CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ẤN ĐỘ ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC TỪ 2020 ĐẾN NAY Sinh viên Phạm Hiền Anh Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Gmail: phamhienanh0205@gmail.com Tóm tắt: Suốt nhiều thập kỷ q
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
Trang 2CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ẤN ĐỘ ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC
TỪ 2020 ĐẾN NAY
Sinh viên Phạm Hiền Anh
Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Gmail: phamhienanh0205@gmail.com
Tóm tắt: Suốt nhiều thập kỷ qua, hai gã khổng lồ châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ
đã trải qua một mối quan hệ không mấy bằng phẳng, đặc biệt là xung đột xung quanh tranh chấp biên giới quốc gia đã gây ra thương vong khiến New Delhi có những chính sách đối ngoại quyết đoán hơn Bài viết đề cập đến chính sách đối ngoại của
Ấn Độ sau khi Trung Quốc leo thang căng thẳng tại khu vực biên giới năm 2020
Từ khóa: chính sách đối ngoại Ấn Độ đối với Trung Quốc, xung đột biên giới, căng
thẳng, năm 2020
Abstract: Over the past many decades, the two Asian giants, China and India, have
had a rather uneven relationship, especially in conflicts surrounding national border disputes that have caused casualties, leading to New Delhi adopting more decisive foreign policies The article discusses India's foreign policy after China escalated tensions in the border region in 2020.
Keywords: India’s foreign policy towards China, border conflicts, tensions, 2020
Trang 31 Đặt vấn đề
Là hai trong số các nền văn minh phương Đông cổ đại và là hai nền kinh tế lớn với quy mô dân số đông nhất trên thế giới, hiện nay Ấn Độ và Trung Quốc là hai chủ thể đóng vai trò quan trọng trong cục diện châu Á nói riêng và trên bàn cờ chính trị thế giới nói chung Chính sách của Ấn Độ đối với Trung Quốc nói riêng và quan
hệ song phương, đa phương Ấn - Trung tác động rất lớn đến cán cân quyền lực và cục diện khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và bối cảnh thế giới Ấn Độ là một cường quốc mới nổi những năm gần, nhưng sự nổi lên của nó phần nào đang bị
“cản trở” bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc Điều này đòi hỏi New Delhi phải có những chính sách và phản ứng để đảm bảo và thúc đẩy lợi ích, vị thế quốc gia Theo đó, một chính sách đối ngoại thực dụng gắn liền với các nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực đang được Ấn Độ triển khai với Trung Quốc Về mối quan hệ giữa Ấn Độ - Trung Quốc, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến khía cạnh này, tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài (2020 - 2023), bài báo sẽ chỉ tập trung nêu tổng quan các công trình liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quan hệ Ấn - Trung trong nhiệm kỳ II (2019 - 2023) của Thủ tướng N Modi
Thứ nhất, kỷ yếu hội thảo quốc tế “Cạnh tranh chiến lược Ấn Độ - Trung Quốc
và tác động đến các nước” do Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á tổ chức (tháng 11/2020) là công trình tập hợp nhiều công bố, nghiên cứu về quan hệ cạnh tranh và hợp tác giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI Trong đó có nhiều bài viết liên quan trực tiếp đến cạnh tranh chiến lược Ấn - Trung
Thứ hai, Kanti Bajpai, Selina Ho, Manjari Chatterjee Miller (2020), Handbook
of China - India Relations, Routledge Đây là công trình tập hợp nhiều nghiên cứu
về quan hệ Trung - Ấn trong 3 thập niên Công trình đã phản ánh bản chất phức tạp
Trang 4của mối quan hệ Trung - Ấn Theo thời gian, mối quan hệ này ngày càng phát triển sâu rộng và phức tạp hơn và được đặc trưng bởi cả khía cạnh xung đột lẫn hợp tác
Thứ ba, 杨 思 灵 (2020), 加 勒 万 河 谷 流 血 冲 突: 印 度的 危 险游 戏 及
其 对 中 印 关 系 的 影 响 《云 梦 学 刊》2020 年 第 5 期 1-10 页 (Yang Siling (2020), “Đổ máu ở thung lũng Galwan và tác động đối với mối quan hệ Trung Quốc
- Ấn Độ”, Tạp chí Học thuật Vân Mộng, số 5, tr.1-10) Tác giả bài viết cho rằng đụng
độ ở Thung lũng Galwan là một điểm tối trong quan hệ Trung - Ấn
Chính sách đối ngoại là “những mục tiêu chung hướng dẫn các hoạt động và các mối quan hệ của một quốc gia trong sự tương tác với các quốc gia khác” Chính sách đối ngoại là một bộ phận trong chính sách chung của một quốc gia Có những nhận thức rõ ràng về chính sách đối ngoại của một quốc gia đối với một quốc gia khác cũng góp phần tạo tiền đề cho các nhà lãnh đạo hoạch định chính sách đối ngoại của đất nước mình Về đề tài “Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Trung Quốc
từ năm 2020 đến nay” chưa có nhiều tài liệu phân tích một cách rõ nét, chủ yếu chỉ khái quát chính sách đối ngoại của Ấn Độ chung trong các bài báo khi đề cập đến Thủ tướng N Modi tái đắc cử nhiệm kì III
2 Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Là chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Trung Quốc từ 2020 đến nay
Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian, luận án nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong giai đoạn từ tháng 6/2020 đến 2023 Tháng 6/2020 quân đội hai bên đã đụng độ tại Galwan – một khu vực hẻo lánh dọc biên giới tranh chấp giữa hai nước trên dãy Himalaya Năm 2023 là thời gian kết thúc nhiệm kỳ 1 của Thủ tướng N.Modi - thời
Trang 5điểm để có thể tổng kết, đánh giá một cách toàn diện về những điều chỉnh, kết quả
đã đạt được của chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Trung Quốc
Về nội dung, bài báo nghiên cứu chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Trung Quốc trong giai đoạn 2020 đến 2023, trong đó trọng tâm là nghiên cứu về nội dung chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Trung Quốc Bài báo cũng sẽ đánh giá tác động của những chính sách này đối với khu vực, qua đó đưa ra một số gợi ý đối với Việt Nam
3 Kết quả nghiên cứu
Về mặt lý luận, bài báo đóng góp thêm cơ sở lý luận cho việc phân tích chính sách của một nước lớn với một nước lớn láng giềng đang trỗi dậy
Về thực tiễn, bài báo cũng phân tích những tác động từ chính sách Ấn Độ đối với Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á, Nam Á, từ đó rút một số gợi ý chính sách cho Việt Nam trong quan hệ với Ấn Độ và Trung Quốc
Về tư liệu, trên cơ sở tập hợp, khái quát và xử lý các tài liệu trong và ngoài nước về chính sách của Ấn Độ đối với Trung Quốc nói riêng và quan hệ hai nước nói chung, bài báo cũng cung cấp một nguồn tư liệu tham khảo quan trọng cho những ai quan tâm đến chính sách đối ngoại của Ấn Độ và quan hệ Ấn - Trung
4 Thảo luận
I Nội dung chính sách đối ngoại Ấn Độ đối với Trung Quốc từ năm 2020 đến nay
a Mục tiêu của chính sách đối ngoại
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Ấn Độ cải cách kinh tế toàn diện theo hướng tự do hóa, mở cửa và tăng cường hội nhập kinh tế với khu vực và
Trang 6thế giới Để đảm bảo tối đa lợi ích quốc gia, Ấn Độ đã đổi mới tư duy đối ngoại, điều chỉnh chiến lược đối ngoại của mình xoay trục sang phương Tây, đặc biệt cứng rắn hơn với Trung Quốc song vẫn đảm bảo giữ vững hai mục tiêu chính: (i) Bảo vệ độc lập chủ quyền và an ninh quốc gia; (ii) Tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định để tập trung phát triển kinh tế Cụ thể là:
Một là, nâng cao vị thế và vai trò lãnh đạo của Ấn Độ ở khu vực và thế giới,
đưa Ấn Độ trở thành một cường quốc hàng đầu trong những thập niên tiếp theo của thế kỉ XXI Để thực hiện mục tiêu này, Ấn Độ đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình trên toàn thế giới mà trước mắt là khu vực Ấn Độ dương - Thái Bình Dương Sau khi Thủ tướng N Modi nhậm chức đã có nhiều chính sách đối ngoại mang tầm chiến lược và trong nhiệm kì tiếp theo của mình (2019 – 2023) ông luôn nỗ lực theo đuổi những chính sách đó Chính phủ Modi đã xây dựng học thuyết chính sách đối ngoại mang tên Panchamit với 5 trụ cột: nhân phẩm, đối thoại, chia sẻ sự thịnh vượng,
an ninh khu vực và toàn cầu, kết nối văn hóa và văn minh nhằm biến Ấn Độ trở thành một quốc gia lãnh đạo tư tưởng toàn cầu, giống như một vị giáo trưởng tinh thần của thế giới Ông Modi đã điều chỉnh triết lý ngoại giao không liên kết thành đa liên kết thông qua chiến lược hình thành “liên minh chứ không phải đồng minh” trong nhiều vấn đề khu vực và quốc tế để tăng khả năng “mặc cả” của Ấn Độ trong các trò chơi quyền lực lớn, đặc biệt là đối với Trung Quốc Có thể nhận thấy rõ sự điều chỉnh đó qua các chính sách như Hành động hướng Đông (Act East Policy), Hành động hướng Tây, Sáng kiến Ấn Độ dương – Thái Bình Dương (IPOI) Ấn Độ cũng đang cố gắng xác lập vị trí, vai trò cường quốc trên trường quốc tế thông qua việc phấn đấu trở thành ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc
Hai là, kiềm chế Trung Quốc bằng cách khuếch trương uy tín và tăng cường
lợi ích quốc gia ở các quốc gia láng giềng và khu vực láng giềng mở rộng đồng thời khẳng định vai trò tích cực ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Thứ nhất, có thể
Trang 7thấy rằng Nam Á là địa bàn ảnh hưởng truyền thống của Ấn Độ nhưng hiện nay dấu chân ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng lan rộng với Sáng kiến “Vành đai và con đường” Với chính sách “Láng giềng trên hết” của ông Modi, không những đảm bảo lợi ích về kinh tế và an ninh cho Ấn Độ mà còn giúp quốc gia này duy trì được vị thế
và ảnh hưởng truyền thống ở khu vực “sân sau” của mình, từng bước đẩy lùi “ảnh hưởng xâm lấn” của Bắc Kinh Ngoài ra, khu vực láng giềng mở rộng của Ấn Độ trải dài từ kênh đào Suez đến Biển Đông và bao gồm Tây Á, vùng Vịnh, Trung Á, Đông Nam Á, Đông Á, châu Á Thái Bình Dương và khu vực Ấn Độ Dương Với chính sách Hành động hướng Đông của mình, New Delhi mong muốn thúc đẩy các kết nối chiến lược tới Afghanistan và Trung Á, và thắt chặt quan hệ chính trị và kinh tế với các nước vùng Vịnh ở Trung Đông thông qua Iran, đồng thời cũng coi trọng vai trò của các nước ASEAN Đây là những bước đi, động thái chủ động của chính quyền Modi không những đảm bảo tốt hơn các lợi ích chiến lược của Ấn Độ mà còn giúp cân bằng quyền lực với Trung Quốc Ấn Độ hiện nay đang là một hạt nhân trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: tự do và rộng mở của Mỹ, do đó, trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Ấn Độ đang có những điều chỉnh chiến thuật trong ngắn hạn để phù hợp với chiến lược trong dài hạn, vừa đảm bảo lợi ích quốc gia, vừa khẳng định được ảnh hưởng và đảm bảo được vị thế quốc gia khi nỗ lực trở thành nhân tố “cân bằng” giữa các chủ thể (giữa Mỹ và Trung Quốc) ở Ấn
Độ Dương - Thái Bình Dương
Ba là, đẩy mạnh quá trình hội nhập khu vực và thế giới Để đẩy nhanh quá
trình hội nhập, Ấn Độ đã thực hiện một số biện pháp chính, như: tích cực tham gia vào các diễn đàn hợp tác khu vực và quốc tế, tích cực phát huy vai trò lãnh đạo các quốc gia đang phát triển trên nhiều diễn đàn Có thể kể đến một số diễn đàn nổi bật
mà Ấn Độ tham gia và giữ vai trò chủ chốt: Sáng kiến hợp tác kinh tế và kỹ thuật đa ngành vịnh Bengal (BIMSTEC), Hiệp hội Hợp tác Khu vực Nam Á (SAARC),
Trang 8Thượng đỉnh Diễn đàn Ấn Độ-châu Phi (IAFS), nhóm Visegrad (gồm 4 nước Trung
Âu là CH Séc, Hungary, Ba Lan và Slovakia)…
b Nguyên tắc và phương châm đối ngoại
Nguyên tắc đối ngoại
Xuất phát từ lợi ích và mục tiêu đối ngoại đã được xác định, chính sách đối ngoại của Ấn Độ được xây dựng trên nguyên tắc bao trùm là giữ vững, bảo vệ độc lập, chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời năng động, linh hoạt, phù hợp, thích ứng với vị trí, điều kiện và hoàn cnahr cụ thể của Ấn Độ cũng như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực phù hợp với từng đối tượng mà Ấn Độ có quan
hệ Trong tình hình mới của thế giới và khu vực, Ấn Độ nhấn mạnh quan điểm tăng cường sự chủ động, tích cực của Ấn Độ đối với quá trình hội nhập quốc tế ngày càng đầy đủ và toàn diện, không chỉ hội nhập trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong lĩnh vực khác Ấn Độ cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong việc tham gia giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, hợp tác và phát triển
Đường lối và chính sách đối ngoại của Ấn Độ luôn dựa trên sự kiên trì giữ vững nguyên tắc đối ngoại cơ bản, bao trùm là hòa bình, độc lập, thống nhất và bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia, đặt lợi ích tối cao của quốc gia lên hàng đầu Những nguyên tắc bao trùm trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời thủ tướng Nahendra Modi trong giai đoạn 2020 đến nay dựa trên những trụ cột nguyên tắc chính: (1)
- Tôn trọng quyền cơ bản của con người và tôn trọng tôn chỉ và nguyên tắc Hiến chương Liên hiệp quốc
- Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tát cả các quốc gia
- Thừa nhận sự bình đẳng của các dân tộc và sự bình đẳng của tất cả các quốc gia lớn và nhỏ
- Không can thiệp và không xen vào công việc nội bộ của các nước khác
Trang 9- Tôn trọng quyền của mỗi dân tộc được tự vệ riêng lẻ hoặc tập thể phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc
- Giải quyết các xung đột quốc tế bằng biện pháp hòa bình do các bên lựa chọn, phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc
- Khuyên khích lợi ích chung và hợp tác
- Tôn trọng công lý và nghĩa vụ quốc tế
- Tự kiềm chế, không hành động hoặc đe dọa xâm lược hoặc sử dụng sức mạnh
vi phạm toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất cứ nước nào
Ấn Độ xác định rõ cơ sở của sự hợp tác là hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hiệp quốc
và luật pháp quốc tế Dựa trên những nguyên tắc này, có thể thấy rõ chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong những năm gần đây Dù Ấn Độ kéo gần khoảng cách hơn với
Mỹ và các đồng minh qua các cơ chế hợp tác như Đối thoại Tứ giác An ninh (QUAD) nhằm kiềm chế Trung Quốc, song trên thực tế, New Delhi không muốn trở thành ngọn giáo trong tay Mỹ và các đồng minh, đối đầu trực diện với Mỹ Bởi mỗi quan
hệ láng giềng Ấn Độ - Trung Quốc là mối quan hệ bất biến, do đó, một mối quan hệ bất ổn hay sự leo thang căng thẳng kéo dài đều không có lợi cho cả Ấn Độ và Trung Quốc, chưa kể hai gã khổng lồ này còn là hai mắt xích quan trọng của nền kinh tế thế giới Đối với người hàng xóm Trung Quốc, Ấn Độ thực hiện luân phiên bốn chính sách: hợp tác, quản lý xung đột, cân bằng quyền lực và kiềm chế
Phương châm đối ngoại
Ấn Độ tiếp tục duy trì và đề ra các phương châm đối ngoại đúng đắn, làm cơ
sở để hoạch định nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ:
Một là, đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, coi trọng phát triển quan hệ hợp tác
với các nước, các tổ chức, khu vực trên thế giới Thực chất của phương châm này xử
Trang 10lý hài hòa các mối giữa lợi ích quốc gia và quốc tế trong hoạt động đối ngoại của Ấn
Độ Đối ngoại phục vụ lợi ích chính đáng của quốc gia mà Ấn Độ hướng tơi là phát triển toàn diện đời sống kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, bảo đảm độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia Trong khi nỗ lực tranh thủ mọi điều kiện thuận lợi để phát triển với các nước, các tổ chức, khu vực trên thế giới, theo khả năng thực tế của đất nước, phù hợp với sự chuyển biến của tình hình thế giới
Hai là, Ấn Độ theo đuổi phương châm “đa liên kết” trong chính sách đối ngoại
mình Đây là sự kế thừa chính sách đối ngoại truyền thống “không liên kết” và “trung lập tích cực” của nước này từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, dựa trên nguyên tắc “tự chủ chiến lược” hướng tới một châu Á và thế giới đa cực, nơi Ấn Độ trở thành một
“cường quốc” Những phương châm này lý giải việc Ấn Độ tham gia các thiết chế thuộc BRICS như Ngân hàng Phát triển mới (New Development Bank), Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) trong khi vẫn tiếp tục song hành cùng Mỹ Đích thân ông Narendra Modi tham dự Thượng đỉnh Bộ tứ tại Tokyo vào 24-5-2022 và Thượng đỉnh G7 mở rộng tại Elmau, Đức năm 2022
Ba là, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, là bạn, là đối tác tin cậy và thành
viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế Tích cực tham gia hợp tác khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước Với phương châm này, công tác hội nhập quốc tế được chủ động triển khai mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh… ở các cấp độ song phương và đa phương, khu vực
và toàn cầu Việc thực hiện phương chấm đối ngoại này là điều kiện để Ấn Độ đảm bảo giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế; bảo
vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia; nâng cao vị thế đất nước; góp phần đấu tranh vì hòa bình dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới