1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn phân tích chính sách an ninh chủ Đề chính sách an ninh của philippines Đối với trung quốc Ở biển Đông (2017 2022)

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính Sách An Ninh Của Philippines Đối Với Trung Quốc Ở Biển Đông (2017- 2022)
Tác giả TS. Đỗ Thanh Hải
Người hướng dẫn Cô Khuất Thị Hồng Hạnh
Trường học Học Viện Ngoại Giao
Chuyên ngành Chính Trị Quốc Tế Và Ngoại Giao
Thể loại Bài Giữa Kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 84,54 KB

Nội dung

Để đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông, Aquino đã điều chỉnh chính sách cân bằng nước lớn dưới thời Arroyo chuyển thành dựa vào Mỹ để kiềm chế Trung Quốc, tăng cường hợp tác với các nước

Trang 1

Giảng viên hướng dẫn : TS Đỗ Thanh Hải Cô Khuất Thị Hồng Hạnh

Nhóm thực hiện : Nhóm 3 – Foody – nước Anh

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

-🙦🙦🙦🙦🙦🙦 -BÀI GIỮA KỲ

MÔN: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH AN NINH

Chủ đề:

Chính sách an ninh của Philippines đối với Trung

Quốc ở biển Đông (2017- 2022)

Trang 2

MỤC LỤC

I Bối cảnh, tình hình an ninh 3

1 Bối cảnh tranh chấp 3

2 Chính sách cũ 3

3 Lý do Tổng thống Duterte có sự thay đổi chính sách so với người tiền nhiệm: 4

II Nội dung chính sách 6

1 Chủ thể 6

2 Mục tiêu, lợi ích 7

III Thực tiễn triển khai 8

IV Đánh giá 10

Trang 3

Chính sách an ninh của Philippines đối với Trung Quốc ở biển

Đông (2017- 2022)

I Bối cảnh, tình hình an ninh

1 Bối cảnh tranh chấp

Trung Quốc liên tục đưa ra các tuyên bố cho rằng Trung Quốc có chủ quyền theo yêu sách “đường lưỡi bò” từ lịch sử đó, Trung Quốc bác bỏ

phán quyết ngày 12/07/2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về

quyền mà Philippines được hưởng tại Bãi Rong, đồng thời chỉ trích Philippines

và phán quyết của PCA

Ngoài ra, Trung Quốc còn thực hiện các hành động khác như xây dựng đảo nhân tạo trên bãi Vành Khăn (Mischief Reef), ngăn cản tàu của Philippines thăm dò dầu khí ở khu vực bãi Bãi Cỏ Rong, ngăn chặn ngư dân Philippines đánh bắt cá ở bãi Scarborough (Hoàng Nham), cho phép các hoạt động đánh bắt, khai thác của nước này tại các khu vực tranh chấp với Philippines, đặc biệt tại bãi cạn Scarborough Hay vụ việc tàu Yuemaobinyu của Trung Quốc đâm chìm tàu FB Gimver 1 của Philippines tại bãi Cỏ Rong vào tháng 6/2019

Trang 4

2 Chính sách cũ

Chính sách Biển Đông của Aquino có thể khái quát thành những phương diện cơ bản sau:

Một là kiên trì đệ trình tranh chấp ở Biển Đông giữa Philippines với Trung Quốc lên Tòa Trọng tài quốc tế Tháng 01/2013, sau sự kiện bãi cạn

Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham), Chính quyền Aquino đã khởi kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng tài, từ bỏ hoàn toàn khả năng tiến hành đàm phán song phương với Trung Quốc, bởi vì Philippines không tin tưởng vào chính sách cường quyền của Trung Quốc ở Biển Đông

Hai là lợi dụng các nước lớn bên ngoài để gây sức ép đối với Trung Quốc Để đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông, Aquino đã điều chỉnh chính

sách cân bằng nước lớn dưới thời Arroyo chuyển thành dựa vào Mỹ để kiềm chế Trung Quốc, tăng cường hợp tác với các nước lớn bên ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Australia v.v… Năm 2014, Philippines và Mỹ ký Thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng, trói buộc chính sách Biển Đông của nước này với chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ trong bối cảnh Biển Đông có những diễn biến phức tạp

Trang 5

Ba là tìm cách xây dựng mặt trận chung nhằm mục đích phản đối hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông trong ASEAN.

Philippines tìm cách đưa chủ đề Biển Đông vào trong phạm vi thảo luận của ASEAN, đồng thời kêu gọi các nước ASEAN khác có liên quan đến tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc cùng phản đối

3 Lý do Tổng thống Duterte có sự thay đổi chính sách so với người tiền nhiệm:

+ Ảnh hưởng của Trung Quốc trong việc phát triển kinh tế của Philippines

Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Philippines, các đơn đặt hàng, đầu tư cũng như du lịch góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của người dân Theo số liệu thống kê năm 2015,

tốc độ tăng trưởng kinh tế của Philippines đã giảm 2 điểm phần trăm so với

mục tiêu dự toán của chính phủ, nguyên nhân chủ yếu là do thương mại với Trung Quốc giảm sút Theo quan điểm của Tổng thống R Duterte, do Chính quyền Benigno Aquino III dựa vào việc bảo vệ chủ quyền và quyền đánh cá, hợp tác với Mỹ, Nhật Bản và các nước trong khu vực, tăng cường liên kết đối kháng với Trung Quốc, từ đó hình thành xu thế ngoại giao nghiêng về một bên Điều đó tác động đến quan hệ kinh tế, thương mại giữa Philippines và Trung

Trang 6

Quốc Ông R Duterte muốn thông qua việc cải thiện với Trung Quốc để thúc

đẩy kinh tế đất nước Duterte cho rằng, sự đối kháng với Trung Quốc trong

tranh chấp ở Biển Đông của Chính quyền Benigno Aquino III đã có tác động xấu tới nền kinh tế Philippines, nhưng đã để lại toàn bộ thành quả thắng lợi của

vụ kiện cho Chính quyền Duterte; vì vậy, việc ông tiến hành điều chỉnh chính sách là một động thái cần thiết trong ngắn hạn

+ Lòng tin của Philippines đối với Mỹ đã giảm sút

Sau sự kiện Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough (08/3/2012), lòng tin

của Philippines đối với Mỹ đã bị giảm sút Tổng thống R Duterte cho rằng,

cam kết an ninh của Mỹ đối với Philippines như hiện nay là không đủ và nếu tuyên chiến với Trung Quốc vì vấn đề Biển Đông thì Philippines đã “tự tìm con đường chết” Tuy nhiên, quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Philippines vẫn là nền tảng cho chính sách ngoại giao, là chỗ dựa để Philippines có địa vị chiến lược

trong khu vực Sự thay đổi của R Duterte mang tính sách lược, là kế sách

thích nghi tạm thời của thiên hướng thực dụng nhằm lợi dụng nền kinh tế

phát triển của Trung Quốc phục vụ cho sự lớn mạnh của nền kinh tế Philippines

+ Xu hướng chủ nghĩa dân túy của ông R Duterte

Trang 7

Tổng thống Duterte đã nhiều lần nhấn mạnh, trọng tâm chính sách của mình là ở trong nước, tăng cường nền kinh tế, trấn áp các hoạt động buôn bán

ma túy và các phần tử phiến loạn Thực dụng và cứng rắn cùng với chủ nghĩa

dân túy và chủ nghĩa dân tộc là đặc điểm nổi bật của phong cách cầm quyền của Duterte Với chính sách cứng rắn, Duterte đã thực hiện lời hứa

trong chiến dịch tranh cử, tập trung nỗ lực trấn áp các hoạt động buôn bán ma túy và những kẻ nghiện ma túy Trong khi ngăn chặn có hiệu quả sự lan tràn của các hoạt động buôn bán ma túy, R Duterte cũng công khai đả kích Mỹ luôn coi trọng nhân quyền và pháp trị Duterte bước lên vũ đài chính trị cao nhất dựa vào chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa dân tộc đã gây ra những phản ứng gay gắt, song lại phản ánh đúng tính cách của ông Duterte đã yêu cầu quân đội nên tập trung

ưu tiên vào các công việc trong nước, ví dụ như trấn áp những kẻ buôn bán ma túy và phản loạn

Dưới thời Tổng thống Duterte, Philippines xác định các mối đe dọa đối với an ninh của mình là:

Thứ nhất, Trung Quốc đang đẩy mạnh các hoạt động thách thức chủ

quyền của Philippines tại biển Đông Năm 2013, Trung Quốc đã táo bạo mở

rộng ảnh hưởng ở Biển Đông bằng việc xây dựng các đảo nhân tạo Kể từ đó,

Trang 8

Trung Quốc liên tục củng cố vị thế chiến lược tại đây thông qua việc triển khai hàng loạt cơ sở hạ tầng, vũ khí và thiết bị gây nhiễu, biến Biển Đông thành bàn

cờ quân sự của riêng mình

Thứ hai, Philippines chưa nhận được cam kết rõ ràng về sự hỗ trợ

của Mỹ trong trường hợp Trung Quốc và Philippines xảy ra xung đột vũ trang vì tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông Mỹ sẽ không đối đầu trực tiếp

với Trung Quốc vì lợi ích của Philippines Trên thực tế, Mỹ không trực tiếp lên tiếng ủng hộ Philippines chống lại các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông, đặc biệt khi Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough năm 2012, hay những phản ứng không rõ ràng của Mỹ trước những nỗ lực của Philippines trong việc đưa các đảo, đá mà nước này tuyên bố chủ quyền ở biển Đông vào Hiệp ước bảo đảm an ninh Mỹ - Philippines để yêu cầu bảo đảm an ninh từ Mỹ Đặc biệt dưới thời tổng thống Donald Trump, quan hệ đồng minh Philippines - Mỹ bị suy giảm nghiêm trọng Xét về sự chênh lệch sức mạnh quân sự của Philippines với Trung Quốc, kèm theo việc thiếu những cam kết hỗ trợ từ Mỹ có thể đặt Philippines vào thế bất lợi khi xung đột quân sự với Trung Quốc

Trang 9

II Nội dung chính sách

1 Chủ thể

- Quan điểm của Philippines về an ninh quốc gia:

NSP 2017-2022 xác định an ninh quốc gia là “một trạng thái hoặc điều kiện trong đó phúc lợi, hạnh phúc, lối sống của người dân; chính phủ và các thể chế của chính phủ; toàn vẹn lãnh thổ; chủ quyền và các giá trị cốt lõi được tăng cường và bảo vệ” An ninh quốc gia được dựa trên 3 trụ cột: thứ nhất là sự đoàn kết dân tộc, nền dân chủ và thể chế xã hội của Philippines; thứ hai là đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và thể chế quốc gia; thứ ba là bảo vệ cơ sở hạ tầng và tính mạng người dân trước những mối đe dọa cả từ bên trong lẫn bên ngoài

- Quan điểm và chính sách của Tổng thống Duterte:

Chính sách an ninh dưới thời Duterte, cụ thể là chính sách về tranh chấp

về quyền hàng hải với Trung Quốc ở Biển Tây Philippines được cho là rất khác

về trọng tâm và cách tiếp cận đối với người tiền nhiệm, Tổng thống Benigno Aquino Đối thoại, hòa bình và hợp tác trở thành nguyên tắc cơ bản trong chính sách của Chính quyền Tổng thống Duterte đối với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông

Trang 10

Sau khi cầm quyền, Rodrigo Duterte đã có những điều chỉnh, cả về mục tiêu, ưu tiên và biện pháp triển khai trong chính sách Biển Đông Chính quyền Philippines theo đuổi mục tiêu giữ chủ quyền và giành lợi thế về pháp lý và dư luận để đổi lấy quan hệ ổn định với Trung Quốc, tạo cơ hội cho phát triển đất nước và ổn định cuộc sống cho người dân

