Nắm bắt được lợi ích mà các Hiệp định mang lại về ưu đãi thuế quan thông qua xuất xứ hàng hóa em quyết định chọn đề tài: “Nâng cao tỉ lệ áp dụng C/O hưởng ưu đãi thuế quan theo các Hiệp
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ C/O HƯỞNG ƯU ĐÃI THUẾ QUAN TỪ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
Lý luận chung về quy tắc xuất xứ
1.1.1 Khái niệm quy tắc xuất xứ
Trước tiên, để hiểu được quy tắc xuất xứ thì phải nắm rõ được nghĩa của xuất xứ hàng hóa là gì? Thông thường sẽ rất dễ nhầm lẫn giữa hai từ xuất xứ và nơi sản xuất là cùng một nghĩa, nhưng hai cụm từ này lại có khái niệm hoàn toàn khác nhau và không dễ phân biệt Ở góc độ luật pháp quốc tế, Chương 1, Phụ lục chuyên đề K của Công ước quốc tế về hài hoà và đơn giản hóa thủ tục hải quan (Công ước Kyoto sửa đổi và bổ sung năm
1999), quy định về xuất xứ hàng hóa như sau: “Xuất xứ hàng hóa là nước tại đó hàng hoá được chế biến hoặc sản xuất, phù hợp với tiêu chuẩn được áp dụng trong biểu thuế hải quan, giới hạn về số lượng hoặc các biện pháp khác liên quan đến thương mại” Đối với quy định của Việt Nam, căn cứ Khoản 14 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam có định nghĩa về xuất xứ hàng hóa như sau: “Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hoá đó”
Còn theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 31/2018 NĐ-CP định nghĩa về xuất xứ hàng hóa như sau: “Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó”
Từ các định nghĩa về xuất xứ hàng hóa qua các Công ước quốc tế và Luật, Nghị định thì thấy rằng mặc dù sử dụng ngôn từ khác nhau nhưng cùng biểu thị một cách diễn đạt về nghĩa của xuất xứ hàng hóa là giống nhau Ta thấy để một quốc gia hay vùng lãnh thổ được công nhận xuất xứ hàng hóa thì phải thỏa mãn một trong hai trường hợp: “Là nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa” hoặc “nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó” hay hàng hóa đó
“đáp ứng một số tiêu chuẩn nào đó phù hợp với các thoả thuận thương mại giữa các nước, khối kinh tế, khu vực hoặc các vùng lãnh thổ”
Trong khi đó, “nơi sản xuất” được hiểu nôm na là chỉ khu vực sản xuất, chế biến ra sản phẩm đó nhưng chỉ dừng lại ở những công đoạn, quy trình để tạo ra sản phẩm mà chưa hẳn là nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hay thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng Xét về bản chất, hiểu đơn giản về “nơi sản xuất” sẽ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về nơi sản xuất ra hàng hóa và chúng sẽ được in trên bao bì sản phẩm Tuy nhiên nơi sản xuất hàng hóa được in trên bao bì sẽ không có giá trị pháp lý và chỉ với mục đích thương mại nhằm thu hút người tiêu dùng Đối với “xuất xứ” thì sẽ phức tạp hơn vì để đủ cơ sở được hưởng những ưu đãi thuế quan thì việc đáp ứng đầy đủ những giấy tờ chứng minh về xuất xứ hàng hóa là rất quan trọng Ngoài ra, khác hẳn với “nơi sản xuất” thì “xuất xứ hàng hóa” bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hóa theo Khoản 1 Điều 10 Nghị định 43/2017/ NĐ-CP Tóm lại, cách phân biệt dễ dàng nhất giữa hai khái niệm trên: xuất xứ là thuật ngữ pháp lý trong khi đó nơi sản xuất là từ ngữ thông dụng chỉ khu vực sản xuất ra hàng hóa Để hàng hóa xuất nhập khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan từ các Hiệp định thương mại tự do thì cần phải nắm vững các quy tắc về xuất xứ hàng hóa Vậy quy tắc xuất xứ hàng hóa (Rules of Origin – ROO) là gì? Theo WTO có định nghĩa về quy tắc xuất xứ như sau: “Quy tắc xuất xứ là tiêu chí cần thiết để xác định nguồn gốc quốc gia của một sản phẩm” Các Hiệp định thương mại tự do khác nhau thì sẽ có quy định về nguồn gốc xuất xứ khác nhau, nhìn chung thì quy tắc xuất xứ hàng hóa là những quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có thỏa thuận ưu đãi về thuế quan hoặc ưu đãi phi thuế quan Việc cắt giảm thuế quan đối với những mặt hàng xuất xứ từ các nước thành viên trong khu vực thương mại tự do được cho là kỳ vọng trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại giữa các quốc gia với nhau Tuy nhiên, việc được cắt giảm thuế quan còn phải tùy vào khả năng đáp ứng các quy tắc xuất xứ của hàng hóa khi xuất nhập khẩu vào một nước, cho thấy rằng việc tự do hóa thương mại không diễn ra tự động mà phải có điều kiện
Theo WTO có vai trò của quy tắc xuất xứ được thể hiện như sau:
- Để thực hiện các biện pháp và công cụ của chính sách thương mại như thuế chống bán phá giá và các biện pháp tự vệ;
- Để xác định liệu các sản phẩm nhập khẩu có được hưởng ưu đãi hoặc đối xử tối huệ quốc (MFN) hay không;
- Cho mục đích thống kê thương mại;
- Đối với việc áp dụng các yêu cầu về ghi nhãn và đánh dấu; và
- Đối với hoạt động mua sắm của Chính phủ
1.1.2 Các loại quy tắc xuất xứ
Nếu xét theo mục đích áp dụng và thị trường nhập khẩu, có hai quy tắc xuất xứ chính là quy tắc xuất xứ ưu đãi ((Preferential Rules of Origin) và quy tắc xuất xứ không ưu đãi (Non-preferential Rules of Origin) Theo Điều 3 Khoản 2, Khoản 3 của Nghị định số 31/2018/NĐ-CP Quy định về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu có giải thích chi tiết lần lượt như sau:
“Quy tắc xuất xứ ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có thoả thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan”
“Quy tắc xuất xứ không ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa ngoài quy định tại khoản 2 Điều này và trong các trường hợp áp dụng các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, mua sắm chính phủ và thống kê thương mại”
Như vậy, “quy tắc xuất xứ ưu đãi” là tập hợp các tiêu chí được thiết kế nhằm đảm bảo hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan FTA nếu tuân thủ các quy định về xuất xứ áp dụng với hàng hóa trong FTA đó Hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ ưu đãi sẽ được cấp C/O ưu đãi hoặc Tự chứng nhận xuất xứ ưu đãi - là căn cứ pháp lý quan trọng nhất để được hưởng ưu đãi thuế quan FTA, từ đó sẽ kích thích việc tìm kiếm và sản xuất nguyên phụ liệu, hàng hóa trong phạm vi FTA
Theo hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO: “Quy tắc xuất xứ ưu đãi là các luật, quy định và quyết định hành chính mà các bên áp dụng để xác định hàng hóa có đủ tiêu chuẩn để được hưởng đối xử theo chế độ thương mại dành ưu đãi lẫn nhau hay một chiều” Như vậy trong “quy tắc xuất xứ ưu đãi” có ba loại, bao gồm:
- Ưu đãi đơn phương (theo GSP): Là ưu đãi thuế quan mà các nền kinh tế phát triển (Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, ) dành cho các nền kinh tế đang phát triển hoặc kém phát triển (Việt Nam, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Băng-lađét,…) Đây là ưu đãi một chiều và không phải là kết quả của đàm phán, do vậy khi các nền kinh tế phát triển (A) đánh giá một nền kinh tế đang hoặc kém phát triển (B) đã trưởng thành tương đối trong một số ngành hàng cụ thể, A có thể sẽ rút lại các ưu đãi thuế quan đã dành cho (B)
- Ưu đãi song phương (theo FTA song phương): Là kết quả của quá trình đàm phán các FTA hoặc các thỏa thuận thương mại song phương Việt Nam hiện đang có các FTA song phương với Nhật Bản, Hàn Quốc, Chi-lê Nếu coi ASEAN hoặc EAEU – Liên minh Kinh tế Á Âu là một thị trường thống nhất, thì cũng có thể coi ACFTA là Hiệp định song phương giữa 1 bên là ASEAN và 1 bên là Trung Quốc FTA giữa Việt Nam và EU cũng có thể coi là 1 FTA song phương giữa 1 bên là Việt Nam và một bên là thị trường chung thống nhất của thành viên EU;
- Ưu đãi đa phương (theo FTA đa phương): Là kết quả của quá trình đàm phán các FTA hoặc các thỏa thuận thương mại bao gồm nhiều hơn 2 bên thành viên TPP hoặc RCEP là những FTA đa phương với nhiều bên thành viên tham gia đến từ các nền kinh tế có trình độ phát triển khác nhau
Từ định nghĩa về “quy tắc xuất xứ không ưu đãi” ở trên có thể hiểu một cách đơn giản là quy tắc xuất xứ này không được hưởng các ưu đãi về thuế quan Cụ thể là các quy định về xuất xứ trong các trường hợp áp dụng các biện pháp thương mại không ưu đãi như đối xử tối huệ quốc (MFN), áp dụng thuế chống bán phá giá, áp dụng thuế chống trợ cấp, áp dụng thuế tự vệ, áp dụng hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, mua sắm chính phủ và thống kê thương mại
1.1.3 Các tiêu chí xuất xứ
Xét theo các tiêu chí thì Quy tắc xuất xứ có các tiêu chí như sau:
- “Xuất xứ thuần túy” được hiểu là hàng hóa thu được toàn bộ trong phạm vi lãnh thổ của bên thành viên xuất khẩu hoặc được sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu có xuất xứ thuần túy của bên thành viên xuất khẩu đó Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất xứ (Wholly Obtained) Cụ thể là các sản phẩm được trồng trọt, nuôi dưỡng, đánh bắt, khai thác, thu hoạch, hoàn toàn từ nước xuất xứ hay được sản xuất hoàn toàn từ các sản phẩm này được coi là hàng hóa có xuất xứ thuẩn túy Nhìn chung, tiêu chí xuất xứ thuần túy liên quan đến các loại hàng hóa nông, lâm, thủy, hải sản
Tổng quan về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
1.2.1.1 Định nghĩa về C/O (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa)
Chương 2, Phụ lục chuyên đề K, Công ước Kyoto sửa đổi năm 1999 định nghĩa:
“Chứng từ xuất xứ” có thể là một Giấy chứng nhận xuất xứ (certificate of origin –
C/O), một Tuyên bố xuất xứ được chứng nhận (certified declaration of origin) hoặc một Tuyên bố xuất xứ (declaration of origin).”
