị những hành wi trái với ý muôn của Nhà nước,
! Mark Sampson - Head of Antitrust and Competition London, The criminal cartel offence cro the world, 2016.
Trang 10dé các chủ thé co thé thay được hậu quả nghiém trọng mình phéi gánh chiunéu thực hiện
hành vi đó Do đó, việc tim hiểu, nghiên cứu các quy định của Luật Canh tranh 2018 về
hau quả pháp ly của TTHCCT là điều rat quan trong và cân thiết Voi mục đích nghiên
cứu sâu về lý luân, đông thời có sự so sánh với pháp luật nước ngoài về van dé nay dé có
thé đưa ra những kiên nghị phir hợp về những quy định về hậu quả pháp ly của TTHCCT,
tác giả chọn đề tai “Hau quả pháp lý của thỏa thuận han chê cạnh tranh đưới góc độ so
sénh pháp luật Viét Nam với pháp luật các quốc gia Pháp, Uc, Singapore” làm đề tai khóaluận tốt nghiép
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật cạnh tranh Viét Nam đã xuất hiện gan 20 nếm, nghién cứu về hậu quả pháp
lý của thỏa thuận hen chế cạnh tranh cũng không phải là dé tai quả mi, có mét số lượngtương đối những học giả đã tiép cân đề tai nay đưới những góc độ khác nhau, điều đóđược thé hiện thông qua những hệ thông các công trình nghiên cửu, bai viết khoa hoc da
dang và phong phú Có thể ké dén những công trình sau:
- Luận án tiên @ luật học: "Pháp luật han chê cạnh tranh trong hoạt động nhươngquyền thương mai ở Việt Nam hiện nay” ném 2015 của tác giả Nguyễn Thị Tình, “Pháp
luật về xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh ở V iệt Nam” năm 2021 của tác gã Phạm Phương
Thảo
- Luận văn thạc luật học: “Kiểm soát thoả thuận hạn chế cạnh tranh - Những van
dé lý luận và thực tiến” năm 2007 của tác giả Đồng Ngoc Dam; “Chê tài xử lý hành vi
hen chế canh tranh theo pháp luật Việt Nam” năm 201 5 của tác giả Pham V ấn Cao; “Hanh
vị hen ché canh tranh theo quy định của pháp luật Lao và Viét Nam dưới góc độ so sánh”
năm 2018 của tác giả Vilasone Kongphet.
- Sach chuyên khảo: “Pháp luật điều chỉnh các théa thuận hạn ché canh tranh ở V iậtNam biên nay” năm 2012 của tác giả Nguyễn Thi Nhung, “Pháp luật về hạn chế canhtranh trong hoạt động nhwong quyền thương mai ở V iật Nam - Tử tư duy pháp lý của EU
và Hoa Ky đến kinh nghiệm lập pháp của Việt Nam” năm 2017 của tác giả Nguyễn Thi
Tình.
- Các bài việt khoa học được đăng trên tạp chi chuyên ngành luật “Hoan thiện quydink về thoả thuận hạn chế canh tranh trong Luật Cạnh tranh nẻm 2018” của tác giảNguyễn Minh Phú đăng trên tạp chí Luật sư Việt Nam số 3 năm 2023; “Miễn trừ đôi với
Trang 11các thoả thuận hạn chế cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh 2018” của tác giã Trân Tháng
Long, Nguyễn V ăn Nhân, Phan Lâm Hoàng Huynh đăng trên tap chí Dân chủ và Pháp
luật sô 3 năm 2022 - Sô3
Tuy nhiên, phân lớn các công trình trên lai chủ yêu nghiên cứu về hạn ché canh tranh.noi chung (bao gồm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và lạm dung vị trí théng lĩnh thi trường,
vị trí độc quyên) hoặc nghiên cứu chung về các tắt cả các quy định pháp luật về TTHCCT
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Khoa luận là công trình nghiên cứu day đủ và toàn điện về hau quả pháp lý của thỏathuên hen chế cạnh tranh của phép luật canh tranh Việt Nam dưới góc độ so sánh với
pháp luật cạnh tranh Pháp, Uc, Singapore, có y ng†ĩa khoa học và thực tiễn sau đây:
- Ý ngiấa khoa hoc: Đây là công trình khoa hoc nghiên cứu một cách có hệ thongđây đủ và toàn điện về hậu quả pháp lý của thöa thuận han chế canh tranl của pháp luật
canh tranh V iệt Nam dưới góc độ so sánh với pháp luật cạnh tranh Pháp, Uc, Singapore
Khoa luận gớp phân lam sáng tỏ những van dé lý luận về hau quả pháp ly của TTHCCT
ở Việt Nam và Pháp, Uc, Singapore nhằm gop phân hoàn thiện pháp luật canh tranh VietNam về van đề này trong thời gian tới Trong quá trình nghién cứu, khóa luận đã đạt đượcnhững điểm mi nhy sau:
+ Phân tích pháp luật cạnh tranh các quéc gia Pháp, Uc, Singapore và nêu ra những
điểm tương đồng và khác biệt với pháp luật cạnh tranh Việt Nam trong các quy đính về
hau quả pháp lý của TTHCCT
+ Bồ sung những van dé sau: bd sung thêm các cơ sở dé tính hình phat tiền trong
xử lý tài chính đối với các doanh nghiệp vi pham quy định về kiểm soát TTHCCT, gia
tang ti lệ phân trém loại bé giới hạn mức phat tối đa theo BLHS khi tiên hành xử lý hành
chính.
- Ý ngiữa thực tiến Những kién nghị hoàn thiện pháp luật sẽ góp phan nâng caoliệu quả của việc thực hiện kiểm soát TTHCCT Ngoài ra, khóa luận con có thể đùng làm.tải liệu tham khảo cho việc nghién cửu các van dé có liên quan dén chế định về TTHCCT
nói chung và hậu quả pháp lý của TTHCCT nói riêng.
4 Mục đích nghiên cứu
Mac dù quy định về hau quả pháp ly của TTHCCT đã xuất hiện từ gần 20 năm nhưng
chưa thực sự hoàn thiện Việc hoàn thiện pháp luật Canh tranh noi chung và quy định
Trang 12pháp luật về kiểm soát TTHCCT nói riêng là van đề lâu dai, đời hỏi sự nghiên cửu sâu và
rộng hon Trong khuôn khổ cau một đề tai khóa luận, mục dich cơ bản của đề tải nghiên
cửu là so sánh phân tích pháp luật cạnh tranh Viét Nam và pháp luật cạnh tranh Pháp, Uc,
Singapore, qua đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện các quy đính pháp luật Việt Nam về
hậu quả phép lý của TTHCCT nhằm nâng cao hiệu quả xử lý các hành vi này trên thực
tê
§, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đôi tương nghiên cứu: Các quy pham pháp luật có liên quan dén hau quả pháp lý củaTTHCCT theo pháp luật cạnh tranh Viét Nam, Pháp, Uc, Singapore
Pham vi nghiên cứu: V di mục đích nhằm hoàn thiện các quy định về hậu quả pháp lycủa TTHCCT tai Việt Nam, tác giả tập trung nghiên cứu các quy định về hậu quả pháp
ly của TTHCCT tại Việt Nam trong Luật Cạnh tranh 2018, Nghị dinh 75/2019/NĐ-CP,
Bộ luật Hình sự 2015 (“BLHS”) và các quy định của các quéc gia Pháp (Bộ luật Thươngmai Pháp), Úc (Luật Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Úc), Singapore (Luật Cạnh
tranh Singapore) Trong quá trình ngluén cứu, tác giả sẽ co sự so sánh giữa pháp uật V iệt
Nam với pháp luật ba quốc gia Pháp, Uc, Singapore
6 Phương pháp nghiên cứu
Thực luận dé tai nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lich sử của cli nghiia Mac-Lenin Theo đó, nhật quán quan điểm nhìn nhận vaphân tích các vân đề trong quan hệ biện chúng, luôn trong trang thái vận động vả tác độngqua lại với các hiện tượng các van dé khác Sử dung phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lich sử giúp tác giả đưa ra những nhân định, kết luận khách quan và
toàn điện nhất
Phương pháp phân tích: sử dụng khi phân tích những vân dé liên quan đến pháp luật
về hậu quả pháp lý của TTHCCT trong chương 1, chương 2 vả chương 3
Phương pháp so sánh: được sử dụng chủ yêu ở chương 4 đề tìm biểu sự tương đồng và
khác biệt giữa pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện hành với pháp luật canh tranh Pháp,
Ức, Singapore về hâu quả pháp lý của TTHCCT
Phương pháp tông hợp: được sử dung ở chương 4 nhằm đúc kết lại những van đề đã
phân tích ở các chương trên để đưa ra hướng hoàn thiện pháp luật phù hợp nhất.
Trang 137 Kết cau khóa luận
Ngoài mục lục, lời mở đầu và kết luận, khóa luận được cơ cau thành bén chương voi
các nội dung chính như sau:
Chương 1: Một so van đề lý luận về hậu quả pháp lý của thỏa thuận hạn chế cạnh
Trang 14CHƯƠNG 1: MOT SÓ VAN DE LÝ LUẬN VỀ HẬU QUA PHÁP LÝ CUA
THOA THUAN HAN CHE CẠNH TRANH
1.1 Mật số van đề lý luận về thỏa thuận han chế cạnh tranh
1.1.1 Khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Trong nên kinh tệ thi trường, cạnh tranh là quy luật vận động tất yêu và là động cơ
thúc day phát triển nền kinh tá Tuy nhiên, trong quá trình canh tranh, các chủ thé kinh:
doanh có thể thực hiện các hành vi gây hạn chế cạnh tranh nhằm nâng cao lợi nhuan của
minh Những hành vi đó có tác đông làm giảm, sai lệch, căn trở cạnh tranh trên thị trưởng,
đi ngược lại với quy luật của nền kinh té thị trường, di ngược lai với lợi ích công công
Và thöa thuận han chế canh tranh (*'TTHCCT”) là một trong ba dang của hành vi hạn chế
canh tranh, với bản chất là làn giảm, sai lệch, căn trở cạnh tranh trên thi trường,
Moi doanh nghiệp, không phân biệt quy m6, ngành nghệ sản xuất kinh doanh, đều phải
nổ lực cạnh tranh đề tôn tại và phát triển Tuy nhiên, thay vì có gắng cạnh tranh mat cách
chính đáng bang việc tự minh đổi mới, néng cao chất lượng, hoàn thiện chuyên môn thilại có những doanh nghiệp lựa chon chiên lược kinh doanh hop tác với nhau nhằm mụcdich không phải canh tranh ma vẫn thu vệ lợi nluận Loại bình liên kết cổ điển và cũng
phổ biên nhất là các bên cling nhau ân định giá và các yêu tô hình thành giá với mục dichngăn cản sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới Hậu quả tiêu cực nhật củaliên kết nay là người tiêu dling không được hưởng lợi từ sự canh tranh lành manh về giá
cả trên thi trường ma đáng lế ho phải được hưởng nêu không có thỏa thuận ân định gia
giữa các doanh nghiệp Những thỏa thuận đó sé gây phương hai tới lợi ích của người tiêu.
dùng cũng như của nên kinh tế
Trên thê giới, tùy theo mỗi quốc gia sẽ có các quy định khác nhau về TTHCCT, nhưng
hau hết các quy định đều nhắm đến bản chat han chế canh tranh của hành vi này Hiện
nay, thuật ngữ “Cartel” được sử dụng rồng rãi tại nhiều quốc gia khi nhắc tới các thỏathuận hợp tác giữa các chủ thé kinh doanh có muc đích hoặc hậu quả là cắn trở, bop méo
cạnh tranh.