Chính sách an ninh của ông Duterte đối với Trung Quốc trong vấn đề biển Đông:

- Giai đoạn 2016 - cuối 2019: Tổng thống Rodrigo Duterte thực hiện

chính sách hòa bình và đàm phán song phương về biển Đông, quan hệ Philippines - Trung Quốc về biển Đông không ngừng được thúc đẩy và có những tiến triển mang tính đột phá

- Giai đoạn từ cuối năm 2019 đến năm 2022: những thất bại trong chính

sách biển Đông với Trung Quốc đã khiến Tổng thống Duterte chịu nhiều chỉ trích trong nước và buộc phải điều chỉnh lại chính sách của mình với những hành động cứng rắn hơn đối với Trung Quốc và quay sang tìm kiếm sự trợ giúp

từ các nước khác Cụ thể là Mỹ, những động thái lôi kéo đúng lúc của Mỹ là chất xúc tác quan trọng góp phần khiến Philippines dần thay đổi lập trường

Trang 11

2 Mục tiêu, lợi ích

Về mặt an ninh, mục tiêu của Philippines là tiếp tục giữ vững chủ quyền

và toàn vẹn lãnh thổ Trong khu vực, nước này tuyên bố chủ quyền đối với bãi

cạn Scarborough và một số thực thể ở Trường Sa được nước này gọi là “Nhóm đảo Kalayaan”, theo như Sắc lệnh Tổng thống số 15961 do Tổng thống Philippines đương thời là Ferdinand Marcos (cha) tuyên bố Điều này một mặt là

sự nối tiếp tinh thần được thể hiện trong Điều 12, Hiến pháp năm 1987 của

Philippines, theo đó các đời tổng thống đều phải “bảo vệ tài nguyên biển của

quốc gia tại các vùng nước quần đảo, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế, dành riêng việc sử dụng và hưởng thụ nguồn tài nguyên này cho người dân Philippines” Mặt khác, điều này là vô cùng quan trọng khi xét những lợi ích mà

biển Đông mang lại Vùng biển do Philippines kiểm soát có 15 mỏ dầu hỗ trợ đắc lực nhu cầu về nhiên liệu của nước này Nó cũng nuôi sống hơn 5 triệu ngư dân Philippines và đóng góp khoảng 5% tổng sản lượng quốc gia của nước này2 Ngoài ra, biển Đông còn chính là cửa ngõ quan trọng đối với hoạt động xuất

1 Ferdinand E Marcos, 1978 Presidential Decree No 1596 - Declaring Certain Area Part of the Philippine

Territory and Providing for their Government and Administration ChanRobles Virtual Law Library Truy cập

6/5/2024.

https://www.chanrobles.com/presidentialdecrees/presidentialdecreeno1596.html

2 Raosaheb Bawaskar, 2019 The Philippine's Strategy in the South China Sea and India's Strategic Gesture, trong S M Wagh (eds), India’s Extended Neighborhood Policy Dhule: Atharva Publications, 74-95 ISBN:

978-93-86196-66-8.

Trang 12

nhập khẩu của Philippines3, khi hoạt động này được thực hiện hoàn toàn thông qua các tuyến vận tải biển Theo đó mà trước sự gây hấn của Trung Quốc với các nước tại khu vực nói chung và với Philippines nói riêng, nhất là qua yêu sách về đường chín đoạn và việc chiếm hữu trái phép bãi cạn Scarborough, Philippines cần đề cao tinh thần bảo vệ chủ quyền của mình

Về mặt chính trị, Philippines mong muốn tiếp tục giữ ổn định mối quan

hệ đối với Trung Quốc Điều này được thúc đẩy bởi hai lý do:

Thứ nhất, mặc dù việc giữ vững chủ quyền rất quan trọng đối với an ninh

của Philippines, song nước này không thể chỉ dựa vào sức mạnh quân sự của mình để chống đỡ lại ảnh hưởng từ Trung Quốc Năm 2016, khi Tổng thống Duterte lên nắm quyền điều hành đất nước, sức mạnh quân sự của Philippines chỉ đứng thứ 40 trong số 126 quốc gia được Global Firepower xếp hạng, kém hơn các quốc gia khác cũng đang tranh chấp với Trung Quốc như Malaysia (thứ 35), Việt Nam (thứ 21), Đài Loan (thứ 15), Indonesia (thứ 12)4 Đó là chưa kể lực lượng quân sự của nước này còn đang đối mặt với các thách thức từ trong

Trang 13

nước như khủng bố, ly khai, tội phạm xuyên quốc gia, cũng như không nhận được sự hỗ trợ như những gì mà Mỹ, đồng minh của nước này, đã cam kết5

Thứ hai, tranh chấp chủ quyền ở biển Đông không phải là toàn cảnh mối

quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc Bất chấp những xung đột tại đây, hai nước vẫn có nhiều sự hợp tác chặt chẽ và ngày một phát triển Theo đó, sự liên kết với sáng kiến Vành đai và Con đường được Tổng thống Duterte rất quan tâm như là một phương án nhằm giải quyết bài toán kinh tế của đất nước này Ngoài

ra, Trung Quốc cũng rất cảm thông và ủng hộ nỗ lực của Philippines trong những nỗ lực chống tội phạm ma tuý của nước này, khác với thái độ của phương Tây, thường đi liền với những chỉ trích mạnh mẽ, thậm chí còn muốn điều tra hồ

sơ nhân quyền của Duterte6

III Thực tiễn triển khai

Trên lĩnh vực chính trị, trong giai đoạn từ 2017-2019, chính quyền

Duterte tránh gây mâu thuẫn, xung đột với Trung Quốc do vấn đề tranh chấp lãnh thổ Không lâu sau khi Philippines giành chiến thắng trong vụ kiện Trung Quốc tại Tòa Trọng tài Thường trực La Haye (PCA), chính quyền tổng thống

Duterte đã dừng đề cập tới vấn đề này trong các cuộc trao đổi với Trung Quốc

5 Vũ Thị Thuỳ Lam, 2023, 11-12.

6 Nguyễn Thanh Minh, 2019 “Chính sách Biển Đông của Philippines dưới thời TT Duterte” Nghiên cứu Quốc

tế Truy cập 6/5/2024

https://nghiencuuquocte.org/2019/03/14/chinh-sach-bien-dong-philippines-duterte/

Trang 14

Ông Duterte cho rằng: “nếu chúng tôi có thể cùng họ giải quyết tranh chấp… chúng tôi có thể được lợi nhiều” Trong năm 2017, là năm chủ tịch của mình tại ASEAN, Philippines đã không đưa vấn đề trên vào tuyên bố chung của ASEAN, chỉ tập trung thúc đẩy tham vấn với Trung Quốc về Bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông (COC) và thậm chí ủng hộ một bộ quy tắc ứng xử không ràng buộc pháp

lý, dù điều này khiến nội khối ASEAN bất bình Mặt khác, Philippines vẫn kiên trì rằng đảo Scarborough là nguồn tài nguyên nghề cá thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước này, đồng thời kiên trì chủ quyền với các đảo, đá còn lại mà nước này kiểm soát

Trong giai đoạn 2020-2022, chính sách của Tổng thống Duterte đã có phần đảo chiều Một mặt, chủ trương của Philippines trong giai đoạn này vẫn là kiềm chế, tránh kích động Trung Quốc thực hiện các đòn trả đũa, mặt khác ông Duterte bắt đầu quay trở lại nhấn mạnh phán quyết của Tòa trọng tài Sự việc bắt đầu vào ngày 23/9/2020, khi tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, ông đã tuyên bố

“kiên quyết phản đối các âm mưu nhằm phá hoại chiến thắng của Philippines trong phán quyết năm 2016” Kể từ đó, các quan chức cấp cao của nước này cũng lần lượt lên tiếng ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài PCA Ngoài ra,

Ngày đăng: 09/11/2024, 12:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w