1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo thực tập tốt nghiệp phân tích một số chỉ tiêu trong thực phẩm

42 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích một số chỉ tiêu trong thực phẩm
Tác giả Nguyễn Viết Hoàng Hà
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Phạm Hương Huyền, Phan Thị Phương Thảo
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học
Thể loại Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 2,37 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: THỰC TẬP QUẢN LÝ (9)
  • CHƯƠNG 1:..........................LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY (10)
    • 1.1. Lịch sử hình thành (10)
    • 1.2. Cụng ty TNHH TĩV SĩD VIỆT NAM (11)
    • 1.3. Cơ cấu tổ chức của Cụng ty TNHH TĩV SĩD VIỆT NAM (13)
    • 1.4. Quản lí nguồn nhân lực (13)
    • 1.5. Tình hình thuận lợi và khó khăn của công ty (13)
  • CHƯƠNG 2:....................................CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY (15)
    • 2.1. Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm (15)
    • 2.2. Kiểm định chất lượng sản phẩm (15)
    • 2.3. Dịch vụ kiểm định công nghiệp (15)
    • 2.4. Chuỗi dịch vụ gia tăng giá trị cho thực phẩm (16)
    • 2.5. Dịch vụ chứng nhận hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (16)
  • CHƯƠNG 3: NỘI QUY, AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY (18)
    • 3.1. Nội quy phòng thí nghiệm (18)
    • 3.2. Quy tắc an toàn (19)
      • 3.2.1. An toàn lao động (19)
      • 3.2.2. An toàn thiết bị (20)
    • 3.3. Cách sơ cứu chấn thương và ngộ độc PTN (21)
    • 3.4. Phòng cháy chữa cháy (22)
  • PHẦN 2: THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP (25)
  • CHƯƠNG 4:TỔNG QUAN (26)
    • 4.1. Xác định hàm lượng độ ẩm trong mẫu thực phẩm bằng phương pháp khối lượng (26)
    • 4.2. Xác định hàm lượng tro tổng trong mẫu bằng phương pháp khối lượng (26)
    • 4.3. Xác định tổng hàm lượng béo (lipid) trong thực phẩm bằng phương pháp khối lượng .......................................................................................................................17 CHƯƠNG 5:QUY TRÌNH PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRONG THỰC PHẨM (26)
      • 5.1.1. Nguyên tắc (0)
      • 5.1.2. Dụng cụ, thiết bị (0)
      • 5.1.3. Tiến hành thực hiện (0)
      • 5.1.4. Tính toán kết quả (0)
    • 5.2. Xác định hàm lượng tro tổng trong mẫu thực phẩm bằng phương pháp khối lượng (30)
      • 3.2.1. Nguyên tắc (31)
      • 3.2.2. Dụng cụ, thiết bị (0)
      • 3.2.3. Tiến hành thực hiện (0)
      • 3.2.4. Tính toán kết quả (0)
    • 5.3. Xác định tổng hàm lượng béo (lipid) trong thực phẩm bằng phương pháp khối lượng (31)
      • 5.3.1. Nguyên tắc (0)
      • 5.3.2. Hóa chất (0)
      • 5.3.3. Dụng cụ- thiết bị (0)
      • 5.3.4. Tiến hành thực hiện (0)
      • 5.3.5. Tính toán kết quả (0)
    • 5.4. Xác định hàm lượng protein trong thực phẩm bằng phương pháp Kjeldahl (35)
      • 5.4.1. Vai trò của protein (0)
      • 5.4.2. Nguyên tắc (0)
      • 5.4.3. Hóa chất (0)
      • 5.4.4. Dụng cụ- thiết bị (0)
      • 5.4.5. Thực nghiệm (0)
  • PHẦN 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ (40)
  • KẾT LUẬN (41)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (42)

Nội dung

Cột mốc kỷ niệm 150 năm ngày thành lập của tập đoàn TÜV SÜD đã đánh dấu cả một chặng đường dài xây dựng, phát triển và khẳng định được sự tin tưởng tuyệtđối của khách hàng đối với một tậ

SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY

Lịch sử hình thành

“TĩV SĩD: một thương hiệu gắn liền với chất lượng và an toàn Những con dấu chứng nhận và giấy chứng nhận của tập đoàn là công cụ tiếp thị tốt nhất cho khách hàng của công ty.

Với trụ sở chớnh đặt tại Munich, Đức và được thành lập vào năm 1866, TĩV SĩD là trong một đú trong những tổ chức dịch vụ kĩ thuật hàng đầu thế giới Ngày nay, tập đoàn với sự hiện diện của hơn 22.000 các chuyên gia và nhân viên, đã đang làm việc trên 800 chi nhánh lớn nhỏ trên toàn thế giới, đặc biệt là đạt doanh số 2.000 triệu Euro trong năm 2011 là những thành công đáng ghi nhận của cả tập đoàn trên con đường phát triển Tập thể các chuyên gia là những con người đam mê công nghệ và được truyền cảm hứng bởi khả năng kinh doanh của khách hàng.

Cột mốc kỷ niệm 150 năm ngày thành lập của tập đoàn TĩV SĩD đó đỏnh dấu cả một chặng đường dài xây dựng, phát triển và khẳng định được sự tin tưởng tuyệt đối của khách hàng đối với một tập đoàn đa quốc gia chuyên cung cấp các dịch vụ, các giải pháp trong lĩnh vực chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng kiểm định, thử nghiệm sản phẩm cũng như kiểm tra giám sát và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao.

Hình 1.1 Trụ sở Công Ty TUV SUD được đặt tại Singapore

Sơ lược về lịch sử hình thành:

Năm 1866, thành lập hiệp hội nồi hơi ở Mannheim, Đức với 21 thành viên ban đầu nhằm mục đích bảo vệ môi trường và tài sản tránh khỏi những cái nguy cơ gây hại tiềm ẩn từ những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật.

Năm 1910, lần đầu tiên kiểm tra kỹ thuật định kỳ cho xe cơ giới.

Năm 1926, giới thiệu giấy chứng nhận TĩV tại Đức.

Năm 1958, phát triển mạng lưới trung tâm kiểm tra xe cơ giới rộng khắp vùng Bavaria Những năm 1990, TĩV SĩD được thành lập từ sự kết hợp những tổ chức TĩV khỏc tại miền Nam nước Đức và mở rộng hệ thống kinh doanh tại khu vực Châu Á.

Năm 2006, mở rộng các hoạt động dịch vụ trong khối ASEAN bằng việc mua lại trụ sở tại Singapore – Cơ sở nhóm PSB.

Năm 2009, thành lập trung tõm kiểm định xe cơ giới TĩV TURK tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Từ đú đến nay, TĩV SĩD tiếp tục theo đuổi chiến lược quốc tế húa và đẩy mạnh phát triển.

Cụng ty TNHH TĩV SĩD VIỆT NAM

TĩV SĩD VIỆT NAM là một chi nhỏnh của tập đoàn TĩV SĩD chuyờn cung cấp các dịch vụ thử nghiệm, chứng nhận và thanh tra chuyên ngành về an toàn và chất lượng sản phẩm, hệ thống chứng nhận quản lý, đào tạo, dịch vụ kiểm toán và tư vấn kỹ thuật thụng qua cỏc cụng ty liờn quan của TĩV SĩD ở khu vực Chõu Á Thỏi Bỡnh Dương Cụng ty TNHH TĩV SĩD PSB VIỆT NAM lần đõu tiờn được thành lập vào thỏng 9 năm 2006 như là 1 văn phũng đại diện của TĩV SĩD ở khu vực Chõu Á Thỏi Bỡnh Dương TĩV SĩD VIỆT NAM hiện là nơi quy tụ đội ngũ gần 100 chuyờn gia, đánh giá viên trưởng, kỹ sư, kiểm định viên trưởng, kỹ sư và nhân viên văn phòng lâu năm trong ngành làm việc tại 2 thành phố lớn của cả nước: Hà Nội và trụ sở chính đặt tại TP Hồ Chí Minh.

Hỡnh 1.2 Ban lónh đạo TĩV SĩD cắt băng khỏnh thành khai trương phòng thử nghiệm Hardlines tại TP.HCM.

Thỏng 5-2010, TĩV SĩD khai trương phũng thớ nghiệm đầu tiờn tại Việt Nam cùng với đó là cơ sở vật chất hiện đại nhằm hỗ trợ, cung cấp giải pháp thử nghiệm, kiểm định phục vụ cho những doanh nghiệp xuất khẩu, dệt may, giày da và thực phẩm tại Việt Nam trong việc tuõn thủ cỏc quy định xuất nhập khẩu của thị trường quốc tế TĩV SĩD PSB Việt Nam là cơ quan đầu tiờn được phộp cấp giấy chứng nhận ở Việt Nam cú thể cung cấp TL9000 phiên bản 4.0 và ISO 27001: Dịch vụ chứng nhận năm 2005.

TĩV SĩD PSB là một cụng ty kiểm nghiệm và cấp chứng nhận được quốc tế công nhận, với hơn 40 năm kinh nghiệm cung cấp thử nghiệm, đánh giá hệ thống quản lý và dịch vụ chứng nhận Là một cơ quan kiểm tra được thành lập và công nhận, với chức năng báo cáo kiểm tra và chứng nhận nhãn hiệu sản phẩm đều được chấp nhận bởi các nhà sản xuất, người mua của bên thứ ba và các cơ quan chính phủ trên toàn thế giới. Đó là các cơ quan chứng nhận đầu tiên ở châu Á để giới thiệu ISO 9000 như là một cơ sở của hệ thống chứng nhận chất lượng và cũng là cơ quan chứng nhận châu Á đầu tiên cung cấp theo tiêu chuẩn ISO / TS 16949 chứng nhận tự động trong khu vực ASEA.

Quản lí nguồn nhân lực

Với đội ngũ hơn 100 chuyên gia và nhân viên đang làm việc tại Việt Nam, công ty tại thời điểm này đã sẵn sàng cho sự phát triển ấn tượng hơn nữa qua những chiến lược đầu tư dài hạn nhằm mang đến những gói dịch mới cũng như mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ hiện tại Trong một sự kiện nội bộ cùng nhân viên, ban lãnh đạo cấp cao chia sẻ, một trong những mục tiêu chính của công ty là không ngừng đưa ra những chương trình phát triển và đào tạo chuyên môn, kỹ năng và kiến thức cho đội ngũ nhân viên trên phương diện khu vực và toàn cầu.

Tình hình thuận lợi và khó khăn của công ty

TĩV SĩD VIỆT NAM sở hữu hệ thống phũng kiểm nghiệm với quy mụ rộng lớn, nơi luôn sẵn sàng giúp sản phẩm của các doanh nghiệp tuân thủ theo những tiêu chuẩn của địa phương và quốc tế về hóa tính và những chất lượng sản phẩm.

Với đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm và hệ thống phòng thử nghiệm phủ khắp toàn cầu, kết hợp với sự hiểu biết về chuỗi cung ứng quốc tế, giải pháp kĩ

Hình 1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty thuật sẽ mang đến cho khách hàng đảm bảo duy trì chất lượng cho tất cả các thị trường.

LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm

Với đội ngũ cán bộ, công nhân viên, kĩ thuật viên có nhiều năm trong nghề của TĩV SĩD VIỆT NAM sẵn sàng hỗ trợ cỏc doanh nghiệp cải tiến quy trỡnh, tối ưu hóa hệ thống thông qua việc áp dụng thành công các tiêu chuẩn quản lý quốc tế khác nhau:

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2001, ISO 13485, ISO/TS 16949, TL

− Tiêu chuẩn đánh giá mức độ trách nhiệm xã hội: SA8000, WRAP, OHSAS

− An toàn thực phẩm: HACCP, ISO 2200, BRC, IFC, GlobalGAP và GMP.

− Công nghệ thông tin: ISO 27000, ISO 20000, BC/DR.

− Môi trường: ISO 14001, ESC-CoC, cơ chế phát triển sạch CDM và dấu chứng nhận Carbon.

Kiểm định chất lượng sản phẩm

TĩV SĩD VIỆT NAM cung cấp chuỗi dịch vụ kiểm định sản phẩm tuõn theo cỏc tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu phù hợp kỹ thuật tùy theo từng đặc tính của mỗi quốc gia Những thế mạnh mà công ty thiên về bao gồm: softlines, thực phẩm và các dịch vụ kiểm định hóa học Ngoài ra, công ty còn kiêm luôn kiểm định một số mặc hàng cứng, thử nghiệm vật liệu xây dựng bao gồm: mặt dựng kính, tấm pin năng lượng mặt trời, dây cáp, dây dẫn điện, trang thiết bị điện tử, đồ gỗ nội thất…

Với hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại được đầu tư hàng triệu đôla cùng với đó là chứng nhận ISO 17025 - TĩV SĩD VIỆT NAM luụn đảm bảo tớnh an toàn và chất lượng của sản phẩm của các doanh nghiệp xuyên suốt từ khâu thiết kế đến phân phối sản phẩm Cộng với sự hỗ trợ của hệ thống các phòng thí nghiệm phủ khắp các khu vực TĩV SĩD VIỆT NAM là cầu nối vững chắc giỳp đỏp ứng nhu cầu kiểm định đa dạng của các doanh nghiệp Việt Nam từ các sản phẩm tiêu dùng, các sản phẩm trong ngành công nghệ xe hơi, công nghệ hóa chất, bao bì, đồ chơi và các trang thiết bị y tế, năng lượng tái tạo.

Dịch vụ kiểm định công nghiệp

Dịch vụ kiểm định cụng nghiệp TĩV SĩD VIỆT NAM mang đến mục tiờu hỗ trợ khách hàng đảm bảo, duy trì tính an toàn và chất lượng cho trang thiết bị công nghiệp và tại công trường Tập hợp đội ngũ chuyên gia, kiểm định viên trình độ cao trờn toàn khu vực Đụng Nam Á, TĩV SĩD VIỆT NAM giới thiệu đến khỏch hàng những gói dịch vụ kiểm định đa dạng bao gồm:

− Kiểm định độc lập TPI.

− Kiểm định trước và sau khi xuất hàng.

− Kiểm định độ ăn mòn của lớp sơn phủ.

− Kiểm tra không phá hủy cao cấp, kiểm tra định kỳ bồn chứa/ kho chứa xăng dầu, đường dẫn ống khí/ ống dầu.

− Kiểm định nhà máy, đánh giá chứng nhận phù hợp chất lượng công trường xây dựng nhà máy điện, dự án bất động sản và hỗ trợ kĩ thuật cho các dự án về năng lượng tái tạo.

Chuỗi dịch vụ gia tăng giá trị cho thực phẩm

Dịch vụ kiểm định thực phẩm của Cụng ty TNHH TĩV SĩD Việt Nam được tiến hành trên các phân tích hóa học, sinh học và vật lý nhằm phân tích thành phần và độ an toàn của sản phẩm.

Danh mục thực phẩm của TĩV SĩD VIỆT NAM kiểm định đa dạng từ thực phẩm tươi sống như thủy sản, thịt, rau củ, thịt gia cầm, trứng sữa đến các thực phẩm đã qua chế biến như cà phê, ngũ cốc, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh cũng như phụ gia thực phẩm hay thức ăn chăn nuôi.

Bằng cách xác định những chỉ tiêu về an toàn thực phẩm như: dư lượng thuốc thú y, hàm lượng kim loại nặng, dư lượng hormone, dư lượng thuốc kháng sinh, chất nhiễm bẩn, độc tố và thành phần phụ gia thực phẩm,… TĩV SĩD VIỆT NAM đó hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm, quản lý và nâng cao tính an toàn trong dây chuyền sản xuất cho đến khâu hoàn thiện sản phẩm, qua đó giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng quy mô, xâm nhập vào các thị trường trong khu vực cũng như thế giới một cách dễ dàng hơn.

Bờn cạnh đú, với cỏc dịch vụ kiểm định an toàn thực phẩm TĩV SĩD VIỆT NAM qua công tác lựa chọn mẫu sản phẩm ngẫu nhiên theo ý nghĩa thống kê phục vụ cho việc kiểm tra về mặt cảm quan bao gồm: nhãn mác, bao bì, đóng gói, sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tối đa trong việc giảm thiểu mối nguy hại trong hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu.

Dịch vụ chứng nhận hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm

Kết hợp với kiến thức chuyên môn, hiểu rõ các yêu cầu cũng như là các tiêu chuẩn quốc tế với những mối liên hệ chuyên ngành tại địa phương, chuyên gia đánh giỏ trưởng của TĩV SĩD VIỆT NAM với những biện phỏp tiếp cận mang tớnh chi tiết và tổng thể đảm bảo mang đến dịch vụ tốt nhất cho nhu cầu chứng nhận của doanh nghiệp tại Việt Nam.

Chứng nhận của TĩV SĩD VIỆT NAM được cụng nhận trờn toàn cầu bởi những tổ chức, hiệp hội thực phẩm, thị trường nhập khẩu, các tập đoàn thu mua và phân phối thực phẩm cùng với đó là những cam kết, chứng thực chất lượng của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng Có thể kể đến những chỉ tiêu về an toàn thực phẩm phổ biến hiện nay bao gồm:

− HACCP - Hazard Analysis and Critical Control Points: phân tích mối nguy hiểm và điểm kiểm soát giới hạn được thiết lập trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được áp dụng trong tiêu chuẩn ISO 22000.

− BRC - British Retailer Consortium: tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm của Hiệp hội các nhà bán lẻ Anh.

− GlobalGAP - Global Good Agricultural Practices: bộ tiêu chuẩn về nông trại được công nhận quốc tế dành cho việc thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.

− IFS - International Food Standard: hệ thống các tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế.

− GMP - Good Manufacting Practices: tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất.

NỘI QUY, AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Nội quy phòng thí nghiệm

Quy định tại phòng thí nghiệm.

 Chỉ được làm thí nghiệm khi có sự hiện diện của người hướng dẫn hoặc trong phòng thí nghiệm, không được làm việc trong PTN một mình, khi tiến hành thí nghiệm vào ban đêm cần phải có 2 người trở lên và được sự cho phép của Trưởng phòng.

 Đọc kỹ hướng dẫn và suy nghĩ trước khi làm thí nghiệm Nếu không hiểu bất cứ vấn đề nào liên quan đến thí nghiệm tiến hành cần phải trao đổi và nghe lời chỉ dạy của người hướng dẫn hoặc Trưởng PTN.

 Luôn luôn nhận biết nơi để các trang thiết bị an toàn, hạn chế tối đa việc va chạm và làm bể đồ đạc trong PTN.

 Phải mặc áo choàng của phòng thí nghiệm.

 Phải mang kính bảo hộ.

 Phải cột tóc gọn lại.

 Làm sạch bàn thí nghiệm trước khi bắt đầu một thí nghiệm.

 Không bao giờ được nếm các hóa chất thí nghiệm Không ăn hoặc uống trong phòng thí nghiệm Không sử dụng điện thoại trong PTN.

 Không được nhìn xuống ống thí nghiệm.

 Nếu làm đổ hóa chất hoặc xảy ra tại nạn, báo cho người hướng dẫn hay Trưởng PTN ngay lập tức.

 Rửa sạch da khi tiếp xúc với hóa chất.

 Nếu hóa chất rơi vào mắt, phải đi rửa mắt ngay lập tức.

 Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi qui định như được hướng dẫn.

 Nắm rõ và biết cách vận hành các thiết bị trong PTN, đối với những phản ứng có tạo thành chất dễ bay hơi hoặc khí thì cần tiến hành thí nghiệm ngay trong tủ hút, nếu chưa rõ vấn đề nào hãy hỏi rõ.

Quy tắc an toàn

An toàn lao động là chỉ việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động.

An toàn lao động nhằm bảo vệ sức khỏe và an toàn tuyệt đối của người lao động, không bị thiệt hại về người và của.

An toàn lao động trong phòng thí nghiệm là ngăn ngừa sự cố xảy ra trong quá trình làm việc, nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, gây thương tích hoặc tử vong cho người lao động.

An toàn lao đông trong phòng thí nghiệm nhằm tạo nên một điều kiện thí nghiệm thuận lợi và ngày càng được cải thiện tốt hơn để ngăn ngừa tai nạn lao động trong phòng thí nghiệm và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau và làm giảm sút sức khỏe cũng như thiệt hại khác đối với người tham gia thí nghiệm, nhằm bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn về tính mạng người tham gia thí nghiệm và cơ sở vật chất.

3.2.1.1 Nguyên tắc sử dụng hóa chất

Tất cả các thí nghiệm có sử dụng chất độc dễ bay hơi, có mùi khó chịu, các khí độc hoặc các acid đậm đặc phải được tiến hành trong tủ hút hoặc nơi thoáng gió Cần tìm hiểu về các hoá chất dùng trong PTN để biết các đặc tính như: tính độc, khả năng cháy, nổ, để tránh xảy ra những sai sót khi tiến hành thí nghiệm, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

3.2.1.2 Làm việc với các chất độc

Trong PTN Hoá học có nhiều loại hoá chất thường gặp nhưng lại có độc tính cao như: HCN, NaCN/KCN, Me2SO4, Hg, HgCl2, CO, Cl2, Br2, NO, NO2, H2S, NO2, hay các loại chất dùng trong mảng Tổng hợp Hữu cơ như: CH3OH, pyridine C5H5N, THF, benzene, toluene, acrylonitrile, aniline, HCHO, CH2Cl2 (Tất cả các chất không biết rõ ràng đều được coi là chất độc) Khi làm việc với các hoá chất này cần chú ý kiểm tra chất lượng dụng cụ chứa đựng và dụng cụ tiến hành thí nghiệm Đặc biệt tuân thủ chặt chẽ các điều kiện đã nêu trong giáo trình, tài liệu đã được chuẩn bị trước. Không trực tiếp đưa hoá chất lên mũi và ngửi mà phải để cách xa và dùng tay phất nhẹ cho chúng lên mùi.

Sau khi làm việc phải rửa mặt, tay và các dụng cụ (nên dùng xà phòng).

Cất giữ, bảo quản hoá chất cẩn thận.

3.2.1.3 Làm việc với các chất dễ cháy

Các chất thuộc nhóm chất dễ cháy, dễ bay hơi bốc lửa là Et2O, Me2CO, ROH,dầu hoả, xăng, CS2, benzene Khi làm việc với chúng cần chú ý là chỉ được phép đun nóng hay chưng cất chúng trên nồi cách thuỷ hoặc cách không khí trên bếp điện kín.

Không để gần nguồn nhiệt, cầu dao điện,

Khi tiến hành kết tinh từ các dung môi dễ cháy thì cần thực hiện trong dụng cụ riêng, có lắp sinh hàn hoàn lưu.

3.2.1.4 Làm việc với các chất dễ nổ

Khi làm việc với các chất như H2, kiềm (kim loại & dung dịch), NaNH2/KNH2, acid đặc, các chất hữu cơ dễ nổ (đặc biệt là các polynitro) cũng như khi làm việc dưới áp suất thấp hay áp suất cao cần phải đeo kính bảo hộ (làm bằng thuỷ tinh hữu cơ) để che chở cho mắt và các bộ phận quan trọng trên gương mặt.

Không được cúi đầu về phía các chất lỏng đang đun sôi hoặc chất rắn đang đun nóng chảy để tránh bị hoá chất bắn vào mặt (có nhiều trường hợp không lưu ý vấn đề này) Khi đun nóng các dung dịch trong ống nghiệm phải dùng cặp và luôn chú ý quay miệng ống nghiệm về phía không có người, đặc biệt là khi đun nóng acid đặc hoặc kiềm đặc Phải biết chỗ để và sử dụng thành thạo các dụng cụ cứu hoả, các bình chữa cháy và hộp thuốc cứu thương để khi sự cố xảy ra có thể xử lí nhanh chóng và hiệu quả.

Khi làm việc với phòng thí nghiệm thì việc làm đầu tiên là phải biết được tên và cách sử dụng từng loại dụng cụ riêng.

Biết được nguyên lí làm việc, cấu tạo tổng quát, các mối nguy hiểm, đặc biệt làm việc với những điều cần tránh của các loại máy móc: tủ hút, cân điện tử…

Thực hiện đúng các thao tác, trình tự kỹ thuật đã được hướng dẫn, chú ý tới những ghi chú của nhà sản xuất, người chuyên môn.

Mang các thiết bị bảo hộ với các thiết bị dụng cụ nguy hiểm Không tự ý xử lý sự cố khi không thuộc về chuyên môn.

Thường xuyên kiểm tra trước và sau khi dùng, ghi chú lại các sự cố đã xảy ra.

Tủ hút là thiết bị để làm sạch khí độc bảo vệ người làm việ và môi trường.

Khi làm việc với tủ hút cần phải tuân thủ theo một số hướng dẫn:

− Không để quá nhiều vật dụng trong tủ, nên đặt các vật dụng trên kệ có chân

− Thao tác chậm khi làm việc trong tủ.

− Di chuyển chậm hoặc hạn chế di chuyển ngang tủ.

− Các chất, dung môi độc khi pha chế và sử dụng tiến hành trong tủ hút phải cẩn thận.

− Nên kéo cửa thấp đến mức cho phép khi làm việc.

3.2.2.2 Làm việc với các bình khí.

Khi làm việc với bình khí cần phải đặc biệt lưu ý an toàn sử dụng.

Trước tiên, cần phải phân loại khí phù hợp với tính chất của từng loại khí Chẳng hạn, theo dạng lưu trữ, chúng ta có thể phân thành 3 loại: khí nén (N2, Ar, H2, O2), khí hóa lỏng (NH3, CO2, freon, Cl2), khí pha loãng: C2H2 Phân loại theo tính chất: khí dễ cháy nổ (H2, C2H2), khí duy trì sự cháy (O2, không khí), khí độc (NH3, H2S, Cl2, Photghen…

Mục đích của việc phân loại là nhằm giúp chúng ta thuận lợi trong việc sử dụng và bảo quản Sự nguy hiểm không những liên quan đến tính dễ cháy nổ, độc hại mà còn liên quan đến áp suất của bình khí.

Không nên sử dụng các bình khí bị hư hại (nứt, móp), van có vấn đề.

Bình khí phải được cột, giữ vững chắc, tránh đổ, rơi, va chạm, tách các nguồn điện, ánh sáng trực tiếp Khi kết thúc công việc, phải đóng van đúng quy cách nhằm đảm bảo an toàn.

3.2.2.3 Làm việc với dụng cụ thủy tinh Đa số dụng cụ trong phòng thí nghiệm đều được làm bằng thủy tinh Những sự cố xảy ra với các dụng cụ này là không hề tránh khỏi Vì vậy chúng ta cần cẩn trọng khi làm việc với chúng.

Không được cho nước nóng, nước sôi vào dụng cụ thủy tinh đang lạnh hoặc ở nhiệt độ thường rất dễ vỡ.

Nếu bị đứt tay bằng thủy tinh cho chảy máu vài giây để chất bẩn ra hết rồi dùng cồn 90 o C rửa và băng lại.

Các dụng cụ thủy tinh vỡ nên thu gom riêng với các loại rác thải khác.

Cách sơ cứu chấn thương và ngộ độc PTN

Vấn đề này sẽ chỉ được nêu một cách tổng quát bởi có nhiều trường hợp tai nạn PTN và mỗi trường hợp có 1 cách xử ý khác nhau.

Tủ thuốc trong PTN luôn được đặt ở nơi dễ thấy, dễ lấy và dễ sử dụng Trong tủ thuốc thường có các loại bông băng, thuốc đỏ, cồn iot, thuốc mỡ, các dung dịch KMnO4 3%, CuSO4, NaHCO3 2%, CH3COOH 1%, dung dịch tanin trong cồn

Tủ thuốc sơ cứu trong phòng thí nghiệm hóa học

Tủ thuốc sơ cứu PTN hóa học nên để ở vị trí thích hợp nhất và do cán bộ thí nghiệm trực tiếp quản lý Tủ thuốc gồm:

− Dụng cụ: bông y tế, gạc, băng, panh gắp, kéo, bộ xy lanh – kim tiêm.

+ Thuốc cầm máu: dung dịch cồn iot 5%.

+ Thuốc sát trùng: dung dịch thuốc tím (KMnO4 5%), cồn 40 0

+ Thuốc chữa bỏng: dung dịch natri hiđrocacbonat (NaHCO3) 5%, dung dịch ammonium hydroxide (NH4OH) 2%, dung dịch đồng sunfat (CuSO4) 2%, dung dịch acid acetic (CH3COOH) 2%.

+ Thuốc trợ lực vitamin B1, C, K, đường glucozơ hoặc đường saccrozơ… Khi bị acid đặc (H2SO4, HNO3, HCl, HOAc, ) hoặc brom, phenol bắn hoặc rơi vào da thì phải rửa ngay bằng vòi nước mạnh trong vài phút, sau đó dùng bông tẩm NaHCO3 2% hoặc dung dịch tanin trong cồn đắp lên chỗ bỏng và băng lại Khi bị bỏng do kiềm (kim loại hoặc dung dịch đặc) thì phải rửa bằng nước, sau đó rửa bằng dung dịch HOAc 1% rồi rửa lại bằng nước một lần nữa và bôi thuốc sát trùng băng lại. Khi bị bỏng do vật nóng, thuỷ tinh, mảnh sứ thì phải gắp các mảnh chất rắn đó ra và dùng bông tẩm KMnO4 3% hoặc dung dịch tanin trong cồn đắp lên vết bỏng, sau đó băng lại bằng thuốc có tẩm thuốc mỡ chứa bỏng.

Khi bị hoá chất bắn vào mắt thì phải rửa bằng nước nhiều lần để sơ cứu và đem đến bệnh viện gấp.

Nếu bị nhiễm độc do hít thở nhiều phí Cl2, Br2, H2S, CO, thì phải đưa ngay ra chỗ thoáng Khi bị nhiễm độc kim loại As, Hg, hoặc độc chất xianua thì phải chuyển ngay đến bệnh viện để cấp cứu

Bản thân các PTN này đã là nơi lưu trữ một lượng hóa chất nhất định, do vậy trong môi trường làm việc này một lượng hóa chất đã khuếch tán vào không khí, hàng ngày nhân viên phải tiếp xúc với một lượng lớn hóa chất này Ngoài ra trong khi thao tác hóa chất tương tác và phản ứng với nhau, nếu không cẩn thận khi thao tác sẽ dẫn tới những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Phòng cháy chữa cháy

Mỗi phòng thí nghiệm cần chuẩn bị đủ phương tiện phòng và chữa cháy: bình chữa cháy, cát, thùng chứa nước, bao tải, xô chậu Cán bộ Phòng thí nghiệm cần nắm vững các nguyên tắc chữa cháy.

− Thường xuyên kiểm kê, kiểm định các hóa chất có trong phòng thí nghiệm đặc biệt là các hóa chất có nguy cơ cháy nổ.

− Khi sử dụng PTN, cần có các thiết bị, tư trang bảo hộ như áo blouse, găng tay, kính

− Đề xuất lắp đặt các hệ thống báo cháy tự động tại phòng thí nghiệm đồng thời trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn cần thiết

− Đặc biệt phải nắm vững nguyên tắc bảo quản, sử dụng hóa chất dễ gây nổ, gây cháy và các ký hiệu về nổ cháy ghi trên nhãn hiệu các lọ đựng hóa chất. Khi có hiện tượng nổ cháy xảy ra cần nhanh chóng xác định rõ nguyên nhân để đề ra biện pháp xử lý kịp thời và có hiệu quả như:

+ Đưa toàn bộ các hóa chất chưa bị cháy ra ngoài, chú ý sự nguy hiểm và độc hại của chúng, đặc biệt là các hóa chất có dán nhãn nguy hiểm cháy nổ.

Căn cứ vào loại hóa chất có mặt chủ yếu trong PTN mà sử dụng các phương tiện và chất chữa cháy phù hợp Cụ thể như sau:

Nước: Nước có tác dụng thấm ướt, làm nguội, dập tắt lửa và đề phòng lửa lan rộng khi phun lên các vật liệu chưa kịp di chuyển ở gần chỗ cháy Tốt nhất là sử dụng nước phun tia nhỏ với giọt nước có kích thước cỡ 0,3-0,8 mm Nước sử dụng có hiệu quả khi dập cháy các vật rắn thông thường như gỗ, giấy, than, cao su, vải và một số chất lỏng hòa tan trong nước (axit hữu cơ, axeton, rượu bậc thấp).

 Không sử dụng nước khi

− Không được sử dụng nước dập đám cháy nơi có các thiết bị đang có điện.

− Không được sử dụng nước trong khu vực cháy có các chất phản ứng mạnh với nước.

− Không được sử dụng nước dập đám cháy hydrocacbon và các chất lỏng không hòa tan trong nước là có tỷ trọng nhẹ hơn nước Các chất này nổi lên mặt nước và làm đám cháy lan rộng.

− Không được sử dụng nước vì rất nguy hiểm khi cháy do dầu, các chất lỏng có nhiệt độ cao hoặc các chất rắn nóng chảy dễ sôi, nổ, sủi bọt…

− Nước có thể làm hư hỏng nhiều loại máy móc thiết bị.

Bình CO 2 : CO2 được nén áp suất cao (thường là 60atm) Khi CO2 lỏng bay hơi sẽ làm lạnh và bao phủ vùng cháy bởi dạng tuyết khô. Ưu điểm: Dễ sử dụng, nhất là trong các đám cháy nhỏ, CO2 không làm hư hỏng máy móc thiết bị, kể cả thiết bị đang có điện Lượng CO2 trong bình được xác định bằng cách cân bình.

 Không được sử dụng CO 2 trong các trường hợp sau:

− Cháy quần áo trên người (do tuyết CO2 lạnh sẽ làm hại phần da hở).

− Cháy kim loại kiềm, magie, các chất cháy có khả năng tách oxy (peroxit, clorat, nitrat kali, permanganat…), các chất lỏng cơ kim như nhôm ankyl (tuy nhiên khi kim loại kiềm và các chất cơ kim đang sử dụng trong dung môi hữu cơ cháy mà vẫn có thể sử dụng CO2).

− CO2 ít hiệu quả khi dập lửa do các vật liệu mục nát cháy.

Vải Amian: Dùng để dập cháy ở diện tích nhỏ (

Ngày đăng: 10/11/2024, 14:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w