Quy &nh về TTHCCT xuất hiện lần đầu tiên trong Luật canh tranh của Hoa Kỷ, Điều
1 Đạo luật Sherman năm 1890), theo đó: “Mọi hợp đồng liên kết đưới hình thức độc
quyển hoặc theo phương thức khác, nhằm hạn chế trao đối hoặc thương mại giữa các
bang với nhan hoặc với các quốc gia khác, đều bị coi là bắt hợp pháp ”
Trang 156 Châu Âu, Hiệp ước vận hành Liên minh Châu Au(“TFEU") không đưa ra khái niém
cụ thể về TTHCCT nhưng Ủy ban Châu Âu đã chi ra “Cartel là một nhóm các doanh
nghiệp độc lập liên kết với nhau dé ấn đình giá, han chế sản xuất hoặc chia sẽ thị tường
hoặc khách hàng giữa ho Các doanh nghiệp tham gia cartel cũng có thé thông đồng về
chất lương sản phẩm hoặc đôi mới Thay vì cạnh tranh với nhan, các thành viên carteldua vào đường lỗi hành động đã được thông nhất của nhau, điều này làm gidm đồng cơcưng cắp sản phẩm và dich vụ mới hoặc tốt hon, vi pham điêu kiện canh tranh hiệu: quảtrên thị tường Là những tha thuận đó sẽ bị cắm theo Điều 101 TREU "2
Điều 34 Luật Canh tranh Singapore 2004 quy dink: “Các thỏa thuận gifta các cam kết,quyết dinh của hiệp hội các doanh nghiệp hoặc các hoạt động phốt hop cỏ mục dich tácđồng nhằm ngăn chặn, han chế hoặc bép méo cạnh tranh ở Singapore đều bị cẩm, trừ
ki chúng được miễn trừ theo các guy đình của Luật nay.”
Tại Nhật Bản, khoản 6 Điệu 2 Luật chồng độc quyên quy định: “Han chế thương maibắt hop Ii là các hoạt động lanh doanh mà thông qua dé bắt k' doanh nghiệp nào bằnghop đồng thỏa thuận hay bắt ig các hoạt động thông đồng khác, không phụ thuộc tên
goi, han chế hay tên hành các hoat động lành doanh của họ theo cách thức cô định giá,
chy trì gid hay tăng giá hoặc dé giới han sản xuất, công nghệ, sản phẩm cơ sở sản xuất
hay khách hàng hoặc giao dich cña các đối tác, gay hạn chế đáng ké đối với cạnh tranh
trong lĩnh vực thương mai, đi ngược lại với lợi ích chưng.”
Khoản 4 Điều 3 Luật Canh tranh Viét Nam quy định “Thỏa thuận han chế cạnh tranh
là hành vi théa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gay tác động hoặc có khả nang
gây tác đông han chế cạnh tranh "
Như vậy, từ phạm trù kinh tí, TTHCCT đã được thé chế hóa vào luật canh tranh của
các quốc gia Có thé thay, hiện nay không có khái niém chung về TTHCCT giữa các nước
trên thê giới nhưng cách tiếp cân về khái niém TTHCCT giữa các quốc gia lại có sự tươngđông
Dưới góc độ nghiên cứu khoa học pháp lý, có thé nhận định: “Thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh là sự thống nhất ý chí của từ hai chủ thé kinh doanh trở lên được thé hiện
đưới bắt lạ hình thức nào, có hậu qua làm giảm, sai léch cẩn trở canh tranh trên thi
3 Ceatel section, Antitrust cad Ceatels, An official Website of the Exropean Union, Access database October 14,
2023.
Trang 16trường 1”
TTHCCT là sự tên tai khách quan trong nên kinh tế, tuy nhiên nêu để nó phát triền tự
do thi dé hình thành trạng thái độc quyền nhớm, lam can trở và dân triệt tiêu su cạnh trenh
đang diễn ra trên thi trường.
1.1.2 Tác động của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
(Ù Đối với sự cạnh tranh trên thi trường và với nên kinh tế
Trên thi trường các doanh nghiệp luôn phải canh tranh gay gắt với nhau và ton một
chi phí không lô cho việc duy tri, mở rộng quy mô thi trường Nếu sức cạnh tranh kém,
đặc biệt là với các doanh nghiệp nhỏ và mới thi họ rất dé bị loai bỏ khối thị trường Đề
đối pho với điều này, các doanh nghiép sẽ di dén thöa thuận cùng hợp tác, hình thành sức
manh chung trong quan hệ với khách hàng hoặc trong quan hệ cạnh tranh với các doanh
nghiệp không tham gia thỏa thuận, cùng nhau kiêm soát các yêu tô thị trường, cùng chia
sẽ lợi ích, củng tôn tại phát triển Vay nên, hậu quả của TTHCCT cũng chính là mục dich
ma các doanh nghiép muốn, đó là làm giảm, sai lệch, cén trở hoạt đông canh tranh dangdiễn ra trên thi trường
Các TTHCCT xảy ra ở nhiêu đang khác nhau và gây ra cá tác động khác nhau Cónhững thỏa thuận mắc định bi coi là gây ra tác động hạn chế cạnh tranh, nhưng có những
thỏa thuận lại chỉ gây ra tác động hen ché cạnh tranh trong một so trường hop nhật định.
Các TTHCCT theo chiêu ngang (Thỏa thuận giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh
tranh với nhau trên thị trường) liên quan đến giá mua bén hàng hóa, dịch vụ, kiểm soát
sản lượng, phân chia thị trường, ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia thị trường, thông
đồng đầu thâu luôn có tính hạn chê cạnh tranh Các thöa thuận nay luôn vì lợi ích của các
bên tham gia thỏa thuận và đối lập với lợi ích của các doanh nghiệp ngoài thỏa thuậncũng như của người tiêu dùng, Thỏa thuận theo chiêu ngang có thé trực tiếp làm tăng khảnang không ché thị trường của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận chèn ép hoạt đông,kinh doanh các đối tủ cạnh tranh ngoài théa thuận, nêu ở mức độ nhẹ thi sẽ cần trở việc
mở rộng thị trường của các doanh nghiệp khác, trong trường hợp nặng hơn thì nhóm
doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hoàn toàn có khả năng loại bỏ doanh nghiệp đôi thủ rakhỏi thị trường Chính vì 1é đó, thỏa thuận theo chiều ngang luôn được coi là những
` Giáo trừnh Luật Canh trưanh 2022), Trường Đai học Luật Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Thị Vin Anh Chủ biển, NXB
Công an nhân dẫn ,tr 126.
Trang 17TTHCCT nguy hại đối với nên kinh tế, phá hủy sự công bang của môi trường canh tranh:
niên cân phải xử lý bằng các biện pháp nghiém khắc hơn.
Các TTHCCT theo chiều doc (Thỏa thuận được ký kết giữa các doanh nghiệp hoạt
đông ở các cấp độ khác nhau của chuố: sản xuất, ví du: giữa nhà phân phối và nhà cung
cap) có tác đông với môi trường cạnh tranh thâp hơn so với thöa thuận han chế cạnh tranh
theo chiều ngang vì các thỏa thuận doc được thực hiện giữa các chủ thé trong cùng một
chu trình hoặc một dây chuyên với nhau, họ là những doanh nghiệp bỏ trợ cho nhau,không có lợi ích đổi lap nhau, ho tham gia loi nhuận đều vì mục dich tạo ra giá trị thing
du siêu ngạch hoặc can trở doanh nghiệp khác mở rồng thi trường TTHCCT theo chiêu
đọc như thỏa thuận giữa người sẵn xuất với người phân phối, trong đó người sân xuất đặt
điều kiện người phân phối không được mua sản phẩm từ đối thủ cạnh tranh của ngườisin xuất đó, thi thỏa thuận nay 1a thỏa thuận làm cho sự lựa chọn của người phân phôi bihen chế va sẽ làm cho người sản xuất khác bị loại khối thi trường Tuy nhiên, khả nẽng
bị loai khỏi thị trường của các nhà sản xuất khác còn phụ thuộc nhiéu vào năng lực, sứcmanh cạnh tranh của họ Trong khi đó, thỏa thuận giữa các nha sẵn xuất về Gn định giábán sản phẩm sẽ làm cho những nha sản xuất khác không tham gia thỏa thuận, nhật lànhiing nhà sản xuất không có sức canh tranh lớn bị rơi vào tinh trạng khó khăn, thậm chí
là phá sản.
Nhìn chung, dù là TTHCCT theo chiêu ngang hay TTHCCT theo chiêu doc thì chúngđều có những tác động xấu dén môi trưởng canh tranh, đặc biệt là TTHCCT theo chiều
ngang,
Ngoài ra, thực tê cho thay, hènh vi TTHCCT được xếp vào nhóm hành vi nguy hiểm
và gây hậu quả lớn Bởi no có thé gây tác đông làm biên dạng thị trường thay đổi cáncân cung-câu, phá vỡ sự điều tiết của nên kinh tế thị trường Từ đó, gây ảnh lưởng lớnđến lợi ich của các đối tương cạnh tranh, cũng như quyên lợi chính đáng của người tiêudùng và hơn hết sé làm mat cân bang nên kinh tê một cách nghiêm trong' Như vậy, nênkinh tệ thi trường nói chung sẽ phát triển theo hướng không én định, làm giảm năng suấtlao đông, giảm tóc dé cải thiện công nghệ, can trở quá trình phát minh, sáng tạo và duytrì gá cả ở mức cao, làm mat di động lực thúc day nên kinh tê phát triển Ong Mario
* Đảo Ngọc Bau, Quyển tự do canh tranh của doentbingidệp và kết cấu the trường cạnh tranh, Tạp chi Nghần cứa
lip phúp ,số 20 (420) năm 2020 36.
