1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Hậu quả pháp lý của huỷ việc kết hôn trái pháp luật theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

81 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 12,36 MB

Nội dung

Điều nảy đòi hdi sự hiểu biết sâu rộng về quy định của Luật HN&GĐnăm 2014, cũng như các quy định pháp lý liên quan Dé bao vệ quyên và lợi ích hợp pháp của các bên trong trường hợp kết hô

Trang 2

Chuyén nganh: Luật Hon nhần và gia dink

KHOALUAN TOT NGHIEP

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC

TS BUI MINH HONG

Ha Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đây ia công trinh nghién cứu của riêngtôi, các kết luận, số liệu trong khóa iuân tốt nghiệp làtrung thực, dain bdo độ tin cay./

Xác nhận của Tác giả khóa luận tốt nghiệp

giảng viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 4

DANH MỤC CAC CHU VIET TAT

Bộ Luật Dan sự

Bộ Luật Hình sư

Hôn nhân và gia đình

Toa an nhân dan

Uy ban nhan dan

:BLDS :BLHS

:HN&GĐ

: TAND UBND

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Lời Cam Đoan 0 nnnneerererrrrrrrrrrrrrrocTE

Danh mục các chữ viết tat _ ceases sgl

PHAN MỜ ĐÀU : oni

CHƯƠNG 1: MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE HUY VIỆC KET HON

TRAI PHAP LUAT VA HAU QUA PHAPLY KHI HUY VIEC KET HON

1.1 Khái niệm kết hôn trái pháp luật 7

1.12 Khái niệm kết hôn trái pháp luật cesses eee B

1.2 Khái niệm hủy việc kết hôn trái pháp luật và hậu quả pháp lý khi hủy việc kết hôn trái pháp luật 22222 13

1.2.1 Khái niệm Inty việc kết luôn trái pháp Wnt ee 131.2.2 Khái niệm hậu qua pháp lý của lnty việc kết hôn trái pháp luật 141.2.3 So sánh hậu qua pháp bj của lui việc kết hôn trái pháp luật và hậu

qua pháp lý của by hén ca Ta 16

1.3 Quy định pháp luật về hủy việc kết hôn trái pháp luật và hậu quả

pháp lý ở Việt Nam theo các thời kỳ 18

1.3.1 Giai đoạn trước Cach mang tháng Tame năm 1045 181.3.2 Giai đoạn tit năm 1945 đến nid 1975 00 eee 21

1.3.3 Giai đoạn fir năm 1975 đến mayo oo F 22

Kết luận chương1 ^ 23

Trang 6

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VE HẬU QUA PHÁP LÝ KHI HUY VIỆC KET HON TRÁI PHÁP LUẬT CAN CU THEO LUẬT HN&GD NĂM 2014 25 2.1 Hậu quả pháp lý giữa hai người kết hôn trái pháp luật 25

2.12 Hậu qua về tai san ea stk eee)

2.2 Hậu quả về quyền va nghia vụ giữa cha me và con 36

CHƯƠNG 3: THUC TIẾN GIẢI QUYẾT VE HẬU QUA PHÁP LÝ KHI HUY VIỆC KET HON TRÁI PHÁP LUẬT VÀ ĐẺ XUẤT MỘT SO GIẢI

PHAPHOAN THIÊN 200G 212604000010 0002101 GIãAGu4A0ui-L834/83

3.1 Thục tiễn về hậu quả pháp lý khi hủy việc kết hôn trái pháp luật 43

3.1.1 Những thành tựu, kết qua đã dat được khi áp dụng quy định pháphiật về hậu qua pháp }ý của Inty việc kết hôn trai pháp luật 43

3.1.2 Một số ton tai, bat cập trong việc ap dung quy định pháp luật về hậu:

qua pháp lý của Iniy việc kết hon trái pháp luật, S 2-46

3.2 Đề xuất giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật

về hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật 50

3.2.1 Một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về hậu qua

pháp lý của Iut việc kết hôn trái pháp dilate cocoon 803.2.2 Một số giải pháp trong tô chức thi hành, phô biến và áp dụng pháp

Kết luận chương 3 " —.- oe este seminal 57 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO 58

Trang 7

PHAN MO BAU

1 Tinh cấp thiết của đề tài

Trong xã hôi hiện đại ngày nay, hủy việc kết hôn trái pháp luật đã trở thànhmột van dé phức tạp vả đáng quan ngại Việc nay không chi anh hưởng đến những

cá nhân liên quan ma còn gây tôn that lớn cho cả xã hội Hậu quả pháp ly của hủy

việc kết hôn trái pháp luật không chỉ gây ảnh hưởng đến quyên và lợi ích của cácbên trong vụ ly hôn ma còn tác đông đến những yêu tô khác liên quan đến x4 hôi

và pháp luật Các hậu quả pháp lý mà việc này gây ra có thể lan rộng, từ việc phân

chia tải sản đến quyên nuôi con, từ tác đông đến tâm ly va sức khỏe của các bên

liên quan Điều nảy đòi hdi sự hiểu biết sâu rộng về quy định của Luật HN&GĐnăm 2014, cũng như các quy định pháp lý liên quan

Dé bao vệ quyên và lợi ích hợp pháp của các bên trong trường hợp kết hôn

trái pháp luật, pháp luật quy định về hậu quả pháp ly khi hủy việc kết hôn trái pháp

luật, bao gồm hậu quả về nhân thân, quyên và nghĩa vụ giữa cha me vả con, vahậu quả về tai sản Luật HN&GD năm 2014 đã quy định tương đối chi tiết và hiệuquả về hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật, tuy nhiên, quy địnhnảy còn có một sô bat cập, chưa đáp ứng được yêu câu thực tiễn

Việc nghiên cứu dé tai liên quan đến hau qua pháp lý của huỷ việc kết hôn

trải pháp luật sé góp phan lam rõ các quy định của pháp luật về hậu quả pháp lycủa hủy việc kết hôn trải pháp luật, tử đó dé xuât các giải pháp hoàn thiện quy

định nay, đảm bảo tính thông nhất, đông bộ của pháp luật, bảo về quyên va lợi ích

hợp pháp của các bên liên quan Ngoài ra, việc nghiên cứu dé tai này cũng có ý

nghía thực tiễn trong việc tuyên truyền, phô biến pháp luật về hôn nhân va gia

đình, giúp nâng cao nhận thức của người dân về các quy định của pháp luật, gópphân hạn ché tinh trang kết hôn trai pháp luật

Trang 8

Xuất phát từ những ly do trên, tác giả đã chon dé tải “Hau quả pháp lý củahủy việc kết hôn trai pháp luật theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014” đểnghiên cứu.

2 Tóm tắt tình hình nghiên cứu

Chủ dé hôn nhân và gia đình luôn là dé tai gắn liền với cuôc sông và có ý

nghĩa quan trọng trong việc xây dung va phá triển xã hội loài người, chính vì vậy

ma những vân dé của hôn nhân và gia đình, bao gôm hậu quả pháp lý hủy việc kết

hôn trái pháp luật nhận được rất nhiêu sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Có

thể kế đến một số công trình tiêu biểu liên quan dén dé tai như:

Đức Thị Hòa (2021), “Kết hôn trải pháp luật và biện pháp xử lý”, Luận ántiến sĩ Luật hoc, Đại học Luật Hà Nội Luận án đã phân nao chi ra những điểmtương đông và khác biệt giữa hậu quả pháp lý hủy việc kết hôn trái pháp luật vớihậu quả pháp lý của ly hôn Bên cạnh đó cũng đã có những phân tích dưới góc độkhoa học pháp lý về những hậu quả pháp lý của sự kiện nây, bao gồm hậu quả về

nhân thân, về tai sản, và về mồi quan hệ giữa cha, me, con Luận an đã đem lại rat

nhiều thông tin va kiến thức bd ich, góp phan hoản thiện khả năng tông hợp, phântích và trình bảy Khoa luận của em

Nguyễn Tai Dương (2017), “Hau quả pháp ly của việc Hủy hôn nhân tráipháp luật theo Luật Hôn nhân gia đình năm 2014”, Luận văn thạc sĩ luật hoc, KhoaLuật - DH Quốc Gia Ha Nội Luận văn đã nghiên cứu những van dé lý luân và

thực tiễn về hậu quả pháp ly của việc hủy kết hôn trai pháp luật theo Luật HN&GD

năm 2014 Dong thời chỉ ra những bat cập, hạn ché của pháp luật hiện hành về vân

dé hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật và dé xuất một sô giải phápnhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về hau quả pháp ly của việc hủy

kết hôn trái pháp luật Nôi dung nghiên cứu của Luận văn chính là nguôn tải liệuquan trong cho việc nghiên cứu nôi dung của Khóa luận.

Trang 9

Nguyễn Tuan Anh (2016), “Huy kết hôn trái pháp luật va hau quả pháp ly” ,Luận văn thạc si luật hoc, Đại học Luật Ha Nội Day là công trình chuyên sâunghiên cứu về hâu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật sau khi LuậtHN&GĐ năm 2014 có hiệu lực thi hành Trong công trình nay, tac giả trình baynhững van dé lý luận về hủy kết hôn trái pháp luật Củng với đó, trên cơ sở nghiên

cứu quy định của pháp luật Việt Nam hiện hanh về van dé hủy kết hôn trái pháp

luật, hậu quả pháp lý của nó và thực tiễn thi hành ở nước ta hiện nay, tác giả đãđưa ra phương hướng nhằm hoàn thiện pháp luật về van dé nay Những nội dung

nghiên cửu của luận văn này chính la nguồn tải liệu quan trọng cho việc nghiêncứu nôi dung của đê tài khóa luận

Nguyễn Thanh Đạt (2021), “Hủy kết hôn trái pháp luật và hau qua pháp ly” ,Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - ĐH Quóc Gia Ha Nội Luan van đã đưa ranhững ly luận về hủy kết hôn trái pháp luật va hau quả pháp lý của nó Mặc dù nộidung chính của luận văn là hủy kết hôn trái pháp luật nhưng những kiến thức va

phân tích của tác gia công trình nay cũng đã đem lại nguôn thông tin quý giá dé

em hoàn thanh Khóa luận.

