1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường Đối với cơ sở nhà máy sản xuất thực phẩm

442 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án “Nhà máy sản xuất thực phẩm”
Tác giả Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Acecook Việt Nam Tại Bắc Ninh
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bắc Ninh
Định dạng
Số trang 442
Dung lượng 27,49 MB

Nội dung

- Tại cơ sở 1: + Năm 2004, nhận thấy triển vọng thị trường tiêu thụ mì ăn liền tại miền Bắc phát triển, trong khi đó phần lớn sản lượng mì ăn liền tiêu thụ ở miền Bắc đều được vận chuyển

Trang 1

ACECOOK VIỆT NAM TẠI BẮC NINH

-   -

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Địa điểm: Đường TS15, KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh

và đường TS7, KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh

BẮC NINH, NĂM 2024

Trang 2

VIỆT NAM TẠI BẮCNINH

Email:

muimint89@gmail.com

Cơ quan: CHI NHÁNHCÔNG TY CỔ PHẦNACECOOK VIỆTNAM TẠI BẮC NINHThời gian ký:

01.11.2024 08:01:35+07:00

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 9

Chương 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 16

1.1 Tên chủ cơ sở 16

1.2 Tên cơ sở 17

1.2.1 Địa điểm thực hiện của cơ sở 17

1.2.2 Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt cơ sở 22

1.2.3 Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần 22

1.2.4 Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định về pháp luật đầu tư công) 22

1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở 23

1.3.1 Công suất hoạt động của cơ sở 23

1.3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở 24

1.3.3 Sản phẩm của cơ sở 45

1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở 46

1.5 Đối với các cơ sở có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu để sản xuất phải nêu rõ; điều kiện kho, bãi lưu giữ nhập khẩu phế liệu nhập khẩu, hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất, phương án tái xuất phế liệu 63

1.6 Các thông tin khác của cơ sở 63

1.6.1 Các hạng mục công trình của cơ sở 63

1.6.2 Tiến độ, tổng vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 82

Chương 2 SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 85

2.1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 85

2.2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có) 86

2.2.1 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận nước thải 87

Trang 4

2.2.2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp

nhận khí thải 90

2.2.3 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải 90

Chương 3 KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 91

3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 94

3.1.1 Tác động và đề xuất biện pháp giảm thiểu đến môi trường nước thải trong giai đoạn cải tạo và lắp đặt máy móc thiết bị của dự án 94

3.1.2 Tác động và đề xuất biện pháp giảm thiểu đến môi trường nước thải trong giai đoạn vận hành của dự án tại cơ sở 1 96

3.1.3 Tác động và đề xuất biện pháp giảm thiểu đến môi trường nước thải trong giai đoạn vận hành của dự án tại cơ sở 2 117

3.2 Công trình, biện pháp xử lý khí thải 133

3.2.1 Tác động và đề xuất giảm thiểu đến môi trường không khí trong giai đoạn cải tạo và lắp đặt thiết bị của dự án 133

3.2.2 Tác động và đề xuất giảm thiểu đến môi trường không khí trong giai đoạn vận hành của dự án tại cơ sở 1 135

3.2.3 Tác động và đề xuất giảm thiểu đến môi trường không khí trong giai đoạn vận hành của dự án tại cơ sở 2 147

3.3 Công trình biện pháp lưu giữ chất thải 158

3.3.1 Tác động và đề xuất biện pháp giảm thiểu đến chất thải rắn thông thường trong giai đoạn cải tạo và lắp đặt máy móc thiết bị của dự án 158

3.2.2 Tác động và đề xuất giảm thiểu đến môi trường chất thải trong giai đoạn vận hành của dự án 160

3.4 Công trình biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 167

3.4.1 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung 167

3.4.2 Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 168

3.5 Công trình ứng phó phòng ngừa sự cố chất thải 168

3.6 Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác 177

3.7 Các nội dung thay đổi so với quyết định kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (giấy phép môi trường) 191

Chương 4 NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 197

4.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 197

4.2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 197

4.2.1 Nguồn phát sinh khí thải 197

Trang 5

4.2.2 Lưu lượng xả khí tối đa 198

4.2.3 Dòng khí thải 198

4.3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 199

Chương 5 KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 201

Chương 6 CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 202

6.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án 202

6.1.2 Kế hoạch quan trắc đánh giá hiệu quả của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 203

6.2 Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 204

6.2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 204

6.2.3 Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật liên quan hoặc đề xuất của chủ cơ sở 205

6.3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm 205

Chương 7 KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 206

Chương 8 CAM KẾT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ 207

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Toạ độ định vị dự án tại cơ sở 1 17

Bảng 1.2: Toạ độ định vị dự án tại cơ sở 2 19

Bảng 1.3: Quy mô sản xuất sản phẩm của dự án 24

Bảng 1.5: Sản phẩm của cơ sở 45

Bảng 1.6: Nhu cầu nguyên, nhiên liệu cho quá trình thi công lắp đặt thiết bị Dự án 46

Bảng 1.7: Nhu cầu nguyên liệu trong giai đoạn hoạt động dự án 47

Bảng 1.8: Nhu cầu sử dụng nhiên liệu, hoá chất của dự án 50

Bảng 1.9: Nhu cầu sử dụng nước của dự án tại cơ sở 1 56

Bảng 1.10: Nhu cầu sử dụng nước của dự án tại cơ sở 2 59

Bảng 1.11: Quy mô các hạng mục công trình của cơ sở 1 64

Bảng 1.12: Các hạng mục công trình tại cơ sở 2 74

Bảng 1.13: Tiến độ thực hiện đầu tư dự án 82

Bảng 3.1: Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải 91

Bảng 3.2: Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 93

Bảng 3.3: Nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt của Dự án 95

Bảng 3.4: Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước mưa chảy tràn 97

Bảng 3.5: Thành phần đặc trưng của nước thải sinh hoạt 98

Bảng 3.6: Nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt của cơ sở 1 100

Bảng 3.7: Nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sản xuất của cơ sở 1 104

Bảng 3.8: Thông số của hệ thống xử lý nước thải công suất 150 m3/ngày.đêm 114

Bảng 3.9: Lượng hoá chất sử dụng của hệ thống xử lý nước thải công suất 150 m3/ngày.đêm 116

Bảng 3.10: Thống kê lượng nước thải phát sinh hàng ngày của cơ sở 118

Bảng 3.11: Nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt của dự án tại cơ sở 2 119

Bảng 3.12: Nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sản xuất của cơ sở 2 122

Bảng 3.13: Các thông số của hệ thống xử lý nước thải công suất 500 m3/ngày.đêm tại cơ sở 2 130

Bảng 3.14: Lượng hoá chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải của cơ sở 2 131

Bảng 3.16: Hệ số phát thải của các phương tiện tham gia giao thông 137

Bảng 3.17: Tải lượng khí thải phát sinh do các phương tiện tham gia giao thông tại cơ sở 1 137

Bảng 3.18: Nồng độ các chất ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải 138

Bảng 3.19: Hệ số phát thải đối với quá trình đốt dầu DO 140

Trang 7

Bảng 3.20: Dự báo nồng độ chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình đốt dầu DO là: 141