Trang 18Monti - Cựu Cao ủy canh tranh Liên minh Châu Âu đã nhận xét “Cartel là ung nhot củaniên kinh tế thi trường mở, bang việc hủy hoại canh tranh, clưúng gây tác hai nghiêm trọngcho các nên kinh tế và người tiêu ding của chúng ta" Do đó, pháp luật cần có những
quy định chất chế để có thé kiểm soát những thỏa thuận nay.
(ii) Dai với đời sống xã hội
Không chỉ dừng lại ở việc gây hai đối với nên kinh té, tác hai của TTHCCT còn biéuhiện ở việc phúc lợi xã hôi bị mat do gid cả hàng hoá đã bị đây lân cao và giảm sản lượng
sẵn xuất, chất lượng sản phẩm.
Thi trường có càng ít doanh nghiệp canh tranh với nhau đồng nghiia với việc số lương
và mức độ ưu dai đối với người tiêu ding cũng sẽ sụt giảm N gười tiêu dùng không con
nhiéu lựa chọn về giá cả và sản phẩm giữa các công ty cạnh tranh, thay vào đó các doanh:nghiệp có thé thỏa thuận với nhau nhằm bóc lột người tiêu ding Hành vi nảy có mức độnguy hiém không kém tôi pham bình sự bởi về bản chất thì đây là hành vi “trộm cấp,chiêm đoạt tai sản” của nhiều người, là những người tiêu dùng yếu thé trong xã hội 6Những hẻnh vi nhu vậy cên có sự can thiệp của pháp luật, không chỉ dé bảo vệ lợi ích
chính đáng của người tiêu ding mà còn là bảo về sự phát triển lành mạnh của nên kinh tế
cũng như đâm bảo phúc loi xã hột
1.2.3 Sự cần thiết của việc kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Hanh vi TTHCCT có thé dẫn tới vô hiệu hóa chức năng điêu tiệt của canh tranh, gâyphương hai tới các đối thủ canh tranh, tới người tiêu dùng cũng như tới nên lanh tê Từnhững hệ luy đã kê trên và khi đã xác định được vai trò của minh trong công cuộc điều
tiết thị trường Nhà nước không thể không kiểm soát các thỏa thuận đó nhằm bảo vệ
quyên lợi người tiêu dùng, kích câu sự phát triển nên kính tê
Tiên thé giới, các quốc gia có nên kinh tê phát triển đều quan tâm tới việc kiểm soát
và điêu tiệt cạnh tranh, trong do có hành i TTHCCT, bằng các chính sách như: chínhsách thuê, kiểm soát giá cả, ban hành pháp luật kiêm soát hành vi gây nguy hai đến sựcạnh tranh, kiểm soát và chồng xu hướng độc quyên Trong sô đó, xuất phát từ vai trò
Š Mr Mario Monti - Member of the European Commuission in charge of Competition (2000), Fighting Cartels Win:
cord How? Why should we be concerned with cantels card collusive behaviour? , Third Nordic Competition Policy Conference m Stockholm, 11-12 September 2000 -
° TS Phạm Phương Thio, Pháp luật về xứ lý hành vĩ han chế canh tranh ở Việt Nam , Luận im Tiên sĩ Luật hoc,
2021,tr43
Trang 19“Pháp luật là công cụ quan trong và chủ yêu dé nha nước quên lý trật tự xã hội, điều chính
các quan hệ xã hội mang đính hướng nhà nước””, có thé coi việc ban hành và thực thi
pháp luật canh tranh là biên pháp có liệu quả cao hơn hết
Quy định kiểm soát hành vi TTHCCT là một trong những chế đính cơ bản không thể
thiêu trong pháp luật canh tranh của các quốc gia Sự tên tại của các quy đính kiểm soáthành vi TTHHCT nhằm các mục tiêu Một là, duy trì một môi trường cạnh tranh tự do,bình đẳng, bảo vệ và thúc day canh tranh liệu quả, Hai 1a, bảo về loi ich của người tiêu
ding; Ba là, bảo vệ tổng phúc lợi xã hội và phát triển kinh tê bên vững, thúc day sự phát
triển của khoa học, công nghệ Ê
Các TTHCCT dang có xu hướng “ngâm hóa” nên hệ thông pháp luật canh tranh phai
đủ chặt chế, đặc biệt là các chế tai xử phạt hành vi vi pham phải đủ nghiêm khắc và phảiđược thực thi manh mé thì moi đủ sức dé ngăn ngừa, han ché các hành vi vi phạm diễn
ra trong tương lai.
1.2 Khái niệm hậu quả pháp lý của thỏa thuận han chế cạnh tranh
Hau quả là két quả xây ra từ một sự kiện, một hành vi nao đó, giữa sự kiện, hành vi va
kết quả phải có môi quan hệ nhân quả với nhau Theo quan điểm của triết hoc Mac-Lenin
thì hành vi hay sự kiện là nguyên nhân phải xảy ra trước kết quả theo một trình tự thờigian và trong một không gian xác dinh, hau quả phải xuất biện sau nguyên nhân Trơng,khoa học pháp lý, chỉ những hành vi, sư kiên gây ra bất lợi cho cá, tổ chức, hay cho x4hội thi phải chiu những hau quả pháp ly nhất đính, những hậu quả ma đã được các nhalâm luật du liệu phát sinh trong các quy phạm pháp luật V é mặt ly luận, hau quả pháp lyđược hiểu là kết cục tat yếu sẽ dẫn đến mà các cá nhân, tô chức phải gánh chịu trongtrường hợp vi pham pháp luét Va trong mét quy pham pháp luật, “két cục” ma các chủthé vi pham phải “gánh chịu” được xác định là những chế tai pháp luật
Ché tải là mat trong ba bộ phận cau thành một quy phạm pháp luật (Quy định, giả định,chê tai) Chê tai là bộ phân xác đính các hình thức trách nluệm pháp lí khi có hành vi vipham với những quy tắc xử sư chung được ghi trong phên quy định và giả định của quy
` Giáo trink Lý luận clung về Nhà nước và Pháp luật (2022), Trường Daihoc Luật Hà Nội, GS.TS Nguyễn Mah
Dom Chủ biên,N3B Ttrpháp,ư 280,.
5 Pháp luật kiểm soát hành vi hem chế cạnh tenh trên thể gii, Trang thông tin điện từ Ủy ban Cạnh tranh Quốc
gia, Bộ Công thương, tin tức ngày 17/06/2022.
* Viễn Ehos học pháp ý, Bộ Từ pháp, T điển Luật hoc, NMB Từ điền bách khoa - NXB Tephip ,ư 325
Trang 20pham pháp luật !? Noi cách khác, chê tải là những biện pháp xử lý và những hậu quả batlợi ma chủ thé vi pham phải gánh chịu l1
Từ khái niệm trên có thé hiểu “Hau quả pháp Ij} của théa thuận ham chế canh tranh là
những biện pháp xử ly) và những hậu quả bắt lợi áp chong đối với các chủ thé thực hiện
hành vi thỏa thuận han chỗ cạnh tranh vi pham.” Khi phát hiện những hành vi TTHCCT
vi pham phép luật cạnh tranh, cơ quan có thâm quyền xử lý sẽ đưa ra các chế tải xử lý
đôi với chủ thé thực hiện hanh vi vi phạm này Mức độ của các chế tai sé phụ thuộc vào
ức đô nghiêm trọng và phạm vi xâm pham ma các hành vi TTHCCT đó gây ra Vi vậy,
cần phải đánh gia mức độ tác động của TTHCCT nhằm đưa ra các chê tài phù hợp với
mi loại hành vi Mục dich chính của việc đưa ra các biện pháp trừng phạt này là nhằmtấn đe các chủ thé tham gia TTHCCT vi phạm, cũng tao động lực cho các chủ thé dangtham gia thöa thuén từ bỏ âm muu của mình và hợp tác với cơ quan điều tra Các biệnpháp trùng phạt manh mẽ sẽ làm han chê số lượng vụ việc vi phạm phát sinh trong tương
lai
1.3 Phân loại hậu quả pháp lý của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Căn cứ vào tinh chất của các nhóm quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, chế tàiđược phân chia thành nhiều loai, trong đó, có 03 loại ché tai thường gap trong quy định.pháp luật của các quốc gia về xử lý hành vi TTHCCT: Chế tai hành chính, ché tài hình
sự chế tai dân sự Các chế tài khác nhau sẽ được áp dung bởi các cơ quan có thâm quyền
khác nhau.
1.3.1 Chế tài hành chính
Theo Từ điển Luật hoc của NXB Từ điển bách khoa - NXB Tư pháp, chế tài hanh
chính là bộ phân của quy phạm pháp luật hành chính (giả định, quy dink, chế tai) xác
dinh biện pháp xử lý của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật
về quản lý nha ước ma không phải là tội pham, chưa đến mức truy cửu trách nhiệm hình
sự Dat trong ngữ cảnh của pháp luật cạnh tranh, chê tài hành chính đối với hành viTTHCCT là những biên pháp xử lý của Nhà nước đối với các cá nhân, doanh nghiệp vìpham quy định pháp luật về TTHCCT mà chưa dén mức truy cứu trách nhiệm hành sự
!9 Viện Khoa học phip Tephip, Từ điển Luật hoc, NXB Từ điền bách khoa - NXB Twpháp tr 130.
!! TS, Phạm Phương Thảo, Phap hidit về xứ bi hành: vi han chế cạnh tranh ở Việt New , Luận in Tiền sĩ Luật hoc,
2021,tr46
Trang 21Tham quyền xử lý các vi pham hành chính về TTHCCT thuộc về các cơ quan hànhpháp, thường là các Cơ quanC anh tranh ('CQCT”) của các quốc gia Thông thường hìnhphat tiên là hình thức chủ yêu được áp dung trong xử lý vi pham hành chính trong lĩnhvực cạnh tranh, bên canh đó, Các cơ quan C anh tranh quốc gia có thê áp dat thêm mét sôbiện pháp xử lý khác nhy tước quyền, giấy chúng nhân hành nghề của các chủ thé vipham quy định về TTHCCT trong một khoảng thời gian nhật dinh
Trung Quốc được biệt tới là một trong những quốc gia có mức phạt hành chính đối với
hành vi TTHCCT cao nhật thé giới, Cục Quan ly và Điều tiết thi trường Quốc gia có thé
ra lệnh cho doanh nghiệp châm đút hành vi vi pham phép luật, tích thu các khoan lợi bat
hop pháp và phạt tiền ? Ngay cả khi doanh nghiệp không có doanh thu trong năm tài
chính liên trước van có thé bị xử phạt lên tới 5 triệu RMB hoặc các doanh nghiệp đã lậpthành thỏa thuận nhung chưa kịp thực hiện thỏa thuận đó van có thé bị xử phạt lên tới 3triệu RMB Những cá nhân chịu trách nhiém quan ly của các doanh nghiệp đó có thé bi
Co quan Canh tranh Trung Quốc xử phạt theo vụ việc với mức phạt lên tới 1 triệu RMB.Hoặc trong trường hợp gây hau quả nghiêm trong, doanh nghiệp vì phạm có thé bị xửphat gap 2-5 lân khoản lợi bat hợp pháp thu được l3
1.3.2 Chế tài hình sự
Trong trường hep chê tài hành chính chưa đủ mạnh mé để răn đe và xử lý các hành vi
phan cạnh tranh gây hâu quả nghiêm trọng thì chế tài hình sự sẽ đóng vai tro là một biệnpháp xử lý có tính trừng phạt cao hơn Pháp luật hình sự các quốc gia trên thê giới đềuxác đính Tòa án là cơ quan duy nhật có thêm quyền áp dụng hình phạt hình sự đối vớicác cá nhân, pháp nhân thương mai pham tội Chê tai hình sự bao gồm 03 hình thức phạtchính là phat tiên, phạt tù, năng nhất là tử bình Riêng đối với tội phạm về TTHCCT,
pháp luật hình su các quốc gia trên thé giới chỉ áp dung hai loại hình phat là phat tiên va
phat tù, không có bat kỳ quy định nao áp dung én tử đôi với cá nhân vi phạm
Các quốc gia trên thê giới dang có xu hướng hình sự hóa tôi pham TTHCCT, bắt nguon
từ việc ban hành Đạo luật Sherman năm 1890 ở Hoa Kỷ!! Đạo luật nay khiến hành vi
cartel trở thành tội nhẹ theo Mục 1 (cầm hành vi thông đồng) co thé bị phạt tới 01 nam
!` Điều S6 Luật Chống độc quyển Cộng hòa nhân dân Thang Hoa.
'* Điều 60 Luật Chong độc quyển Cộng hòa nhẫn đêm Thang Hoa
!* Matic Simpson - Head of Antitrust and Competition London, The criuDil cartel affence arornvi the world, 3016.
Trang 22tủ Năm 2004, Đạo luật Sherman cải cách đã nâng hành vi cartel lên trong tôi thứ 2 lam
tăng múc hình sự lên tới 1.000.000 USD và thời hạn phạt tù tôi đa từ03 - 10 năm Hiệnnay, Canada là quốc gia áp dung mức hinh phạt hình sự nghiêm khác nhật thé giới đối
với chủ thể vị pham quy định TTHCCT, lên tới 25.000.000 CAD hoặc 14 năm tù giam l5
Một số quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu đã hinh sự hỏa hành vị cartel ở mức
đô thâp hơn Ở Pháp, Hy Lap và Romania, hành vi cartel có thể bi truy tô theo các điều
khoản về tội vi pham gian lânÌế Ở Đức, Áo, Y, Ba Lan va Hungary, các biện pháp trùng
phat hình sự chỉ áp dụng đối với hành vi gian lận đâu thâu.” Dân dân, việc bổ sung quy
đính xác định cartel là tội pham hình sự đã phổ biên sang tới khu vục
1.3.3 Chế tài dân sự
Chế tải dân sự đối với hành vi TTHCCT được hiểu là những hậu quả pháp lý bat loi(phân lớn dẫn tới sự bắt lợi về tài sản hoặc lợi ích vật chất, nam ngoài ý chí và sự mongmuén của chủ thé) mà các chủ thé vi phạm quy đính về kiểm soát TTHCCT phải gánh:
chịu Thông thường, các hình thức xử phạt dân sư mà các cá nhân, doanh nghiép vi pham.
phi chiu gồm có trách nhiém bôi thường thiệt hai, tuyên bó vô hiệu đối với thỏa thuận
vị pham Va việc tuyên bồ vô hiệu, xác đính mức bôi thường thiệt hại đối với hành vi vipham sẽ được thực thi bởi cơ quan xét xử là Tòa én Mức đô bôi thường thiệt hei sẽ phu
thuốc vào mức độ thiệt hai ma hành vi TTHCCT vị pham gây ra đối với các cả nhân, tô
chức khác.
Khi mà các khoản phạt tiền trong hành chính và hình sự chưa di nặng để các cả nhân,
tổ chức vi phạm ý thức được hành vi sai trái của minh cũng như để ngăn ngừa họ táipham, các chê tải dan sự, đặc biệt là trách nhiệm boi thường thiệt hai, sẽ đóng vai trò làmét biên pháp khắc phục hậu qua, góp phân bảo đảm việc đền bù tổn that đã gây ra chocác nạn nhân, đồng thời còn giáo duc các chủ thể về y thức tuân thủ pháp luật, tôn trongquyền va lợi ích hợp pháp của người khác Hoa Ky là quốc gia tiên phong trong việc xâydựng các quy định vé TTHCCT, mức bồi thường thiệt hại cũng được quy định rõ trong
!*c, C-34, Section 45 Canadian Competition Act RSC 1985.
‘© Article L420-6 French Commercial Code; Artic 44 Greek Law 3959/2011; and Article 63 Romeonan
Competition Law no 21/1996.
© Section 298 German Criminal Code; Section 168b Austrian Crimmal Code (Strofgesetsbuch); Article 353 Latin
Criminai Code; Article 305 Polish Penal Code; and Article 296/B Hioigarian Crommai Code (Act IV af 1978), —
Keith Jones and Farm Harrison “Criminal Sanctions: An overview of 3U and national case law’, e- Competitions
Bullet Criminal sanctions, Art N* 64713,25 March 2014.
Trang 23Điều 4 Đạo luật Clayton, những nan nhân của TTHCCT tại Hoa Ky có thé được bôi
thường thiệt hại gấp 3 lần
Co một sô quốc gia (Bao gôm Hoa Kỷ và Uc) quy định việc xử phat tiền đổi với các
TTHCCT vĩ phạm là một hình thức xử lý dân su thay vì xác đính nó là hình thức xử lý
hành chính Cơ quan C anh tranh của các quốc gia đó có thé tiền hành các thủ tục điều tra
tiên tổ tung, đề xuất mức phạt tiền đối với hành vị vi pham, tuy nhiên việc ân định mức
phat hoàn toàn thuộc thêm quyét của Tòa án
Trang 24Tiểu kết chương 1
Các TTHCCT thể hiện sự âm thâm câu kết giữa các doanh nghiệp là hành vi vi
pham pháp luật cạnh tranh nghiém trọng Các TTHCCT gây tổn hai cho môi trường
cạnh tranh bởi bản chat TTHCCT 1a những thủ đoạn canh tranh không lành manh nhằm.chèn ép các đối thủ kinh doanh và giúp các thành viên của minh giáp áp lực trong việc
kiểm soát chi phi và đổi mới Chúng luôn gây tên hại cho người tiêu dùng bằng cach
tang giá hàng hóa và địch vụ môt cách giã tạo, hạn chê nguồn cung hang hóa, địch vụChúng cũng hoạt đông như một gánh nặng đối với nên kinh té bang cách ngắn chan sựđổi mới, giảm khả năng cạnh tranh của các ngành , hạn chế cơ hội việc lam va kim hãmtăng trưởng kinh tê
Vì lý do này, việc phát hiện, ngăn chăn các TTHCCT trong nước và quốc tê được coinhư uu tiên hàng dau của các Cơ quan cạnh tranh của mỗi quốc gia Cân có những biệnpháp trùng phat hiệu quả đổi với các vụ việc liên quan đền TTHCCT, làm mật di khả
năng thu lợi từ các hành vi TTHCCT Như vay mai có thé làm giảm động lực thực hiện
hanh vi vi phạm của các chủ thê cạnh tranh:
Trang 25CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH VE HAU QUA PHÁP LY CUA
THOA THUAN HAN CHE CẠNH TRANH THEO PHÁP LUAT MOT SÓ
QUỐC GIA TREN THE GIỚI
2.1 Hậu quả pháp lý của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo pháp luật cạnh tranh
Pháp
Các vi pham liên quan đền cartel ở Pháp có thé dẫn đền các cáo buộc được đưa ra trước
Cơ quan Canh tranh Pháp (“FCA”) cũng như trước các Tòa án dân sự và thương mai đặc
biệt Pháp là một trong những quốc gia thuộc Khôi liên minh Châu Âu nên hệ thông pháp
luật cạnh tranh Pháp được xây dưng dua trên pháp luật cạnh tranh Liên minh Châu Âu.Tuy nhiên, các quy định pháp luật về canh tranh của Pháp van tôn tại một sô đặc thanhất dinh sao cho phi hợp với tình hình thực tê và chính sách phát triển kinh tế của Pháp.2.1.1 Quy định cam thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Quy định cam:
Tại Pháp, cơ sở pháp ly cho việc cam các hành wi liên quan đền cartel là Điệu L420-1
Bô luật Thương mai Pháp (“FCC”), tương đương với Điều 101 TEEU
Theo quy định Điều L420-1 FCC, những hành động, thỏa thuận, sự hợp tác công khaihoặc ngầm, thậm chí chúng diễn thông qua tô chức được thành lập và hoạt động bênngoài nước Pháp, đều bi câm nêu có mục đích hoặc có khả năng gây tác đông can trở,hen chê, làm sai lệch sự canh tranh trên thi trường Điều luật nay đặc biệt nhắm tới các
hành vị sau:
) Han chế khả nang tiếp can thi trường hoặc quyên tự đo cạnh tranh của các doanh
nghiệp khác;
(ii) Án định giá bằng cách thúc day sự tăng hoặc giảm giá một cách giả tao;
(ii) Han chê hoặc kiểm soát hoạt động sản xuất, đầu ra, đầu tư hoặc tiền bộ kỹ thuật,(iv) Phân chia thi trường hoặc nguén cung cap
Quy định cam này áp dung cho cả thỏa thuận theo chiều ngang và thỏa thuận theochiều đọc
Điều kiệu hưởng nuiễu trừ:
Các hành vi cartel thuộc trường hop bi cam theo quy định của Điêu L420-1 không
đồng nghiia với việc sé bi câm hoàn toàn, thay vào đó, các doanh nghiệp vẫn có thể thực
hiện hành vi certel mét cách hợp pháp nêu chúng đáp ứng được các điều kiện hưởng miễn
Trang 26trừ theo quy định của Điều L420-4 FCC, bao gồm:
() Hành vi đó là kết quả của việc thực thi pháp luật
Gi) Những chủ thể tham gia cartel có thé chứng minh rang cartel đó có tác dụng đảm
bảo phát triển kinh tế, bằng cách tạo ra hoặc duy tri việc lam, dành cho người tiêu dùng
mét phân lợi nhuan hợp ly mà không gây ra tình trang loai bỏ sự canh tranh một cách:
đáng kể đối với các doanh nghiệp liên quan đến sản phẩm, dich vu đề cap trong cartel.
Đôi với một số hoạt động nhất đính trong lính vực nông nghiệp (V iệc tô chức sử dungcùng một nhấn liệu hoặc tên thương mai, sô lượng, chất lượng san xuất và chính sáchthương mai, việc thỏa thuận mét mức giá chuyển nhương chung), nêu những hoạt đông
đó chỉ gây ảnh hưởng lên sư cạnh tranh trong chừng mực dong thời những hoạt động đó
là điều kiện tất yêu dé đạt được sự “phát triển kinh té” kế trên thi cũng sẽ được mién trừ.Gid) Đối với những thỏa thuận nhằm tới việc cải thiện công cuộc quản lý của các doanh:nghiệp vừa và nhỏ thì phải có Quyét định thé hiện sự cho phép của Cơ quan quan lý canh
tranh đối với những thöa thuân nay.
(Gv) Các cartel có mục đích thúc đây sự xuất hiện của một loại địch vụ mới, được các
Bô trưởng công nhận là đáp ứng các hiệu quả kinh t@, thu lợi hợp pháp, dong thời được
Cơ quan cạnh tranh cho phép thi sẽ được thực luận trong thời hạn không quá 05 năm.
Theo nguyén tắc suy đoán vô tội của Pháp, ngiữa vụ chúng minh thuôc về báo cáo viênFCA và nguyên đơn Gánh năng chứng minh có thé được dao ngược trong một số trường
hop Vi dụ, sau khi mét cartel đã được chứng minh, doanh nghiệp bị bude tôi phải cô
ging (Thường không thanh công) dé chứng minh rằng hành vi do có thể được miễn trừ
vì lợi thé cạnh tranh của nó lớn hơn những nhược đểm cạnh tranh của nó Tương tự như
vây, một khi đã chứng minh được rằng công ty con có tội thi công ty me có trách nhiệm
chứng minh réng mình không gây ra bat kỳ ảnh hưởng mang tính quyết định nào đối với
công ty con đó.
2.1.2 Chế tài hành chính
Cơ chế cartel của Pháp buôc các doanh nghiệp phải chịu các hình phat hành chính doFCA áp đất Điều L464-2 của FCC quy định các biên pháp trừng phat áp dung cho tat cả
các doanh nghiệp (Bao gam cả doanh nghiệp tư nhân):
Thứ nhất, buộc các doanh nghiệp liên quan dùng việc thực hiện hành vi phản cạnh
tranh trong mét khoảng thời gian cu thé hoặc thực hién các điều kiện đặc biệt khác ma
Trang 27Hội đồng canh tranh đưa ra Doanh nghiệp đó có thé đưa ra bản cam kết sẽ cham đúthành vi và phải được Hội đồng cạnh tranh chap thuận.
Hình phạt tiên có thể được áp dụng ngay lập tức hoặc trong trưởng hợp doanh nghiệpkhông tuân thủ các điều kiên đặc biệt mà Hội đồng dua ra, không tuân theo các điều kiệntrong cam kết đã được Hội đông chap thuận Doanh nghiệp đó có thé bị phạt hằng ngày
lên tới 5% doanh thu trung bình hằng ngày của doanh nghiệp cho mỗi ngày chậm trễ thi
hành việc châm đứt hành vi
Ké từ năm 2021, Sắc lệnh số 2021-649 ngày 26/05/2021 thuc hiện Chỉ thi ECN+
1/2019 của Pháp đã trao cho FCA thâm quyền ban hanh các lệnh cám về cơ câu (Ví dụbán công ty con hoặc doanh nghiệp) cũng như các lệnh cam về hành vi, trong bồi cảnhtranh chap Ké từ năm 2021, FCA có quyên áp đụng các biện pháp tạm thời dua trên đơnyêu cầu của doanh nghiệp liên quan hoặc dựa trên ý kiến của riêng FCA nêu FCA thay
đó là trường hop khẩn cập và có thé gây thiệt hại nghiêm trọng lên môi trường cạnh tranh:Thứ hai, buộc các doanh nghiệp ph: chịu mọi chi phí cho việc công bô các Quyết định
xử phạt của FCA.
Thứba, mức phạt hành chính lên tới 10% tong doanh thu toàn cau hãng năm của doanh
nghiệp vi phạm
Kế từ Sắc lệnh số 2021-649, các tổ chức, luệp hội doanh nghiệp vi pham không con
phải chiu chế độ xử phạt cu thé (trước đây các doanh nghiệp vi pham được hưởng mứcphat trân là 3.000.000 EUR), thay vào đó, họ phải chịu mức phạt trên cao hơn rat nhiêu,bang 10% tổng doanh thu toàn cau hằng nếm của các doanh nghiệp thuộc hiệp hội Điều
này đặc biệt áp dung cho các hiệp hôi hoặc các hiệp hội chuyên nghiệp.
Vào năm 2021, FCA đã thông qua Hướng dẫn phạt trên mới, FCA đã sửa đổi phươngpháp ân định mức phạt trước đây va rat giông với phương pháp đã được Ủy ban Châu Âu
ap dụng
Bước 1: Xác định mức tiền phạt cơ ban:
(0-30%) x | Sốnăm | + (15-20%) =| Mức tiền
Doanh thu trên vi phạm Doanh thu trên thị trường phạt cơ bản.
thi trường liên liên quan đối với cartel theo
quan chiêu ngang
Trang 28Mức tiên phạt cơ bản được xác dinh dựa trên giá trị doanh thu trên thi trường liên quancủa doanh nghiệp vi phạm FCA xác định tỷ lệ phân tram của giá trị doanh thu nảy, từ0% đến 30%, tùy thuộc vào mức đô nghiệm trọng trên thực té Đồng thời, các cartel theo
chiều ngang sẽ chịu thêm một mức phạt thêm từ 15-20% N goai ra, trước năm 2021, năm
đầu thực hiện hành vi vi pham được tính là 1 điểm hệ số, những năm vi phạm sau do là
mia điểm hệ số (Vi đụ doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm trong 05 năm thì hệ số
thời gian vi pham 1à 3) Nhưng kế từ năm 2021, Sắc lệnh 2021-649 quy định mỗi năm vi
pham được tính một điểm hệ số thời gian vi phạm Nếu doanh nghiệp thực hiện hành vi
vi phạm từ 06 tháng trở xuống sé tính là nửa năm vi phạm, trên 06 tháng sẽ tính là 01
nam vi pham Điều này hoán toàn phủ hợp với Hướng dan phat tiên của Liên minh Châu
Âu EC Guidelines ơn Fines)
Bước 2- Điều chinh mức tiền phat cơ ban
Mức tiên |x |Hệ số tăng năng | + | Tang cụ thể Mức tiên phạt sau
phạt cơ bản giảm nhẹ để san de điều chỉnh
FCA có tinh dén @) Các tình tiệt tăng nặng như doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong cartel, ép buộc đoanh nghiệp khác tham gia cartel, doanh nghiép tùng vi phạm pháp
luật cạnh tranh, (ii) Các tinh tiết giảm nhẹ như hảnh vi vi phạm được cơ quan công quyềncho phép hoặc khuyên khích và (iii) Các tình tiệt khác (Vi die: quy mô của doanh nghiệphoặc thực tế là doanh nghiệp chi hoạt động trên thị trường có hành vi vi pham) V ê nguyêntắc, ng]ĩa vụ chứng minh thuộc về bên đưa ra bang chứng nên FCA có trách nhiệm chứngminh sự tôn tai của các tình tiết ting năng còn doanh nghiép sẽ phải chứng minh sự têntại của các tình tiết giảm nhẹ đối với doanh nghiệp minh
Bước 3: Nhắc nhớ lại (nêu có)
FCA sau đó sẽ kiểm tra xem liệu doanh nghiép liên quan đã bị xử phạt vì các sự việc
tương tự hay clưưa Trong trường hợp tái phạm, FCA có thé tăng mức phạt từ 15% dén
50%
Bước 4: Điều chỉnh cuối cing
Cuối cùng FCA kiểm tra xem số tiền phạt có vượt quá nức phạt tối đa (10% tổng
doanh thu tổng doanh thu toàn cau hằng năm) theo quy định của pháp luật hay không,
néu vượt quá mức phat tdi đa được áp dung thì nức phat tiên sẽ giảm xuống mức nay
Trang 29Bên canh đó FCA cũng sẽ tiên hành kiểm tra xem liệu ruức phat có được giảm do áp dungchính sách khoan hông hay không Cuối cùng FCA sẽ tính dén khả năng thanh toán tiền
phat của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, FCA có thể vận dụng linh hoạt những phương án xử phạt bên ngoài hướng
dan này nêu có thể chứng minh điều đó dua trên các trường hợp cu thé của vụ việc hoặc
vi lý do lợi ích chung FCA thường xuyên làm như vậy, đặc biệt khí phương pháp được
néu trong Hướng dan phạt tiền năm 2021 sẽ dan đền mức phạt cao một cách vô lý Trongtrường hợp đó, FCA áp dụng mức phạt một lân
Nếu doanh nghiệp liên quan dat được thỏa thuận với cơ quan điêu tra, FCA sẽ ân địnhmute phat trong pham vi được quy định trong thỏa thuận giải quyết Trường hợp nàykhông áp dung Hướng dẫn phạt tiền năm 2021 ma sẽ áp dung mức phạt một lan
Giam tiền phạt vì đoanh ughiép gặp khó khăn tài chính hoặc không có kita năng
chỉ tra.
Hướng dẫn phạt tiên năm 2021 do FCA ban hành quy định khả năng giảm tiên phạt
néu doanh nghiệp liên quan đủ khả năng thanh toán tiền phạt Dé được gidm số tiên phat,doanh nghiệp phải cung cap bằng chứng đáng tin cây, day đủ và khách quan về những,khó khăn tai chính hiện tại, gây ảnh hudng nghiêm trong khiến doanh nghiệp không thêtrả một phân hoặc toàn bộ khoản tiên phạt
Mức giảm nay thay dai tùy theo từng trường hop Vi du như vụ việc năm 2019, carteltrong lĩnh vực phân bón lòng FCA da giảm tới 99% tiên phạt, Va trong một lần khác vàonam 2019, cartel trong lĩnh vực phiêu ăn, FCA đã giảm 35% tiên phạt
Nếu các cá nhân tham gia cartel với tư cách là một doanh nghiệp thành viên của cartel
(doanh nghiệp tư nhân) thì FCA sẽ áp dụng biên pháp xử phạt rứnư trên Nêu nhân viên,giám độc của doanh nghiép tham gia cartel với tư cách cá nhân, dong vai trò chủ đạo
trong công cuộc thành lập, tô chức, thực hiện cartel thi có thé bi truy cửu trách nhiém
hình sự.
2.1.3 Chế tài hình sự
FCA là cơ quan hành chính có thêm quyền giới hạn trong xử lý vi pham hành chính
theo FCC Việc truy tô trách nhiệm bình sự thuộc thêm quyền của Công tô viên và Tòa
án
G cập sơ thâm, tam Toa án sơ thêm va tám Tòa án thương mại có thêm quyền xét xử
Trang 30đổi với những vụ việc phản canh tranh Khi kháng cáo, Tòa phúc thâm Paris (Viện 7 phụ
trách điều tiết kinh tê, phân khu 5, được gọi là “Viện 5~7”) có thâm quyên độc quyên.
Các cá nhân khác (Vi du: nhan viên công ty) có thể bi truy tổ trước tòa án hình sự nêu
ho đóng vai trò quyét định trong việc tổ chức, thực hiện cartel Các Công tô viên thi hành
các hình phạt hình sự đối với các cá nhân trước Tòa án hình sự khi nhận được thông tintừFCA Việc truy tổ hình sự đối với các cá nhân rất hiém và chưa có cá nhén nào bị bỏ
tủ vì vi phạm chồng đôc quyên ở Pháp Các công tổ viên được tự do quyết định có truy
tô hay không, nhưng các bên thứ ba có quyền yêu cầu mở vụ án nếu cổng tổ viên quyết
đính không làm như vậy.
Bat ky cá nhiên nào tham gia hiệp hội cartel và có vai trò quyết định trong việc tô chứchoặc thực hiện các hoạt đông cartel ducc dé cập tai các điều L420-1 đều bị phat tù bênnam và phạt trên 75.000 EUR Tòa án có thé ra lệnh công bồ toàn bộ hoặc trích đoạn Bản
án của mình trên các tờ báo do tòa chỉ định và người bị kết án phải chiu moi chi phi
Việc bình sự hóa cartel tại Pháp moi chỉ áp dung đôi với các cá nhân vi pham Cacdoanh nghiệp có tư cách pháp nhân chỉ phải chịu khoản phat tiên theo biện pháp xử lý vi
pham hành chính.
Xie phat điều tra: Bên cạnh việc xử phạt hình sự đối với các cá nhân tham gia hoặcthực hiện cartel vi phạm, những cá nhân thực hiện hành vi gây cần trở quá trình điều tracartel vi pham của FCA cũng co thé nhận mức phạt lên tới 02 nếm tủ hoặc 300.000 EUR.Đối với các doanh nghiệp cung cap không đây đủ hoặc sai lệch tai liệu thi sẽ bị xử phatlên tới 1% tổng doanh thu toàn câu hang năm của doanh nghiệp đó
2.1.4 Chế tài dân sự
Trách nhiém dan sự trở thành một công cu quan trọng trong chính sách cạnh tranh tại
Phép, nhằm đảm bảo bôi thường cho chủ thé bị hai của hành vi phan cạnh tranh và lam
tang hiéu quả của các biện phép xử phạt lÊ
Yên cầu bôi thường thiệt hại:
Tại Pháp, bat kỷ các cá nhân hay pháp nhén nào đều phải chịu trách nhiệm về nhữngthiệt hai ma họ đã gây ra do thực hiện hành vi cartel theo quy đính tại ĐiềuL420-1 FCC
'* Bnmo Deffains and Sanmel Ferey, Vers tơi action en responsabilité civile en droit de la conciarence? , Varia,
2010.
Trang 31và Điều 101 TEEU Điều này có nghia là bat ky cá nhân, t chức nao cho rằng quyền
lợi hợp pháp của minh bị hành vi cartel vi phạm xâm hai đầu có quyền dé đơn yêu cầu
bôi thường thiệt hại tới Toa án dân sự hoặc Tòa án thương mai tại Pháp Những thiệt hai
ma bên bị hei có thể yêu cầu đời bồi thường là những tổn thất tai chính ma bên bi hại
đáng lý có được néu như không có hành vi vi phạm Không chỉ riêng thiệt hại tải chính,
bên bi hai còn có thể yêu cau doi bồi thường nêu chứng minh được con đường kinh doanh
tương lai bị mat may mén vì hành vi vi phạm hoặc bên bi hại phải gánh chịu những tổnthất về mat dao đức
Kế từ năm 2014, pháp luật Pháp cho phép hiệp hội người tiêu dùng bị thiệt hai do hanh
vị phần canh tranh có thể khởi kiện tập thể để yêu câu bôi thường thiệt hai theo quy trình.Dau tiên, hiệp hội người tiêu dùng khởi kiện trước thâm phán Thâm phán ra phán quyếtdựa trên nguyên tắc trách nhiệm pháp lý của người bị kiện, xác dinh các nạn nhân và andink một khoảng thời gian trong đó người tiêu dùng phải tham gia tổ tụng dé được bôi
thường Sau đó, người tiêu dùng đủ điều kiện là bị hai có thé tham gia vụ kiện và yêu cầu
bi đơn bôi thường thiệt hei Sau khi thu thập ÿ kiến của các bên, thâm phần có thé yêucầu Cơ quan canh tranh đánh giá thiệt hại cần bôi trường Cơ quan Cạnh tranh có 02tháng đề xuất trình những thông tin của minh cho thêm phán Trong trường hợp không
co phản hôi trong thời gian này, quá trình tô tung sẽ được tiép tục theo ý kiến của các bênhoặc theo Quyết định của thâm phan?
Tuy nhiên, tinh đến tháng 03/2023, tại Pháp chưa có hành động khởi kiện tập thé nao
liên quan đến van dé doi bôi thường thiệt hai do cartel gây ra
Việc khởi kiện yêu cau bôi thường thiệt hai phải tuân theo thời han 05 năm kế tử thời
điểm người yêu câu bôi thường biết hoặc lẽ ra phải biệt về () Hành vi đó câu thành vipham, (i) Hành vi vi pham gây thuật hai thực tê cho người khởi kiện (iii) Danh tính củachủ thé vi phạm
Việc khởi kiên này không áp dung đối với những cá nhân, tô chức được khoan hông
hoàn toàn, trừ trường hợp bên bị hại khởi kiện các thành viên khác của cartel đó.
Tuyêu bố thỏa thuậm vô hiện:
Khi xác dinh được các cartel i phạm, Tòa án Dân sư hoặc Toa án Thương mai tại
'* Article L481-1 Francaise Code de Commerce.
» Article R481-1 Freawaise Code de Commerce.
Trang 32Pháp có thâm quyên tuyên bố hủy bỏ các TTHCCT của các doanh nghiệp vi phạm theoquy định tại Điều L420-3 FCC
2.1.5 Chính sách khoan hồng
Chương trình khoan hông của Pháp được đưa ra theo Luật số 2001-420 ngày
15/05/2001 về các quy định kinh tê mới (Loi sur les Norwelles Réguiations Economiques)
và được quy định tại Điêu L464-2 và R464-5 FCC
FCA là cơ quan được trao quyền tiệp nhận đơn, điều tra và ra Quyết đính áp dụngchính sach khoan hông FCA đã ban hành Thông báo Thủ tục (La procédure de clémence)liên quan đến chính sách khoan hông với hành vi cartel, Thông báo nay phân lớn tuântheo Thông báo của Uy ban Châu Âu về miễn trừ tiên phạt và giảm tiên phạt trong các
vụ kiện liên quan dén cartel (OJ 2006 C298/17 )
Chương trình khoan hông đối với cartel tại Pháp chỉ bao gồm các vi phạm hành chinh
và không liên quan dén các tội pham hình su Quyên miễn trừ hoàn toàn hoặc một phânđôi với khoản phat trên mà FCA áp dụng không giúp các doanh nghiệp tránh khỏi các vụkiện tụng liên quan dén bôi thường thiệt hại trong dan sự
FCA xác định có 02 loại khoan hong!
Mẫu trừ loại 1: Miễn trừ hoàn toàn
Cá nhân, doanh nghiệp vi phạm quy định về cartel tại Pháp sé được miễn trừ toàn bộ
số tiền phạt hành chính ma FCA đưa ra khi đơn yêu câu khoan hông của cá nhân, doanh
nghiệp đó thuộc một trong hai trường hợp sau đây:
Trường hop 1A: Trước do FCA không có đủ thông tin và cơ sở dé tự phát động một
cuộc điều tra về cartel vi pham Những bằng chủng, tài liệu mà người nộp đơn khoan.