“Giấy chứng nhận xuất xứ” là một mẫu cụ thể xác định hàng hóa, trong đó các cơ quan có thẩm quyền cấp nó xác nhận rõ ràng rằng hàng hóa đó có nguồn gốc từ một quốc gia cụ thể Giấy chứng nhận này có thể cũng bao gồm một tuyên bố của nhà sản xuất, nhà cung cấp, người xuất khẩu hoặc người khác có thẩm quyền
“Tuyên bố xuất xứ” là một tuyên bố phù hợp về xuất xứ của hàng hóa được lập bởi nhà sản xuất, chế tạo, nhà cung cấp, người xuất khẩu hoặc người khác có thẩm quyền trên hóa đơn thương mại hoặc bất kỳ chứng từ nào liên quan đến hàng hóa
“Tuyên bố xuất xứ được chứng nhận” là một tuyên bố xuất xứ được chứng nhận bởi một cơ quan có thẩm quyển được ủy quyền làm việc đó
Như vậy, chứng từ xuất xứ có thể đơn giản ở dưới dạng một tuyên bố trên hóa đơn thương mại hoặc các chứng từ thương mại khác, lập ra bởi nhà sản xuất, cung cấp, người xuất khẩu hoặc người khác có thẩm quyền Trong một số trường hợp, những tuyên bố xuất xứ này phải được chứng thực bởi một cơ quan có thẩm quyền độc lập với cả người xuất khẩu và người nhập khẩu Trong các trường hợp khác, chứng từ xuất xứ phải được phát hành dưới dạng một mẫu đặc biệt (giấy chứng nhận xuất xứ) trong đó cơ quan có thẩm quyền phát hành một giấy chứng nhận nhằm chứng thực xuất xứ của hàng hóa Trên giấy chứng nhận xuất xứ có thể bao gồm cả tuyên bố của nhà sản xuất, nhà cung cấp, người xuất khẩu… Giấy chứng nhận xuất xứ hay C/O có nhiều mẫu khác nhau tùy theo quy định của từng hiệp định Muốn hưởng ưu đãi của hiệp định ưu đãi nào phải sử dụng đúng mẫu C/O quy định trong hiệp định đó
1.2.1.2 Mục đích của việc cấp C/O
- Ưu đãi thuế quan: Xác định được xuất xứ của hàng hóa để phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi và áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia
- Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả quan hơn
- Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch
Xuất phát từ mục đích của Giấy chứng nhận xuất xứ nêu trên mà Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) có đặc điểm:
- C/O được cấp cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể: tức là C/O chỉ được cấp cho hàng hoá tham gia vào lưu thông quốc tế và đã được đặc định xuất khẩu tới nước nhập khẩu, khi đã có các thông tin về người gửi hàng, người nhận hàng, thông tin về đóng gói hàng hoá, số lượng, trọng lượng, trị giá, nơi xếp hàng, nơi dỡ hàng, thậm chí thông tin về phương tiện vận tải
- C/O chứng nhận xuất xứ hàng hóa được xác định theo một qui tắc xuất xứ cụ thể và Qui tắc này phải được nước nhập khẩu chấp nhận và thừa nhận Qui tắc xuất xứ áp dụng có thể là các qui tắc xuất xứ của nước nhập khẩu hoặc của nước cấp C/O (nếu nước nhập khẩu không có yêu cầu nào khác) C/O được cấp theo qui tắc xuất xứ nào thì được hưởng các ưu đãi tương ứng (nếu có) khi nhập khẩu vào nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi đó Để phản ánh C/O được cấp theo qui tắc xuất xứ nào thì thông thường các C/O được qui định về tên hay loại mẫu cụ thể
1.2.1.4 Những ưu đãi đặc biệt của giấy chứng nhận xuất xứ C/O đối với các chủ thể Đối với chủ hàng nhập khẩu, thì yếu tố quan trọng nhất là C/O hợp lệ sẽ được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu Có thể chênh lệch vài % đến vài chục %, giảm lượng lớn số tiền thuế Vì vậy, khi làm Thủ tục Hải quan cho các lô hàng có khai kèm C/O, cần hết sức lưu ý để tránh những lỗi không đáng có Ví dụ về Form của C/O, dấu, chữ ký, các thông tin liên quan đến hàng hóa … Đối với chủ hàng xuất khẩu, thì việc xin C/O chỉ là theo quy định trong hợp đồng với người mua hàng nước ngoài
Còn xét về mặt quản lý Nhà nước, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có một số vai trò liên quan đến chính sách chống phá giá, trợ giá, thống kê thương mại & duy trì hệ thống hạn ngạch,…
Có hai loại C/O chính đó là C/O không ưu đãi và C/O ưu đãi:
- C/O không ưu đãi: tức là C/O bình thường, nó xác nhận rằng xuất xứ của một sản phẩm cụ thể nào từ một nước nào đó
- C/O ưu đãi: là C/O cho phép sản phẩm được cắt giảm hoặc miễn thuế sang các nước mở rộng đặc quyền này
Ngoài ra, còn có khá nhiều loại C/O, tùy từng lô hàng cụ thể (loại hàng gì, đi/đến từ nước nào…) mà sẽ sử dụng mẫu phù hợp Hiện phổ biến có những loại sau đây: C/O mẫu A (Mẫu C/O ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam)
CO form B (Mẫu C/O không ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam) C/O mẫu D (các nước trong khối ASEAN) (Phụ lục 1)
C/O mẫu E (ASEAN - Trung Quốc) (Phụ lục 2)
C/O form EAV (Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á – Âu)
C/O mẫu AK (ASEAN - Hàn Quốc), mẫu KV (Việt Nam - Hàn Quốc) (Phụ lục
C/O mẫu AJ (ASEAN - Nhật Bản)
C/O mẫu VJ (Việt nam - Nhật Bản)
C/O mẫu AI (ASEAN - Ấn Độ) (Phụ lục 4)
C/O mẫu AANZ (ASEAN - Australia - New Zealand)
C/O mẫu VC (Việt Nam - Chile) (Phụ lục 5)
C/O mẫu S (Việt Nam - Lào; Việt Nam - Campuchia)
1.2.3 Trình tự các bước xin cấp C/O
Theo VCCI, quy trình cấp C/O tại Việt Nam như sau:
Bước 1: Đối với doanh nghiệp (DN) lần đầu xin C/O, trước khi chuẩn bị các chứng từ C/O, phải điền đầy đủ Bộ Hồ sơ Thương nhân gồm 3 trang (hoặc xin tại Bộ phận C/O - Nếu xin C/O tại Chi nhánh VCCI HCM) và nộp lại cho Bộ phận C/O, VCCI cùng với 1 bản sao của Giấy phép Đăng ký kinh doanh và 1 bản sao của Giấy Đăng ký Mã số thuế của DN
Bước 2: Sau khi nộp các giấy tờ trên cho VCCI, doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ
Bộ Hồ sơ xin cấp C/O như sau:
(1) Đơn xin cấp C/O: Điền đầy đủ các ô trên đơn và có dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của doanh nghiệp
(2) Mẫu C/O (A, B, D,…): Người xuất khẩu chỉ được đề nghị cấp một loại Mẫu C/O cho mỗi lô hàng xuất khẩu, trừ Mẫu C/O cà phê có thể đề nghị cấp thêm Mẫu
A hoặc Mẫu B (Tùy loại mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ tư vấn cho
DN mua mẫu C/O nào) C/O đã được khai gồm có 1 bản gốc và ít nhất 2 bản sao C/O để Tổ chức cấp C/O và Người xuất khẩu mỗi bên lưu một bản
Lưu ý: Doanh nghiệp phải đánh máy đầy đủ các ô trên Form bằng tiếng Anh, bản chính và bản sao C/O phải có dấu đỏ và chữ ký người có thẩm quyền ký của DN
(3) Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại): 1 bản gốc do DN phát hành
(4) Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu: đã hoàn thành thủ tục hải quan (1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN, và dấu “Sao y bản chính”), trừ các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo quy định của pháp luật Trong trường hợp có lý do chính đáng, Người xuất khẩu có thể nộp sau chứng từ này
Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu Người xuất khẩu cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như:
(5) Packing List: 1 bản gốc của DN
(6) Bill of Lading (Vận đơn): 1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN và dấu “Sao y bản chính”
(7) Tờ khai Hải quan hàng nhập (1 bản sao): nếu DN nhập các nguyên, phụ liệu từ nước ngoài; hoặc Hoá đơn gía trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước: nếu
DN mua các nguyên vật liệu trong nước
Sử dụng C/O hưởng ưu đãi thuế quan từ các Hiệp định thương mại tự do
1.3.1 Khái quát chung về Hiệp định thương mại tự do
