Trong khi hoạt động tín dụng bán buôn vẫn được duy trì thì việc hoạt động tín dụng bán lẻ đang là một xu hướng mới, ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ các NHTM trong nước NHTM cổ p
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Tổng quan về hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại
“Hoạt động tín dụng của ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa bên cấp tín dụng là Ngân hàng với bên nhận tín dụng là các cá nhân, tổ chức dựa trên nguyên tắc cơ bản an toàn và sinh lời Như vậy, hoạt động tín dụng bán lẻ là quan hệ giữa bên cấp tín dụng là Ngân hàng với bên nhận tín dụng là khách hàng cá nhân, hộ gia đình dựa trên nguyên tắc bảo toàn và sinh lời.’’
Tín dụng NH: là sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ NHTM sang khách hàng bao gồm tổ chức hay cá nhân trong một thời gian cụ thể và chi phí nhất định Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII thông qua, Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh NH và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác Tín dụng NH là nghiệp vụ cơ bản, truyền thống và quan trọng nhất của
NHTM Đây là hoạt động mang tính rủi ro cao nhất của các NHTM, tuy nhiên đi cùng với nó là mức sinh lời cao nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của NHTM và tạo ra thu nhập từ lãi lớn
Theo quy định 417 về Chính sách cấp tín dụng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam,“Cấp tín dụng bán lẻ” là việc MSB thoả thuận để khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, chủ doanh nghiệp SSE sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc, lãi và các chi phí khác (nếu có) thông qua các hình thức cho vay, chiết khấu, bảo lãnh ngân hàng và các hình thức cấp tín dụng khác phù hợp theo quy định pháp luật và quy định của MSB
1.1.2 Đặc điểm của tín dụng bán lẻ
Quy mô khoản vay nhỏ nhưng số lượng khoản vay nhiều: Giá trị từng khoản vay thường nhỏ lẻ, phân tán Do đó dẫn đến tăng chi phí quản lý của ngân hàng cho từng món vay Hoạt động tín dụng bán lẻ tuân theo luật số lớn Với đặc thù phục vụ số lượng rất lớn khách hàng, sản phẩm dịch vụđa dạng nên mặc dù giá trịcủa từng khoản vay thường không lớn nhưng số lượng các khoản vay lại rất lớn
Số lượng kênh giao dịch phải đủ lớn nhằm đáp ứng nhu cầu rộng khắp của cư dân trong xã hội
Thị trường rộng và không ngừng tăng trưởng: Xã hội ngày càng phát triển nên nhu cầu vay vốn tiêu dùng, phục vụ nhu cầu đời sống cũng như vay vốn phục vụ hoạt động kinh doanh ngày càng gia tăng Đối với khách hàng là cá nhân không có sự đồng nhất: phân tán nhiều nơi, trình độ, tuổi tác, nghành nghề, mức thu nhập, mức chi tiêu , đối với khách hàng doanh nghiệp khác nhau về quy mô, cơ cấu, lĩnh vực kinh doanh Do đó, nhu cầu của mỗi khách hàng là rất khác nhau
Các sản phẩm của tín dụng bán lẻ đa dạng: với đặc điểm đa dạng về đối tượng khách hàng nên các Ngân hàng cũng phải xây dựng danh mục sản phẩm đa dạng để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Hơn nữa, đặc trưng của tín dụng bán lẻ là chủ yếu phục vụ các đối tượng cá nhân và hộ gia đình nên hoạt động tín dụng bán lẻ mang tính thời điểm rất cao, nhu cầu vay vốn của các khách hàng chịu tác động ảnh hưởng và phụ thuộc lớn vào chu kỳ kinh tế Hoạt động ngân hàng nói chung không thể tạo ra hàng loạt các sản phẩm lưu kho như các ngành khác Tính thời điểm thể hiện ở việc ngân hàng chọn thời điểm nào thì đưa ra sản phẩm mới, quyết định giảm phí, tănglãi suất hay có chương trình khuyến mại phù hợp nhất đối với khách hàng Tính thời điểm còn thể hiện ở tính cập nhật thông tin về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đặc biệt các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của khách hàng, cập nhật thông tin về khách hàng cá nhân khi có sự thay đổi
Vì vậy, ngân hàng cần nhanh nhạy trong việc dự đoán và xác định thời điểm để có kế hoạch đưa sản phẩm dịch vụ thị trường để có thể thu hút được nhiều khách hàng và hiệu quả nhất, đồng thời có sự cập nhật nhanh nhất các thay đổi từ phía khách hàng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ Kênh phân phối sản phẩm đa dạng: chi nhánh, phòng giao dịch, ATM, Internet Banking, POS, …
Chủ thể đi vay đa dạng, phức tạp: Trong hoạt động TDBL, khách hàng có thể là các cá nhân với các ngành nghề khác nhau như nhân viên văn phòng, công nhân, thương nhân, công chức nhà nước, nông dân ; hộ gia đình hoặc các DN SSE Do vậy, có thể dễ dàng nhận thấy, nhóm đối tượng khách hàng của TDBL tuy quy mô nhỏ nhưng lại có số lượng rất lớn và đa dạng về thành phần Nhu cầu vốn của nhóm khách hàng này cũng rất phong phú đa dạng xuất phát từ thực tế các cá thể trong nhóm khách hàng này khác nhau về thu nhập, giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác, trình độ học vấn, thói quen dẫn đến sẽ có nhu cầu về vốn khác biệt, đặc biệt khi xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao, trình độ dân trí ngày càng cao dẫn dến con người có nhu cầu về vốn để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của mình
Các khoản vay thường có chất lượng thông tin tài chính không cao và khó xác định: Khác với việc thẩm định khách hàng tổ chức, doanh nghiệp lớn, việc thu thập thông tin liên quan đến khách hàng tương đối thuận tiện và dễ dàng thông qua các nguồn thông tin như Đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty, báo cáo tài chính, thông tin tình hình quan hệtín dụng, tài sản đảm bảo tại các NH, tình hình nộp thuế, phí được công ty công khai hoặc dễ dàng thu thập qua các nguồn khác Việc đánh giá khách hàng cá nhân dựa trên các thông tin như mục đích sử dụng vốn,nguồn trả nợ vốn vay,người có liên quan thường khó chính xác, đầy đủ, điều này dẫn đến rủi ro thông tin bất cân xứng, ảnh hưởng đến kết quả thẩm định khách hàng Ngoài ra, với KHBL, cá nhân hoặc chủ DN SSE, hộ gia đình đó chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan đến phần giá trị vay vốn tại NH, vì vậy khi có xảy ra rủi ro liên quan đến tính mạng, sức khỏe của những đối tượng này, NH khi đó sẽ phải đối mặt với rủi ro là không thu được nợ
Lãi suất của các khoản TDBL thường cao hơn các hình thức tín dụng khác, là nguồn lợi nhuận cao cho NHTM: Từ nguyên nhân các khoản TDBLcó chi phí hoạt động cao, đồng thời TDBL có sự nhạy cảm cao với chu kỳ kinh tế, khi nền kinh tế hưng thịnh, người dân có xu hướng kỳ vọng cao về tương lai và mặt khác, khi nền kinh tế trên đà suy thoái, người dân thắt chặt chi tiêu, tiết kiệm nhiều hơn dẫn đến để có thể bù đắp cho những rủi ro mà NH có thể phải đối mặt và đảm bảo một mức lợi nhuận yêu cầu cho NH, NH thường đặt các khoản tín dụng này một mức lãi suất cao
TDBL dễ gặp rủi ro tác nghiệp, rủi ro đạo đức cán bộ: Từ đặc trưng của TDB là số lượng khoản vay lớn nhưng giá trị khoản vay thấp và yêu cầu về dịch vụ nhanh chóng và tiện lợi, để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, đòi hỏi cán bộ bán lẻ phải tác nghiệp nhanh chóng hồ sơ thủ tục để giải quyết nhu cầu của khách hàng, vì vậy, trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khoản tín dụng, tác nghiệp trên hệ thống một bộ phận cán bộ NH sẽ có hiện tượng chủ quan, không thẩm định kỹ lưỡng hồ sơ hoặc không yêu cầu,.khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ, dẫn đến phải đối mặt rủi ro tín dụng sau này Đặc biệt, còn xảy ra không ít trường hợp cán bộ lợi dụng sự lỏng lẻo trong công tác quản lý và sơ hở của quy định để giả mạo giấy tờ, vay ké hoặc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của NHvà khách hàng
1.1.3 Vai trò tín dụng bán lẻ
Tín dụng bán lẻ là hình thức cung cấp tín dụng của ngân hàng cho các khách hàng là cá nhân hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ Tín dụng bán lẻ có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng thương mại, khách hàng và nền kinh tế Đối với các Ngân hàng thương mại: Đây là xu thế tất yếu, phù hợp với xu hướng chung của ngành ngân hàng trong khu vực và trên thế giới Đảm bảo cho các ngân hàng đa dạng hóa kinh doanh, mở rộng các phân khúc khách hàng tiềm năng, mở rộng thị trường, phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
Là cơ hội để ngân hàng có thể thực hiện bán chéo các sản phẩm, dịch vụ khác của ngân hàng như: tăng khả năng duy động tiền gửi cho ngân hàng, các dịch vụ bán lẻ khác như Internet Banking, chuyển tiền quốc tế, góp phần gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng
Tín dụng bán lẻ đóng góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng tín dụng, mang lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng Bên cạnh mảng bán buôn chủ lực, tín dụng bán lẻ ngày càng được đánh giá cao, tập trung nguồn lực để phát triển, đẩy mạnh quy mô dư nợ, góp phần tăng nhanh dư nợ của ngân hàng Thông qua việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng, các ngân hàng sẽ đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, gia tăng các phòng/điểm giao dịch, cải tiến chất lượng sản phẩm, xây dựng mạng lưới kênh phân phối đa dạng, rộng khắp làm nền tảng phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ Đối với khách hàng: Phát huy tối đa nội lực của khách hàng cá nhân, hộ gia đình, khai thác tiềm năng về lao động, đất đai, hàng hóa, máy móc, nhà xưởng, hiệu quả nhất Với sự hỗ trợ của nguồn vốn ngân hàng, cá nhân, hộ gia đình tận dụng được các nguồn lực sẵn có, đưa vào sản xuất, kinh doanh, mang lại lợi nhuận cao hơn Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân Thông qua nguồn vốn vay ngân hàng, người tiêu dùng được hưởng các tiệních trước khi tích lũy đủ tiền cho những nhu cầu lớn như mua, sửa chữa nhà cửa, hoặc mua ô tô, Đối với nền kinh tế: Góp phần kích thích tiêu dùng: với các sản phẩm cho vay mua nhà, ô tô, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt gia đình phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng, các sản phẩm tín dụng tiêu dùng thông qua thẻ tín dụng kích thích người dân tăng cường chi tiêu, từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư gia tăng năng lực sản xuất, tăng trưởng kinh tế.Góp phần đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ, sử dụng hiệu quả nguồn vốn, để hộ gia đình mở rộng sản xuất hàng hóa, dịch vụ, giải quyết khối lượng lớn công việc làmăn, đầu tư, nâng cao vai trò của các thành phần kinh tế này trong nền kinh tế, đóng góp ngày càng tăng trong GDP
1.1.4 Các hình thức tín dụng bán lẻ
Chất lượng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng bán lẻ
Trước khi đi vào nghiên cứu chất lượng TDBL, cần phải hiểu rõ một số những khái niệm sau đây:
- Khái niệm về Chất lượng
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau để miêu tả khái niệm chất lượng, chất lượng luôn được đặt lên vị trí hàng đầu trong mọi nền kinh tế Chất lượng phản ánh một cách chân thực về lợi ích mà một sản phẩm dịch vụ đem lại và đôi khi nó cũng xuất phát từ cảm tính của mỗi cá nhân Rất nhiều chuyên gia đã đưa ra những khái niệm khác nhau về chất lượng như: Theo W.E Deming: “Chất lượng là mức độ có thể dự đoán được về tính đồng đều và có thể tin vậy được, tại mức chi phí thấp nhất và được thị trường chấp nhận”; Theo A.Feigenbaum: “Chất lượng là khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ, đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng”; Hoặc đơn giản nhất, theo Philip B.Crosby: “Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định” Tuy nhiên dù cách hiểu thế nào đi nữa, thì Chất lượng được hiểu là khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng khi sử dụng SPDV
Khái niệm chất lượng tín dụng của NHTM
Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của ngân hàng Chất lượng tín dụng được hình thành và bảo đảm từ hai phía là Ngân hàng và khách hàng Bởi vậy, chất lượng hoạt động của ngân hàng không những phụ thuộc vào bản thân của Ngân hàng mà còn phụ thuộc vào chất lượng hoạt động của khách hàng (Thùy Trinh và Việt Trinh 2014)
Khái niệm Chất lượng tín dụng bán lẻ của Ngân hàng thương mại
Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận này, chất lượng tín dụng được nghiên cứu trên góc độ đối với ngân hàng thương mại, và cụ thể là trong lĩnh vực tín dụng bán lẻ nói riêng
Theo quy định của MSB, Chất lượng tín dụng bán lẻ là chất lượng các khoản vay của khách hàng được đánh giá là sử dụng có mục đích hợp lý, phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo trả nợ ngân hàng đúng hạn, bù đắp được chi phí lợi nhuận, có nghĩa là ngân hàng vừa tạo ra hiệu quả kinh tế, vừa tạo ra hiệu quả xã hội
1.2.4 Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại
1.2.4.1 Đối với nền kinh tế xã hội
Góp phần tạo sự năng động cho các thành phần kinh tế
Tín dụng bán lẻ là kênh hỗ trợ vốn để người dân trang trải các chi phí phát sinh trong cuộc sống từ thỏa mãn nhu cầu thiết yếu cho đến nhu cầu xa xỉ, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống Để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, buộc các thành phần kinh tế phải đẩy mạnh sản xuất, do đó tạo nhiều công ăn việc làm, tạo ra những khác biệt tích cực giúp tăng khả năng cạnh tranh trước các đối thủ trong và ngoài nước trong thời kỳ hội nhập
Góp phần tạo sự ổn định về mặt xã hội
Là một phần của tín dụng nói chung, TDBL cũng có vai trò tích cực đối với xã hội TDBL góp phần khai thác triệt để các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội rồi lưu thông các nguồn vốn này một cách trôi chảy và hiệu quả, từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, từ nơi hiệu quả thấp đến nơi hiệu quả cao TDBL giúp kích cầu trong nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thúc đẩy sản xuất trong nước Do đó thu hút nhiều lực lượng lao động tham gia xây dựng, sản xuất tạo công ăn việc làm, hướng đến các mục tiêu xã hội như xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập, giảm tệ nạn xã hội góp phần ổn định trật tự xã hội
Góp phần nâng cao thương hiệu cho ngân hàng
Do có đối tượng khách hàng rất rộng nên việc phát triển TDBL sẽ giúp hình ảnh thương hiệu của ngân hàng được phổ biến rộng khắp Thông qua TDBL, ngoài việc cấp tín dụng cho khách hàng còn giúp ngân hàng thuận lợi trong bán chéo sản phẩm dịch vụ NHBL như: tiền gửi tiết kiệm, giao dịch thanh toán, chuyển lương qua tài khoản, phát hành – thanh toán thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử Khả năng cung cấp gói sản phẩm dịch vụ tài chính cá nhân đồng bộ thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng sẽ tạo nét khác biệt cho ngân hàng trong cạnh tranh với đối thủ, do đó góp phần nâng cao thương hiệu cho ngân hàng
Góp phần phân tán rủi ro cho ngân hàng
Phát triển tín dụng cá nhân như một sự phân tán rủi ro vì với số lượng khách hàng cá nhân đông, số tiền vay ít thì khi có một khách hàng hoặc một số ít khách hàng gặp rủi ro dẫn đến không có khả năng trả nợ thì ít gây ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Khách hàng là cá nhân, hộ gia đình dễ dàng tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp, phù hợ p với nhu cầu, giúp khách hàng khai thác hiệu quả năng lực sản xuất, phát huy tối đa tư liệu sản xuất sẵn có: đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị… Khách hàng cá nhân dễ dàng quyết định cho các nhu cầu tiêu dùng, giúp cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống Khách hàng có điều kiện và dễ dàng hơn khi sử dụng các sản phẩm ngân hàng hiện đại
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại
1.2.2.1 Các chỉ tiêu định lượng
➢ Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ
𝑫ư 𝒏ợ 𝑻𝑫𝑩𝑳 𝒌ỳ 𝒕𝒓ướ𝒄 × 𝟏𝟎𝟎% Chỉ tiêu này cho ta biết tốc độ tăng trưởng TDBL của ngân hàng qua các năm Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng phải phù hợp với tốc độ huy động vốn của NHTM và các quy định của pháp luật hiện hành Việc đẩy mạnh cấp TDBL quá nhanh trong khi chưa xây dựng các biện pháp quản lý phù hợp sẽ dẫn đến gia tăng rủi ro tín dụng, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
➢ Tỷ lệ nợ quá hạn bán lẻ
Khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa tổng các khoản nợ quá hạn so với tổng dư nợ tại một thời điểm nhất định (cuối tháng, cuối quý, cuối năm) Do đó, tỷ lệ nợ quá hạn bán lẻđược xác định theo công thức như sau:
Chỉ tiêu này cho biết trong tổng dư nợ bán lẻ thì có bao nhiêu phần trăm là nợ quá hạn Tỷ lệ này càng cao thì khả năng ngân hàng gặp rủi ro càng lớn, chất lượng tín dụng càng giảm
Tỷ lệ nợ xấu bán lẻ
Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng nhà nước Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các văn bản sửa đổi bổ sung, nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 Cụ thể như sau:
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
(ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu;
(iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
(iv) Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
(iv) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn trên 360 ngày;
(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
(iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
(v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được
Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng dư nợtại một thời điểm nhất định (cuối tháng, cuối quý, cuối năm) Do đó, tỷ lệ nợ xấu bán lẻđược xác định theo công thức như sau:
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑇𝐷𝐵𝐿× 100% Đây là một trong những chỉ tiêu quan nhất để đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì chất lượng tín dụng ngân hàng càng thấp và ngược lại Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay Ngược lại,tỷ lệ này thấp so với các năm trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện
➢ Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn tín dụng bán lẻ (nợ nhóm 5)
➢ Tỷ lệ nợ xấu gộp bán lẻ
Kinh nghiệm về chất lượng tín dụng bán lẻ của một số Ngân hàng thương mại
Kinh nghiệm nâng cao chất lượng TDBL của NH TMCP Kỹ thương Việt Nam
NH TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) thành lập năm 1993 Tuy thành lập có phần muộn hơn một số NH khác trong hệ thống, trải qua 28 năm hình thành và phát triển, Techcombank đã vươn lên trở thành một trong những NH lớn nhất trong hệ thống NH Việt Nam Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các NH ngày càng gay gắt, Techcombank đã triển khai hiệu quả các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng TDBL, góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh của NH, cụ thể như sau:
- Hoạt động kiểm tra, kiểm soát TDBL được thực hiện thường xuyên và đồng bộ trong tất cả các chi nhánh trong hệ thống Techcombank Là NH đi đầu trong việc hoàn thiện hệ thống phê duyệt tín dụng tập trung đã tạo tiền đề cho việc phát triển các sản phẩm TDBL trên cơ sở nâng cao CLTD, quản trị rủi ro theo đối tượng khách hàng Ngoài ra, Techcombank chú trọng kiểm tra kiểm soát sau cấp tín dụng được thực hiện qua công tác kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, kiểm tra định kỳ TSBĐ, phát hiện/ cảnh báo sớm các dấu hiệu rủi ro
- Trong chính sách tín dụng, Techcombank có định hướng cụ thể chi tiết về ngành, lĩnh vực cấp tín dụng, xây dựng mức cấp giới hạn tín dụng cho từng đối tượng, cụ thể theo từng cấp bậc về thẩm quyền phán quyết tín dụng, chia bộ phận tín dụng thành ba phòng ban độc lập, quy định về việc kiểm tra sau vay và hướng dẫn xử lý các khoản vay có dấu hiệu rủi ro Chính sách tín dụng chi tiết, cụ thể đã trở thành kim chỉ nam trong hoạt động của các chi nhánh trong hệ thống an toàn, hiệu quả và đúng định hướng
- Thực hiện nghiêm ngặt công tác thế chấp tài sản: Quyết định tín dụng của Techcombank bao giờ cũng được thực hiện dựa trên kết quả thẩm định về năng lực, tình hình tài chính của khách hàng và tính khả thi của phương án vay vốn Tuy nhiên, để nâng cao CLTD, phòng ngừa rủi ro và nâng cao trách nhiệm của khách hàng trong việc sử dụng vốn giải ngân, công tác nhận thế chấp TSĐB cho khoản vay cũng được chú trọng không kém Việc thẩm định tình hình tài sản, tính đầy đủ về mặt pháp lý và định giá TSBĐ luôn được thực hiện một cách chặt chẽ và nghiêm túc
Kinh nghiệm nâng cao chất lượng TDBL tại Citibank
Citibank là ngân hàng hàng đầu tại Mỹ và trên thế giới, hiện nay Citibank đã có mặt tại hơn 160 quốc gia trên toàn thế giới Citibank đã cung cấp cho người tiêu dùng, doanh nghiệp rất nhiều sản phẩm dịch vụtài chính trong đó sản phẩm dịch vụ bán lẻ là một trong nhưng sản phẩm chính của ngân hàng Hiện tại Việt Nam Citibank đã có 2 chi nhánh ở Hà Nội và ở HồChi Minh, và cung cấp chủyếu là các sản phẩm bán lẻ như thẻ tín dụng, vay tiêu dùng cá nhân Citibank được đánh giá là một trong các ngân hàng cung cấp dịch vụ bán lẻtốt nhất Việt Nam, đã đạt rất nhiều giải thưởng về bán lẻ Để đạt được những thành tựu trên Citibank đã xây dựng cho mình một khung quản trị rủi ro tốt, đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp hiểu biết, mô hình tín dụng được chuẩn hóa cụ thể như sau:
Thứ nhất, Ban lãnh đạo là bộ phận có quyền quyết định cao nhất của ngân hàng Ban lãnh đạo phân bổ nguồn vốn chủ yếu, điều hành hoạt động cả ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng Ban lãnh đạo có trách nhiệm đề ra mức rủi ro chung của ngân hàng, đề ra mục tiêu chiến lược và các quy định của ngân hàng Thứ hai, ban hoạch địch chính sách tín dụng bao gồm các cán bộ cao cấp, đứng đầu là trưởng ban Ban này phải chịu trách nhiệm với ngân hàng trong việc duy trì một hình thức quản lý rủi ro tín dụng hoàn chỉnh, có hiệu quả, tham gia vào việc lập kế hoạch đầu tư gián tiếp và dự đoán những tổn thất tín dụng; thiết lập các chính sách và tiêu chuẩn tín dụng phù hợp với luật với quy định chung của ngân hàng Thứ ba, ban quản lý hạn nghạch tín dụng: Những người quản lý nghạch tín dụng có nhiệm vụ điều hành và phát triển các kế hoạch kinh doanh của mình xem xét và thông qua các khoản tín dụng, chịu trách nhiệm về chất lượng của các khoản tín dụng đó
Ban đánh giá rủi ro kinh doanh: Nhân viên của ban này ít nhất phải có 10 năm làm việc về nghiệp vụ tín dụng và luân phiên nhau làm trong ban theo yêu cầu phát triển nghiệp vụ Ban này thực hiện việc đánh giá tình hình kinh doanh của các đơn vị và cung cấp thông tin rủi ro trong đầu tư gián tiếp; đưa ra sự đánh giá độc lập về các hoạt động tín dụng, về các chính sách, sự hình thành và các thủtục trong quản lý tín dụng; phối hợp hoạt động với giám sát viên và kiểm toán viên độc lập
Ngoài ra, Citibank có sự phân biệt giữa quyền cấp tín dụng và quyền phê duyệt: Quyền cấp tín dụng: Được ủy nhiệm cho cán bộ tín dụng dựa trên năng lực và tư cách, kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ học vấn và đào tạo của nhân viên, chứ không dựa vào chức vụ của cá nhân đó trong ngân hàng
Quyền phê duyệt: Việc cấp tín dụng không do một người quyết định mà được quyết định bởi 3 cán bộ Những người chịu trách nhiệm phân định rõ việc thẩm định, tái thẩm định đối với một khoản vay
1.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại
Hiện nay với sự hiện diện của ngân hàng nước ngoài tại thị trường Việt Nam làm giảm hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại trong nước và gia tăng mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng Để có thể tồn tại và phát triển các NHTM trong nước có những cải tổ rõ nét về bộ máy tổ chức cũng như phương thức kinh doanh, tập trung tái cấu trúc, chiếm lĩnh thị trường bán lẻ bên cạnh việc phát triển mảng bán buôn Từ những chuyển mình kịp thời và tích cực của các ngân hàng trong nước trong những năm qua đã chứng kiến một cuộc “lột xác” mạnh mẽ của các ngân hàng đối với mảng bán lẻ (từ cơ sở vật chất; nhận diện thương hiệu; nâng cao chất lượng, năng suất nguồn nhân lực; chất lượng dịch vụ; áp dụng công nghệ hiện đại trong công tác quản lý, phục vụ khách hàng ) Các ngân hàng thương mại trong nước cũng đã xây dựng được dấu ấn, thương hiệu, nét văn hóa riêng trong mặt khách hàng Thông qua việc xem xét cách thức mà các ngân hàng nước ngoài đã làm được trong lĩnh vực tín dụng bán lẻ, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam nói chung như sau:
Thứ nhất, mô hình tổ chức của hoạt động tín dụng bán lẻ phải được tách bạch và phân công rõ chức năng nhiệm vụ của các bộ phận thực hiện tín dụng
Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng như thông tin khách hàng, mục đích sử dụng vốn vay, kế hoạch trả nợ vay, nguồn trả nợ ;
Thứ ba, đa dạng hóa danh mục sản phẩm tín dụng bán lẻ và hình thức cấp tín dụng, áp dụng công nghệ hiện đại (cho vay theo món, theo hạn mức, cho vay qua dịch vụ ngân hàng điện tử v.v ) Cải tiến quy trình tín dụng, đơn giản hóa thủ tục trên cơ sở vẫn đảm bảo an toàn cho ngân hàng
Thứ tư, hoàn thiện khung pháp lý quyền quyết định về thời gian, số lượng, giá cả và phương thức mua bán các khoản nợ có vấn đề, nợ xấu giữa NHTM Việt Nam và các tổ chức, công ty có liên quan để tháo gỡ những vướng mắc trong việc giải quyết các khoản nợ xấu –nợ có vấn đề, tạo điều kiện về thanh khoản và hơn hết là cải thiện được chất lượng tín dụng của NHTM Việt Nam;
Thứ năm, hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng của khách hàng, đồng thời nghiên cứu thị trường, khách hàng một cách cụ thể, rõ ràng để đưa ra định hướng và cung ứng những sản phẩm dịch vụ phù hợp Phát triển mới các công cụ phòng ngừa rủi ro tín dụng song với việc xây dựng ý thức về quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM Việt Nam;
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
Giới thiệu về Ngân hàng và hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam - CN Đống Đa
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của MSB Đống Đa
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố Cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng Thương mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực
Trải qua 31 năm xây dựng và phát triển, với những nỗ lực không ngừng nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, đồng thời đầu tư không ngừng vào công nghệ, cũng như các hoạt động từ thiện đóng góp cho xã hội và phát triển thương hiệu, Maritime Bank đã vinh dự nhận được sự ghi nhận xứng đáng từ cộng đồng thông qua các giải thưởng và danh vị cao quý
Một số giải thưởng đạt được: MSB được Vietnam Report vinh danh thuộc
Top 10 Ngân hàng TMCP tư nhân uy tín nhất Việt Nam dựa trên tiêu chí về năng lực tài chính; ý kiến đánh giá từ doanh nghiệp, chuyên gia, người tiêu dùng; và mô hình phân tích lượng hóa uy tín trên truyền thông Năm 2021 đánh dấu những bước tiến lớn trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam khi liên tiếp nhận chuỗi 5 giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế, chuỗi 5 giải thưởng lớn mà MSB hân hạnh được nhận gồm "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam" do Tạp chí Global Finance trao tặng, "Ngân hàng có sản phẩm bán lẻ sáng tạo nhất" do Tạp chí World Economic đánh giá, "Ngân hàng dẫn đầu về tài trợ thương mại cho doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2021" do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) vinh danh, Top 10 Ngân hàng TMCP tư nhân uy tín nhất Việt Nam với sự đánh giá từ Vietnam Report và một trong những "nơi làm việc tốt nhất châu Á" do Tạp chí HR Asia bình chọn
Mạng lưới ngân hàng: Tại ngày 31/12/2022, MSB có 1 Hội sở chính, 62 chi nhánh, 261 phòng giao dịch tại 51 tỉnh thành trên toàn quốc
Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của MSB Chi nhánh Đống Đa
Tên chi nhánh, địa chỉ:
Tên đầy đủ viết bằng tiếng việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải
Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa; Địa chỉ: 47A Huỳnh Thúc Kháng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa,Thành
Phố Hà Nội, Việt Nam
Mã số Chi nhánh: 0200124891-011 Đăng ký lần đầu: Ngày 17 tháng 11 năm 2006 Đăng ký thay đổi lần thứ 6: Ngày 17 tháng 12 năm 2013
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy và đội ngũ nhân sự
Hình 2.1: Mô hình tổ chức hoạt động của MSB Đống Đa
(Nguồn: Phòng quản lý nội bộ MSB Đống Đa)
Tính đến cuối năm 2022, MSB Đống Đa có cơ cấu tổ chức gồm vụ:
Ban giám đốc (BGĐ) với 6 phòng nghiệp vụ, 9 phòng giao dịch có cự ly cách trụ sở từ 5km đến 50km với tổng số 250 cán bộ nhân viên trong độ tuổi bình quân 35tuổi Trong đó có 97% cán bộ trình độ Đại học trở lên
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn nhân lực thời điểm 31/12/2022 của MSB Đống Đa
TT Nội dung/ tiêu chí Số lượng Cán bộ TDBL
2 Lao động phân theo độ tuổi
3 Lao động phân theo trình độ chuyên môn
4 Lao động phân theo giới
(Nguồn: Phòng quản lý nội bộ MSB Đống Đa)
2.1.3 Mô hình, quy trình hoạt động và một số sản phẩm tín dụng bán lẻ
Hoạt động tín dụng bán lẻ do Phòng Bán lẻ (Phòng KHCN) tại Hội sở Chi nhánh và 9 phòng giao dịch đảm nhận
Trong đó, Phòng Bán lẻ là đầu mối với các nhiệm vụ chính là:
- Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng:
+ Là phòngđầu mối tiếp nhận và triển khai các sản phẩm ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh theo sự chỉ đạo của Trụ sở chính MSB và Ban lãnh đạo Chi nhánh + Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân + Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm, thực hiện tiếp thị, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng cho KHCN của MSB
+ Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bánlẻ
+ Trên cơ sở chương trình, kế hoạch được giao: chủ động tìm kiếm, tiếp thị và bán các sản phẩm ngân hàng bán lẻ của MSB đến khách hàng; hoàn thiện các thủ tục về hồ sơ, thủ tục tác nghiệp với khách hàng theo đúng thẩm quyền và quy trình/quy định về nghiệp vụ của MSB; thực hiện việc theo dõi, chăm sóc khách hàng hiện có và mở rộng, phát triển các khách hàng mới; theo dõi, tổng hợp, đánh giá hiệu quả công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ.Chịu trách nhiệm về việc bán sản phẩm, nâng cáo thị phần của Chi nhánh, tối ưu hóa doanh thu nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với chính sách và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng
Chịu trách nhiệm về việc bán sản phẩm, nâng cáo thị phần của Chi nhánh, tối ưu hóa doanh thu nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với chính sách và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng
+ Tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, tiếp nhận hồ sơ vay vốn + Thu thập thông tin, phân tíchkhách hàng, khoản vay, lập báo cáo thầm định, trên cơ sở đối chiếu với các điều kiện tín dụng và các quy định về quản lý tín dụng, quản lý rủi ro (giới hạn, hạn mức, mức độ chấp nhận rủi ro )
+ Lập tờ trình đề xuất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng, chiết khấu, cho vay cầm cố giấy tờ có giá theo quy định và quy trình nghiệp vụ của MSB + Thông báo cho khách hàng về quyết định cấp tín dụng, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ vay vốn và các điều kiện tín dụng yêu cầu; đảm bảo hồ sơ, tài liệu được hoàn thiện theo đúng quy định trước khi trình ký
+ Soạn thảo hợp đồng tín dụng và các hợp đồng có liên quan đến khoản vay để trình ký lãnh đạo
+ Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân và thực hiện đề xuất giải ngân trình lãnh đạo hoặc trực tiếp quyết định giải ngân theo phân cấp ủy quyền/theo sản phẩm /theo các quy định liên quan Bàn giao toàn bộ hồ sơ tín dụng gốc và các tài liệu liên quan đến khoản vay sang Phòng QTTD quản lý theo quy định
+ Theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng, kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay; đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng), phí đến khi tất toán hợp đồng Xử lý khi khách hàng không thực hiện đúng các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng Phát hiện kịp thờicác khoản vay có dấu hiệu rủi ro để đề xuất xử lý
+ Chịu trách nhiệm đầy đủ về:
Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ, mức tăng trưởng và hiệu quả của hoạt động tín dụng bán lẻ Tính đầy đủ, chính xác, trung thực đối với các thông tin về khách hàng phục vụ cho việc xét cấp tín dụng cho khách hàng
Mọi khoản tín dụng được cấp đều tuân thủ đúng quy định, quy trình, quy định về quản lý rủi ro và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, đúng pháp lý và điều kiện tín dụng Tính an toàn và hiệu quả đối với các khoản vay được đề xuất quyết định cấp tín dụng
Các nhiệm vụ khác: quản lý thông tin, báo cáo; phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý nghiệp vụ; cập nhật thông tin diễn biến thị trường và sản phẩm trong phạm vi quản lý liên quan đến nhiệmvụ của Phòng; tham gia ý kiến đối với các vấn đề chung của Chi nhánh theo chức năng, nhiệm vụ được giao và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh
2.1.3.2 Quy trình cấp tín dụng bán lẻ tại MSB Đống Đa
Bước 1: Tiếp thị, tư vấn, tiếp nhận hồ sơ khách hàng:
- Giới thiệu tới khách hàng các sản phẩm dịch vụ bán lẻ của MSB
- Tư vấn, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ tín dụng (hồ sơ pháp lý; hồ sơ chứng minh năng lực tài chính; tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn vay; hồ sơ bảo đảm tiền vay )
Thực trạng chất lượng tín dụng bán lẻ tại MSB Đống Đa
2.2.1 Các chỉ tiêu định lượng
2.2.1.1 Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ
Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng dư nợ TDBL giai đoạn 2020 – 2022 ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Tốc độ tăng giảm (%)
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của MSB Đống Đa qua các năm 2020, 2021, 2022
Bảng 2.8 ta thấy hoạt động TDBL có sự tăng trưởng qua các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu dư nợ tín dụng tại chi nhánh Cụ thể năm 2021 tăng 29% so với năm 2020, năm 2022 tăng 15% so với năm 2021 Sở dĩ năm 2022 dư nợ tín dụng có sự tăng trưởng thấp hơn là do ảnh hưởng của môi trường kinh doanh, nền kinh tế khó khăn và sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn
Trong những năm qua, MSB Đống Đa luôn đẩy mạnh phát triển TDBL bằng việc triển khai đa dạng các sản phẩm tín dụng với các gói ưu đãi lãi suất, phù hợp với tình hình kinh tế địa bàn Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo chi nhánh đã ban hành các văn bản chỉ đạo nhằm kiểm soát chất lượng, đảm bảo hiệu quả trong công tác phát triển TDBL như hạn chế cho vay các khách hàng nhỏ lẻ, các khách hàng ngoài địa bàn phụ trách, ở xa trụ sở của đơn vị trên 30 km Việc tăng trưởng TDBL gắn với công tác sàng lọc khách hàng, kiểm soát chất lượng, xử lý ngay các khoản nợ có vấn đề đã giúp cho hoạt động TDBL an toàn, hiệu quả hơn
2.2.1.2 Cơ cấu dư nợ tín dụng bán lẻ theo sản phẩm
Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ TDBL theo sản phẩm giai đoạn 2020 – 2022 ĐVT: tỷ đồng
Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng
1 Dự nợ TDBL thông thường 2.158 89,1% 2.948 94,3% 3.381 94,4%
1.2 Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống 607 25,1% 666 21,3% 593 16,6% Cho vay nhu cầu nhà ở 122 5% 121 3,9% 119 3,3% Cho vay mua ô tô 65 2,7% 52 1,7% 34 0,9% Cho vay tiêu dùng bảo đảm bằng bất động sản 41 1,7% 52 1,7% 49 1,4% Cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm
1.3 Phát hành thẻ tín dụng 1 0,04% 1 0,03% 1 0,03%
2 Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm 263 10,9% 177 5,7% 202 5,6% Tổng dư nợ 2.421 100% 3.125 100% 3.583 100%
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của MSB Đống Đa qua các năm 2020, 2021, 2022
Bảng 2.9 cho thấy, trong cả giai đoạn 2020–2022, sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh là sản phẩm cho vay trụ cột trong hoạt động TDBL tại MSB Đống Đa, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ bán lẻ Quy mô dư nợ cho vay SXKD bán lẻ có chiều hướng gia tăng qua các năm, tăng từ 1.550 tỷ đồng năm 2020 đến 2.787 tỷ đồng năm 2022 tỷ trọng của sản phẩm này có sự gia tăng trong tổng dư nợ, tăng từ 64% trong năm 2020 lên 77,8% vào cuối năm 2022 Các lĩnh vực cho vay SXKD chủ yếu tại chi nhánh là cho vay lưu vụ, cho vay hộ kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thương mại, vật liệu xây dựng, nội thất Việc giảm bớt việc tập trung quá nhiều vào hoạt động cho vay SXKD giúp chi nhánh giảm bớt rủi ro khi hoạt động SXKD của người dân gặp khó khăn
Mặc dù chi nhánh đã đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, tuy nhiên dư nợ cho vay mục đích tiêu dùng không có sự thay đổi nhiều và chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tín dụng Các sản phẩm cho vay nhu cầu nhà ở, cho vay mua ô tô, cho vay tiêu dùng bảo đảm bằng bất động sản chiếm tỷ trọng ngày càng thấp, nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn chung tại địa bàn trong giai đoạn 2020-2022 do đó nhu cầu tiêu dùng cũng suy giảm
Cho vay thẻ tín dụng: đây là một trong nhưng sản phẩm có độ rủi ro khá cao Thứ nhất là vì thói quen sử dụng thẻ thanh toán còn thấp, khách hàng không sâu sát trong việc thanh toán nên rất dễ phát sinh nợ quá hạn; thư hai là số điểm chấp nhận thanh toán thẻ còn ít và thường yêu cầu khách hàng phải thanh toán phí quẹt thẻ khi sử dụng nên khách hàng cũng không ưu tiên sử dụng Vì vậy chi nhánh chỉ xem xét cấp thẻ tín dụng đối với các khách hàng thực sự có nhu cầu, có thu nhập cao thuộc các đơn vị chi lương, các yếu nhân, chủ một số các doanh nghiệp Dư nợ tín dụng đối với sản phẩm này đến 31/12/2022 chỉ đạt 1 tỷ đồng, chếm 0,03%
Tỷ trọng vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm giảm qua các năm đã thể hiện bản chất thực về dư nợ bán lẻ tại chi nhánh
Có thể thấy quy mô TDBL cho các ngành, thành phần kinh tế của MSB Đống Đa tương đối phù hợp với thế mạnh tại địa bàn Tuy nhiên, điều này sẽ yêu cầu chi nhánh muốn phát triển TDBL thì phải đi kèm với việc tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro của môi trường kinh doanh hiện tại mang lại
2.2.1.3 Tỷ lệ nợ quá hạn bán lẻ
Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ quá hạn bán lẻ giai đoạn 2020 – 2022 ĐVT: tỷ đồng
STT Chi tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ
1 Dư nợ tín dụng bán lẻ 2.421 3.125 3.583
2 Nợ quá hạn bán lẻ 140,3 5,8% 140,2 3,3% 332,1 9,3%
+ Nợ quá hạn tạm thời, có khả năng thu hồi nợ cao 108,5 4,5% 36,9 1,2% 227,1 6,3% + Nợ quá hạn có khả năng thu hồi nợ thấp (nợ nhóm
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của MSB Đống Đa qua các năm 2020, 2021, 2022
Trong giai đoạn 2020-2022, nợ quá hạn của chi nhánh khá cao, tại 31/12/2022 là 9,3% Tuy nhiên dư nợ quá hạn phần lớn là các khoản vay quá hạn tạm thời, đối với các khoản vay này thì có khả năng thu hồi nợ cao Nguyên nhân chủ yếu là do các khách hàng vay sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ, nguồn hàng thanh toán chậm, cùng với khó khăn kinh tế đã ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ Đối với các khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi nợ thấp (nợ nhóm 2, nợ xấu) được kiểm soát dưới mức 3%
Nợ nhóm 2, nợ xấu tại chi nhánh có chiều hướng tăng qua các năm cả về số dư và tỷ lệ Về số dư, năm 2021 tăng 35,6 tỷ đồng so với năm 2020, năm 2022 tăng 37,7 tỷ đồng so với năm 2021 Về tỷ lệ, tăng từ 1,3% năm 2020 lên 2,2% vào năm 2021, đến năm 2022 là 2,9% Điều này cho thấy chất lượng TDBL đang có sự giảm sút, hoạt động TDBL đang gặp nhiều rủi ro
Qua phân tích nguyên nhân gây ra nợ quá hạn, nợ xấu tại chi nhánh trong thời gian qua, có các nguyên nhân chủ yếu sau:
Nguyên nhân khách quan là do thị trường tiền tệ nhiều biến động, lạm phát trong nước gia tăng, các chỉ số tiêu dùng điều tăng đã làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của một số hộ kinh doanh cá thể và một số doanh nghiệp
2.2.1.4 Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn tín dụng bán lẻ (nợ nhóm 5)
Bảng 2.7: Cơ cấu nợ nhóm 5 tín dụng bán lẻ ĐVT: tỷ đồng
Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của MSB Đống Đa qua các năm 2020, 2021, 2022
Qua bảng số liệu cho thấy tỷ trọng nợ nhóm 5 trong tổng dư nợ nhìn chung có xu hướng tăng nhẹ vào năm 2022 ở mức 0,3% so với năm 2021 và
2020 Theo giới chuyên gia tài chính ngân hàng từng nhiều lần cảnh báo tác động tồn dư của dịch Covid-19 tới tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của người vay sẽ gây áp lực lớn tới diễn biến nợ xấu tại các ngân hàng Bởi lĩnh vực cho vay chính của MSB Đống Đa hướng tới khách hàng sản xuất kinh doanh Khiến dư nợ của các khoản nợ nhóm 5 tăng lên tới 6,25 tỷ đồng vào năm
2.2.1.4 Tỷ lệ nợ xấu, nợ xấu gộp bán lẻ giai đoạn 2020 – 2022
Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ TDBL theo sản phẩm giai đoạn 2020 – 2022 ĐVT: triệu đồng
Dư nợ xấu Tỷ lệ Dư nợ xấu gộp Tỷ lệ Dư nợ xấu Tỷ lệ Dư nợ xấu gộp Tỷ lệ Dư nợ xấu Tỷ lệ Dư nợ xấu gộp Tỷ lệ
1 Tín dụng bán lẻ thông thường (không bao gồm cầm số STK) 25.493 1,05% 35.758 1,48% 54.374 1,74% 76.366 2,44% 38.694 1,08% 54.459 1,52%
1.2 Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống 879 0,04% 2.245 0,09% 2.582 0,08% 6.963 0,22% 3.042 0,08% 9.233 0,26%
Cho vay nhu cầu nhà ở 650 0,03% 650 0,03% 940 0,03% 1.837 0,06% 500 0,01% 500 0,01%
Cho vay tiêu dùng bảo đảm bằng bất động sản 0 0% 150 0,01% 0 0% 855 0,03% 0 0% 799 0,02%
Cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm 229 0,01% 1.445 0,06% 1.642 0,05% 3.642 0,12% 2.542 0,07% 6.705 0,19%
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của MSB Đống Đa qua các năm 2020, 2021, 2022
Dựa trên các số liệu tổng hợp về tỷ lệ nợ xấu, nợ xấu gộp giai đoạn 2020-
2022 tại bảng 2.9, chất lượng tín dụng bán lẻ tại chi nhánh đang có dấu hiệu giảm sút, dư nợ các khoản nợ xấu, tiềm ẩn nợ xấu ngày càng gia tăng Năm 2020, tỷ lệ nợ xấu gộp là 1,48%, năm 2021 là 1,74%, đến năm 2022, dư nợ xấu gộp là 54.459 tỷ đồng, chiếm 1,52% tổng dư nợ bán lẻ có dấu hiệu giảm so với năm 2021
-Đối với cho vay SXKD: đây là sản phẩm chủ lực trong hoạt động TDBL tại chi nhánh, tuy nhiên cũng là sản phẩm phát sinh tỷ lệ nợ xấu cao nhất, chiếm hơn 90% tổng số dư nợ xấu bán lẻ Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua đã từng bước phục hồi sản xuất kinh doanh nhưng đến nay nhiều doanh nghiệp vẫn chưa đủ khả năng trả nợ hết các khoản nợ đã được cơ cấu lại và khoản nợ đến hạn; mặc dù được các ngân hàng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định thông thường nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn do bị chuyển nhóm nợ, nên khó tiếp cận vốn vay để phục vụ sản xuất kinh doanh; hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong kho không xuất được; bị khách hàng chiếm dụng vốn, công nợ cao
Đánh giá chung về chất lượng tín dụng bán lẻ tại MSB Đống Đa
2.3.1 Những kết quả đạt được
Qua phân tích, có thể thấy được một số kết quả đạt được trong hoạt động TDBL của MSB Đống Đa như sau:
Thứ nhất, MSB Đống Đa đã triển khai cấp tín dụng đảm bảo tuân thủ chính sách tín dụng của NH TMCP Hàng hải Việt Nam đồng thời các khoản tín dụng được thực hiện đẩy đủ các bước theo quy trình cấp tín dụng được ban hành với sự tham gia của nhiều cấp kiểm soát, giúp hạn chế tối đa rủi ro phát sinh
Thứ hai, quy mô dư nợ TDBL của MSB Đống Đa có sự gia tăng đều qua các năm, đồng thời tỷ trọng dư nợ TDBL trong tổng dư nợ của chi nhánh ngày càng cao Điều này cho thấy định hướng tín dụng của chi nhánh là tập trung vào phân khúc bán lẻ để góp phần giảm thiểu rủi ro, nâng cao tính an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng
Thứ ba, cơ cấu dư nợ theo ngành nghề tương đối phù hợp với tình hình kinh tế trên địa bàn, chi nhánh cân đối tỷ trọng các sản phẩm cấp tín dụng ở mức hợp lý theo hướng giảm dần dư nợ tín dụng ở khu vực SXKD, tăng cường cho vay phục vụ đời sống với nguy cơ rủi ro thấp hơn, đảm bảo CLTD của chi nhánh
Thứ tư, nhìn chung các khoản cho vay KHBL tương đối an toàn, tỷ lệ dư nợ cho vay có TSBĐ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, chi nhánh luôn kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ xấu ở xung quanh mức 3% - ngưỡng nợ xấu cho phép theo Tuyên bố về khẩu vị rủi ro tín dụng của NH TMCP Hàng hải Việt Nam Để đạt được điều này, chi nhánh đã triển khai các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro, không để phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu, nâng cao CLTD của chi nhánh, có thể kể đến như sau:
+ Chi nhánh không tiếp cận khách hàng có tình hình tài chính xấu, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả hoặc hoạt động trong lĩnh vực tăng cường kiểm soát, khách hàng có nợ cần chú ý, nợ xấu tại TCTD khác Chi nhánh hướng đến nhóm đối tượng khách hàng có quan hệ tiền gửi tốt tại chi nhánh, nhóm khách hàng chi lương, cán bộ viên chức nhà nước là nhóm khách hàng có năng lực tài chính và uy tín cao
+ Chi nhánh thực hiện thường xuyên việc thu hồi nợ gốc và lãi đúng thời hạn, chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát khách hàng sau giải ngân bằng nhiều biện pháp: cán bộ sâu sát với khách hàng, thường xuyên kiểm tra hoạt động SXKD, kho bãi, vật tư, dòng tiền để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng và có biện pháp xử lý kịp thời.Với các khoản nợ tồn đọng phát sinh, chi nhánh rà soát và phân tích các khó khăn thuận lợi trong việc thu hồi nợ và có các biện pháp xử lý nợ phù hợp
+ Định kỳ kiểm tra và đánh giá lại tài sản thế chấp theo thời gian quy định của NH TMCP Hàng hải Việt Nam, trường hợp TSBĐ giảm giá dưới giá trị đủ để bảo đảm cho khoản vay, chi nhánh làm việc với khách hàng chủ động bổ sung thêm TSBĐ, hoặc giảm dư nợ để đảm bảo giảm thiểu tổn thất cho chi nhánh khi có rủi ro xảy ra
Thứ năm, chi nhánh thực hiện tốt mục tiêu đẩy mạnh thị phần bán lẻ, gia tăng quy mô TDBL Chi nhánh cũng đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động, tự chủ nguồn vốn cho vay để đảm bảo thực hiện tăng trưởng tín dụng, thu hút khách hàng
Thứ sáu, MSB Đống Đa có mạng lưới hoạt động rộng đã đáp ứng khá tốt nhu cầu tín dụng của khách hàng, đồng thời chất lượng TDBL tại MSB Đống Đa được khách hàng đánh giá khá tốt qua các tiêu chí: sản phẩm tín dụng phù hợp nhu cầu vay vốn, thủ tục nhanh chóng đơn giản, phương thức cho vay, kỳ hạn trả nợ phù hợp với tình hình khách hàng, lãi suất cho vay cạnh tranh
2.3.2 Các hạn chế tồn tại
Thứ nhất, dư nợ tín dụng bán lẻ tăng nhưng tốc độ tăng trưởng chậm, chưa tương xứng với tiềm năng hoạt động của Chi nhánh Dư nợ tín dụng bán lẻ năm
2022 tuy có tăng so với năm 2021 nhưng mức tăng trưởng chưa cao, chỉ đạt mức 15%, năm 2021 tăng trưởng 29% so với năm 2020 Trên địa bàn hoạt động của MSB Đống Đa trong những năm gần đây mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng như cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, cho vay mua ô tô , kinh tế trên địa bàn phát triển thuận lợi cho các sản phẩm cho vay phục vụ kinh doanh, Tuy nhiên, dư nợ tín dụng bán lẻ chỉ tăng trưởng ở mức rất hạn chế
Thứ hai, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu TDBL tại chi nhánh đang có xu hướng gia tăng trong thời gian trở lại đây, tiềm ẩn nhiều rủi ro Tuy tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức thấp so với nhiều chi nhánh khác trong hệ thống và các NHTM khác nhưng điều này cho thấy công tác phòng ngừa rủi ro tại chi nhánh đang cần thiết phải lưu ý, đặc biệt trong điều kiện kinh tế diễn biến phức tạp như hiện nay
Nhìn vào cơ cấu nợ nhóm 5 tín dụng bán lẻ của chi nhánh qua các năm nhận thấy: Các khoản nợ nhóm 5 là các khoản nợ có khả năng mất vốn (năm 2020 là 4,842 tỷ đồng, năm 2021 là 6,250 tỷ đồng, năm 2022 là 10,749 tỷ đồng, năm 2019 là 6.337) Đây là các khoản nợ đã trích 100% dự phòng và cũng là nguyên nhân dẫn đến thu nhập của tín dụng của Chi nhánh bị hẹp lại và CLTD giảm đi
Thứ ba, chất lượng TDBL tại MSB Đống Đa được khách hàng đánh giá khá tốt, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số điểm hạn chế, khách hàng chưa hài lòng như thủ tục rườm rà, thời gian giải quyết hồ sơ còn chậm, định thời hạn trả nợ chưa hợp lý
2.3.3.1 Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài
Môi trường pháp lý của Việt Nam có tác động đến nợ xấu hệ thống TCTD: trong thời gian qua, Chính phủ và NHNN đã nỗ lực hoàn thiện và tạo tiền đề cho các khung pháp lý về xử lý nợ xấu và nâng cao chất lượng tài sản hệ thống ngân hàng (Thông tư 11/2021/TT-NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng Sàn giao dịch nợ VAMC chính thức đi vào hoạt động ngày 15/10/2021, được đánh giá là cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng chịu ảnh hưởng to lớn do đại dịch Covid-19, góp phần tích cực tư vấn, hỗ trợ việc mua bán, cơ cấu nợ của các TCTD được diễn ra nhanh chóng, khách quan, công khai và minh bạch Việc ban hành kịp thời các Thông tư 01, 03, và 14 của NHNN đã góp phần không nhỏ hỗ trợ các doanh nghiệp và giảm cú sốc nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro và tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19 Bên cạnh đó, Nghị quyết 42, sau hơn 4 năm đi vào thực tiễn, đã có những hỗ trợ tích cực, tạo cơ chế hiệu quả, đồng bộ trong xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa bảng cân đối của các TCTD
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại MSB Đống Đa giai đoạn 2023-2026
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh và thế mạnh kinh tế tại địa bàn, MSB Đống Đa định hướng phát triển hoạt động chung, như sau:
- Củng cố năng lực hoạt động, đảm bảo hiệu quả, an toàn và bền vững;
- Nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, tăng cường năng suất lao động và đảm bảo nâng cao đời sống của cán bộ nhân viên chi nhánh;
- Mở rộng và cung cấp các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng hiện đại, tiên tiến với nhiều tiện ích chất lượng cao từ đó nâng cao vị thế, hình ảnh, thương hiệu MSB
- Bám sát chỉ đạo, điều hành của Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc, kịp thời nắm bắt diễn biến của thị trường, linh hoạt triển khai KHKD giai đoạn 2023-2026 góp phần hoàn thành tốt nhất mục tiêu
- Tập trung cơ cấu toàn diện hoạt động kinh doanh theo hướng tăng trưởng bền vững, cơ cấu lại tệp khách hàng, lĩnh vực ngành nghề ưu tiên, nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động, tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo Tập trung vào công tác xử lý nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ ngoại bảng, lãi dự thu, lãi treo và đặc biệt là xử lý những khách hàng có dư nợ xấu/ngoại bảng lớn, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh Đẩy mạnh khai thác tối đa các nguồn thu từ huyđộng vốn, dịch vụ và các nguồn thu khác để nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo nền tảng vững chắc cho sự phục hồi và tạo đà cho phát triển trong các giai đoạn tiếp theo
- Đẩy mạnh huy động vốn dân cư; Kết hợp tín dụng, huy động vốn với bán chéo các sản phẩm dịch vụ nhằm gia tăng tỷ trọng thu dịch vụ ròng trong tổng nguồn thu của chi nhánh
- Mở rộng tệp khách hàng, gia tăng hiệu quả trong kinh doanh để đảm bảo chênh lệch thu chi/thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công việc, góp phần bồi đắp văn hoá doanh nghiệp MSB và phát triển thương hiệu MSB trở thành thương hiệu ngân hàng mạnh, được lan toả trên địa bàn hoạt động
- Hoàn thiện cơ chế đánh giá cán bộ, cơ chế động lực về lương, thưởng tại Chi nhánh nhằm cơ sở đánh giá chính xác, công bằng, minh bạch và kịp thời kết quả triển khai nhiệm vụ kinh doanh của từng đơn vị, cá nhân…
- Thu nhập của người lao động: Đảm bảo thực hiện ở mức tối đa các chế độ, quyền lợi đối với người lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động để cải thiện nguồn thu nhập cho cán bộ, năm sau cao hơn năm trước
- Nắm bắt xu hướng thị trường để phát triển danh mục sản phẩm dịch vụ đa dạng, linh hoạt, phù hợp với đặc thù từng vùng miền trên địa bàn tỉnh đảm bảo phát huy tối đa lợi thế kinh doanh của mình Từ đó, triển khai thành công nhiều sản phẩm và chương trình tín dụng ưu đãi dành cho các ngành nghề/phân khúc khác nhau, trong đó có các chương trình tín dụng đặc thù theo định hướng chỉ đạo của Chính phủ và NHNN Mở rộng, phát triển các sản phẩm dịch vụ tiên tiến hiện đại như sản phẩm thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử
- Tăng cường các sản phẩm cho vay bán lẻ như mua nhà, mua ô tô, cho vay tiêu dùng, cho vay cán bộ công nhân viên và bằng các biện pháp linh hoạt kết hợp với các mối quan hệ để tiếp cận các khách hàng tiềm năng có nhu cầu sử dụng những sản phẩm tín dụng trên để khai thác nhu cầu tín dụng của họ
- Nâng cao kỹ năng tư vấn bán hàng của đội ngũ cán bộ tín dụng để việc khai thác khách hàng không phụ thuộc vào cạnh tranh về giá Nâng cao thương hiệu, phong cách giao dịch, tiếp thị, bán hàng chuyên nghiệp tới từng cán bộ tín dụng, đây là một trong những tiêu chí rất quan trọng trong việc đánh giá cán bộ
- Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động đảm bảo tính tuân thủ và cẩn trọng đặc biệt đối với hoạt động tín dụng
- Phân tích đánh giá lại từng khoản nợ gắn với các hình thức tài sản đảm bảo, phân tích đánh giá lại các rủi ro tín dụng, quản lý tốt các rủi ro để tiếp tục quan hệ tín dụng trong các giới hạn an toàn cho phép để nâng cao chất lượng tín dụng
- Tận thu nợ xấu, nợ quá hạn để tăng thu nhập nhằm nâng cao năng lực tài chính tín dụng, kiểm soát chặt các cơ cấu tín dụng, các giới hạn tỷ lệ an toàn theo các khách hàng với các điều kiện tín dụng được bảo đảm Kiểm soát đưa tỷ lệ nợ xấu, xử lý triệt để nợ xấu đến năm 2026 ở mức dưới 1%.
Các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại MSB Đống Đa
3.2.1 Giải pháp về quy trình tín dụng bán lẻ
Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng trước cho vay
Cải tiến công tác thu thập và xử lý thông tin một cách hiệu quả: Ngoài thông tin khách hàng vay trên CIC, CBTD cần phải tự thu thập, nắm bắt thông tin đa chiều từ nhiều kênh khác nhau như thông qua các TCTD khác để cung cấp thông tin lẫn nhau, kiểm tra thực tế tại đơn vị vay vốn, thông qua bạn hàng thường xuyên, nhà cung ứng của khách hàng để khai thác các thông tin về tình hình tài chính, khả năng thanh toán, uy tín của khách hàng vay vốn trong kinh doanh Đồng thời phải chọn lọc những thông tin chính xác, thiết thực, đánh giá khách quan trước khi cho vay để hạn chế rủi ro tín dụng
Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin về nhóm khách hàng liên quan, đánh giá về mối quan hệ kinh doanh giữa các khách hàng trong nhóm khách hàng liên quan
Bố trí những cán bộ thẩm định có trình độ và kinh nghiệm, dễ dàng nắm bắt được thị trường, phương án kinh doanh của khách hàng để ký kiểm soát hồ sơ trước khi trình lãnh đạo phê duyệt
Xây dựng Tổ định giá gồm tối thiểu 02 cán bộ đi thẩm định thực tế tài sản Đối với những tài sản nằm ở các địa bàn xã, đất rẫy, vườn cây cần có những biện pháp kiểm tra chặt chẽ trước khi nhận tài sản như phối hợp với địa chính tại địa phương, kiểm tra định vị trên Google Map để xác định chính xác vị trí tài sản Đối với những tài sản quá rủi ro về pháp lý cũng như nằm ở vị trí quá xa nên hạn chế nhận thế chấp
Thường xuyên cập nhật các thông tin về những đối tượng, hồ sơ có dấu hiệu lừa đảo để cảnh báo cho toàn hệ thống, không chỉ cho MSB Đống Đa mà còn các Chi nhánh khác trên địa bàn để cùng cảnh giác nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng
Kiểm soát chặt chẽ quá trình xét dyệt cho vay
Kiểm tra chặt chẽ tính đầy đủ và hợp pháp của bộ hồ sơ: hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài chính và hồ sơ tài sản bảo đảm của khách hàng trước khi giải ngân vốn vay
Thực hiện nhập thông tin vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với thực trạng hồ sơ khách hàng để áp dụng chính sách khách hàng phù hợp, hỗ trợ công tác phê duyệt cấp tín dụng
Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát sau cho vay Đề cao vai trò trách nhiệm của CBTD trong việc kiểm tra khách hàng sau khi cho vay, bố trí đoàn kiểm tra đột xuất (không có CBTD quản lý khách hàng tham gia) để kiểm tra thực tế việc sử dụng vốn của khách hàng
Phòng Quản trị tín dụng nâng cao vai trò kiểm soát, giám sát chặt chẽ về mặt chứng từ giải ngân, giám sát nguồn tiền giải ngân của khách hàng để hạn chế việc vay vốn sau đó tiền vay chuyển đi lòng vòng, không đúng mục đích khi cho vay
Phòng quản lý rủi ro ở Chi nhánh định kỳ rà soát và thông báo trên bản tin nội bộ của Chi nhánh những khoản vay quá hạn, có dấu hiệu nợ quá hạn để cảnh báo cho CBTD đôn đốc thu nợ Nâng cao vai trò kiểm soát rủi ro pháp lý và ngăn chặn vi phạm từ rủi ro đạo đức của CBTD gây ra Định kỳ nữa năm Phòng quản lý rủi ro của Chi nhánh nên thực hiện khảo sát giá trị tài sản đảm bảo trên địa bàn để có sự tổng hợp giá cả, đối với những khu vực có giá trị tài sản biến động mạnh, hoặc có sự rủi ro về mặt pháp lý như quy hoạch mới thì yêu cầu CBTD đánh giá lại tài sản để phản ánh đúng giá trị thị trường, đảm bảo khả năng thanh khỏan của tài sản hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản nếu giá trị tài sản sụt giảm nhiều
3.2.3 Giải pháp về nguồn nhân lực phục vụ hoạt động tín dụng bán lẻ
Trong công tác nhân sự phục vụ cho hoạt động TDBL, MSB Đống Đa cần triển khai hoàn thiện các giải pháp sau:
- Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự trên cơ sở chú trọng đến các yêu cầu có tính riêng biệt liên quan đến kỹ năng và kinh nghiệm trong TDBL Ngoài những yêu cầu chung của hoạt động tín dụng, nhân viên TDBL cũng có những yêu cầu đặc thù như: ngoại hình, khả năng giao tiếp tốt, khả năng điều tra thông tin Chi nhánh cần xem xét thêm những yêu cầu này trong quá trình phỏng vấn tuyển dụng
- Đối với các cán bộ mới: nên có lớp đào tạo cho các cán bộ mới tuyển dụng về các kỹ năng mềm, kỹ năng bán hàng, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin để có thể nhanh chóng nắm bắt được công việc Tổ chức tập huấn nghiệp vụ để bồi dưỡng kiến thức cho CBTD cá nhân, tập trung chú trọng bồi dưỡng kỹ năng bán hàng, thu thập thông tin, điều tra, nghiệp vụ thẩm định tín dụng, và kiến thức về pháp luật
- Xem xét đánh giá, phân loại đội ngũ cán bộ, cơ cấu lại để tăng tỷ trọng cán bộtrực tiếp tư vấn, bán hàng, giảm đội ngủ hỗ trợ Nâng cao tính chuyên nghiệp về chuyên môn, nghiệp vụ thông qua việc xây dựng các trương trình đào tạo chuyên biệt về tín dụng, bán hàng, giám sát, quản lý khoản vay cho cán bộ tín dụng Đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý điều hành để có chương trình luânchuyển, đào tạo, bổ nhiệm gắn với miễn nhiệm, bãi nhiệm, kỹ luật cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, có vi phạm sai phạm
3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Công tác kiểm tra kiểm soát được đề cập không chỉ nhằm đơn thuần kiểm tra khách hàng mà còn quan trọng ở chỗ là kiểm tra giám sát việc làm của lãnh đạo và CBTD theo đúng quy chế, cơ chế đảm bảo kinh doanh an toàn hiệu quả và đúng pháp luật
Bố trí cán bộ làm công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ luôn quán triệt "đặt lợi ích của ngân hàng lên hàng đầu trong mọi trường hợp", có bản lĩnh vững vàng, có kinh nghiệm về hoạt động ngân hàng, kế toán, kinh tế, tài chính, hiểu biết pháp luật, có kinh nghiệm công tác, trung thực, độc lập trong công việc, có tinh thần trách nhiệm, khách quan trong khi thực hiện nghiệp vụ
3.2.5 Đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng quy mô tệp khách hàng