hồng đề trình có đủ cơ sở dé FCA tiên hành cuộc điều tra đó
Trường hop 1B: V ào thời điểm nộp đơn xin khoan hông, FCA không có đủ thông tin
dé phát hiện tôn tại của cartel vi phạm Nguoi nộp đơn xin khoan hong là người đầu tiêncung cập bằng chứng, mô tả chi tiết về cartel bi cáo buộc và danh tinh của các thành viêntham gia và theo quan điểm của FCA, những tai liêu, bằng chứng đó đủ để chứng minh
sự tôn tại của hành vi vi pham Tiêu chuẩn chứng minh cao hơn đáng kể so với các trường
hợp 1A vi FCA lúc nay chua có thông tin về hành vi vi pham
+ Article R464-5-1,R464-5-2 Face Code de Commerce
Trang 33Ngoài những điều kiên trong trường hợp 1A và 1B nêu trên, người nộp đơn xin khoanhông còn phải đáp ứng các điều kiện khác: châm đút hành vi tham gia cartel bị cáo buộc,Không tiêu hay làm giã bằng chúng vệ cartel cũng như tiết lô y định xin khoan hông,
Người nộp đơn không cưỡng ép doanh nghiệp khác tham gia cartel, không đóng vai tro
chủ dao trong cartel, không ngăn cản doanh nghiệp khác nộp đơn xin khoan hông,
Người nộp đơn có thé mat quyền miễn trừ hoàn toàn tại bat ky thời điểm nao của cuộc
điều tra nêu người đó ngừng tuân thủ các điều kiện trên (Trừ trường hợp do sơ suất hoặcviệc không tuân thủ đó không lam ảnh hưởng đến cuộc điều tra)
Mién trừ loại 2: Miễn trừ một phan
Người nộp đơn xin khoan hông không đáp ứng đủ các điều kiên miễn trừ hoàn toànvan có cơ hội được miễn trừ một phan nêu ho cưng cấp bằng chứng thông tin hữu íchđáng kể đối so với các thông tin ma FCA hiện co
Trong Thông báo Thủ tục, FCA đưa ra thang giảm tiên phạt tính theo cả thời điểm ápdụng và giá trị hữu ích của bằng chúng, thông tin người nộp đơn giao nộp:
- Đối với doanh nghiệp dau tiên cung cap thông tin có giá trị hữu ích đáng kể: giảm
từ 25% - 50% sô tiên phạt 1é ra phải nộp
- Đối với doanh nghiệp thứ hai cung cấp thông tin có giá trị hữu ích đáng kể: giảm
từ 15% - 40% sô tiên phạt 1é ra phải nộp
- Di với moi doanh nghiép khác cung cấp thông tin có giá trị hữu ích đáng kể: giảmtdi đa 25% số tiên phạt lễ ra sẽ được áp dung
FCA có thé rút lai sự khoan hồng néu người nộp đơn không tuân thủ các điều kiện
được áp dat trong chính sách khoan hong Tuy nhién, nêu người nộp đơn không tuân thủ
các điều kiện nhưng lại không ngăn cản, trì hoãn hoặc gây kho khăn cho FCA trong việctiên hành điều tra, FCA vẫn có thé ra quyết định giảm tiên phạt cho người nộp đơn
2.2 Hậu quả pháp lý của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo pháp luật cạnh tranhÚc
Luật Canh tranh và Người tiêu ding Úc 2010 (*ACCA') là luật chung nhất về canhtranh va bảo vệ quyên loi người tiêu ding tai Uc
2.2.1 Quy định cam théa thuận hạn chế cạnh tranh
Quy định cấm:
Điều 454A ACCA câm các doanh nghiệp ở trong vị thé đang hoặc sẽ canh tranh với
Trang 34nhau lập hoặc thực thi các hợp đồng, các thỏa thuận có chứa điều khoản cartel Điều
45AD ACCA liệt kê cụ thé những điêu khoản sé được xem là “điều khoản cartel” nêu
đáp ứng các điều kiện về muc đích, tác động, điều kiện cạnh tranh được quy định tại Điềuluật này ACCA xác định 04 dang cartel bao gồm:
Thứ nhất, án đình giá: Thỏa thuận có thé là về giá bán hoặc giá mua hàng hỏa hoặc
dịch vụ, giá tôi th một công thức để định giá hoặc giảm giá hang hóa và dich vụ,
khoản gidm giá, trợ cập hoặc điều khoản tín dung, Thỏa thuận ân đính giá có thé chinh
thức hoặc không chính thức Chúng có thể được việt, bằng lời nói hoặc chỉ là một tía
hiéu, chang han như 'nhảy mất va gật dau
Thứ hat, kiểm soát đẩu ra trong chuỗi sản xuất và cưng ứng: Han ché đầu ra xây rakhi các đối tld cạnh tranh đồng ý han chế số tượng hoặc loại hàng hóa va dich vu sẵn có
Họ làm điều này để tăng giá hoặc ngắn giá giảm Các doanh nghiép có thé độc lập giảm
sẵn lượng dé đáp ứng nhu cầu, nhưng việc đôi thủ cạnh tranh đông ý han chế sản lượng,
là trái pháp luật.
Thứ ba phân chia thị trường: xây xa khi các đôi thủ đồng y chia thị trường cho nhau
để ho không phải canh tranh Họ có thé đồng ý: tránh sản xuất hàng hóa hoặc dich vụ của
nhau; phục vụ các khu vực dia lý khác nhau; chia hợp đồng theo giá trị, phân công kháchhàng cho từng đối thủ cạnh tranh, với tinh than không gianh giật khách hàng của nhau.Thứ tư, thông đồng trong dau thấu: Xây ra khi các nhà cung cấp thảo luận và thôngnhat với nhau ai sé thắng thâu và với giá nào
Ho có thể quyết định thay phiên nhau thắng thâu, trao cho mỗi thành viên cartel mét
phân kinh doanh đã thỏa thuân Ho có thể thỏa thuận về phân thưởng cho các doanh
nghiệp thua 16, chẳng han như vai trò thâu phụ được dim bao hoặc khoản thanh toán bôi
thường.
Dé dam bảo rằng người trả gia đã thỏa thuận thắng, các thành viên khác của cartel cóthé: không dau thâu thực tê, chao giá cao hơn số tiền đã thỏa thuan; bao gồm các điềukhoản và điều kiện ma họ biết khách hang sẽ không chấp nhận, rút lại giá trúng thâu.ACCA xác định có 02 loại hành vi bi coi là vi pham quy đính về cartel bao gồm hanh
vị “Lập hợp đồng, thỏa thuận có chứa điều khoản cartel” và hành vi “Thực thi hợp đồng,thỏa thuận có chứa điều khoản cartel” Điệu 45AF và 45AG cũng ân định lại bat ky doanhnghiệp nào thực hiện 02 hành vi nay sẽ bị coi là vi pham pháp luật cạnh tranh, yêu tổ 16
Trang 35của cả 02 loại hành vi đều là su hiểu biết hoặc niém tin.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng không được phép lập, thực hiện hoặc tham gia hợp
đồng, thỏa thuân gây tác đông làm giảm đáng ké sự canh tranh đang diễn ra trên thi
trường
Điền kiệu hưởng nuiễu trừ đối
Các doanh nghiệp tham gia kỷ kết hợp đông chứa điều khoản cartel và thực thi cácđiều khoản, hợp đồng đó bi cam theo quy định tại Điều 45AF, 45AG, 45AJ, 45AK sẽ
được hưởng miễn trừ nêu:
- Doanh nghiệp vi phạm gũi thông báo với Ủy ban Cạnh tranh và N gười tiêu dùng
Uc (“ACCC”) về cartel, nêu rõ các chỉ tiết của hợp đông, thỏa thuận?Ä Doanh nghiệp cóngiĩa vu chứng minh tinh xác thực của các thông tin nêu trong hợp đồng
- Điều khoản cartel được Ủy ban cập phép**: Hợp đông thỏa thuận chứa điều khoản.cartel không có liệu lực cho tới khi điều khoản đó được cap phép Doanh nghiệp nộp don
xin cap gây phép đó trong vòng 14 ngày kể từ ngày hop dong được ký kết
- Các doanh nghiệp tham gia thöa thuận thuộc cùng một tập doan, công ty me”:
Những doanh nghiệp này có liên quan một cách sâu sắc về mặt tai chính, nên họ đặt ra
những mục tiêu chung dé phát triển kinh doanh, đạt được wu thê canh tranh là điều hợp
pháp, hợp lý.
- Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận vì mục đích thành lập doanh nghiệp liên
doanh”: Việc thành lập doanh nghiệp liên doanh phải cần thiết cho việc sản xuất, cungứng, thụ mua hàng hóa, dich vụ Đồng thời việc thành lập doanh nghiệp liên doanh không
được làm suy giảm đáng kể sự canh tranh đang diễn ra trên thi trường.
-_ đáp nhập thẻnh công ty niêm yét kép”: việc thành lập công ty niêm yết kép khi
đới các thỏa thuậ
chưa có giây cép phép của ACCC nhung không gây ảnh hưởng dén sư cạnh tranh: dang
diễn ra trên thị trường
- Các bên tham gia hợp dong cùng mua lai hàng hóa, dich vu"®: Điệu khoản cartel
* Section 45AJ,45AK Australian Competition and Corutnuey.Áct 20 10.
» Section 45 AL Australian Competition aad Constaner Act 2010.
TM Section 45AM Australian Compention and Constaner Act 2010.
** Section 4SAN Australian Competition coxd Constnuer Act 2010.
* Section 445A0,45AP Australian Compenition cad Constaer Act 2010.
” Section 45AQ Australien Competition anxd Consiower Act 2010.
» Section 45AU Aigtraliam Competition and Consimer Act 2010.
Trang 36liên quan đến hang hóa, dich vụ mà các bên tham gia đã cùng nhau mua lai; hoặc điều
khoản nhằm mục đích quảng cáo chung về giá ban lại hàng hóa hoặc dich vụ đã mua
Các cartel tiềm ẩn các tác đông tiêu cực đến môi trường cạnh tranh nên nêu doanh
nghiệp co thể chứng minh được những thỏa thuận liên quan tới cartel đó có lợi ich kinh
té nhiêu hơn ảnh hưởng tiêu cực thì chính sách canh tranh của Uc van tạo điều kiên chocác doanh nghiệp Doanh nghiệp thành viên của thỏa thuận chưa điều khoản cartel cónghia vụ cung cấp clung cứ về các van đề liên quan dé có thé chứng minh mình thuộc
mt trong các trường hợp được miễn trừ nêu trên.
2.2.2 Chế tài hành chính
Các khoản phạt tiên là hình thức xử phạt tat yêu của bat ky quốc gia nao đối với cartel
vi phạm Tuy nhiên, khi ma hau hết các quốc gia xác dinh khoản phạt tiên là một hìnhthức xử lý hành chính được tiên hanh bởi các cơ quan hành pháp thi Uc lai coi đó 1a mộthình thức của xử phạt dan sự Tất ca các hình thức xử phạt áp dung tại Úc đều thuộc thêmquyền giải quyết của Tòa án, điều này đông nghĩa với việc ở Uc không tôn tai xử phạt vipham hành chính đôi với cartel, thay váo đó hình thức xử phat tiền (chưa nghiêm trongtới mức xử phạt hình sự) được coi là một bình thức của ché tai dân sự áp dụng đối vớicartel tại Uc
2.2.3 Chế tài hình sự
Cuộc điều tra tiền tô tung được khởi xướng bởi ACCC, khi phát hiện cartel có dâu hiệu
vị phạm phép luật hình sự, ACCC sẽ chuyển các vụ việc cartel nghiêm trọng lênC ơ quanCông té Liên bang Uc (“CDPP") dé xem xét truy tổ hình sự Thủ tục t6 tung hình sự có
thé được đưa ra bat cứ lúc nào trong vòng 06 năm sau khi hành vị vi phạm xây ra.
Từ năm 2009, Uc đưa ra các chê tài hinh sự đối với các hành vi vi phạm liên quan đền
cartel Các hành vi lập hoặc trực hiên hop đồng, thỏa thuận có chứa điều khoăn cartel
đều có thể bị truy tổ trách nhiệm bình sự theo nguyên tắc được quy định trong Chương 2BLHS Úc
Phat tien và phạt tit đối với cá thâm: Các biện pháp xử lý hình sự, bao gém cả phạt
tiên, có thé được áp dụng đổi với các hành vi phạm tôi hình sự của các nhóm tội phạm.
Từ ngày 01/07/2023, Úc đã tăng giá trị của một đơn vi tiên phạt từ 275 AUD lên 313
AUD, điêu này đã day mức tran của khoản phat tiền đối với các cá nhân lên cao hon Các
cá nhân phải đôi mat với khả năng bi phạt hình sự không quá 626 000 AUD cho mỗi hanh
Trang 37vi phạm tdi hoặc lên đến 10 năm tù, hoặc cả hai.
Phân IB của BLHS 1914 chi phối việc tuyên án các tội hình sw Nguyên tac cơ bản làhình phạt được tuyên phế: có “mức độ nghiém trong phủ hợp với moi tình tiết phạm tôi”,
Tòa án phải xem xét các van dé trong Điều 16A(2), một so van dé bao gam
- Múc độ ăn năn của người phạm tội,
- Nêungười đó đã nhận tôi,
- Mite đô hop tác với các cơ quan thi hành pháp luật trong việc điều tra hành vi
pham tôi hoặc các tôi phạm khác,
-_ Sự cân thiết phải có hinh phạt thích đáng,
- Triển vọng cải tao của người phạm tdi.
Xit phạt điều tra: Trong quả trình điều tra thu thép thông tin, chứng cứ, néu có yêucâu hợp tác của ACCC (hoặc CDPP) ma doanh nghiệp, cá nhân tử chối hợp tác hoặc cungcập thông tin sai lệch được coi là tội pham bình sự nghiêm trong Tòa án có thé tuyên bómute phạt lên tới 156.500 AUD (đối với các doanh nghiệp), 31.300 AUD hoặc 02 năm tù(đối với cá nhân)
Cưỡng chế tịch thn tiền phat: Theo Điều 15A BLHS Úc, cứ mỗi 25 AUD tiên phạt
tiên không được thanh toán tương đương với 01 ngày phạt tù Điều luật nay đã giúp chobiện pháp xử phat tiên của Uc hoạt động có liệu quả hơn
Hình phạt khác: Tòa án có quyền han rông lớn dé đưa ra các biện pháp tring phạt
cũng như khắc phục hậu quả khác ma Tòa án cho là cần thiết để giải quyết các tổn hại ma
certel gây ra Tòa án có thé ra quyết dinh câm một cá nhân tham gia việc quản lý điều
hành một công ty trong khoảng thời gian ma Tòa án cho là phù hop dua trên hoàn cảnh
vụ việc Tòa án cũng có thé đưa ra một số lệnh khắc phục bd sung chang hạn như phục
vụ cộng đồng hoặc chương trình giáo duc và dao tạo Những hình thức giảm nhẹ này nhìn
chung it phủ hop với các vu án hình sự liên quan đến cartel co mức độ ảnh hưởng nghiêm
trong,
2.2.4 Chế tài dân sự
Hình phạt tiều:
Tuy rang tại Uc, các vụ việc liên quan dén cartel thường được giả: quyết thông qua hệ
thong Tòa án, nhung bên canh việc điều tra tiên to tụng, ACCC vẫn có thê đề xuất mức
phat tới Tòa án ACCC có thể đông ý đưa ra các dé trình chung lên tòa án, bao gom cả
Trang 38các đệ trình rang bị đơn sẽ nhận mức hình phạt thâp hơn nêu ACCC hài long rằng họ đãthực sự hợp tác với ACCC trong quá trình điều tra Trong các van dé dân sự, ACCC cũng
có thé thỏa thuan về hình phạt với bị đơn dé đưa ra tòa án Sau đó, tòa án phải xác dinh
liệu hình phạt có ph hợp với hoàn cảnh hay không Tòa án cũng có thể từ chối các dé
xuất của ACCC dé áp dung các mức phat thấp hoặc cao hơn
Trong Hướng dẫn của ACCC về việc tiép cận mức phạt đối với hành vị vi pham ACCA
(Gtadelines on ACCC approach to penalties in competition and constoner law matters),
quy tình tiép cân mức tiên phạt đối với vi phạm liên quan đến cartel sẽ được tiền hành
qua các bước sau:
Bước 1: Xác định hành vi vi phạm.
ACCC sẽ tiên hành xem xem hành vi vi phạm những quy định nào, gồm những ai thựchién, sô lần vi phạm và sự chồng chéo giữa các hành vi vi phạm
Bước 2: Xác định các hướng dẫn số liêu cụ thé để ngăn chăn hành vi vi pham
Điều này bao gồm việc xem xét mức phạt tối đa có thể ap dụng cũng như các thước
đo bang số khác như: lợi nhuận thu được và dự kiến thu được tử hành vi vi pham, tôn thatcho đối tượng khác, quy mô và nguồn lực của chủ thé vi pham
Các tổn that được ACCC tính đền khi xác định mức phạt ma ACCC sẽ đề xuất với Tòa
án bao gồm, nhưng không giới hạn: Tén thất tai chính, phi tài chính hoặc khéng thể dinh
lương mà đối thủ cạnh tranh phải chịu (Ví dụ làm mat cơ hội thu Init khách hàng hoặcbuộc đối thủ cạnh tranh rời khỏi thị trường); Lam sai lệch sự lựa chọn của người tiêuding: Biến dang giá cả trên thị trường, Giảm chat lượng hàng hóa, dich vụ, ngăn cản sự
đổi mới.
Bước 3: Xem xét các yêu tổ liên quan khác
Như các quy đính trong ACCA và được Tòa án áp dung, chẳng hạn như tinh chất vàmirc độ của hành vi, hoàn cảnh xảy ra, tinh cỗ y, thâm miên của các cá nhân liên quan,
hành vi trước đó và văn hóa doanh nghiệp
ACCC có thể yêu câu các mức phat cao hơn đối với hành vi: Có tính hệ thông hoac
xuức độ phôi hợp cao; Xây ra trong thời gian dai hoặc lắp đ lặp lại, Ảnh hưởng đến một
số lương lớn người tiêu dùng và doanh nghiệp nhỏ cũng như đối thủ canh tranh, Anhhưởng tới thi trường có tâm quan trong trong nên kinh tê Uc; Liên quan dén hành động
trả thù, ép buộc hoặc chồng đối người khác.
Trang 39Bước 4: Xem xét việc giảm hình phat cho sự phối hợp với ACCC.
ACCC sẽ tính đán yêu tô hợp tác trong quá trình điều tra với ACCC của các cá nhân,
tổ chức vi pham, bao gém việc ho hợp tác giao những tài liệu, thông tin quan trong lam
bằng chứng cho ACCC hay hỗ trợ các thi tục liên quan khác.
Trong Bước này, chính sách khoan hồng cũng trở thành một cơ sở dé giảm mức phạt
Bước 5: Điều chỉnh cuối cùng
Trong trường hợp có nhiêu mức phạt riêng cho nhiéu hành vi vi phạm, thì tổng mức
phat sẽ được kiêm tra xem xét liệu việc điều chỉnh chúng một lân nữa có phù hợp hay
không
Trong trường hợp có nhiều chủ thé vi pham, ACCC sẽ xem xét liệu các mức phạt áp
dung với ting chủ thé có giống nhau hay không hoặc liệu co sự khác biệt quan trọng nàogiữa chúng đề giải thích cho su khác biệt giữa các mức phạt hay không,
Gin đề xuất tới Tòa án Liên bang:
8au 05 bước trên, ACCC sẽ dé xuat mức phạt tới Toa án Tòa án sẽ là cơ quan phánquyết mức phat cuối cùng Tòa án sẽ phải xem xét tat cả các vân đề liên quan trên trongbao cáo đề xuat của ACCC trước khi quyết định mức phat tiên được áp dụng,
Điều 76 ACCA xác đính hai hành vi lập và thực thi hợp đông, thỏa thuận có chứa điềukhoản cartel đều có chung mức phat tôi đa là 2.500.000 AUD đối với cá nhân Mức phạttiên doanh nghiệp vi phạm không vượt quá 50 000.000 AUD Nêu Tòa án có thé xác địnhtổng giá trị lợi nlưuận ma doanh nghiệp thu được và chứng minh khoản lợi đó có liên quanđến việc thực hiên hành vi vi phạm thì mức phat tôi đa sẽ gap 03 lần khoản lợi đó Trong
trường hợp nêu Tòa án không thé xác định tổng giá trị lợi nhuan đó thi muc phat tối đa
sẽ là 30% tông doanh thu doanh nghiép trong thời gian thực hiện hành vi vi phạm
Cưỡng chế tịch thn tiều phat:
Trong trường hợp cả nhên, tổ chức vi phạm nhưng không có đủ tài chính dé chi trảkhoản tiền phat, Tòa án có thé cưỡng chế tích thu tiền phat bằng cách thực hiện bat kyquyền han nào ma Tòa én có liên quan đến việc thi hành và tích thu các khoản tiền phat
do Tòa án phén quyết Ngoài ra, Tòa án cũng có thé ra lệnh, theo đơn yêu câu của Bộ
trưởng, ACCC tuyên bô rang khoản tiền phạt vẫn sẽ có hiệu lực và được thi hành như thémét khoản tiên ghi nơ theo phan quyết của Tòa án
Khi ban hành quyết định, Tòa án có thé yêu câu thi hành phạt tiền vào bat ky thời điểm
Trang 40nao, Tòa án cũng có thé cho phép chủ thé vi pham đó một thời gian cụ thé dé nộp tiền
phat, hoặc cho phép người đó nộp phạt đính ky.
Yêu can bồi thường thiệt hại đâm st:
Một cá nhân, tổ chức chịu (hoặc có khả năng phải chịu) tồn thất hoặc thiệt hai do hanh
vĩ vị phạm ACCA của người khác cũng có thé đời bôi thường tén thất đó bằng hành độngchống lại người gây ra đó hoặc chồng lại bat ky người nao có liên quan đến hành vi vipham Trong yêu câu bôi thường thiệt hei, người nộp don có thé đời lại tn that hoặc thiệthai thực tÊ do hành vi vi pham luật canh tranh gây ra CCA không cung cấp bat kỷ hướngdẫn nao về cách lương hóa thiệt hai Mac du các vụ việc nêu rõ mức độ bôi thường thiệt
hai tương tự như mức bôi thường có thé được bôi thường theo luật thông thường về hành
vi ví phạm pháp luật (nglfa là đất người do vào tình thé mà 1é ra họ sẽ rơi vào nều hành:
vi do không xảy ra), nhưng thiệt hai không chỉ giới han ở những khoản bôi thường do vi
Ngoài các hình thức xử tý trên, Tòa án có thé ban hành Lệnh ngăn chặn hành vị, Lệnh
cam doanh nghiệp vi phạm quản lý các tập đoàn trong tương lai, lệnh không mang tinh
trùng phạt (phục vụ công đông)
2.2.5 Chính sách khoan hồng
Quyên miễn trừ và khoan hông được áp dung ở Úc đôi với các khiêu nai canh tranh:dân sự Quyền miễn trừ sẽ tạo ra sự bảo vê pháp lý khỏi các thủ tục tó tụng do ACCC(hoặc CDPP) bắt dau, nhưng nó không cung cap sự bảo vệ khỏi các khiêu nai của bên thứ
ba ACCC chịu trách nhiém cấp quyên miễn trừ dân sự và CDPP chịu trách nhiém capquên miễn trừ hình sự.