Cụm từ Hiệp định Thương mại tự do (Free Trade Agreement, FTA) đã không còn quá xa lạ trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực ngày càng phát triển sâu rộng trong vòng 30 năm trở lại đây Hiệp định thương mại tự do (Free trade agreement; viết tắt: FTA) được hiểu là một hiệp ước thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan, tiến đến việc thành lập khu vực mậu dịch tự do Nơi mà tại đó các thành viên dỡ bỏ hết các hàng rào thương mại giữa họ với nhau, nhưng vẫn duy trì hàng rào thương mại của mình đối với các bên thứ ba không là thành viên
Không có tiêu chí thống nhất hay định nghĩa chính xác để phân loại các FTA Trên thực tế, việc phân loại các FTA được thực hiện theo các tiêu chí thông dụng như số lượng thành viên, nội dung trong các FTA
Theo tiêu chí số lượng và khu vực địa lý của các nền kinh tế thành viên thì có các loại FTA sau:
- FTA song phương: là FTA giữa 2 đối tác, ví dụ FTA giữa Việt Nam với Nhật Bản (VJEPA)
+ Là FTA giữa nhiều đối tác trong cùng một khu vực, ví dụ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giữa 11 nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương; hoặc
+ Là FTA trong đó có một bên đối tác là tổ chức tập hợp nhiều nền kinh tế, ví dụ các FTA giữa ASEAN với Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc (còn gọi là ASEAN+) Trong một số trường hợp, việc phân nhóm này không thật rõ ràng Ví dụ, FTA giữa Liên minh Châu Âu (EU, bao gồm 27 nước thành viên) hoặc FTA giữa Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU, bao gồm 05 nước thành viên) với Việt Nam có thể được coi là FTA khu vực, cũng có thể được xem là FTA song phương (tùy vào việc nhìn nhận
EU hay EAEU là một khối thống nhất hay tập hợp nhiều nền kinh tế)
Theo tiêu chí về phạm vi và nội dung cam kết thì có các loại FTA sau:
- FTA truyền thống: Là các FTA được đàm phán, ký kết trong giai đoạn đầu, thường có phạm vi hẹp, mức độ tự do hóa hạn chế FTA truyền thống của Việt Nam thường chỉ bao gồm các cam kết tự do hóa thương mại trong lĩnh vực thương mại hàng hóa (mà quan trọng nhất là xóa bỏ thuế quan đối với khoảng 70-80% số dòng thuế) Một số ít có thêm các cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ (mở cửa thêm các dịch vụ so với mức mở cửa trong WTO) và các nguyên tắc chung về đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh… Tuy nhiên, những cam kết về các vấn đề này thường là chung chung, ít ràng buộc cụ thể ở mức cao Tất cả các FTA mà Việt Nam đã ký trước năm 2014 (bao gồm
06 FTA trong khuôn khổ ASEAN và 02 FTA song phương với Nhật Bản (VJEPA) và với Chile (VCFTA) đều là các FTA truyền thống, với nội dung chủ yếu là loại bỏ thuế quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các Thành viên
- FTA thế hệ mới: Là các FTA được đàm phán, ký kết trong thời gian gần đây, có phạm vi rộng, mức độ tự do hóa mạnh FTA thế hệ mới của Việt Nam bao gồm các cam kết tự do hóa thương mại trong nhiều lĩnh vực (hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường…), trong đó mức độ cam kết mở cửa mạnh (ví dụ thường là xóa bỏ thuế quan đối với khoảng 95-100% số dòng thuế, mở cửa mạnh nhiều lĩnh vực dịch vụ, mở cửa mua sắm công), đặt ra nhiều tiêu chuẩn cao trong các vấn đề quy tắc
1.3.2 Các hiệp định thương mại tự do Việt Nam tham gia
Kể từ FTA đầu tiên Việt Nam tham gia ký kết - Hiệp định Thương mại tự do ASEAN (AFTA) năm 1993 cho đến nay đã có tổng số 16 FTA có hiệu lực tại Việt Nam FTA là hình thức liên kết kinh tế quốc tế ở cấp độ cơ bản nhất Giai đoạn từ 2014 về trước, các FTA mang tính truyền thống Từ năm 2014 về sau này, các FTA thế hệ mới bao gồm các cam kết tự do hóa trong nhiều lĩnh vực hơn, với mức độ mở cửa mạnh hơn, điển hình như các FTA với thị trường EU (EVFTA), và thị trường châu Á
- Thái Bình Dương (CPTPP) Sau đây tổng hợp các FTA mà Việt Nam đã tham gia ký kết như sau:
Bảng 1.1: Các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã tham gia
CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) VIỆT NAM ĐÃ THAM GIA
STT Tên viết tắt Tên đầy đủ Năm có hiệu lực
1 AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN 1993
2 ACFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc 2003
3 AKFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Hàn Quốc 2007
4 AJCEP Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật
5 VJEPA Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản 2009
6 AIFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Ấn Độ 2010
7 AANZFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN -Australia-
8 VCFTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Chi Lê 2014
9 VKFTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc 2015
10 VN-EAEU FTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh
11 CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái
12 AHKFTA Hiệp định Thương mại tự do ASEAN và Hồng
13 EVFTA Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh
14 VN-EFTA Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và
Khối EFTA Đang đàm phán
15 UKVFTA Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và
16 RCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực 2022
17 VIFTA Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Access Map
Từ bảng trên ta thấy các FTA đã tham gia của Việt Nam bao gồm:
- Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) là một FTA đa phương giữa các nước trong khối ASEAN AFTA được ký năm 1992 tại Singapore Ban đầu có 6 nước là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan (gọi chung là ASEAN-6) Các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (gọi chung là CLMV) tham gia AFTA khi được kết nạp vào ASEAN
- Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA): ASEAN và Trung Quốc ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện tháng 11/2002 Hai bên tiếp tục đàm phán và ký kết các Hiệp định về Thương mại Hàng hóa (có hiệu lực từ tháng 7/2005), Hiệp định về Đầu tư (có hiệu lực từ tháng 02/2010) Tháng 11/2015, ASEAN và Trung Quốc ký Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung và các Hiệp định liên quan, trong đó có nhiều nội dung cam kết mới về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư Nghị định này có hiệu lực từ tháng 5/2016
- Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA): ASEAN và Hàn Quốc ký kết Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện năm 2005 Trên cơ sở Hiệp định khung, hai bên tiếp tục ký kết 04 Hiệp định khác về Thương mại Hàng hóa (có hiệu lực từ tháng 6/2007), Hiệp định về Thương mại Dịch vụ có hiệu lực từ tháng 5/2009, Hiệp định về Đầu tư có hiệu lực từ tháng 6/2009) nhằm hình thành Khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc
- Hiệp định Đối tác kinh tế toàn iện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP): ký ngày 03/4/2008, có hiệu lực từ ngày 15/8/2008 Tính đến ngày 01/4/2015, Nhật Bản đã xóa bỏ thuế quan đối với 923 dòng các sản phẩm nông nghiệp từ Việt Nam Đến năm
2019, sẽ có thêm 338 dòng thuế nông nghiệp khác sẽ được xóa bỏ thuế Đến cuối lộ trình vào năm 2026, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 96,45% tổng số các dòng thuế đối với hàng Việt Nam (chủ yếu nông sản, thủy sản, hàng dệt may, giầy dép, đồ gỗ, linh kiện điện tử…)
- Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA): Đây là FTA song phương đầu tiên của Việt Nam, ký kết ngày 25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2009 Việt Nam và Nhật Bản dành nhiều ưu đãi cho nhau hơn so với Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) VJEPA không thay thế
AJCEP mà cả hai FTA cùng có hiệu lực, doanh nghiệp có thể tùy chọn sử dụng FTA nào có lợi hơn
- Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA): được ký kết ngày 08/10/2003 Trên cơ sở Hiệp định khung, hai bên tiếp tục ký kết các Hiệp định về Hàng hóa (có hiệu lực 01/01/20), Hiệp định về Dịch vụ (có hiệu lực 01/7/2015) và Hiệp định về Đầu tư (có hiệu lực 01/7/2015) nhằm hình thành Khu vực thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ
TRẠNG TỶ LỆ SỬ DỤNG C/O ƯU ĐÃI THEO CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM
Cơ chế cơ quan nhà nước cấp C/O
2.1.1 Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O
Cơ chế cơ quan có thẩm quyền cấp GCNXX hàng hóa là mô hình mà người xuất khẩu sẽ được cấp chứng từ xuất xứ từ cơ quan chuyên trách Sẽ có mẫu C/O riêng cho từng hiệp định thương mại tự và sẽ được cơ quan có thẩm quyền phát hành khi QTXX từ các FTA này được đáp ứng
Cơ quan được nhà nước ủy quyền sẽ có quyền cấp GCNXX hàng hóa Cơ quan được ủy quyền cấp là sẽ khác nhau tại mỗi quốc gia do cơ chế hoạt động của quy trình cấp này khác nhau
Bộ Công thương là cơ quan được nhà nước ủy quyền cấp C/O ở Việt Nam Doanh nghiệp sẽ được cấp trực tiếp từ cơ quan này hoặc được cấp thông qua sự ủy quyền của Bộ Công thương cho các cơ quan tố chức khác Tuy nhiên dù chuyển qua các cơ quan tổ chức nào đi nữa thì doanh nghiệp luôn có sự phụ thuộc lớn và giám sát chặt chẽ bởi cơ quan có thẩm quyền Chính vì điều đó mà sự đảm bảo về chất lượng xuất xứ của hàng hóa được kiểm tra chặt chẽ và ít xảy ra gian lận thương mại
2.1.2 Tình hình tận dụng C/O ưu đãi theo các FTA trọng yếu của Việt Nam giai đoạn 2016-2021
Tính đến tháng 1 năm 2022 đã có 16 Hiệp định thương mại chính thức có hiệu lực tại Việt Nam Ta thấy rằng kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng qua các năm, tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam lại chưa tận dụng được triệt để về C/O ưu đãi cho hàng hóa của mình dẫn đến tỷ lệ này còn thấp Cụ thể là tỷ lệ này tại Việt Nam qua các năm không vượt quá 40% mức trung bình tận dụng C/O ưu đãi của thế giới Công thức tính tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan từ các FTA như sau:
Mức độ thụ hưởng ưu đãi thuế quan FTA 𝑲𝒊𝒎 𝒏𝒈ạ𝒄𝒉 𝒙𝒖ấ𝒕 𝒌𝒉ẩ𝒖 𝒔ử 𝒅ụ𝒏𝒈 𝑪/𝑶 ư𝒖 đã𝒊 đế𝒏 𝒎ộ𝒕 𝒕𝒉ị 𝒕𝒓ườ𝒏𝒈 𝒕𝒉à𝒏𝒉 𝒗𝒊ê𝒏 𝑭𝑻𝑨
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒌𝒊𝒎 𝒏𝒈ạ𝒄𝒉 𝒙𝒖ấ𝒕 𝒌𝒉ẩ𝒖 𝒄𝒉𝒖𝒏𝒈 đế𝒏 𝒕𝒉ị 𝒕𝒓ườ𝒏𝒈 𝑭𝑻𝑨 đó x100% Để làm rõ được thực trạng tận dụng C/O ưu đãi từ các FTA mà Việt Nam tham gia hiện nay (2016-2021) thì trước tiên em sẽ đề cập đến xu hướng tận dụng ưu đãi này giai đoạn trước 2016 (2011-2015) để có điểm tựa đối chiếu với tình trạng áp dụng hiện tại
Tham khảo kết quả khảo sát về ưu đãi FTA được tận dụng của 400 doanh nghiệp tại Indonesia, Singapore, Malaysia và Việt Nam được công bố năm 2014 của nhóm nghiên cứu của báo Economist như hình sau:
Biểu đồ 2.1: Average usage of FTAs signed by named country in 2014
Nguồn: The Economist,2014, FTAs in South-east Asia: Towards the next generation, p.6
Quan sát biểu đồ cột ta thấy, xét riêng các thành viên thuộc khối ASEAN thì ưu đãi tận dụng từ FTA của các doanh nghiệp của Việt Nam là 37% (2014) cao hơn Malaysia (16%) và Singapore (21%) nhưng vẫn thấp hơn Indonesia (42%) Thêm nữa, mức tỉ lệ này của Việt Nam vẫn không vượt qua được mức ưu đãi FTA được tận dụng trung bình trên thế giới (40%) Nếu so sánh tỉ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan từ các FTA của Việt Nam với tỉ lệ của các quốc gia phát triển như Mỹ (92%), Canada (90%), Australia (61%) cho thấy khoảng cách khác biệt lớn (Keck and Lendle, 2012)
Giai đoạn trước năm 2016 (2011-2015) nhìn chung Việt Nam có mức ưu đãi tận dụng tăng chậm theo từng năm Cụ thể, năm 2011 thì tỉ lệ này chỉ ở khoảng 31%, sau hai năm thì đã đạt tỉ lệ khoảng 37% và năm 2014 thì đạt mức tận dụng ưu đãi FTA trung bình là 37% và tỉ lệ được sử dụng nhiều nhất (Most used) có thể lên đến 65% Năm
2015 tỷ tận dụng ưu đãi xuất xứ giảm 3% so với năm 2014 (34%), tuy nhiên vẫn cao hơn mức tận dụng ưu đãi trước đó (Theo số liệu của Bộ Công thương)
Mặc dù Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do nhưng không phải đều tận dụng triệt để được các lợi ích từ chúng mà sẽ thường tập trung vào các FTA mang lại lợi ích tối ưu, thuận tiện và phù hợp nhất Dẫn đến mức ưu đãi tận dụng từ FTA của doanh nghiệp Việt cũng có sự chênh lệch lớn với nhau
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ tận dụng C/O ưu đãi theo các FTA của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013
Nguồn: Trịnh Thị Thu Hiền, 2014, Hỗ trợ xuất khẩu cho doanh nghiệp thông qua tận dụng ưu đãi FTA, tr.19
Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy, giai đoạn từ năm 2007 đến 2013 rõ ràng giữa các FTA Việt Nam tham gia thì Việt Nam đã tận dụng ưu đãi xuất xứ của Việt Nam trong AKFTA (ASEAN – Hàn Quốc) có mức tận dụng cao hơn hẳn so với các FTA còn lại Xét trong giai đoạn 2011- 2013 thì tỉ lệ này luôn ở khoảng dao động rất cao (từ
80% đến 90%), còn đối với các FTA khác chỉ dao động ở mức thấp hơn rất nhiều là từ 20% đến 35% Lý giải tại sao các doanh nghiệp Việt ưu đãi tận dụng xuất xứ AKFTA chêch lệch so với các FTA là vì chúng đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam nói riêng và sự thuận tiện về phát triển kinh tế thuộc khu vực ASEAN nói chung Cụ thể là có thể tận dụng mức thuế quan trong hạn ngạch 0% với các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam khi vào Hàn Quốc So với mức trung bình 15% ngoài hạn ngạch thì đó chính là sự thuận lợi cho các DN trong ASEAN Ngoài ra, Việt Nam xuất khẩu một số mặt hàng có thể mạnh sẽ được áp mức thuế thấp từ thị trường Hàn Quốc, đó chính là nguyên do mà Việt Nam tập trung xuất khẩu nhiều vào thị trường này hơn
Từ phân tích số liệu ở trên kết luận là giai đoạn 2011-2015 tỷ lệ này có xu hướng tăng chậm theo từng năm Nguyên nhân chủ yếu là do sự chuyển giao từ tham gia các FTA truyền thống sang các FTA thế mới với những cam kết hấp dẫn hơn về nhiều lĩnh vực, mở rộng tự do hóa thương mại hơn và các cam kết mạnh hơn làm cho Việt Nam có cơ hội hội nhập quốc tế sâu rộng hơn Giai đoạn 2011-2015 tỷ lệ này không thể tăng vọt nhanh chóng bởi vì do các yêu cầu trong quy tắc xuất xứ của các FTA thế hệ mới phức tạp và khó đáp ứng hơn nên cần phải có sự thích ứng từ từ của các doanh nghiệp Vậy trong giai đoạn đoạn 2016 đến 2021 thì mức tận dụng này tiến triển ra sao? Dựa trên số liệu lấy từ Báo cáo xuất nhập khẩủ của Việt Nam giai đoạn 2016 đến 2021, em sẽ lần lượt phân tích thực trạng tỷ lệ tận dụng với 2 tiêu chí chính là theo mẫu C/O (theo thị trường/ theo các Hiệp định) và theo cơ cấu mặt hàng xuất khẩu trong hai giai đoạn 2016-2018 và 2019-2021 rồi cuối cùng đưa ra nhận xét chung về thực trạng áp dụng ưu đãi hiện nay (2016-2021)
2.1.2.1 Tỷ lệ sử dụng ưu đãi theo các mẫu C/O a, Giai đoạn 2016-2018
Bảng 2.3: Tỷ lệ sử dụng ưu đãi các mẫu C/O giai đoạn 2016 – 2018
Hiệp định Kim ngạch XK sử dụng
Tổng kim ngạch XK ( tỷ
Tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA (%)
Nguồn: Tổng hợp số liệu của Bộ Công thương và Tổng cục hải quan
- Về kim ngạch sử dụng C/O ưu đãi: ta thấy trị giá C/O mẫu E luôn đứng đầu trong việc cấp các C/O ưu đãi trong giai đoạn 2016-2018, nguyên nhân chủ yếu là do Trung Quốc là thị trường lớn mà Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang chỉ sau Mỹ Trị giá của C/O mẫu AK/VK hoặc C/O mẫu D được cấp chỉ đứng sau C/O mẫu E bởi vì Hàn Quốc và ASEAN cũng có lượng nhập khẩu lớn hàng hóa từ Việt Nam qua các năm Trị giá của C/O mẫu AI được cấp năm 2016 (1,17 tỷ USD) và năm 2017 (1,81 tỷ USD) không cao, nhưng năm 2018 con số này tăng nhẹ đạt 4,735 tỷ USD Như vậy, các doanh nghiệp sử dụng C/O ưu đãi mẫu AI có sự tiến triển ngày càng tăng nguyên nhân là do các yêu cầu về XXHH tại thị trường này khá phù hợp với sản phẩm của Việt Nam cho nên các doanh nghiệp ngày càng chủ động xuất khẩu tới Ấn Độ Trị giá C/O mẫu S và X đều dưới 0,1 tỷ USD trong 3 năm (2016-2018) Nguyên nhân chủ yếu là C/O mẫu D sẽ được sử dụng thay thế cho C/O mẫu S, X khi hàng hóa xuất khẩu vào Lào và Campuchia vì hai quốc gia này đều là thành viên của ASEAN
- Về thị trường đối tác FTA: Trung Quốc là quốc gia chiểm tỷ trọng xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, mặc dù C/O mẫu E có trị giá luôn đứng đầu tuy nhiên lại các doanh nghiệp Việt Nam lại không tận dụng được triệt để ưu đãi về xuất xứ tại đây mà lại là thị trường Chile (trên 60%) trong giai đoạn 2016-2017 Nguyên nhân khiến doanh nghiệp Việt không có tỷ lệ tận dụng cao tại thị trường Trung Quốc là do yêu cầu về hàm lượng giá trị khu vực (RVC) không thấp hơn 40% trong khi đó Việt Nam chỉ yếu đi nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài làm cho tỷ lệ nội địa hóa của hàng hóa Việt Nam khá thấp và không thỏa mãn được điều kiện này Việt Nam xuất khẩu vào Chile với kim ngạch không lớn nhưng hầu hết các lô hàng đều được cấp C/O ưu đãi mẫu VC do do yêu cầu đáp ứng các QTXX của thị trường này khá mở Thị trường Hàn Quốc và Ấn Độ mặc dù không chiếm tỷ trọng xuất nhập khẩu cao nhất tuy nhiên lại có tỷ lệ ưu đãi tận dụng từ C/O khá cao chỉ sau Chile Như vậy các doanh nghiệp có ưu đãi về xuất xứ từ hai thị trường Hàn Quốc và Ấn Độ là rất tốt, đặc biệt tận dụng tốt nhất đối với thị trường Hàn Quốc Vì Lào và Campuchia là thành viên nước ASEAN do đó mà C/O mẫu D sẽ được sử dụng khi xuất khẩu vào hai nước này cho nên trị giá sử dụng C/O mẫu S và X là không cao, cụ thể 10% đối với Lào và không ghi nhận trị giá của C/O mẫu X tại thống kê
Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Trách nhiệm về việc chứng thực hàng hóa có xuất xứ đã được chuyển từ chủ thể là cơ quan có thẩm quyển mới được cấp C/O sang nhà xuất khẩu/nhà sản xuất/nhà cung cấp hay nhà nhập khẩu Ở cơ chế này nhà sản xuất, người xuất khẩu hay nhập khẩu sẽ tự phát hành chứng từ xuất xứ cho hàng hóa của mình Việc tự chứng nhận về XXHH sẽ ràng buộc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về việc nguồn gốc xuất xứ hàng hóa là thỏa mãn các điều kiện và cam đoan về xuất xứ hàng hóa của mình
Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa chia thành 3 cơ chế dựa vào chủ thể phát hành bằng chứng xuất xứ Trước tiên, cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép có nghĩa một số nhà xuất khẩu đáp ứng được các tiêu chí để trở thành một doanh nghiệp TCNXX do cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu để ra Khi nhà xuất khẩu thỏa mãn được yêu cầu thì sẽ được cấp phép TCNXX hàng hóa bởi cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu Cơ chế chứng nhận xuất xứ dựa hoàn toàn vào nhà xuất khẩu chủ động hơn so với cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép, ở mô hình này người xuất khẩu bất kỳ TCNXX hàng hóa mà không cần thỏa mãn điều kiện được cấp phép từ cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu Trách nhiệm và sự cam đoan về nguồn gốc hàng hóa của người xuất khẩu (nhà sản xuất/cung cấp) đạt mức tối đa Nếu người nhập khẩu có trách nhiệm chứng minh nguồn gốc hàng hóa của mình là cơ chế chứng nhận dựa vào nhà nhập khẩu
Mỗi loại cơ chế TCNXX sẽ có hình thức bằng chứng xuất xứ là không giống nhau Một tuyên bố trên hóa đơn thương mại hoặc bất kỳ chứng từ thương mại nào liên quan đến hàng hóa nào sẽ là bằng chứng của cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép Còn đối với mô hình không chịu bất kỳ sự kiểm soát nào từ cơ quan có thẩm quyền thì người xuất khẩu lúc này sẽ được yêu cầu phát hành C/O có mẫu giống với cơ chế cấp C/O truyền thống và sau đó tự khai, xác nhận Ở hai cơ chế trên nhà xuất khẩu làm rất nhiều công việc nhưng đối với cơ chế TCNXX dựa vào nhà nhập khẩu thì người nhập khẩu có trách nhiệm tự chuẩn bị hồ sơ cho mình dựa trên quy trình sản xuất, kiến thức về hàng hóa, hoặc để minh chứng về nguồn gốc hàng hóa thì cần yêu cầu cung cấp từ người xuất khẩu Thực tế thì bằng chứng xuất xứ trong cơ chế TCNXX có ở dạng nào đi nữa thì vẫn phải bao hàm các nội dung cơ bản để xác định nguồn gốc hàng hóa Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai cơ chế chứng nhận xuất xử bởi cơ quan có thẩm quyền và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ là có sự tham gia của cơ quan có thẩm quyền Trong cơ chế cơ quan có thẩm quyền cấp C/O thì cơ quan chuyên trách sẽ có trách nhiệm xác minh tính xác thực về nguồn gốc hàng hóa rồi sẽ cấp C/O cho doanh nghiệp, đối với mô hình TCNXX hàng hóa hầu hết không cần quan sự chấp thuận về nguồn gốc hàng hóa từ cơ quan có thẩm quyền mà có thể chuyển bằng chứng trực tiếp sang bên nhập khẩu Tuy nhiên không có nghĩa là mô hình TCNXX hàng hóa không chịu sự kiểm soát của cơ quan chuyên trách tại nước xuất khẩu mà được chuyển sang cho cơ quan hải quan nước nhập khẩu Cơ quan hải quan nước nhập khẩu sẽ có trách nhiệm xác minh tính xác thực bằng chứng xuất xứ từ người xuất khẩu Chính điều đó đã thúc đẩy công tác hậu kiểm và làm giảm gian lận xuất xứ hàng hóa bằng cách là cơ quan hải quan sẽ kiểm tra ngẫu nhiên các lô hàng nhập khẩu vào hoặc có nghi ngờ về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa của lô hàng sẽ ngay lập tức tiến hành kiểm tra rà soát và có thể bị phạt rất nặng Để áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ cần thỏa mãn nhiều điều kiện về hệ thống điện tử hiện đại, quy trình thực hiện theo đúng khuôn mẫu và đáp ứng các quy tắc xuất xứ từ các FTA nhưng TCNXX đang dần trở thành xu thế tất yếu trong thương mại quốc tế vì hàng hóa cần có sự luân chuyển liên tục Có rất nhiều các FTA trên thế giới đã áp dụng cơ chế này trong đó có ATIGA, EVFTA, CPTPP là 3 Hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia có điều khoản về TCNXX
Hai dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đang được triển khai tại thị trường ASEAN trong khuôn khổ của Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN đó là:
- Dự án thí điểm số 1: Các công ty thương mại, nhà sản xuất/nhà cung cấp khi thỏa mãn các điều kiện đưa ra thì sẽ được cho phép TCNXX trên bất kỳ chứng từ thương mại
- Dự án thí điểm số 2: Dự án này có điều kiện được xem xét chặt chẽ hơn dự án số
1 là nhà xuất khẩu đồng thời là nhà sản xuất ra hàng hóa của mình mới được cho phép TCNXX và sẽ không được cho phép TCNXX trên bất kỳ chứng từ thương mại nào mà phải là bản gốc
