1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài tập lớn môn lý thuyết tài chính tiền tệ đề tài sự suy giảm trong sử dụng tiền mặt

18 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự suy giảm trong sử dụng tiền mặt
Tác giả Vũ Thị Quỳnh Anh, Nguyễn Thanh Hà, Nguyễn Ngọc Huyền, Phạm Thị Bảo Linh, Vũ Thị Hạnh Nguyên
Người hướng dẫn ThS Phan Thu Trang
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Lý thuyết Tài chính Tiền tệ
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 170,67 KB

Nội dung

Cùng với sự bùng nổ của các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, chúng ta đang chứng kiến một cuộc cách mạng trongcách mà chúng ta mua sắm, giao dịch và quản lý tài chính hàng ngà

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

Đề tài: “Sự suy giảm trong sử dụng tiền mặt”

Lớp TC: KT quốc tế CLC 64C AEP(123)_08

GV hướng dẫn: ThS Phan Thu Trang

Nhóm thực hiện: nhóm 6 THÀNH VIÊN

HÀ NỘI – 11/2023

MỤC LỤC

A LỜI MỞ ĐẦU 1

B NỘI DUNG 1

I Sự suy giảm của việc sử dụng tiền mặt trong quá khứ 1

Trang 2

1 Sự sụt giảm của tiền mặt xuất phát từ khi nào? 1

2 Nguyên nhân của sự suy giảm sử dụng tiền mặt 2

II Sự suy giảm của việc sử dụng tiền mặt ở hiện tại 3

1 Thị trường tiền mặt (Physical Currency - Cash) 3

2 Tác động của tiền mặt đến ngân hàng trung ương (đến chính phủ) 4

3 Những phương pháp thanh toán không tiền mặt 6

a) Thẻ ngân hàng (Bank card) 6

b) Thanh toán di động (Mobile payment) 6

c) Tiền điện tử (E - money) 7

4 Lợi ích và chi phí của non-cash payment 7

a) Với người mua 7

b) Với người bán và doanh nghiệp 8

c) Với Nhà nước 8

5 Sự thịnh hành của việc thanh toán online (Alternative Electronic Payment Systems) 8

III Sự suy giảm của việc sử dụng tiền mặt trong tương lai 8

1 Những lợi ích của việc giảm thiểu tiền mặt 9

a) Có nhiều phương thức thanh toán hiệu quả hơn 9

b) Giảm tỷ lệ trộm cắp 9

c) Báo cáo tài chính tự động (Automatic Paper Trails) 9

e) Thanh toán quốc tế tiện lợi 10

f) Bảo vệ môi trường 10

2 Những rủi ro của việc giảm thiểu tiền mặt 10

a) Mất quyền riêng tư và an ninh 10

b) Phụ thuôc vào công nghệ 10

c) Nguy cơ mất một số công việc, ngành nghề 11

d) Hacking problems 11

e) Bất bình đẳng kinh tế có thể trở nên trầm trầm trọng hơn 11

3 Tương lai một thế giới không tiền mặt 12

a) Một xã hội không tiền mặt sẽ như thế nào? 12

Trang 3

b) Thế giới không tiền mặt phát triển hơn hay nhiều vấn đề hơn? 12

C KẾT LUẬN 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 4

A LỜI MỞ ĐẦU

Trong thế kỷ 21 hiện đại, cuộc sống của chúng ta đã trải qua sự biến đổi vô cùng đáng kể, không chỉ về mặt công nghệ mà còn trong cách chúng ta quản lý và sử dụng tiền bạc Một trong những đặc trưng rõ ràng nhất của sự thay đổi này là sự suy giảm đáng kể trong việc sử dụng tiền mặt Cùng với sự bùng nổ của các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, chúng ta đang chứng kiến một cuộc cách mạng trong cách mà chúng ta mua sắm, giao dịch và quản lý tài chính hàng ngày

Sự tiện lợi và tốc độ mà các phương tiện thanh toán điện tử mang lại đã làm thay đổi không chỉ thói quen thanh toán của cá nhân mà còn hình thức kinh doanh của các doanh nghiệp Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu và hiểu rõ hơn về sự suy giảm trong sử dụng tiền mặt trở nên cực kỳ quan trọng Bài tập lớn này sẽ đàm phán về các yếu tố đằng sau xu hướng này, những thách thức và cơ hội mà nó mang lại, cũng như tác động của nó đối với xã hội và hệ thống tài chính

Nhóm 6 đã cùng nhau khám phá những thay đổi mạnh mẽ trong thế giới thanh toán hiện đại, đặt ra những câu hỏi quan trọng về tính bền vững, công bằng và sự thuận tiện Bằng cách này, chúng em hy vọng sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về một chủ

đề đầy thú vị và nhiều thách thức này, cũng như nhận thức được vai trò ngày càng giảm của tiền mặt trong cuộc sống hàng ngày

B NỘI DUNG

I Sự suy giảm của việc sử dụng tiền mặt trong quá khứ

1 Sự sụt giảm của tiền mặt xuất phát từ khi nào?

Công nghệ là yếu tố hàng đầu thúc đẩy sự phát triển của thanh toán điện tử Cùng với sự phát triển của các trang thương mại điện tử, nhu cầu thanh toán điện tử được tăng cao và phát triển đến hiện nay

Trong hai thập kỷ qua, hệ thống thanh toán điện tử đã thu hút nhiều sự chú ý từ các nhà nghiên cứu và thiết kế hệ thống thông tin do vai trò quan trọng của nó trong thương mại điện tử hiện đại Tại Việt Nam, thanh toán điện tử ra đời năm 2008 với

mô hình đầu tiên là ví điện tử Hiện nay có nhiều doanh nghiệp khai thác mô hình ví điện tử nhưng theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, hiện chỉ có 9 doanh nghiệp như: Payoo, MoMo, Mobivi, Ngân Lượng… được cấp phép thử nghiệm loại hình dịch

vụ này

Sử dụng các công cụ thanh toán điện tử sẽ mang lại lợi ích lớn cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng dưới hình thức chi phí giảm, thuận tiện hơn, là phương tiện đáng tin cậy an toàn hơn trong thanh toán và cũng có nhiều tiềm năng lớn cho hàng hóa và dịch vụ được cung cấp trên toàn thế giới qua Internet hoặc mạng điện tử khác

Trang 5

Trong xã hội hiện đại và phát triển ngày nay, việc sử dụng tiền mặt đã nảy sinh nhiều bất cập như: Bất tiện khi giao dịch với số lượng lớn, độ an toàn không cao cũng như bảo quản khó khăn Chính vì vậy, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống hiện đại, với nhiều lợi ích mang lại đối với nhà nước và các bên tham gia

Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán bằng các phương tiện khác không phải tiền mặt như tài sản, chứng chỉ có giá trị tương đương Người tiêu dùng có thể sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt mà không làm thay đổi giá trị tiền mặt tương đương Mục đích của phương này là để hạn chế việc lưu thông tiền mặt trong nền kinh tế, giảm được các chi phí cần thiết phục vụ cho lưu thông tiền mặt Từ đó làm giảm thiểu chi phí xã hội và giúp tiết kiệm thời gian Trong những năm qua, nhiều quốc gia đã tập trung vào việc hướng tới một nền kinh tế

không tiền mặt vì những lợi ích mà vấn đề này mang lại Thanh toán không tiền mặt

có thể hạn chế được lượng tiền mặt lưu thông, giúp giảm thiểu lạm phát, ổn định nền kinh tế quốc dân, đồng thời tăng cường hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, tội phạm kinh tế

2 Nguyên nhân của sự suy giảm sử dụng tiền mặt

Sự phát triển của các phương tiện thanh toán điện tử và những thay đổi trong thị trường và văn hóa tiêu dùng đã dẫn đến sự suy giảm sử dụng tiền mặt Sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là Internet và điện thoại di động, đã mở ra nhiều phương tiện thanh toán mới Các phương tiện thanh toán điện tử như thẻ tín dụng, ví điện tử,

và thanh toán di động mang lại sự tiện lợi và linh hoạt cho người tiêu dùng Sự đa dạng trong phương tiện thanh toán, từ thẻ tín dụng đến ví điện tử và tiền kỹ thuật số, tạo ra nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng Sự linh hoạt này giúp đáp ứng nhu cầu và

ưu tiên khác nhau của các đối tượng khách hàng

Thêm vào đó, nhiều dịch vụ thanh toán điện tử và ngân hàng thường xuyên cung cấp ưu đãi và khuyến mãi cho người sử dụng các phương tiện thanh toán của họ Những ưu đãi này có thể bao gồm cashback, điểm thưởng, và mã giảm giá, tăng cường động lực cho người tiêu dùng chọn lựa thanh toán không dựa vào tiền mặt

Đại dịch COVID-19 đã làm tăng cường sự suy giảm của việc sử dụng tiền mặt

do lo ngại về lây nhiễm do tiếp xúc Nhiều người tiêu dùng và doanh nghiệp đã

chuyển sang sử dụng phương tiện thanh toán trực tuyến Đại dịch COVID-19 có thể coi là bước ngoặt thay đổi hành vi của người tiêu dùng trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ

Theo Nghiên cứu Thái độ thanh toán của người tiêu dùng năm 2022 của Visa, tỉ

lệ người dùng Việt sử dụng thanh toán bằng thẻ hoặc ví điện tử đã tăng trên mọi nhóm

độ tuổi so với năm 2021

Trang 6

- 66% người dùng thanh toán thẻ trực tuyến, 70% thanh toán ví điện tử trực tuyến hoặc trong ứng dụng – ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể so với mức 32% của năm 2021

- Tỉ lệ thanh toán bằng mã QR gia tăng vượt bậc, với 61% (năm 2022) so với mức 35% (năm 2021)

Sự sụt giảm trong việc sử dụng tiền mặt để thanh toán trong đại dịch Covid-19 được phản ánh trong các số liệu về rút tiền mặt Dữ liệu khảo sát của Ủy ban Cơ sở hạ tầng Thị trường và Thanh toán cho thấy so với năm 2019, số lượng và giá trị rút tiền mặt vào năm 2020 giảm ở hầu hết các quốc gia Trong năm 2020, người tiêu dùng chỉ thực hiện từ 10 đến 25 lần rút tiền mặt khiến tổng số lần rút tiền mặt trên toàn cầu giảm khoảng 23%, điều này cho thấy người tiêu dùng rút tiền mặt ít thường xuyên hơn

II Sự suy giảm của việc sử dụng tiền mặt ở hiện tại

1 Thị trường tiền mặt (Physical Currency - Cash)

Như đã biết, tiền là vật ngang giá chung để trao đổi hàng hóa và dịch vụ và tiền

ra đời xuất phát từ nhu cầu kinh tế thực tế của con người

Lội ngược dòng thời gian về thời xưa, khi chưa có sự xuất hiện của tiền xu và tiền giấy thì con người ta đã sử dụng nhiều thứ để trao đổi hàng hóa, chẳng hạn như dùng răng cá mập như là vật trao đổi trung gian hay là những chiếc lông chim sặc sỡ

và những chiếc vỏ sò quý hiếm Và từ khoảng 600 TCN, các nhà khảo cổ đã phát hiện

ra những đồng tiền xu bằng kim loại quý: vàng, bạc: vì thế ta biết chúng đã được lưu hành trong suốt một thời gian dài Họ in hình người hoặc (con) thú trên mỗi đồng tiền

để xác định giá trị của nó Và tiền giấy bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ thứ 7 thời nhà Đường và từ thế kỷ thứ 10 tiền giấy bắt đầu được sử dụng rộng rãi, lan rộng sang các nước như Nhật Bản, Ba Tư, Ấn Độ, v.v

Hiện tại, tiền mặt tiếp tục phục vụ tốt ba chức năng của tiền như là một phần của sức mạnh vật chất gồm thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán Tại Hoa Kỳ, tiền giấy và tiền xu được Cục Dự trữ Liên bang (Fed) phân phối tiền tệ cho các ngân hàng, hiệp hội tiết kiệm và hiệp hội tín dụng theo yêu cầu và lần lượt các ngân hàng cung cấp tiền mặt cho khách hàng của họ Dữ liệu cho thấy nhu cầu về tiền mặt ở Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tăng bất chấp giới thiệu các dịch vụ và hệ thống thanh toán mới Dữ liệu của Fed chỉ ra rằng lượng tiền tệ trong lưu thông đã tăng đều đặn trong ít nhất 20 năm qua Tính đến ngày 31/12/2018, đã có hơn 43 tỷ tờ tiền (thường gọi là hóa đơn) có giá trị hơn 1,67 nghìn tỷ USD đang lưu hành

Sự tăng trưởng về nhu cầu này không hoàn toàn đáng ngạc nhiên, bởi vì nhu cầu về tiền mặt dự kiến sẽ tăng trưởng cũng như nền kinh tế, dân số và mức giá Ngoài ra, nhu cầu về tiền mặt còn ngày càng tăng vì một số người nhất định có thể

Trang 7

ngày càng sử dụng nó như một phương tiện lưu trữ giá trị hoặc an toàn đầu tư thay vì hơn là mua bán hàng hóa Ngoài ra, nhu cầu sử dụng tiền USD ở nước ngoài vẫn cao, vừa là phương tiện lưu trữ giá trị vừa là phương tiện trao đổi

Tuy nhiên, do công nghệ kỹ thuật số phát triển, giao dịch tiền mặt ở Hoa Kỳ đã giảm từ 40,7% tổng số giao dịch xuống 32,5% (2012- 2015) Nhưng theo các nhà kinh tế của Fed sau đó cho rằng những thay đổi đáng kể trong phương pháp khảo sát trên “gần như chắc chắn không phản ánh chính xác những thay đổi thực tế trong sở thích của người tiêu dùng đối với tiền mặt.” Dữ liệu gần đây nhất cho thấy người Mỹ

sử dụng tiền mặt trong 31% giao dịch của họ trong năm 2016, với ưu tiên tiền mặt mạnh mẽ hơn cho các giao dịch nhỏ, trực tiếp

2 Tác động của tiền mặt đến ngân hàng trung ương (đến chính phủ)

Lượng tiền mặt (cầu tiền) tác động đến cả người tiêu dùng, doanh nghiệp nma chỉ trực tiếp tác động đến ngân hang trung ương (chính phủ) do “ lợi nhuận” nhà nước thu được qua việc in tiền

 Tiền mặt tác động đến các chính sách tiền tệ như chính sách tiền tệ mở rộng, chính sách tiền tệ thắt chặt hay nghiệp vụ thị trường mở

Ngân hàng trung ương cần quản lý chính sách tiền tệ và chính phủ thì cần lợi thế trong việc điều khiển thị trường Tiền mặt là một phần quan trọng của cung tiền trong nền kinh tế Ngân hàng trung ương sử dụng quyền kiểm soát lượng tiền mặt để thực hiện chính sách tiền tệ, như điều chỉnh lãi suất, duy trì ổn định giá, và kiểm soát tăng trưởng kinh tế

Khi nền kinh tế có dấu hiệu bị trì trệ, suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp cao thì lượng cung tiền sẽ được đưa vào thị trường ví dụ thông qua mua trái phiếu của Chính phủ để

từ đó khuyến khích đầu tư, mở rộng kinh doanh, tạo công ăn việc làm (Chính sách tiền tệ mở rộng)

Ngược lại, khi lượng cung tiền được đưa vào nền kinh tế quá nhiều thì sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát Vậy nên, cung tiền sẽ được thắt chặt để hạn chế kìm hãm sự phát triển quá đà của kinh tế

 Cơ chế kiều hối (Remittances):

Kiều hối là sự dịch chuyển của dòng tiền từ kiều bào hoặc từ người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài gửi về cho người thân, gia đình Các loại tài sản được xem là kiều hối gồm: tiền hoặc các loại giấy tờ có giá, có đơn vị ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế Đối với các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, kiều hối mang lại lợi ích tích cực và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế Kiều hối tạo ra nguồn lực bổ sung đáng kể cho nền kinh tế của một quốc gia, giúp giảm sự mất cân đối trong cán cân thanh toán, cải thiện vị thế tài chính của quốc gia đó, cải thiện dự

Trang 8

trữ ngoại hối, giảm sức ép tăng tỷ giá…Theo ước tính Việt Nam là nước xếp thứ 10 trên thế giới nằm trong top nước nhận tiền kiều hối nhất thế giới

Những năm gần đây, kiều hối đổ về nước ta ngày càng nhiều, mang đến những lợi ích thiết thực như: bù đắp sự thâm hụt cán cân thương mại, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của những người nhận kiều hối từ nước ngoài; tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, nguồn vốn đầu tư, tạo thêm nguồn lực kinh tế cho nước nhà

Tổng lượng kiều hối về Việt Nam trong năm 2022 tăng trưởng 4,4% so với năm 2021 và từ 3,6 - 4,5% trong năm 2023 Có thể thấy đây là một nguồn thu ngoại

tệ, nhằm đảm bảo cung - cầu ngoại tệ, góp phần quan trọng trong việc phát huy chính sách tiền tệ, tỷ giá và lãi suất trong bối cảnh áp lực tăng tỷ giá, một tín hiệu tích cực

về nguồn lực tài chính cho Việt Nam để bù đắp, giảm thiểu sự ảnh hưởng của của suy thoái kinh tế đất nước

Hiện nay, kiều hối chuyển về Việt Nam chủ yếu được thực hiện thông qua hai kênh là ngân hàng thương mại và các công ty kiều hối Năm 2023, bối cảnh quốc tế sẽ trở nên khó khăn hơn trong năm 202, điều này sẽ tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2022 Trong bối cảnh này, Quốc hội đã đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2023 là 6,5%, thấp hơn kết quả đạt được của năm 2022 (8,02%)

 Quản lý lạm phát và kiểm soát(ổn định) giá:

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó ( là một căn bệnh mãn tính của thị trường)

Lạm phát bắt nguồn từ lượng tiền được cung ứng quá nhiều, vượt xa tăng trưởng kinh tế; NHTW in thêm tiền, phá giá đồng tiền hợp pháp hay do thâm hụt ngân sách chính phủ kéo dài (Khắc phục đối với thâm hụt ngân sách): phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường tài chính để vay vốn trong dân chúng, bù đắp cho phần thiếu hụt

Khi nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát gia tăng, nguy cơ tác động xấu đến các hoạt động kinh tế - xã hội, thì Chính phủ có thể sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị của đồng nội tệ, Ngân hàng Trung ương thực hiện việc giảm lượng tiền giấy vào trong nền kinh tế hay ngưng phát hành tiền vào lưu thông, giảm chi ngân sách, giảm vay nợ, tăng thuế, tăng lãi suất gửi đặc biệt

là lãi suất tiền gửi tiết kiệm dân cư Một trong những biện pháp chống lạm phát thành công là tăng cao lãi suất huy động

Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc với các ngân hàng nhằm giảm cung tiền vào thị trường hoặc thông qua chính sách thu nhập, bằng cách kiểm soát giá và tiền lương

Trang 9

Đối với chính sách tài khóa, không chi ngân sách nhà nước vượt quá dự toán chi đã được phê duyệt, đưa mức bội chi ngân sách nhà nước xuống dưới 5% GDP, quản lý chặt chẽ các khoản chi và cắt giảm các dự án đầu tư không cần thiết

 Chính Sách Lãi Suất:

Lượng tiền mặt trong hệ thống có thể ảnh hưởng đến lãi suất thị trường Nếu có quá nhiều tiền mặt, lãi suất có thể giảm do tăng cung cấp tiền, và ngược lại

Khi ngân hàng trung ương can thiệp qua nghiệp vụ thị trường mở bằng cách bơm thêm tiền vào nền kinh tế (mua vào các giấy tờ có giá), thì mục tiêu của ngân hàng trung ương là nhằm hạ lãi suất trên thị trường liên ngân hàng nhưng điều này là không chắc chắn bởi nó hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu ứng tính lỏng, hiệu ứng giá cả

và hiệu ứng thu nhập thì loại hiệu ứng nào có tính trội Nếu như hiệu ứng tính lỏng là hiệu ứng trội so với 2 loại hiệu ứng khác thì với việc ngân hàng trung ương mua vào các công cụ nợ sẽ giúp hạ lãi suất thị trường, nhưng nếu như hiệu ứng giá và hiệu ứng thu nhập có tính trội thì với việc ngân hàng trung ương mua vào các công cụ nợ sẽ làm lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng lên, gia tăng lạm phát

3 Những phương pháp thanh toán không tiền mặt

a) Thẻ ngân hàng (Bank card)

Thẻ ngân hang được sử dụng trực tiếp để thanh toán tại các điểm bán hàng (POS) mà không cần dùng tiền mặt

Có 3 loại thẻ, đó là:

Thẻ tín dụng (Credit card): cho phép khách hàng được chi tiêu trước - trả tiền sau trong 1 khoảng thời gian quy định mà không phải chịu lãi suất

Thẻ ghi nợ (Debit card): liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng, cần nạp tiền vào thẻ rồi mới có thể thực hiện các giao dịch thanh toán

Thẻ trả trước (Prepaid card): do ngân hàng hoặc doanh nghiệp liên kết ngân hàng phát hành, không cần mở tài khoản ngân hàng mà chỉ cần nạp tiền vào thẻ và giao dịch thanh toán trong giới hạn số tiền đã nạp (có thể thực hiện nhiều giao dịch nhưng không thể chuyển khoản)

b) Thanh toán di động (Mobile payment)

 Thanh toán tầm gần (Proximity payment)

Khách hàng thanh toán tại điểm bán hàng (POS) bằng các công nghệ thanh toán

di động như giao tiếp trường gần (NFC), mã QR hay Bluetooth năng lượng thấp (BLE)

Trang 10

Thanh toán tầm gần không cần quẹt thẻ hay nhập mã PIN.

Ví dụ: Thanh toán bằng mã QR, bằng mPOS,

 Thanh toán từ xa (Remote payment):

Thanh toán từ xa là hình thức thực hiện thanh toán trực tuyến thông qua mạng viễn thông cố định hoặc Internet ở bất kì vị trí nào

Thanh toán từ xa thuận tiện cho cả khách hàng và người bán, đặc biệt là người bán hàng trên mạng và dịch vụ kỹ thuật số

Ví dụ: Chuyển khoản (Mobile Banking), ví điện tử (e - wallet), ví trả sau (Buy now, Pay later - BNPL),

c) Tiền điện tử (E - money)

 Tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành (Central Bank Digital Currency - CBDC):

Là tiền được mã hóa, lưu trữ trong ATM, tài khoản ngân hàng,

Được phát hành, kiểm soát, bảo đảm bởi NHTW của 1 quốc gia

 Tiền mã hóa (Cryptocurrency):

Là một tài sản kỹ thuật số được thiết kế để làm việc như là một trung gian trao đổi, sử dụng mật mã để đảm bảo các giao dịch, để kiểm soát việc tạo ra các đơn vị bổ sung và để xác minh việc chuyển giao tài sản

Ví dụ: Bitcoin, Binance Coin,

 Tiền ảo (Virtual Money):

Là tiền điện tử được công ty, doanh nghiệp phát hành và quản lý

Thể hiện dưới dạng xu hay coin trong game, với mục đích mua bán, trao đổi vật phẩm trên các trang mạng điện tử hay trò chơi trực tuyến

Ví dụ: Xu Shopee (có thể đổi sang voucher giảm giá),

4 Lợi ích và chi phí của non-cash payment

a) Với người mua

Tiện lợi, nhanh chóng: Tất cả mọi người đều có thể dễ dàng mua mọi thứ mọi lúc mọi nơi mà không cần phải chuẩn bị hay mang theo tiền mặt nhiều khi ra ngoài

Tiết kiệm chi phí và thời gian: Người mua không cần mất thời gian đi lại hay loay hoay tìm đường đến tận cửa hàng để mua Nhờ vậy mà tiết kiệm được chi phí nhiên liệu của phương tiện

Ngày đăng: 15/08/2024, 10:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w