TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH LÀM VIỆC CHO DOANH NGHIỆP LOGISTICS
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
Ý ĐỊNH LÀM VIỆC CHO DOANH NGHIỆP LOGISTICS CỦA
SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Sinh viên thực hiện: Võ Trọng Khắc
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Xuân Quyết
Khóa: 2017 - 2021
Lớp: 08DHQT4
TP Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2021
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
Ý ĐỊNH LÀM VIỆC CHO DOANH NGHIỆP LOGISTICS CỦA
SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Sinh viên thực hiện: Võ Trọng Khắc Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Xuân Quyết Khóa: 2017 - 2021
Lớp: 08DHQT4
TP Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2021
Trang 3THÔNG TIN KHÓA LUẬN
1 Đơn vị nghiên cứu: Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.
HCM
2 Bộ phận nghiên cứu: Sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh
3 Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm việc cho doanh nghiệp Logistics của sinh viên khoa quản trị kinh doanh Trường đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh
4 Thời gian nghiên cứu: 9/11/2020 – 11/1/2021.
TP Hồ Chí Minh, Ngày 11 Tháng 01 Năm
2021
Sinh viên thực hiện
(Sinh viên ký và ghi rõ họ tên)
VÕ TRỌNG KHẮC
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
làm việc cho doanh nghiệp Logistics của sinh viên khoa quản trị kinh doanh Trường đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh” là do bản thân nỗ lực
nghiên cứu và không sao chép của người khác Trong quá trình viết bài tác giả cótham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng Tác giả xin cam đoan nếu có vấn đề
gì sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm
Em xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã đượccám ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đều được chỉ rõ nguồn gốc
TP.HCM, ngày 11 tháng 01năm 2021
Sinh viên thực hiện (SV ký và ghi rõ họ tên)
VÕ TRỌNG KHẮC
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
và khoa Quản trị Kinh doanh đã tạo cơ hội cho tôi để có thể thực hiện và hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm việc
cho doanh nghiệp Logistics của sinh viên khoa quản trị kinh doanh Trường đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh” Trong quá trình thực hiện đề tài
không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, tác giả kính mong nhận được lời nhậnxét từ thầy để đúc kết được những kinh nghiệm cho bản thân
Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy TS Nguyễn XuânQuyết đã giúp đỡ và hướng dẫn rất tận tình trong quá trình thực hiện đề tài nghiêncứu
Tôi xin gửi lời tri ân đến quý chuyên gia và các bạn sinh viên HUFI đã hỗ trợ,trao đổi và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho đề tài nghiên của tôi được tốt hơn.Cuối cùng, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình đã tạo điều kiện tốt nhất chotôi để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
TP.HCM, ngày 11 tháng 01 năm 2021
Sinh viên thực hiện
(Sinh viên ký và ghi rõ họ tên)
VÕ TRỌNG KHẮC
Trang 6NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Võ Trọng Khắc MSSV: 2013170834
Khoá: 08DHQT4
………
………
………
………
………
………
………
………
TPHCM, ngày 11 tháng 01 năm 2020
Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
NGUYỄN XUÂN QUYẾT
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Trang 7DH Đại Học
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Mô Tả Các Ngành Nghề, Công Việc, Mức Lương Trong Logistics 32
Bảng 2.1 Các Bước Trong Nghiên Cứu 50
Bảng 2.2 Thang Đo Và Mã Hóa Thang Đo Chính Thức 56
Bảng 4.1 Thống Kê Về Số Năm Làm Việc Của Đáp Viên 64
Bảng 4 2 Thống Kê Về Số Năm Làm Việc Của Đáp Viên 64
Bảng 4.3 Thống Kê Về Thu Nhập Của Đáp Viên 64
Bảng 4.4 Thống Kê Về Thu Nhập Của Đáp Viên 65
Bảng 4.5 Kiểm Định Độ Tin Cậy Của Thang Đo “Nhu Cầu Việc Làm Ngành Logistics” 65
Bảng 4.6 Kiểm Định Độ Tin Cậy Của Thang Đo “Sự Hấp Dẫn Của Việc Làm Trong Ngành Logistics” 66
Bảng 4.7 Kiểm Định Độ Tin Cậy Của Thang Đo “Cơ Hội Khi Tham Gia Làm Trong Ngành Logistics” 67
Bảng 4.8 Kiểm Định Độ Tin Cậy Của Thang Đo “Yêu Cầu Đối Với Việc Làm Của Ngành Logistics” 67
Bảng 4.9 Kiểm Định Độ Tin Cậy Của Thang Đo “Khả Năng Đáp Ứng Của Sinh Viên Mới Ra Trường” 68
Bảng 4.10 Kiểm Định Độ Tin Cậy Của Thang Đo “Gia Đình Và Bạn Bè” 69
Bảng 4.11 Kiểm Định Độ Tin Cậy Của Thang Đo “Ý Định Làm Việc Cho Doanh Nghiệp Logistics 69
Bảng 4.12 Kmo Và Barlett’s Test 70
Bảng 4.13 Bảng Diễn Giải Biến Tổng Hợp 70
Bảng 4.14 Bảng Kết Quả Phân Tích Nhân Tố Efa Thang Đo Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Làm Việc Tại Doanh Nghiệp Logistics 72
Bảng 4.15 Kmo Và Barlett’s Test Biến Phụ Thuộc 73
Bảng 4.16 Kết Quả Efa Thang Đo Yếu Tố Ý Định Làm Việc Cho Doanh Nghiệp Logistics 74
Trang 9Bảng 4.17 Phân Nhóm Và Đặt Tên Các Biến Độc Lập 74
Bảng 4.18 Phân Nhóm Và Đặt Tên Biến Phụ Thuộc 76
Bảng 4.19 Ma Trận Tương Quan 77
Bảng 4.20 Kết Quả Hồi Quy 79
Bảng 4.21 Bảng Kết Quả Hồi Quy Điều Chỉnh 80
Bảng 4.22 Hệ Số Ý Nghĩa Của Mô Hình 81
Bảng 4.23 Kết Quả Phân Tích Anova Của Mô Hình 81
Bảng 4.24 Tổng Hợp Kết Quả Kiểm Định Giả Thuyết Nghiên Cứu 87
Bảng 4.25 Đánh Giá Yếu Tố “H2 - Sự Hấp Dẫn Của Việc Làm Trong Ngành Logistics” 89
Bảng 4.26 Đánh Giá Yếu Tố “H6 - Gia Đình Và Bạn Bè” 90
Bảng 4.27 Đánh Giá Yếu Tố “H5 - Khả Năng Đáp Ứng Của Sinh Viên Mới Ra Trường” 90
Bảng 4.28 Đánh Giá Yếu Tố “H1 - Nhu Cầu Việc Làm Ngành Logistics” 91
Bảng 4.29 Kết Quả Kiểm Định Levene 92
Bảng 4.30 Phân Tích Anova Đối Với Giới Tính 92
Bảng 4.31 Kết Quả Kiểm Định Levene 93
Bảng 4.32 Phân Tích Anova Đối Với Hệ Đào Tạo 93
Bảng 4.33 Kết Quả Kiểm Định Levene 94
Bảng 4.34 Phân Tích Anova Đối Với Các Năm Học 94
Bảng 4.35 Kết Quả Kiểm Định Levene 95
Bảng 4.36 Phân Tích Anova Đối Với Thu Nhập 95
Bảng 4.37 Kết Quả Kiểm Định Levene 96
Bảng 4.38 Phân Tích Anova Đối Với Chi Tiêu 96
Bảng 4.39 Bảng Tổng Kết Kết Quả Kiểm Định Sự Khác Biệt Với Ý Định Làm Việc Cho Doanh Nghiệp Logistics Của Sinh Viên Theo Các Đặc Điểm Cá Nhân 97
Trang 10BẢNG 5.1 MA TRẬN SWOT XÁC ĐỊNH CÁC CHIẾN LƯỢC
122
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 2.6 Mô Hình Các Yếu Tố Tác Động Đến Ý Định Chọn Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Để Làm Việc Của Sinh Viên Năm Cuối Tại Tp.Hcm 35
Hinh 2.7 Mô Hình Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hình Ảnh Tổ Chức Đến Ý Định Theo Đuổi Công Việc Của Ứng Viên Trong Quá Trình Tuyển Dụng 36
Hình 2.8 Mô Hình Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Cơ Chọn Ngành Qtdn 37
Hình 2 10 Mô Hình Nghiên Cứu Của Carless (2005) 39
Hình 2.11 Mô Hình Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Làm Việc Cho Doanh Nghiệp Logistics Của Sinh Viên 57
Hình 4 1 Biểu Đồ Thống Kê Về Giới Tính Của Đáp Viên 74
Hình 4 2 Kiểm Định Phân Phối Chuẩn Của Phần Dư 96
Hình 3 3 Đồ Thị Phân Tán Của Phần Dư 97
Hình 3 4 Đồ Thị Phân Tán P-P Plot 97
Hình 3 5 Mô Hình Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Làm Việc Cho Doanh Nghiệp Logistics Của Sinh Viên Sau Khi Phân Tích 98
Hình 5.1 Số Lượng Doanh Nghiệp Dịch Vụ Logistics Theo Quy Mô Lao Động 111 Hình 5.3 Sự Sẵn Có Của Nhân Lực Logistics Lành Nghề Tại Việt Nam 114
Hình 5.4 Thu Nhập Trung Bình Hàng Tháng Của Nhân Lực Logistics Tại Tp Hcm 115
Hình 5.5 Kết quả khảo sát và phân tích Top 5 Thách Thức Của Ngành Vận Tải Và Logistics 116
Trang 11MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Phương pháp nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 3
1.5 Đóng góp của nghiên cứu 4
1.6 Kết cấu của đề tài nghiên cứu 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 6
1.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn về động cơ chọn lựa nơi làm việc của sinh viên .6
1.1.1 Cơ sở lí luận về động cơ chọn lựa nơi làm việc của sinh viên 6
1.1.2 Cơ sở thực tiễn về động cơ chọn lựa nơi làm việc của sinh viên 13
1.2 Thực trạng ngành Logistics và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm việc cho doanh nghiệp Logistics 16
1.2.1 Tổng quan dịch vụ Logistics 16
1.2.2.Thực trạng ngành Logistics Việt Nam hiện nay 22
1.2.3.Thực trạng nguồn nhân lực của ngành Logistics hiện nay 25
1.2.4.Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Logistics 27
1.3.Tổng quan một số công trình nghiên cứu liên quan 33
1.3.2.Công trình nghiên cứu trong nước 33
1.3.3.Công trình cứu nước ngoài 37
1.4.Giả thuyết và mô hình nghiên cứu 39
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
2.1 Địa bàn nghiên cứu 47
2.2 Nhu cầu lao động cho doanh nghiệp Logistics hiện nay 48
2.3 Quy trình nghiên cứu 50
2.4 Mẫu nghiên cứu 52
Trang 122.5 Phương pháp nghiên cứu 52
2.5.1 Nghiên cứu định tính 52
2.5.2 Thiết kế Bảng câu hỏi 53
2.5.3 Nghiên cứu định lượng 56
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 62
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 63
3.1.TỔNG QUAN MẪU NGHIÊN CỨU 63
3.2.KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO 65
3.3.PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA 70
3.3.1.Phân tích biến độc lập 70
3.3.2.Phân tích biến phụ thuộc 73
3.3.3.Phân nhóm và đặt tên nhân tố 74
3.4.Kiểm định giả thuyết mô hình 76
3.4.1.Kiểm định tương quan 76
3.4.2.Mô hình hồi quy 79
3.5 Thống kê mô tả thang điểm likert các yếu tố rút ra từ kết quả phân tích hồi quy 89
3.5.1 Yếu tố “H2 - Sự hấp dẫn của việc làm trong ngành Logistics” 89
3.5.2 Yếu tố “H6 - Gia đình và bạn bè” 89
3.5.3 Yếu tố “H5 - Khả năng đáp ứng của sinh viên mới ra trường” 90
3.5.4 Yếu tố “H1 - Nhu cầu việc làm của ngành Logistics” 91
3.6 Kiểm định sự khác biệt trong ý định làm việc cho doanh nghiệp Logistics .92
3.6.1.Kiểm định theo giới tính 92
3.6.2.Kiểm định theo Hệ đào tạo 93
3.6.3.Kiểm định theo Năm học 94
3.6.4.Kiểm định theo thu nhập 95
3.6.5.Kiểm định theo chi tiêu 96
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 98
Trang 13KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 99
Kết luận 99
Khuyến nghị 101
Những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 102
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI VÀ DANH SÁCH THẢO LUẬN NHÓM 110
PHỤ LỤC 2 BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU SƠ BỘ 116
PHỤ LỤC 3 NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC PHIẾU KHẢO SÁT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH LÀM VIỆC CHO DOANH NGHIỆP LOGISTICS CỦA SINH VIÊN NGÀNH QTKD TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM 121
PHỤ LỤC 4 THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU 126
PHỤ LỤC 5 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CRONBACH’S ALPHA 129
PHỤ LỤC 6 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA 133
PHỤ LỤC 7: PHÂN TÍCH HỒI QUY 137
PHỤ LỤC 8: KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ THANG ĐO LIKERT 138
Trang 14CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Đối với xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế, sự cạnh tranh giữa các quốc giatrên thế giới ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn Vì vậy, việc phát triển dịch vụLogistics một cách hiệu quả sẽ góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
và quốc gia Điều này đã làm cho dịch vụ Logistics trở thành một trong các lợi thếcạnh tranh của quốc gia Theo Hiệp hội doanh nghiệp (DN) dịch vụ Logistics Việt
Nam (VLA,2019), tốc độ phát triển của ngành Logistics tại Việt Nam những năm
gần đây đạt hoảng 14%-16%, với quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm Đặc biệt, thờigian gần đây, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, thương mại điện tử vàphương thức hậu cần trực tuyến (e-Logistics) đã phát triển mạnh mẽ
Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương), thương mạiđiện tử tăng trưởng 35%/năm Doanh số bán lẻ thương mại điện tử của Việt Namtrong giai đoạn 2016-2020 ước tính tăng 20%/năm và tổng doanh số bán lẻ thươngmại điện tử Việt Nam dự kiến đạt 10 tỷ USD vào năm 2020 Những thay đổi trongthương mại điện tử trên thế giới và tại Việt Nam đã thúc đẩy ngành Logistics ViệtNam cải thiện phương thức cung cấp dịch vụ theo hướng ngày càng chuyên nghiệp
và hiệu quả hơn (Cục Thương mại điện tử và kinh tế số,2019)
Hiện nay, thị trường Logistics Việt Nam có sự tham gia của khoảng 3.000
DN trong nước và khoảng 30 DN cung cấp dịch vụ Logistics xuyên quốc gia, vớicác tên tuổi lớn như: DHL, FedEx, Maersk Logistics, APL Logistics, CJ Logistics,KMTC Logistics… Các DN Logistics có quy mô vừa và nhỏ, trong đó 89% là DNViệt Nam, 10% DN liên doanh và 1% là DN 100% vốn nước ngoài Về vấn đề nhânlực, ông Nguyễn Tương, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ LogisticsViệt Nam cho biết, giai đoạn 2017-2020, ngành Logistics Việt Nam cần thêmkhoảng 200.000 (VLA, 2018) lao động chất lượng cao, có trình độ chuyên môn.Đến năm 2025, con số này sẽ là 300.000 (VLA, 2018) nhân viên chuyên nghiệp, cótrình độ chuyên môn, ICT, tiếng Anh để đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0 (Nguyễn Tương, 2019).
Tuy nhiên ngành Logistics dù xuất hiện đã lâu nhưng lại được coi là mộtngành đào tạo mới ở Việt Nam Phần lớn số học sinh cũng như các bậc phụ huynhvẫn chưa có cái nhìn cụ thể hoặc thậm chí chưa có sự nhận thức đối với tầm quan
trọng của ngành đối với cuộc sống, xã hội “Học Logistics và quản lí chuỗi cung
Trang 15ứng ra làm gì?, Thực trạng nhu cầu việc làm ngành Logistics có đáp ứng được mức
độ nguồn nhân lực hiện nay?, Những yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định làm việc cho doanh nghiệp Logistics” vẫn đang là câu hỏi của rất nhiều bạn quan tâm đến ngành
Logistics và quản lí chuỗi cung ứng, đặc biệt là những bạn đang xét tuyển đại họccũng như những bạn mới ra trường mong muốn tìm kiếm cơ hội làm việc trong lĩnh
vực HOT và cực kỳ phát triển trong tương lai (Viện Nghiên cứu và Phát triển
Logistics Việt Nam – VLI, 2019)
Xuất phát từ thực trạng trên và với mong muốn tìm hiểu động cơ lựa chọnlàm việc cho doanh nghiệp Logistics của sinh viên khi ra trường, tác giả chọn đề tài:
“Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm việc cho doanh nghiệp Logistics của sinh viên khoa quản trị kinh doanh Trường đại học công nghiệp thực phẩm
TP Hồ Chí Minh”, làm đề tài khoá luận tốt nghiệp, cũng như hỗ trợ cho công việc
về sau
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung:
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về động cơ lựa chọn làm việc chodoanh nghiệp Logistics của sinh viên khi ra trường, tác giả nhân diện và phân tíchcác yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm việc cho doanh nghiệp Logistics của sinh viênkhoa quản trị kinh doanh (SVKQTKD) Trường đại học Công nghiệp Thực phẩm
TP Hồ Chí Minh (HUFI) Qua đó, đề xuất các giải pháp thúc đẩy ý định chọn làmviệc cho các doanh nghiệp Logistics của SVQTKD HUFI
- Mục tiêu cụ thể
- Một là, tổng hợp cơ sở lí luận và thực tiễn về động cơ lựa chọn làm việc cho
doanh nghiệp Logistics nói riêng và doanh nghiệp nói chung
- Hai là, nhân diện thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
làm việc cho doanh nghiệp Logistics của SVQTKD HUFI
- Ba là, dựa vào các kết quả nghiên cứu thực trạng và kết quả phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm việc cho doanh nghiệp Logistics, đề xuất các giảipháp thúc đẩy ý định chọn làm việc cho các doanh nghiệp Logistics của SVQTKDHUFI
Đồng thời, nghiên cứu góp phần định hướng và nâng cao chất lượng giảng dạycủa trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Trang 16- Phương pháp tiếp cận, hệ thống, thể chế, chính sách và tiếp cận thực tiễn
được sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu
- Nghiên cứu định tính: tác giả xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ và thực hiện
phỏng vấn 10 lãnh đạo, đại diện các doanh nghiệp, chuyên gia ngành logictisc, xácđịnh thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm việc cho doanh nghiệpLogistics của sinh viên và xây dựng bảng hỏi cho khảo sát Kết quả nghiên cứuđịnh tính là cơ sở xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức nhằm kiểm địnhthang đo gồm: 6 biến độc lập, 1 biến phụ thuộc, với 33 biến quan sát, đảm bảo tínhkhách quan và minh chứng cho kết quả nghiên cứu
- Nghiên cứu định lượng: từ Kết quả khảo sát và phân tích 250 bảng câu hỏi
khảo sát, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0 phân tích số liệu Nghiên cứu phântích các yếu tố tác động đến ý định làm việc cho doanh nghiệp Logistics của sinhviên, gồm: Nhu cầu việc làm của ngành Logistics, Sự hấp dẫn của việc làm trongngành Logistics, Cơ hội khi tham gia làm trong ngành Logistics, Yêu cầu đối vớiviệc làm của ngành Logistics, Khả năng đáp ứng của sinh viên mới ra trường, Giađình và bạn bè… Từ đó, đề xuất các giải pháp thúc đẩy ý định chọn làm việc chocác doanh nghiệp Logistics của SVQTKD HUFI đánh giá mức độ tác động củacác yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm việc cho doanh nghiệp Logistics của sinhviên khoa Quản trị kinh doanh Hufi
Dựa vào kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng, thảo luận thực trạng và tồntại, đề xuất các giải pháp thúc đẩy ý định chọn làm việc cho các doanh nghiệpLogistics của SVQTKD HUFI
1.4 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn làm việc cho
các doanh nghiệp Logistics của SVQTKD HUFI
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Tác giả tập trung nghiên cứu chủ yếu các yếu tố ảnh hưởng
đến ý định làm việc cho các doanh nghiệp Logistics nói riêng và các doanh nghiệpnói chung của SVQTKD HUFI
+ Về thời gian: Toàn bộ nghiên cứu bao gồm cả nghiên cứu lý thuyết và
khảo sát thực tế được thực hiện trong 02 tháng từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 01năm 2021
+ Về không gian: Sinh viên năm 03 và năm 04 ngành học quản trị kinh
doanh tại trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP HCM
Trang 171.5 Đóng góp của nghiên cứu
Về mặt lý thuyết
Đề tài giúp cung cấp cơ sở khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu về ý địnhchọn ngành, tổng kết được lý thuyết các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu.phát triển hệ thống thang đo, kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiêncứu về các yếu tố chính ảnh hưởng đến dự định làm việc trong ngành Logistics củasinh viên HUFI Vì thế, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào việc phát triển lý thuyết
và bổ sung vào hệ thống thang đo còn thiếu tại các nước đang phát triển như ViệtNam nhằm thiết lập hệ thống tương đương về đo lường đồng thời đề tài cũng hìnhthành được quy trình hay khung nghiên cứu để triển khai các nghiên cứu khác tương
tự Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đã bổ sung biến yếu tố Khả năng chấp nhận rủi rovào mô hình lý thuyết ban đầu, bên cạnh đó nghiên cứu cũng đánh giá được mức độảnh hưởng của tính chất ngành Logistics đến ý định chọn việc của sinh viên
Về mặt thực tiễn
Đề tài đã khám phá và đo lường được các yếu tố và mức độ tác động của cácyếu tố đó ảnh hưởng đến ý định chọn ngành Logistics của sinh viên ngành Quản TrịKinh Doanh HUFI, kết quả của nghiên cứu góp phần đóng góp vào hệ thống dữ liệucủa trường HUFI, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn ngành Logisticscủa sinh viên, từ đó đưa ra các giải pháp phổ biến hay có cái nhìn cụ thể hơn lĩnhvực Logistics đến sinh viên mang đến cơ hội việc làm, học tập và phát triển Bêncạnh đó, dựa vào kết quả nghiên cứu cũng giúp cho Nhà trường nói chung và KhoaQuản Trị Kinh Doanh HUFI nói riêng cải thiện chất lượng đào tạo các môn họcgiành riêng cho chuyên ngành đào tạo lĩnh vực Logistics Cuối cùng, kết quả nghiêncứu trên cũng giúp hỗ trợ khoa QTKD làm cơ sở để tổ chức các hoạt động giảngdạy, liên kết doanh nghiệp và đào tạo cho sinh viên trong khoa cũng như đáp ứngnhu cầu xã hội và mong muốn của các bạn sinh viên hiện đang ấp ủ ý định hướngtới cơ hội việc làm trong ngành Logistics trong tương lai
Xuất phát từ vấn đề thực trạng ngành Logistics hiện nay cho thấy, nguồnnhân lực vừa thiếu cả số lượng và chất lượng chính là vấn đề đang cần giải quyếtgấp để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai Qua đó, để đưa ra lời giải bàitoán “khát nhân lực” của ngành Logistics hiện nay, đề tài nghiên cứu xác định cácyếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn ngành Logistics của sinh viên ngành Quản TrịKinh Doanh HUFI đã đóng góp đề xuất các giải pháp, cụ thể như sau:
Một là, về phía các doanh nghiệp Logistics cần thay đổi phương thức đào tạo
phù hợp với yêu cầu của CMCN 4.0, ngoài việc tăng cường đào tạo tại chỗ,
Trang 18E-learning, cần tập trung nguồn lực đào tạo của các trường đại học và trung cấp nghề.Đào tạo tại trường lớp kết hợp với đào tạo thực tế, đưa các chương trình khoa họccông nghệ cao về lĩnh vực Logistics vào đào tạo tại các trường đại học.
Hai là, xây dựng mô hình liên kết Các trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào
tạo với Hiệp hội doanh nghiệp các ngành dặc điệt trong lĩnh vực kinh tế hiện naycần phổ biến mức độ quan trọng về sự có mặt và những lợi ích của ngành dịch vụLogistics mang đến những cơ hội ngành nghề cho sinh viên sau khi tốt nghiệp Bêncạnh đó, hợp tác giúp sinh viên có cơ hội tham gia những diễn đàn chia sẻ kiếnthức, trao đổi chuyên gia trong lĩnh vực Logistics hay tham quan thực tế, tiếp nhậnsinh viên đến thực tập… không chỉ mang lại hiệu quả cho chất lượng sinh viên dàotạo, chất lượng giáo dục nhà trường mà còn giúp các doanh nguồn lực có chấtlượng cho mình
Ba là, cần chú trọng về các yếu tố: nhu cầu việc làm trong ngành Logistics,
sự hấp dẫn của việc làm ngành Logistics, Khả năng đáp ứng của học sinh, sinh viên,gia đinh và bạn bè khi ra quyết định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên có
Ý định làm việc trong ngành Logistics từ khi còn trên ghế nhà trường
Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Kết cấu của đề tài gồm 05 chương, chưa bao gồm phần mở đầu
Chương 1: Giới Thiệu
Chương 2: Cơ Sở Lý Luận Và Mô Hình Nghiên Cứu
Chương 3: Phương Pháp Nghiên Cứu
Chương 4: Kết Quả Nghiên Cứu và Thảo luận
Chương 5: Định Hướng Và Giải Pháp Phát Triển Cho Nguồn Nhân Lực Logistics Tại Tp.Hcm
Trang 19CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1
2.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn về động cơ chọn lựa nơi làm việc của sinh viên
2.1.1 Cơ sở lí luận về động cơ chọn lựa nơi làm việc của sinh viên
Lý thuyết về động cơ
- Thuyết hành động hợp lí TRA (Theory of Reasoned Action- TRA)
Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) được Ajzen vàFishbein xây dựng từ cuối thập niên 60 của thế kỷ 20, được hiệu chỉnh mở rộngtrong thập niên 70 và được xem là học thuyết tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứutâm lý xã hội (Eagly và Chaiken, 1993 Olson và Zanna, 1993 Sheppard, Hartwick
và Warshaw 1988) Thuyết TRA được sử dụng để dự báo hành vi tự nguyện và giúp
đỡ những người khác trong việc nhận ra yếu tố tâm lý của mình Nó được thiết kếdựa trên giả định rằng con người thường hành động một cách hợp lý, họ xem xétcác thông tin có sẵn xung quanh và những hậu quả từ hành động của họ
Hình 1 1 Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA)
(Nguồn: Ajzen và Fishbein, 1975)
Theo thuyết TRA, hành vi được quyết định bởi ý định thực hiện hành vi đó Ýđịnh là trạng thái nhận thức ngay trước khi thực hiện hành vi là một yếu tố dẫn đếnthực hiện hành vi Vì thế, ý định hành vi (Behavior Intention - BI) là yếu tố quantrọng nhất dự đoán hành vi và chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố là thái độ đối với hành
Trang 20vi (Attitude Toward Behavior - AB) và chuẩn chủ quan (Subjective Norm - SN),đóng vai trò như các chức năng để một người dẫn đến thực hiện hành vi.
Thái độ (Attitude Toward Behavior) là yếu tố cá nhân thể hiện niềm tin tíchcực hay tiêu cực, đồng tình hay phản đối của một người tiêu đối với hành vi và sựđánh giá đối với kết quả của hành vi đó Chuẩn chủ quan (Subjective Norms) lànhận thức, suy nghĩ về những người ảnh hưởng (có quan hệ gần gũi với người có ýđịnh thực hiện hành vi như: người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp) cho
rằng nên thực hiện hay không nên thực hiện hành vi (Ajzen, 1991, tr 188).
Hạn chế lớn nhất của thuyết này là hành vi của một cá nhân đặt dưới sự kiểmsoát của ý định Nghĩa là, thuyết này chỉ áp dụng đối với những trường hợp cá nhân
có ý thức trước khi thực hiện hành vi Vì thế, thuyết này không giải thích đượctrong các trường hợp: hành vi không hợp lý, hành động theo thói quen, hoặc hành vi
được coi là không ý thức (Ajzen, 1985).
- Lý thuyết lựa chọn hợp lí
Max Weber (1970), George Simmel (1900), George homans (1961) và PeterBlau (1964), đề xuất Thuyết lựa chọn hợp lý (hay còn gọi là thuyết lựa chọn duy lý)trong xã hội có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học vào thế kỷ 18 và 19.Các nhà triết học cho rằng bản chất con người là vị kỷ, luôn tìm đến sự hài lòng,thỏa mãn và tránh những nỗi khổ đau Các nhà kinh tế học cổ điển thì nhấn mạnhvai trò động lực cơ bản của động cơ kinh tế, mục đích lợi nhuận khi con người buộcphải đưa ra các quyết định lựa chọn hành động Đặc trưng cơ bản thứ nhất của sựlựa chọn hợp lý là con người phải lựa chọn hành động
Luận điểm chính của thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào tiền đề cho rằng conngười luôn hành động có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồnlực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu Có nghĩa làcon người luôn quyết định một việc nào đó sau khi đã đặt lên bàn cân đong đếmgiữa chi phí và lợi nhuận mang lại, nếu chi phí ngang bằng hoặc nhỏ hơn lợi nhuậnthì sẽ hành động và ngược lại thì sẽ không hành động
“Lựa chọn” là thuật ngữ được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc để đưa
ra quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tôi ưu trong số những điềukiện hay cách thức hiện có để đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm nguồnlực Mục tiêu ở đây không chỉ là những yếu tố vật chất (lợi nhuận, thu nhập) mà còn
có cả yếu tổ lợi ích xã hội và tinh thần
Homans đã diễn giải theo ngôn ngữ toán học “Khi lựa chọn trong số cáchành động có thể có, cá nhân sẽ chọn cách nào mà họ cho là tích của xác suất thành
Trang 21công của hành động đó với giá trị mà phân thưởng của hành động đó là lớn nhất”.Ông đã nhấn mạnh đến đặc trưng nữa của sự lựa chọn hợp lý đó là quá trình tối ưuhóa.
Khía cạnh kinh tế học hiện đại: Các yếu tố như chi phí, giá cả, lợi nhuận, lợi
ích sẽ giải thích cho hành vi kinh tế với cách giải thích như vậy về hành vi kinh tế người ta sẽ giải thích cho các hành vi xã hội.
+ Khía cạnh nhân học: Nêu bật lên bản chất của sự ràng buộc, lợi ích của việc
trao-nhận vật chất cùng với các hình thức trao đổi khác trong xã hội Có nghĩa là sựtrao đổi là một loại quan hệ quyền lực mà người nhận vật chất nếu muốn thoát khỏi
sự ràng buộc thường tìm cách trao lại vật chất cho người trao với giá trị tươngđương
+ Khía cạnh Tâm lý học: Là thuyết tâm lý học hành vi đã góp thêm vào sự
phát triển của thuyết lựa chọn hợp lý Trong tâm lý học hành vi cho chúng ta biếttrong các tương tác xã hội, con người có xu hướng lặp lại những hành vi nào đemlại sự thỏa mãn cho họ
+ Khía cạnh Chính trị học-Xã hội học chính trị: Những chủ đề nghiên cứu như hành vibầu cử, chính sách công, hàng hóa công, sự lựa chọn chính sách sẽ thu hút sự quan tâm củacác nhà chính trị, các chuyên gia phân tích về hoạt động bầu cử
Vào những năm 1980, nguyên tắc “cùng có lợi” được Simmel đề cập đến.Ông cho rằng mỗi tương tác giữa người và người đều dựa vào cơ chế cho - nhận,mọi trao đổi đều dựa vào ngang giá nhau giữa các vật trao đổi Quan điểm này sau
đó được phát triển thành học thuyết trao đổi trong nghiên cứu xã hội học hiện đại.Thuyết này coi tương tác xã hội là một sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa cácbên Trong đó các bên sẽ xem xét từng món hàng, từng dịch vụ trước khi có hành vitrao đổi với nhau
Theo Simmel (1980), với nguyên tắc “cùng có lợi” cho rằng mỗi tương tácgiữa người và người đều dựa vào cơ chế cho - nhận, mọi trao đổi đều dựa vàongang giá nhau giữa các vật trao đổi Quan điểm này sau đó được phát triển thànhhọc thuyết trao đổi trong nghiên cứu xã hội học hiện đại Thuyết này coi tương tác
xã hội là một sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các bên Trong đó các bên sẽxem xét từng món hàng, từng dịch vụ trước khi có hành vi trao đổi với nhau
Theo George Homans (1961) thì hành vi lựa chọn là một biến thể của lýthuyết trao đổi xã hội Vai trò của mối tương tác trực tiếp giữa các cá nhân và đặcđiểm của mỗi tương tác xã hội ở cấp độ vi mô là các đặc điểm của các hệ thống xãhội ở cấp độ vĩ mô Ông cho rằng mọi lý thuyết xã hội thực chất đều là xã hội học
Trang 22về nhóm và các hiện tượng xã hội cần được giải thích bằng các đặc điểm của các cánhân chứ không phải bằng các đặc điểm của cấu trúc xã hội Con người luôn có xuhướng nhận bội giá trị của kết quả hành động và khả năng trở thành hiện thực củahành động đó, nghĩa là con người sẽ quyết định lựa chọn một hành động nào đấyngay cả khi giá trị của nó thấp nhưng tính khả thi cao.
Thuật ngữ “lựa chọn” dùng để nhấn mạnh việc quyết định sử sụng phươngthức này hay phương thức khác một cách tối ưu trong điều kiện và cách thực hiệnsau khi đã có sự tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng các nguồn lực hiện hữu Sinh viên saukhi học xong đại cương thường được nhà trường, người thân, bạn bè tư vấn chọnngành học phù hợp với ngành nghề mình cảm thấy phù hợp Trong nghiên cứu này
“lý thuyết lựa chọn hợp lý” là cơ sở dẫn đến quyết định lựa chọn chuyên ngành đểhọc tập và quyết định nghề nghiệp trong tương lai của sinh viên
- Thuyết hành vi hoạch định (TBP)
Trên cơ sở thuyết hành động hợp lý của Ajzen và Fishbein (1975), Ajzen(1991)
phát triển Thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planed Behavior - TPB) để dự báo
và làm sáng tỏ hành vi con người trong một bối cảnh cụ thể Nó sẽ cho phép dựđoán cả những hành vi không hoàn toàn điều khiển được với giả định một hành vi
có thể được dự báo hoặc được giải thích bởi ý định để thực hiện hành vi đó(Kolvereid 1996) Theo đó, TPB cho rằng ý định là nhân tố động cơ dẫn đến hành
vi và được định nghĩa như là mức độ nỗ lực cá nhân để thực hiện hành vi Trong đó,
ý định kinh doanh là một yếu tố có trước, quyết định việc thực hiện hành vi kinhdoanh (Fayolle và Gailly, 2004 Kolvereid 1997) Ý định là tiền đề gần nhất củahành vi và được dự đoán lần lượt bởi thái độ chuẩn chủ quan và nhận thức kiểmsoát hành vi Trong đó:
- Thái độ (Attitude Toward Behavior - AB) được hiểu như là cảm xúc tích cực
hay tiêu cực cá nhân bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý và các tình huống đang gặpphải Một sinh viên có thể có một thái độ không tích cực đối với công việc, ngànhhọc vì công việc đó không phù hợp
- Chuẩn chủ quan (Subjective Norm - SN) hay nhận thức về ảnh hưởng từ phía
cộng đồng xã hội được định nghĩa là “nhận thức về áp lực xã hội đến thực hiện hoặckhông thực hiện hành vi” (Ajzen 1991) Đó là ảnh hưởng của những người quantrọng và gần gũi có thể tác động đến cá nhân thực hiện hành vi Ví dụ như các bậccha mẹ có những vấn đề, quan điểm tiêu cực với ngành nghề nào đó, có thể gây áplực cho con cái của họ khó khăn khi lựa chọn theo đuổi ngành nghề đó
Trang 23Hình 2 2 Mô hình thuyết hành vi hoạch định (TPB)
(Nguồn: Ajzen, I., 1991)
- Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behavirol Control - PBC) phản ánhviệc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi đó có bịkiểm soát, hạn chế hay không Ajzen (1991) đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vitác động trực tiếp đến ý định thực hiện hành vi và nếu chính xác trong nhận thứccủa mình, thì kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành vi TPB giả định thêm rằngnhững phần hợp thành ý định lần lượt được xác định bởi kỳ vọng nổi bật nhất vàước lượng kỳ vọng cho mỗi thành phần đó Trong đó, kỳ vọng về thái độ đối vớimột hành vi có sẵn, hoặc kỳ vọng cụ thể về kết quả của việc thực hiện hành vi kỳvọng về chuẩn chủ quan đó là nhận thức của những người quan trọng khác là tánthành hay không tán thành thực hiện hành vi kỳ vọng về nhận thức kiểm soát hành
vi liên quan tới những điều kiện thuận tiện hay cản trở việc thực hiện hành vi Ajzen (1988) khẳng định những kỳ vọng này là những thông tin nền tảng củahành vi và nguyên nhân dẫn đến hành vi một cách cơ bản là bởi những kỳ vọng này(Scholten, Kemp và Ompta 2004) Vì thế, sự thay đổi một trong những kỳ vọng trên
có thể dẫn đến sự thay đổi về hành vi Dựa vào nguyên nhân căn bản này, một sốnhà nghiên cứu đã tạo ra sự can thiệp để thay đổi kỳ vọng để xác định xem người ta
có thay đổi hành vi hay không Một số khác đã khám phá sự ảnh hưởng của chínhsách can thiệp bằng cách kiểm tra sự thay đổi kỳ vọng sau khi áp dụng chính sách.TPB đã được áp dụng thành công để dự đoán và giải thích các hành vi khácnhau như: quyết định bỏ phiếu, giảm cân, ngừng hút thuốc, vi phạm giao thông, vv.Hạn chế của TPB là:
Thứ nhất, TPB như là một sự thay thế cho giới hạn kiểm soát ý chí của TRA
và cho rằng hành vi là có chủ ý và có kế hoạch Tuy nhiên TPB dựa trên niềm tin
Trang 24rằng mọi người đều có suy nghĩ hợp lý và đưa ra những quyết định hợp lý dựa trênthông tin sẵn có Vì thế, động cơ vô thức không được đưa vào xem xét trong môhình TPB Nghĩa là, TPB chưa khắc phục được hết những hạn chế của TRA
(Krueger and et.al, 2000).
Thứ hai, thực tế các yếu tố để xác định ý định không giới hạn bởi thái độ,
chuẩn
chủ quan và kiểm soát hành vi như Ajzen (1991) Vì thế, nhiều nghiên cứu thựcnghiệm cho thấy rằng chỉ có 40% biến thiên ý định của hành vi có thể được giảithích bằng TPB của Ajzen (1991)
- Lý thuyết cây nghề nghiệp
Trích dẫn từ tài liệu chuyên đề Khám phá, lựa chọn và phát triển nghề nghiệp(Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục – Bộ GD&ĐT) do Trần PhụngHoàng Phoenix và Hồ Thị Thu biên soạn Mô hình lí thuyết cây nghề nghiệp thuộcnhóm Lí thuyết đặc tính cá nhân và đặc điểm nghề được lập ra để giải thích vai tròquan trọng của mối tương quan chặt chẽ giữa sở thích, khả năng cá tính và giá trịnghề nghiệp của một người với khả năng tuyển dụng đối với họ sau khi tốt nghiệp
Hình 2.3 Mô hình lý thuyết cây nghề nghiệp
(Nguồn: Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục – Bộ GD&ĐT,
2015)
Sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp là những yếu tố cơ bản, có
ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự thành đạt trong nghề nghiệp của mỗi người
Vì vậy, nó được coi là “gốc rễ” của “cây nghề nghiệp” và buộc mỗi người phải cónăng lực nhận thức bản thân để hiểu rõ về nó trước khi chọn nghề Nói cách khác,
khi chọn bất cứ một ngành, nghề nào, mỗi người đều phải dựa vào sở thích nghề
nghiệp, khả năng thực có, cá tính và giá trị nghề nghiệp (Giá trị nghề nghiệp là
Trang 25những điều được coi là quý giá, là quan trọng, có ý nghĩa nhất mà mỗi người mongmuốn đạt được khi tham gia lao động nghề nghiệp Ví dụ: Được nhiều người tôntrọng được làm việc trong môi trường có cơ hội để phát huy cao độ khả năng củabản thân hoặc, có thu nhập cao hoặc, có cơ hội thăng tiến v.v…tùy theo mongmuốn của mỗi người), tức là dựa vào “rễ” của “cây nghề nghiệp” Nếu một ngườiquyết tâm theo học ngành, nghề phù hợp với “rễ” thì sau khi hoàn thành chươngtrình đào tạo sẽ có nền tảng vững chắc để thu được những “quả ngọt” trong nghềnghiệp.
- Động cơ chọn nghề, chọn ngành của sinh viên
Có nhiều động cơ tác động hay ảnh hưởng đến xu hướng chọn nghề, chọnngành của học sinh, sinh viên Chúng sắp xếp theo thứ bậc và tạo thành một hệthống động cơ thúc đẩy học sinh, sinh viên lựa chọn một nghề
Theo A.N Lêonchiev (1972) nhận định: “Cái gì được phản ánh trong đầu óc
con người, thúc đẩy hoạt động và hướng hoạt động vào việc thoả mãn một nhu cầu nhất định thì gọi là động cơ hoạt động ấy” Động cơ chọn nghề của mỗi cá nhân là
cái thúc đẩy cá nhân, chi phối mọi hoạt động của cá nhân vươn tới sự xác định chomình một nghề nghiệp nào đó
Theo E.A.Klimov (1996) cho rằng: “Khi xem xét vấn đề lựa chọn nghề, cần
chú ý tới hai mặt gắn bó với nhau: đó là đánh giá giá trị của nghề bằng chính học sinh và những tác động khách quan ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề”
Theo Viện Xã hội học (2018), cho rằng:“Dưới gốc độ xã hội học thì động cơ
lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên là một sự tìm kiếm và khẳng định giá trị xã hội có liên quan tới nghề nghiệp tương lại Đó là những vấn dề như: Uy tín nghề nghiệp, vị trí của ngành nghề đó trong xã hội, lợi ích vật chất và tinh thần mà họ có được khi làm nghề đó, vấn đề sở thích cá nhân, năng lực của thanh niên, nhu cầu
xã hội về ngành đó’’.
“Động cơ làm việc là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng đến việc đạt được các mục tiêu của tổ chức, Động cơ làm việc cá nhân là kết quả của rất nhiều nguồn lực hoạt động đồng thời trong con người và trong môi trường sống và làm việc của con người” (Nguyễn Ngọc Quân
và Nguyễn Văn Điềm, 2012).
GS TS Đỗ Văn Phức (2010) cho rằng, động cơ hoạt động của con người lànhân tố đầu tiên và quan trọng nhất của sự tham gia hoạt động và sự tích cực sángtạo Nó được hình thành trên cơ sở tương tác chủ yếu của 3 yếu tố: Nhu cầu conngười Khả năng (triển vọng) thỏa mãn nhu cầu Lợi thế về năng lực của con người
Trang 26Vì vậy có thể nói rằng động cơ lựa chọn nghành, nghề của sinh viên xuất phát từ:nhu cầu làm việc, khả năng thỏa mãn khi lao động, và năng lực của sinh viên.
J.H Fichter, nhà XHH Hoa Kỳ cho rằng “Tất cả cái gì có ích lợi, đáng ham
chuộng, đáng kính phục đối với cá nhân, hoặc XH đều có giá trị” (Fichter, 1972).
Một vật có giá trị khi nó được thừa nhận là có ích và cần thiết, tiền bạc, nhà cửa, xe
cộ, hàng hóa được công nhận là có giá trị vì nó có ích và cần thiết Tuy nhiên,không những chỉ hàng hoá vật chất mà cả lý tưởng và những khái niệm, ví dụ như
“tự do”, “hạnh phúc”, “sự thật”, “lương thiện”, “công lý”… đều có giá trị, và việcmong muốn có được những thứ đó (giá trị vật chất và tinh thần) đã ảnh hưởng đếnthái độ và hành vi của con người Như vậy, có được một nghề như mong muốn làgiá trị, điều đó trở nên là điều khao khát đối với SV chuẩn bị ra trường tuy nhiên,định hướng giá trị nghề đó khác nhau theo quan điểm của mỗi cá nhân SV
Xét ở góc nhìn của Thuyết kỳ vọng, Gregory (2010) đư ra sự giải thích nhưsau: “Quyết định và lựa chọn tìm việc được đưa ra dựa trên cơ sở làm thế nào để sửdụng tốt nhất những nổ lực bản thân để không đáp ứn những nhu cầu trước mắt màcòn cả những mong đợi của họ về những ảnh hưởng đến nhu cầu tương lai và hành
vi của họ Nếu người tìm việc tin rằng một tổ chức sẽ làm tăng khả năng của họ đạtđược kết quả có giá trị, họ sẽ sẵn sàng để theo đuổi việc làm với tổ chức đó Vì vậy,người tìm việc hình thành mối quan tâm cho các đặc tính của tổ chức mà họ còn tinrằng những nổ lực của họ sẽ đạt được kết quả có giá trị”
Tóm lại, động cơ chọn nghề, chọn nghành của sinh viên được hình thành và xuất phát từ nhu cầu mong muốn đạt được hết những giá trị về mặt tinh thần và vật chất trong phạm vi khả năng và các tác động khách quan.
2.1.2 Cơ sở thực tiễn về động cơ chọn lựa nơi làm việc của sinh viên
2.1.2.1 Cơ hội việc làm
Nhận xét về mặt lý thuyết nhận thấy rằng cơ sở hình thành động cơ chọnngành nghề của sinh viên xuất phát từ những hành vi và nhu cầu hương tới giá trịvật chất và tinh thần của mỗi cá nhân Nhưng trên thực tế hiện nay động cơ chọnngành nghề không chỉ ở mức độ nhu cầu và hành vi của cá nhân sinh viên
Theo thống kê mới nhất của Bộ Lao Động - Thương Binh Xã Hội trong Quý3/2020 cả nước có 46.084 người có trình độ cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp Đây là con
số đáng báo động về tình hình thất nghiệp hiện nay Trong quý 3/2020, có 5.600doanh nghiệp đăng tuyển dung lao động trên mạng với số lượng tuyển dụng 78.520lao động Thấy được nhu cầu doanh nghiệp tuyển dụng lao động đủ bù đắp với sốlượng lao động được đào tạo Vì vậy tình trạng này phải xét nhiều nguyên nhân, mà
Trang 27trước hết phải nhận thấy rằng việc sinh viên đang không thể lựa chọn nghề chomình để có một hướng đi và các bước chuẩn bị cho công việc tương lai đúng đắn.(1)
Theo khảo sát có khoảng 26,2% cử nhân đại học ra trường nhưng không cóviệc làm Bên cạnh đó, 70,8% cử nhân ra trường lại làm những công việc trái ngànhnghề được đào tạo, chỉ có khoảng 19% cử nhân làm đúng ngành nghề được đào tạo.Điều đó cho thấy việc định hướng nghề nghiệp, giáo dục đại học hiện nay có nhiềuđiểm bất hợp lý do đó mà tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao (2)
GS.TS Đinh Văn Sơn và PGS.TS Lê Thanh Hà tạiHội thảo khoa học quốc giavới chủ đề “Phát triển nguồn nhân lực định hướng công dân toàn cầu” đã nhấn mạnh
rằng: “Hiện nay, Toàn cầu hóa đã và đang trở thành xu thế tất yếu của thời đại,mang lại nhiều cơ hội cho các quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức,doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ Đi liền với đó là sự bùng nổ và phát triển nhanhchóng của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật đã tạo ra nhiều cơ hội và tháchthức cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế Trongbối cảnh đó, nhiều trường phải chủ động đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức trongđào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai mô hình đào tạo tiên tiến, hiệu quả với mụcđích có đội ngũ sinh viên, học sinh sau khi tốt nghiệp có chất lượng, tự tin tham giathị trường lao động trong nước cũng như các nước trên thế giới, trở thành nhữngcông dân toàn cầu, nâng cao chất lượng và cơ hội việc làm” (3)
Tóm lại, việc tác động đến động cơ chọn ngành nghề của sinh viên không chỉ
ở mức độ nhu cầu và hành vi của cá nhân sinh viên mà còn phải nghiên cứu thêm nhiều yếu tố khách quan khác: môi trường, thực trạng ngành học, nhu cầu nguồn nhân lực trong ngành, khả năng hay năng lực sinh viên Xu hướng toàn cầu hóa hiện nay đang là cơ hội vàng cho thị trường lao động của Việt Nam, không chỉ mở tăng số lượng việc làm, đa dạng ngành nghề (đặc biệt những ngành Quốc tế, thương mại) hơn trong việc lựa chọn và đào tạo, giải quyết những vấn đề về thất nghiệp, mà còn làm tăng thu nhập bình quân cho mỗi người lao động Đối mặt với
1 Bộ lao động thương binh và xã hội – Tổng cục thống kê (2020), “Bản tin cập nhập thị trường lao động số
27, Quý III năm 2020” Nguồn: http://www.molisa.gov.vn/Upload/ThiTruong/LMU-So27-Q32020-final.pdf.
Truy cập lúc 12:00, ngày 10/12/2020.
2 Hoàng Trung (2012), “Giáo dục lệch hướng, sinh viên lạc đường” Báo an ninh và thủ đô Nguồn:
https://anninhthudo.vn/giao-duc-lech-huong-sinh-vien-lac-duong-post149002.antd Truy cập lúc:12:00, ngày 10/12/2020.
3 Trường Đại học Thương Mại (2020), “Hội thảo khoa học quốc gia "Phát triển nguồn nhân lực định hướng
công dân toàn cầu” Nguồn:
https://tmu.edu.vn/vi/news/Hoi-thao-Thong-tin-Khoa-hoc/hoi-thao-khoa-hoc-quoc-gia-phat-trien-nguon-nhan-luc-dinh-huong-cong-dan-toan-cau-1959.html Truy cập lúc: 12:00, ngày 10/12/2020.
Trang 28điều đó là thách thức về nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng những đòi hỏi ngày càng khắt khe về chất lượng hàng hóa, dịch vụ của thị trường quốc tế ( 4 )
2.1.2.2 Yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn nơi làm việc của sinh viên sắp
ra trường
Nghiên cứu Nguyễn Quốc Nghi và Nguyễn Hữu Tâm (2010) tìm cho ra kếtquả 3 nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định làm việc của lao động tại khu côngnghiệp đó là: Nhân tố an toàn, nhân tố điều kiện hỗ trợ, nhân tố lợi ích kinh tế, trong
đó chỉnh sách thưởng đối với lao động là quan trọng nhất
Nghiên cứu của Cao Thi Hào Và Trần Ngọc Duyên (2009) “Nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc tại doanh nghiệp nhà nước” Đề tài
NCKH – Vol 13, NO Q1-2010, Science and Technology Development Nghiên cứuxác định được cá yếu tố tác động đến quyết định làm việc tại danh nghiệp nhà nướcbằng cách khảo sát 253 lao động có trình độ từ cao đẳng trở lêntại TP.HCM, kết quảcho thấy 8 nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định làm việc tại DNNN bao gồm:
Cơ hội thăng tiến, thương hiệu và uy tính tổ chức, sự phù hơp cá nhân và tổ chức, mức trả công, hình thức trả công, chính sách và môi trường tổ chức, chính sách và thông tin tuyển dụng, gia đình và bạn bè.
Nghiên cứu của Scoot Highhouse, Filip Lievens, Evan F Sinar “Measureing
attaction to organization Educational and Psychological Measurement, Vol 63 NO.6,986-1001” (2003) cho thấy có 3 thành phần chính ảnh hưởng đến sự thu hút
cảu một tổ chức đối với ứng viên, đó là sự hấp dẫn chung, dự định làm việc cho tổchức và uy tính công ty
Như vậy từ những kết quả trong quá trình nghiên cứu thực nghiệp, kết hợpvới thị trường lao động tự do dịch chuyển hiện nay, cho thấy rằng một cá nhân hay
tổ chức nào đó sẽ cân nhắc các yếu tố trước khi quyết định chọn nơi làm việc vàmỗi môi trường ngành nghề khác thì có các yếu tố ảnh hưởng quan trọng khác nhauhay tùy vào ngành nghề lĩnh vực mà có các yếu tố ảnh hưởng đến chọn nơi làm việccủa sinh viên khác nhau
Tóm lại, những bằng chứng thực nghiệm trên cung cấp cho chúng ta một nhìn bao quát hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của những cá nhân nói chung cũng như của những sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp Điều này rất hữu ích cho nghiên cứu này trong việc thiết kế nghiên cứu và lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp với địa bàn nghiên cứu.
4 Phan Hoạt (2020), “Cơ hội vàng cho thị trường lao động Việt" Nguồn: truong-lao-dong-viet-20200218145431376.chn Truy cập lúc: 10:20, ngày 10/12/2020.
Trang 292.2 Tổng quan một số công trình nghiên cứu liên quan
2.2.2 Công trình nghiên cứu trong nước
- Nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Duyên và Cao Hào Thi (12/2009) Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc tại doanh nghiệp nhà nước Kết quả
nghiên cứu xác định 8 yếu tố chính: Uy tín và thương hiệu tổ chức, Sự phù hợp giứa
cá nhân và tổ chức, Chính sách môi trường tổ chức, Mức trả công và hình thức trảcông, Cơ hội đào tạo và thăng tiến, Thách thức trong công việc, Thông tin tuyểndụng, Gia đình và bạn bè
Hình 2 5 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc tai DNNN của Trần Thị Ngọc Duyên, Cao Hào Thi (2009)
*Nguồn: Trần Thị Ngọc Duyên, Cao Hào Thi (2009)
- Nghiên cứu của Trần Thị Kim Hà (2018) Các yếu tố tác động đến ý định chọn cơ quan hành chính Nhà nước để làm việc của sinh viên năm cuối tại TP.HCM Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu sau khi khảo sát 257 sinh viên và cho ra
kết quả có 8 yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định chọn cơ quan hành chính Nhà nước
để làm việc của sinh viên năm cuối thể hiện qua mô hình sau:
Trang 30Hình 2.6 Mô hình các yếu tố tác động đến ý định chọn cơ quan hành chính
Nhà nước để làm việc của sinh viên năm cuối tại TP.HCM
*Nguồn: Nguyễn Thị Kim Hà (2018)
- Nghiên cứu Nguyễn Thị Kim Phượng (2011) “Nghiên cứu ảnh hưởng của hình ảnh tổ chức đến ý định theo đuổi công việc của ứng viên trong quá trình tuyển dụng”.Luận văn thạc sĩ – Đại Học Kinh Tế TPHCM đã đưa ra mô hình các yếu tố
ảnh hưởng của hình ảnh tổ chức đến ý định theo đuổi công việc của ứng viên:
Hinh 2.7 Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của hình ảnh tổ chức đến ý định theo
đuổi công việc của ứng viên trong quá trình tuyển dụng
*Nguồn: Nguyễn Thị Kim Phượng (2018)
- Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ chọn ngành Quản trị doanh nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng của Nguyễn Thị Lan Hương (2012).
Trang 31Mô hình đo lường được xác lập với 5 thành phần ảnh hưởng đến động cơchọn ngành Quản trị doanh nghiệp: Đặc điểm cá nhân Đào tạo liên thông Kiếnthức ngành Đối tượng tham chiếu Cơ hội nghề nghiệp Trong 05 nhóm nhân tốchính được rút ra từ phân tích nhân tố thì nhân tố Cơ hội nghề nghiệp là yếu tố quantrọng nhất tác động đến động cơ chọn ngành của sinh viên, tiếp theo là sự tác độngcủa Đối tượng tham chiếu và Cơ hội đào tạo liên thông Với 400 câu hỏi đượcnghiên cứu cho thấy đối với những sinh viên đã đạt nguyện vọng 1 thì có 2 nhân tốảnh hưởng đến động cơ chọn ngành là Cơ hội nghề nghiệp và Đối tượng thamchiếu Điều này chứng tỏ khi những đối tượng tham chiếu có sự ảnh hưởng nhấtđịnh đến lựa chọn ngành học của sinh viên, và nhất là khi họ có nhiều thời giancũng như cơ hội lựa chọn Còn khi không đạt nguyện vọng 1, tức là khi sinh viênkhông còn nhiều cơ hội lựa chọn thì họ ưu tiên cho Cơ hội nghề nghiệp lên hàngđầu mà ít có sự tham khảo ý kiến của đối tượng tham chiếu.
Hình 2.8 Mô hình yếu tố ảnh hưởng đến động cơ chọn ngành QTDN
(Nguồn: Nguyễn Thị Lan Hương, 2012)
- Nghiên cứu của Trần Thị Diệu Huyền (2014) Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn doạnh nghiệp làm việc của người học khối ngành kinh tế tại TPHCM Luận văn thạc sĩ – Đại học kinh tế TPHCM Nghiên cứu về các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định chọn doạnh nghiệp làm việc của người học khối ngành kinh tế và
đề xuất những giải pháp giúp nhà quản trị nâng cao khả năng thu hút lực lương laođộng ch doanh nghiệp Tiến hành khảo sát 529 đối tượng học sinh, sinh viên ở cáctrường khác nhau nghiên cứu cho ra kết quả về 5 yếu tố tác độ mạnh đến việc quyếtđịnh chọn doanh nghiệp làm việc, bao gồm: Sự phù hợp và cơ hội phát triển; Uytính và thương hiệu; Chính sách và môi tường làm việc; Quy trình và thông tintuyển dụng; Thu nhập
- Nghiên cứu định hướng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp – Võ Tấn Đạt (2012) Luận văn thạc sĩ – Đại học Cần Thơ Nghiên cứu này được thực hiện
trên trường hợp của sinh viên thành phố Cần Thơ, qua việc tiến hành khảo sát 130
Trang 32đối tượng là sinh viên Kinh tế - Quản trị kinh doanh của 3 trường đại học trên địabàn thành phố Cần Thơ, tác giả đã phân tích các vấn đề có liên quan đến địnhhướng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp và rút ra kết luận có 7 yếu tố tácđộng đến việc định hướng việc làm của sinh viên đó là: Năng lực bản thân; Môitrường làm việc; Thị trường lao động; Sự hấp dẫn của địa phương; Đặc điểm côngty; Điều kiện gia đình; Chính sách ưu đãi.
Trong đó yếu tố Năng lực bản thân đóng một vai trò quan trọng trong quátrình ra quyết định nghề của sinh viên
2.2.3 Công trình nghiên cứu nước ngoài
- Nghiên cứu của Scott Highhouse, Filip Lievens, Evan F Sinar ( 5 ) cho thấy
có 3 thành phần ảnh hưởng đến sự thu hút của một tổ chức đối với ứng viên theo môhình sau:
Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu ba thành phần chính ảnh hưởng đến sự thu hút
của doanh nghiệp
*Nguồn: Highhouse and et.,al (2003)
Từ mô hình trên vận dụng vào nghiên cứu cho thấy để tạo sự thu hút sinh viênvào làm việc cho doanh nghiệp Logistics thì doanh nghiệp cần phải có chính sáchtạo hấp dẫn và thu hút sinh viên sau khi tốt nghiệp vào làm việc và uy tín doanhnghiệp
- Mô hình nghiên cứu của Carless (2005) trong nghiên cứu của mình, thực
hiện tại công ty viễn thông quốc gia Úc với 193 ứng viên tốt nghiệp đại học đã đồng
ý tham gia ( 96 nam, 98 nữ ) đã xác định ý định chấp nhận lời mời làm việc của mộtứng viên chịu ảnh hưởng bởi 2 các yếu tố phù hợp trong công việc và phù hợp với
tổ chức theo mô hình sau:
5 Scott Highhouse, Filip Lievens, Evan F Sinar, “Measuring attraction to organizations Educational and
Psychological Measurement”, Vol 63 No 6, 986-1001, (2003)
Trang 33Hình 2 10 Mô hình nghiên cứu của Carless (2005)
- Daniel M Cable & Timothy A Judge (1996) Với “nghiên cứu về tầm quan
trọng của mức trả công và quyết định tìm việc: Hình ảnh cho sự phù hợp giữa conngười và tổ chức” Đã chỉ ra rằng những tổ chức cung cấp mức trả lương cao, phúclợi sinh hoạt, trả lương theo cá nhân và chính sách trả công ổn định sẽ thu hút nhiềungười tìm việc hơn (7)
- Timothy A.Judge và Robert D.Bretz (1995) “The Role of Human Resource
Systems in Job Applicant Decision Processes.CARHS Working series” cho rằng
mức trả công, cơ hội thăng tiến chính sách công việc, hệ thống phần thưởng, phúclợi và hệ thống các quy tắc hành động linh hoạt ảnh hưởng đến quyết định nhậncông việc của người tìm việc (8)
1
2.3 Thực trạng ngành Logistics và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm việc cho doanh nghiệp Logistics.
2.3.1 Tổng quan dịch vụ Logistics.
Trong Luật Thương mại 2005, lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ Logistics
được pháp điển hóa, quy định “Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó
thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hạng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.
6 Timothy A Judge, Donna Blancero, Daniel M Cable & Daniel E Johnson, “Effect of Selection Systems on
Job Search Decisions, Center for Advanced Human Resource Studies, USA CAHRS Working Paper Series”,
pp 94-15, (1994).
7 Daniel M Cable & Timothy A Judge, “Person-Organization Fit, Job Choice Decision, and
Organizational Entry, Organizational Behavior and Human Decision Processes” Vol 67, No 3, pp 294–
311, (1996).
8 Timothy A Judge & Robert D Bretz “The Role of Human Resource Systems in Job Choice Decision, CAHRS Working Paper Series”, pp 92-30, (1992).
Trang 34Theo nghiên cứu của TS Nguyễn Xuân Quyết, TS Trần Thị Ngọc Lan
“Logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí, vận chuyển và dự trữ các nguồn tài
nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế” (Nghiên cứu thực trạng Ý làm
việc cho doanh nghiệp Logistics (e-Logistics) tại Thành phố Hồ Chí Minh) (9)
Theo Liên Hợp Quốc (2002), cho rằng “Logistics là hoạt động quản lý quá
trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng (10)
Theo Anisya S Thomas and Laura Rock Kopczak (2005), thì “Logistics là
quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng” (11)
Theo Hội đồng Quản lý dịch vụ Logistics quốc tế (CLM – The Council of
Logistics Management): “Logistics là một phần của quá trình cung cấp dây chuyền
bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lưu thông hiệu quả và lưu giữ các loại hàng hoá, dịch vụ và có liên quan đến thông tin từ điểm cung cấp
cơ bản đến các điểm tiêu thụ để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng”.
Vì vậy dù có sự khác nhau về từ ngữ diễn đạt và cách trình bày nhưng
chung quy lại dịch vụ Logistics chính là, "Quá trình lên kế hoạch, thực hiện và
kiểm soát hiệu quả và tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và việc lưu trữ nguyên liệu thô, hàng trong kho đang sử dụng, hàng thành phẩm và các thông tin liên quan từ nơi xuất xứ cho tới nơi tiêu thụ nhằm mục đích thoả mãn yêu cầu của người tiêu dùng" Logistics tích hợp (intergrated Logistics) là một nguyên lý đơn lẻ
nhằm hướng dẫn quá trình lên kế hoạch, định vị và kiểm soát các nguồn nhân lực
và tài lực có liên quan tới hoạt động phân phối vật chất, hỗ trợ sản xuất và hoạt
động mua hàng (Donald J Bowersox and et al.,1987).
Phân loại theo hình thức Logistics
9 Nguyễn Xuân Quyết và Trần Thị Ngọc Lan (2020) Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dịch Vụ Hậu Cần Điện Tử (E-Logistics) Tại Tp Hồ Chí Minh Tạp Chí Khoa Học HUFI Nguồn:
chi-minh-20200323092946330file Truy cập lúc: 12:00, ngày 20/12/2020.
https://jstf.hufi.edu.vn/phan-tich-cac-yeu-to-anh-huong-den-dich-vu-hau-can-dien-tu-e-logistics-tai-tp-ho-10 Liên Hợp Quốc (2002) “Khóa đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và quản lý Logistics” Đại học
Ngoại Thương, tháng 10/2002.
11 Anisya S Thomas and Laura Rock Kopczak (2005) From Logistics To Supply Chain Management: The
Path Forward In The Humanitarian Sector - Case Studies on Humanitarian Logistics Fritz Institute
Trang 35Căn cứ vào phân công lao động và tính chuyên nghiệp của các doanhnghiệp có các mô hình nhà cung cấp dịch vụ Logistics (LSP – Logistics ServiceProvider) như sau:
- Logistics bên thứ nhất (1PL – First Party Logistics): Người chủ sở hữu
hàng hoá tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động Logistics để đáp ứng nhu cầucủa bản thân Theo đó, chủ hàng phải đầu tư vào các phương tiện vận tải, kho chứahàng, hệ thống thông tin, nhân công để quản lý và vận hành hoạt động Logistics.First Party Logistics làm phình to quy mô của doanh nghiệp và thường làm giảmhiệu quả kinh doanh, vì doanh nghiệp không có đủ quy mô cần thiết, kinh nghiệm
và kỹ năng chuyên môn để quản lý và vận hành hoạt động Logistics
- Logistics bên thứ hai (2PL – Second Party Logistics): Người cung cấp dịch
vụ Logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ trongchuỗi các hoạt động Logistics (vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan, thanh toán…) đểđáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa tích hợp hoạt động Logistics Loại hình nàybao gồm: các hãng vận tải đường biển, đường bộ, đường hàng không, các công tykinh doanh kho bãi, khai thuê hải quan, trung gian thanh toán…
- Logistics bên thứ ba (3PL – Third Party Logistics): Người thay mặt cho chủ
hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ Logistics cho từng bộ phận chức năng, như:thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất khẩu và vận chuyển nội địahoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan và vận chuyển hàng hoátới địa điểm đến quy định Do đó, 3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợpchặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hoá, xử lý thông tin…và có tính tích hợpvào dây chuyền cung ứng của khách hàng
- Logistics bên thứ tư (4PL – Fourth Party Logistics): Người tích hợp
(integrator) - người hợp nhất, gắn kết các nguồn lực tiềm năng và cơ sở vật chấtkhoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hànhcác giải pháp chuỗi Logistics 4PL chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyểnLogistics, cung cấp giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tư vấn Logistics,quản trị vận tải…4PL hướng đến quản trị cả quá trình Logistics, như nhận hàng từnơi sản xuất, làm thủ tục sản xuất, nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng
- Logistics bên thứ năm (5PL – Fifth Party Logistics): Hình thức này phát
triển nhằm phục vụ cho thương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ 5PL là các3PL và 4PL đứng ra quản lý toàn chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại điện tử
Phân loại theo quá trình
Trang 36- Logistics đầu vào (in bound Logistics): là các hoạt động đảm bảo cung ứng
tài nguyên đầu vào (nguyên liệu, thông tin, vốn…) một cách tối ưu cả về vị trí, thờigian và chi phí cho quá trình sản xuất
- Logistics đầu ra (out bound Logistics): là các hoạt động đảm bảo cung cấp
thành phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phínhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp
- Logistics ngược (reverse Logistics): là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế
liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sảnxuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý
Phân loại theo đối tượng hàng hoá
- Logistics hàng tiêu dùng nhanh (FMCG Logistics): Là quá trình Logistics
cho hàng tiêu dùng có thời hạn sử dụng ngắn như: quần áo, giày dép, thực phẩm…
- Logistics ngành ô tô (automotive Logistics): Là quá trình Logistics phục vụ
cho ngành ô tô
- Logistics hoá chất (chemical Logistics): Là hoạt động Logistics phục vụ cho
ngành hoá chất, bao gồm cả hàng độc hại, nguy hiểm
- Logistics hàng điện tử (electronic Logistics): Là hoạt động Logistics phục vụ
cho ngành hàng điện tử
- Logistics dầu khí (petroleum Logistics): Là hoạt động Logistics phục vụ cho
ngành dầu khí
Vai trò của Logistics
1 Vai trò của Logistics đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Logistics là một chức năng kinh tế có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn xã hội Ởtầm của nền kinh tế, Logistics là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộquá trình sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hoá Nghiên cứu của Viện Nomura(Nhật Bản) cho thấy chỉ riêng hoạt động Logistics đã chiếm khoảng 15% GDP củamỗi nước Do đó, nếu nâng cao hiệu quả hoạt động Logistics thì sẽ góp phần quantrọng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội Logistics hỗ trợ cho luồng chu chuyển cácgiao dịch kinh tế Nền kinh tế chỉ có thể phát triển nhịp nhàng, đồng bộ một khi dâychuyền Logistics hoạt động liên tục, nhịp nhàng
Hoạt động Logistics hiệu quả làm tăng tính cạnh tranh của một quốc gia trêntrường quốc tế Trình độ phát triển và chi phí Logistics của một quốc gia được xem
là một căn cứ quan trọng trong chiến lược đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia
Trang 37Những quốc gia có hệ thống cơ sở hạ tầng bảo đảm, hệ thống cảng biển tốt…sẽ thuhút được đầu tư từ các công ty hay tập đoàn lớn trên thế giới Sự phát triển vượt bậccủa Singapore, Hồng Kông và gần đây là Trung Quốc đã là những minh chứng sốngđộng cho việc thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tăng trưởng xuất khẩu, tăng GDPthông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ Logistics
2 Vai trò của Logistics đối với doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp, Logistics đóng vai trò rất to lớn Logistics giúp giảiquyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả Nhờ có thể thayđổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình chu chuyển nguyên vậtliệu, hàng hoá, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Có nhiểu doanh nghiệpthành công lớn nhờ có được chiến lược và hoạt động Logistics đúng đắn, ngược lại
có không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thất bại, phá sản do có nhữngquyết định sai lầm trong hoạt động Logistics, ví dụ: chọn sai vị trí, chọn nguồn tàinguyên cung cấp sai, dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả…Ngày nay để tìm được vị trí tốt hơn, kinh doanh hiệu quả hơn, các tập đoàn đa quốcgia, các công ty đủ mạnh đã và đang nỗ lực tìm kiếm trên toàn cầu nhằm tìm đượcnguồn nguyên liệu, nhân công, vốn, bí quyết công nghệ, thị trường tiêu thụ, môitrường kinh doanh…tốt nhất và dẫn tới việc hoạt động Logistics mang tính toàn cầuhình thành và phát triển
Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí, nhằm nângcao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nhờ hoạt động Logistics mà doanhnghiệp giành được thế chủ động trong việc chọn nguồn cung cấp nguyên liệu, côngnghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, tìm kiếm thị trường tiêu thụ thông qua nhiều kênhphân phối khác nhau…Đồng thời, có thể chủ động trong việc lên kế hoạch sản xuấtcũng như quản lý hàng tồn kho và giao hàng đúng hạn với một mức tổng chi phí làthấp nhất
Logistics còn giúp giảm chi phí thông qua việc tiêu chuẩn hoá chứng từ Theocác chuyên gia ngoại thương, giấy tờ rườm rà chiếm một khoản chi phí không nhỏtrong mậu dịch quốc tế và vận chuyển Logistics đã cung cấp các dịch vụ đa dạngtrọn gói có tác dụng giảm rất nhiều các chi phícho giấy tờ, chứng từ trong buôn bánquốc tế Dịch vụ vận tải đa phương thức do người kinh doanh dịch vụ Logisticscung cấp đã loại bỏ đi rất nhiều chi phí cho giấy tờ thủ tục, chuẩn hoá và nâng cấpchứng từ cũng như giảm khối lượng công việc văn phòng trong lưu thông hàng hoá,
từ đó nâng cao hiệu quả buôn bán quốc tế
Trang 38Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm tăng sự hài lòng và giá trị cungcấp cho khách hàng của dịch vụ Logistics Đứng ở góc độ này, Logistics được xem
là công cụ hiệu quả để đạt được lợi thế cạnh tranh lâu dài về sự khác biệt hoá và tậptrung
Bằng những ưu điểm vượt trội của mình, Logistics đã đóng vai trò then chốttrong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vào đúng thời điểm thích hợp Vìvậy, cũng có thể nói rằng Logistics là “trợ thủ đắc lực” cho hoạt động marketing
hỗn hợp 4P (right product, right price, proper promotion and right place - sản
phẩm đúng yêu cầu, giá cả đúng mực, quảng bá đúng độ, địa điểm đúng chỗ)
Mục đích của sản xuất kinh doanh là lợi nhuận Muốn đạt được lợi nhuận nhưmong muốn phải đưa ra được phương án sản xuất kinh doanh tối ưu Logistics vớimục tiêu là “cung cấp hàng hoá/dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất”– cho phép người quản lý kiểm soát và ra quyết định kinh doanh chính xác, nhằmđảm bảo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh
Các loại hình dịch vụ Logistics chủ yếu
Theo Hiệp định thương mại chung về lĩnh vực dịch vụ (GATS – The GeneralAgreement on Trade in Services) của Tổ chức thương mại thế giới WTO thì dịch vụLogistics được chia thành 3 nhóm như sau:
• Các dịch vụ Logistics lõi (Core Freight Logistics Services)
Dịch vụ Logistics chủ yếu chiếm phần lớn trong tổng chi phí Logistics và mangtính quyết định đối với các dịch vụ khác Dịch vụ Logistics chủ yếu bao gồm:
- Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container
- Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hoá, bao gồm cả hoạt động kinh doanh khobãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị
- Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan vàlập kế hoạch bốc dỡ hàng hoá
- Dịch vụ hỗ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lýthông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hoá trong suốt cả chuỗiLogistics hoạt động xử lý lại hàng hoá bị khách hàng trả lại, hàng hoá tồnkho, hàng hoá quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hoá đó hoạt động chothuê và thuê mua container
• Các dịch vụ Logistics liên quan đến vận tải (Related Freight Logistics Services):
Trang 39- Dịch vụ thương mại bán buôn.
- Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thugom, tập hợp, phân loại hàng hoá, phân phối lại và giao hàng
- Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác
Hiệp định này đã được các nhà làm luật Việt Nam tham khảo để xây dựngđiều khoản về phân loại dịch vụ Logistics trong Nghị định 140/2007/NĐ-CP
2.2.4 Thực trạng ngành Logistics Việt Nam hiện nay.
Hiện nay, Việt Nam được đánh giá có nhiều cơ hội để thúc đẩy phát triểnngành dịch vụ Logistics Cụ thể, hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, cảng hàngkhông, cảng biển, kho bãi, hạ tầng thương mại, trung tâm Logistics không ngừngđược mở rộng với quy mô lớn, rộng khắp Cùng với đó, các dịch vụ đi kèm đã, đangđáp ứng kịp thời những yêu cầu hết sức đa dạng của thị trường Các thủ tục, thờigian thông quan đối với hàng xuất khẩu cũng đã cải thiện đáng kể
Theo Hiệp hội DN dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển củangành Logistics tại Việt Nam ở Việt Nam có khoảng những năm gần đây đạtkhoảng 14%-16%, với quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm Tham gia thị trườngLogistics gồm khoảng 3.000 DN trong nước và khoảng 25 tập đoàn giao nhận hàngđầu thế giới kinh doanh dưới nhiều hình thức Hiện nay, 30 DN cung cấp dịch vụLogistics xuyên quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam với các tên tuổi lớn như:DHL, FedEx, Maersk Logistics, APL Logistics, CJ Logistics, KMTC Logistics…Chỉ số LPI 2018 của Việt Nam được Ngân hàng Thế giới công bố trong Báocáo tháng 07/2018, điểm số là 3,27, xếp hạng 39/160 nước tham gia điều tra, tăng
25 bậc so với xếp hạng năm 2016 (64/160), so với năm 2016 là 2,98 tăng 0,29 điểm
Trang 40Trong khu vực ASEAN, Việt Nam xếp thứ ba sau Singapore (xếp hạng 7) và TháiLan (xếp hạng 32) (12)
Theo Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tính đến hết tháng3/2018, cả nước có 296.469 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong các ngành,nghề liên quan đến lĩnh vực Logistics, tập trung chủ yếu ở khu vực có hệ thốngcảng, đường bộ thuận lợi: đồng bằng sông Hồng (38,8%), tiếp theo là Đông Nam
Bộ (33,8%), Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (14,2%), Trung du và miềnnúi phía Bắc (5,6%), đồng bằng sông Cửu Long (5,2%) và cuối cùng là TâyNguyên (2,4%) Tuy số lượng doanh nghiệp đông đảo nhưng chủ yếu các doanhnghiệp hoạt động với phương thức nhỏ lẻ, chủ yếu là hoạt động kinh doanh theophương thức Logistics tự cấp - First Party Logistics (1PL) hoặc là bên cung cấpdịch vụ Logistics thứ 2 - Second Party Logistics (2PL) Hiện nay, phương thứccung cấp dịch vụ Logistics bên thứ 3 - Third Party Logistics (3PL) là phương thứccung cấp phổ biến nhất và có tầm ảnh hưởng quan trọng đến chuỗi cung ứng hànghóa, song số lượng doanh nghiệp cung cấp theo phương thức 3PL chỉ chiếm khoảng16% và chủ yếu là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.(13)
Theo tổng cục Hải Quan cho biết “Sau 3 năm triển khai Quyết định TTg ngày 14/2/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnhtranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2025, ngành Logistics nóichung và năng lực hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics của các doanh nghiệp ởViệt Nam nói riêng đã có những bước tiến đáng ghi nhận, tuy nhiên Bộ CôngThương đánh giá vẫn tồn tại một số bất cập.(14)
200/QĐ-Thứ nhất, chưa khai thác hết được lợi thế địa lý kinh tế và tiềm năng của mỗi
địa phương Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động Logistics cũng như sự kết nốigiữa hạ tầng thương mại, hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghệ thông tin… cảtrong nước và với khu vực còn chưa cao nên hiệu quả hoạt động Logistics còn thấp
Thứ hai, một số quy định còn chồng chéo, tồn tại những thủ tục hành chính
và kiểm tra chuyên ngành chưa phù hợp Một số chính sách chưa kip thời sửa đổicho phù hợp với đặc thù của hoạt động Logistics trong thực tiễn
12 WB, 2018, “Logistics Performance Index” Source:
https://lpi.worldbank.org/international/aggregated-ranking Retrieved at: 10:20, December 20, 2020.
13 Hoàng Thị Đoạn Trang và Hoàng Ngọc Thuận (2018) “Thực trạng quản lý chất lượng dịch vụ Logistics
của doanh nghiệp Việt Nam.” Tạp chí Công Thương Nguồn:
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-quan-ly-chat-luong-dich-vu-Logistics-cua-cac-doanh-nghiep-viet-nam-75961.htm Truy cập lúc: 10:20, ngày 22/12/2020.
14 Đức Phong (03/2020), “5 Bất Cập Đang “Cản Chân” Ngành Logistics Việt Nam” Tạp chí Tổng cục Hải
Quan Nguồn: https://haiquanonline.com.vn/5-bat-cap-dang-can-chan-nganh-Logistics-viet-nam-122394.html Truy cập lúc: 10:20, ngày 22/12/2020.