Bảng 3.21: Các hợp chất chứa lưu huỳnh do phân hủy kỵ khí 141

Bảng 3.22: H2S phát sinh từ các đơn nguyên của hệ thống xử lý nước thải 142

Bảng 3.23: Hàm lượng vi khuẩn phát tán từ trạm xử lý nước thải 143

Bảng 3.24: Tải lượng nồng độ bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động vận chuyển nguyên nhiên liệu hóa chất tại cơ sở 2 148

Bảng 3.25: Tải lượng khí thải phát sinh do các phương tiện tham gia giao thông 150

Bảng 3.26: Hệ số khuếch tán thành phần theo phương thẳng đứng 151

Bảng 3.27: Nồng độ các chất ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải tại cơ sở 2 152

Bảng 3.28: Tải lượng và nồng độ bụi, khí thải 154

Bảng 3.29: Đặc tính kỹ thuật của lò hơi 154

Bảng 3.30: Nồng đô ô nhiễm không khí của lò hơi sử dụng dầu của cơ sở 2 155

Bảng 3.31: Thông số của hệ thống xử lý khí thải lò hơi sử dụng than 157

Bảng 3.32: Khối lượng CTNH phát sinh trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị tại 02 cơ sở 159

Bảng 3.33: Ước tính lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh tại Nhà máy tại 02 cơ sở 161

Bảng 3.34: Ước tính khối lượng CTNH phát sinh trong giai đoạn vận hành 163

Bảng 3.35: Ứng phó sự cố 186

Bảng 4.1: Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm 199

Bảng 6.1: Kế hoạch quan trắc đánh giá hiệu quả xử lý chất thải 203

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Vị trí thực hiện tại cơ sở 1 18

Hình 1.2: Vị trí thực hiện tại cơ sở 2 20

Hình 1.3: Khoảng cách giữa cơ sở 1 và cơ sở 2 21

Hình 1.4: Quy trình sản xuất gói dầu 25

Hình 1.5: Quy trình sản xuất gói Ekitai (súp sệt) 27

Hình 1.6: Quy trình sản xuất phở ăn liền 29

Hình 1.7: Quy trình sản xuất bún ăn liền 32

Hình 1.8: Quy trình đóng gói soup 35

Hình 1.9: Quy trình trộn soup 37

Hình 1.10: Quy trình đóng gói rau 39

Hình 1.11: Sơ đồ cân bằng nước của cơ sở 1 57

Hình 1.12: Sơ đồ cân bằng nước của cơ sở 2 61

Hình 1.13: Sơ đồ cơ cấu tổ chức thực hiện và quản lý của dự án 83

Hình 3.1: Thành phần và tính chất của nước thải 99

Hình 3.2: Sơ đồ tuần hoàn nước làm mát bằng tháp giải nhiệt 104

Hình 3.3: Sơ đồ thu gom nước mưa 105

Hình 3.4: Hình ảnh hệ thống thu gom nước mưa của cơ sở 1 106

Hình 3.5: Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn 108

Hình 3.6: Quy trình xử lý nước thải công suất 150 m3/ngày.đêm 111

Hình 3.7: Hình ảnh hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại cơ sở 1 116

Hình 3.8: Hình ảnh hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại cơ sở 2 123

Hình 3.9: Quy trình xử lý nước thải công suất 500 m3/ngày.đêm 126

Hình 3.11: Mô hình phát tán nguồn đường 137

Hình 3.12: Mô hình thông gió nhà xưởng 145

Hình 3.13: Quy trình thu mùi từ nồi nấu dầu 145

Hình 3.14: Quy trình xử lý khí thải từ lò hơi sử dụng than 156

Hình 3.15: Hình ảnh hệ thống xử lý khí thải lò hơi sử dụng than 157

Hình 3.16: Quy trình thu gom chất thải của Công ty 164

Hình 3.17: Hình ảnh kho lưu giữ chất thải của Công ty 164

Hình 3.18: Quy trình PCCC tại Công ty 178

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

B

BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường

BOD Nhu cầu oxy sinh hoá

COD Nhu cầu oxy hóa học

CHXHCN Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa

CTNH Chất thải nguy hại

K

KPHT Không phát hiện thấy

QCCP Quy chuẩn cho phép

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

S

Trang 10

SO2 Lưu huỳnh đioxit

Trang 11

MỞ ĐẦU

Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam – trước đây là Công ty Liên doanh Vifon Acecook thành lập từ tháng 12/1993, đến tháng 2/2004 đổi thành Công ty TNHH Việt Nam 100% vốn nước ngoài và tháng 1/2008 đổi thành Công ty cổ phần có vốn đầu

tư ngước ngoài - có trụ sở chính đặt tại TP Hồ Chí Minh Ngành nghề chính của Công

ty là sản xuất, kinh doanh mỳ ăn liền, phở ăn liền, bún ăn liền, miến ăn liền

- Tại cơ sở 1:

+ Năm 2004, nhận thấy triển vọng thị trường tiêu thụ mì ăn liền tại miền Bắc phát triển, trong khi đó phần lớn sản lượng mì ăn liền tiêu thụ ở miền Bắc đều được vận chuyển từ TP Hồ Chí Minh, Ban Giám đốc Công ty quyết định triển khai dự án

“Nhà máy sản xuất mì ăn liền”, trên diện tích 13.155 m2 tại đường TS15, KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh (thuê nhà xưởng của Công ty cổ phần Tiến Hưng) Dự án này đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh cấp giấy phép chứng nhận đạt TCMT số 01/QĐ-MTg ngày 04/01/2005 Và đã được được Ban Quản lý Các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh cấp quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM bổ sung số 59/QĐ- BQL ngày 13/6/2011 Năm 2013, theo nhu cầu của thị trường về mì ăn liền, Công ty

đã tăng công suất mì ăn liền lên công suất 52.000 tấn sản phẩm/năm Dự án này đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh cấp quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM số 64/QĐ- STNMT ngày 30 tháng 10 năm 2013 và và xác nhận hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án tại văn bản số 08/XN-MTg ngày 24/6/2014 (Bản sao chụp quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM số 64/QĐ- STNMT được đính kèm phụ lục của báo cáo này)

+ Năm 2022, tại cơ sở 1 của dự án đã dừng hoạt động sản xuất mì ăn liền Đến năm 2025, Công ty có kế hoạch sản xuất gói dầu, Ekitai (súp sệt) để hoàn thiện sản phẩm cho sản phẩm phở ăn liền và bún ăn liền, mì ăn liền thay vì nhập gói dầu, Ekitai (súp sệt) từ nơi khác về để đóng gói hoàn thiện sản phẩm

- Tại cơ sở 2:

+ Năm 2010, do nhu cầu mở rộng kinh doanh thêm sản xuất bún ăn liền, phở

ăn liền Công ty thuê thêm diện tích trên diện tích 24.000 m2 nhà xưởng của Công ty TNHH Tín Thành tại đường TS7, KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh để sản xuất Dự án này đã được Ban Quản lý Các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh cấp chứng nhận đầu tư đầu tư thay đổi lần thứ 02 ngày 16 tháng 11 năm 2010 Dự án “Nhà máy sản xuất phở

và bún ăn liền” đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quyết định số 93/QĐ-BQL, ngày 01/11/2010 và xác nhận hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án tại văn bản số 722/BQL-

MT ngày 21/09/2011 Cuối năm 2021, Công ty có kế hoạch bổ sung 01 dây chuyền đóng gói soup - rau tại nhà máy sản xuất phở, bún ăn liền nhằm chủ động đáp ứng

Trang 12

nhu cầu gói bán thành phẩm của Công ty Do đó, Công ty đã lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nhà máy sản xuất thực phẩm” và dự án này đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh cấp quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM số 99/QĐ- UBND ngày 02/3/2022 (Bản sao chụp quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM số 99/QĐ- UBND được đính kèm phụ lục của báo cáo này)

+ Mặt khác tại cơ sở 2 trong thời gian này, Công ty có kế hoạch nhập khẩu dây chuyền trộn soup thay vì nhập soup đã trộn về để đóng gói soup rau như quyết định phê duyệt ĐTM số 99/QĐ- UBND ngày 02/3/2022

Do đó, thực hiện theo căn cứ mục a Khoản 3 Điều 41 của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 Chủ Dự án là Chi nhánh Công

ty cổ phần Acecook Việt Nam đã phối hợp với đơn vị tư vấn tiến hành lập báo cáo

đề xuất cấp giấy phép môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất thực phẩm” trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh cấp phép môi trường cho Dự án

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường được thực hiện tuân thủ đúng theo phụ lục X của Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

Một số nội dung thay đổi so với báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt trước đây như sau:

Trang 13

TT Quyết định phê duyệt ĐTM số 64/QĐ- TNMT ngày 30 tháng

10 năm 2013 và Quyết định phê duyệt ĐTM số 99/QĐ-UBND

diện tích trước đây

III Mục tiêu, quy mô

- Tại cơ sở 1: Sản xuất mì ăn liền với công suất 52.000 tấn sản

phẩm/năm

- Tại cơ sở 1: + Sản xuất gói dầu 737.100.000 gói/năm, tương đương với 1.924 tấn sản phẩm/năm

+ Sản xuất Ekitai (súp sệt) 137.592.000 gói/năm, tương đương 1.629 tấn sản phẩm/năm

Dừng hoạt động sản xuất mì ăn liền và sản xuất sản phẩm phụ trợ cho bún ăn liền, phở ăn liền,

mỳ ăn liền

- Tại cơ sở 2: + Sản xuất phở ăn liền với quy mô 234.000.000

gói/năm, tương đương 11.934 tấn sản phẩm/năm

+ Sản xuất bún ăn liền với quy mô 59.000.000 gói/năm, tương

đương 3.245 tấn sản phẩm/năm

+ Đóng gói soup rau công suất 21.423,35 tấn sản phẩm/năm

+ Sản xuất phở ăn liền với quy mô 234.000.000 gói/năm, tương đương 19.759 tấn sản phẩm/năm

+ Sản xuất bún ăn liền với quy mô 59.000.000 gói/năm, tương đương 5.377 tấn sản phẩm/năm

Do thiếu xót trước đây cân sai

về trọng lượng

Bổ sung thêm mục tiêu trộn trộn soup

Trang 14

+ Trộn soup, đóng gói soup rau công suất 21.423,35 tấn sản phẩm/năm

IV Quy trình sản xuất

- Tại cơ sở 1

+ Quy trình sản xuất mì ăn liền:

Nguyên liệu → Nhào trộn → Cán, tạo sợi →Hấp chín →Dịch

phun → Cắt, bỏ → Chiên → Làm nguội →Đóng gói → Đóng

thùng

+ Quy trình sản xuất gói dầu:

Nguyên liệu → Sơ chế lần 1 → Sơ chế lần 2 → Nấu dầu (cùng với dầu tinh luyện) → Làm nguội → Đóng gói → Lưu kho

+ Quy trình sản xuất Ekitai (súp sệt):

Nguyên liệu → Sơ chế lần 1 → Sơ chế lần 2 → Nấu Ekitai (cùng với dầu tinh luyện) → Làm nguội → Đóng gói → Lưu kho

Do thay đổi sản phẩm của Công ty

- Tại cơ sở 2

Trang 15

* Quy trình sản xuất phở ăn liền: Gạo → Tách màu, lau bóng →

Ngâm nước → Tách nước →Xay, lọc →Phối trộn →Tráng hấp

→ Sấy sơ bộ → Ủ lạnh → Cắt sợi → Bỏ khuôn, sấy định hình

→ Đóng gói → Đóng thùng → Nhập kho

* Quy trình sản xuất bún ăn liền: Gạo → Tách màu, lau bóng →

Ngâm nước → Tách nước →Xay, lọc →Phối trộn → Tách nước

→ Trộn khô → Trộn hơi → Đùn thô, đùn tinh → Hấp → Ủ lạnh

→ Lội nước →Cắt sợi → Bỏ khuôn, sấy định hình → Đóng gói

→ Đóng thùng → Nhập kho

* Quy trình đóng gói soup, rau

Bột soup, rau sấy được kiểm tra, bảo quản, xử lý cùng vật liệu

đóng gói → Đóng gói → Kiểm tra → Đóng bao → Bỏ vào rổ,

thùng → Chất pallet → Lưu kho

* Quy trình sản xuất phở ăn liền: Gạo → Tách màu, lau bóng → Ngâm nước → Tách nước →Xay,lọc

→Phối trộn →Tráng hấp → Sấy sơ bộ → Ủ lạnh

→ Cắt sợi → Bỏ khuôn, sấy định hình → Đóng gói

* Quy trình đóng gói rau:

Rau sấy được kiểm tra, bảo quản, xử lý cùng vật liệu đóng gói → Đóng gói → Kiểm tra → Đóng bao → Bỏ vào rổ, thùng → Chất pallet → Lưu kho

* Quy trình đóng gói trộn soup:

Nguyên liệu → Cân định lượng → Trộn → Chuyển ra bồn chứa → Đóng gói→ Kiểm tra → Đóng bao → Bỏ vào rổ, thùng → Chất pallet → Lưu kho

V Các hạng mục công trình BVMT

1 Tại cơ sở 1

Trang 16

- Nước thải: Đầu tư xây dựng 01 hệ thống xử lý nước thải công

suất 150 m3/ngày.đêm bằng phương pháp hoá học kết hợp sinh

học:

Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt → Song chắn rác →

Tách rác tinh → Bể tách dầu → Bể điều hoà → Bể trộn → Bể

trung hoà pH → Bể kỵ khí kết hợp thiếu khí → Bể sinh học tiếp

xúc hiếu khí → Bể lọc màng MBR → Bể keo tụ → bể lắng keo

tụ → Bể khử trùng → Nước thải thoát ra hệ thống thoát nước

chung của KCN

Giữ nguyên không đổi;

- Khí thải: Đầu tư 01 hệ thống xử lý khí thải từ quá trình đốt nguyên

liệu tại lò hơi: Khí thải và bụi → Cyclon thu bụi →Bể hấp thụ

bằng NaOH→ Ống thoát khí → Khí thải ra ngoài môi trường

Dỡ bỏ hệ thống xử lý thay thế bằng lò hơi đốt dầu

DO Lắp đặt 05 hệ thống thu mùi, khí thải từ lò nấu dầu, Ekitai

Mùi, khí thải → Chụp hút → Bộ lọc mùi, tách dầu

→ Quạt hút → Ống thoát khí → Môi trường

Thay đổi công nghệ lò hơi

- Chất thải: + Kho lưu giữ chất thải rắn thông thường: 10 m2

+ Kho lưu giữ chất thải nguy hại: 60 m2

2 Tại cơ sở 2:

- Nước thải

- Module 1: Nước thải có công suất 500 m3/ngày.đêm: Nước thải

có nồng độ ô nhiễm thấp và nước thải sinh hoạt → Hầm bơm →

Tách rác tinh → Bể điều hoà (Nước thải có chứa bột gạo → Bể

Giữ nguyên không đổi Hiện nay đang hoạt động tại

module 1 và chưa hoạt động module 2

Trang 17

khử Clo → Bể lắng bột gạo) → Bể UASB → Bể thiếu khí

(Anoxic) → Bể sinh học tiếp xúc hiếu khí → Bể lắng → Nước

thải sau xử lý

- Module 2 (dự kiến năm 2024): Cải tạo hệ thống hiện tại, cụ thể

sẽ xây thêm 01 bể UASB, 01 bể anoxic, 01 bể sinh học hiếu khí

tiếp xúc và 01 bể lắng nhằm nâng công suất hệ thống hiện tại lên

công suất 800 m3/ngày.đêm: Nước thải có nồng độ ô nhiễm thấp

và nước thải sinh hoạt → Hầm bơm → Tách rác tinh → Bể điều

hoà (Nước thải có chứa bột gạo → Bể khử Clo → Bể lắng bột

gạo) → Bể UASB → Bể thiếu khí (Anoxic) → Bể sinh học tiếp

xúc hiếu khí → Bể lắng → Nước thải sau xử lý

Tuy nhiên, hiện tại chưa có kế hoạch cải tạo hệ thống hiện tại lên công suất 800

m3/ngày.đêm, dự kiến thời gian cải tạo khoảng năm 2028

- Khí thải: Đầu tư 01 hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi đốt than

bằng cyclone và tháp xử lý (sử dụng NaOH): Bụi, khí thải →

Cyclone → Tháp xử lý → Quạt hút → Ống thoát khí → Môi

trường

Giữ nguyên không đổi

- Chất thải: + Kho lưu giữ chất thải rắn thông thường: 69 m2

+ Kho lưu giữ chất thải nguy hại: 16 m2

+ Kho lưu giữ chất thải rắn thông thường: 80 m2 + Kho lưu giữ chất thải nguy hại: 16 m2

Bổ sung thêm 01 khu vực lưu giữ CTR công nghiệp thông thường

V Quan trắc định kỳ

- Quan trắc định kỳ 03 tháng/lần Không thực hiện quan trắc định kỳ Do Luật Bảo vệ môi trường

thay đổi

Trang 18

Chương 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1.1 Tên chủ cơ sở

NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỰC PHẨM

- Mã số thuế: 0300808687-006

- Địa chỉ văn phòng: KCN Tiên Sơn, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

- Người đứng đầu chi nhánh: + Ông: Phạm Quốc Hùng

+ Chức vụ: Giám đốc chi nhánh

+ Sinh ngày: 12/07/1980

+ Quốc tịch: Việt Nam

+ Loại giấy tờ pháp lý cá nhân: Thẻ căn cước công dân

+ Số giấy tờ pháp lý cá nhân: 001080031040

+ Nơi cấp: Cục Quản lý Hành chính về Trật tự Xã hội

+ Địa chỉ thường trú: 27D, ngõ 343 Đội Cấn, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam

- Địa chỉ liên lạc: 27D, ngõ 343 Đội Cấn, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam

- Email: acecookvietnam@vnn.vn

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh do phòng đăng ký kinh doanh

- Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh với mã số 0300808687-006 đăng ký lần đầu ngày ngày 07 tháng 03 năm 2008, đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 07 tháng 3 năm

2008 và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số 21212.000123 cấp lần đầu ngày 04 tháng 02 năm 2015, đăng ký thay đổi lần thứ 02 ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Ban Quản lý Các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh Dự án “Nhà máy sản xuất thực phẩm”

có mục tiêu như sau:

* Mục tiêu của Dự án:

- Sản xuất mì ăn liền;

- Sản xuất phở ăn liền;

- Sản xuất bún ăn liền;

- Thực hiện uỷ quyền của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam về việc:

+ Kinh doanh, phân phối các sản phẩm do Công ty cổ phần Acecook Việt Nam sản xuất (không sản xuất tại KCN Tiên Sơn)

+ Thực hiện quyền phân phối bán buôn mặt hàng với mã số HS 2202 trong biểu thuế xuất khẩu – nhập khẩu và Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành theo quy định của Bộ Tài chính (đã được cấp phép theo Giấy phép

Trang 19

kinh doanh số 412032000121-KD ngày 26/11/2008 của UBND thành phố Hồ Chí Minh)

1.2 Tên cơ sở

NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỰC PHẨM

1.2.1 Địa điểm thực hiện của cơ sở

- Địa điểm thực hiện cơ sở: Gồm 02 cơ sở

+ Cơ sở 1: Đường TS 15, KCN Tiên Sơn, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

+ Cơ sở 2: Đường TS7, KCN Tiên Sơn, phường Tương Giang, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Khoảng cách giữa cơ sở 1 và cơ sở 2 là 1,43 Km

Phía Đông giáp đường nội bộ TS 15 của KCN Tiên Sơn

Phía Tây giáp giáp nhà xưởng hiện có của Công ty cổ phần Tiến Hưng

Phía Nam giáp Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan)

Phía Bắc giáp đường TS3 của KCN Tiên Sơn

Bảng 1.1: Toạ độ định vị dự án tại cơ sở 1

Trang 20

Hình 1.1: Vị trí thực hiện tại cơ sở 1

Trang 21

* Cơ sở 2:

Tại cơ sở 2: Dự án “Nhà máy sản xuất thực phẩm” tại cơ sở 2 được thực hiện trên khu đất có tổng diện tích là 24.000 m2 thuộc KCN Tiên Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh Phần diện tích này được thuê lại từ Công ty TNHH Tín Thành theo hợp đồng số 79/HĐKT/2011 ký ngày 12/12/2011 thuê nhà xưởng và gia hạn thuê tiếp theo hợp đồng số 241/HĐKT/2020/AV-TT ký ngày 01/01/2020

*Vị trí tiếp giáp của dự án:

- Phía Đông: Giáp Công ty Bitland

- Phía Tây: Giáp Công ty TNHH Tín Thành

- Phía Bắc: Giáp cống thoát nước chung của khu công nghiệp và đường nội bộ Khu công nghiệp, trước các đơn vị là Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Công nghệ Niềm tin Việt, Công ty Cổ phần Bao bì Liksin Phương Bắc, Nhà máy gỗ nội thất Tiên Sơn

Phía Nam: Giáp đường nội bộ khu công nghiệp TS7, đối diện công ty Rạng Đông

Bảng 1.2: Toạ độ định vị dự án tại cơ sở 2

Trang 22

Hình 1.2: Vị trí thực hiện tại cơ sở 2

Trang 23

Hình 1.3: Khoảng cách giữa cơ sở 1 và cơ sở 2

Trang 24

1.2.2 Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt cơ sở

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Ban Quản lý Các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

- Cơ quan cấp các loại giấy phép liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:

Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh

1.2.3 Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần

* Cơ sở 1:

- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất mì ăn liền công suất 52.000 tấn sản phẩm/năm” số 64/QĐ- TNMT

do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh ký ngày 30 tháng 10 năm 2013;

- Giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất mì ăn liền công suất 52.000 tấn sản phẩm/năm” do Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 24/6/2014

1.2.4 Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định về pháp luật đầu tư công)

- Quy mô của dự án đầu tư phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật đầu

tư công: Dự án “Nhà máy sản xuất thực phẩm” của Chi nhánh Công ty cổ phần Acecook Việt Nam tại Bắc Ninh được thực hiện tại đường TS 15, KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh và đường TS7, KCN Tiên Sơn, phường Tương Giang, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh có tổng vốn đầu tư của dự án là: 375.500.000.000 VNĐ (ba trăm bảy mươi lăm tỷ năm trăm triệu đồng) tương đương 16.250.000 USD (mười sáu triệu hai trăm năm mươi nghìn USD) Do đó, dự án thuộc nhóm B (dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp có tổng mức đầu tư từ 60 -1.500 tỷ trở lên) theo quy định tại phụ lục I của Nghị định 40/2020/NĐ- CP ngày 06/4/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Đầu tư công

- Phân loại dự án theo tiêu chí của Luật Bảo vệ môi trường: Dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, Nghị

Trang 25

định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường Dự án có tiêu chí môi trường tương tự nhóm

II (quy định tại số thứ tự 2, phần I, phụ lục IV, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

+ Căn cứ theo số thứ tự 2, mục I phụ lục IV của Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, dự án thuộc nhóm II;

+ Căn cứ Khoản 1 Điều 39 của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 thì dự án thuộc đối tượng phải lập giấy phép môi trường;

+ Căn cứ mục a Khoản 3 Điều 41 của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 thì dự án thuộc đối tượng lập giấy phép môi trường do UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt

- Thời gian cấp giấy phép môi trường: 10 năm

1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

1.3.1 Công suất hoạt động của cơ sở

a Mục tiêu của dự án

* Căn cứ giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số 21212.000123 cấp lần đầu ngày 04 tháng 02 năm 2005, đăng ký thay đổi lần thứ 02 ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Ban Quản lý Các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh Dự án “Nhà máy sản xuất thực phẩm” có mục tiêu của 02 cơ sở như sau:

- Sản xuất mì ăn liền;

- Sản xuất phở ăn liền;

- Sản xuất bún ăn liền;

- Thực hiện uỷ quyền của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam về việc:

+ Kinh doanh, phân phối các sản phẩm do Công ty cổ phần Acecook Việt Nam sản xuất (không sản xuất tại KCN Tiên Sơn)

+ Thực hiện quyền phân phối bán buôn mặt hàng với mã số HS 2202 trong biểu thuế xuất khẩu - nhập khẩu và Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành theo quy định của Bộ Tài chính (đã được cấp phép theo Giấy phép kinh doanh số 412032000121-KD ngày 26/11/2008 của UBND thành phố Hồ Chí Minh)

Trang 26

+ Trộn soup, đóng gói soup rau công suất 21.423,35 tấn sản phẩm/năm

- Cụ thể quy mô sản xuất của nhà máy được thể hiện tại bảng 1.3 như sau:

Bảng 1.3: Quy mô sản xuất sản phẩm của dự án

TT Tên sản phẩm

Khối lượng

thiết kế (Ổn định) Sản

phẩm/năm

Tấn sản phẩm/năm gói/năm

Tấn sản phẩm/năm

I Tại cơ sở 1

2 Sản xuất Ekitai (súp sệt) - - 137.592.000 1.629

II Tại cơ sở 2

3 Sản xuất phở ăn liền 128.392.156 10.841 234.000.000 19.759

4 Sản xuất bún ăn liền 28.963.636 2.635 59.000.000 5.377

5 Trộn soup, đóng gói

- 21.423,35

1.3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở

1.3.2.1 Công nghệ sản xuất của cơ sở tại 02 địa điểm

a Tại cơ sở 1

Cơ sở 1 hiện nay đang dừng hoạt động sản xuất mì ăn liền Trong thời gian tới, Công ty có kế hoạch sản xuất gói dầu và Ekitai (súp sệt), là ngành phụ trợ cho sản phẩm phở ăn liền và bún ăn liền, mỳ ăn liền hoàn chỉnh Quy trình sản xuất như sau:

a.1 Quy trình sản xuất gói dầu

Nguyên liệu → Sơ chế lần 1 → Sơ chế lần 2 → Nấu dầu (cùng với dầu tinh luyện) → Làm nguội → Đóng gói → Lưu kho

Trang 27

Hình 1.4: Quy trình sản xuất gói dầu

Ghi chú:

: Khâu công nghệ

: Dòng thải

* Thuyết minh quy trình sản xuất gói dầu

Nguyên liệu chính của quá trình sản xuất gói dầu là muối sấy iot, củ tỏi tươi, dầu tinh luyện, ngò gai tươi, ớt nhỏ tươi, rau om tươi, nước mắm sau khi được nhập

từ các nhà cung cấp được lưu giữ tại kho nguyên liệu của nhà xưởng

Đầu tiên là các củ hành, củ tỏi, ớt nhỏ tươi, rau om sẽ được mang đi sơ chế lần 1: Sử dụng nước để làm sạch các nguyên liệu này và sau đó được để ráo nước tự nhiên Công đoạn này làm phát sinh nước thải chứa chất thải rắn lơ lửng

Tiếp đến là sơ chế lần 2: Các nguyên liệu sau khi được sơ chế lần 1 sẽ chuyển qua công đoạn thái, xay, cắt theo yêu cầu của sản phẩm Sau đó, sử dụng máy sàng

để sàng các nguyên liệu đạt tiêu chuẩn và loại bỏ các nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn Và tại công đoạn này có bổ sung gia vị nước mắm, để tẩm ướp gia vị Máy móc khi hoạt động được khép kín hoàn toàn nên không phát sinh bụi Công đoạn này làm phát sinh độ ồn

Bao bì đóng gói

Trang 28

Nấu dầu: Đầu tiên là dầu tinh luyện được sử dụng hơi bão hoà ở nhiệt độ khoảng 160oC Sau đó, được gia nhiệt lên 180oC sử dụng dầu truyền nhiệt (hệ thống chất lỏng và hệ thống hơi đưa lên nhiệt độ này) Tại đây, dầu tinh luyện, muối sấy iot

sẽ được nấu trong khoảng 1h để nấu thành dầu sệt Tại công đoạn sử dụng lò hơi bằng dầu DO, công nghệ khép kín, không có ngọn lửa trần để sử dụng gia nhiệt cho quá trình này Nước thải từ quá trình sử dụng lò hơi

Làm nguội: Dầu sau nấu được làm mát tự nhiên hoặc làm mát bằng nước tuần hoàn Nước tuần hoàn là nước giải nhiệt, không tiếp xúc trực tiếp với sản xuất, làm

hạ nhanh nhiệt độ của sản phẩm về khoảng nhiệt độ 30oC

Bán sản phẩm được mang đi đóng gói, kiểm tra và đóng kho thành phẩm Chờ chuyển qua cơ sở 2 để đóng sản phẩm hoàn chỉnh

* Các nguồn thải phát sinh từ quá trình sản xuất gói dầu

- Hơi dầu: Từ quá trình nấu dầu

- Nước thải: Phát sinh từ quá trình làm mát (làm mát dầu), nước thải từ quá trình sử dụng lò hơi;