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghia khoa học của khoá luận tot nghiép

Khoa luận tôt nghiệp có dé tai "Hậu quả pháp ly của hủy việc kết hôn tráipháp luật theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014" có ý nghĩa khoa hoc như

Sau:

Thứ nhất, khoá luận đã góp phân lam rõ cơ sở lý luận vé hậu qua pháp lý của

hủy việc kết hôn trái pháp luật Khoá luận đã phân tích khái niêm của hủy việc kếthôn trai pháp luật, từ đó làm rõ khái niệm cũng như so sánh những quy định củapháp luât về hâu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trải pháp luật là phù hợp với

các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về hôn nhân va gia đính

Trang 10

Thứ hai, khoá luận đã hệ thông hóa và phân tích các quy định của LuậtHN&GD năm 2014 về hau quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật Khoa

luận đã phân tích chi tiết các quy định của pháp luật về hậu quả pháp lý của hủy

việc kết hôn trái pháp luật đi với các bên liên quan, bao gém: vợ chồng, cha mẹ

và con, tai sản chung của vợ chồng

Thứ ba, khoá luận đã phân tích, đánh gia sự ap dụng các quy định của phápluật về hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật trên thực tê Khoá luận

đã chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của các quy định nảy, từ đó dé xuât một số

kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định đó

Ý nghia thưực tiễn của khoú luận tot nghiệp

Khoá luận tét nghiệp có dé tai "Hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn traipháp luật theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014" có ý nghĩa thực tiễn như

sau:

Thứ nhất, khoá luận giúp nâng cao nhân thức về hau quả pháp ly của hủy việc

kết hôn trái pháp luật của các cơ quan, tô chức, cá nhân có liên quan Khoá luậncung cap những kiên thức pháp lý cân thiết về hậu quả pháp lý của hủy việc kếthôn trải pháp luật, giúp các cơ quan, tô chức, cá nhân có liên quan hiểu rố về những

quyên và nghĩa vụ của minh trong trường hợp nay

Thứ hai, khoá luận gop phan nâng cao hiệu qua công tác bảo về quyên va lợiich hop pháp của các bên liên quan trong trường hop hủy việc kết hôn trai phápluật Khoa luận đã đê xuất một số kiên nghị nhằm hoàn thiện các quy đính củapháp luật về hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật, góp phân bảo vệquyên và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan một cách tốt hơn

Trang 11

luật, từ đó phân tích những ưu điểm, hạn chê của các quy định nay và đê xuat một

sô kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định đó

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đôi trong nghiên cứ:

Đôi tượng nghiên cứu của khoá luận tốt nghiệp có dé tai "Hậu quả pháp lýcủa hủy việc kết hôn trái pháp luật theo quy định của Luật HN&GD năm 2014" làcác quy định của pháp luật về hậu quả pháp ly của hủy việc kết hôn trái pháp luật

.Phưun vì nghiên cin

Vệ mặt không gian: Khoá luận nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt

Nam về hau quả pháp ly của hủy việc kết hôn trái pháp luật

Về mắt thời gian: Khoá luận nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam

về hậu quả pháp ly của hủy việc kết hôn trái pháp luật hiện hành, cụ thể la các quyđịnh tại Luật HN&GD năm 2014.

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp giải thích: Phương pháp giải thích được sử dụng dé lam rố

các khái niệm, thuật ngữ, quy đính của pháp luật về hậu quả pháp lý của hủy việc

kết hôn trái pháp luật

Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích

các quy định của pháp luật vé hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật,

từ đó lam rõ nội dung, đặc điểm, vai trò của các quy định nảy

Phương pháp bình luận: Phương pháp bình luận được sử dụng đề đưa ranhững đánh giá, nhận xét về các quy đính của pháp luật về hau quả pháp ly củahủy việc kết hôn trái pháp luật

Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh cácquy định của pháp luât về hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trai pháp luật củaViệt Nam với các quy định của pháp luật trong các văn bản quy phạm pháp luật trước đó.

Trang 12

Phương pháp tông hợp: Phương pháp ting hop được sử dung để tổng hop,

hệ thông hóa các kết quả nghiên cứu của khoá luận

1 Kết cấu của khoá luận

Vệ kết câu của khoá luận thì ngoài phân mở đâu, phân kết luân, danh mục tải

liệu tham khảo, nội dung của khoá luận bao gồm ba chương chính như sau

Chương 1: Một số vẫn dé Is luận về hiiy việc kết hôn trái pháp luật và hậuquả pháp It khi hủy việc Rết hôn trái pháp luật

Chương 2: Nội dung về hân quả pháp iy khi hủy việc kết hôn trái pháp inatcăn cứ theo Luật HN&GD năm 2014

Chương 3: Thực tiễn giải quyết về hậu quả pháp ij: khi hủy việc kết hôn trái

pháp luật và đề xuất một số giải pháp hoàn thiên

Trang 13

MOT SỐ VAN DE LÝ LUẬN VE HUY VIỆC KET HON TRÁI PHAP LUAT VÀ HẬU QUA PHAP LÝ KHI HUY VIỆC KET HON TRÁI PHAP

LUAT

1.1 Khái niệm kết hôn trái pháp luật

1.1.1 Khái niệm kết hôn

Kết hôn la một hiện tượng tự nhiên, luôn luôn hiện điện ở bat kỳ hình thai xãhội nào Đây là thuật ngữ thé hiện sự quyết định đi đến chung sông, có sự lamchứng của nhà nước trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật, là sư kiện pháp lý quantrong dé giữa các chủ thé trong xã hôi xác lập quan hệ vợ - chong, trên thé giới có

rất nhiều dat nước quy định điều kiện kết hôn có thé có sự hiện điện của hôn nhân

đồng giới, tuy vào pháp luật từng quốc gia ma quyết định xem chủ thé nay có thékết hôn đông tinh hay không

Khoản 5 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về khai niệm kết hôn nhưsau: “Két hôn là việc nam và nữt xác lập quan hệ vo chẳng với nhau theo quy đìnhcủa Luật nay về điều kiên kết hôn và đăng iyi kết hôn” Như vay, theo pháp luậtViệt Nam hiện hành thì một cặp đôi chỉ có thé được công nhận lả kết hôn hợp quyđịnh pháp luật néu dap ứng các điều kiện được phép kết hôn như đô tuổi, giới tính,tinh trạng hôn nhân theo quy đính pháp luật, dong thời, cần phải đăng ký kếthôn tại cơ quan nha nước có thâm quyên

Vệ ban chất thì kết hôn chính là sư kiện pháp lý giúp cho quan hệ hôn nhân

giữa nam nữ được xac lap va được nha nước công nhận Đây cũng là cơ sở phátsinh những quyền và nghĩa vụ cả về nhân thân lẫn tai sản giữa vợ và chong

Két hôn có mục đích cao cả đó là xác lập nên trách nhiệm rang buộc của vợchồng, tạo điều kiện cho ho cùng nhau chung sông, xây dựng nên gia đình âm no,

' Khoản 5 Điều 3 Luật Hồn nhân vi gia dinhnim 2014

Trang 14

hạnh phúc, la cơ sở, thành tô quan trong dé quyết định sự thịnh vương, phát triểncủa xã hội, cơ sở dé gìn giữ truyền thông của dân tộc Nếu như không có quy định

về kết hôn thi có thé dẫn đến tinh trang chung sông bừa bai, không chung thuỷ,

ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội cũng như sự phát triển lành manh, bên vững

của đời song con người

1.12 Khái niệm kết hôn trái pháp luật

Khai niệm “kết hôn trái pháp luật” được ghi nhận tại khoăn 6 Điều 3 Luật

HN&GĐ năm 2014 Điêu luật nay dua ra khái niệm cụ thể về kết hôn trái phápluật như sau: “Kết hôn trái pháp inật ia việc nam, nit đã đăng iyi kết hôn tại cơquan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiệnkết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này “2

Khoản 6 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 dẫn chiều đến Điều 8 của Luật nay

Nôi dung được quy định trong Điều 8 liệt kê những điều kiên kết hôn, các điềukiện kết hôn bao gôm:

Thứ nhật, điều kiện về độ tuổi Điều luật nay quy định độ tuôi kết hôn là từ

đủ 20 tudi trở lên đối với nam va từ đủ 18 tudi trở lên đôi với nữ Môt người đủ

18 tuổi được coi là trưởng thanh về mặt thé chat và tâm sinh ly, do đó có đây đủ

điêu kiện để kết hôn và thực hiện chức năng duy trì noi giống Da có rat nhiêu

nghiên cứu khoa hoc chỉ ra rằng mang thai và sinh nỡ khi chưa đủ 18 tuổi có nhiều

nguy cơ dan đến những hiểm họa đối với người me va đứa trẻ “Mang that ở trôi

vi thành niên ảnh hưởng Rhông tốt đến sức khỏe, nguy cơ từ vong me vẫn còn cao

so với các bà me sinh con ở tudi trưởng thành Con của các bà me vi thành niên

thường có tỉ lê nhẹ cân, bệnh tật và từ vong cao gắp nhiều ian’? Ngoài ra, quy

định nay có phân khác biệt so với đô tuôi kết hôn được quy định trong Luật

3 Khoăn 6 Điều 3 Luật HN&GD 2014,

‘tps: /omhviennlmsanbunoi wav

gito-dnc-g3oi-tinlvmang.thai-o-tuoi-victlunb-nien-va-niumg-hau-cua-202632 hmal truy cập ngày 20/10/2023

Trang 15

HN&GĐ năm 2000 “Nam từ hai mươi trỗi trở lên, nit từ mười tâm trôi trở lên "4Việc nâng đô tuôi kết hôn có ý nghĩa quan trong trong việc dam bao tính đông bộ,

thống nhât giữa các văn bản pháp luật tai Việt Nam thời bây giờ Bởi, căn cứ theo

Điều 18, 19 BLDS 2005, người có day đủ năng lực hành vi dân sự là người đủ 18

tuổi Tương tự, khoản 3 Điều 57 BLTTDS 2004 cũng quy định người đủ 18 tuôi

mới có đây đủ năng lực hành vi tô tung dan sự Việc quy định nữ kết hôn “tr 18

mdi trở lên” có thé dẫn đến những trường hợp chưa đủ năng lực hành vi dân sự

va tô tụng dân sự tham gia quan hệ hôn nhân gia đính Việc quy định nâng độ tuôi

kết hôn là hợp lý và dam bão tính thông nhật trong quản lý và thi hành pháp luậtdân sư.

Thứ hai, sự tự nguyên của các bên Hiên pháp năm 2013 quy định “Nam, nit

có quyền kết hôn, iy hôn Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyên, tiễn bộ, một vợmột chồng, vơ chéng bình đẳng tôn trong lẫn nhan” Kêt hôn là cột mộc quan

trong đánh dầu sự phát triển trong giai đoạn cuôc đời của nam va nữ, do đó, sự tự

nguyện của hai bên la yêu to quan trong nhất phải được cân nhắc khi xác lập quan

hệ hôn nhân gia đình nay Việc quy định nguyên tắc tự nguyên là tôn trọng ÿ kiện,théa thuận của hai người trong hôn nhân, bên cạnh đó xóa bỏ những quan điểmphong kiến và hủ tục sai trái như “cha mẹ đặt đâu con ngôi do” “tảo hôn”, “bắt

vợ”, hay cưỡng ép, lừa dôi kết hôn Những trường hợp kết hôn kế trên vi phạmnghiêm trọng điều kiên kết hôn, zâm phạm đên quyên va lợi ich hop pháp của conngười lả quyền tư nguyên kết hôn, phải bị lên án va xử lý hủy việc kết hôn tráipháp luật.

Thứ ba, điêu kiện về năng lực hành vi dân sự Như đã phân tích ở trên, nam

từ đủ 20 tuôi trở lên va nữ từ đủ 18 tudi là người có đây đủ năng lực hanh vi dân

sự và được kết hôn dựa trên nguyên tắc tự nguyên, trừ trường hợp bị mắt năng lực

3 Điều 9 Luật HN&GÐ 2000

Ý Khoản 1 Điều 36 Hien phap nước Cong hoa Xã hội Chiunghia Vật Nam

Trang 16

hanh vi dân su Căn cứ theo khoản 1 Điêu 22 BLDS 2015 thi người bi mất năng

lực hanh vi dân sự là “do bi bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thê

nhận thức, làm chủ duoc hành ví “5 , được Tòa án kết luận trên cơ sỡ kết luận giảmđịnh pháp y tâm thân khi có yêu cầu của người có quyền , lợi ích liên quan hoặc

của cơ quan, t6 chức hữu quan Người bi mat năng lực hành vi dan sự không thé

bay tỏ ý chí, nguyên vong của bản thân nên việc dé họ tham gia va quan hệ hônnhân sé gây ra khó khăn trong việc bảo đâm nguyên tắc tư nguyên đã được ghi

nhận trong pháp luật HN&GD Việc quy định nội dung nay cũng thể hiện sự quan

tâm của nha nước và pháp luật đôi với những người có quyên lợi vả nghĩa vụ liênquan trong quan hê hôn nhân, bởi khi kết hôn, hai người cũng đông thời xác lậpquan hệ nhân thân và có nghĩa vụ đôi với đôi phương và con cái (nếu có) Người

bị mat năng lực hành vi dan sự không có kha năng bay tỏ ý chí, thậm chi có những

người không thể tự chăm sóc bản thân nên việc yêu câu ho có nghĩa vụ đối với

người khác là một việc gan như bat khả thi Một điểm quan trong khác la người

mắc các bệnh chứng tâm thân sé có khả năng di truyền từ thé hệ nay sang thé hệkhác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sông của những người trong gia định

đó nói riêng và của xã hội nói chung, khi vô tình tạo ra gánh nặng, ảnh hưởng đến

chất lương dân sô

Thứ tư, không thuộc các trường hợp bị cam kết hôn theo diéma, b, c,d Khoản

2 Điêu 5 Luật HN&GĐ 2014 Các trường hợp đó bao gồm:

“a) Kết hôn giả tạo ly hôn gid tao;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dỗi kết hôn, căn trở kết hon:

¢) Người dang có vợ, có chẳng mà kết hôn hoặc cimng sống nine vơ chẳng

với người khác hode chưa cỏ vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sông nine

vo chồng với người dang có chẳng, có vợ;

* Khoin 1 Đầu 22 BLDS 2015

Trang 17

d) Kết hôn hoặc clung sống nine vợ chéng giữa những người cùng dong mắm

về trực hệ; giữa những người có họ trong pham vi ba đời; giữa cha mẹ nudi với

con nHôi; giữa người đã từng là cha me nuôi với con nudi, cha chồng Với con

đâu, mẹ vợ với con rễ, cha đương với con riêng của vo, me kê với con riêng củachẳng “7

Những trường hợp ké trên bi cam kết hôn, do đó những đối tương thực hiệnnhững hanh vị trên lä thực hiện hành vi kết hôn trai pháp luật, can được phát hiện

kip thời và xử lý theo quy định của pháp luật Đôi với những đối tượng thực hiện

kết hôn không nhằm mục đích xây dựng tô âm dựa trên yêu tó tình cảm, mà chỉ

nhằm muc dich trục lợi từ những chế độ ưu đãi của Nha nước đối với quan hệ vợ

chong (định cư, nhâp quốc tịch, hộ khau, ) theo pháp luật Việt Nam nói riêng vàmột số nước khác nói chung là trường hop kết hôn gia tao và cân được giải quyếtkip thời Dựa trên tinh thân tiếp thu những xu thé và tư tưởng tiên bô, hiện dai vềhôn nhân, Nha nước va pháp luật Việt Nam dé cao hôn nhân một vợ một chong vànghiêm cam các trường hợp người đang có vơ, chéng mà chung song như vợ chong

với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mả kết hôn hoặc chung

sông như vợ chong với người đang có chông, có vợ “vi đo bẩn chất của nó, tinhyên nam nit là không thé chia sẽ duoc cho nên hôn nhân dua trên cơ sé tìnhyên nam nit là hôn nhân một vợ một chồng “° Ngoài những trường hợp kế trên,Luật HN&GĐ 2014 còn quy định cam những trường hợp kết hôn hoặc chung song

như vợ chông giữa những người có quan hé ruột thịt trong phạm vi ba đời, hoặc

không có mối quan hệ ruột thịt nhưng có môi quan hệ gan gũi như cha, mẹ nuôi

với con nuôi, bô chồng với con dau, mẹ vợ với con rễ, cha dong, mẹ kế với con

riêng của đôi phương Việc quy định cu thé những doi tượng không được kết hôn

hoặc chung sông như vợ chông trên thé hiện thái độ cương quyết vả cửng rắn của

` Điều S Luật HN&GD 2014 "

* Ph Angghen, ‘Nguon gốc của gia đình, của chế do tr iu và của Nha rước”? (1884), C Mic va Angghen,

‘Dyn tấp, Tập 12,tr 127, Neb Sự thật, Ha Nội, 1972.

Trang 18

nha nước trong việc bao toàn những quy tac đạo đức tôt dep vả bao dam chat lượngcủa thé hệ sau.

Thứ năm, kết hôn giữa những người cùng giới tính Khoản 2 Điêu 8 LuậtHN&GD 2014 quy định: “Và nước không thừa nhận hôn nhân giữa những ngườicùng giới tinh” “Không thừa nhận” có thé hiểu la không cam nhưng không được

coi là hôn nhân đúng pháp luật, cho nên mdi quan hệ nay sẽ không được hưởngnhững quyên và lợi ích như của hôn nhân hợp pháp Việc quy định nội dung này

phủ hợp với những quy chuẩn đạo đức, truyền thông, phong tục của người Việt

Nam từ xưa đến nay Một quan điểm được tranh luận sôi nỗi và được thừa nhậnrông rai trong van đê nay 1a hôn nhân giữa những người cùng giới không dam baochức năng quan trong của xã hôi la duy trì nòi giông Tuy nhiên, với xu thé hiệnnay, xã hội đã dan cởi mở hơn, bên cạnh đó cũng có rất nhiêu bằng chứng chỉ ra

rằng những người dong giới van co thể thực hiện chức năng sinh sản bằng nhiều

cách, vì vay có thé trong tương lai pháp luật sé hướng đến thừa nhận hôn giữanhóm người nây.

Sự tôn tại của việc kết hôn trái pháp luật đi ngược lại với sự phát triển lànhmạnh, ôn định của các quan hệ x4 hôi nỏi chung vả hôn nhân gia đính nói riêng

được nhả nước xây dựng và bảo đảm bằng hệ thông quy phạm pháp luật Nhữngtrưởng hợp kết hôn không hợp pháp hau hết không được đăng ký tại cơ quan có

thẩm quyên, điêu nay dẫn đến việc sự bat ôn xã hội do nha nước không thé kiểm

soát những quan hệ x4 hội nay do không có dữ kiện dé ghi nhận xử lý Ngoài ra,gây ra những anh hưởng trực tiếp đến quyên lợi hop pháp của các cá nhân trongquan hé hôn nhân đó Boi những trường hợp đó hôn nhân không được pháp luậtthừa nhận, khi có van dé phát sinh trong quá trình chung sông sẽ không được phápluật bao hộ những quyên va lợi ich chính đáng của cá nhân như những quan hệhôn nhân hợp pháp khác Chính vi vay, bat cử nha nước nao cũng có những quyđịnh riêng dé cưỡng chế việc xác lập quan hệ kết hôn trải pháp luật nay Những

Trang 19

cuộc hôn nhân không đáp ứng các điều kiện luật định nêu trên thì thuộc các trườnghợp kết hôn trái pháp luật và phải sớm xem xét giải quyết hủy việc kết hôn trái

pháp luật dé ngăn ngừa những hậu qua cho các bên va hậu qua cho xã hội

1.2 Khái niệm hủy việc kết hôn trái pháp luật và hậu quả pháp lý khi hay việc kết hôn trái pháp luật

1.2.1 Khái niệm lưặy việc kết hôn trái pháp luật

Pháp luật Việt Nam núi chung và Luật HN&GĐ 2014 nói riêng chưa đưa rađược một khái niệm cụ thé và chi tiết về huỷ việc kết hôn trai pháp luật Mặc dù

vậy, trong các văn bản quy phạm pháp luật trước đây vả hiện hành, đều có những

quy định về những trường hợp huỷ kết hôn là những trường hợp như sau:

Điều 4 Luật HN&GĐ 1086 quy định: “Cấm táo hôn, cưỡng ép kết hôn, can

trở hôn nhân tư nguyên, tiễn bộ Cắm người dang có vợ có chong kết hôn hoặcchung sống niurvo chong với người khác ”® Điều 9 của Luật này cũng có quy địnhnhư sau: “Vide kế? hôn vi phan một trong các Điều 5, 6, 7 của Luật này là trảipháp luật Một hoặc hai bên đã kết hôn trái pháp luật, vợ, chdng hoặc con của

người dang có vợ, có chẳng mà kết hôn với người khác, Vien kiêm sát nhân dân,

Hội liên hiệp pin nữa Viet Nam, Đoàn thanh niên công sản Hồ Chi Minh, Côngđoàn Viet Nam có quyền yêu cẩm Toà an nhân đân imỹ việc kết hôn trái phápiuật”.10 Hay Điều 10 Luật HN&GĐ 2014 cũng quy định về những chủ thé cóquyền yêu câu cơ quan có thâm quyên (Toa an) hủy việc kết hôn trải pháp luật khiđang ở trong, hoặc phát hiện những trường hợp kết hôn trái pháp luật như đã đượcliệt kê tại Điêu 8 Luật nay

Co thé thay, mặc dù liệt kê những trường hop kết hôn trái quy định pháp luật

va chủ thé có quyền yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật, nhưng chưa có quy

' Điều 4 Luật HN&GD 1986,

'* Điều 9 Luật HN&GD 1986

Trang 20

định pháp lý nào đưa ra định nghĩa cụ thé về khái niêm này Việc thiêu định nghĩa

cu thé từ phía cơ quan lập pháp về van dé nảy có thể dẫn đến việc mập mờ, sựthiếu dong nhất vê cách hiểu trong nội bộ cơ quan chức năng va giữa người dân

Vi vay, cân thiết phải 06 sung khái niệm về “hủy việc kết hôn trái pháp luật” trong

Luật HN&GĐ để cơ quan có thâm quyên có cơ sở dé thực hiện chức năng đúng

dan của minh va cũng như hướng dẫn cho người dân một cách hiểu đúng đắn về

van dé Theo Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý thì ”2mjy'” có nghĩa là “phá

bỏ, làm cho không còn tồn tại hoặc không có giá tri’! Đông thời, những quan hệ

hôn nhân không đáp ứng điều kiện kết hôn tại Điêu 8 Luật HN&GĐ 2014 cũng là

một cơ sở dé xây dựng định nghĩa hoản chỉnh về hủy việc kết hôn trái pháp luật

Do đó, dựa trên những lập luân vita rồi, tác giả đê xuat đưa ra khái niêm về “Huyviệc kết hôn trái pháp luật” như sau:

“Hy việc kết hôn trải pháp luật là biện pháp xử li đối với những trường hợpkết hôn vi phạm điều kiện kết hôn nhằm bdo đâm chấp hành nghiêm chỉnh Luật

HN&GĐ, thé lện thái độ pÌ dinh của nhà nước đối với các trường hợp Xết hôntrải pháp luật ”

1.22 Khái niệm hậu qua pháp lý của lnty việc kết hôn trái pháp luật

Pháp luật Việt Nam hiện hành không đưa ra định nghia về hậu quả pháp lýđôi với việc huỷ việc kết hôn trái pháp luật, thay vào đó, các quy định pháp luậttập trung vảo liệt kê các hâu quả pháp ly sẽ xảy ra khi huỷ việc kết hôn trái phápluật Hậu quả pháp lý của việc huỷ việc kết hôn trái pháp luật là mét khái niệm

phức tap và có nhiêu tác đông đảng ké đền các bên liên quan Để hiểu ré hơn về

khái niêm nay, tac giả sé di vào phân tích sâu hơn về ca hai khái niêm "hậu quapháp lý" va "hau quả pháp ly của huỷ việc kết hôn trái pháp luật"

'! Nguyễn Tải Dương (2017), Hiểu quá phép ý của việc Higy hồn nhiên tri pháp luật theo Luật Hén nn gia

inh nấm 2014, Luận vin thạc sĩ mật học ,khoa Mật - ĐH Quốc Gia Hà Nội

Trang 21

Đầu tiên, hậu quả pháp lý chi đơn giản 1a các hệ qua ma một hành vi vi phạmpháp luật gây ra Trong trường hợp huỷ việc kết hôn trái pháp luật, hậu quả pháp

ly có thé bao gôm việc hủy bỏ giây chứng nhận kết hôn, không công nhận quyền

và nghĩa vụ của các bên sau khi kết hôn, đòi hỏi bôi thường thiệt hại và/hoặc truycứu trách nhiệm pháp lý của người vi phạm

Hau quả pháp lý của việc huỷ việc kết hôn trai pháp luật có thé có những tacđông tiêu cực đáng ké dén quyên và nghĩa vụ của các bên, đông thời cũng mang

lại cơ hôi bao vệ vả khôi phục quyên lợi của bên bị vi phạm khi nhà nước đưa ra

biện pháp cham đứt hôn nhân không hợp pháp Chính bởi những tác đồng tiêu cực

của hậu quả từ sự kiện pháp lý đó cảng thé hiện tính cương quyết của nha nước và

pháp luật trong việc giám sat và quan ly các môi quan hệ hôn nhân gia đình Việctuân thủ pháp luật trong việc kết hôn va ly hôn là điêu cân thiết để tránh hậu quapháp lý không mong muốn nay

Đề làm rõ hơn những hậu quả pháp lý từ việc châm dứt hôn nhân trái pháp

luật, cu thé, Điêu 12 Luật HN&GĐ 2014 quy định về hau quả pháp lý của hủy

việc kết hôn trái pháp luật như sau:

Thứ nhất, khi việc kết hôn trai pháp luật bi hủy thi hai bên kết hôn phải cham

đứt quan hệ như vợ chong Tức 1a, hai người sẽ không có những quyên nhân thân

cơ bản của hai vợ chong Đông nghĩa với việc sau khi kết hôn bị hủy, hai bênkhông con được xem là vo chong, những quyên lợi, nghia vu vả trách nhiệm củamột vợ chong sẽ không được áp dụng đôi với họ, dù từ trước đến nay hai người

đã có phát sinh những gì.

Thứ hai, quyên, nghia vu của cha, me, con được giải quyết theo quy định vềquyên, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn Trong quá trình chung sống, khôngtranh khỏi việc phat sinh tình cảm va sinh con dé cai Mac du sinh ra trong giađình không hợp pháp, nhưng con cai của ho van được pháp luật và nha nước thé

hiện sự quan tâm như của hôn nhân hợp pháp, va áp dung các quy dinh vẻ quyền,

Trang 22

nghĩa vụ của cha, mẹ vả con như trong trường hợp ly hôn Cu thể, quyên và nghĩa

vụ của cha mẹ đôi với con sẽ được xác định và giải quyết dua trên quy định củaluật khi ly hôn theo quy định tai khoản 58 Luật HN&GD 2014.

Thứ ba, quan hệ tai san, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết

theo quy định tại Điều 16 của Luật này Việc hình thành tai sản la điều di nhiên

xây ra trong bat ki mới quan hệ nao, va hôn nhân trái pháp luật cũng vậy Điều luậtnảy áp dụng cho quyên và trách nhiệm liên quan đến tài san, nghĩa vu và hợp đồng

giữa các bên sau khi việc kết hôn bị hủy Quy định cụ thể về việc giải quyết quan

hệ tai sản, nghĩa vu và hợp đông sẽ được thực hiện theo quy định tại Điêu 16 củaLuật HN&GD 2014.

Tom lại, khái niệm “hau quả pháp lý hủy việc kết hôn trai pháp luật” là tônghợp những van dé pháp ly phát sinh giữa các chủ thé hoặc các chủ thé với những

chủ thé có liên quan khác khi việc kết hôn trái pháp luật bi hủy Bao gôm việc

châm đứt quan hệ như vơ chong, giải quyết quyên, nghĩa vụ của cha, me và contheo quy định khi ly hôn, cũng như giải quyết quan hệ tai sản, nghĩa vu va hopđồng theo quy định tại Điêu 16 của Luật HN&GD 2014

1.2.3 So sánh hậu qua pháp lý của lun việc kết hôn trái pháp luật và hậu quảpháp lý của ly hon

Hủy việc kết hôn trái pháp luật va ly hôn déu la những su kiện pháp lý quantrong liên quan đến việc châm dứt mồi quan hệ hôn nhân Khai niệm “ly hôn”được hiểu như thé nao theo quy định pháp luật Căn cứ khoản 14 Điều 3 Luật

HN&GĐ 2014, “Ly hôn là việc chấm đứt quan hệ vơ chồng theo bản an, quyết

định có hiện lực pháp luật cña Tòa đa” Có thể nói, hai sự kiện nay déu lam chamdứt môi quan hệ giữa hai cá nhân tham gia vào quan hệ hôn nhân va gia dinh, tuy

vậy, đối tương khác nhau (hợp pháp và không hop pháp) va hau quả pháp ly từ hai

sự kiện nay cũng có điểm điểm khác biệt bên cạnh nhưng tương đông Trong khi

hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật được quy định cu thé tại Điều

Trang 23

12 về quan hê nhân thân, quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng, quyên và nghĩa

vụ giữa cha me và con, thi hậu qua pháp lý của ly hôn không được định nghiatrong một Điều luật nào, mà ting thanh phân của nó được dé cập riêng lẻ trong

các Điều luật tại Chương IV về Cham dit hôn nhân của Luật HN&GĐ 2014

Điểm tương đông duy nhật giữa hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái

pháp luật và ly hôn là hậu quả pháp lý về quyên, nghĩa vụ của cha, mẹ, con Concái được sinh ra là do quyết định của người cha và mẹ, Nhà nước và pháp luật luôn

dam bảo quyên lợi của trẻ đưới 18 tuôi bằng nhiêu hình thức và nhiêu văn bản

pháp luật khác nhau không chỉ riêng Luật HN&GD Châm dứt hôn nhân, cha mẹ

không con chung sông với nhau nữa có thé để lại hậu quả to lớn đối với tâm hôn

của các con, để đảm bảo cuộc sông vật chất và tâm hôn tốt nhất trong trường hợp

đó, Điều 58 Quyển, ngiữa vụ của cha me và con sau khi ly hôn dẫn chiêu đến các

Điều 81, 82, 83, 84 Luật HN&GD 2014 quy định rất cu thé va chi tiết, dự tra

những trường hop co thé xảy ra và liệt kê những quyên loi và nghĩa vụ ma cha mẹ

phải có trách nhi êm với con cái Nghia vụ của cha me và con cai không thé bi tróibuộc và phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của cha mẹ, do đó Luật quy định khi hủyviệc kết hôn trai pháp luật thì hau quả pháp lý về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ

va con cũng được giải quyết theo trường hợp ly hôn, Điều 58 Luật nay

Không giống như trường hop kế trên, hau quả pháp ly về quan hệ nhân thân

va tai sản giữa ly hôn và hủy việc kết hôn trái pháp luật có những điểm khác biệtnhất định

Dau tiên, quá trình ly hôn châm đứt môi quan hệ hôn nhân theo quy định củapháp luật, nhưng trong trạng thái này, môi quan hệ hôn nhân đã được công nhận

là hợp lê từ trước Ly hôn không chỉ châm đứt các quyên lợi vả nghĩa vụ nhân thân

giữa vợ va chông ma còn dat ra các quy định cụ thể về tai sản chung vả trách

nhiệm cha me, đặc biệt nêu có con cái trong cuôc hôn nhân Sau khi được Tòa án

Trang 24

giải quyết thì hai người không còn là vợ chông, và được ghi nhân là đã từng trảiqua quan hệ hôn nhân.

Ngược lại, sự khác biệt về quan hệ nhân thân giữa hai bên trong quan hệ naykhi một cuộc hôn nhân được hủy trái pháp luật, nó đồng ngiữa với việc coi như

không có sự kết nạp giữa vợ va chong tử đâu Moi quyên lợi và nghia vu nhân

thân giữa hai bên được coi là không tôn tại Ho được ghi nhận là chưa từng là vơ,hoặc chồng của người nào trước đây Nói cách khác, họ không được pháp luật ghinhân là vo, chẳng cũ của nhau, la những người độc thân

Thứ hai, về quan hệ tải sản Pháp luật không châp nhận quan hệ nhân thân

của họ vì day lả hủy việc kết hôn trái pháp luật, cũng đông thời không chap nhận

những quyên và nghĩa vụ về tai sản của họ dưới hình thức của một cuộc hôn nhânhợp pháp Nêu như hậu quả pháp ly về tai san của ly hôn lả xác định theo nguyên

tắc tại Điều 50 Luật HN&GĐ 2014, thi hau quả pháp ly của hủy việc kết hôn trái

pháp luật là quan hệ tai sản, nghĩa vu và hợp đông giữa các bên phụ thuộc hoantoan vào thoả thuận giữa ho, trường hợp không théa thuận được thì giải quyết theoquy định của BLDS và các quy định khác của pháp luật có liên quan nhưng phảiđâm bảo quyên, lợi ich hợp pháp của phụ nữ va con (Điêu 16)

Tom lại, cả hai quá trình hủy việc kết hôn trái pháp luật va ly hôn đều liênquan đến việc châm đứt môi quan hé hôn nhân, nhưng cung cập các hậu quả pháp

lý khác nhau về nhân thân vả quan hệ tai sản, nghĩa vụ và hop đông

1.3 Quy định pháp luật về hủy việc kết hôn trái pháp luật và hậu quả pháp

lý ở Việt Nam theo các thời kỳ

1.3.1 Giai đoạn trước Các: mang thang Tam nam 1945

13.11 Thời iy phong kiến

Trong thời kỳ phong kiến ở xã hội Việt Nam, lễ nghị có ảnh hưởng sâu sắc,

và kết hôn cũng không ngoại lệ Bộ luật Hông Đức đóng vai trò quan trọng tronggiới pháp luật thời kỷ phong kiến ở Việt Nam Được biết đến như một bộ luật lập

Trang 25

pháp cao cấp với nôi dung phong phú, toàn diện và mang nhiêu giá trị lich sử, Bộ

luật Hong Đức quả thực 1a một tai liệu quan trong trong quá trình phát triển phápluật Việt Nam Đặc biệt, van đề kết hôn cũng được đề cập nghiêm túc trong bô luật

nảy, va quy định về các trường hợp câm kết hôn rat chỉ tiết, dong thời thể hiện rõ

ý chí của nhà lập pháp trong việc bao vệ trật tự va đạo đức xã hội 2 Dưới đây là

một sô quy định cu thé trong Bộ luật Hang Đức

- Cam kết hôn khi đang có tang cha, mẹ hoặc tang chong (Điều 317)

- Cam kết hôn khi ông, bà, cha, me đang bị giam cam tủ tội (Điều 318)

- Cam kết hôn giữa những người trong họ hang thân thích, cam anh chong

lây vợ góa của em, em vo lây chồng goa của anh, và câm trò lay vợ goa của thay

(Điều 324)

- Cam nô tì lây dan tự do (Điều 107)

- Cam quan lại lay con gái ở địa phương ma minh đang giữ chức vụ (Điều316).

- Câm con của quan trân giữ biên giới kết hôn với con của tù trưởng địaphương (Điều 334)

Những quy định ban đầu nảy đặt nên tảng cho việc xây dựng các luậtHN&GD trong tương lai Nêu vi phạm các quy định trên, hai bên phải châm dứtquan hệ hôn nhân theo luật của B ộ luật Hong Đức Việc châm đứt hôn nhân trong

các trưởng hợp vi phạm quy định của Bô luật Hông Đức thể hiện rố quan điểm vàdao lý của người Việt Nam tử thời kỳ phong kiến Trong giai đoạn nảy, luật về

HN&GĐ còn khá sơ khai va chỉ tập trung vào các điều cam kết hôn vả chưa cóquy định về quyền yêu câu hủy việc kết hôn trái pháp luật Tuy nhiên, theo Bô luậtHông Đức, nếu một trong hai bên không có su đông y của cha mẹ hoặc không

`? Bài Thị Ming (2015), Chỗ định kết hồn trong pháp hit HN&GD Việt Nam qua các thời kỳ đưới góc nhìn lập

pháp, Tap chi Luật học số 11 nim 2012

Trang 26

được sự dong tình của cha me khi kết hôn, họ có quyên đệ đơn để giải quyết vuan

tại cơ quan tư pháp thời bay giờ

1.3.1.2 Thời i} pháp thuộc

Thời ky đô hộ của thực dân Pháp đã chia nước ta thành ba miễn, gôm Bắc

kỳ, Trung kỷ va Nam kỷ Mỗi miễn áp dụng một bô luật riêng, vả pháp luật về hônnhân và gia đính cũng không ngoại lệ Trong giai đoạn nay, pháp luật về hôn nhân

và gia đình ở nước ta dua trên ba bộ luật tương ứng với ba miễn: Bộ dân luật Bắc

kỳ năm 1031, B6 dan luật Trung ky năm 1936 và Tập Dân luật giản yếu Nam kynăm 1883 Ba bô luật này đều bị ảnh hưởng bởi pháp luật Pháp Các quy định vềkết hôn và cam kết hôn trong thời kỷ nay cơ bản tương dong với thời kỳ phongkiến, nhưng hạn chê hơn về phạm vi cam kết hôn liên quan đến trât tự xã hội dangcập Về phương diện lập pháp, đã có những thay đổi trong các trường hợp kết hôn

bi coi là trái pháp luật Một số trường hợp đó bao gồm kết hôn trải pháp luật do vi

phạm độ tudi kết hôn (tảo hôn), kết hôn trái pháp luật do thiéu sự đông ý của cha

mẹ hoặc các người lớn trong gia đính, va kết hôn vi phạm các quy định câm !2

Các trường hợp trên cho thay pháp luật về hôn nhân và gia định trong thời ky

thuộc địa Pháp đã có những thay đôi đáng kể so với thời kỳ phong kiến, đặc biệt

là trong việc tôn trong quyên tự nguyện của nam và nữ Tuy nhiên, nguyên tắc tư

nguyện nay van còn môt số hạn ché, vì vẫn phải có sự dong ý tir hai bên cha mẹ

mới có thé công nhận hôn nhân Nếu không có sự dong ý đó, thì hôn nhân đỏ sẽkhông được chap nhận "Sự tự nguyên" ở đây có thé hiểu 1a quyền của nam và nữđược chon bạn đời dựa trên sự thoả thuận của cả hai bên và sự đông ý từ cha me,thay vì chỉ dựa trên ý muôn của cha mẹ như thời kỳ phong kiến

`? Daihoc Quốc gia Hà Nội (1998), Giáo trinh Luật Hon nhân va gia dinh, NXB,Daihoc Quốc gia Hi Nội, Hà

Nội

Trang 27

1.3.2 Giai đoạn fir năm 1945 đến năm 1975

Cách mạng thang Tam năm 1945 đã đánh dau mét bước ngoặt quan trọngtrong lịch sử dân téc Việt Nam Do là khoảnh khắc ma tác giả đã giảnh được sựgiải phóng khỏi ach thông trị của chế đô thực dân phong kiến và mé ra một thời

kỳ mới cho quốc gia và hệ thông pháp luật của tác giả Đây cũng là thời điểm mà

nước Việt Nam dan chủ dau tiên được thanh lập, va chính quyên nhân dan đã tức

thì thực hiện quyên bình đẳng giữa nam và nữ

Hiên pháp dau tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hoa năm 1946 đánh dâu một

bước tiên quan trong trong việc thay đổi quan hệ gia đình và giới trong xã hội Việt

Nam Điều 9 của Hiến pháp này ré rang khang định quyên bình dang giữa nam và

nữ trong mọi lĩnh vực !* Điều này đánh dau một sự phát triển quan trong trongviệc công nhận quyên bình dang giữa nam và nữ, va là nên tang pháp ly cho việcloại bd hệ thông hôn nhân phong kiên va xây dung một hé thong hôn nhân mớidựa trên nguyên tắc bình đẳng

Bên cạnh đó, việc ban hành hai Sắc lệnh quan trong là Sắc lênh số 97/SLngảy 22 tháng 05 năm 1950 (sửa đôi một số quy lệ và chế định trong dân luật) vàSắc lệnh số 159/SL ngày 17 thang 11 năm 1950 (quy định về van dé ly hôn) cũngđóng vai trò quan trong trong việc lap pháp manh mé hướng tới một hệ thông phápluật gia đính và giới bình dang Tuy nhiên, cả hai Sắc lệnh nay vẫn chưa thé phan

ánh day đủ thực té lich sử của thời kỷ nay và chưa thể loại bỏ hoan toàn hệ thônghôn nhân phong kiến cũ kỹ và lạc hậu

Trước khi đến năm 1959, Luật HN&GĐ chưa cung cấp hướng dẫn cu thé về

hủy việc kết hôn trái pháp luật vả hậu quả pháp ly của việc nay Tuy nhiên, dé giải

quyết van dé nảy, TANDtdi cao đã ban hanh Thông tư sô 112/TT-TATC vao ngay

19/8/1072, hướng dẫn vẻ quy trình xét xử trong các vu việc liên quan đến hôn

nhân vi phạm các điều kiện kết hôn va cầm kết hôn Hậu quả pháp lý của hủy việc

“ Điều 9 Hiển pháp 1946,

Trang 28

kết hôn trái pháp luật bao gồm việc buộc nam vả nữ đôi bên châm dứt quan hé vợchong và phân chia tải sản theo quy định: tai sản thuộc vê người sở hữu, va trongtrường hợp có tải san và con chung, sẽ được giải quyết tương tự như trong vu lyhôn Tuy nhiên, Luật HN&GD năm 1959 chưa đưa ra quy định rõ về người có

thấm quyên yêu câu hủy việc kết hôn trái pháp luật

1.3.3 Giai đoạn từ năm 1975 đến nay

Do tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của dat nước dang thay đôi,

Luật HN&GĐ năm 1959 không thể giải quyết được thực té x4 hội Sau chiến thắngmùa xuân năm 1975, Việt Nam đã bước vào một giai đoạn độc lập va thong nhất

Vi vậy, hệ thong pháp luật của tác giả và các văn bản pháp luật HN&GD đã được

hoản thiện Các văn ban Luật HN&GĐ được ban hanh bởi Nhà nước bao gồm:

- Luật HN&GĐ năm 1986 (co hiệu lực từ ngày 03/01/1987),

- Luật HN&GĐ năm 2000 (cỏ hiệu lực từ ngày 01/01/2001),

- Luật HN&GĐ năm 2014 (co hiệu lực từ ngày 01/01/2015).

Cac van bản Luật này đều có những điểm tương dong về quy định về độ tuôikết hôn va cam kết hôn

Về độ tudi kết hôn: Đêu quy định rằng nam giới phải đủ tử 20 tuôi trở lên(Luật HN&GĐ năm 2014 quy định từ đủ 20 tuôi), và quy định đô tuôi kết hôn cho

nữ lả từ 18 tuôi trở lên (Luật HN&GD năm 2014 quy định từ đủ 18 tuổi)

Về yếu tô tự nguyện kết hôn: Déu quy định rằng hôn nhân phải được thựchiện dựa trên ý chí tự nguyên của nam va nữ, không được ép buôc hoặc lừa dồi

Luật HN&GD năm 2014 con cam kết hôn giả tao;

Vệ hủy việc kết hôn trái pháp luật, tat cả ba văn bản pháp luật đều quy định

rằng khi kết hôn không đáp ứng một trong các điêu kiện hoặc bi cam theo luật,được yêu câu bởi cá nhân hoặc tô chức có thấm quyên, Tòa án có quyên xử lý hủy

bỏ hôn nhân trái pháp luật (như đã quy định tại Điều 9 Luật HN&GĐ năm 1986,

Điều 15,16 Luật HN&GD năm 2000, Điều 10,11 Luật HN&GĐ năm 2014)

Trang 29

Về hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hôn nhân trái pháp luật, cả ba văn bảnpháp luật đêu có những quy định tương tự, bao gôm:

- Về quan hệ nhân thân: Quan hệ vợ chong không được công nhận khi kếthôn trái pháp luật Từ thời điểm kết hôn trái pháp luật cho đến khi có quyết địnhcủa Tòa án có hiệu lực, quan hệ vợ chông giữa hai bên không tôn tại

- Về tai sam: Tai sản riêng của môi bên van thuộc quyên sở hữu của bên đóTrong trường hợp có tranh chap về tải san chung, tai sản sẽ được chia theo sự đónggop của từng bên Quyên va loi ích hợp pháp của phụ nữ và con cái sé được bảoVệ.

- Về việc cap dưỡng: Vi không có quan hệ vo chông được công nhận, việc

giải quyết cập dưỡng không được quy định

- Về con cai chưa đủ tudi: Việc giải quyết con cái chưa đủ tudi sé được xử lý

theo quy định trong trường hợp ly hôn Tòa an sẽ áp dụng Luật HN&GĐ để quyết

định việc nuôi đưỡng, giáo duc vả xác định mức phi cap dưỡng cho con cải chưa

đủ tuổi

Kết luận chương 1

Trong chương 1, tác giả đã trình bảy một sô van dé ly luận quan trọng liênquan đến hủy việc kết hôn trai pháp luật va hậu quả pháp ly của nó Dau tiên, tácgiả đã xác định và trình bảy khái niệm về hủy việc kết hôn trái pháp luật Qua đó,tác giả đã thay rằng hủy việc kết hôn trái pháp luật là việc giải quyết tinh huốngkhi môt cuộc hôn nhân được kết hôn nhưng không tuân thủ đúng quy định củapháp luật Tiếp theo, tac giả đã trinh bảy các van dé lý luận về căn cứ hủy việc kếthôn trai pháp luật Các căn cứ nay bao gồm vi phạm quy định về tudi vị thánhniên, vi phạm quy định về độc thân, vi phạm quy định về quan hệ huyết thông, viphạm quy định về sự đông ý tự nguyện Tác giả đã đi sâu vào từng căn cứ này đểhiểu rõ hơn về ly do tại sao một cuôc hôn nhân có thé bi hủy kết Cuôi cùng, tácgiả đã trình bay các hau quả pháp lý của hủy việc kết hôn trai pháp luật Các hậu

Trang 30

quả nay có thé bao gôm mát quyên lợi hôn nhân, mất quyền chăm sóc con cai, hủy

bỏ các hiệu lực pháp lý của hôn nhân Tác giả đã nêu ra ví dụ cụ thể và đánh giá

sự ảnh hưởng của các hậu quả này đền các bên liên quan Từ chương | nay, tácgiả nhận thây tâm quan trong của việc tuân thủ quy định pháp luật trong việc kếthôn và duy trì hôn nhân hop pháp Hủy việc kết hôn trái pháp luật không chỉ gâyhậu quả pháp lý mả còn gây ảnh hưởng đến cuôc sông và tương lai của các bên

liên quan Chương | đã cung cap một cải nhìn tông quan về vân dé này va đặt nêntang cho các phân tiếp theo của chuyên đê

Trang 31

CHƯƠNG 2

NỘI DUNG VẺ HẬU QUÁ PHÁP LÝ KHI HỦY VIỆC KÉT HÔN TRÁI

PHÁP LUẬT CAN CU THEO LUẬT HN&GD NĂM 2014

2.1 Hậu quả pháp ly giữa hai người kết hôn trái pháp luật

Các văn bản quy phạm pháp luật của pháp luật Việt Nam quy định về hậu quảpháp lý giữa hai người kết hôn trái pháp luật bao gém:

Luật HN&GĐ năm 2014, cụ thé tại Điều 12 quy định:

“] Khi việc kết hôn trái pháp luật bi ity thi hai bên kết hôn phải chấm duetquan hệ ninevo chong

2 Quyén, nghia vụ của cha, me, con được giải quyết theo guy ainh về quyền,nghia vu của cha, me, con kht ip hôn

3 Quan hé tài san, nghiavu và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theoguy định tại Điều 16 của Luật ney.“

Theo quy đính của Điều luật trên, hậu quả pháp lý giữa hai người kết hôn tráipháp luật bao gom:

Cham đứt quan hệ vợ chông: Hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân traipháp luật như đã được quy định trong Luật HN&GĐ năm 2014, đặt ra sự chamđứt quan hé như vợ chong giữa hai bên Điều nay đông nghĩa với việc Khi việckết hôn trải pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải cham dứt quan hệ như vợ

chồng, hai bên không còn được hưởng các quyền và nghĩa vụ của vợ chong, chẳng

hạn như quyên được ở củng nhau, quyên hưởng trợ cap của vợ hoặc chong, quyênthừa kê của vợ hoặc chong

Giải quyết quyền, nghia vụ của cha, me, con: Quyên, nghĩa vụ của cha, me,

con được giải quyết theo quy định về quyên, nghĩa vụ của cha, me, con khi ly hôn

Các quyên và nghĩa vụ của cha, me, con được xác lập va bao vệ theo quy định của

© Điều 12 Luật HN&GD năm 2014;

Trang 32

pháp luật vê hôn nhân và gia đinh, do đó, khi hủy hôn nhân trái pháp luật, phải

giải quyết hậu qua về mdi quan hệ đó, chăng hạn như quyên được cha me nuôi

dưỡng, quyển được cha me chăm sóc, giáo dục,

Viéc pháp Luật HN&GD nói chung và Luật HN&GD nói riêng quy định pháp

luật vé hậu quả pháp ly giữa hai người kết hôn trai pháp luật có ý nghĩa rat quantrong, có thé thé hiện qua những yêu tô sau đây:

Bao vệ quyên và lợi ích hợp pháp của các bên: Quy định này nhằm dam baoquyên và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân, bao gồm cả quyền

và lợi ích của cha, me, con Khi việc kết hôn trái pháp luật bi hủy, các bên sé châmdứt quan hệ vợ chong và quyền, nghĩa vụ của cha, me, con được giải quyết theoquy định của pháp Luật HN&GD Điêu này giúp các bên có thể ôn định cuộc sông,tránh những tranh chap, mâu thuẫn không đáng có

Khuyén khích các bên kết hôn hợp pháp: Quy định này nhằm khuyến khích

các bên kết hôn hợp pháp, đáp ứng các điều kiện kết hôn theo quy định của phápluật Việc kết hôn hợp pháp sé giúp các bên được hưởng đây đủ các quyền vả nghĩa

vụ của vợ chông, bảo vệ quyền va lợi ích hợp pháp của các bên, đặc biệt là quyền

va lợi ich của con.

Góp phân ôn định trật tự xã hôi: Kết hôn trái pháp luật là hành vi vi phạm

pháp luật, anh hưởng đến trật tự xã hôi Quy định về hậu quả pháp lý của việc kếthôn trái pháp luật sẽ gop phân ngăn chặn các hành vi kết hôn trái pháp luật, bao

vệ trật tự xa hội.

Ngoài ra, việc quy định rố rang về hậu quả pháp ly của việc huỷ việc kết hôntrải pháp luật cũng giúp dam bao tinh minh bach và công bằng trong các tranhchấp hậu quả sau khi cuộc hôn nhân b¡ huỷ Tòa án có quyển xem xét vả quyết

định về việc châm đứt quan hé như vợ chông, vả đưa ra các quyết định về việc

chia tai sản, trách nhiệm nuôi dưỡng con cái va các van dé liên quan khác

Trang 33

2.1.1 Hậu quả về nhâu thân

Khoản 1, Điều 12, Luật HN&GD năm 2014 quy định vẻ hậu quả pháp lý của

việc hủy hôn nhân trái pháp luật như sau: “K?ử việc kết hôn trải pháp luật bi iniy

thi hai bên két hôn phải chấm dit quan hệ niuevo chỗng “1Š Như vậy, Luật HN&

GD năm 2014 đã quy định ré rang về hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân tráipháp luật, với quan hệ nhân thân đó lả hai bên nam, nữ “phải châm đứt quan hệnhư vợ chông” và chưa từng tôn tại quan hệ hôn nhân

Theo quy định, nêu một mồi quan hệ hôn nhân được xem là trai pháp luật,

Nha nước sé không công nhận va bảo vệ Do đó, từ khi hai bên nam và nữ bắt dausông chung như vo chông cho đền khi Tòa án tuyên bô hủy việc kết hôn trái phápluật, hai người không có một quan hệ vo chong hợp pháp và khi Tòa án tuyên bốhủy việc kết hôn trái pháp luật, quan hệ như vo chong giữa hai bên nam và nữ

buộc phải kết thúc Nêu các bên nam và nữ đã thực hiện các quyên va nghĩa vụ

đối với nhau trước khi Tòa án tuyên bố hủy việc kết hôn trái pháp luật, các quyên

và nghĩa vụ giữa hai bên nam va nữ cũng sẽ bị châm đứt Thực tế việc ứng dungquy định về quan hệ nhân thân trong huỷ việc kết hôn trái pháp luật được thé hiệntại những Bản án, cụ thể, tai Bản án về yêu câu huỷ việc kết hôn trải pháp luật số

16/2022/HNGĐ-ST ngày 21/09/2022 do Toa án nhân dân huyện Bắc Son, tinh

Lạng Sơn thụ lý và giải quyết.” Nội dung bản án như sau

Nội dung vu an: Nguyên don: Anh Dương Công C, sinh năm 1983 Dia chỉ

Thôn B, xa C, huyện B, tinh Lạng Sơn; Bị đơn: Chi Dương Thị T, sinh năm 1983

Địa chi: Thôn B, xa C, huyện B, tinh Lang Sơn; Người có quyên lợi, nghĩa vụ liên

quan: Ủy ban nhân dân xã C, huyện B, tỉnh Lạng Sơn Người đại diện theo ủy

'* Khoản | Điều 12 Luật hon nhân va gia đình năm 2014;

“Toa án nhân dân a huyện Bắc Son, tinh Lạng Son (2022), BAN ÁN 16/2022/HNGĐ-STNGÀY

2109/2022 VE HUY VIỆC KET HON TRAI PHAP LUAT, https //thavienphaphiat raựb

ananVban-anban-an-ve-Iny-ket-hon-trai-phap-hat-so-162022mgdst-388528, truy cập ngày 21/10/2023,

Trang 34

quyên: Ông Dương Văn C, Công chức Tư pháp hô tịch x4 C, huyện B, tinh LangSơn

Tai bản án, Tòa án nhận định Chị T vả anh C không đáp ứng đủ điều kiện kết

hôn theo quy định của pháp luật, cụ thể:

Tại thời điểm đăng ký kết hôn (ngày 06/12/2002) anh Dương Công C mới đủ

19 tuổi, chưa đủ tudi kết hôn, thuộc trường hợp kết hôn trái pháp luật, theo quyđịnh tại khoản 1 Điều 9 Luật HN&GD năm 2000 Theo quy định tại Điều luật nay,

nam từ đủ 20 tuôi trở lên, nữ từ đủ 18 tuôi trở lên mới được kết hôn

Do đó, Tòa án tuyên bô hủy việc kết hôn trai pháp luật giữa anh Dương Công

C và chi Dương Thị T theo giây chứng nhận kết hôn số 15, ngay 06 thang 12 năm

2002 của Ủy ban nhân dân xã C, huyện B, tinh Lạng Sơn Việc Tòa án tuyên bồhủy việc kết hôn trái pháp luật giữa chị Lê Thị Thanh C và anh Bùi Văn H là phùhợp với quy định của pháp luật B i 1é, anh C va chi T không dap ứng đủ điều kiệnkết hôn theo quy định của pháp luật Việc hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anhDương Công C và chị Dương Thị T có y nghĩa quan trong trong việc bảo vệ quyên

và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân.

Tuy nhiên, trường hợp trên chỉ là phân nhö trong những vụ án hủy việc kết

hôn trái pháp luật được giải quyết thành công nhờ sự thỏa thuận của hai bên vợ

chong Thực tê cho thay van còn rất nhiêu trường hợp khác hủy việc kết hôn trái

pháp luật được yêu cau bởi những chủ thê khác như Vợ, chông của người đang có

vợ, có chong mà kết hôn với người khác; cha, me, con, người giám hô hoặc ngườiđại điện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật, Cơ quan quản lý nhànước về gia đình, Cơ quan quân lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phu nữ, Cánhân, cơ quan, tô chức khac!® chi có ý nghĩa pháp lý, trong khi thực tế, họ không

chap hảnh quyết định của cơ quan có thấm quyên, vẫn sông chung với nhau, các

bên van duy trì môi quan hé tình cảm va yêu thương, bởi vì quan hệ gia đình là

!* Khoản 23 Điều Điều 10 Luật Bên nhân vì gia dinh 2014

Trang 35

một môi quan hệ tinh cảm và có lợi ích tinh thân Vì vay, để ngăn cân họ tiếp tục

có một môi quan hệ hôn nhân trái pháp luật, chỉ có thé dựa trên y thức tuân thủluật pháp của chính họ va sự tuyên truyền pháp luật ở mỗi địa phương

2.12 Hậu qua về tai san

Điêu 12 và 16 của Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về hau quả tài sin như

sau:

“Điều 12 Hậu quả pháp I của hay việc kết hôn trải pháp luật

1 Ki việc Rết hôn trái pháp luật bị iny thì hai bên két hôn phải chẩm dứtquan hệ ninevo chong

2 Quyén, nghia vụ của cha, me, con được giải quyết theo guy ainh về quyền,nghia vu của cha, me, con kht ip hôn

3 Quan lê tài sản, nghĩa vụ và hop đồng giữa các bên được giải quyết theo

guy định tại Điều 16 của Luật này “19

“Điều 16 Giải quyết quan hệ tài sản nghĩa vụ và hop đồng của nam, nit

chung sống với nhan như vợ chồng mà Rhông đăng ý kết hôn

1 Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nit chamg sống với nhaninevo chông ma không đăng kp kết hôn được giải quyết theo théa thuận gia cácbên; trong trường hợp không có thôa thuận thì giải quyết theo quy ainh của BLDS

và các guy đinh khác của pháp luật có liên quan.

2 Đậệc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo dam quyền, lợi ich hop pháp củapiu nit và con; công việc nội tro và công việc khác cô liên quan đề duy trì đời

sống clung được coi nine iao động có thu nhập “2

Theo Điều 16, các mdi quan hệ tai sản, nghĩa vu và hợp đồng của nam, nữ

chung sông với nhau như vo chông mà không đăng ký kết hôn được giải quyếttheo thöa thuận giữa các bên Điều nay cho phép các bên có quyển tự do thöa thuận

*° Điều 16 Luật HN&GD nim 2014,

Trang 36

và xác định quyền lợi của minh trong môi quan hệ nay Trường hợp không có thỏathuận, việc giải quyết sẽ dựa trên quy định của BLDS và các quy định khác của

pháp luật có liên quan Điều này đâm bảo việc giải quyết được thực hiện theo quy

định của pháp luật và tránh sự mâu thuẫn vả tranh châp giữa các bên

Việc giải quyết quan hệ tai sẵn phải bao dam quyên, lợi ich hợp pháp của phụ

nữ va con Điều nay dam bao rằng phụ nữ va con nhỏ không bị thiệt hại trongtrường hop môi quan hệ nảy kết thúc hoặc phát sinh tranh chap Điêu 16 cũng

nhân manh rằng công việc nội trợ va công việc khác có liên quan dé duy trì đời

sông chung được coi như lao đông có thu nhập Điều nay có ý nghĩa quan trọng

để công nhận va đâm bảo quyên lợi của những người đóng góp vao việc duy trì và

phát triển môi quan hệ nay, đặc biệt la vai trò của phu nữ trong công việc nôi trợ

Tóm lại, quy định trong Điều 16 của Luật HN&GD năm 2014 đảm bao việc

giải quyết quan hệ tai sin, nghĩa vụ va hop dong của nam, nữ chung sông với nhau

như vợ chẳng mà không đăng ký kết hôn được thực hiện theo thỏa thuận hoặc theoquy định của pháp luật, đông thời bảo vệ quyên lợi của phụ nữ va con, cũng nhưcông nhận công việc nội trợ và công việc liên quan như một lao động có thu nhập.

Quan hé tai sẵn, nghĩa vu va hợp đông giữa nam và nữ kết hôn trái pháp luật

sẽ được giải quyết dua trên thỏa thuận của các bên Trường hợp không có thỏathuận, thì quy định của BLDS và các quy định pháp luật liên quan sẽ được áp dụng Như vậy, Nha nước không công nhận quan hệ tai san của hai bên trong thời

kỷ hôn nhân trái pháp luật nhưng vẫn tuân thủ nguyên tắc cơ bản của pháp luật

Dân sư là tôn trong su thỏa thuận của các bên, các bên được ưu tiên tạo điều kiện

trong việc thỏa thuận giải quyết quan hệ tai sản, quyên va nghĩa vụ theo hợp đôngTrong trường hop không thöa thuận được, quy đính của BLDS vả các quy định pháp luật liên quan sé được ap dụng.

Tai sẵn 1a một trong những yêu to rat quan trọng trong quan hé hôn nhân Taisẵn có thé la nguôn gốc tạo ra thu nhập, đảm bao cuộc sông gia đình, là tai sản

Trang 37

chung của vo chồng, là công cu dé vợ chông thực hiện quyên và nghĩa vụ củamình Trong quan hệ trái pháp luật, tài sản cũng có vai trò quan trọng, tuy nhiên,

vai trò nảy không được pháp luật ghi nhận và bão vệ Tài sản trong quan hệ tráipháp luật cũng mang trong mình những vai trò thiết yêu như trong hôn nhân hợp

pháp, bởi 1é, đây chính la thứ góp phân gây dựng nên gia trị về mặt vật chất trong

tat cả mi quan hệ nói chung và hôn nhân nói riêng Chính bởi vì tâm quan trọng

đó của mình, nên khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy, tài sản trong môi quan hệ

đó sẽ được giải quyết theo các quy định pháp luật

2.1.2.1 Hậu quả về tài sản riêng

Khải niêm “tai sản riêng” trong thời kì hôn nhân được quy định khá chi tiếttrong Luật HN&GĐ 2014, bao gôm:

“] Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người cô trước khi kếthôn; tài sản được thừa kê riêng được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tàisản được chia riêng cho vo, chồng theo quy đinh tại các Điều 38, 39 và 40 của

Luật này; tài sản phe vụ nhu cau thiết yến của Vợ, chong và tài sẵn khác ma theoguy định của pháp iuật thuộc sở hiểu riêng của vo, chồng

2 Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vơ, chẳng cĩng là tài sản

nhân duoc thực hiện theo qg<uy định tại Khoản I Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của

Luật nàp “21

Quy định trên là nôi dung về khải niệm “tai sản riêng” của vơ chồng tronghôn nhân hợp pháp, thực té, đôi với hôn nhân trái pháp luật, dù có thỏa thuân trướckhi kết hôn trái pháp luật nhưng hôn nhân của họ không hợp pháp, nên khi hônnhân đó bị hủy thì hai người chưa từng tôn tai quan hê hôn nhân, do do văn bản

thöa thuận đó không có hiệu lực pháp luật Vì vậy nên về nguyên tắc tài sẵn của

ai sẽ thuộc về người đó

* Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Trang 38

Sau khi Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật, chủ sở hữu tài sản riêng vẫngiữ quyên sở hữu va quản lý tai sản đó Tuy nhiên, việc chứng minh quyền sở hữu

tai sản riêng có thé gặp khó khăn nêu không có đủ bằng chứng Nêu người có tải

sẵn riêng không thé chứng minh quyên sỡ hữu, tải sản đó có thé được coi là tai sảnchung và sẽ phải được chia dựa trên nguyên tắc Luật định giữa hai bên Đối vớiviệc giải quyết tai sản riêng sau khi kết hôn trái pháp luật, Toa an sé xem xét cácyêu tô như thời gian sử hữu, nguôn gốc tai sản, đóng gop của mỗi bên vào tài sản

đó, hoặc bat ky yếu tô nao khác có liên quan dé quyết định cách chia sẽ tai sẵn

Đáng lưu ý là trong một số trường hop, người có tai sin riêng có thé đạt được sựcông nhân va chap nhận từ phía bên kia trong quá trình giải quyết tài san Ví dụ,nếu có bằng chứng rõ rang về việc tai sản là tai san riêng trước khi kết hôn tráipháp luật, hoặc nêu có sự đông ý giữa hai bên về việc tai sẵn là tải sản riêng thiToa an sé xem xét công nhận sự thỏa thuận do.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc giải quyết tai sản riêng có thé gap

khó khăn do thiếu bằng chứng hoặc mâu thuẫn giữa các bên liên quan Trongnhững trường hợp như vậy, nêu không có thöa thuận giữa hai bên, Tòa án có thé

thực hiện quyết định cui cùng về việc chia tai sản dua trên các quy định pháp luật

về chia tài sản chung và nguyên tắc đóng góp Ví dụ: Anh C vả chị D kết hôn trái

pháp luật Sau khi kết hôn, anh C mua một căn nha, đứng tên anh C, vả trong suốtquá trình hôn nhân trái pháp luật anh chị sử dụng chung Sau khi hủy việc kết hôntrải pháp luật, anh C và chị D không thông nhật được việc phân chia căn nha nayAnh C cho rằng mình đứng tên số đỏ thi căn nha thuộc sở hữu riêng của anh, còn

chị C có ý kiến chi đã đóng góp trong việc chăm sóc, tân trang căn nhà trong quá

trình chung sông nên chị không đông y đây là tai sản riêng của anh C Trong trường

hợp nay, Toa án sé căn cứ vào các quy định pháp luật và nguyên tắc công bằng dé

đưa ra quyết định cuối củng, chẳng hạn như chia căn nha cho anh C vả chi D theo

tỷ lê đóng góp.

Trang 39

Tom lai, trong trường hợp hủy việc kết hôn trải pháp luật, tai sản riêng vanthuộc quyên sở hữu của chủ sỡ hữu Việc giải quyết tải sản riêng sau khi hủy việc

kết hôn trái pháp luật sé được thực hiện tương tự như trong trường hop ly hôn,

trong đó Tòa án xem xét các yêu tô như thời gian sở hữu và đóng gop của moi bên

để quyết định cách chia tai sản Tuy nhiên, việc chứng minh quyên sở hữu tai sản

riêng có thé gặp khó khăn và cần có đủ bằng chứng dé chứng minh quyền sở hữu

2.1.2.2 Hậu quả về tài sản cinmg

Tài sản chung trong thời ki hôn nhân trái pháp luật là tài san ma hai bên đãmua, xây dựng hoặc tích luỹ trong quá trình sông chung với nhau, hoặc được tặngcho dưới tên hai vo chông Trường hop tải sản chung trong mét hôn nhân khônghợp pháp là khi hai cá nhân không có quyền pháp ly dé kết hôn hoặc không được

công nhận la vợ chông bởi pháp luật Tuy nhiên, trong trưởng hợp nay, nêu hai

người nảy cùng đóng góp công sức để tao ra tải sẵn trong thời gian sông chung,

tai san đó được van được coi lả tai sản chung, vả khi châm đứt môi quan hệ hônnhân trải pháp luật đó, Tòa an vẫn cân xem xét kĩ lưỡng dé giải quyết tai sản chung

một cach hợp tính, hop ly ma van dam bao được tdi đa quyền lợi và nghĩa vụ của

các bên Việc xác định tai sẵn chung trong trường hợp nay có thé doi hỏi phân tíchsâu hơn Thông thường, tài sản chung sẽ được zem xét dựa trên việc hai bên đónggop công sức va tài sản riêng của mỗi bên Trong trường hop hôn nhân không hợppháp, tài sản chung được xem là những tài sản ma hai bên đã đóng gop công sứctrong thời gian sông chung Tuy nhiên, tai sản nảy chỉ được coi là tai sản chungtheo phan, không phải là tai sản chung hoan toan

Toa án tu tiên việc giải quyết tải sản dựa trên thỏa thuận của các bên, trườnghợp không có thöa thuận giữa hai bên khi huỷ việc kết hôn trái pháp luật, việc chiatai sản chung sẽ được quy định bởi Luật Khác với nguyên tắc chia đôi của việc lyhôn, nguyên tắc căn cứ đóng góp sé được áp dụng đề xac định giá trị thực tế của

tai sản mà mỗi bên đã đóng gop trong hôn nhân trai pháp luật Điều nay có nghĩa

Trang 40

là việc chia tài sản sẽ dựa trên mức độ dong gop của từng bên trong việc duy trì

và phát triển tai san chung Có ba yếu tô chính được xem xét dé đánh giá su đóng

góp của môi bên, đó là:

Đóng gop tai sản: Mức độ đóng gop tai sản của mỗi bên sé được xem xét Vi

dụ, néu một bên đã đóng gop sé tiên lớn để mua nha, thì giá tri của ngôi nha đó có

thể được coi là đóng góp của bên đó

Đóng góp lao động: Cường độ lao đông và công việc đã làm trong quá trìnhduy trì và phát triển tai sản chung sé được xem xét Vi du, néu một bên đã danh

nhiều thời gian và công sức dé nang cấp va bao dưỡng nha, thì công việc đó có théđược coi la dong gop của bên do.

Đóng góp thu nhập: Thu nhập của mỗi bên cũng sẽ được xem xét Nếu mộtbên có thu nhập cao hơn và đã đóng góp một phân lớn vào việc duy trì và phát

triển tải sản chung, thì đóng góp của bên đó có thể được coi lả lớn hơn

Dưa trên các yêu tô trên, tai sản chung sẽ được chia tỉ lệ tương ứng với mức

độ đóng góp của mỗi bên B én nào đóng góp nhiều tải san, lam việc vat va hơn và

có thu nhập cao hơn sé được chia nhiều hơn

Trong quả trình chia tai sản chung khi huỷ việc kết hôn trái pháp luật, quyên

lợi của phụ nữ và con cái cân được bảo dim va xem xét kỹ lưỡng Điều nay bởi viphụ nữ thường phải dam nhân công việc nội trợ, chăm sóc con cai và các côngviệc khác liên quan dé duy trì cuộc sông chung Trong quá trinh kết hôn, phụ nữthường phai đóng góp về việc nuôi dưỡng gia đình, chăm sóc con cái va thực hiệncác công việc nội trợ Mặc du công việc nay không có thu nhập trực tiếp, nhưng

nó mang lại gia tri kinh tế và đóng góp vào sư phát triển vả duy trì cuộc sôngchung Cac công việc nội trợ cũng đáng được coi là lao động có thu nhap, và do

đó, phụ nữ co quyên lợi được xem xét va bao vệ trong quá trình chia tai sản Ngoai

ra, quyên lợi của con cái cũng cần được đặt lên hang dau trong quá trinh chia taisẵn Con cải thường phải phụ thuộc vảo phụ nữ để nuôi dưỡng vả chăm sóc, và

Ngày đăng: 12/11/2024, 15:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN