1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu nhân tố Ảnh hưởng Đến tính bền vững nợ công tại việt nam

84 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến tính bền vững nợ công tại Việt Nam
Tác giả Phạm Diệu Linh
Người hướng dẫn PGS.TS. Lê Thị Diệu Huyền
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Tài chính CLC
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 2,06 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (10)
  • 2. Tổng quan nghiên cứu (10)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (15)
  • 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu (15)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (15)
  • 6. Kết cấu đề tài nghiên cứu (15)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BỀN VỮNG NỢ CÔNG VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BỀN VỮNG NỢ CÔNG (16)
    • 1.1. NỢ CÔNG VÀ BỀN VỮNG NỢ CÔNG (16)
      • 1.1.1. Khái niệm về nợ công và phân loại nợ công (16)
      • 1.1.2. Bền vững nợ công (18)
    • 1.2. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BỀN VỮNG NỢ CÔNG (21)
      • 1.2.1. Đánh giá tính bền vững nợ công (21)
      • 1.2.2. Nhóm các nhân tố được phản ánh trong ràng buộc ngân sách (25)
      • 1.2.3. Nhóm các nhân tố vĩ mô khác (29)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NỢ CÔNG VÀ TÍNH BỀN VỮNG NỢ CÔNG Ở VIỆT (31)
    • 2.1. TÌNH HÌNH NỢ CÔNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014-2018 (31)
      • 2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng nợ công (34)
      • 2.2.2. Cơ cấu nợ công (37)
      • 2.2.3. Tính bền vững nợ công (45)
  • CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH BỀN VỮNG NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM (48)
    • 3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (48)
    • 3.2. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU (50)
    • 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (50)
    • 3.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (53)
      • 3.4.1. Kết quả nghiên cứu (53)
      • 3.4.2. Thảo luận (56)
    • 4.1. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC NỢ CÔNG TẠI VIỆT NAM ĐẾN 2030 (61)
    • 4.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI BỀN VỮNG NỢ CÔNG (63)
    • 4.3. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH (65)
    • 4.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN (67)
  • KẾT LUẬN (68)

Nội dung

Trong bài viết, các tác giả đã phân tích các chỉ số thực trạng cán cân ngân sách, vay nợ của Chính phủ và nợ công ở một số quốc gia và đưa ra những dự báo về tương lai và nguy cơ khủng

Tổng quan nghiên cứu

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Cho đến hiện nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến nợ công và tính bền vững của nợ công, trong đó phải kể đến các công trình sau:

Nghiên cứu về xây dựng khung nợ bền vững áp dụng cho các nước thu nhập thấp (Debt Sustainability Framework for Low-Income Countries, 2005) được xây dựng bởi IMF và World Bank đã xây dựng phương pháp đánh giá khung nợ bền vững (DSF - Debt Sustainability Framework), khuôn khổ này liên tục được cập nhật vào các năm 2006, 2009 và 2012

Trong cuốn sách “Pubic Debt Managemnet” của tác giả Alessandro Missale

(2000, Oxford University Press) đã nêu ra những khái niệm nợ công cơ bản, phân loại và cách thức quản lý, giảm chi phí cùng với rủi ro nợ công Tác giả cũng đưa ra một vài khuyến nghị về chính sách về cách quản lý nợ công, từ đó đảm bảo tính bền vững nợ công

Tài liệu của International Monetary Fund (IMF) “Public Sector Debt

Statistics: Guide for Compilers and Users” (2011, Washington DC), đã hướng dẫn toàn cầu về thống kê nợ của khu vực công, cung cấp hướng dẫn về (i) khái niệm, định nghĩa và phân loại thống kê nợ của khu vực công, (ii) các nguồn và kỹ thuật để biên dịch các dữ liệu và (iii) một số công cụ phân tích dùng để phân tích những thống kê Trong cuốn tài liệu này chỉ rõ khái niệm tính bền vững nợ công, hướng dẫn những công cụ để phân tích phân tích tính bền vững của nợ công dựa trên các chỉ số

Bài viết “The future of public debt: prospects and implications” của các tác giả Stephen G Cecchetti, M.S.Mohanty và Fabrizio Zampolli (2010, Mumbai, Ấn Độ) Trong bài viết, các tác giả đã phân tích các chỉ số thực trạng cán cân ngân sách, vay nợ của Chính phủ và nợ công ở một số quốc gia và đưa ra những dự báo về tương lai và nguy cơ khủng hoảng nợ công ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp… khi nhận thấy tính không bền vững của nợ công Đồng thời, cũng đưa ra một số gợi ý chính sách để nhằm mục đích kiểm soát nợ công và ngăn chặn những khủng hoảng có thể xảy ra do sự khủng hoảng bền vững nợ công tại các nước

Từ những nghiên cứu về tính bền vững nợ công trên, rất nhiều các nghiên cứu khác đã tìm hiểu nguyên nhân mất tính bền vững nợ, bao gồm các nhân tố vĩ mô và vi mô Trong đó phải kể đến các nghiên cứu như sau:

Nghiên cứu “Determinants of Public Debt for middle income and high income group countries using Panel Data regression” của nhóm tác giả Sinha,

Arora và Bansal (2011) đã sử dụng dữ liệu từ 31 nước trên thế giới trong vòng 30 năm để hồi quy và đã đưa ra kết luận rằng GDP là yếu tố quan trọng tác động đến nợ công đối với cả hai nhóm nước có thu nhập cao và thu nhập trung bình Ngoài ra, chi tiêu của Chính phủ, chi tiêu giáo dục và số dư tài khoản vãng lai cũng được xem là có ảnh hưởng đến tình hình nợ của cả hai nhóm nước FDI và lạm phát không có tác động đến tỷ lệ nợ trên GDP giữa các quốc gia thuộc nhóm thu nhập cao nhưng được cho là có liên quan đến nợ của các quốc gia thuộc nhóm thu nhập trung bình

Nghiên cứu “Non-Keynesian Effects of Fiscal Policy Changes: International

Evidence and the Swedish Experience” của Giavazzi và Pagano (1996) đã phân tích dữ liệu từ 19 quốc gia thuộc OECD và chỉ ra lãi suất giảm sẽ cải thiện cân đối ngân sách, cải thiện chính sách tài khóa Lãi suất thấp có tác động tích cực tới nền kinh tế thông qua việc khuyến khích đầu tư và tiêu dùng, từ đó làm GDP tăng và giúp cho tỷ lệ nợ công trên GDP giảm xuống

Nghiên cứu “Determinants and Sustainability of External Debt in a

Deregulated Economy: A Cointegration Analysis from Nigeria (1986-2010 )” của

Imimole, Imoughele và Okhuese (2014) Nghiên cứu này xem xét mức độ nợ nước ngoài của Nigeria liên quan đến các chỉ số về khả năng thanh toán nhằm xác định tính bền vững của nó và xác định các yếu tố chính quyết định khoản nợ bên ngoài trong giai đoạn 1986 đến 2010 Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố chính quyết định nợ nước ngoài của Nigeria là tổng sản phẩm quốc nội, dịch vụ nợ và tỷ giá hối đoái, tỷ giá tăng lên 1% sẽ làm nợ nước ngoài trên GDP của Nigeria tăng lên 0,811%

Tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới ở trên đã cung cấp hệ thống cơ sở lý luận khá chuẩn mực và toàn diện về nợ công cũng như tính bền vững nợ công để làm tiền đề cho các nghiên cứu liên quan đến đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến bền vững nợ công Đây là một nguồn tham khảo đáng tin cậy, có thể giúp cho các nhà nghiên cứu trong nước cùng Chính phủ có những cái nhìn khách quan về nợ công trên thế giới, từ đó học tập và áp dụng vào bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam đang trong xu thế hòa nhập với thế giới

2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước

Tại Việt Nam, vấn đề về tính bền vững của nợ công đã được đề cập với một số công trình nghiên cứu, bài báo, bài giảng của các tác giả Một vài công trình có thể kể đến như:

Cuốn sách “Nợ công và tính bền vững ở Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai” của nhóm tác giả Phạm Thế Anh, Đinh Tuấn Minh, Nguyễn Trí Dũng,

Tô Trung Thành (2013, NXB Tri thức) đã xem xét và nêu ra rất nhiều kinh nghiệm quốc tế về các cuộc khủng hoảng nợ công, từ đó rút ra bài học dành cho Việt Nam Cuốn sách cũng phân tích thực trạng, những tác động tiêu cực của thâm hụt tài khóa và nợ công tăng nhanh đối với các biến số vĩ mô Đánh giá ảnh hưởng của khu vực DNNN đối với nợ công, tính bền vững của nợ công, dự báo nợ công Việt Nam trong tương lai Nhóm tác giả cũng đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao khả năng giám sát và quản lý nợ công theo hướng bền vững trong tương lai ở Việt Nam

Bài nghiên cứu “Đánh giá tính bền vững của nợ công Việt Nam theo mô hình Cây nhị phân” của TS Nguyễn Thị Lan được đăng trên Tạp chí Kinh tế Đối ngoại số 97, tháng 08/2017 Nghiên cứu đã sử dụng mô hình Cây nhị phân để đánh giá tính bền vững của nợ công Việt Nam Theo phân tích dựa trên Cây nhị phân, tác giả đã đưa đến kết luận: nợ công Việt Nam vẫn đang ở mức an toàn với các số liệu được đưa ra cho đến năm 2016 đều thỏa mãn điều kiện an toàn nợ công, tránh rơi vào mức độ rủi ro khoảng hoảng cao Tuy nhiên, tác giả cũng lưu ý là phương pháp đánh giá nợ công theo mô hình cây nhị phân chỉ đưa ra nguy cơ rơi vào khủng hoảng nợ tại một thời điểm nào đó dựa trên dữ liệu của quá khứ mà không chỉ ra được những nguyên nhân tiềm ẩn ảnh hưởng đến tính bền vững của nợ công như: tốc độ nợ công tăng nhanh, rủi ro về lãi suất, kỳ hạn nợ, khả năng thanh toán…

Liên quan đến các nghiên cứu về đánh giá các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến tính bền vững nợ công, bài viết “Các nhân tố ảnh hưởng tới nợ nước ngoài của các nước đang phát triển” của nhóm tác giả Hoàng Khắc Lịch, Dương Cẩm tú (2017) đã thu thập được 1000 quan sát gồm 50 nước đang phát triển trong giai đoạn 1996-

Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về bền vững nợ công và nhân tố ảnh hưởng đến bền vững nợ công

- Lượng hóa nhân tố ảnh hươởn đến tính bền vững của nợ công ở Việt Nam

- Đề xuất chính sách đảm bảo tính bền vững nợ công của Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng với những dữ liệu được thu thập nhiều nguồn từ Bộ Tài chính, WorldBank Data, IMF, EIU, để chạy dữ liệu trên phần mềm Eviews, thu thập những kết luận phù hợp về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến bền vững nợ công tại Việt Nam.

Kết cấu đề tài nghiên cứu

Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo Bài nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến bền vững của nợ công Việt Nam được kết cấu như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về bền vững nợ công và nhân tố ảnh hưởng đến bền vững nợ công

Chương 2: Thực trạng nợ công tại Việt Nam

Chương 3: Đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến tình bền vững nợ công Việt Nam

Chương 4: Khuyến nghị chính sách.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BỀN VỮNG NỢ CÔNG VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BỀN VỮNG NỢ CÔNG

NỢ CÔNG VÀ BỀN VỮNG NỢ CÔNG

1.1.1 Khái niệm về nợ công và phân loại nợ công

Theo quan điểm của WB (2002) thì nợ công là toàn bộ những khoản nợ của Chính phủ và những khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh, trong đó (i) nợ của Chính phủ là các khoản nợ trong và ngoài nước của khu vực công như nợ Chính phủ, nợ chính quyền địa phương, nợ doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối; (ii) Nợ được Chính phủ bảo lãnh là nợ của khu vực tư nhân được bảo lãnh bởi các cơ quan Nhà nước

Theo quan điểm của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF-2012) “Nợ công là tất cả các nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ và các tổ chức công” Nợ công bao gồm: (i) Nợ của Chính phủ và nợ được Chính phủ bảo lãnh, (ii) Nợ của quỹ Bảo hiểm xã hội quốc gia, (iii) Nợ của chính quyền địa phương, (iv) Nợ của doanh nghiệp Nhà nước và (v) Nợ của tổ chức tài chính Nhà nước như Ngân hàng trung ương, các tổ chức nhận tiền gửi Nhà nước và các tổ chức tài chính Nhà nước khác

Theo Ngân hàng Tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD), “Nợ công là tổng số các nghĩa vụ tài chính của Chính phủ, do Chính phủ vay trong nước và nước ngoài từ các Chính phủ khác hoặc các tổ chức quốc tế” Nợ công có thể là nợ trong nước hoặc nợ nước ngoài, bằng nội tệ hoặc ngoại tệ

Tại Việt Nam, theo khoản 2 điều 1 luật số: 20/2017/QH14, Luật quản lý nợ công năm 2017, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2018 do Quốc hội ban hành đã quy định: “Nợ công được quy định trong Luật này bao gồm: (i) Nợ chính phủ; (ii) Nợ được Chính phủ bảo lãnh; (iii) Nợ chính quyền địa phương" Trong đó:

Nợ chính phủ bao gồm nợ do chính phủ phát hành công cụ nợ, nợ do chính phủ kí kết thỏa thuận vay trong nước, nước ngoài, nợ của ngân sách trung ương vay từ quỹ dự trữ tài chính của nhà nước, ngân quỹ nhà nước, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách

Nợ chính quyền địa phương bao gồm nợ do phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, nợ do vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài, nợ của ngân sách địa phương vay từ ngân hàng chính sách của nhà nước, quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, ngân quỹ nhà nước và vay khác theo qui định của pháp luật về ngân sách nhà nước

Tuy nhiên, khái niệm về nợ công theo quốc tế lại có phần rộng hơn so với Việt Nam Theo DMFAS của Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), nợ công không chỉ bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương mà còn bao gồm các nghĩa vụ nợ của ngân hàng trung ương, các đơn vị trực thuộc chính phủ (bao gồm cả DNNN) ở mọi cấp chính quyền và một số khoản nợ ngầm định khác

Hình 1.1 Các thành phần khu vực công theo định nghĩa của IMF

Nguồn: IMF (2013), Public Sector Debt Statistics: Guide for Compilers and Users

Các tổ chức công phi tài chính

Các tổ chức công tài chính

Khu vực các tổ chức công

Các tổ chức tài chính công khác

Các tổ chức nhà nước nhận tiền gửi (trừ NHTW) với thế giới khi nợ công ở Việt Nam không bao gồm các loại nợ của doanh nghiệp nhà nước Điều này thực ra là phù hợp so với quy định tại Luật Doanh nghiệp hiện nay khi mà các doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân và nhà nước đều theo nguyên tắc là tự vay tự trả Tuy vậy, vì khái niệm nợ công ở Việt Nam hẹp hơn nên vẫn còn tồn tại một số bất cập như việc các số liệu về nợ công được công bố trong nước so với thế giới có sự không thống nhất Vì vậy, để có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập thị trường tài chính quốc tế, nghĩa vụ nợ phải trả của Chính phủ được đánh giá công bằng và chính xác, cần phải thống nhất khái niệm về nợ công ở Việt Nam theo quan điểm của thế giới

Mặc dù còn tồn tại nhiều khái niệm có độ rộng hẹp khác nhau nhưng có thể hiểu nợ công có những đặc điểm: khoản nợ ràng buộc trách nhiệm trả nợ của nhà nước, nhà nước có nghĩa vụ phải trả khoản nợ ấy; nợ công có sự quản lý bắt buộc từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; mục đích lớn nhất của nợ công chính là đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước

Có rất nhiều cách để phân loại nợ công theo các loại tiêu chí và cơ sở Để rõ ràng, theo Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2013) nợ công có thể xét theo các tiêu chí sau:

Theo nguồn gốc địa lý: phân loại theo nợ trong nước và nợ nước ngoài

Theo loại tiền tệ cho vay: phân loại theo đồng nội tệ hoặc đồng ngoại tệ Theo thời hạn vay: phân loại theo nợ công vay dưới 1 năm là ngắn hạn, dưới

10 năm là nợ trung hạn và trên 10 năm là nợ dài hạn

Theo tiêu chí phương thức huy động: phân thành hai loại là nợ công vay từ những thỏa thuận vay trực tiếp và thỏa thuận từ công cụ nợ phát hành bởi những cơ quan có thẩm quyền

Theo trách nhiệm dối với chủ nợ: phân loại thành nợ công phải trả (của chính quyền, địa phương) và nợ công bảo lãnh (chính phủ bảo lãnh cho người vay nợ)

Theo tính chất ưu đãi của khoản vay: phân loại thành ba loại là nợ công từ vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi và nợ thương mại thông thường

* Khái ni ệ m tính b ề n v ữ ng n ợ công

Tính bền vững của nợ công được thảo luận trong một số nghiên cứu trong và ngoài nước nhưng để đưa ra một khái niệm rõ ràng và chính xác nhất thì vẫn chưa được thống nhất Tuy nhiên, một vài ý kiến được nêu ra bởi các tổ chức quốc tế đã tạo nên một khái niệm tương đối dễ hiểu về tính bền vững của nợ công

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BỀN VỮNG NỢ CÔNG

1.2.1 Đánh giá tính bền vững nợ công Để đánh giá được tính bền vững nợ công của một quốc gia, phương pháp phổ biến được biết đến nhiều nhất là khung đánh giá tính bền vững nợ công (Debt Sustainability Framework – DSF) của IMF và WB; Phương pháp đánh giá theo mô hình Cây nhị phân của Manasse và Roubini được xem xét khi đề cập đến khả năng xảy ra khủng hoảng nợ công Đánh giá được bền vững nợ công ở một quốc gia, không chỉ phụ thuộc vào độ lớn, quy mô nợ công tại một thời điểm, xu hướng thâm hụt hay thặng dư ngân sách mà còn phụ thuộc vào hầu hết các biến số kinh tế vĩ mô có liên quan, chủ yếu bao gồm tăng trưởng GDP, lãi suất, lạm phát và biến động tỷ giá hối đoái… Trong hầu hết các trường hợp khủng hoảng nợ công trong lịch sử cũng như các cuộc khủng hoảng nợ công gần đây, chính những biến động của các biến số vĩ mô là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khủng hoảng nợ công

Trước hết, xem xét nợ công trong mối quan hệ với ràng buộc ngân sách và các biến số kinh tế, từ đó, đánh giá, xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến nợ công

Trong nền kinh tế đóng (Chính phủ không có hoạt động vay nợ nước ngoài):

Trong nền kinh tế đóng, giới hạn ngân sách của Chính phủ được biểu thị bởi phương trình sau:

Gt : Chi tiêu của chính phủ chưa tính đến chi trả lãi suất it : Lãi suất đối với dư nợ của chính phủ tại thời điểm t-1

Dt : Dư nợ tại thời điểm t

Dt-1 : Dư nợ tại thời điểm t-1

Rt : Thu ngân sách nhà nước tại thời điểm t

Trong thực tế, khi tổng thu của chính phủ (vế phải của phương trình, gồm thu thuế và các khoản thu khác) không đủ để cân bằng với phương trình vế trái (chi tiêu thông thường và lãi suất) thì chính phủ phải tăng vay nợ để bù đắp vào phần thiếu hụt Tức là tổng vay mới của chính phủ bằng tổng nợ thời điểm (t) trừ đi tổng nợ thời điểm (t-1), tức là bằng (Dt – Dt-1)

Thâm hụt ngân sách cơ bản (PB), được tính bằng tổng thu trừ đi tổng chi thông thường (chưa tính chi trả lãi vay), cụ thể như sau:

Khi rơi vào trường hợp tổng thu thông thường lớn hơn chi thông thường (chưa tính chi trả lãi vay của chính phủ) thì ngân sách có thặng dư cơ sở và ngược lại

Trong phân tích về bền vững nợ công, người ta thường xét tỷ lệ nợ công so với GDP, chia toàn bộ phương trình trên cho GDP danh nghĩa (PtYt), sẽ có:

PtYt : GDP danh nghĩa giai đoạn t

1 + πt : Tỷ lệ trượt giá GDP

1 + gt : Tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế

Pt-1Yt-1 : GDP danh nghĩa giai đoạn t-1

N M O M là tỷ lệ nợ giai đoạn t so với GDP; 1+rt : Lãi suất thực I P Q M

I P S M = фt Hay nói cách khác tỷ lệ nợ giai đoạn t so với GDP bằng: dt = фtdt-1 - PBt

Tỷ lệ nợ công so với GDP (dt) vào các yếu tố gồm: Lãi suất thực đối với các khoản nợ công; tốc độ tăng trưởng GDP; mức độ nặng nợ của thời kỳ trước và thâm hụt cơ bản Bản thân lãi suất thực và tỷ lệ tăng trưởng GDP thực đến lượt chúng lại phụ thuộc thêm vào yếu tố trượt giá GDP Có thể nói, nợ công thời kỳ t có quan hệ tuyến tính với nợ công của các thời kỳ trước đó, cộng với khả năng cân bằng hoặc thâm hụt ngân sách cơ sở của một quốc gia

Trường hợp thứ nhất, nếu ф < 1: Độ dốc của đường biểu thị tốc độ tăng tỷ lệ nợ công nhỏ hơn 1, do đó, tỷ lệ nợ công có xu hướng ổn định và không có đột biến Giá trị tuyệt đối của nợ công phụ thuộc chủ yếu vào thâm hụt ngân sách cơ bản

Trường hợp thứ hai, nếu ф > 1: Độ dốc của đường biểu thị tốc độ tăng của tỷ trọng nợ công so với GDP lớn hơn 1 và nợ công có xu hướng tăng đột biến, tiềm ẩn nguy cơ thiếu bền vững

Trong nền kinh tế mở: Đánh giá bền vững nợ công trong nền kinh tế mở cần bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến nợ nước ngoài Trong nền kinh tế mở, ta có:

D t : Tổng nợ công tại thời điểm t

D t d : Nợ trong nước tại thời điểm t

: Nợ nước ngoài tại thời điểm t et: Tỷ giá hối đoái của nội tệ so với ngoại tệ vay tại thời điểm t

Tương tự như phương trình cân bằng ngân sách và nợ công trong trường hợp nền kinh tế đóng, chúng ta có:

Với lưu ý tỷ giá được tính bằng nội tệ so với ngoại tệ ta có tỷ giá thực (i EFF ) được tính bằng lãi suất điều chỉnh theo thay đổi tỷ giá, cụ thể là:

Do trong tổng nợ công lúc này gồm cả nợ trong nước và nợ nước ngoài, cả nợ gốc và lãi suất đều chịu tác động của yếu tố tỷ giá và lãi suất vay nước ngoài, cụ thể như sau: (1 + it) = (1 – α) (1 + it d) + α (1+ εt) (1 + it f)

Trong đó: it: Lãi suất của danh mục nợ α: Tỷ lệ nợ nước ngoài trong tổng nợ công it d

: Lãi suất đối với nợ trong nước εt: Tỷ lệ trượt giá nội tệ so với nội tệ it f

: Lãi suất đối với nợ nước ngoài

Lưu ý, lãi suất thực là (1 + r t ) = IP Q M

I P R M Tương ứng với cách tính toán tỷ lệ nợ công ta có: Δdt =

Mức độ tăng và khả năng đột biến về nợ công không chỉ phụ thuộc vào mức độ nợ khởi điểm, thâm hụt ngân sách cơ sở, tăng trưởng GDP, lãi suất trong nước, tỷ lệ trượt giá GDP mà còn phụ thuộc vào hai yếu tố quan trọng nữa là lãi suất vay nước ngoài và tỷ giá của nội tệ so với loại ngoại tệ vay, trong đó, mức độ tác động của từng yếu tố như sau:

IPS M : Là tác động của lãi suất thực, trong đó có yếu tố lãi suất đối với ngoại tệ

IPS M : Là tác động của tăng trưởng đối với nợ công c d M (IP Q M e )

IP S M (IP R M ) d t-1 : Là tác động của yếu tố lạm phát

Trong trường hợp nền kinh tế mở, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển khi thị trường nợ trong nước còn mỏng, thông thường tỷ lệ nợ nước ngoài tương đối cao thì yếu tố tỷ giá hối đoái và lãi suất nước ngoài là rất quan trọng và đáng kể khi đánh giá bền vững nợ công

1.2.2 Nhóm các nhân tố được phản ánh trong ràng buộc ngân sách

T ố c độ t ă ng n ợ công: Mức độ tăng nợ công đóng vai trò quan trọng trong tính bền vững của nợ công đất nước trong giai đoạn tương lai Khi nợ công phát triển với quy mô nhanh so với nhiều nước khác trên thế giới sẽ đem đến cả mặt lợi và mặt hại Để có thể phát triển kinh tế đất nước thì vay vốn nhiều là chuyện tất yếu, nhưng nếu tốc độ tăng nợ công nhanh hơn so với tốc độ tăng GDP thì tỷ lệ nợ công/GDP sẽ tăng cao và vượt quá mức trần cho phép, khiến nợ công không còn được bền vững

Trên thế giới hiện nay có khá nhiều các nghiên cứu tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của tốc độ tăng nợ công lên tính bền vững của nợ công Trong đó phải kể đến nghiên cứu về kiểm định tính dừng chuỗi thời gian về tỷ lệ nợ công/GDP Trong nghiên cứu thực nghiệm kinh tế vĩ mô thì dựa vào kiểm định chuỗi thời gian là chủ yếu vì các biến số kinh tế luôn có chiều hướng thay đổi Theo đó mà chuỗi dữ liệu thời gian có thể cố định hoặc là không Theo nghiên cứu của Corsetti G và Roubini N (1991), các tác giả đã dựa trên bộ số liệu của 18 nước trong khối OECD với chuỗi dữ liệu thời gian từ 1960 – 1989 và phát hiện có sự khác biệt về sự phát triển bền vững của các quốc gia trong dài hạn Các nước lớn (Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh và Canada) không gặp trở ngại về khả năng thanh toán Trong khi đó, một số nước nhỏ (Bỉ, Ireland, Hà Lan và Hy Lạp) lại gặp phải vấn đề phát triển bền vững Điểm chung của các quốc gia này là có tỷ lệ nợ công/GDP lớn (trên 100% ở Bỉ và Ireland) Bên cạnh đó, Anca Ruxandra (2011) đã sử dụng số liệu hàng năm của 14 nước Châu Âu trong giai đoạn 1970 – 2012 để chỉ ra tỷ lệ nợ công của một số nước vượt xa ngưỡng nợ của Hiệp ước Maastricht đề ra (ngoại trừ Đan Mạch, Phần Lan, Thụy điển) Tình trạng này trở nên tồi tệ hơn khi khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu xảy ra, tỷ lệ nợ công của các nước có xu hướng tăng nhanh từ năm 2007, một trong số đó đạt đến mức báo động Các nước như Đan Mạch, Phần Lan, Hà Lan và Thụy Điển là những nước không có nguy cơ đối mặt với rủi ro thanh khoản trong tương lai Vị thế tài chính bền vững của họ dựa trên một tỷ lệ nợ công không vượt quá ngưỡng và thặng dư ngân sách cơ bản đủ lớn nhằm đảm bảo cho sự ổn định

THỰC TRẠNG VỀ NỢ CÔNG VÀ TÍNH BỀN VỮNG NỢ CÔNG Ở VIỆT

TÌNH HÌNH NỢ CÔNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014-2018

Theo số liệu được công bố của IMF thì cho đến hết năm 2018, nợ công ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tăng so với thập kỉ trước đó, tỷ lệ nợ công/GDP tại các nước đang phát triển cũng tăng nhanh và Việt Nam cũng không ngoại lệ Trong suốt 25 năm mở cửa hội nhập với kinh tế thế giới, đất nước đã không ngừng phát triển, đổi mới và đã đạt được nhiều thành tự nhất định Suốt những năm qua, nợ công cũng đã góp phần không nhỏ vào nguồn lực tài chính của đất nước và hỗ trợ phát triển kinh tế Chính phủ đã có nhiều chiến lược cũng như cơ chế tài chính về nợ công được đưa ra nhằm mục đích ổn định kinh tế vĩ mô và giúp cho Việt Nam được đánh giá là mức nợ công nằm trong tầm kiểm soát, không thuộc nhóm các nước có gánh nặng về nợ (HIPCs) Theo Quyết định số 958/QĐ-TTg ngày 27/07/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030, Bộ Tài chính đã đề xuất các chỉ tiêu giới hạn nợ của Việt Nam như sau:

Bảng 2.1 Chỉ tiêu giới hạn nợ của Việt Nam

(Trong đó vay thương mại nước ngoài của

3 Nợ nước ngoài quốc gia/GDP ≤ 50% ≤ 45%

4 Trả nợ Chính phủ (không kể cho vay lại) hàng năm so với tổng số thu ngân sách nhà nước

5 Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài/xuất khẩu < 25% < 25%

6 Dự trữ ngoại hối / nợ nước ngoài ngắn hạn > 200% > 200%

Nguồn: Đề án chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-

2020 và tầm nhìn đến năm 2030 – Bộ Tài chính

Như vậy, các chỉ tiêu được Chính phủ thông qua về nợ công ở Việt Nam trong giai đoạn đến hết năm 2020 như nợ công/GDP nhỏ hơn 65%, nợ Chính phủ/GDP nhỏ hơn 55%, nợ nước ngoài quốc gia/GDP nhỏ hơn 50% thì đến giai đoạn 2021 - 2030 sẽ có sự thay đổi Cụ thể giới hạn của mục nợ công so/GDP, nợ Chính phủ/GDP, nợ nước ngoài quốc gia/GDP sẽ giảm thêm 5% lần lượt là 60%, 50% và 45% (Bảng 2.1)

Chỉ tiêu này nhằm hướng đến mục đích là kiểm soát nợ công ở trong mức an toàn để không dẫn đến tình trạng vỡ nợ hay tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài khiến nợ của đất nước rơi vào trạng thái xấu Ví dụ, chỉ tiêu nợ công so với GDP được đề xuất là nên nhỏ hơn 65% bởi vì nếu vượt quá giới hạn này thì mức tăng trưởng kinh tế có thể ở mức âm khi mà hầu hết tiền kiếm ra được đều dùng để trả nợ, phần tiền để đầu tư kinh tế thì lại ít, phát triển sẽ vô cùng khó khăn Vậy nên kiểm soát các chỉ tiêu giới hạn nợ là một việc cần thiết để đảm bảo tính an toàn nợ công Ngoài ra chỉ tiêu mà chính phủ đặt ra cũng phù hợp với thông lệ của quốc tế Theo đó thì để đảm bảo được sự tăng trưởng kinh tế, đôi với các nước phát triển thì ngưỡng nợ công/GDP tối ưu theo thông lệ quốc tế là 90%, các nước đang phát triển với nền tảng tốt là 60% còn các nước đang phát triển có nền tảng kém hơn thì ở mức 30- 40%

Theo tính toán của Ngân hàng thế giới, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong

10 năm trở lại đây tính từ 2008 - 2018 đã tăng từ con số 99.13 tỷ USD tới 245.21 tỷ USD Trong đó, chỉ trong 5 năm giai đoạn từ 2014 đến 2018, GDP tăng 1.3 lần từ 186.2 tỷ USD lên 245.21 tỷ USD và không hề có dấu hiệu chững lại hay giảm xuống ở năm nào (Hình 2.1) Đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với nền kinh tế của Việt Nam và đối với nợ công quốc gia GDP tăng đồng nghĩa với việc nếu nợ công được giữ ở mức ổn đinh, có tình bền vững không tăng cao đột ngột thì tỷ lệ nợ công so với GDP sẽ giảm, tức là gánh nặng nợ công mà mỗi người dân phải trả sẽ giảm xuống Tuy GDP tăng cao là vậy nhưng theo tính toán của đồng hồ nợ công toàn cầu The Global Debt Clock của Tạp chí The Economist, tỷ lệ nợ công trên đầu người tại Việt Nam vẫn có xu hướng tăng Tính toán năm 2014 cho thấy, mỗi người Việt gánh gần 20 triệu VNĐ nợ công trên vai, cho đến 2018 thì con số này đã lên đến tới gần 32 triệu VNĐ, tức là tăng khoảng 6% và con số này vẫn có khả năng sẽ tăng tiếp trong vòng vài năm tới

Hình 2.1 Tình hình tăng trưởng GDP tại Việt Nam giai đoạn 2014-2018 Đơn vị: tỷ USD

Nguồn: Ngân hàng thế giới

GDP của Việt Nam tăng cao, nhưng nợ công cũng tăng theo đó Theo thống kê được Bộ Tài chính công bố, tổng nợ công giai đoạn 2014-2018 cũng tăng khoảng 1.3 lần; từ 109 tỷ USD năm 2014 tăng mạnh lên 131.1 tỷ USD năm 2016, sau đó lên mức 143.2 tỷ USD năm 2018 (Hình 2.2) Đáng chú ý, từ năm 2016 đến 2018, tổng nợ công tăng nhanh và cao hơn giai đoạn trước, điều này dẫn đến là do tình trạng thâm hụt ngân sách và có khả năng tăng trong những năm tới khi càng ngày càng có nhiều dự án sử dụng ngân sách nhà nước không hiệu quả, trì trệ và khiến cho tổng nợ công tăng cao do vay nợ thêm nhiều Tuy nhiên thì nhìn chung, cho đến năm

2018 nợ công dù tăng cao nhưng vẫn được kiểm soát khá tốt và thường thấp hơn mức dự kiến của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Hình 2.2 Tình hình nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2014-2018 Đơn vị: tỷ USD

Nguồn: Tổng hợp từ Bản tin Nợ công số 08 – Bộ Tài chính

Mặc dù nền kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây ghi nhận mức tăng trưởng tốt và đáng khen ngợi, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn thuộc dạng nhỏ so với nhiều nền kinh tế phát triển khác trên thế giới và nếu so với các nước trong khu vực như Thái Lan hay Singapore, chúng ta vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém khi thế mạnh hiện tại của Việt Nam vẫn đang nằm ở xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp thô và công nghiệp nhẹ Chính vì vậy mà việc vay nợ công tăng cao trong tương lai cũng là một hệ quả thiếu yếu cần phải có để thúc đẩy nền kinh tế đất nước trở nên phát triển hơn nữa

2.2 THỰC TRẠNG BỀN VỮNG NỢ CÔNG TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014-2018

2.2.1 Quy mô và tốc độ tăng nợ công

Từ năm 2014 đến năm 2018, theo số liệu tổng hợp từ bản tin nợ công của Bộ Tài chính, quy mô nợ công ở Việt Nam đã tăng khoảng 1.3 lần Từ con số 2,318 nghìn tỷ (VND) vào năm 2014 lên 3,256 nghìn tỷ (VND) vào năm 2018 (Bảng 2.2) Nếu so với giai đoạn trước đó là 2010-2014 có quy mô tăng 2 lần thì giai đoạn này có thể nói mức tăng của nợ công đã được kìm hãm và giảm đi đáng kể

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, theo đà phát triển nhanh chóng của nềnkinh tế, nợ công có xu hướng tăng lên nhanh và ở mức cao trên 50% giai đoạn 2014-2018 do nhu cầu ngân sách lớn, Việt Nam vẫn phải bội chi và vay phải vay nợ Nợ công Việt Nam năm 2014 chiếm khoảng 58% GDP, năm 2015 chiếm 61% GDP, năm

2016 chiếm 63.7% GDP và cũng là năm có tỷ lệ nợ trên GDP cao nhất giai đoạn này, đến năm 2017 chiếm 61.4% GDP và năm 2018 thì giảm xuống chiếm còn 58,4% GDP (Hình 1) Tuy nhiên nếu theo chỉ tiêu giới hạn nợ thì nợ công ở Việt Nam vẫn đang được kiểm soát chặt chẽ khi tất cả các chỉ số giới đều đang duy trì trong ngưỡng an toàn được Quốc hội cho phép

Báo cáo và thống kê của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại thuộc Bộ Tài chính đầu 2019 đã cho thấy tốc độ tăng của nợ công của Việt Nam ở mức bình quân là 18,1%/năm vào giai đoạn 2014-2015, sang đến giai đoạn sau là 2016-2018 thì mức bình quân này đã giảm còn ở mức 8.6%/năm, có lúc rơi xuống ở 6% năm

Bảng 2.2 Các chỉ tiêu nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia Đơn vị: %

Nợ công so với tổng sản phẩm quốc dân 58 61 63.7 61.4 58.4

Nơ chính phủ so với tổng sản phẩm quốc dân 46.4 49.2 52.7 51.7 50

Nợ chính phủ bảo lãnh so với tổng sản phẩm quốc dân 10.7 10.9 10.3 9.1 7.9

Nợ Chính quyền địa phương so với tổng sản phẩm quốc dân 1.8 1.8 1.5 1.1 0.9

Nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc dân 38.3 42 44.8 48.9 46

Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (%)

Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước (NSNN) 13.8 14.9 20.5 18.3 17.1

Nguồn: Bản tin Nợ công số 08 – Bộ Tài chính

Trong giai đoạn này, Bộ Tài chính vẫn theo hướng tái cơ cấu nợ công chiều hướng đạt bền vững, hiệu quả nhằm mục đích là đạt chỉ tiêu tốt về lãi suất, cơ cấu nợ, kỳ hạn, đảm bảo được khả năng trả nợ trong cả ngắn hạn và trung – dài hạn Năm 2018, các nhà đầu tư vào trái phiếu Chính phủ đã gia tăng và đa dạng hơn trước rất nhiều, tỷ trọng mà ngân hàng thương mại nắm giữ trái phiếu cũng đã từ mức khoảng 78% năm 2016 xuống 53.1%

Cùng với đó thì để kéo dài được kỳ hạn của danh mục trái phiếu chính phủ và giảm lãi suất huy động trái phiếu, Bộ Tài chính cũng đã phát hành trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn từ 5 năm trở lên (bao gồm kỳ hạn dài 20-30 năm) Điều này là để giúp tăng cường trong việc giảm sát và quản lý chặt chẽ nợ Chính phủ bảo lãnh, kiểm soát vay ngân sách và bội của chính quyền địa phương nhằm đảm bảo phạm vi dự toán được Quốc hội quyết định

Hình 2.3 Tỷ lệ nợ công/GDP và trần nợ công giai đoạn 2014-2018 Đơn vị: %

Nguồn: Bản tin nợ công số 08 – Bộ Tài chính và Quyết định số 958/QĐ-TTg ngày

Một phần quản lí nợ công đạt được hiệu quả và trần nợ công được kiểm soát tốt là do việc đưa vào thực hiện tốt Luật Quản lý nợ công 2017 do Quốc hội ban hành, có rất nhiều những thay đổi tích cực đã diễn ra trong việc quản lý nợ công và giúp đỡ cho nền kinh tế ngày càng phát triển Cũng vào năm 2018, Bộ Tài chính

Tổng nợ công/GDP (%) Trần nợ công ban hành Quyết định số 952/QĐ-BTC về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Quản lý nợ công Quyết định này nhằm xác định cụ thể các nội dung công việc, tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ tổ chức triển khai thi hành Luật Quản lý nợ công sổ 20/2017/QH14; Tổ chức thực hiện hiệu quả các quy đinh của Luật, xác đinh rõ trách nhiệm của các đơn vi thuộc Bộ trong việc thực hiện, phổi hợp thực hiện nhiệm vụ được giao về triển khai thi hành Luật Quản lý nợ công năm 2017, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn và chất lượng Điều này đỏi hỏi mọi đơn vị liên quan phải tập trung và giải quyết các vấn đề liên quan đến nợ công, đảm bảo chất lượng và hiệu quả tốt nhất

2.2.2 Cơ cấu nợ công a) Cơ cấu nợ công theo các cấp vay nợ

ĐÁNH GIÁ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH BỀN VỮNG NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Rogoff and Reinhart (2008) chỉ ra tại một thời điểm, toàn bộ nền kinh tế thế giới có gánh nặng nợ và những bất ổn kinh tế biến đổi theo cùng mức độ Theo nghiên cứu của IMF (2003) về nợ công và những nhân tố ảnh hưởng đến nợ công ở các nước có thu nhập thấp được xem xét ở 7 quốc gia không có kết luận về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến bền vững của nợ công nhưng theo cách tiếp cận này, tỷ lệ nợ công trên GDP ổn định thì chính sách tài khóa được coi như bền vững Trong báo cáo IMF (2008) chỉ ra rằng chính sách tài khóa ít ảnh hưởng trong quốc gia có nợ công cao nhưng năm 2009 thừa nhận sự ảnh hưởng của chính sách tài khóa khi kích thích tổng cầu trong nền kinh tế suy giảm có liên quan tới mức nợ công, điều này chỉ ra rằng mức nợ vượt quá 60% GDP, tác động của nợ lên sự phục hồi nền kinh tế là ngược chiều Broda & Weinstein (2004) chỉ ra chính sách tài khóa ổn định khi được gắn với sự ổn định của tỷ lệ nợ CP so với GDP, nếu thâm hụt NSNN quá lớn, việc mở rộng chi tiêu có thể dẫn tới cuộc khủng hoảng nợ Trong nghiên cứu của WB (2005) về nợ công và nhân tố ảnh hưởng đến nợ công tại các nước có nền kinh tế thị trường, được nghiên cứu tình huống tại 15 quốc gia chỉ ra sự thay đổi nợ công trên GDP là do thâm hụt ngân sách cơ bản, tăng trưởng thực tế, lãi suất thực tế, chênh lệch nợ bằng ngoại tệ do thay đổi tỷ giá,… Ngoài ra, các kiểm định thực tế đối với từng quốc gia được thực hiện bởi Blander, Dhaene and Leuven

(2007) chỉ ra mức độ kiểm định thống kê về một số nhân tố vĩ mô có tác động đến bền vững nợ công Nghiên cứu của nhóm Sinha, Pankaj; Arora, Varun and Bansal; Vishakha (2011) sử dụng số liệu hồi qui để kiểm định nhân tố ảnh hưởng đến nợ công tại các nước có thu nhập cao và các nước có thu nhập trung bình Trong kiểm định của nhóm nghiên cứu này đã xây dựng mô hình các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến nợ công theo hai nhóm nước có thu nhập trung bình và thu nhập cao

Dựa trên các nghiên cứu trước đây về những nhân tố ảnh hưởng đến tính bền vững của nợ công Nghiên cứu sử dụng lý thuyết ràng buộc ngân sách theo thời gian để đánh giá tác động của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đến nợ công Các biến giải thích có khả năng ảnh hưởng đến nợ công của Việt Nam được đưa vào mô hình gồm có:

Thâm hụt NSNN, tăng trưởng GDP thực tế, lãi suất thực tế và tỷ giá của VND/USD Mô hình dùng để đánh giá các nhân tố tác động đến nợ công của Việt Nam như sau:

Ln (PD t ) = α 0 + α 1 Ln(BD t ) + α 2 Ln(GDP t ) + α3 Ln(CPI t )

Các biến nghiên cứu trong mô hình trên được tóm tắt như sau:

Bảng 3.1: Các biến sử dụng trong mô hình

Biến Phương pháp đo lường Giả thuyết

Ln(PDt) Giá trị logarit tự nhiên của tỷ lệ nợ công/ GDP năm t

Ln(BDt) - Thâm hụt NSNN năm t

Giá trị logarit tự nhiên của tỷ lệ thâm hụt NSNN của Việt Nam theo phân loại GFS trên GDP năm t

Thâm hụt ngân sách của Việt Nam tăng lên sẽ làm gia tăng nợ công và ngược lại

Ln(GDPt) - Tăng trưởng GDP

Giá trị logarit tự nhiên GDP của Việt Nam tại thời điểm t

Hệ số của biến sẽ có dấu âm hoặc dấu dương tùy thuộc vào kết quả ước tính Khi hệ số dương, điều đó có nghĩa là tăng trưởng GDP tăng làm gia tăng nợ công và ngược lại

Ln(CPIt) – Chỉ số tăng giá

Giá trị logarit tự nhiên CPT của Việt Nam tại thời điểm t

Chỉ số tăng giá phản ánh mức độ gia tăng của giá cả hàng hóa sẽ khiến cho giá trị đồng tiền suy giảm, điều này có nghĩa lạm phát tăng có thể làm tăng nợ ln(INTExDt) - Lãi suất thực tế của nợ công

Giá trị logarit tự nhiên của lãi suất vay nợ nước ngoài thực tế của năm t

Lãi suất vay nợ nước ngoài thực tế tăng lên sẽ làm gia tăng nợ công và ngược lại ln(EXt) - Tỷ giá Giá trị logarit tự nhiên của tỷ giá cuối kỳ VND/ USD năm t

Tỷ giá VND/ USD tăng làm gia tăng nợ công và ngược lại.

DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Để tiến hành nghiên cứu những tác động của các nhân tố vĩ mô lên tính bền vững của nợ công tại Việt Nam một cách hiệu quả và chính xác nhất, bài nghiên cứu đã sử dụng những dữ liệu các năm 1990-2018 của Việt Nam và các dữ liệu được thu thập như sau:

Dữ liệu được thu thập từ các thống kê của WorldBank Data, EIU Ngoài ra, các dữ liệu được thu thập từ Tổng cục thống kê (GSO), Bộ Tài chính (MOF), Ngân hàng Nhà nước (SBV), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nghiên cứu của Sử Đình Thành (2012)…

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích mối quan hệ này dựa trên lý thuyết đồng liên kết, mô hình ECM và VAR Trong đó, Mô hình ECM sẽ dựa vào lý thuyết về đồng liên kết, chúng ta có phương pháp kiểm định và phân tích mô hình sử dụng như sau:

(i) Kiểm tra tính dừng của dữ liệu;

(ii) Nếu các biến sử dụng là biến tĩnh liên kết cùng bậc thì tiến hành phương pháp hồi quy với phương trình (1);

(iii) Kiểm tra thuộc tính tĩnh của phần dư từ kết quả hồi quy trên Nếu phần dư là một biến chuỗi tĩnh thì hai biến số trong mô hình là đồng liên kết Từ đó phân tích kết quả mô hình Để phân tích biến động ngắn hạn, sử dụng mô hình ECM với dạng chuẩn tắc như sau: ΔLn(PD t ) = α 0 + α 1 ΔLn(BD t ) + α 2 ΔLn(GDP t ) + α 3 ΔLn(CPI t )

Trong đó α1,…,α5 cho biết tác động của thâm hụt ngân sách, tăng trưởng GDP thực tế, chỉ số tăng giá, lãi suất thực tế và tỷ giá VND/ USD đối với nợ công, β là hệ số của biến điều chỉnh sai số chỉ tốc độ mà hệ thống tiếp cận đến trạng thái cân bằng dài hạn

Kiểm tra tính dừng trong chuỗi thời gian nợ công

Theo Merih Uctum & Thom Thurston & Remzi Uctum (2004), cách tiếp cận truyền thống và hiệu quả được nhiều người sử dụng đó là kiểm định tính dừng Augmented Dickey-Fuller (1979) dựa theo phương trình sau: Δb t = à 0 + à 1 Trend + φ b t-1 + 𝒏 𝒊h𝟏 𝜷 i Δb t-i + ε t (3)

Phương trình trên sẽ được tính toán riêng rẽ, sử dụng biến phụ thuộc là giá trị hiện tại của nợ Giả thuyết H0 (giả thuyết nghiệm đơn vị) là φ = 0 và à1 =0 Nếu giỏ trị t tính toán của hệ số ước lượng lớn hơn (về mặt giá trị tuyệt đối) tất cả các giá trị phê phán ADF ở 1%, 5% và 10%, và nếu p-value nhỏ hơn 5%, chúng ta bác bỏ giả thuyết nghiệm đơn vị Điều này có nghĩa là, chúng ta kết luận rằng chuỗi thời gian đang xem xét là một chuỗi dừng Để kiểm định thêm được tính chính xác của bền vững nợ công Việt Nam, phần này sẽ kiểm tra tính dừng theo chuỗi dữ liệu nợ công qua phương pháp kiểm định tính dừng dựa theo phương trình (1), cụ thể là kiệm định nghiệm đơn vị (Unit root test) theo kiểm tra bước ngẫu nhiên (Augmented Dickey Fuller test) trên phần mềm kinh tế lượng Eviews Chuỗi dữ liệu được sử dụng là chuỗi tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2018

Giả thuyết được đặt ra là H0 có bước ngẫu nhiên, tức là chuỗi không dừng Nếu giả thuyết H0 được chấp nhận thì có nghĩa là chuỗi nợ công không dừng, điều đó có nghĩ là tỷ lệ nợ công/GDP liên tục tăng và sẽ vượt quá giá trị thặng dư của NSNN, khiến cho nợ công của đất nước không bền vững Kết quả như sau:

Null Hypothesis: NO_CONG_GDP has a unit root

Lag Length: 0 (Automatic - based on AIC, maxlag=0) t-Statistic Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -13.20439 0.0000

Augmented Dickey-Fuller Test Equation

Dependent Variable: D(NO_CONG_GDP)

Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob

R-squared 0.870231 Mean dependent var -14.00857 Adjusted R-squared 0.865240 S.D dependent var 32.15077 S.E of regression 11.80245 Akaike info criterion 7.843241 Sum squared resid 3621.744 Schwarz criterion 7.938398 Log likelihood -107.8054 Hannan-Quinn criter 7.872331 F-statistic 174.3559 Durbin-Watson stat 2.442096 Prob(F-statistic) 0.000000

Nguồn: Tính toán trên phần mềm Eviews

Từ kết quả kiểm định chạy tính dừng trên Eviews đã cho thấy giá trị tuyệt đối của t-statistic là 13.20439 lớn hơn tất cả các giá trị phê phán ADF với các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% và giá trị P-value bằng 0.0000 nhỏ hơn so với 0.05, do đó ở mức ý nghĩa 5%, chúng ta sẽ bác bỏ giả thuyết H0, tức là chuỗi nợ công (Δbt) không có nghiệm đơn vị, tức là chuỗi có tính dừng Ta kết luận khi mức nợ công của Việt Nam tăng lên nhưng chuỗi có dừng, đảm bảo được mức độ bền vững nhất định

Kiểm định tính dừng chuỗi dữ liệu

Bảng 3.2 Kiểm định tính dừng cho chuỗi dữ liệu

Biến số ADF Phillips-Perron

*,**,***: chuỗi dừng ở mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%

Nguồn: Tính toán của tác giá theo Eviews

Trước khi kiểm định tính dừng, các chuỗi số liệu (ngoại trừ tỷ giá) được logarit hóa nhằm hạn chế hiện tượng phương sai sai số thay đổi Kiểm định ADF (tiêu chuẩn Schwarz Info Criterion) và Phillips-Perron (Bảng 3.2) cho thấy các biến tuy không dừng hết ở chuỗi gốc I(0), song đều dừng ở sai phân I(1) Như vậy, có thể tồn tại mối quan hệ đồng liên kết trong dài hạn giữa các biến trong mô hình.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Ta thực hiện hồi quy với phương trình (2) với kết quả như sau:

* L ự a ch ọ n độ tr ễ phù h ợ p cho mô hình

Bảng 3.3 Lựa chọn độ trễ cho mô hình

Lag LogL LR FPE AIC SC HQ

Nguồn: Tính toán trên phần mềm Eviews

Bộ tiêu chuẩn Sequential Modified LR, Final Predictor Error (FPE), Akaike Information Criterion (AIC), Schwarz information Criterion (SC) và Hannan-Quinn Information Criterion (HQ) được sử dụng để xác định độ trễ tối ưu cho mô hình

Từ kết quả trên cho thấy độ trễ phù hợp với các bộ tiêu chuẩn là 2 Tiến hành hồi quy mô hình VAR với độ trễ 2, có thể thấy rằng phần dư của mô hình không gặp phải vấn đề tự tương quan (Bảng 3.4) Các giá trị riêng nằm trọn hết trong vòng tròn đơn vị cho thấy mô hình VAR độ trễ 2 có sự ổn định cần thiết để đảm bảo cho độ tin cậy của kết quả

Bảng 3.4 Tính ổn định của mô hình VAR

Nguồn: Tính toán trên phần mềm Eviews

* Ki ể m tra tính đồ ng liên k ế t

Nghiên cứu sử dụng độ trễ 2 của mô hình VAR để kiểm định sự tồn tại của đồng liên kết giữa các biến vĩ mô và biến nợ công Giá trị thống kê Trace cho thấy có đồng liên kết giữa các biến trong mô hình, có nghĩa là tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến số vĩ mô và nợ công (Bảng 3.4) Phát hiện quan hệ 4 đồng liên kết ở mức ý nghĩa 5%

Bảng 3.5 Kiểm định đồng liên kết

Giả thuyết về đồng liên kết Eigenvalue Giá trị thống kê Giá trị tới hạn 5% Prob.**

Không có đồng liên kết* 0.855432 145.7022 95.75366 0

Có tối đa 1 đồng liên kết 0.77058 95.41799 69.81889 0.0001

Có tối đa 2 đồng liên kết 0.637164 57.14074 47.85613 0.0053

Có tối đa 3 đồng liên kết 0.623322 30.78186 29.79707 0.0384

Có tối đa 4 đồng liên kết 0.187175 5.396375 15.49471 0.7654

Có tối đa 5 đồng liên kết 0.000314 0.008159 3.841466 0.9276

Nguồn: Tính toán trên phần mềm Eviews

* K ế t qu ả ướ c l ượ ng + Tác động trong dài hạn:

Eq: CointEq1 CointEq2 CointEq3 CointEq4

Nguồn: Tính toán trên phần mềm Eviews

Như vậy hàm hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa các biến trong dài hạn sẽ là: logPD(-1) = 0.948 + 0.717 logCPI(-1)

+ Tác động trong ngắn hạn: dlogPD = -0.563*logPD(-2) - 0.152*dINT(-2) + 1.270*dlogCPI(-2) - 0.590

Bảng 3.6 Kiểm định chẩn đoán mô hình trong dài hạn

Kiểm định chẩn đoán Giá trị thống kê P-value

Nguồn: Tính toán trên phần mềm Eviews

Bảng 3.7 Tính ổn định của mô hình trong dài hạn

Nguồn: Tính toán trên phần mềm Eviews

Trong dài hạn, mô hình thu được kết quả có ý nghĩa như sau: logPD(-1) = 0.948 + 0.717 logCPI(-1) Tuy nhiên, trong ngắn hạn, mức độ tác động của nhiều yếu tố hơn: dlogPD = -0.563*logPD(-2) - 0.152*dINT(-2) + 1.270*dlogCPI(-2) - 0.590 Các biến trên đều có ý nghĩa thống kê 5% hoặc 10% Các biến không có ý nghĩa kinh tế đã được loại ra khỏi mô hình Do đó kết luận:

Các yếu tố trong ràng buộc ngân sách

- Tốc độ tăng trưởng GDP: Kết quả kiểm định chỉ ra tăng trưởng GDP không nằm trong những yếu tố vĩ mô ảnh hưởng mạnh đến bền vững nợ công của Việt Nam Tuy vậy tốc độ tăng trưởng GDP vẫn là một phần đóng góp quan trọng cho bù đắp thâm hụt NSNN GDP càng tăng thì ngân sách của nhà nước cũng sẽ tăng theo, giúp chi trả cho các khoản nợ công Giai đoạn 1991-2010, tốc độ tăng GDP của Việt Nam luôn ở mức ổn định và cao, trung bình vào khoảng 7.26% trung bình các năm Tuy nhiên từ 2010 về sau thì tốc độ tăng trưởng bắt đầu chậm lại do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008 Nên bình quân tốc độ tăng trưởng GDP của giai đoạn 2014-2018 giảm xuống còn khoảng 6.59% trung bình các năm Tăng trưởng GDP đến từ ba yếu tố quan trọng tạo nên là vốn cố định, lao đồng và năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) Có thể thấy rằng trong giai đoạn 2014-2018 này, phần đóng góp lớn nhất là tăng do vốn cố định (trung bình 50.6%/năm), tiếp theo là tăng do TFP (trung bình 40.42%) và cuối cùng là tăng lao động (chiếm 5.94%/năm) Sự đóng góp của lao động vào tốc độ tăng trưởng của GDP có xu hướng giảm dần từ mức 9.2% năm 2014 xuống còn 5.9% năm 2018 còn hai yếu tố còn lại có sự đóng góp ở mức ổn định hơn

Bảng 3.8 Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng GDP Đơn vị: %

Tăng GDP do đóng góp của các yếu tố Tăng vốn cố định Tăng LĐ Tăng TFP

Nguồn: Báo cáo năng suất Việt Nam 2017 (VNPi) và Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội 2018 (GSO)

Tuy nhiên sự đóng góp chưa lớn và chưa ổn định của TFP năm 2014-2017 cho thấy chưa có sự kết hợp hữu hiệu của năng suất đến từ khoa học và công nghệ, vẫn còn dựa khá nhiều vào yếu tố vật chất là vốn và lao động Đây cũng là lí do khiến tốc độ tăng trưởng GDP của 4 năm này không vượt được mốc 7%, kém hơn so với giai đoạn trước Nhưng cho đến năm 2018 thì tình hình đã khả quan hơn, TFP đóng góp đến 43.5% vào tốc độ tăng GDP cho thấy năng suất đã đạt được tiến bộ đáng kể Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì một nền kinh tế phải dựa vào tăng trưởng của năng suất, không phải tăng vốn và lao động, thì mới có thể đạt được vị thế bền vững

- Thâm hụt NSNN: Kết quả kiểm định mô hình không chỉ ra tác động của thâm hụt NSNN đối với nợ công Việt Nam trong cả ngắn và dài hạn Tuy nhiên đây vẫn là một yếu tố hết sức quan trọng nếu Chính phủ Việt Nam muốn giữ vững được tính bền vững của nợ công Về bản chất, nợ chính phủ chính là sự cộng dồn của thâm hụt NSNN qua các năm Trong giai đoạn 2000 - 2018, Chính phủ phải thực hiện hàng loạt các chương trình miễn giảm thuế nhằm khôi phục sản xuất - kinh doanh trong khi vẫn phải duy trì các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển Việc gia tăng dư nợ công còn do sức ép về nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển rất lớn, thúc đẩy gia tăng huy động vốn vay công; vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài cho các chương trình, dự án đầu tư gia tăng đáng kể làm cho bội chi NSNN luôn duy trì ở mức cao Bởi vậy, nếu việc thâm hụt NSNN không được cải thiện, rất có thể đây sẽ là nguyên nhân chính gây nên tình trạng mất cân bằng của nợ công tại Việt Nam

-Tỷ giá: theo mô hình, tỷ giá không có mức độ ảnh hưởng lớn đến tính bền vững của nợ công Trong giai đoạn 2000 - 2018, tỷ giá VND/USD liên tục tăng, trung bình tăng 2,81%/ năm, đặc biệt giai đoạn 2009 - 2011 tăng gần 10% Phân tích cơ cấu đồng tiền vay trong danh mục nợ công hiện hành của Việt Nam trong thời gian qua cho thấy đã phát sinh rủi ro do các biến động tỷ giá hối đoái các đồng tiền vay bằng ngoại tệ trong danh mục nợ công, việc điều chỉnh tỷ giá đồng Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước trong các năm qua (nhất là các năm 2009 - 2011) đã làm tăng giá trị danh nghĩa các khoản nợ công bằng ngoại tệ quy theo đồng nội tệ Tuy nhiên, do giai đoạn 2014 – 2018, Chính phủ đã cắt giảm đi nhiều khoản vay nợ nước ngoài để tập trung vay nợ trong nước nên mức độ rủi ro của tỷ giá tác động đến nợ công không cao như trước đây nữa

- Chỉ số tăng giá CPI: Theo kết quả kiểm định, CPI ảnh hưởng lớn đến nợ công tại Việt Nam trong cả ngắn hạn và dài hạn Tính cho đến năm 2018 chỉ số CPI bình quân vẫn được kiểm soát ở mức dưới 4%, dù mức lạm phát chung có tăng so với mức lạm phát cơ bản do biến động giá đến từ việc tăng giá lương thực, thực phẩm, xăng dầu, y tế và giáo dục Nhưng vì lạm phát vẫn đang ở dưới mức trần cho nên tỷ giá vẫn đang khá ổn định, chưa gây nên gánh nặng nợ công lớn cho các khoản nợ nước ngoài Tuy vậy nếu mức lạm phát vượt quá mức trần sẽ gây nên sự mất ổn định trong tỷ giá, VND cũng sẽ vì thế bị trượt giá và ảnh hưởng đến nợ công khi đồng tiền bị mất giá và Chính phủ không có khả năng chi trả mức nợ công quá lớn Đây là một thách thức lớn dành cho Chính phủ Việt Nam khi phải kiểm soát chỉ số CPI ổn định để có thể đảm bảo được tính bền vững của nợ công

- Lãi suất thực tế: Từ kết quả kiểm định mô hình cho thấy lãi suất thực tế là một yếu tố quan trọng tác động tới nợ công trong ngắn hạn Đối với Việt Nam hiện nay, phần lớn các khoản vay nước ngoài của Chính phủ chủ yếu là vay ODA với mức lãi suất ưu đãi cao và cố định Tuy nhiên, Việt Nam đã và đang chuẩn bị thuộc nhóm nước phát triển, không nằm trong nhóm các nước có thu nhập thấp nữa nên chắc chắn thời gian tới các khoản vay ưu đãi sẽ không còn được nhiều, lãi suất sẽ gia tăng, các khoản vay với điều kiện kém ưu đãi sẽ nhiều hơn Mặt khác, từ tháng 7/2017, Việt Nam tốt nghiệp nguồn vốn IDA của WB, năm 2019 tốt nghiệp nguồn vốn ADF của ADB dẫn đến nguồn vốn vay ODA trong thời gian tới sẽ dần kết thúc, nguồn vay nước ngoài sẽ tập trung vào vốn nước ngoài của Chính phủ Lãi suất vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài tăng lên (thậm chí có khoản vay IDA SUF của

WB có lãi suất lên tới 4,5%/ năm), làm tăng chi phí huy động vốn và nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ Tỷ trọng các khoản vay ưu đãi có lãi suất thả nổi trong danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ tăng nhanh làm tăng rủi ro về lãi suất

Nghĩa vụ tương lai: Một trong số những nghĩa vụ tương lai của nhà nước là số chi dành cho bảo hiểm xã hội Theo báo cáo của Tổng cục thống kê thì cho đến năm 2018, tỷ lệ người trên 60 tuổi ở Việt Nam đã chạm ngưỡng 11.95%, đang trong giai đoạn dân số già Tuổi nghỉ hưu bình quân của dân Việt Nam cho đến năm 2018 là 56 tuổi (theo Bộ Lao động thương binh-xã hội) nhưng tuổi thọ bình quân thì lại là 76.6 tuổi Có nghĩa là khoảng thời gian để hưởng lương trung bình sẽ là 20.6 năm, trong khi đó thì tiền mà một người đóng bảo hiểm xã hội trong 30 năm chỉ đủ để chi trả lương hưu cho khoảng 10 năm Số người về hưu tăng cùng việc chi trả lương hưu tăng có nghĩa là tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội trên số người thụ hưởng lương hưu ngày càng giảm Đây là áp lực lớn cho bảo hiểm xã hội Việt Nam vì số người nghỉ hưu thì ngày càng tăng, tiền chi trả thì không đủ, dễ ảnh hưởng đến ngân sách của nhà nước, ảnh hưởng đến các khoản nợ công và đe dọa tính bền vững của nợ công

Nghĩa vụ phát sinh: Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2013-2020” có thể gây áp lực lên nền kinh tế do có khoản chi phí phát sinh lớn Có thể ví dụ, đối với chương trình tái cơ cấu hệ thống

TCTD, nợ xấu chính là một trong những ưu tiên hàng đầu Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia thì cho đến cuối năm 2018, nợ xấu của các TCTD ước vào khoảng 163 nghìn tỉ đồng, tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2014-2018 đã giảm dần từ mức tỷ lệ 3.7% năm 2014 đã giảm xuống còn 2.5% năm 2017 và 2.4% cuối năm 2018 Để có thể kiểm soát và đạt được điều này thì nợ xấu đã được xử lý thông qua việc trích lập dự phòng rủi ro và bán nợ cho công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam là VAMC, việc mua nợ được thực hiện qua trái phiếu đặc biệt và nguồn vốn điều lệ đến từ NSNN Cho nên để đảm bảo hết được nợ xấu thì phải có nguồn tài chính lớn từ ngân sách Nợ xấu càng giảm thì nguồn cung cấp tài chính từ NSNN sẽ càng giảm, bớt gánh nặng cho nợ công của quốc gia

Sự phối hợp giữa CSTT và CSTK: Sự phối hợp của CSTT và CSTK khá tốt Đối với CSTK, từ năm 2015, thu chi và bội chi ngân sách đã được kiểm soát tốt, năm 2014 bội chi ngân sách đạt đỉnh 6.33% GDP, những năm sau đó giảm dần xuống và cho đến 2018 thì đã là 3.46% GDP Các loại chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ ở trong quy định đã giúp cải thiện hệ số tín nhiệm của quốc gia Đối với CSTT, NHNN đã kiểm soát cung ứng tiền nhằm mục đích hỗ trợ ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối, kiểm soát lạm phát song song với đó vẫn có thể đảm bảo mục tiêu giảm lãi suất, tăng tín dụng một cách hợp lý, hỗ trợ TCTD, xử lý tình trạng nợ xấu còn tồn tại

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC NỢ CÔNG TẠI VIỆT NAM ĐẾN 2030

Trong bối cảnh nợ công Việt Nam hiện nay tăng cao và đe dọa đến vị thế bền vững, Chính phủ cần đưa ra những chiến lược nợ công tầm nhìn đến năm 2030 một cách hiệu quả nhất và thực hiện bám sát theoQuyết định số 958/QĐ-TTg về “Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030” Đặc biệt cần chú trọng kiểm soát những nhân tố vĩ mô có thể gây nên ảnh hưởng lớn đối với an toàn nợ công cả trong ngắn hạn và dài hạn Ngoài việc kiểm soát các khoản nợ công một cách chặt chẽ để đảm bảo lượng nợ công không tăng thì cần phải quan tâm đến các yếu tố khác như chỉ số tăng giá CPI, lãi suất thực tế, tăng trưởng GDP, thâm hụt NSNN, tỷ giá

Cho đến 2030, các khoản nợ công cần được quản lý sát sao hơn, nhất là các khoản vay mới và vay đáo nợ Tính toán đúng và đủ gốc là lãi theo quy định, đảm bảo trong giới hạn cho phép Nợ công chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, xây dựng các công trình KT-XH quan trọng, thiết yếu trong quy hoạch Rà soát, thẩm định, đánh giá tác động của nợ công đến các chương trình, dự án sử dụng vốn vay của CP, vay được CP bảo lãnh và vay của CQĐP ngay từ khâu phê duyệt chủ trương đầu tư bằng nguồn vốn vay; tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, bảo đảm hiệu quả đầu tư, chất lượng công trình, theo đúng quy định của pháp luật Chủ động ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí Ngoài ra tỷ trọng vốn vay dài hạn cũng cần tăng lên trong cơ cấu nợ công để giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn Đẩy mạnh triển khai các nghiệp vụ quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công (bao gồm rủi ro về tỷ giá, lãi suất, thanh khoản, tái cấp vốn và tín dụng) Tăng tính thanh khoản và thúc dẩy phát triển thị trường TPCP Đối với chỉ số tăng giá CPI, không được để chỉ số tăng quá cao và quá nhanh như thời kỳ 1986-1995 nhưng cũng không được tăng quá thấp như thời kỳ 2014 -

2016 Cần đạt mục tiêu CPI bình quân tăng dưới 4% trong các năm tiếp theo Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy việc duy trì một mức lạm phát ổn định ở thấp hợp lý góp phần không nhỏ trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, kéo theo xu hướng cải thiện rõ ràng trong các lĩnh vực thuộc tài chính ngân hàng Đối với

Việt Nam, giai đoạn duy trì lạm phát ổn định là thời cơ thuận lợi cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô yên tâm hơn với việc ổn định kinh tế vĩ mô, giúp tăng trưởng kinh tế để đảm bảo nợ công luôn được kiểm soát tốt Để làm được điều đó, chiến lược nợ công cần thực hiện tiếp tục các giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong thủ tục đầu tư công, thủ tục giao vốn, điều chỉnh kế hoạch vốn, thủ tục đấu thầu, mua sắm, bố trí vốn đầu tư…qua đó thúc đẩy đầu tư công, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn, trong đó có vốn vay Từ đó đảm bảo được việc kiểm soát thị trường giá cả, giá cả không leo thang đột biến do thiếu hụt nguồn vốn và đảm bảo chỉ số CPI của Việt Nam ở trong ngưỡng an toàn, không gây ảnh hưởng đến nợ công Đối với lãi suất thực tế, do điều kiện vay ODA đã trở nên khó khăn hơn trước Lãi suất vay thay đổi sẽ có tác động đến chi phí trả lãi của các khoản nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia Giai đoạn 2021-2030, Chính phủ sẽ chuyển sang vay theo điều kiện thị trường vốn quốc tế là chủ yếu vậy nên càng phải kiểm soát chặt chẽ hơn các khoản vay nợ có lãi suất trả nợ cao, ít ưu đãi Vậy nên việc thực hiện hạn mức nợ nước ngoài theo phương thức tự vay tự trả của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng phải bảo đảm trong hạn mức được phê duyệt, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn Việc tăng cường quản lý nợ nước ngoài của chính phủ, nhất là các khoản vay ngắn hạn của DN, TCTD sẽ giúp đảm bảo lãi suất trả nợ không tăng quá cao dẫn đến việc khủng hoảng trả nợ nước ngoài đồng thời đảm bảo tiêu chí nợ nước ngoài ở trong giới hạn cho phép (không quá 50% GDP và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của chính phủ hàng năm trên tổng kim ngạch xuất khẩu HHDV dưới 25%) Đối với tăng trưởng GDP, tập trung sử dụng ngân sách nhà nước vào các dự án đầu tư công hiệu quả, đem lại nguồn lợi nhuận cũng như tạo công ăn việc làm cho người dân, góp phần phát triển kinh tế mạnh mẽ trong các năm tiếp theo Chỉ số tăng trưởng GDP cần đồng đều với các nước trong khu vực để đảm bảo không bị tụt hậu so với thế giới Để góp phần thúc đẩy KT – XH phát triển, Chính phủ cần rà soát thể chế, xây dựng chính sách, văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý nợ công từ khâu ra quyết định chủ trương vay, tổ chức huy động vốn vay, sử dụng vốn, thu hồi vốn vay, trả nợ và giám sát tình hình thực hiện, việc rà soát này sẽ giúp nguồn vốn nhà nước được đầu tư và thực hiện hiệu quả, đem lại lợi ích cho nhân dân Đối với thâm hụt NSNN, Chính phủ phải kiểm soát chặt chẽ hơn nữa trong việc thu chi ngân sách, minh bạch công khai các khoản sử dụng cho người dân để đảm bảo được ngân sách không bị sử dụng sai mục đích, gây nên thất thoát và khiến tình trạng thâm hụt ngày một kéo dài, ảnh hưởng đến nợ công của quốc gia Các khoản vay có bảo lãnh của CP cần theo hướng siết chặt điều kiện cấp bảo lãnh, không mở rộng diện mà chọn lọc có mục tiêu ưu tiên, tiến tới thu hẹp bảo lãnh CP và kiểm soát việc bảo đảm trả nợ đối với các khoản vay được CP bảo lãnh đối với cho vay lại theo hướng tăng dần tỷ lệ cho vay lại, giảm dần tỷ lệ cấp phát và thu hồi nợ đối với các khoản chính phủ vay về cho vay lại Điều này sẽ giúp giảm thiểu đáng kể việc thâm hụt NSNN kéo dài

MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI BỀN VỮNG NỢ CÔNG

Nghiên cứu đưa kết quả về thực trạng nợ công, tính bền vững nợ công cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến bền vững nợ công Việt Nam Mặc dù, tình hình nợ công vẫn được kiểm soát, tính bền vững nợ cũng được đảm bảo Tuy nhiên, nhiều nhân tố nguy cơ tiềm ẩn đến tính bền vững nợ công trong tương lai, có thể dẫn đến khả năng khủng hoảng nợ công:

Thứ nhất, huy động vốn vay nợ trong nước Với mục tiêu giảm tỷ trọng vay nợ nước ngoài và tăng nợ trong nước đã vô hình gây nên áp lực vô cùng lớn cho việc phát hành TPCP Do hiện nay quy mô của thị trường này vẫn còn nhỏ, mặc dù mức thanh khoản trên thị trường đã gia tăng trong vài năm trở lại đây và tỷ trọng các nhà đầu tư phi Ngân hàng đã cao hơn so với giai đoạn trước (khoảng 47.3% là các tổ chức bảo hiểm xã hội, quỹ hưu trí) nhưng rủi ro tái cấp vốn đối với nợ trong nước vẫn còn khá đáng kể Theo báo cáo của Chính phủ năm 2019, nghĩa vụ trả nợ đến hạn sẽ tập trung cao ở một số năm ví dụ 9,3% danh mục nợ Chính phủ trong nước sẽ đến hạn 2019; khoảng 32,7% sẽ đến hạn trong giai đoạn 2019-2021) khiến cho rủi ro tái cấp vốn với nợ trong nước ngày càng cao hơn Đây chính là nguy cơ tiềm ẩn cho rủi ro tính thanh khoản của NSNN Điều này tiềm ẩn nguy cơ rủi ro thanh khoản cho ngân sách nhà nước Ngoài ra thì việc tăng lượng phát hành TPCP cũng gia tăng áp lực phải tăng mặt bằng lãi suất huy động, dẫn đến gánh nặng trả lãi của Chính phủ cũng tăng theo, nợ công sẽ dễ rơi vào khủng hoảng

Thứ hai, huy động vốn vay nợ nước ngoài Dù Chính phủ đã giảm tỷ trọng vay nợ nước ngoài xuống thấp hơn nợ trong nước nhưng nợ nước ngoài/GDP vẫn ở mức cao và gần sát trần 50% cho thấy tổng nợ nước ngoài vẫn đang ở mức cao Nhất là khi cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay ODA với những ưu đãi tốt từ các nhà tài trợ song phương và đa phương sẽ giảm xuống trong tương lai sẽ khiến áp lực gánh nặng lãi suất của các nguồn vay thương mại và phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế tăng mạnh Chính phủ phải gánh nợ trả lãi nhiều hơn sẽ dẫn đến sự bất ổn của nợ công

Thứ ba, gánh nặng nợ đến từ các loại chi phí nhà nước dùng để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng Trong những năm gần đây, nhà nước đã phê duyệt đề án để tái cơ cấu nền kinh tế để gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-

2020 Theo đó đã tăng vốn ở các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước chi phối, NSNN đã giữ lại khoản lợi nhuận để tăng vốn Hay việc các ngân hàng gia tăng mở rộng và cần thêm nhiều vốn có thể khiến cho gánh nặng nợ công tăng lên thêm 2.5% GDP nữa (theo IMF)

Thứ tư, mức độ thâm hụt ngân sách có khả năng tăng trở lại Theo hình 2.5, lượng thâm hụt ngân sách và tỷ lệ thâm hụt ngân sách/GDP có xu hướng giảm từ năm 2014 cho đến 2017, nhưng đến năm 2018 lại xu hướng tăng trở lại Năm 2019,

2020 được dự báo khả năng tăng mức độ thâm hụt ngân sách là khá cao Việc thâm hụt này cộng thêm áp lực phải huy động thêm vốn cho mục tiêu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn đã khiến Chính phủ bắt buộc phải gia tăng tổng nợ công để có thể chi trả được cho các dự án đầu tư phát triển Mặc dù nguồn thu NSNN ổn định và có dấu hiệu tăng nhưng nếu không có chính sách để thu chi hiệu quả thì bội chi ngân sách sẽ còn kéo dài Kèm thêm việc nợ công tăng cao cũng sẽ khiến áp lực chi trả nợ của Chính phủ thêm nặng nề, tình hình nợ công sẽ rất dễ rơi vào khủng hoảng

Thứ năm, việc quản lý, phân bổ, huy động và sử dụng nguồn vốn vay nợ của

Chính phủ vẫn chưa thực sự hiệu quả, chưa thực hiện đúng với hạn mức nợ công Rất nhiều dự án đầu tư của cả doanh nghiệp và nhà nước sử dụng nguồn vốn kém hiệu quả, chậm tiến độ hoặc không trả được nợ, ngày càng có nhiều dự án đầu tư phải tái cơ cấu hành chính hoặc chuyển sang cơ chế đầu tư vốn ví dụ như các dư án tàu điện trên cao, đường bộ cao tốc, xi măng… Điều này làm gia tăng nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ, ảnh hưởng đến tình hình nợ công của quốc gia

Như vậy, còn nhiều những kịch bản cũng như những yếu tố và khả năng xảy ra trong tương lai khiến nợ công Việt Nam rơi vào khủng hoảng Nhưng dựa vào các chỉ số được công bố hiện tại thì nếu có các chính sách và chế độ điều hành tốt thì tác giả tin rằng trong vòng vài năm tới, nợ công của quốc gia vẫn sẽ được coi là bền vững và khó có thể mất an toàn.

KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Thứ nhất, khái niệm về nợ công cần được cập nhật để đi theo xu hướng phát triển của kinh tế thế giới, nợ công và NSNN cần được hạch toán theo chuẩn mực quốc tế Đối với nợ khu vực DNNN cũng cần được phân tích và báo cáo đầy đủ Bởi vì nợ từ DNNN có thể tiềm ẩn những rủi ro tiềm tàng trở thành chướng ngại của an toàn nợ công Điều này cũng sẽ giúp các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý nợ công có thể phân tích một cách chính xác và cụ thể hơn về tình hình nợ công của đất nước, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách rõ ràng nhằm đảo bảo được tính bền vững của nợ

Thứ hai, điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ nhuần nhuyễn và hiệu quả để kiểm soát lạm phát ở mức vừa phải, các hoạt động kinh tế sẽ ổn định lành mạnh và có thể dự báo trước, giữ chỉ số CPI trong giới hạn cho phép, đem lại lợi ích cho sự phát triển ổn định lành mạnh của nền kinh tế Khi lạm phát được giữ ổn định, đồng nội tệ sẽ không bị mất giá, gây ảnh hưởng đến tiến độ chi trả các khoản vay nợ nước ngoài của Chính phủ, làm mất đi tính bền vững của nợ công

Thứ ba, thu chi NSNN nhà nước theo đúng dự toán đề ra đầu năm để có thể thu hẹp được mức độ thâm hụt ngân sách, tăng thu được phần nào thì dùng để giảm bội chi Cũng cần phải giảm đi lượng vay nợ chứ không để xảy ra tình trạng vay thêm nợ mới cộng với tăng chi tiêu ngoài dự toán và giữ nguyên mức bội chi Nếu có thể tuần thủ được nguyên tắc thì thì việc thâm hụt NSNN kéo dài trong vài năm trở lại đây sẽ không còn, góp phần làm giảm áp lực việc gia tăng nợ công trong tương lai, ảnh hưởng đến bền vững nợ Chính phủ cũng cần phải tiếp tục cải thiện trong nguồn thu của ngân sách nhà nước, tìm những giải pháp để chống thất thu cho

NSNN, thuế bị nợ đọng hay các hành vi liên quan đến gian lận thương mại, trốn thuế và buôn lậu Cải thiện được các vấn đề trên sẽ giúp ngân sách không bị thất thoát quá nhiều, đảm bảo việc trả nợ luôn đúng hạn và đầy đủ

Thứ tư, công tác lập dự toán ngân sách cần phải đầu tư hơn nữa Theo đó thì để hình thành nên các con số để lập được dự toán ngân sách phải được xác định và trình bày có căn cứ chính xác hơn chứ không phải ước đoán khái quát như hiện nay Việc thực thi ngân sách cũng sẽ không đạt được hiệu quả tốt nếu như dự toán được lập sơ sài, dẫn đến việc mất kỷ cương tài khóa Việt giám sát quyết toán ngân sách cũng sẽ có thêm nhiều lỗ hổng và khó kiểm soát hơn

Thứ năm, cần phải có những dự án đầu tư công hiệu quả nhằmbảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội Việc này nhằm mục đích đảm bảo cuộc sống của người dân được an toàn và được nhận đúng quyền lợi của mình, giúp người dân gia tăng thu nhập, cuộc sống đầy đủ Khi đó GDP cũng sẽ tăng cao và giúp Chính phủ giải bài toán khó về việc trả nợ công Chính phủ cần phải thúc đẩy những đề án liên quan đến tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, xử lý nợ xấu, phát triển thị trường, tăng sức mua, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa Tất cả điều này góp phẩn đảm bảo tính bền vững nợ công trong tương lai

Thứ sáu, công cụ quản lý dành cho nợ công cần được hoàn thiện hơn Các chương trình quản lý nợ trung hạn trong 5 năm cần được xây dựng và thực thi gắn kết với kế hoạch dành cho phát triển kinh tế - xã hội, các kế hoạch tài chính và đầu tư công trung hạn 5 năm của đất nước Ngoài ra thì cũng cần tích cực phổ biến, tuyên truyền, tập huấn về các nghiệp vụ quản lý nợ công tới các đối tượng liên quan nhằm đảm bảo thực hiện đúng, đồng bộ và hiệu quả các quy định của pháp luật về quản lý nợ công

Thứ bảy, đảm bảo đạt kế hoạch đề ra về việc phát hành trái phiếu Chính phủ trong những năm tới Tập trung vào phát hành các loại trái phiếu có kỳ hạn dài và tăng mức kỳ hạn bình quân hằng năm lên, làm giảm áp lực trả nợ của Chính phủ trong thời hạn ngắn với lãi suất cao Điều này sẽ khiến việc chi trả nợ công trong ngắn hạn là rất ít mà chủ yếu sẽ là các khoản nợ dài hạn với lãi suất thấp

Thứ tám, điều hành thị trường tài chính –tiền tệ phù hợp để kiểm soát lãi suất thị trường, xây dựng đường cong lãi suất chuẩn đối với trái phiếu Chính phủ đảm bảo ổn định thị trường lãi suất, điều này góp phần giảm gánh nặng nợ đối với khoản vay nợ trong nước, ổn định cấu trúc nợ bền vững.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

Thứ nhất, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, vạch ra chiến lược cụ thể và luôn nỗ lực để mức tăng trưởng kinh tế bình quân trong các năm tiếp theo ở trên mức 6.5%, giữ cho lạm phát ổn định dưới mức 5% và lãi suất không vượt quá mức 7% Đồng thời mức thâm hụt ngân sách được duy trì đi theo lộ trình trong Chiến lược quản lý nợ công sẽ giúp cho nợ công của Việt Nam được giữ ở mức ổn định và an toàn

Thứ hai, ổn định giá trị đồng tiên, đảm bảo tỷ giá nội tệ VND không bị trượt giá so với các tiền tệ khác như USD, EURO hay JPY Điều này sẽ giúp cho Chính phủ không bị áp lực nặng nề về việc trả các khoản nợ nước ngoài trong cả ngắn hạn và dài hạn Góp phần giữ cho tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP của Việt Nam không vượt khỏi ngưỡng an toàn được Quốc hội cho phép, từ đó đảm bảo được tính bền vững của nợ

Thứ ba, cần phải ứng dụng công nghệ thông tin trong (CNTT) trong quản lý nợ công Trong bối cảnh công nghệ 4.0, đòi hỏi hiện đại hóa và công khai các thông tin và quản lý nợ công cũng như tình hình nợ công của quốc gia Qua đó, giúp các cơ quan quản lý thực hiệnquản lý nguồn vốn vay nước ngoài, bảo đảm thường xuyên cập nhật việc đàm phán, ký kết, huy động vốn vay, tình hình giải ngân và trả nợ công một cách nhanh nhất để các cơ quan liên quan có thể nắm rõ, bỏ qua các thủ tục hành chính rườm rà và mất thời gian như trước đây

Ngày đăng: 08/11/2024, 13:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w