- Chất thải rắn: Bao bì đóng gói nguyên liệu đầu vào, bao bì đóng gói sản phẩm, chi tiết lỗi hỏng không chứa thành phần nguy hại;

- Chất thải nguy hại: Bao bì cứng thải bằng kim loại

- Tiếng ồn từ hầu hết các công đoạn sản xuất của Nhà máy

Trang 29

a.2 Quy trình sản xuất Ekitai (súp sệt)

Nguyên liệu → Sơ chế lần 1 → Sơ chế lần 2 → Nấu Ekitai (cùng với dầu tinh luyện) → Làm nguội → Đóng gói → Lưu kho

Hình 1.5: Quy trình sản xuất gói Ekitai (súp sệt)

Ghi chú:

: Khâu công nghệ

: Dòng thải

* Thuyết minh quy trình sản xuất Ekitai (soup sệt)

Nguyên liệu chính của quá trình sản xuất Ekitai (súp sệt) là muối sấy, đường súp, bột ngọt, củ gừng tươi, củ hành tím tươi, củ tỏi tươi, dầu tinh luyện, dầu tinh luyện sau khi được nhập từ các nhà cung cấp được lưu giữ tại kho nguyên liệu của nhà xưởng

Đầu tiên là các củ hành, củ tỏi, gừng sẽ được mang đi sơ chế lần 1: Sử dụng nước để làm sạch các nguyên liệu này và sau đó được để ráo nước tự nhiên Công đoạn này làm phát sinh nước thải chứa chất thải rắn lơ lửng

Tiếp đến là sơ chế lần 2: Các nguyên liệu sau khi được sơ chế lần 1 sẽ chuyển qua công đoạn thái, xay, cắt theo yêu cầu của sản phẩm Sau đó, sử dụng máy sàng

Đóng gói

Lưu kho Bao bì đóng gói

Trang 30

để sàng các nguyên liệu đạt tiêu chuẩn và loại bỏ các nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn Máy móc khi hoạt động được khép kín hoàn toàn nên không phát sinh bụi Công đoạn này làm phát sinh độ ồn

Nấu Ekitai: Tại nhiệt độ 100oC cùng với dầu tinh luyện, muối sấy iot, đường súp sẽ được nấu trong khoảng 1h để nấu thành dầu sệt Tại công đoạn sử dụng hơi bão hoà từ lò hơi đốt bằng dầu DO để sử dụng gia nhiệt cho quá trình này Nước thải

từ quá trình sử dụng lò hơi

Làm nguội: Ekitai sau nấu được làm mát tự nhiên

Bán sản phẩm được mang đi đóng gói, kiểm tra và đóng kho thành phẩm Chờ chuyển qua cơ sở 2 để đóng sản phẩm hoàn chỉnh

* Các nguồn thải phát sinh từ quá trình sản xuất Ekitai (soup sệt)

- Hơi dầu từ quá trình nấu Ekitai

- Nước thải: Phát sinh từ quá trình sử dụng lò hơi;

- Chất thải rắn: Bao bì đóng gói nguyên liệu đầu vào, bao bì đóng gói sản phẩm, chi tiết lỗi hỏng không chứa thành phần nguy hại;

- Chất thải nguy hại: Bao bì cứng thải bằng kim loại

- Tiếng ồn từ hầu hết các công đoạn sản xuất của Nhà máy

b Tại cơ sở 2

b.1 Hiện hữu

Cơ sở 2 hiện nay đang hoạt động cho các sản phẩm là phở ăn liền, bún ăn liền

và đóng gói soup Quy trình sản xuất như sau:

b.1.1 Quy trình sản xuất phở ăn liền

Gạo → Tách màu, lau bóng → Ngâm nước → Tách nước →Xay,lọc →Phối trộn →Tráng hấp → Sấy sơ bộ → Ủ lạnh → Cắt sợi → Bỏ khuôn, sấy định hình → Đóng gói → Đóng thùng → Nhập kho

Trang 31

Hình 1.6: Quy trình sản xuất phở ăn liền

Ghi chú:

: Khâu công nghệ

: Dòng thải

Gạo Tách màu, lau bóng

Ngâm nước

Tách nước

Phối trộn Tráng hấp Sấy sơ bộ

Ủ lạnh

Cắt sợi

Bỏ khuôn, sấy định hình

Đóng gói

Đóng thùng

CTR

Nước thải, ồn Nước cấp

ồn, CTR

Hơi bão hoà

Phụ gia Guargum, tinh bột,

muối sấy

Phụ gia Hơi bão hoà

Hơi bão hoà

Bán thành phẩm (soup và Ekitai)

Lưu kho Thùng carton

Nhiệt

Nhiệt, ồn

Xay, lọc, ray Nước cấp

Ồn

Ồn

Trang 32

* Thuyết minh quy trình sản xuất phở ăn liền

Nguyên liệu chính của quá trình sản xuất phở ăn liền là gạo, tinh bột, phụ gia, muối sấy, gia vị dầu, bột soup sau khi được nhập từ các nhà cung cấp hoặc sản xuất tại cơ sở 1 được lưu giữ tại kho nguyên liệu của nhà xưởng

- Đầu tiên là gạo tẻ cần lựa chọn gạo tẻ loại tốt đảm bảo các yêu cầu sau: Gạo

tẻ ngon, không bị mốc, không có sâu, mọt, ít tạp chất

- Trước khi đưa vào sản xuất, gạo đưa vào silo cân theo trọng lượng Gạo cần phải tách màu, lau bóng tức là được sàng sẩy để loại bớt một phần tạp chất nhẹ và cát sỏi Sau khi làm sạch, nguyên liệu (gạo) phải không còn lẫn tạp chất nhất là kim loại,

đá sỏi, vỏ trấu…Công đoạn này làm phát sinh CTR

- Ngâm nước: Gạo sau khi làm sạch được ngâm trong nước sạch trong khoảng

2 giờ Sau giai đoạn này, gạo sẽ được làm mềm nhờ hút được một lượng nước nhất định để khi xay bột sẽ mịn và dẻo hơn Cần phải dùng đủ lượng nước để ngâm ngập toàn bộ khối gạo

- Tách nước: Gạo sau khi ngâm nước được chuyển vào bồn tách nước để tách toàn bộ nước ngâm Công đoạn này làm phát sinh nước thải

- Xay, lọc, ray:Quá trình xay được thực hiện bằng máy, xay cho đến khi gạo mịn và tạo thành dịch bột trắng Gạo được nghiền cùng với lượng nước vừa đủ qua lưới lọc, tạo thành dạng bột mịn, làm cho bột dễ tạo hình, chóng chín và tăng độ dai cho sợi phở sau này Sau đó được mang đi ray để loại bỏ bã lọc Dịch gạo được thu hồi để chuyển đến công đoạn tiếp theo

- Phối trộn: Tại công đoạn này bổ sung phụ gia Guargum, tinh bột, muối sấy, (phụ gia Guargum, tinh bột, muối sấy, gia vị dầu, bột soup đã được phối trộn đồng nhất và định lượng) phối trộn với bột mịn để tạo thành 01 dung dịch đồng nhất Và sau đó chuyển qua công đoạn tráng hấp

