1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập lớn môn Đầu tư tài chính (fin84a) Đề tài phân tích cổ phiếu acb năm 2024

41 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích cổ phiếu ACB năm 2024
Tác giả Nguyễn Thị Linh, Lã Kim Anh, Nguyễn Bảo Long, Trần Thị Thu Thuỳ, Trần Phương Xa, Nguyễn Ngọc Hân, Đỗ Thị Ngọc Hiền
Người hướng dẫn TS. Dương Ngân Hà
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Đầu tư tài chính
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 6,17 MB

Nội dung

Đặc biệt, căng thẳng địa chính trị và xung đột vũ trang ở châu Âu và TrungĐông làm tăng chi phí sản xuất, tăng chi phí và rủi ro về tỷ giá, thanh toán quốc tế và vị thế đồng USD; tăng áp

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA TÀI CHÍNH

BÀI TẬP LỚN

MÔN: Đầu tư tài chính (FIN84A)

Đề tài: Phân tích cổ phiếu ACB năm 2024

Giảng viên hướng dẫn: TS Dương Ngân Hà

ký tên Điểm GV chấm

1 Nguyễn Thị Linh 25A4010455

3 Nguyễn Bảo Long 25A4010470

4 Trần Thị Thu Thuỳ 25A4011785

Trang 2

M C L C Ụ Ụ

LỜI MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

I Giới thiệu doanh nghiệp lựa chọn - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu

II Phân tích cơ bản

1 Phân tích vĩ mô

2 Phân tích ngành

3 Phân tích doanh nghiệp

III Phân tích kĩ thuật

1 Đường MA

2 Đường MACD

3 Đường RSI

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Thị trường chứng khoán không chỉ là kênh huy động vốn của doanh nghiệp màđây còn là kênh để các nhà đầu tư tham gia đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi nhằm mục tiêutìm kiếm lợi nhuận Tuy vậy, không phải bất kì nhà đầu tư nào tham gia cũng có thểchiến thắng được thị trường Việc một nhà đầu tư thua lỗ là điều khó tránh khỏi Do

đó, để có thể đầu tư hiệu quả, một kĩ năng quan trọng mà các nhà đầu tư phải có đó làphải biết lựa chọn cổ phiếu và xây dựng một danh mục đầu tư phù hợp với chiến lược

và khả năng của mình

Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển và ứng dụng của các kĩ thuật phân tích cơbản, phân tích kĩ thuật… nhà đầu tư có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau đểlựa chọn cổ phiếu vào danh mục đầu tư của mình Vì vậy, với yêu cầu của bài tập lớncùng với nền tảng kiến thức đã được học qua môn đầu tư tài chính, nhóm chúng emđứng trên vai trò là một nhà quản lý danh mục được giao trọng trách đầu tư trên thịtrường chứng khoán với mục đích sẽ lựa chọn được đúng cổ phiếu nhằm tối ưu hóa lợinhuận và giảm thiểu rủi ro trong tương lai Và trước hết, trong bài này, nhóm chúng

em sẽ phân tích về cổ phiếu ACB trong nhóm danh mục đầu tư đã được lựa chọn

Trang 4

NỘI DUNG

I Giới thiệu doanh nghiệp lựa chọn - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu

- Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu Tên viết tắt: ACB

- Tên quốc tế: ASIA COMMERCIAL JOINT STOCK BANK

- Mã số thuế: 0301452948

- Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh

- Loại hình: Công ty cổ phần Ngành nghề: Ngân hàng

- Lĩnh vực hoạt động: Tài chính Sản phẩm: Dịch vụ tài chính

- Thành lập: Ngày 04 tháng 06 năm 1993

- Tổng tài sản: 607,875 tỷ đồng ( Quý 4/2022)

- Số nhân viên: 8,791 Chi nhánh: 346

- Website: acb.com.vn

- Email: contact@acb.com.vn Số Fax: (84) 3839 9885

- Sứ mệnh: Đem lại trải nghiệm khách hàng tốt nhất, tăng trưởng tổng thu nhập ởmức cao, và đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) từ 20%/năm trở lên

- Tầm nhìn: Phát triển bền vững với tinh thần chuyển đổi để nâng cao khả năngcạnh tranh

- Chiến lược kinh doanh:

1 Chiến lược cạnh tranh

● Chuyển đổi từ chiến lược các quy tắc đơn giản sang chiến lược cạnh tranh bằng

3 Chiến lược tăng trưởng

Tăng trưởng ngang thông qua:

● Mở rộng mạng lưới và phát triển sản phẩm mới

● Hợp tác, liên minh với các đối tác chiến lược

● Chuẩn bị cho việc hợp nhất và sáp nhập trong tương lai

● Đa dạng hóa:

● Thành lập các công ty con trong lĩnh vực tài chính như chứng khoán, quản lý

nợ, cho thuê tài chính, quản lý quỹ, v.v

● Hướng tới trở thành nhà cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện

4 Chính sách triển khai

Trang 5

● Tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

● Đầu tư mạnh vào công nghệ hiện đại

● Mở rộng mạng lưới kênh phân phối

● Phát triển đa dạng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng

● Tăng cường hợp tác với các đối tác chiến lược, đặc biệt là Standard CharteredBank

● Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh

5 Mục tiêu tài chính

● Duy trì ROE mục tiêu là 30%

II Phân tích cơ bản

Hình 1 Đánh giá tăng trưởng toàn cầu năm 2023 và dự báo năm 2024 của các tổ chức quốc tế

(Nguồn: WB, FR, UN, OECD, EU và IMF)

1.1.2 Thương mại hàng hóa toàn cầu cải thiện dần trong năm 2024

Trong báo cáo Triển vọng thương mại toàn cầu và thống kê, Tổ chức Thươngmại Thế giới (WTO) nhận định tăng trưởng thương mại sẽ cải thiện dần trong năm

2024 bất chấp xung đột khu vực và căng thẳng địa chính trị

Trang 6

Khối lượng thương mại hàng hóa thế giới dự báo tăng 2,6% trong năm 2024 và3,3% trong năm 2025 do nhu cầu giao dịch hàng hóa tăng trở lại sau khi suy giảm vàonăm 2023

Đặc biệt, căng thẳng địa chính trị và xung đột vũ trang ở châu Âu và TrungĐông làm tăng chi phí sản xuất, tăng chi phí và rủi ro về tỷ giá, thanh toán quốc tế và

vị thế đồng USD; tăng áp lực lạm phát và tăng sự phân mảnh công nghệ, đứt gãy cácchuỗi cung ứng truyền; trong khi giảm tổng cầu, tổng đầu tư các nền kinh tế khu vực

và thế giới…

Giá năng lượng cao và lạm phát kéo dài đã tác động đến nhu cầu đối với hànghóa sản xuất phục vụ thương mại, nhưng nhu cầu này sẽ phục hồi khi áp lực lạm phátgiảm bớt và thu nhập thực tế của hộ gia đình được cải thiện

Nhu cầu đối với hàng hóa sản xuất phục vụ thương mại sẽ phục hồi khi áp lựclạm phát giảm bớt và thu nhập thực tế của hộ gia đình được cải thiện

WB dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu đạt 2,5% trong năm 2024, cảithiện đáng kể so với mức 0,2% của năm trước nhưng vẫn thấp hơn tốc độ trung bìnhcủa hai thập kỷ trước đại dịch (2000-2019)

1.1.3 Lạm phát toàn cầu tiếp tục giảm về mức mục tiêu

Lạm phát toàn cầu tiếp tục giảm (giảm còn khoảng 4.8%) nhưng vẫn trên mứcmục tiêu ở hầu hết các nền kinh tế phát triển và ở khoảng 1/4 các các nền kinh tế đangphát triển và thị trường mới nổi

Theo WB, dự báo giá hàng hóa trung bình sẽ giảm nhẹ nhờ nguồn cung đượccải thiện

Hầu hết giá kim loại tương đối ổn định trong Quý I/2024 Tuy nhiên, trong sốcác kim loại quý, giá vàng đạt mức cao kỷ lục, bởi những lo ngại về địa chính trị vàlực mua của các ngân hàng trung ương Trong Quý II/2024, giá đồng đô la Mỹ tăngcao kỷ lục do lo ngại về nguồn cung, Đồng Yên Nhật Bản đang giảm mạnh so vớiđồng USD, xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 38 năm qua; Ngày 27/6/2024, giao dịch

ở mức 160,52 yen đổi 1 USD; giảm 12% so với "đồng bạc xanh“ tính từ đầu năm

2024, đẩy lạm phát lên cao do chi phí liên quan đến hoạt động nhập khẩu tăng, bấtchấp Nhật Bản đã chi 61 tỷ USD trong 2 tháng trước đó để can thiệp thị trường ngoạihối giá nhôm tiêu chuẩn tăng vọt sau khi áp dụng các lệnh trừng phạt mới đối vớiLiên bang Nga Giá kim loại, ngoại trừ kim loại quý, được dự báo sẽ ít thay đổi tronggiai đoạn 2024-2025, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức trước đại dịch

Giá hàng hóa nông nghiệp gần như không đổi trong Quý I/2024 và giá nôngnghiệp trung bình dự báo sẽ giảm trong năm 2024 và 2025

1.1.4 Điều kiện tài chính vẫn còn hạn chế nhưng đang tiếp tục nới lỏng

OECD cho rằng các điều kiện tài chính toàn cầu gần đây đã nới lỏng nhưng lãisuất thực vẫn ở mức cao → Slide: Lãi suất giảm nhưng vẫn ở mức cao

Trang 7

Sau khi giảm vào cuối năm 2023, ở hầu hết các nền kinh tế, lợi suất trái phiếuchính phủ dài hạn danh nghĩa đã tăng kể từ đầu năm 2024, phản ánh sự thay đổi kỳvọng của thị trường về lộ trình tương lai của lãi suất chính sách ở các nền kinh tế pháttriển lớn và gia tăng phí bảo hiểm định kỳ Đồng đô la Mỹ đã tăng giá về mặt danhnghĩa kể từ tháng 01/2024, kéo theo sự mất giá tiền tệ ở các thị trường mới nổi có lạmphát cao.

1.1.5 Áp lực thị trường lao động giảm một phần do tăng cung lao động

Theo UN, trong 4 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ thất nghiệp đạt mức thấp và một sốlĩnh vực đang thiếu hụt lao động trầm trọng Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ thất nghiệp dao độngquanh mức 3,8%, cao hơn mức thấp lịch sử 3,4% trong tháng 4/2023 Ở châu Âu, mặc

dù tăng trưởng kinh tế chậm lại trong Quý I/2024, việc làm vẫn ở mức cao do các công

ty chọn cách giữ chân người lao động để tránh chi phí thuê lại hoặc đào tạo nghề

1.1.6 Công nghệ và đổi mới

Công nghệ kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo và năng lượng tái tạo sẽ tiếp tục là cáclĩnh vực then chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đầu tư vào đổi mới công nghệ sẽ trởthành một chiến lược quan trọng của các quốc gia trong nỗ lực phục hồi và duy trì tăngtrưởng dài hạn

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những đột phá mới trong các lĩnhvực IoT, trí tuệ nhân tạo, in 3D, công nghệ 5G, công nghệ thực tế ảo (metaverse), giúptăng cường khả năng tự động hóa, tạo điều kiện sản xuất trên quy mô lớn, thúc đẩy lựclượng sản xuất phát triển trên toàn cầu Quá trình toàn cầu hóa sẽ không dừng lại bấtchấp những căng thẳng chính trị trên thế giới, sự phân mảnh tài chính - tiền tệ và chuỗicung ứng, cũng như xu hướng tự cường và chú trọng thị trường trong nước

Xu hướng gia tăng áp lực từ hàng rào bảo hộ, sự phân mảnh địa kinh tế ngàycàng sâu sắc, với nhiều hạn chế hơn về thương mại, về hợp tác đa phương trong việccung cấp hàng hóa công, về dịch chuyển vốn xuyên biên giới, công nghệ, lao động vàthanh toán quốc tế, trong khi tăng yêu cầu phát triển kinh tế xanh, bảo vệ môi trường vừa là cơ hội cho một số nước, vừa là thách thức cho hầu hết các quốc gia, vùng lãnh

Trang 8

Xu hướng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên thế giới đang thayđổi theo hướng đầu tư vào công nghệ cao, công nghệ lõi, dựa vào hiệu quả đầu tư thay

vì lợi nhuận như trước đây Sự dịch chuyển này đang mở ra nhiều cơ hội và thách thứccho mỗi nước thu hút vốn FDI

Kết luận: Nhìn chung, năm 2024 sẽ tiếp tục là một năm đầy thách thức với kinh tế

toàn cầu khi nhiều khu vực vẫn đang phải đối mặt với các vấn đề cấu trúc dài hạn,trong khi sự phục hồi kinh tế diễn ra không đồng đều giữa các khu vực trên thế giới.Nhưng cũng có nhiều cơ hội trong các lĩnh vực mới như công nghệ và năng lượng táitạo

1.2 Nền kinh tế Việt Nam

1.2.1 Tăng trưởng kinh tế

Theo Tổng cục Thống kê, kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 có nhiềukhởi sắc về chất lượng tăng trưởng, giảm dần động lực tăng trưởng bề rộng

Xếp hạng giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam có mức tăng trưởng nhanhnhất thế giới tính từ năm 2019 đến nay (74%), và năm 2024 tăng 01 bậc, lên xếp thứ32/100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới, đạt 431 tỷ USD trong bảng xếphạng của hãng Brand Finance, công ty định giá thương hiệu và tư vấn chiến lược hàngđầu thế giới có trụ sở tại Anh

Hình 2 Đánh giá tăng trưởng năm 2023 và dự báo tăng trưởng năm 2024 của Việt Nam

theo các tổ chức quốc tế (Nguồn: WB, IMF và ADB)

1.2.2 Cán cân thương mại: xuất siêu

Xuất khẩu hàng hóa là điểm sáng của nền kinh tế trong bối cảnh tăng trưởngthương mại thế giới được cải thiện Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa chíntháng năm 2024 ước đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước, trong

đó xuất khẩu tăng 15,4%; nhập khẩu tăng 17,3% Khu vực kinh tế trong nước tiếp tục

Trang 9

là điểm sáng của hoạt động xuất nhập khẩu, duy trì tăng trưởng ổn định với tốc độtăng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Cán cân thương mại hàng hóa chín tháng năm 2024 sơ bộ xuất siêu 20,79 tỷUSD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 22,1 tỷ USD, giảm 5.93%), góp phần tạo động lựcsản xuất và kích thích xuất khẩu

1.2.3 Lạm phát được kiểm soát phù hợp và hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế.

Hình 3: Tốc độ tăng/giảm chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 và 9 tháng

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng chín năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng2,63%, thấp hơn cùng kỳ các năm 2022 và 2023 (3,94% và 3,66%); bình quân chíntháng CPI tăng 3,88%, có khả năng đạt mục tiêu Quốc hội đề ra trong năm 2024 là4%-4,5%

1.2.4 Lãi suất

Trong quý IV/2024, các tổ chức tín dụng (TCTD) có xu hướng điều chỉnh tăngrất nhẹ mặt bằng lãi suất huy động và duy trì mặt bằng lãi suất cho vay ở mức thấp.Tính chung cả năm 2024, các TCTD dự báo mặt bằng lãi suất huy động tăng nhẹ (0,1điểm %) và mặt bằng lãi suất cho vay giảm nhẹ (0,09 điểm %) so với cuối năm 2023

Đà tăng lãi suất có phần chững lại từ cuối tháng 9/2024 đến nay Song vẫn cómột số ngân hàng tăng lãi suất huy động, lãi suất huy động hấp dẫn nhất tại quầy vàkênh online là 6,1%/năm

1.2.5 Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm đều giảm

Lao động có việc làm chín tháng năm 2024 ước tính đạt 51,4 triệu người, tăng

212 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là2,26%; tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động là 1,99%; thu nhập bình quân laođộng ước tính đạt 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 7,4% (tương ứng tăng 519 nghìnđồng).Trong chín tháng năm nay, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã hỗ trợ chongười dân gần 21,8 nghìn tấn gạo

Trang 10

1.2.6 Công nghệ và đổi mới

Theo Báo cáo GII 2024, Việt Nam tiếp tục có sự cải thiện thứ hạng đầu vào đổimới sáng tạo (ĐMST) tăng 4 bậc so với năm 2023, từ vị trí 57 lên 53 (đầu vào ĐMSTgồm 5 trụ cột: Thể chế, Nguồn nhân lực và nghiên cứu, Cơ sở hạ tầng, Trình độ pháttriển của thị trường, Trình độ phát triển của doanh nghiệp) Đầu ra ĐMST tăng 4 bậc

so với 2023, từ vị trí 40 lên 36 (đầu ra ĐMST gồm 2 trụ cột: Sản phẩm tri thức vàcông nghệ, Sản phẩm sáng tạo)

Các xu hướng công nghệ toàn cầu năm 2024 mở ra cho Việt Nam 3 cơ hội vềviệc chuyển giao công nghệ, dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và phát triển nguồnnhân lực chất lượng cao

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội chín tháng năm 2024 tăng khá, phản ánh sựphục hồi và mở rộng của các hoạt động sản xuất kinh doanh Vốn FDI đăng ký tăngthêm đạt tốc độ tăng cao so với cùng kỳ năm trước, cho thấy nhà đầu tư nước ngoàitiếp tục tin tưởng vào môi trường đầu tư Việt Nam

Hình 4: Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam 9 tháng năm 2024 (Tỷ USD)

Kết luận: Tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2024 được dự báo sẽ đối mặt với

nhiều thách thức và cơ hội, do đó nền kinh tế cần tiếp tục điều chỉnh chính sách linhhoạt, tập trung vào ổn định kinh tế vĩ mô và cải thiện môi trường kinh doanh để đốiphó với biến động toàn cầu

2 Phân tích ngành

Kết quả hoạt động kinh doanh ngành Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2024.

Một số điểm ghi nhận đáng chú ý của ngành Ngân hàng trong quý 2 và nửa đầunăm 2024, theo tổng hợp và phân tích số liệu từ 27 ngân hàng của VPBankS Research

Trang 11

Ngành ngân hàng ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng khá tốt nửa đầu năm 2024,đạt hơn 50% dự phóng năm 2024 Kỳ vọng ngành sẽ tăng trưởng lợi nhuận 17-18%cho năm 2024-2025

Xét riêng trong quý 2/2024, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng đã tăngtrưởng 23% so với cùng kỳ, mang về khoảng 76.100 tỷ đồng

Các ngân hàng quốc doanh ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng tốt hơn trong nửađầu năm 2024; Các ngân hàng tư nhân lớn (TCB, VPB, MBB, ACB, STB, HDB) cũng

có mức tăng trưởng từ tốt đến mạnh; trong khi các ngân hàng nhỏ có sự phân hóa đáng

kể (LPB, SSB, NAB – vượt trội so với VIB, OCB, MSB – kém hiệu quả)

Nguồn: BCTN, VPBankS Research tổng hợp, tính toán

2.1 Tăng trưởng tín dụng

2.1.1 Mức tăng trưởng toàn ngành

Trang 12

Ghi nhận mức tăng trưởng 7,15% tính đến ngày 07/09/2024, cao hơn so vớimức tăng trưởng trên 5% svck

(2) Tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên được đẩy mạnh

(3) Nhu cầu hấp thụ vốn khá tốt của nhóm doanh nghiệp kinh doanh BĐS và xâydựng

Nguồn: VCBS Research

2.1.3 Xu hướng lãi suất cho vay

Trang 13

- Cuối Q2.2024, lãi suất cho vay trung bình ghi nhận giảm khoảng 0,4% từ mứcđỉnh Q1.2023 và giảm 1,6% so với cuối năm 2023, tương đương mức thấp của giaiđoạn Q1.2021 – Q2.2022

Nguồn: VCBS Research

- Nhóm NHTM tư nhân ghi nhận mức lãi suất cho vay giảm mạnh hơn nhóm NHquốc doanh do hạ lãi suất đầu ra để thu hút khách hàng mới trong bối cảnh cầu tíndụng vẫn yếu, đồng thời giảm lãi suất/giãn nợ để hỗ trợ khách hàng hiện hữu gặp khókhăn

2.1.4 Huy động

a LS huy động

Tính đến 15/8, tăng trưởng huy động từ tiền gửi khách hàng (từ dân cư và các tổ chứckinh tế) đạt 2,74%

(6 tháng đầu năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng 1,5% ytd)

- Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn trung bình toàn hệ thống tính đến thời điểm giữaT9.2024 tiếp tục tăng thêm 30-50 bps (điểm cơ bản) ở hầu hết các kỳ hạn kể từ mứcđáy tại thời điểm cuối tháng 4.2024 Tuy nhiên vẫn ghi nhận giảm 10-30 bps tùy kỳhạn so với thời điểm đầu năm 2024

Nguồn: VCBS Research

Trang 14

Nguồn: VPBankS Research

Biểu đồ chi phí LS huy động ở các nhóm NH:

Nguồn: VCBS Research

b CASA: Kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ trong H2.2024

- Tỷ lệ CASA trong Q2.2024 có sự cải thiện so với Q1: trung bình toàn hệ thốngđạt 20,9% (Q1.2024 đạt 20,3%)

Nguyên nhân: Tỷ lệ CASA có sự cải thiện sau khi ghi nhận sự sụt giảm trong Q1.2024khi nhu cầu doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu gia tăng lượng tiền mặt phục vụ hoạtđộng sản xuất kinh doanh và các kênh đầu tư như vàng, bất động có những diễn biếnsôi động trong thời gian qua

Trang 15

Biểu đồ tỷ lệ CASA toàn ngành; Tỷ lệ CASA và Chi phí vốn Q2.2024 giữa các NH

Nguồn: VCBS Research

c NIM: Có sự cải thiện NHẸ so với Q1.2024

- NIM toàn ngành đạt 3,38% trong Q2.2024, tăng nhẹ so với mức 3,37% trongQ1.2024,

NIM toàn ngành đạt 3.51%, chỉ tăng 2 bps QoQ và chưa về mức của cùng kỳ

Về thu nhập lãi thuần, TTTD 2H tích cực hơn 1H do tinh chất mùa vụ và phục hồi tiêudùng của người dân vào mùa du lịch, mùa lễ tết cuối năm sẽ là động lực thúc đẩy thunhập lãi thuần nhưng NIM của ngành ngân hàng sau khi hồi phục ở Q2 có thể sẽ tiếptục đi ngang do chịu áp lực từ lãi suất cho vay thấp trong khi lãi suất huy động đã tăngnhẹ

- NIM có sự phân hóa trong Q2 với NIM của nhóm NH quốc doanh vẫn duy trì ởmức thấp do duy trì chính sách lãi suất cho vay thấp nhằm hỗ trợ nền kinh tế; nhóm

NH tư nhân năng động có mức cải thiện NIM cao hơn mức trung bình toàn ngành nhờviệc đẩy mạnh cho vay bán lẻ với lãi suất cao hơn

Trang 16

Nguồn: VPBankS Research

2.2 Chất lượng tài sản: Tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ bao nợ xấu

- Chất lượng tài sản suy giảm nhẹ trong Q2/2024 so với quý trước Nợ xấu và nợnhóm 2 đạt lần lượt 2.21% và 1.81%, lần lượt tăng 4 điểm cơ bản và giảm 29 điểm cơbản so với quý trước So với cuối 2023, mức này lần lượt tăng 28 điểm cơ bản và giảm

13 điểm cơ bản

Nguồn: MBS Research

Trang 17

Nguồn: VPBankS Research

- Chất lượng tài sản được dự báo suy giảm tại cuối 2024 so với cuối Q2.2024

- Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLCR) trung bình toàn ngành giảm về mức thấp nhấttrong giai đoạn từ đầu năm 2020 đến nay, làm hạn chế khả năng xử lý nợ trong thờigian tới, đặc biệt đối với những ngân hàng có tệp khách hàng rủi ro cao và có tỷ lệ nợtái cơ cấu/tổng dư nợ cao

➔ Các ngân hàng có tệp khách hàng đa dạng, có bộ đệm dự phòng vững chắc, tỷ trọngcho vay BĐS và TPDN trong tổng dư nợ tín dụng ở mức vừa phải sẽ có khả năng kiểmsoát tốt chi phí tín dụng

Nguồn: VCBS Research

Trang 18

Chính sách hạn mức tín dụng: Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng cho cácngân hàng đạt từ 80% chỉ tiêu được cấp hồi đầu năm (Link)

3 Phân tích doanh nghiệp

3.1 Thay đổi vốn điều lệ và cổ tức

3.1.1 Thay đổi vốn điều lệ

3.2 So sánh chỉ số tài chính của Ngân hàng TMCP Á Châu và Ngân hàng Đầu tư

và Ngân hàng Techcombank.

Dữ liệu dưới đây được cập nhật đến Q2.2024

Trang 19

Nguồn: vietstock.vn

- Chỉ số P/B (Price-to-Book Ratio) của ACB là 1.52, thấp hơn Techcombank(2.3-2.5) P/B thấp hơn cho thấy giá cổ phiếu ACB đang được định giá thấp so với giátrị tài sản ròng, tạo cơ hội cho nhà đầu tư nếu ngân hàng có triển vọng tăng trưởng.Ngược lại, Techcombank có chỉ số P/B cao hơn, phản ánh sự ổn định và quy mô lớn,nhưng cũng đi kèm với kỳ vọng tăng trưởng cao hơn từ thị trường Nhà đầu tư cần cânnhắc giữa tiềm năng tăng giá của ACB và sự ổn định, nhưng giá cao củaTechcombank khi ra quyết định đầu tư

- P/E (Price-to-Earnings Ratio) của ACB ở mức 6.09, thấp hơn đáng kể so vớiTechcombank, vốn dao động trong khoảng 9-10 P/E thấp hơn của ACB có thể phảnánh rằng thị trường đang định giá cổ phiếu của ngân hàng này với mức thấp hơn chomỗi đồng lợi nhuận mà ACB tạo ra Điều này có thể xuất phát từ kỳ vọng tăng trưởngthấp hơn hoặc sự thận trọng của nhà đầu tư về các rủi ro tiềm tàng trong hoạt độngkinh doanh của ACB Các yếu tố như môi trường kinh doanh, chiến lược tăng trưởng,

và khả năng quản lý nợ xấu có thể là những yếu tố gây áp lực lên chỉ số P/E của ACB

Trong khi đó, P/E cao hơn của Techcombank phản ánh sự tin tưởng lớn hơn từphía nhà đầu tư vào tiềm năng tăng trưởng dài hạn và sự ổn định trong việc tạo ra lợinhuận của ngân hàng Nhà đầu tư có xu hướng chấp nhận trả giá cao hơn cho mỗiđồng lợi nhuận của Techcombank vì họ tin rằng ngân hàng này sẽ tiếp tục duy trì khảnăng sinh lời cao, cùng với các chiến lược mở rộng quy mô và quản lý rủi ro hiệu quảhơn

- Chỉ số NIM của ACB đạt 3.77%, trong khi Techcombank có mức NIM cao hơn

ở 5% NIM là chỉ số quan trọng để đo lường khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay vàđầu tư của ngân hàng NIM càng cao, khả năng ngân hàng tạo ra lợi nhuận từ chênhlệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động càng lớn Với NIM cao hơn,Techcombank cho thấy khả năng sinh lời từ các khoản cho vay vượt trội hơn so với

Trang 20

tối ưu trong việc huy động vốn không kỳ hạn (CASA) và quản lý tài sản sinh lời hiệuquả hơn.

- Tỷ lệ CASA của ACB là 22.3%, thấp hơn đáng kể so với Techcombank ở mức37.4% CASA cao đồng nghĩa với việc ngân hàng có khả năng huy động vốn rẻ từ cáckhoản tiền gửi không kỳ hạn, giúp giảm chi phí vốn huy động Vì tiền gửi không kỳhạn thường có lãi suất thấp hơn nhiều so với tiền gửi có kỳ hạn, Techcombank đang cólợi thế rõ rệt trong việc tận dụng nguồn vốn rẻ này cho các hoạt động cho vay Việc sởhữu tỷ lệ CASA cao hơn cho phép Techcombank tối ưu hóa chi phí vốn, đồng thờităng cường khả năng sinh lời thông qua các hoạt động cho vay và đầu tư

Trong 6 tháng đầu năm 2024, ACB đạt mức tăng trưởng tín dụng 12.4%, caohơn Techcombank với mức 10-12% Tăng trưởng tín dụng mạnh là dấu hiệu của việc

mở rộng hoạt động cho vay, tạo cơ hội cho ngân hàng tăng doanh thu từ lãi suất và mởrộng thị phần trong ngành ACB đã tận dụng cơ hội này tốt hơn Techcombank, chothấy khả năng phát triển mạnh trong việc mở rộng tín dụng, đặc biệt trong bối cảnh thịtrường cạnh tranh khốc liệt Điều này có thể là kết quả của chiến lược quản lý rủi rothận trọng, cùng với việc cân bằng giữa tăng trưởng tín dụng và quản lý chất lượng tàisản hiệu quả

 Nhìn chung, cả hai ngân hàng đều có những điểm mạnh riêng về khả năng sinhlời và tăng trưởng tín dụng Tuy nhiên, Techcombank đang thể hiện sự vượt trộitrong việc quản lý chi phí vốn thông qua tỷ lệ CASA cao và khả năng tối ưuhóa lãi suất, trong khi ACB lại nổi bật hơn về tốc độ tăng trưởng tín dụng

3.3 Phân tích, đánh giá về tình hình tài chính công ty.

3.3.1 Bảng cân đối kế toán

3.3.1.1 Phân tích tài sản

Ngày đăng: 11/11/2024, 20:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w