Dự án thí điểm số 2 được Việt Nam lựa chọn áp dụng, hiện tại mới có 2 công ty là Vinamilk và Nestle Việt Nam được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo dự án này Cùng tham gia vào thực hiện dự án này còn có Indonesia, Philipines và Lào tuy nhiên các nước này bao gồm cả Việt Nam chưa thực sự thực hiện hiệu quả cơ chế TCNXX hàng hóa so với các nước phát triển trong ASEAN Ví dụ, Thái Lan thực hiện chương trình hậu kiểm nghiêm ngặt, hiệu quả trong tiến hành công tác QLRR và có chế tài xử lý nghiêm ngặt đưa ra để giải quyết các trường hợp vi phạm và răn đe cao đối với các doanh nghiệp có ý định cố tình khai man, làm sai trong quy trình TCNXX hàng hóa
Luật điều chỉnh về TCNXX hàng hóa trong thị trường ASEAN chưa được chặt chẽ do theo nội luật của từng nước thành viên ASEAN bởi vậy mà thiếu tính thống nhất Chính vì sự không tương đồng về việc áp dụng cơ chế tại mỗi quốc gia thành viên mà hải quan các nước nhập khẩu trong ASEAN cũng không tin tưởng về xuất xứ của các lô hàng này Dẫn đến nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa áp dụng phổ biến cơ chế tự chứng nhận xuất xứ này
Thị trường EU quy định tương đối chặt chẽ về tự chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa nên tại Châu Âu thường chủ yếu áp dụng cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa Các doanh nghiệp thỏa mãn điều kiện về TCNXX hàng hóa sẽ được EU cấp mã số REX cho hàng hóa xuất khẩu và thường xuyên được kiểm tra từ cơ quan hải quan về mức độ tuân thủ Cơ chế TCNXX tại thị trường EU chỉ cho phép nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ
Cơ chế TCNXX hàng hóa của thị trường EU hiện tại Việt Nam chưa tham gia dự án thí điểm nào nguyên do là mô hình TCNXX hàng hóa tại Việt Nam còn khá mới mẻ dẫn đến doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm trong việc thực hiện các thủ tục triển khai Thêm nữa, các quy định yêu cầu về TCNXX hàng hóa trong Hiệp định EVFTA được cho là phức tạp và khó hiểu, trong khi đó các doanh nghiệp Việt lại non nớt trong việc thực hiện chúng cho nên còn khá là e dè và phải mất một thời gian dể doanh nghiệp thích nghi
Các quy định, luật điều chỉnh về tự chứng nhận xuất xứ trong thị trường EU rất thống nhất và chặt chẽ cho cả thị trường này cho nên hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam khá quan tâm đến tự chứng nhận xuất xứ khi vào thị trường này để có thể hưởng triệt để những ưu đãi thuế quan
2.2.3 Thị trường các nước CPTPP
Hiệp định EVFTA có quy định chặt chẽ hơn về tự chứng nhận xuất xứ so với Hiệp định CPTPP là chỉ cho phép nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của mình Trong khi đó quy định trong Hiệp định CPTPP cho phép nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và nhà sản xuất được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa và khai báo xuất xứ hàng hóa Như vậy trong ba Hiệp định thương mại tự do có cam kết về TCNXX mà Việt Nam tham gia thì Hiệp định CPTPP mở nhất Tại thị trường các nước CPTPP chủ yếu áp dụng cơ chế TCNXX dựa hoàn toàn vào nhà xuất khẩu Trách nhiệm được hoàn toàn chuyển cho doanh nghiệp về tự thực hiện các thủ tục và đáp ứng các điều kiện để chứng nhận hàng hóa đáp ứng các tiêu chí xuất xứ và tự chịu trách nhiệm về tính xác thực của các chứng nhận này
Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của CPTPP khá linh hoạt và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam thõa mãn các quy định, quy trình, thủ tục về TCNXX Doanh nghiệp nên tiếp cận tự chứng nhận xuất xứ trong CPTPP trong thời gian tới vì sẽ dễ dàng hơn trong việc nắm bắt và đáp ứng các điều kiện để TCNXX cho bản thân Hơn nữa mô hình tại thị trường này mở rộng về chủ thế được cấp phép chứng nhận xuất xứ do đó mà doanh nghiệp Việt có thể tự do lựa chọn hình thức phù hợp với năng lực của công ty mình
2.2.4 Đánh giá cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa Ở trên em đã đề cập đến cơ chế tự chứng nhận xuất xứ tại 3 Hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia có cam kết về TCNXX Ta thấy mỗi thị trường lại quy định những yêu cầu khác nhau để được cấp phép tự chứng nhận xuất xứ, tuy nhiên chung quy lại đều có những đặc điểm tỏ ra ưu việt hơn so với cơ chế tự chứng nhận xuất xứ truyền thống Sau đây là nhận xét về ưu và nhược chung của cơ chế TCNXX
Thứ nhất, giả m chi phí, thời gian cho doanh nghiê ̣p xuất nhâ ̣p khẩu: trong cơ chế cơ quan có thẩm quyền cấp C/O doanh nghiệp sẽ phải thực hiện các bước xin thủ tục và làm hồ sơ tại các cơ quan chuyên trách Đi qua nhiều bước để được cấp C/O làm tăng khả năng doanh nghiệp bị trễ so với thời gian dự kiến và kế hoạch kinh doanh vì phụ thuộc vào thời gian làm việc của tổ chức cấp C/O Khi tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa doanh nghiệp sẽ chủ động và có trách nhiệm hơn trong chứng nhận xuất xứ hàng hóa của mình thì thời gian phát hành các bằng chứng xuất xứ sẽ được tiết kiệm và chúng có thể được sử dụng cho các lô hàng cùng loại tiếp theo Thêm nữa, DN lược bớt được các chi phí liên quan đến việc cấp C/O đó là chi phí phát hành, chi phí thu thập chứng từ cho bộ hồ sơ và cả chi phí đi lại cho nhân viên đi xin C/O Ngoài ra những rủi ro tránh được từ trong cơ chế chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền như: khai sai, lỗi chính tả, phải có chữ ký xác nhận từ cơ quan có thẩm quyền cấp C/O,…
GIẢI PHÁP NÂNG CAO TỶ LỆ ÁP DỤNG C/O ƯU ĐÃI TỪ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
Xu hướng ký kết các FTA của Việt Nam
Tuy Việt Nam bắt đầu tham gia ký kết các FTA được cho là khá muộn, cụ thể năm
1993 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia ký kết các FTA nhưng tính đến tháng 1 năm
2022 đã có tổng số 16 Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực tại Việt Nam Như vậy ta thấy việc Việt Nam ngày càng tăng tham gia ký kết các FTA qua các năm Xét theo tiêu chí về phạm vi và nội dung cam kết ta thấy rằng Việt Nam tham gia ký kết các FTA gần đây đều là các FTA thế hệ mới Các Hiệp định thương mại này thường có đặc điểm sau:
Thứ nhất, FTA thế hệ mới có sự mở rộng nhiều vấn đề, cam kết mạnh hơn các FTA truyền thống và quy mô mở rộng hơn
Hình 3.1 Biểu thị các nội hàm liên kết của FTA
Nguồn: Bài trình bày của Phó Vụ trưởng, Vụ Hợp tác Kinh tế Đa phương BỘ NGOẠI GIAO về xu hướng FTA khu vực và toàn cầu thế kỷ 21 tham gia của Việt Nam, cơ hội và thách thức
Gần đây hàng loạt các FTA thế hệ 4 được ký kết trong những năm gần đây, đề cập đến nhiều lĩnh vực, mức độ cam kết cao hơn và độ mở cửa trong FTA này khá cao Các FTA thế hệ mới có đặc điểm chính là: mở rộng toàn diện về thị trường; liên minh thành lập một chuỗi cung ứng xuyên lục địa và mở rộng các vấn đề mở để cùng nhau phát triển, tiềm năng mở rộng thành viên
Thứ hai, các FTA là cầu nối liên kết giữa nước đang phát triển và nước phát triển Việt Nam hiện đang là quốc gia đang phát triển nên có xu hướng ký kết với các nước phát triển để học hỏi cũng như được trợ giúp từ các quốc gia này để thúc đẩy phát triển kinh tế Tham gia ký kết Hiệp định VN-EAEU; liên minh Châu Âu (EU) giúp Việt Nam có cơ hội tốt hơn khi xuất khẩu sang các thị trường các nước khó tính và sự có mặt các hàng hóa Việt Nam tại các nước này gián tiếp giúp các sản phẩm được quảng bá tại thị trường nước bạn
Kết luận lại các FTA mà Việt Nam có xu hướng ký kết là các FTA thế hệ mới và có xu hướng tận dụng được triệt để những lợi ích về kinh tế và ưu đãi mà chúng mang lại.
Xu hướng về ưu đãi thuế quan trong các FTA
Thông thường các FTA thế hệ mới trong giai đoạn gần đây mà Việt Nam tham gia, nổi bật như EVFTA và CPTPP ta thấy hàng hóa khi xuất khẩu sang thị trường các nước này thì các doanh nghiệp phải đáp ứng quy định về QTXX hàng hóa mà mỗi Hiệp định đề ra thì mới được hưởng thuế quan ưu đãi từ các Hiệp định này Ngoải ra, hầu hết các FTA đều có lộ trình thuế quan ưu đãi riêng tùy vào quy định của mỗi Hiệp định thương mại
Sự tác động Covid 19 đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến cho việc luân chuyển hàng hóa bị tắc nghẽn, nếu nhà xuất khẩu/ nhà cung cấp/ nhà sản xuất phụ thuộc vào cấp C/O từ cơ quan chuyên trách sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí Mô hình TCNXX hàng hóa dần trở thành xu thế được áp dụng hưởng ưu đãi thuế quan trên thị trường quốc tế Năm 2019 kết quả từ một nghiên cứu của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) dựa trên 209 FTA có hiệu lực từ năm 1994 đến 2019 như sau:
Biểu đồ 3.2 Proportion of certificatation systems 1994-2019
Nguồn: WCO, 2020, Compartive study on certificate of origin Biểu đồ 3.2 cho ta thấy rằng 67,5% sử dụng cơ chế TCNXX trong khi đó cơ chế cấp C/O truyền thống chiếm 32,5%, như vậy cơ chế TCNXX hàng hóa đang là xu hướng trong tương lai của thế giới.
Giải pháp nâng cao tỉ lệ áp dụng C/O hưởng ưu đãi thuế quan theo các
3.3.1 Đẩy mạnh phương hướng áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thị trường Việt Nam
- Đối với cơ quan nhà nước: Để cơ chế TCNXX sớm phổ biến thì trước tiên phải có sự tuyên truyền và phổ biến từ phía cơ quan nhà nước Chứng thực xuất xứ tại Việt Nam chủ yếu là cơ chế cơ quan có thẩm quyền cấp, tuy nhiên với sự ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 làm trễ các bước cấp C/O Bởi vậy mà cần tận dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ để tăng khả năng luân chuyển hàng hóa và hưởng ưu đãi từ các FTA thế hệ mới như EVFTA, CPTPP Để đẩy mạnh mô hình áp dụng cơ chế TCNXX hàng hóa rất cần có sự hỗ trợ và công tâm của cơ quan nhà nước Dự án thí điểm 2 về TCNXX cần có sự hỗ trợ của nhà nước về việc truyền đạt kinh nghiệm cấp C/O cho các doanh nghiệp và hỗ trợ kỹ thuật về các phần mềm hệ thống hiện đại cập nhật thông tin dữ liệu về tình hình cấp C/O
Mặc dù TCNXX hàng hóa hầu như không có sự tham gia kiểm soát từ cơ quan có thẩm quyền tuy nhiên các cán bộ vẫn phải học hỏi và nghiên cứu cơ chế này từ các FTA để thực hiện công tác hậu kiểm và quản lý rủi ro hiệu quả Do đó cơ quan nhà nước nên thành lập Cục chuyên môn về xuất xứ đặc biệt nghiên cứu việc áp dụng cơ chế TCNXX hàng hóa phổ biến trong tương lai
Cơ quan nhà nước có vai trò gián tiếp thúc đẩy phương hướng áp dụng TCNXX để nâng cao tỷ lệ hưởng ưu đãi từ các FTA thế hệ mới bằng cách mở các cuộc hội đàm trực tuyến, hội thảo và các kênh thông tin hiện đại như website để tư vấn, giải đáp, truyền đạt kinh nghiệm cho doanh nghiệp về việc cấp C/O Như vậy sẽ nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về ưu đãi xuất xứ được tận dụng từ các FTA và doanh nghiệp biết chủ động hơn trong việc làm thủ tục tự chứng nhận xuất xứ cho mình
-Đối với các doanh nghiệp Xuất nhập khẩu:
Hiện nay mới có hai doanh nghiệp Việt được TCNXX hàng hóa đó là Vinamilk và Nesle Việt Nam Số lượng này so với tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam là con số quá nhỏ Để thúc đẩy doanh nghiệp được cấp phép tự chứng nhận xuất xứ thì doanh nghiệp cần phải thỏa mãn các tiêu chí để trở thành doanh nghiệp được lựa chọn tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ như thỏa mãn về kim ngạch xuất nhập khẩu đi ASEAN đạt tối thiểu 10 triệu USD năm trước liền kề; không có sự vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa trong hai năm gần nhất; có cán bộ được Bộ Công thương chỉ định cấp chứng chỉ về xuất xứ hàng hóa Như vậy doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện trên thường là các doanh nghiệp lớn, có lịch sử hình thành lâu năm, thương hiệu uy tín Tuy nhiên các doạnh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ cho nên ít doanh nghiệp đạt được điều này và các doanh nghiệp cần chủ động cập nhật và học hỏi chủ động các quy tắc TCNXX từ các FTA để có thể tận dụng ưu đãi thuế quan tốt nhất
3.3.2 Nâng cao hiểu biết về các quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định thương mại tự do của doanh nghiệp
Chính vì TCNXX hàng hoá sẽ trở thành xu thế, cho nên doanh nghiệp nên chủ động đầu tư nghiên cứu về các thủ tục, quy trình tự cấp phép và đặc biệt là các quy tắc về TCNXX hàng hóa để không khỏi bỡ ngỡ trong thời gian tới thực hiện cơ chế này từ các FTA thế hệ mới
Việc khả năng hiểu biết và nắm vững giúp doanh nghiệp thỏa mãn nhiều các QTXX khi xuất khẩu sang thị trường nước đối tác nhằm tăng doanh thu và xuất khẩu nhiều hơn Ngoài ra đó cũng là một vũ khí để các doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh với thị trường các nước khác khi thỏa mãn các yêu cầu xuất xứ
Nhân sự trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải được đào tạo về các kiến thức liên quan đến xuất xứ hàng hóa từ các FTA Đồng thời cập nhật thường xuyên tình trạng tận dụng ưu đãi thuế quan của công ty từ đó đưa ra các giải pháp kịp thời cho doanh nghiệp của mình.
Một số khuyến nghị
3.4.1 Đối với cơ quan có thẩm quyền
Sự tham gia vào các Hiệp định thương mại đã cho Việt Nam nhiều lợi ích to lớn về thuế nói chung và các doanh nghiệp Việt nói riêng Để tận dụng tốt các ưu đãi về xuất xứ từ các FTA thì các cơ quan nhà nước cũng cần:
- Khuyến nghị triển khai hệ thống TCNXX cho các doanh nghiệp đạt đủ điều kiện được cấp phép không phân biệt doanh nghiệp quy mô lớn hay nhỏ
- Thành lập một Cục chuyên về XXHH trong các FTA để nghiên cứu các quy tắc xuất xứ tận dụng C/O ưu đãi thuế quan triệt để
- Cơ sở pháp lý hoàn thiện giúp cho viê ̣c áp du ̣ng cơ chế TCNXX thông qua việc chỉnh sửa, soa ̣n thảo văn bản pháp luâ ̣t; ban hành thông tư và các văn bản hướng dẫn triển khai
- Đẩy mạnh công tác hậu kiểm và QLRR để tránh gian lận thương mại và ban hành các chế tài đối trường hợp vi phạm về xuất xứ hàng hóa
- Cán bộ hải quan cần được đào tạo bài bản để nâng cao năng lực về cấp phép và kiểm duyệt cho các doanh nghiệp TCNXX
- Tuyên truyền về tầm quan trọng của việc tận dụng tốt các ưu đãi xuất xứ từ các FTA cho các doanh nghiệp qua các cuộc tọa đàm, giải đáp hay trên Website của Bộ Công thương
- Chính phủ đưa ra các chính sách hỗ trợ DN Việt trong việc nâng cao khả năng TCNXX khi Việt Nam bắt tay vào cơ chế này của thị trường các nước CPTPP
3.4.2 Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Trong ngắn hạn, bản thân các doanh nghiệp Việt phải tự chủ động và học hỏi, cập nhật các kiến thức liên quan đến xuất xứ hàng hóa, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến TCNXX hàng hóa trong FTA có mức độ chuyên biệt hóa cao và kỹ thuật phức tạp vì vậy nếu không chủ động về kiến thức doanh nghiệp sẽ gặp nhiều trở ngại khi TCNXX Khi có kiến thức về các QTXX một cách vững chắc thì DN hầu như sẽ tận dụng được ưu đãi xuất xứ từ các FTA
Trong dài hạn, nhân sự của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải được đào tạo học hỏi các cơ chế TCNXX hàng hóa từ nước ngoài để đảm bảo các nghiệp vụ TCNXX thực hiện bài bản tránh những lỗi về TCNXX hàng hóa không hợp lệ hay doanh nghiệp không được hưởng ưu đãi thuế quan Thêm nữa, doanh nghiệp xuất khẩu phải có trách nhiệm tìm hiểu xuất xứ các nguồn nguyên liệu đầu vào trong quá trình sản xuất hàng hóa phải đáp ứng các quy tắc xuất xứ mà người nhập khẩu yêu cầu Đồng thời lưu trữ các minh chứng về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa và công tác hậu kiểm luôn được sẵn sàng khi có sự kiểm tra
Các khiến nghị mà em nêu trên có thể đóng góp được phần nào trong việc triển khai cơ chế TCNXX hàng hóa Việt Nam trong thời gian tới đó cũng là một giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ tận dụng C/O ưu đãi hưởng thuế quan
Trong chương 3 đề cập đến xu hướng ký kết các Hiệp định thương mại của Việt Nam và xu hướng về ưu đãi thuế quan để từ đó đưa ra hướng giải pháp nâng cao ưu đãi về xuất xứ từ C/O ưu đãi theo các FTA của các doanh nghiệp tại Việt Nam Tác giả đưa ra hai hướng nhằm nâng cao tỷ lệ này đó là đẩy mạnh phương hướng áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thị trường Việt Nam và nâng cao sự hiểu biết về các quy tắc xuất xứ của các Hiệp định thương mại tự do Đồng thời đưa ra kiến nghị cho các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp Xuất nhập khẩu để nâng cao tỷ lệ này
Việt Nam ngày càng có xu thế hội nhập sâu rộng và tham gia ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do Hiệp định thương mại tự do là cầu nối giữa các quốc gia với nhau, giữa một quốc gia với một khu vực, đặc biệt hơn là cầu nối giữa quốc gia phát triển và đang phát triển Việt Nam là nước đang phát triển vẫn còn yếu về nhiều mặt, vì vậy các Hiệp định thương mại đã kết nối Việt Nam đến rất nhiều các quốc gia khác nhau nhằm được xuất khẩu hàng hóa của mình sang các thị trường khác, sự tham gia vào các FTA đã cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam rất nhiều lợi ích về cắt giảm chi phí liên quan đến thuế thông qua ưu đãi về xuất xứ hàng hóa Nhưng để được hưởng những lợi ích từ thuế hay các cam kết khác thì trước tiên Việt Nam phải thỏa mãn điều kiện từ các FTA Nhận thức được ưu đãi thuế quan rất quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu giữa các quốc gia và kết hợp làm việc ở môi trường doanh nghiệp thực tiến em thấy cần nâng cao mức ưu đãi về xuất xứ của C/O ưu đãi để có thể tận dụng tối đa các FTA mà Việt Nam đã tham gia Đánh giá tình hình tận dụng trong giai đoạn 2016-2021 và tình trạng TCNXX tại Việt Nam, từ xu hướng các FTA và ưu đãi thuế quan em đã đưa ra giải pháp nâng cao tỷ lệ này và kiến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam
Quan bài luận văn này em mong là có thể đóng góp phần nào trong xây dựng cơ sở để nâng cao tỉ lệ tận dụng C/O ưu đãi của các Hiệp định thương mại tại Việt Nam
Em xin trân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Trịnh Thị Thu Hiền, 2014, Hỗ trợ xuất khẩu cho doanh nghiệp thông qua tận dụng ưu đãi FTA, khóa Tập huấn: “Các Ngành Kinh tế Việt Nam Và Các Hiệp định Thương mại Tự do – Bài học Từ Quá khứ Và Sự Chuẩn bị Cho Tương lai” tại Hà Nội ngày 6/10/2014
2 VCCI, 2011, Cẩm nang C/O Giấy Chứng nhận Xuất xứ
3 Báo cáo Xuất nhập khẩu năm 2016
4 Báo cáo Xuất nhập khẩu năm 2017
5 Báo cáo Xuất nhập khẩu năm 2018
6 Báo cáo Xuất nhập khẩu năm 2019
7 Báo cáo Xuất nhập khẩu năm 2020
8 Báo cáo Xuất nhập khẩu năm 2021
9 Luật Thương mại Việt Nam 2005
10 Nguyễn Thị Hồng Vân, 2015, Áp dụng quy tắc xuất xứ ưu đãi khi xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp sang thị trường ưu đãi thuế quan
11 Kech, A and Lendle, A 2012, New evidence on preference utilization, Staff Working Paper ERSD-2012-12
12 Phụ lục chuyên đề K, Công ước Kyoto sửa đổi năm 1999
13 The Economist, 2014, FTAs in South-east Asia: Towards the next generation,
14 WCO, 2020b, Comparative Study on Certificate of Origin
15 http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/ty-le-su-dung-uu-dai-thue-quan-cac-fta-va- khuyen-nghi-cho-doanh-nghiep-viet-nam-81309.htm
16 https://trungtamwto.vn/thong-ke/17542-tinh-hinh-tan-dung-uu-dai-thue-quan- theo-cac-fta-cua-viet-nam-nam-2020
17 https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/ban-ve-quy-tac-xuat-xu-hang-hoa-va-mot- so-bai-hoc-cho-viet-nam-72757.htm
18 https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/hieu-dung-ve-quy-tac-xuat-xu-de-tan-dung- uu-dai-tu-evfta-72122.htm
19 https://thuvienxuatnhapkhau.com/tong-hop-van-ban-huong-dan-ve-xuat-xu- hang-hoa-c-o-certificate-of-original.html
20 https://trungtamwto.vn/chuyen-de/12065-tong-hop-cac-fta-cua-viet-nam-tinh- den-thang-112018
21 https://diendandoanhnghiep.vn/khuyen-nghi-cho-doanh-nghiep-khi-thuc-hien- quy-tac-xuat-xu-trong-fta-the-he-moi-149245.html