- Tráng hấp: Quá trình này cần sử dụng hơi bão hòa và được thực hiện hoàn toàn bằng máy tự động nhằm hình thành tấm với độ dày và chất lượng theo đúng tiêu chuẩn của sản phẩm Và được hấp ở trong tủ hấp ở nhiệt độ khoảng 100oC, hấp trong khoảng từ 150s đến 200s

- Sấy sơ bộ: Tại công đoạn này ở nhiệt độ khoảng 60-80oC (sử dụng hơi bão hoà) trong khoảng thời gian từ 12 đến 14 phút, gồm 06 tầng lưới sấy, tấm phở sẽ được

di chuyển qua các lưới sấy sẽ làm giảm một phần độ ẩm của tấm phở tạo thuận lợi cho quá trình ủ lạnh tiếp theo

- Ủ lạnh: Sau khi sấy sơ bộ để đạt được độ ẩm theo quy định, sản phẩm được qua công đoạn ủ lạnh ở nhiệt độ 0-2oC, trong khoảng 75-80 phút, có bổ sung phụ gia

Trang 33

nhằm giảm độ dính, tăng cường cơ tính (lá bột đạt được độ dai nhất định, dễ tách lá, giúp dễ dàng cắt sợi, sợi tơi sau cắt và dễ bỏ khuôn)

- Cắt sợi: Cắt định dạng sợi với kích thước bản sợi và chiều dài sợi theo qui định, sau đó sản phẩm được dịnh lượng và định hình theo tiêu chuẩn quy định

- Bỏ khuôn, sấy định hình: Định hình vắt và sấy khô vắt phở ở nhiệt độ

81-108oC, trong khoảng 27-35 phút theo đúng tiêu chuẩn, thuận lợi cho quá trình bảo quản và đóng gói

- Kiểm tra và đóng gói: Công đoạn dò kim loại được thực hiện nhằm kiểm soát đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các sản phẩm khi qua máy dò kim loại sẽ được phát hiện và loại bỏ (chuẩn mẫu kim loại đạt tiêu chuẩn cho phép) Với công đoạn đóng gói tự động thông qua các cảm biến về số lượng và chất lượng sản phẩm Sau

đó, tủy theo sản phẩm bỏ các gói gia vị (soup sệt và dầu) … theo đúng chủng loại Cho vắt phở và bán thành phẩm vào vật liệu bao gói theo đúng tiêu chuẩn

- Đóng thùng, lưu kho: Hoàn chỉnh sản phẩm cuối cùng, bảo quản và bảo đảm chất lượng sản phẩm ổn định trong thời hạn sử dụng

- Trong khoảng 22-24h, Công ty sẽ tiến hành vệ sinh máy móc/lần

* Các nguồn thải phát sinh từ quá trình sản xuất phở ăn liền

- Nước thải: Phát sinh từ quá trình sử dụng lò hơi, tách nước, vệ sinh nhà xưởng máy móc;

- Bụi, khí thải: Từ quá trình sử dụng lò hơi bằng than

- Chất thải rắn: Bao bì đóng gói nguyên liệu đầu vào, bao bì đóng gói sản phẩm, chi tiết lỗi hỏng không chứa thành phần nguy hại, than đá thải bỏ;

- Chất thải nguy hại: Bao bì cứng thải bằng kim loại

- Tiếng ồn từ hầu hết các công đoạn sản xuất của Nhà máy

b.1.2 Quy trình sản xuất bún ăn liền

Gạo → Tách màu, lau bóng → Ngâm nước → Tạo dịch, lọc dịch →Tank lọc

→Phối trộn → Tách nước → Trộn khô → Trộn hơi → Đùn thô, đùn tinh → Hấp →

Ủ lạnh → Lội nước →Cắt sợi → Bỏ khuôn, sấy định hình → Đóng gói → Đóng thùng → Nhập kho

Trang 34

Hình 1.7: Quy trình sản xuất bún ăn liền

Ghi chú:

: Khâu công nghệ

: Dòng thải

Gạo Tách màu, lau bóng Ngâm nước Tạo dịch, lọc dịch

Phối trộn Trộn khô Trộn hơi Đùn thô, đùn tinh

CTR

Nước thải, ồn Nước cấp

Tank lọc

Ồn

Phụ gia

Hấp Hơi bão hoà

Ủ lạnh Lội nước Cắt sợi

Bỏ khuôn, sấy định hình Hơi bão hoà

Đóng gói Đóng thùng Lưu kho

Bán thành phẩm Bìa carton

Nhiệt Nhiệt Nước thải

Ồn

Ồn, nhiệt Nước cấp

Nước cấp

Trang 35

* Thuyết minh quy trình sản xuất bún ăn liền

Nguyên liệu chính của quá trình sản xuất bún ăn liền là gạo, tinh bột, phụ gia, muối sấy, gia vị dầu, bột soup sau khi được nhập từ các nhà cung cấp hoặc sản xuất tại cơ sở 1 được lưu giữ tại kho nguyên liệu của nhà xưởng

- Đầu tiên là gạo tẻ cần lựa chọn gạo tẻ loại tốt đảm bảo các yêu cầu sau: Gạo

tẻ ngon, không bị mốc, không có sâu, mọt, ít tạp chất

- Trước khi đưa vào sản xuất, gạo đưa vào silo cân theo trọng lượng Gạo cần phải tách màu, lau bóng tức là được sàng sẩy để loại bớt một phần tạp chất nhẹ và cát sỏi Sau khi làm sạch, nguyên liệu (gạo) phải không còn lẫn tạp chất nhất là kim loại,

đá sỏi, vỏ trấu…Công đoạn này làm phát sinh CTR

- Ngâm nước: Gạo sau khi làm sạch được ngâm trong nước sạch trong khoảng

2 giờ Sau giai đoạn này, gạo sẽ được làm mềm nhờ hút được một lượng nước nhất định để khi xay bột sẽ mịn và dẻo hơn Cần phải dùng đủ lượng nước để ngâm ngập toàn bộ khối gạo

- Tạo dịch, lọc dịch: Gạo được mang đi xay lọc để tạo dịch gạo

- Tank lọc: Loại bỏ nước và lấy phần bột gạo Công đoạn này làm phát sinh nước thải

- Trộn khô: Bột gạo phối trộn với phụ gia theo đúng công thức quy định trong khoảng 4 phút

-Trộn hơi: Quá trình này cần sử dụng hơi bão hòa từ 80- 95oC, trong khoảng 2 phút và được thực hiện hoàn toàn bằng máy tự động nhằm làm chín bột

- Đùn thô, đùn tinh: Bột dưới tác dụng của lực ép trong đầu đùn thô tạo 2 đường dây bún và đùn tinh tạo thành sợi bún dưới tác dụng nhiệt do ma sát, khối bột được làm chín thêm một phần

- Hấp: Sợi bún vào tủ hấp, dưới tác dụng trực tiếp của hơi nóng bão hòa từ 72-80oC, trong 20 phút, bún được làm chín lần cuối cùng

- Ủ lạnh: Không khí lạnh thổi đều trong tủ, ủ từ 18-20oC, trong khoảng 75 phút, tiếp xúc với bề mặt sợi giúp làm se chắc thuận lợi cho quá trình tiếp theo

- Lội nước: Sợi bún được chạy qua bể nước nhằm làm các sợi tinh bột sắp xếp lại và ổn định tính chất tạo sợi của chúng, điều này giúp cho sợi bún được dai hơn, khoảng 9 tiếng sẽ thay nước/lần, mỗi lần thay khoảng 4 m3

- Cắt sợi: Cắt dây bún thành sợi có chiều dài theo đúng tiêu chuẩn

- Bỏ khuôn, sấy định hình: Định hình vắt và sấy khô vắt phở ở 76-77oC, ở nhiệt độ 30-35 phút theo đúng tiêu chuẩn, thuận lợi cho quá trình bảo quản và đóng gói

Trang 36

- Kiểm tra, đóng gói: Công đoạn dò kim loại được thực hiện nhằm kiểm soát đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các sản phẩm khi qua máy dò kim loại sẽ được phát hiện và loại bỏ (chuẩn mẫu kim loại đạt tiêu chuẩn cho phép) Với công đoạn đóng gói tự động thông qua các cảm biến về số lượng và chất lượng sản phẩm Sau

đó, tủy theo sản phẩm bỏ các gói gia vị… theo đúng chủng loại Cho vắt bún và bán thành phẩm vào vật liệu bao gói theo đúng tiêu chuẩn

- Đóng thùng, lưu kho: Hoàn chỉnh sản phẩm cuối cùng, bảo quản và bảo đảm chất lượng sản phẩm ổn định trong thời hạn sử dụng

- Trong khoảng 22-24h, Công ty sẽ tiến hành vệ sinh máy móc/lần

* Các nguồn thải phát sinh từ quá trình sản xuất bún ăn liền

- Nước thải: Phát sinh từ quá trình sử dụng lò hơi, tank lọc, lội nước, vệ sinh máy móc nhà xưởng;

- Bụi, khí thải: Từ quá trình sử dụng lò hơi bằng than

- Chất thải rắn: Bao bì đóng gói nguyên liệu đầu vào, bao bì đóng gói sản phẩm, chi tiết lỗi hỏng không chứa thành phần nguy hại, than đá thải bỏ;

- Chất thải nguy hại: Bao bì cứng thải bằng kim loại

- Tiếng ồn từ hầu hết các công đoạn sản xuất của Nhà máy

b.1.3 Quy trình đóng gói soup

Bột soup sấy được kiểm tra, bảo quản, xử lý cùng vật liệu đóng gói → Đóng gói → Kiểm tra → Đóng bao → Bỏ vào rổ, thùng → Chất pallet → Lưu kho

Trang 37

Hình 1.8: Quy trình đóng gói soup

Ghi chú:

: Khâu công nghệ

: Dòng thải

* Thuyết minh quy trình đóng gói soup

Bột soup đã được sơ chế tại thành phố Hồ Chí Minh và nhà cung cấp được chuyển về Công ty để thực hiện đóng gói

Các nguyên liệu được kiểm tra ngoại quan nhằm loại ra các bao soup có trạng thái bên ngoài không đạt như lớp bao PE bị rách, thủng hoặc bẩn hoặc loại ra các bao có trạng thái bên trong bất thường như soup vón cục, bị ẩm ướt,…

Sau khi kiểm tra, các nguyên liệu được bảo quản riêng theo loại, phân lô theo từng khu vực và có nhãn truy xuất thông tin nguồn gốc

Trước khi đưa vào khu vực đóng gói, bao chứa soup bột được xử lý sơ bộ để tránh nguy cơ nhiễm chéo bằng cách cắt bỏ dây cột, loại bỏ lớp bao bì ngoài và chứa đựng bằng vật chứa phù hợp và đưa vào khu vực đóng gói

CTR

Xử lý Đóng gói Kiểm tra Đóng bao

Bỏ vào rổ, thùng Chất pallet Lưu kho

CTR

CTR

Trang 38

Đóng gói phải đúng loại theo ký hiệu sản phẩm, đúng quy cách đóng gói; môi trường phòng đóng gói

Sản phẩm sau khi đóng gói được kiểm tra chất lượng về đường ép, trọng lượng gói và độ sắc của vết cắt và kiểm tra bằng máy rà kim loại Sử dụng phương pháp này nhằm kiểm tra xem thành phần soup có dư thừa kim loại hay không, nếu có sẽ phải hủy và không được tiêu thụ

Soup sau đóng gói được đóng bao, dán nhãn theo quy định và thực hiện bỏ vào rổ hoặc thùng theo từng nơi quy định, sau đó chất vào pallet, lưu kho và sử dụng

Hàng ngày sẽ tiến hành vệ sinh máy móc, làm phát sinh nước thải

* Các nguồn thải phát sinh từ quá trình đóng gói soup

- Nước thải: Phát sinh từ quá trình vệ sinh nhà xưởng

- Chất thải rắn: Bao bì đóng gói nguyên liệu đầu vào, bao bì đóng gói sản phẩm, chi tiết lỗi hỏng không chứa thành phần nguy hại;

- Tiếng ồn từ hầu hết các công đoạn sản xuất của Nhà máy

b.2 Ổn định

Tại giai đoạn ổn định, Công ty tiếp tục sản xuất các sản phẩm với quy trình sản xuất như trên và bổ sung một số quy trình sản xuất như sau:

Trang 39

* Thuyết minh quy trình trộn soup

Nguyên liệu đầu vào gồm có: Soup, bột ngọt, phụ gia sẽ được công ty nhập

về Sau đó đưa vào cân định lượng, sau đưa qua bộ phận máy trộn để trộn đều và chuyển ra bồn chứa chờ đóng gói

Trước khi đưa vào khu vực đóng gói, bao chứa soup bột được xử lý sơ bộ để tránh nguy cơ nhiễm chéo bằng cách cắt bỏ dây cột, loại bỏ lớp bao bì ngoài và chứa đựng bằng vật chứa phù hợp và đưa vào khu vực đóng gói

Bỏ vào rổ, thùng Chất pallet Lưu kho

CTR Nguyên liệu

Ồn

Trang 40

Đóng gói phải đúng loại theo ký hiệu sản phẩm, đúng quy cách đóng gói; môi trường phòng đóng gói

Sản phẩm sau khi đóng gói được kiểm tra chất lượng về đường ép, trọng lượng gói và độ sắc của vết cắt và kiểm tra bằng máy rà kim loại Sử dụng phương pháp này nhằm kiểm tra xem thành phần soup có dư thừa kim loại hay không, nếu có sẽ phải hủy và không được tiêu thụ

Soup sau đóng gói được đóng bao, dán nhãn theo quy định và thực hiện bỏ vào rổ hoặc thùng theo từng nơi quy định, sau đó chất vào pallet, lưu kho và sử dụng

Hàng ngày sẽ tiến hành vệ sinh máy móc, làm phát sinh nước thải

* Các nguồn thải phát sinh từ quá trình trộn soup

- Nước thải: Phát sinh từ quá trình vệ sinh nhà xưởng

- Chất thải rắn: Bao bì đóng gói nguyên liệu đầu vào, bao bì đóng gói sản phẩm, chi tiết lỗi hỏng không chứa thành phần nguy hại;

- Tiếng ồn từ hầu hết các công đoạn sản xuất của Nhà máy

b.2 Quy trình đóng gói rau

Rau sấy được kiểm tra, bảo quản, xử lý cùng vật liệu đóng gói → Đóng gói → Kiểm tra → Đóng bao → Bỏ vào rổ, thùng → Chất pallet → Lưu kho

Ngày đăng: 11/11/2024, 14:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN