Cơ sở pháp lý: o Điều 4, 48 Luật Đất đai 2013 o Điều 19 Luật Quy hoạch 2017 o Điều 54 Hiến pháp 2013 Thứ nhất, việc công khai, minh bạch thể hiện tính dân chủ bảo đảm quyền và lợi ích ch
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI KHOA PHÁP LUẬT KINH TẾ
- -BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT ĐẤT ĐAI
Đề bài: “Anh/chị hãy chỉ rõ mục đích, ý nghĩa của vấn đề minh bạch và công khai
hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất? Pháp luật đất đai hiện hành có nhiều quy định thể hiện những yêu cầu cụ thể về công khai, minh bạch trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tuy nhiên trên thực tế thực hiện chưa nghiêm túc và chưa hiệu quả vấn đề này”.
NHÓM 1 – LỚP 4617 LỚP TL: N01.TL1
Hà Nội, tháng 4 năm 2023
Trang 2BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ
THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
Ngày / 4 / 2023 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhóm số: 01 Lớp: N01.TL1
Khoa Luật Kinh tế Khóa 46
Tổng số sinh viên của nhóm: 11
+ Có mặt: 11
+ Vắng mặt: 0 Có lý do:……… Không có lý do………
Tên bài tập: Bài tập nhóm Môn học: Luật Đất đai
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng thành viên trong quá trìnhlàm bài tập nhóm
ĐÁNH GIÁ CỦA SV
SV KÝ TÊN
ĐÁNH GIÁ CỦA GV
1 433239 Bùi Thái Bảo
2 433249 Nguyễn Minhh Quang
8 461706 Nguyễn Lê Thục Anh
9 461707 Nguyễn Thị Lan Anh
10 461708 Nguyễn Thị Phương Anh
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3
A MỞ ĐẦU 4
B NỘI DUNG 4
I Phân tích về mục đích, ý nghĩa của vấn đề minh bạch và công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 4
1 Khái quát cơ bản về vấn đề vấn đề công khai, minh bạch, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 4
2 Mục đích, ý nghĩa của việc minh bạch và công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 6
3 Biểu hiện của sự minh bạch và công khai trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 8
II Thực trạng về việc thực hiện các quy định này trên thực tế 12
III Phương hướng và giải pháp nhằm giúp việc thực hiện các quy định này trên thực tế được nghiêm túc, hiệu quả 19
C KẾT LUẬN 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
PHỤ LỤC 22
2
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
3
Trang 5A MỞ ĐẦU
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho conngười, có vai trò to lớn trong quá trình tồn tại và phát triển của cả nhân loại Mỗiquốc gia trên thế giới đều xây dựng cho mình hệ thống pháp luật riêng về đấtđai Đặc biệt, vấn đề liên quan đến tính minh bạch, công khai trong quy hoạch, sửdụng đất được coi là một trong những vấn đề cơ sở nền tảng trong việc quản lý và
sử dụng đất đai Đây luôn là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của xã hội vì nó cóảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất Nhận thứcđược vấn đề trên, nhóm chúng em xin phép tìm hiểu và phân tích làm rõ đề bài số
1: “Anh/chị hãy chỉ rõ mục đích, ý nghĩa của vấn đề minh bạch và công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất? Pháp luật đất đai hiện hành có nhiều quy định thể hiện những yêu cầu cụ thể về công khai, minh bạch trong quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất, tuy nhiên trên thực tế thực hiện chưa nghiêm túc và chưa hiệu quả vấn đề này.”
o Điều 3, 35, 37 Luật Đất đai 2013
a Khái niệm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013: “Quy hoạch sử dụng đất là việcphân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu pháttriển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổikhí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vựcđối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xácđịnh”
4
Trang 6Theo khoản 3 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013: “Kế hoạch sử dụng đất là việcphân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sửdụng đất.”
Quy hoạch và kế hoạch đất có ý nghĩa to lớn trong công tác quản lí và sửdụng đất Pháp luật điều chỉnh hoạt động quy hoạch và kế hoạch đất đai, quy địnhtrách nhiệm của mỗi CQNN, mỗi ngành, mỗi đơn vị trong xây dựng quy hoạch, kếhoạch hóa sử dụng đất đồng thời đảm bảo cho các quy hoạch và kế hoạch đó cóhiệu lực pháp luật trong thực tế
b Định nghĩa về công khai, minh bạch quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước, công khai, minh bạch đượchiểu là các thông tin phù hợp, tin cậy, kịp thời về các hoạt động của chính phủ vàcác cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước phải có sẵn, dễ tiếp cận cho côngdân, tổ chức, đặc biệt là những người chịu ảnh hưởng bởi các quyết định đó Khôngchỉ vậy, những thông tin đã nêu được công khai một cách đầy đủ, dưới những dạngthể thức dễ hiểu, trên các phương tiện truyền thông, để mọi người có thể trực tiếp tiếpcận
Như vậy, công khai, minh bạch về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là mọi
thông tin liên quan đến quá trình xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đều được cung cấp đầy đủ, chính xác đến người dân và người dân có thể tham gia đóng góp ý kiến.
c Nguyên tắc về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Căn cứ theo Điều 35 Luật Đất đai 2013 sửa đổi bổ sung 20181 thì nguyên tắclập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định rõ ràng và yêu cầu việc lậpquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải tuân thủ các nguyên tắc này Khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tuân thủ các nguyêntắc này sẽ giúp việc khai thác và sử dụng đất trở nên hợp lí, cóhiệu quả hơn
d Thời kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1 Phụ lục 1
5
Trang 7Căn cứ vào Điều 37 Luật đất đai 2013 sửa đổi bổ sung năm 20182 quy định vềthời hạn của kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Quy định này nhằm khắc phụctình trạng giao đất cho thuê đất tràn lan, thường tập trung vào đầu kỳ của kỳ kếhoạch sử dụng đất và đầu nhiệm kỳ của hệ thống chính trị Buộc các CQNN, cácchủ đầu tư cân nhắc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả quỹ đất phù hợp với nguồn đầu
tư được huy động; tránh tình trạng bỏ hoang hóa, gây lãng phí về tài nguyên đất
2 Mục đích, ý nghĩa của việc minh bạch và công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Cơ sở pháp lý:
o Điều 4, 48 Luật Đất đai 2013
o Điều 19 Luật Quy hoạch 2017
o Điều 54 Hiến pháp 2013
Thứ nhất, việc công khai, minh bạch thể hiện tính dân chủ bảo đảm quyền và
lợi ích chính đáng của mọi người khi muốn tiếp cận đến nguồn thông tin cần thiết
về kế hoạch sử dụng đất như các điều kiện, khiếu nại thực hiện quy hoạch, thu hồi đất, giá trị bồi thường, tái định cư Công khai, minh bạch trong việc quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất sẽ giúp cho người dân được tham gia trực tiếp bàn bạc nhữngvấn đề liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình theo đúngquy định tại Điều 48 Luật Đất đai 2013 về công bố công khai quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất Theo Điều 4 Luật Đất đai 2013 có quy định về sở hữu đất đai thì đấtđai thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhấtquản lý, nhưng nhà nước đã trao quyền sử d ụng đất cho người sử dụng đất Vì vậyviệc Nhà nước quy hoạch sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến những lợi ích hợp pháp màngười sử dụng đất đã tạo ra trong quá trình sử dụng đất Đây là vấn đề liên quantrực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng đất nên họ cần phảiđược tham gia bàn bạc, đưa ra ý kiến, nguyện vọng thông qua đó bảo vệ quyền và
lợi ích chính đáng của mình Việc lấy ý kiến cộng đồng về quy hoạch được quy
định tại Khoản 3 Điều 19 Luật Quy hoạch 2017, được thực hiện bằng hình thức
2 Phụ lục 1
6
Trang 8đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch, niêm yết, trưngbày tại nơi công cộng, phát phiếu điều tra phỏng vấn, tổ chức hội nghị, hội thảo vàcác hình thức khác theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường,thị trấn Việc minh bạch và công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sẽ thúcđẩy nền kinh tế phát triển thông qua những giao dịch bất động sản, hạn chế rủi rocho các nhà đầu tư và ổn định giá trị thị trường khi các thông tin về vấn đề quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố công khai trên các trang thông tinđiện tử của cơ quan tổ chức lập quy hoạch.
Thứ hai, theo Khoản 1 Điều 54 Hiến pháp 2013 có quy định: “Đất đai là tài
nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản
lý theo pháp luật” Nh ư vậy, việc công khai, minh bạch vừa là đòi hỏi khách quan trong quá trình thực thi các quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vừa là cơ chế để kiểm soát hoạt động này Bởi tất cả nội dung, phạm vi,
giới hạn, trình tự, thủ tục, đều do pháp luật quy định Thực hiện công khai, minhbạch, dân chủ sẽ đảm bảo cho hoạt động này được diễn ra trong đúng khuôn khổpháp luật Việc công khai, minh bạch giúp ngăn chặn các hành vi vi phạm phápluật, lạm quyền hay tham nhũng trong các tổ chức, doanh nghiệp trên lĩnh vực đấtđai, xây dựng được môi trường minh bạch công khai, trung thực về các hoạt độngliên quan đến quyền lợi của mọi người về các vấn đề liên quan đến đất đai, thựchiện tốt các quy định của pháp luật, giúp người dân tin tưởng các hoạt động củacác cơ quan quản lý
Thứ ba, Công khai, minh bạch là một trong những giải pháp quan trọng để
phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực đất đai nói chung và quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất nói riêng Theo Điểm b, Khoản 3 Điều 48 Luật Đất đai 2013 về vấn đề
công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì việc công khai sẽ đượcthực hiện trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và về hình thức công bốquy hoạch thì sẽ phải được đăng tải thường xuyên, liên tục trên trang thông tin điện
tử của cơ quan tổ chức lập quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch theo quy định tạiĐiều 40 Luật quy hoạch 2017 Như vậy, thông qua việc công khai, minh bạch các
7
Trang 9quyết định của CQNN có thẩm quyền trong lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất, thìngười dân có thể tham gia tích cực, phát huy tính dân chủ, giám sát hoạt động củacác CQNN và tố cáo các hành vi tiêu cực, trái với quy định của pháp luật củanhững cán bộ, công chức trong quá trình thực thi quyền hạn của mình Từ đó đểkịp thời xử lý các hành vi vi phạm, ngăn chặn những hậu quả phát sinh không đáng
có, giải quyết các sai phạm trong việc quản lý đất đai, thực hiện sai kế hoạch, saimục đích, góp phần nâng cao trách nhiệm của các CQNN có thẩm quyền trongviệc giải quyết các vấn đề liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
3 Biểu hiện của sự minh bạch và công khai trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Cơ sở pháp lý:
o Điều 35, 43, 45 Luật Đất đai 2013
o Điều 19 Luật Quy hoạch 2017
o Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch số 35/2018/QH14
o Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
o Nghị định 148/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 43/2014/NĐ-CP
a Quy định của pháp luật đất đai quy định cụ thể nguyên tắc lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất phải có tính công khai, dân chủ.
Vấn đề đảm bảo công khai, minh bạch trong lập quy hoạch sử dụng đất đượcquy định cụ thể tại Khoản 6 Điều 35: Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất của Luật Đất đai 2013 quy định: “ Dân chủ và công khai”
Ngoài ra, Điều 43 Luật Đất đai năm 2013 có quy định cơ quan tổ chức lậpquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến đóng góp củanhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Quy định cụ thể về hình thức, nộidung, thời gian lấy ý kiến nhân dân; trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến của nhândân trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất đối với tất cả các cấp nhằm tăngcường hơn tính công khai, dân chủ
8
Trang 10Cụ thể, tại Khoản 6 Điều 35 Luật Đất đai năm 2013 được sửa đổi tại Khoản 1Điều 6 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch
số 35/2018/QH14 thì lập quy hoạch sử dụng đất phải thực hiện theo pháp luật vềquy hoạch, theo đó Điều 19 của Luật Quy hoạch 2017 đã quy định cụ thể việc lấy
ý kiến quy hoạch cấp quốc gia, cấp tỉnh và đất quốc phòng, an ninh, cơ quan lậpquy hoạch có trách nhiệm lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các cấpcủa địa phương liên quan và cơ quan, tổ chức cộng đồng, cá nhân khác có liênquan về quy hoạch, trừ quy hoạch ngành quốc gia thì do cơ quan tổ chức lập quyhoạch lấy ý kiến
Việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân được thực hiện bằng hình thức gửi
hồ sơ, tài liệu và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch
Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản
Việc lấy ý kiến cộng đồng về quy hoạch được thực hiện bằng hình thức đăngtải trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch, niêm yết, trưng bày tạinơi công cộng, phát phiếu điều tra phỏng vấn, tổ chức hội nghị, hội thảo và cáchình thức khác theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thịtrấn
Việc quy định như vậy đã tạo điều kiện để các chủ thể có điều kiện tiếp nhậnnhững thông tin về quyền sử dụng đất cần giao dịch một cách dễ dàng Theo đó,người dân sẽ được công bố toàn bộ quy trình lập, thẩm định và xét duyệt dự thảoquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Qua đó, người dân không chỉ được tiếp nhận cácthông tin liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà còn trực tiếp tham giađóng góp ý kiến xây dựng nên các bản quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Điều này
có tác động tích cực tới chất lượng của bản quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Có thể thấy, nguyên tắc công khai, minh bạch gắn liền và là cơ sở để triểnkhai các nguyên tắc cụ thể trong lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất được quyđịnh tại Luật Đất đai 2013 Đảm bảo các nguyên tắc lập kế hoạch, quy hoạch sửdụng đất phải quán triệt được các quan điểm chỉ đạo theo tinh thần Nghị quyết hộinghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa IX về đổi
9
Trang 11mới chính sách và pháp luật đất đai trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước
b Quy định của pháp luật về vấn đề công khai, minh bạch trong thẩm quyền quyết định, phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất
Công khai, minh bạch các quy định pháp luật về thẩm quyền trong quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất bao gồm các thông tin liên quan đến văn bản quy phạm phápluật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đặc biệt là các quy định liên quan đếnthẩm quyền của chính quyền các cấp trong hoạt động này Ngoài ra sự công khaiminh bạch còn thể hiện ở giai đoạn xây dựng các quy phạm liên quan đến quá trìnhquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, từ đó hạn chế được tình trạng nhũng nhiễu củacác cán bộ công quyền Công khai, minh bạch trong pháp luật về thẩm quyền quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất cung cấp căn cứ pháp lý cho các chủ thể đặc biệt là tổchức, cá nhân người dân tham gia giám sát toàn bộ quá tình quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất; cùng với đó cảnh báo hậu quả cho các hành vi vi phạm pháp luật vềquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tạo sức ép đối với đội ngũ cán bộ công chức,buộc họ phải giữ mình trong khuôn khổ pháp luật
Điều 45 Luật Đất đai 2013 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổsung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018 đã quy định rõthẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất: UBND cấp tỉnh phêduyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, UBND cấp huyện trình HĐND cùng cấpthông qua quy hoạch sử dụng đất cấp huyện trước khi trình UBND cấp tỉnh phêduyệt
Thẩm quyền quyết định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất Quốc hội quyết định
kế hoạch sử dụng đất quốc gia, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kê hoạch sử dụngquốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, UBNDcấp tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
Về thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất CQNN nào cóthẩm quyền quyết định, phê duyệt kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất của cấp nào thì
có thẩm quyền quyết định, phê duyệt điều chỉnh kể hoạch, quy hoạch sử dụng đất
10
Trang 12của cấp đó Kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất là căn cứ để các cơ quan, tổ chức, cánhân có thẩm quyền khai thác sử dụng đạt hiệu quả nhất nhằm phát triển kinh tế -
xã hội, quốc phòng, an ninh Vì vậy, việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đượcquy định cụ thể tại Điều 46 Luật đất đai năm 2013 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều
6 Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch năm2018
c Pháp luật đất đai quy định phải công bố công khai, rộng rãi quy hoạch tới người dân ở giai đoạn thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Điều 11 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai đượcsửa đổi bổ sung tại Khoản 9 Điều 11 Nghị định 148/2020/NĐ-CP quy định " BộTài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu sửdụng đất trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia, cấp tỉnh và giám sát cácđịa phương, các bộ, ngành trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất",việc giám sát và kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm đảm bảo việcthực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng các cấp, đápứng yêu cầu minh bạch, công khai trong việc thực hiện của các đơn vị đối với từngnội dung đã được phê duyệt, thể hiện rõ vai trò đại diện kiểm tra, giám sát của nhànước, hiện rõ tính dân chủ đại diện
Điều 48 Luật Đất đai 2013 có quy định theo đó, quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện sau khi được CQNN có thẩm quyền quyếtđịnh, phê duyệt phải được công bố công khai Không những thế mà còn có các quyđịnh về trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quyđịnh do Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công bố công khai quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia tại trụ sở cơ quan và trên cổng thông tinđiện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường; UBND các cấp có trách nhiệm công bốcông khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh tại trụ sở cơ quan và trên cổngthông tin điện tử của cấp tương ứng Điều đó cho thấy, trách nhiệm công khai đãđược quy định đối với từng chủ thể Có thể thấy, việc công bố công khai được tiếnhành không chỉ trên trụ sở cơ quan mà con phải còn trên cổng thông tin điện tử để
11
Trang 13người dân tiện theo dõi, các nhà đầu tư cũng dễ dàng tiếp cận Dựa vào bản quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất do các cơ quan chức năng công bố người dân có thểnắm bắt được những thông tin thửa đất mình quan tâm nhưng chúng nằm trong loạiđất phân bố cho nhu cầu gì, có thuộc diện bị thu hồi để thực hiện các dự án côngtrình nào không…Tuy nhiên, những thông tin này cần phải được công bố một cáchchính xác, kịp thời thì mới phát huy được quyền dân chủ của công dân, đồng thờihạn chế tiêu cực trong hoạt động quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Thời điểm, thời hạn công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theoquy định về việc công bố công khai được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từngày được CQNN có thẩm quyền quyết định, phê duyệt Không những thế mà cònquy định về việc công khai được thực hiện trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành về việc lấy ý kiến trong việccông bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được thực hiện bằng hìnhthức tổ chức hội nghị, lấy ý kiến trực tiếp Từ quy định này nhằm mục đích đảmbảo được người dân có thể nắm được các thông tin trong dự thảo quy hoạch sửdụng đất và đưa ra ý kiến của mình về việc dự thảo quy hoạch Vì vậy, cá nhân, tổchức có thể tìm hiểu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia cũng nhưcác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện tại địa phương mình tạitrụ sở các cơ quan có trách nhiệm công bố công khai nêu trên
Đây cũng là điểm mới so với Luật Đất đai năm 2003 Nếu Điều 28 Luật Đấtđai 2003 chỉ quy định trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất thuộc về UBND xã, phường, thị trấn; cơ quan quản lý đất đai các cấp thì LuậtĐất đai 2013 đã bổ sung điểm mới quy định về trách nhiệm công bố công khai quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường Điều này thể hiệntính bình đẳng và giúp cho người dân tiếp cận đầy đủ thông tin liên quan về quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất
Từ đó, không chỉ người dân có thể tiếp cận đầy đủ thông tin về quy hoạch đểbiết và thực hiện, mà các CQNN cũng thể hiện được sự công khai và minh bạch
12