Chế độ dạy nghề và việc làm đối với người khuyết tật là tổng hợp tất cả các hệ thống chính sách, chương trình và biện pháp được thiết kế dành riêng chongười khuyết tật để có thể giúp họ
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TIỂU LUẬN KÉT THÚC HỌC PHẦN MÔN: PHÁP LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Đề bài: Đề 04: Phân tích chế độ dạy nghề và việc làm đối với
người khuyết tật và đề xuất các kiến nghị
HỌ VÀ TÊN : ĐOÀN HƯƠNG GIANG MSSV : 471430
LỚP : N02
Hà Nội, 2024
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ DẠY NGHỀ VÀ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT 1
1.1 Khái niệm chế độ dạy nghề và việc làm đối với người khuyết tật 1
1.2 Ý nghĩa chế độ dạy nghề và việc làm đối với người khuyết tật 2
2 NỘI DUNG PHÁP LUẬT 2
2.1 Các nguyên tắc cơ bản về chế độ dạy nghề và việc làm dành cho người khuyết tật 2
2.2 Phương thức dạy nghề và việc làm dành cho người khuyết tật 3
2.3 Chế độ dạy nghề và việc làm dành cho người khuyết tật 4
3 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ DẠY NGHỀ VÀ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT 8
3.1 Thực trạng pháp luật về chế độ dạy nghề và việc làm cho người khuyết tật 8
3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật 10
KẾT LUẬN 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 3Mở đầu
Vấn đề về dạy nghề và việc làm dành cho người khuyết tật vẫn luôn là một vấn đề được Nhà nước và xã hội quan tâm Sự quan tâm vào lĩnh vực này không những thể hiện tính nhân văn mà còn mở ra cơ hội để người khuyết tật tìm kiếm được việc làm, tạo thu nhập cho chính mình và có cơ hội để hòa nhập cuộc sống Nhà nước cũng đã ban hành nhưng quy định riêng dành cho vấn đề này tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục Do đó, em chọn
đề tài “Phân tích chế độ dạy nghề và việc làm đối với người khuyết tật và các
đề xuất kiến nghị” để làm rõ về vấn đề và đưa ra các đề xuất, kiến nghị
Nội dung
1 Khái quát chung về chế độ dạy nghề và việc làm đối với người khuyết tật
1.1 Khái niệm chế độ dạy nghề và việc làm đối với người khuyết tật
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010: “Người khuyết tật
là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận trên cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập khó khăn.” Người khuyết tật mang những đặc điểm khác biệt so với
những người bình thường khác Có thể thấy người khuyết tật họ khó có khả năng tham gia vào các quá trình học tập, lao động và làm việc do các khiếm khuyết trên cơ thể của mình và còn nhiều rào cản ngoài xã hội khiến họ trở nên tự ti
Chế độ dạy nghề và việc làm đối với người khuyết tật là tổng hợp tất cả các
hệ thống chính sách, chương trình và biện pháp được thiết kế dành riêng chongười khuyết tật để có thể giúp họ học nghề và nâng cao các kỹ năng cần thiết về việc làm Đối với người khuyết tật thì dạy nghề có nghĩa lớn lao hơn hết
Việc làm có thể là một hoặc là sự tập hợp của một số công việc , được con người thực hiện bằng tay chân, trí óc để làm ra của cải phục vụ nhu cầu cuộc sống Việc làm cũng là một vấn đề đặt ra đối với người khuyết tật Việc làm
Trang 4đối với người khuyết tật cũng được hiểu là các hoạt động tạo ra thu nhập cho người khuyết tật và không bị pháp luật cấm.1 Người khuyết tật khi có công việc, việc làm ổn định họ sẽ cảm thấy mình là một phần có ích cho xã hội, bỏ
đi rào cản tự ti, khó hòa nhập với mọi người vì những khiếm khuyết trên cơ thể mình
1.2 Ý nghĩa chế độ dạy nghề và việc làm đối với người khuyết tật
Dạy nghề tăng cơ hội việc làm cho người khuyết tật: Người khuyết tật được thông qua đào tạo, được đảm bảo về kĩ thuật, chuyên môn dành riêng cho họ Tại các cơ sở đào tạo sẽ có những học phần phù hợp với từng dạng tật, từng mức độ khuyết tật Từ đó người khuyết tật có cho mình nền tảng, kiến thức cơ bản về nghề nghiệp đó có thể coi là tiền để để họ tìm kiếm việc làm sau này Dạy nghề sẽ giúp cho người khuyết tật nâng cao được trình độ nghề: Việc dạy nghề còn giúp họ bồi dưỡng, nâng cao được được trình độ nghề nghiệp của mình Với xã hội hiện đại ngày nay, việc được nâng cao trình độ nghề nghiệp
là cần thiết Xã hội phát triển kèm theo đó là máy móc thiết bị phát triển đòi hỏi được sự thay đổi nhanh chóng Vì vậy người khuyết tật phải được nâng cao kỹ năng, trình độ nghề nghiệp để theo kịp cũng như có một công việc ổn định, hạn chế việc phân biệt đối xử
Việc làm giúp người khuyết tật có thu nhập ổn định cuộc sống Việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt hơn là đối với những người khuyết tật, việc tham gia làm việc đã là một sự khó khăn đối với họ, có được việc làm họ
sẽ an tâm hơn về cuộc sống Khi có cơ hội việc làm họ sẽ có cơ hội tạo riêng thu nhập cho chính mình, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao, không còn những suy nghĩ tiêu cực và hoà nhập vào cộng đồng một cách dễ dàng hơn
2 Nội dung pháp luật
2.1 Các nguyên tắc cơ bản về chế độ dạy nghề và việc làm dành cho người khuyết tật
1 Gíao trình Luật người khuyết tật Việt Nam
Trang 5Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong chế độ dạy nghề và việc làm dành cho người khuyết tật Người khuyết tật họ đương nhiên được
hưởng quyền bình đẳng giống như mọi công dân Việt Nam Mọi người khuyết tật đều có quyền tiếp cận, tham gia các chương trình dạy nghề và việc làm mà không bị phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào Ngoài ra, họ còn được đảm bảo về cơ hội việc làm bình đẳng so với tất cả những người không khuyết tật khác
Nguyên tắc khuyến khích, hỗ trợ người khuyết tật tham gia chế độ dạy nghề và việc làm
Nguyên tắc này xuất phát từ những yếu tố đặc thù của người khuyết tật.Các
cơ sở đào tạo cho người khuyết tật cần phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về thiết bị, máy móc phù hợp với thể trạng, khiếm khuyết của người khuyết tật
Để đảm bảo người khuyết tật có thể tiếp cận được về thông tin như chữ nổi, ngôn ngữ ký hiệu, hay máy móc có cách sử dụng đặc thù Để học được nghề, người khuyết tật phải học nhiều hơn so với người bình thường khác Trong việc làm người khuyết tật cũng phải có những thiết bị hỗ trợ, để học có thể thực hiện công việc một cách hoàn chỉnh
Nguyên tắc minh bạch và trách nhiệm trong quá trình dạy nghề và việc làm cho người khuyết tật.Các cơ sở đào tạo, cơ quan nhà nước cần kiểm tra,
giám sát về các chính sách, các hoạt động tại các cơ sở dạy nghề Công khai minh bạch về các chế độ mà người khuyết tật được hưởng khi tham gia học nghề, làm việc để gia đình người thân nắm bắt được Cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm về việc thực hiện các chính sách dành riêng cho người khuyết tật
2.2 Phương thức dạy nghề và việc làm dành cho người khuyết tật
Phương thức đào tạo nghề đặc biệt sử dụng công cụ hỗ trợ người khuyết tật tham gia học tập dễ dàng Chương trình đào tạo được thiết kế đặc biệt để
phù hợp với nhu cầu và khả năng của học viên là người khuyết tật Bên cạnh
đó là ứng dụng phần mềm có chức năng riêng dành cho người khuyết tật như
Trang 6máy trợ thính, chữ nổi, bralile…Hiện nay đã có những ứng dụng phù hợp, tiện lợi cho NKT tham gia học nghề: Talkitt là một ứng dụng sáng tạo để giúp những người bị rối loạn ngôn ngữ và ngôn ngữ giao tiếp với người khác Nó
sẽ chuyển phát âm khó hiểu thành lời nói dễ hiểu để chúng ta có thể hiểu những gì họ muốn nói, mặc dù có trở ngại về lời nói.2
Phương thức đào tạo nghề tại nơi làm việc hoặc đào tạo qua trực tiếp
Việc đào tạo tại ngay nơi làm việc sẽ giúp cho người khuyết tật tiếp xúc trực tiếp với công việc, học hỏi trực tiếp thông qua sự hướng dẫn của các giáo viên Qua việc đào tạo trực tiếp này cũng giúp họ tích lũy được kinh nghiệm thực tế và phát triển được năng lực bản thân, phát huy tinh thần tự lực Thêm vào đó việc đào tạo trực tiếp người khuyết tật sẽ được chăm sóc, quan tâm tận tình, cơ sở đào tạo sẽ tuỳ chỉnh theo nhu cầu và từng mức độ, dạng tật của mỗi cá nhân Cơ sở may thêu mang tên Học nghề - Việc làm 3/12 ở phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm thường xuyên có khoảng 15 người khuyết tật đến học nghề và làm việc Tại đây, họ được rèn luyện ngôn ngữ cơ thể và đào tạo nghề may, thêu các loại cờ khác nhau Chủ cơ sở Học nghề - Việc làm 3/12, ông Nguyễn Kim Khôi cũng là một người khuyết tật Có trường hợp học viên chỉ sử dụng được một bên tay, cơ sở đã giúp họ sử dụng thành thạo, hữu ích cánh tay này và cánh tay còn lại
Các phương thức dạy nghề và việc làm cho người khuyết tật phải đa dạng, linh hoạt dễ tiếp cận và phù hợp với từng dạng tật và từng mức độ khuyết tật khác nhau Các cơ sở đào tạo bằng cách kết hợp các phương thức tạo nên một môi trường làm việc hiệu quả, thoải mái, giúp họ phát huy được hết khả năng của bản thân
2.3 Chế độ dạy nghề và việc làm dành cho người khuyết tật
2.3.1 Chế độ dạy nghề đối với người khuyết tật
Chính sách đối với cơ sở dạy nghề cho người khuyết tật Cơ sở dạy nghề
phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn về chuyên môn, kỹ năng, kỹ thuật Các cơ sở dạy
2 https://vi.phhsnews.com/articles/gadgets/10-assistive-tech-for-people-with-disabilities.html
Trang 7nghề phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về: “(1) Cơ sở vật chất, thiết bị dạy
nghề, giáo trình, phương pháp và thời gian dạy nghề phù hợp với người khuyết tật; (2) Gíao viên có chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy cho người khuyết tật Các công trình xây dựng phục vụ cho người khuyết học nghề phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định theo quy định của Bộ trưởng Bộ xây dựng.”3
Nhà nước cần phải có các chính sách khuyến khích để người dân mở các trung tâm dạy nghề dành riêng cho người khuyết tật Ngoài ra, Nhà nước sẽ
hỗ trợ thêm về tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, phù hợp với nhiều dạng khuyết tật điều này được quy định rõ tại Khoản 3 Điều 32 Luật Người
khuyết tật: “ Cơ sở dạy nghề tổ chức dạy nghề cho người khuyết tật phải bảo
bảo điều kiện dạy nghề cho người khuyết tật và được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.” Bên cạnh đó, sau quá trình học và dạy nghề
các cơ sở đào tạo có trách nhiệm cung cấp các văn bằng, chứng chỉ, công nhận nghề đạo cho người khuyết tật theo khoản 2 Điều 32 Luật Người khuyết
tật: “ Cơ sở dạy nghề có trách nhiệm cấp văn bằng, chứng chỉ, công nhận
nghề đào tạo khi người khuyết tật học hết chương trình đào tạo và đủ điều kiện theo quy định của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề.”
Chính sách đối với người khuyết tật học nghề Theo Điều 32 Luật người
khuyết tật 2010 đã quy định rõ về những chính sách đối với người khuyết tật
trong việc tham gia học nghề và làm việc: “Nhà nước bảo đảm để người
khuyết tật được tư vấn học nghề miễn phí, lựa chọn và học nghề theo khả năng, năng lực bình đẳng như những người khác.” Nhà nước sẽ đảm bảo để
người khuyết tật được tư vấn học nghề miễn phí, lựa chọn nghề theo khả năng, năng lực bình đẳng như những người khác Vì đa phần người khuyết tật gặp khó khăn về tài chính, họ luôn nghĩ rằng mình là gánh nặng cho gia đình, sống luôn phải vào sự trợ giúp của gia đình nhưng có chính sách của Nhà nước họ sẽ tự tin bước tới một môi trường học tập mới, được hòa nhập với
3 Khoản 3 Điều 18 Luật Gíao dục nghề nghiệp 2014
Trang 8cộng đồng, và khẳng định về khả năng của bản thân Người khuyết tật được miễn học phí, đặc biệt người khuyết tật họ nghèo còn được hỗ trợ những ăn ở
và người khuyết tật khi tham gia học nghề có cơ hội giành được học bổng và trợ cấp xã hội theo Luật Giáo dục 2019
Chính sách đối với giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật Tại khoản 4
Điều 32 Luật người khuyết tật đã quy định về các chính sách đối với giáo viên
dạy nghề cho Người khuyết tật: “ Người khuyết tật học nghề, giáo viên dạy
nghề cho người khuyết tật được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của
pháp luật.” Việc dạy nghề cho người khuyết tật là vô cùng khó khăn, vất vả.
Mỗi một người khuyết tật lại mang một dạng tật khác nha do đó không thể áp dụng phương pháp dạy nghề thông thường cho người khuyết tật, mà giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật sẽ được tập trung mở cuộc tập huấn riêng, tìm hiểu các phương pháp, cách thức dạy phù hợp đối với người khuyết tật Giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật cũng sẽ được hưởng lương, các chế độ và quyền lợi chung giống các giáo viên khác ngoài ra sẽ được hưởng các phụ cấp
đặc thù cho việc giảng dạy này Tiêu biểu như : “Nhà giáo chuyên trách được
hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật mức 70% mức lương hiện hưởng cộng
phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); Nhà giáo
không chuyên trách được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật mức 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).” 4
2.3.2 Chế độ việc làm đối với NKT
Trách nhiệm của một số chủ thể trong lĩnh vực việc làm đối với người khuyết tật Người khuyết tật là những đối tượng lao động đặc biệt, do đó Nhà
nước cần quan tâm sát sao, có trách nhiệm hơn với nhóm đối tượng này Tuy
4 Điều 8 Nghị định 113/2015/NĐ – CP quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập
Trang 9nhiên thì người khuyết tật thường bị suy giảm khả năng lao động trong quá trình làm việc đặt ra vấn đề rằng Nhà nước cần có trách nhiệm trong việc phục hồi chức năng lao động cho họ và có các biện pháp khác để công việc của người khuyết tật trở nên ổn định, có thu nhập rõ ràng Điều này được quy
định rõ tại khoản 1 Điều 33 Luật người khuyết tật 2010: “1 Nhà nước tạo
điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc điểm của người khuyết tật” Việc quy định này được đặt ra cũng phù hợp với quy định
tại Bộ Luật lao động : “ Nhà nước bảo hộ quyền làm việc của người tàn tật
và khuyến khích việc thu nhận, tạo việc làm cho người tàn tật Hàng năm, Nhà nước dành một khoản ngân sách để giúp người tàn tật phục hồi sức khoẻ, phục hồi chức năng lao động học nghề và có chính sách cho vay với lãi suất thấp để người tàn tật tự tạo việc làm và tự ổn định đời sống.” 5
Trách nhiệm của các cơ quản, tổ chức, cá nhân đối với người khuyết tật Điều
33 Luật người khuyết tật đã quy định về những việc mà các cơ quan tổ chức
cá nhân được làm đối với người khuyết tật Các cơ quan, tổ chức cá nhân không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra các tiêu chuẩn trái quy định để hạn chế, làm mất đi
cơ hội có việc làm của người khuyết tật Ngoài ra các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật tùy theo điều kiện cụ thể
bố trí sắp xếp công việc, bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật
Chế độ hỗ trợ người khuyết tật trong lĩnh vực việc làm Để tăng cao cơ hội
việc làm đối với người lao động là người khuyết tật Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh nhận người khuyết tật vào làm việc chung với những người không khuyết tật Cụ thể, các
cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật sẽ được hỗ trợ cải thiện về điều kiện, môi trường làm việc phù hợp,
5 Điều 125 Bộ Luật Lao động 2019
Trang 10miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh, và nhiều lợi ích khác Người khuyết tật được hưởng những quyền như họ chỉ phải làm 7 giờ một ngày và 42 giờ một tuần
Họ không phải làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại để bảo vệ sức khoẻ của người khuyết tật Đặc biệt đối với người khuyết tật từ 51% trở lên không phải làm thêm giờ, làm việc ban đêm Những quy định này nhằm đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích của nhóm đối tượng này
1 Thực trạng pháp luật về chế độ dạy nghề và việc làm cho NKT
3.1 Thực trạng pháp luật về chế độ dạy nghề và việc làm cho người khuyết tật
Công tác dạy nghề cho người khuyết tật được các địa phương vô cùng quan tâm và tạo điều kiện phát triển Tính đến nay, cả nước có 256 cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề cho người khuyết tật, trong đó có 55 cơ sở dạy nghề chuyên biệt Các cơ sở dạy nghề phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, Nhà nước
ưu tiên cấp địa điểm thuận lợi, hỗ trợ vốn, cấp kinh phí đào tạo, miễn giảm thuế, được vay vốn với lãi suất ưu đãi, người khuyết tật được cấp học bổng khi tham gia học nghề, được miễn hoặc giảm học phí căn cứ vào mức độ khuyết tật và mức độ suy giảm khả năng lao động Tuy nhiên trên thực tế, người khuyết tật được tham gia học nghề vẫn còn thấp, tỷ lệ tìm được việc làm vẫn chưa cao
Theo báo cáo của Bộ Lao Động và Thương binh và Xã hội cả nước có 6,7 triệu NKT, trong đó có khoảng 60% người khuyết tật trong chế độ người lao động Số người khuyết tật hàng năm đặt 5000 - 6000 người trong tổng số 1,5 triệu người được dạy nghề.6 Đặc biệt với người khuyết tật ở nông thôn, với cơ
sở hạ tầng, điều kiện sống, phương tiện sinh hoạt chưa được phát triển do đó
họ gặp nhiều khó khăn trong trong việc đi lại và giao tiếp với cộng đồng xã hội Theo số liệu thống kê thì có tới 80% người khuyết tật ở thành thị và 70%
6 https://tailieuthamkhao.com/phap-luat-ve-day-nghe-doi-voi-nguoi-khuyet-tat-o-viet-nam-9-104100